1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp giúp trẻ xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3 4 tuổi lớp c3 trường mầm non nga bạch

29 7 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 4,61 MB

Nội dung

Tâm lý các bậc phụ huynh lo lắng nhất đó là tình trạng bạo lực học đường đang trở nên khá phổ biến trong các trường từ mầm non đến đại học trong đó có sự đối xử bất công của một số giáo

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC CHO TRẺ 3-4 TUỔI LỚP C3

TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA BẠCH

Người thực hiện: Mai Thị Thao Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Bạch SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA NĂM 2024

Trang 2

TT Nội dung Trang

7 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3

8 nghiệm.2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh 3

9 2.3 Các giải pháp đã sử dụng đểgiải quyết vấn đề 5

10 2.3.1.Tạo không khí vui vẻ thoải mái ngay trước cửa lớp 5

11 2.3.2 Xây dựng môi trường lớp học an toàn thân thiện hạnh phúc. 6

12 2.3.3.Tổ chức các hoạt động và trò chơi mới lạ tạo sự vui vẻhứng thú cho trẻ 8

13 2.3.4.Lớp học hạnh phúc là lớp học mà trẻ được tham gia vàocác hoạt động thực hành, trải nghiệm. 10

14 2.3.5 Ứng dụng các phương pháp dạy học tiên tiến 12

15 2.3.6 Luôn yêu thương, chăm sóc, đối xử công bằng với tất cảtrẻ và nói không với “Bạo lực học đường”. 13

16 2.3.7 Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường xây dựnglớp học hạnh phúc 14

17 giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động 15

Trang 3

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã có một ca khúc rất hay viết về cô giáo mầm

non, trong bài hát có đoạn“Mùa xuân ai đi hái hoa, còn em đi nuôi dạy trẻ, sao

em muốn đàn em mau khỏe, sao em muốn đàn em mau ngoan, hay bởi vì em quá yêu thương những đôi môi đỏ, những đôi má hồng…”[1] Với phương châm

“Tình yêu thương vô điều kiện và đặt ra giới hạn cho các hành vi Lời bài hátcũng là nỗi lòng mong mỏi của các cô giáo mầm non gửi đến những đứa conthương yêu, những đứa trẻ mà dù không phải do các cô sinh ra nhưng tình cảmmong muốn các cô dành cho các cháu là hết mực chân thành, như người mẹ thứhai của trẻ vậy Hằng ngày trực tiếp chăm sóc nuôi dạy các cháu trẻ thơ, lứa tuổi

vô tư hồn nhiên và cũng rất đỗi tò mò nghịch ngợm, các cô giáo phải có đầy đủphẩm chất đạo đức và lòng yêu nghề, yêu trẻ thực sự thì mới tận tâm chăm sócgiáo dục các cháu đúng nghĩa làm an lòng bố mẹ

Đối với phụ huynh môi trường hạnh phúc tạo cho phụ huynh sự yên tâm,tin tưởng khi gửi con của mình đi học Con cái là hi vọng của bố mẹ, khi con cáivui vẻ đến lớp, phụ huynh yên tâm làm việc Từ đó, sự phối hợp nhà trường, giađình và xã hội, tạo sự thống nhất, tin tưởng cùng nhau thống nhất quan điểmgiáo dục và chăm sóc con dễ dàng hơn Tâm lý các bậc phụ huynh lo lắng nhất

đó là tình trạng bạo lực học đường đang trở nên khá phổ biến trong các trường

từ mầm non đến đại học trong đó có sự đối xử bất công của một số giáo viên,bảo mẫu với trẻ nhỏ làm mất đi niềm tin của phụ huynh với giáo viên, nhữngcon sâu làm rầu nồi canh ấy đã làm giảm uy tín của đại đa số giáo viên, thêmvào đó là áp lực công việc, thời gian làm việc, chế độ phụ cấp… đã làm cho tinhthần làm việc hăng say cống hiến của nhiều giáo viên mầm non bị giảm sút.Trong bối cảnh toàn ngành đang triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới cănbản toàn diện GD-ĐT [2] thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng chăm sóc giáodục trẻ ở lứa tuổi Mầm non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổthông và quá trình học tập suốt đời “Toàn ngành chú trọng đẩy mạnh phongtrào thi đua “dạy tốt, học tốt”, dạy học theo chuyên đề “Xây dựng Trường Mầmnon lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025” [3], tạo dựng môi trường hạnhphúc và hòa bình có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của trẻ về trí tuệ, thểchất và tinh thần, đặc biệt là sự tự lập và hành vi cư xử của trẻ

Thực tế cho thấy việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trongxây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non đã mang đến mộtnhà trường hạnh phúc là nhà trường mang lại cảm xúc tích cực và an toàn chongười học bằng việc hình thành năng lực, niềm say mê, sự lạc quan hướng đếntương lai, từ đó trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc, trẻ hạnh phúc thì cô giáo cũng hạnhphúc, trường học sẽ hạnh phúc và phụ huynh sẽ hạnh phúc.[4]

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng trường học hạnh phúcvới sự phát triển và thành công của trẻ, trước thực trạng của nhà trường, tôi luôn

Trang 4

băn khoăn trăn trở để tìm ra giải pháp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo củatrẻ, và giúp trẻ khi đến trường đến lớp thực sự được hạnh phúc.

Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trong thực hiệnnhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để ngày một tốt hơn Xuất phát

từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi lớp C3 tại trường mầm non Nga Bạch”.

1.2 Mục đích nghiên cứu tìm ra một số giải pháp nhằm:

+ Đối với trẻ.

- Giúp trẻ vui vẻ, mạnh dạn, tự tin khi tới lớp

- Trẻ tích cực hứng thú tham gia các hoạt động

- Trẻ vô tư thể hiện cảm xúc, bộc lộ suy nghĩ, tính cách bản thân

- Trẻ hòa đồng yêu thương bạn bè, cô giáo

+ Đối với giáo viên:

Giúp cho giáo viên có những phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt độnggiáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo Nắm bắt được tâm sinh lý của mỗi cá nhântrẻ từ đó xây dựng nên một môi trường thân thiện lớp học hạnh phúc, vui vẻ, antoàn lành mạnh, trang trí khuôn viên lớp học đẹp mắt, phong phú đa dạng

+ Đối với phụ huynh:

Quan tâm trẻ nhiều hơn, giúp trẻ thích thú khi đến lớp, vui vẻ gửi con emmình đến lớp Giúp phụ huynh hiểu được về việc không nên áp đặt trẻ, mongmuốn, kỳ vọng quá lớn vào con em mình

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

- Các giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

* Để thực hiện, tôi đã sử các nhóm phương pháp sau:

- Nhóm phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản tài liệu về kháiniệm hạnh phúc…có liên quan đến đề tài

- Nghiên cứu phân tích, tổng hợp, tài liệu, tâm lí giáo dục trẻ em, tài liệuchương trình giáo dục mầm non

- Nhóm phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Rút ra từ quá trình làm côngtác chủ nhiệm và giảng dạy suốt gần một năm học qua

- Phương pháp điều tra xã hội học: Tôi đã thu thập thông tin từ các bậc phụhuynh, và thông qua các phiếu hỏi trực tiếp trên trẻ

- Phương pháp dùng tình cảm: Là phương pháp dùng cử chỉ lời nói đểkhuyến khích, động viên và ủng hộ trẻ hoạt động, khơi gợi cho trẻ niền tin vàcảm nhận được sự quan tâm từ cha mẹ và mọi người xung quanh

- Phương pháp dùng lời: Là phương pháp sử dụng các phương tiện ngônngữ (giải thích) nhằm truyền đạt và thu thập thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ,chia sẻ ý tưởng

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, thực nghiệm, tổngkết kinh nghiệm xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài

Trang 5

2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn mộtnhu cầu nào đó mang tính trừu tượng Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao Ở loàingười, nó mang nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí Hạnh phúcgắn liền với quan niệm về niềm vui trong cuộc sống, cảm xúc thỏa mãn khi bạngiành được một kết quả gì đó Hơn thế đó là khi chúng ta biết chia sẻ, biết đồngcảm và mang đến cho xã hội hạnh phúc.[5]

Biểu hiện của một con người hạnh phúc là luôn có cái nhìn tích cực, biết ơnnhững gì mình có, hạnh phúc với thành công của người khác, luôn mỉm cười,luôn giữ sự ngạc nhiên như trẻ nhỏ Biểu hiện của một đứa trẻ hạnh phúc là đứatrẻ đó được ăn uống đúng giờ, ngủ đủ thời gian phù hợp với lứa tuổi, được tự

do vui chơi theo ý thích của mình, được thể hiện cảm xúc của mình, được lựa

chọn, được lắng nghe, được tôn trọng, được yêu thương vô điều kiện.[6]

Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác “muốn đến”.Khi đến lớp sẽ là niềm vui, hứng khởi mong chờ của cả cô và trò Đó là nơi tìnhyêu thương giữa cô và trò, giữa học sinh với nhau được tôn trọng và bồi đắphằng ngày, trường học là mái nhà thứ hai ấm áp yêu thương, tràn ngập tiếngcười của cô và trò, là nơi các con được an toàn cả về thể chất và tâm lý, đượcchăm sóc, yêu thương, được tiếp cận với những phương pháp giáo dục phù hợp,tích hợp đổi mới theo chuyên đề giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” trong các hoạtđộng, giúp truyền cảm hứng học tập để phát triển toàn diện cả về cảm xúc, trítuệ và thể chất Khi đến trường trẻ không chỉ được lĩnh hội kiến thức, mà cònvui chơi, giải trí, tự do thể hiện tư duy, năng lực cá nhân và kỹ năng sáng tạotheo đúng tâm sinh lý lứa tuổi [7]

Khác với lớp học truyền thống, lớp học hạnh phúc không áp đặt phát triểntheo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêuthích và say mê Ở đó, trẻ không học theo kiểu nhồi nhét mà được học những gì

có ý nghĩa, được khơi gợi niềm yêu thích để tiếp tục tự tìm hiểu Hoạt độngđược biến hóa qua các trò chơi vô cùng thú vị, là nơi trẻ được thoải sức sáng tạo,trải nghiệm dưới sự dẫn dắt của giáo viên … Các hoạt động không chỉ nằmtrong khuôn khổ lớp học mà còn được tổ chức ngoài khuôn viên trường lớp,giúp trẻ cảm nhận sâu sắc về thế giới tự nhiên xung quanh.[8]

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2023 - 2024 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 3- 4tuổi, với số trẻ là 23 cháu, trong đó có 14 cháu nam và 9 cháu nữ Trong quátrình giảng dạy tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau

a Thuận lợi.

* Đối với nhà trường:

- Trường đạt chuẩn Quốc gia có khuôn viên vui chơi đầy đủ, an toàn thânthiện cho học sinh thuận lợi cho việc xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học

Trang 6

hạnh phúc Nhà trường có đội ngũ giáo viên năng động, sáng tạo, có tinh thầnđoàn kết, trách nhiệm cao trong mọi hoạt động

* Đối với giáo viên.

- Bản thân là giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, được tham gialớp tập huấn “Trường học hạnh phúc”, năng động, tìm tòi sáng tạo, nhiệt tìnhtrong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ

* Đối với trẻ

-100% trẻ trong độ tuổi ra lớp đầy đủ, một số trẻ đã đi học từ nhóm nhàtrẻ chuyển sang Trẻ mạnh dạn tự tin, lễ phép, có nề nếp trong học tập cũng nhưcác hoạt động khác

* Đối với Phụ huynh

- Đa số phụ huynh đã quan tâm đến các hoạt động của nhóm lớp đặc biệt

là các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ

b Khó khăn

* Về nhà trường:

- Cơ sở vật chất nhà trường đã hoàn thiện, tuy nhiên trang thiết bị cònchưa đồng bộ đặc biệt là các đồ dùng, học liệu phục vụ cho nội dung xây dựnglớp học hạnh phúc Trang thiết bị hiện đại để đáp ứng cho việc giảng dạyphương pháp mới hiện nay của trường cũng chưa thể đáp ứng đầy đủ mà từngbước khắc phục dần theo kế hoạch Các đồ dùng phục vụ cho việc thực hiện xâydựng lớp học hạnh phúc phần nào còn chưa đáp ứng được nhu cầu của chuyênđề

* Về giáo viên:

- Do đặc thù của ngành học thực hiện các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng,giáo dục trẻ cả ngày nên chưa có nhiều thời gian nghiên cứu và tham khảo thêmcác tài liệu, đặc biệt là các tài liệu có liên quan đến việc xây dựng lớp học hạnhphúc

- Mặt khác tài liệu tham khảo xây dựng lớp học hạnh phúc chưa nhiều, chủyếu giáo viên vẫn tự nghiên cứu, tìm tòi trên mạng

* Về phía trẻ:

- Đa số trẻ khá nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin, ngại ngùng chưa giám thể hiệnnhiều các tình cảm yêu thương cùng cô, ngôn ngữ diễn đạt còn chưa rõ ràngmạch lạc, chưa biết diễn đạt được suy nghĩ của bản thân với cô giáo và bạn bè.Nhiều cháu đi học hay khóc nhè, chưa có khả năng tự phục vụ bản thân vì vậyviệc áp dụng xây dựng lớp học hạnh phúc, ứng dụng phương pháp dạy học tíchcực cũng phần nào bị hạn chế

* Về phía phụ huynh:

- Một số phụ huynh buôn bán và làm ăn xa để con ở cùng với ông bà nênchưa có nhiều thời gian quan tâm đến con cũng như không có thời gian trao đổivới cô giáo Ngay cả việc cô giáo muốn gặp gỡ, trao đổi, tuyên truyền với cha

mẹ cũng vấp phải không ít những khó khăn

Trang 7

- Ngoài ra sự nhận thức của phụ huynh về việc đến trường của con em họcòn hạn chế về nhiều mặt Họ nghĩ việc đến trường chỉ để học chữ, họ khôngnghĩ con mình đến trường là được phát triển về mọi mặt.

Để nắm bắt được trạng thái, hoạt động, khả năng, nhu cầu của trẻ thì ngoàiviệc quan sát trẻ, tạo môi trường hoạt động thân thiện tôi còn phải linh hoạt sángtạo trong các phương pháp dạy học đổi mới Vì vậy ngay từ đầu tháng 9 tôi đãxây dựng bộ tiêu chí và tiến hành khảo sát trên trẻ

(Kết quả khảo sát trẻ -Tháng 9 năm 2023 Bảng 1- phần phụ lục)

Từ kết quả khảo sát trên ta thấy sự hứng thú, tích cực của trẻ ở lớp cònchưa cao Trạng thái cảm xúc của trẻ khi đến trường đến lớp mới chỉ đạt 61%;Trẻ hòa đồng với bạn bè, biết chào hỏi lễ phép với người lớn 61%; Hứng thú,tích cực của trẻ khi được tham gia vào các hoạt động cùng cô 56,5%; đặc biệt

sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, ngôn ngữ của trẻ chỉ đạt 43,5% Chính vìđiều này tôi luôn trăn trở suy nghĩ phải làm cách nào đó để trẻ ham thích đi học,vui vẻ hạnh phúc khi đến lớp, tích cực chủ động tham gia vào các hoạt độngcùng cô và bạn bè, đồng thời phụ huynh an tâm tin tưởng gửi gắm con cho cô

giáo, nên tôi đã lựa chọn giải pháp “Xây dựng một lớp học hạnh phúc” để áp

dụng vào nhóm lớp nhằm thu được kết quả khả quan trong quá trình hoạt động

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

2.3.1 Tạo không khí vui vẻ thoải mái ngay trước cửa lớp

Trẻ 3-4 tuổi có nhiều sự thay đổi về tâm lý, lứa tuổi khủng hoảng lên 3nên rất dễ tổn thương, nhiều trẻ lần đầu rời xa vòng tay ông bà, bố mẹ đến vớimôi trường xa lạ thì rất dễ tổn thương, trẻ rời khỏi vòng tay ấp ủ yêu thương củacha mẹ, ông bà để đến với môi trường mới tất cả đều lạ lẫm và mới mẻ: Trườngmới, cô mới, bạn mới vì thế các cháu đến trường, đến lớp với tâm trạng vừa bỡngỡ lạ lẫm vừa lưu luyến nhớ gia đình, thậm chí có cháu còn sợ hãi không muốnvào lớp, vừa đến cửa lớp trẻ đã òa lên khóc ầm ĩ, níu kéo bố mẹ và ngườithân Vì ở độ tuổi này trẻ rất cần sự âu yếm, nhẹ nhàng của cô nhất là nhữngngày đầu trẻ mới đến lớp, cô giáo phải làm sao để trẻ có thể cảm nhận được vui

vẻ, được an toàn, được quan tâm và được yêu mến để trẻ cảm thấy mình làmột thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hoà nhập Tình cảm của cô đối vớitrẻ giàu cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ con, biết tôn trọng vàđồng cảm với trẻ tạo nên không khí cởi mở, cô giáo là người bạn của trẻ Khi trẻ

có cảm tình, có hứng thú cô có thể sử dụng nghệ thuật của mình để thu hút lôicuốn trẻ vào các hoạt động một cách dễ dàng

Khi đến lớp trẻ sẽ chọn màn chào hỏi cảm xúc và được cô đáp lại bằngnhững nụ cười: Trước khi vào lớp, các bé sẽ tự mình lựa chọn một cách chàovới giáo viên trong “menu lựa chọn” hành động cảm xúc dán ngay cửa lớp trẻđược vô tư lựa chọn những hình thức chào hỏi

+ Với hình ảnh bàn tay: cô giáo sẽ đập tay, cụng tay hay bắt tay với trẻ và quan trọng hơn nữa là cô phải nở một nụ cười thật yêu thương với trẻ Lúc đó

Trang 8

đứa trẻ sẽ không còn cảm giác nặng nề rằng đó là cô giáo mà trẻ sẽ cảm nhậnđược không khí thoải mái giống như là với những người bạn thân thiết với nhau.

+ Với hình ảnh trái tim yêu thương: Cô nhẹ nhàng ôm trẻ vào lòng và thì thầm “Chào mừng con đến lớp học nhé” Chỉ cần một cái ôm nhẹ nhàng và một

lời thì thầm yêu thương như vậy trẻ sẽ thấy mình hạnh phúc cả ngày đấy ạ

+ Với hình những nốt nhạc: Cô và trẻ có thể cùng nhau thể hiện những cảm

xúc yêu thương cùng với những vũ điệu của cơ thể như lắc lư, nhún nhẩy tùytheo cảm hứng của trẻ mà các cô sẽ hưởng ứng theo Và đừng quên trao cho trẻmột nụ cười yêu thương, khi đó những đứa trẻ có thể nhẩy cẫng lên vì sungsướng, chao ôi đến lớp thật là vui

(Hình ảnh 1: Menu chào hỏi - phần phụ lục)

Tuy nhiên vì trẻ còn khá nhỏ, lứa tuổi lên 3 đi học còn nhiều bỡ ngỡ rụt rènên đôi khi trẻ chưa tự tin mạnh dạn để chào hỏi qua các biểu tượng thì khi đótôi sẽ đón trẻ bằng cách truyền thống mà xưa nay vẫn hay làm đó là ôm trẻ từtay bố mẹ, vỗ về và hỏi trẻ: Đi học có vui không? đi học được cô giáo yêu, đihọc được gặp nhiều bạn, được chơi với nhiều đồ chơi, vì vậy con đừng khócnhé! lớp mình có nhiều bạn rất vui, cô sẽ cho con chơi nhiều trò chơi thú vị, dẫntrẻ xem những bức tranh đẹp, chơi cùng trẻ một số trò chơi đơn giản hay cho trẻxem các hoạt động vui nhộn trên máy tính ti vi Tôi trao đổi với phụ huynh vềtính cách sở thích của trẻ Khi đón trẻ, với những trẻ hay khóc nhè, nhút nhát tôichưa vội đặt trẻ xuống ngay mà bế trẻ lên vỗ về để trẻ thấy được sự an toàn, cảmnhận được tình yêu thương của cô dành cho mình

“Nụ cười tạo nên cảm xúc” vì vậy mà khi trẻ đến lớp cô giáo hãy luôn traocho trẻ những nụ cười thật tươi để đứa trẻ cảm nhận được sự ấm áp tin tưởngyêu thương mà cô sẽ đem lại cho trẻ cũng như phụ huynh khi ở lớp

Hình ảnh 2: Cô đón trẻ theo cách truyền thống- phần phụ lục

Tôi cho rằng việc xây dựng lớp học hạnh phúc có tác dụng 2 chiều với cả

cô và trẻ “Khi trẻ đến lớp phấn khởi, vui vẻ thì các giáo viên cũng sẽ cảm thấyvui vẻ và hạnh phúc lây Tôi cảm thấy có động lực, hứng thú hơn với công việchằng ngày và như được tái tạo năng lượng để sáng tạo

* Kết quả: Trẻ hứng thú, tích cực khi đến lớp, mạnh dạn, tự tin biết chào

hỏi lễ phép với người lớn

2.3.2 Xây dựng môi trường lớp học an toàn thân thiện hạnh phúc.

Xây dựng môi trường theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” đã được chứngminh là một biện pháp mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục trẻ, đápứng được nhu cầu học và chơi Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khuvực học và chơi trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớnkhông chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhậnthức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo, làphương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ,khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc sự phát

Trang 9

triển nhân cách của trẻ Đây là biện pháp không mới song việc thực hiện đảm bảotheo quan điểm vẫn còn nhiều vấn đề cần học tập vì mỗi năm đối tượng trẻ làkhác nhau về nhận thức, điều kiện thực tiễn cũng có nhiều thay đổi Chính vì vậy,ngay đầu năm học chúng tôi đã cùng giáo viên trong lớp lên kế hoạch xây dựngmôi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm theo tiêu chí: “Chơi bằng học, học bằngchơi”.

“Xây dựng môi trường lớp học” là một trong những yếu tố quan trọng gópphần nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động cho trẻ Trong lớp học giáoviên cùng trẻ xây dựng được “Lớp học thân thiện an toàn và hạnh phúc” dựatrên các nguyên tắc:

+ Trang trí phòng, lớp đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện và phù hợp với chủ đềgiáo dục

+ Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt có thể bố trí cố địnhhoặc có thể di chuyển, mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn

và sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho sự quan sát củagiáo viên

+ Xây dựng, thiết kế các trò chơi mặt sàn, trò chơi mảng tường để trẻ đượchoạt động phong phú Sắp xếp và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lý, giúp trẻ dễ lấy

dễ cất đảm bảo an toàn và đáp ứng mục đích giáo dục

+Tận dụng và khai thác triệt để tác dụng giáo dục của môi trường xâydựng, tránh tình trạng lãng phí công sức và thời gian Trên cơ sở đã xác địnhnhững nội dung cần xây dựng và những thứ cần lưu giữ lại từ chủ đề trước.+ Tận dụng các nguyên vật liệu để làm đồ chơi cho trẻ như: Thùng cattonxốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua,hộp đựng cơm, vải vụn, chuỗi hạt, vỏ ốc, ống chỉ, tăm tre, khối gỗ, … tất cảnhững nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại,không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ Từ những nguyên vật liệu trên tôilàm ra rất nhiều đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động

Ví dụ: Các loại hộp sữa, bình nước rửa chén, hộp bơ, bình C, các loại chai

lọ bằng nhựa, vải vụn, bao ni lông, bìa vở, … tạo thành đồ chơi cho trẻ như xích

đu, cầu trượt, lắp ráp thành những ngôi nhà, các loại hoa, rau củ quả, các convật, các đồ dùng trong gia đình như xoong, nồi chén, bát, tủ đứng, tủ lạnh, quạtđiện … Các nguyên vật liệu trên cũng là nguồn cho trẻ hoạt động như dùng hột,hạt, sò, hến, ốc … xếp thành chữ cái, chữ số, đếm, phân loại xếp nhà, trườnglớp, cây hoa,…

+ Giáo viên cần tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, xem lớp học như ngôi nhàthân yêu của mình và trong ngôi nhà đó trẻ được tham gia dọn dẹp, trang trí,theo ý mình Trong lớp phân bố khoảng không gian hợp lí giữa các khu vực như:hiên chơi, phòng đón trả trẻ, phòng học, phòng ăn, phòng ngủ Các góc chơitrong lớp phải có ranh giới sử dụng từ giá, tủ nhỏ, rèm, bìa, hàng rào có lối đilại thuận tiện, rộng để giúp trẻ thiết lập mối quan hệ trong khi chơi

Trang 10

+ Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp vớimục tiêu chủ đề hoạt động và hứng thú của trẻ Tất cả những nguyên vật liệu cầnđảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng

nề đối với trẻ Từ những nguyên vật liệu trên tôi làm ra rất nhiều đồ dùng, đồchơi phục vụ các hoạt động

Ngoài ra tôi còn thường xuyên bổ sung đồ dùng, đồ chơi vào các góc,bằng những đồ dùng tự tạo để cho trẻ không cảm thấy nhàm chán, kính thích trí

tò mò của trẻ khiến trẻ muốn tìm hiểu khám phá Từ việc tạo môi trường lớp học

an toàn, với nhiều đồ chơi đẹp mắt tôi tin tưởng rằng trẻ sẽ hứng thú khi đi học

lớp học sẽ là “ngôi nhà hạnh phúc” để cho trẻ cảm nhận được “ Mỗi ngày đến

trường là một ngày vui”

(Hình ảnh 3: Hình ảnh lớp học– phần phụ lục)

* Kết quả: Trẻ mạnh dạn, tự tin sử dụng các đồ dùng đồ chơi ở lớp một cách

thuần thục, lấy và cất đồ đúng nơi quy định, môi trường lớp học phong phú hấp dẫntrẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động trong cả một ngày ở lớp

2.3.3 Tổ chức các hoạt động và trò chơi mới lạ tạo sự vui vẻ hứng thú cho trẻ

Trẻ đến trường cần học tập, lĩnh hội một số kiến thức, kỹ năng thông quacác hoạt động như: Hoạt động học, hoạt động vui chơi, qua các trò chơi dângian, qua tiếp xúc trò chuyện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ…Từ đó để nhằmphát triển những khả năng của trẻ, hình thành những cơ sở ban đầu của nhâncách con người, tạo tiền đề cho sự phát triển sau này của trẻ

Đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non là dễ nhớ nhưng lại mau quên Vì vậytôi đã bám sát vào mục tiêu của từng chủ đề, đặc điểm tình hình của trẻ tại lớpmình để tìm ra các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo,

hệ thống câu hỏi đưa ra phải ngắn gọn, phù hợp với khả năng của trẻ để tổ chứccho trẻ học tập vui chơi một cách thoải mái, không gò ép, không áp đặt trẻ Ngoài ra để các tiết dạy và các hoạt động sinh động, sáng tạo và gây được

sự tập trung chú ý của trẻ tôi luôn chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, đồ chơi trựcquan phải đảm bảo tính sư phạm, màu sắc, hình dáng rõ nét bắt mắt, phù hợpvới nội dung của từng bài cụ thể như: Tranh ảnh, vật thật, sa bàn đặc biệt là thiết

kế bài giảng điện tử để tổ chức cho trẻ hoạt động Trò chuyện tiếp xúc với trẻcởi mở, luôn khơi gợi thăm dò suy nghĩ mong muốn của trẻ, khi trẻ làm chưađúng hoặc trả lời sai tôi nhẹ nhàng động viên khích lệ trẻ, không quát mắng trẻtạo cho trẻ cảm giác tự tin hơn

Tôi đã làm đồ dùng đồ chơi và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi, quayvideo và đưa về nhóm Zalo của lớp để phụ huynh yên tâm và động viên trẻ đếnlớp qua đó rèn vận động tinh, vận động thô tạo sự đoàn kết vui vẻ đến trẻ.Những trò chơi được tổ chức từ đồ chơi đơn giản dễ tìm nhưng hiệu quả với trẻ

Trang 11

Các hoạt động tạo hình tôi luôn tìm kiếm những đề tài mới lạ cho trẻ thựchành với những nguyên vật liệu, chất liệu khác nhau nhằm tạo sự kích thích, trí

tò mò hứng thú tham gia hoạt động ở trẻ như:

Ví dụ: Tổ chức cho trẻ chấm màu tạo hình cây xanh, mỗi nhóm đoàn kết

*Ví dụ: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Chung sức”: Ở trò chơi này tôi đã

dùng thùng sữa học đường Vinamilk, khoét lỗ và cho 2 trẻ chơi cùng nhauchung sức, khéo léo để đưa thật nhiều bóng lọt vào rổ

*Ví dụ: Cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh nhất” từ những đồ chơi đơn giản

như bóng và ghế

- Tôi cũng đã dùng những can dầu 5l rửa sạch và làm đồ chơi cho trẻ chơiném bóng Vừa có thêm những đồ chơi cho trẻ chơi không tốn kém, hiệu quả màqua đó còn giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường

(Hình ảnh 5: Hình ảnh trẻ chơi trò chơi chung sức – Phần phụ lục)

- Tôi cũng đã tận dụng ống nước để làm đồ chơi cho trẻ chơi

Bên cạnh tôi cũng luôn sưu tầm thiết kế một số trò chơi trên powepoit như

trò chơi “Bánh xe quay”; “Rung chuông vàng”; “Bé vui cùng chương trình đồ

rê mí”; “ô cửa bí mật” để tổ chức cho trẻ chơi nhằm cũng cố ôn luyện các kiến

thức, vừa tập cho trẻ biết thi đua lẫn nhau và tự tin, vững vàng, tạo tâm thế chotrẻ bước vào các lớp tiếp theo

Đặc biệt trò chơi dân gian [9] là một hoạt động mà tôi nhận thấy trẻ rấthứng thú khi được vui chơi cùng các bạn vì vậy tôi thường sắp xếp lên lịch đểđưa các trò chơi dân gian, trò chơi tập thể vào trong ngày để cho trẻ được sốngđúng nghĩa với tuổi thơ của mình như trò chơi “chi chi chành chành”; “Kéo cưalừa xẻ”; “tập tầm vông”…Các trò chơi này cũng phù hợp với độ tuổi mẫu giáonhỡ, thôngqua các trò chơi này trẻ rất tích cực hưởng ứng tham gia từ đó ngônngữ của trẻ cũng mạch lạc hơn

(Hình ảnh 6: Cô và trẻ tham gia trò chơi ở ngoài trời -Phần phụ lục)

* Ví dụ: với Trò chơi: “Rồng rắn lên mây”

- Mục đích: Phát triển tính mạnh dạn và tinh thần đồng đội khi tham gia tròchơi

- Chuẩn bị: Lớp học (sân chơi bằng phẳng) đảm bảo an toàn cho trẻ

- Cách chơi: Một trẻ đứng ra làm thầy thuốc, những trẻ còn lại sắp thànhmột hàng, tay của trẻ đứng sau nắm vào vai của trẻ đứng trước hoặc có thể ômvào eo của trẻ đứng trước

Trang 12

Cả đoàn bắt đầu chuyển động lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừađọc lời đồng dao:“Rồng rắn lên mâyCó cây núc nácCó nhà hiển vinhThầy thuốc

có nhà hay không?” Thầy thuốc trả lời: “Thầy thuốc đi chợ mua rau” Hoặc

“Thầy thuốc đến thăm người bệnh.” Hoặc “Thầy thuốc đang ăn cơm.”

Đoàn người cứ tiếp tục vừa chuyển động vừa đọc lời đồng dao, cho đến khithầy thuốc trả lời: “Thầy thuốc có nhà” Lúc này thầy thuốc và người đứng đầuđoàn rồng rắn bắt đầu đơi thoại:

Thầy thuốc hỏi: “Hỏi thầy thuốc để làm gì?” Người đứng đầu trả lời: “Xinthuốc cho ông Nghè” “Con lên mấy tuổi” “Con lên một tuổi” “Thuốc khônghay” “Con lên hai tuổi” “Thuốc không hay” Cho đến khi con lên sáu tuổi, tùytheo sự lựa chọn mà người thầy thuốc trả lời là “Thuốc hay vậy”.Người thầythuốc hỏi người xin thuốc về cách trả tiền chữa bệnh” “Xin khúc đầu” “Nhữngxương cùng xẩu” “Xin khúc giữa” “Những máu cùng me” “Xin khúc đuôi”

Các khúc khác phải giữ chặt không để bị đứt khúc nào Nếu đang giằng có màkhúc nào bị đứt thì cả đoàn phải tạm dừng lại để nối cho liền lại và tiếp tục chơi

- Luật chơi: Trẻ đọc thuộc lời đồng dao và đung đưa theo đúng nhịp bàiSau khi người thầy thuốc và người đứng đầu của rồng rắn đối thoại thìngười thầy thuốc phải tìm cách bắt được người cuối cùng trong hàng để thay thế

vị trí người thầy thuốc của mình Người cuối cùng trong hàng rồng rắn phải tìmmọi cách né tránh không để cho người thầy thuốc bắt được

(Hình ảnh 7: Cô và trẻ tham gia trò chơi rồng rắn lên mây - Phần phụ lục)

* Kết quả: Trẻ hứng thú khi đến lớp, hòa đồng với bạn bè, biết chào hỏi lễ

phép với người lớn, tích cực khi được tham gia vào các hoạt động cùng cô vàcác bạn, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, ngôn ngữ mạch lạc nói đầy đủ câu

2.3.4:Lớp học hạnh phúc là lớp học mà trẻ được tham gia vào các hoạt động thực hành, trải nghiệm.

Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ tích lũy được những kinh nghiệm sống vàrèn những kỹ năng của bản thân Theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâmthì các hoạt động thực hành trải nghiệm không thể thiếu trong quá trình hoạtđộng của trẻ Bởi qua các hoạt động trải nghiệm đó sẽ giúp trẻ chủ động, tựkhám phá, tìm tòi về những sự vật hiện tượng xung quanh trẻ Qua các hoạtđộng trải nghiệm này phát huy được tính tò mò, phát triển tư duy sáng tạo, pháttriển ngôn ngữ và hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ

Trang 13

* Ví dụ: Trong hoạt động chơi ngoài trời, tôi đã xây dựng rất nhiều những

nội dung: Chơi với nước, sỏi, cát, chai nhựa…Trong các hoạt động này, trẻ đượctrải nghiệm với các sự vật, phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay Hay các hoạtđộng như làm thí nghiệm vật chìm, vật nổi, chất gì tan trong nước…kích thíchtính tò mò, phát triển tư duy, khả năng phán đoán ở trẻ.Với các hoạt động thựcnghiệm như vậy tôi thường phân về các nhóm Trong mỗi nhóm tôi sẽ phâncông ra các nhóm trưởng để bao quát, chỉ đạo hoạt động của nhóm Khi cho trẻhoạt động theo nhóm như vậy không chỉ giúp hình thành cho trẻ những kỹ năngbàn bạc, kỹ năng phân chia công việc, kỹ năng diễn đạt ý tưởng mà còn giúp trẻmạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp với bạn bè và cô giáo

* Ví dụ 1: Chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên” Thí nghiệm “Sự biến

đổi của màu sắc”

+ Chuẩn bị:

- Ba hộp màu cơ bản (Xanh lam, đỏ, vàng)

- Khay màu, bút lông, khăn lau bút

- Các mẩu vải vụn, khăn mặt màu trắng, vỏ chai nhựa

- Cho trẻ thực hành pha màu tạo màu mới và nêu kết quả

(Hình ảnh 8: Thí nghiệm “Sự biến đổi của màu sắc”- phần phụ lục)

Sau khi pha màu xong trẻ đã biết được sự kết hợp của hai mầu khác nhauthì sẽ cho ra một màu mới

*Ví dụ 2: Thí nghiệm trứng nổi trên nước”

- Chuẩn bị: 2 quả trứng, 2 ly nước và một ít muối

- Cách làm thí nghiệm:

+ Cốc 1: Đổ nước tinh khiết bình thường vào

+ Cốc 2: Đổ nước nóng và cho từ 4-5 thìa muối Khi nước nguội trở lại thì

ta sẽ thí nghiệm và quan sát hiện tượng

- Thả 2 quả trứng vào từng cốc cho trẻ quan sát và hỏi trẻ hiện tượng gì xảyra?

=>Hiện tượng: Quả trứng ở cốc 1 chìm xuống và quả chứng ở cốc 2 nổilên

* Giải thích cho trẻ hiểu:

+ Cốc 1 trứng chìm do: Mật độ phân tử của vỏ trứng lớn hơn nhiều so vớinước tinh khiết vì vậy quả trứng chìm xuống đáy cốc

+ Cốc 2 trứng nổi do: Mật độ phân tử của nước muối cao hơn so với vỏtrứng, do đó quả trứng được các phân tử nước muối nâng đỡ nên không thể chìmxuống được

Trang 14

Bên cạnh đó tôi còn phối hợp với nhà trường cũng như các bậc phụ huynh tổchức cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm thông qua các ngày trò chơi dângian hay các làng nghề truyển thống ở địa phương, giúp các cháu đoàn kết hợp tác

và hiểu được những văn hóa, những giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam

* Kết quả: Trẻ hứng thú và tích cực tham gia và các hoạt động trải nghiệm,

thông qua hoạt động trải nghiệm trẻ tự tin, mạnh dạn phát triển tư duy tưởng tượngtốt hơn Trẻ có thêm nhiều kỹ năng khi được làm và quan sát thực tế

2.3.5 Ứng dụng các phương pháp dạy học tiên tiến.

Mục tiêu các hoạt động của lớp không chỉ nhằm làm cho trẻ cảm thấy hạnhphúc trong quá trình dạy và học, mà còn từ nơi khởi đầu đó hạnh phúc sẽ lan tỏađến các bậc phụ huynh và toàn xã hội Trẻ không chỉ được tiếp thu kiến thức,

mà còn vui chơi, học bằng chơi, chơi mà học, tự do thể hiện tư duy, năng lực cánhân và kỹ năng sáng tạo theo đúng tâm sinh lý lứa tuổi của mình

Một lớp học hạnh phúc là khi lớp học đó có chương trình đào tạo chấtlượng Vì vậy, tôi cũng đã áp dụng một số phương pháp giáo dục tiên tiến như

Montessori, Steam và quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào lớp học

của tôi Điều quan trọng nhất của việc ứng dụng phương pháp mới này giúp trẻcảm thấy hứng thú với đang được học

Điều này sẽ kích thích sự khám phá, tìm tòi xuất phát từ nhu cầu của bảnthân trẻ và hứng thú hơn nữa khi trẻ được khám phá bằng chính những trảinghiệm trực tiếp của mình Những trải nghiệm đó khiến cho bé nhớ lâu hơn vàcảm thấy yêu thích việc học tập, kiến thức từ đó cũng được “ngấm” một cách tựnhiên Phương pháp Montessori là phương pháp chấp nhận sự duy nhất của mỗiđứa trẻ và tạo điều kiện để trẻ phát huy khả năng riêng và cá tính của mình

Thay vì học một cách khuôn mẫu theo chỉ dẫn của giáo viên như cách họctruyền thống, trẻ được tự do khám phá, tiếp thu thông tin, kiến thức mới bằngcách trải nghiệm với học cụ, vật dụng gợi mở tiềm năng trí tuệ Tôi đã áp dụngphương pháp này để phát triển xúc giác và vận động tinh cho trẻ lớp tôi Một sốcác bài tập về cảm nhận chất liệu, bài tập phát triển vận động tinh như đổ hạt từcốc này sang cốc khác, gắp hột hạt, nhỏ giọt, dùng kẹp giấy, …

Phương pháp STEAM là phương pháp ứng dụng giáo dục tương tác đam

chiều vào giảng dạy, là sự kết hợp giữa STEM (Khoa học – Science, Công nghệ – Technology, Kỹ thuật – Engineering, và Toán học – Mathematics) và Nghệ

thuật (Art) được áp dụng trong trường học Trẻ được tiếp cận STEAM từ sớmmang tới những lợi ích tuyệt vời, hỗ trợ và giúp trẻ khám phá bản thân, xâydựng cho trẻ có những kỹ năng cần thiết có thể vận dụng và phát triển trong thếgiới công nghệ hiện đại ngày nay Vì vậy, tôi cũng áp dụng phương pháp nàyvào một số hoạt động của tôi

Như trong các giờ hoạt động Khám phá về các phương tiện giao thông, tôikhông chỉ đơn thuần cho trẻ quan sát qua tranh ảnh, mà tôi còn cho trẻ quan sát

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w