Vì vậy tôi đã chọn đề tài: Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực và ứng dụng nền tảng mạng xã hội học tập Edmodo nhằm tổ chức hoạt động tự học của học sinh qua bài dạy “Cấu trúc lặ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG
=====***=====
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ ỨNG DỤNG NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI HỌC TẬP EDMODO NHẰM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
QUA BÀI DẠY “CẤU TRÚC LẶP”
Tên tác giả: Nguyễn Thị Chiều
38.62.01
Trang 2MỤC LỤC
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 3
1 Lời giới thiệu 3
2 Tên sáng kiến 4
3 Tác giả sáng kiến 4
4 Lĩnh vực đầu tư 4
5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 4
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu 4
7 Mô tả bản chất của sáng kiến 4
7.1 Về nội dung của sáng kiến 4
PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 4
I Một số vấn đề chung về tổ chức hoạt động của học sinh 4
II Kế hoạch bài học tổ chức hoạt động cho học sinh 9
III Kĩ thuật tổ chức hoạt động của học sinh 11
IV Edmodo – Nền tảng xây dựng môi trường dạy học hiện đại 16
PHẦN 2: NỘI DUNG 20
A Kế hoạch tổ chức hoạt động tự học của học sinh 20
B Thiết kế giáo án thành chuỗi các hoạt động của học sinh 25
C Tổng kết, kiểm tra đánh giá 55
PHẦN 3: THỰC NGHIỆM – ĐÁNH GIÁ 70
I Mục đích và phương pháp thực hiện 70
II Tổ chức thực nghiệm 70
III Kết quả thực nghiệm 71
7.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến 77
8 Những thông tin cần được bảo mật 77
9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 77
Trang 310 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý của tác giả hoặc theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia ápdụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử 7710.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến của tác giả 7710.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân 78
11 Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụngsáng kiến lần đầu 79
Trang 4BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1 Lời giới thiệu
Trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cũng như trong sự nghiệp đổi
mới toàn diện của đất nước, đổi mới nền giáo dục là một trong những nhiệm vụtrọng tâm của sự phát triển Mục tiêu của giáo dục nhằm đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài và nâng cao dân trí Công cuộc đổi mới đòi hỏi nhà trường phảitạo ra những con người tự chủ, năng động và sáng tạo đáp ứng nhu cầu của xã
hội Báo cáo chính trị đại hội Đảng IX đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người Yếu tố
cơ bản để phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” Mục đích cuối cùng là để từng cá nhân, mỗi cá thể, mỗi công dân tự mình có ý thức tạo được một cuộc cách mạng học tập trong bản
thân mỗi người Như vậy, ngành giáo dục phải tạo ra những con người lao động
có trí thức, năng động và sáng tạo
Để đạt được mục tiêu đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc nói chung vàTrường THPT Hai Bà Trưng nói riêng đã và đang tích cực tiến hành đổi mới cả vềnội dung và phương pháp dạy học trong tất cả các hoạt động dạy và học ở trong nhàtrường với quan điểm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của họcsinh nhằm bồi dưỡng phẩm chất và năng lực của học sinh Mỗi giáo viên cần lập kếhoạch dạy học hướng đến các vấn đề trên, gợi mở, giúp học sinh phát hiện và giảiquyết vấn đề, nhất là các vấn đề thực tiễn, hướng đến phát triển năng lực học sinh
Vì vậy tôi đã chọn đề tài: Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực và ứng
dụng nền tảng mạng xã hội học tập Edmodo nhằm tổ chức hoạt động tự học của học sinh qua bài dạy “Cấu trúc lặp” để nâng cao chất lượng giảng dạy và học bộ
môn Tin học trong nhà trường cũng như giúp học sinh có cách lĩnh hội kiến thức
Trang 5mới, hiệu quả nhằm phát huy năng lực và phẩm chất của mình trong thời đại công nghệ
4.0
2 Tên sáng kiến
Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực và ứng dụng nền tảng mạng xã hội học tập Edmodo nhằm tổ chức hoạt động tự học của học sinh qua bài dạy “Cấu trúc lặp”
3 Tác giả sáng kiến
Họ và tên: Nguyễn Thị Chiều
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Hai Bà Trưng
Số điện thoại: 0987911288
Email: nguyenthichieu.gvhaibatrung@vinhphuc.edu.vn
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Bà Nguyễn Thị Chiều - GV Tin học trường THPT Hai Bà Trưng
5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực dạy học bộ môn Tin học lớp 11
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Ngày 24 tháng 12 năm 2019
7 Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1 Về nội dung của sáng kiến:
I Một số vấn đề chung về tổ chức hoạt động học của học sinh
Thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm
2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực
Trang 6hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức,thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục: từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thứcsang phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; từ nội dung nặng tính hànlâm sang nội dung có tính thực tiễn cao; từ phương pháp truyền thụ một chiềusang phương pháp dạy học tích cực; từ hình thức dạy học trên lớp là chủ yếusang kết hợp đa dạng các hình thức dạy học trong và ngoài lớp học, trong vàngoài nhà trường, trực tiếp và qua mạng; từ hình thức đánh giá tổng kết là chủyếu sang coi trọng đánh giá trên lớp và đánh giá quá trình; từ giáo viên đánh giáhọc sinh là chủ yếu sang tăng cường việc tự đáng giá và đánh giá lẫn nhau củahọc sinh Như vậy, khác với dạy học định hướng nội dung, dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh là tổ chức cho học sinh hoạt động học Trongquá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trò tổ chức,kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lý sao cho học sinh
tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức Quá trình dạy học là quá trình hoạt độngcủa giáo viên và của học sinh trong sự tương tác thống nhất giữa giáo viên, họcsinh và tư liệu hoạt động dạy học
Đặc trưng của việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và học sinh là:
- Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp họcsinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những trithức được sắp đặt sẵn Theo tinh thần này, giáo viên là người tổ chức và chỉ đạohọc sinh tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiếnthức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình
huống thực tiễn
- Chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp để họ biết
cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã
có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới, Các tri thức phương pháp thường là những quy tắc, quy trình, phương thức hành động, tuy nhiên cũng cần coi trọng cả các phương pháp có tính chất dự đoán, giả định (ví dụ: các
Trang 7bước cân bằng phương trình phản ứng hóa học, phương pháp giải bài tập toánhọc, ) Cần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp,đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành vàphát triển tiềm năng sáng tạo của họ.
- Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm
“tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn” Điều đó có nghĩa, mỗi học sinh vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa
hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thứcmới Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằm vậndụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyếtcác nhiệm vụ học tập chung
- Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiếntrình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập Chú trọng phát triển kỹ năng
tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lờigiải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán,tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót
Hoạt động học của học sinh bao gồm các hành động với tư liệu dạy học, sựtrao đổi, tranh luận với nhau và sự trao đổi với giáo viên Hành động học của họcsinh với tư liệu hoạt động dạy học là hành động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức chobản thân mình Sự trao đổi, tranh luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh vớigiáo viên nhằm tăng cường sự hỗ trợ từ phía giáo viên và tập thể học sinh trong quátrình chiếm lĩnh tri thức Thông qua các hoạt động của học sinh với tư liệu học tập
và sự trao đổi đó mà giáo viên thu được những thông tin phản hồi cần thiết để cócác giải pháp hỗ trợ hoạt động học của học sinh một cách hợp lí và hiệu quả
Hoạt động của giáo viên bao gồm hành động với tư liệu dạy học và sự traođổi, hỗ trợ trực tiếp với học sinh giáo viên là người tổ chức tư liệu hoạt động dạyhọc, cung cấp tư liệu nhằm tạo tình huống cho hoạt động của học sinh Dựa trên tưliệu hoạt động dạy học, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động
Trang 8học của học sinh với tư liệu học tập và sự trao đổi, tranh luận của học sinh vớinhau.
Nhằm hình thành và phát triển năng lực của học sinh, hoạt động học tíchcực, tự lực và sáng tạo cho học sinh cần phải được tổ chức ở trong lớp, ngoàilớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạtđộng thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn
Tiến trình dạy học phải thể hiện chuỗi hoạt động học của học sinh phùhợp với phương pháp dạy học tích cực được vận dụng Tùy theo đặc thù bộ môn
và nội dung dạy học của chủ đề, giáo viên có thể lựa chọn các phương pháp dạyhọc khác nhau Tuy nhiên, các phương pháp dạy học tích cực nói chung đều dựatrên quan điểm dạy học giải quyết vấn đề có tiến trình sư phạm tương tự nhau:xuất phát từ một sự kiện/hiện tượng/tình huống/nhiệm vụ làm xuất hiện vấn đềcần giải quyết - lựa chọn giải pháp/xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề - thựchiện giải pháp/kế hoạch để giải quyết vấn đề - đánh giá kết quả giải quyết vấn
đề Vì vậy, nhìn chung tiến trình tổ chức hoạt động học của học sinh trong mỗibài học/chủ đề như sau:
1 Đề xuất vấn đề
Để đề xuất vấn đề, giáo viên giao cho học sinh một nhiệm vụ có tiềm ẩnvấn đề Nhiệm vụ giao cho học sinh có thể được thể hiện dưới nhiều hình thứckhác nhau như: giải thích một sự kiện/hiện tượng trong tự nhiên hay xã hội; giảiquyết một tình huống trong học tập hay trong thực tiễn; tiến hành một thínghiệm mở đầu Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh quan tâm đếnnhiệm vụ đặt ra, sẵn sàng nhận và tự nguyện thực hiện nhiệm vụ Từ nhiệm vụcần giải quyết, học sinh huy động kiến thức, kĩ năng đã biết và nảy sinh nhu cầu
về kiến thức, kĩ năng còn chưa biết, nhưng hi vọng có thể tìm tòi, xây dựngđược; diễn đạt nhu cầu đó thành câu hỏi Lúc này vấn đề đối với học sinh xuấthiện, dưới sự hướng dẫn của giáo viên vấn đề đó được chính thức diễn đạt
Trang 9Nhiệm vụ giao cho học sinh cần đảm bảo rằng học sinh không thể giảiquyết trọn vẹn với kiến thức, kĩ năng đã có mà cần phải học thêm kiến thức mới
để vận dụng vào quá trình giải quyết vấn đề
2 Giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề
Sau khi đã phát biểu vấn đề, học sinh độc lập hoạt động, xoay trở để vượtqua khó khăn, tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề Trong quá trình đó, khicần phải có sự định hướng của giáo viên để học sinh có thể đưa ra các giải pháptheo suy nghĩ của học sinh Thông qua trao đổi, thảo luận dưới sự định hướngcủa giáo viên, học sinh xác định được các giải pháp khả thi, bao gồm cả việc họckiến thức mới phục vụ cho việc giải quyết vấn đề đặt ra, đồng thời xây dựng kếhoạch hành động nhằm giải quyết vấn đề đó
3 Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề
Trong quá trình thực hiện giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề, họcsinh diễn đạt, trao đổi với người khác trong nhóm về kết quả thu được, qua đó cóthể chỉnh lý, hoàn thiện tiếp Trường hợp học sinh cần phải hình thành kiến thứcmới nhằm giải quyết vấn đề, giáo viên sẽ giúp học sinh xây dựng kiến thức mớicủa bản thân trên cơ sở đối chiếu kiến thức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểubiết mới; kết nối/sắp xếp kiến thức cũ và kiến thức mới dựa trên việc phát biểu,viết ra các kết luận/ khái niệm/công thức mới… Trong quá trình đó, học sinh cầnphải học lí thuyết hoặc thiết kế phương án thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm,thu lượm các dữ liệu cần thiết và xem xét, rút ra kết luận Kiến thức, kĩ năngmới được hình thành giúp cho việc giải quyết được câu hỏi/vấn đề đặt ra
Trong quá trình hoạt động giải quyết vấn đề, dưới sự hướng dẫn của giáoviên, hành động của học sinh được định hướng phù hợp với tiến trình nhận thứckhoa học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng mớihọc để giải quyết các tình huống có liên quan trong học tập và cuộc sống hàngngày; tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức thông qua các nguồn tư liệu, học liệu,khác nhau; tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thựctiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những
Trang 10cách khác nhau Qua quá trình dạy học, cùng với sự phát triển năng lực giảiquyết vấn đề của học sinh, sự định hướng của giáo viên tiệm cận dần đến địnhhướng tìm tòi sáng tạo, nghĩa là giáo viên chỉ đưa ra cho học sinh những gợi ýsao cho học sinh có thể tự tìm tòi, huy động hoặc xây dựng những kiến thức vàcách thức hoạt động thích hợp để giải quyết nhiệm vụ mà họ đảm nhận Nghĩa làdần dần bồi dưỡng cho học sinh khả năng tự xác định hành động thích hợp trongnhững tình huống không phải là quen thuộc đối với học sinh.
4 Trình bày, đánh giá kết quả
Sau khi đã hoàn thành hoạt động giải quyết vấn đề, dưới sự hướng dẫn củagiáo viên, học sinh trình bày, tranh luận, bảo vệ kết quả thu được Giáo viên chínhxác hoá, bổ sung, xác nhận, phê duyệt kết quả, bao gồm những kiến thức mới màhọc sinh đã học được thông qua hoạt động giải quyết vấn đề Học sinh ghi nhậnkiến thức mới và vận dụng trong thực tiễn cũng như trong các bài học tiếp theo
II Kế hoạch bài học tổ chức hoạt động cho học sinh
Tiến trình tổ chức hoạt động học của học sinh trong mỗi bài học cần đượcthiết kế thành các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của các phương phápdạy học tích cực như: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tìm tòi nghiên cứu,phương pháp "Bàn tay nặn bột" và các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn…Tuy có những điểm khác nhau nhưng tiến trình sư phạm của các phương phápdạy học tích cực đều tuân theo con đường nhận thức chung Vì vậy, các hoạtđộng của học sinh trong mỗi bài học có thể được thiết kế như sau: Tình huốngxuất phát, Hình thành kiến thức, Luyện tập, Vận dụng, Tìm tòi mở rộng
1 Tình huống xuất phát
Mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế học tập học sinh, giúp học sinh ýthức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới, giáo viên sẽ tạo tình huống họctập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liênquan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ "cái" học sinh
đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái"chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này Từ đó, giúp học sinh suy nghĩ và
Trang 11bộc lộ những quan niệm của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập Vì vậy, cáccâu hỏi/nhiệm vụ trong hoạt động khởi động là những câu hỏi/vấn đề mở, không
cần có câu trả lời hoàn chỉnh Kết thúc hoạt động này, giáo viên không chốt về nội dung kiến thức mà chỉ giúp học sinh phát biểu được vấn đề để học sinh chuyển sang các hoạt động tiếp theo nhằm bổ sung những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề.
2 Hình thành kiến thức mới
Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức,
kỹ năng mới và đưa các kiến thức, kỹ năng mới vào hệ thống kiến thức, kỹ năngcủa bản thân giáo viên giúp học sinh xây dựng được những kiến thức mới thôngqua các hoạt động khác nhau như: nghiên cứu tài liệu; tiến hành thí nghiệm, thực
hành; hoạt động trải nghiệm sáng tạo Kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động học của học sinh thể hiện ở các sản phẩm học tập mà học sinh hoàn thành, giáo viên cần chốt kiến thức mới để học sinh chính thức ghi nhận
và vận dụng.
3 Luyện tập
Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiếnthức, kỹ năng vừa lĩnh hội được Trong hoạt động này, học sinh được yêu cầu ápdụng trực tiếp kiến thức vào giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề
trong học tập Kết thúc hoạt động này, nếu cần, giáo viên có thể lựa chọn những vấn đề cơ bản về phương pháp, cách thức giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề để học sinh ghi nhận và vận dụng, trước hết là vận dụng để hoàn chỉnh câu trả lời/giải quyết vấn đề đặt ra trong "Hoạt động khởi động".
4 Vận dụng, mở rộng
Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh vận dụng được các kiến thức,
kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề trong cuộc sống
ở gia đình, địa phương giáo viên cần gợi ý học sinh về những hoạt động, sự hiện,hiện tượng cần quan sát trong cuộc sống hàng ngày, khuyến khích học sinh tiếp tụctìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài lớp học, mô tả yêu cầu về sản phẩm mà
Trang 12học sinh cần hoàn thành để học sinh quan tâm thực hiện Hoạt động này không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả học sinh phải tham gia Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp.
III Kĩ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh
1 Các bước tổ chức một hoạt động học
Mỗi hoạt động học của học sinh nói trên phải thể hiện rõ mục đích, nội dung, kỹ thuật tổ chức hoạt động và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành Phương thức hoạt động của học sinh thể hiện thông qua kĩ thuật học tích
cực được sử dụng Có nhiều kĩ thuật học tích cực khác nhau, mỗi kĩ thuật cómục tiêu rèn luyện các kĩ năng khác nhau cho học sinh Tuy nhiên, dù sử dụng
kĩ thuật học tích cực nào thì việc tổ chức mỗi hoạt động học của học sinh đềuphải thực hiện theo các bước sau:
a) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh phải rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về
sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giaonhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh;đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ học tập: học sinh được khuyến khích hợp tác với
nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; giáo viên cần phát hiện kịp thời những khókhăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không để xảy ratình trạng học sinh bị "bỏ quên" trong quá trình dạy học
c) Báo cáo kết quả và thảo luận: yêu cầu về hình thức báo cáo phải phù
hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; giáo viêncần khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập;
xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí
d) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: giáo viên tổ chức cho học
sinh trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ; nhận xét về quá trình thực
Trang 13hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thựchiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiếnthức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
2 Ý nghĩa của mỗi lại hình hoạt động học của học sinh
a) Hoạt động cá nhân là hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện các bài tập/
nhiệm vụ một cách độc lập Loại hoạt động này nhằm tăng cường khả năng làmviệc độc lập của học sinh Nó diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là với các bàitập/nhiệm vụ có yêu cầu khám phá, sáng tạo hoặc rèn luyện đặc thù giáo viêncần đặc biệt coi trọng hoạt động cá nhân vì nếu thiếu nó, nhận thức của học sinh
sẽ không đạt tới mức độ sâu sắc và chắc chắn cần thiết, cũng như các kĩ năng sẽkhông được rèn luyện một cách tập trung
b) Hoạt động cặp đôi và hoạt động nhóm là những hoạt động nhằm giúp
học sinh phát triển năng lực hợp tác, tăng cường sự chia sẻ và tính cộng đồng.Thông thường, hình thức hoạt động cặp đôi được sử dụng trong những trườnghợp các bài tập/ nhiệm vụ cần sự chia sẻ, hợp tác trong nhóm nhỏ gồm 2 em Vídụ: kể cho nhau nghe, nói với nhau một nội dung nào đó, đổi bài cho nhau đểđánh giá chéo ; còn hình thức hoạt động nhóm (từ 3 em trở lên) được sử dụngtrong trường hợp tương tự, nhưng nghiêng về sự hợp tác, thảo luận với số lượngthành viên nhiều hơn
c) Hoạt động chung cả lớp là hình thức hoạt động phù hợp với số đông học sinh Đây là hình thức nhằm tăng cường tính cộng đồng, giáo dục tinh thần
đoàn kết, sự chia sẻ, tinh thần chung sống hài hoà Hoạt động chung cả lớpthường được vận dụng trong các tình huống sau: nghe giáo viên hướng dẫnchung; nghe giáo viên nhắc nhở, tổng kết, rút kinh nghiệm; học sinh luyện tậptrình bày miệng trước tập thể lớp… Khi tổ chức hoạt động chung cả lớp, giáoviên tránh biến giờ học thành giờ nghe thuyết giảng hoặc vấn đáp vì như vậy sẽlàm giảm hiệu quả và sai mục đích của hình thức hoạt động này
d) Hoạt động với cộng đồng là hình thức hoạt động của học sinh trong mối
tương tác với xã hội Hoạt động với cộng đồng bao gồm các hình thức, từ đơn
Trang 14giản như: nói chuyện với bạn bè, hỏi người thân trong gia đình , đến những hìnhthức phức tạp hơn như: tham gia bảo vệ môi trường, tìm hiểu các di tích văn hoá,
lịch sử ở địa phương
3 Vai trò của các thành viên trong hoạt động nhóm
Để tránh việc tổ chức hoạt động nhóm mang tính hình thức Trong khi thảo luận nhóm, cần phân rõ vai trò của cá nhân, nhóm trưởng, giáo viên Cụ thể là:
a) Cá nhân: tự đọc, suy nghĩ, giải quyết nhiệm vụ, có thể hỏi các bạn trong
nhóm về những điều mình chưa hiểu; khi các bạn cũng gặp khó khăn như mình
thì yêu cầu sự trợ giúp của giáo viên Mỗi học sinh cần phải được hướng dẫn cụ thể để biết ghi chép những kết quả học tập của mình vào vở học tập, thể hiện ở câu trả lời cho câu hỏi/lời giải của các bài tập/kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
b) Nhóm trưởng: thực hiện các nhiệm vụ của cá nhân như những bạn khác;
phân công các bạn giúp đỡ nhau; tổ chức cho cả nhóm thảo luận để thực hiện nhiệm vụ học tập; thay mặt nhóm để liên hệ với giáo viên và xin trợ giúp; báo cáo tiến
trình học tập nhóm
c) Thư kí của nhóm: thực hiện các nhiệm vụ của cá nhân như các bạn khác; ghi chép lại những nội dung trao đổi hoặc kết quả công việc của nhóm để
trao đổi với các nhóm khác hoặc chia sẻ trước cả lớp
4 Một số hình thức làm việc của học sinh trong hoạt động học
Trong quá trình học tập, không phải lúc nào học sinh cũng hoạt động theonhóm học sinh vẫn làm việc cá nhân, theo cặp trong nhóm Các hình thức làmviệc trong nhóm được thay đổi thường xuyên căn cứ vào yêu cầu của nội dung
dạy học và thiết kế hoạt động của giáo viên Việc lựa chọn hình thức làm việc cá nhân, cặp đôi, nhóm hay cả lớp phụ thuộc vào yêu cầu của các loại hình hoạt động và luyện tập Tài liệu Hướng dẫn học chỉ là một gợi ý cho việc tổ chức các hình thức hợp tác này, giáo viên cần lưu ý không phải luôn tuân theo một cách máy móc thiết kế có sẵn của tài liệu Tùy vào đặc điểm chung của học sinh và ý tưởng dạy học, giáo viên có sự thay đổi, điều chỉnh một cách linh hoạt song vẫn
Trang 15phải phù hợp với mục tiêu bài học, đảm bảo tính hiệu quả và tạo hứng thú cho học sinh.
(1) Làm việc cá nhân: Trước khi tham gia phối hợp với bạn học trong các
nhóm nhỏ, cá nhân luôn có một khoảng thời gian với các hoạt động để tự lĩnhhội kiến thức, chuẩn bị cho các hoạt động đóng vai hay thảo luận trong nhóm.Phổ biến nhất có thể kể đến các hoạt động như đọc mục tiêu bài học, đọc vănbản, giải bài toán để tìm kết quả…
Cá nhân làm việc độc lập nhưng vẫn có thể tranh thủ hỏi hay trả lời bạntrong nhóm, vẫn thực hiện các yêu cầu của nhóm trưởng (nếu có) để phục vụcho các hoạt động cá nhân
Tần suất của các hoạt động cá nhân trong nhóm rất lớn và chiếm ưu thếhơn so với các hoạt động khác Làm việc cá nhân giúp học sinh có thời gian tậptrung tự nghiên cứu, tự khám phá kiến thức, tự chuẩn bị những gì cần thiết trướckhi sử dụng nó để có những hoạt động khác cùng cả nhóm Trong quá trình làmviệc cá nhân, gặp những gì không hiểu, học sinh có thể hỏi bạn ngồi cạnh hoặcnêu ra trong nhóm để các thành viên khác cùng trao đổi và nếu nhóm không giảiquyết được vấn đề thì nhóm trưởng có thể nhờ giáo viên hỗ trợ
(2) Làm việc theo cặp (2 học sinh): Tùy theo hoạt động học tập, có lúc học
sinh sẽ làm việc theo cặp trong nhóm giáo viên lưu ý cách chia nhóm sao chokhông học sinhnào bị lẻ khi hoạt động theo cặp Nếu không, giáo viên phải cho
đan chéo giữa các nhóm để đảm bảo tất cả học sinh đều được làm việc Làmviệc theo cặp rất phù hợp với các công việc như: kiểm tra dữ liệu, giải thích,chia sẻ thông tin; thực hành kĩ năng giao tiếp cơ bản (ví dụ như nghe, đặt câuhỏi, làm rõ một vấn đề), đóng vai
Làm việc theo cặp sẽ giúp học sinh tự tin và tập trung tốt vào công việcnhóm Quy mô nhỏ này cũng là nền tảng cho sự chia sẻ và hợp tác trong nhómlớn hơn sau này
(3) Làm việc chung cả nhóm: Trong các giờ học có các hoạt động cả nhóm
cùng hợp tác Ví dụ, sau khi học sinh tự đọc một câu chuyện, trưởng nhóm sẽ dẫn
Trang 16dắt các bạn trao đổi về một số vấn đề của câu chuyện đó; hoặc sau khi một cánhân trong nhóm đã đưa ra kết quả của một bài toán, nhóm sẽ cùng trao đổi nhậnxét, bổ sung về cách giải bài toán đó; hoặc là học sinh trong nhóm sẽ cùng thựchiện một dự án nhỏ với sự chuẩn bị và phân chia công việc rõ ràng, Nhóm làhình thức học tập phát huy rất tốt khả năng sáng tạo nên hình thức này dễ phùhợp với các hoạt động cần thu thập ý kiến và phát huy sự sáng tạo Điều quantrọng là học sinh cần phải biết mình làm gì và làm như thế nào khi tham gia làmviệc nhóm.
Để hoạt động nhóm đạt hiệu quả, mỗi nhóm tốt nhất nên chỉ có 4 học sinh hoặc nhiều nhất là 6 học sinh; mỗi lớp không nhất thiết chỉ tổ chức thành 6 nhóm.
(4) Làm việc cả lớp: Kết thúc "Hoạt động hình thành kiến thức", thông
thường cần tổ chức hoạt động chung cả lớp để học sinh được trình bày, thảo luận vềkết quả hoạt động nhóm; giáo viên chốt kiến thức cho học sinh ghi nhận và vậndụng Trong quá trình tổ chức "Hoạt động luyện tập", nếu phát hiện học sinh có
nhiều ý kiến khác nhau xung quanh một vấn đề hoặc có những khó khăn mànhiều học sinh không thể vượt qua, giáo viên có thể dừng công việc của cácnhóm lại để tập trung cả lớp làm sáng tỏ các vấn đề còn băn khoăn
Ngoài ra, giáo viên cần tránh dạy học đồng loạt theo hướng định lượngthời gian, bắt học sinh theo kịp tiến độ một cách khiên cưỡng, thông báo chunghoặc ghi các nội dung trên bảng trong khi hầu hết học sinh đã hiểu và làm được;chốt kiến thức trong từng phần nhỏ; cho học sinh giơ tay phát biểu quá nhiềugây mất thời gian; thay vì dạy cả lớp như hiện hành thì lại dạy cho nhiều nhómnên việc giảng giải lặp đi lặp lại ở các nhóm khác nhau; sử dụng câu hỏi phátvấn nhiều và vụn vặt
Trang 17IV Edmodo – Nền tảng xây dựng môi trường dạy học hiện đại
1 Giới thiệu Edmodo
Edmodo là một nền tảng học tập miễn phí và an toàn được thiết kế bởi JeffO'Hara và Nick Borg vào năm 2008, dành cho giảng viên, sinh viên, phụ huynh(https://edmodo.com) Edmodo tương tự như Facebook, nhưng riêng tư và an toànbởi vì nó cho phép giảng viên có thể tạo, quản lý tài khoản và chỉ cho sinh viên,người nhận được một mã lớp/nhóm (group code) có thể truy cập và tham gialớp/nhóm; không ai có thể tham gia nếu không có sự cho phép của giảng viên.Trang web cung cấp cho giảng viên và học sinh trong một lớp học ảo, có thể kết nối
và cộng tác mọi lúc, mọi nơi và đặc biệt có thể hỗ trợ cả trên thiết bị di động.Edmodo tăng cường các mối quan hệ tương tác trực tuyến, tạo nên một môi trườnglớp học năng động bằng việc chia sẻ nội dung, thảo luận, giao bài bài tập về nhà,kiểm tra, tiếp nhận thông tin phản hồi, ghi chú và cảnh báo cũng như thăm dò ýkiến Do đó, Edmodo có thể được xem như là hệ thống quản lý học tập (LearningManagement System: LMS), tạo điều kiện cho giảng viên thiết lập và quản lý cáclớp học trực tuyến dễ dàng Mặt khác, Edmodo đã có hơn 60 triệu người sử dụng vàđược công nhận bởi Hiệp hội các Thư viện trường học tại Mỹ Năm 2015, Edmodođược vinh danh là 1 trong 25 công cụ giáo dục trực tuyến sáng tạo nhất Phần mềmứng dụng Edmodo trên điện thoại được tải rất nhiều trên chợ trực tuyến của Google(Play store), của Apple (App store) và Microsoft (Windows store), đã tạo điều kiệnkhá thuận lợi cho việc dạy và học ở mọi nơi, mọi lúc
2 Những tính năng của Edmodo
Để sử dụng Emodo, người dùng chỉ cần tạo một tài khoản miễn phínhanh chóng với địa chỉ email, mật khẩu cùng với các thông tin khác Bạn sẽ lựachọn tư cách người dùng là Giảng viên, Sinh viên hay Phụ huynh Mỗi tư cáchngười dùng sẽ mang đến các quyền và cách thức sử dụng khác nhau trongEdmodo Ví dụ như: khi lựa chọn tư cách giảng viên, bạn có thể tạo lớp học,nhóm, môn học, chia sẻ, giao bài, kiểm tra đánh giá, quản lý điểm Với tàikhoản sinh viên, bạn có thể chia sẻ, nhận bài, tham gia kiểm tra, xem điểm,
Trang 18Giao diện đăng nhập theo loại tài khoản
Giao diện và tính năng của Edmodo tương đối giống với Facebook,Edmodo cho phép giảng viên kiểm soát lớp học rất dễ dàng, giúp giảng viên vàsinh viên cùng chia sẻ ý tưởng, tập tin, bài tập Giảng viên tạo lớp/nhóm, sắpxếp theo các cấp trình độ; cho phép hoặc không cho phép sinh viên tham gia vàocác lớp/nhóm và dễ dàng quản lý trong một trang quản trị duy nhất
Giao diện chính của tài khoản giảng viên
Trang 19Trong mỗi bài đăng (Notes hoặc Posts), giảng viên có thể đính kèm file,chia sẻ link từ web, thêm các văn bản, tài liệu từ trong thư viện với các tài liệudưới nhiều định dạng khác nhau như Word, PDF, MP3, MP4, wmv, mov, PPT,excel, gif, jpeg…, hoặc nhúng thêm các ứng dụng trên nền flash như: Prezi,Voicethread, Slideshare, các trò chơi, Google forms, YouTube videos… Chỉ cầnnhập tên vào ô tìm kiếm và chọn thêm tại mục Type the name of a group, Edmodo cho phép giảng viên tạo bản tin, chia sẻ cho nhiều lớp/nhóm hay từngsinh viên cùng lúc Nhờ đó, hoạt động cộng tác giữa giảng viên với sinh viên,giữa sinh viên với sinh viên được hỗ trợ tối đa và hiệu quả.
Tính năng vượt trội của Edmodo phải kể tới là Library (thư viện lưu trữtrực tuyến), Edmodo hỗ trợ lưu trữ phân loại tài liêu theo Folder, lưu trữ dướidạng nhúng liên kết (link hoặc embed URL), đặc biệt khả năng kết nối và hiểnthị trực tiếp trên site với hai tài khoản đám mây như OneDrive, Google Drive
Do đó, người dùng có thể quản lý, lưu trữ và chia sẻ tài nguyên không giới hạn.Tương tự như Facebook, mỗi người dùng cũng sẽ có một URL trỏ tới trang cánhân giúp giảng viên và sinh viên có thể dễ dàng kết nối với nhau
Những tính năng vượt trội phát huy tính tích cực trong dạy học của Edmodo
Một trong những tính năng phát huy tính tích cực trong hoạt động dạy học
đó là giao bài (Assignments) Giảng viên có thể giao bài rất dễ dàng, đồng thời
có thể gửi đính kèm cho người học các tệp tài liệu, tài nguyên từ Library, chia sẻlink từ các trang web… để yêu cầu người học hoàn thành bài tập Với chức năngAssignments, giảng viên có thể qui định thời gian nộp bài, nếu quá hạn hệ thống
Trang 20sẽ khóa chức năng nộp bài, và người học không thể gửi bài nữa Như vậy, giảngviên có thể thống kê được số sinh viên hoàn thành đúng thời hạn, không nộp bài,đồng thời tiến hành chấm, đánh giá và bổ sung tự động vào sổ điểm(Gradebook) trên Edmodo Tất cả hoạt động này diễn ra độc lập cho mỗi sinhviên, đảm bảo tính riêng tư và tăng cường hoạt động trao đổi trong dạy học.
Kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến Quizzes của Edmodo được cộng đồngngười sử dụng đánh giá rất cao Edmodo hỗ trợ nhiều dạng câu hỏi khác nhau nhưcâu hỏi lựa chọn (Multiple Choice), đúng/sai (True/False), câu trả lời ngắn (shortanswers), điền vào ô trống (Fill in the blank) và câu hỏi ghép nối (Matching), đồngthời cho phép qui định thời gian hoàn thành bài trắc nghiệm Quá trình chấm điểmđược thực hiện tự động ngoại trừ câu hỏi trả lời ngắn, nên giảng viên có thể tiếtkiệm được nhiều thời gian trong công tác kiểm tra đánh giá
Ngoài việc giảng viên cho điểm, nhận xét, đánh giá quá trình học tập,quản lý điểm kết quả của sinh viên, Edmodo bổ sung thêm tính năng Badges(Danh hiệu) trong Progress nhằm khuyến khích tinh thần học tập, thể hiện sự ghinhận tiến bộ, nỗ lực của sinh viên, giảng viên có thể truy tặng kết quả đó củasinh viên bằng các biểu trưng danh hiệu được Edmodo thiết kế sẵn
Lấy ý kiến người học về chương trình, nội dung, phương pháp dạy học làmột hoạt động thường xuyên nhằm định hướng, đổi mới trong quá trình dạy học,tuy nhiên nếu triển khai bằng phương pháp truyền thống trên giấy sẽ tốn chi phí,mất thời gian tổng hợp xử lý số liệu Với tính năng khảo sát của Edmodo Poll(bỏ phiếu), giúp giảng viên có thể tiết kiệm thời gian, chi phí và có ngay kết quảtức thời
Ngoài ra, tính năng Edmodo Planner cho phép giảng viên có thể lên kếhoạch giảng dạy, học tập với ứng dụng lịch tích hợp và hai kiểu xem theo tháng
và tuần, kết nối với Office để tạo file và tự động lưu chúng vào thư viện Libraryhay Snapshot để chụp hình lớp học Cùng với một kho ứng dụng có phí và miễnphí Spotlight Apps hỗ trợ trên Edmodo có thể giúp giảng viên có nhiều ý tưởngtrong kịch bản dạy học của của mình
Trang 21PHẦN 2: NỘI DUNG
SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ ỨNG DỤNG NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI HỌC TẬP EDMODO NẰM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH QUA BÀI DẠY “CẤU
TRÚC LẶP”
A KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
Bước 1 Xác định chủ đề bài học
Tên chủ đề: Dạy học cấu trúc lặp trong chương trình Tin học lớp
11 Bước 2 Thiết kế nội dung bài học
Thứ tự nội dung Nội dung kiến thức Số tiết
Nội dung 2 Câu lệnh lặp for-do
Bài tập, thực hành và ôn tập 3
Bước 3 Xác định mục tiêu đầu ra cho bài học
Chủ đề và nội dung học tập trên đây dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
và định hướng năng lực hình thành sau:
Kiến thức
- Hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán
- Hiểu cấu trúc lặp kiểm tra điều kiện trước, cấu trúc lặp với số lần định trước
- Biết cách vận dụng đúng đắn từng loại cấu trúc lặp vào tính huống cụ thể
- Bước đầu hình thành được khái niệm về lập trình có cấu trúc
Kĩ năng
- Mô tả được thuật toán của một số bài toán đơn giản có sử dụng lệnh lặp
- Viết đúng các lệnh lặp kiểm tra điều kiện trước, lệnh lặp với số lần định trước
- Viết được thuật toán của một số bài toán đơn giản
Trang 22Thái độ
- Từ việc tính toán, lập trình các bài tập liên quan đến toán học từ đó các em có liên hệ với môn học khác, đặc biệt là môn Toán và thêm yêu thích môn học
- Khơi gợi lòng ham thích giải toán bằng lập trình trên máy tính
-Rèn luyện các phẩm chất của người lập trình, xem xét giải quyết vấn đề cẩn thận,
chu đáo, logic, có sáng tạo,…
- Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức
Định hướng năng lực hình thành
- Năng lực tự học: tự tiếp thu kiến thức từ các nguồn khác nhau
- Năng lực tính toán: trả lời các câu hỏi định lượng, vận dụng trong bài
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: trình bày những bài tập khi GV yêu cầu
- Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông: lập trình các bài toán, sử dụng mạnginternet để tìm hiểu thêm về nội dung của bài
- Năng lực tự quản lý: quản lý, phân công các thành viên trong nhóm hoạt động
-Năng lực giải quyết vấn đề: ở mỗi câu hỏi, nội dung kiến thức GV đưa ra HS có
thể nhìn nhận và phát hiện giải quyết vấn đề được đặt ra
- Diễn tả thuật toán cấu trúc lặp trên NNLT
Bước 4 Mô tả mức độ yêu cầu kiểm tra, đánh giá
Bảng dưới đây xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vậndụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra,
đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học chủ đề bài học “Dạy
học cấu trúc lặp trong chương trình Tin học lớp 11”
BẢNG THAM CHIẾU CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT
CỦA CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Trang 23Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
đạt)
1 Cấu trúc Câu hỏi/ HS chỉ ra được HS giải thích HS lấy được ví
lặp bài tập trong một tình được ý nghĩa và dụ sử dụng cấu
định tính huống cụ thể có hoạt động của trúc lặp để giải
(Trắc cấu trúc lặp hay một cấu trúc lặp quyết một tình
nghiệm, Tự không và nó trong một tình huống cụ thể
luận) được biểu diễn huống cho trước được đặt ra.
đúng không.
2 Câu lệnh Câu hỏi/ HS mô tả được HS giải thích
lặp for-do bài tập định cú pháp và ngữ được hoạt động
tính nghĩa của câu của câu lệnh
for-(Trắc lệnh for-do (2 do (hai dạng)
nghiệm, Tự dạng for-to-do trong một tình
luận) và for- huống cụ thể
downtodo.)
Bài tập HS nhận ra HS giải thích HS sử dụng câu HS sử dụng câu
định lượng được một câu được hoạt động lệnh for-do lệnh for-do (một
(Trắc lệnh for-do (2 của một đoạn (một trong hai trong hai dạng)
nghiệm, Tự dạng) viết chương trình cụ dạng) để viết để viết được một
luận) đúng hay sai thể chứa câu được một đoạn đoạn chương
trong một tình lệnh for-do (một chương trình trình thực hiện huống cụ thể trong hai dạng) thực hiện một một tình huống
tình huống quen mới.
thuộc.
Bài tập HS sửa được lỗi HS sửa được lỗi HS sử dụng câu HS sử dụng câu
thực hành cú pháp của ngữ nghĩa của lệnh for-do và lệnh for-do và các
câu lệnh for-do câu lệnh for-do các câu lệnh câu lệnh khác để (2 dạng) trong (2 dạng) trong khác để viết viết được chương chương trình có chương trình có được chương trình giải quyết lỗi lỗi trình giải quyết vấn đề trong tình
vấn đề trong huống mới.
Trang 24tình huống quen thuộc.
3 Câu lệnh Câu hỏi/ HS mô tả được HS giải thích
lặp while- bài tập cú pháp và ngữ được hoạt động
do định tính nghĩa của câu của câu lệnh
(Trắc lệnh while-do while-do trong
nghiệm, Tự một tình huống
Bài tập HS nhận ra HS giải thích HS sử dụng câu HS sử dụng câu
định lượng được một câu được hoạt động lệnh whiledo và lệnh while-do và
(Trắc lệnh while-do của một đoạn các câu lệnh các câu lệnh khác
nghiệm, Tự viết đúng hay chương trình cụ khác để viết để viết được
luận) sai trong một thể chứa câu được chương chương
tình huống cụ lệnh while-do trình giải quyết trình giải quyết thể vấn đề trong vấn đề trong tình
tình huống quen huống mới thuộc.
Bài tập HS sửa được lỗi HS sửa được lỗi HS sử dụng câu HS sử dụng câu
thực hành cú pháp của câu ngữ nghĩa của lệnh whiledo và lệnh while-do và
lệnh whiledo câu lệnh whiledo các câu lệnh các câu lệnh khác trong chương trong chương khác để viết để viết được trình có lỗi trình có lỗi được chương chương
trình giải quyết trình giải quyết vấn đề trong vấn đề trong tình tình huống quen huống mới thuộc.
Trang 25Câu hỏi/bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
Nội dung (Mô tả yêu (Mô tả yêu (Mô tả yêu cầu (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Bước 5 Biên soạn các câu hỏi/bài tập/phiếu học tập
Căn cứ vào nội dung của chủ đề đã lựa chọn, dựa trên trình độ hiện có của họcsinh, các mục tiêu năng lực được xác định để biên soạn các phiếu học tập, câuhỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình
tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo bài học đãtrình bày chi tiết ở Bước 6 dưới đây và được xây dựng trên mạng xã hội học tậpEdmodo:
Link trang: truc-lap-31182920/posts.
edmodo.com/groups/khoi-11-tin-hoc-31182910/small_groups/cau-Mã để đăng nhập vào lớp: qq33qq
Tên chủ đề: “Cấu trúc lặp”
Trang 26Giao diện tương tác Giáo viên và Học sinh trên
Edmodo Bước 6 Thiết kế tiến trình dạy học
Căn cứ vào các hoạt động học tập của HS được giới thiệu trong phần “Xác địnhchủ đề học tập” và căn cứ vào các nội dung học tập được giới thiệu trong phần
“Thiết kế nội dung chủ đề”, tiến trình dạy học chủ đề “Dạy học cấu trúc lặp trong chương trình Tin học lớp 11” được mô tả ở mục B
B THIẾT KẾ GIÁO ÁN THÀNH CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Chủ đề: Dạy học cấu trúc lặp trong chương trình Tin học lớp 11
Tên bài và nội dung thứ
1 Lặp
1 2 Lặp với số lần biết trước và câu lệnh for - do
HĐ2 Tìm hiểu thuật toán giải Bài toán 1 Hình thành kiến thức và luyện tập
Trang 27HĐ4 Trả lời câu hỏi về câu lệnh lặp for- Hình thành kiến thức và luyện tập
do
HĐ6 Lập trình giải bài toán tính tổng các Vận dụng
số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ
3 Lặp với số lần chưa biết trước và câu lệnh while - do
2
thị câu lệnh while-do để giải bài toán 2
toán 2
Bước 6.1 Tiến trình dạy học Tiết 1: CÂU LỆNH LẶP FOR-DO
Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt
Trang 28Về kiến thức
Học sinh cần:
- Hiểu được vai trò của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán;
- Hiểu cấu trúc lặp với số lần biết trước;
- Hiểu được câu lệnh lặp với số lần biết trước for-do trong Pascal
Về kỹ năng
- Viết đúng các câu lệnh lặp với số lần biết trước for-do ở dạng tiến vàdạng lùi (trong ngôn ngữ Pascal);
Về tư tưởng, tình cảm
- Học sinh hiểu bài và hứng thú với bài học
- Học sinh ngày càng say mê lập trình hơn
Phương pháp dạy học, phương tiện dạy học chủ yếu
- Dạy học theo quan điểm hoạt động
- Sử dụng máy chiếu, slide bài giảng, SGK, máy tính cài đặt môitrường lập trình để minh họa, Test khởi động, củng cố xây dựng trênKahoot, Bài tập trắc nghiệm kiểm tra và luyện tập xây dựng trêntrang mạng xã hội học tập Edmodo, giấy khổ lớn và các bảng phụ
A1 KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc lặp
(1) Mục tiêu: HS hiểu được nhu cầu sử dụng và ý nghĩa của cấu trúc lặp HS hiểuhai loại cấu trúc lặp: lặp với số lần biết trước và lặp với số lần không biết trước
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Dạy học nêu vấn đề (learrning problem posing)
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu, các chương trìnhnguồn mẫu
(5) Sản phẩm: HS được giao nhiệm vụ tìm hiểu tình huống phát sinh cấutrúc lặp thông qua bài toán tính tổng một dãy số với hai trường hợp: (1) Biết trước
số số hạng của dãy; (2) không biết trước số số hạng của dãy Từ đó các em trả lờiđược phiếu câu hỏi được GV nêu ra GV sẽ chính xác lại các câu trả lời
Trang 29của các HS (cá nhân hoặc nhóm) để các em hiểu và phân biệt được hai loại cấutrúc lặp Chú ý, chỉ ở cuối hoạt động này, GV mới liên hệ, đề cập ngay đến câulệnh lặp trong Pascal.
Nội dung hoạt động
Cấu trúc rẽ nhánh mà ta đã được học ở bài trước, cùng với cấu trúc tuần tự,chưa đủ để biểu thị được tất cả các thuật toán mà ta đã được giới thiệu từ lớp
10 Để biểu thị được tất cả các thuật toán, cần có thêm một cấu trúc điều khiểnnữa, đó là các cấu trúc lặp Để tìm hiểu về các cấu trúc này, ta hãy xem xét haibài toán sau đây và trả lời câu hỏi cho bên dưới:
Bài toán 1: Tính và đưa ra màn hình tổng sau, với a > 2:
PHIẾU CÂU HỎI
Để tính tổng S trong hai bài toán trên đây:
(1) Ban đầu ta cần khởi tạo S bằng biểu thức nào?
(2) Tiếp theo, cần cộng S với số hạng có dạng như thế nào? (Với N lần lượt
nhận các giá trị bao nhiêu?)
(3) Xét quá trình cộng dần S với số hạng ở dạng tổng quát như đã tìm được ở câu
2 trên đây:
- Đối với bài toán 1, việc cộng đó lặp bao nhiêu lần?
- Đối với bài toán 2, việc cộng đó thực hiện mãi mãi không?
Giáo viên chính xác câu trả lời của HS như sau:
(1) Ban đầu, S được khởi gán giá trị 1/a
(2) Tiếp theo, cộng vào tổng S một giá trị 1/(a+N) với N = 1, 2, 3,
Trang 30
-28-(3) Quá trình cộng dần S với số hạng ở dạng tổng quát 1/(a+N) được lặp lại một
Hoạt động 2: Tìm hiểu thuật toán giải bài toán 1
(1) Mục tiêu: HS thực hiện được một phần thuật toán thể hiện cấu trúc lặp với số lần biết trước
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Rèn tư duy phân tích và so sánh tương tự
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu
(5) Sản phẩm: Học sinh tìm hiểu thuật toán thứ nhất tính tổng dãy số (biếttrước số số hạng) để từ đó hoàn chỉnh thuật toán thứ hai cũng đạt được mụctiêu như thuật toán thứ nhất (mức độ vận dụng thấp)
Nội dung hoạt động
Ta gọi Tong_1a là thuật toán tính tổng S theo yêu cầu bài toán 1 Dưới đây là
mô tả thuật toán:
Thuật toán Tong_1a
Bước 1: S ←1/a; N ← 0;
Bước 2: N ← N + 1;
Bước 3: Nếu N > 100 thì chuyển đến bước 5;
Trang 31
-29-Bước 4: S ← S + 1/(a+N); rồi quay lại bước 2;
Bước 5: Đưa S ra màn hình, rồi kết thúc.
Ta cũng có thể mô tả thuật toán tính tổng S theo yêu cầu bài toán 1 bằng cách
thứ hai Ta gọi thuật toán cách hai này là Tong_1b Hãy hoàn thành thuật toán
này Thuật toán Tong_1b
Bước 1: S ← …… ; N ← 101;
Bước 2: N ← N - 1;
Bước 3: Nếu … thì chuyển đến bước 5;
Bước 4: S ← S + …….; rồi quay lại bước ……;
Bước 5: Đưa S ra màn hình, rồi kết thúc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu câu lệnh lặp for-do
(1) Mục tiêu: HS nắm được câu lệnh lặp for-do ở mức độ biết
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và chương trình mẫu.(5) Sản phẩm: Học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu câu lệnh lặp for-do từ
đó phát biểu được ý nghĩa, hoạt động của câu lệnh lặp này (mức độ biết)
Nội dung hoạt động
Để giải bài toán 1 theo thuật toán Tong_1a hoặc Tong_1b, ta có thể sử dụng câu lệnh lặp for-do, là câu lệnh lặp với số lần biết trước Có hai dạng lặp for-do
<biến đếm> là biến đơn thường có kiểu nguyên; không được thay đổi giá trị của
biến đếm sau từ khóa do.
Trang 32
-30-<giá trị đầu> và -30-<giá trị cuối> là các biểu thức cùng kiểu với biến đếm; Trongdạng lặp tiến, giá trị đầu không lớn hơn giá trị cuối; Trong dạng lặp lùi, giá trịđầu không nhỏ hơn giá trị cuối;
Hoạt động của câu lệnh lặp for-do:
+ Ở dạng lặp tiến: với biến đếm lần lượt tăng dần từ giá trị đầu đến giá trị cuối,
câu lệnh viết sau từ khóa do sẽ được thực hiện lặp lại một lần.
+ Ở dạng lặp lùi: với biến đếm lần lượt giảm dần từ giá trị cuối đến giá trị đầu,
câu lệnh viết sau từ khóa do sẽ được thực hiện lặp lại một lần.
Hoạt động 4: Trả lời câu hỏi về câu lệnh lặp for-do
(1) Mục tiêu: HS nắm được câu lệnh lặp for-do ở mức độ hiểu
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và chương trình minh họa
(5) Sản phẩm: Học sinh trả lời được các phiếu câu hỏi về câu lệnh lặp for-do
từ đó hiểu rõ được ý nghĩa, hoạt động của câu lệnh lặp này (mức độ hiểu)
Nội dung hoạt động
PHIẾU CÂU HỎI 1(1) Hãy giải thích hoạt động của các câu lệnh sau đây với i là biến kiểu byte:
a) for i:= 1 to 10 do <câu lệnh>;
b) for i:= 10 downto 1 do <câu lệnh>;
(2) Hãy so sánh hoạt động của hai câu lệnh sau đây với c là biến kiểu char
a) for c := 'a' to 'j' do <câu lệnh>;
b) for c := 'j' downto 'a' do <câu lệnh>;
(3) Hãy chọn câu khẳng định đúng trong các câu sau:
Trong câu lệnh lặp for-do tổng quát
A biến đếm là biến phải có giá trị kiểu số;
Trang 33B giá trị của biến đếm có thể được sử dụngtrong câu lệnh trong thân v ng lặp;
C nếu giá trị đầu bằng giá trị cuối thì câu lệnh thân v ng lặp
không được thực hiện lần nào;
D giá trị đầu và giá trị cuối có thể khác kiểu dữ liệu với biến đếm.
(4) Đoạn chương trình nàu dưới đây tính S là tổng của N số tự nhiên đầu tiên:
Hoạt động 5: Lập trình giải bài toán 1
(1) Mục tiêu: HS nhận dạng được câu lặp for-do trong một chương trình cụ thể Hơn nữa, HS hiểu được thuật toán được cài đặt như thế nào thông
qua câu lệnh này (mức độ vận dụng thấp)
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và chương trìnhminh họa
(5) Sản phẩm: Học sinh trả lời được phiếu câu hỏi về chương trình vậndụng câu lệnh lặp for-do để giải quyết bài toán (mức độ vận dụng thấp)
Nội dung hoạt động
Hãy tìm hiểu chương trình dưới đây để giải bài toán 1 theo thuật toán Tong_1a:
TT Lệnh
#1 program Tong_1a;
#2 uses crt;
#3 var S: real;
Trang 34PHIẾU CÂU HỎI
(1) Chương trình Tong_1a có thể chia thành những phần nào (từ d ng lệnh nào
đến d ng lệnh nào)? Nhiệm vụ/công việc của từng phần đó là gì?
(2) Chương trình Tong_1a đã sử dụng câu lệnh for-do dạng lặp tiến hay lùi?
(3) Để có chương trình thể hiện thuật toán Tong_1b ta sẽ sử dụng câu lệnh for-do
dạng lùi Khi đó, cần sửa lại các d ng lệnh nào? Hãy viết các d ng lệnh đó?
Hoạt động 6: Lập trình giải bài toán tính tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ M đến N
(1) Mục tiêu: HS thể hiện được câu lặp for-do trong một tình huống cụ thể Nói
cách khác, HS sử dụng được câu lệnh for-do để cài đặt thuật toán giải bàitoán mới (vận dụng mức cao)
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Rèn luyện tư duy phân tích, qui lạ về quen
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và chương trình minh họa.(5) Sản phẩm: Học sinh thực hiện yêu cầu được nêu trong phiếu câu hỏi về vận dụng câu lệnh lặp for-do để giải quyết bài toán mới (mức độ vận dụng cao)
Trang 35Nội dung hoạt động
PHIẾU CÂU HỎI
Bài toán: Viết chương trình thực hiện việc hai số nguyên dương M và N (M<N), tính và đưa lên màn hình tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm
vi từ M đến N
Hãy đọc gợi ý hoặc câu hỏi gợi ý ở cột bên trái để hoàn thành chương trình giảibài toán đã nêu ở cột bên phải
(1) Chương trình gồm những phần #1: program Vi_du_2;
chính hay các công việc chính sau: #2: uses crt;
- Nhập M, N từ bàn phím; #3: var M, N, i: integer;
- In ra màn hình tổng T; #5: begin
(2) Hãy viết các lệnh (hay đoạn #6: clrscr;
trình) làm công việc nhập M và N? #7: write('Nhap so M nho hon N');
(3) Để tính tổng T, ta sẽ dùng #8: write('M = '); ……… ; biến
đếm i lần lượt tăng dần từ giá #9: ………; readln(N); trị đầu
M đến giá trị cuối N, với mỗi #9: T := 0;
giá trị của i, ta dùng phép toán mod #10: for i := … to … do
để tiến hành kiểm tra xem nếu i chia #11: if (i mod 3 = 0) or (…………) then
hết cho 3 hoặc i chia hết cho 5 thì #12: T := …… ;
thực hiện câu lệnh cộng i cho tổng #13: ……….;
T Ban đầu T được khởi tạo bằng 0 #14: readln; #15:
(4) Hãy lệnh in ra màn hình giá end.
trị của T
C1 TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động 7: Tìm hiểu các đoạn chương trình sử dụng câu lệnh for-do
Trang 36(1) Mục tiêu: HS thực hiện được các hoạt động nhận dạng và thể hiện câu lặp
for-do trong các tình huống cụ thể
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và bảng phụ
(5) Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi về vận dụng câu lệnh lặp fordo để giải quyết các tình huống cụ thể (mức độ vận dụng thấp và cao)
Nội dung hoạt động
Câu 1 Cho p, q và i là các biến nguyên Khi thực hiện đoạn chương trình sau
C S := 0; for i := 9 downto 1 do S := S + i*i;
D S := 5; for i:=9 downto 3 do S := S + sqr(i);
Hoạt động 8: Tìm hiểu câu lệnh for-do lồng nhau
(1) Mục tiêu: HS hiểu được câu lệnh for-do lồng nhau
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu và bảng phụ
Trang 37(5) Sản phẩm: Dưới sự gợi ý giảng giải của GV, học sinh viết được đoạnchương trình sử dụng câu lệnh for-do lồng nhau để giải quyết được một bài toánđơn giản (mức độ vận dụng thấp và cao).
Nội dung hoạt động
Hình bên là đoạn chương trình sử dụng for c := 1 to 36 do for g := 0 to 36câu lệnh lặp for-do lồng nhau để giải bài – c do if c*4 + g *2 = 100 then
toán “Vừa gà vừa chó, bó lại cho tr n, 36 writeln(‘so ga: ’,g, ‘so cho: ’,c);
con, 100 chân chẵn Hỏi có bao nhiêu
gà, bao nhiêu chó?”
Hãy viết đoạn chương trình giải bài toán “Trăm trâu trăm cỏ, trâu đứng ăn năm,trâu nằm ăn ba, lụ khụ trâu già 3 con một bó Hỏi số trâu mỗi loại?”
D1 Hướng dẫn học ở nhà
- Ôn lại bài học hôm nay;
- Chuẩn bị trước cho tiết thứ ba của bài học này: mục 3: Lặp với số lần chưa biết trước và câu lệnh while-do
• Truy cập tài khoản học sinh và nhập mã Class Code để làm bài tập
+ Tên chủ đề
+ Mã Class Code hoặc Public URL hoặc Join URL:
Trang 386.2 Tiến trình dạy học Tiết 2: CÂU LỆNH LẶP WHILE-DO
Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt
Về kiến thức
Học sinh cần:
- Hiểu được vai tr của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán;
- Hiểu cấu trúc lặp với số lần không biết trước, kiểm tra điều kiện trước;
- Hiểu được câu lệnh lặp while-do trong Pascal
- Bước đầu biết vận dụng đúng đắn từng loại cấu trúc lặp vào tình huống cụ thể
- Học sinh hiểu bài và hứng thú với bài học
- Học sinh ngày càng say mê lập trình hơn, đặc biệt là sau khi đã biết tất cả các các cấu trúc điều khiển cơ bản trong chương trình
Phương pháp dạy học, phương tiện dạy học chủ yếu
- Dạy học theo quản điểm hoạt động
- Sử dụng máy chiếu, slide bài giảng, SGK, máy tính cài đặt môi
trường lập trình để minh họa, giấy khổ lớn và các bảng phụ
A2 KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Trang 39(1) Mục tiêu: HS nhớ được cú pháp và hiểu được hoạt động của câu lệnh for-do trong bài học trước.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Vấn đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu
(5) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra bài cũ
Nội dung hoạt động
Sau khi chạy chương trình cho trong hình bên phải dưới đây, kết quả in ra màn hình là gì, hãy chọn phương án đúng
Hoạt động 2: Tìm hiểu thuật toán giải bài toán 2
(1) Mục tiêu: HS hiểu được cấu trúc lặp với số lần không biết trước.(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện; Rèn luyện tư duy so sánh, phân tích
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu
(5) Sản phẩm: HS trả lời được phiếu câu hỏi và qua đó HS hiểu được cấu trúc lặp với số lần không biết trước
Nội dung hoạt động Cột bên phải trong bảng dưới đây là thuật toán Tong_2 tính tổng S của dãy số theo yêu cầu của bài toán 2 Thuật toán Tong_1a giải bài toán 1 được trình bày
ở cột bên cạnh để tiện so sánh Hãy quan sát hai thuật toán này và trả lời các câuhỏi cho ở Phiếu câu hỏi bên dưới
Trang 40Thuật toán Tong_1a Thuật toán Tong_2
c 1: S ← 1/a; N ← 0;
Bước 3: Nếu N > 100 thì chuyển đến chuyển đến bước 5;
bước 5;
Bước 3: N ← N + 1;
Bước 4: S ← S + 1/(a+N); rồi quay lại Bước 4: S ← S + 1/( a+N); rồi quay lại
Bước 5: Đưa S ra màn hình, rồi kết thúc Bước 5: Đưa S ra màn hình, rồi kết thúc.
PHIẾU CÂU HỎI(1) Như đã mô tả cách tính tổng S trong bài toán 2 ở những tiết học trước, cóthể thấy thuật toán giải bài toán 2 chỉ khác thuật toán giải bài toán 1 ở một điểmduy nhất Hãy phát hiện điểm khác duy nhất đó?
(2) Để thu được thuật toán Tong_2 từ thuật toán Tong_1a, ta sẽ thay điều
kiện ở bước 3 thành điều kiện nào?
(3) Sau khi sửa thuật toán Tong_1a để thu được thuật toán Tong_2, có nên thay đổi thứ tự bước 2 và bước 3 cho nhau không? tại sao?
B2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động 3: Tìm hiểu câu lệnh lặp while-do
(1) Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa và hoạt động của câu lệnh lặp while-do.(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện;
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu
(5) Sản phẩm: HS phát biểu được hoạt động của câu lệnh lặp với số lần
không biết trước, kiểm tra điều kiện trước while-do
Nội dung hoạt động
Để giải bài toán 2 theo thuật toán Tong_2 ta có thể sử dụng câu lệnh lặp
while-do, là câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước, cú pháp như sau: while <điều kiện> do <câu lệnh>; Trong đó: