Vì vậy, việc nghiên cứu về vấn đề chủ nghĩa nhân văn trong khoa nghiên cứu văn học, một vẫn đề cơ bản của văn học, cũng là cơ hội giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về nhận thức, thành tựu cũng
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHI MINH TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN
NGUYEN DANG HAI
VAN DE CHU NGHIA NHAN VAN TRONG KHOA NGHIEN CUU VAN HOC
LUAN AN TIEN SI LY LUAN VAN HOC
Thành phó Hồ Chi Minh - Năm 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH
TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN
NGUYEN DANG HAI
Nganh: Ly luan van hoc
Mã số: 9220120
LUẬN AN TIEN SĨ LÝ LUẬN VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS Huỳnh Như Phương
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
-1 PGS.TS Nguyên Văn Kha
2 PGS.TS Nguyên Thành Thi
PHẢN BIỆN:
1 PGS.TS Tôn Thị Thảo Mién
2 PGS.TS Nguyễn Văn Kha
3 TS Nguyễn Hoài Thanh
Thành phó Hồ Chí Minh - Năm 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Vấn đề chủ nghĩa nhân văn trong khoa nghiên cứu
văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Luận
án được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS Huỳnh Như Phương Các thôngtin và kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng có ai khác công bố
trong công trình nào.
Tôi xin cam đoan luận án được triên khai một cách nghiêm túc và kêt quả
nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiép thu một cách khách quan,
trung thực, có ghi nguồn trích dẫn rõ ràng và đúng quy định trong luận án
Ngày tháng 11 năm 2023
Tác giả luận án
Nguyễn Đăng Hai
Trang 4MỤC LỤC
DẪN NHẬP SC- 1T E1 1 1221211 11011211 11111111 1011 111g 11 1 1 g1 re 1
1 Lido chọn để tài -: 2s 2+t2EE t2 t2 t.ttrtrrrtrrrrirrirrireied 1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2-2: 2c ©+©+£+x2E++EE++zx++zxezreerxesree 2
3 Muc ti€u nghién CUU 0Œ 4
4 Phuong 0) 022i n 4
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - ¿2 2+++S£+E+£zEezzzerxrrs 5 6 Cấu trúc của luận án -:-:- tk St +kEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETESEEEETESEEEkrkrrrrr 6 CHUONG 1 TONG QUAN NGHIÊN CUU VAN DE CHỦ NGHĨA NHÂN VAN TRONG KHOA NGHIÊN CUU VAN HỌC Ở VIET NAM 7
1.1 Từ đầu thé ki XX đến Cách mạng thang Tám - 1945 -2- 2-5 c5+¿ 8 1.2 Từ sau Cánh mang tháng Tám - 1945 đến 1975 wo.cceccccsccsscsssesssecstssseesseeseeseeens 9 1.2.1 Chang từ sau Cách mạng tháng Tám - 1945 đến 1954 9
1.2.2 Chang từ 1955 đến 1975 -:- ¿52+ E9 121121121121121 111111 0 10 1.3 Từ 1976 đến nayy -¿- 2 2S SE 19E121121121711111111111 11.11111111 cye 22 1.3.1 Chang từ 1976 đến 1985 - 2-5525 2E EEE2E21121127171211 2111121 23 1.3.2 Chang từ 1986 đến nay ¿-:- 252k EEEEEEEEE1211211211 2111111110 26 ¡01 44
CHUONG 2 CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN - KHÁI NIỆM VÀ DAC DIEM 46
2.1 KAT MIG oo eee eee 46
Z.L.1 Phuong Tay cee 46
2.1.2 Phuong DOng 1n Ả 50
2.2 Đặc điỂm -: tt nh HH HH hen 67 2.2.1 Chủ nghĩa nhân van thời Phuc hưng phương Tây -. - 67
2.2.2 Chủ nghĩa nhân văn trong văn học phương Đông (Trung Hoa) 85
¡01 98
CHƯƠNG 3 VẤN ĐÈ CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN TRONG LÍ LUẬN, PHÊ BINH VAN HỌC O VIỆT NAM TU 1975 DEN NAY 100
3.1 Chủ nghĩa nhân văn và van đề con người ¿2-5 s s2 s+zz+xzxee: 102
3.1.1 Vấn đề tính người trong văn học - 2 2 2+x+xeExeExzEzrrxerrred 104 3.1.2 Vấn đề con người cá nhân trong văn học -2- 2 2 s+sz+szzxd 115 3.1.3 Van đề tình thương con người trong văn học . : s:+: 127
Trang 53.2 Chủ nghĩa nhân văn và các trào lưu, khuynh hướng khác 133
3.2.1 Chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa hiện thực -««++-<<2 134 3.2.2 Chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa lãng mạn - + «£+<c++ 140
3.2.3 Chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa yêu nước . -«++-ss+ss+2 143
¡8.1 150
CHUONG 4 VAN DE CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN TRONG NGHIÊN CỨU
LICH SU VAN HỌC VIET NAM TU 1975 DEN NAY - 152
4.1 Giới thiệu khái quát về các bộ lịch sử văn học Việt Nam -. 2- - 1534.2 Van dé con người cá nhân và việc phân kì văn học Việt Nam 156
4.3 Chủ nghĩa nhân văn trong giáo trình lịch sử văn học trung đại Việt Nam 160
4.4 Chủ nghĩa nhân văn trong giáo trình lịch sử văn học hiện đại Việt Nam 178
¡0.1 1+2ạH.) , 191
KET 00,00 193
TÀI LIEU THAM KHẢO 2-52-5222 EEEEEEE2EE2E12E171e21eEeerxee 197DANH MỤC CÁC CONG TRÌNH, BÀI VIẾT -2-©-<ccsz+csezced 221
Trang 6DAN NHAP
1 Li do chon dé tai
Chủ nghĩa nhân văn là bước ngoặt “tiến bộ lớn nhất mà từ xưa tới nay nhân
loại đã trải qua” (Ph Ăng-ghen, 2004, trang 52), là giá trị cơ bản của thời hiện đại.
Trải qua quá trình phát triển, chủ nghĩa nhân văn trở thành phạm trù lí luận quantrọng của nhiều ngành khoa học như triết học, văn hóa học, nghệ thuật học Trong
địa hạt văn học, mỗi tác phẩm, trào lưu hay trường phái văn học có thể có nhữngphương thức phản ánh đời sống khác nhau nhưng nếu xa rời chủ nghĩa nhân văn,
tức từ bỏ những vấn đề cơ bản và muôn thuở của con người thì dễ dẫn đến vô nghĩa
hay “lâm nguy” — như chính nhà lí luận T Todorov (2011) đã từng trăn trở, cảnh
tỉnh mọi người Nói như Nguyễn Văn Hạnh: “Văn chương trước hết và cuối cùng làchuyện về con người, về sự sống” (Nguyễn Văn Hạnh, 2011) Chủ nghĩa nhân văn
không đơn thuần chỉ là một khung cảnh riêng, một thái ấp nhỏ bé của những người
lao động bình dân, những ông hoàng, bà chúa sang trọng hay những nhân vật có học
thức cao sang trong xã hội Ngược lại, chủ nghĩa nhân văn can dự vào mọi dân tộc,
giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội Chủ nghĩa nhân văn luôn được các nhà líluận văn học thừa nhận như là một giá tri, một điểm chuẩn, một dấu hiệu chỉ đườngcủa văn học Bên cạnh đó, chủ nghĩa nhân văn còn là một dấu hiệu thể hiện cá tính,tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ; là một tiêu chuẩn định hướng, làm cho conngười hòa hợp với chính mình, với tha nhân, với thé giới thiên nhiên và với thé giới
siêu nhiên.
Những tác phẩm văn học có gia tri, tiến bộ, từ văn học dân gian đến văn họcviết, từ văn học trong nước đến văn học nước ngoài, đều xuất phát từ con người, docon người và vì con người Ngay từ những ngày đầu xuất hiện và từ trong bản chất,
văn học được xem là nhân học Văn học như là sự tự khám phá, trải nghiệm, nhận
thức nghệ thuật của chính con người Văn học giúp con người tự hoàn thiện bản
thân như một thực thể tự nhiên, xã hội và văn hóa Trong lịch sử phát triển văn học,N.L Konrad cho rằng: “một trong những tư tưởng chủ đạo kích thích văn học trên
toàn bộ chặng đường lịch sử của nó, một tư tưởng tạo nên bản chất nội dung và đốitượng diễn tả nghệ thuật của nó, ấy là tư tưởng nhân đạo” (Viện Văn học Thế giới
A.M Gorky, 2007, trang 45).
Chủ nghĩa nhân văn là một phạm trù có nội hàm phong phú với nhiều cách lí
giải khác nhau Nội dung và ý nghĩa của khái niệm chủ nghĩa nhân văn có sự diễnbiến phức tạp theo lịch sử, khu vực địa lí - văn hóa và cá nhân người sử dụng
Trang 7Trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay, chủ nghĩa nhân
văn luôn là một hệ thống mở, có sự đan xen phức tạp giữa truyền thống và hiện đại,
nội sinh và ngoại nhập, kế thừa và phát triển Nó có sự tác động sâu và rộng trên tất
cả các bình diện của văn học, cả trong sáng tác lẫn nghiên cứu và tiếp nhận văn học;
cả trong nhà văn, nhà nghiên cứu lẫn trong tác phẩm; cả trong giới chuyên môn lẫntrong độc giả phô thông; cả trong nhà trường lẫn ngoài nhà trường
Trong những năm trở lại đây, vấn đề chủ nghĩa nhân văn đang ngày càng thuhút được sự quan tâm nghiên cứu sâu và rộng trên nhiều bình diện, từ nhiều đốitượng và góc độ khác nhau Nhiều nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên caohọc, sinh viên đại học đã vận dụng những tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn dé tìmhiểu giá tri của các trao lưu, trường phái, tac phẩm văn học khác nhau Sự soi chiếu
văn học dưới ánh sáng của chủ nghĩa nhân văn giúp nhiều nhà văn, tác phẩm văn
học được nhìn nhận một cách công bằng, khách quan, chân thực và có cơ sở vững
chắc hơn Tuy nhiên, trong nền văn học Việt Nam, nhiều hiện tượng văn học vẫn
còn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, chưa được xem xét một cách
khách quan Vì vậy, trong thời gian tới, những vấn đề này cần phải tiếp tục đượcthảo luận, đánh giá Do đó, chúng tôi cho rằng cơ sở, tiêu chuẩn quan trọng cho sựphân minh, đảm bảo tính chất khách quan trong đánh giá các hiện tượng văn họcnày chính là tinh thần nhân văn
Nhận thức và thành tựu của khoa nghiên cứu văn học được thể hiện rõ trong
các giáo trình, chuyên luận, bài viết về văn học Vì vậy, việc nghiên cứu về vấn đề
chủ nghĩa nhân văn trong khoa nghiên cứu văn học, một vẫn đề cơ bản của văn học,
cũng là cơ hội giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về nhận thức, thành tựu cũng như nhữngđặc điểm của khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn từ ngày đất
nước được thống nhất (1975) đến nay
Xuất phat từ những lí do trên, chúng tôi nghĩ đề tài “Van đề chủ nghĩa nhân
văn trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay” được thực hiện
sẽ có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khoa nghiên cứu văn hoc (literary studies), còn được gọi là nghiên cứu văn
học hay khoa học về văn học, là một chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn.Hiện nay, khoa nghiên cứu văn học bao gồm bốn bộ môn chính: lí luận văn học, phê
bình văn học, lịch sử văn học (còn được gọi là văn học sử) và phương pháp luận nghiên cứu văn học Bên cạnh đó, khoa nghiên cứu văn học còn liên quan đên các
Trang 8ngành khoa học có tính chất bé trợ như lưu trữ học, văn bản học, thư mục học, kíhiệu học nghệ thuật, xã hội học văn học, tâm lí học văn học, thông diễn học Tuynhiên, trong phạm vi luận án này, chúng tôi chủ yếu khảo sát việc nghiên cứu vấn
đề chủ nghĩa nhân văn ở ba bộ môn chính: lí luận văn học, phê bình văn học và lịch
sử văn học Sự lựa chọn này xuất phát từ hai lí do cơ bản Thứ nhất, đây là ba bộmôn cơ bản, truyền thống của khoa nghiên cứu văn học Và thứ hai, qua khảo sát
các tư liệu, chúng tôi nhận thấy vấn đề chủ nghĩa nhân văn trong khoa nghiên cứu
văn học được thể hiện chủ yếu ở ba bộ môn này
Hiện nay, khái niệm chủ nghĩa nhân văn được hiểu theo nhiều cách khác
nhau Trong phạm vi luận án nay, chúng tôi quan niệm chủ nghĩa nhân van là một
hiện tượng có tính lịch sử, ra đời vào thế ki XIV - XVI ở châu Âu Tuy nhiên, kháiniệm chủ nghĩa nhân văn (humanism) chỉ xuất hiện vào khoảng thé ki XIX dé “chiquan niệm về bản chat, giá trị phổ quát của con người và những tư tưởng giáo dục
của các nha nhân văn thời Phục hung” (M.H Abrams, 1999, trang 116).
Tư liệu khảo sát chính của luận án gồm:
(1) Các văn bản bàn về vấn đề chủ nghĩa nhân văn trong khoa nghiên cứuvăn học ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến nay;
(2) Các văn bản bản về chủ nghĩa nhân văn từ các ngôn ngữ khác nhau đượcdịch sang tiếng Việt trong giai đoạn từ năm 1975 đến nay;
(3) Các văn bản ra đời trước năm 1975 nhưng được tái bản, chỉnh sửa, bố
sung từ năm 1975 đến nay Những văn bản này sẽ được chúng tôi sử dụng nhằm so
sánh với các văn bản xuất bản trước đó dé đánh giá vấn đề một cách toàn diện và
sâu sắc hơn
Các văn bản trên được chúng tôi thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: tư liệu,
ấn phẩm trên các tạp chí khoa học chuyên ngành; tiêu luận, phê bình, sách chuyên
khảo của các nhà văn, nhà nghiên cứu; từ các luận án tiễn sĩ, luận văn thạc sĩ
Luận án chọn mốc thời gian từ năm 1975 đến năm 2020 dé khảo sát Năm
1975 được chúng tôi sử dụng trong luận án này dé chỉ một giai đoạn đất nước có sựthống nhất từ Bắc đến Nam chứ không nhằm vào một sự kiện văn học cụ thể nào.Nếu mốc thời gian năm 1975 đánh dấu bước ngoặt của kỉ nguyên độc lập, thốngnhất đất nước thì mốc thời gian năm 2020 đánh dấu tròn hai thập niên đầu của thế kỉXXI Chúng tôi sử dụng cách phân chia từ năm 1975 đến năm 2020 như đã thốngnhất trong nhiều công trình nghiên cứu hiện nay Đồng thời, đây cũng được xem làgiai đoạn phát triển sôi nối, đạt được nhiều thành tựu, có những chuyền biến quan
Trang 9trọng và có ý nghĩa thời sự trong diễn trình phát triển của khoa nghiên cứu văn học
ở Việt Nam.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Luận án tập trung vào ba mục tiêu cơ bản sau:
Một là hệ thống hóa quá trình nghiên cứu về vấn đề chủ nghĩa nhân văn
trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến nay
Hai là xác định nguồn gốc, nội hàm khái niệm chủ nghĩa nhân văn và đặc
điểm của chủ nghĩa nhân văn thông qua một số hiện tượng văn học tiêu biểu ở
phương Đông và phương Tây.
Và ba là xác định đặc điểm, thành tựu và hạn chế của chủ nghĩa nhân văn
trong lí luận văn học, phê bình văn học và lịch sử văn học ở Việt Nam từ 1975 đến
nay.
4 Phương pháp nghiên cứu
Vấn đề chủ nghĩa nhân văn là một đề tài có phạm vi rộng, bao hàm nhiều bộ
môn, lĩnh vực khác nhau của khoa nghiên cứu văn học Vì vậy, trong quá trình thực
hiện luận án, chúng tôi phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau Về căn bản,luận án áp dụng bốn phương pháp chính: phương pháp loại hình, phương pháp hệthống, phương pháp lịch sử và phương pháp so sánh đối chiếu Trong quá trình thựchiện nghiên cứu, chúng tôi cũng kết hợp với một số phương pháp, thao tác khác dé
hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu.
Phương pháp loại hình là một phương pháp của loại hình học Loại hình học
là một phương pháp nhận thức khoa học dựa vào các khái niệm “kiểu” hoặc “mẫu”
để phân chia hệ thống các đối tượng cũng như việc hệ thống hóa các đối tượngthành các nhóm Loại hình học văn học nghiên cứu những tương đồng mang tính
quy luật của các hiện tượng văn học Phương pháp loại hình giúp chúng tôi xác định
những tương đồng và khác biệt của chủ nghĩa nhân văn ở một số nền văn học tiêu
biểu Trên cơ sở đó, chúng tôi khám phá mối liên hệ giữa các nền văn học, những
ảnh hưởng và tác động qua lại giữa các nền văn học ấy; đồng thời, phương pháp này
còn giúp chúng tôi tìm hiểu những nét đặc thù của lịch sử văn học mỗi dân tộc.
Phương pháp hệ thống giúp chúng tôi nhìn nhận và giải quyết vấn đề chủ
nghĩa nhân văn như một hệ thống nhất quán, được liên kết chặt chẽ về khái niệm
cũng như luận điểm Phương pháp hệ thống đảm bảo tính logic và mối liên hệ nội
tại giữa các vân đê, giữa các bộ môn của khoa nghiên cứu văn học.
Trang 10Đề tài nghiên cứu một giai đoạn lịch sử nghiên cứu văn học Việt Nam, xácđịnh thành tựu và hạn chế của các nghiên cứu về chủ nghĩa nhân văn trong khoa
nghiên cứu văn học ở Việt Nam Do vậy, phương pháp lịch sử là một trong những
phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án Sử dụng phương pháp này, chúng tôi
đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với môi trường văn hóa, xã hội, lịch sử
giai đoạn từ 1975 đến nay; đồng thời, chúng tôi phải xem xét khảo sát chúng trong
sự vận động chung của văn học Việt Nam.
Bên cạnh đó, đề tài bao quát nhiều phương diện, thời kì, giai đoạn khác nhaucủa nghiên cứu văn học Vì vậy, phương pháp so sánh - đối chiếu được sử dụngtrong luận án Việc sử dụng phương pháp so sánh - đối chiếu giúp chúng tôi xácđịnh những điểm tương đồng và khác biệt của chủ nghĩa nhân văn giữa các nền vănhọc tiêu biểu ở phương Đông và phương Tây; giữa các thời kì, giai đoạn văn học
khác nhau Trên cơ sở đó, luận án rút ra những đặc trưng của chủ nghĩa nhân văn.
Từ đó, người nghiên cứu có cái nhìn sâu sắc, khách quan về vấn đề nghiên cứu
Ngoài những phương pháp chính trên, hướng tiếp cận liên ngành cũng đượcchúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của
đề tài có sự liên quan chặt chẽ đến vấn đề lịch sử tư tưởng, xã hội và văn hoá của
Việt Nam Do đó, hướng tiếp cận liên ngành giữa các lĩnh vực triết học, mĩ học, văn
hóa học và văn học là cần thiết cho những phân tích, lí giải sâu sắc hơn vấn đề
nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng linh hoạt các phương pháp
trên Tùy từng phan, từng mục đích mà có thé ưu tiên những phương pháp nghiên
cứu khác nhau.
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Trên cơ sở xác định nguồn gốc sinh thành, vận động và phát triển của chủ
nghĩa nhân văn qua việc dịch thuật khái niệm chủ nghĩa nhân văn và luận giải
những đặc điểm của chủ nghĩa nhân văn, luận án góp phần xác lập cái nhìn đachiều, đa diện trong việc tìm hiểu vấn đề chủ nghĩa nhân văn trong khoa nghiên cứuvăn học cũng như việc lí giải các van đề khái niệm chủ nghĩa nhân văn
Từ việc hệ thống vấn đề nghiên cứu chủ nghĩa nhân văn trong khoa nghiêncứu văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay, luận án đã xác định những đặc điểm,thành tựu, hạn chế của van dé chủ nghĩa nhân văn trong các lí luận văn học, phêbình văn học và lịch sử văn học ở Việt Nam từ 1975 đến 2020 Từ đó, luận án mở
Trang 11rộng hướng nghiên cứu cần thiết cho khoa nghiên cứu văn học nước nhà và đó làvan đề nghiên cứu chủ nghĩa nhân văn trong khoa văn học
Kết quả nghiên cứu của luận án có thé trở thành tài liệu tham khảo; giúp các
nhà nghiên cứu, giảng dạy văn học có cơ sở khoa học va thực tiễn trong việc nghiên
cứu vấn đề chủ nghĩa nhân văn trong văn học Việt Nam trong việc đối sánh với vấn
đề chủ nghĩa nhân văn trong văn học nước ngoài; ứng dụng chủ nghĩa nhân văn vào
việc nghiên cứu các hiện tượng văn học dân tộc và nhân loại.
6 Câu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án gồm bốn
chương.
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu van dé chủ nghĩa nhân văn trong khoa
nghiên cứu văn học ở Việt Nam Chương 1 trình bày khái quát thành tựu nghiên
cứu về chủ nghĩa nhân văn trong khoa nghiên cứu văn hoc ở Việt Nam từ đầu thé ki
XX đến nay; phân tích những hạn chế, khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu về van
đề chủ nghĩa nhân văn trong khoa nghiên cứu văn học Việt Nam
Chương 2: Chủ nghĩa nhân văn - khái niệm và đặc điểm Chương 2 trình bàynguồn gốc khái niệm và đặc điểm của chủ nghĩa nhân văn thông qua một số hiệntượng văn học tiêu biéu ở phương Tây và phương Đông
Chương 3: Vẫn đề chủ nghĩa nhân văn trong lí luận, phê bình văn học ở ViệtNam từ 1975 đến nay Chương 3 phân tích đặc điểm của chủ nghĩa nhân văn trong
lí luận và phê bình văn học; cơ sở hình thành cũng như sự tác động của nó đến việc
nghiên cứu lịch sử văn học ở Việt Nam.
Chương 4: Vấn đề chủ nghĩa nhân văn trong nghiên cứu lịch sử văn học ởViệt Nam từ 1975 đến nay Chương 4 phân tích đặc điểm của chủ nghĩa nhân văntrong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam từ 1975 đến nay thông qua các bộ giáo
trình lịch sử văn học tiêu biêu.
Trang 12CHƯƠNG 1
TỎNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐÈ CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN
TRONG KHOA NGHIÊN CỨU VĂN HỌC Ở VIỆT NAM
Từ khi xuất hiện, chủ nghĩa nhân văn đã được giới thiệu, nghiên cứu ở nhiềunước trên thế giới, trên nhiều bình diện và từ nhiều góc độ khác nhau Với vị thế vàảnh hưởng của nó trong đời sống tư tưởng, học thuật, chủ nghĩa nhân văn trở thànhphạm trù lí luận, lịch sử quan trọng của nhiều ngành khoa học như giáo dục học,triết học, mĩ học, nhân loại học, đạo đức học, văn hóa học, nghệ thuật học Trong
địa hạt khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam, chủ nghĩa nhân văn ở phương Tây đã
được giới thiệu, nghiên cứu từ những năm ba mươi của thé ki XX Hơn một thé kiqua, trong nhiều nhiều bài báo, nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã tập trung bàn
bạc, phân tích, đánh giá vẫn đề chủ nghĩa nhân văn trong khoa nghiên cứu văn học
ở Việt Nam Tuy nhiên, từ trước đến nay, tuy chúng ta đã có những ý kiến bàn về
van đề chủ nghĩa nhân văn trong văn học hiện đại Việt Nam nhưng giới nghiên cứu
văn học trong nước chưa có những công trình riêng, có hệ thong nhăm tong kết lịch
sử nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa nhân văn trong khoa nghiên cứu văn học ở ViệtNam Tuy phạm vi khảo sát của luận án là từ 1975 đến nay nhưng trong thực tếchúng tôi vẫn dé cập ít nhiều đến những nghiên cứu được xuất bản trước đó dé chothấy sự vận động, phát triển của vấn đề chủ nghĩa nhân văn trong nghiên cứu văn
học ở Việt Nam.
Lịch sử nghiên cứu van đề chủ nghĩa nhân văn trong khoa nghiên cứu vănhọc ở Việt Nam từ đầu thế ki XX đến nay luôn theo sát với lịch sử văn hóa - xã hộicủa và lịch sử văn học của dân tộc Dựa trên bối cảnh văn hóa xã hội, đặc điểm vận
động và nội dung các công trình nghiên cứu vả quan niệm trong việc phân kì lịch sử
văn học Việt Nam hiện nay, chúng tôi chia lịch sử nghiên cứu về vấn đề chủ nghĩanhân văn trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ đầu thế ki XX đến nay
thành ba giai đoạn: (1) từ đầu thế ki XX đến Cách mạng Tháng Tám - 1945, (2) từ
sau Cách mạng Tháng Tám - 1945 đến 1975 và (3) từ 1976 đến nay Trong đó,nghiên cứu về chủ nghĩa nhân văn ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở giai đoạn thứ hai
và thứ ba Vì vậy, đối với giai đoạn thứ nhất, chúng tôi không chia nhỏ thành các
chặng như trong lịch sử văn học Việt Nam; trong khi đó, đối với giai đoạn thứ hai
và thứ ba, do sự phong phú và tương đồng của các vấn đề nghiên cứu, chúng tôi
Trang 13chia các nghiên cứu thành các chặng Việc phân chia lich sử van dé nghiên cứu
thành các giai đoạn, chặng như trên là dựa trên quan niệm về phân kì văn học Việt
Nam được Phan Trọng Luận (Tổng Chủ biên), Trần Đăng Suyén (Chủ biên phanVăn), Bùi Minh Toán (Chủ biên phần tiếng Việt), Lê A (Chủ biên phần Làm văn)
và cộng sự sử dụng trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, tap một (2020) và đặc điểmcủa việc nghiên cứu chủ nghĩa nhân văn trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam Ởmỗi giai đoạn, chặng, việc nghiên cứu chủ nghĩa nhân văn trong khoa nghiên cứuvăn học ở Việt Nam thường nổi lên một số xu hướng, đặc điểm chủ đạo Các xuhướng, đặc điểm này được hình thành dưới sự tác động của nhiều nhân tố khác nhaunhư kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
1.1 Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám - 1945
Đây là giai đoạn quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc Nền văn học Việt
Nam đã phát triển theo hướng hiện đại và đạt được nhiều thành tựu Ở giai đoạn
này, các nhà nghiên cứu đã giới thiệu nhiều tinh hoa văn hoá, văn nghệ phương Tây
đến công chúng Việt Nam Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có công trình nào đầu tưnghiên cứu một cách có hệ thống về chủ nghĩa nhân văn nói chung, chủ nghĩa nhân
văn thời Phục hưng nói riêng trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam.
So với nhiều trào lưu, trường phái triết học, văn hóa nghệ thuật khác xuất
phát từ phương Tây, chủ nghĩa nhân văn chính thức được giới thiệu ở Việt Nam khá
muộn Công lao đầu tiên thuộc về học giả Đào Duy Anh Trong công trình Giản yếuHán - Việt từ điển, quyên ha (1932), Đào Duy Anh giới thiệu đến độc giả trongnước hai mục từ: “nhân đạo chủ nghĩa” và “nhân văn chủ nghĩa” Và sau mỗi mục
từ trên, ông đều có chú thêm cùng một thuật ngữ tiếng Pháp là “humanisme” Nếu
“nhân đạo chủ nghĩa”, được tác giả chú thích theo ý nghĩa triết học, là một “chủnghĩa lay sự mưu lợi ích cho nhân loại và thương yêu nhân loại làm tôn chỉ” (ĐàoDuy Anh, 1957, trang 61) thì “nhân văn chủ nghĩa”, được hiểu theo phương diệnlịch sử, là “một thứ chủ trương của học giả Âu châu hồi thế kỉ 15, là hồi văn nghịPhục hưng, bài xích cái không tưởng của Cơ đốc giáo, mà lấy nhân loại làm đối
tượng dé nghiên cứu Họ chủ trương nghiên cứu tư tưởng và văn nghệ của Hy Lạp
xưa” (Đào Duy Anh, 1957, trang 66) Như vậy, ngay từ những ngày đầu được tiếpnhận ở Việt Nam, Đào Duy Anh đã có ý thức rất rõ trong việc phân biệt và sử dụng
hai khái niệm “chủ nghĩa nhân văn” và chủ “nghĩa nhân đạo” trong tiêng Việt.
Trang 141.2 Từ sau Cánh mạng tháng Tám - 1945 đến 1975
Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám - 1945 đến 1975 là nền vănhọc của chế độ mới Giai đoạn này diễn ra nhiều sự kiện lớn của dân tộc như cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc kéo dài suốt hơn 30 năm; công cuộc xây dựng cuộc
sông mới, con người mới ở miền Bắc; sự phân hóa về mặt chính trị, tư tưởng, xã hộigiữa hai miền Nam - Bắc Những yếu tố này đã tác động sâu sắc tới đời sống tinh
thần, vật chất của dân tộc, trong đó có việc nghiên cứu, giới thiệu chủ nghĩa nhân
văn trong khoa nghiên cứu văn học Việc nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa nhân văn
trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam giai đoạn này có thể chia thành haichặng: từ sau Cách mạng tháng Tám - 1945 đến 1954 và từ 1955 đến 1975
1.2.1 Chặng từ sau Cách mạng tháng Tám - 1945 đến 1954
Từ sau Cách mạng tháng Tám - 1945 đên 1954 là chặng đâu của nghiên cứu,
giới thiệu chủ nghĩa nhân văn ở Việt Nam Cách mạng tháng Tám - 1945 thành
công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố độc lập, nền văn hóa, văn nghệViệt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Dang Vi vậy, chủ nghĩa Marx - Lenin giữ vi thếchủ đạo trong đời song tư tưởng Van hóa văn nghệ tiếp tục được định hướng theophương châm do Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định trong Đề cương văn hóaViệt Nam (1943) Do đó, những tranh dau về học thuyết tư tưởng, về tông phái vănnghệ van là nhiệm vụ chính của các nhà văn hóa Marxist thời kì này Vì vậy, từnhững tư tưởng triết mĩ của các nhà triết học phương Đông như Không Tử, Mạnh
Tử hay phương Tây như R Descartes, H Bergson, I Kant, F Nietzsche đến các thứ
“chủ nghĩa” như chủ nghĩa cô điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên, chủnghĩa tượng trưng đều ít nhiều bị xem là “những quan niệm sai lầm” và “ít nhiều
ảnh hưởng tai hại” đến dân tộc Do đó, từ công trình đầu tiên giới thiệu về chủ
nghĩa nhân văn của Đào Duy Anh đến khi đất nước bị chia cách theo Hiệp định
Genève (1954), giới nghiên cứu tuy có nảy sinh những cuộc tranh luận về nghệthuật nhưng cũng chưa có cuộc tranh luận nào về vấn đề chủ nghĩa nhân văn Tựu
trung lại, thời kì từ Cách mạng tháng Tám đến Hiệp định Genève (1954) được kíkết, chúng ta chỉ có ba công trình nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam công bố vàonăm 1949 ở Thanh Hóa về chủ nghĩa nhân văn Trước hết là Ti ap thi luận và tai liệu
số 2: Chủ nghĩa nhân văn dưới thời ky văn hoá Phuc hưng của Dang Thai Mai, xuấtbản ở Thanh Hoá năm 1949 Đây là công trình đầu tiên giới thiệu một cách có hệthống về chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng ở phương Tây trong nghiên cứu văn
học ở Việt Nam Qua 45 trang của tập thi luận, Đặng Thai Mai đã giới thiệu khái
Trang 15quát, khách quan về điều kiện phát sinh, tinh thần cơ bản, các nhân vật cùng các tácphẩm tiêu biểu của chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng ở Âu châu Theo tác giả, vềnội dung, chủ nghĩa nhân văn là “một hệ thống tư tưởng lấy cõi người, lấy conngười làm trọng” (Đặng Thai Mai, 1949, trang 6) Về giá trị, chủ nghĩa nhân văn làmột hệ thống tư tưởng cao sâu, vĩ đại, và đây chính là “một tư trào mạnh mẽ, dồiđào nhất trong các tư trào nhân văn từ xưa cho đến đầu thế ki XX” (Đặng Thai Mai,
1949, trang 10) Tiếp đến là hai tiểu luận của Hoài Thanh in ở Thanh Hóa Đó là
Nhân văn Việt Nam (1949) và Quyên sống của con người trong Truyện Kiéu củaNguyễn Du (1949) Nếu Đặng Thai Mai chú ý đến việc giới thiệu phong trào nhânvăn thời Phục hưng ở châu Âu thì Hoài Thanh lại chú ý đến việc giới thiệu khái
quát lịch sử của chủ nghĩa nhân văn ở Việt Nam và tác giả ứng dụng phân tích
Truyện Kiéu của Nguyễn Du từ lí thuyết của “chủ nghĩa nhân văn mới” Trong tiểuluận Nhân văn Việt Nam, đồng quan điểm với Dang Thai Mai, Hoài Thanh đề nghịbắt chước các học giả Trung Hoa dùng chữ “chu nghĩa nhân văn” thay cho chữ “chủnghĩa nhân bản” dé dich chữ “humanisme” trong tiếng Pháp Bên cạnh đó, ông còn
đề nghị nên dùng chữ “nhân văn” thay cho chữ “chủ nghĩa nhân văn” Đáng chú ý
hơn, cũng trong công trình này, Hoài Thanh đề xuất phân chia tư tưởng nhân văn
Việt Nam thành hai bộ phận: “nhân văn cũ” và “nhân văn mới” “Nhân văn cũ”,
theo ông, gồm nhân văn phong kiến, nhân văn bình dân, nhân văn tư sản và “nhânvăn mới” chính là nhân văn vô sản Do nhấn mạnh sự khác biệt giữa “nhân văn cũ”
và “nhân văn mới” theo lập trường giai cấp nên tác giả chưa thừa nhận những giá trịtiến bộ của nhân văn phong kiến và nhân văn tư sản Trên tỉnh thần đó, trong công
trình Quyển sống của con người trong Truyện Kiểu của Nguyễn Du, Hoài Thanh
thực hành phân tích Truyén Kiểu từ góc nhìn của “nhân văn mới”, tức dựa trên lậptrường và ý thức của giai cấp vô sản
1.2.2 Chặng từ 1955 đến 1975
Từ 1955 đên 1975, việc nghiên cứu chủ nghĩa nhân văn trong khoa nghiên
cứu văn học ở Việt Nam xuất hiện những phân hóa, đấu tranh sâu sắc giữa cáckhuynh hướng tư tưởng Trong chặng này, bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội tiếptục có những chuyền biến sâu sắc Hai miền Nam - Bắc sống dưới hai chế độ chính
trị, xã hội, văn hóa, giáo dục khác nhau nên việc nghiên cứu chủ nghĩa nhân văn
thời kì này cũng có sự khác biệt giữa hai chính thể Nếu ở miền Bắc, các nhà nghiên
cứu tiép thu tư tưởng văn nghệ Marxist của các nước xã hội chủ nghĩa, chủ yêu là
Trang 16chặng này Dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Chủ nghĩa Marx Lenin tiếp tục có cơ hội thuận lợi để thâm nhập sâu vào đời sống tư tưởng, nghệthuật ở miền Bắc Việt Nam Các tư tưởng văn nghệ Marxist từ Liên Xô và TrungHoa tiếp tục được tiếp thu; đồng thời, các tư tưởng văn nghệ phi Marxist từ Âu - Mĩ
-tiếp tục bị đấu tranh, phê phán
Từ giữa thập niên 50 của thế kỉ XX, tình hình trong nước và thế giới có
những biến đồi sâu sắc, đặc biệt là hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Tại Đại hội
Đảng Liên Xô lần thứ XX (1956), N.S Khrushchev đọc diễn văn phê phán chủnghĩa giáo điều Stalin và tệ sùng bái cá nhân Tiếp sau đó, Liên Xô đã phục hồi
danh dự cho các văn nghệ sĩ bị kết án và bị giết dưới thời I.V Stalin Ở Trung Hoa,
Mao Trạch Đông phát động phong trào "Tram hoa dua nở, trăm nhà dua tiếng"
(5/1956) Các phong trào này đã có tác động rất lớn đến việc giải phóng tư tưởng,thúc đây tự do sáng tác trong văn học nghệ thuật Các nhà văn có ý thức khắc phục
giáo điều, đột phá vào một số vùng cam trong li luận, phê bình và sáng tác nhưkhang định văn học là nhân học, nêu lại van đề nhân tinh, nhân tinh trong văn học
Ở trong nước, không khí dân chủ được khơi dậy Các văn nghệ sĩ lên tiếng đòi
quyền tự do sáng tác và yêu cau cải cách chính sách văn nghệ Trần Dan viết “Đềnghị chính sách văn nghệ” (2/1955), tiếp đó, Trần Dần, Tử Phác, Hoàng Cầm, ĐỗNhuận, Hoàng Tích Linh và Trúc Lâm viết “Dự thảo đề nghị cho một chính sáchvăn hóa” (4/1955) Tại Hội nghị lần thứ X (25/8/1956 - 24/9/1956), Ban Chấp hành
Trung ương Dang Lao động Việt Nam phát động sửa sai, Dang đã mạnh dạn nhận
khuyết điểm, sửa sai và phục hồi danh dự cho các trường hợp bị oan sai trong cảicách ruộng đất
Chính bối cảnh trong và ngoài nước trên đã góp phần thúc đây sự ra đời củanhóm Nhân văn - Giai phẩm (1955 - 1958) và cuộc tranh luận về vấn đề nhân văntrong đời sống tư tưởng xã hội nói chung cũng như trong văn học nói riêng Nhóm
Trang 17Nhân văn - Giai pham bao gồm nhiều văn nghệ sĩ và tri thức như Phan Khôi,Nguyễn Mạnh Tường, Tran Đức Thảo, Đào Duy Anh, Trương Tửu, Tran Dan Họ
là những người được quần chúng ngưỡng mộ; đồng thời, họ cũng chính là những
cán bộ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp Họ chủ trương tiếp nhận
các giá trị nhân bản cô điển Pháp nói riêng, các giá trị nhân bản phương Tây nóichung Vì vậy, họ nêu cao tư tưởng nhân văn như dé cao con người, tình đồng loại,
tình yêu; đòi tự do, dân chủ; chống độc đoán cá nhân, xây dựng một ý thức hệ nhân
văn, bình đắng Những tư tưởng nhân văn của nhóm Nhân văn - Giai phẩm được théhiện chính thức trên các ấn phẩm như Giai phẩm mùa Xuân (01/1956), Giai phẩmmùa Thu (ba tập, 8-10/1956), Giai phẩm mùa Đông (12/1956), Nhân văn (06 số, 9-12/1956, số 6 bị đình bản khi đang in) Sự ra đời của Nhân văn - Giai pham cùngvới những tư tưởng nhân văn của nhóm đã dẫn đến cuộc tranh luận gay gắt về vấn
đề chủ nghĩa nhân văn, mà đỉnh điểm là vào năm 1956 Trước tiên là một loạt cácbài phỏng vấn, héi kí, nghiên cứu như “Chúng tôi phỏng van về van đề mở rộng tự
do va dân chủ” với ý kiến của luật sư Nguyễn Mạnh Tường, Nhdn văn, số 1(20/9/1956), học giả Dao Duy Anh (30/9/1956); hồi kí của Hoàng Cầm “Tiến tới
xét lại một vụ án văn học: Con người Trần Dần”, Nhân văn, số 1 (20/9/1956); cácbài viết “Nỗ lực phát triển tự do dân chủ” của Trần Đức Thảo, Nhân văn, số 3
(15/10/1956), “Nội dung và hình thức của tự do”, Giai phẩm Mùa Đông, tập 1(12/1956) Các bài viết trên khang dinh va dé cao tu do “tu tưởng, ngôn luận,
nghiên cứu, sang tác” (Nguyễn Mạnh Tường, Nhân văn, số 1) Đáp lại, tháng 10năm 1956, Hoàng Xuân Nhị viết bài “Chủ nghĩa nhân văn của chúng ta” đăng trên
báo Nhân dân, số 955 (16/10/1956) và số 956 (17/10/1956) Trong bai viết, một mặt
Hoàng Xuân Nhị đã mạnh mẽ phê phán các bài viết bàn về vấn đề nhân văn trên cácbáo Nhân văn và Giai phẩm mùa thu, mà theo ông, những nội dung tư tưởng trên làbiểu hiện của chủ nghĩa nhân văn tư sản Mặt khác, ông cũng khang định quan điểm
của các nhà Marxist về chủ nghĩa nhân văn là phải kiên quyết bảo vệ sự lãnh đạo
của Đảng, bảo vệ đường lối văn nghệ của Đảng nhằm “giải phóng hoàn toàn nhândân lao động của tất cả chủng tộc và tất cả các nước khỏi bàn tay sắt đẫm máu củachủ nghĩa tư bản, của chủ nghĩa dé quốc câu kết với chủ nghĩa phong kiến” (HoàngXuân Nhị, 1956, trang 3) Cũng theo Hoàng Xuân Nhị, đề xác định chủ nghĩa nhânvăn có chân giá trị hay không, chúng ta cần xem xét đến quan hệ của nó đối vớiĐảng của giai cấp công nhân, quan hệ của nó đối với nhân dân lao động Từ đó, ông
cho răng chỉ có “chủ nghĩa nhân văn xã hội chủ nghĩa là của chúng ta” và chủ nghĩa
Trang 18nhân văn xã hội chủ nghĩa với chủ nghĩa nhân văn tư sản là “đối địch với nhau như
trăng với đen, chính với tà” (Hoàng Xuân Nhị, 1956, trang 3) Đáp lại tư tưởng củaHoàng Xuân Nhị, Bùi Quang Đoài viết bài: “Chủ nghĩa nhân văn của ông Hoàng
Xuân Nhị”, Nhân văn, số 4 (5/11/1956), Trần Duy viết bài: “Thành thật đấu tranh
cho tự đo dân chủ”, Nhân văn, số 4 (05/11/1956) nhằm phản bác những luận điểmcủa Hoang Xuân Nhị Tuy nhiên, “trong tình cảnh đấu tố theo lối ai được, ai thua”(Trần Đức Thảo, 1989, trang 37), cuộc tranh luận đã nhanh chóng bị dập tắt, với ưuthắng thuộc về các nhà Marxist do Đảng lãnh đạo Tại Đại hội Văn nghệ toàn quốclần thứ II (họp từ ngày 20 đến 28/02/57 tại Hà Nội), Trường Chinh kêu gọi đấutranh chống Nhân văn - Giai phẩm Từ kết quả của Đại hội văn nghệ toàn quốc lầnthứ II, Bộ Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã banhành Nghị quyết số 30 NQ/TU ngày 06/01/1958 về việc chân chỉnh công tác vănnghệ Nghị quyết tuyên bó: “Khuynh hướng phá hoại của nhóm “Nhân văn” bị đánhlui; những người tham gia nhóm đó bị số đông văn nghệ sĩ phản đối Tuy vậy, cuộcdau tranh chéng khuynh hướng “Nhân văn” mới ở bước dau” (Tài liệu sưu tầm,
1959, trang 356-357) Trên tinh than của Nghị quyết số 30 NQ/TU ngày 06/01/1958của Bộ Chính trị, tháng 2 - 3/1958, Đảng tổ chức hai lớp đấu tranh dé "chống bọnphản động Nhân văn - Giai phẩm" ở ấp Thái Hà Và ngày 04/6/1958 tại Hà Nội,trong Hội nghị Ban chấp hành Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam họp lần
thứ II, Tố Hữu đọc Báo cáo tổng kết cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Nhân
văn - Giai phẩm với nhan đề “Nhìn lại 3 năm phá hoại của nhóm “Nhân văn - Giaiphẩm” (Tài liệu sưu tầm, 1959) Sau báo cáo của Tố Hữu, Ban Chấp hành Hội Liênhiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam đã nhất trí thông qua các nghị quyết lên án và
đâu tranh chống tư tưởng của nhóm Nhân văn - Giai phẩm: Nghị quyết của tám
trăm văn nghệ sĩ trong cuộc họp ngày 05/6/1958 tại Hà Nội nghe Ban Chấp hànhHội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam báo cáo tổng kết cuộc đấu tranh vừa
qua, Nghị quyết của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam,
Nghị quyết của các Ban Chấp hành các Hội Văn học - Nghệ thuật Từ đây, Nhânvăn - Giai phẩm chính thức bị loại khỏi đời song van học nghệ thuật ở miền BắcViệt Nam và kéo dài cho tới nhiều thập kỉ sau
Đồng thời, nhằm lãnh đạo cuộc đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ, từ cuối
1956, Dang, Nhà nước đã ban hành một loạt văn bản nhằm tăng cường công tácquan lí báo chí, xuất bản, văn nghệ như Sắc lệnh về chế độ báo chí do Chủ tịch HồChí Minh kí ngày 14/12/1956, Nghị quyết số 30-NQ/TƯ của Bộ Chính trị ngày
Trang 196/1/1958 về việc chấn chỉnh văn nghệ, Nghị quyết số 76-NO/TU, tháng 6/1959 vềnhiệm vụ công tác văn nghệ năm 1959 - 1960, Chi thi số 54-CT/TW, ngày01/10/1962 của Ban Bí thư về vấn đề tăng cường công tác xuất bản Ngay lập tức,
Nhân văn, Giai phẩm và Trăm hoa bị đình bản Cùng với số phận của nhóm Nhân
văn - Giai phẩm, khái niệm nhân văn hay chủ nghĩa nhân văn cũng bị xem như là từ
ngữ chỉ những tư tưởng của chủ nghĩa tư bản, thậm chí bị xem như là “nọc độc tư
sản” Vì vậy, từ cuối thập niên 50 đến thập niên 70 của thế ki XX, khái niệm nhân
đạo hay chủ nghĩa nhân đạo được ưu tiên sử dụng và thay thế hoàn toàn khái niệmnhân văn hay chủ nghĩa nhân văn trong đời sống văn học ở miền Bắc Việt Nam
Sau cuộc đấu tranh chống Nhân văn - Giai phẩm, Đảng tiếp tục phát động
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại hiện đại trong văn học nghệ thuật Dưới ánhsáng Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa III(12/1963), nhiều nhà quản lí, nghiên cứu, nhà văn như Tố Hữu, Vũ Đức Phúc, HồngChương, Hoàng Trinh đã ra sức tìm kiếm và phê phán ảnh hưởng của “chủ nghĩaxét lại” trong văn học nghệ thuật Tiêu biểu như các bài “Bàn về thuyết tính ngườitrong văn học” của Vũ Đức Phúc (Nghiên cứu văn học, số 5, 1962), “Đó là van đề
tư tưởng hoặc là vấn đề nghệ thuật” của Hồng Chương (Tạp chí Học tập, 8/1963),
“Hai quan niệm về chủ nghĩa nhân đạo” của Hồng Chương (Tap chí Học tập,
10/1964), “Đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản, nâng cao nhiệt tình cách
mạng và tính chiến đấu trong văn nghệ” của Tố Hữu (Tap chi Học tập, 10/1964),
“Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 của Trung ương Đảng và công tác văn học” của Vũ
Đức Phúc (Tap chí Văn học, sô 4, 1964), “Vé chủ nghĩa xét lại hiện đại trong vănnghệ Nam-tư” của Hoang Trinh (Tap chí Văn học, số 1, 1964) Từ giữa thập niên 50đến thập niên 80 của thé ki XX, các nhà xuất bản Sự thật, Thông tin Lý luận, Văn
hóa cho ra đời một loạt sách về đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại ở Việt Nam và cácnước xã hội chủ nghĩa, tiêu biểu như Một số vấn dé đấu tranh tư tưởng trong văn
nghệ hiện nay của Nguyễn Đình Thi (Hà Nội, 1957), Kiên quyết đấu tranh chống
chủ nghĩa xét lại của Quang Đạm (Hà Nội, 1958), Về chủ nghĩa xét lại của VI.Lenin (Hà Nội, 1958), Cuộc dau tranh của Lénin chong chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa
cơ hội của Trịnh Ngôn Thực (Hà Nội, 1963), Tai liệu về chủ nghĩa xét lại Nam Tưgồm nhiều tác giả (Hà Nội, 1964), Chủ nghĩa xét lại hiện đại trong văn học nghệthuật ở một số nước của Hoàng Xuân Nhị (Hà Nội, 1974), Chủ nghĩa xét lại về triết
học của Duaroken Drého và những người khác (02 tập, Ha Nội, 1983, 1986) ;
công trình băng tiếng Việt xuất bản ở Bắc Kinh như Mẫu mực của chủ nghĩa xét lại
Trang 20hiện đại: bình luận về phim anh và ngôn luận cua G Chu-khơ-rai của Truong
Quang Niên (Bắc Kinh, 1964) Xuất phát từ lập trường giai cấp, các bài viết, công
trình trên đều nhất quán xem tư tưởng nhân văn, tính người, tình người giữa các giai
cấp là những tư tưởng xét lại hiện đại Thậm chí, tư tưởng về tính người, tình người
bị xem là những “luéng gió độc”, “noc độc” hay “mối nguy hiểm” của tư sản Vìvậy, nhiều nhà nghiên cứu chủ trương phân biệt rõ ranh giới giữa chủ nghĩa nhân
văn của giai cấp tư sản với chủ nghĩa nhân đạo của giai cấp vô sản Chủ nghĩa nhân
đạo vô sản được xem là đại diện cho nền đạo đức xã hội mới, trào lưu văn hóa mới,
lí tưởng mới của giai cấp vô sản; chủ nghĩa nhân văn tu sản bị xem là thứ chủ nghĩa
“trừu tượng, siêu giai cấp”, tức “chủ nghĩa nhân văn trá hình”, nó có tính chất bịp
bợm Từ đây, khái niệm nhân văn hay chủ nghĩa nhân văn thường bị gắn với cácđặc điểm như “bi quan”, “suy đồi”, “tư sản”, “phản động”
Bên cạnh việc đấu tranh chống “chủ nghĩa nhân văn tư sản”, chặng từ 1955đến 1975, những nghiên cứu về vấn đề chủ nghĩa nhân văn vô sản cũng đã có bước
phát triển mới và đã đạt được những thành tựu nhất định so với từ đầu thé ki XX
đến 1954 Một số công trình dịch thuật, giới thiệu và thực hành chủ nghĩa nhân đạo
vô sản ra đời Về dịch thuật, tiêu biểu như các công trình: Chu nghĩa nhân văn và
chủ nghĩa xã hội (Von Ghin, 1956, Từ Lâm dịch, Hà Nội, 1956; sau được đôi tên lại
thành: “Chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa xã hội” trong V.P Von Ghin, Lược khao
các tư tưởng xã hội chủ nghĩa, từ thời ki cô dai đến cuối thế ki XVIII, Hà Nội,1979); Nguyên lí nhân bản trong triết học (Tsernusevxki, Hoài Nam dịch, Hà Nội,1965); “Chủ nghĩa nhân đạo vô sản” trong Gorky bàn về văn học, tập 2 (A.M.Gorky, 1965, Hoàng Minh dịch, Hà Nội, tái bản có sửa chữa và bổ sung 1970).
Cùng với các công trình dịch thuật, thời kì này, chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng
của phương Tây cũng được giới thiệu sơ lược trong một số bài viết, giáo trình, tiêu
biểu là giáo trình Lịch sử văn học phương Tây của nhóm tác giả Trần Duy Châu,Nguyễn Văn Khỏa, Lương Duy Trung, Nguyễn Trung Hiếu, Phùng Văn Tửu (Hà
Nội, 1970) Trong giáo trình Lịch sử văn học phương Tây (trang 99 - 160), các tác
giả cũng giới thiệu khái quát những đặc điểm cơ bản nhất của trào lưu nhân văn thờiPhục hưng cùng một số đại diện tiêu biểu của nó
Trong thập niên 60 của thế ki XX, Lê Dinh Ky được xem là một hiện tượngtrong đời sống lí luận, phê bình văn học ở miền Bắc, người tích cực truyền bá các líthuyết về phương pháp nghệ thuật ở Việt Nam Ngoài việc tham gia dịch, giới thiệu
một sô lí thuyêt vê văn học băng tiêng Nga đên sinh viên và các nhà nghiên cứu,
Trang 21ông còn là tác giả của Các phương pháp nghệ thuật (1962), thuộc bộ giáo trình
Những nguyên lý lý luận văn học (Tập IV) và chuyên khảo Truyện Kiểu và chủ
nghĩa hiện thực của Nguyễn Du (1970) Hai công trình ra đời trong bối cảnh xã hội
đặc biệt ở miền Bắc với tinh thần chung là chống các “li thuyết tư sản”, lí luận, phê
bình hoàn toàn dựa theo lí luận mĩ hoc Marxist được tiếp thu từ Liên Xô, đặc biệt làcác phương pháp nghệ thuật như phương pháp nghệ thuật cổ điển chủ nghĩa,
phương pháp nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa, phương pháp hiện thực chủ nghĩa,
phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa Trên tinh thần đó, mỗi tác phẩm đượcquan niệm sáng tác theo một phương pháp nghệ thuật nhất định Vì vậy, ngay khixuất hiện, Các phương pháp nghệ thuật đã tạo ra một cuộc tranh luận rất gay gắttrên Tạp chí Nghiên cứu văn học đương thời Trong đó, những tiếng nói phê phángay gắt có phan lan at những tiếng nói ủng hộ Các tranh luận chủ yếu liên quan đếncác vấn đề mà Lê Dinh Ky nhấn mạnh và đây cũng là những giá trị độc đáo của
công trình Đó là tính độc đáo trong cảm thụ, lĩnh hội thực tại của phương pháp
nghệ thuật và vấn đề nghiên cứu ý nghĩa toàn nhân loại của điển hình nghệ thuật
Có thê thấy, hiện nay, những van dé này “có thé xem là bình thường, nhưng cáchđây 40 năm thì chưa phải đã được sự nhất trí trong học giới” (Huỳnh Như Phương,
đương thời và những ràng buộc của quan điểm tính giai cấp trong văn học, Lê Đình
Ky dam nhìn thắng vào thực tế, làm toát lên giá trị của Truyén Kiểu, giải quyết mâu
thuẫn giữa thế giới quan và phương pháp sáng tác trong Truyén Kiểu Theo Lê Dinh
Ky, cảm hứng chủ đạo trong Truyén Kiểu là cảm hứng về thân phận con ngườitrong xã hội phong kiến và cái nền tảng lí tưởng đạo đức thâm mĩ của Nguyễn Duchính là chủ nghĩa nhân đạo Đây là “cái kết tinh cao nhất của yêu cầu giải phóngcủa thời đại” (Lê Đình Ky, 1970, trang 164) Điều đó cho thấy, chủ nghĩa nhân đạo
đã được Lê Dinh Ky xem như một phạm tra lí luận quan trong dé khám pha giá triđộc đáo của Truyén Kiểu nói riêng, văn học nói chung Đồng thời, nghiên cứuTruyện Kiểu cũng giúp ông làm sáng tỏ và tiếp tục hoàn thiện lí luận về chủ nghĩa
Trang 22nhân đạo ở Việt Nam, mối quan hệ biện chứng giữa chủ nghĩa nhân đạo và chủnghĩa hiện thực trong văn học Ngày nay, đánh giá về Truyén Kiểu và chủ nghĩahiện thực của Nguyễn Du, Trịnh Bá Dinh cho rằng đây là công trình “đỉnh cao nhất
trong sự nghiệp phê bình” của Lê Đình Ky (Trịnh Bá Đĩnh, 2018, trang 57) Công
trình Truyện Kiêu và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du thê hiện sự nhạy cảm của
Lê Dinh Ky với những cái đẹp với một lỗi văn uyén chuyển cùng với những cảmnhận tinh tế về tâm lí nhân vật Chính điều này giúp Truyén Kiểu và chủ nghĩa hiệnthực của Nguyễn Du thoát khỏi sự “lãng quên như bao công trình phê bình phươngpháp sáng tác thời ấy” (Trịnh Bá Đĩnh, 2018, trang 57)
Từ cuối thập niên 50 của thế kỉ XX, nhằm đáp ứng nhu cầu đảo tạo sinh viênKhoa Văn ở các trường đại học của miền Bắc, một số bộ giáo trình về lịch sử vănhọc, lí luận văn hoc được biên soạn Về lich sử văn học, tiêu biểu là bộ giáo trìnhLịch sử văn học Việt Nam gồm năm tập (Hà Nội, 1961, tái bản nhiều lần) Trong đó,vấn đề nhân đạo được các tác giả trực tiếp thé hiện trong tập 2 (từ thế ki XI đến giữathé ki XVIII) và tập 3 (từ giữa thế ki XVIII đến 1958) của bộ giáo trình Trong
chương “Mở đầu” của tập giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam, tập 2, Bùi Văn
Nguyên cho rằng cùng với chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo là truyền thống
tốt đẹp của dân tộc ta Vì vậy, nền văn học viết dưới thời đại phong kiến “thắmđượm chủ nghĩa nhân đạo sâu sac” Tuy nhién, theo tac gia, dac diém chu nghianhân đạo dân tộc ta từ xưa luôn “thấm đượm tinh dân tộc va tình thương yêu giai
cấp” rõ nét Chính vì vậy, tác giả giáo trình cho rằng các tác phâm đậm đà tinh thầnnhân đạo, những áng văn xuất sắc phải là những tác phẩm đề cập đến những hìnhảnh “dân den con đỏ”, những người “dưới đáy xã hội”; người nghệ sĩ phải thể hiện
tinh thần đấu tranh giai cấp, tố cáo bộ mặt xấu xa gian ác của giai cấp phong kiến
như trong một số tác phẩm văn học dân gian, các tác phẩm văn học viết như Bình
Ngô đại cáo, Hịch Tây Sơn đánh Trịnh, Truyện Kiéu Dựa trên lập trường, hệ ý
thức giai cấp, tác giả giáo trình cho rằng chủ nghĩa nhân đạo trong áng văn của cácnhân sĩ thời xưa vốn xuất thân từ cửa Không, sân Trình nhìn chung “có nhiều chỗ
mờ nhạt, kém nồng nàn, sâu sắc” (Bùi Văn Nguyên 1978, trang 5) Tương tự, trongtập 3 của bộ giáo trình, các tác giả Lê Trí Viễn, Phan Côn, Đặng Thanh Lê, PhanHuy Luận và Lê Hoài Nam cho rằng “những cuộc bé dâu” với sự phá sản của ý thức
hệ phong kiến là nguyên nhân chính dẫn đến sự trỗi dậy của trào lưu tư tưởng nhânđạo chủ nghĩa trong văn học Việt Nam giai đoạn từ giữa thế ki XVIII - đầu thé kiXIX Nội dung cơ bản của khuynh hướng nhân đạo đó là yêu cầu phát triển của
Trang 23cuộc sống cá nhân, nổi bật lên là khao khát giải phóng tình cảm, tình yêu trai gái,
yêu cầu giải phóng đời sống bản năng Và cũng theo các tác giả, “luồng tư tưởng ấy
có những yếu tố tiến bộ hết sức dep dé vì nó dựa trên tinh thần nhân đạo chủ nghĩa
của quần chúng đề đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của con người và chống lại
những thé lực chà đạp lên quyền lợi ấy” (Lê Trí Viễn và các giả khác, 1978, tập 3,
trang 16).
về giáo trình lí luận văn học, giai đoạn này xuất hiện một số bộ giáo trìnhtiêu biểu như So thao nguyên lí văn học (Hà Nội, 1958) và Máy van dé nguyên lívăn hoc (Hà Nội, 1960) của Nguyễn Lương Ngọc; bộ giáo trình bốn tập Cơ sở liluận văn học (Hà Nội, 1965 - 1970, tái bản 1976, 1978) của nhóm tác giả thuộc Tổ
Bộ môn LÍ luận Văn học các Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học
Vinh và Đại học Tổng hợp Hà Nội, bộ giáo trình Cơ sở lý luận văn hoc do tập thé
các tác giả của các trường: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Tổng hợp Hà Nội và
Đại học Tổng hợp Thành phó Hồ Chí Minh biên soạn (Hà Nội, 1980 - 1985) Tuychủ nghĩa nhân văn chưa xuất hiện trong cấu trúc các giáo trình nhưng nó cũng
được dé cập đến trong phần nguyên lí chung của lí luận văn học Tuy nhiên, van đề
chủ nghĩa nhân văn thường chỉ được nhắc tới với mục đích phê phán Qua đó, cácnhà nghiên cứu khang định và đề cao tính Dang, tính nhân dân trong văn học
Nhưng điểm chung đáng ghi nhận của các giáo trình là đều xem văn học là nhân
học.
Tóm lại, trong chặng từ 1955 đến 1975, giới nghiên cứu ở miền Bắc xuấthiện hai quan điểm trái ngược nhau trong việc tiếp cận các van đề của chủ nghĩa
nhân văn: quan điểm “chính thống” và quan điểm “xét lại” Quan điểm chính thống
là xu hướng của những nhà Marxist Họ ủng hộ nguyên lí tính Đảng, tính giai cấp
trong văn học nghệ thuật nói chung trong việc đánh giá chủ nghĩa nhân văn trong
văn học nói riêng Đồng thời, họ chỉ trích “chủ nghĩa nhân văn tư sản”, cáo buộc
những tư tưởng chủ nghĩa nhân văn tư sản là “bi quan”, “suy đổi” và “phản động”
“Xét lại” là thuật ngữ thường được các nhà Marxist sử dụng để gọi những nhànghiên cứu dé cao ý thức dân chủ, ý thức về tự do, về quyền làm người, về nhữnggiá trị nhân bản trong triết học, văn học nghệ thuật Ngược lại, những người theoquan điểm “xét lại” phê phán nguyên lí tính Đảng, tính giai cấp cứng nhắc trong vănhọc nghệ thuật Trong hai quan điểm trên, quan điểm chính thông chiếm ưu thé vàgần như giữ vị trí độc tôn, đặc biệt là từ cuối thập niên 50 của thế kỉ XX, trong đời
sông văn học nghệ thuật ở miên Bắc.
Trang 24Khác với ở miền Bắc, văn học miền Nam dưới chính thé Việt Nam Cộng hòa
vận động trong mối quan hệ giữa “chiến tranh, xã hội tiêu thụ và thị trường vănhọc” (Huỳnh Như Phương, 2015) Nếu dưới chính thé Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
những nghiên cứu về vấn đề chủ nghĩa nhân văn trở về với các nhiệm vụ chính trị,
giai cấp, thiên về khuynh hướng đạo lí thì những nghiên cứu về vấn đề chủ nghĩanhân văn dưới chính thé Việt Nam Cộng hòa lại thiên về khuynh hướng nhân ban,
triết học Các nhà nghiên cứu ở miền Nam tiếp nhận đa dạng các tư tưởng nhân văn
Âu - Mi Vì vậy, những tư tưởng triết mĩ phương Tây được giới thiệu, nghiên cứumột cách phé biến ở miền Nam Nếu các nhà nghiên cứu ở miền Bắc chú trọng dichthuật, giới thiệu các tác phâm của Liên Xô thì các nhà nghiên cứu miền Nam lại chútrọng dịch thuật, giới thiệu các tác phẩm triết học nhân bản hiện đại phương Tâynhư phân tâm học, hiện tượng luận, chủ nghĩa hiện sinh, thuyết nhân vi, thuyết tiến
hóa
Trong khoảng 10 năm đầu sau Hiệp định Genève, dưới nền Đệ Nhất CộngHòa, một lí thuyết được gia đình họ Ngô đề cao và quảng bá là chủ nghĩa nhân vị.Chủ nghĩa nhân vị của Ngô Đình Nhu là sự “pha trộn” từ nhiều học thuyết triết học,chính trị khác nhau Trong bải viết “Thử tìm một quan niệm chính xác về nhân vị”
(Quê hương, số 7, 1960), Nguyễn Văn Liêm cho rằng hai yếu tô tô hợp nên nhân vi
là xác thể và hồn thiêng Trong đó, hồn thiêng là yếu tố căn bản, chủ yếu, giữ vai trò
quyết định trong van đề nhân vị Muốn tìm hiểu yếu tố căn bản ấy phải căn cứ vào
những phát huy của nhân vị, đó là những hành vi ý thức, sự thong dong tự quyết và
sự trường cửu Qua lí thuyết của mình, Ngô Dinh Nhu mong muốn xây dựng một xã
hội “nhân vị” trên nguyên tắc căn bản: tôn trọng phẩm giá của con người và thiếtlập một hệ thống những quyền lợi chung của cộng đồng Tuyên ngôn của Cần Lao
Nhân VỊ Cách mạng đảng cũng đã nêu rõ mục tiêu của cuộc cach mạng nhân vi là:
“giải phóng toàn diện con người ( ) dé không còn có những quan niệm sai lầm về
giá trị đời sông, để khắp mọi nơi thực hiện Công bình xã hội, dé không có sự phân
biệt chủng tộc và tôn giáo, thì mới mong kiến tạo một Thế giới hòa bình vĩnh cửu”(Hỗ sơ 29361, 8/1964) Có thể nói, chủ nghĩa nhân vị của Ngô Dinh Nhu ít nhiều có
đề cập đến vấn đề con người trong tương quan với các yếu tố “nhân vị” và “cần lao”nhưng nó còn khá mơ hồ, khó hiểu nên nhiều người, đặc biệt là giới trí thức vẫn giữmột thái độ lạnh nhạt và gần như bị lãng quên trong đời sống văn hóa ở miền Nam
sau cuộc đảo chính tháng 11 năm 1963.
Trang 25của A Niel do Mạnh Tường dịch (Sài Gòn, 1969), Bước đường phiêu lưu của
những dòng tư tưởng: Lịch sử rạng rỡ về những tư tưởng vĩ đại của nhân loại của
A.N Whitehead do Nam Chi va Từ Huệ dịch (Sài Gòn, 1969), Thi về nhân ban chủ
nghĩa của M Heidegger do Trần Xuân Kiêm dịch và giới thiệu (Sai Gòn, 1974).Trong số đó, Những tiếng kêu lớn của chủ nghĩa nhân bản hiện đại là một côngtrình công phu, khách quan, bao quát nhiều khuynh hướng triết học nhân bản vớinhiều triết gia hiện đại tiêu biểu của phương Tây Trong công trình này, A Niel đã
chia chủ nghĩa nhân bản hiện đại phương Tây thành hai khuynh hướng lớn: khuynh
hướng nhân hình (chủ nghĩa nhân bản nhân hình) và khuynh hướng vũ trụ (chủ
nghĩa nhân bản vũ trụ) Chủ nghĩa nhân bản nhân hình gồm tri thức luận, hiện sinh,Marxist, Kitô giáo với các đại diện tiêu biểu như P Valéry, Montherland, Malraux,
A Malraux, A Camus, J.-P Sartre, R Garaudy Chủ nghĩa nhân bản vũ trụ gồmchủ nghĩa tiễn hóa, chủ nghĩa nhân bản khoa học, chủ nghĩa xã hội nhân bản, chủnghĩa nhân bản yếu tính với các đại diện tiêu biểu như H Bergson, J Huxley, J
Curie, G Bachelard, A Einstein, L de Broglie, P.J Proudhon, J Jaurés, Ch.
Andler, E Fromm, Saint-Exupéry, Merleau-Ponty, E Husserl, R Tagore, S.
Aurobindo, J Krishnamurti Qua việc đánh giá những đặc điểm chính của mỗi nhà
triết học, A Niel đã làm nổi bật và lí giải những đóng góp cũng như hạn chế chính
của mỗi học thuyết Trong Bước đường phiêu lưu của những dòng tư tưởng: lịch sửrạng rỡ về những tư tưởng vĩ đại của nhân loại, A.N Whitehead có dành một mục
nhỏ trong phan thứ nhất (Xã hội học) của công trình dé trình bày về những bước
phiêu lưu của “Lí tưởng nhân đạo” (trang 57 - 91) trong lịch sử tư tưởng châu Âu.Những bước phiêu lưu đó bao gồm: (1) những ý tưởng của tôn giáo và của Plato,
(2) những ý tưởng về chủ nghĩa cá nhân và sự cạnh tranh của xã hội thương mại và(3) những ý tưởng của khoa học vật thé Trong Thu về nhân bản chủ nghĩa, dựa trêncâu hỏi của J Beaufret, M Heidegger đã dành phan lớn công trình dé tim câu trả lờicho câu hỏi: “Làm thé nào để tái ban cho chủ nghĩa nhân văn một ý nghĩa?”(Comment redonner un sens au mot Humanisme?) O đây, một mặt M Heideggerkhông ngừng phê phán các nhà siêu hình hoc, mặt khác, ông có cách đặt van đề mới
về chủ nghĩa nhân văn, doi hỏi các nhà tư tưởng suy tư về ban thê của con người.
Trang 26Theo ông, ban thé của chủ nghĩa nhân văn chính là sự suy tu về con người, chứkhông phải con người Tóm lược về nội dung của Thư về nhân bản chủ nghĩa, dịchgiả Trần Xuân Kiêm đã viết trong phan “Khai lộ” như sau: “Van đề nhân bản, do
đây, là vấn đề về thể tính con người Thể tính ấy khi thành tựu viên mãn sẽ làm cho
con người là con người trọn ven, con người nhân tính homo humanus, chứ không
phải con người vat tính homo animalis hay con người man da homo barbarus”
(Trần Xuân Kiêm, 2004, trang 94)
Bên cạnh dịch thuật, các nhà nghiên cứu ở miền Nam cũng dày công nghiêncứu các vấn đề chủ nghĩa nhân bản, ké cả trên bình diện lí thuyết lẫn ứng dụng, tiêubiểu như Nhân bản của Kim Định (Sài Gòn, 1965), Nhận định (6 tập, 1958 - 1972)của Nguyễn Văn Trung, “Một quan niệm nhân sinh nhân bản” của Nguyễn QuangNha (Quê hương, số 41, 1962), “Giấc mơ nhân bản trong thi ca Nguyễn Khuyến”của Lê Tuyên (Ti tưởng, số 1, 1969, trang 97 - 132), “Chân lí, tự do và nhân tính”của Thích Minh Châu (7 /ưởng, số 2&3, 1968), “Van đề cá nhân và xã hội theoquan điểm Phật giáo” của Ngô Trọng Anh (7w trong, số 2&3, 1968, trang 169-196), tiêu luận “Thử bàn về con đường thành nhân theo hai truyền thống Lão Trang
và Không Mạnh” của Hồ Văn Trai (1974, Văn hóa Tập san XXIII, số I, trang 95
-117) Đáng chú ý, trong công trình “Thử bàn về con đường thành nhân theo hai
truyền thống Lão Trang và Không Mạnh”, Hồ Văn Trai cho rằng, những mẫu người
chúng ta đang đề cập chỉ là những mảnh của con người, là con người xét như sự
kiện chứ không phải như giá trị Vì vậy, con người mà chúng ta muốn trở thành làcon người toàn diện và viên mãn Toản diện vi bao gồm mọi khía cạnh sinh hoạt vàviên mãn vì không phải chỉ có phần hồn và xác mà còn bao gồm ba phần: tính, tâm
và xác (Hồ Văn Trai, 1974, trang 98) Nếu nhiều nhà nghiên cứu ở miền Bắc ra sứcphê phán và phủ nhận nhân tính, tình người thì các nhà nghiên cứu ở miền Nam lại
ca ngợi va khang định nó, trong bai viết “Thử đặt lại vấn đề văn hóa ở Việt Nam
ngày nay”, Nguyễn Văn Trung cho rằng các dân tộc đã gặp nhau trong những cái
gọi là “nhân loại” là “tình người” và “Cái gì phố biến là của chung nhân loại, khôngphải của dân tộc, giai cấp nào” (Nguyễn Văn Trung, 1969, trang 88) Tương tự, kếtthúc bài viết “Trường hợp Francoise Sagan hay van dé luân lý trong tiểu thuyết”trong Nhận định II, Nguyễn Văn Trung cho rang: “văn chương bao hàm tính chatnhân bản và nhân bản là gì nếu không phải là một tắm lòng yêu đương con ngườitrong những khía cạnh thầm kín và yếu ớt nhất của nó” (Nguyễn Văn Trung, 1969,
trang 47) Cùng với dịch thuật, lí luận - phê bình, chủ nghĩa nhân văn phương Tây
Trang 27cũng đã được giới thiệu trong văn học sử ở miền Nam giai đoạn này Tỉnh thần
nhân bản của thời Phục hưng như sự tôn trọng giá trị con người, tỉnh thần học hỏi
đã được Đỗ Khánh Hoan giới thiệu trong phần “Văn học Phục hưng” (trang 127
-235) của công trình Lich sử văn học Anh quốc, tập 1 (Sài Gòn, 1969)
Khác với ở miền Bắc, ở miền Nam thời kì này đã hình thành phong tràonghiên cứu các van đề nhân bản trong triết học và văn học thông qua các luận văn
cao học ở các trường đại học, viện đại học Khảo sát thư mục nghiên cứu lưu trữ tại
Thư viện Đại học Quốc gia Thành phó Hồ Chí Minh, chúng tôi thấy có các luận văncao học tiêu biểu như Van dé tha nhân trong triết học của Jean-Paul Sartre của Đỗ
Ngoc Long (Trường Đại học Văn khoa, Sài Gòn, 1970), Van dé thân xác trong tư
tưởng Merleau-Ponfy của Nguyễn Văn Trang (Trường Đại học Văn khoa, Sài Gòn,
1971), Kinh nghiệm và thân phận làm người trong thơ Hàn Mạc Tử của Nguyễn
Đình Niên (Trường Đại học Văn khoa, Sài Gòn, 1973), Khía cạnh nhân bản của
triết học Lão Trang của Hồ Văn Trai (Trường Đại học Văn khoa, Sài Gòn, 1974)
Như vậy, trong hai mươi năm bị chia cách, mỗi miền đã hình thành một quanđiểm và thái độ riêng đối với vấn đề chủ nghĩa nhân văn Khác với ở miền Bắc, ởmiền Nam các nhà nghiên cứu không có những cuộc tranh luận hay đấu tranh chống
chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa nhân đạo Thay vào đó, các nhà nghiên cứu thường
hướng suy tư đến các vấn đề thuộc về bản thê của con người Chính vì vậy, kháiniệm humanism thường được các nhà nghiên cứu ở miền Nam hiểu vả dịch là chủ
nghĩa nhân ban hay nhân bản học Từ đây, vấn đề con người hay van đề nhân bancũng được giới thiệu, nghiên cứu từ nhiều phương diện, góc độ khác nhau Nếu cácnghiên cứu ở miền Bắc có xu hướng phủ nhận tính người chung giữa các giai cấpthì các nhà nghiên cứu ở miền Nam lại có khuynh hướng ngược lại, ca ngợi vàkhẳng định tính người Từ đó, ở miền Nam xuất hiện nhiều công trình thực hành
nghiên cứu văn học từ góc độ nhân bản, đặc biệt là của các nhà nghiên cứu, của sinh
viên ngành văn học, triết học ở các trường, viện đại học
1.3 Từ 1976 đến nay
Từ 1976 đến nay, giá trị nhân văn từng bước được thừa nhận và khăng định
Gia trị nhân văn được xem là hằng số của văn học nghệ thuật Sau 1975, đất nướcthống nhất Từ thời chiến, xã hội chuyền sang thời bình Trong bối cảnh ấy, việc đôimới văn học và nghiên cứu văn học trở nên cấp bách Dé thực hiện điều đó, nhữngquan niệm vé con người được đánh giá lại Vi vậy, từ sau 1975, nhất là từ những
năm 80 của thé ki XX, khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam xuất hiện một loạt bài
Trang 28viết đặt van đề đánh giá con người trong văn học Nhiều bài viết của các nhà nghiên
cứu như Lê Trí Viễn, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Văn Khỏa, Nguyễn Văn Hạnh,
Nguyễn Lộc, Trần Đình Sử, Phùng Quý Nhâm, Lê Ngọc Trà, Huỳnh Như Phương,
Nguyễn Văn Kha đã trực tiếp hay gián tiếp bàn về vấn đề chủ nghĩa nhân văn nói
riêng, vấn đề con người trong văn học nói chung Trong đó, mười năm đầu sauchiến tranh (1976 - 1985) là chặng đường chuyên tiếp của văn học; các nhà văn, nhànghiên cứu trăn trở, tìm kiếm con đường đổi mới Còn từ 1986 trở đi là chặngđường văn học đôi mới mạnh mẽ, sâu sắc và khá toàn diện Điểm chung của giaiđoạn này là văn học vận động theo khuynh hướng dân chủ hóa, mang tinh thần nhânbản và nhân văn sâu sắc Tư duy lí luận, phê bình văn học cũng từng bước hướng về
quỹ đạo chung: “văn học là nhân học” Giá trị nhân văn từng bước được thừa nhận
là hăng số của văn học nghệ thuật
1.3.1 Chặng từ 1976 đến 1985
Từ 1976 đên 1985 được xem như là chặng có tính chât quá độ, mang nhiêu
yêu tố dự báo của thời Đổi mới Bên cạnh những tiếng nói khang định các giá trị
nhân đạo truyền thống, việc giáo dục các giá trị nhân đạo truyền thống, chặng này
cũng xuất hiện những tiếng nói phê phán các quan niệm giáo điều về chủ nghĩa
nhân văn trong văn học Vì vậy, thời kì này xuất hiện một số công trình văn học sử,
lí luận - phê bình văn học đề cập đến một số biểu hiện của giá trị nhân đạo truyền
thống trong văn học và việc quán triệt các giá trị nhân đạo trong việc giáo dục thế
hệ trẻ trong nhà trường Tiêu biểu như các nghiên cứu của Lê Trí Viễn, Hoàng
Trinh, Lê Dinh Ky, Dinh Gia Khánh, Hoang Ngoc Hién, Nguyén Van Khoa,
Nguyễn Lộc, Lê Xuân Vũ, Nguyễn Sỹ Tỳ, Vũ Khiéu, Phan Cự Đệ, Nguyễn Van
Hoàn, Đỗ Quang Lưu
Về văn học sử, ngoài việc tái bản bộ giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam (05tập), thời kì này có hai công trình quan trọng bàn về chủ nghĩa nhân văn là Văn họcViệt Nam nửa cuối thé ki XVIII - nửa dau thé ki XIX (tập 1) của Nguyễn Lộc (Đạihọc và Trung học Chuyên nghiệp, 1976) và Đặc điểm có tính quy luật của lịch sửvăn học Việt Nam (Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 1984) của
Lê Trí Viễn Trên cơ sở tiếp thu thành tựu từ bộ giáo trình Lich sw văn học ViệtNam trước 1975, giáo trình của Nguyễn Lộc tiếp tục khang định và làm rõ hơn sựxuất hiện của một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học Việt Nam nửa cuối thế
ki XVIII - nửa đầu thế ki XIX Trên cơ sở phân tích những tiền đề ra đời, đặc điểmvăn học Việt Nam giai đoạn này, Nguyễn Lộc khẳng định sự xuất hiện của một trào
Trang 29lưu nhân đạo trong văn học Việt Nam nửa cuối thé ki XVIII - nửa đầu thé ki XIX,với hai bình diện bố sung cho nhau là “phê phán những thé lực phong kiến cha đạpcon người và dé cao con người, đề cao cuộc sống trần tục” (Nguyễn Lộc, 1976,
trang 73) Tiếp đến, quan sát quy luật phát triển lịch sử văn học Việt Nam, Lê Trí
Viễn (1984) cho răng tư tưởng nhân đạo và tư tưởng yêu nước là hai tư tưởng cótính quy luật trong quá trình phát triển của văn học Việt Nam
Về lí luận, phê bình văn học, chặng này các nhà nghiên cứu đặc biệt quantâm đến vấn đề giáo dục chủ nghĩa nhân đạo cộng sản đối với mọi tầng lớp nhândân, nhất là thế hệ trẻ Điều này được thê hiện rõ ngay ở tiêu đề của mỗi công trìnhhay hội nghị khoa học bàn về chủ nghĩa nhân đạo Đáng chú ý là hội nghị khoa học
Quán triệt chủ nghĩa nhân đạo cộng sản vào sách giáo khoa cải cách giáo dục của
Trung tâm Biên soạn Sách cải cách giáo dục (1983); các công trình Chu nghĩa nhân
đạo cộng sản với van dé giáo dục thé hệ trẻ của nhóm tác giả Nguyễn Sỹ Tỳ, VũKhiêu, Hoàng Ngọc Hiến và những người khác (1984), Chủ nghĩa nhân đạo của
chúng ta của Lê Xuân Vũ (1984); bài báo: “Văn học, chủ nghĩa nhân đạo va vấn đềgiáo dục "con người mới" trong nhà trường pho thông” của Đỗ Quang Lưu (Van
học, số 202, 1983, trang 134 - 137) Hội nghị Quán triệt chủ nghĩa nhân đạo cộng
sản vào sách giáo khoa cải cách giáo dục đã thu hút 34 bài viết của 32 nhà nghiêncứu có uy tín ở các viện, trường đại học về các vấn đề của chủ nghĩa nhân đạo ở
nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, triết học, văn hóa, đạo đức, lịch sử, văn học
Các tham luận tập trung vào ba vấn đề cơ bản: (1) quan điểm của chủ nghĩa Marx
-Lenin và của Đảng ta về chủ nghĩa nhân đạo; (2) truyền thống, giá trị nhân đạo của
dân tộc thông qua các tam gương tiêu biểu; (3) việc quán triệt chủ nghĩa nhân đạo
cộng sản vào sách giáo khoa cải cách giáo dục ở Việt Nam Nhìn chung, nội dung
nhân đạo được dé cập trong các tham luận mang “nội dung hiện thực” và có “tính
chiến dau” cao Riêng trong lĩnh vực văn học, có các bai viết tập trung vào việc timhiểu các giá trị nhân đạo trong văn học cô điền và hiện đại Việt Nam cũng như việc
giáo dục chủ nghĩa nhân đạo cộng sản thông qua việc giảng dạy văn học như các bài
viết: “Những giá trị nhân đạo trong nền văn học Việt Nam hiện đại và việc vận
dụng những gia tri đó vào các sách giáo khoa cai cach giáo dục” của Phan Cự Dé,
“Những giá trị nhân đạo trong văn học cô điển và cận đại Việt Nam và việc sử dụngnhững giá trị đó vào sách giáo khoa về văn học” của Nguyễn Văn Hoàn, “Giáo dụcchủ nghĩa nhân đạo cộng sản qua việc giảng dạy văn học Xô Viết ở trường phôthông” của Hoàng Ngọc Hiến, “Nguyễn Trãi, đại biểu lỗi lạc của chủ nghĩa nhân
Trang 30đạo Việt Nam thé ki XV” của Tạ Ngọc Liễn Qua các bài viết, các nhà nghiên cứu
đều cho rằng: (1) chủ nghĩa nhân đạo là đỉnh cao của nhân loại và xem đây là hệ
quy chiếu chuẩn về giá trị để xem xét, đánh giá các hiện tượng khác (như ý kiến của
Bùi Đăng Duy); (2) chủ nghĩa yêu nước là một biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo
(như ý kiến của Nguyễn Văn Hoàn); (3) phải rất thận trọng khi nói về chủ nghĩanhân đạo, bởi thầy giáo dễ ngụy biện, học sinh dễ bị tha hóa (như ý kiến của Tạ
Quang Bửu); (4) bên cạnh đó, các bài viết cũng tập trung làm rõ biểu hiện cơ bản
của chủ nghĩa nhân đạo như lòng yêu nước, thương người, ý thức lao động mới,
quyền làm chủ của nhân dân (như ý kiến của Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Văn Hoàn,
Phan Cự Đệ).
Đặc biệt, thời kì này bắt đầu xuất hiện những tiếng nói phê phán các quanniệm giáo điều khi đánh giá về vấn đề chủ nghĩa nhân văn Thuật ngữ “chủ nghĩanhân văn” và “chủ nghĩa nhân đạo” chính thức được đưa vào bộ Từ điển văn học(tập 1, 1983, trang 142 - 144) Và hai khái nệm này được các nhà biên soạn Tir điển
văn học xem như là những từ đồng nghĩa Mục từ chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa
nhân đạo do Nguyễn Văn Khỏa viết Qua ba trang trong từ điển, sau khi lược thuậttiễn trình phát triển, đặc điểm của chủ nghĩa nhân văn từ thời Phục hưng đến chủnghĩa Marx, Nguyễn Văn Khỏa đã phê phán hai thái độ của các nhà nghiên cứu
đương thời đối với chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa nhân đạo Đó là:
“cách nhìn trừu tượng thoát li khỏi tính đảng cộng san và lợi ich của cuộc
dau tranh của giai cấp vô sản trong hoàn cảnh lịch sử” và “cách nhìn có tínhchất hư vô chủ nghĩa, coi mọi biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn như “tình
người”, “tình thương”, “nhân ái”, “ý nghĩa nhân loại”, “vẻ dep của con
người” thậm chí cả chủ nghĩa nhân văn nữa là thuộc hệ tư tưởng tư sản,
quan điểm tư sản, là phản động (Nguyễn Văn Khỏa, 1983, trang 144)
Cũng theo Nguyễn Văn Khỏa (1983), nếu cách nhìn thứ nhất dẫn đến hệ quả
là “đồng nhất chủ nghĩa nhân văn mới với chủ nghĩa nhân văn cũ, không phân biệt
hiện tượng với bản chất, cách mạng với cải lương” (trang 144) thì cách nhìn thứ hailại dan đến việc “đưa ra những mô hình dung tục, tầm thường điền hình cho lối áp
dụng một cách máy móc quan điểm giai cấp của chủ nghĩa Mác, phản ánh sự thiếukiến thức lịch sử văn học, triết học về chủ nghĩa nhân văn” (trang 144)
Tuy lẻ loi, nhưng chặng này cũng đã xuất hiện tiếng nói khăng định tư tưởng
nhân đạo trong văn học Đỗ Quang Lưu (1983) cho rằng tư tưởng nhân đạo chính là
“nên tảng vững chắc nhât tạo nên giá trị vĩnh cửu của các tác phâm van học xuat
Trang 31sắc” (trang 134) Vì vậy, bat cứ một nền văn học chân chính, tiến bộ nào, bao gid nó
cũng mang một nội dung tư tưởng nhân đạo cao quý.
Bên cạnh đó, trong chặng này, như một quán tính, những tư tưởng của chủ
nghĩa nhân văn tư sản vẫn tiếp tục bị phê phán trong một số công trình nghiên cứu
của các nhà nghiên cứu như Lê Dinh Ky, Hoang Trinh Tiêu biểu như Tim hiểu vănhọc của Lê Đình Ky (1984), “Xúc tiếp với những tỉnh hoa tư tưởng và nghệ thuật
của loài người qua văn học” của Hoang Trinh (Tap chi Văn hoc, số 3, 1979, trang
76 - 79), “Những truyền thống nhân đạo chủ nghĩa trong thơ Việt Nam” của HoàngTrinh (Tap chí Văn học, số 2, 1984, trang 79 - 87) Trong các công trình trên, bêncạnh việc tiếp tục khăng định truyền thống nhân đạo chủ nghĩa trong văn học ViệtNam như tỉnh thần yêu nước, tinh thần chiến đấu, bảo vệ người phụ nữ, bảo vệ nhândân lao động, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục phê phán phê phán các triết gia, cáctrào lưu văn hóa văn nghệ có nguồn gốc từ phương Tây như chủ nghĩa lãng mạn,chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa tượng trưng; cùng với đó, vấn đề tính người hay chủ
nghĩa nhân bản của giai cấp tư sản trong văn học vẫn chưa được một số nhà nghiêncứu chấp nhận
Như vậy, tuy đây chỉ được xem như một chặng quá độ, có tính dự báo, với
sự thiểu vắng của các nhà nghiên cứu văn học ở miền Nam trong chặng 1955 - 1975nhưng những nghiên cứu về chủ nghĩa nhân văn tiếp tục có bước phát triển với sự
xuất hiện của các nhà nghiên cứu, các công trình nghiên cứu mới Bên cạnh việc
phê phán tính người, tình người của chủ nghĩa nhân văn tư sản, chặng này bắt đầuxuất hiện tiếng nói phê phán ý thức hệ, ý thức giai cấp dung tục trong việc nghiêncứu, tiếp nhận chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa nhân bản từ chính các nhà nghiên cứu
Marxist Đây được xem như là dấu hiệu khởi đầu của thời đại mà “những giá trịnhân văn cao quý gặp nhau” (Nguyễn Văn Khỏa, 1983, trang 144), mở đường choviệc nghiên cứu toàn diện các vấn đề của chủ nghĩa nhân văn ở những chặng tiếp
theo trong nghiên cứu văn học.
1.3.2 Chặng từ 1986 đến nay
Từ đâu thê ki XX đên nay, chưa bao giờ lịch sử nghiên cứu vân dé chủ nghĩa
nhân văn diễn ra sôi nổi như từ Đổi mới (1986) đến nay Trong đó, cũng giống nhưđặc điểm chung của giai đoạn từ 1976 đến nay, tinh thần chung của chặng này là tưduy lí luận, phê bình văn học từng bước hướng về quỹ đạo chung: “văn học là nhânhọc” Nhiều yếu tố khác nhau góp phần tạo nên không khí trên Tựu trung lại, có bayếu tố cơ bản Đó là tinh thần đổi mới của Dai hội Dang lần thứ VI (12/1986), nhu
Trang 32cầu đổi mới, nhận thức mới về con người của mỗi nhà nghiên cứu, mỗi người sáng
tác và bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi Trong đó, nhân tố đầu tiên phải kế đến đó
là con người, mà cụ thê ở đây chính là đội ngũ các nhà nghiên cứu, phê bình và dịch
thuật Từ những công trình dịch thuật công phu trước tác của các nhà nghiên cứu về
văn học nghệ thuật, triết học của phương Tây và phương Đông như I Kant, M
Heidegger, J.-P Sartre, E.W Said, A.B Fallico, H Shapiro, N.I Konrad, M.M.
Bakhtin, M.B Khraptrenko, I.S Braginsky, Trương Lập Văn, Luu Cuong Ky,
Pham Minh Hoa đến những công trình nghiên cứu của những nha nghiên cứutrong nước như Trần Đức Thảo, Lê Đình Ky, Phùng Quý Nhâm, Trần Đình Sử, LêNgọc Trà, Hoàng Trinh, Trần Ngọc Vương, Trần Thanh Dam, Nguyễn Văn Hạnh,Huỳnh Như Phương, Nguyễn Văn Dân, Phương Lựu, Mai Quốc Liên, Nguyễn VănLong, Nguyễn Hữu Sơn, Trường Lưu, Đoàn Thị Thu Vân, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Văn Kha và đặc biệt là sự đóng góp của một lực lượng đông đảo các sinh
viên, học viên, nghiên cứu sinh ở các trường đại học, các viện nghiên cứu trong cả
nước Vì vay, trong khoảng gần 40 năm, từ Đổi mới đến nay, chúng ta có hàng trăm
công trình liên quan được công bố đưới dang dịch thuật, tổng thuật, bài báo, khảocứu, công trình nghiên cứu, ý kiến trao đổi bàn về các vấn đề chủ nghĩa nhân văn
trong văn học.
(1) Các công trình dịch thuật
Từ sau Đổi mới, một mặt, chúng ta vẫn duy trì việc nghiên cứu, tiếp thu tính
hoa văn hóa của các nước có cùng ý thức hệ như Trung Hoa, Liên Xô; mặt khác,
chúng ta cũng không ngừng giới thiệu tư tưởng nhân văn của nhiều nước khác ý
thức hệ ở phương Tây thông qua việc dịch thuật các trước tác triết học, văn học
Các công trình dịch thuật cũng khá đa dạng, từ những công trình dịch thuật tác
phẩm có tính thời sự như Nha văn và thời đại (Thanh Binh dịch, 1989) đến nhữngcông trình nghiên cứu chuyên sâu có đề cập đến vấn đề chủ nghĩa nhân văn nhưChủ nghĩa hiện thực phê phán của X.M Pêtorốp (Nguyễn Đức Nam, Phạm VănTrọng, Anh Đào dịch, 1986), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết của M.M Bakhtin(Phạm Vĩnh Cư tuyên chon và dịch, 1992), Những vấn dé thi pháp của Dôxtôiepkicủa M.M Bakhtin (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, 1993),Phương Đông và phương Tây: những vấn đề triết học, triết học lịch sử, văn học
Đông và Tây của N.I Konrad (Trinh Ba Dinh dịch, 1997), Trở lai với con người (Nghiên cứu con người qua tai liệu nước ngoài) do Viện Nghiên cứu con người — Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quôc gia tô chức tuyên chọn và biên dịch
Trang 33(2003), bộ sách Lịch sử văn học thể giới do nhóm tác giả Viện Văn học A.M Gorky
biên soạn (tập 1 xuất bản năm 2007, tập 2 xuất bản năm 2012 và tập 3 xuất bản năm
2014)
Điểm chung của các công trình dịch thuật trên là sự khăng định và ngợi cavai trò to lớn của chủ nghĩa nhân văn/nhân dao đối với văn học nghệ thuật cũng nhưnền văn minh nhân loại Chủ nghĩa nhân văn được xem là “co sở và cương lĩnh phát
triển của con người lên bậc mới của nền văn minh mà chúng ta sẽ phải đạt tới”
(Xtreltxôva, 1989, trang 17); là “cơ sở lí tưởng thâm mĩ của nghệ thuật hiện thực”(Pêtorốp, 1986, trang 96); là “một tư tưởng tạo nên bản chất nội dung và đối tượngdiễn tả nghệ thuật” của văn học [I.S Braginsky trong (Viện Văn học Thế giới A.M.Gorky, 2007, trang 45)]; là “phạm trù đạo đức cao nhất ( ) là tiêu chí cao nhất của
sự tiến bộ đối với nhân loại ngày nay” [N.I Konrad, (Huỳnh Như Phuong, 2010,
trang 38)].
Trong đó, đáng chú ý là các nghiên cứu của M.M Bakhtin Nghiên cứu về líluận và thi pháp tiểu thuyết, cụ thé là trường hợp tiêu thuyết F Dostoevsky, M.M.Bakhtin không chỉ đóng góp quan trọng cho lí luận về tiêu thuyết như nguyên lí đối
thoại, tính đa thanh hay đóng góp cho sự phát triển của các lí thuyết trong nghiên
cứu văn học như các lí thuyết về liên văn bản, sự phản hồi của độc giả mà ông còn
thể hiện nhận thức mới trong việc khám phá quan niệm về con người trong văn học
Nhận xét về tiêu thuyết của F Dostoevsky, M.M Bakhtin cho rằng, F Dostoevsky
đã khám phá ra một bình diện mới, toàn vẹn của con người — “một bản ngã” hay là
“con người trong con người” (M.M Bakhtin, 1992, trang 258) Theo M.M Bakhtin,
các nhân vật trong tiêu thuyết của F Dostoevsky luôn ý thức sâu sắc về sự chưahoàn kết và chưa tận quyết của mình Sự ý thức này được thực hiện thông qua
những hành trình tư tưởng, tội ác và công tích rất phức tạp Điều đó còn cho thấy,
con người trong văn học không chỉ là đối tượng miêu tả, họ không phải là cái “loa”
phát ngôn cho nhà văn, mà đó còn là chủ thé, là nhân vật bình đăng với tác giả Conngười trong tiêu thuyết không phải là con người toàn vẹn, con người không bao giờ
trùng với bản thân mình Cuộc sống đích thực của bản ngã chỉ có thể được xâm
nhập bằng đối thoại và trong cuộc xâm nhập đối thoại ay, con người tự phúc đáp, tự
bộc lộ mình một cách tự di nhất
Bên cạnh đó, các bài viết bàn về thời kì Phục hưng ở các nước châu Á, tiêu
biéu là bài “Phải chăng ở phương Đông có thời đại Phuc hưng” của LS Braginxky(Tạp chí Văn hoc, số 7, 1996) do Trịnh Ba Dinh trích dịch một số luận điểm từ hai
Trang 34bài báo của I.S Braginxky là “Lịch sử van dé thời đại Phuc hưng” và “Phải chăng ởphương Đông có thời đại Phục hung?” in trong tuyên tập Những van dé lí luận củacác nên văn học phương Đông (Matxcova, 1969) Bài viết gồm hai nội dung chính.Phần thứ nhất trình bày các luận giải của những người ủng hộ quan niệm về sự tồntại của “thời Phục hưng phương Đông” như E Braun, A Mesơ, N.I Konrad Phần
thứ hai đi tìm câu trả lời cho câu hỏi phải chăng ở phương Đông có thời Phục hưng?
Dé trả lời câu hỏi này, trước hết, tác giả tập trung chứng minh một quan niệm sai
lầm từ sự giáo dục phổ thông khi xem những đặc điểm như tinh thần chống tôn
giáo, tinh thần cổ xúy cho nguyên tắc sự trong sáng đạo đức và những hạnh kiểm
tiêu chuẩn, chủ nghĩa dân chủ và tính nhân dân, sự khôi phục lại truyền thống văn
hóa cô đại sau sự “đứt đoạn” bởi văn hóa trung thé kỉ là những đặc điểm cố hữu củavăn hóa Phục hưng Trên cơ sở đó, tác giả kết luận “thời Phục hưng có thể có ở
phương Đông” với sáu đặc điểm cơ bản: (1) sự phối hợp của các nhân tố kinh tế
-xã hội; (2) tự do tư tưởng của tầng lớp trí thức nhân văn với hai hình thức cơ bản:chủ nghĩa duy lí và thần bí giáo; (3) hai xu hướng đối lập đấu tranh ác liệt với nhau:
xu hướng quý tộc và xu hướng bình dân; (4) nghệ thuật thịnh vượng với nguyện
vọng thé hiện thực tế con người như chúng vốn có; (5) sự thé hiện những tư tưởng
và đề tài mới có đặc điểm khôi phục lại văn hóa cổ, làm nó “biến nghĩa” phù hợpvới điều kiện và tư tưởng mới và (6) “Sự dang đở” của quá trình hưng thịnh văn hóa
do việc chống đối, đè nén, thủ tiêu của các lực lượng đối lập (I.S Braginsky, 1996,trang 57) Những luận điểm của bài viết có ý nghĩa quan trọng, gợi mở những vấn
dé dé chúng ta giải quyết van đề có hay không trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong
văn học Việt Nam.
Cùng với đó là các công trình dịch thuật từ Trung Hoa, đáng chú ý nhất là bộ
sách Triết học phương Đông do Trương Lập Văn chủ biên Trương Lập Văn và
cộng sự tuyên chọn, biên soạn nhiều phạm trù truyền thống trong nền văn hóa
Trung Hoa như Đạo (1998), Lý (1998), Tam (1999), Tinh (2001), Thiên (2003),
Biến (2004) Đây đều là những phạm trù có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực triết học,
mi học, văn học Trong đó, công trình Đạo: Ti riét học phương Đông (1998) trực tiếp
đề cập đến vấn đề chủ nghĩa nhân đạo Công trình này đã cho thấy nội dung, diễntiến của phạm trù Đạo - một phạm trù trung tâm trong hệ thống các phạm trù triếthọc truyền thống Trung Hoa Theo Trương Lập Văn và các tác giả khác (1998), xét
từ nguyên nhân biến đổi, Đạo có tam hàm nghĩa cơ bản: dao là con đường, pháttriển thành quy luật; đạo là bản thể hoặc bản nguyên của vạn vật; đạo là một; đạo
Trang 35là không (vô); đạo là li, là thai cực; đạo là tâm; đạo là khi (hơi) va đạo là nhân đạo
(đạo người) Cũng theo các tác giả, phạm trù chủ nghĩa nhân đạo như cách hiểu củaphương Tây chỉ thực sự xuất hiện ở Trung Hoa thời cận đại (trang 12)
Các công trình cho thấy nội dung, vị trí, diễn tiễn của khái niệm đạo, chủ
nghĩa nhân đạo trong lịch sử tư tưởng Trung Hoa Day là cơ sở quan trọng dé chúngtôi có cái nhìn so sánh, đối chiếu với các phạm trù văn học truyền thống của Việt
Nam.
Tư tưởng của các nhà nhân văn phương Tây được giới thiệu thông qua việc
dịch thuật các công trình: Renaissance philosophy, Voll: The Italian Philosophers
của các tác giả A.B Fallico, H Shapiro qua bản dich Triét học thời Phuc hung những triết gia Ý của Nguyễn Kim Dân (2005), L'existentialisme est un humanisme
-của J.-P Sartre qua các ban dich Chu nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản
của Phương Ngọc (trong các sách Quan niệm văn chương Pháp thé ki XX, Hà Nội,trang 165 - 193; Li luận phê bình văn học thé giới thé ki XX, tập hai, trang 916 -
937) hay Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản của Dinh Hồng Phúc (2015),
Orientalism của E.W Said qua bản dịch Đồng phương luận của Lưu Doan Huynh,
Phạm Xuân Ri và Tran Văn Tuy (2014), Histoire de la littérature francaise của X
Darcos qua ban dich Lich sử văn hoc Pháp của Phan Quang Định (1997), The
Renaissance: A very short introduction của J Brotton qua ban dịch Phuc hung —
một dẫn nhập của Hiéu Tân (2019) Thời kì này, chúng ta còn tai bản nhiều công
trình dịch thuật của nhà nghiên cứu ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975bàn về các van dé của chủ nghĩa nhân văn hay chủ nghĩa nhân bản như Thu về nhân
bản chủ nghĩa trong Martin Heidergger: Túc phẩm triết học do Trần Xuân Kiêm
dịch và giới thiệu (2004).
Có thé nói, đây là những tư liệu quý đối với các nhà nghiên cứu ở Việt Nam
Nó giúp các nhà nghiên cứu có cái nhìn bao quát hơn thông việc giới thiệu các tác
giả, tác phẩm; cung cấp cho nền văn học ở Việt Nam những kinh nghiệm thực tế
(2) Các tổng thuật, giới thiệu chủ nghĩa nhân văn trong nên văn học khu vực,quốc gia
Tiêu biểu cho nhóm này là bộ sách giới thiệu những “cái mới” trong khoa
học xã hội của Viện Thông tin Khoa học Xã hội, với hai công trình: Chu nghĩa
nhân đạo trong văn học hiện đại (1989) và Chu nghĩa nhân dao cua triết học vàtriết học của chủ nghĩa nhân đạo (1989) Ö công trình thứ nhất, Chủ nghĩa nhân
đạo trong văn học hiện đại là một sưu tập chuyên đề gồm 83 trang viết, tập hợp tám
Trang 36bai viét, dich thuat dé cap đến các van dé của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tư
tưởng nhân văn trong các nền văn học phương Tây hiện đại, văn học Mĩ Latin và
trong nền văn học của một số quốc gia như Xô viết, Rumani, Trung Hoa của cácnhà nghiên cứu: Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Văn Dân, Lê Sơn, Đỗ Thúy Hà, HàMinh Thắng, Lý Thế Vọng, Nguyễn Thị Khánh Tuy mỗi nhà nghiên cứu có lựachọn, trình bày khác nhau nhưng họ đều xuất phát từ một nhận thức chung răng
“văn học luôn lấy chủ nghĩa nhân đạo làm mục đích và tiêu chuẩn sáng tác” (Viện
Thông tin Khoa học Xã hội, 1989, trang 1) Vi vậy, tập sách có tính chất “giới thiệu
những bộ mặt của văn học xét từ góc độ của chủ nghĩa nhân đạo” (Viện Thông tin
Khoa học Xã hội, 1989, trang 2) Công trình là cột mốc quan trọng, góp thêm tiếngnói khang định nhu cầu đổi mới tư duy lí luận văn học ở Việt Nam, đặc biệt là đôimới cách nhìn nhận, đánh giá về con người trong văn học dưới ánh sáng nhân văn
Ở công trình thứ hai, Chu nghĩa nhân dao cua triết học và triết học của chủ nghĩanhân đạo là công trình do Nguyễn Lộc, Ngô Thế Phúc, Nguyễn Như Diệm dịch(Viện Thông tin Khoa học Xã hội, 1989) Công trình gồm 83 trang được chia làmhai phần, phần thứ nhất dịch thuật một số bài viết đăng trên tạp chí Người cộng sản(Kommunist), số 16 năm 1988 của Liên Xô giới thiệu kết quả Đại hội triết học thégiới lần thứ XVIII (1988) tại Brighton - Anh và phan thứ hai dịch thuật một số bài
viết giới thiệu về cuốn sách giáo khoa mới về triết học của Liên Xô Trong đó, trọngtâm thuộc phần thứ nhất của công trình Phần thứ nhất gồm năm bài viết: “Chủ
nghĩa nhân đạo của triết học và triết học của chủ nghĩa nhân đạo”, “Những bài họccủa Bringhton”, “Triết học và các mệnh lệnh xã hội”, “Triết học của khoa học trong
“thước đo con người” và “Cuộc đối thoại của các nền văn hóa triết học” Qua cácbài viết, các tác giả đã chuyền tải những thông điệp mới trong quan niệm về triết
học của con người được các nhà triết học trên thế giới thảo luận tại Đại hội triết họcthé giới lần thứ XVIII Trong đó, chúng ta có thé dé dàng nhận thấy hai van đề quantrọng được nêu tại Đại hội Một là sự xuất hiện những khuynh hướng của chủ nghĩanhân văn đang chiếm ưu thế trong các trào lưu tư tưởng triết học thế giới Và hai làchủ nghĩa Marx - Lenin là một trong những quan điểm triết học thuộc chủ nghĩanhân văn, cần được phát triển trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các trào lưu,trường phái khác nhau Trên cơ sở đó, các nhà triết học lên tiếng khăng định và bảo
vệ các quyền tự nhiên của bản tính con người; ý thức về sự cần thiết phải bảo vệsinh thái, xem đạo đức học sinh thái trở thành thước đo độc đáo về giá trỊ của conngười; chú ý đến sự thống nhất của toàn bộ sinh gidi Ở Việt Nam, một số nhà
Trang 37nghiên cứu Marxist vẫn luôn cho rằng Marx - Engels cũng ca ngợi chủ nghĩa nhân
đạo siêu giai cấp nhưng nó chỉ có trong nền kinh tế thị tộc cộng sản nguyên thủy
Nay, N Motroshilova thé hiện cách nhìn nhận hoàn toàn khác Có thể nói, đây là
những cơ sở triết học quan trọng cho sự thay đôi nhận thức, quan niệm về bản chất
nhân học trong sáng tác và nghiên cứu văn học ở Việt Nam.
Ngoài ra, những tư tưởng nhân văn của chủ nghĩa Marx phương Tây cũng
được Phương Luu giới thiệu sơ lược trong công trình 7 đưởng văn hóa văn nghệ
của chủ nghĩa Mác phương Tây (2007), Phương Luu dành hai mục ở chương 5 va
chương 10 của công trình dé trình bay và đánh giá quan điểm về chủ nghĩa nhânđạo của triết gia Pháp H Lefèbvre và phái Thực tiễn Nam Tư Trước hết, ở mục
“Chủ nghĩa nhân bản, tư tưởng chủ đạo trong “khái luận mĩ học” (trang 122 - 135)
trong chương 5, Phương Lựu nêu lên ba nội dung chính trong quan điểm của H.Lefèbvre về chủ nghĩa nhân đạo Một là văn nghệ không năm trong cái gọi là kiếntrúc thượng tầng, mà nó chi phối bởi chủ nghĩa nhân đạo Hai là chủ nghĩa nhân đạonhư một phương thức mà con người tự nhận thức đối với bản thân, hiểu ra nhượcđiểm trong đấu tranh và trưởng thành Và ba là nội dung chủ nghĩa nhân đạo théhiện trong nghệ thuật là cái lí tưởng và bản chất thống nhất mang tính vô hạn giữa
con người và tự nhiên (Phương Lựu, 2007, trang 131, 132) Trên cơ sở tóm lược các
tư tưởng nhân đạo của H Lefèbvre, Phương Lựu cho rằng những nhận xét của H.Lefèbvre về những biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật Hi Lạp tuycòn “chưa đầy đủ”, “bỏ quên nội dung xã hội”, “không bao quát toàn bộ lịch sử
nghệ thuật” nhưng ông cũng phải thừa nhận rằng nó “đều đúng dan” (Phương Luu,
2007, trang 133) Tương tự, ở chương 10 khi bàn về “Lí luận văn nghệ “Mác xít thực tiễn” ở Nam Tư”, theo Phương Lựu, mệnh đề cơ bản nhất của phái Thực tiễn
-Nam Tư là con người qua lịch sử tự thực hiện mình và hoạt động của nhân loại tự
thực hiện mình theo mục tiêu của chủ nghĩa nhân đạo (Phương Lựu, 2007, trang
242, 244) Và Phương Lựu cho rằng: “khách quan mà nói, phái Thực tiễn Nam Tư
dùng tư tưởng và mĩ học nhân đạo dé lên án chế độ và văn hóa Xô viết là có mộtcăn cứ nhất định” nhưng họ muốn “xây dựng một nền mĩ học nhân đạo siêu giaicấp, phủ nhận hoàn toàn lí luận cũng như thực tiễn văn hóa Xô viết thì rõ ràng là
cực đoan” (Phương Lựu, 2007, trang 252, 256).
Trang 38(3) Các công trình nghiên cứu mang tinh chất lí thuyết, đánh giá khái quátsau môi chặng đường phát triển của nghiên cứu văn học
Trong nhóm này, đáng chú ý nhất là những nghiên cứu của Trần Đức Thảo,
Lê Trí Viễn, Phùng Quý Nhâm, Lê Ngọc Trà, Trần Thanh Đạm, Hoàng Ngọc Hiến,Nguyễn Văn Hạnh, Trần Đình Sử, Phương Lựu, Trần Văn Giảu, Trường Lưu,Huỳnh Như Phương Các công trình xuất hiện dưới nhiều hình thức, thuộc nhiềulĩnh vực khác nhau, từ triết học đến nghiên cứu văn học; từ lí luận, phê bình tới lịch
sử văn học.
Từ góc độ triết học, trong thập niên 80 của thế ki XX, đáng chú ý là côngtrình Van dé con người và chủ nghĩa ‘Ly luận không có con người” của Trần ĐứcThảo Công trình được xuất ban lần thứ nhất năm 1988 và tái bản (có viết thêm)năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh Công trình gồm 176 trang, được trình bàythành hai phần: Nhập đề và chín chương Qua công trình, một mặt Trần Đức Thảo
đã bác bỏ quan niệm của phái Althusser ở Pháp khi cho rằng: chủ nghĩa Marx làmột thứ “chu nghĩa lí luận không có con người” hay “một thứ chủ nghĩa chống nhânbản về mặt lí luận” (trang 33) Theo Trần Đức Thảo, trong Luận cương VỊ vềFeuerbach, K Marx đã khang định: "Bản chất của con người là toàn diện những
quan hệ xã hội" Và cái bản chất của con người dựa trên nền tảng chung của một hệ
thống gồm ba thành tố: sức lao động đơn giản, tiếng nói và ý thức hay tâm thần Do
đó, những quy luật sinh vật là tat yếu, nhưng nó phải thông qua các quan hệ xã hội
Quan hệ xã hội là bản chất; quy luật sinh vật học là nền tảng của cái bản chất xã hội
của con người (trang 39); con người luôn bao gồm cả đạo lí và nhân bản Vì vậy,
“cái bản tính giai cấp là bản chất hàng một của con người và cái bản tính cộng sảnnguyên thủy là cái bản chất hàng hai, nó là cái cơ bản chung của con người, làm nền
tảng cho cái bản chất giai cấp” (trang 42) Như vậy, một mặt Trần Đức Thảo vẫnkhẳng định những thuộc tính xã hội của con người, mặt khác ông cũng cho thấynhững thuộc tính tự nhiên trong mỗi con người Hai yếu tố này không tách rời đối
với mỗi con người.
Trong nghiên cứu văn học, xem xét nội dung các công trình, chúng tôi nhận
thay các nghiên cứu thường bàn luận đến ba nhóm van đề chủ yếu: tên gọi các khái
niệm, vi trí, gia tri của chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa nhân dao trong văn học và giá
trị nhân văn, nhân đạo trong truyền thống văn hóa dân tộc.
Trước hết là các công trình nghiên cứu bàn về tên gọi các khái niệm Tiêu
biêu cho hướng nghiên cứu này có các nghiên cứu của Lê Trí Viên, Hà Thúc Minh,
Trang 39Đỗ Duy Minh Trong Quy luật phát triển lịch sử văn học Việt Nam (1999), với tên
gọi cũ là Đặc điểm có tính quy luật của lịch sử văn học Việt Nam (1984), sau đôithành Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam (1987), Lê Trí Viễn cho rằng khái niệm
nhân đạo, nhân văn là những khái niệm có tính lịch sử, việc sử dụng nó tùy từng
thời kì Tuy nhiên, ngày nay, “nhân văn là phẩm chất người ở con người trong tưcách là con người”, còn nhân đạo là “tôn trọng, tin tưởng, ca ngợi, đề cao, thươngyêu, bảo vệ, phát huy, phát triển con người, cái đó là nhân đạo, ngược lại là vô nhânđạo” (Lê Trí Viễn, 1999, trang 198) Về tương quan giữa hai khái niệm, ông chorằng: “nhân văn rộng nhưng không sâu, nhân đạo sâu và rộng Nhân văn là con
người nhìn bản thân mình, nhân đạo vừa là mình tự nhìn mình vừa là kẻ khác nhìn
mình Nhân đạo chừng nào có cao hơn nhân văn một bậc, cả hai đều là hai cấp độphẩm giá con người, và dính liền vào nhau” (Lê Trí Viễn, 1999, trang 198)
Có điểm tương đồng với nghiên cứu của Lê Trí Viễn, Hà Thúc Minh trong
bài viết “Chu nghĩa nhân văn và chủ nghĩa nhân đạo” (2006) cũng nhấn mạnh sựkhác biệt giữa hai khái niệm chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa nhân đạo, bởi mỗikhái niệm đều gắn với một truyền thống văn hóa riêng Do truyền thống văn hóaphương Đông, dựa chủ yếu vào lòng nhân ái, đạo đức dé quan lí xã hội nên ông chorằng ở Việt Nam “thay vì gọi là “chủ nghĩa nhân văn” thì nên gọi là “chủ nghĩa
nhân đạo” có lẽ thích hợp hơn đối với Nho giáo ở phương Đông” (Hà Thúc Minh,
2006, trang 7) và cũng theo ông, “có lẽ nên xem “chủ nghĩa nhân văn” chỉ là một
biểu hiện của “chu nghĩa nhân đạo” (Hà Thúc Minh, 2006, trang 7)
Trong bài “Chủ nghĩa nhân văn thé ki XX” (Tap chí Khoa học Xã hội, số09+10, 2007), trên cơ sở phân tích những đặc điểm của “nhân văn” ở phương Đông
(chủ yếu là Trung Hoa) và phương Tây, Đỗ Duy Minh cho rằng “ở Trung Quốc
chưa bao giờ có phong trào Phục hưng như ở phương Tây Nếu Trung Quốc chưa
có thời kì Phục hưng thì ở Việt Nam càng không thé có thời kì này” (Đỗ Duy Minh,
2007, trang 13) Tuy nhiên, do đặc thù của lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm ở
Việt Nam nên Đỗ Duy Minh còn lưu tâm đến vấn đề cần thiết phải phân biệt hai
khái niệm chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn trong nghiên cứu Đỗ Duy
Minh viết: “Chủ nghĩa yêu nước hướng về cộng đồng còn chủ nghĩa nhân văn lạihướng về cá nhân Chủ nghĩa yêu nước đòi hỏi, hi sinh nhiều hơn là thỏa mãn nhucầu, chủ nghĩa nhân văn chủ yếu là “được” chứ không phải cho” (trang 15) Tuynhiên, tác giả chưa có những kiến giải cụ thể về mối quan hệ giữa chủ nghĩa nhân
văn và chủ nghĩa yêu nước trong thực tiễn Việt Nam.
Trang 40Trong bài viết “Khái niệm chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa nhân đạo trong
khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ 1945 đến nay” (Tạp chí Khoa học Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 1(66), 2015, trang 143 - 155), chúng tôi khái
quát ba khuynh hướng chủ yếu trong việc sử dụng khái niệm chủ nghĩa nhân văn và
chủ nghĩa nhân đạo trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ Cách mạng tháng
Tám - 1945 đến nay Đó là khuynh hướng đối lập, khuynh hướng đồng nhất vàkhuynh hướng phân biệt hai khái niệm Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra những kiếngiải về cơ sở cũng như hệ quả của các cách gọi trên Tuy nhiên, các công trìnhnghiên cứu vẫn chưa tìm hiểu nội hàm của các khái niệm trong lịch sử tư tưởng Việt
Nam cũng như ở các nước cùng thuộc nền văn hóa chữ Hán, tức chưa thực sự tìm
hiểu cội nguồn và sự vận động của các khái niệm
Tiếp theo là các nghiên cứu bàn về vị trí, giá trị của chủ nghĩa nhân văn, chủ
nghĩa nhân đạo trong văn học Tiêu biểu cho khuynh hướng này là các công trình
nghiên cứu của Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Văn Hạnh, Lê Ngọc Trà, Trần Đình Sử,
Phùng Quý Nhâm, Nguyễn Văn Dân, Huỳnh Như Phương Trong khi nhiều nhà
nghiên cứu ở Việt Nam vẫn đang có xu hướng đề cao quá mức chủ nghĩa hiện thựcthì trong bai viết: “Về nội dung khái niệm chủ nghĩa hiện thực trong văn học” (Tap
chí Van học, số 1, 1987), trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các nhà nghiêncứu như N.I Konrad va A Busmin, Nguyễn Văn Hạnh cũng tin tưởng chắc chanrằng sự phát triển các nguyên tắc của chủ nghĩa nhân đạo “phải là tiêu chuẩn cao
nhất trong tong hợp những tiêu chí của tiến bộ nghệ thuật” (Nguyễn Văn Hạnh,
1987, trang 72) và vì vậy “chủ nghĩa nhân đạo (theo nghĩa rộng) là một khái niệm,
một tiêu chuẩn về giá trị có ý nghĩa còn phổ biến hơn là chủ nghĩa hiện thực trong
văn nghệ” (Nguyễn Văn Hạnh, 1987, trang 72) Tương tự, ở chương “Về đặc trưngcủa văn học” trong sách Lí luận văn hoc: vấn dé và suy nghĩ, Nguyễn Văn Hạnh
tiếp tục khẳng định: “chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa nhân văn là linh hồn của vănchương, nghệ thuật” (Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương, 1994, trang 6) Ở
một khía cạnh khác, trong bài viết: “Chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo”(trong sách Hoàng Ngọc Hiến, Văn học - học văn, Trường Cao đăng Sư phạmThành phố Hồ Chí Minh - Trường Viết văn Nguyễn Du, 1990, trang 17 - 47),Hoàng Ngọc Hiến cho rằng mối quan hệ giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩanhân đạo giống như mối liên hệ giữa nhận thức và quan hệ của ý thức với sự vật:
“chủ nghĩa hiện thực là phương diện nhận thức cuộc sống, chủ nghĩa nhân đạo làquan hệ, thái độ đối với cuộc sống” (Hoàng Ngọc Hiến, 1990, trang 17)