1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ Đề (chủ Đề 1) chủ nghĩa nhân văn và phong trào văn hóa phục hưng Ở tây Âu thế kỷ xiv

21 15 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề (Chủ Đề 1) Chủ Nghĩa Nhân Văn Và Phong Trào Văn Hóa Phục Hưng Ở Tây Âu Thế Kỷ XIV
Tác giả Trần Thị Huỳnh Như
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thế Hồng
Trường học Trường Sư Phạm
Chuyên ngành Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Thể loại bài thu hoạch
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đồng Tháp
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 134,07 KB

Nội dung

Thời kỳ này được coi là thời kỳ tămtối, hỗn loạn và buồn thảm đến không tưởng tượng nổi của loài người với nhiều bệnhdịch, tra tấn man rợ,chết chóc, cùng những cuộc cướp bóc và chống cướ

Trang 1

TRƯỜNG SƯ PHẠM KHOA SƯ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI

BÀI THU HOẠCH MÔN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

Mã HP: HI4005P

Số TC: 02 Học kỳ II, Năm học 2023 – 2024

Họ và tên SV: TRẦN THỊ HUỲNH NHƯ

Mã số SV:0023411473

Lớp: DHLS-ĐL23C

GVHD: TS Nguyễn Thế Hồng

ĐỒNG THÁP, 2024

Trang 2

<Tên chủ đề>

Tên chủ đề: (Chủ đề 1) chủ nghĩa nhân văn và phong trào văn hóa phục Hưng ở Tây Âu thế kỷ XIV:

1 MỞ ĐẦU:

“Đêm trường trung cổ” là một cụm từ được sử dụng để chỉ thời kỳ giữa thế kỷ V

đến thế kỷ XIV tại châu Âu, được nhìn nhận như một khoảng tối xen giữa sự hùng vĩcủa đế chế Rome và sự rực rỡ của thời Phục hưng Thời kỳ này được coi là thời kỳ tămtối, hỗn loạn và buồn thảm đến không tưởng tượng nổi của loài người với nhiều bệnhdịch, tra tấn man rợ,chết chóc, cùng những cuộc cướp bóc và chống cướp bóc, rìnhrập, trộm cắp, giết người, bắt cóc, tra tấn và nghiện ngập, cãi vã, kết thúc trong đỗmáu(Giáo hội trở nên tàn bạo hơn: việc tay, tai, mũi bị cắt rời được xem là cách đối xửtheo cách của người Ki tô giáo đối với tội phạm hoặc kẻ thù hơn là đẩy họ đến chổchết, lịch sử triều đại Frank: người dân bị đánh đập hoặc thiêu sống trong những bữatiệc xa hoa ); bên cạnh đó, kỳ này cũng là thời kỳ nở rộ việc tìm tòi và khám phá khoahọc kể từ thời cổ Hy Lạp Vào thế kỷ XIV, sau thời kỳ “Đêm trường trung cổ” ở Châu

Âu xuất hiện một phong trào mới được gọi là Phong trào văn hóa phục Hưng Đây

là một phong trào đề cao giá trị con người thông qua “Chủ nghĩa nhân văn”, bên

cạnh đó cũng lên án sự thống trị của phong kiến Giáo hội Vậy Chủ nghĩa nhân vănthời kỳ Văn hóa Phục Hưng là gì?Vì sao thế kỷ XIV, ở Tây Âu xuất hiện Phong tràovăn hóa phục Hưng? Vì sao Ý là nơi khởi đầu của Phong trào văn hóa phục Hưng?Nội dung chính của Phong trào văn hóa phục Hưng là gì? Phong trào văn hóa phụcHưng có ý nghĩa như thế nào đối với văn hóa, tư tưởng Tây Âu thời kỳ trung đại?Phong trào phục hưng có hạn chế nào cho Tây Âu thời kỳ trung đại không? Để góp

phần làm rõ hơn về các vấn đề đã đặt ra, tôi chọn đề tài là Chủ nghĩa nhân văn và

Phong trào văn hóa phục Hưng ở Tây Âu thế kỷ XIV.

2 NỘI DUNG:

2.1 Chủ nghĩa Nhân Văn:

2.1.1 Khái niệm Chủ nghĩa nhân văn:

Chủ nghĩa nhân văn là trào lưu tư tưởng và văn hoá thời Phục hưng ở châu Âu Đây làmột phong trào chống Thiên chúa giáo nhằm đề cao con người, giải phóng cá nhânkhỏi sự đè nén tinh thần của chế độ phong kiến, chống chủ nghĩa kinh viện và giáohội, hướng con người vào xây dựng cuộc sống thực tại

2.1.2 Bối cảnh lịch sử ra đời của Chủ nghĩa nhân văn:

Lịch sử ra đời của Chủ nghĩa nhân văn được xác lập từ khi xuất hiện phong trào Phục

hưng Với lý do khôi phục lại nền văn hoá cổ đại, các nhà nhân văn đã khởi xướngphong trào Renaissance (Phục hưng) khôi phục các giá trị văn hóa cổ đại – những gì

mà Chúa đã cho phép – nên giáo hội không có cách gì ngăn cản

Chủ nghĩa nhân văn khởi phát ở Ý và được thực hiện bởi những nhà tư tưởng, những

cá nhân ưu tú, uyên bác, giàu tinh thần cách mạng và canh tân Hơn nữa, họ còn có

quyết tâm mạnh mẽ để thực hiện lý tưởng nhân văn ấy “Tinh thần nhân văn trước hết

Trang 3

là một tinh thần tranh đấu Tranh đấu cho giai cấp tư sản các thành thị chống phong kiến Tranh đấu cho dân tộc Ý chống lại cuộc xâm lăng của những dị tộc”.

Với tinh thần đấu tranh chống lại sự cai trị hà khắc của chế độ phong kiến, chủ nghĩanhân văn trở thành một trào lưu tư tưởng hiện thực với sức mạnh to lớn và có ý nghĩasâu sắc Những người thực hiện, đem lại sức sống cho chủ nghĩa ấy đã được tôn vinh

và ghi nhận trong lịch sử: “Các nhà nhân văn chủ nghĩa đều là những nhà văn uyênbác, họ đọc Platon, Aristote, Epicure, Zénon… họ đã dẫn giải Homère, Sophocle,Horace, Cicéron, Virgile, đã hiểu thấu tư tưởng và nghệ thuật thời kỳ Péricles cũngnhư dưới triều đại Auguste (…) Cổ học Hi Lạp, dưới ánh sáng của tinh thần mới đãtươi sáng thêm và có một khí sắc mới Học cổ không phải là cứu cánh mà chỉ là một

phương tiện để chống phong kiến, chống dị tộc để xây dựng văn hóa mới Tinh thần

nhân văn là tinh thần để xây dựng văn hoá mới Tinh thần nhân văn là tinh thần tranh đấu cho một tư tưởng, một chế độ tiến bộ hơn, một đời sống lành mạnh, đầy đủ, công bằng hơn đời sống phong kiến”.

Ban đầu, tư tưởng nhân văn xuất hiện trong lòng người, mang âm hưởng thời đại, đượcquần chúng nhiệt liệt hưởng ứng, mang tính tự nguyện, tự phát Các tư tưởng nàyhướng về cái mới, chống lại sự thủ cựu của những kẻ bóc lột, chống lại sự xuống cấpđạo đức trong xã hội và của cả tầng lớp tăng lữ

Dần dần, những tư tưởng tiến bộ này đã được các nhà triết học, các nhà văn, các nghệ

sĩ có tên tuổi tán thành Họ nhiệt tình đem kiến thức sâu rộng của bản thân để hoànthiện, nâng cao những tư tưởng ấy thành chủ nghĩa nhân văn Đó là những người như:Dante, Petracca, Boccacio, Alberti, Leonar de Vinci, Eraxmer, Bruno, Rabelais,Montaigne, Copernic, F.Becon và nhà soạn kịch vĩ đại của thế giới – WilliamSheakerspear

Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng đã được hoàn thiện trong các tác phẩm của Voltaire,D.Diderot, J.J.Rousseau ở nước Pháp thời Khai sáng – thế kỷ XVIII

Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng được kết tinh trong khẩu hiệu “Tự

do – Bình đẳng – Bác ái”, từ hành vi muốn lật nhào chế độ phong kiến, đem LouisXVI ra chém đầu trước quảng trường Louvere, lập nên nước Cộng hòa ở Pháp

2.1.3 Nội dung cơ bản của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng:

Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa nhân văn được sinh ra trong thời kỳ Phục hưng ở châu

Âu Chủ nghĩa nhân văn – đó là đỉnh cao của những lý tưởng, lý luận, quan điểm nhằmkêu gọi, thức tỉnh và phục vụ cho lợi ích của loài người tiến bộ, đặc biệt là nhữngngười lao động, để giúp con người tự khẳng định những giá trị cao đẹp, tài năng vànhân phẩm của bản thân Với mục đích cao cả ấy, chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng

đã tập hợp được lực lượng hùng hậu với những con người tài giỏi, tâm huyết và xâydựng nên một hệ thống lý luận phong phú, đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn Từnhững cơ sở thực tiễn và lý luận ấy, nội dung chính của chủ nghĩa nhân văn Phục hưnggồm:

1.Thế giới do tự nhiên sinh ra, không phải do Chúa Trời tạo nên

2.Con người là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên, chứ không phải do Chúa tạo ra từ

“mẩu đất” hay cái “xương sườn cụt”

Trang 4

3.Cuộc sống không phải là nơi đày ải mà là nơi con người có thể xây hạnh phúc dướitrần thế, không phải đợi ngày mai lên thiên đàng

4.Cuộc đời chứa đựng vô vàn cái đẹp mà con người là trung tâm của cái đẹp, vì thếcon người phải trở thành đối tượng của nghệ thuật

Bốn đặc trưng trên – những nội dung làm nên bản chất của chủ nghĩa nhân văn (vềthế giới tự nhiên, con người, cuộc sống và vẻ đẹp của con người) – là bước đột phámang tính cách mạng hết sức sâu sắc trong tư duy của thời đại bấy giờ Nói cách khác,chủ nghĩa nhân văn đã đưa con người trở thành chúa tể của thế giới Ngự trị cuộc sống

là chính con người chứ không phải Chúa Trời Để có được bước đột phá ấy, châu Âu

đã phải trải qua những cuộc cách mạng to lớn Trong số đó, nổi bật lên là cuộc cáchmạng toàn diện, sâu sắc trong nghệ thuật

“Sau những cuộc đấu tranh về văn hoá, tư tưởng ý nguyện Phục hưng với nội dungnhân văn đã đẩy lùi trung cổ, tạo điều kiện cho nghệ thuật phát triển rực rỡ Nền nghệthuật này trước hết dựa trên quan điểm về cái đẹp hài hòa, trong sáng đầy khát vọnghướng tới ngày mai Cái đẹp này tiếp thu cổ đại Hy Lạp, nhưng cái đẹp của nó làhướng tới cái đẹp ngoại cỡ, không tiếp thu cái đẹp mực thước của Hy Lạp mà pháttriển cái đẹp khổng lồ, nó muốn bộc lộ cái đẹp vô biên của con người công nghiệp thaythế con người nông nghiệp, lấy máy hơi nước thay thế cối xay gió”

Như vậy, chúng ta có thể thấy, chủ nghĩa nhân văn Phục hưng là cuộc cách mạngdiễn ra trên lĩnh vực văn hoá và tư tưởng Nghĩa là chủ nghĩa nhân văn đã chuẩn bịtiền đề tư tưởng, thực hiện “cuộc cách mạng” trong nhận thức để con người thực hiệncuộc cách mạng xã hội trong thực tiễn

2.1.4 Biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng trong xã hội, sự hình

thành và phát triển của văn minh công nghiệp:

a) Biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn Phục Hưng trong xã hội:

-.Đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân

Nếu như Giáo hội phong kiến quan niệm Thượng đế là trung tâm, con người bị lệthuộc vào thượng đế, phải tôn thờ chúa Kinh thánh cho rằng, con người ngay từ khisinh ra đã mắc phải tội lỗi là ăn trái cấm Chính vì thế, Chúa đã ném loài người xuốngtrần thế để tu tỉnh lại Tiếp theo Chúa ném tiếp con rắn xuống ý muốn khuyên conngười ta phải tu nhân tích đức, nếu không sẽ bị trừng phạt rất nặng nề, con ngườixuống trần thế để luyện khổ hạnh Bởi vậy, “Cuộc đời là 1 thung lũng đầy nước mắt”,

và con người là “khách bộ hành lang thang trên mặt đất…”

Trái lại chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng lại coi con người là trung tâm của vũ trụ,con người là gương mẫu và kích thước đo lường vạn vật Chủ nghĩa nhân văn thờiPhục hưng lây lại một khẩu hiệu của Hy Lạp cổ đại “Tôi là con người thì không có cái

gì thuộc về con người lại xa lạ đối với tôi” Do đó, tất cả các tác phẩm văn học cũngnhư nghệ thuật của thời kì Phục hưng đều tràn đầy tình yêu người, yêu đời sâu sắc.+ Trước hết là đề cao tự do, chính nghĩa và đạo đức

Đônkihôtê đã từng nói với Xăngxô Panxa: “Xăngxô ạ, tự do là một trong những củacải quý báu nhất mà thượng đế ban cho con người, vì tự do cũng như vì danh dự, cóthể và cần phải hy sinh cả tính mạng nữa Ngược lại làm mất tự do là điều tệ hại nhất

Trang 5

trong những điều ác của con người Ta nói điều đó Xăngxô ạ, bởi vì người thấy bữatiệc linh đình dành cho chúng ta trong lâu đài nọ mà chúng ta vừa từ giã, trước nhữngthức ăn ngon lành và những đồ nhắm chắc là dịu ngọt, ta vẫn phải chịu dày vò vì đói

và khát Vì ta không được ăn được uống những thức ăn với sự tự do như là khi ănuống những thức ăn ta làm ra Kẻ nào ăn miếng bánh tự tay mình làm ra mà khôngphải mang ơn ai bố thí là kẻ sung sướng nhất trên đời”

“Tự do là điều quý báu nhất của loài người Những kho tàng trong lòng đất hay dướibiển khơi cũng không quý bằng” (Xécvantéc)

Đồng thời, con người phải được giáo dục và phát triển một cách toàn diện và phảiđược sống thoải mái, tận hưởng mọi lạc thú ở đời

+ Tu viện Têlem mà Rabơle đề xướng là kiểu mẫu của hình thức giáo dục đó, nó hoàntoàn trái ngược với các tu viện khác, không có đồng hồ, không có tiếng chương quyđịnh giờ giấc nghiệt ngã, không có những buổi cầu kinh và những cuộc tranh luậncuồng tín Tu viện chỉ nhận con trai từ 12 tuổi đến 18 tuổi, con gái từ 10 đến 15 tuổi.Hoạt động của tu viện tuỳ theo nhu cầu chứ không có chương trình, giờ giấc, kỷ luật.Một khẩu hiệu lớn được treo ngay trước cổng tu viện “Muốn làm gì thì làm” Nơi đónam thanh nữ tú tự do ra vào ca hát nhảy múa, tự do tìm hiểu và yêu nhau

+Tự do yêu đương là một biểu hiện nổi bật nhất của ý thức đòi quyền tự do cá nhân.Toàn bộ tác phẩm của ông toát lên một tư tưởng “yêu đương là phải hành động” Cáctác phẩm như Otenlô, Romeo và Juliet tuy là những câu chuyện bi kịch về tình yêu đôilứa, song nó vẫn toát lên sức sống mãnh liệt của khát vọng hạnh phúc mà không thể cóbức tường rào nào cản trở và ngăn cản họ

+ Đề cao chính nghĩa và đạo đức:

Những lời Đôngkisôt khuyên nhủ Xăngxô thật ý nghĩa: “Xăngxô ạ, con phải lấy nguồngốc nghèo nàn của mình làm vinh dự, đừng sợ nói cho người khác biết rằng mình xuấtthân từ nông dân Khi người ta thấy mình chẳng hổ thẹn thì cũng chẳng có ai bới móc

gì Bởi vì thà rằng nghèo nàn mà có đạo đức còn hơn là quyền quý mà gian ác Dòngmáu thì có thể di truyền còn việc làm tốt đẹp thì phải luôn trau dồi mới có đạo đức, tựbản thân nó có giá trị gấp trăm ngàn lần dòng máu”

+Đề cao vẻ đẹp con người : Vẻ đẹp thể chất – vẻ đẹp trí tuệ, tâm hồn

Bất chấp sự cấm đoán của Giáo hội, nhiều họa sĩ đã chú ý miêu tả vẻ đẹp của conngười, nhất là vẻ đẹp hình thể người phụ nữ Những bức danh họa của Lêona dơVanhxi, Raphaen tràn trề yêu đời, yêu người

Nhà thơ Pháp Ăngtoan Đuy Baip đã kêu gọi mọi người không nên bỏ lỡ tuổi thanhxuân:

“Này cô thiếu nữ xinh tươi

Hoa hồng đang độ kịp thời hái đi

Kẻo rồi sẽ có một khi

Tuổi thanh xuân hết hoa kia cũng tàn

Rôngxa (Pháp) kêu gọi hãy tận hưởng tuổi thanh xuân vì nó đã qua đi là không bao giờtrở lại

Mai sau nàng sẽ già nua

Trang 6

Chiều bên bếp lửa quay tơ một mình

Bồi hồi nhớ lại ngày xanh

Thơ chàng ca ngợi sắc tình ngày xưa”

Chủ nghĩa nhân văn quan niệm con người bước vào cõi đời như một đấng anh hùngbước vào trần thế, con người đứng vững hai chân trên cõi đời thực tế Chính vì vậy,những đòi hỏi của con người phải được đáp ứng Chủ nghĩa nhân văn cũng đề cao lýtrí của con người, chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa ngu dân, bưng bít con ngườitrong vòng ngu dốt “tin rồi hãy hiểu” mà phải ngược lại “hiểu rồi hãy tin”

Tóm lại, nó đã làm đảo lộn thế giới quan và nhân sinh quan thống trị suốt thời trungcổ

-Tư tưởng phê phán lên án Giáo hội – tăng lữ và phong kiến thế tục

Đây là nội dung tư tưởng được thể hiện trong hầu hết các tác phẩm văn học thời Phụchưng Ví dụ trong “ Thần khúc” Đantê đã đặt các giáo hoàng hay giáo sĩ ở địa ngục đểvĩnh viễn chịu sự đày đọa ở đó, thậm chí giáo hoàng Bôniphaxiô VIII đương thời cũng

đã dành sẵn một chỗ trong lò lửa ở tầng địa ngục thứ 6

+Trong tác phẩm “Gácgănchuya và Păngtagruyen”, ngòi bút đả kích, phê phán củaRabơle được thể hiện rất rõ nét Rabơle không hề kiêng nể bọn vua chúa phong kiếncũng như những kẻ cầm đầu giáo hội Những kẻ đại diện tối cao này bị biến thànhnhững vai hề dưới ngòi bút của ông Ông viết: “Bắt được tên vua Anacnơ làm tù binh,Panuyêcgiơ cho hắn ăn mặc thật lố lăng rồi dẫn ra trước mặt Păngtagruyen và nói : “

Đó là một tên vua đấy Tôi muốn cải thiện hắn thành một con người lương thiện, cònbọn vua chúa chết tiệt này chỉ là đồ con bò, chẳng hiểu gì hết, chẳng có giá trị gì hếtngoài việc bóp nặn người dân lành dưới quyền chúng nó và làm náo động thế giớibằng các cuộc chiến tranh do chúng gây ra để thỏa mãn lòng tham muốn bỉ ổi củachúng” Rabơle còn tỏ rõ thái độ căm phẫn của mình đối với những kẻ cầm quyềntrong giáo hội Rabơle đã mượn các loài chim ở đảo Xônăngtơ để ám chỉ giáo hoàng(chim chúa papơgô), hồng y giáo chủ (chim lông đỏ), giáo sĩ và tu sĩ (chim lông đentuyền hoặc có khoang trắng) và lên án cả tập đoàn ấy chỉ biết hót và ăn cho béo Vàđây là bức tranh biếm họa về bọn người nắm “cán cân công lý”: bọn mèo lông xù lànhững con vật ghê tởm và quái dị Chúng ăn thịt trẻ con và ngốn ngấu thức ăn quanhnhững chiếc bàn bằng đá cẩm thạch (ám chỉ bàn ở tòa pháp viên), lông lá của chúngkhông mọc ra ngoài mà mọc vào bên trong (ám chỉ những chiếc áo lông thú của bọnquan tòa lông quay vào trong, mặt ngoài của áo rất nhẵn), mỗi con đều mang theo mộtcái túi mở rộng thay cho mọi thứ mề đay, phù hiệu Mỗi con lại mang theo một kiểuriêng : con thì quàng vào cổ như là đeo băng, con thì thắt trễ xuống cái bụng phệ, conthì đeo lủng lẳng bên hông…Bọn chúng có những bộ vuốt rất chắc, rất dài, và sắc nhưthép khiến cho bất cứ vật gì đã rơi vào tay chúng thì đừng hòng tuột khỏi tay

+Vở hài kịch “Theo đuổi tình yêu vô hiệu” cảu Sêcxpia chủ yếu cũng nhằm chế giễuthói đạo đức giả của các triết gia kinh viện Những học giả kiêm giáo sĩ đáng kính nàythề suốt đời xa rời cuộc sống trần tục chỉ chuyên tâm nghiên cứu nền triết học thần bícao siêu của chúa, nhưng khi họ vừa thấy công chúa nước Pháp và đám thị tì đến thì

họ quên ngay lời thề, hăm hở theo đuổi, săn đón, cuối cùng họ phải thú nhận rằng conmắt của đàn bà đẹp đẽ và hấp dẫn hơn bao tủ sách khô khan của khoa thần học

-Đề cao tinh thần dân tộc:

Cùng với sự ra đời của giai cấp tư sản thì chủ nghĩa dân tộc tư sản cũng đã dần dầnhình thành Do đó, văn thơ của họ nói lên lòng yêu quê hương, sự gắn bó với dân tộc,tinh thần qúy trọng tiếng nói của dân tộc Từ trước người ta quen diễn đạt bằng tiếngLatinh, thứ ngôn ngữ bác học của Rôma cổ Các tác giả thời Phục hưng đều biết bằng

Trang 7

tiếng dân tộc mình vì muốn cho quần chúng có thể đọc được và cũng vì lòng yêu thathiết tiếng mẹ đẻ.

+ Rôngxa – nhà thơ lớn nhất trong tao đàn “thất tinh” của Văn hóa Phục hưng Pháp đãcho rằng những ai tôn kính tiếng mẹ đẻ và đề cao dân tộc mình đều “xứng đáng đượcđúc tượng và được tặng hoa”

+Đantê đã hết lời ca ngợi Tổ quốc mình, tự hào kiêu hãnh về sự oai hùng cảu Tổ quốc,

hy vọng vào tương lai của một nước Ý thống nhất và giàu mạnh Suốt thời gian lưuvong, bao giờ những kỷ niệm về xứ Phirenxê vẫn nóng bỏng và đau xót trong lời thơcủa thi sĩ Đantê đã kêu gọi hồn đất nước : “”Phirenxê hỡi, dậy mà vui, hỡi Phirenxê vĩđại Hãy giương cánh bay cao trên đất nước thân yêu”

+Xecvantec – một nhà nhân văn của phong trào Văn hóa Phục hưng đã nêu cao truyềnthống dân chủ và nhân đạo của dân tộc Tây Ban Nha Trong tác phẩm “Đônkihôtê”,đằng sau câu chuyện hài hước về hiệp sĩ Đôngkisôt dường như chỉ mua vui giải trí ấy,Xecvantec đã đề cập đến nhiều vấn đề nghiêm túc liên quan mật thiết tới vận mệnh củađất nước mình, của nhân dân mình: thảm cảnh của đất nước Tây Ban Nha dưới áchthống trị của bọn phong kiến và tăng lữ đã phơi bày và tố cáo, cuộc sống của ngườidân, tương lai của Tổ quốc đã được đặt thành vấn đề đáng lo ngại, băn khoăn

+ Sêcxpia trân trọng lịch sử nước Anh và đã làm sống lại qúa khứ hiện tại của nướcAnh tươi vui cũng như đau thương tang tóc trong những vở kịch bất hủ Ông viếtnhiều kịch lịch sử lấy đề tài từ lịch sử nước Anh, Ailen, Scotlen Cái gì đã thôi thúcSêcxpia viết kịch lịch sử? Ông viết kịch lịch sử nhằm mục đích gì? Sêcxpia bước vàokịch trường giữa lúc mà tình cảm yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc của người Anhlên cao Chiến thắng năm 1588 đánh tan hạm đội Acmacta của Tây Ban Nha đã đưanước Anh lên địa vị cường quốc hùng mạnh nhất ở Châu Âu, trở thành con sói biển,hạm đội của nó tung hoành trên khắp đại dương Triều đại Elizabeth I đang được đôngđảo thần dân ngưỡng mộ Nữ hoàng được ca ngợi như một người thuyền trưởng đãvượt qua muôn trùng sóng gió để đưa đất nước cập bến vinh quang Sêcxpia tắm mìnhtrong không khí đó Ông dựng lại quá khứ để ca ngợi nhân dân mình, ca ngợi nhữngông vua, những vị tướng, những anh hùng có tên hoặc không có tên đã làm rạng rỡ đấtnước

Điều đáng chú ý là các tác giả thời Văn hóa Phục hưng đều viết bằng tiếng nói của dântộc mình Sáng tác bằng ngôn ngữ dân tộc chính là niềm tự hào của họ Họ đã làm chokho tàng ngôn ngữ dân tộc ngày càng phong phú

Đantê nói: “Tiếng nói của dân tộc là tiếng nói của tôi Không phải tôi chỉ yêu tiếng nóicủa dân tộc tôi mà tôi còn yêu dân tộc với tất cả tấm lòng chân thành”

Rôngxa – nhà thơ Pháp cũng nói: “Vì tiếng mẹ đẻ của anh, anh lại cần phải biết nómột cách sâu sắc chu đáo hơn nữa…Ai là người rời bỏ tiếng cổ Hy Lạp, La Mã để tônkính tiếng mẹ đẻ của mình, những người ấy là những người con tốt, là những công dânbiết ơn Tổ quốc, những người ấy xứng đáng được đúc tượng và tặng hoa, tên tuổi vàcông đức được đời đời ghi nhớ”

Makiewin – nhà sử học kiêm nhà văn Ý đã viết những lời hết sức nồng nhiệt đối với

Tổ quốc như sau: “ Mỗi lần có thể đề cao thanh danh Tổ quốc, mặc dù có nguy nancho bản thân, tôi vẫn không ngần ngại và tự nguyện làm Trong đời sống của mỗingười, nghĩa vụ đối với Tổ quốc là vĩ đại nhất Đời sống của mình chính nhờ Tổ quốcmình mới được hưởng Nhờ Tổ quốc mà ta được hưởng các của cải, quyền lợi của tạohóa hay số mệnh ban cho Tổ quốc càng vinh dự bao nhiêu thì vận mệnh chúng ta con

đẻ của Tổ quốc càng huy hoàng bấy nhiêu”

-Đề cao khoa học, kỹ thuật, giáo dục, chống lại tư tưởng duy tâm thần bí

Trang 8

Dưới chế độ phong kiến, Giáo hội đã biến khoa học thành “đầy tớ của thần học” vàkhông cho phép vượt ra khỏi khuôn khổ của tín ngưỡng tôn giáo Giai cấp tư sản mới

ra đời rất cần khoa học thực nghiệm để phục vụ quyền lợi của chính bản thân mình Dovậy, muốn khoa học kỹ thuật phát triển thì phải đấu tranh chống lại sự chi phối và kìmhãm của Giáo hội

Nhà thiên văn học thiên tài người Ba Lan Copecnic với học thuyết Thái dương hệ củamình đã giáng một đòn mạnh mẽ vào lý thuyết của Giáo hội coi Trái đất là trung tâmcủa vũ trụ…Ăngghen đã nói về học thuyết của Copecnic như sau : “ Nó là một cuộccách mạng trên trời và nó báo trước một cuộc cách mạng trong quan hệ trần gian, quan

hệ xã hội”

Một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất nhất thời Phục hưng là Galilê Ông đãnghiên cứu và quy luật vận động của vật thể, đặt cơ sở đầu tiên cho môn cơ học, đồngthời có những phát kiến về thiên văn Ông từng chế ống nhòm và dùng nó làm vậtquan sát bầu trời…Đương thời người ta đã phải ngạc nhiên thốt lên : “Côlômbô pháthiện ra được đại dương mới, Galilê phát hiện ra được vũ trụ mới”

Khoa học giải phẫu cơ thể con người ra đời cũng là một cuộc cách mạng tấn công vàoquan điểm của Giáo hội như Xecve đã vẽ hệ thống tuần hoàn máu, sự lưu thông máu.Vêđan – nhà bác học người Bỉ đã phát hiện ra hệ thống nội tạng của con người

Để đạt được những thành tựu đó, các nhà khoa học thời Phục hưng đã phải đổ mồ hôi,nước mắt và cả máu Copecnic bị nhà thờ truy lùng, Brunô bị thiêu trên giàn lửa dịgiáo, Galilê bị tù giam cho đến lúc chết, Misen Xecve cũng bị hỏa thiêu…Nhưng tinhthần khoa học vẫn tiếp tục phát triển đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, có những kếtquả quan trọng và bắt đầu được ứng dụng trong kỹ thuật và đời sống như việc sáng chế

ra máy in, việc cải tiến kỹ thuật khai mỏ, chế tạo máy…

2.1.5 Ý nghĩa của Chủ nghĩa nhân văn:

Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng xuất hiện với sứ mệnh làm đảo lộn những quan niệmsống cổ lỗ và mở ra một chân trời mới cho những hy vọng mới Như vậy, chủ nghĩanhân văn Phục hưng phải dựa vào một hình thái kinh tế xã hội mới, nghĩa là phải dựavào nền văn minh mới – văn minh công nghiệp

Nói đến ảnh hưởng của một triết thuyết đối với sự phát triển con người tức là nói tớivai trò của lý luận, mở ra một triển vọng thực tiễn cho bước tiến mới của xã hội Đây là thời kỳ mà “dưới ảnh hưởng của sự cải tạo tư tưởng, con người phương Tây đãthoát ly hẳn khỏi “cái bầu trời ảm đạm của đêm trường trung cổ” mà bước vào một đờisống mới, như được một luồng sinh khí mầu nhiệm vừa thổi vào trong mạch máu, bộmặt châu Âu bỗng trẻ trung, hồng hào lại Châu Âu từ ấy ngày càng tiến bộ và đã có

cơ vượt hẳn các dân tộc khác để làm bá chủ thế giới suốt mấy thế kỷ ròng về tất cả cácphương diện kinh tế - chính trị - văn hoá”(1, tr.5)

Chúng ta biết rằng những giá trị có được từ thời cổ đại có những ý nghĩa to lớn: mộtmặt, chúng có cơ sở từ việc quan sát, nghiên cứu tự nhiên, phản ánh những quy luậtcủa tự nhiên, nó mang tính vĩnh cửu; mặt khác, những định đề của Talet, Pitago, … trởnên đắc dụng trong những đổi thay to lớn của xã hội Những công trình kiến trúc,những áng sử thi, những giá trị văn hoá với tinh thần quật khởi và anh hùng được sốnglại và mang những sinh khí mới sau giấc ngủ dài suốt nghìn năm của châu Âu trung

cổ Lúc này, người châu Âu khao khát sống một cuộc sống mãnh liệt Họ mạnh mẽ đòivứt bỏ cái trầm mặc yếu đuối cũng như sự lặng lẽ đến u uất của những cánh cửa nhàthờ Họ không muốn phải chờ đến khi chết đi rồi mới được lên thiên đường với Chúa

Trang 9

Một thiên đường xa tít tắp không biết có dành cho họ hay không ? Họ đoàn kết vàquyết tâm làm nên một thiên đường thật sự nơi trần thế - nơi mà vợ con, anh em, bạn

bè của họ đang sống Họ muốn tình yêu của họ được công khai và tự do Họ muốn câytrái, sản phẩm của họ làm ra, sau khi đã đóng góp phần nghĩa vụ công dân, phải thuộc

về họ, là của họ và nó phải là phần lớn, phần nhiều, phần cơ bản, chứ không phải nộpcho ông chúa đất, ông vua nào xa lắc xa lơ cả Sau những hồi chuông dài thê thiết suốtthời trung cổ nghìn năm, ánh bình minh của xã hội mới cùng những cơn gió mát lànhcủa thời đại thổi đến làm bừng lên sinh khí mới trên khắp châu Âu

Sau cả ngàn năm đọc kinh cầu Chúa, sau giấc ngủ dài suốt thời kỳ trung cổ, người dânchâu Âu trở dậy vươn mình trong ánh bình minh của nền văn minh công nghiệp.Trong suốt thời kỳ phong kiến, các thương nhân, thợ thủ công châu Âu dù có khéo tayđến mấy, giỏi nghề đến đâu thì sản phẩm làm ra sau khi trừ thuế nộp cho nhà nước, chỉcòn đủ ăn là may lắm Phương thức sản xuất phong kiến với năng suất lao động thấp

và trình độ sản xuất hạn chế đã cản trở rất lớn sức sản xuất của xã hội Bầu trời tươiđẹp mà không có tự do Những vụ mùa bội thu mà cửa nhà sa sút Các lãnh chúaquyền lực vô biên, của cải không biết cơ man nào mà kể, chỉ sống để thu thuế, hưởngthụ sự giàu sang; khi cần thì tổ chức chiến tranh để thoả mãn lòng tham hay những lợiích cá nhân đầy tính vị kỷ Sau những trận chiến, vinh quang thuộc về quý tộc, tướnglĩnh và những người chỉ huy, còn mất mát hy sinh thì dân đen đưa mình hứng chịu.Những cuộc khởi nghĩa của nô lệ dưới sự lãnh đạo của giai cấp quý tộc làm nên cácvương triều phong kiến Nhưng cả ngàn năm, giai cấp quý tộc phong kiến châu Âu cầukinh, chỉ huy, hầu như sống để thu thuế rồi ăn chơi trong sự xa hoa; còn dân nghèo –lực lượng cơ bản làm nên những vương triều ấy bằng sự chiến đấu, hy sinh – có cuộcsống ra sao thì không ai quan tâm đến

Những năm của thế kỷ XIV, XV, những bộ óc đầy tính trí tuệ và đôi tay khéo léo củaJame Hagrever và Jame Watt đã mở ra một cách nhìn mới, một hướng đi mới cho châu

Âu Những chiếc máy dệt đã thay thế chiếc xa kéo sợi Những chiếc máy hơi nước đãthay thế cối xay gió và đem lại cho con người biết bao nhiêu lợi ích Với sự ra đời củamáy móc, gia súc chỉ còn được nuôi để mang lại nguồn thực phẩm cho con người chứkhông còn phải cày kéo Những con tàu ra khơi vào lộng trên sóng Đại Tây Dươnghay biển Địa Trung Hải không còn phải dùng sức của nô lệ mà bằng những cỗ máyhàng nghìn sức ngựa Những công xưởng dệt ra đời khiến hàng trăm ngàn cái xa kéosợi thành đổ cổ hoặc gỗ mục Sự ra đời của máy hơi nước đã thực sự mang lại một nềnvăn minh tươi sáng và mới mẻ cho châu Âu

“Bắt đầu từ thế kỷ XV ở Tây Âu, chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và các đạoluật hà khắc Trung cổ bước vào thời kỳ tan rã, thay thế cho nền kinh tế tự nhiên kémphát triển là những công trường thủ công đem lại năng suất lao động cao hơn Việcsáng chế ra máy tự kéo sợi đã làm cho công nghiệp dệt đặc biệt phát triển, nhất là ởAnh Sự khám phá và chế tạo hàng loạt đồng hồ cơ học đã giúp cho con người thời kỳnày sản xuất có kế hoạch, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động”

“Đồng thời với sự phát triển của sản xuất và thương nghiệp, trong xã hội Tây Âu thời

kỳ này, sự phân hoá giai cấp ngày càng rõ rệt Tầng lớp tư sản xuất hiện… vai trò và vịtrí của họ trong nền kinh tế và xã hội ngày càng lớn” Đồng thời với sự phát triển củasân xuất và thương nghiệp, trong xã hội Tây Âu thời kỳ này, sự phân hóa giai cấp ngàycàng rõ rệt Tầng lớp tư sản xuất hiện gồm các chủ xưởng công trường thủ công,xưởng thợ, chủ thuyền buôn Vai trò và vị trí của họ trong kinh tế và xã hội ngày

Trang 10

càng lớn Hàng loạt nông dân từ nông thôn di cư đến các thành phố, trở thành ngườilàm thuê cho các công trường, xưỏng thợ Họ là tiền thân của giai cấp công nhân saunày Các tầng lớp xã hội trên đại diện cho một nền sản xuất mới, cùng với nông dànđấu tranh chống chế độ phong kiến đang suy tàn.

Không còn là những thợ thủ công hay thương nhân phải ăn nhờ ở đậu tại các thànhbang như thời cổ đại Không còn bị phong kiến và tăng lữ miệt thị như ở thời phongkiến Lúc này thương nhân, thợ thủ công, tiểu tư sản trí thức đã thực sự vươn lên, tựkhẳng định chính mình Trí tuệ và tiềm lực của giai cấp tư sản đã làm nên uy tín và giátrị riêng cho họ Họ không còn phải lép mình nộp thuế, chịu sự “dạy bảo” của những

“đấng bề trên” Trái lại, với những đóng góp nhất định cho ngân sách nhà nước, giaicấp tư sản châu Âu bắt đầu bước vào chính trường Các triều đình Anh, Pháp dần dầnphải thoả hiệp với tư sản để đảm bảo có được những nguồn tài chính duy trì cuộc sống

xa hoa Vương triều Bourbon (Buốc – bông) của nước Pháp ăn chơi xa xỉ, ngân sáchbội chi, thâm hụt nặng nề khiến Vua và Hoàng gia phải im hơi lặng tiếng, nhắm mắtlàm ngơ để Quốc hội – với phần lớn đại biểu là giai cấp tư sản – quyết định việc triềuchính Italia – nơi từng ngự trị của Julius Cesar, nơi đế chế La Mã một thời dọc nganglừng lẫy thì cũng đồng thời là một trong những nơi đầu tiên trên thế giới sinh ra cuộccách mạng tư sản, thức tỉnh toàn châu Âu ngắm nhìn mặt trời tự do, vươn lêngiành lấythiên đường nơi trần thế Sự bừng sinh mở ra và nền văn minh chính thức bắt đầu

“Cùng với nhiều biến cố lịch sử khác, những sự kiện trên cho thấy, bước sang thời kỳPhục hưng và cận đại, sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trởthành một xu thế lịch sử không gì có thể ngăn cản nổi Sự quá độ từ chế độ phong kiếnsang chế độ tư bản là nền tảng thực tiễn xã hội của triết học Tây Âu thời Phục hưng vàcận đại”

Trong không khí tưng bừng của giai đoạn hồi sinh, người châu Âu tràn đầy khí thếđứng lên giành tự do Với sự xuất hiện của máy móc, một phương thức sản xuất hoàntoàn mới đã ra đời Sức người được giải phóng Sự điều khiển bằng máy móc, việc sửdụng năng lượng mới, cách nghĩ cách làm thay đổi hoàn toàn dẫn đến sự phát triểnchóng mặt của năng suất lao động Những chiếc tàu thuỷ hơi nước và những đoàn tàuhỏa lăn bánh trên đường ray đã biến châu Âu và nhất là nước Anh trở thành côngxưởng của thế giới Với trí tuệ và hàng loạt những phát minh, người ta sẵn sàng làmbất cứ thứ gì và có khả năng làm bất cứ thứ gì nếu người ta muốn Hiệu quả kinh tếđược đặt lên hàng đầu Thông thương buôn bán là số một Lợi nhuận kinh doanh làtrên hết Những cơ sở ấy khiến người ta nghĩ đến những điều xa xôi, to lớn và hoàntoàn có thật Những ước muốn ấy người ta không chờ đến ngày mai khi không còn sựsống nữa hay lúc được lên thiên đường; mà người ta quyết tâm làm ngay lúc ấy, chocuộc sống lúc bấy giờ và được hiện thực hoá nơi trần thế Những thiên thần, Đức Mẹhay các thánh phải là những thiếu nữ, em bé, phụ nữ, đàn ông khoẻ mạnh, sáng tươi vàquyến rũ! Vẻ đẹp ấy không nên ở mãi trong Kinh thánh, nhà thờ mà phải biểu lộ ởtrong cuộc sống trần tục này Vẻ đẹp ấy phải có hương thơm, trắng trẻo, khoẻ mạnh!Phải ăn, ngủ, cảm nhận, xúc giác được! Phải là thứ mắt nhìn, tai nghe, tay chạm, chân

đi đến được Hạnh phúc, tự do, thiên đường, vườn địa đàng phải là sung sướng, chạynhảy, no nê, thơm ngát, giàu có, ngất ngây và thoả mãn! Người ta nhớ đến Chúa saunhững vụ mùa bội thu hay những chuyến tàu buôn dài ngày trên biển Người ta cầuChúa khi muốn những cỗ máy mới được xuất hiện và có thêm những tính năng mới.Tức là lúc ấy Chúa có vai trò giúp người ta thư giãn, làm cho người ta nghĩ ra và làm

Ngày đăng: 18/11/2024, 14:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w