TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓASÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP DẠY HỌC LỊCH SỬ VÀ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP KỈ NIỆM 79 NĂM THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM THÔNG QUA CÁC TRÒ CHƠI VÀ KỂ CHUYỆ
Trang 1TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LỒNG GHÉP DẠY HỌC LỊCH SỬ VÀ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP KỈ NIỆM 79 NĂM THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM THÔNG QUA CÁC TRÒ CHƠI VÀ KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ CHO HỌC
SINH TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA
Người thực hiện: Phạm Thị Thủy Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử
THANH HÓA, NĂM 2024
Trang 2STT NỘI DUNG TRANG
8 4.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài 2
9 4.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn có liên quan đến đề tài 2
16 Chương 2 Thực trạng … ở trường THPT Hoằng Hóa trước
19 Chương 3 Tổ chức kể chuyện lịch sử và tiến hành một số
hoạt động cho học sinh ở trường THPT Hoằng Hóa 6
24 3 Một số lưu ý khi xây dựng chương trình hoạt động 7
25 4 Một số hình thức tổ chức kể chuyện và “trò chơi” kỉ niệm 79
năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 7
26 4.1 Tổ chức kể chuyện nêu truyền thống Quân đội nhân dân
28 4.3 Các bước kể chuyện và tổ chức trò chơi 8
Trang 3năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
30 4.4.1 Kể chuyện truyền thống 79 năm anh hùng của lực lượng
31 4.4.2 Tổ chức các trò chơi vận động về chủ đề Quân đội nhândân Việt Nam. 11
35 4.4.2.4 Trò chơi “Tiếp lương, tải đạn, cắm cờ quyết thắng” 13
Trang 4từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vậndụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất: đồng thời phảichuyến cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiếm tra trí nhớ sang kiểm tra đánhgiá đánh giá năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề.
Là giáo viên dạy môn lịch sử, trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc kểchuyện lịch sử mà nhất là câu chuyện này chính là bởi những nhân chứng lịch sử vàviệc tổ chức trò chơi trong dạy học có sức hấp dẫn kì lạ, không đơn thuần là phươngtiện giải trí bổ ích mà qua đó giúp học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, nắm đượcmột số kĩ năng quan trọng như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận động nhanh nhẹn, khéoléo, kĩ năng hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định, điều đặc biệt hơn
cả là qua tổ chức trò chơi sẽ kích thích học sinh học tập, các em sẽ lĩnh hội tri thức lịch
sử một cách dễ dàng, củng cố kiến thức một cách vững vàng, tạo niềm say mê, hứngthú hơn trong giờ học lịch sử
Trong quá trình giảng dạy nếu giáo viên biết lồng ghép các tiết lịch sử với cáchoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL), đặc biệt khi giờ hoạt động đó có sự tham giacủa những con người là nhân chứng lịch sử hoặc những người đang công tác trong lĩnhvực đó thì lại càng làm cho học sinh hứng thú hơn, khích lệ tinh thần ham học hỏi củacác em
Để góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trườngphổ thông, giáo dục truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng trong thờichiến và cả thời bình, tham khảo từ ý kiến của giáo viên trong trường và đơn vị kếtnghĩa là Ban chỉ huy Quân sự huyện Hoằng Hóa, tôi mạnh dạn xin trình bày một số
vấn đề về “Lồng ghép dạy học lịch sử và hoạt động ngoài giờ lên lớp kỉ niệm 79 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam thông qua các trò chơi và kể chuyện lịch sử cho học sinh trường THPT Hoằng Hóa”.
2 Mục đích nghiên cứu:
Để thấy được rõ hơn tác động của việc giáo dục truyền thống của Quân độinhân dân thông qua các trò chơi vận động và các câu chuyện thực tế Đặc biệt hơnchính những người trong cuộc đang trực tiếp kể chuyện và tổ chức trò chơi cho các
em Từ đó, cả giáo viên và học sinh thấy được về sự cần thiết tổ chức giữa lí thuyết vàthực hành, hiểu được sự hi sinh to lớn của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ tổ quốc hiện nay Từ đó góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp giảng dạy,phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát huy hoạt động trải nghiệm sáng tạo của
Trang 5học sinh trên cơ sở sự hướng dẫn của giáo viên
Rút ra kinh nghiệm để áp dụng vào công tác giảng dạy của bản thân và làm tàiliệu tham khảo cho đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Tổ chức trò chơi và kể các câu chuyện thực tế trong dạy học lịch sử lồng ghépHĐNGLL với sự tham gia trực tiếp của một đơn vị Ban chỉ huy Quân sự huyện HoằngHóa
Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoằng Hóa
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh khối lớp 10,11 và 12 trường THPT Hoằng Hóa
Thời gian nghiên cứu: trong hai năm học 2022-2023 và 2023 – 2024 Nộidung đề tài chỉ giới hạn lồng ghép kiến thức lịch sử và HĐNGLL tháng 12 - 2023: tinhthần quyết chiến quyêt thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam thông qua các hoạtđộng:
+ Kể chuyện lịch sử
+ Tổ chức các trò chơi vận động
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
4.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài:
- Nghiên cứu hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và của Sở Giáodục & Đào tạo tỉnh Thanh Hóa
- Nghiên cứu chỉ đạo của Cấp uỷ và kế hoạch năm học của trường THPT HoằngHóa
4.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn có liên quan đến đề tài:
- Đánh giá thực trạng việc dạy – học Lịch sử kết hợp lồng ghép tổ chức các hoạtđộng ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoằng Hóa khi kết hợp trực tiếp với một đơn vị bộđội
- Đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục thực trạng đã tìm hiểu
5 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
Trang 6hiệu quả của việc dạy học Lịch sử, giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinh Qua đó phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong lĩnh hội kiến thức môn Lịch sử cũng như rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.
Đề tài có thể áp dụng cho công tác giáo dục truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng cho học sinh các trường trung học phổ thông
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
+ Dạy và học lịch sử trong thời gian gần đây đã tiếp cận gần hơn giữa học tập líthuyết và các nội dung thực hành, đặc biệt các HĐNGLL đã là động lực rất lớn choquá trình tìm hiểu của học sinh đối với môn Lịch sử, giúp các em hứng thú hơn
Trang 7+ Các hình thức, nội dung cơ bản của dạy học HĐNGLL lịch sử thường được
áp dụng là:
Có nhiều hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa lịch sử như: đọc sách lịch
sử, kể chuyện, nói chuyện lịch sử, trao đổi thảo luận, tham quan lịch sử, dạ hội lịchsử…Nhưng với điều kiện thực tế thì kể chuyện lịch sử và hiện nay có thêm hoạt động
là tổ chức các trò chơi là hình thức được thực hiện phổ biến nhất vì phù hợp với điềukiện của các nhà trường, tình hình học tập và điều kiện của học sinh
Kể chuyện lịch sử, đây là hình thức ngoại khóa hấp dẫn, dễ làm và có tác dụnggiáo dục cao Nội dung của câu chuyện lịch sử được kể là việc phổ biến kiến thức lịch
sử một cách khoa học, chứ không phải chuyện hư cấu Do đó, nội dung chuyện kể phải
có chủ đề - một sự kiện, một nhân vật – dựa vào tài liệu chính xác Có nhiều cách kểchuyện lịch sử: kể lại nội dung một cuốn sách hay đã đọc, một câu chuyện được ghichép tài liệu, hay của chính người tham gia, chứng kiến kể lại
Mặt khác, hiện nay ở trường THPT cũng đã áp dụng cho học sinh HĐNGLL là
có sử dụng các trò chơi để tăng tính hoạt động trải nghiệm cho học sinh, đồng thờităng cường khả năng nhận thức, tư duy của các em hơn
2 Cơ sở thực tiễn.
Dạy học HĐNGLL có vị trí và ý nghĩa quan trọng trong quá trình giảng dạymôn lịch sử, đặc biệt là quá trình giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh cáchmạng cho học sinh để hướng tới 79 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam
- Về nhận thức, bổ sung kiến thức cho nội khóa, làm sâu sắc, sinh động thêmkiến thức cơ bản và góp phần tích cực vào thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng bằngnhững hình thức khác
- Về thái độ, HĐNGLL đưa học sinh tới gần sự kiện lịch sử cần giảng dạy hơn,với hoạt động hấp dẫn, sinh động hơn, tác động mạnh mẽ đến xúc cảm, tình cảm vàtrực tiếp nâng cao hiệu quả giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống của lực lượng vũtrang nhân dân Việt Nam 79 năm xây dựng và trưởng thành
- Về kỹ năng: phát triển tính tích cực và hoạt động vừa độc lập vừa tập thể củamỗi cá nhân Đồng thời rèn luyện kỹ năng thực hành và vận dụng kiến thức vào thựctiễn Đặc biệt, đây đều là những kĩ năng cần phải có của mỗi nam thanh niên, chuẩn bịhành trang cho quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự với tổ quốc
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI VÀ KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ LỒNG GHÉP VƠI HĐNGLL Ở TRƯỜNG THPT HOẰNG
HÓA TRƯỚC KHI ĐỀ TÀI
1 Thuận lợi và khó khăn:
* Thuận lợi:
Trang 8Trước khi tôi thực hiện sáng kiến này, các buổi HĐNGLL kể chuyện lịch sử cũngđược tổ chức vào các buổi sinh hoạt tập thể thứ hai đầu tháng, tuy nhiên hiệu quả chưacao
Từ năm 2021, trường THPT Hoằng Hóa đã kết nghĩa với đơn vị Ban chỉ huyQuân sự huyện Hoằng Hóa – một đơn vị có bề dày truyền thống trong đấu tranh Cáchmạng và xây dựng, bảo vệ tổ quốc hiện nay Đây được coi là một lợi thế rất lớn nếunhà trường có sự phối hợp chặt chẽ với đơn vị kết nghĩa để tiến hành các buổiHĐNGLL với sự tham gia trực tiếp của những con người đang đứng trong hàng ngũlực lượng quân đội nhân dân Việt Nam
Từ thực tế đó, nhà trường đã phối hợp với Ban chỉ huy quân sự huyện HoằngHóa để cùng với giáo viên bộ môn lịch sử thực hiện buổi hoạt động ngoài giờ lên lớptheo hình thức kể chuyện và hoạt động dưới hình thức các trò chơi vận động liên quanđến ngày truyền thống lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam Buổi ngoại khóa diễn ravào ngày đầu tuần, thứ hai ngày 18 -12-2023, đã đem lại kết quả hơn cả sự mong đợicủa những người tổ chức Học sinh nghiêm túc, yên lặng nghe các câu chuyện lịch sử,các trò chơi vận động được các em hào hứng tham gia
Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường (Công đoàn,Đoàn Thanh niên ) đều quan tâm và tạo điều kiện hết sức cho hoạt động ngoại khóađược diễn ra tốt đẹp Từ việc lên kế hoạch, tập luyện, chuẩn bị cơ sở vật chất đều có sựtham gia nhiệt tình, có trách nhiệm của các giáo viên và học sinh trong trường Đặcbiệt là Ban chỉ huy quân sự đã phối hợp, đề ra kế hoạch chi tiết cho các trò chơi, làngười chỉ huy cho các hoạt động ngoại khóa
Giáo viên đạt trình độ chuẩn, nhiệt tình, ham học hỏi, trong thời gian chuẩn bịchương trình thì luôn tìm hiểu, sưu tầm những tư liệu liên quan, nhờ sự tư vấn của cácgiáo viên trong trường, đặc biệt là các đồng chí trong Ban chấp hành Đoàn về nhữngvấn đề chuyên môn; luyện tập, ghép chương trình với các bộ phận liên quan và luôn cốgắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ, để buổi HĐNGLL đạt hiệu quả cao
Học sinh có một số em đã có một số thông tin nhất định về sự kiện lịch sử được
kể trong buổi ngoại khóa nên đã có những đóng góp nhất định vào thành công củabuổi HĐNGLL khi tham dự trò chơi hay trả lời câu hỏi mở rộng kiến thức
Phụ huynh học sinh cũng ủng hộ các buổi ngoại khóa của nhà trường: bố trí thờigian cho con tập văn nghệ, ủng hộ kinh phí và phản hồi lại với giáo viên tổ chức về ýthức, cũng như cảm nhận của con em họ sau khi tham gia buổi ngoại khóa của nhàtrường
*Về khó khăn:
Trường có đông học sinh nên việc đảm bảo học sinh giữ trật tự, tập trung chú ý
lắng nghe còn hạn chế Mặt khác, trường có tới 2 địa điểm lại cách xa nhau về khônggian địa lí nên không tổ chức chung trong một buổi được mà phải tiến hành 2 buổikhác nhau nên kết quả cũng không đồng đều
Trang 9Buổi ngoại khóa tiến hành ngoài trời, trên sân trường nên việc sử dụng hình ảnhtrình chiếu, minh họa cho câu chuyện chưa thực hiện được.
Phần lớn học sinh vẫn chưa coi trọng môn lịch sử nên vẫn còn tình trạng họcsinh chưa tự giác trong việc tìm hiểu thông tin, sưu tầm tư liệu lịch sử gây khó khănnhất định trong việc khai thác kiến thức từ phía học sinh để làm phong phú thêm nộidung của buổi ngoại khóa
2 Mô tả giải pháp:
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành điều tra học sinh về vấn đềnày trước khi thực hiện bằng việc phát phiếu trả lời ( chỉ cho học sinh khối 12 cơ sở 1),đánh dấu vào ô trống
Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng việc cho học sinh trả lời các câu hỏi chỉbằng 2 phương án là đồng ý hay không đồng ý
Sau khi tổng hợp, chúng tôi thu được kết quả như sau:
%
Khôngđồng ý
Kết quả
%
1 Môn lịch sử rất khô khan và dài dòng 198/276 74% 78 26%
2 Từ trước đến giờ các câu chuyện về người
lính yếu do các thầy cô kể nên khô khan 178/276 65% 98/276 35%
3 Học Lịch sử chỉ cần học những gì thầy cô cho
ghi là được, không cần phải tìm tòi thêm 113/276 41% 163/276 59%4
Việc tổ chức kể chuyện, các trò chơi trong
giờ học lịch sử hoặc các tiết ngoại khóa sẽ
làm em thích thú
228/276 83% 48/276 17%
5 Ngoài SGK em còn đọc thêm các sách, truyện
tranh liên quan đến lịch sử 84/276 30% 192/276 70%
Như vậy, tôi thấy việc học lịch sử chính khóa vào các buổi sáng chưa gây hứng thú được với học sinh, các tiết học khô khan, nhàm chán Nếu cứ tiếp tục như vậy học sinh sẽ sợ học sử, lâu dài sẽ gây “ám ảnh” với các em mỗi khi đến tiết
Về hoạt động ngoại khóa các em có vẻ hứng thú nhưng đa phần đều cho rằnghoạt động này đang còn quá ít, chỉ được tổ chức vào một số ngày lễ lớn Hoạt độngngoài giờ lên lớp được tổ chức hàng tháng theo lịch của nhà trưởng nhưng hình thứccòn đơn điệu, nghèo nàn
Từ thực trạng của việc dạy và học lịch sử hiện nay và ưu thế của các buổi dạyhọc ngoại khóa lịch sử theo hình thức kể chuyện, tiến hành các trò chơi vận động liênquan với mong muốn có thể nâng cao hơn chất lượng của bộ môn, thu hút học sinh hứngthú với môn lịch sử, coi lịch sử không chỉ là môn học bắt buộc để cộng điểm cao màkiến thức lịch sử còn là công cụ để tìm hiểu về cuộc sống, tôi đã chọn HĐNGLL kết hợp
với lịch sử với chủ đề “Lồng ghép dạy học Lịch sử và hoạt động ngoài giờ lên lớp kỉ
Trang 10niệm 79 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam thông qua các trò chơi và kể chuyện lịch sử cho học sinh trường THPT Hoằng Hóa”.
CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ VÀ TIẾN HÀNH MỘT SỐ TRÒ CHƠI CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA KỈ NIỆM 79
NĂM THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM.
1 Lập kế hoạch và phân công cụ thể:
có thể lên nội dung, kịch bản chương trình Kế hoạch phải trình bày trước Hội đồng sưphạm để tất cả các giáo viên, đặc biệt các giáo viên có liên quan (Công đoàn, Đoànthanh niên, giáo viên lịch sử, các giáo viên chủ nhiệm) nắm bắt được và lên kế hoạchthực hiện
Về thời gian, buổi ngoại khóa lịch sử diễn ra dưới hình thức kể chuyện lịch sử
và hướng dẫn cho học sinh các trò chơi tổ chức vào giờ chào cờ đầu tuần, cụ thể làngày 18/12 bởi vì trong tuần sẽ tiến hành ngày lễ kỉ niệm 79 năm thành lập Quân độinhân dân Việt Nam Vì đây là buổi sinh hoạt tập thể nên đòi hỏi phải có sự tham giacủa nhiều đoàn thể, tổ chức trong nhà trường
1.2 Phân công nhiệm vụ cụ thể:
Về công tác chuẩn bị, có vai trò quan trọng đối với thành công của buổi họclịch sử lồng ghép HĐNGLL Thông thường việc chuẩn bị thường được tiến hànhtrước buổi HĐNGLL 1 tuần nhưng do lần này có sự phối hợp với đơn vị khác nênthời gian chuẩn bị sẽ là 3 tuần Giáo viên đề xuất, Ban giám hiệu sẽ liên hệ với Banchỉ huy Quân sự huyện trước khoảng 3 tuần để lên ý tưởng, nội dung chương trìnhthống nhất cả hai đơn vị Sau khi thống nhất được với đơn vị phối hợp thì Ban Giámhiệu sẽ giao việc cho Ban chấp hành Đoàn, giáo viên lịch sử phụ trách nội dung phốihợp với Ban chỉ huy Quân sự để thống nhất nội dung kể chuyện và hoạt động tròchơi Bí thư chi Đoàn, Người phụ trách của Ban chỉ huy Quân sự và giáo viên lịch sử
sẽ thống nhất chương trình HĐNGLL, phân công giáo viên và đội văn nghệ củatrường chuẩn bị tiết mục văn nghệ theo đúng chủ đề (thường giao bài cụ thể là gì)
Sau đó, giáo viên lịch sử, người phụ trách của Ban chỉ huy Quân sự sẽ viết bài
kể chuyện, ý tưởng các trò chơi, các đồng chí của Ban chỉ huy quân sự huyện chuẩn bịmọi dụng cụ liên quan đến trò chơi như: võng, màn, súng, ba lô…các giáo viên và họcsinh được phân công sẽ tập luyện văn nghệ, chuẩn bị khánh tiết cho buổi ngoại khóa
2 Hình thức tổ chức và thực hiện:
Trang 11Tổ chức dạy và học Lịch sử lồng ghép với HĐNGLL được thực hiện để kỉ niệmngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quá trình thực hiện: các chú bộ đội là nhân vật chính của các câu chuyện vàcũng chính là Ban giám khảo của các trò chơi
3.Một số lưu ý khi xây dựng chương trình hoạt động:
Để kỉ niệm 79 năm thành lập Quân đội nhân dân đạt hiệu quả cao cần phải cóBan tổ chức hoạt động, bao gồm các thành phần: Ban chỉ huy Quân sự huyện - Bangiám hiệu - BCH Đoàn trường - Giáo viên chủ nhiệm – Giáo viên bộ môn lịch sử vàcác bộ môn khác - Hội cha mẹ học sinh
Những sự kiện được nhắc tới phải là những sự kiện được giới thiệu nhiều trêncác phương tiện thông tin đại chúng, ít nhiều các em cũng đã có biết đến sự kiện đó.Thông tin đưa ra phải chính xác, được kiểm nghiệm bởi các cơ quan chuyên trách, cótrách nhiệm Tài liệu tham khảo phải là những cuốn sách được kiểm duyệt, viết bởi cáctác giả có uy tín, được phát hành rộng rãi Phải chú trọng liên hệ đến lịch sử địaphương có liên quan đến sự kiện đang được kể Ví dụ trong câu chuyện của đồng chí
kể có thể xen kẽ câu chuyện về trận đánh của hải quân nhân dân ở Lạch Trường(Hoằng Trường- Hoằng Hóa)…
4 Một số hình thức tổ chức kể chuyện và trò chơi kỉ niệm 79 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Với đặc trưng của bộ môn, ở mỗi môn học các thầy cô giáo có thể xây dựngđược một hệ thống trò chơi phong phú, đa dạng với nhiều tên gọi khác nhau, mục đíchkhác nhau Tuy nhiên với phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử tôi xinnêu ra đây một số câu chuyện và trò chơi mang tính khái quát chung nhất để phục vụcho ngày kỉ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam Chúng ta có thể căn cứ vàhoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng đơn vị áp dụng cho phù hợp
4.1 Tổ chức kể chuyện nêu truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam.
Góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, tình cảm cho giáo viên
và học sinh về lịch sử, truyền thống vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam anhhùng qua 79 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành Từ đó, xác định tư tưởng, nângcao ý thức học tập, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
Bồi dưỡng một số nội dung về kiến thức lịch sử, hoạt động này vì có đơn vị kếtnghĩa là các anh bộ đội nên chính các anh sẽ là người kể chuyện và dẫn dắt câu chuyệntrong thời chiến của thế hệ đi trước và chính mình trong thời bình Trung tá Đinh Sơn
Hà - Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự huyện sẽ là người trực tiếp nói chuyện
Đan xen với câu chuyện kể của trung tá là các tiết mục văn nghệ liên quan đếntruyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam
4.2 Tổ chức các trò chơi hoạt động:
Mục đích: rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng vận động và tư duy logic.
4.2.1 Trò chơi “gấp nội vụ”.
Trang 12Học sinh sẽ được các chú bộ đội trực tiếp hướng dẫn gấp chăn màn, thực hiệnnội vụ trước Đây là bước đầu tiên để làm quen với môi trường quân đội Sau đó, mình
sẽ là người trực tiếp thực hiện và có sự thi đua giữa các đội
4.2.2 Trò chơi: “kĩ thuật mắc tăng võng”.
Các chú sẽ hướng dẫn qua cách mắc võng trên đường hành quân để phù hợp vớihoàn cảnh của các chú khi liên tục phải hành quân ở những nơi mà vắng vẻ, không có
sự hỗ trợ từ dân
Sau đó, đến lượt các em làm thử và tiến hành thi đua giữa các khối lớp
4.2.3 Trò chơi: “thu phát tín hiệu”
* Mô phỏng: Tiểu đội thông tin vận động thực hành truyền mệnh lệnh trongchiến đấu
* Hình thức: Tổ chức 3 đội thi (Mỗi đội thi có 03 thành viên).
4.2.4 Trò chơi: “Tiếp lương, tải đạn, cắm cờ quyết thắng”
* Mô phỏng: Tiểu đội vận tải bộ thực hành tiếp lương thực, nước uống, tải đạn
vào trận địa tiến công cho bộ đội và cắm cờ chiến thắng
* Hình thức: Tổ chức 3 đội thi
4.3 Các bước kể chuyện và tổ chức trò chơi
Để tổ chức thành công kể chuyện và tiến hành trò chơi, giáo viên phải xác địnhđược các yêu cầu sau đây:
* Đối với câu chuyện: phải giữ trật tự trong quá trình kể, lồng ghép các tiết mụcvăn nghệ mỗi phần cho thêm sinh động
* Đối với các trò chơi:
+ Xác định được phạm vi áp dụng của trò chơi
+ Xác định mục đích áp dụng của trò chơi
+ Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh về trò chơi
+ Tiến hành trò chơi trên lớp
Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi
Bước 2: Hướng dẫn trò chơi và lựa chọn đội chơi
Bước 3: Quy định thời gian, phổ biến luật chơi
Bước 4: Tổ chức trò chơi
Bước 5: Tổng kết (Đánh giá) trò chơi
4.4 Những nội dung cụ thể trong buổi HĐNGLL chào mừng 79 năm thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.
4.4.1 Kể chuyện truyền thống 79 năm anh hùng của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam.