1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh tạo hứng thú học tập môn toán thông qua việc tổ chức game show

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tạo Hứng Thú Học Tập Môn Toán Thông Qua Việc Tổ Chức Game Show
Tác giả Vũ Thị Hương
Trường học Trường THPT Lê Hồng Phong
Chuyên ngành Toán
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2023 - 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 5,07 MB

Nội dung

Tôi hi vọng có thể chia sẻ cho đồng nghiệp một cách tổ chức hoạt động giảng dạy hiệu quả, để cùng nhau nghiên cứu đổi mới đưa vào thực tiễn giảng dạy, tạo hứng thú học tập cho học sinh v

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TOÁN

THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC GAME SHOW”

Tác giả sáng kiến: Vũ Thị Hương Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Hồng Phong

Bộ môn: Toán

Trang 2

MỤC LỤC

ST

T NỘI DUNG

TRAN G

1 Lí do chọn vấn đề nghiên cứu 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Đối tượng nghiên cứu 1

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 1

5 Phương pháp nghiên cứu 1

2 Cách thức tổ chức Game Show trong hoạt động giảng dạy môn Toán 2

2.1 Cách thức tổ chức Game Show trong tiết dạy lý thuyết 3

2.2 Cách thức tổ chức Game Show trong tiết dạy luyện tập 7

2.3 Cách thức tổ chức Game Show trong tiết ôn tập chương 11

3 Thực nghiệm sư phạm và đánh giá hiệu quả 13

Trang 3

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn vấn đề nghiên cứu

Sau nhiều năm công tác giảng dạy bộ môn Toán Trung học phổ thông, kết hợp với công tác chủ nhiệm và quản lý học sinh tại trường, tôi đã dành nhiều thời gian lắng nghe chia sẻ của các bạn học sinh ở nhiều khối lớp với nhiều trình

độ khác nhau Tôi nhận thấy còn khá nhiều học sinh sợ học môn Toán, gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, thiếu hứng thú trong quá trình học tập tại lớp

và cả ở nhà Thứ nhất, môn học có nội dung học tập khá nặng, đòi hỏi nhiều kỹ năng, thời lượng tiết học nhiều Thứ hai là áp lực thi cử lớn và nhiều bài học nặng về lý thuyết gây khó khăn trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh

Khi dạy học môn Toán thầy cô thường chọn phương pháp giảng dạy truyền thống theo kiểu truyền đạt kiến thức một chiều: giới thiệu kiến thức, học sinh ghi chép và tiếp thu một cách thụ động Với cách giảng dạy như vậy, các tiết học Toán thường trở nên căng thẳng, hàn lâm và nhàm chán, cũng có một số tiết dạy của các thầy cô tạo nên sự hào hứng cho học sinh ở phần đặt vấn đề nhưng sau đó bị hụt hẫng với nội dung tiếp theo của bài học Những bài dạy như vậy diễn ra một cách thường xuyên, thời lượng tiết Toán nhiều dễ dẫn đến học sinh bị nhàm chán, chưa tạo được hứng thú cho cả người học và người dạy

Với mong muốn giúp học sinh có hứng thú hơn với việc học tập môn

Toán, tôi lựa chọn viết sáng kiến kinh nghiệm “Tạo hứng thú học tập môn

Toán thông qua việc tổ chức Game Show”.

2 Mục đích nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tôi sẽ trình bày một trong những giải pháp tạo hứng thú học tập thông qua việc tổ chức Game Show trong tiết học môn Toán Tôi hi vọng có thể chia sẻ cho đồng nghiệp một cách tổ chức hoạt động giảng dạy hiệu quả, để cùng nhau nghiên cứu đổi mới đưa vào thực tiễn giảng dạy, tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập của môn Toán

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng khảo sát và thực nghiệm là học sinh lớp 11B5 trường THPT Lê Hồng Phong

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

(1) Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phương pháp giảng dạy môn Toán (2) Nghiên cứu thực trạng dạy học môn Toán

(3) Phân loại và đưa ra cách thức tổ chức Game Show trong giảng dạy môn

Trang 4

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Thực trạng vấn đề

Trong quá trình giảng dạy của bản thân đồng thời thông qua dự giờ đồng nghiệp và lắng nghe chia sẻ của học sinh tôi nhận thấy một số vấn đề sau:

- Các tiết học Toán thường căng thẳng, nặng kiến thức, lại ảnh hưởng từ kiến thức nền tảng trong việc tiếp thu kiến thức mới Do đó, những học sinh có năng lực tiếp thu yếu hoặc mất gốc sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có những

cú hích hay đột phá về phương pháp thì rất khó kéo học sinh vào các hoạt động học tập

- Môn Toán là môn có lượng tiết khá nhiều, giáo viên phải soạn nhiều giáo án, trong khi các giáo án đổi mới phương pháp, đổi mới hình thức giảng dạy chưa được chia sẻ nhiều nên giáo viên ngại đổi mới, ngại tổ chức hoạt động

do mất nhiều thời gian và công sức chuẩn bị giáo án, phương tiện dạy học

- Trong nhiều tiết học, giáo viên đã có những cách thức khác nhau để tạo hứng thú học tập cho học sinh, chẳng hạn như tạo trò chơi nhỏ, phần thưởng, hay đặt vấn đề vào bài xuất phát từ nhiều bài Toán thực tế thú vị Tuy nhiên các tiết học thường khó giữ được sự hào hứng của học sinh trong cả tiết dạy

- Trong một số tiết dạy giáo viên tổ chức hoạt động trò chơi tạo hứng thú cho học sinh đôi khi hay mất thời gian trong việc đánh giá kết quả thắng thua mà mục tiêu kiến thức không đạt được, chưa kể đến một số tiết dạy thiếu thời gian

để hoàn thành bài giảng

2 Cách thức tổ chức Game Show trong hoạt động giảng dạy môn Toán

Game Show được tổ chức trong một tiết dạy, việc tổ chức Game Show được chia làm bốn bước:

Bước 1: Lựa chọn Game

Tùy vào nội dung bài học, giáo viên nghiên cứu xem nên chọn game nào cho phù hợp

Bước 2: Phân chia đội chơi

Tùy vào số lượng học sinh, không gian lớp học, nhiệm vụ học tập giáo viên quyết định xem chia thành bao nhiêu đội

Bước 3: Thiết kế hoạt động của từng phần chơi

Thông thường một Game Show sẽ được chia thành ba phần: khởi động, tăng tốc, về đích

Bước 4: Đánh giá tính hiệu quả của việc tổ chức Game Show

Sau khi thiết kế, giáo viên cần đánh giá xem việc tổ chức Game Show có phù hợp, hiệu quả hay không? Từ đó đưa ra điều chỉnh phù hợp để việc tổ chức được hiệu quả

Trang 5

Việc chia thành viên vào các đội cũng là một vấn đề quan trọng để đảm bảo tính gay cấn của cuộc thi, tính phù hợp và các yếu tố may mắn, giáo viên cần tính toán một cách thận trọng Có thể phân đội theo năng lực để có sự cân bằng giữa các đội hoặc bốc thăm, hoặc theo sơ đồ chỗ ngồi tránh việc sắp xếp bàn ghế, công tác tổ chức tốn nhiều thời gian Một phần quan trọng không nhỏ

đó là phần thưởng cho đội chiến thắng, giáo viên có thể thưởng điểm cho các thành viên của đội chiến thắng, hay một phần quà vật chất nho nhỏ để động viên tinh thần, không quên việc chụp ảnh lưu lại chiến thắng của đội chơi và chia sẻ đến giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh của lớp

Việc tổ chức hoạt động giảng dạy thông qua việc tổ chức Game Show giáo viên cần chuẩn bị phương tiện dạy học khá nhiều, ngoài những phương tiện thông thường thì cần thêm nhiều đồ dùng dạy học khác như phiếu bài tập cá nhân, nhóm, giấy A0, A1 tùy theo nhiệm vụ học tập, giao nhiệm vụ nghiên cứu, hướng dẫn học sinh nghiên cứu, trình bày sản phẩm, đặc biệt là thang chấm phải thật rõ ràng để học sinh tự đánh giá được

2.1 Thiết kế Game Show trong tiết dạy lý thuyết

2.1.1 Phần khởi động

Phần thi khởi động làm “nóng” không khí lớp học, chuyển trạng thái nghỉ ngơi sang làm việc Tùy theo nội dung tiết dạy mà lựa chọn hình thức hoạt động cho phần chơi này như: thực hiện nhiệm vụ nhóm, báo cáo kết quả nghiên cứu ở nhà hay hoàn thành phiếu bài tập cá nhân để kiểm tra bài cũ, …

Dù tổ chức hoạt động theo cách thức như thế nào thì phần thi khởi động phải tạo được cho học sinh hứng thú, từ đó nảy sinh nhu cầu tiếp thu, chinh phục kiến thức mới và giúp giáo viên vào bài mới được tự nhiên Chẳng hạn như trong bài cấp số nhân:

Trang 6

Ở phần thi khởi động là nội dung hoạt động theo nhóm, giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm quy luật của dãy và tìm số hạng bất kỳ của dãy số, phiếu học tập gồm bốn câu hỏi tương ứng với số điểm tối đa 40 điểm Các dãy

số đưa ra để học sinh pháthiện được là dãy số có tính chất đặc biệt, được gọi là cấp số nhân từ đó và nhiệm vụ học tập của tiết học là chinh phục cấp số nhân

2.1.2 Phần tăng tốc

Đây là phần quan trọng của tiết dạy lí thuyết, là thời gian để học sinh chinh phục kiến thức mới Giáo viên xen lẫn việc dạy nội dung kiến thức mới với kiểm tra đánh giá, đồng thời chốt lại nội dung chính của bài học Phần đánh giá học sinh thường được tổ chức sau khi học sinh tiếp cận kiến thức mới Từ đó giáo viên cho học sinh cả lớp tự đánh giá điểm của các nhóm theo các tiêu chí của phần chơi

Trang 7

Trong bài Cấp số nhân, phần thi tăng tốc là phần quan trọng nhất, giáo

viên bắt đầu bằng cách gợi mở để học sinh tìm ra số hạng tổng quát, tính chất ba

số hạng liên tiếp của cấp số nhân Phần thi tăng tốc được thiết kế dưới dạng phiếu học tập cá nhân, mỗi cá nhân trong đội chơi được nhận một phiếu bài tập, học sinh hoàn thành phiếu bài tập của mình sau đó đội trưởng sẽ thu lại và giao phiếu cho đội khác chấm chéo Đội chơi nào có điểm trung bình cao sẽ nhận được 100 điểm, tiếp đến 90, 80,… với các đội có kết quả kế tiếp

Để việc tự đánh giá của học sinh được chính xác, hiệu quả giáo viên phải làm đáp án với thang điểm chi tiết

Trang 8

Đây là phần hoạt động cá nhân, mỗi học sinh trực tiếp đóng góp vai trò quan trọng trong kết quả của đội mình Việc chấm chéo giúp học sinh tự đánh giá được bài làm của mình, tự chấm điểm của mình và của đội bạn, từ đó học sinh hiểu chắc hơn kiến thức, nhớ và rút được nhiều kinh nghiệm

2.1.3 Phần về đích

Để bắt đầu phần thi này, giáo viên giới thiệu bài toán kinh điển về số thóc nhà vua thưởng cho nhà thông thái đã phát minh ra trò chơi cờ vua Từ đó học sinh hình thành mong muốn tính tổng của n số hạng đầu của cấp số nhân Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra công thức nhấn mạnh để học sinh hiểu và vận dụng được công thức này khi xử lý các bài toán Sau đó cả lớp sẽ vào phần chơi

“Về đích”, đây là phần chơi cuối cùng của Game Show, nó đòi hỏi người học

phải vận dụng được kiến thức đã học để xử lý bài toán thực tế 8 Giáo viên chiếu một đoạn video mô phỏng cuộc họp tại một bệnh viện khi số lượng bệnh nhân nhiễm bệnh đang tăng theo cấp số nhân, sau khi lắng nghe báo cáo từ đồng nghiệp, Giám đốc Bệnh viện, giả sử số lượng bệnh nhân nhập viện tiếp tục tăng

Trang 9

luật của những ngày đã qua thì số thuốc còn lại bệnh viện có thể đủ dùng cho bao nhiêu ngày nữa?

Bài toán này các đội chơi sẽ phải thảo luận, nhận ra tình huống thực tế này có thể áp dụng các kiến thức cấp số nhân để xử lý Giáo viên cho đại diện các nhóm trình bày lời giải, giáo viên phân tích và đưa ra đáp án để học sinh các nhóm tự đánh giá

Kết thúc phần thi giáo viên cho các nhóm tổng kết điểm, tổng kết bài học, nhận xét tiết học và khen thưởng cho các đội chơi

2.2 Tổ chức Game Show trong tiết luyện tập

2.2.1 Phần khởi động

Trong tiết luyện tập, giáo viên cũng chia nhóm và tổ chức học sinh tham gia Game

Show tương tự như tiết lý thuyết, tuy nhiên về nội dung có chút thay đổi Phần này giáo viên nên phát phiếu bài tập cá nhân cho tất cả học sinh hoàn thành trong khoảng thời gian đã được báo trước Học sinh hoàn thành phiếu học tập

theo cá nhân, đội trưởng sẽ thu bài của nhóm Ví dụ với tiết “Luyện tập thể tích

Trang 11

2.2.2 Phần tăng tốc

Đây là nội dung chính của tiết học, thời lượng phần này chiếm khoảng 20 phút, vừa để củng cố kiến thức, phân dạng bài tập, rèn kĩ năng Giáo viên có thể

lựa chọn phần chơi“Bức tranh bí ẩn”.

Trang 13

Số lượng câu hỏi tùy thuộc vào nội dung, thời gian, năng lực của học sinh, đặc biệt là số dạng bài cần luyện tập trong tiết học Để tăng sự hấp dẫn thì bức tranh bí ẩn thường được thiết kế theo chủ đề, có thể nhà bác học gắn với kiến thức đang được củng cố Có phần thưởng cho đội mở được bức tranh, trong trường hợp có đội mở được bức tranh thì các đội khác vẫn có cơ hội ghi thêm điểm nếu trả lời đúng các câu hỏi còn lại Việc này giúp tiết học đạt được mục tiêu kiến thức tránh mải mê tìm chủ nhân cho giải thưởng quên việc hoàn thành mục tiêu bài giảng Việc khống chế thời gian làm, thời gian trình bày bài của nhóm giúp cho giáo viên đánh giá đúng năng lực học sinh và thời gian tiết dạy không bị mất kiểm soát Giáo viên nên đưa ra trước việc chọn học sinh trình bày

sẽ là rút thăm ngẫu nhiên, và học sinh được chọn trình bày được bài làm nhóm mình sẽ được cộng điểm và ngược lại bị trừ điểm, điều này giúp tất cả học sinh

để có tinh thần tiếp thu, tránh việc phụ thuộc vào một thành viên xuất sắc, quan trọng hơn qua việc thi đấu thì các thành viên hiểu bài sẽ giảng cho chính thành viên yếu hơn để tránh việc làm mất điểm của nhóm Sau mỗi phần chữa câu hỏi theo dạng, giáo viên phải là trọng tài phân thua đúng sai, thang điểm rõ ràng để học sinh tự đánh giá Đặc biệt phải chốt kiến thức sau mỗi phần để học sinh khắc sâu kiến thức

2.2.3 Về đích

Đây là phần các đội chơi phát huy được tính sáng tạo, khả năng tư duy, vận dụng thực tế, phần chơi có tính cạnh tranh cao Giáo viên có thể đưa ra một bài toán thực tế, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài toán thực tế này Rõ ràng để thực hiện nhiệm vụ tương đối khó khăn này, các đội chơi phải tập trung cao (chặng cuối cùng để quyết định người chiến thắng), đây là mảnh đất màu mỡ cho học sinh có tố chất phát huy năng lực Toán học, đồng thời thể hiện được cá tính, sự quyết đoán và khả năng lãnh đạo Trong phần thi này, giáo viên cung cấp hình vẽ bể bơi, yêu cầu học sinh giải bài toán là nếu chi phí nước là 7000 đồng/ khối thì việc thay toàn bộ nước trong bể hết chi phí bao nhiêu?

Trang 14

được việc giữ vệ sinh khi tham gia bơi trong bể cũng như ý thức tiết kiệm nước sạch bảo vệ môi trường Phần này giáo viên cần có điểm thưởng cho cách tính của đội chơi có cách tính sáng tạo để động viên khích lệ học sinh Kết thúc phần chơi giáo viên cần có sơ đồ tư duy để học sinh tổng kết bài, đánh giá quá trình học và có phần thưởng tổng kết cuộc thi

2.3 Tổ chức Game Show trong các tiết ôn tập chương hay ôn tập học kì

Tiết dạy này có nhiệm vụ giúp học sinh tổng hợp kiến thức, củng cố kiến thức, tự đánh giá năng lực bản thân Trong tiết dạy đó, giáo viên có thể tổ chức

học tập thông qua hoạt động Game Show như “Rung chuông vàng” hay một

cuộc thi mà học sinh có thể chủ động đề xuất tên

Để tổ chức một Game Show “Rung chuông vàng” giáo viên cần chuẩn bị

câu hỏi phù hợp với năng lực học sinh, thời gian cuộc thi, có đáp án rõ ràng Đặc biệt cần chuẩn bị phương tiện đồ dùng như bảng đen, phấn, khăn lau bảng Trong trường hợp học sinh trả lời sai bị loại, giáo viên cần phải đưa ra giải pháp

để học sinh vẫn tập trung và có cơ hội quay trở lại sàn đấu Cần có phương án trong nhiều tình huống chẳng hạn nhóm học sinh còn lại trên sàn đấu cùng trả

Chẳng hạn như trong tiết học ôn tập chương VII lớp 11, giáo viên thiết kế

một Game Show cái tên “11B5 Math Talent”.

Game Show này được thiết kế với gói câu hỏi được tăng dần theo độ khó

và được chia làm hai phần Phần 1 là phần chơi chung, tất cả học sinh sẽ hoàn

thành phần chơi với 10 câu hỏi với mức độ nhận biết, học sinh trả lời câu hỏi bằng cách giơ bảng, mỗi câu trả lời đúng học sinh được 1 điểm Ở phần chơi thứ hai, khoảng 10 học sinh có thành tích tốt nhất sẽ bước vào phần chơi đối đầu với

thể lệ loại trực tiếp để tìm ra chủ nhân của Game Show “Math Talent” với câu

hỏi thông hiểu và vận dụng Để cuộc thi được tổ chức một cách công bằng, giáo viên cần có đội ngũ trọng tài chính là học sinh, các học sinh của bàn này sẽ giám sát và thống kê điểm của học sinh bàn bên cạnh Học sinh được vào vòng loại trực tiếp sẽ di chuyển lên phía trên Giáo viên phải tính toán các trường hợp như học sinh bị loại cùng một lúc thì sẽ có câu hỏi phụ, tính toán thời gian hợp lý cho mỗi phần chơi Ở phần chơi trên, giáo viên dành thời gian 15 giây cho mỗi

Trang 15

câu hỏi phần một và 1 phút cho câu hỏi phần hai Trong trường hợp học sinh là khán giả vẫn được tham gia, đưa ra lời giải cho cuộc thi

Kết thúc phần chơi, giáo viên tổng kết nội dung tiết học qua sơ đồ tư duy, nhận xét và trao thưởng cho người chiến thắng

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w