1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh trong ôn thi tốt nghiệp thpt ở trường thpt lang chánh phần lịch sử

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐỀ TÀI: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

TÍCH CỰC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINHTRONG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT Ở TRƯỜNG THPT

Trang 2

2 NỘI DUNG CỦA SKKN

Trang 3

Phần I Đặt vấn đề:

1. Lý do chọn đề tài:

Trong lịch sử thế giới chỉ có hai dân tộc bị các thế lực ngoại bang đô hộ đến năm mà không mất đi tiếng nói của dân tộc mình là Việt Nam và Do Thái Điều gì đã giúp cho dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa bởi các triều đại phong kiến phương Bắc? Đó chính là Lịch sử - Lịch sử của ý thức độc lập dân tộc, phát huy bảnlĩnh trí tuệ của dân tộc; Lịch sử công cuộc dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựnggắn với bảo vệ Lịch sử có vai trò và ý nghĩa quan trọng góp phần hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại; góp phần giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nươc Những bài học từ quá khứ các em nhận được sẽ là hành trang cất cánh bay vào tương lai Giáo dục thế giới thay đổi theo hướng dạy học định hướng phát triển năng lực, xuhướng giáo dục quốc tế chuyển từ dạy học theo hướng tiếp cận nội dung sang dạyhọc tiếp cận năng lực, lấy năng lực người học làm cơ sở, tham chiếu để thiết kếchương trình, nội dung học tập.

Xu thế toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các quốc gia trên thếgiới Việt Nam cũng như các nước khác luôn phải có chiến lược phát triển kinh tế,văn hóa, giáo dục "hòa nhập" song không "hòa tan" Để phù hợp với xu thế thời đại,bắt nhịp thành tựu khoa học kỹ thuật tránh nguy cơ tụt hậu Đảng đã thực hiện“Đường lối đổi mới” với quan điểm: Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ; đổi mớikinh tế gắn với chính trị (trọng tâm là đổi mới kinh tế); đổi mới giáo dục cũng làmột trong những chiến lược để phát triển đất nước.Vì vậy giáo dục Việt Nam nóichung và môn Lịch sử nói riêng cần đổi mới.

Những điều trên thôi thúc tôi quyết định chọn đề tài: Vận dụng một số phươngpháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh trong ôn thi tốt nghiệpTHPT ở Trường THPT Lang Chánh - Phần Lịch sử Việt Nam (1919 - 2000).

2. Mục đích nghiên cứu:

Góp phần tìm ra hướng tiếp cận mới về phương pháp, hình thức tổ chức

c c, ch đ ng, sáng t o c a h c sinh trong quá trình h c t pực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tậpủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập ộng, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tậpạo của học sinh trong quá trình học tậpủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tậpọc sinh trong quá trình học tậpọc sinh trong quá trình học tập ập góp ph n giáo d c tinh ần giáo dục tinh ục tinh th n dân t c, lòng yêu nần giáo dục tinh ộng, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tậpước, các giá trị truyền thống tốt đẹpc, các giá tr truy n th ng t t đ pị truyền thống tốt đẹpền thống tốt đẹpống tốt đẹpống tốt đẹp ẹp c aủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập dân t c vàộng, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập tinh hoa văn hoá nhân lo i.ạo của học sinh trong quá trình học tập

Quy trình cách thức tạo ra sáng kiến:

Có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:

3

Trang 4

3 Đối tượng nghiên cứu

- Học sinh khối 12 trường THPT Lang Chánh- huyện Lang Chánh- tỉnh Thanh Hóa.Năm học: 2022-2023.(trong đó lớp 12A1,12A2 tôi dạy thực nghiệm, lớp 12A3,12A4 tôidạy đối chứng không áp dụng phương pháp của đề tài)

Năm học: 2023-2024 (trong đó lớp 12A8,12A9 tôi dạy thực nghiệm, lớp 12A6,12A7tôi dạy đối chứng không áp dụng phương pháp của đề tài)

4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài của tôi được nghiên cứu trực tiếp trong giảng Lịch sử lớp

12A6,12A7,12A8,12A9 của trường THPT Lang Chánh Đồng thời làm phương pháp so sánh, thực nghiệm tính hiệu quả của bài dạy bằng phương pháp dạy học truyền thống với vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực của học sinh trong Ôn thi TN THPT.

Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực của học sinhtrong Ôn thi TN THPT.giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp như:

- Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề

- Vận dụng phương pháp hướng dẫn học sinh tự học- Tự học thông qua xác định từ “chìa khóa”

- HS tự học thông qua sử dụng sơ đồ tư duy- Tự học thông qua vẽ trục thời gian:

- Phương pháp tranh luận nhằm phát triển tư duy phản biện cho họcsinh

Phần II Nội dung nghiên cứu:

I Cơ sở lí luận và thực trạng:1 Cơ sở lí luận

Theo Nghị quyết số 29 - NQ/TW (ngày 04/11/2013) của Hội nghị Banchấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (HS)được đặt ra như một yêu cầu bức thiết Nghị quyết khẳng định: Tiếp tụcđổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huytính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của ngườihọc; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc (BanChấp hành Trung ương, 2013) Vì vậy, trong dạy học, giáo viên (GV) cầnquan tâm đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) để ngườii học có cơ hội

4

Trang 5

tự cập nhật tri thức và phát triển năng lực bản thân.

Luật số: 43/2019/QH 14 Luật Giáo dục Điều 4 Phát triển giáo dục:Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Phát triển giáo dục phải gắn vớinhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ,củng cốquốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa…

Luật Giáo dục, điều 24.2: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặcđiểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩnăng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đem lại niềm vui, hứngthú học tập cho học sinh”.

Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội yêu cầu phải đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiệnđại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,hội nhập quốc tế; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theohướng hiện đại, chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức họctập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học.Công văn số 5555/BGGĐT - GDTr H ngày 08/10/2014 hướng dẫnsinh hoạt chuyên môn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.Theo chương trình GDPT môn Lịch sử cấp THPT(QĐ 16/2006/QĐ -BGDDT ngày 5/5/ 2006.

Công văn số: 2384/BGDĐT - GDTrH V/v hướng dẫn xây dựng kếhoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất và nănglực học sinh.

1.2 Về phía nội dung chương trình Lịch sử ôn thi tốt nghiệp THPT hiện

Nhìn vào chương trình môn Lịch Sử THPT (phần phụ lục), kiến thức trải rộng

trong toàn bộ chương trình lịch sử ở lớp 11, lớp 12 Nội dung ôn tập phảibám sát yêu cầu về kiến thức, kĩ năng với các mức độ: Nhận biết, thônghiểu, vận dụng, nếu giáo viên định hướng cho HS chưa tốt học sinh sẽ cóthể chán nản, không muốn học nữa.

1.3 Về phía học sinh:

- Số học sinh đa số lớp 12 lựa chọn KHXH (Lịch sử, Địa lí, GDCD)thi tốt nghiệp; đa số là dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, điểm đầuvào thấp (văn, toán, anh, do đó đòi hỏi giáo viên trong quá trình dạy họcphải tâm huyết, đầu tư đổi mới phương pháp; chú trọng tổ chức học tập đadạng, theo định hương phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

- Kết quả thi thử tốt nghiệp THPT các môn của HS khối 12 (đề thi chungcác trường trong tỉnh Thanh Hóa), theo thống kê số học sinh điểm 3.0 trởxuống khá cao, đặc biệt một số em trong “diện nguy cơ trượt tốt nghiệp”,điểm “cận trươt” ở mức đáng báo động (số liệu minh họa kết quả thi thử tốtnghiệp phần phụ lục )

- Phương pháp học tập chưa khoa học, hiệu quả chưa cao, khả năng kết hợp5

Trang 6

đa dạng các phương pháp học tập khác chưa tốt; tính sáng tạo, năng độngcòn thấp

- Khả năng nhận thức, hiểu bản chất sự kiện ở một số học sinh còn yếu, khảnăng so sánh, đánh giá, liên hệ thực tiễn vấn đề lịch sử chưa cao và chưathật sự hiệu quả.

6

Trang 7

1.4 Tham khảo ma trận kiến thức thi THPT quốc gia năm học 2022 - 2023

Vận dụng

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 vàcông cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ởLiên Xô (1921 - 1941)

Liên Xô và các nước Đông Âu (1945

Bảng phân tích mức độ nhận thức (ma trận kiến thức) trong đề tham khảo THPT Trên cơ sở tham khảo ma trận, cấu trúc đề thi của Bộ, giáo viên có thể địnhhướng cho học sinh ôn luyện hiệu quả.

1.5 Về phía giáo viên:

Giáo viên bám sát các văn bản của cấp trên để thực hiện chương trình dạy học; Quan tâm, truyền cảm hứng nhằm giúp HS nâng cao hiệu quả học tập, tối ưu hóa HS tích cực, chưa tích cực, HS hợp tác, chưa hợp tác để có phương pháp phù hợp.

Các biện pháp đã sử dụng: Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống.

II.Mô tả phân tích các giải pháp, các tác động nhằm phát triển năng lực HS

Điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã được áp dụng

Khái niệm năng lực: Năng lực là thuộc tính cá nhân đươc hình thành, phát

triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con ngươi huyđộng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứngthú, niềm tin, ý chí thực hiện thành công một hoạt động nhất định, đạt kết quảmong muốn trong những điều kiện cụ thể Có hai loại năng lực lớn:

- Năng lực cốt lõi: Năng lực cơ bản, thiết yếu bất kì ai cũng cần phải có đểsống, học tập và làm việc hiệu quả.

- Năng lực đặc biệt: Năng khiếu về trí tuệ, văn nghệ, thể thao, kĩ năng sống …tố chất sẵn có ở mỗi người Năng lực cốt lõi gồm năng lực chung và năng lựcchuyên môn.

Trang 8

- Năng lực chung: Năng lực đươjc các môn học; hoạt động giáo dục góp phầnhình thành, phát triển như: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợptác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực chuyên môn: Năng lực được hình thành, phát triển chủ yếu thôngqua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định như: Năng lực ngôn ngữ,năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, nănglực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.

Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáodục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu)của học sinh Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toànbộ quá trình dạy học là hướng quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học.

Vận dụng phương pháp dạy học:

Mỗi phương pháp dạy học tích cực đều có những ưu điểm và tác dụng khácnhau, GV cần vận dụng linh hoạt; dù lựa chọn phương pháp dạy học nào giáo viênvẫn là người luôn tích cực hóa các hoạt động của học sinh, chuyển giao nhiệm vụmột cách hợp lí.

1.Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề

Phương pháp dạy học nêu vấn đề: Là quan điểm dạy học nhằm phát triển nănglực nhận thức tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề Mục đích củaphương pháp này giúp rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề Đượctiến hành theo 3 bước:

Bước 1: Phát hiện vấn đề: Học sinh cần phân tích được tình huống có vấn đề(Tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức: Những tình huống khoa học chuyênmôn, tình huống gắn với thực tiễn) nhằm phát hiện và trình bày vấn đề rõ ràng.

Bước 2: Nội dung giải quyết vấn đề: Học sinh sẽ tìm ra các phương án để giảiquyết vấn đề và chọn ra phương án tối ưu nhất.

Bước 3: Giải quyết vấn đề: Từ những phương án đưa ra, học sinh sẽ so sánh,phân tích và đánh giá phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề, qua đó giúp HS lĩnhhội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức.

Ví dụ 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản trở thành batrung tâm kinh tế - tài chính trên thế giới Anh/ chị hãy:

a) Nêu nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mĩ? Ngoài nguyên nhânchung, sự phát triển kinh tế Tây Âu và Nhật Bản còn có nguyên nhân nào khác?

b) Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Mĩ - TâyÂu - Nhật Bản để tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay?

HS tìm ra các phương án giải quyết vấn đề và chọn ra phương án tối ưu nhất.

* Những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Mỹ?

+ Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân lực dồi dào, trìnhđộ kĩ thuật cao; Lợi dụng chiến tranh để làm giàu.

+ Áp dụng những thành tựu cách mạng KH- KT để nâng cao năng suất laođộng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và điều chỉnh cơ cấu kinh tế

+ Các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ti tập đoàn tư bản lũng đoạn sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả.

+ Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước.

Trang 9

* Ngoài những nguyên nhân chung ….còn có nguyên nhân nào khác?+ Tây Âu:Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài

+ Nhật: Con người đươc coi là vốn quý nhất, nhân tố quyết định hàng đầu (ý thức tổ chức kỷ luật cao ), chi phí cho quốc phòng thấp….

b) Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm tiến hành CNH- HĐH đất nước …?- Khai thác sử dụng tài nguyên hợp lý.

- Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại- Đầu tƣ giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ kĩ thuật.- Nâng cao trình độ tập trung vốn và nguồn lao động.

Ví dụ 2: Giáo viên nêu vấn đề yêu cầu HS suy nghĩ, dựa vào kiến thức bài học,để giải quyết vấn đề Khi dạy học bài 17: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (Lịchsử 12 ban cơ bản) trong bối cảnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc” Nếu anh/ chị làngười có quyền quyết định anh/chị có chấp nhận kí Hiệp định Sơ bộ ngày ngày 06-03-1946 với đại diện Chính phủ Pháp hay không? Vì sao? Hạn chế và tích cực doHiệp định đem lại là gì?

HS tìm hiểu vấn đề và đưa ra các minh chứng nhằm bảo vệ ý kiến của mình:Vì sao kí Hiệp định, vì sao không kí Hiệp định.

Một số dẫn chứng GV minh họa: VN kí bản Hiệp định Sơ bộ ngày 1946 với đại diện Chính phủ Pháp, vì:

06-03-* Thứ nhất: Vì Việt Nam đối mặt với khó khăn, không đủ khả năng đánhnhiều kẻ thù cùng một lúc (20 vạn quân THDQ ở phía Bắc, quân Anh – Pháp ởphía Nam, cả nướcc 6 vạn quân Nhật); chính quyền còn non trẻ nạn đói, nạn dốt,khó khắn về tài chính.

* Thứ hai: Vì nhân dân Việt Nam cần có thời gian hòa bình để xây dựng lựclượng về mọi mặt, chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu lâu dài.

* Thứ ba:Vào thời điểm đó, Pháp cũng muốn hòa với Việt Nam để đượcđưa quân ra miền Bắc.

Nhận xét Hiệp định Sơ bộ ngày 06 - 03 - 1946:

- Hạn chế: Hiệp định mới công nhận tính thống nhất (một quốc gia) chưa côngnhận nền độc lập của nước Việt Nam, lại để cho quân Pháp ra miền Bắc.

- Tích cực: Ký Hiệp định Sơ bộ, quân đội Trung Hoa Dân quốc buộc phải rútvề nươc, bớt cho Việt Nam một kẻ thù nguy hiểm, loại bỏ bớt một kẻ thù.

Việc kí Hiệp định đã chuyển quan hệ Việt - Pháp từ đối đầu về quân sự sangđối thoại hòa bình, tạo ra thời gian hòa bình vô cùng quý báu để củng cố chínhquyền, củng cố lại lực lượng kháng chiến ở miền Nam Tạo điều kiện phát triển lựclượng chính trị và lực lượng vũ trang trong cả nước chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

Ví dụ 3: Khi dạy bài 22 nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốcMĩ xâm lươc GV nêu vấn đề: Có nhận định cho rằng: Trên bàn đàm phán khôngthể giành thắng lợi nếu không có chiến thắng trên chiến trường và những chiếnthắng trên chiến trường sẽ không được khẳng định nếu không có nghệ thuật giànhthắng lợi trên bàn đàm phán…

a) Chủ trương và nghệ thuật nào của Đảng ta đượcc đề cập đến trong nhận định?b) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954- 1975) anh/ chị hãy lựa chọn và giải thích rõ mối quan hệ tác động của các sự kiện

Trang 10

làm sáng tỏ nhận định? HS trên cơ sở kiến thức Lịch sử lần lượtt tìm hiểu vấn đề:a) Chủ trương và nghệ thuật của Đảng và nhân dân ta được đề cập

- Chủ trương: Kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao.- Nghệ thuật đánh giặc: “Vừa đánh vừa đàm”.

b) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954- 1975), anh/ chị hãy lựa chọn giải thích mối quan hệ tác động của các sự kiện …

- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, làm lung lay ý chíxâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược, chấmdứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến đàm phán ởPari để bàn về chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

- Trận “Điện Biên Phủ trên không” 1973 là trận thắng quyết định của ta, đãbuộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí Hiệpđịnh Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

- Hiệp định Pari năm 1973 chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Namlà thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranhngoại giao; Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản và rút hết quân về nước,tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Ví dụ 4: Khi dạy bài: Đất nước trên đường đổi mới đi lên CNXH, GV nêu vấnđề: Nêu ý nghĩa những thành tựu kinh tế - xã hội nước ta trong 15 năm (1986 -2000) thực hiện đừờng lối đổi mới Yếu tố nào có tác động và quyết định đếnthắng lợi của công cuộc đổi mới?

HS tìm hiểu vấn đề, lần lựợt giải quyết vấn đề đặt ra

a Ý nghĩa thành tựu KT - XH nứớc ta trong thực hiện đường lối đổi mới:- Tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt đất nứớc

- Củng cố vững chắc nền độc lập dân tộc, nâng cao vị thế uy tín của nước tatrên trừờng quốc tế.

b.Yếu tố nào tác động và quyết định đến thắng lợi của công cuộc đổi mới?- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng: Đừờng lối đúng đắn, sáng tạo

- Nhân dân ta chủ động nắm bắt thời cơ: Tạo thế và lực mới, kiên quyết đẩy lùinguy cơ, đơn sự nghiệp đổi mới tiến lên mạnh mẽ, đúng hướng.

2.Vận dụng phương pháp hướng dẫn học sinh tự học

Phương pháp tự học: Rèn luyện cho HS có đuợc PP, kĩ năng, thói quen, ý chítự học, lòng ham học hỏi, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con nguời Chính vìvậy cần định hướng cho HS từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đềphát triển tự học, tự học mọi lúc, mọi nơi… thông qua hoạt động học, dưới sựhướng dẫn của thầy, người học phải tích cực, chủ động cải biến chính mình về kiếnthức, kỹ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay cho mình được Vìvậy nếu người học không tự giác chủ động, không chịu học, không có phươngpháp học tốt thì hiệu quả việc dạy sẽ rất hạn chế HS có thể tham khảo một số PPhướng dẫn của GV để đạt hiệu quả hơn.

3.Tự học thông qua xác định từ “chìa khóa”, thuật ngữ thường sử dụng

Căn cứ vào mục tiêu của chủ đề, liệt kê đươ các thuật ngữ thường sử dụng trong các câu hỏi để tìm hiểu nội hàm của nó, tạo cơ sở trả lời đúng vấn đề Thường là một từ/cụm từ (Từ chỉ bản chất nội dung cốt yếu của các sự kiện, hiện tượng lịch sử, đặc điểm nổi bật, điểm mới, điểm sáng tạo, ý nghĩa lớn

Trang 11

nhất, ý nghĩa cơ bản nhất, nhận xét đúng nhất, bài học quan trọng nhất…) mỗi từ khóa sẽ biểu hiện vấn đề cơ bản nhất nội dung lịch sử trong một giai đoạn lịch sử cụ thể qua các chủ đề, chương, bài Hoặc trong quá trình làm bài đó là câu cần tìm hiểu đề ra nên trong quá trình ôn bài, học bài, làm bài ta phải xác định đúng các từ khóa và xác định nội dung trả lời cho từ khóa chính là trả lời cho các câu hỏi được nêu ra các từ thường sử dụng ví dụ: Ý nghĩa lịch sử, bài học lịch sử, giai cấp, nghệ thuật quân

sự, thời cơ, sự kiện lịch sử, địa danh lịch sử, nhân vật lịch sử, hoàn cảnh lịch sử…Ví dụ 1: “Hội nghị BCH Trung ương tháng 5/1941 đã hoàn chỉnh chủ trươngchiến lược của Đảng, đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu”

Ví dụ 2: “Chiến thắng Biên giới năm 1950 đã đưa cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp của nhân dân ta lên một giai đoạn mới, giành quyền làm chủ trênchiến trường chính Bắc Bộ”.

Ví dụ 3: Công lao đầu tiên trong sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc:

Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, con đường Cách mạng vô sản.Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc:Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc vàthuộcđịa (7/1920) từ đó khẳng định cách mạng Việt Nam muốn thắng lợi phải đitheo con đường cách mạng vô sản.

Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng của phong trào công nhân Việt

Nam: là Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.

Sự kiện có tính quyết định để chuẩn bị cho bước phát triển nhảy vọt tiếp theo

trong lịch sử dân tộc Việt Nam: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.Công nhân Việt Nam chuyển hoàn toàn sang tự giác khi: Đảng cộng sản ViệtNam ra đời năm 1930

Ví dụ 4: “Dĩ bất biến ứng vạn biến” (tư tưởng): Nghĩa là lấy cái bất biến

(không thay đổi) mà ứng phó với cái vạn biến (cái luôn thay đổi) Lấy điều khôngđổi ứng phó với vạn điều thay đổi để thực hiện điều không đổi.

Từ khóa theo giai đoạn Ví dụ: Giai đoạn 1945 - 1954.

1 “Bắc đàm Nam đánh ” chỉ tình hình đất nước ta trước ngày 6/3/1946 khi miền Bắc đàm phán với Tưởng còn miền Nam đánh Pháp

2 Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu bị phá sản bởicuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 năm 1946

3 Kế hoạch đánh nhanh của Pháp bị phá sản hoàn toàn bởi chiến dịch ViệtBắc thu đông năm 1947

5 Chiến dịch mà ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ:chiến dịch Biên giới năm 1950.

6 Chiến dịch phản công đầu tiên ta giành thắng lợi trong kháng chiến chốngPháp: Việt Bắc thu đông năm 1947

7 Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộckháng chiến chống Pháp: Biên giới 1950.

8 Chiến thắng tạo ra bước ngoặt cơ bản cho cuộc kháng chiến chống pháp làchiến dịch biên giới 1950

9.Nội dung tóm tắt đường lối kháng chiến chống Pháp:Toàn dân, toàn diện,trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế

10.Chiến thắng làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương là:

Trang 12

Giặc ngoạixâm

Khó khănvề chính trị

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.

11 Hiệp định Giơ nevơ năm 1954 là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên côngnhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của ta

12 Chiến dịch Việt Bắc là điển hình của lối đánh du kích ngắn ngày của ta.13 Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947: làm phá sảnhoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Pháp

14 Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng Biên giới 1950: Mở ra bước phát triểnmới của cuộc kháng chiến, giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ15 Ý nghĩa quan trọng nhất của thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp:

Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị của thực

dân Pháp trong gần 1 thế kỉ trên đất nước Việt Nam.

16 Nhiệm vụ chung nhất của các chiến dịch do ta mở trong các cuộc khángchiến chống Pháp: tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch

17 Quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của đại tướng Võ

Nguyên Giáp: chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh chắc thắng chắc ở

kiến thức hoặc sơ đồ hóa kiến thức.

2.2.3.1 HS tự học thông qua sử dụng sơ đồ tư duy

Kiến thức môn Lịch sử ở trường phổ thông là sự tổng hợp của nhiều yếu tố:Sự kiện, niên đại, địa danh, nhân vật, biểu tượng, khái niệm, quy luật … đòi hỏimỗi giờ học giáo viên phải lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật hướng dẫn học sinhhọc tập hiệu quả Trong quá trình ôn luyện kiến thức, việc sử dụng sơ đồ ttư duykết hợp với từ khóa cốt lõi cũng sẽ giúp học sinh xác định được phương pháp tốiưu Trên cơ sở các đơn vị kiến thức trọng tâm các em sẽ vẽ sơ đồ hệ thống hóakiến thức theo ý hiểu của bản thân, điều này sẽ giúp các em hiểu và khắc sâu kiếnthức.

Ví dụ: Sơ đồ tư duy bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (Lịch sử 12, ban cơ bản) HS có thể tự sángtạo theo cách riêng GV cho ví dụ để HS tham khảo.

Trang 13

Khó khăn

Tình thế"ngàn cântreo sợi tóc"

Khó khăn

Sơ đồ tư duy: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với những khó khăn

2.2.3 Tự học thông qua vẽ trục thời gian:

Việc tự học thông qua vẽ trục thời gian giúp HS nhớ đặc điểm nội dung, phânbiệt sự khác nhau cơ bản từng giai đoạn lịch sử

Ví dụ 1: Yêu cầu HS hoàn thiện nội dung theo thời gian đã cho trước (sơ đồ về phong trào cách mạng 1930 – 1945):

GV có thể gợi ý nội dung HS tham khảo

Trang 14

Từ sau 02/09/1945 đến

Trước 06/03/1946Từ sau 06/03/1946 đến trước 12/09/1946

Chủ trương của Đảng

Hòa hoãn với THDQ,Kháng chiến chống Phápở Nam Bộ

Hòa hoãn với Pháp để:

- Tránh trường hợp phải đối phó với nhiều kẻthù cùng lúc.

- Tạo thêm thời gian VN chuẩn bị lực lượng Biện pháp: Kí với Pháp “Hiệp định sơ bộ ngày06/03/1946”: Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do…

Kí với Pháp Tạm ước ngày 14/9/1946.Tác

- Tránh trường hợp phảiđối phó với nhiều kẻ thùcùng lúc

- Tạo thêm điều kiện đểVN tập trung lực lượngchống Pháp ở Nam Bộ

- Tránh trường hợp phải đối phó với nhiều kẻthù cùng lúc.

- Đẩy nhanh 20 vạn THDQ về nước - Thể hiệnthiện chí hòa bình của VN

- Tạo thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng.=> Đây là bản Hiệp ước quốc tế song phươngđầu tiên giữa nước Việt Nam dân chủ cộnghòa với nước ngoài.

Bài họckinhnghiệm

- Luôn coi chủ quyền quốc gia dân tộc là điều bất khả xâm phạm.- Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo, khôn khéo về sách lược.

- Tránh việc phải đối phó với nhiều kẻ thù trong cùng một thời điểm.

Trang 15

Ví dụ 2: GV yêu cầu HS hoàn thành các nội dung về Chủ trương của Đảng trong đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản Trước 06/03/1946 và Sau 06/ 03/ 1946 – 12/09/1946trên trục thời gian để thấy được sự lãnh đạo tài tình, sáng tạo của Đảng.Từ đó HS liên hệ đến thực tiễn cách mạng giai đoạn hiện nay.

A Đảng Cộng sản phải được hoạt động công khai.B Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc.C Sẵn sàng nhân nhượng trong mọi tình huống.D Đảm bảo quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân

Ngày đăng: 11/07/2024, 15:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thái phát triển của cách mạng miền Nam (1954 - 1975) - vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh trong ôn thi tốt nghiệp thpt ở trường thpt lang chánh phần lịch sử
Hình th ái phát triển của cách mạng miền Nam (1954 - 1975) (Trang 17)
2.2.4.3. Sơ đồ hóa kiến thức - vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh trong ôn thi tốt nghiệp thpt ở trường thpt lang chánh phần lịch sử
2.2.4.3. Sơ đồ hóa kiến thức (Trang 20)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w