1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổ chức một số hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường THPT phạm hồng thá

22 24 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 49,67 KB

Nội dung

Một số vấn đề lý luận về giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinh và hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT...6 2.1.1.. Thực trạng của vấn

Trang 1

MỤC LỤC

Phần I Đặt vấn đề 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Đối tượng nghiên cứu 4

4 Phạm vi nghiên cứu 5

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Giả thiết khoa học 5

8 Dự báo đóng góp của đề tài 5

Phần II Nội dung nghiên cứu 6

2.1 Một số vấn đề lý luận về giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinh và hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT 6

2.1.1 Một số khái niệm 6

2.1.2 Tầm quan trọng của việc giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường THPT 6

2.1.3 Một số vấn đề về hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT 7

2.2 Thực trạng của vấn đề giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Phạm Hồng Thái 11

2.3 Tổ chức một số hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường THPT Phạm Hồng Thái 13

2.3.1 Tổ chức tham quan 13

2.3.2 Tổ chức các cuộc thi 14

2.3.3 Tổ chức trò chơi 16

2.3.4 Tổ chức hội thi 16

2.3.5 Phối hợp cùng Đoàn trường xây dựng mô hình Câu lạc bộ 17

2.3.6 Các hoạt động công ích xã hội 18

2.3.7 Hội nghị, nói chuyện chuyên đề 18

2.4 Kết quả thực hiện 18

Trang 2

Phần III Kết luận 20

3.1 Ý nghĩa của đề tài 20

3.2 Một số đề xuất, kiến nghị 20

Tài liệu tham khảo 21

Phụ lục 22

Trang 3

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài:

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiệnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đã xác định

mục tiêu đối với giáo dục phổ thông: “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống”.

Luật Giáo dục năm 2019 cũng nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.”

Như vậy, mục tiêu của giáo dục và đào tạo theo tinh thần đổi mới nhấnmạnh đến giáo dục toàn diện, quan tâm đến năng lực cá nhân; các hoạt động giáodục và đào tạo phải làm sao tạo điều kiện để mỗi cá nhân phát huy tốt nhất khảnăng sáng tạo của mình và đặc biệt là phải phát triển được toàn diện trí, đức, thể,

mĩ Để làm được điều đó thì việc giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sốngcho học sinh trở nên hết sức quan trọng

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang tác động sâu rộng đến mọitầng lớp xã hội, mọi ngóc ngách của cuộc sống Sự nghiệp đổi mới ở nước ta cónhững bước phát triển trên quy mô lớn, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội Cơ chếthị trường, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hội nhập quốc tế đang phát huytác dụng, tạo nên những thành tựu trong nền kinh tế của đất nước Nhưng bên cạnh

đó, kinh tế thị trường cũng ngày càng bộc lộ những mặt trái của nó, gây ảnh hưởngtiêu cực đến đời sống tinh thần, tâm lí, đạo đức của các tầng lớp dân cư trong xãhội, đặc biệt là thanh thiếu niên Những ảnh hưởng đó ngày càng len lỏi, thẩm thấuvào mọi quan hệ xã hội, làm sai lệch các chuẩn mực giá trị, dẫn đến sự suy thoáiđạo đức của một bộ phận xã hội, ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ Hiện tượng lệchchuẩn về đạo đức, mờ nhạt về lí tưởng, chạy theo lối sống thực dụng của một sốhọc sinh làm ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường Thựctrạng này đặt ra thách thức mới cho ngành giáo dục và đào tạo, cho các nhà trườngphổ thông trong công tác giáo dục đạo đức học sinh Nhận thức được tầm quantrọng của vấn đề này, ngày 04/12/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký banhành Chỉ thị số 31/CT-TTg tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh,sinh viên Chỉ thị 31/CT-TTg nhấn mạnh việc khắc phục những hạn chế trong côngtác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong những năm qua, chỉđạo tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên thông qua các

Trang 4

hoạt động giáo dục, đào tạo và trải nghiệm thực hiện chủ trương “dạy chữ” đi đôivới “dạy người”

Ở trường THPT Phạm Hồng Thái, thời gian gần đây, dù đã có nhiều nỗ lựctrong công tác giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinh songcông tác này vẫn còn nhiều hạn chế Chúng ta vẫn nặng về nội dung kiến thứctrong quá trình giảng dạy, chưa thực sự phát huy được tính tích cực sáng tạo củahọc sinh và đặc biệt là chưa thực sự cho các em được trải nghiệm với các môn học

để từ đó tư tưởng chính trị, truyền thống văn hóa, chuẩn mực đạo đức, lối sốngtừng bước thấm vào con người các em Để nâng cao chất lượng giáo dục lí tưởng,truyền thống, đạo đức lối sống cho học sinh ở trường THPT nói chung, trườngTHPT Phạm Hồng Thái nói riêng, cần có nhiều giải pháp Trong đó, giải phápquan trọng nhất là cả giáo viên và học sinh cần tích cực đổi mới phương pháp vàhình thức tổ chức dạy và học Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoàigiờ lên lớp là một phương pháp có tác dụng rất tích cực đối với việc phát triển tưduy học sinh, giúp học sinh hứng thú học tập, tiếp thu kiến thức dễ dàng và đặcbiệt có ưu thế trong việc giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho họcsinh Đây là một phương pháp dạy học tiến bộ, vừa giúp học sinh chủ động tronghọc tập vừa thực hành, bồi dưỡng được thái độ, ý thức đạo đức Hiện nay, việc tổchức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường ngày càngphổ biến song vì nhiều lý do các hoạt động này còn nghèo nàn, chưa đưa lại hiệuquả cao

Xuất phát từ nhận thức về nhiệm vụ giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạođức, lối sống cho học sinh trong trường THPT, từ yêu cầu của quá trình giáo dục,

chúng tôi chọn đề tài “ Tổ chức một số hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường THPT Phạm Hồng Thái ” để làm đề tài nghiên

cứu với mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đạo đức ở Nhà trường,hướng tới mục đích giáo dục học sinh một cách toàn diện

2 Mục đích nghiên cứu:

Xây dựng được một số hình thức, biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa,hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lí tưởng, truyềnthống, đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường THPT, qua đó góp phần thúc đẩyviệc đổi mới phương pháp giảng dạy, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu,phát huy hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh trên cơ sở sự hướng dẫn củagiáo viên

3 Đối tượng nghiên cứu:

Hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT PhạmHồng Thái

4 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 5

Công tác giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinhthông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPTPhạm Hồng Thái.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Đánh giá thực trạng việc dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhằmnâng cao hiệu quả công tác giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống chohọc sinh ở trường THPT Phạm Hồng Thái

- Đưa ra được một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt độngngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức, lối sốngcho học sinh ở trường THPT Phạm Hồng Thái

6 Phương pháp nghiên cứu:

Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã dựa trên cơ sở những quan điểm cơbản của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin;quán triệt những tư tưởng cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lốicủa Đảng về giáo dục Đề tài còn được thực hiện dựa trên các phương pháp phântích, so sánh, tổng hợp, phương pháp liên ngành… để đảm bảo tính hiệu quả củavấn đề mà đề tài đặt ra

7 Giả thiết khoa học:

Hiện nay, việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lênlớp ở trường THPT chưa được chú trọng đúng mức, hình thức tổ chức còn nghèonàn và chưa đưa lại hiệu quả cao Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa,hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hướng phát triển năng lực học sinh một cách hợp

lý với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hấp dẫn sẽ góp phần nâng cao hiệu quảcủa công tác giáo dục lối sống, truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinh trongnhà trường

8 Dự báo đóng góp của đề tài:

Đề tài đưa ra được một số hình thức, biện pháp tổ chức hoạt động ngoạikhóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục lítưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinh Qua đó phát huy tính chủđộng, tích cực của học sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong lĩnh hội kiến thức cácmôn học cũng như rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nâng cao ý thức, lí tưởng sống.Đềtài có thể áp dụng cho công tác giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sốngcho học sinh các trường trung học phổ thông có chung đặc điểm như trường THPTPhạm Hồng Thái

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trang 6

2.1 Một số vấn đề lý luận về giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinh và tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp

ở trường THPT.

2.1.1 Một số khái niệm

- Lí tưởng: là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người phấn đấu để đạt được.

- Truyền thống: là những đức tính, tập quán, tư tưởng, tình cảm, lối sống,

những hành vi, nguyên tắc được biểu hiện qua mối quan hệ giữa người và ngườitrong xã hội; được hình thành trong lịch sử, được truyền từ thế hệ này sang thế hệkhác và được duy trì bởi ý thức cộng đồng xã hội

- Đạo đức: là những tiêu chuẩn, nguyên tắc xử lý các mối quan hệ trong gia

đình, cộng đồng hay xã hội, được thừa nhận rộng rãi Đạo đức quy định hành vi,quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội nói chung; là những nguyêntắc phải tuân theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội,phù hợp yêu cầu của mỗi chế độ chính trị và kinh tế xã hội nhất định

- Lối sống: bao gồm tất cả những hoạt động sống và phương thức tiến hành

các hoạt động sống được một bộ phận lớn hoặc toàn thể nhóm hay cộng đồngngười chấp nhận và thực hành trong một khoảng thời gian tương đối ổn định, đặttrong mối tương tác biện chứng của các điều kiện sống hiện hữu và trong các mốiliên hệ lịch sử của chúng

- Giáo dục đạo đức, lối sống: là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, lối

sống từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội thành những đòi hỏi bên trong của mỗi

cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục

- Hoạt động ngoại khóa: là một thuật ngữ dùng để chỉ các hình thức hoạt

động nằm ngoài chương trình học chính khóa, kết hợp dạy học với vui chơi nhằmmục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội

- Hoạt động ngoài giờ lên lớp: là một bộ phận của quá trình giáo dục ở

trường phổ thông Đó là những hoạt động đuợc tổ chức ngoài giờ học các môn vănhóa trên lớp; là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyếtvới thực hành, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần hìnhthành tình cảm, niềm tin ở học sinh

2.1.2 Tầm quan trọng của việc giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường THPT

Giáo dục truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống giúp cho mỗi cá nhânnâng cao trình độ nhận thức về các giá trị đạo đức, lối sống từ đó tự điều chỉnhhành vi sao cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, lối sống của xã hội vànhững truyền thống tốt đẹp của ông cha

Giáo dục truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống góp phần gìn giữ, pháthuy những giá trị đạo đức mà các thế hệ trước đã tạo dựng; đồng thời góp phần

Trang 7

tích cực trong việc hình thành những giá trị đạo đức, lối sống mới, khắc phụcnhững quan điểm lạc hậu, sự lệch chuẩn các giá trị đạo đức truyền thống, nhữngthói hư tật xấu hay những hiện tượng phi đạo đức.

Giáo dục đạo đức, lối sống không chỉ làm cho con người nhận thức đúng cácchuẩn mực đạo đức, các giá trị đạo đức, lối sống mà còn thông qua đó để hìnhthành niềm tin và tình cảm đạo đức Trên cơ sở đó giúp con nguời nhận ra giá trịcủa các giá trị đạo đức, nhận thấy giá trị và ý nghĩa cuộc sống mang tính nhân vănsâu sắc, góp phần nhân đạo hóa con người và đời sống xã hội Trong chiến luợcphát triển con người, Đảng và Nhà nước ta đề cao vai trò giáo dục đạo đức, lốisống cho cho học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước Giáodục truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh là nhiệm vụ quan trọnggóp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh, giúp các em thực hiện tốt những bổnphận đạo đức của bản thân đối với việc học tập, rèn luyện, có trách nhiệm với giađình và xã hội Hoạt động giáo dục truyền thống, lí tưởng, đạo đức cho chọc sinhcũng đóng vai trò chính trong việc nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức,lối sống cho các em, bồi dưỡng cho học sinh tình cảm cách mạng trong sáng, bồidưỡng ý chí, hành động đúng, hình thành những thói quen đạo đức, lối sống đặcbiệt là ý thức trách nhiệm công dân Công tác này cũng góp phần vào việc đấutranh khắc phục, ngăn chặn những biểu hiện thiếu đạo đức trong tư tưởng, tìnhcảm, hành động của học sinh; xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch, tích cựctham gia phòng chống tệ nạn xã hội; ngăn chặn tình trạng bạo lực trong học sinh;đảm bảo an ninh, trật tự trong trường học, kiềm chế, đẩy lùi tình trạng vi phạmpháp luật trong học sinh THPT

Giáo dục truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống có vai trò rất lớn trongviệc hình thành ý thức, tình cảm cũng như các hành vi đạo đức của con người nóichung, của học sinh THPT nói riêng Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, trước nhiềubiến động phức tạp của đạo đức xã hội; trước những biểu hiện suy thoái về đạođức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên thì công tác giáo dục truyền thống,

lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh THPT càng trở nên quan trọng

2.1.3 Một số vấn đề về hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT.

- Tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT.

* Hoạt động ngoại khóa:

Hoạt động ngoại khóa “là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thựctiễn của học sinh về khoa học kĩ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạtđộng nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mĩ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí đểgiúp các em hình thành và phát triển nhân cách” Như vậy, hoạt động ngoại khóa lànhững hoạt động ngoài giờ học chính khóa, có mục đích, tổ chức, kế hoạch,phương pháp khoa học dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục giúp người học củng

Trang 8

cố, mở rộng tri thức, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng, hoàn thiện nhân cáchtheo mục tiêu, yêu cầu đào tạo.

Trong hoạt động ngoại khóa, hoạt động của thầy và trò được tiến hành ngoàigiờ học trên lớp, nhưng nội dung và chủ đề hoạt động phải đạt được mục đích giáodưỡng, giáo dục, phát triển như ở bài học nội khóa, nhưng được thực hiện trên cơ

sở và phương tiện khác Nhiệm vụ của hoạt động ngoại khóa mang tính tổng hợp,làm sâu sắc và phong phú kiến thức của học sinh về các mặt khác nhau của cuộcsống xã hội, góp phần gây hứng thú trong học tập

Vì vậy, tuy là hoạt động ngoài lớp, nhưng công tác ngoại khóa vẫn có tácdụng như một bài nội khóa trong việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh.Một cách cụ thể, hoạt động ngoại khóa chú ý đến việc làm phong phú kiến thức,giáo dục tình cảm, đạo đức phẩm chất của học sinh, giáo dục tinh thần tập thể, ýthức cộng đồng trách nhiệm, yêu thích lao động, rèn luyện tính kỷ luật và tinh thầntương thân tương ái

Hoạt động ngoại khóa còn có tác dụng giáo dục lớn đối với học sinh Tronghoạt động ngoại khóa, những cá tính, phẩm chất, ý thức khuynh hướng của họcsinh bộc lộ rõ ràng Bởi vì những hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông đượcthực hiện phù hợp với những đặc điểm tâm lý lứa tuổi, trình độ của học sinh, vớinhiều hình thức phong phú, bổ ích

Hoạt động ngoại khóa còn góp phần phát triển học sinh Nếu bài nội khóa làhình thức bắt buộc của việc học tập, tuân thủ nghiêm ngặt chương trình đã quy định

về thời gian, nội dung…thì hoạt động ngoại khóa lại mở ra một khả năng rộng lớn đểhình thành các thói quen, kỹ năng về trí tuệ và thực hành cho học sinh trong học tập.Các em có thể tự chọn và tham gia một công tác hợp với sở thích và trình độ củamình Tính chất tự nguyện trong việc tham gia hoạt động ngoại khóa đã phát huynăng lực nhận thức độc lập, làm nảy sinh và phát triển hứng thú của học sinh

*Hoạt động ngoài giờ lên lớp:

- HĐGDNGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường phổthông, nó giữ vai trò quan trọng trong trong quá trình giáo dục toàn diện nhân cáchhọc sinh theo mục tiêu giáo dục đề ra

- HĐGDNGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, với nhiều hoạtđộng phong phú, đa dạng, diễn ra trên bình diện rộng HĐGDNGLL tạo môitrường gắn lí luận với thực tiễn Trong HĐGDNGLL học sinh có điều kiện sử dụngkiến thức, kinh nghiệm tri thức đã học, khắc sâu kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết,hình thành kỹ năng, kỹ xảo, kích thích sự phát triển tư duy

- HĐGDNGLL là môi trường rèn luyện phẩm chất, nhân cách, tài năng,thiên hướng cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con người với đời sống xãhội, với thiên nhiên và môi trường sống Các hoạt động thực tiễn về khoa học kĩthuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa, văn nghệ,vui chơi giải trí…cùng tập thể có tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới đời sống tình cảm

Trang 9

của các em Có thể nói HĐGDNGLL là môi trường tốt cho việc phát triển toàndiện nhân cách cho học sinh, là điều kiện tốt nhất để các em phát huy vai trò chủthể, chủ động, sáng tạo trong quá trình rèn luyện và học tập, góp phần hình thànhtình cảm và niểm tin đúng đắn ở các em.

- HĐGDNGLL tạo điều kiện để học sinh hòa nhập vào cuộc sống xã hội.Khi tham gia các HĐGDNGLL, các em được hòa mình vào sự vận động chung củađời sống xã hội phong phú phức tạp và sôi động Chính HĐGDNGLL đã bước đầuđặt học sinh trước những vấn đề của thời đại, của xã hội, của đất nước cũng nhưnhững thách thức thực tiễn mà các em sẽ phải tiếp cận và đối mặt…Từ thực tế đócác em hiểu được sâu sắc hơn sự cần thiết phải chuẩn bị cho mình hành trang đểđảm đương trách nhiệm làm chủ bàn thân, chủ nhân tương lai của đất nước, của xãhội đang ngày càng phát triển

Với nội dung tập trung vào 6 vấn đề lớn, gồm: Lẽ sống của thanh niên tronggiai đoạn công nghiệp hoa - hiện đại hóa đất nước; Tình bạn, tình yêu, hôn nhân vàgia đình; Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Truyền thống dân tộc và truyềnthống cách mạng, bảo vệ di sản văn hóa; Thanh niên với vấn đề lập thân, lậpnghiệp; Những vấn đề có tính nhân loại như: bệnh tật, đói nghèo, dân số, môitrường, giáo dục và phát triển, hòa bình, hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc -HĐNGLL có nhiệm vụ như sau:

+ Về nhận thức: Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thốngcủa dân tộc, hiểu và tiếp thu các giá trị tốt đẹp của nhân loại; củng cố, bổ sung,nâng cao và mở rộng kiến thức đã được học trên lớp; có trách nhiệm với bản thân,với gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân

+ Về kỹ năng: Giúp học sinh củng cố vững chắc các kỹ năng cơ bản đã đượcrèn luyện từ những lớp trước, trên cơ sở đó tiếp tục rèn luyện và phát triển cácnăng lực chủ yếu như: năng lực giao tiếp, năng lực thích ứng, năng lực tự hoànthiện, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hoạt động chính trị-xã hội, năng lực hợptác và cạnh tranh lành mạnh …

+ Về thái độ: Bồi dưỡng cho các em nhân sinh quan, thế giới quan khoa học

để từ đó có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu tráchnhiệm về hành vi của bản thân và đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai tráicủa người khác, của bản thân để hoàn thiện mình; biết cảm thụ và đánh giá đúngcái đẹp trong cuộc sống

Những vấn đề của hoạt động ngoài giờ lên lớp được xây dựng thành 10 chủ

đề gắn liền với các ngày kỉ niệm hoặc sự kiện lớn của dân tộc, gắn với lí tưởng củathanh niên, truyền thống đạo đức của ông cha ta Bởi vậy, có thể khẳng định hoạtđộng ngoài giờ lên lớp có ưu thế và đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lítưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông

- Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp:

+ Đọc sách, báo:

Trang 10

Đây là hình thức có hiệu quả nhằm cung cấp thêm kiến thức cho học sinhtrong giờ nội khóa, song chủ yếu thực hiện trong hoạt động ngoại khóa Nó gópphần rèn luyện cho học sinh về mặt tư tưởng, phẩm chất đạo đức, kĩ năng, thóiquen hứng thú và phương pháp làm việc với sách Đó là hình thức đơn giản, dễ làmsong lại có hiệu quả cao về mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.

+ Gặp gỡ những chiến sỹ cách mạng, những người có thành tích cao trong công tác, sản xuất, chiến đấu, kể chuyện lịch sử, nói chuyện chuyên đề.

Đây là hình thức hoạt động hấp dẫn và có tác dụng trong việc giáo dục tưtưởng, tình cảm đạo đức cho học sinh Bởi vì, tiếp xúc trực tiếp với những conngười thật - nhân chứng lịch sử - có sức thuyết phục mạnh với học sinh hơn bất cứcác phương tiện dạy học nào khác Kể chuyện lịch sử là việc phổ biến kiến thứclịch sử một cách khoa học, chứ không phải những chuyện hư cấu Do đó, nội dungcâu chuyện kể phải có chủ đề - một sự kiện, một nhân vật - dựa vào một tài liệuchính xác, do chính người tham gia, chứng kiến sự kiện thuật lại

+ Diễn đàn, trao đổi, thảo luận:

Đây là loại hình sinh hoạt rộng rãi cả về đối tượng và chủ đề, là nơi để ngườitham gia công khai bày tỏ ý kiến, quan điểm, tình cảm của mình về một vấn đề nào

đó Hình thức ngoại khóa này nhằm giúp học sinh bày tỏ ý kiến của mình để củng

cố kiến thức đã học, lòng tin sau khi đọc một quyển sách, nghe kể chuyện, nóichuyện hoặc suy nghĩ về một vấn đề nào đó

+ Câu lạc bộ:

Đây là hình thức hoạt động ngoại khóa của một nhóm học sinh cùng sởthích, nhu cầu, năng khiếu…dưới định hướng của giáo viên nhằm tạo môi trườnggiao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với cácthầy cô giáo và những người trưởng thành khác

+ Hội thi:

Hội thi là một hoạt động ngoại khóa có tính chất tổng hợp, thu hút tất cả họcsinh trong lớp, trường tham dự Lực lượng tham gia hoạt động này thường có hainhóm, một số ít học sinh tham gia biểu diễn và đông đảo học sinh khác là khán giả.Đối với cả hai nhóm, các cuộc thi này có tác dụng củng cố, làm sâu sắc, phong phúthêm nhiều tri thức khoa học và nghệ thuật, gợi dậy những xúc cảm làm cơ sở đểgiáo dục tình cảm bồi dưỡng óc thẩm mĩ, gây hứng thú học tập bộ môn

+ Tham quan dã ngoại:

Tham quan dã ngoại có một vị trí quan trọng trong dạy học ở trường phổthông Hoạt động tham quan dã ngoại giúp học sinh học hỏi và phát triển các kỹnăng đã được học trong đời sống thực tế Vì thế, hoạt động tham quan dã ngoại cótác dụng khơi dậy, tạo sự hào hứng đối với bài học, đưa lại ấn tượng mạnh mẽ,nâng cao hứng thú học tập và rèn luyện khả năng quan sát, phân tích của học

Trang 11

sinh.Từ đó, củng cố niềm tin, lí tưởng và tình cảm đạo đức, định hướng hành độngcho các em

+ Trò chơi:

Đây là một hình thức ngoại khóa gọn nhẹ, dễ tổ chức, mà hấp dẫn học sinh.Trò chơi không chỉ là một hoạt động giải trí, mà đòi hỏi người tham dự phải pháthuy năng lực tư duy, trí thông minh để giải quyết các vấn đề đặt ra Trò chơi gópphần phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh

dễ tiếp thu kiến thức, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn

Một số trò chơi được sử dụng nhiều trong các trường phổ thông hiện naynhư: trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi mô phỏng game truyền hình…Cóthể thấy tổ chức trò chơi là hoạt động quen thuộc dễ thực hiện trong các hoạt độngngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp và có ý nghĩa giáo dục tích cực

+ Công tác công ích xã hội.

Hoạt động này không chỉ có tác dụng củng cố, hiểu sâu sắc hơn kiến thức,

mà còn là biện pháp gắn nhà trường với xã hội, rèn luyện năng lực hành động chohọc sinh Hình thức hoạt động của công tác này rất phong phú

2.2 Thực trạng của vấn đề giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Phạm Hồng Thái.

Công tác giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinh lànhiệm vụ quan trọng của các nhà trường phổ thông Đây là trách nhiệm của tất cảgiáo viên và nhiệm vụ của tất cả các bộ môn Công việc này tác động mạnh mẽ tớiquá trình hình thành nhân cách học sinh, góp phần “phát triển toàn diện con ngườiViệt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; cóphẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trungthành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” Bởi vậy, nhiệm vụ giáodục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường THPT cầnđược đẩy mạnh hơn nữa Trên thực tế, thời gian gần đây, được sự chỉ đạo của cácban ngành vấn đề này đã được quan tâm hơn bao giờ hết Ở trường THPT PhạmHồng Thái, nhiệm vụ này luôn được coi trọng Tuy nhiên, việc thực hiện thế nào

để mang lại hiệu quả lại là một vấn đề cần đặt ra

Để nâng cao hiệu quả của việc giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lốisống cho học sinh, chúng ta cần gắn liền với quá trình đổi mới phương pháp dạy vàhọc của giáo viên và học sinh Một trong những phương pháp hay, đưa lại hiệu quảcao cho vấn đề nay là tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lênlớp Tuy nhiên, qua thực tiễn giảng dạy, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức các hoạtđộng ngoại khóa chưa được chú trọng đúng mức Hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp được thực hiện đều đặn theo quy định nhưng phần lớn hoạt động này còn mangtính chiếu lệ, nghèo nàn nên hiệu quả chưa cao Đặc biệt ở các vùng nông thôn, với

Ngày đăng: 21/05/2021, 21:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w