1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua chuyên đề tuần hoàn máu nhằm nâng cao hứng thú học tập môn sinh học cho học sinh THPT

64 154 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

Tên sáng kiến: Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua chuyên đề “Tuần hoàn máu” nhằm nâng cao hứng thú học tập môn sinh học cho học sinh THPT.. Cầnp

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BÌNH XUYÊN

Tác giả sáng kiến: Lê Thị Lan Phương Môn: Sinh học

Mã sáng kiến: 31.56.05

Trường THPT Bình Xuyên

Vĩnh Phúc, năm 2019

Trang 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BÌNH XUYÊN

Vĩnh Phúc, năm 2019

Trang 3

MỤC LỤC

2 Tên sáng kiến: Đổi mới phương pháp dạy học theo định

hướng phát triển năng lực học sinh qua chuyên đề “Tuần hoàn

máu” nhằm nâng cao hứng thú học tập môn sinh học cho học

sinh THPT.

2

4 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 2

6 Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 54

8 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp

dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ

chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp

dụng thử (nếu có)

54

9 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp

dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả

55

10 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do

áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân

56

11 Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử

hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)

56

Trang 4

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, khoa học thường thức vì thế giáoviên có thể hướng dẫn học sinh quan sát phương tiện trực quan là các sơ đồ,hình vẽ, mẫu vật tự nhiên, các thí nghiệm… Để kích thích quan sát, chú ý, khơidậy ở học sinh tính tò mò khoa học, phát hiện những băn khoăn, thắc mắc, tạotình huống có vấn đề cũng như vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn Cầnphải cấu trúc lại chương trình dạy học theo các chuyên đề, để giáo viên chủđộng, linh hoạt trong việc kết hợp, đa dạng các phương pháp dạy học, các hoạtđộng học tập, có như vậy mới tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh

Phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ kiến thức một chiều” như trướckia đa số các em học thuộc những kiến thức thầy cô giáo truyền thụ, còn khảnăng vận dụng, khả năng giao tiếp, kỹ năng xử lí tình huống của các em rất hạnchế, học sinh chưa biết cách tự học, trong giờ học các em rất ít có cơ hội đểkhám phá, để đặt vấn đề và học sinh rất yếu khi vận dụng tri thức tổng hợp cũngnhư giải quyết các tình huống thực tiễn Một trong những nguyên nhân dẫn đếntình trạng trên là sự gò bó trong chương trình môn học, trước lượng kiến thứccần truyền đạt nhiều mà thời gian của 1 tiết dạy chỉ có 45 phút Vì thế giáo viên

ít giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, ít có điều kiện để quan tâm đến việc họccủa học sinh vì vậy một số học sinh trong lớp trở nên thờ ơ với việc học, khônghứng thú với môn học Trước thực tế đó, tôi thiết nghĩ trong quá trình giảng dạycần có những giải pháp đổi mới đồng bộ về phương pháp giảng dạy và kiểm trađánh giá theo hướng phát triển năng lực cho học sinh

Học sinh THPT hiện nay có nhiều thế mạnh so với thế hệ trước, khả năngtiếp thu cái mới nhanh nhạy, được tiếp cận với nhiều phương tiện giáo dục,truyền thông hiện đại, có nhiều cơ hội để học tập tiến bộ Với vai trò là một giáoviên dạy môn sinh học THPT, tôi thấy dạy học theo hướng phát triển năng lựccho học sinh là yêu cầu cấp thiết và quan trọng, đòi hỏi mỗi giáo viên cần nỗlực, cố gắng tìm tòi học hỏi đưa ra những giải pháp phù hợp, hiệu quả Trong

Trang 5

Chương I, thuộc phần bốn Sinh học cơ thể - Sinh 11 THPT có 3 bài 18 + 19:Tuần hoàn máu Bài 21: Đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người Cả 3 bài trên đều cónội dung liên quan chặt chẽ với nhau, kết nối kiến thức với nhau Vì thế tôichọn 3 bài trên để kết nối kiến thức lại với nhau thành một chuyên đề “Tuầnhoàn máu” Nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh đó là lý do mà tôichọn đề tài này.

2 Tên sáng kiến:

Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua chuyên đề “Tuần hoàn máu” nhằm nâng cao hứng thú học tập môn sinh học cho học sinh THPT.

3 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Lĩnh vực áp dụng chuyên đề tuần hoàn máu: Có 3 bài 18 + 19: Tuần hoàn

máu Bài 21: Đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người trong Chương I, thuộc phần bốn

sinh học cơ thể - Môn Sinh học 11

4 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

Được dạy thực nghiệm từ tháng 2/2018, THPT Bình Xuyên – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc

5 Mô tả bản chất của sáng kiến

5.1 Về nội dung của sáng kiến

5.1.1 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Trong vài năm trở lại đây, số lượng học sinh ở trường tôi đăng kí học theokhối B (cụ thể hơn là số lượng học sinh đăng kí học chuyên đề môn sinh cũngnhư số học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh) giảm rõ rệt và thayvào đó là học sinh chuyển sang học theo khối A1, đặc biệt là khối D Tôi đã tìmhiểu và nhận thấy đây là thực trạng chung của các trường THPT trong tỉnh Một

lí do khách quan dễ nhận thấy là việc học sinh bắt buộc phải thi ba môn Toán,Văn, Ngoại ngữ trong kì thi THPT Quốc Gia khiến các em đổ xô đăng kí họctheo chuyên đề khối D Nhưng cũng có một lí do khiến chúng tôi – những giáoviên đang trực tiếp giảng dạy môn Sinh học ở trường phổ thông luôn thấy trăntrở đó là có nhiều học sinh thấy môn Sinh rất khó học Bởi vì chúng ta, các thầy

Trang 6

cô giáo giảng dạy môn Sinh học đều biết chương trình thi THPT Quốc Gia củamôn Sinh rất rộng, kiến thức trải dài từ lớp 10 đến lớp 12 Thêm vào đó kiếnthức thi của môn Sinh không chỉ dừng lại ở lí thuyết mà học sinh còn phải giảibài tập, có nắm vững lí thuyết học sinh mới làm tốt bài tập Ngoài ra học sinh đihọc gần như kín tuần không ít học sinh còn học thêm một số môn khác vào buổitối, nên thời gian học sinh đầu tư vào cho các bài học môn Sinh rất hạn chế hoặchọc xong rồi về nhà không học bài cũ vì vậy một số học sinh trong lớp trở nênthờ ơ với việc học, không hứng thú với môn Sinh.

5.1.2.Một số giải pháp

Một là, nắm vững đặc trưng cơ bản của môn học: Môn sinh học là một mônkhoa học thực nghiệm, khoa học thường thức nên khi dạy giáo viên cần cungcấp tri thức khoa học chính xác, cụ thể, có những ứng dụng thực tế chứ khôngđược nêu kiến thức theo chủ quan cảm tính Đảm bảo triển khai đầy đủ, hệ thốngkiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ giáo dục và đào tạo, chú trọngcho học sinh đạt được các yêu cầu nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụngcao Củng cố, luyện tập, khắc sâu kiến thức, nâng cao vận dụng kiến thức vàothực tiễn đời sống

Hai là, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp họcsinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những trithức được sắp đặt sẵn Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hànhcác hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đãbiết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn

Ba là, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và cáctài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi vàphát hiện kiến thức mới Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích,tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hìnhthành và phát triển tiềm năng sáng tạo

Trang 7

Bốn là, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trởthành môi trường giao tiếp giáo viên – học sinh và học sinh – học sinh nhằm vậndụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyếtcác nhiệm vụ học tập chung.

Năm là, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốttiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học) Chútrọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiềuhình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêuchí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.Sáu là, đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từchương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học

Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theolối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rènluyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất Tăng cường việc học tậptrong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ýnghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bên cạnh việc học tập nhữngtri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học, cần bổ sung các chủ đề học tậptích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp giúphọc sinh không những hiểu kiến thức mà còn biết vận dụng kiến thức đó vàothực tiễn Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hìnhthành và phát triển năng lực tự học, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linhhoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhậnthức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên Một số biện pháp đổi mới phươngpháp dạy học:

1 Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống

Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương phápdạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắt đầu bằngviệc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng

Trang 8

Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáo viêntrước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật củachúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, kỹ thuật đặt các câuhỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyệntập Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu,

vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng cácphương pháp dạy học mới, có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của họcsinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề

2 Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học

Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn

bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực vànâng cao chất lượng dạy học Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạyhọc cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi mộthình thức có những chức năng riêng Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và

sự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qualàm việc nhóm Trong thực tiễn dạy học ở trường trung học hiện nay, nhiều giáoviên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên vớihình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của họcsinh Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việcgiải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn cónhững hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thểchiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt nhưphương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án

Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc nhóm xen kẽ trongmột tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá “bên ngoài” của học sinh.Muốn đảm bảo việc tích cực hoá “bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong củaphương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và các phương phápdạy học tích cực khác

Trang 9

3 Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

Giáo viên tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết nhữngvấn đề gặp phải trong học tập Phương pháp này giúp học sinh vừa nắm được trithức mới vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, phát triển tư duytích cực sáng tạo, một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, khuyến khích họcsinh phát hiện và tự giải quyết vấn đề

4 Dạy học với hình thức hợp tác, thảo luận theo nhóm nhỏ

Các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bảnthân cùng nhau xây dựng nhận thức mới Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫnnhau, chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên thành công củabài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy giáoviên phải là người biết tổ chức và biết chọn lọc ra những nội dung phù hợp, hoạtđộng nhanh, tránh mang tính hình thức Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cựccủa học sinh phải được phát huy và ý quan trọng của phương pháp này là rènluyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động

5 Dạy học với hình thức tổ chức hội thảo

Người dạy tổ chức và điều khiển các thành viên trong lớp học trao đổi ýkiến và tư tưởng của mình về nội dung học tập, qua đó đạt được mục đích dạy học

7 Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề

Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giảiquyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năngnhận biết và giải quyết vấn đề Học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó

là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề,giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức Dạy học giải

Trang 10

quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của họcsinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lựckhác nhau của học sinh Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa họcchuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn Trong thực tiễndạy học hiện nay, dạy học giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đềkhoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn Tuynhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa họcchuyên môn thì học sinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tìnhhuống thực tiễn Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học cònxây dựng quan điểm dạy học theo tình huống.

8 Dạy học với lý thuyết tình huống

Giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề, học sinh độc lập hoạt động để giảiquyết vấn đề, khi học sinh không thể giải quyết vấn đề, giáo viên can thiệpthông qua các câu hỏi gợi ý

9 Vận dụng dạy học theo tình huống

Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy họcđược tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộcsống và nghề nghiệp Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường họctập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tươngtác xã hội của việc học tập Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nộidung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn vớithực tiễn Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn khoa họcchuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp

Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xarời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho học sinh nănglực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn

Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điểnhình của dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải quyết một tình

Trang 11

huống điển hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm Vận dụng dạy họctheo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đàotạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáodục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông Tuy nhiên, nếucác tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thìchưa phải tình huống thực Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lýthuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợpgiữa lý thuyết và thực hành.

10 Vận dụng dạy học định hướng hành động

Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạtđộng trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau Trong quá trình họctập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hànhđộng, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân Đây

là một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể Vận dụng dạy họcđịnh hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực hiện nguyên lý giáodục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng hànhđộng, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phứchợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra cácsản phẩm có thể công bố Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lýthuyết và quan điểm dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học địnhhướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo,dạy học theo tình huống và dạy học định hướng hành động

11 Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học

Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thôngtin hợp lý hỗ trợ dạy học Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong đổimới phương pháp dạy học, nhằm tăng tính trực quan sinh động cho bài dạy.Việc sử dụng phương tiện dạy học phải đảm bảo nguyên tắc khoa học và phù

Trang 12

hợp với nội dung và phương pháp dạy học Công nghệ thông tin là phương tiệngiúp giáo viên và học sinh tra cứu thông tin và còn là công cụ hỗ trợ cho các emtrong hoạt động nhóm, trong vai trò là báo cáo viên.

Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phươngpháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trongdạy học Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trườngphổ thông từng bước được tăng cường Tuy nhiên các phương tiện dạy học tựlàm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy Đa phươngtiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy họctrong dạy học hiện đại Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phươngtiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như cácphương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning), mạng trường học kết nối

12 Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo

Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và họcsinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trìnhdạy học Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạyhọc Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từngphương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại Ngày nayngười ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tíchcực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, “bản đồ tư duy”,

“khăn trải bàn”

13 Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn Sinh học

Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học,việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạyhọc bộ môn Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ

sở lý luận dạy học bộ môn Ví dụ: Thí nghiệm là một phương pháp dạy học đặcthù quan trọng của môn Sinh học; các phương pháp dạy học như trình diễn vật

Trang 13

phẩm kỹ thuật, làm mẫu thao tác, phân tích sản phẩm kỹ thuật, thiết kế kỹthuật, lắp ráp mô hình, các dự án là những phương pháp chủ lực trong dạy học

kỹ thuật; phương pháp “Bàn tay nặn bột” đem lại hiệu quả cao trong việc dạyhọc

14 Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh

Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việctích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh Có những phương pháp nhậnthức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổchức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tậpchuyên biệt của bộ môn Sinh Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tậpcho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn Sinh

Bảy là, triển khai kiến thức cơ bản của bộ môn: Trong chương trình Sinhhọc 11, có khá nhiều kiến thức thực tiễn Đòi hỏi người giáo viên phải khôngngừng học hỏi, nghiên cứu tìm hướng tiếp cận mới phù hợp với đối tượng họcsinh, kích thích được sự say mê, hứng thú học tập môn Sinh học cho học sinhtạo điều kiện tốt trong công tác giảng dạy của giáo viên

Tám là, Thiết kế giáo án đổi mới phương pháp dạy học theo hướng pháttriển năng lực cho học sinh cần phải cấu trúc lại chương trình dạy học theo cácchuyên đề Để kích thích quan sát, chú ý, khơi dậy ở học sinh tính tò mò khoahọc, phát hiện những băn khoăn, thắc mắc, tạo tình huống có vấn đề cũng nhưvận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn Trong Chương I, thuộc phần bốn Sinhhọc cơ thể - Sinh 11 THPT có 3 bài 18 + 19: Tuần hoàn máu Bài 21: Đo một sốchỉ tiêu sinh lý ở người Cả 3 bài trên đều có nội dung liên quan chặt chẽ vớinhau, kết nối kiến thức với nhau Vì thế tôi chọn 3 bài trên để kết nối kiến thứclại với nhau thành một chuyên đề: “Tuần hoàn máu”, để giáo viên chủ động, linhhoạt trong việc kết hợp, đa dạng các phương pháp dạy học, các hoạt động họctập, có như vậy mới tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh Đây là giáo ánminh họa cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lựccho học sinh

Trang 14

I NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

1 Mô tả chuyên đề

Chuyên đề gồm các bài trong Chương I, thuộc phần bốn Sinh học cơ thể - Sinh 11 THPT

Bài 18 + 19: Tuần hoàn máu

Bài 21: Đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người

2 Mạch kiến thức của chuyên đề

1 Tuần hoàn máu

2 Đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người

3 Thời lượng dự kiến

- Số tiết học trên lớp: 4 tiết

II MỤC TIÊU

1 Kiến thức

- Nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu

- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín,

- Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuầnhoàn kép với hệ tuần hoàn đơn

- Giải thích tại sao tim có khả năng đập tự động

- Nêu được trình tự và thời gian co giãn của tâm nhĩ và tâm thất

- Giải thích được tại sao nhịp tim của các loài thú lại khác nhau

- Nêu được định nghĩa huyết áp và giải thích được tại sao huyết áp giảm dầntrong hệ mạch

- Mô tả được sự biến động của vận tốc máu trong hệ mạch và nêu đượcnguyên nhân của sự biến động đó

Trang 15

- Biết đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người: Cách đếm nhịp tim, cách đo huyết

áp, cách đo nhiệt độ cơ thể

- Biết cách phòng chống căn bệnh về huyết áp

- Có lối sống khoa học để có một trái tim khỏe

2 Kĩ năng

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sau:

- Kĩ năng tư duy: Tư duy suy nghĩ về các câu hỏi để đưa ra được câu trả lời

- Kĩ năng giải quết vấn đề: Có khả năng giải quyết linh hoạt các tình huống

- Kĩ năng khoa học: Quan sát; phân loại; định nghĩa

- Kĩ năng học tập: Tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; giao tiếp

- Kĩ năng quan sát cấu tạo của hệ tuần hoàn, phân tích hoạt động của tim và

hệ mạch, so sánh hệ tuần hoàn hở và kín; hệ tuần hoàn đơn và kép, quan sát video

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin

- Kĩ năng làm việc nhóm

- Kĩ năng viết báo cáo

- Kĩ năng trình bày trước đám đông

- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

3.Thái độ

- Hình thành ý thức học tập của học sinh và ý thức giữa gìn, bảo vệ sứckhỏe

- Tự giác, có trách nhiệm trước nhóm

- Hứng thú khi hoàn thành nhiệm vụ

- Trung thực khi thực hiện và nhận xét, đánh giá

- Vận dụng kiến thức để bảo vệ cơ thể và môi trường sống

Trang 16

4 Định hướng các năng lực được hình thành

Học xong chủ đề này phải hình thành được ở HS những năng lực sau:

- Năng lực giải quyết vấn đề:

+ Phát hiện kiến thức: Qua quan sát các hình cấu tạo chung của hệ tuần hoàn, cấu tạo

hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kín (đơn, kép)

+ Phân tích và chỉ ra điểm tương đồng, khác biệt trong cấu trúc và hoạt động của hệtuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kín

+ Quan sát video thí nghiệm chứng minh tính tự động của tim và hình vẽ về hệ dẫntruyền tim từ đó giải thích được tính tự động của tim và chu kì hoạt động của tim.+ Quan sát hình vẽ về sự biến động của huyết áp và vận tốc máu giải thích tại sao lại

có sự biến động đó

+ Học sinh tìm hiểu các căn bệnh về huyết áp, tim mạch và từ đó đưa ra những giảipháp ngăn chặn cũng như phòng ngừa các căn bệnh đó

- Năng lực tự học: Học sinh tự lập được kế hoạch học tập, thực hiện nhiệm

vụ học tập tại nhà thông qua nghiên cứu SGK, sách tham khảo, mạng internet

- Năng lực ngôn ngữ - Năng lực giao tiếp: Rèn cho học sinh kĩ năng tranh

luận, kĩ năng trình bày vấn đề trong nhóm, trong lớp hoàn thành các phiếu họctập cũng như các nhiệm vụ giáo viên giao cho, giúp học sinh có được sự tự tin,

kĩ năng trao đổi thu thập thông tin từ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, qua

Trang 17

mạng internet.

- Năng lực hợp tác, làm việc nhóm: Học sinh biết tự bầu nhóm trưởng phân

công nhiệm vụ cho thành viên nhóm, kiểm tra tiến độ công việc của mỗi thànhviên từ đó hình thành năng lực quản lí, năng lực điều hành công việc

- Năng lực nghiên cứu khoa học:

+ Quan sát các đối tượng sinh học: Video, hình ảnh, mô hình về cấu tạo của tim,cấu trúc hệ mạch, cấu tạo hệ dẫn truyền, hình ảnh về tai biến do huyết áp cao gây ra.+ Mô tả hình vẽ sinh học về cấu trúc của tim và cấu trúc hệ mạch

+ Giải thích sự biến đổi của huyết áp, vận tốc máu trong hệ mạch

+ Mối quan hệ giữa cấu tạo của tim và hệ mạch với huyết áp và vận tốc máu,cấu tạo của tim với đặc điểm của dòng máu đi nuôi cơ thể

- Năng lực thu nhận và xử lý thông tin:

+ Đọc hiểu các sơ đồ, đồ thị sự biến đổi của huyết áp và vận tốc máu, bảng biểu19.1 nhịp tim của thú, bảng 19.2 biến động của huyết áp trong hệ mạch, hình19.2 chu kì hoạt động của tim

+ Lập dàn ý các sơ đồ, bảng biểu các phiếu học tập số 1,2,3,4

- Năng lực tính toán:

+ Tính toán các bài toán về chu kì tim

+ So sánh về nhịp tim của các loài thú, mối liên hệ giữa nhịp tim với khối lượng

Trang 18

- Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm: Sử dụng được các quy tắc

và kĩ thuật an toàn để thực hiện các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm khi thựchành đo 1 số chỉ tiêu sinh lý ở người

5 Bảng ma trận các mức độ nhận thức và hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá

- Hệ tuần hoàn

có chức năng gì?

- Giải thích được tim có chức năng gì trong hệ tuần hoàn?

- Giải thích được hệ mạch gồm những loại mạch nào?

-Nêu được cấu tạo của hệ thống động mạch, mao mạch, tĩnh mạch

- Tại sao ĐV đa bào cơ thể nhỏ, ĐV đơn bào không có hệ tuần hoàn -Tại sao ĐV đa bào kích thước cơ thể lớn cần có hệ tuần hoàn? Các dạng hệ

tuần hoàn ở

động vật

- Căn cứ vào hệ mạch, người ta chia hệ tuần hoàn làm mấy loại?

-Hệ tuần hoàn hở có những đặc điểm gì?

- Hệ tuần hoàn kín có đặc điểm gì?

- Giải thích vì sao lại gọi là hệ tuần hoàn kín?

- Vì sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật

có kích thước nhỏ,

ít hoạt động

-Phân biệt được hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?

- Phân biệt hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn kép?

- Ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?

Hoạt động

của tim

- Tính tự động của tim là gì?

- Cấu tạo của hệ dẫn truyền tim?

- Chu kì tim là gì?

- Cho biết mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể?

- Tại sao có sự khác nhau

về nhịp tim ở các loài động vật?

- Tại sao tim có khả năng đập tự động nhưng cơ bắp chân ếch thì không co và giãn tự động được?

- Tại sao tim hoạt động suốt ngày đêm mà không mệt mỏi ?

Hoạt động

của hệ mạch

- Hệ thống mạch máu gồm

-Huyết áp biến động như thế nào trong

hệ mạch?

-Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch?

- Nguyên nhân nào làm cho máu chảy liên tục trong hệ mạch

- Tại sao tim đập nhanh

và mạnh làm HA tăng, tim đập chậm và yếu làm HA giảm?

- Người bị huyết áp cao có thể dẫn đến xuất huyết não, bại liệt hoặc

đo huyết áp, cách đo nhiệt

độ cơ thể.

- Biết cách đếm nhịp tim, cách đo huyết áp, cách đo nhiệt độ cơ thể + Trước khi chạy nhanh tại chỗ

+ Sau khi chạy nhanh +Sau khi nghỉ chạy 5 phút

- Giải thích tại sao các trị số nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ

cơ thể lại thay đổi

- Em có nhận xét gì về

áp lực máu tác dụng lên thành động mạch khi tim co và khi tim dãn? Các chỉ số huyết

áp lý tưởng

Trang 19

III PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Video về hoạt động của hệ tuần hoàn ở người

- Video về hoạt động của tim ếch

- Video về người bị tai biến, đột quỵ

Phiếu học tập số 1: Phân biệt hệ tuần hoàn hở và tuần hoàn kín

Đặc điểm so sánh Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín

Đại diện

Hệ mạch

Đường đi của máu

Vận tốc máu

Phiếu học tập số 2: Phân biệt tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép

Đặc điểm so sánh Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép

Đại diện

Cấu tạo tim

Số vòng tuần hoàn

Vận tốc máu

Trang 20

Phiếu học tập số 3: Tìm hiểu về tính tự động của tim

1 Khái niệm tính tự động của tim

2.Cấu tạo hệ dẫn truyền?

3.Cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền?

Phiếu học tập số 4: Tìm hiểu về huyết áp và vận tốc máu

Huyết áp Vận tốc máu Khái niệm

Tác nhân làm thay đổi huyết áp

Vận tốc máu phụ thuộc vào yếu tố nào?

Thứ tự biến động trong hệ mạch

STT Bảng chọn câu trả lời

1 Động mạch, Tĩnh mạch, Mao mạch

2 Cao nhất ở động mạch đến Mao mạch thấp nhất ở Tĩnh mạch

3 Lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch

4 Là tốc độ máu chảy trong 1 giây

5 Là áp lực máu tác dụng lên thành mạch

6 Tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch

- Đáp án phiếu học tập số 1: Phân biệt hệ tuần hoàn hở và tuần hoàn kín

Đại diện ĐV thân mềm, chân khớp Mực, bạch tuộc, ĐV có xương sống

Hệ mạch Hở (giữa TM và ĐM không có mao mạch) Kín (giữa TM và ĐM có mao mạch) Đường đi của

máu

Tim -> Động mạch -> Khoang cơ thể -> Tĩnh mạch -> Tim

Tim -> Động mạch -> Mao mạch -> Tĩnh mạch -> Tim

Vận tốc máu Máu chảy dưới áp lực thấp và chảy

chậm

Máu chảy dưới áp lực cao hoặc trung bình và chảy nhanh

Đáp án Phiếu học tập số 2: Phân biệt tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép

Đặc điểm Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép

Vận tốc máu Máu chảy áp lực trung bình Máu chảy áp lực cao

KN tính tự động của tim Là khả năng co giãn tự động theo chu kì

Cấu tạo hệ dẫn truyền Nút xoang nhĩ , Nút nhĩ thất, Bó His, Mạng Puôckin

Cơ chế hoạt động của

Trang 21

Đáp án phiếu học tập số 4: Tìm hiểu về huyết áp và vận tốc máu

Khái niệm  Là áp lực máu tác dụng lên

thành mạch

 Là tốc độ máu chảy trong 1 giây

Tác nhân làm

thay đổi huyết áp

 Lực co tim, nhịp tim, khối

lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch

- HS chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn cuả GV ở tiết trước chia lớp thành 4 nhóm

- Sản phẩm dự án được giao theo nhóm thuyết trình bằng powerpoint

IV HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1 Hình thức: Triển khai trên lớp học kết hợp học sinh nghiên cứu tài liệu

ở nhà cũng như chuẩn bị phần nhiệm vụ giáo viên giao cho

- Kĩ thuật dạy học tích cực “Kĩ thuật động não”, kĩ thuật dạy học tích cực

“Kĩ thuật tia chớp”, kĩ thuật dạy học tích cực “Kĩ thuật khăn trải bàn”, kĩ thuậtdạy học tích cực “Kĩ thuật đọc - viết hợp tác ”, kĩ thuật dạy học tích cực “Kĩthuật chia nhóm”, kĩ thuật dạy học tích cực “Kĩ thuật giao nhiệm vụ”, kĩ thuậtdạy học tích cực “Kĩ thuật suy nghĩ – chia sẻ”

V TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Trang 22

1 Ổn định tổ chức lớp

Ngày dạy

Lớp dạy

Sĩ số

2 Kiểm tra bài cũ (5 phút)

Hãy nêu các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí? Nếu bắt giun đất để trênmặt đất khô ráo, giun sẽ bị chết.Tại sao?

Định hướng cho học sinh tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn ở động vật

và sự khác biệt với hoạt động về sự vận chuyển các chất ở cơ thể thực vật

Trang 23

2 Nội dung.

Bước đầu nêu được cấu tạo và hoạt động của hệ tuần hoàn.

3 Kỹ thuật tổ chức.

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Giáo viên cho học sinh quan sát hình 22.1 Mối quan hệ dinh dưỡng ở thực vật

Hình 22.1 Mối quan hệ dinh dưỡng ở thực vật

sau đó cho học sinh quan sát video về tuần hoàn máu ở người Giáo viên sửdụng “Kĩ thuật công não” đặt câu hỏi nêu vấn đề về sự khác nhau giữa hệ thốngvận chuyển các chất trong cây và hệ thống vận chuyển các chất ở cơ thể động vật + Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm phát phiếu tính điểm các hoạt động:

Điểm về thời gian: Nhanh nhất 3, sau đó 2,1,0 Điểm nội dung: 7,6,5,4

Phiếu đánh giá điểm

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát hình và video trả lời câu hỏi

Trang 24

Tuần hoàn kín

Tuần hoàn hở

Ba lực

Áp suất rễ (động lực dưới) Thoát hơi nước (động lực trên) Lực liên kết giữa các phân tử nước và giữa phân tử nước với mạch gỗ Chênh lệch áp suất thẩm thấu

- Bước 3: Báo cáo thảo luận

Giáo viên gọi học sinh đại diện trả lời

- Bước 4: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt sang hoạt động 2

Nước, muối khoáng , sản phẩm QH, sản phẩm tiết Chất dd, O 2 , CO 2 , sản phẩm bài tiết

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1 Mục đích

- Nêu được cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

- Phân biệt được tuần hoàn hở và kín

- Nêu được đặc điểm tuần hoàn máu của hệ tuần hoàn hở và kín

- Phân biệt được tuần hoàn đơn và kép

- Nêu được ưu điểm tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép

- Phân biệt được sự khác nhau trong tuần hoàn máu ở lưỡng cư, bò sát,chim và thú, đồng thời nêu được sự tiến hoá của hệ tuần hoàn trong giới động vật

Trang 25

2 Nội dung cần đạt được

- Nêu được cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

- Phân biệt được tuần hoàn hở và kín

- Phân biệt được tuần hoàn đơn và kép

3 Kỹ thuật tổ chức

* Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn (15 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên sử dụng “Kĩ thuật tia chớp” đặt câu hỏi (?) Hệ tuần hoàn đượccấu tạo bởi những bộ phận nào? Em hãy cho biết cấu tạo và chức năng của các

bộ phận đó? Từ đó nêu chức năng của hệ tuần hoàn?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Huy động sự tham gia tất cả học sinh với các câu hỏi

- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ Học sinh vận dụng kiến thức của bản thân trả lời ngắn gọn và nhanhchóng (nhanh như chớp) câu trả lời của mình về các câu hỏi

- Bước 4: Giáo viên nhận xét và chuẩn hóa kiến thức

Hệ tuần hoàn được cấu tạo chủ yếu bởi các bộ phận sau:

- Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô

- Tim: là một cái bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu

- Hệ thống mạch máu: gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ

thống tĩnh mạch

2 Chức năng của hệ tuần hoàn

- Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạtđộng sống của cơ thể

Trang 26

* Tìm hiểu về các dạng của hệ tuần hoàn ở động vật (25 phút)

- Tìm hiểu về hệ tuần hoàn hở và hệ tuân hoàn kín ở động vật

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên cho học sinh đọc thông tin ở mục I và quan sát sơ đồ 18.1 ; 18.2kết hợp nghiên cứu mục II.1 và II.2 tổ chức hoạt động nhóm theo đội chơi sửdụng phiếu học tập giấy A1 so sánh hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở giáoviên chia lớp làm 4 nhóm để cùng thảo luận tổ chức thành 1 cuộc thi đội nào trảlời nhanh và đúng được 10 điểm

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nghiên cưú câu hỏi thảo luận trả lời câu hỏi

- Ghi câu trả lời vào phiếu học tập

* Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gọi đại diện của mỗi nhóm lên trình bày kết quả phiếu học tập

- Hoạt động này huy động được sự tham gia của tất cả các thành vên qua

đó rèn cho học sinh tính hợp tác làm việc nhóm

* Bước 4: Giáo viên nhận xét và chuẩn hóa kiến thức

Trang 27

- Tìm hiểu về hệ tuần hoàn đơn và hệ tuân hoàn kép ở động vật

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên cho học sinh đọc thông tin ở mục I và quan sát sơ đồ 18.3 kết hợpnghiên cứu mục II.2 tổ chức hoạt động nhóm theo đội chơi sử dụng phiếu học tậpgiấy A1 phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép giáo viên chia lớp làm 4nhóm để cùng thảo luận tổ chức thành 1 cuộc thi đội nào trả lời nhanh và đúng được 10 điểm

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nghiên cưú câu hỏi thảo luận nhóm trả lời câu hỏi

- Ghi câu trả lời vào phiếu học tập

* Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gọi đại diện của mỗi nhóm lên trình bày kết quả phiếu học tập.

- Hoạt động này huy động được sự tham gia của tất cả các thành vên qua

đó rèn cho học sinh tính hợp tác làm việc nhóm

* Bước 4: Giáo viên nhận xét và chuẩn hóa kiến thức

Tiến hóa của hệ tuần hoàn: Từ tuần hoàn hở đến tuần hoàn kín từ hệ tuầnhoàn đơn đến hệ tuần hoàn kép

4 Sản phẩm cần đạt

- Hoàn thành phiếu học tập: Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín

Đặc điểm Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín

Trang 28

Đại diện ĐV thân mềm, chân khớp Mực, bạch tuộc, ĐV có xương sống

Hệ mạch Hở (giữa TM và ĐM không có mao mạch) Kín (giữa TM và ĐM có mao mạch) Đường đi

của máu

Tim => Động mạch => Khoang cơ thể

=> Tĩnh mạch => Tim

Tim => Động mạch => Mao mạch =>Tĩnh mạch => Tim

Vận tốc máu Máu chảy dưới áp lực thấp và chảy

chậm

Máu chảy dưới áp lực cao hoặc trung bình và chảy nhanh

- Hoàn thành phiếu học tập: Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép

Đặc điểm Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép

Vận tốc máu Máu chảy áp lực trung bình Máu chảy áp lực cao

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP (5 phút)

1 Mục đích

- Củng cố kiến thức của bài học nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh

2 Nội dung

- Học sinh liên hệ trong chủ đề và tái hiện lại kiến thức để tra lời các câu hỏi

- Các câu hỏi củng cố, luyện tập trắc nghiệm và tự luận

Câu 1: Cấu tạo chung của hệ tuần hoàn gồm:

A Tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch

B Tim, hệ thống mạch máu, dịch tuần hoàn

Trang 29

C Tim, hệ thống mạch, máu

D Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch, máu

.Câu 2: Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở theo thứ tự là:

A Tim, động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, tim

B Tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch, tim

C Tim, động mạch, khoang cơ thể, tĩnh mạch, tim

D Tim, động mạch, tĩnh mạch, khoang cơ thể, tim

Câu 3: Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực

A Cao, tốc độ máu chảy chậm B Thấp, tốc độ máu chảy chậm

C Thấp, tốc độ máu chảy nhanh D Cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanhCâu 4: Hệ tuần hoàn kép chỉ có ở

A lưỡng cư và bò sát

B lưỡng cư, bò sát, chim và thú

C mực ống, bạch tuộc, giun đốt và chân đầu

D mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và cá

3 Kĩ thuật tổ chức dạy học

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ trả lời

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ câu hỏi

* Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh vận dụng hiểu biết kiến thức đã học trả lời câu hỏi

* Bước 4: Giáo viên nhận xét và chuẩn hóa kiến thức

4 Sản phẩm cần đạt

Trang 30

- Học sinh trả lời các câu hỏi

1 Ở động vật chưa có hệ tuần hoàn

2 Ở động vật đã xuất hiện hệ tuần hoàn

3 Vì sao tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ mà không thíchhợp cho động vật có kích thước lớn? Ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?

3 Kĩ thuật tổ chức dạy học

Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi

4 Sản phẩm cần đạt

1 Ở động vật chưa có hệ tuần hoàn

Các tế bào của cơ thể đơn bào hoặc đa bào bậc thấp trao đổi chất trực tiếpvới môi trường bên ngoài

2 Ở động vật đã xuất hiện hệ tuần hoàn

- Các tế bào trong cơ thể đa bào bậc cao tiếp nhận các chất cần thiết từmáu và dịch mô bao quanh tế bào

- Đồng thời chuyển các sản phẩm cần loại thải đến cơ quan bài tiết để lọcthải ra môi trường ngoài, nhờ hoạt động của tim và hệ mạch

Trang 31

3 Vì sao tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ mà không thíchhợp cho động vật có kích thước lớn? Ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?

* Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên không thể đi xa, nênkhông đảm bảo cung cấp cho các bộ phận xa tim Ở động vật lớn có nhiều cơquan, bộ phận xa tim

* Ưu điểm: Máu chảy trong mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảynhanh, máu đi xa, điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh do đáp ứngnhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao

HOẠT ĐỘNG 5: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM HỌC SINH (2 phút)

Thư kí lớp tổng kết và công bố điểm của các nhóm:

Đánh giá điểm hoạt động nhóm = Điểm các hoạt động cộng lại

TIẾT 2: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TIM VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

HỆ MẠCH (60 phút) HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút)

1 Mục đích.

- Định hướng cho học sinh về nội dung cần học

- Phân chia được các nhóm học tập và giao nhiệm vụ, thời gian, cách thựchiện, sản phẩm cần đạt của các nhóm

2 Nội dung.

- Phân chia được nhóm học tập

- Giới thiệu nội dung học tập

Trang 32

-Tính loogic khi thực hiện khởi động để dẫn dắt vào hoạt động tiếp theo

3.Kỹ thuật tổ chức.

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Cho học sinh xem tranh những biến chứng do huyết áp cao gây ra

+ Đặt câu hỏi dẫn dắt vào bài

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn sinh học. NXBGD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chung về"đổi mới giáo dục THPT môn sinh học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2007
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2008), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn sinh học lớp 11. NXBGD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện"chuẩn kiến thức, kĩ năng môn sinh học lớp 11
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2008
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học. NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực. Một số"phương pháp và kỹ thuật dạy học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2010
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khoa học sư phạm"ứng dụng
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2010
5. Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học, Chương trình phát triển giáo dục trung học (2010), Tài liệu tập huấn giáo viên Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học cấp THPT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn giáo viên Dạy học, kiểm tra đánh giá theo"chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học cấp
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học, Chương trình phát triển giáo dục trung học
Năm: 2010
6. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2009), Lí luận dạy học hiện đại một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học, Postdam - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học hiện đại một số vấn đề"về đổi mới phương pháp dạy học
Tác giả: Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier
Năm: 2009
7. Nguyễn Văn Cường (2005), Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo dục THPT, Tài liệu Hội thảo tập huấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực thông qua phương pháp và"phương tiện dạy học mới
Tác giả: Nguyễn Văn Cường
Năm: 2005
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập xây dựng các chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Sinh cấp THPT. NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập xây dựng các chuyên đề dạy học theo"định hướng phát triển năng lực học sinh môn Sinh cấp THPT
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2014

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w