1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm thuyết trình tạo hứng thú học tập cho học sinh qua bài 21 nhóm halogen mục i và iii hoá 10 kntt

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 4,92 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩn

Trang 1

MỤC LỤC

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4

2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để

giải quyết vấn đề

4

2.3.

1

2.3.

2

2.3.

3

Xây dựng bài tập tự luận nhằm củng cố kiến thức cho học sinh 11

2.3.

4

Xây dựng bài tập trắc nghiệm đánh giá học sinh 14

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

16

2.4.

1

2.4.

2

2.4.

3

2.4.

4

Trang 2

I MỞ ĐẦU

1 1 Lý do chọn đề tài

Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định

hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với

mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị

văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học

Theo Chương trình GDPT 2018, học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức để phát triển năng lực, phẩm chất (qua hoạt động học và vận dụng kiến thức) Giáo viên thực hiện PPDH tích cực: tích cực hóa hoạt động học tập; chú trọng tổ chức hoạt động học nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh; thực hiện phương châm “Học qua làm”

Nội dung SGK đóng vai trò là "học liệu" (không phải là nguồn kiến thức duy nhất) để tổ chức hoạt động dạy học; dạy học theo nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình; mỗi môn học có nhiều SGK Một chương trình, nhiều SGK là giải pháp quan trọng để thay đổi mục tiêu dạy học từ "truyền thụ kiến thức" sang dạy học "phát triển năng lực"

Bên cạnh đó, bộ môn Hóa học là một môn học đặc thù bởi tính nghệ thuật và tính khoa học của nó Ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản như các môn học khác, môn hóa học còn đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh, góp phần vào việc giáo dục học sinh, giúp học sinh hiểu và giải thích các hiện tượng trong cuộc sống, rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, nhận xét, đức tính kiên trì cẩn thận, sự tập chung, sự tỉ mỉ, chính xác…Vì vậy việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng các kĩ thuật dạy học là vô cùng cần thiết Để làm được yêu cầu trên, từ khi cải cách giáo dục, thay sách giáo khoa,… chúng ta đã đổi mới nội dung giáo dục THPT: Giảm tải, tăng tính thực tiễn và tính thực hành, đảm bảo tính vừa sức, tính khả thi…Nhìn chung các giờ học giáo viên đã chuyển tải kiến thức, học sinh tiếp nhận bài học khá sinh động Ngoài học theo nội dung, yêu cầu của Chương trình GDPT, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện mở rộng kiến thức, tham gia các hoạt động để vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Trong đó, năng lực hoạt động tập thể được xem là năng lực quan trọng quyết định thành công trong xã hội hiện nay Vì vậy, đào tạo phát triển năng lực hợp tác trở thành xu thế trong giáo dục hiện đại, và việc dạy học theo nhóm chính là

Trang 3

sự phản ánh thực tiễn xu thế đó Dạy học nhóm nếu được tổ chức một cách bài bản sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm của mỗi cá nhân; phát triển năng lực hợp tác làm việc và năng lực giao tiếp của từng học sinh Phương pháp dạy học theo nhóm còn có các cách gọi khác như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ Tại đây học sinh được chia thành từng nhóm nhỏ và chịu trách nhiệm về một mục tiêu chung nào đó, phân công nhiệm

vụ từng người để hoàn thành mục tiêu chung

Bên cạnh năng lực hoạt động tập thể thì kỹ năng thuyết trình có vai trò quan trọng trong học tập cũng như cuộc sống Rèn luyện kỹ năng thuyết trình

sẽ giúp học sinh rèn được cho mình phong cách, lời nói, cử chỉ khi đứng

trước đám đông Việc chuẩn bị bài thuyết trình kỹ lưỡng sẽ giúp học sinh giảm đi 70% cảm giác run sợ khi đứng trước đám đông Học sinh tự dành thời gian vào bài diễn thuyết của mình, tập luyện thường xuyên để có thể nâng cao khả năng thuyết trình của mình tốt hơn Qua đó học sinh nhớ và nắm kiếm thức được vững hơn

Tuy nhiên, việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong môn hóa học không phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố khách quan như cơ sở vật chất thiết bị dạy học, trình độ học sinh…Vì vậy, với giáo viên dạy môn hóa học ở nhiều trường thì các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vẫn là vấn đề khá mới, việc vận dụng vào thực tiễn chưa thường xuyên, nhiều nơi còn mang tiếng hình thức…Riêng với trường THPT Hậu Lộc I, mặc dù cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn nhưng đội ngũ giáo viên nhà trường rất tích cực ứng dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy, đặc biệt là bộ môn hóa học

Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn thực hiện chuyên đề “Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm, thuyết trình tạo hứng thú học tập cho học sinh qua bài 21 “ Nhóm Halogen-mục I và III” Hoá 10-KNTT với hi vọng cùng chia sẻ kinh

nghiệm, hiểu biết về các phương pháp dạy học với đồng nghiệp, đồng thời để vận dụng vào thực tiễn dạy học nâng cao chất lượng môn hóa học

1 2 Mục đích nghiên cứu

- Giúp học sinh rèn kỹ năng hoạt động nhóm trong môn hóa học, các môn học khác và các hoạt động đoàn, hoạt động của tập thể

- Giúp học sinh tự tin hơn khi đứng trước đám đông

- Từ các phương pháp dạy học tích cực, học sinh nắm bắt bài chắc hơn và đam

mê với môn học hơn

- Rèn cho học sinh kĩ năng làm việc nhóm theo nhiều cách, kĩ năng tư duy, kĩ năng lập kế hoạch

- Tạo không khí sôi nổi hứng thú, tích cực trong giờ học đồng thời tạo điều kiện cho học sinh gần gũi, hiểu nhau và đoàn kết với nhau

1 3 Đối tượng nghiên cứu

Trang 4

Đối tượng nghiên cứu ở đây là hướng tiếp cận bài dạy theo hướng tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh, rèn kỹ năng thuyết trình nội dung của nhóm

Với đề tài này, tôi đã và đang đưa vào các bài dạy trong bộ môn Hoá học

để nâng cao hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng thuyết trình trước đám đông cho học sinh ở trường THPT Hậu Lộc I

Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ đề cập đến vấn đề tổ chức hướng dẫn cho học sinh lớp 10 tìm hiểu, vận dụng các kiến thức của môn Hoá học, thông qua

kỹ năng hoạt động nhóm và thuyết trình ở mục I và III của bài 21 “ Nhóm Halogen- Hoá 10-KNTT”.

Hai lớp học gồm lớp kiểm chứng là 10A4 (40 học sinh) và lớp đối chứng là 10A7 (42 học sinh)

1 4 Phương pháp nghiên cứu

Tổ chức hoạt động nhóm nghiên cứu bài học trước khi lên lớp

- Xây dựng chủ đề nhỏ cho các nhóm thảo luận, nghiên cứu trước bài học

- Các nhóm nghiên cứu bài học theo chủ đề của từng nhóm

- Mỗi học sinh nắm được nội dung bài học của nhóm mình để có thể thuyết trình nội dung đó trước lớp

Tổ chức hoạt động nghiên cứu lí thuyết

- Xây dựng các đơn vị kiến thức theo bố cục bài học

- Xây dựng sơ đồ tư duy để học sinh có thể củng cố hệ thống kiến thức toàn thể bài học Nắm vững, nắm sâu có hệ thống logic, dễ nhớ

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến.

Trong học tập và công việc, hoạt động nhóm và thuyết trình là những kỹ năng quan trọng

- Hoạt động nhóm

Trong hoạt động nhóm, lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu bết và năng động hơn Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp

* Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành:

- Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm

· Làm việc theo nhóm: - Phân công trong nhóm

- Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm

- Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm

Trang 5

· Tổng kết trước lớp:

- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả

- Thảo luận chung

- Giáo viên tổng kết

- Kỹ năng thuyết trình

Là khả năng biểu đạt, trình bày thông tin, ý tưởng một cách hiệu quả và hấpdẫn trước lớp Đây là khả năng sử dụng cả ngôn từ, giọng điệu, cử chỉ, hình ảnh, phương tiện trình bày khác để truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng, thú

vị và thuyết phục

Kỹ năng thuyết trình không chỉ đơn thuần là việc trình bày thông tin, nội dung bài học mà còn liên quan đến việc xây dựng mối kết nối với các bạn trong lớp, tạo sự tương tác, ảnh hưởng đến học sinh một cách tích cực

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Bài 21 “ Nhóm Halogen- Hoá 10-KNTT”có kiến thức lí thuyết nhiều, nhiều kiến thức vận dụng vào thực tiễn tuy nhiên học sinh hay nhầm lẫn tính chất của các nguyên tố fluorine (F); chlorine (Cl); bromine (Br); iodine (I), nhưng thực tế nếu hiểu rõ tính chất, cấu tạo của các nguyên tử halogen thì học sinh sẽ nhớ kiến thức dễ dàng hơn Do vậy, ở tiết 1 bài này để tạo hứng thú học tập, tìm tòi nghiên cứu của học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức không bị nhàm chán

tôi đã vận dụng kỹ năng hoạt động nhóm, thuyết trình vào phần tìm hiểu kiến

thức mới của bài nhằm mục đích:

- Khuyến khích học sinh tự nghiên cứu tìm tòi kiếm thức mới thông qua tài liệu sách giáo khoa, sách tham khảo, mạng internet…

- Rèn luyện kỹ năng làm vệc theo nhóm, mỗi học sinh sẽ tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của mình để hoàn thiện nội dung của cả nhóm mình theo yêu cầu của giáo viên

- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành"

- Học sinh sẽ nhớ và nắm được kiến thức lâu hơn qua bài thuyết trình của mình

- Tạo không khí sôi nổi hứng thú, tích cực trong giờ học

Do vậy để chuẩn bị bài dạy tốt tôi sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm và mỗi học sinh

2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Chuẩn bị nội dung

- Chuẩn bị giáo án

- Chuẩn bị máy chiếu

- Chuẩn bị phiếu học tập

- Chuẩn bị bài kiểm tra đánh giá năng lực học sinh sau bài học

2.3.2 Tổ chức các hoạt động dạy và học

Thiết kế giáo án:

Chương 7: Nguyên tố nhóm halogen

Trang 6

Bài 21: Nhóm halogen

I Mục tiêu dạy học:

1 Kiến thức:

- Biết được nhóm halogen nằm vị trí nào trong BTH, gồm những nguyên tố nào

- Nêu được màu sắc, trạng thái mỗi nguyên tố

- Nêu được trạng thái tự nhiên của các nguyên tố halogen

2 Kỹ năng:

- Viết tên hoá học, kí hiệu mỗi nguyên tố

- Trình bày hiểu biết về mỗi nguyên tố (tính chất vật lý, ứng dụng) qua bài thuyết trình

3 Thái độ:

- Đam mê nghiên cứu, yêu thích bộ môn Tự giác tích cực

-Yêu thích thiên nhiên, bảo vệ môi trường

- HS thấy được những lợi ích và tác hại của mỗi nguyên tố

4 Năng lực đạt được của học sinh

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác

- Năng lực thuyết trình

5 Ý nghĩa của bài học

* Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn dạy học

- Qua việc dạy học theo chủ đề giúp học sinh phát triển được tư duy, biết vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các ứng dụng hoá học trong cuộc sống

* Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn đời sống

Qua bài học thấy được

- Khái quát nhóm halogen:

+ Gồm những nguyên tố nào, vị trí trong bảng tuần hoàn

+ Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên các nguyên tố nhóm halogen

- Vai trò và tác hại mỗi nguyên tố trong cuộc sống

+ Tính chất và ứng dụng của Florine, Chlorine, Bromine, iodine

+ Tác hại việc hít lượng khí chứa halogen, gây bỏng của Bromine

+ Cách bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm

Như vậy, dạy học tự nghiên cứu theo nhóm từng chủ đề của bài học giúp học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về môi trường, giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào thực tế đời sống

II Thiết bị dạy học, học liệu:

1 Giáo viên

-Giáo án, máy chiếu

- Máy chiếu bài giảng điện tử soạn trên powerpoint

- Tranh ảnh về các ứng dụng của vật liệu polime

- Sử dụng các phiếu học tập về nhà cho HS

2 Học sinh

Trang 7

- Các nhóm sẽ chuẩn bị nội dung của nhóm mình

- Máy tính riêng của nhóm (nếu có)

- Các mảnh ghép hoạt động nhóm theo chủ đề giáo viên yêu cầu

III Tổ chức các hoạt động dạy học:

1 Ổn định tình hình lớp:

2 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh

3 Bài mới:

Vào bài

Giáo viên giới thiệu hình ảnh các hợp chất nguyên tố nhóm haloge

Muối mỏ (NaCl) Nước biển (NaCl, NaBr, NaI) Quặng Fluorite (CaF2)

Vậy nhóm halogen gồm những nguyên tố nào, trạng thái tự nhiên, trạng thái, màu sắc mỗi nguyên tố ra sao ?

Chúng ta cùng tìm hiểu qua các bài thuyết trình của các nhóm

Hoạt động 1: Khái quát về tên gọi, vị trí , trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý của các nguyên tố nhóm halogen

Giáo viên : Yêu cầu 2 học sinh bất kì của các nhóm lên thuyết trình nội dung của nhóm mình.

Nhóm 1: Thuyết trình giới thiệu các nguyên tố nhóm halogen

Vị trí nhóm halogen Tên các nguyên tố trong nhóm halogen

Trang 8

Giới thiệu đặc điểm, ứng dụng mỗi nguyên tố F, Cl và Br

Giới thiệu đặc điểm, ứng dụng nguyên tố

I và giới thiệu qua 2 nguyên tố phóng xạ At và Ts Nhóm 2: Thuyết trình tính chất các nguyên tố

Giới thiệu tính chất vật lý của các nguyên tố nhóm halogen

Trang 9

Giới thiệu tầm quan trọng và sự thăng hoa của nguyên tố iodine(I)

Hoạt động 2: Hệ thống hoá kiến thức

Pp: Hoạt động nhóm

Gv: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm (4-6 bạn) hoàn thành phiếu học tập hệ

thống lại kiến thức của các nhóm sau bài thuyết trình

Phiếu học tập Fluorine

(Z = 9)

Chlorine (Z = 17)

Bromine (Z = 35)

Iodine (Z = 53) Đơn chất

Trạng thái

Màu sắc

……

……

……

……

……

………

……

…………

Trạng thái

tự nhiên

Trong tự nhiên, các nguyên tố halogen tồn tại ở dạng đơn chất hay hợp chất ?

Cho các hình ảnh về các hợp chất của các halogen sau:

Nước biển (NaCl, NaBr, NaI) Quặng Fluorite (CaF 2 )

Khoáng cryolite Quặng Fluorapatite (Na 3 AlF 6 ) (Ca 5 F(PO 4 ) 3 )

Trang 10

………

Nhiệt độ nóng chảy (°C) Nhiệt độ sôi (°C) Dự vào sơ đồ sau và thông số bảng 21.2b Cho biết nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng dần hay giảm dần? giải thích? ………

………

………

………

Hs: Hoàn thành phiếu và trả lời

GV :Củng cố bài qua sơ đồ tư duy sau.

Nhận xét:

Trạng thái của các halogen ở điều kiện thường biến đổi từ khí (fluorine và

chlorine) đến lỏng (bromine) và rắn (iodine) phù hợp với sự tăng khối lượng phân tử và sự tương tác giữa các phân tử

Màu sắc cũng biến đổi theo xu hướng đậm dần từ fluorine đến iodine

Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần do kích thước của các phân tử

X2 tăng, khối lượng phân tử tăng và theo đó tương tác van der Waals giữa các phân tử cũng tăng mạnh

Trang 11

Các halogen đều có độc tính, không khí có chứa halogen với nồng độ vượt

ngưỡng cho phép làm tổn hại niêm mạc tế bào đường hô hấp, gây co thắt phế quản, khó thở Bromine gây bỏng sâu khi tiếp xúc với da

Ở nhiệt độ cao, iodine có khả năng thăng hoa, chuyển từ thể rắn sang thể

hơi dưới áp suất thường

Hoạt động 3: Trò chơi mảnh ghép củng cố bài học

Chuẩn bị: mỗi tổ chuẩn bị một nội dung riêng: tên nguyên tố, tính chất vật lý,

ứng dụng

Luật chơi: Mỗi nguyên tố giáo viên chỉ gọi tên 1 nội dung bất kì lên trước( 1

mảnh ghép đầu) , các tổ còn lại tìm phần còn lại của nội dung( các mảnh ghép còn lại) lên ghép cho phù hợp

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w