1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh thiết kế và tổ chức dạy học bài 8 hệ tuần hoàn ở động vật sinh học 11 cánh diều nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh thpt

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế và tổ chức dạy học Bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật, Sinh học 11 Cánh Diều nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh THPT
Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt
Trường học Trường THPT Sầm Sơn
Chuyên ngành Sinh học
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 794,97 KB

Nội dung

Trong đó, môn Sinh học THPT được xây dựngtheo hướng góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu,năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên môn; phát triển ở HS năng l

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT SẦM SƠN - -

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC BÀI 8: HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT, SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO

Trang 2

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 2

1.4.2 Phương pháp điều tra – thống kê 2

1.4.3 Phương pháp tham vấn chuyên gia 2

1.4.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 3

2.1.1 Cơ sở lý luận của hoạt động dạy học chủ đề 3

2.1.2 Cơ sở lý luận của năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn 3

2.1.3 Một số công cụ để phát triển và đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh: 4

2.2 Thực trạng đề tài trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

6 2.2.1 Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học Bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật ở trường THPT 6

2.2.2 Thực trạng tổ chức dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học môn Sinh học ở trường THPT 7

2.2.3 Thực trạng năng lực vận dụng kiến thức của học sinh

9 2.3 Thiết kế và tổ chức dạy học “Bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật” 11

2.3.1 Xác định mục tiêu năng lực cần đạt của “Bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật” trong chương trình Sinh học 11 11

2.3.2 Xây dựng bài tập thực tiễn và bài tập dự án trong dạy học “Bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật” chương trình Sinh học 11 12

2.3.3 Thực nghiệm sư phạm

16 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 18

2.4.1 Đối với nhà trường

18 2.4.2 Đối với GV

19 2.4.3 Đối với HS 19

III KẾT LUẬN 20

3.1 Kết luận 20

3.2 Kiến nghị 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 4

I MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Tại Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013 "Về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trongđiều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đãđược Hội nghị TW VIII (khóa XI) thông qua Nghị quyết cũng chỉ rõ mục tiêuđối với giáo dục phổ thông là “ tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thànhphẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướngnghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọnggiáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực

và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn ”

Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 đã được BộGiáo dục và Đào tạo ban hành Trong đó, môn Sinh học THPT được xây dựngtheo hướng góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu,năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên môn; phát triển ở HS năng lực nhậnthức kiến thức sinh học, năng lực tìm tòi, khám phá thế giới sống và năng lựcvận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn thông qua việc hệ thống hoá, củng cốkiến thức, phát triển kỹ năng và giá trị cốt lõi của sinh học đã được học ở giai đoạn giáodục cơ bản

Thực tế, chúng ta đang chuyển dần từ dạy học tiếp cận kiến thức sang dạyhọc tiếp cận phẩm chất và năng lực Các kì thi chọn học sinh giỏi các cấp haytuyển sinh vào các trường đại học đều hướng đến mục tiêu chọn ra những họcsinh có năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo hay năng lực vận dụng kiến thức đãhọc Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức dạy học phần lớn vẫn đang nặng về lốitruyền thụ kiến thức hoặc giáo viên cùng lúc hướng yêu cầu cần đạt của học sinhđến quá nhiều năng lực trong một tiết dạy học - điều này vô tình làm học sinhcảm thấy áp lực và thiếu hứng thú đối với môn Sinh học “Hệ tuần hoàn” là nộidung được đề cập trong chương trình Sinh học 11, phần kiến thức này khá khóđối với học sinh khi tiếp cận nhưng lại có yếu tố thực tiễn cao và gần gũi vớicuộc sống hàng ngày Trước những mục tiêu về đổi mới giáo dục cũng như thựctrạng dạy học phát triển năng lực môn Sinh học ở trường THPT, tôi đã tiến hànhnghiên cứu cơ sở về lí luận cũng như thực tiễn, thực nghiệm Sư phạm để xâydựng đề tài

“Thiết kế và tổ chức dạy học Bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật, Sinh học 11 Cánh Diều nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh THPT ”

-1.2 Mục đích nghiên cứu

- Thiết kế và tổ chức quá trình dạy học “ Bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật”

để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Đề tài được thực hiện trong nội dung bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật”chủ đề Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật, Sinh học 11 – Cánhdiều nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh

- Đối tượng: Học sinh lớp 11A2 trường THPT Sầm Sơn

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 5

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung kiến thức về nội dungchủ đề 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật, chương trình Sinhhọc lớp học 11 THPT đặc biệt nghiên cứu về các vấn đề liên quan về hệ tuần hoàn ởđộng vật

Nghiên cứu các tài liệu về năng lực, các công cụ phát triển và đánh giánăng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh

1.4.2 Phương pháp điều tra – thống kê

Điều tra thực trạng việc dạy học theo hướng phát triển năng lực vận dụngkiến thức vào thực tiễn cho HS trong môn Sinh học thông qua phiếu thăm dò ýkiến, khảo sát giáo viên

Sử dụng công cụ đánh giá năng lực của học sinh như bài tập thực tiễn, bàitập tình huống, dự án học tập cùng với các bảng hỏi, bảng kiểm, rubric

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích, đánh giá thực trạngchính xác và khách quan Căn cứ vào kết quả thu được sau thực nghiệm, các sốliệu sẽ được sắp xếp và xử lý bằng ứng dụng Google forms (biểu mẫu Google)

và phần mềm Microsoft Excel

1.4.3 Phương pháp tham vấn chuyên gia

Sau khi thiết kế và xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực của họcsinh, tôi sẽ tham khảo ý kiến của một số giảng viên, giáo viên có kinh nghiệm

1.4.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Sau khi xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh, tôi tiếnhành thực nghiệm ở trường THPT để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyếtnghiên cứu Kết quả thực nghiệm được đánh giá qua phiếu quan sát và bài kiểmtra

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

- Góp phần hệ thống hóa lý luận và cơ sở thực tiễn của việc tổ chức dạyhọc chủ đề; Xây dựng quy trình tổ chức dạy học “ Bài 8: Hệ tuần hoàn ở độngvật” theo chủ đề để phát triển phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thựctiễn cho học sinh hệ chuyên Sinh học và học sinh hệ không chuyên

- Xây dựng công cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức cho học sinhqua bài tập thực tiễn, bài tập tình huống và dạy học dự án

Trang 6

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1 Cơ sở lý luận của hoạt động dạy học chủ đề

* Khái niệm dạy học theo chủ đề

Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống vàhiện đại, ở đó GV ngoài truyền thụ kiến thức còn hướng dẫn HS tự mình tìmkiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có liên quan thựctiễn

Theo tác giả Phan Thị Thanh Hội và Lê Thị Thanh Hoa: “Chủ đề dạy học

có thể xem như là một nội dung học tập/ đơn vị kiến thức tương đối trọn vẹn trang bị cho học sinh một số kiến thức, kĩ năng, năng lực nhất định trong quá trình học tập Dạy học theo chủ đề là hình thức dạy học dựa vào thiết kế chủ đề dạy học và tổ chức dạy học chủ đề đó Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, không chỉ truyền thụ kiến thức mà tập trung vào việc hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm

vụ Dạy học theo chủ đề tăng cường sự tích hợp kiến thức, làm cho các kiến thức có mối liên hệ mạng lưới đa chiều, tích hợp vào nội dung kiến thức các ứng dụng kĩ thuật và thực tiễn đời sống, làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn người học hơn” [7]

* So với cách dạy truyền thống, dạy học theo chủ đề có những ưu điểmsau:

- Các nhiệm vụ học tập được HS chủ động tìm hướng giải quyết vấn đề

- HS được tổng hợp kiến thức có hệ thống và các nội dung liên quan chặtchẽ với nhau

- Qua mỗi tiết học, ngoài những kĩ năng hiểu, biết, vận dụng HS còn rènluyện cho chính mình kĩ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá

- Ngoài những kiến thức lí thuyết trên lớp, HS còn biết vận dụng nhữngkiến thức đó vào để giải quyết những vấn đề liên quan đến thực tiễn

* Vai trò, ý nghĩa của dạy học theo chủ đề (DHTCĐ)

DHTCĐ là mô hình DH có nhiều ưu điểm, đặc biệt là góp phần thực hiệnđược mục tiêu giáo dục – đào tạo những con người tích cực, năng động, vừathực hiện được chủ trương giảm tải, tránh được sự trùng lặp gây nhàm chán chongười học, giúp HS có khả năng tổng hợp các kiến thức đã học, đảm bảo được

thời gian tổ chức DH của GV

Phương pháp DHTCĐ đã mang lại ý nghĩa như sau:

- HS được học tập theo từng chủ đề và nghiên cứu sâu các chủ đề dưới sựhướng dẫn của GV HS được giao bài tập hoặc bài thực nghiệm làm việc theotừng nhóm với từng đề án riêng của môn học Việc thảo luận và hợp tác tìm ragiải pháp cho vấn đề giúp HS phát triển khả năng học độc lập rất nhiều Chính

Trang 7

quá trình tự khám phá và thực hành, HS hiểu biết vấn đề sâu hơn là chỉ nghegiảng và chép bài.

2.1.2 Cơ sở lý luận của năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

* Khái niệm năng lực

Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT ban hànhtháng 12 năm 2018 đã đưa ra khái niệm năng lực như sau: “Năng lực là thuộctính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập,rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và cácthuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, ” [1]

* Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Vận dụng kiến thức vào thực tiễn là mức độ nhận thức cao nhất của conngười, quá trình này vừa giúp HS củng cố, nâng cao kiến thức vừa góp phần rènluyện kĩ năng học tập và kĩ năng sống

Theo tác giả Phan Thị Thanh Hội và Nguyễn Thị Tuyết Mai: “Vận dụng

kiến thức vào thực tiễn là quá trình đem tri thức áp dụng vào những hoạt động của con người nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội”.[8]

Theo tác giả Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh: “NL VDKT là khả

năng của bản thân người học tự giải quyết những vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách áp dụng kiến thức lĩnh hội vào những tình huống, những hoạt động thực tiễn để tìm hiểu thế giới xung quanh và khả năng biến đổi

nó NLVDKT thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức”.[10]

Từ những định nghĩa trên, chúng tôi định nghĩa ngắn gọn như sau: “NLVDKT vào thực tiễn là khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo

và sự hiểu biết của mình vào để giải quyết các vấn đề, sự việc có liên quan đếnthực tiễn xã hội một cách có hiệu quả”

* Cấu trúc và biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễnTheo tác giả Phan Thị Thanh Hội, NL VDKT vào thực tiễn có cấu trúc vàcác mức độ biểu hiện như sau:[9]

liên quan đến thực tiễn

- HS thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức đãhọc hoặc kiến thức cần tìm hiểu với vấn đề thực tiễn,

- HS sắp xếp những nội dung kiến thức liên quanmột cách logic, khoa học

Đề xuất biện pháp giải

quyết vấn đề thực tiễn

và báo cáo giải trình

biện pháp đề xuất

- HS đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề:

+ Nêu các căn cứ để đưa ra biện pháp giải quyết đó.+ Lập luận logic, chặt chẽ để trình bày giải pháp giảiquyết vấn đề thực tiễn

Thực hiện giải quyết

vấn đề và thảo luận,

báo cáo kết quả giải

- HS có thể điều tra, khảo sát thực địa làm thínghiệm, quan sát để nghiên cứu sâu vấn đề

- Báo cáo, thảo luận kết quả giải quyết, rút kinh

Trang 8

quyết nghiệm.

2.1.3 Một số công cụ để phát triển và đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh:

a Dạy học theo dự án (DHDA)

DHDA là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm

vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhằm tạo ra sảnphẩm cụ thể Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trongtoàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, ý tưởng, lập kế hoạch,kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện

* Các bước tổ chức dạy học dự án

- Bước 1: Khởi động (xác định mục tiêu): GV tạo ra một tình huống dạyhọc có liên quan đến đời sống thực tiễn của con người , xã hội và câu hỏi kháiquát, chứa đựng một vấn đề hoặc một nhiệm vụ nào đó cần giải quyết

- Bước 2: Lập kế hoạch: GV thiết kế các nhiệm cho HS và chuẩn bị cáctài liệu để hỗ trợ HS trong quá trình làm DA HS cần phân công nhiệm vụ chocác thành viên trong nhóm đồng thời chuẩn bị các nguồn thông tin đáng tin cậy

để sẵn sàng làm dự án

- Bước 3: Thực hiện dự án: Các thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm

vụ phân công từ nhóm trưởng, sau đó tiến hành thu thập, xử lí thông tin thuđược GV hỗ trợ các nhóm khi cần

- Bước 4: Trình bày sản phẩm: HS các nhóm công bố sản phẩm củanhóm Sản phẩm của dự án có thể là bài thu hoạch, báo cáo, bài tiểu luận,

- Bước 5: Đánh giá dự án: GV theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của cácnhóm HS tham gia cùng GV trong quá trình đánh giá và tự đánh giá

b Bài tập thực tiễn

Theo tác giả Đinh Quang Báo và Phùng Thị Mai Hoa, quy trình thiết kếbài tập thực tiễn gồm 4 bước: [4]

Bước 1: Xác định tên và mạch kiến thức chủ đề

Bước 2: Thiết kế bảng ma trận quan hệ chủ đề giữa các nội dung và các

cơ hội có thể xây dựng được các bài tập thực tiễn

Bước 3: Thu thập dữ liệu, thiết kế bài tập thực tiễn

Bước 4: Chỉnh sửa các bài tập thực tiễn

c Phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí (rubric):

Phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí là một tập hợp các tiêu chí (được

cụ thể hóa thành các chỉ báo, chỉ số hay các biểu hiện hành vi có thể quan sát, đođếm được), thể hiện mức độ đạt được của mục tiêu học tập và được sử dụng đểđánh giá hoặc thông báo về sản phẩm, năng lực thực hiện hoặc quá trình thựchiện nhiệm vụ của người học Phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí bao gồmmột hoặc nhiều khía cạnh, các khía cạnh thường được gọi là tiêu chí, thang đánhgiá gọi là mức độ và định nghĩa năng lực còn gọi là thông tin mô tả

Theo tác giả Phan Thị Thanh Hội và Nguyễn Thị Thu Hằng, NL VDKTvào thực tiễn gồm 4 tiêu chí, mỗi tiêu chí được đánh giá theo 3 mức độ, trong đómức 1 là mức biểu hiện thấp nhất, mức 3 là mức biểu hiện cao nhất, cụ thể nhưsau: [9]

Tiêu chí Mức độ

Trang 9

- Chỉ ra được mâuthuẫn trong vấn đề.

- Đặt được các câuhỏi có vấn đề

- Phát hiện đượcvấn đề thực tiễn

- Chỉ ra được mâuthuẫn trong vấn đề

- Phát hiện đượcvấn đề thực tiễn

- Nêu được các kiếnthức liên quan vàthiết lập các mốiquan hệ giữa kiếnthức đã học hoặckiến thức cần tìmhiểu với vấn đềthực tiễn

- Đề xuất được giảthuyết khoa học

- Phân tích làm rõđược nội dung vấnđề

- Nêu được cáckiến thức liên quan

và thiết lập các mốiquan hệ giữa kiếnthức đã học hoặckiến thức cần tìmhiểu với vấn đềthực tiễn

- Phân tích làm rõđược nội dung vấnđề

- Lựa chọn phương

án tối ưu và thiết kế

kế hoạch thực hiệnnghiên cứu, điềutra, khảo sát thựcđịa, làm thínghiệm để chứngminh giả thuyết

- Đề xuất được một

số phương án tìmtòi, khám phá kiếnthức chứng minhgiả thuyết

- Đề xuất đượcmột phương ántìm tòi, khám phákiến thức chứngminh giả thuyết

- Đề xuất ý tưởngmới về vấn đề thựctiễn đặt ra hoặc cácvấn đề thực tiễnliên quan

- Thực hiện nghiêncứu, điều tra, khảosát thực địa, làm thínghiệm để chứngminh giả thuyết

- Bước đầu thựchiện nghiên cứu,điều tra, khảo sátthực địa, làm thínghiệm để chứngminh giả thuyết

Trang 10

2.2 Thực trạng đề tài trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học Bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật ở trường THPT

Tôi đã tiến hành khảo sát đối với 40 giáo viên môn Sinh học tại cáctrường THPT trên địa bàn thành phố Sầm Sơn và huyện Quảng Xương thôngqua hệ thống câu hỏi điều tra, sử dụng công cụ google forms để thu thập và xử

lý số liệu nhằm khảo sát hình thức dạy học theo chủ đề và nội dung dạy học Bài8: Hệ tuần hoàn ở động vật

Kết quả thu được như sau:

- Có 40/40 giáo viên (tỉ lệ 100%) đã dạy học chủ đề, trong đó 60% GVthường xuyên sử dụng phương pháp dạy học này trong khi đó khoảng 40% GV ít sửdụng hơn

- Đối với chương trình Sinh học lớp 11, bản thân tôi đánh giá nội dungmang nhiều vấn đề thực tiễn Kết quả khảo sát cho thấy các giáo viên có thểthiết kế được nhiều chủ đề dạy học trong chương trình này, trong đó khoảng40% GV thiết kế được từ 5-6 chủ đề và 20% GV có thể thiết kế được nhiều hơn

- Hơn 75% GV được khảo sát cho rằng dạy học phát triển năng lực trong

đó có năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn là rất cần thiết

- Tuy nhiên trong số đó chỉ có khoảng 55% GV thường xuyên tổ chức dạyhọc phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh, 45% GV

có mức độ thấp hơn (thỉnh thoảng)

Trang 11

Bằng các nghiên cứu của mình, tác giả Đinh Quang Báo và tác giả PhanThị Thanh Hội đều cho rằng các công cụ để dạy học phát triển năng lực vậndụng kiến thức vào thực tiễn phổ biến là: bài tập tình huống, bài tập thực tiễn,bài tập dự án Tuy nhiên, dựa trên khảo sát ta có thể thấy rằng có 16/40 GV(40%) thường xuyên sử dụng bài tập tình huống; 13/40 GV (32,5%) thườngxuyên sử dụng bài tập thực tiễn; trong khi có 3/40 GV (7,5%) chưa bao giờ sửdụng bài tập dự án Các phương án thực hành – thí nghiệm là công cụ có tínhphù hợp chưa cao để phát triển năng lực này lại có 37/40 GV sử dụng ở mứcthường xuyên và thỉnh thoảng.

- Trong quá trình dạy học phát triển năng lực VDKT cho học sinh GVthường gặp một số khó khăn nhất định như chưa nắm được cấu trúc năng lựcVDKT vào thực tiễn (30/40 GV) hoặc chưa hiểu rõ cách thức xây dựng các công

cụ để dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức và đánh giá năng lực ngườihọc (24/40 GV), ngoài ra một khó khăn mà khá nhiều giáo viên gặp phải là sốhọc sinh trong lớp khá đông nên việc tổ chức các hoạt động dạy học cũng gặpkhó khăn không nhỏ (30/40 GV gặp phải)

1 Nội dung chương trình dạy học chưa phù hợp 10/40 30/40

2 Số lượng các bài học có ứng dụng thực tiễn chưa cao 15/40 25/40

3 Chưa nắm rõ cấu trúc và các tiêu chí của năng lực

Trang 12

4 Chưa hiểu rõ cách thức xây dựng các công cụ để dạy

học phát triển năng lực vận dụng kiến thức và đánh giá

năng lực người học

24/40 16/40

5 Chưa nắm được quy trình sử dụng các phương pháp

và kĩ thuật dạy học hiện đại để phát triển năng lực người

học

14/40 26/40

6 Nhà trường thiếu trang thiết bị dạy học 0/40 40/40

7 Số lượng học sinh trong lớp quá đông nên khó tổ

2.2.3 Thực trạng năng lực vận dụng kiến thức của học sinh

Để khảo sát và đánh giá NL VDKT của học sinh, tôi đã tiến hành đánh giánăng lực này của 70 HS thuộc 2 lớp 11A2 và 11A3 trường THPT Sầm Sơnthông bài tập thực tiễn cùng hệ thống câu hỏi gợi ý:

Bài tập thực tiễn về quang hợp

Hãy đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Ánh sáng nhân tạo (Artificial light) là một hình thức sử dụng ánh sáng

từ đèn led có dải quang phổ từ đỏ đến xanh, nhằm mô phỏng ánh sáng mặt trời một cách gần đúng nhất Theo nghiên cứu và nhiều cuộc thử nghiệm, nhiều nhà khoa học đã kết luận rằng ánh sáng nhân tạo có thể đảm bảo sự phát triển của cây trồng, thậm chí còn làm tăng năng suất cây trồng Sử dụng

ánh sáng nhân tạo thay ánh sáng mặt trời là bước tiến lớn trong ngành nông nghiệp, khi sự biến đầu khí hậu dẫn đến khó kiểm soát ánh sáng và nhiệt độ cho cây trồng Tuy nhiên hiện nay mô hình trồng cây bằng ánh sáng nhân tạo chưa được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam, nếu có thì quy mô các vườn trồng còn rất nhỏ lẻ.

(1) Vấn đề nào được đề cập trong đoạn thông tin trên?

(2) Vấn đề mâu thuẫn được đặt ra trong đoạn thông tin trên là gì?

(3) Hãy đặt ít nhất 2 câu hỏi về vấn đề trên

(4) Nội dung kiến thức được đề cập ở thí nghiệm trên là gì?

(5) Hãy nêu giả thuyết để giải thích tại sao trồng cây dưới ánh sáng nhântạo cho năng suất cao nhưng chưa phổ biến ở Việt Nam?

(6) Thu thập các dẫn chứng để chứng minh năng suất cây trồng khi trồngcây dưới ánh sáng nhân tạo

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Đinh Quang Báo - Phan Thị Thanh Hội - Trần Thị Gái - Nguyễn Thị Việt Nga (2018). Dạy học phát triển năng lực môn Sinh học trung học phổ thông.NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học phát triển năng lực môn Sinh học trung học phổ thông
Tác giả: Đinh Quang Báo - Phan Thị Thanh Hội - Trần Thị Gái - Nguyễn Thị Việt Nga
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2018
[4] Đinh Quang Báo – Phùng Thị Mai Hoa (2020). Quy trình thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho HS trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” (Sinh học 11). Tạo Chí Giáo dục, số 477, tr49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình thiết kế và sử dụngbài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho HS trong dạyhọc chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” (Sinh học 11)
Tác giả: Đinh Quang Báo – Phùng Thị Mai Hoa
Năm: 2020
[5] Nguyễn Thị Phương Hoa (2011), Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, Tài liệu tập huấn cho giáo viên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học ở trườngphổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Hoa
Năm: 2011
[6] Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sáchgiáo khoa
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2006
[7] Phan Thị Thanh Hội, Lê Thị Thanh Hoa (2015), Thiết kếchuyên đề dạy học 8 ởtrường trung học cơ sở, Tạp chí giáo dục, số 365, tr.54-57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế"chuyên đề dạy học 8 ở"trường trung học cơ sở
Tác giả: Phan Thị Thanh Hội, Lê Thị Thanh Hoa
Năm: 2015
[8] Phan Thị Thanh Hội - Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017). Rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn dạy học sinh học 11. Tạp chí Giáo dục, số411, tr 37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện cho họcsinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn dạy học sinh học 11
Tác giả: Phan Thị Thanh Hội - Nguyễn Thị Tuyết Mai
Năm: 2017
[9] Phan Thị Thanh Hội - Nguyễn Thị Thu Hằng (2018). Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật - Sinh học 10. Tạp chí Giáo dục, số 432, tr 52-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá năng lực vậndụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh trong dạy học phần Sinh học Vi sinhvật - Sinh học 10
Tác giả: Phan Thị Thanh Hội - Nguyễn Thị Thu Hằng
Năm: 2018
[10] Nguyễn Công Khanh - Đào Thị Oanh (2014). Kiểm tra và đánh giá trong giáo dục. NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra và đánh giá tronggiáo dục
Tác giả: Nguyễn Công Khanh - Đào Thị Oanh
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2014
[11] Lê Thanh Oai (2016). Thiết kế bài tập thực tiễn trong dạy học Sinh học 11 trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số 396, tr 52-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài tập thực tiễn trong dạy học Sinh học 11trung học phổ thông
Tác giả: Lê Thanh Oai
Năm: 2016
[12] Lê Đình Trung - Phan Thị Thanh Hội (2016). Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ởtrường phổthông. NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học theo định hướnghình thành và phát triển năng lực người học ởtrường phổthông
Tác giả: Lê Đình Trung - Phan Thị Thanh Hội
Nhà XB: NXB Đại họcSư phạm
Năm: 2016
[13] Tài liệu tập huấn đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh các môn học, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2014 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w