1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài số 3 tại sao nói đảng cộng sản việt nam ra đời là sự kết hợp giữa chủ nghĩa mác lênin phong trào công nhân và phòng trào yêu nướ

10 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tại sao nói Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước?
Tác giả Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thị Thanh Chúc, Nguyễn Quỳnh Hương, Phan Thu Hương, Nguyễn Hương Giang, Trần Vân Anh, Nguyễn Quang Huy, Đặng Thị Ngọc Huyền, Lê Mai Trang
Trường học Trường Đại Học Dân Lập Phương Đông
Chuyên ngành Kinh Tế - QTKD
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 2,54 MB

Nội dung

Đó là kết quả của sự vận động thống nhất và phát triểncủa phong trào cách mạng trong cả nước cùng với sự chuẩn bị đầy sáng tạo, tíchcực, bản lĩnh của Nguyễn Ái Quốc và sự đoàn kết của nh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHƯƠNG ĐÔNG

KHOA KINH TẾ - QTKD

TIỂU LUẬN

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài số 3: Tại sao nói Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phòng trào yêu nước?

Thành viên nhóm: Nguyễn Thu Hương

Nguyễn Thị Thanh Chúc

Nguyễn Quỳnh Hương

Phan Thu Hương

Nguyễn Hương Giang

Trần Vân Anh

Nguyễn Quang Huy

Đặng Thị Ngọc Huyền

Lê Mai Trang

Lớp: 520411 - Tài chính Ngân hàng

Hà Nội , tháng 11 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

I Mở đầu

II Nội dung

1 Trước bối cảnh thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

1.1 Bối cảnh Việt Nam

1.2 Các phong trào yêu nước

2 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác – Lênin , phong trào công nhân và phong trào yêu nước

2.1 Chủ nghĩa Mác – Lênin

2.2 Phong trào công nhân

2.3 Phong trào yêu nước

III Kết luận

IV Tài liệu tham khảo

Trang 3

-I Mở đầu

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào T2/1930 là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, là

cơ sở dẫn đến những tháng lợi và những bước nhay vọt lớn trong lịch sử dân tộc những năm sau này.Cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản Thế giới Đó là kết quả của sự vận động thống nhất và phát triển của phong trào cách mạng trong cả nước cùng với sự chuẩn bị đầy sáng tạo, tích cực, bản lĩnh của Nguyễn Ái Quốc và sự đoàn kết của những chiến sĩ cách mạng tiên phong vì thắng lợi của giai cấp và dân tộc

Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đó là kết quả của sự chuẩn bị đầy đủ

về tư tưởng, chính trị và tổ chức; của sự vận dụng và sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta “ Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ”

Để làm rõ hơn về ý nghĩa của vấn đề trên, nhóm em đã chọn đề tài:

“ Tại sao nói Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước?” Qua đề tài này

giúp ta thấy được sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam có ý nghĩa vô cùng to lớn, đánh dấu một cột mốc lớn mang tầm vóc lịch sử trên con đường phát triển dân tộc ta và là kết quả của sự phát triển, yhoongs nhất của phong trào yêu nước Việt Nam được soi sáng qua Chủ nghĩa Mác – Lênin

1.Trước khi thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

1.1 Bối cảnh lịch sử ra đời ĐCS Việt Nam

a Tình hình thế giới

Từ nửa sau TK XIX chủ nghĩa tư bản phương tây chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền – đế quốc chủ nghĩa Đẩy mạnh và xâm chiếm các nước nhỏ bé ở các khu vực Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh, biến các nước này trở thành thuộc địa của các nước đế quốc Từ đó, nhân dân các dân tộc bị áp bức đã đứng lên đấu tranh, tự giải phóng mình khỏi bọn thực dân, đế quốc tạo thành phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp nhất là ở khu vực Châu Á Cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản, phong trào giải phóng dân tộc đã tác động mạnh mẽ tới phong trào yêu nước Việt Nam

Thắng lợi của cuộc cách mạng T10 Nga đã làm biến đổi sâu sắc tình hình Thế giới Thắng lợi này không chỉ mang ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp

vô sản mà còn tác dộng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa Chủ nghĩa Mác – Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại con người

Trang 4

mới Bên cạnh đó CN Mác – Lênin còn là ánh sáng soi đường cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người T3/1919, Quốc tế cộng sản ra đời do Lênin đứng đầu Đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế

Và thức tỉnh phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam

và Đông Dương

b Tình hình trong nước

Việt Nam là nước thuộc khu vực Đông Nam Á, nằm ở vị trí chính trị quan trọng của Châu Á Điều đó, khiến Việt Nam trở thành mưu đồ xâm lược của thực dân Pháp Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và từng bước thiết lập bộ máy chính trị tàn bạo, phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta

Về kinh tế, thực dân Pháp tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa lớn Chúng

triệt để vào khái thác đông dương nhằm phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản Pháp Đồng thời, ra sức vơ vét hết tài nguyên thiên nhiên, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền bóc lột sức lao động của nông dân đánh nhiều thứ thuế nặng nề; xây dựng các

cơ sở công nghiệp, các cảng, hệ thống đường giao thông phục vụ chính sách khai thác Làm cho kinh tế nước ta kè quặt, trì trệ, nghèo nàn và phụ thuộc vào Pháp

Về chính trị, thực dân Pháp trực tiếp nắm giữ cac chức vụ chủ chốt trong bộ

máy nhà nước của ta Chúng thi hành chính sách cai trị chuyên chế tạo nên sự cấu kết của chủ nghĩa đế quốc và phong kiến tay sai Sự cai trị của chúng đã làm nhân dân ta mất quyền độc lập, quyền tự do dân chủ

Trang 5

Về văn hóa-xã hội, thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân Chúng khuyến

khích văn hóa nô dịch và sùng Pháp để nhằm kìm hãm nhân dân ta trong vòng tăm tối, lạc hậu, dốt nát để phục tùng sự cai trị của chúng

Chế độ áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế và nô dịch cả về văn hóa của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi lớn Các giai cấp cũ bị phân hóa thành hai giai cấp mới là giai cấp tư sản và giai cấp công nhân Nước ta từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến Xuất hiện những mâu thuẫn mới trong xã hội Việt Nam, trong đó, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phong kiến phản động trở thành mâu thuẫn chủ yếu và ngày càng gay gắt

1.2 Các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam

Ngay từ khi bị Pháp xâm lược, các phong trào yêu nước chống lại thực dân Pháp của nhân dân ta đã diễn ra liên tục Từ năm 1958 đến năm 1930, nhiều phong trào và các cuộc khởi nghĩa diễn ra theo khuynh hướng khác nhau Về khuynh hướng đấu tranh theo hệ tư tưởng phong kiến có phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế… Về khuynh hướng đấu tranh theo hệ tư tưởng tư sản có phong trào Đông

Du, khởi nghĩa Phạm Hồng Thái… Tuy các cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh

vô cùng anh dũng nhưng đều thất bại

Nguyên nhân thất bại chính của các cuộc phong trào đó là do ta còn thiếu đường lối chính trị đúng đắn để giải quyết triệt để những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội, chưa có một tổ chức vững mạnh để tập hợp, giác ngộ và lãnh đạo toàn dân tộc, chưa xác định được phương hướng đấu tranh thích hợp để đánh đổ kẻ thù Tuy thất bại nhưng các phong trào yêu nước đó đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, bồi đắp thêm chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Cách mạng nước ta vẫn đứng trước sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước Vậy nên nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho thế hệ yêu nước đương thời là cần phải tìm một con đường cứu nước đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc và thời đại

2 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước

2.1 Chủ nghĩa Mác Lênin

Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam Sự kết hợp giữa

lý luận cách mạng khoa học và phong trào công nhân yêu nước là một quá trình tất yếu của thời cuộc

Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX , các nước tư bản chủ nghĩa tự sản sinh ra những mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa các tầng lớp trong nước và mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau do sự tranh giành các thuộc địa , sự phân chia thị trường và khu vực ảnh hưởng Giả dụ như Pháp , miếng bánh béo bở nhất mà đế quốc này nhắm đến là vùng Đông Dương – khu vực vô cùng giàu hương liệu ,

Trang 6

nguyên liệu , nhân công nhất nhì Đông Nam Á cùng với bán đảo Indo Đi đầu với công cuộc xâm lược thuộc địa ,bành trướng thế lực với cái tên vô cùng mỹ miều là khai phá và khai sáng Còn Anh không can tâm và sợ bỏ lỡ mất miếng bánh là vùng phía Tây và Bắc Đông Dương , cuộc đua tranh giành thị trường , nhân công , nguyên liệu bậc nhất diễn ra Với vị trí chiến lược nơi giao nhau của hai trong số những tuyến đường hàng hải quan trọng nối liền Châu Á với Châu Đại Dương Vừa

là cửa ngõ vừa là nơi triển khai chiến lược vùng đệm quan trọng để thiết lập ảnh hưởng và chiến lược lớn tại khu vực Vì thế mà nó trở thành địa bàn tranh chấp , lôi kéo quyết liệt của các bên đỉnh điểm là chiến tranh Anh - Pháp tại Ấn Độ từ

1746-1763 Những mâu thuẫn này là ngọn nguồn của tính tất yếu của cách mạng vô sản ,

là nguyên nhân sự chuyển biến của cách mạng thế giới đến với cách mạng chủ nghĩa xã hội Đặc biệt là ách thống trị và bóc lột tàn bạo của bè lũ các nước theo chủ nghĩa đế quốc khiến cho mâu thuẫn giữa các thuộc địa và các nước đế quốc thực dân ngày càng gay gắt

Các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác- Lênin đã xây dựng nên học thuyết lý luận cách mạng với nội dung cơ bản: Giai cấp công nhân, sau khi đã trưởng thành về trình độ giác ngộ, trình độ tổ chức, có đủ khả năng và điều kiện lãnh đạo cuộc cách mạng dân chủ tư sản trên cơ sở liên minh với giai cấp nông dân đấu tranh chống lại chế độ chuyên chế phong kiến Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trở thành lực lượng chủ yếu đánh đổ chế

độ chuyên chế phong kiến, thành lập nhà nước chuyên chính cách mạng của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.Trong lúc phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khi được trang bị bởi một học thuyết cách mạng và khoa học, cuộc cách mạng vô sản đầu tiên nổ ra và giành thắng lợi tại Nga năm 1917 Thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng mười đã cổ vũ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới, đặc biệt là nhân dân các nước thuộc địa.Cuộc cách mạng Tháng Mười Nga 1917 cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới, dẫn tới sự ra đời của hàng loạt các đảng cộng sản Lênin từng viết rằng giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn thành sức mệnh của mình là kẻ đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản

và xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa , nếu được lãnh đạo bởi Đảng Cộng Sản Trước khi có sự lãnh đạo của đảng ,các phong trào công nhân ở nước ta đều mang tính chất nhỏ mẻ manh mún tự phát Thiếu tư trưởng kiên định tiên tiến dẫn đường nên chưa đề ra được con đường cách mạng đúng đắn , chưa thúc đẩy khai thác được sự ủng hộ của nhân dân , không huy động được sức mạnh của toàn dân tộc Ngoài ra những phong trào tự phát này nó chưa vượt ra khỏi giới hạn của ý thức nghiệp đoàn Vào thời kỳ này những người đã và đang đươẹc tiếp thu tư tưởng chủ nghĩa xã hội còn đang đứng ngoài các cuộc khởi nghĩa Ngay từ khi Pháp mới xâm lược nước ta , đã có hàng trăm cuộc khởi nghĩa ,phong trào chống pháp nổ ra

có thể kể đến như : khởi nghĩa của Trương Định Công , phong trào Cần Vương ,

Trang 7

Đông Kinh Nghĩa Thục , Duy Tân , các cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng , Hoàng Hoa Thám ,…lãnh đạo Tuy các cuộc khởi nghĩa , phong trào vô cùng anh dung nhưng đều bị thực dân Pháp đàn áp một cách vô cùng dã man Nhờ được kết hợp với phong trtào công nhân , phong trào yêu nước , học thuyết chủ nghĩa Mác-Lênin đã có cơ sở để gắn với thực tiễn , phát triển không ngừng và trở thành thanh kiếm sắc bén đâm vào tim của kẻ thù Đồng thời nhờ sự kết hợp này mà cuộc đấu tranh giai cấp công nhân đã thay đổi về tất cả các mặt , nó đã thực sự mang tính chất chính trị

Vì thế nhiệm vụ đấu tranh cách mạng phong trào công nhân , phong trào yêu nước không thể thoát ly khỏi công tác xây dựng Đảng Cộng Sản Đảng là đại diện của giai cấp công nhân , nhân dân lao động và của cả dân tộc Đảng là của dân , do dân , dựa vào dân và vì dân Còn Chủ nghĩa Mác –Lênin là cơ sở của tư tưởng Đảng

là linh hồn xây dựng đảng về mặt tư tưởng , tinh thần cách mạng cho cán bộ và đảng viên

2.2 Phong trào công nhân

ĐCS là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân Lý luận ấy đã được Mác, Ăng-ghen luận chứng 1 cách khoa học xuyên suốt trong nhiều tác phẩm và được Lênin tiếp tục phát triển trong những điều kiện lịch sử mới

Lý luận chủ nghĩa Mác Lê-nin về sứ mệnh lịch sử của GCCN được thể hiện ở 1 số luận điểm cơ bản sau:

GCCN là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản và người sáng tạo ra xã hội mới, là lực lượng tiên phong trong p.trào đấu tranh.Lợi ích giai cấp tư sản và vô sản

là đối lập và ko điều hòa được Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản là tất yếu và sẽ dẫn đến chuyên chính vô sản Trong những điều kiện nhất định, GCCN có thể tham gia lãnh đạo cách mạng tư sản, như là sự chuẩn bị tiền đề cho cách mạng vô sản GCCN phải hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của mình Chủ nghĩa Mác Lê-nin là đkien ắt có, cơ bản để giai cấp vô sản từ giai cấp “tự nó” chuyển thành giai cấp “vì nó”

Sự ra đời của ĐCS là tất yếu khách quan, ĐCS là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của GCCN Vai trò, sứ mệnh lịch sử của GCCN luôn là vấn đề trung tâm trong suốt một cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng lâu dài và quyết liệt từ khi chủ nghĩa Mác Lê-nin ra đời và các giai đoạn phát triển sau đó

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, ảnh hưởng lớn tới các nước thuộc địa

và phụ thuộc, làm cho mọi hoạt động sản xuất đình đốn Ở Đông Dương, thực dân Pháp tăng cường bóc lột để bù đắp những hậu quả của cuộc khủng hoảng ở “chính quốc”, đồng thời tiến hành một cuộc chiến dịch khủng bố trắng nhằm đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp

và tay sai càng trở lên gay gắt Từ tháng 1 đến tháng 4/1930, bãi công của công nhân nổ ra liên tiếp ở nhà máy xi măng Hải Phòng, hãng dầu Nhà Bè (Sài Gòn), các

Trang 8

đồn điền Phú Riềng… Phong trào đấu tranh của nông dân cũng diễn ra ở nhiều địa phương như Hà Nam, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh… Tháng 5/1930 đã nổ ra 16 cuộc bãi công của công nhân,34 cuộc biểu tình của nông dân và 4 cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân thành thị Từ tháng 6 đến tháng 8 đã nổ ra 121 cuộc đấu tranh, nổi bật nhất là cuộc tổng bãi công của công nhân khu công nghiệp Bến Thuỷ-Vinh, đánh dấu 1 thời kỳ mới, thời kì đấu tranh kịch liệt đã đến Tháng 9/1930, phong trào Cách mạng phát triển đến đỉnh cao với những hình thức đấu tranh ngày càng quyết liệt Cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên ngày 12/9/1930 bị đàn

áp dữ dội, máy bay Pháp ném bom giết chết 171 người Như lửa đổ thêm dầu, phong trào cách mạng bùng lên mạnh mẽ

2.3 Phong trào yêu nước

a) Phong trào yêu nước trước khi Đảng ra đời

Ngoài hai yếu tố cơ bản là chủ nghĩa Mac lenin và phong trào công nhân còn có thêm yếu tố đặc sắc nữa đó chính là phong trào yêu nước Từ xưa đến nay Việt Nam ta luôn tự hào là một dân tộc có truyền thống yêu nước Phong trào yêu nước chống Pháp nổ ra theo hai hình thức thứ nhất theo hệ phong kiến như Phong trào Cần Vương do Tôn Thất Thuyết đứng đầu (1885-1896) , hay phong trào tự phát của nông dân Yên Thế (1897-1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.Thứ hai là Phong trào chống Pháp theo khuynh hướng tư sản tiêu biểu là xu hướng bạo động do Phan Bội Châu (1867-1940) tổ chức, lãnh đạo và xu hướng cải cách do Phan Châu Trinh (1872-1926) đề xướng Tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa đều thất bại bởi không tạo ra được sự thống nhất cao trong những người lãnh đạo phong trào , không có đường lối đúng đắn rõ ràng, giai cấp phong kiến, địa chủ đã không còn khả năng dẫn dắt dân tộc thực hiện sự nghiệp giải phóng dân chính vì vậy nên khi người lãnh đạo bị bắt thì phong trào cũng tan rã theo Các cuộc khởi nghĩa và phong trào yêu nước nổ

ra mạnh mẽ tuy vậy đều không có kết quả tốt khiến Việt Nam ta rơi vào khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo,gây nên mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam trước năm 1945 Tưởng chừng là mâu thuẫn giai cấp tuy nhiên lại là mẫu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược, thực dân, phátxit và bọn phong kiến tay sai Trong những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước , Nguyễn Ái Quốc đã tiếp cận được chủ nghĩa Mac-Lênin, người đã đọc được ‘Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa’

và từ đó người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam Người đã truyền bá chủ nghĩa Mac-Lênin vào trong nước, người chuẩn bị cả về mặt chính trị tư tưởng và mặt tổ chức dẫn tới sự ra đời của Đảng công sản Việt Nam Và khi truyền bá chủ nghĩa Mac-Lê nin vào trong nước như vậy , thông qua cách mà chính Nguyễn Ái Quốc nhìn nhận và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lênin để thành lập và rèn luyện Đảng ta, khiến cho mọi tầng lớp đều có thể hiểu và tiếp thu b) Phong trào yêu nước sau khi Đảng ra đời

Trang 9

Năm 1928, Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên thưc hiện chủ trương “Vô sản hoá”, đưa hội viên của mình vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền trong nước cùng sống và làm việc với công nhân Xong cũng là phương thức truyền bá lí luận giải phóng dân tộc, tổ chức là lãnh đạo quần chúng đấu tranh Số hội viên của hội ngày càng tăng nhanh, năm 1928 với 300 hội viên và năm 1929 con số lên đến 1700 hội viên Bên cạnh đó Tổ chức công hội cũng đã được xây dựng trong nhiều nhà máy, hầm mỏ Việc truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và vận động nhân dân đấu tranh

đã làm dấy lên phong trao dân tộc, dân chủ ở Việt Nam ngày càng mạnh mẽ Đặc biệt là phong trào công nhân, phong trào công nhân xuất hiện từ khi giai cấp công nhân ra đời và từ sau chiến tranh thứ nhất phong trào này ngày càng đông đảo, tập trung hơn Từ những năm 1919 đến năm 1925 đã nổ ra 25 cuộc bãi công và tiêu biểu là các cuộc bãi công của công nhân viên chức các sở công thương tư nhân Bắc Kỳ; công nhân các lò nhuộm ở Sài Gòn Chợ Lớn năm 1922; công nhân các nhà máy rượu, xay xát ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương năm 1924 Đáng chú ý nhất là cuộc bãi công của hơn 1 nghìn công nhân xưởng sửa chữa tàu thuỷ Ba Son ( Sài Gòn ) do Tôn Đức Thắng chỉ đạo vào tháng 8 năm 1925 với yêu sách đòi tăng lương và thu nhận những công nhân bị sa thải được trở lại làm việc; được đông đảo công nhân ở Sài Gòn, Chợ Lớn ủng hộ Từ năm 1926 đến năm 1929 mỗi năm có hàng chục cuộc bãi công, từ năm 1928 đến năm 1929 có 40 cuộc đấu tranh tiêu biểu là các cuộc bãi công ở nhà máy xi măng, nhà máy sợi (Hải Phòng), nhà máy sợi (Nam Định), nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thuỷ, đồn điền cao su (Phú Diền) Các cuộc đấu tranh đó đã kết hợp khẩu hiệu kinh tế với khẩu hiệu chính trị vượt ra khỏi phạm vi một nhà máy, đồn điền Bước đầu có sự liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương, điều đó chứng tỏ trình độ giác ngộ, phong trào yêu nước đã được nâng lên, phát triển mạnh mẽ

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp là sự khẳng định vai trò lãnh đạo giữa giai cấp công nhân VN và tư tưởng Mác Lenin đối với cách mạng VN Đã đánh dấu mốc phát triển trên con đường VN Sự ra đời của Đảng là sản phẩm kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân trọn vẹn nhất cho sự kết hợp đó, là tiêu biểu sáng ngời cho sự kết hợp giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội

Sự ra đời của Đảng là bước ngoặc vĩ đại giúp giai cấp vô sản trưởng thành và đủ sức lãnh đạo Đảng có cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng

là giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản , giải quyết được tình trạng khủng khoảng và đường lối cách mạng Chính đường lối này là cơ sở đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết Đây cũng là sự kiện cho phương hướng

Trang 10

phát triển bước đi cách mạng trong suốt 86 năm qua Với chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, ĐCSVN đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang Đồng thời cách mạng Việt Nam cũng góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới

Tài liệu tham khảo

Ngày đăng: 17/05/2024, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w