1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh thiết kế và sử dụng infographic trong dạy học địa lí 11 bằng phần mềm piktochart

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 BẰNG PHẦN MỀM PIKTOCHART

Người thực hiện: Nguyễn Thị HồngChức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lí

THANH HOÁ NĂM 2024

Trang 2

GV: Giáo viên

THPT: Trung học phổ thôngSGK: Sách giáo khoaGDPT: Giáo dục phổ thông

Trang 3

Trang

1 Mở đầu 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Những điểm mới của sáng kiến 4

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 5

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 5

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 6

2.3 Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 7

2.3.1 Infographic là gì? 7

2.3.2 Các phần mềm hỗ trợ thiết kế infographic 7

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 19

2.4.1 Hiệu quả kinh tế 19

2.4.2 Hiệu quả xã hội 20

Trang 4

1 Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật phát triển như vũ bão kéotheo những thay đổi lớn lao trong đời sống kinh tế - xã hội, khi mà Thế giớiđang bước vào thời đại của toàn cầu hóa và phát triển bền vững thì ngành giáodục và đào tạo đang đứng trước những thách thức và vận hội mới Để đảm bảophát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nângcao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng vănhoá vững chắc và năng lực thích ứng cao với sự thay đổi của Thế giới Đổi mớigiáo dục đã trở thành xu thế mang tính toàn cầu.

Trong những năm gần đây, dạy học Địa lí đã có những chuyển biến tíchcực Nhiều phương pháp dạy học mới đã được áp dụng nhằm phát huy tính tíchcực, chủ động và sáng tạo của học sinh (HS) trong quá trình học tập Việc sửdụng infographic ( đồ họa thông tin) được đánh giá là một công cụ quan trọngvà có hiệu quả để đổi mới phương pháp dạy học Infographic là một công cụ cógiá trị cho giao tiếp trực quan Các infographic sáng tạo, độc đáo về mặthình ảnh nhất thường hiệu quả nhất vì chúng thu hút sự chú ý và kích thíchtư duy sáng tạo của HS Khi triển khai các chủ đề thay bằng việc giáo viên (GV)phải đưa ra một lượng kiến thức bằng kênh chữ khá lớn thì thông quainfographic, kiến thức được hệ thống hóa dưới dạng sơ đồ, biểu đồ, các đườngnối, cộng thêm màu sắc của các đường nối, màu sắc của các đơn vị kiến thức.Điều này làm thông tin trở nên hấp dẫn hơn, gây sự chú ý của HS hơn Việcthông tin được đơn giản hóa, trình bày logic không chỉ giúp HS dễ ghi nhớ hơnmà còn giúp HS hiểu được thông tin, điều mà kênh chữ rất khó làm được.

Hiện nay có rất nhiều phần mềm làm infographic như Canva, Vizualize,Google Developers, Easel.ly, Piktochart… Qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấyphần mềm Piktochart với những ưu điểm của nó như cung cấp nhiều tùy chọnnhư điều chỉnh màu và font, chèn ảnh hay tự tải ảnh lên; hệ thống icons phongphú, các công cụ như bản đồ, biểu đồ rất phù hợp khi thiết kế infographic Địa lí,tương đối dễ sử dụng, kể cả với những người có trình độ tin học căn bản, tôi đã

Trang 5

lựa chọn phầm mềm này để thiết kế các infograpic cho chương trình Địa lí 11.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã có sáng kiến “ Thiết kế và sử dụngInfographic trong dạy học Địa lí 11 bằng phần mềm Piktochart” Lĩnh vực áp

dụng của sáng kiến trong dạy học Địa lý 11 sách Cánh Diều.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được xây dựng theo mô hìnhphát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và cácphương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp HS hình thành và pháttriển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng Quan điểmnày được thể hiện nhất quán ở nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánhgiá kết quả giáo dục của các môn học Trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0, việcáp dụng công nghệ, khoa học kĩ thuật, các công cụ, phương tiện hiện đại trở nênphổ biến trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có giáo dục Các bài họccó sự kết hợp, hỗ trợ của công nghệ (máy chiếu, thiết bị nghiên cứu…), các ứngdụng, phần mềm (như PowerPoint, Kahoot, Menti)… đang góp phần không nhỏtrong việc nâng cao chất lượng dạy học Vì vậy, sử dụng công nghệ trong dạy họcđã và đang là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm, nghiên cứu và thực hiện Trênthực tế số lượng GV áp dụng công nghệ trong dạy học còn khá ít, chủ yếu chỉ dừnglại ở việc khai thác các kênh hình và kênh chữ có sẵn trong SGK Các phương tiệndạy học truyền thống thường được sử dụng là bản đồ, tranh ảnh và biểu đồ, bảng sốliệu… So với các phương tiện dạy học này, infographic phục vụ cho dạy học Địa líđáp ứng được tính trực quan, mới lạ, thể hiện tốt nội dung chính yếu của bài học.

Đặc biệt, với lượng thông tin quá lớn yêu cầu HS cần ghi nhớ, vậndụng trong các môn học như hiện nay, rõ ràng việc cần có những phương tiệndạy học mới nhằm đơn giản hóa cách thức thể hiện thông tin để hỗ trợ đắc lựccho việc tiếp nhận của người học là một yêu cầu cấp thiết và infographic là mộtgiải pháp hợp lý cho yêu cầu đó Với đặc điểm nổi trội là khả năng tổnghợp, khái quát hóa, tính thẩm mĩ, tính sáng tạo,… infographic có thể trởthành một công cụ, một giải pháp mới, góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quảhọc tập bộ môn Những trang infographic ngắn gọn về nội dung, màu sắc và

Trang 6

hình ảnh bắt mắt sẽ thu hút HS và hỗ trợ HS tốt hơn trong quá trình học tập mônĐịa lí - bộ môn vốn được xem là khô khan với đại đa số HS.

Mặc dù có nhiều ưu thế nổi trội trong việc truyền tải thông tin, có tiềm năngtrong việc cải thiện hứng thú học tập của HS nhưng trên thực tế, nghiên cứu và ứngdụng infographic trong dạy học Địa lí vẫn còn là một vấn đề mới mẻ, chưa đượckhai thác hiệu quả Hiện nay khó khăn lớn nhất đối với GV để sử dụng infographiccó hiệu quả chính là vấn đề đầu tư nhiều thời gian, công sức để tạo ra cácinfographic phù hợp với nội dung các bài dạy Bởi lẽ, để có thể tạo ra infographicphù hợp cần có thời gian và trình độ nhất định khi sử dụng các phần mềm thiết kếinfographic trên máy tính Vì vậy mong muốn của tác giả là tạo ra được một khoinfographic phù hợp - là một kho tư liệu có giá trị không chỉ với GV mà với cả HS,phát huy được khả năng tổng hợp kiến thức và sáng tạo của HS.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Học sinh các lớp 11.

- Sáng kiến đã thành lập được một bộ infographic gắn liền với các bài họctrong SGK Địa lí 11 bộ sách Cánh Diều trong chương trình dạy học Địa lí 11 tạitrường THPT chuyên Lam Sơn - tỉnh Thanh Hóa Đây là cơ sở để GV có thể sửdụng infographic trong dạy học để tối ưu hóa về mặt thời gian và gây hứng thúvới người học.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:

Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết là phương phápthu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìmchọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài,

hình thành giả thuyết koa học, dự đoán về những thuộc tính của đốitượng nghiên cứu , xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực nghiệmban đầu.

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:

Việc điều tra và khảo sát thực tế là một trong những yêu cầu khách

Trang 7

quan của công tác nghiên cứu Tùy theo mục đích và các yêu cầu cụ thểcủa từng nội dung, từng vấn đề nghiên cứu để tiến hành điều tra, khảo sáttrên thực địa, trên cơ sở các tài liệu, số liệu điều tra tác giả đã tập hợpđược hệ thống các tài liệu, số liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện đềtài Các số liệu được kiểm chứng, chuẩn hóa và đảm bảo độ tin cậy chocác kết quả phân tích.

- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu:

Trên cơ sở thu thập số liệu và xử lý bằng các tham số thống kê đểkhái quát kết quả nghiên cứu.

- Phương pháp quan sát, phỏng vấn, trao đổi với học sinh:

Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học là phương phápngười nghiên cứu đưa ra một loạt các câu hỏi để người được phỏng vấn trảlời Phương pháp này có nghĩa là người nghiên cứu sẽ hỏi các câu hỏi xácđịnh, cụ thể, rõ ràng để có thể thu thập được thông tin, phục vụ cho mụcđích nghiên cứu của mình.

- Phương pháp chuyên gia:

Phương pháp này dựa trên việc tham khảo ý kiến của các chuyên giatrong các lĩnh vực liên quan để làm cho nội dung đề tài đảm bảo tính khoahọc và thực tiễn.

1.5 Những điểm mới của sáng kiến

Tính khái quát, tổng hợp và lôgic cao Infographic cho phéptổng hợp thông tin theo từng chủ đề Mỗi infographic chú ý đến tínhlogic, sắp xếp bố cục nội dung và hình ảnh phản ánh được các mối liênhệ nhân quả giữa các sự kiện, hiện tượng Qua đó, giúp người học dễdàng hệ thống được kiến thức, biết so sánh, đánh giá, liên hệ và vậndụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc hình thànhvà phát triển tư duy logic của HS trong quá trình nhận thức.

Infographic là một phương tiện dạy học hiện đại giúp người học ghinhớ kiến thức nhanh chóng và vững chắc Thông qua các hình ảnh đồhọa, hiệu ứng sinh động và sự sắp xếp ý tưởng sáng tạo của infographic,

Trang 8

làm cho kiến thức được truyền tải đến HS một cách trực quan, sinh động.Qua đó, giúp HS ghi nhớ kiến thức dễ dàng và là cơ sở để hiểu sâusắc bản chất của chúng.

Infographic cũng tiết kiệm thời gian cho người học Để tiết kiệm thờigian, đồng thời giúp HS tránh nhàm chán và nhớ lâu hơn, infographic hỗtrợ xử lý các thông tin cần thiết dưới dạng hình ảnh khiến HS chú ý vàocách trình bày ấn tượng của infographic Bằng cách này, HS đã tiếp thuđược ít nhiều thông tin chỉ trong một thời gian rất ngắn Với cácinfographic tổng hợp giúp HS trong một khoảng thời gian ngắn, sẽ khámphá và chiếm lĩnh được một lượng kiến thức lớn.

Infographic tạo sự thu hút, hấp dẫn đối với người học Đây làđiều đặc biệt làm cho infographic thu hút và hấp dẫn người học hơnrất nhiều nếu chỉ sử dụng từ ngữ Vì vậy, việc thiết kế các infographicgồm những nội dung kiến thức cốt lõi, gắn liền với những hình ảnh trựcquan phù hợp sẽ tạo nên sự hấp dẫn trong quá trình học tập.

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Trước sự thay đổi của xã hội và yêu cầu đổi mới giáo dục, các giáoviên hiện nay cũng phải chuyển mình theo tinh thần của sự đổi mới, đólà đạt tới mục đích phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học,tạo cho học sinh tư duy độc lập để giải quyết những vấn đề đặt ra trongthực tiễn Và nhất là để đáp ứng chương trình thay sách giáo khoa mới,thực hiện vào năm 2022 - 2023 bắt đầu ở lớp 10 đối với cấp THPT Vớitrọng trách đó, giáo viên cần liên tục phải đổi mới phương pháp, pháttriển năng lực chuyên môn, tu dưỡng đạo đức … Và việc đổi mớiphương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng quyết địnhhiệu quả của một giờ dạy.

Trong Công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 –

2016, Bộ GD và ĐT đã nhấn mạnh : “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phươngpháp dạy học, đánh giá học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,

Trang 9

sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; tăng cường kĩnăng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đềthực tiễn, đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt độngtrải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứngdụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giờ học”.

Với việc đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay, vai trò củangười giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổchức, kiểm tra, định hướng hoạt động của học sinh Dạy học nhằm pháttriển năng lực cho học sinh đòi hỏi phải tổ chức các hoạt động dạy họctích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh Các hoạt động phải hướng đếnrèn luyện phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có thể giúp họcsinh học tập với niềm say mê, hứng thú, khát khao, lĩnh hội tri thức, chủđộng, sáng tạo, theo phương pháp khoa học…

Do đó, việc đưa những phương pháp mới vào quá trình dạy học vốnrất cần thiết cho người dạy và người học hiện nay, là bước chuẩn bịtương đối phù hợp cho đổi mới chương trình sách giáo khoa hiện tại.

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Qua khảo sát việc giảng dạy hiện nay ở các trường phổ thông cho thấy đasố GV thường xuyên sử dụng Powerpoint để dạy học với mức độ khá cao(96,2%) Tuy nhiên, GV chỉ sử dụng dưới hình thức minh họa nội dung kiếnthức bài giảng, trình chiếu bài tập- đáp án hoặc lời giải thích Như vậy, phầnmềm Powerpoint chỉ như thay thế một quyển sách giáo khoa (SGK), thay thếphấn trắng, bảng đen và giúp GV thuận tiện hơn trong việc nêu yêu cầu đề bài.

HS chỉ biết đến infographic nhưng chưa được trực tiếp trải nghiệm và sửdụng infographic Bên cạnh đó, một số HS khi được trải nghiệm, tiếp xúc vớiinfographic trong quá trình đọc hiểu đều đánh giá rất cao bởi những tínhnăng mà infographic mang lại Đồng thời, các em cũng bày tỏ sự kì vọng, mongmuốn về việc được sử dụng infographic nhiều hơn trong các tiết học.

Chính vì thế, việc thiết kế và sử dụng các infographic để xây dựng thànhmột bộ tư liệu, phục vụ cho quá trình dạy học Địa lí nói chung, dạy học Địa lí 11

Trang 10

nói riêng, có một ý nghĩa rất lớn Nó sẽ tạo ra một cái nhìn mới mẻ và khác biệtcho các vấn đề Địa lí tưởng như khô khan, trừu tượng Bộ tư liệu infographiccũng góp vào kho học liệu số như một nguồn tư liệu hữu ích, cùng với sáchđiện tử, bài kiểm tra dưới dạng tệp tin, các bài phát biểu, chương trình truyềnhình, cho đến các loại hình ảnh, video, phim ảnh, hay các trang web chia sẻ tàinguyên…khác để GV và HS có thể tham khảo.

Hiện nay có rất nhiều phần mềm làm infographic như Canva, Vizualize,Google Developers, Easel.ly, Piktochart… Qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấyphần mềm Piktochart với những ưu điểm của nó như cung cấp nhiều tùy chọnnhư điều chỉnh màu và font, chèn ảnh hay tự tải ảnh lên; hệ thống icons phongphú, các công cụ như bản đồ, biểu đồ rất phù hợp khi thiết kế infographic Địa lí,tương đối dễ sử dụng, kể cả với những người có trình độ tin học căn bản, tôi đãlựa chọn phầm mềm này để thiết kế các infograpic cho chương trình Địa lí 11.

2.3 Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề2.3.1 Infographic là gì?

Đồ họa thông tin (tiếng Anh: infographic, là từ ghép của Informationgraphic), là sự kết hợp thông tin ngắn gọn với hình ảnh minh họa và màusắc sinh động, bắt mắt để có thể truyền đạt thông tin nhanh và rõ ràng hơn.

Đồ họa thông tin còn được hiểu là dạng "thiết kế đồ họa thông tin" để trìnhbày thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức phức tạp một cách nhanh và rõ ràng, hìnhảnh hóa các thông tin, dữ liệu phức tạp thông qua sự kết hợp và lồng ghép cácyếu tố như biểu tượng, kí hiệu, bản đồ… để từ đó có thể thấy được xu hướng vàđặc điểm của thông tin được nói đến.

Thiết kế đồ họa thông tin thường bị giới hạn ở phần chữ viết nên đồhọa thông tin tập trung diễn đạt các thông tin cần nói bằng hình ảnh nhiều hơn.Với thông tin dạng đồ họa, các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực khoa học, toánhọc hay các lĩnh vực phức tạp khó truyền đạt thông tin như nghiên cứu thịtrường, xây dựng, y tế sẽ dễ dàng diễn giải các số liệu, tài liệu chuyên ngành của

mình một cách ngắn gọn và dễ hiểu (Nguồn https://vi.wikipedia.org) Mặc dù

infographic đã có mặt tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng

Trang 11

trong giáo dục thì còn khá mới mẻ Với những đặc tính của mình,infographic có thể được sử dụng như là một phương tiện dạy học mới vớichức năng chính là chuyển hóa thông tin một cách ngắn gọn thay cho việcđọc hàng trang giấy như cách thức truyền thống.

2.3.2 Các phần mềm hỗ trợ thiết kế infographic

Hiện nay có rất nhiều công cụ thiết kế inforgraphic để GV có thể lựa chọn,trong phạm vi sáng kiến này, tác giả xin giới thiệu về phần mềm Piktochart vàsử dụng phần mềm này để thiết kế các infographic phục vụ dạy học Địa lí 11.

* Piktochart: Công cụ tạo infographic online đơn giản

Công cụ trực tuyến Piktochart là một trong những công cụ tạo infographiconline nổi tiếng với giao diện của trang web có phong cách thiết kế rất chuyênnghiệp, nhiều mẫu thiết kế đa dạng và đẹp mắt Piktochart là công cụ khởi đầu tốtnhất cho những người mới bắt đầu tập thiết kế infographic vì các thao tác thực hiệncủa công cụ piktochart tương tự Microsoft Office Word và Microsoft OfficePowerpoint Piktochart là công cụ có nhiều ưu điểm nhất, phù hợp với những GV ởgiai đoạn bắt đầu tìm hiểu, sử dụng công cụ thiết kế Công cụ trực tuyến piktochartdễ sử dụng, cung cấp khá nhiều tính năng hay cho việc xây dựng và chỉnh sửainfographic một cách đơn giản Các biểu tượng được phân loại, tùy chỉnh kíchthước, font chữ phong phú, có biểu đồ thiết kế theo định hướng, bản đồ tương tácđể sử dụng Giao diện trực quan của piktochart thực sự vượt trội phù hợp xây dựnginfographic dạy học Địa lí một cách linh hoạt.

Có thể lựa chọn các mẫu thiết kế khác nhau cho các chủ đề dạy học Địa lí.Những mẫu thiết kế có sẵn được tạo bằng các phần mềm đồ họa chuyên nghiệpnên có tính thẩm mĩ cao.

Công cụ không có giới hạn sử dụng, có thể sử dụng một lần hoặc nhiềulần mỗi ngày Hệ thống icon của piktochart vô cùng phong phú và đa dạng vớihơn 4000 icon Ngoài ra, có thể tải lên công cụ các icon tự thiết kế hoặc sưu tầmđể thiết kế infographic thêm phần độc đáo.

Giao diện của công cụ này không quá khó như các công cụ trực tuyếnvisme, canva…, vì vậy mà thao tác tương đối dễ dàng Ngoài ra người dùng có

Trang 12

thể sử dụng google dịch để làm việc với giao diện bằng Tiếng Việt sẽ dễ dàngcho những GV mới bắt đầu tìm hiểu với trình độ tin học trung bình.

Những mẫu thiết kế của piktochart khi lựa chọn sử dụng có thể chỉnh sửadễ dàng và tạo nên các sản phẩm phù hợp với chủ đề dạy học Địa lí mà khôngđòi hỏi những kĩ thuật chuyên sâu hoặc các phần mềm chuyên nghiệp đòihỏi phải có trình độ tin học tốt mới sử dụng được Có thể lưu trữ các mẫu thiếtkế hoàn chỉnh tại tài khoản trực tuyến đã đăng kí, không tạo gánh nặng vềdung lượng lưu trữ Việc bổ sung, chỉnh sửa lại infographic đã thiết kế cóthể thực hiện thuận lợi bằng cách vào mục “My saved infographic” để mở lại.Ngoài ra, có thể tải các sản phẩm đã làm về lưu trữ trong các thiết bị cá nhândưới định dạng PNG.

* Sử dụng piktochart để thiết kế infographic

Thao tác 1 Đăng kí tài khoản piktochart Truy cập https://create.piktochart.com/,khi giao diện công cụ trực tuyến xuất hiện, có thể đăng kí tài khoản mới hoặccó thể đăng nhập ngay bằng tài khoản Facebook hoặc Google sẵn có.

Thao tác 2 Thiết kế infographic Sau khi đăng kí (lần đầu) và đăng nhậpthành công vào trang web, chọn thẻ All Templates hoặc For you hoặc Infographics.Tất cả các thẻ này đều chứa các mẫu infographic có sẵn Khi đã chọn được mẫu,chọn Edit Template và bắt đầu thiết kế trên ý tưởng và bố cục đã xây dựng trướcđó Trước khi thiết kế người dùng nên chọn kích thước trang phù hợp với mục đíchsử dụng của mình bằng cách chọn thẻ Resize Page Có rất nhiều kích thước để lựachọn dành cho document, social medias, banners…

Trang 13

Trên các mẫu infographic thường có các icon dựng sẵn, nếu mẫu thiết kếkhông phù hợp ý tưởng, người dùng có thể xóa các đối tượng trên mẫuinfographic dựng sẵn đó Để xóa đối tượng, chỉ cần chọn đối tượng cần xóa vàchọn biểu tượng thùng rác (delete) Infographic phục vụ dạy học Địa lí cólợi thế là hệ thống icon vô cùng phong phú và phù hợp để thể hiện các nội dungĐịa lí Chủ đề của các icon phục vụ cho Địa lí bao gồm: cuộc sống, nôngnghiệp, công nghiệp, du lịch, thời tiết, các icon chỉ hướng Mỗi chủ đề lại có sốlượng icon đủ để những người không biết thiết kế có thể sử dụng để thể hiện ýtưởng, thể hiện nội dung chính của chương trình Địa lí lớp 11 là vấn đề toàn cầu, vấnđề tự nhiên và kinh tế - xã hội các khu vực, các nước trên Thế giới Mặc dù số lượngicon trong công cụ trực tuyến piktochart là rất phong phú nhưng vẫn còn một số nộidung chưa có icon phù hợp Người dùng có thể tìm kiếm thêm các icon từ internet đểbổ sung vào hệ thống Đặc biệt piktochart có sẵn công cụ là các bản đồ, biểu đồ rấtphù hợp khi thiết kế các infographic Địa lí.

dụ 2: khi cần cụ thể hóa tình hình phát triển kinh tế, cơ cấu dân số,

cơ cấu kinh tế, tỉ lệ gia tăng tự nhiên…của các quốc gia, khu vực bằng cácbiểu đồ, người dùng có thể sử dụng thẻ Charts – có rất nhiều dạng biểu đồ để

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:24

Xem thêm:

w