1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh thiết kế các bài tập thực hành thí nghiệm để nâng cao hiệu quả dạy học phần 2 sinh học tế bào sinh học 10 chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường thpt bá thước

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tuy nhiên thực tế hiện nay việc sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học các môn khoa học thực nghiệm ở trường THPT Bá Thước vẫn còn hạn chế và chưa thực sự đem lại hiệu qu

Trang 1

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 “về đổi mới căn bản toàn diện

giáo dục và đào tạo” đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo: “ Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.”

Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới cũng được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học Đồng thời phát triển cho người học hệ thống năng lực cần thiết để tham gia hiệu quả vào thị trường lao động trong và ngoài nước Vì vậy mỗi giáo viên cần đổi mới cả về phương pháp,

hình thức tổ chức dạy học, để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực, phẩm chất của học sinh phù hợp yêu cầu của xã hội

Sinh học là môn khoa học thực nghiệm Việc xây dựng các bài thực hành, các bài tập thí nghiệm vào trong dạy học sinh học có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học, góp phần gắn kết giữa lí thuyết và thực tiễn và qua đó hình thành kĩ năng và phát triển năng lực của học sinh, giúp các em học sinh chuyển quá trình học tập thụ động sang chủ động, đồng thời giáo viên phát triển các phương pháp dạy học tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện Tuy nhiên thực tế hiện nay việc sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học các môn khoa học thực nghiệm ở trường THPT Bá Thước vẫn còn hạn chế và chưa thực sự đem lại hiệu quả trong dạy học Sự thiếu thốn về dụng cụ thí nghiệm và các hóa chất đã làm cho việc sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học sinh học không được diễn ra thường xuyên Học sinh ít được tiến hành các thí nghiệm nên những kiến thức lí thuyết mà các em lĩnh hội được xa rời thực tiễn, khó hình thành được các kĩ năng tư duy

Trang 2

Do vậy, để khai thác hết giá trị dạy học của thí nghiệm, giúp HS hiểu rõ sâu bản chất của các sự vật, hiện tượng sinh học thì GV cần phải thường xuyên sử dụng và sử dụng có hiệu quả các bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học sinh học Việc nâng cao hiệu quả sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học

Với những lí do trên bằng những kinh nghiệm của mình trong nhiều năm dạy

học tôi đã mạnh dạn viết đề tài: Thiết kế các bài tập thực hành thí nghiệm để nâng cao hiệu quả dạy học phần 2 Sinh học tế bào - Sinh học 10 chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường THPT Bá Thước

quả dạy học PHẦN 2 SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 chương trình giáo

dục phổ thông năm 2018 ở trường THPT Bá Thước

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh lớp 10 trường THPT Bá Thước

- Quá trình dạy học PHẦN 2 SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 chương

trình giáo dục phổ thông năm 2018

- Các kiến thức liên quan đến nội dung chính của chủ đề

- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 10A6 năm học 2022 - 2023 và lớp 10A9 năm học 2023 - 2024 ở trường THPT Bá Thước

- Lớp đối chứng: Học sinh lớp 10A7 năm học 2022- 2023 và lớp 10A8 năm học 2023 - 2024 ở trường THPT Bá Thước

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Trang 3

Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài để làm cơ sở lí luận

1.4.2 Phương pháp điều tra cơ bản

Điều tra về thực trạng của việc sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học Sinh học hiện nay ở nhà trường THPT Bá Thước, trường THPT Hà Văn Mao, trường THCS và THPT Bá Thước 3

1.4.3 Phương pháp chuyên gia

Gặp gỡ, trao đổi với người hướng dẫn giỏi về lĩnh vực mình nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn của những người có kinh nghiệm để giúp định hướng cho việc triển khai nghiên cứu đề tài

1.4.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Bá Thước nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học

- Tiến hành theo phương pháp thực nghiệm chéo:

+ Lớp thực nghiệm (TN): giáo án thiết kế theo hướng sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm

+ Lớp đối chứng (ĐC): giáo án thiết kế theo phương pháp thông thường không sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm

Các lớp TN và ĐC do một giáo viên giảng dạy, đồng đều về thời gian, nội dung kiến thức, điều kiện dạy học và hệ thống câu hỏi đánh giá sau mỗi tiết học

1.4.5 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng một số công thức toán học để xử lí các kết quả điều tra và thực nghiệm sư phạm

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

- So với đề tài năm 2017 tôi đã phát triển thêm được một số các bài tập thực hành thí nghiệm với nguyên liệu và hóa chất dễ tìm để dạy học các bài trong phần 2 Sinh học tế bào

Trang 4

2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1 Thí nghiệm và bài tập thực hành thí nghiệm 2.1.1.1 Thí nghiệm

Nói một cách khái quát "thí nghiệm là gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện để tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh"

Thí nghiệm là phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu chủ động sáng tạo ra các hiện tượng, thay đổi điều kiện quan sát và tạo khả năng đi sâu vào việc tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng, nó cho phép tìm hiểu bản chất của các hiện tượng, mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng.Vì vậy I.P Páplốp đã nói “Quan sát chỉ thu lượm những gì mà tự nhiên tạo cho, còn thí nghiệm cho phép dành lấy ở tự nhiên những gì mà con người cần.”

Thí nghiệm có thể được tiến hành trên lớp, trong phòng thí nghiệm, vườn trường, ngoài ruộng hay ở nhà Thí nghiệm có thể do GV biểu diễn hoặc do HS thực hiện Hiện nay trong thực tế dạy học thí nghiệm thường mới được sử dụng để giải thích, minh họa, củng cố và khắc sâu kiến thức lí thuyết Song giáo viên có thể căn cứ vào nội dung bài học và điều kiện cụ thể mà có thể sử dụng, thiết kế các thí nghiệm nhằm mục đích giúp HS lĩnh hội tri thức mới, hình thành cho các em các kỹ năng và kích thích niềm say mê môn học

2.1.1.2 Bài tập thực hành thí nghiệm

Theo Nguyễn Đức Thâm bài tập thực hành thí nghiệm (bài tập thực nghiệm) là bài tập đòi hỏi học sinh khi giải phải làm thí nghiệm, qua đó hình thành nên các kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo

2.1.1.3 Cấu trúc của thí nghiệm sinh học

Mỗi thí nghiệm Sinh học được tạo thành bởi các thành phần sau:

- Đối tượng thí nghiệm

Đối tượng là cái đem ra nghiên cứu để thực hiện được nhiệm vụ nhất định Khi xây dựng thí nghiệm, một vấn đề quan trọng phải được trả lời, đó là: thí

Trang 5

nghiệm cần nghiên cứu cái gì? Trả lời được câu hỏi này chính là xác định được đối tượng của thí nghiệm Sinh học

- Mục đích thí nghiệm

Mục đích là cái đặt ra phải đạt tới Như vậy, trong thí nghiệm Sinh học sẽ phải phát hiện, chứng minh hay khẳng định vấn đề khoa học Khi tiến hành thí nghiệm Sinh học, người thực hiện thí nghiệm phải định rõ mục đích đạt tới Mục đích là cơ sở để lựa chọn được phương pháp cũng như các chỉ tiêu theo dõi phù hợp

- Phương pháp thí nghiệm

Phương pháp là cách thức đạt tới mục đích, trong thí nghiệm phải định rõ được cách thức tác động vào đối tượng, nhằm làm cho đối tượng bộc lộ những đặc điểm vốn có của mình qua hiện tượng biểu hiện ra bên ngoài Từ những biểu hiện bên ngoài, người nghiên cứu sẽ thu thập, xử lý để có được kết luận khoa học

- Chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

Kết quả thí nghiệm được hiểu là những biểu hiện của đối tượng thí nghiệm, người thực hiện thu thập được, theo các chỉ tiêu định trước và được xử lý nhằm tìm ra dấu hiệu, ban chất về khía cạnh đang nghiên cứu của đối tượng

- Nhận xét kết quả thí nghiệm

Là nêu ra lời nhận xét của tư liệu, chỉ ra các mối liên hệ, những dấu hiệu bản chất, tính quy luật, từ đó đưa ra kết luận khoa học

2.1.1.4 Vai trò của bài tập thực hành thí nghiệm

- Bài tập thực hành thí nghiệm giúp học sinh đào sâu, mở rộng những kiến thức đã học Hệ thống hóa được kiến thức, biến kiến thức thành vốn riêng của bản thân Tiến hành thí nghiệm giúp học sinh rèn luyện được những đức tính như chính xác, cẩn thận, khoa học, đặc biệt là phương pháp phát triển tư duy và tác phong nghiên cứu khoa học

Trang 6

- Bài tập thực hành thí nghiệm tạo điều kiện cho học sinh quan sát, tiếp xúc và sử dụng các thiết bị thí nghiệm là phương pháp có ưu thế trong việc rèn luyện tư duy kỹ thuật, tư duy lôgic, rèn luyên kỹ năng kỹ xảo và vận dụng vào đời sống

- Bài tập thực hành thí nghiệm còn là hình thức để học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất, làm chủ được kiến thức, gây được niềm tin sâu sắc cho bản thân vào học tập bộ môn Sinh học

2.1.1.5 Phân loại bài tập thực hành thí nghiệm

Bài tập thực hành thí nghiệm có thể dùng nhiều hình thức khác nhau

Hình thức 1: Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, hóa chất cần thiết đề làm thí nghiệm

Hình thức 2: Bài tập chỉ giải bằng lý thuyết (mang tính thực nghiệm tưởng tượng)

Hình thức 3: Bài tập bằng hình vẽ (Dùng hình vẽ để mô tả cách lắp đặt thí nghiệm, hoặc từ hình vẽ cho trước phân tích các khả năng phù hợp)

Trong dạy học Sinh học nên ưu tiên sử dụng hình thức 1, vì đây là bài tập mang tính chất thực hành Ở hình thức 2 và 3, học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên tham gia thiết kế, mô tả, đề xuất phương án thí nghiệm trên giấy và bút (bằng lời hoặc hình ảnh), từ đó rút ra kết luận

2.2 Thực trạng vấn đề

Để có cơ sở thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về nhận thức và mức độ sử dụng, hiệu quả sử dụng cũng như việc cải tiến, thiết kế các bài tập thực hành thí nghiệm của GV và HS ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Bá Thước Chúng tôi thu được kết quả như sau :

2.2.1 Thực trạng giảng dạy của giáo viên

2.2.1.1 Thực trạng việc nhận thức của GV về việc sử dụng các bài thực hành thí nghiệm trong quá trình dạy học

Trang 7

Khảo sát mức độ nhận thức của GV về việc sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học sinh học ở trường THPT Bá Thước, THPT Hà văn Mao, THCS và THPT Bá Thước, tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 1.1

Bảng 1.1 Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của GV về việc sử dụng các thí nghiệm trong quá trình dạy học Sinh học ở trường THPT Bá Thước, THPT Hà văn

2.2.1.2 Mức độ sử dụng thí nghiệm của GV phổ thông trong quá trình dạy học sinh học trong các trường THPT hiện nay

Đánh giá mức độ sử dụng thí nghiệm của các GV trong các trường THPT hiện nay Chúng tôi đã thu được kết quả thể hiện qua bảng 1.2

Bảng 1.2 Kết quả khảo sát mức độ sử dụng các thí nghiệm của GV trong quá trình dạy học Sinh học ở trường THPT của huyện Bá Thước

Trang 8

Việc thiết kế và cải tiến các bài tập thực hành thí nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy học sinh học đóng vai trò hết sức quan trọng Điều tra về vấn đề này chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 1.3 như sau:

Bảng 1.3 Kết quả khảo sát mức độ sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm của GV trong quá trình dạy học Sinh học ở trường THPT huyện Bá Thước

Mức độ thiết kế và cải tiến Số phiếu Tỉ lệ %

Qua kết quả trên cho thấy tỷ lệ GV không bao giờ thiết kết, cải tiến thí nghiệm thực hành còn chiếm tỷ lệ khá cao ( 63,6%) Số GV thỉnh thoảng có cải tiến chưa cao (27,3%) 9,1% GV thường xuyên thiết kế và cải tiến các bài tập thực hành thí nghiệm

2.2.2 Thực trạng học tập của học sinh đối với các bài tập thực hành thí nghiệm

Để khảo sát thái độ của học sinh đối với bài thực hành, những bài học có lồng ghép thí nghiệm thực hành Chúng tôi nhận được kết quả qua bảng 1.4 sau

Bảng 1.4 Kết quả khảo sát thái độ yêu thích các bài tập thực hành thí nghiệm của học sinh trong quá trình học tập môn sinh học ở các trường THPT huyện Bá Thước

Trang 9

Câu 1: Hãy sắp xếp các bước tiến hành trong thí nghiệm làm tiêu bản và

quan sát tế bào nhân thực

Câu 2 Hãy cho biết hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu ta ngâm quả quýt vào dung

dịch đường trong một thời gian? Giải thích?

Sau 15 phút làm bài tôi chấm và thấy 60% các em sắp xếp sai trình tự các bước thí nghiệm Có đến 95% em nêu được hiện tượng ở câu 2, nhưng có đến 75% không giải thích được hiện tượng

Như vậy qua điều tra thái độ cũng như khả năng thực hành ở HS chúng ta có thể thấy đa số các em đều yêu thích các giờ học thực hành Tuy nhiên khi trình bày lại tiến trình của thí nghiệm, hay giải thích kết quả thí nghiệm chưa đạt kết quả cao chứng tỏ học sinh chưa được tiến hành thí nghiệm hoặc chỉ được GV dạy nội dung thí nghiệm dưới dạng mô tả lý thuyết nên khả năng tiếp thu và ghi nhớ của các em bị hạn chế

2.2.3 Nguyên nhân của thực trạng:

* Nguyên nhân khách quan:

- Do còn thiếu các dụng cụ và hóa chất phục vụ cho tiết dạy thực hành thí nghiệm

* Nguyên nhân chủ quan:

2 3 Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề

2.3.1 Phân tích cấu trúc, nội dung phần 2 Sinh học tế bào - Sinh học 10

Trang 10

Trong bộ sách giáo khoa Cánh Diều được biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, các kiến thức về Sinh học tế bào được trình bày khá lôgic và đầy đủ gồm 6 chủ đề

Chủ đề 3: Giới thiệu chung về tế bào Chủ đề 4: Thành phần hóa học của tế bào

Chủ đề này tập trung nghiên cứu

- Thành phần cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học: carbohydrate, protein, nucleicacid và lipid trong tế bào

Chủ đề 5: Cấu trúc của tế bào

Chủ đề này tập trung nghiên cứu:

- Cấu trúc của tế bào vi khuẩn Phân biệt được tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực; tế bào động vật với tế bào thực vật

- Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất, nhân, các bào quan trong tế bào chất của tế bào nhân thực

Chủ đề 6: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào

Chủ đề này tập trung nghiên cứu:

- Các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất

- Cấu trúc và cơ chế tác động của enzim, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim

- Tổng hợp các chất trong tế bào (Quang tổng hợp và hóa tổng hợp), phân giải các chất trong tế bào (hô hấp tế bào và lên men)

Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kỳ tế bào và phân bào

Chủ đề này tập trung nghiên cứu:

- Chu kỳ tế bào, sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân, giảm phân

Chủ đề 8: Công nghệ tế bào

Chủ đề này tập trung nghiên cứu:

- Nguyên lý của công nghệ tế bào, các thành tựu của công nghệ tế bào

Trong phần Sinh học tế bào, ngoài các bài mới, còn có các bài thực hành chủ

Trang 11

yếu bố trí ở cuối mỗi chủ đề nhằm giúp HS ôn tập, cũng cố, khắc sâu kiến thức Phần này có các bài thực hành

Bài 6 Thực hành nhận biết một số phân tử sinh học Bài 7 Thực hành quan sát tế bào nhân sơ

Bài 8 Thực hành quan sát tế bào nhân thực

Bài 9 Thực hành về sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất Bài 10 Thực hành về enzim

Bài 15 Thực hành làm tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân, giảm phân ở tế bào thực vật, động vật

Phần 2 Sinh học tế bào được trình bày theo quan điểm gắn kiến thức với việc giải quyết các vấn đề thực tiễn nên đòi hỏi cả GV và HS cần phải định hướng đúng cách dạy và cách học, học đi đôi với hành, kiến thức lí thuyết gắn liền với thực tiễn Do đó các bài thực hành trong phần Sinh học tế bào, cũng như thiết kế các bài thực hành thí nghiệm trong dạy bài mới có vai trò quan trọng, giúp HS hiểu được sâu sắc hơn về kiến thức đã học, đồng thời góp phần hình thành cho các em kĩ năng trong thực tiễn

2.3.1 Quy trình thiết kế bài tập thực hành thí nghiệm

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế một bài tập thực hành thí nghiệm để sử dụng trong quá trình dạy học gồm các bước như sau:

Sử dụng các BTTHTN đã nghiên cứu vào quá trình dạy học

Kiểm định kết quả BTTHTN đã thiết kế trong quá trình dạy học Xác định mục tiêu của chương, bài

Phân tích nội dung chương, bài để xác định các đơn vị nội dung có thể thiết kế được các bài tập thực hành thí nghiệm

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w