1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh xây dựng tiết sinh hoạt với chủ đề gia đình nhằm nâng cao giá trị sống trong các em học sinh trường thpt thạch thành 4

23 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Trường THPT Thạch Thành 4 SKKN năm 2024

Giáo viên: Mai Thị Mai Trang 0SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG TIẾT SINH HOẠT VỚI CHỦ ĐỀ “GIA ĐÌNH”NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ SỐNG TRONG CÁC EM HỌC SINH

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4

Người thực hiện: Mai Thị MaiChức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 2

Trường THPT Thạch Thành 4 SKKN năm 2024

1 MỞ ĐẦU1.1 Lí do chọn đề tài

Việt Nam trên con đường hội nhập đã gặt hái được nhiều thành tựu đángkể ở hầu khắp các lĩnh vực, trong đó có Giáo dục - Đào tạo Tuy nhiên, songsong với những thành tựu đó, cơ chế thị trường với mặt trái của nó đang ngàycàng tác động mạnh mẽ đến giới trẻ Ngay còn học ở trường Trung học phổthông, không ít học sinh vi phạm nội qui, vi phạm pháp luật, sống thiếu tráchnhiệm, khẳng định mình bằng những trò nghiện ngập, những thói hư tật xấu, cólối sống buông thả, dối thầy cô, lừa bạn bè, gia đình Thậm chí có những emđược coi là học giỏi, thông minh nhưng vẫn vi phạm pháp luật, vẫn có nhữnghành vi côn đồ với chính bạn của mình, Có thể thấy rằng không hẳn các emđã thiếu kiến thức, vậy mà các em vẫn làm sai, làm liều hoặc không làm gì cả,thờ ơ với cuộc sống Những tác động tiêu cực này đã được cảnh báo và đangngày càng hiện rõ Ngành Giáo dục cũng đã cố gắng nhiều, song sự thay đổi vẫnchưa thích ứng kịp, dẫn đến một bộ phận không nhỏ giới trẻ bị cuốn vào vòngxoáy của các tệ nạn xã hội không tìm thấy lối ra Trước hoàn cảnh đó, việc tiếptục điều chỉnh các phương pháp giáo dục để tiếp cận và tác động hiệu quả đếngiới trẻ hiện nay là vô cùng cấp thiết.

Để giới trẻ có đủ bản lĩnh vượt qua những cám dỗ không phải là điều dễdàng, cần lắm sự cố gắng của gia đình, nhà trường và xã hội Một trong nhữngphương pháp hiệu quả là trang bị cho các em những giá trị cuộc sống, qua đócủng cố được “rào cản đạo đức” trong mỗi em, để các em thấy được những điềunên và không nên làm, từ đó tự xây dựng cho mình động cơ, mục đích, lí tưởngsống, có định hướng hợp lí cho tương lai của bản thân.

Qua kinh nghiệm nhiều năm làm công tác chủ nhiệm và phụ trách giáodục học sinh cá biệt, qua nhiều lần tham gia công tác tập huấn - hội thảo giáodục đạo đức - lối sống cho học sinh trung học phổ thông, với những tài liệu sưutầm được, tôi đã viết ra sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Xây dựng tiết sinhhoạt với chủ đề “Gia đình” nhằm nâng cao giá trị sống trong các em học sinhtrường THPT Thạch Thành 4” Mong rằng sáng kiến kinh nghiệm này sẽ là côngcụ hỗ trợ đắc lực cho các lực lượng giáo dục ở nhà trường trung học phổ thông,đặc biệt là với giáo viên chủ nhiệm, trong việc tạo môi trường tương tác thânthiện, gần gũi, nâng cao giá trị sống trong học sinh, qua đó tăng cường hiệu quảgiáo dục đạo đức, lối sống cho các em.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Khi nghiên cứu vấn đề này tôi thực sự mong muốn hướng các em họcsinh của mình đến với những giá trị sống đích thực, gần gũi Từ đó nâng caohiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm cho các em.

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng chính hướng tới là các em học sinh THPT Thạch Thành 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

- Nghiên cứu tài liệu.

- Khảo sát, quan sát và điều tra thực tế.- Tổng kết kinh nghiệm.

1.5 Những điểm mới của SKKN.

Giáo viên: Mai Thị Mai Trang 1

Trang 3

Cha ông ta từ xưa đã đúc kết nên kinh nghiệm quí báu trong giáo dục:

“Tiên học lễ, hậu học văn”, “Lễ” ở đây là nền tảng của sự lĩnh hội và phát triểntốt các tri thức và kỹ năng Ngày nay, phương châm “Dạy người, dạy chữ, dạynghề” cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức, như BácHồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức Nếu thiếu đạođức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽkhông phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định ” Bác cũng đã từng nhấnmạnh: “Có tài không có đức chỉ là người vô dụng Có đức mà không có tài thìlàm việc gì cũng khó”.

Đảng ta chủ trương: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng,đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đưa việc giáo dục tư tưởngHồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học ” Bởi vậy,tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành ng ười có nhân cách, vừa có đứcvừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, là nhiệm vụ hàng đầucủa thanh niên, học sinh

Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến họcsinh nhằm giúp nhân cách mỗi học sinh phát triển đúng đắn, giúp học sinh cónhững hành vi ứng xử đúng mực Trong tất cả các mặt giáo dục thì giáo dục đạođức giữ một vị trí hết sức quan trọng

Nền tảng của một đạo đức tốt là các giá trị sống tốt đẹp Nếu con ngườikhông có nền tảng giá trị sống rõ ràng và vững chắc, dù cho được học nhiều kỹnăng đến đâu, chúng ta sẽ không biết cách sử dụng nguồn tri thức ấy sao chohợp lý, mang lại lợi cho bản thân và cho xã hội Không có nền tảng giá trị,chúng ta sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người khác , không biết cáchhợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì tình đoàn kết trong mối quan hệ,không biết cách thích ứng trước những đổi thay, có khi còn tỏ ra tham lam, caongạo về kỹ năng mình có.

Thiếu nền tảng giá trị sống vững chắc, con người rất dễ bị ảnh hưởng bởinhững giá trị vật chất và rồi mau chóng định hình chúng thành mục đích sống,đôi khi đưa đến kiểu hành vi thiếu trung thực, bất hợp tác, vị kỷ cá nhân Giá trịsống giúp chúng ta cân bằng lại những mục tiêu vật chất Những giá trị sống tíchcực là chiếc neo giúp chúng ta ổn định, vững chãi giữa những biến động củacuộc đời, có thể sẽ không dễ dàng gì nhưng ta vẫn vượt qua được mà không cảmthấy bị thua thiệt, mất mát.

Vậy nên, giáo dục phải góp phần nâng cao giá trị sống trong học sinh, lấy đó làm nền tảng để giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho các em.

Trang 4

Trường THPT Thạch Thành 4 SKKN năm 2024

từ mặt trái cơ chế thị trường, trong đó không thể không kể đến các tệ nạn xãhội, tội phạm, đạo đức xuống cấp Liên tục trong thời gian qua, trên các mặtbáo đăng những "hung tin" kể về những đứa con nghịch tử, học trò gây gỗ, đánhnhau, khiến nhiều người không khỏi giật mình.

Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một trong những nhiệm vụ trọngtâm của ngành Giáo dục là tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống chohọc sinh, trong đó chú trọng điều chỉnh nội dung, đổi mới hình thức tổ chức vàphương pháp giáo dục đạo đức, giáo dục công dân để tránh lý thuyết suông, tạothuận lợi cho quá trình giáo dục Đây cũng là năm học tiếp tục thực hiện phongtrào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm đặt ra là “Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, giáo dụcgiá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh”

Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7 tháng 11 năm 2006 của Bộ chính trị về việc tổchức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,

chỉ thị số 03- CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 trong đó đã nêu rõ nhiệm vụcần thực hiện “Coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, Cấp ủychính quyền mặt trận tổ quốc và đoàn thể các cấp có biện pháp cụ thể để tổchức chỉ đạo thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ theotấm gương đạo đức Bác Hồ”.

Gia đình chính là điểm bắt đầu, nhân cách con người được nuôi dưỡng,ươm mầm từ đây Nhưng chính sự phát triển không ngừng của kinh tế lại để lạinhiều hệ lụy về mặt đạo đức, nhiều giá trị truyền thống bị xem nhẹ, giới trẻsống nhanh, sống gấp gáp, buông thả, thiếu chuẩn mực một bộ phận khôngnhỏ học sinh xem nhẹ giá trị đạo đức, tinh thần, quá đề cao vật chất Từ suynghĩ, lối sống đó không ít em đã vô tình làm tổn thương chính người cha, ngườimẹ của mình, để lại nhiều hệ lụy cho gia đình, nhà trường và cả xã hội Nhữngvụ đánh nhau xảy ra trong trường học nhiều hơn, chất lượng học tập đi xuống,các em đua đòi tham gia vào các tệ nạn xã hội Ngôi trường tôi công tác là mộtvùng quê nghèo ở một huyện miền núi xứ Thanh nhưng nó cũng không còn bìnhyên như trước đây Sự phát triển nhanh của kinh tế, công nghệ thông tin vànhững vấn đề xã hội đã tác động không nhỏ đến một bộ phận các em học sinh.Các em không còn ngoãn ngoan, nghe lời cha mẹ, thầy cô như trước đây mà cónhiều biểu hiện đua đòi, muốn sống hưởng thụ quá sớm.

Tình hình thực tiễn cùng với sự chỉ đạo của cơ quan các cấp cho thấy việcgiáo dục đạo đức học sinh, trong đó có giáo dục giá trị sống, là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm cần được đẩy mạnh Nhà trường sẽ phải đầu tàu trong giáodục đạo đức cho các em Ngọn nguồn của đạo đức, nhân cách, lối sống chính làgia đình nên khơi gợi tình cảm gia đình, tình yêu thương, trân trọng, biết ơn chamẹ ở các em học sinh là quan trọng hàng đầu của một giáo viện chủ nhiệm lớp.Xuất phát từ thực tiễn trong xã hội và chính trong ngôi trường mình giảng dạynên tôi đã lên ý tưởng, xây dựng và áp dụng thành công sáng kiến kinh nghiệm

“Xây dựng tiết sinh hoạt với chủ đề “Gia đình” nhằm nâng cao giá trị sốngtrong các em học sinh trường THPT Thạch Thành 4”.

2.3 Giải pháp thực hiện:

2.3.1.Tổng quan tài liệu về giá trị sống

Giáo viên: Mai Thị Mai Trang 3

Trang 5

Trường THPT Thạch Thành 4 SKKN năm 2024

Giá trị cuộc sống (hay giá trị sống) được coi là những điều quý giá, quantrọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người Đó là một hình thái ý thứcxã hội, là hệ thống các quan niệm về cái thiện, cái ác trong các mối quan hệ giữacon người với con người Giá trị sống về bản chất là những qui tắc, chuẩn mựctrong quan hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được cả xãhội thừa nhận Giá trị sống có vị trí to lớn trong đời sống, định hướng cho cuộcsống của mỗi cá nhân, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của xãhội Giá trị sống trở thành động lực để người ta nỗ lực phấn đấu để có được nó.

Hình 1 Giá trị sống là gốc rễ, nền tảng của kĩ năng sống.

Mỗi người là một cá thể riêng biệt vì thế giá trị sống cũng mang tính cánhân, không phải giá trị sống của mọi người đều giống nhau Tuy nhiên, theocác tổ chức giáo dục về giá trị sống quốc tế và Việt Nam thì có 12 giá trị sốngdưới dây có tính chất phổ quát trên toàn thế giới.

Hình 2 Mười hai giá trị sống đúng nghĩa.

Hoà bình không chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh Nếu mỗi người đềucảm thấy bình yên ở trong lòng thì hòa bình sẽ ngự trị khắp nơi trên thế giới.Thanh bình không có nghĩa là vắng bóng sóng gió mà chính là ta vẫn giữ đượclòng bình an giữa những biến động, hỗn loạn Bình an có được khi mọi tư tưởng,

Giáo viên: Mai Thị Mai Trang 4

Trang 6

- Yêu thương

Tình yêu là nền tảng tạo dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ một cách chânthành và bền vững nhất Yêu thương có nghĩa là tôi có thể trở thành người tử tế,biết quan tâm và thông hiểu người khác Yêu thương là nhìn nhận mỗi ngườitheo cách tích cực hơn.

- Khoan dung

Khoan dung là sự cởi mở và nhận ra vẻ đẹp của những điều khác biệt.

Khoan dung đối với những điều không thuận lợi trong cuộc sống là biếtcho quađi, trở nên nhẹ nhàng, thanh thản và tiếp tục tiến lên

Người biết trân trọng những giá trị tốt đẹp ở người khác và nhìn thấy những điềutích cực trong mọi tình huống là người có lòng khoan dung.

- Trung thực

Trung thực làm cho cuộc sống trở nên toàn vẹn hơn vì bên trong và bênngoài chúng ta là một hình ảnh phản chiếu Đôi khi lòng tham là gốc rễ của sựthiếu trung thực Trung thực với bản thân và với mọi người trong bất cứ hoàncảnh nào cũng có nghĩa là ta đang gieo niềm tin trong lòng người khác và xứngđáng nhận được sự tin yêu.

- Khiêm tốn

Khiêm tốn cho phép bản thân ta trưởng thành với phẩm giá và lòng chính trựcmà không cần đến những bằng chứng thể hiện bên ngoài.

Khiêm tốn giúp người ta trở nên tuyệt vời hơn trong trái tim người khác.

Việc gây ấn tượng, lấn át hoặc hạn chế tự do của người khác nhằm mục đíchchứng tỏ bản thân mình sẽ chỉ làm giảm bớt trải nghiệm nội tâm về giá trị, phẩmcách và bình an trong tâm hồn.

- Hợp tác

Tinh thần hợp tác tồn tại khi mọi người làm việc cùng nhau vì mục đích chung.Người có tinh thần hợp tác là người có tâm hồn trong sáng, luôn mong muốnnhững điều tốt đẹp đến với mọi người cũng như công việc.

Khi hợp tác, ta cần phải biêt điều gì là cần thiết Đôi khi ta cần đưa ra ý tưởngnhưng có lúc ta cần phải gác qua một bên ý tưởng của mình Lúc này, ta giữ vaitrò dẫn dắt, lãnh đạo, nhưng vào lúc khác, ta cần phải đi theo.

Nếu chúng ta muốn được hòa bình, chúng ta phải có trách nhiệm sống bình yên.

Giáo viên: Mai Thị Mai Trang 5

Trang 7

Trường THPT Thạch Thành 4 SKKN năm 2024

Người có trách nhiệm luôn sẵn lòng đóng góp công sức của mình Trách nhiệmkhông phải là điều ràng buộc chúng ta mà nó tạo điều kiện để ta có được nhữnggì ta mong muốn Người có trách nhiệm là người biết thế nào là công bằng vàthấy rằng mỗi người đề u nhận được phần của mình.

- Giản dị

Giản dị là biết trân trọng những điều nhỏ bé, bình thường trong cuộc sống Giản dị là sự trân trọng vẻ đẹp bên trong và nhận ra giá trị của tất cả mọi người, ngay cả những người được xem là xấu xa, tồi tệ.

Giản dị giúp chúng ta biết giảm thiểu những chi tiêu không cần thiết Nó giúp tanhận ra rằng một khi các nhu cầu cơ bản của chúng ta được đáp ứng, đủ để ta cómột cuộc sống thoải mái thì bất kỳ sự thái quá và thừa thãi nào cũng có thể dẫntới tình trạng hư hỏng và lãng phí.

- Tự do

Tự do có thể bị hiểu lầm là một điều gì đó không có giới hạn, tức là cho phép

mình “làm những gì tôi muốn, bất cứ khi nào tôi cần và bất cứ người nào tôithích”. Cách hiểu này mang tính chất đánh lừa và dễ dẫn người ta đến việc lạmdụng sự lựa chọn Chúng ta chỉ thật sự cảm thấy tự do khi các quyền được cânbằng với trách nhiệm, sự lựa chọn được cân bằng với lương tâm.

- Đoàn kết

Đoàn kết giúp cho những nhiệm vụ khó khăn trở nên dễ dàng.

Đoàn kết mang đến tinh thần hợp tác, nâng cao lòng nhiệt tình và làm cho bầukhông khí trở nên ấm áp Chỉ cần một biểu hiện của sự thiếu tôn trọng cũng cóthể khiến cho mối đoàn kết bị đổ vỡ Việc ngắt lời, gây cản trở người khác, đưara những lời phê bình, chỉ trích liên tục và thiếu tính xây dựng… sẽ ảnh hưởngkhông tốt đến các mối quan hệ.

Xây dựng kịch bản cho tiết sinh hoạt với chủ đề “Gia đình”

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng, là môi trường quantrọng hình thành và giáo dục nhân cách mỗi người Trên cơ sở này, tôi xây dựngkịch bản tiết sinh hoạt nhằm tác động - nâng cao giá trị sống cho học sinh thôngqua các giá trị tình cảm gia đình

Hình 3: Gia đình – nôi nuôi dưỡng nhân cách

Giáo viên: Mai Thị Mai Trang 6

Trang 8

2.3.2 Các bước xây dựng tiết sinh hoạt với chủ đề “ Gia đình ”

Giai đoạn 1: Khơi gợi, định hướng xảm xúc, tạo không khí cho buổi sinhhoạt thông qua các nhạc phẩm không lời.

Giai đoạn 2: Đẩy cảm xúc lên cao trào, tác động mạnh mẽ vào tình cảmgia đình của người tham gia thông qua đức hi sinh của cha mẹ cho con cái, sựhối hận khi con cái hành xử không tốt với cha mẹ, khi không thực hiện được lờihứa với cha mẹ, những ước vọng về gia đình khi còn nhỏ,

Giai đoạn 3: Giảm dần cường độ tác động tâm lí để người tham gia lấy lạibình tĩnh, định hướng chuyển hóa các cảm xúc thành hành động thực tế.

Cụ thể như sau:Mở đầu- Ổn định

Thiết kế màn hình powerpoint với dòng chữ: “Xin hãy yên lặng, trật tự, tựổn định chỗ ngồi Thông thường, học sinh đi vào sẽ gây ồn ào, thiếu tập trung,ngồi đùa giỡn, nói chuyện, tự xê dịch ghế, ngồi túm tụm cùng nhau, … Hãy cứđể học sinh tự nhiên làm việc riêng, sau khi hết nhạc, thực hiện:

Bước 1 (nếu cần): Đánh động về văn hóa ứng xử trước đám đông - Ý thứccộng đồng (Liên hệ trong thực tế, một số buổi hòa nhạc cấm sử dụng máy quayphim- máy ảnh, cách hành xử của học sinh khi cổ vũ cho các hoạt động vănnghệ ở nhà trường).

Bước 2: Giới thiệu và qui ước các thức sinh hoạt “Căn phòng tối”, ở đócoi

như chỉ có 1 mình ngồi trong 1 căn phòng hoàn toàn tối, do vậy, ngoại trừ khingười khác muốn chủ động chia sẻ cảm xúc của mình, nếu không thì các em chỉđược quan tâm đến nội dung được truyền tải trong buổi sinh hoạt và những suynghĩ của bản thân mình, không nhìn ngang dọc, không quan tâm đến những biểuhiện của những người xung quanh, càng không có những hành động trêu chọc,khiếm nhã …

Bước 3: Giới thiệu về nhạc phẩm Canon:

Canon là một trong những bản nhạc nổi tiếng nhất của nhà soạn nhạc nổitiếng Johann Pachelbel, được viết vào khoảng năm 1680 Kể từ khi ra đời,Canon đã là nhạc phẩm nổi tiếng Đến thế kỉ thứ 19, với sự phát triển vượt bậccủa khoa học kĩ thuật, nghệ thuật biểu diễn và thu âm cũng có nhiều cải tiếnđáng kể, Canon từ đó tiếp tục được chơi ở nhiều thể loại, với nhiều nhạc cụ khácnhau Và cho đến nay, Canon vẫn là một trong những nhạc phẩm bất hủ có sứcthu hút mạnh mẽ.

Sau đây, cô sẽ mở lại bản nhạc này để các em cùng cảm nhận về sự kìdiệu của bản Canon do George Winston biểu diễn trên piano Các em thân mến,khi lần đầu tiên vô tình được nghe bản nhạc này, trong cô hiện lên những hìnhảnh về gia đình thân yêu của mình với nhiều cung bậc cảm xúc vui buồn lẫn lộn;đâu đó trong những tiết tấu khoan thai, vui vẻ là hình ảnh người mẹ hiền với nụcười ấm áp, ánh nhìn trìu mến dành cho đứa con gái dù đang phải còng lưngcuốc đất dưới tiết trời oi ả, mồ hôi đầm đìa đẫm ướt gương mặt khắc khổ và bộđồ bà ba bạc màu, cũng đâu đó trong bản nhạc, bố cô hiện ra với bàn tay thô rápnhưng vô cùng ấm áp đang xoa đầu động viên, nâng đỡ cho đứa con gái nhữngkhi vấp ngã trên đường đời … Và đâu đó, ở những đoạn âm nhạc chùng xuống,

Trang 9

sâu lắng, cô thấy hiện lên những nỗi đau, những giọt nước mắt, sự giận dữkhông kiềm chế được, những lời nói làm tổn thương nhau, những day dứt khôngthể nói cùng ai… Hôm nay, qua nhạc phẩm này, cô mong muốn chia sẻ với cácem một chút cảm xúc về gia đình, bởi ai rồi cũng phải có một gia đình để đi - về,bởi rằng gia đình với yêu – thương - buồn - ghét cũng như những bữa cơm lúcđậm, lúc nhạt, tạo nên hương vị nghĩa cho cuộc sống mỗi chúng ta …

Sau đây, trong khoảng 20 giây trước khi nghe lại nhạc phẩm này, cô đềnghị các em hãy nghĩ đến 3 điều vui lớn nhất trong cuộc sống gia đình của mìnhvà 3 nỗi buồn, nỗi đau lớn nhất mà các em gặp phải trong cuộc sống gia đìnhmình Thời gian bắt đầu…

Sau 20s, trình chiếu bản nhạc “Johann Pachelbel Canon Piano (GeorgeWinston)” Địa chỉ: https://www.youtube.com/watch?v=hydo5gJP22o

Hình 4 Hình ảnh cóp ra từ video George Winston đang biểu diễn.Mời học sinh chia sẻ cảm xúc (ưu tiên lớp trưởng, LPHT, bí thư, …)Sau khi mời vài học sinh chia sẻ cảm xúc, GV dẫn: Để có thể chia sẻ đượccảm xúc của mình, đặc biệt là những cảm xúc từ sâu trong đấy lòng, thực sựkhông phải dễ dàng Để làm được điều đó, chúng ta cần có lòng tin, có sự thôngcảm, sẻ chia, như anh em một nhà Một bạn học sinh nam lớp 10B1 đã đứng lênkhóc nức nở khi chia sẻ về hoàn cảnh gia đình của mình: Khi còn là học sinh lớp8 cậu là đứa trẻ nghiện game, thường xuyên lấy trộm tiền của gia đình để chơigame, nhưng trộm tiền cũng không đủ, cậu cùng với những người bạn chơigame của mình rủ nhau đi ăn trộm đồ bán lấy tiền chơi game Khi gia đình biếtđược, bố cậu đã đánh cậu một trận tơi bời, và đó cũng là lần đầu tiên trong đờicậu bị đánh khủng khiếp như vậy Sau trận đòn đó, cậu cảm thấy không thể thathứ cho cách hành xử của bố, cậu căm ghét bố, và thậm chí nghĩ rằng “Thà mìnhkhông có người bố như vậy còn hơn”.

Một khoảng thời gian ngắn sau, bố cậu phát hiện ra mình bị ung thư, vàkhoảng thời gian sau đó nữa, bố cậu đã qua đời Ngày bố ra đi cũng là ngày cậucăm ghét bản thân mình nhất, bởi cậu nhận ra những lỗi lầm cậu đã gây ra chobố sẽ không bao giờ có cơ hội chuộc lại Hôm nay, trước bàn thờ, trước mộ bố,dù cậu có ngàn lần xin lỗi thì mọi thứ cũng đã quá muộn màng…

Câu chuyện của cậu học trò trên gợi cho cô nhớ đến một câu chuyện về một tấm

Trang 10

gương hiếu nghĩa thường được nhắc đến trong Nho giáo, chuyện kể rằng: cómột người đàn ông đã đứng tuổi, cứ mỗi lần sai phạm điều gì, bố ông ta đều bắtquỳ gối xuống đánh đòn Khi bị bố đánh, ông ta cắn răng chịu đựng Có lần, ôngcũng phạm lỗi và người bố cũng đánh ông, tuy nhiên, lần đó ông đã khóc nứcnở, người bố mới ngạc nhiên hỏi vì sao, ông ta thành thật nói với bố rằng: “Dạthưa bố, những lần trước bố đánh con rất đau nhưng con không khóc, bởi vì conđã biết lỗi của mình Hôm nay, bố đánh con, nhưng sao đòn roi của bố khôngcòn đau như trước nữa, có lẽ bố đã già đi nhiều, không còn khỏe mạnh như xưa,trong khi con vẫn đang trưởng thành lên, mạnh mẽ lên mà vẫn còn vi phạm làmcho bố phải đau lòng…” Chắc hẳn người bố trong câu chuyện sau bao nhiêunăm nuôi con đã cảm nhận được niềm hạnh phúc lớn lao, bởi người con hiếuthuận vẫn còn biết suy nghĩ cho mình, và qua đây, ông cũng thấy được sựtrưởng thành lên của người con, có niềm vui nào của người bố lớn hơn niềm vuiđó?

Sau đây, cô sẽ giới thiệu đến các bạn một clip về một cô bạn học trò ởtuổi như các em, cô có một người bố bị câm điếc, và cô luôn mong muốn có mộtngười bố khác không phải là người bố của hiện tại, một người bố tốt hơn, có thểlắng nghe cô, có thể nói chuyện chia sẻ với cô về những niềm vui, nỗi buồn màcô gặp phải Khi lên lớp học, cô bị bạn bè trêu chọc là “Đồ cha câm”, cô đánhnhau với đám bạn Khi đi chơi với bạn trai về khuya, bố cô tỏ ra gắt gỏng khóchịu, … Cảm thấy bức bách và không biết chia sẻ cùng ai, trong ngày sinh nhậtthứ 17 của mình, cô đã cắt mạch máu tự tử Trong thời khắc giữa cái sống và cáichết, cô thấy hình ảnh của mình và bố ngày xưa, cô lớn lên trong sự yêu thương,đùm bọc, trong niềm hạnh phúc lớn lao của bố, và lúc này, cô mới nhận ra tìnhyêu tuyệt vời của người bố dành cho mình Tình yêu đó thấm đượm trong cáchành động hàng ngày, nhưng vì nông nỗi và có thể cũng do một phần sự ích kỉcủa tuổi mới lớn, cô đã không nhận ra và đón nhận nó Mời các bạn cùng xemclip, và biết đâu đó, các bạn sẽ thấy hình ảnh của mình và bố trong clip này, mộtông bố giản dị, không hẳn là người đàn ông đẹp nhất trên đời, thậm chí là cóphần chất phác, quê mùa, nhưng chắc chắn là người đàn ông yêu thương conmình nhất trên đời!

Trình chiếu clip về bố “Clip Cảm Động Rơi Nước Mắt Về Người ChaCâm!” (clip thực dùng được điều chỉnh nhạc và phụ đề tiếng Việt có khác so vớibản gốc) Địa chỉ https://www.youtube.com/watch?v=t2JcpaXdLWg

Trang 11

Hình 5 Thông điệp mở đầu trong video về cha.

Các thông điệp kèm theo trong clip:

“Không có người bố nào là hoàn hảo cả, nhưng tình yêu của người bố thì thậtlà tuyệt vời”

“Dễ là khi đánh giá lỗi lầm của người khác, nhưng khó là khi nhận ra sai lầmcủa chính mình”.

“Dễ là khi nói mà không suy nghĩ, nhưng khó là khi biết kiểm soát những lời nóicủa mình”.

“Dễ là khi chúng ta nói rằng chúng ta yêu thương, nhưng khó là khi làmcho người khác cảm thấy như thế hàng ngày”.

“Dễ là khi làm tổn thương một người mà bạn yêu thương, nhưng khó là khi hàngắn vết thương đó”.

“Dễ là khi đọc những điều này, nhưng khó là khi bạn thực hiện nó”.

Nhấn mạnh thông điệp và liên hệ thực tế

Qua clip này, có rất nhiều thông điệp gửi đến chúng ta, cô muốn nhắc lại mộttrong số những thông điệp đó: “Không có người bố nào là hoàn hảo cả, nhưngtình yêu của người bố thì thật là tuyệt vời” Ở nhà, người bố thường đóng “vaiác”: la mắng con, đánh đập con, trong khi người mẹ thường đóng “vai thiện”:hiền hơn, nhẹ nhàng, ân cần với con hơn, do vậy, các bạn thường gần gũi, yêuthương mẹ mình hơn, thường không nhận ra tình yêu thương của người bố.Vớigánh nặng cuộc sống, phải là chỗ dựa của cả mẹ lẫn con, người bố thường phảitỏ ra cứng rắn, mạnh mẽ, nhiều khi khóc nước mắt chảy vào trong Mong rằngqua clip này, các em sẽ suy nghĩ lại và cảm nhận được nhiều hơn sự quan tâm,tình yêu thương của bố dành cho mình.

Giới thiệu bài thơ: “Con yêu bố”,

CON YÊU BỐ

Bố vốn chẳng nói nhiều như mẹ, chẳng ríu rít lên khi mỗi buổi con về.

Chẳng bao giờ nói nhớ con nhiều lắm, chỉ cuối tuần nào cũng hỏi có về quê.Bố ít khi mắng con sai này nọ

Toàn bênh con mỗi lúc mẹ bực mình Khi con ốm bố chẳng cưng chẳng nịnhNhưng suốt đêm dài bố ngồi đó, lặng thinh Lần bố ốm dù rất đau, rất mệt

Con nằm bên trông bố ngủ ngon lành.

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w