-Phạm vi nội dung: Luận án tập trung vào phân tích thực trạng năng suất lao động củacác doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực khách sạn 01 phân nhóm của lĩnh vực du lịch và tập trun
TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CO SO LY LUAN VE NANG SUAT LAO DONG TRONG DOANH NGHIEP1.1 Tổng quan tinh hình nghiên cứu về năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch
1.1.1 Năng suất lao động trong các doanh nghiệp dịch vụ
Năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ có tính phức tạp và đa dạng hơn nhiều so với năng suất lao động trong lĩnh vực công nghiệp (Biege và các cộng sự, 2013) Do đó, việc hoàn thành mục tiêu cải thiện năng suất lao động đối với các doanh nghiệp dịch vụ là một nhiệm vụ không dễ dàng và xác định khung phân tích năng suất lao động cần được xây dựng thông qua lựa chọn các yếu tô ảnh hưởng phù hợp Các nghiên cứu trên thế giới hướng đến việc xây dựng khung phân tích về năng suất lao động dựa theo những yếu tố anh hưởng khác nhau Do đặc thù ngành dịch vụ mang tính thâm dụng lao động cao, năng suất lao động trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ những yếu tổ liên quan đến lao động Năng suất lao động không chỉ là chỉ số quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân mà còn đang trở thành một trong những thước đo sự hiệu quả dành cho các hoạt động của các doanh nghiệp nói chung (ILO, 2020) Trong dài hạn, việc tăng trưởng năng suất lao động có thé cho phép các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn với số lượng nguồn lực đầu vào không đổi Chính vì thé, đây là mục tiêu chiến lược cần hướng tới và đảm bảo thực hiện Bối cảnh kinh tế thế giới đang chuyền dịch theo ngành dịch vụ và đặt ra tính cấp thiết của việc nghiên cứu về năng suất lao động trong lĩnh vực này (OECD, 2001) Bên cạnh đó, với thực tế là nền kinh tế tri thức dang phát triển trên phạm vi toàn cầu và nỗi bật trong đó là vai trò quan trong của chất lượng nguồn nhân lực với quá trình chuyển giao tri thức ngày càng mạnh mẽ (Clarke, 2001) Do đó, việc tăng trưởng năng suất lao động tạo ra sự khác biệt và tác động tích cực tới hoạt động của các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế hiện tại (ILO, 2020) Điều này đặt ra sự cần thiết về những nghiên cứu nhằm tăng trưởng năng suất lao động, đặc biệt trong sự chuyên dịch cơ cấu kinh tế từ công nghiệp sang dịch vụ.
Lĩnh vực dịch vụ có yếu tố thâm dụng lao động và việc sử dụng hiệu quả năng suất lao động sẽ đây nhanh quá trình phát triển cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ hơn ở cấp độ doanh nghiệp (Freeman, 2008) Yếu tố thâm dung lao động lớn hơn trong ngành dich vụ so với lĩnh vực công nghiệp và xây dựng nên tam quan trọng của yếu tô con người hay chất lượng lao động được nâng cao hơn (ILO, 2020) Hay nói cách khác, chat lượng lao động được đề cao hơn trong bồi cảnh dịch vụ phát triển (Freeman, 2008) Nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp lớn dần cùng với sự quan trọng của lĩnh vực dịch vụ Tuy nhiên, với việc nguồn lực của cac doanh nghiệp là hữu hạn, tăng trưởng về số lượng lao động nếu tiễn tới một con số quá lớn có thé khiến cho các doanh nghiệp gặp van dé trong mục tiêu dai hạn (Walsh và các cộng sự, 2016) Do đó, việc tận dụng tối đa nguồn nhân lực sẽ cần được các doanh nghiệp chú trọng Hay nói cách khác, tuyên dụng và khai thác nguồn lực từ những nhân sự có năng suất lao động cao tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không tốn quá nhiều chi phí về nhân sự nhưng vẫn có thé đảm bảo việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao, đóng góp vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp.
Theo Báo cáo của Bộ kế hoạch Đầu tư (2005), dịch vu được coi là nhân tố thúc đây tăng trưởng nội địa và 6n định xã hội thông qua 3 khía cạnh:
(1) Phát triển kinh tế liên quan chặt chẽ tới sự tăng trưởng nhanh của khu vực dịch vụ: Ngành dịch vụ tồn tại trong tất cả nền kinh tế và thúc đây các hoạt động kinh tế, góp phan quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sông của người dân.
(2) Các doanh nghiệp dịch vụ góp phần tạo việc làm Các công ty dịch vụ, trong bối cảnh lĩnh vực này phát triển, sẽ tạo ra khối lượng việc làm lớn và chiếm tới 90% số lượng việc làm mới trên phạm vi toàn thế giới từ giữa thập kỷ 1990.
(3) Dịch vụ góp phần quan trọng trong xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững:
Tập trung tăng trưởng khu vực dịch vụ có khả năng phát triển đồng bộ và đồng thời các lợi ích phát triển kinh tế trên toàn bộ nền kinh tế.
Bên cạnh đó, việc đo lường các sản phẩm đầu ra cũng không phải một nhiệm vu dé dàng Các nghiên cứu tiền nhiệm chỉ ra rang, các yếu tố đầu ra hay các sản phẩm từ quá trình sản xuất, kinh doanh không có quy chuẩn rõ ràng và chất lượng
11 yêu cầu bởi các quốc gia, nền kinh tế hay doanh nghiệp khác nhau cũng thay đôi khiến cho việc đánh giá mức độ hiệu qua của chi phí nhân công hoặc số lượng lao động cần thiết sử dụng cũng trở nên khó khăn khăn hơn (Jaaskelainen và Lonnqvist,
2011; Biege và các cộng sự, 2013; Walsh và các cộng sự, 2016; Scerri và Agarwal,
2018) Không những thế, yếu tố đầu vào của năng suất lao động xoay quanh các vẫn dé về lao động và yếu tố con người cũng không giống nhau Điều này dẫn tới những sự thay đôi mạnh mẽ hon trong lựa chọn các yếu tố đầu ra cũng như kết quả cuối cùng của tính toán năng suất (Walsh và các cộng sự, 2016) Thậm chí, việc lựa chọn sai các yêu tô có thể những sai lệch trong tính toán về năng suất lao động và đánh giá sai về mức độ hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Tiếp theo đó, những thay đổi về giá trong hoạt động kinh doanh cũng tạo ra những sự khác biệt trong đo lường năng suất lao động (Freeman, 2008) Giá bán sản phẩm thê hiện hiệu suất của quá trình sản xuất, cung cấp dich vụ nhưng giá bán sản pham có thé thay đôi vì nhiều yếu tố trên thị trường và từng giai đoạn của thị trường (Walsh và các cộng sự, 2016) Các doanh nghiệp dịch vụ thường có định hướng đến khách hàng và điều này khiến cho tác động của yếu tô “khách hàng” trong việc day giá lên cao, xuống thấp trở nên đáng ké hơn Tuy nhiên, dưới góc nhìn về năng suất lao động, thay đổi về giá tạo ra những sai lệch trong việc đo lường Tóm lại, việc đo lường năng suất lao động trong doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ trở nên khó khăn hơn so với đo lường năng suất lao động trong doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tô khác nhau trên thị trường cũng như bên trong môi trường doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Monga (2011) dựa trên quan điểm năng suất lao động được xây dựng băng những phương pháp toàn diện, đặc trưng bởi các nhóm yếu tố ảnh hưởng từ: Ứng dụng công nghệ, quản trị quá trình, văn hóa định hướng theo khách hàng, phương án giảm lãng phí kinh doanh, quản trị nguồn nhân lực bền vững nhằm hướng tới việc xây dựng sự hài lòng của nhân viên trước khi tạo ra năng suất lao động tăng trưởng Samargandi (2018) khăng định các yếu tố liên quan đến con người (đãi ngộ, sự hài lòng của khách hàng, nhân viên) mang tới những ảnh hưởng dành cho năng suất lao động Chính vì thế, các doanh nghiệp cần nhận thức được sự
12 quan trọng của năng suất lao động trong các doanh nghiệp và xây dựng được khung tăng trưởng, cải thiện năng suất lao động bền vững theo thời gian.
Borkovic và Tabak (2018) xây dựng mô hình phát triển bền vững dành cho năng suất lao động ở cấp độ doanh nghiệp qua việc sử dụng 06 yếu tố ảnh hưởng:
Vai trò của chính quyên, thị trường cạnh trạnh, kinh tế xanh (bên ngoài doanh nghiệp) và Phát triển bền vững, năng lực quản trị, hội nhập doanh nghiệp (bên trong doanh nghiệp) Vai trò của chính quyền cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều tiết những dòng vốn để giúp các doanh nghiệp tại Croatia có thể tiếp cận.
Một thành phan quan trọng của vốn dau tư là vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI).
Trong bối cảnh hiện đại, năng suất lao động được coi là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ hiệu quả trong sử dụng lao động của nền kinh tế quốc dân và trong các doanh nghiệp Theo OECD (2001), năng suất lao động được định nghĩa bởi mối quan hệ giữa tổng sản phẩm đầu ra và số lượng lao động đầu vào dé tạo ra số lượng sản phâm đó và có thê áp dụng không chỉ trong ngành sản xuất mà còn trong ngành dịch vụ Đối với cấp độ vĩ mô, năng suất lao động được tính toán nhằm mục đích xây dựng chính sách về thị trường lao động còn đối với cấp độ doanh nghiệp, năng suất lao động là một chỉ sỐ quan trọng dé quan tri nguồn nhân lực (Goel và các cộng sự, 2017) Freeman (2008) cho rằng năng suất lao động được định nghĩa là khả năng sản xuất của lực lượng lao động để tạo ra số lượng sản pham/ dịch vụ và nhắn mạnh tới su quan trọng của yếu tố con người với mục tiêu hướng tới là việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra hiệu quả hoạt động cao và nâng cao chất lượng đầu ra Hay nói cách khác, năng suất lao động được tính toán bằng tỷ số giữa số lượng sản phẩm đầu ra (theo số lượng, theo giá trị kinh tế) và số lượng đầu vào lao động (OECD, 2001) Như vậy, năng suất lao động thể hiện hiệu suất làm việc của người lao động trong việc tạo ra những giá tri cho doanh nghiệp.
Joppe và Li (2016) lựa chọn hệ thống biến đầu vào gồm 6 biến: Lao động, vốn, hàng hóa trung gian, nguyên vật liệu, năng lượng và các yếu tố liên quan đến cư trú Trong đó, yếu tố năng suất lao động được coi là cấu phần quan trọng nhất của công thức:
Năng suất tổng = Dau ra/ Pau vào
Trong do: Đầu vào bao gom: Lao động + Vốn + Hàng hóa trung gian + Nguyên vật liệu
+ Năng lượng + yếu t6 cư trú. Đầu ra: Dịch vụ cung cấp của người bán cho người mua.
Tuy nhiên, nghiên cứu trên của Joppe va Li (2016) không chỉ ra được sự thay đổi cụ thé của các yếu tố đầu vào và mối quan hệ của chúng đối với yếu tố đầu ra.
Lựa chọn các yếu tố đầu vào thực sự khó khăn Trong các trường hợp cụ thể, việc lựa chọn các biến sẽ thay đôi Theo Kilic và Okumus (2005), thậm chí khi chọn được các biến đầu ra và đầu vào phù hợp, việc nghiên cứu tác động cũng không rõ ràng vì 03 lý do:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUNghiên cứu được thực hiện qua 3 bước chính, gồm: Bước 1 — Nghiên cứu tại bàn, Bước 2 — Khảo sát quy mô nhỏ, Bước 3 — Khảo sát diện rộng và xử lý số liệu.
Trong từng bước sẽ có các bước nghiên cứu chi tiết hơn Cụ thé, trong bước 1 — nghiên cứu tại ban, tác giả sẽ tong quan tình hình nghiên cứu, tổng hợp các kết qua từ cơ sở lý luận sẵn có về năng suất lao động và năng suất lao động trong lĩnh vực du lịch, từ đó đề xuất ra bộ thang đo sơ bộ về năng suất lao động trong lĩnh vực du lịch tại thành phố Đà Nẵng Nội dung nghiên cứu tại bàn được thực hiện dựa trên 3 khía cạnh chính (i) Ly thuyết dựa trên nguồn lực, (2) Quản tri năng suất toàn diện và (3) Tiêu chuẩn hoá Tiếp theo, bước 2 bắt đầu bằng việc tác giả khảo sát thử với khoảng 30 mẫu để hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp hơn với thực trạng bối cảnh nghiên cứu Sau khi xây dựng bộ thang đo và bảng hỏi hoàn chỉnh, tác giả sẽ tiễn hành thu thập số liệu trên diện rộng.
Cuối cùng, khảo sát diện rộng và xử lý số liệu là nội dung của bước 3 Dữ liệu của nghiên cứu gồm 2 loại chính: Dữ liệu sơ cấp và Dữ liệu thứ cập Trong đó, dữ liệu thứ cấp là thực trạng năng suất lao động và tính cấp thiết của cải thiện năng suất lao động trong doanh nghiệp du lịch tại Đà Nẵng: dữ liệu sơ cấp gồm các thông tin về đối tượng khảo sát và quan điểm của họ đối với các vấn đề nghiên cứu Dữ liệu sơ cấp sẽ được phân tích thông qua bốn bước: (i) Thống kê mô tả, (ii) Kiểm định độ tin cậy, (iii) Phân tích hồi quy tuyến tính va (iv) Phân tích đường dẫn Kết hợp phân tích đữ liệu thứ cấp và đữ liệu sơ cấp sẽ cho ra kết quả nghiên cứu Cuối cùng, tác giả cần phân tích nguyên nhân của những hạn chế và thành công của nghiên cứu dé đề xuất ra các giải pháp hữu ích và thiết thực nham cải thiện năng suất lao động trong các doanh nghiệp du lịch tại thành phố Đà Nẵng.
BI: Nghiên cứu tại bàn
- Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Đề xuất bộ thang đo sơ bộ
B3: Khảo sát diện rộng và xử lý số liệu
B2: Khảo sát quy mô nhỏ
Phân tích dữ liệu Phân tích dữ thứ cấp liệu sơ cap
- Khao sát thử với mẫu bằng 50
- Hiệu chỉnh thang đo phù hợp
- Thống kê mô tả - Kiểm định độ tin cậy
- Phân tích hồi quy bội - Phân tích đường dẫn - Thực trạng năng suất lao động
- Tính cấp thiết của cải thiện năng suất lao động
(hạn chế và thành công) và đề xuất giải pháp
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu đề xuất
(Nguôn: Tác gia dé xuất)
2.2 Khảo sát quy mô nhỏ và hiệu chỉnh thang đo Điều tra quy mô nhỏ được thực hiện với 50 mẫu chọn lọc từ 50 khách sạn trên địa bàn phỏng van là thành phố Đà Nẵng Thông tin dữ liệu thu thập thông qua điều tra người quản lý/ người lao động tại khách sạn có ít nhất 1 năm làm việc tại khách sạn được điều tra Bên cạnh đó, kỹ thuật phỏng vấn trực diện được sử dụng dé thu thập dữ liệu Mẫu được chon theo phương pháp thuận tiện.
Bảng 2.1: Bang thong kê mô tả nghiên cứu khảo sát quy mô nhỏ
Tiêu chí Dữ liệu nghiên cứu sơ bộ
Nam 29 Giới tính người được E—— khảo sát Nut 21
Dưới 25 18 Đô tuổi yi d kha ni tudi người được khảo Từ 25-40 19
Chức danh nghề nghiệp | Quản lý 17 người khảo sát Người lao động 33
(Nguôn: Nghiên cứu của tác giả)
Những người quản lý và người lao động tham gia trong khảo sát quy mô nhỏ tại các khách sạn đa số là nam giới, chiếm tỷ lệ 58% kích thước mẫu điều tra Điều này phản ánh số lượng người quản lý và người lao động tại khách sạn, gắn bó lâu hơn 1 năm với khách sạn thường là nam giới.
Về độ tuổi, độ tuổi của nhân viên trong khách sạn phân bố khá đều ở 3 độ tuổi tham gia khảo sát, lần lượt chiếm 36%, 38% và 26% theo độ tuổi tăng dan từ dưới 25 đến trên 40 tuổi.
Về yếu tố chức danh nghề nghiệp, do đặc thù và khối lượng công việc, số lượng người lao động tham gia khảo sát nhiều hơn khoảng 50% so với người quản lý tại khách sạn tham gia vào khảo sát.
Bang 2.2: Tổng hợp kết quả phóng vẫn sâu và phỏng van nhóm tập trung
STT Nội dung Kết luận Nguyên nhân
Các yếu tố anh hưởng đến năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch
Các yếu tổ bên ngoài doanh nghiệp: Vai trò của chính quyên, Nguồn lao động tại chỗ, Cơ sở hạ tầng, Điều kiện tự nhiên, Điều kiện xã hội, Phân bổ nguồn lực,
2 nhóm yêu tô được dé xuất bởi nghiên cứu sinh và đã được thay đổi những thành phần theo góp ý của các chuyên gia trong phỏng vấn sâu va người lao động tại doanh nghiệp trong phỏng van nhóm tập trung Các yếu tố bên trong doanh nghiệp: Phong cách lãnh đạo,
Năng lực quản trị Nguồn lao động tại doanh nghiệp, Công nghệ, Nguồn vốn
Yếu tố về danh tiếng của doanh nghiệp được nhận định không phù hợp với mô hình nghiên cứu
Quan điêm về cai thiện năng suât lao động
Trong lĩnh vực dịch vụ, những yếu tố liên quan đến con người và ứng dụng công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện năng suất lao động
Theo góp ý và nhận định của các chuyên g-a - cần kiểm định lại bằng các kiểm tra thống kê
Mỗi hệ giữa các yếu tố bên trong, bên ngoai doanh nghiép cải thiện năng suất lao động quan và
Các yếu tố bên ngoài tác động tới các yếu tố bên trong và các yếu tố bên trong tác động tới cải thiện năng suất lao động
Môi trường kinh doanh có tác động lớn đến các chính sách của doanh nghiệp chọn pháp
Sử dụng giá trị trung bình và sử dụng phương pháp Phân tích đường dẫn
Có những tác động có thứ tự của các yếu tố thuộc mô hình
Những chỉnh về thang đo hiệu Loại bỏ một số thang đo không phù hợp bằng cách sử dụng phần mềm SPSS
Một số biến quan sát được lý thuyết chỉ ra nhưng trên thực tế không có nhiều tác động Đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng lao động Áp dụng những kết quả nghiên cứu phù hợp Đội ngũ chuyên gia đề xuất áp dụng vi khả năng đánh giá chi tiết, cụ thé của các thang đo
(Nguồn: Nghiên cứu cua tác giả)
2.3 Mô hình nghiên cứu và thang đo sau hiệu chỉnh
YEU TO BEN TRONG Điêu kiện tự nhiên Điêu kiện xã hội
Người lao động khách sạn
Nguồn lao động tại chỗ Phong cách lãnh đạo
Cơ sở hạ tâng Năng lực quản trị
Phân bô nguôn lực Ứng dụng công nghệ
Cạnh tranh ` Sử dụng nguồn vốn
Vai trò của Chính quyên
Cải thiện Năng suât lao động
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu sau hiệu chỉnh về yéu tô ảnh hướng đến cải thiện năng suất lao động của các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
(Nguôn: Nghiên cứu của tác giả)
- Đường nét đứt biểu thị moi quan hệ gián tiếp Cụ thể, yếu to bên ngoài tác động gián tiếp đến cải thiện năng suất lao động thông qua yếu to bên trong và ngược lại.
- Đường nét mảnh biểu thị xu hướng tác động của yếu tô bên ngoài với cải thiện năng suất lao động, đường nét đậm biểu thị xu hướng tác động của yếu to bên trong với cải thiện năng suất lao động.
Nội dung các giả thuyết trong hình 2.2:
- Giả thuyết HI: Các yếu tô bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến cải thiện năng suất lao động của các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
KÉT QUÁ NGHIÊN CỨUA Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp trong luận án được trích xuất từ những nguồn dữ liệu uy tín và thông qua việc phân tích số liệu thứ cấp, nghiên cứu sinh có thể thực hiện được mục tiêu nghiên cứu 3 Dựa frên đữ liệu thứ cấp, đánh giá thực trạng một số chỉ tiêu quan trọng của năng suất lao động trong các doanh nghiệp du lịch, cụ thể là các khách sạn tại thành phố Da Nang Bên cạnh đó, số liệu thứ cấp còn được sử dụng dé trả lời cho giả thuyết nghiên cứu HI “Có sự thay đối đáng kề về mặt thong kê về năng suất lao động tại các khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giải đoạn 2015-2019” Kết quả phân tích số liệu thứ cấp sẽ được trình bày theo trình tự dưới đây.
Phân tích dữ liệu thứ cấp được thực hiện thông qua 2 phần chính:
(3.1) Thực trạng năng suất lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch tại Việt Nam và thành phố Đà Nẵng — chi ra bối cảnh chung va xu hướng phát triển của năng suất lao động trong giai đoạn nghiên cứu Phan 3.1 phân tích tổng quát về thực trang năng suất lao động theo lĩnh vực dịch vụ du lịch.
(3.2) Nghiên cứu điền hình về năng suất lao động trong các doanh nghiệp khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng — làm rõ hơn cho thực trang năng suất lao động theo khối doanh nghiệp và lựa chọn điển hình là các doanh nghiệp khách sạn.
Phương pháp chọn mẫu, tìm số liệu và phân tích được trình bày trong phần 3.2.
3.1 Thực trang Năng suất lao động trong doanh nghiệp dịch vụ du lich tại Việt
3.1.1 Bối cảnh dịch vụ du lịch tại Việt Nam
Sau giai đoạn hồi phục kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Việt Nam bước vào thời kỳ tăng trưởng và đến năm 2015, hàng loạt chính sách thúc đây phát triển được ban hành từ sau mốc năm này và mang tới những sự thay đổi toàn điện cho nền kinh tế, tạo ra môi trường kinh doanh phi hợp cho khối doanh nghiệp phát triển Bên cạnh đó, nền kinh tế đang chuyên dịch từ công nghiệp
94 và xây dựng sang lĩnh vực dịch vụ nên các chính sách cũng hướng tới việc xây dựng hành lang pháp lý vững chắc cho lĩnh vực dịch vụ phát triển.
Việt Nam cũng thực hiện một số chính sách tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn này, đáng chú ý trong đó là việc hoàn tất đàm phán đề ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) năm 2016 Đây là một Hiệp định được kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện, có chất lượng cao và là khuôn mẫu cho các Hiệp định thế kỷ 21 Việc tham gia vào Hiệp định TPP sẽ giúp Việt Nam nam bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội do quá trình hội nhập kinh tế khu vực đem lại, đồng thời Việt Nam có thêm điều kiện, tranh thủ hợp tác quốc tế dé phuc vu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, triển khai chiến lược hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực chau Á-Thái Bình Dương nói riêng.
Như vậy, môi trường pháp lý tại Việt Nam rất ủng hộ cho việc phát triển của khối doanh nghiệp với hàng loạt những chính sách ưu tiên và thay đổi nhiều điều luật nhằm thúc đây các doanh nghiệp Trong bối cảnh hiện tại, việc đây nhanh chuyên dich cơ cau kinh tế từ công nghiệp và xây dung sang dịch vụ đang là mục tiêu quan trọng của nền kinh tế, do đó, các chính sách đều hướng tới việc ủng hộ và hỗ trợ cho dịch vụ phát triển.
3.1.2 Thực trạng năng suất lao động tại Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và năng suất lao động chính là giải pháp hiệu qua dé giúp quốc gia thoát khỏi bay thu nhập trung bình và đón đầu xu hướng, bắt kịp các quốc gia khác trong khu vực cũng như trên thế giới (Viện Năng suất Việt Nam, 2019).
Về thực trạng, năng suất lao động của Việt Nam tăng trưởng bền vững nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của phát triển kinh tế Tốc độ tăng trưởng về năng suất lao động của Việt Nam khá tốt nhưng đang có xu hướng chậm dần theo thời gian.
Con số này bình quân hàng năm giai đoạn 1991-1997 đặt 5,9% nhưng giai đoạn 2001-2007 giảm xuống chỉ còn 4,4%/năm và giai đoạn sau khi gia nhập WTO (2008-2014) chỉ đạt 3,5%/năm (Lê Văn Hùng, 2016) Kê từ năm 2014 đến năm 2019, tốc độ tăng năng suất lao động tại Việt Nam luôn duy trì ở mức trên 5,29%.
Thời điểm thấp nhất trong tốc độ tăng trưởng năng suất lao động là vào năm 2012
95 khi con số này chỉ đạt 2,51% Từ thời điểm này, xu hướng tăng trưởng trở lại, lần lượt 4,39% và 4,91% hai năm tiếp theo trước khi đạt mức cao nhất năm 2015 Quan trọng hơn, tốc độ tăng trưởng bình quân cũng chứng kiến xu hướng đi lên khá mạnh trong hai giai đoạn 5 năm đã qua: giai đoạn 1 (2011-2015) — bình quân đạt 4,35% và giai đoạn 2 (2015-2019) — bình quân đạt 5,85%.
Chú thích: số liệu tinh theo đơn vị phan trăm
Hình 3.1: Biéu đồ tốc độ tăng trưởng năng suất lao động tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2019
(Nguồn: Viện Năng suất Việt Nam, 2019)
Mặc dù năng suất lao động xã hội của Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhưng khi so sánh với nhiều quốc gia trong khu vực, chỉ số nay còn rất thấp Cụ thé, năng suất lao động xã hội của Việt Nam năm 2019 đạt mức tăng trưởng 6,09%, tăng lên thành 110,4 triệu đồng/ người/ năm từ mức 102 triệu đồng/ người/ năm của năm 2018 Tuy nhiên, khi so sánh với các quốc gia châu Á, năng suất lao động của Việt Nam đạt mức thấp hơn nhiều Tính riêng trong khu vực Đông Nam Á, năng suất lao động của Việt Nam chỉ đứng thứ 6/11 và xếp trên Lào, Campuchia, Timor Leste, Brunei và Myanmar Trong khi đó, các quốc gia khác như Singapore có mức năng suất lao động xã hội gấp 11 lần của Việt Nam; Malaysia gap 5,5 lần; Philippines gap 4 lần; Thái Lan gấp 2,7 lần và Indonesia gấp 2,3 lần (Viện Năng suất Việt Nam, 2019) Quan trọng hơn, tốc độ tăng trưởng năng suất lao động xã hội của Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á nhưng do khoảng cách lớn về mức năng suất lao động xã hội kéo dài trong nhiều thập kỷ khiến cho năng suất lao động của Việt Nam chưa thể so sánh (Vũ Minh Khương, 2016).
Năng suất lao động trong những lĩnh vực kinh tế khác nhau của Việt Nam như nông lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng, dịch vụ có những sự khác biệt đáng kế (Nguyễn Đức Bảo và Vũ Duy, 2019) Mức năng suất lao động trong ngành dịch vụ, mặc dù có những sự tăng trưởng nhưng vẫn thấp hơn mức năng suất lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng — ngành công nghiệp trọng điểm trong nền kinh tế cũ của thập kỷ trước.
Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nước ta về quy mô, tuy nhiên năng suất lao động của khu vực này trong giai đoạn 2011—
2019 chưa thể hiện được sự but phá ấn tượng và vai trò chủ chốt thúc day nhanh tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2011-2019 tại Việt Nam của khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ chỉ đạt mức khiêm tốn, lần lượt ở mức 6,5%/năm và 3,8%/năm Đặc biệt, tuy có giá tri năng suất lao động thấp nhất trong các khu vực kinh tế, sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của Việt Nam là lĩnh vực kinh tế có tốc độ tăng năng suất lao động bình quân cao nhất với 10,1%/năm giai đoạn 2011-2019 (Viện Năng suất Việt Nam, 2019).