Đánh giá công tác đấu thầu tại Công ty VNP

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty dịch vụ viễn thông VNP việt nam (Trang 33)

IV Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công: Số lượng, chủng

1.4. Đánh giá công tác đấu thầu tại Công ty VNP

1.4.1. Những kết quả đạt được trong công tác đấu thầu tại VNP

1.4.1.1. Hiệu quả đạt được thông qua đấu thầu

Hiệu quả đạt được thông qua đấu thầu tại công ty VNP là kết quả tất yếu của sự kiên trì phấn đấu của toàn thể công ty nói chung và các cán bộ trực tiếp phụ trách công tác đấu thầu nói riêng.

Trước hết hiệu quả đấu thầu thể hiện ở việc các cuộc đấu thầu được thực hiện minh bạch, công khai theo đúng pháp luật hiện hành về công tác đấu thầu đã giúp BMT chọn được ra những nhà thầu đủ kinh nghiệm và năng lực để thực hiện công việc theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng như quy định. Nhà thầu trúng thầu có giải pháp thi để thực hiện công việc được giao, giá trúng thầu đảm bảo là mức giá hợp lý nhất.

Đấu thầu tại công ty VNP đã thực sự tạo ra sự cạnh tranh công bằng và lành mạnh giữa các nhà thầu, là động lực mạnh mẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Các nhà thầu tham gia phải chứng minh được năng lực và kinh nghiệm của mình phù hợp với yêu cầu của gói thầu, có giải pháp thực hiện khả thi và mức giá chào phải cạnh tranh so với

các nhà thầu khác. Các gói thầu của công ty VNP đều sử dụng phương thức một túi hồ sơ, hợp đồng thực hiện là hợp đồng trọn gói.

Phân loại theo hình thức đấu thầu theo gói thầu (2002-2006)

Năm Tổng số gói thầu Số gói đấu thầu rộng rãi Số gói đấu thầu hạn chế Số gói chỉ định thầu và hợp đồng trực tiếp 2002 150 20 30 100 2003 210 40 30 140 2004 330 40 40 250 2005 420 50 50 320 2006 550 80 40 430 Tổng số 1660 230 190 1240 Nguồn : Công ty VNP

Số liệu trên bảng phân loại hình thức đấu thầu giai đoạn 2002- 2006, cho thấy:

- Số lượng gói thầu tăng nhanh qua theo thời gian. Đó là kết quả của sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công ty VNP và nhu cầu nâng cấp hệ thống, mở rộng năng lực phục vụ của mạng Vinaphone ngày càng tăng cao. Quy mô vốn đầu tư cũng ngày càng lớn, số lượng vốn đầu tư cần thực hiện thông qua đấu thầu ngày càng nhiều, tổ chức đấu thầu là điều cần thiết để đem lại hiệu quả tiết kiệm và chất lượng. Từ năm 2002 đến năm 2006, số lượng gói thầu tăng 400 gói với tốc độ tăng số gói thầu là 38,37 % một năm, trong đó từ năm 2003 đến năm 2006, số lượng gói thầu tăng trung bình 110 gói một năm. - Về hình thức đấu thầu: Chỉ định thầu và hợp đồng trực tiếp chiếm 74,69% số lượng gói thầu, các hình thức còn lại (bao gồm: đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế) chiếm tỷ trọng nhỏ hơn lần lượt là 13,85% và 11,66%. Mặc dù số lượng đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế chiếm một tỷ trọng rất nhỏ khi so sánh với chỉ định thầu nhưng tổng giá trị đấu thầu thông qua hai hình thức này lại chiếm tỷ trọng lớn hơn. Sở dĩ số gói thầu chỉ định thầu chiếm tỷ trọng lớn như vậy là do: yêu cầu công nghệ của một số gói thầu đòi hỏi phải sử dụng những máy móc thiết bị hiện đại và đồng bộ với những thiết bị đã lắp

đặt trước đó mà chỉ một nhà thầu có được, hoặc do nhà thầu đã thực hiện một gói thầu tương tự trước đó và hiện tại chỉ phát sinh thêm khối lượng.

Trong số những gói thầu chỉ định thầu thì gói thầu tư vấn và xây lắp chiếm đa số. Đây thường là những gói thầu có quy mô nhỏ: các gói thầu tư vấn có giá trị nhỏ hơn 500 triệu VNĐ, các gói thầu xây lắp có giá trị nhỏ hơn 1 tỷ VNĐ. Đối với những gói thầu mua sắm hàng hóa thuộc dự án đầu tư phát triển có giá trị dưới 1 tỷ đồng theo Luật Đấu thầu cũng có thể thực hiện thông qua chỉ định thầu nhưng công ty VNP vẫn tiến hành đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế để đảm bảo tránh thất thoát lãng phí, tiết kiệm tối đa vốn đầu tư và chọn lựa được nhà thầu phù hợp nhất.

Như vậy, có thể thấy rằng, phần lớn lượng vốn đầu tư của Nhà nước đã được thực hiện thông qua đấu thầu và thực tế đã cho thấy hiệu quả của công tác đấu thầu tại công ty VNP là không thể phủ nhận.

Công tác đấu thầu tại công ty VNP những năm qua được thực hiện một cách chặt chẽ và đạt hiệu quả cao thông qua mức độ giảm giá sau đấu thầu. Trung bình một năm, VNP đã tiết kiệm được 220 tỷ đồng.

Giá trị trúng thầu và mức giảm giá các gói thầu giai đoạn 2002-2006 (tỷ VNĐ) Năm Tổng giá trị dự kiến Tổng giá trị trúng thầu Mức độ giảm giá sau đấu thầu

Tỷ lệ giảm giá sau đấu thầu (%)

2002 1200 1000 200 16.67 2003 1400 1200 200 14.28 2004 1800 1550 250 13.88 2005 1500 1350 150 10.00 2006 2500 2200 300 12.00 Tổng cộng 8400 7300 1100 13.09

Tiết kiệm trong đấu thầu được thể hiện qua hai chỉ tiêu sau:

-Mức tiết kiệm tuyệt đối = Giá gói thầu – Giá trúng thầu -Tỷ lệ tiết kiệm = Mức tiết kiệm / Tổng giá trị kế hoạch gói thầu

hoặc = Mức tiết kiệm của từng loại gói thầu / Tổng mức tiết kiệm

Mặc dù mức độ giảm giá sau đấu thầu mới chỉ biểu hiện mức chênh lêch giữa giá trị trúng thầu so với giá trị dự kiến ban đầu (giá trị gói thầu đã được phê duyệt), chưa biểu hiện được mức độ chênh lệch giữa giá trị thực hiện (qua thanh quyết toán) so với giá trị dự kiến của gói thầu, bởi lẽ đấu thầu chỉ là một khâu của dự án. Tuy nhiên, thực tế tại công ty VNP đã cho thấy, các gói thầu thường được thực hiện bằng hợp đồng trọn gói, xác định giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá ghi trong hợp đồng khi nhà thầu đã hoàn thành mọi nghĩa vụ của mình.

Có thể thấy hoạt động đấu thầu đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế thiết thực cho công ty VNP. Thông qua đấu thầu nhiều công trình và dự án đã được giải ngân góp phần hoàn thành đúng tiến độ những kế hoạch và chiến lược nâng cao năng lực phục vụ và năng lực cạnh tranh của mạng Vinaphone, như: dự án mua sắm tập trung và lắp đặt mới các trạm BTS tại ba miền với số lượng lớn; dự án nâng cấp mạng lên thế hệ 3G…

Đấu thầu quốc tế cũng giúp công ty tiết kiệm được nhiều ngoại tệ (do đặc thù công nghệ của các thiết bị viễn thông mà công ty sử dụng là những thiết bị công nghệ cao, chỉ

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng s ố TH I GIAN S Ố GÓI TH Ầ U GIÁ TR Ị TI Ế T KI Ệ M (t ỷ VNĐ)

một số công ty viễn thông hàng đầu thế giới mới có khả năng cung cấp và lắp đặt nên giá trị đấu thầu thông qua đấu thầu quốc tế là khá lớn so với tổng giá trị đấu thầu). Thông qua đấu thầu hàng năm, công ty tiết kiệm được một số lượng lớn ngoại tệ, thể hiện ở bảng sau:

Năm 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng giá trị tiết kiệm

thông qua đấu thầu 200 200 250 150 300

Giá trị ngoại tệ tiết

kiệm được 5 4,5 5 3 6

Tỷ lệ giá trị ngoại tệ

tiết kiệm trên tổng giá trị tiết kiệm (%)

2,5 2,25 2,0 2,0 2,0

(Đơn vị: tỷ VNĐ)

Từ năm 2004, mạng Vinaphone đi vào ổn định và bắt đầu triển khai đầu tư phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực phục vụ và mở rộng vùng phủ sóng tới khắp mọi miền đất nước. Do vậy, nhu cầu mua sắm, lắp đặt mới các trạm thu phát sóng gia tăng mạnh mẽ, dẫn đến việc gia tăng số lượng gói thầu mua sắm và xây lắp, các thiết bị ngoại nhập giai đoạn này chiếm tỷ trọng lớn, giá trị gói thầu tính theo ngoại tệ giai đoạn này cũng vì thế mà tăng nhanh.

Tuy nhiên, do đặc thù của các loại thiết bị ngoại mà công ty mua sắm nên chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế là hai hình thức chính được áp dụng đối với các gói thầu mua sắm thiết bị ngoại, tỷ lệ ngoại tệ tiết kiệm được thông qua đấu thầu ở công ty VNP luôn đạt được ở mức thấp trong tổng số tiền tiết kiệm được thông qua đấu thầu hàng năm, tỷ lệ tiết kiệm trung bình giai đoạn 2002- 2006 là 4,7 tỷ VNĐ- tương đương 0,3 triệu USD đạt 2,15% tổng mức giá trị tiết kiệm thông qua đấu thầu.

Tiết kiệm được thông qua đấu thầu giai đoạn 2002- 2006 (tỷ VNĐ) Năm Tổng giá trị tiết kiệm trong các gói thầu Tư vấn Tổng giá trị tiết kiệm trong các gói thầu Xây lắp

Tổng giá trị tiết kiệm trong các

gói thầu Mua sắm hàng hóa

Tổng giá trị tiết kiệm được thông qua đấu

thầu 2002 0.5 60 139.5 200 2003 0.6 50 149.4 200 2004 0.5 40 209.5 250 2005 0.4 35 114.6 150 2006 0.35 45 254.65 300

Riêng năm 2006, tổng số tiền tiết kiệm được thông qua đấu thầu là 300 tỷ VNĐ, cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Trong đó phần tiết kiệm của các gói thầu mua sắm hàng hóa chiếm tỷ lệ cao nhất 10,12% (so với tổng mức giá gói thầu được phê duyệt), các gói thầu mua sắm hàng hóa cũng chiếm tỷ trọng cao về giá trị (71%) và số lượng (32%). Có thể thấy trong giai đoạn 2002- 2006, tiết kiệm của các gói thầu mua sắm hàng hóa đạt mức cao nhất cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng mức tiết kiệm thông qua đấu thầu, cụ thể: năm 2002 là 139.5 tỷ VNĐ đạt 69.75%, tăng đều qua các năm, năm 2006 đạt 254,65 tỷ VNĐ tương đương 84.88% (cao nhất trong 5 năm trở lại đây). Trung bình giai đoạn 2002- 2006, thông qua đấu thầu các gói thầu mua sắm hàng hóa, công ty đã tiết kiệm được 173,53 tỷ VNĐ/năm tương đương 78.87% tổng mức tiết kiệm.

Giá trị tiết kiệm của các gói thầu tư vấn đạt mức thấp nhất trong cơ cấu giá trị tiết kiệm thông qua đấu thầu. Giai đoạn 2002- 2006, tiết kiệm thông qua đấu thầu các gói thầu tư vấn đạt 2.35 tỷ VNĐ- tương đương 0.21% tổng mức tiết kiệm, tiết kiệm qua mỗi năm không có chiều hướng tăng cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng (năm 2002 là 0.5 tỷ VNĐ tương đương 0.25%; năm 2003 là 0.6 tỷ VNĐ tương đương 0.3%; năm 2004 là 0.5 tỷ

VNĐ tương đương 0.2%; năm 2005 là 0.4 tỷ VNĐ tương đương 0.267% và năm 2006 là 0.35 tỷ VNĐ tương đương 0.12%).

Đấu thầu các gói thầu xây lắp mỗi năm tiết kiệm được cho công ty trung bình 46 tỷ VNĐ- đạt xấp xỉ 21% tổng mức tiết kiệm giai đoạn 2002- 2006. Mức tiết kiệm không đều, cả giá trị tuyệt đối và tỷ trọng đều có cùng xu hướng giảm theo thời gian, cụ thể: năm 2002 tiết kiệm được 60 tỷ VNĐ tương đương 30% tổng mức tiết kiệm; đến năm 2006 mức tiết kiệm giảm xuống chỉ còn 35 tỷ VNĐ tương đương 15% tổng mức

tiết kiệm.

Mặc dù vậy nhưng không thể kết luận rằng công tác quản lý thực hiện đấu thầu các gói thầu xây lắp và tư vấn là chưa hiệu quả. Lý do chính dẫn đến kết quả trên là do: - Các gói thầu xây lắp và tư vấn của công ty VNP thường có giá trị thấp nên hình thức lựa chọn chủ yếu là đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu;

- Yêu cầu của các gói thầu tương đối giống nhau: các hạng mục xây lắp có đặc điểm tương đối trùng lặp (ví dụ: xây dựng cột anten, xây dựng nhà trạm…), nội dung tư vấn bao gồm: tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế tổng dự toán…

Vì vậy, giá các gói thầu được phê duyệt đã được tính toán rất kỹ lưỡng đảm bảo tiết kiệm tối đa chi phí, do vậy mức độ giảm giá thông qua đấu thầu thường rất thấp. Trong trường hợp này, có thể thấy công ty VNP đã thực hiện quản lý công tác đấu thầu các gói thầu xây lắp và tư vấn rất hiệu quả và thành công.

1.4.1.2. Năng lực cán bộ phụ trách đấu thầu, nhà thầu của VNP được nâng cao Công tác đấu thầu tại công ty VNP đã có những bước phát triển mạnh mẽ cùng với sự lớn mạnh và trưởng thành của công ty. Cán bộ phụ trách công tác đấu thầu của công ty (cụ thể là TCG giúp việc đấu thầu) đã tự mình xây dựng được HSMT mà không cần thuê tư vấn, chất lượng của HSMT được nâng cao rõ rệt qua mỗi năm cùng với kinh nghiệm tích lũy được của các cán bộ phụ trách công tác đấu thầu, bảo đảm tổ chức thành công đấu thầu và lựa chon được nhà thầu phù hợp nhất với yêu cầu của gói thầu. Công ty đã tự xây dựng quy trình đấu thầu, biểu mẫu, tiêu chuẩn đánh giá HSDT phù hợp với các quy định của Nhà nước và hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu để áp dụng thống nhất trong phạm

vi của mình, bao gồm: Luật Đấu thầu (trước là Quy chế Đấu thầu); các tiêu chuẩn, quy chuẩn của ngành.

Công tác thương thảo, ký kết và thanh lý hợp đồng cũng đã có nhiều bước tiến đáng kể. Điều này được thể hiện rõ thông qua việc đàm phán và ký kết thành công với các đối tác nước ngoài những hợp đồng có giá trị lớn, độ phức tạp cao.

Các nhà thầu trong nước cũng đã có sự trưởng thầnh đáng kể nên cũng góp phần giảm bớt trở ngại khó khăn đối với BMT. Hiện tại, các nhà thầu trong nước đã có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm và cơ sở vật chất để tham gia các gói thầu ở nhiều cấp độ về quy mô và đòi hỏi kỹ thuật. Điều đó đã đem lại lợi ích cho cả BMT và các nhà thầu trong việc trao đổi, thương lượng, và quản lý giám sát công việc.

1.4.1.3. Trách nhiệm và thẩm quyền trong các khâu được phân định rõ ràng

Trong quy trình thực hiện một gói thầu, việc soạn thảo HSMT, xét thầu là trách nhiệm của TCG giúp việc đấu thầu. Thẩm định HSMT là nhiệm vụ của phòng ĐTPT. Phòng Kế hoạch chịu trách nhiệm thẩm định kết quả xét thầu. Giám đốc công ty là người có quyền ra quyết định phê duyệt các kết quả thẩm định và phân quyền cho cấp dưới.

Trách nhiệm của các cấp, trong từng khâu và trong quá trình tiến hành một gói thầu được quy định rõ ràng nên không bao giờ xảy ra trường hợp chồng chéo chức năng, không đồng bộ về quyết định hoặc không có ai chịu trách nhiệm khi có vấn đề phát sinh. Chính vì thế, hầu hết các gói thầu của VNP luôn được tiến hành khoa học với hiệu quả cao.

1.4.1.4. Quá trình xét thầu được thực hiện nghiêm ngặt

Trong qua trình xét thầu các thành viên của TCG giúp việc đấu thầu thực hiện nghiêm túc các nội quy đã đề ra để đảm bảo tính chính xác, công bằng và bảo mật:

- Không mang tài liệu vào và ra khỏi phòng xét thầu.

- Không tiết lộ nội dung các HSDT, các sổ tay ghi chép, các biên bản của cuộc họp xét thầu, các ý kiến đánh giá và kết luận của các chuyên gia đối với từng nhà thầu,

cũng như các tài liệu khác được đóng dấu “Mật” theo quy định quản lý tài liệu của công ty.

- Không tiết lộ kết quả đấu thầu trước khi có quyết định công bố.

- Không có bất cứ hành động móc nối, mua bán thông tin, cố tình làm sai lệch kết quả xét thầu và các hành động bị cấm khác theo nội quy của công ty.

- Không sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc trong thời gian xét thầu.

1.4.1.5. Đấu thầu tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà thầu

Đấu thầu đã đem lại nhiều lợi ích cho VNP trong mua sắm hàng hóa và xây các công trình. Không những thế, đấu thầu tại VNP còn tạo ra một sân chơi bình đẳng và công bằng cho các nhà thầu tham dự. Các nhà thầu phải tự thể hiện khả năng của mình, cạnh tranh lành mạnh, chính vì thế nhà thầu được lựa chọn cho các gói thầu tại công ty VNP

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty dịch vụ viễn thông VNP việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)