TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THIẾT KẾ CÂU HỎI DẠNG ĐÚNG/SAI PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10, SÁCH CÁNH DIỀU THEO CẤU TRÚC ĐỀ THI, KIỂM TRA MỚI CỦA... Trước trăn trở
Trang 1
TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THIẾT KẾ CÂU HỎI DẠNG ĐÚNG/SAI PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10, SÁCH CÁNH DIỀU THEO CẤU TRÚC ĐỀ THI, KIỂM TRA MỚI CỦA
Trang 2Viết tắt Viết đầy đủ
Trang 31.2 Mục đích nghiên cứu 1
5
Thiết kế câu hỏi mức độ 4 (vận dụng cao)
6
Trang 41 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài
Các kì thi trước năm 2024, đề thi 100% là câu hỏi nhiều lựa chọn, họcsinh có thể không học vẫn chọn được đáp án, có yếu tố may, rủi Với chươngtrình GDPT 2018, đổi mới toàn diện, cấu trúc đề thi đổi mới và được áp dụngbắt đầu từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Theo cấu trúc này tôi đánh giá có
sự đột phá mới, phân hóa được năng lực học sinh, loại bỏ yếu tố may rủi, họcsinh muốn đạt điểm cao thì phải học, phải có năng lực Trước yêu cầu đó đòi hỏigiáo viên phải thay đổi cách dạy, cách ôn tập, học sinh phải thay đổi cách học.Trước mỗi kì thi, quá trình ôn tập là rất quan trọng,vì vậy việc thiết kế nguồncâu hỏi ôn tập thực sự rất cần thiết Trước trăn trở đó tôi mạnh dạn thực hiện đề
tài: “THIẾT KẾ CÂU HỎI DẠNG ĐÚNG/SAI PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10, SÁCH CÁNH DIỀU THEO CẤU TRÚC ĐỀ THI, KIỂM TRA MỚI CỦA CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018” với mục đích đóng góp vào
ngân hàng câu hỏi ôn tập ở một chủ đề nhỏ làm cơ sở tiếp tục mở rộng với nhiềuchủ đề lớn hơn trong chương trình Sinh học THPT, đáp ứng cấu trúc mới củacác kì thi HSG, tốt nghiệp và Đại học
1.2 Mục đích nghiên cứu:
+ Thiết kế hệ thống câu hỏi dạng đúng sai đóng góp vào ngân hàng câuhỏi ôn tập phục vụ cho học sinh ôn thi kiểm tra đánh giá
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu lý thuyết dạng thức câu hỏi đúng/sai trong các đề thi, kiểmtra
+ Quy trình và nguyên tắc thiết kế câu hỏi dạng đúng/sai phần Sinh học tếbào, SGK Sinh học 10, cánh diều
+ Vận dụng giải quyết bài kiểm tra theo cấu trúc mới sau khi ôn tập PhầnII- Sinh học tế bào, Sách cánh diều
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
+ Dạng thức câu hỏi đúng/sai
+ Kiến thức phần sinh học tế bào, sinh học 10, sách cánh diều
+ Vận dụng trong bài kiểm tra giữa học kì II và cuối học kì II năm học2023- 2024
+ Đối tượng học sinh các lớp tôi trực tiếp giảng Ban KHTN các lớp 10a3,10a5, trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá nămhọc 2023-2024
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
+ Nghiên cứu lý thuyết về dạng thức câu hỏi đúng/sai trong đề thi kiểmtra
+ Nghiên cứu ứng dụng thực tế qua các bài kiểm tra định kì và cuối kì, tạitrường THPT Lương Đắc Bằng
1.6 Điểm mới của đề tài:
Bổ sung vào ngân hàng đề thi loại câu hỏi đúng/sai theo yêu cầu của đềthi mới của chương trình GDPT 2018
Trang 52 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Câu hỏi Đúng/sai là dạng câu hỏi gồm 1 mệnh đề và 2 đáp án
“Đúng” và “Sai” Loại câu hỏi này phù hợp để đánh giá sự hiểu biết của họcsinh về những quan niệm sai lầm phổ biến Học sinh phải xác nhận một phátbiểu cụ thể là đúng/sai, ít/nhiều, thật/giả …
* Ưu điểm của câu hỏi đúng/sai
+ Có thể kiểm tra nhiều kiến thức, đa dạng mức độ nhận thức trong một nội dung hỏi, dễ đánh giá được năng lực học sinh Học sinh có thể trả lời 3-
4 câu hỏi dạng này trong một phút Do không mất nhiều thời gian nên số lượngcâu hỏi có thể tăng lên, bao quát được nhiều vấn đề
+ Dễ ra đề Giáo viên chỉ cần nghĩ đến bất kì phát biểu nào có tính đúng
sai mà không cần nghĩ thêm đáp án thay thế hay đáp án gây nhiễu Việc này vừađơn giản vừa tiết kiệm thời gian
+ Dễ chấm điểm Dù chấm bài bằng máy tính hay chấm trực tiếp thì việc
kiểm tra 2 đáp án cũng vừa đơn giản vừa nhanh chóng
* Nhược điểm của câu hỏi đúng/sai
+ Độ khó thấp So với câu hỏi có nhiều đáp án, câu hỏi dạng đúng/sai chỉ
đưa ra hai đáp án mà không có đáp án nhiễu nên việc suy luận sẽ dễ dàng hơnrất nhiều
+ Dễ đoán mò Một câu hỏi chỉ có hai đáp án – Đúng hoặc Sai nên học
sinh có cơ hội trả lời đúng đến 50% Cơ hội được điểm cao rất lớn
+ Không phù hợp để đánh giá học sinh giỏi Do xác suất chọn đáp án
đúng rất cao, giáo viên không biết được học sinh hiểu bài hay vô tình chọnđúng Điều này cho thấy nó không hợp để đo lường năng lực tư duy bậc cao củahọc sinh
2.1.2 Kỹ thuật thiết kế hệ câu hỏi đúng/sai: kỹ thuật đặt câu hỏi là một
yêu tố quan trọng, là linh hồn và là trung tâm của dạy học phát triển năng lực.Điều quan trọng là phải lựa chọn được loại câu hỏi thích hợp để kích thích tưduy của học sinh và thu hút họ vào các cuộc thảo luận hiệu quả
* Khi đặt câu hỏi tôi luôn tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học
+ Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
+ Đúng lúc, đúng chỗ
+ Phù hợp với trình độ học sinh
+ Kích thích trí tưởng tượng, tư duy của học
+ Phù hợp với thời gian thực tế
+ Sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
+ Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xính, đánh đố
+ Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc
2.1.3 Vai trò của câu hỏi đúng/sai trong các đề thi, kiểm tra hiện nay:
Ngày 8/03/2024 Bộ GD&ĐT công bố cấu trúc mới của đề thi theoChương trình GDPT 2018; Cấu trúc đề thi môn Sinh học có 3 dạng thức với 40
Trang 6câu hỏi/lệnh hỏi; thời gian làm bài 50 phút.
Dạng thức 1: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn chiếm 18 câu trong đề thi
Dạng thức 2: Câu hỏi trắc nghiệm dạng đúng/sai, 4 câu mỗi câu hỏi có 4
ý, thí sinh phải trả lời đúng/sai đối với từng ý của câu hỏi; Về cách tính điểmhọc sinh đúng ¼ ý trong câu được 0,2 điểm; đúng ½ ý trong câu được 0,5 điểm,đúng ¾ ý trong câu được 1 điểm, đúng cả 4 ý được 2 diểm Dạng thức này đòihỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt được điểm tối
đa, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu nhưcủa dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn Xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa
là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Dạng thức 3: Câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn có 6 câu Dạng thứcnày gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng màthí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải cónăng lực, kiến thức kĩ năng chắc chắn, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọnđáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Hai dạng thức trắc nghiệm mới qua thử nghiệm thực tế cho thấy phù hợpvới việc thiết kế đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, đồng thời nâng caokhả năng phân loại thí sinh Như vậy dạng câu hỏi Đúng/Sai thuộc phần II trongcấu trúc đề thi
2.1.4 Phần Sinh học tế bào là phần cốt lõi trong chương trình sinh học
lớp 10 và Chương trình Sinh học THPT vì tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản củathế giới sống Trong sách Sinh học 10 THPT, Sách cánh diều, phần Sinh học tếbào gồm có 6 chủ đề:
Chủ đề 1: Giới thiệu chung về tế bào
Chủ đề 2: Thành phần hoá học của tế bào
Chủ đề 3: Cấu trúc của tế bào
Chủ đề 4: Trao đổi chất và năng lượng trong tế bào
Chủ đề 5: Thông tin tế bào, chu kì tế bào và phân bào
Chủ đề 6: Công nghệ tế bào
Từ cơ sở lý luận trên, tôi nhận thấy sự cần thiết thiết kế dạng câu hỏiđúng/sai phần sinh học tế bào đóng góp vào ngân hàng câu hỏi ôn tập phục vụcác kì thi trong chương trình sinh học THPT
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
+ Theo cấu trúc đề thi cũ, 100% câu hỏi dạng trắc nghiệm lựa chọn nênngân hàng câu hỏi mới chỉ xây dụng dạng thức câu hỏi này Theo cấu trúc đề thimới có thêm dạng câu hỏi đúng/sai và câu hỏi trả lời ngắn vì vậy thiết kế dầy đủcác dạng câu hỏi làm tư liệu cho ngân hàng câu hỏi là cần thiết
+ Ngày 8/03/2024 Bộ GD&ĐT công bố cấu trúc mới của đề thi theo
Chương trình GDPT 2018 môn Sinh học gồm 3 dạng thức câu hỏi: câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn; câu hỏi trắc nghiệm dạng Đúng/Sai;câu hỏi trả lời ngắn.
+ Sau khi Bộ GD&ĐT công bố cấu trúc đề thi,bài kiểm tra định kì, bàikiểm tra học kì của học kì 2 năm học 2023- 2024, trường THPT Lương ĐắcBằng, huyện Hoằng Hoá đã áp dụng theo cấu trúc mới Ở khối lớp 10 có13 lớp,
Trang 7trong đó có 6 lớp học ban KHTN có môn Sinh học.
2.3 Các biện pháp tổ chức thực hiện
Sau khi nắm chắc các nguyên tắc và yêu cầu kĩ thuật thiết kế câu hỏi dạngthức đúng/sai; Với phần Sinh học tế bào, tôi thiết kế các dạng câu hỏi theo cácmức độ tư duy
2.3.1 Yêu cầu khi thiết kế câu hỏi: Tôi thực hiện các yêu cầu sau khi
thiết kế câu hỏi
+ Các câu trong phần dẫn viết ngắn gọn, không nên trích dẫn nguyên vănnội dung sách giáo khoa Học sinh nếu nắm chắc được bản chất vấn đề sẽ nhậndiện được vấn đề là đúng hay sai
+ Tránh sử dụng những thuật ngữ không xác định về mức độ như “thôngthường”, “hầu hết”, “luôn luôn”, “tất cả”, “không bao giờ”… vì học sinh dễđoán được câu đó “đúng” hay “sai”
+ Tuyệt đối không sử dụng câu khẳng định không rõ tính “đúng”, “sai”
2.3.2 Thiết kế câu hỏi mức độ 1 (nhận biết): đây là dạng câu hỏi yêu cầu
học sinh nhớ, thuộc lòng, nhận biết được và có thể tái hiện lại các dữ liệu, các sựviệc đã biết hoặc đã học trước đây Điều đó có nghĩa là một học sinh có thể nhắclại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các khái niệm lí thuyết, tái hiệntrong trí nhớ những thông tin cần thiết Đây là mức độ hành vi thấp nhất đạtđược trong lĩnh vực nhận thức
Ví dụ 1 Những nhận định sau đây là đúng hay sai?
a Phospholipide và protein là thành phần chính cấu tạo màng tế bào
b Carbonhydrate là dạng hợp chất hữu cơ có cấu tạo phức tạp trong tế bào
c Trong 3 loại RNA thì mRNA có tính đa dạng cao nhất
d Khi bảo quản trứng sống, người ta dùng phương pháp bảo quản nóngchứ không dùng phương pháp bảo quản lạnh
Đáp án: a- Đúng b- Sai c- Đúng d- Sai
Ví dụ 2 Quan sát một tế bào của 1 loài động vật đang phân bào như hình
vẽ bên, các kí hiệu B, e, f là các NST Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai ?
a Trong tế bào có 12 cromatid
b Tế bào này đang ở kỳ giữa của giảm phân 1
c Tế bào ban đầu có bộ được kí hiệu BbEeFf
d Kết thúc quá trình này, mỗi tế bào con có bộ nst là
n = 3
Đáp án: a- Đúng b- Đúng c- Sai.
D- Sai.
2.3.3 Thiết kế câu hỏi mức độ 2 (thông hiểu): là
dạng câu hỏi yêu cầu học sinh phải nắm bắt được ý nghĩa
của tài liệu Hiểu được các khái niệm cơ bản, có khả năng
giải thích, diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của
mình và có nêu câu hỏi và trả lời được các câu hỏi tương tự hoặc gần vớ các ví
dụ đã được học trên lớp Điều đó có thể được thể hiện bằng việc chuyển tài liệu
từ dạng này sang dạng khác (từ các ngôn từ sang số liệu ), bằng cách giải thích
Trang 8được tài liệu (giải thích hoặc tóm tắ), mô tả theo ngôn từ của cá nhân Hành vi ởmức độ này cao hơn so với mức độ nhận biết.
Ví dụ 1 Khi tìm hiểu về công nghệ nuôi vấy mô, tế bào thực vật, các phát
biểu sau đây phát biểu nào đúng phát biểu nào sai?
a Mô/tế bào → nuôi cấy trong ống nghiệm, đầy đủ chất dinh dưỡng,hormone ngoại sinh→ mô sẹo → phân chia, phân hóa -> cây con
b Mô/tế bào → mô sẹo → nuôi cấy trong ống nghiệm, đầy đủ chất dinhdưỡng, hormone thực vật→ phân chia, phân hóa -> cây con
c Mô/tế bào → phân chia, phân hóa và cây con → mô sẹo → nuôi cấytrong ống nghiệm, đầy đủ chất dinh dưỡng, hormone thực vật
d Phương pháp này đem lại nhiều thành tựu: nhân nhanh với số lượng lớncây quý hiếm, chậm sinh sản, cây kháng bệnh virus và nhiều bệnh khác
Đáp án: a Đúng b Sai c Sai d Đúng.
Ví dụ 2: Quy trình nhân bản vô tính ở lợn được sơ đồ hóa như hình dưới
đây Hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai?
a Lợn con nhân bản vô tính có nhóm máu giống lợn A
b Lợn con bị một bệnh liên quan đến đột biến DNA ti thể, đột biến này cóthể được di truyền từ lợn B
c Xét về mặt di truyền, lợn C không đóng góp bộ gen cho lợn con
d Có thể sử dụng tế bào tinh trùng thay cho tế bào trứng
Đáp án: a Đúng b Đúng c Đúng d Sai 2.3.4 Thiết kế câu hỏi mức độ 3 (vận dụng): yêu cầu học sinh biết vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc tương tựtrong học tập, cuộc sống Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sửdụng, xử lý các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự hoặc gầngiống như tình huống đã gặp trên lớp Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng cácquy tắc, phương pháp, khái niệm đã học vào xử lí các vấn đề trong học tập,trong đời sống thường ngày Hành vi ở mức độ này cao hơn so với mức độ nhậnbiết và thông hiểu
Ví dụ 1 Quan sát một tế bào của 1 loài động vật đang phân bào bình
thường (hình vẽ bên), các kí hiệu A, B, d là các NST Phát biểu sau đây đúnghay sai?
a Trong tế bào sinh dục sơ khai của loài này ở trạng thái chưa nhân đôi có
6 NST
b Tế bào này đang ở kỳ giữa của nguyên phân
c Kết thúc quá trình phân bào này sẽ tạo ra các tế bào lưỡng bội
Trang 9d Một nhóm gồm 3 tế bào sinh dục sơ khai loài trên tiến hành nguyên phân 4 lần, các tế bào con tạo ra đều qua vùng chín giảm phân Tổng số NST môi trường cung cấp cho nhóm tế bào sinh dục sơ khai thực hiện phân bào tạo giao tử là 558.
c Sai, Kết thúc quá trình phân bào giảm phân II này sẽ tạo ra các tế bào
đơn bội (n đơn)
d Đúng, 3.2n(24 -1) + 3.24.2n = 3.6.15 + 3.16.6 = 558
Ví dụ 2 Một người sau khi xem video giảm cân trên mạng, đã thực hiện
chế độ ăn kiêng để giảm cân Người này thực hiện loại bỏ toàn bộ các sản phẩm
có chứa chất béo và tinh bột Trong tuần đầu tiên, đã giảm được 2kg thể trọng,nhưng trong những tuần tiếp theo người này cảm thấy cơ thể mệt mỏi, hoa mắtchóng mặt Từ vấn đề trên, em hãy cho biết các nhận định sau đây là đúng haysai?
a Tinh bột là một loại carbohydrate có vai trò chính trong việc tạo nănglượng cho tế bào và cơ thể
b Loại bỏ chất béo trực tiếp làm giảm lượng đường trong cơ thể
c Việc cắt bỏ toàn bộ tinh bột sẽ dẫn đến tăng lượng đường huyết lànguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng hoa mắt chóng mặt
d Thay vì cắt bỏ hoàn toàn chất béo và tinh bột thì người này nên ăn uốngđầy đủ các chất và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên như vậy sẽ giảm cân
an toàn.1
Đáp án: a-Đúng b-Sai c-Sai d-Đúng
2.3.5 Thiết kế câu hỏi mức độ 4 (vận dụng cao): yêu cầu học sinh linh
hoạt vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề mớihoặc sắp xếp cấu trúc lại các bộ phận để hình thành một tổng thể mới Học sinh
có khả năng vận dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặckhông quen thuộc, chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây Điều đó cóthể bao gồm việc tạo ra một chủ đề hoặc bài phát biểu, một kế hoạch hành động,hoặc một sơ đồ mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ để phân lớp thông tin).Hành vi ở mức độ này cao hơn so với các mức độ hiểu, biết, vận dụng thôngthường Nó nhấn mạnh các yếu tố linh hoạt, sáng tạo, đặc biệt tập trung vào việchình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới
Ví dụ 1 Đồ thị dưới đây mô tả ảnh hưởng của của một số yếu tố đến tốc
độ phản ứng do enzyme xúc tác:
Trang 10Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ của phản ứng
a Khi tăng nồng độ cơ chất thì tốc độ phản ứng cũng tăng theo và đến mức độ nhất định thì tốc độ phản ứng không tăng nữa
b Khi tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng cũng tăng đến mức nhiệt độ tối
ưu, khi tăng nhiệt độ cao hơn mức tối ưu thì tốc độ phản ứng giảm
c Tốc độ phản ứng luôn tỉ lệ thuận với độ pH
d Ở nhiệt độ trên 70oC, tốc độ phản ứng không tăng, phản ứng vẫn diễn
ra bình thường
Ví dụ 2 Trong nhựa quả đu đủ chứa papain là loại enzyme tiêu hóa tự
nhiên giúp phân giải protein Enzyme này giúp tiêu hóa thức ăn và hỗ trợ quátrình đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể Papain không làm thay đổi hệ vi khuẩn,giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai vềenzyme này?
a Papain có bản chất là protein
b Đu đủ càng chín thì lượng enzyme càng nhiều
c Nộm thịt bò khô với đu đủ dễ tiêu hóa hơn, vì enzyme papain giúp phângiải protein trong thịt bò
d Chiết xuất papain từ đu đủ được sử dụng để tạo ra các chế phẩm bổsung giúp điều trị bệnh táo bón và rối lọan tiêu hóa
2.4 Kết quả nghiên cứu.
Sau khi nắm vững các nguyên tắc thiết kế câu hỏi, sơ đồ hoá kiến thức nộidung phần Sinh học tế bào tôi thiết kế 1 số câu hỏi theo từng chủ đề như sau:
Chủ đề Thành phần hoá học của tế bào
Câu 1: Hình bên mô tả
liên kết của phân tử nước với
nhau hoặc với các chất khác
(a) và khoảng cách giữa các
phân tử trong nước đá và
nước ở trạng thái lỏng (b)
Mỗi nhận định sau đây là
đúng hay sai?
Trang 11a Một phân tử nước có thể hình thành tối thiểu 4 liên kết hydrogen với các phân tử khác (Sai, vì nước chỉ có thể hình thành 4 lk hydrogen với 4 phân
tử nước.)
b Khi ở trạng thái rắn (đá), các phân tử nước luôn giữ vững các mối liên kết hydrogen với nhau còn khi ở trạng thái lỏng, các liên kết hydrogen luôn luôn
bị bẻ gãy và tái tạo liên tục (Đúng, tính linh động của lk hydrogen)
c Các phân tử nước ở nơi bề mặt tiếp xúc với không khí liên kết chặt với nhau tạo nên sức căng bề mặt Nhờ vậy, nhiều sinh vật nhỏ có thể đi lại trên mặt nước (Đúng)
d Có thể để các loại rau vào ngăn đá tủ lạnh giúp kéo dài thời gian bảo quản (Sai, vì nước chuyển trạng thái rắn phá vỡ tế bào làm hỏng rau)
Câu 2: Quan sát hình ảnh sau và cho biết nhận định nào dưới đây đúng,
nhận định nào sai?
a Phân tử này được cấu tạo bởi các nguyên tố C,H,O,N và một số nguyên
tố hóa học khác (Đúng)
b Đây là cấu trúc của phân tử lipid (Sai, phân tử protein)
c Nhận biết phân tử này bằng cách dùng phép thử Benedict (Sai, thuốc thử Benedict nhận biết đường)
d Trong khẩu phần ăn thiếu chất này thì cơ thể, đặc biệt là trẻ em, thườnggầy yếu, chậm lớn, hay bị phù nề và dễ mắc bệnh truyền nhiễm (Đúng)
Câu 3: Hình bên mô tả cấu trúc
của một phân tử sinh học trong tế bào
Hãy cho biết các nhận định sau là
đúng hay sai?
a Có 4 loại đơn phân cấu tạo nên phân tử trên (Đúng)
b Phân tử trên là ARN (Sai, ARN mạch đơn, không có T trong cấu trúc)
c Tất cả các loài đều có tỉ lệ G+ C A+T bằng nhau (Sai)
d Ở người, phân tử trên dùng để xét nghiệm quan hệ huyết thống (Đúng)
Chủ đề Cấu trúc tế bào
Câu 1 Hình sau mô tả cấu tạo của thành tế bào vi khuẩn, mỗi nhận định
sau là đúng hay sai?
Trang 12a Hầu hết vi khuẩn đều có thành tế bào, thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo bởi peptidoglycan (Đúng)
b Vi khuẩn Gram (+), có thành dày, bắt màu đỏ khi nhuộn Gram; Vi khuẩn Gram (-) có thành mỏng, bắt màu tím khi nhuộm Gram (Sai Vì VK Gram (+), có thành dày, bắt màu tím khi nhuộn Gram và vi khuẩn Gram (-), có thành mỏng bắt màu đỏ khi nhuộm Gram.)
c Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như penicillin diệt vi khuẩn bằng cách ngăn không cho vi khuẩn tạo được thành tế bào, đặc biệt là vi khuẩn Gram (+) (Đúng)
d Khi sử dụng kháng sinh streptomycin, kanamycin, neomycin có tác dụng diệt khuẩn mạnh lên nhiều loại vi khuẩn Gram (-) và một số vi khuẩn Gram (+) Nếu sử dụng liều cao kéo dài quá 10 ngày có thể gây nên tổn thương tiền đình, thần kinh, thính giác và thận cho bệnh nhân (Đúng)
Câu 2 Quan sát hình ảnh sau, trả lời các câu hỏi, trong mỗi ý a,b,c,d học
sinh chọn đúng hoặc sai
a Đây là mô hình cấu trúc màng tế bào-mô hình khảm động (Đúng)
b Ngoài các phân tử protein và phospholipid thì tế bào còn có thể điều chỉnh độ linh hoạt của màng sinh chất bằng cách chèn thêm các phân tử
cholesterol (ở tế bào động vật) và sterol (ở tế bào thực vật) (Đúng)
c Bất cứ chất nào cũng đều có thể vận chuyển qua lớp phospholipid và protein xuyên màng (Sai)
d Cá sống ở Châu Nam Cực so với cá sống ở vùng nhiệt đới thì thành phần các acid béo của màng sinh chất khác nhau (Đúng Vì Cá sống ở vùng Châu Nam Cực (khí hậu lạnh), chúng cần 1 lớp da dày để sống xót nên số lượng phân tử cholesterol sẽ nhiều hơn cá sống ở vùng nhiệt đới khí hậu nóng ẩm Do các phân tử cholesterol làm cho cấu trúc màng thêm ổn định và vững chắc hơn)