skkn cấp tỉnh sử dụng phương pháp dạy học dự án để thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề an toàn trên không gian mạng tin học 10

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
skkn cấp tỉnh sử dụng phương pháp dạy học dự án để thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề an toàn trên không gian mạng tin học 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

MỤC LỤC

1- MỞ ĐẦU 1

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

4.1 Phương pháp nghiên cứu 2

4.1.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 2

4.1.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2

 Phương pháp thực nghiệm khoa học 2

 Phương pháp thu thập số liệu 2

 Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm 2

2- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3

2.1 Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm 3

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm 3

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4

Trang 2

1- MỞ ĐẦU1.1 Lí do chọn đề tài

Chất lượng dạy học được quyết định bởi phương pháp giảng dạy mà giáoviên (GV) lựa chọn Cùng một nội dung kiến thức, nếu sử dụng những phươngpháp dạy học khác nhau sẽ đem đến những kết quả khác nhau Như vậy, việc lựachọn phương pháp dạy học phù hợp với tính đặc thù của bộ môn, với chủ đề haybài học cụ thể là vấn đề cốt yếu mà GV cần phải chú ý

Tin học là một trong những môn học thực nghiệm, có tính ứng dụng caotrong thực tế Tin học cung cấp cho học sinh (HS) những kiến thức cơ sở: cấutrúc, cách sử dụng máy tính, ứng dụng cơ bản (Word, Excel,…) cho tới nhữngkiến thức khoa học: đồ họa, lập trình chuyên sâu, trí tuệ nhân tạo (AI),…Tin họcrèn cho HS khả năng tư duy, quan sát, là nền tảng HS biết được nhiều thiết bịtrong thực tế như máy tính, điện thoại, ipad, robot,… có cấu trúc, hoạt động thếnào, khai thác và sử dụng các ứng dụng trên các thiết bị đó ra sao,… Để HS đạtđược những yêu cầu đó, GV cần phải ứng dụng những phương pháp dạy họctích cực cho phù hợp với đặc thù môn học và cụ thể cho từng bài dạy, từ đó pháthuy tối đa năng lực của HS và hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đề ra Một trongnhững phương pháp dạy học tích cực rất hiệu quả hiện nay là Phương pháp Dạyhọc dự án (DHDA)

DHDA là một trong những phương pháp dạy học tích cực phù hợp với nhiềubài học trong chương trình Tin học 10 Tuy nhiên, việc sử dụng phương phápnày hiện nay trong Tin học vẫn còn hạn chế như: số GV áp dụng phương phápnày chưa nhiều, việc áp dụng chưa thật chủ động và triệt để, đối tượng và nộidung áp dụng đôi khi chưa phù hợp

Ngoài ra, hiện nay mạng Internet đã rất phổ biến và trở thành một phầnkhông thể thiếu đối với mỗi người, đặc biệt là lứa tuổi HS Trên thực tế, Internetmang lại nhiều lợi ích và cơ hội lớn cho các em, từ cung cấp kiến thức và thôngtin trong học tập, thiết lập không gian giải trí, tăng cường tương tác xã hội, tạomôi trường chia sẻ kết nối…Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại, việcHS sử dụng Internet không đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏetinh thần, gặp nhiều rủi ro trên môi trường mạng, bị lợi dụng truyền bá tư tưởngđộc hại, tác động xấu đến nhận thức của các em… Vì vậy việc bảo vệ các emtrên không gian mạng trở thành bài toán chung của toàn xã hội.

Xuất phát từ những thực tiễn trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Sử dụngphương pháp dạy học dự án để thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề: An toàntrên không gian mạng - Tin học 10” để áp dụng vào trường THPT Hậu Lộc 2,

với mong muốn mang lại những giờ học hiệu quả, hấp dẫn, phát huy một cáchtối đa tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS trong học tập Từ đó, giúp HSthêm yêu mến và hứng thú hơn đối với bộ môn Tin học cũng như tăng thêm hiểubiết, kĩ năng sống cho các em trong thời đại bùng nổ công nghệ hiện nay.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Tôi nghiên cứu sáng kiến nhằm mục tiêu nghiên cứu, sử dụng phươngpháp DHDA để thiết kế và tổ chức dạy học, xây dựng một phần ý tưởng thamkhảo hữu ích cho GV, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học, cụthể:

Trang 3

- Đối với GV: góp phần nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng cho GV,

không ngừng nâng cao kiến thức trong việc lựa chọn và sử dụng các phươngpháp dạy học tích cực, có hiệu quả vào hoạt động dạy và học môn Tin học, tạohứng thú và ham mê học tập cho HS.

- Đối với HS: giúp HS có thêm hứng thú, rèn luyện tính ham học, ham tìm

tòi các kiến thức mới, rèn luyện năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, chủ độngtiếp cận nội dung bài học, phát huy khả năng sáng tạo, tích cực trong học tập,khả năng làm việc nhóm,…

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh lớp 10 của trường THPT Hậu Lộc 2, năm học 2023- 2024, có sửdụng máy tính, máy chiếu, smartphone có kết nối Internet để thực hiện cácchương trình.

Sáng kiến còn có thể là một trong những tài liệu tham khảo hữu ích choGV Tin học trong tổ trao đổi kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy với nhau.Từ đó, nhân rộng phương pháp DHDA vào nhiều chủ đề và bài học khác trongchương trình Tin học sao cho phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất trong dạyvà học.

4.1 Phương pháp nghiên cứu

4.1.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Tôi sưu tầm, phân tích, tổng hợp, đánh giá, rút kinh nghiệm về những nghiêncứu lý thuyết liên quan đến: “Chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học”(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); Đổi mới phương pháp dạy họctheo hướng phát triển năng lực; Các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực;Chương trình tin học 10.

Phân tích tâm sinh lý HS.

Phân tích kết quả học tập môn Tin học 10 của HS trường THPT Hậu Lộc 2năm học 2022-2023

4.1.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp thực nghiệm khoa học

Thảo luận trong nhóm chuyên môn, xây dựng chủ đề “Sử dụng phươngpháp dạy học dự án để thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề: An toàn trên khônggian mạng - Tin học 10” và áp dụng các biện pháp thực hiện nội dung sáng kiếnvào lớp 10A1, 10A5, 10A10 tại trường THPT Hậu Lộc 2, năm học 2023 - 2024.

Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu qua bài kiểm tra ngắn đối với các lớp có áp dụng SKKN(10A1, 10A5, 10A10) và các lớp không áp dụng SKKN (10A2, 10A3, 10A4) đểrút ra kết luận về hiệu quả của việc áp dụng phương pháp DHDA.

Lập bảng thống kê so sánh để đánh giá kết quả đạt được sau khi áp dụngSKKN vào thực tế.

Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm

Thảo luận trong nhóm chuyên môn, phân tích kết quả đạt được sau khi thựchiện sáng kiến Từ đó tổng kết, rút kinh nghiệm, hoàn thiện và đưa ra hướngphát triển để sáng kiến đạt hiệu quả cao hơn trong giờ dạy ở các lớp và các bàihọc khác trong những năm học tiếp theo.

Trang 4

2- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1 Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm

Hiện nay, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc là vấn đề trọng tâm, then chốt của ngành giáo dục Với phương châm “dạyhọc lấy HS làm trung tâm”, GV là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập.GV cần tạo ra môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đềnhằm khuyến khích người học tích cực tham gia các hoạt động học tập ChínhGV phải là người khơi gợi, khuyến khích HS tự khẳng định năng lực và nguyệnvọng của bản thân, đồng thời rèn cho các em thói quen và khả năng tự học, tựvận động, tư duy, sáng tạo, phát huy tiềm năng và vận dụng hiệu quả những kiếnthức, kỹ năng trong quá trình học tập chứ không phải học thuộc lòng kiến thứcmà GV truyền đạt Từ đây tạo tiền đề để phát triển con người toàn diện phù hợpvới xu thế của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới một nền giáo dụcViệt Nam hiện đại và hội nhập quốc tế.

Trong chương trình Tin học 10, các bài học được thiết kế với các nội dungkhá phong phú theo 6 chủ đề: Máy tính và xã hội tri thức; Mạng máy tính vàinternet; Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số; Ứng dụng tin học;Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính; Hướng nghiệp với tin học Vớisự đa dạng về kiến thức như vậy thì đây vừa là thách thức và cũng là cơ hội đểGV phát huy tính sáng tạo trong việc lựa chọn phương pháp dạy học tích cựcphù hợp với từng chủ đề, bài học và từng đối tượng HS Phương pháp DHDA làmột trong những phương pháp đáp ứng được điều đó

DHDA là một mô hình dạy học lấy hoạt động của HS làm trung tâm.Phương pháp dạy học này phát triển kiến thức và kỹ năng của HS thông qua quátrình HS giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn bằng những kiếnthức theo nội dung môn học- được gọi là dự án Dự án đặt HS vào vai trò tíchcực như: người giải quyết vấn đề, người ra quyết định, điều tra viên hay ngườiviết báo cáo Học theo dự án đòi hỏi HS phải nghiên cứu và thể hiện kết quả họctập của mình thông qua cả sản phẩm và quá trình thực hiện

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm

Trong nhiều năm giảng dạy bộ môn Tin học tôi tự nhận thấy dù có nhiều cốgắng, nhưng thực sự vẫn có nhiều tiết học chưa sinh động và chưa hiệu quả.

Với nhiều GV Tin học, phương pháp DHDA thời gian gần đây đã được biếtđến, tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này vào giảng dạy các chủ đề Tin họcchưa nhiều và chưa sâu, chưa phát huy được thế mạnh của cả GV và HS tronghoạt động dạy và học Ngoài ra, vẫn còn một số ít GV chưa thật sự tâm huyếtvới nghề dạy học, cho rằng việc sử dụng phương pháp DHDA tốn nhiều thờigian, công sức, khó triển khai nên sinh ra tâm lí ngại tìm hiểu, ngại áp dụng.

HS chưa thực sự tích cực trong giờ học, tiếp thu kiến thức một cách thụđộng và chưa phát huy hết các năng lực cần thiết Phần lớn HS chưa có tư duykhám phá khoa học, tinh thần làm việc độc lập và làm việc theo nhóm chưa thựcsự hiệu quả, các em chưa vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các tìnhhuống thực tế đặt ra, đặc biệt là khả năng tự học của các em chưa cao Ngoài ra,với sự bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay, việc trang bị cho các em

Trang 5

những kiến thức cơ bản để bảo vệ bản thân khi tham gia vào môi trường số là rấtcần thiết.

Từ thực trạng trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng

phương pháp DHDA để thiết kế và tổ chức dạy học Chủ đề: An toàn trênkhông gian mạng - Tin học 10, với mong muốn mang lại những giờ học hiệu

quả, hấp dẫn, phát huy một cách tối đa tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HStrong học tập Từ đó, giúp HS thêm yêu mến và hứng thú hơn đối với bộ mônTin học, cũng như trang bị thêm kiến thức kĩ năng sống cho các em.

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề2.3.1 Phương pháp DHDA

* Khái niệm:

DHDA là một phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm GV đóng vai trò

là người hướng dẫn, tạo môi trường, tạo tình huống có vấn đề, còn HS tích cực,chủ động lĩnh hội tri thức, kỹ năng thông qua các dự án gắn nội dung học tập vớicác vấn đề có thật trong thực tiễn trong cuộc sống Từ đó tạo ra sản phẩm để báocáo, trình bày Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA.

* Đặc điểm:

- Định hướng thực tiễn: Chủ đề bắt nguồn từ những tình huống của thực tiễn

xã hội, giúp HS liên hệ các kiến thức đã học với cuộc sống Nhiệm vụ của dự ánchứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ, khả năng của HS.

- Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung

học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân Ngoài ra, hứng thú củangười học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.

- Tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực

hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết nhiệm vụ đề ra.

- Định hướng hành động: Sự kết hợp giữa nghiên cứu và vận dụng lý thuyết

vào hoạt động thực hành là nhiệm vụ hàng đầu khi áp dụng phương phápDHDA Qua đó, GV kiểm tra, củng cố, mở rộng kiến thức lý thuyết và nâng caokỹ năng thực hành của HS.

- Tính tự lực cao của người học: HS cần tham gia tích cực, chủ động trong

quá trình học Bên cạnh việc GV đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ, cầnđảm bảo mức độ tự lực của HS phù hợp với khả năng và độ khó của nhiệm vụ.

- Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm.

DHDA đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa cácthành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội kháctham gia trong dự án Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội.

- Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm

được tạo ra Sản phẩm của dự án không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lýthuyết, mà còn có ý nghĩa thực tiễn Những sản phẩm này có thể sử dụng, côngbố, giới thiệu.

Trang 6

 GV và HS cùng đề xuất, xác định chủ đề và mục đích của dự án Cần tạo ramột tình huống cần giải quyết, trong đó chú ý đến hoàn cảnh thực tiễn xã hộivà sự hứng thú của HS cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài.

 Theo sự hướng dẫn của GV, HS lên kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạncủa dự án, phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm.

- Bước 2 Thực hiện dự án

 Thu thập thông tin, dữ liệu.

 Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã được phân công Trongquá trình đó, sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra.

- Bước 3 Đánh giá dự án

 HS trình bày kết quả thu được sau khi thực hiện dự án.

 GV và HS tiến hành đánh giá quá trình thực hiện dự án, cũng như kết quả vàkinh nghiệm đạt được.

Việc phân chia các giai đoạn trên chỉ mang tính tương đối Trong quá trình thựchiện dự án, việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện thường xuyên.

* Ưu điểm và nhược điểm:

- Ưu điểm:

+ Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội;+ Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học;

+ Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm;+ Phát triển khả năng sáng tạo;

+ Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp;+ Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn;

+ Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc;+ Phát triển năng lực đánh giá.

+ DHDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.

Tóm lại DHDA là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểmdạy học định hướng vào người học, quan điểm dạy học định hướng hoạt động vàquan điểm dạy học tích hợp DHDA góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tưduy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo nănglực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp,tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học.

2.3.2 Sử dụng phương pháp DHDA để thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề:An toàn trên không gian mạng - Tin học 10

* Nguyên tắc thiết kế:

+ Phù hợp với nhu cầu của HS và do HS thực hiện.+ Chuẩn tối thiểu về kiến thức, năng lực, phẩm chất.+ Định hướng hình thành và phát triển năng lực của HS.+ Tính thực tiễn.

Trang 7

Dựa trên cơ sở lí thuyết DHDA, nghiên cứu các tài liệu tham khảo, từ thựctiễn giảng dạy môn Tin học tại trường THPT Hậu Lộc 2, tôi đề xuất thiết kế bàidạy chủ đề: An toàn trên không gian mạng - Tin học 10 áp dụng phương phápDHDA như sau:

Kế hoạch bài dạy minh hoạ:Ngày soạn: …… /……/……

TIẾT 19 - 20 CHỦ ĐỀ AN TOÀN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNGI MỤC TIÊU

1 Kiến thức

- Nêu được những nguy cơ và tác hại khi tham gia các hoạt động trênInternet một cách thiếu hiểu biết và bất cẩn Trình bày được một số cách đềphòng những tác hại đó

- Nêu được một vài cách phòng vệ khi bị bắt nạt trên mạng Biết cách bảo vệdữ liệu cá nhân

- Trình bày được sơ lược về các phần mềm độc hại Biết sử dụng một sốcông cụ để phòng chống phần mềm độc hại.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích tình huống, đề xuất vàlựa chọn giải pháp để chọn được phương án nhằm giải quyết vấn đề được đặt ra.

* Năng lực đặc thù:

Nla - sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyềnthông: HS biết sử dụng máy tính, điện thoại hoặc các thiết bị khác để khai thác

thông tin trên internet, tra cứu, tìm hiểu nội dung theo yêu cầu được giao.

NLb – hiểu biết và ứng xử phù hợp trong môi trường số: HS biết cách tự

bảo vệ thông tin, dữ liệu và tài khoản cá nhân; hiểu được rõ ràng hơn nhữngmặt trái của Internet, nhận diện được những hành vi lừa đảo, thông tin mangnội dung xấu và biết cách xử lí phù hợp; thể hiện tính nhân văn khi tham giathế giới ảo; HS hiểu khái niệm, cơ chế phá hoại, lây lan của phần mềm độc hạivà cách phòng chống.

NLc – phát hiện và giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ kĩ thuậtsố: HS biết sử dụng máy tìm kiếm để khai thác thông tin một cách hiệu quả, an

toàn và hợp pháp; tìm kiếm, lựa chọn được thông tin phù hợp và tin cậy; sửdụng được các công cụ kĩ thuật số để tổ chức, chia sẻ dữ liệu và thông tin trongquá trình phát hiện và giải quyết vấn đề.

NLd - ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học:

HS khai thác được các dịch vụ tra cứu và trao đổi thông tin, các nguồn học liệu

Trang 8

mở để cập nhật kiến thức, hỗ trợ học tập và tự học; sử dụng được một số phầnmềm hỗ trợ học tập như MS Word, PowerPoint,… tự tin, sẵn sàng tìm hiểunhững phần mềm tương tự để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Nle – giao tiếp, hòa nhập và hợp tác trong môi trường số: HS biết cách hợp

tác trong công việc; sử dụng được phần mềm để lập kế hoạch, phân chia vàquản lí công việc như MS Excel; lựa chọn và sử dụng được những kênh phùhợp để trao đổi thông tin, thảo luận nhóm như Zalo, Facebook,… hợp tác vàmở mang tri thức; giao tiếp, hoà nhập được một cách an toàn trong môi trườngsố, biết tránh các tác động xấu thông qua một số biện pháp phòng tránh cơ bản.

3 Phẩm chất

Yêu nước: Tìm hiểu từ nguồn thông tin đúng đắn, biết phân biệt các tin giả,

tin phản văn hóa, các hành vi xấu trên mạng xã hội, đặc biệt là các thông tin liênquan tới gia đình, bạn bè, trường lớp, quê hương, đất nước Từ đó, HS thêm yêuđất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.

Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác Tôn trọng khả năng nhận

thức của mỗi người.

Chăm chỉ: HS rèn luyện kĩ năng học tập hàng ngày, học tập mọi lúc, mọi

nơi, chủ động trao đổi với bạn bè, GV về những vấn đề chưa hiểu, chưa rõ Chủđộng, tích cực trong học tập để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Trung thực: HS rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng, mạnh dán phát biểu và

nói lên ý kiến của bản thân, biết nhận lỗi, sửa lỗi, bảo vệ cái đúng, cái tốt

Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo

đức bản thân Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thânkhi tham gia các hoạt động học tập.

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, điện thoại,… kết nối Internet hoặc 4G.

2 Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, bài giảng điện tử, một số video, tranh ảnh

có liên quan, các phiếu đánh giá dự án, bài kiểm tra ngắn,…

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:Tuần 1 - tiết 1 :

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦUa) Mục đích: Xác định tên dự án.

b) Nội dung: GV trình chiếu video, câu hỏi lên máy chiếu HS hoạt động theo

nhóm để trả lời câu hỏi.

* Video: https://www.youtube.com/watch?v=vw4K3CsTcxQ

* Câu hỏi: Hãy nêu những vấn đề được đề cập đến sau khi xem đoạn video vàxác định tên dự án để tiến hành tìm hiểu bài học này?

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS:

Tên dự án: “An toàn trên không gian mạng”.

d) Cách thức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm (tương ứng với 4

tổ của lớp), yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân vàhoạt động theo nhóm để trả lời câu hỏi ở mục b.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ.

Trang 9

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ

- Bước 4: Kết luận: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào

nội dung bài học.

Dẫn dắt: Không gian mạng - (trong một số hoàn cảnh cụ thể được gọi vắntắt là “mạng”) chính là Internet, là một môi trường rất mở Trên mạng mọingười có thể liên lạc, chia sẻ thông tin với nhau một cách dễ dàng nhưng chínhđiều đó lại bị những kẻ xấu lợi dụng khiến mạng cũng là nơi đầy rẫy những cạmbẫy Cần tự bảo vệ mình như thế nào?

Chúng ta sẽ được tìm hiểu qua nghiên cứu dự án “An toàn trên không gianmạng”.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚIHoạt động 2.1 Giới thiệu dự án

a) Mục đích: Xác định tên và phác thảo nội dung chính của các dự án.

b) Nội dung: GV trình chiếu câu hỏi lên máy chiếu HS hoạt động theo nhóm để

trả lời.

* Câu hỏi 1: Dự án có thể chia thành mấy dự án nhỏ? Hãy đặt tên cho các dự ánđó?

* Câu hỏi 2: Em hãy phác thảo nội dung chính của các dự án nhỏ?

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

* Trả lời câu hỏi 1: có thể chia thành 2 dự án nhỏ- Dự án nhỏ 1: Một số nguy cơ trên mạng

- Dự án nhỏ 2: Phần mềm độc hại Thực hành sử dụng phần mềm phòng chốngvirus Windows Defender.

* Trả lời câu hỏi 2: nội dung chính của mỗi dự án nhỏ- Dự án nhỏ 1: Một số nguy cơ trên mạng

+ Tin giả và tin phản văn hóa.+ Lừa đảo trên mạng.

+ Lộ thông tin cá nhân.

+ Bắt nạt trên không gian mạng.+ Nghiện mạng.

- Dự án nhỏ 2: Phần mềm độc hại Thực hành sử dụng phần mềm phòng chốngvirus Windows Defender.

+ Một số phần mềm độc hại + Tác hại của phần mềm độc hại

+ Cách phòng chống phần mềm độc hại

+ Thực hành sử dụng phần mềm phòng chống virus Windows Defender trênmáy tính.

d) Cách thức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm

hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoànthành nhiệm vụ.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên + HS làm việc theo nhóm

Trang 10

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau

- Bước 4: Kết luận: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết

quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2 Xây dựng kế hoạch thực hiện

a) Mục đích: Chuyển giao dự án, xây dựng đề cương và lập kế hoạch thực hiện

dự án.

b) Nội dung: GV trình chiếu nhiệm vụ, kế hoạch làm việc lên máy chiếu HS

hoạt động theo nhóm để xây dựng đề cương và lập kế hoạch thực hiện dự án.Sử dụng MS PowerPoint để thiết kế báo cáo trình chiếu, cụ thể:

- Nhóm 1, 3: Dự án nhỏ 1: Một số nguy cơ trên mạng

- Nhóm 2, 4: Dự án nhỏ 2: Phần mềm độc hại Thực hành sử dụng phần mềmphòng chống virus Windows Defender.

c) Sản phẩm: Bản đề cương và kế hoạch thực hiện dự án của 4 nhóm HS.d) Cách thức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV thông qua kế hoạch làm việc chung

+ GV chia lớp thành 4 nhóm (tương ứng với 4 tổ của lớp) Các nhóm họp,bầu ra nhóm trưởng, thư kí

+ GV và HS cùng thảo luận, thống nhất chọn nội dung thực hiện dự án, phân

công nhiệm vụ cho các nhóm như ở mục b.

+ GV hướng dẫn HS lập kế hoạch làm việc của nhóm gồm: những công việccần làm, thời gian dự kiến, tài liệu, phương pháp tiến hành, phân công công việctrong nhóm

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS tiến hành thảo luận về chủ đề được giao, xây dựng đề cương và kếhoạch dự án

+ HS thống nhất nhiệm vụ của mình, trao đổi với nhóm và GV về những vấnđề còn vướng mắc.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo đề cương và kế hoạch dự án + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau

- Bước 4: Kết luận: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết

quả hoạt động và hẹn lịch báo cáo tiến trình và sản phẩm.

Hoạt động 2.3 Triển khai dự án (thực hiện ở nhà)

a) Mục đích: HS triển khai dự án, hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

b) Nội dung: HS hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ cá nhân Nhóm

trưởng tập hợp và hoàn thành báo cáo.

c) Sản phẩm: Báo cáo tiến độ làm việc của các nhóm HS.d) Cách thức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Đã tiến hành ở tiết 1 - tuần 1- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Thực hiện dự án: các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đãđược phân công.

Trang 11

+ Các nhóm tiến hành xử lí thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của cácthành viên, thảo luận và làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.

+ Thiết kế và chuẩn bị báo cáo sản phẩm bằng MS PowerPoint.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các nhóm có thể trao đổi với GV về nhữngkhó khăn gặp phải và kiến nghị (nếu có)

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm gửi báo cáo tiến độ làm việc qua emailđúng thời gian quy định

- Bước 4: Kết luận: GV gửi thông tin phản hồi nhận xét, đánh giá về thái độ,

quá trình làm việc, kết quả tiến độ dự án tới từng nhóm HS.

uần 2 - tiết 2 :

Hoạt động 2.4 Báo cáo sản phẩm trước lớp

a) Mục đích: HS báo cáo kết quả thực hiện dự án trước lớp.

b) Nội dung: GV tổ chức cho các nhóm HS tiến hành báo cáo kết quả thực hiện

dự án.

c) Sản phẩm: Báo cáo dự án của các nhóm Sản phẩm dự án tập trung vào khai

thác nội dung sau:

Nhóm 1, nhóm 3: MỘT SỐ NGUY CƠ TRÊN MẠNG

* Tin giả và tin phản văn hóa* Lừa đảo trên mạng

* Lộ thông tin cá nhân

- Các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân:

+ Không ghi chép thông tin cá nhân ở những nơi mà người khác có thể đọc.+ Giữ cho máy tính không bị nhiễm các phần mềm gián điệp.

+ Cẩn trọng khi truy cập mạng qua wifi công cộng vì hầu hết những trạmwifi công cộng không mã hoá thông tin khi truyền.

* Bắt nạt trên không gian mạng

- Một số biện pháp phòng chống hành vi bắt nạt:+ Không nên kết bạn dễ dãi qua mạng.

+ Không trả lời thư từ hay tin nhắn, không tranh luận với kẻ bắt nạt trêndiễn đàn.

+ Hãy lưu giữ tất cả các bằng chứng.+ Hãy chia sẻ với bố mẹ hoặc thầy cô.

+ Khi sự việc nghiêm trọng hãy báo cho cơ quan công an kèm theo bằngchứng.

- Hãy giữ bí mật thông tin cá nhân.

- Chỉ nên kết bạn với những người quen biết trong mạng xã hội Khi bị bắt nạt,hãy chia sẻ với những người thân hoặc thầy cô.

- Không nên sử dụng Internet quá nhiều.

Trang 12

(a) Tìm hiểu về virus, trojan, worm và cơ chế hoạt động

* Virus:

* Worm, sâu máy tính* Trojan:

- Spyware: - Keylogger: - Backdoor: - Rootkit:

(b) Tác hại của phần mềm độc hại

- Virus hay worm: lây lan và gây ra các tác động không mong muốn- Trojan: thực hiện các hoạt động nội gián

- Các virus hay worm “dữ” có thể làm hỏng các phần mềm khác trong máy xoádữ liệu hay làm tê liệt hệ thống máy tính.

- Virus có thể bị phát hiện theo hành vi, nhưng các worm (sâu) thường do chínhnạn nhân bị lừa cài đặt nên rất khó phát hiện Nhiều sâu đã gây ra những thảmhoạ Ví dụ: Sâu Melissa (1999); Sâu Code Red (2001); Sâu WannaCry (2017)

- Hãy sử dụng các phần mềm chống phần mềm độc hại để bảo vệ máy tính.

THỰC HÀNH (HS thực hành trực tiếp trên máy tính)Dùng phần mềm phòng chống virus Windows Defender

Phần mềm Defender Firewall được tích hợp sẵn trong hệ điều hànhWindows phiên bản 10, tự động chạy ngầm để bảo vệ các máy tính dùng hệ điềuhành Windows Defender tự động cập nhật các mẫu virus mới mỗi khi hệ điềuhành được cập nhật (theo tiện ích Windows Update)

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:49

Tài liệu liên quan