1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh áp dụng phương pháp dạy học hợp tác nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bài ma túy tác hại của ma túy ở trường thpt thường xuân 2

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trước thực trạng đó trongquá trình giảng dạy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và vận dụng Phương pháp “Dạy họchợp tác” cho thầy và trò nhằm nâng cao chất lượng các tiết học lý thuyết nội dung

Trang 1

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4

IV/ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU1 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu2 Kế hoạch nghiên cứu

3 Địa điểm nghiên cứu

II/ GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

2 Đối với giáo viên

3 Cách tiến hành và một số lưu ý khi thực hiện phương pháp dạy học “Hợp tác”

3.1 Cách tiến hành phương pháp dạy học “Hợp tác”

2 Những bài học kinh nghiệm

3 Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm

II.NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT1 Kiến nghị

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦUI/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục quốc phòng - An ninh là một môn học nằm trong hệ thống giáo dụcquốc dân nhằm đào tạo con người mới XHCN Đây là một trong những nhiệm vụquan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, tạo cho thế hệ trẻ có điềukiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực để sẵn sàng thực hiện 2 nhiệm vụ chiếnlược của đất nước: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; góp phầnnâng cao ý thức Quốc phòng - An ninh, củng cố nền quốc phòng toàn dân an ninhnhân dân, xây dựng nền QPTD, ANND vững mạnh Trải qua hơn 60 năm (1961 đếnnay) hình thành và phát triển môn học GDQP-AN đã khẳng định vị thế của mình vớisự nỗ lực của không chỉ riêng ngành Giáo dục mà còn nhận được sự quan tâm sâu sắccủa Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành qua từng giai đoạn

Thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về Tăng cườngsự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới; Chỉ thị số417/CT-TTg ngày 31/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ vế việc tăng cường chỉ đạo,thực hiện công tác GDQP-AN năm 2010 và những năm tiếp theo; Nghị định116/2007-NĐ-CP về GDQP-AN cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác làmcơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN trong các trường THPT Từng bướctác động sâu sắc đến cả các cơ quan quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN, làm thay đổi tư duy của các cấp, các ngành cũng như toàn xã hội đối với môn học,góp phần khẳng định được vị thế của môn học trong hệ thống giáo dục quốc dân Xácđịnh rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ đó, trong những năm qua Cấp ủy, Ban Giám hiệuTrường THPT Thường Xuân 2 luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiệntốt công tác Giáo dục quốc phòng - An ninh cho học sinh Đặc biệt chỉ đạo, xây dựngkế hoạch hướng dẫn giáo viên chọn các hình thức tổ chức Dạy - Học tích cực; Cácgiáo viên cũng thường xuyên được tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, từ đó đãmạnh dạn thay đổi cách soạn giáo án, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phùhợp với trình độ nhận thức lứa tuổi cũng như nội dung và kiến thức môn học Việc đổimới phương pháp Dạy - Học là một vấn đề đang được toàn xã hội nói chung và đặcbiệt là ngành giáo dục nói riêng rất quan tâm, nhằm tạo sự chuyển biến lớn trong quátrình Dạy - Học, điều đó càng đòi hỏi người giáo viên phải tích cực tìm tòi, học hỏi vàkhông ngừng sáng tạo để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra

Chương trình THPT bộ môn GDQP - AN với thời lượng gồm 105 tiết ở bakhối lớp 10, 11, 12 đã truyền tải cho học sinh những kiến thức phổ thông về truyềnthống vẻ vang của dân tộc, của Quân đội - Công an Nhân dân Việt Nam và một sốnội dung cơ bản về biển đảo, ma tuý, những kỹ năng thực hành động tác trong quânsự, đặc biệt là học phần “ điều lệnh đội ngũ từng người không có súng” Rèn luyệntác phong nếp sống tập thể thống nhất, tập trung, có tổ chức, kỷ luật của Quân đội.

Trang 3

Nhờ sự chỉ đạo kịp thời, thường xuyên từ phía nhà trường, sự nổ lực của độingũ thầy cô bộ môn; Môn học đã từng bước đi vào nề nếp có chất lượng, nhận thứccủa học sinh về kiến thức môn học được nâng lên đáng kể; Tuy nhiên kết quả đạtđược chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ của môn học, trong các tiết học thựchành còn mang nặng tính hình thức, khô khan, gò bó hoặc thực hiện các kỹ năngđộng tác còn nhiều thiếu sót, hạn chế so với mục đích và yêu cầu.

Đặc biệt việc dạy và học Chủ đề “Một số hiểu biết chung về Quốc phòng vàAn ninh” trong đó có nội dung bài “Ma túy, tác hại của ma túy” chương trình GDQP– AN NINH lớp 10 theo tinh thần, nội dung trong tình hình mới cần rất nhiều thôngtin và số liệu cụ thể mới, làm khó khăn cho thầy và trò trong quá trình tổ chức giảngdạy, học tập và tổ chức hoạt động nhóm Cả giáo viên cũng như học sinh chưa chủđộng cập nhật nhiều thông tin liên quan đến nội dung bài học dẫn đến việc thu nhậnkiến thức và tuyên truyền sâu rộng chưa đạt hiệu quả cao Trước thực trạng đó trongquá trình giảng dạy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và vận dụng Phương pháp “Dạy họchợp tác” cho thầy và trò nhằm nâng cao chất lượng các tiết học lý thuyết nội dung “Ma túy, tác hại của ma túy” Kết quả sau khi vận dụng cho thấy chất lượng dạy vàhọc được nâng lên toàn diện cụ thể, Học sinh hăng say tham gia hoạt động nhóm, cặplàm giờ học đảm bảo quân số đầy đủ hơn, tinh thần thái độ học tập nghiêm túc tự giáccao, trang phục mang mặc đúng quy định chỉnh tề, em nào cũng cảm thấy thích thúhăng say kiên trì, chịu khó tìm tòi thông tin, luyện tập kĩ năng thuyết trình Giờ dạycủa giáo viên trở nên phong phú, sinh động và nhẹ nhàng Thiết nghĩ đây là môn họcđược nhiều học sinh yêu thích và có hứng thú khi học, bản thân tôi cũng luôn trăn trởmuốn bằng cách nào đó giúp cho tất cả các em đều được tham gia học tâp sôi nổi nhiệttình, tạo cho các em biết hoà mình trong tập thể, một tâm thế sẵn sàng, mạnh dạn tựtin, ham học và đây cũng là một điều kiện thuận lợi giúp cho các em học tốt nhữngmôn học khác Xuất phát từ thực trạng nêu trên, từ những yêu cầu, nhiệm vụ mới đặtra của môn học cũng như hiệu quả của việc áp dụng một số biện pháp, bài tập cụ thểvào trong quá trình giảng dạy, học tập và tập luyện Tôi đề xuất sáng kiến kinh nghiệmvới đề tài:

“ Áp dụng phương pháp dạy học “Hợp tác” nhằm nâng cao chất lượng dạy và họcbài “ Ma túy, tác hại của ma túy” ở trường THPT Thường Xuân 2”

Nhằm giúp người dạy cũng như người học chủ động xây dựng được kế hoạchgiảng dạy và học tập cho bản thân, có những biện pháp tối ưu để nâng cao chất lượngdạy, học và nhận thức sâu sắc nội dung “ Ma túy, tác hại của ma túy” trong chươngtrình giáo dục Quốc Phòng – An Ninh lớp 10 ở trường THPH Thường Xuân 2.

II/ MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1 Mục đích nghiên cứu

Trong những năm qua, những thay đổi trong cách dạy học môn GDQP – ANcủa giáo viên còn chậm, gặp nhiều khó khăn do đội ngũ giáo viên đa số con non trẻ,thiếu kinh nghiệm Giáo viên mới chỉ biết chú trọng đầu tư trong việc biên soạn giáo

Trang 4

tiết học Chưa có biện pháp để phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, chịu khó đểkhắc phục khó khăn của học sinh trong các tiết học nói chung và các tiết học nộidung lý thuyết nói riêng.

Học sinh chưa nắm bắt kịp thời một các chính xác các nội dung thông tin cậpnhật mới Chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trong của môn họcnói chung, tác hại của “Ma túy” nói riêng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổquốc trong giai đoạn cách mạng hiện nay của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.

Vì vậy mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là ghi nhận, đúc kết những kinhnghiệm trong việc nghiên cứu đưa ra các biện pháp vào trong quá trình giảng dạy củabản thân và đồng nghiêp, áp dụng vào trong quá trình hoc tâp, lĩnh hội tri thức, kỹnăng quân sự và kĩ năng thuyết trình của học sinh Tìm ra được những giải pháp tốiưu nhất, những kiến thức trọng tâm, cô đọng có hiệu quả nhất nhằm nâng cao chấtlượng giảng dạy, học tập bài : “Ma túy, tác hại của ma túy” trong môn học GDQP -AN ở trường THPT Thường Xuân 2.

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để giải quyết mục đích đặt ra trong đề tài, tôi tiến hành nghiên cứu 2 nhiệm vụsau:

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn phươngpháp “Dạy học hợp tác” trong bài “Ma túy, tác hại của ma túy” chương trìnhGDQP – AN lớp 10 ở trường THPT Thường Xuân 2

Nhiệm vụ 2: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả phương pháp “Dạy học hợptác” trong bài “Ma túy, tác hại của ma túy” chương trình GDQP – AN lớp 10 ởtrường THPT Thường Xuân 2

III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để giải quyết 2 nhiệm vụ trên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụngcác phương pháp sau:

* Phương pháp quan sát sư phạm.* Phương pháp phỏng vấn toạ đàm.* Phương pháp thực nghiệm sư phạm.* Phương pháp toán học thống kê.

IV/ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU1 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

* Phạm vi áp dụng đề tài : Dùng giảng dạy và tổ chức học tập bài “Ma túy, táchại của ma túy” trong môn học Giáo dục quốc phòng - An ninh ở Trường THPTThường Xuân 2.

* Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 10 trường THPT Thường Xuân 2, ThườngXuân, Thanh Hóa.

Trang 5

2 Kế hoạch nghiên cứu

Thứ tự Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm

1 01/10/2023Từ 01/09 - Chọn đề tài, viết đề cương sángkiến kinh nghiệm Bản đề cương chi tiết

2 01/11/2023Từ 01/10

-Đọc, nghiên cứu tài liệu lýthuyết liên quan, viết cơ sở lýluận của đề tài.

Khảo sát thực trạng, tổng hợp sốliệu thực tế

Tổng hợp tài liệu lýthuyết

Xử lý các số thamkhảo

Từ 01/11 01/01/2024

-Trao đổi, xin ý kiến của đồngnghiệp, đề xuất các biện phápsáng kiến với tổ, nhóm chuyênmôn.

Áp dụng giảng dạy thử nghiệmnội dung “Ma túy, tác hại củama túy” ở khối 10.

Tổng hợp ý kiến đónggóp của đồng nghiệpĐánh giá hiệu quả ápdụng dạy thử nghiệm

4 01/03/2024Từ 01/01

-Viết báo cáo SKKN

Xin ý kiến góp ý của đồngnghiệp

Bản nháp báo cáoTổng hợp ý kiến củađồng nghiệp

3 Địa điểm nghiên cứu

Trường THPT Thường Xuân 2

B PHẦN NỘI DUNG

I/ GIẢI QUYẾT NHIỆM VỤ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việclựa chọn phương pháp “Dạy học hợp tác” trong bài “Ma túy, tác hại của ma túy”chương trình GDQP – AN lớp 10 ở trường THPT Thường Xuân 2

1 Cơ sở lý luận

Giáo dục phổ thông nói chung và môn học GDQP - AN nói riêng là góp phần“giáo dục học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩnăng cơ bản, phát triển năng lực khả năng, tính năng động và sáng tạo, hình thànhnhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm

Trang 6

tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Chương trình giáo dục phổ thông ban hànhkèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáodục Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạocủa học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiệncủa từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rènluyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềmvui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh” “Ma túy, tác hại của ma túy”nằm trong chương trình GDQP -AN 10 Gồm các Quy định của Pháp luật về phòng,chống ma túy, tác hại của ma túy và hình thức, con đường gây nghiện ma túy, tráchnhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy Tuy nhiên việc giảng dạy và học tậptheo “ Đọc chép” bước đầu gây cho đội ngũ giáo viên và học sinh một số khó khănnhất định Đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 10, lần đầu tiên được tiếp xúc và họctập môn học

Các kiến thức mới, thông tin mới cập nhật gây khó khăn cho thầy và trò trongquá trình giảng dạy và thu thập thông tin từ học sinh Chính vì vậy, việc áp dụngPhương pháp “Dạy học hợp tác” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập làviệc làm cần thiết, thiết thực hiện nay trong giảng dạy ở trường THPH Thường Xuân2

2 Cơ sở thực tiển

a Thuận lợi

Nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chứcđoàn thể trong trường tạo điều kiện giúp đỡ đối với bộ môn Giáo dục quốc phòng -An ninh Đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, máy chiếu, sân bãi phục vụ giảng dạy; Luônkhuyến khích, động viên giáo viên đổi mới phương pháp dạy học Tạo điều kiện chogiáo viên hằng năm tham gia các lớp tập huấn tiếp thu các chuyên đề môn học ởhuyện, tỉnh.

Đội ngũ giáo viên trẻ năng động, nhiệt tình, hăng say không ngừng tìm tòi sángtạo trong đổi mới phương pháp dạy học; Giáo viên được đào tạo chính quy hoặc đangtheo học văn bằng hai để chuẩn hóa đội ngũ chương trình môn học Giáo dục QuốcPhòng…nên việc triển khai tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy mộtcách thuận lợi

Giờ dạy môn giáo dục quốc phòng thực sự mang lại cho chúng tôi sự cảm hứng , lýthú và muốn tìm tòi, cống hiến nhiều hơn nữa, học hỏi nhiều hơn nữa để không ngừnghoàn thiện hơn chính mình

b Khó khăn :

Được Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa cho dự lớp tập huấn, nhưng mới chỉlà bước đầu để làm quen, vì vậy tôi cũng phải tự tìm tòi, học hỏi qua tài liệu, qua cácphương tiện thông tin đại chúng và qua bạn bè, đồng nghiệp

Thời lượng bài học ngắn, môn GDQP trong trường lại chưa có giáo viên nhiềukinh nghiệm để học hỏi vì vậy phải mò mẫm nên kết quả chậm đạt được.

Trang 7

Việc tìm kiếm các Tư liệu, đầu sách tham khảo phục vụ cho việc dạy học cũngnhư nghiên cứu khoa học cũng rất khó khăn, phải tìm tòi trên báo, mạng, trên cácphương tiện thông tin đại chúng …

Đối tượng giảng dạy nội dung là học sinh lớp 10, bước đầu làm quen và học tậpmôn GDQP - AN nên gặp nhiều bỡ ngỡ và khó khăn.

Giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn các biện pháp giảng dạy mộtcách có hiệu quả Chủ yếu sử dụng các biện pháp truyền thống, học sinh khó khăntrong quá trình lĩnh hội các kỹ năng thuyết trình, cảm thấy các kĩ năng đó đều khókhăn, phức tạp, ngại tìm tòi, thu thập thông tin, hình ảnh… dẫn đến có nhiều hạn chếnhất định.

II/ GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Xuất phát từ thực trạng giảng dạy trong nhà trường cũng như phản ánh chấtlượng dạy và học thông qua kết quả học tập nội dung “Ma túy, tác hại của ma túy”của những năm học trước, tôi đưa ra một số giải pháp và phương thức tổ chức thựchiện nhằm nâng cao chất lương dạy và học cụ thể như sau.

1 Đối với học sinh

Nhận thức đầy đủ về mục đích, nội dung, ý nghĩa và yêu cầu của bài học “Matúy, tác hại của ma túy” xây dựng cho bản thân kế hoạch học tập, thu thập thông tinphù hợp với nội dung.

Nêu được quy định của pháp luật về phòng, chống Ma túy

Không nên có tư tưởng học tập đối phó, tham gia học tập, tập luyện chỉ cho cómặt, đủ quân số, tránh hạ điểm thi đua của lớp.

Tự nghiên cứu kỹ các nội dung Phân tích được tác hại của ma túy và nhữnghình thức, con đường gây nghiện; Chủ động, tích cực vận đọng người thân, cộng đồngtrong việc đấu tranh phòng, chống ma túy.

Tự mình nghiên cứu tìm hiểu, thu thập thông tin, dữ liệu ở nhà Đặc biệt là rènluyện kĩ năng thuyết trình.

2 Đối với giáo viên

Nghiên cứu kỹ, chính xác và đầy đủ các nội dung “Ma túy, tác hại của ma túy” Xây dựng kế hoạch giảng dạy cụ thể, chi tiết và tổ chức phân công nhiệm vụ mộtcách khoa học, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và thuyết trình,duy trì nghiêm chế độ học tập cho học sinh Đây là một nội dung quan trọng quyếtđịnh đến kết quả học tập Xây dựng kế hoạch cụ thể, thường xuyên kiểm tra, đôn đốcnhắc nhở nhằm điều hành, duy trì học tập của học sinh có kết quả cao trong môn họccũng như đạt kết quả cao trong các môn học khác.

Giáo dục cho học sinh nhận thức một cách đầy đủ về nội dung, ý nghĩa, mục đíchvà yêu cầu của việc nghiên cứu bài: “Ma túy, tác hại của ma túy” Làm cho học sinh

Trang 8

có chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động, có kết quả học tập tốt Kết quảhọc tập bài: “Ma túy, tác hại của ma túy” là sản phẩm của quá trình giáo dục ý thức,trách nhiệm và tổ chức dạy học hợp tác ở các trường THPT.

Giáo dục cho học sinh có ý thức, trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,thấy được vị trí, tầm quan trọng của môn học GDQP - AN nói chung và nội dung bài:“Ma túy, tác hại của ma túy” nói riêng nhằm thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ củabản thân đối với sự nghiệp xây dựng, cũng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhândân, đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.

Xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp với khả năng của giáo viên, phù hợp vớiđặc điểm của học sinh, phù hợp với phong tục tập quán vùng miền, văn hóa địaphương, điều kiện thực tế phục vụ cho giảng dạy và học tập của nhà trường nhưngvẫn giữ được tính tổ chức, kỹ luật nghiêm minh, khí thế hùng hồn, phong thái nhanhnhẹn, tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

3 Cách tiến hành và một số lưu ý khi thực hiện phương pháp dạy học “ Hợptác”:

3.1 Cách tiến hành phương pháp dạy học “ Hợp tác”:

Bước 1: Chọn nội dung và nhiệm vụ GV cần lựa chọn nội dung và nhiệm vụphù hợp, không quá khó và không quá dễ Nội dung đưa ra cần phải huy động kinhnghiệm, ý kiến, công sức của nhiều HS.

Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài dạy áp dụng PPDH “Hợp tác”.

Bước 3: Tổ chức thực hiện GV nêu nhiệm vụ học tập hoặc vấn đề cần tìmhiểu, cần giải quyết; phân công nhóm và địa điểm, vị trí hoạt động của mỗi nhóm;giao nhiệm vụ, quy định sản phẩm và thời gian làm việc cho mỗi nhóm; hướng dẫnhoạt động của nhóm; Nhóm trưởng điều khiển hoạt động, HS làm việc cá nhân, theocặp, chia sẽ kinh nghiệm, thảo luận và thống nhất kết quả chung, thư ký ghi chép kếtquả thảo luận của nhóm, phân công đại diện trình bày kết quả trước lớp; GV quan sát,hỗ trợ các nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; tổ chức cho HS báocáo kết quả và đánh giá: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm;các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận bổ sung ý kiến,; GV nhận xétvà tổng kết

3.2 Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp dạy học “ Hợp tác”:

Phương pháp “Hợp tác” đặt HS vào vị trí chủ động, tích cực trong việc tìmkiếm kiến thức; tạo điều kiện cho HS chuyển từ vị trí thụ động tiếp thu kiến thứcsang chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức; giúp mỗi thành viên trong nhomscungflàm việc với nhau, hướng tới mục đích học tập chung, một nhiệm vụ chung cần giảiquyết.

Phương pháp “Hợp tác” tạo sự tác động tương hỗ qua lại trực tiếp giữa cácthành viên trong nhóm theo mối quan hệ hai chiều, không qua trung gian đồng thờitạo môi trường học tập thân thiện Khi trao đổi làm việc nhóm, mỗi thành viên sẽ

Trang 9

cảm thấy tự nhiên, thoải mái, ít áp lực hơn khi tiếp xúc với GV Mỗi thành viên trongnhóm sẽ tự tin thể hiện, chia sẽ những cảm xúc, suy nghĩ của mình.

Phương pháp “Hợp tác” đồi hỏi mỗi thành viên đều phải có ý thức tráchnhiệm, tính tổ chức và sự tự giác cao trong thực hiện nhiệm vụ, công việc chung củacả nhóm.

III/ GIẢI QUYẾT NHIỆM VỤ 2: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả phươngpháp “Dạy học hợp tác” trong bài “Ma túy, tác hại của ma túy” chương trìnhGDQP – AN lớp 10 ở trường THPT Thường Xuân 2

1 Khảo sát chất lượng học sinh trước khi áp dụng Phương pháp “Hợp tác”Bảng 1: KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KHI CHƯA ÁP DỤNG SKKN

(Chỉ so sánh kết quả học tập của học sinh khối 10 hai năm học trước)

NĂM HỌC TSHS

KẾT QUẢ HỌC TẬP KHỐI 10 VỀ TÁC HẠI CỦA TỆ NẠN MA TÚYRẤT

BÀI % THƯỜNGBÌNH % KHÔNGHIỂU %

2021 - 2022 327 80 24,5 140 42,8 75 22,9 32 9,82022 - 2023 331 80 24,2 160 48,3 60 18,1 31 9,4 (Trước khi áp dụng sang kiến)

Từ kết quả trên và thông qua quá trình thực nghiệm giảng dạy, học tập của giáoviên và học sinh trong hai năm qua tôi có thể kết luận rằng: Việc dạy và học theohình thức truyền thống của bộ môn GDQP - AN trong trường THPT Thường Xuân 2cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra Tuy nhiên tỷ lệ học sinh rất hiểubài và hiểu bài là chưa nhiều, số lượng học sinh hiểu bài bình thường và không hiểucòn nhiều Chưa thực sự tương xứng với những điều kiện về cơ sở vật chất, năng lựcngười thầy và chất lượng chung của môn học.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Do giáo viên chưa áp dụng các biện pháp dạy học phù hợp để phát huy hết tínhđộc lập, sáng tạo, tự giác, tích cực của học sinh trong tự nghiên cứu bài học Việctheo dõi, quan sát của giáo viên cho học sinh chưa thường xuyên, kịp thời hoặc chưatìm ra được phương pháp hiệu quả nhất.

Học sinh chưa có phương pháp làm việc, chưa thực hiện nhiệm vụ được giao tốiưu trong bài học, ý thức tự giác chưa tốt, chưa thật sự chịu khó, chưa chịu tòm tòi cáckiến thức ở nhà nhiều.

2 Chương trình thực nghiệm:

Sau khi khảo sát, thống kê chất lượng học sinh nội dung học truyền thống qua 2năm học một cách chính xác, khách quan Tôi đã mạnh dạn tiến hành áp dụng

Trang 10

phương pháp “Hợp tác” trong học tập với nội dung bài: “Ma túy, tác hại của ma túy’trong chương trình GDQP - AN của toàn khối 10.

Trong từng tiết học, tùy thuộc vào nội dung của tiết học, đặc điểm, trình độ củatừng lớp và từng nhóm học sinh, căn cứ vào thực tiễn việc dạy và học của nhàtrường, Tôi sử dụng các nhiệm vụ đã chuẩn bị từ trước cho từng nhóm HS một cáchphù hợp và khoa học nhất.

Qua quá trình áp dụng các phương pháp dạy học nêu trên vào giảng dạy ở nộidung bài: “Ma túy, tác hại của ma túy’ trong chương trình GDQP - AN của toàn khối10, đã phát huy được tính tích cực, tự giác hăng say của học sinh trong việc tìm kiếmkiến thức, đem lại hứng thú cho cả người học lẫn người dạy, giờ dạy trở nên sinhđộng, sôi nổi có kết quả cao Hiệu quả học tập nội dung bài: “Ma túy, tác hại của matúy’ trong chương trình GDQP - AN của toàn khối 10, thể hiện rõ thông qua bảngthống kê kết quả học nội dung bài: “Ma túy, tác hại của ma túy’ trong chương trìnhGDQP - AN năm học 2023 - 2024 so với năm học 2021 - 2022, năm học 2022 - 2023như sau.

Bảng 2:

CHẤT LƯỢNG SAU KHI ÁP DỤNG SKKN VÀO GIẢNG DẠY

(Kết quả học sinh khối 10 nội dung bài: “Ma túy, tác hại của ma túy” trong chươngtrình GDQP - AN năm học 2023 -2024)

NĂM HỌC TSHS

KẾT QUẢ HỌC TẬP KHỐI 10 VỀ TÁC HẠI CỦA TỆ NẠNMA TÚY

→ Tỷ lệ học sinh “RẤT HIỂU BÀI” tăng lên đáng kể.

So với năm học 2021 - 2022 tăng 20,4 % So với năm học 2022 - 2023 tăng 20,7 %.

→ Tỷ lệ HS “HIỂU BÀI”: Tăng nhiều hơn.

→ Tỷ lệ HS “HIỂU BÀI BÌNH THƯỜNG”: Giảm đáng kể→ Tỷ lệ HS “KHÔNG HIỂU BÀI”: Không còn.

Sau khi áp dụng SKKN vào giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả học tập củahọc sinh Tôi nhận thấy rằng.

Trang 11

Học sinh hiểu sâu sắc về ý nghĩa, mục đích và yêu cầu của nội dung bài: “Ma túy,tác hại của ma túy’, tích cực, tự giác và sáng tạo trong làm việc nhóm, thuyết trình vàtronhf bày về những ý tưởng của cá nhân.

Phụ lục riêng : Các giáo án thực nghiệm và một số hình ảnh hoạt động nội dungbài: “Ma túy, tác hại của ma túy”

Như vậy có thể thấy rằng: Việc sử dụng phương pháp “Hợp tác” trong học tập vớinội dung bài: “Ma túy, tác hại của ma túy’ trong chương trình GDQP - AN của toànkhối 10 đã thực sự đem lại hiệu quả cao Góp phần nâng cao chất lượng dạy và họccủa bộ môn GDQP - AN ở trường THPT Thường Xuân 2 Từ đó tôi đưa ra một sốkết luận và kiến nghị như sau:

C PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊI KẾT LUẬN

1 Khẳng định điểm mới và sáng tạo trong kết quả nghiên cứu :

* Sơ lược những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu:

Bổ sung thêm một số phương pháp mới vào trong giáo án của mỗi tiết dạy họcHợp tác” giúp học sinh chịu khó tìm tòi, linh hoạt, động não hơn, chủ động trong việctiếp cận kiến thức mới, thông tin và số liệu mới hơn.

Việc áp dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực và tích hợp toàn diện nhằmphát huy tính tự giác, tích cực trong học tập của học sinh.

Phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong học tập thông qua việc họcsinh tham gia quá trình sưu tầm, thiết kế bài học và hoàn thiện sản phẩm một cáchchủ động.

* Khẳng định tính sáng tạo và khoa học vào thực tiễn của vấn đề:

Để nâng cao hiệu quả dạy học phương pháp “Hợp tác” trong học tập với nội dungbài: “Ma túy, tác hại của ma túy’ trong chương trình GDQP - AN của toàn khối 10ngoài những kiến thức về lí thuyết trong SGK, giáo viên đã vận dụng khoa học, hợplí, tích cực các phương pháp dạy học nhằm đạt được mục tiêu của bài học.

Trong giáo án GV cần chú ý khơi dậy óc tư duy sáng tạo, tinh thần vượt khó, ý chíkhắc phục khó khăn, tìm tòi, sưu tầm, các kĩ năng mới (Kĩ năng vẽ tranh, kĩ năngthuyết trình, kĩ năng trang trí khoa học….từ đó giúp học sinh hiểu biết một cách sâusắc đối với môn học nói chung và nội dung phương pháp “Hợp tác” trong học tập nóiriêng.

2 Những bài học kinh nghiệm

Nói đến phương pháp dạy học là nói đến cách dạy của giáo viên và cách học củahọc sinh Giáo viên không chỉ chú ý đến phương pháp truyền đạt mà còn phải tạodựng cho học sinh phương pháp tiếp nhận, để cuối cùng kiến thức, kỹ năng đến vớihọc sinh một cách dễ dàng, nhanh và sâu sắc hơn

Trang 12

Như định hướng đổi mới phương pháp dạy học: Phương pháp giáo dục phổ thôngphải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểmcủa từng lớp học, môn học, từng nội dung mới mang lại hiệu quả.

Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thựctiễn hoạt động vận động, tác động đến tinh thần, ý chí, nghị lực, tính tổ chức kỹ luậttrong học tập môn GDQP - AN Tạo điều kiện để học sinh có ý thức, thái độ học tậptốt đối với các môn học khác.

3.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm

Muốn học sinh học tốt, người thầy cần có những phương pháp dạy học thích hợp,

kích thích tính tự giác, tích tực, độc lập, chủ động và sáng tạo của HS Người thầynhư một thầy thuốc giỏi, một vị tướng tài, phải biết tùy cơ ứng biến để giúp các emtự giác, hăng say, bền bỉ luyện tập biến những kiến thức đã tiếp thu thành những kỹnăng, kỹ xảo vận động; không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức, kỹ năng thôngthường theo chuẩn kiến thức chương trình, mà người thầy còn phải hướng học sinhphát triển tính độc lập tư duy, kiên trì, chịu khó tìm tòi khắc phục khó khăn…Mà cụthể ở đây giúp các em hiểu biết một các sâu sắc ý nghĩa của môn học, mục đích tác

dụng của từng bài học mà các em được tiếp thu 4 Khả năng ứng dụng và triển khai

Không đòi hỏi phải đầu tư kinh phí, trang thiết bị lớn.

Đầu tư thời gian không cần nhiều Trong mỗi giáo án GV sử dụng một số phươngpháp hoặc tích hợp một số phương pháp mà không làm thay đổi hay xáo trộn kết cấucủa một giáo án, nội dung vẫn đảm bảo Giáo án thực nghiệm trên là ví dụ minhchứng.

II NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

1 Kiến nghị: Khuôn viên, bãi tập, phòng học, máy trình chiếu của nhà trường phục vụ

cho công tác dạy và học các tiết thực nghiệm nói chung và dạy học “Hợp tác” nói riêngcòn hạn chế;

Tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác dạy học đối với bộ môn còn thiếu hoặcchưa bổ sung kịp thời theo chương trình mới, đa số sách giáo khoa và tài liệu cũ,không còn phù hợp với thực tiễn.

2 Đề xuất: Có kế hoạch tu sửa phòng học, máy chiếu đảm bảo cho công tác dạy học

thuận lợi, hiệu quả.

Bổ sung một số đầu sách tham khảo hổ trợ cho công tác dạy học của giáo viên bộmôn Giáo dục quốc phòng - An ninh.

Trên đây là những kinh nghiệm của tôi được đúc kết trong quá trình giảng dạy.Kết quả cho thấy học sinh đã có những chuyển biến mạnh mẽ, tự giác, tích cực, sángtạo và chăm chỉ trong học tập, biết cách cộng tác tư duy để đạt kết quả một cách

Trang 13

nhanh nhất Bên cạnh đó khuyến khích được giáo viên trong quá trình giảng dạy nộidung dạy học “Hợp tác”.

Tuy nhiên trong phạm vi khiêm tốn của đề tài, cũng như thời gian và khả năngbản thân có hạn, nhiều nội dung còn mang tính chủ quan nên không thể tránh khỏinhững thiếu sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các cấp lãnhđạo, đội ngũ những người làm công tác giáo dục quốc phòng và bạn bè đồng nghiệp

để đề tài của tôi ngày càng được hoàn thiện hơn Mục đích cuối cùng của tôi là nhằm

nâng cao hơn nửa hiệu quả chất lượng dạy và học theo phương pháp mới là dạy học“Hợp tác” nói riêng và môn học GDQP – AN nói chung, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụmà môn học đặt ra, xứng đáng với sự quan tâm của các cấp, các ngành cũng như toànxã hội đối với môn học.

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w