1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận chính sách đối ngoại việt nam từ 1975 đến nay đề tài chính sách “chủ nghĩa hòa bình tích cực” dưới thời shinzo abe và những tác động đến cục diện khu vực châu á thái bình dương

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

TÓM TẮTTrong bài nghiên cứu chung, nhóm đã chọn đề tài: Chính sách “Chủ nghĩa hòa bình tích cực” dưới thời Shinzo Abe và những tác động đến cục diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, ph

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ & NGOẠI GIAO

-TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Môn: Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975 đếnnay

ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH “CHỦ NGHĨA HÒA BÌNH TÍCH CỰC” DƯỚITHỜI SHINZO ABE VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN CỤC DIỆN KHU VỰC

CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Tấn DũngMã sinh viên : CATBD49A60031

Lớp : CSĐNVN 1975-nay-49-CATBD.6_LT

Số lượng từ : 5392 từ

Hà Nội – 2023

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 ASDF Air Self-Defense Force Lực lượng Phòng vệ Trên 3 DPJ Democratic Party of Japan Đảng Dân chủ Nhật Bản

5 JGC Japan’s Coast Guard Lực lượng Bảo vệ Bờ biểnNhật Bản 6 LDP Liberal Democratic Party Đảng Dân chủ Tự do 7 MSDF Maritime Selft-Defense Force Lực lượng Phòng vệ Hànghải 8 PKOs UN peacekeeping operations Các hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc

Trang 3

TÓM TẮT

Trong bài nghiên cứu chung, nhóm đã chọn đề tài: Chính sách “Chủ nghĩa hòa bình tích cực” dưới thời Shinzo Abe và những tác động đến cục diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, phân tích về nội dung, mục tiêu, bản chất, quá trình triển khai, đánh giá chính sách; phân tích tác động của chính sách đến tình hình chung, đến cục diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đánh giá quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, vị trí Việt Nam trong chính sách

Đối với phần nghiên cứu cá nhân, bài tiểu luận dưới đây hướng tới định nghĩa rõ ràng hơn về “chủ nghĩa hòa bình”, tìm hiểu về nguồn gốc của khái niệm này, những cách tiếp cận khác nhau của “chủ nghĩa hòa bình” Sau đó người viết nghiên cứu về “chủ nghĩa hòa bình thụ động” dưới thời Shinzo Abe, so sánh hai chủ nghĩa “tích cực” và “thụ động”, từ đó làm rõ hơn những ưu điểm của “chủ nghĩa hòa bình tích cực” mang lại so với “chủ nghĩa hòa bình thụ động”

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bài nghiên cứu chung của nhóm chưa làm rõ nguồn gốc của từ “chủ nghĩa hòa bình”, dễ gây hiểu nhầm đây là một từ được Nhật Bản phát minh ra phần I.2 Cơ sở hình thành “chủ nghĩa hòa bình tích cực” có nhắc đến “chủ nghĩa hòa bình thụ động” Qua đó người viết muốn trình bày thêm những thông tin về chủ nghĩa này, từ đó có thể so sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa 2 chủ nghĩa, giúp nhận biết được những ưu điểm của chủ nghĩa hòa bình tích cực.

Trong bài nghiên cứu chung của nhóm, nhóm chưa nêu được định nghĩa cụ thể về khái niệm “chủ nghĩa hòa bình tích cực”, từ đó có thể gây hiểu lầm rằng khái niệm này được sáng tạo bởi quốc gia Nhật Bản Trong bài nghiên cứu cá nhân này người viết sẽ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Chủ nghĩa hòa bình là gì?”, “Có bao nhiêu loại chủ nghĩa hòa bình đã được định danh?”.

Và ở phần I.2 Cơ sở hình thành “chủ nghĩa hòa bình tích cực” có nhắc đến “chủ nghĩa hòa bình thụ động” Cá nhân người viết thấy nhóm chưa làm rõ về khái niệm này, nên người viết đặt ra giả thuyết là chủ nghĩa hòa bình thụ động vốn là “tiền bối” của “chủ nghĩa hòa bình tích cực” Vì thụ động nên bản chất chính sách này còn nhiều yếu điểm, từ đó phần tiếp theo của bài làm sẽ trả lời câu hỏi “Ảnh hưởng của chính sách hòa bình thụ động dưới thời Shinzo Abe lên Nhật Bản là gì?”.

Trang 5

1.2 Phân loại chủ nghĩa hòa bình 7

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH “CHỦ NGHĨA HOÀ BÌNH TÍCH CỰC” VÀ “CHỦ NGHĨA HOÀ BÌNH THỤ ĐỘNG” CỦA NHẬT BẢN 8

Trang 6

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HOÀ BÌNH1.1 Định nghĩa:

Chủ nghĩa hòa bình (Pacifism) là cam kết vì hòa bình và phản đối bạo lực, đặc biệt là chiến tranh Một số người theo chủ nghĩa này mở rộng mục đích của nó bao gồm cả thúc đẩy công lý và nhân quyền.

Phiên bản tiếng Pháp là từ “pacifisme” lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1902 tại một hội nghị hòa bình quốc tế, tuy nhiên khái niệm chủ nghĩa hòa bình đã có từ hàng ngàn năm trước.

Từ “chủ nghĩa hòa bình” (pacifism) bắt nguồn từ “pacific” có nghĩa là “kiến tạo hòa bình”: “paci” (từ pax trong tiếng Latin) có nghĩa là “hòa bình”, và “ficus” có nghĩa là “tạo dựng, kiến tạo” Phải lưu ý một điều là từ này không mang nghĩa “phản đối chiến tranh” - bởi khái niệm về chủ nghĩa hòa bình là lời kêu gọi hành động vì hòa bình Triết học gia William James đã sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa hòa bình” (pacific-ism) vào năm 1910 để thể hiện việc ông bác bỏ chủ nghĩa quân phiệt Từ “pacifism” vốn ngắn hơn được sử dụng phổ biến trong thế kỷ XX nhằm mô tả những quan điểm chỉ trích, phê phán xung đột bạo lực và chiến tranh.

Chủ nghĩa hòa bình dựa trên các nguyên tắc đạo đức hoặc chủ nghĩa thực dụng (pragmatism) Chủ nghĩa hòa bình theo nguyên tắc cho rằng bạo lực là sai trái về mặt đạo đức Chủ nghĩa hòa bình thực dụng lại cho rằng cái giá phải trả của chiến tranh và bạo lực giữa các cá nhân là rất lớn và nghiêm trọng, nên cần phải tìm ra những hướng giải quyết tranh chấp tốt hơn.

Một số người thường bị nhầm lẫn giữa từ “thụ động” (passive), tức là chấp nhận hoặc cho phép những gì xảy ra hoặc những gì người khác làm mà không có phản ứng hoặc phản kháng tích cực, với chủ nghĩa hòa bình Mặc dù chúng không liên quan đến nhau về nghĩa, nhưng sự nhầm lẫn này cùng với những ảnh hưởng về văn hóa và chính trị đã dẫn đến những quan điểm tiêu cực và sai lệch về chủ nghĩa hòa bình

Quan trọng là phải lưu tâm đến những khác biệt về đạo đức của chủ nghĩa hòa bình khi nó áp dụng cho một cá nhân hoặc quốc gia-dân

Trang 7

tộc Ví dụ, cá nhân theo chủ nghĩa hòa bình (có thể theo hoặc không theo một tôn giáo cụ thể) có thể ủng hộ cái chết êm dịu tự nguyện (voluntary euthanasia) đồng thời giữ quan điểm nhất quán về cách tiếp cận các vấn đề xung quanh xung đột bạo lực và lợi ích chung Mặc dù những vấn đề như vậy làm nảy sinh ra những tình huống khó xử về mặt đạo đức, nhưng đối với một số người, chủ nghĩa hòa bình có thể chấp nhận khả năng hạ sát trong một số trường hợp nhất định

1.2 Phân loại chủ nghĩa hòa bình

Chủ nghĩa hòa bình có nhiều cách tiếp cận khác nhau Một số người theo chủ nghĩa hòa bình tin rằng các tranh chấp quốc tế phải luôn được giải quyết theo một cách hòa bình, trong khi những người khác lại chọn cách tiếp cận chủ nghĩa hòa bình ít rõ ràng hơn.

Sau đây là những cách tiếp cận phổ biến của chủ nghĩa hòa bình, tuy nhiên các cá nhân sẽ có những niềm tin khác nhau tùy theo niềm tin văn hóa, tôn giáo và tâm linh của họ.

Chủ nghĩa hòa bình tuyệt đối ( Absolute Pacifism)

Một người theo chủ nghĩa hòa bình tuyệt đối tin rằng việc tham gia chiến tranh là không bao giờ đúng Quan điểm của họ cho rằng giá trị mạng sống con người là vô giá, không gì có thể biện minh cho việc cố ý giết người, ngay cả khi là để tự vệ.

Chủ nghĩa hòa bình quá khích (Militant Pacifism)

Những người theo chủ nghĩa này sẽ sử dụng mọi biện pháp hòa bình mà họ có để chống lại bạo lực và chiến tranh Điều này có thể bao gồm sự bất tuân dân sự, điều này có thể dẫn đến bỏ tù hoặc thậm chí tử vong

Chủ nghĩa hòa bình có điều kiện (Conditional Pacifism)

Những người theo chủ nghĩa hòa bình có điều kiện về nguyên tắc họ chống lại chiến tranh và bạo lực, nhưng họ chấp nhận rằng có thể có những trường hợp khi chiến tranh xảy ra có thể dẫn đến ít đau khổ hơn, hay nói cách khác đôi khi chiến tranh là không thể tránh khỏi.

Chủ nghĩa hòa bình chọn lọc (Selective Pacifism)

Trang 8

Những người theo chủ nghĩa hòa bình có chọn lọc chỉ phản đối các cuộc chiến tranh liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt (vũ khí hạt nhân, hóa học hoặc sinh học) vì những hậu quả tàn khốc của chúng đối với không chỉ con người mà còn đối với tất cả các sinh vật sống Việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt trên quy mô lớn cũng gia tăng khả năng tuyệt chủng của loài người nói riêng và toàn bộ sinh vật sống nói chung.

Chủ nghĩa hòa bình tích cực (Active Pacifism)

Những người theo chủ nghĩa hòa bình tích cực ủng hộ hòa bình và tranh luận chống lại bạo lực và chiến tranh.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH “CHỦ NGHĨA HOÀ BÌNH TÍCH CỰC” VÀ “CHỦ NGHĨA HOÀ BÌNH THỤ ĐỘNG” CỦA NHẬT BẢN

2.1 Chủ nghĩa hòa bình tích cực

“Chủ nghĩa hòa bình tích cực” của Nhật Bản (Proactive pacifism) khác với những định nghĩa trên, vốn là những hệ tư tưởng, lại là một chính sách, là định hướng cho quốc gia này hướng theo

Thuật ngữ “hòa bình chủ động” hay “hòa bình tích cực” bắt nguồn từ nhà nghiên cứu hòa bình nổi tiếng người Na Uy Johan Galtung “Tích cực đóng góp cho hòa bình” (Proactive contribution to peace) được chính phủ Nhật Bản dịch từ “sekkyokuteki

“chủ động”, điều đó cho phép từ này đóng vai trò là cầu nối ngôn ngữ giữa “chủ nghĩa hòa bình” và khái niệm của Galtung về “hòa bình tích cực”.

Trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản, thuật ngữ “chủ nghĩa hòa bình tích cực” bắt nguồn từ khoảng năm 1991, khi Chủ tịch Diễn đàn Nhật Bản về Quan hệ quốc tế Ito Kenichi sử dụng thuật ngữ này trong một cuốn sách mà ông xuất bản để bày tỏ quan điểm với việc Chiến tranh Lạnh kết thúc và Chiến tranh vùng Vịnh từ đầu năm đó Ông không liên kết thuật ngữ này với “hòa bình tích cực” của Galtung, mà định nghĩa nó trái ngược với “chủ nghĩa hòa bình thụ động” (passive pacifism) Với Ito, Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản tương tự như “chủ nghĩa hòa bình thụ động”, hay “không trở thành kẻ xâm lược” thông qua “sự tiết chế” và “tự chủ” (Ito, 1991, pp 117-118) Ông đối chiếu điều này với lời kêu gọi Nhật Bản trở thành “quốc gia đóng góp” cho hòa

Trang 9

bình quốc tế có trong phần mở đầu của Hiến pháp Nhật Bản Ông kêu gọi duy trì “sự cân bằng” và “sự hài hòa” giữa chủ nghĩa hòa bình thụ động và chủ nghĩa hòa bình tích cực (Ito, 1991, pp 117-118) Ito đã tích cực thúc đẩy khái niệm “chủ nghĩa hòa bình tích cực” như một khái niệm định hướng cho chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 2004 (Nihon kokusai fora-mu, 2004), và đặc biệt là từ năm 2007 (Ito, 2007; Japan Forum on International Relations, 2009), mặc dù ông đã từ bỏ ý tưởng cân bằng giữa “chủ nghĩa hòa bình tích cực” và “chủ nghĩa hòa bình thụ động” để hoàn toàn thay thế “chủ nghĩa hòa bình thụ động” bằng “chủ nghĩa hòa bình tích cực” Cụ thể, các chính sách khuyến nghị do viện của ông công bố dưới danh nghĩa thúc đẩy chủ nghĩa hòa bình tích cực đã kêu gọi Nhật Bản xem xét lại 3 nguyên tắc phi hạt nhân và 3 nguyên tắc không xuất khẩu vũ khí Các chính sách khuyến nghị khác bao gồm đòi lại quyền tự vệ tập thể và sửa đổi Điều 9 từ bỏ chiến tranh trong Hiến pháp Nhật Bản (Nihon Kokusai Fora-mu, 2004; Japan Forum on International Relations, 2009) Mata Kamiya, một cộng sự của Ito, đã giải thích thêm về “chủ nghĩa hòa bình thụ động” và “chủ nghĩa hòa bình tích cực”, chia mỗi khái niệm thành 2 phần Chủ nghĩa hòa bình bị động bao gồm “sự thiếu sẵn sàng chủ động hành động hướng tới hòa bình” và “sự thiếu sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự vì hòa bình” Kamiya lập luận rằng “điều kiện đầu tiên của tính chủ động” được thấy là đã tiến triển đáng kể trong vòng 24 năm kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, với việc điều động và tham gia tích cực của Lực lượng Phòng vệ (Self-Defense Force - SDF) ở nước ngoài nhằm tiến hành gìn giữ hòa bình, triển khai các hoạt động nhân đạo và cứu trợ thiên tai (Kamiya, 2014) Như vậy, Nhật Bản đã đạt tiến bộ đáng kể trong việc vượt qua “chủ nghĩa hòa bình thụ động”, tiến tới “chủ nghĩa hòa bình tích cực”.

Mặt khác, Kamiya tuyên bố rằng công chúng Nhật Bản đã không đạt được nhiều tiến bộ trong việc “chấp nhận khái niệm về vai trò của sức mạnh quân sự đối với hòa bình” Điều này liên quan đến việc thừa nhận “lực lượng quân sự đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng và duy trì hòa bình … trên thực tế, hòa bình và trật tự không thể tồn tại nếu thiếu đi vũ lực” Do đó, công chúng Nhật Bản “tiếp tục kêu gọi các nỗ lực hòa bình quốc tế của Lực lượng Phòng vệ tránh xa các vấn đề quân sự hết mức có thể” Tuy nhiên, ông khẳng định hình thức thứ hai của chủ nghĩa hòa bình tích cực này đang được các nhà hoạch định chính sách tích cực thúc đẩy: “Chủ nghĩa hòa bình tích cực gần đây đã được đưa vào Chiến lược An ninh Quốc gia và Hướng dẫn Chương trình Phòng thủ của Nhật Bản có thể được hiểu là Thủ tướng Abe nói rõ rằng chính

Trang 10

quyền của ông ấy sẽ thúc đẩy điều kiện thứ hai của việc trở nên thụ động” (Kamiya, 2014, pp 2-3).

Khái niệm của Ito và Kamiya về chủ nghĩa hòa bình tích cực như là sự bình thường hóa với tư cách là một cường quốc quân sự phản ánh cách chính quyền Abe sử dụng thuật ngữ này Do đó, không có gì ngạc nhiên khi khái niệm “chủ nghĩa hòa bình thụ động” bị chỉ trích là một sự lừa dối, không liên một chút nào đến khái niệm “hòa bình tích cực” hay chủ nghĩa hòa bình của Galtung Bản thân Galtung cũng đã chỉ trích việc áp dụng “chủ nghĩa hòa bình thụ động” của chính quyền Abe Đây có thể coi là hành vi đánh tráo khái niệm, khi coi các hành động như răn đe và cân bằng quyền lực thành các hình thức của “chủ nghĩa hòa bình”, thay vì trình bày chúng dưới các khái niệm hiện thực đúng như bản chất của chúng Với định nghĩa như vậy, hầu như mọi quyết định sử dụng vũ lực quân sự đều có thể được định nghĩa là “hòa bình”.

2.2 Xây dựng hòa bình và chủ nghĩa hòa bình thụ động của Shinzo Abe

Trong bối cảnh hợp tác an ninh giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản, chủ nghĩa hòa bình tích cực nhấn mạnh vào việc sử dụng sức mạnh quân sự, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, đặt ra câu hỏi liệu Nhật Bản áp dụng khái niệm này có bị xa rời các giá trị chung mà quốc gia này đã chia sẻ với EU cho đến nay hay không, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng hòa bình hậu xung đột về mối quan hệ giữa an ninh và phát triển, ủng hộ các chính sách tập trung vào quân đội hơn Nhật Bản và EU đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái thiết kinh tế và xã hội, và tái hòa nhập xã hội của các binh sĩ (EJARN and KAS, 2012) Sự xa rời giá trị này dường như có khả năng xảy ra khi chính quyền Abe thúc đẩy “chủ nghĩa hòa bình tích cực”, đây rõ ràng là một sự chỉ trích cho chính sách tiền nhiệm là “chủ nghĩa hòa bình thụ động”, bao gồm các chính sách xây dựng hòa bình từ Campuchia đến Mozambique, Rwanda, Sudan và Haiti Cách tiếp cận của EU và Nhật Bản cho đến nay khác với cách tiếp cận của đồng minh Mỹ vốn có xu hướng nhấn mạnh việc xác định và tiêu diệt “kẻ xấu” trong các cuộc xung đột nội bộ Một nhà ngoại giao hàng đầu của Nhật Bản đã chỉ trích Mỹ có “có nhiều cái gọi là tâm lý cao bồi, công lý chỉ có thể được thực thi khi kẻ xấu bị trừng phạt.”

Trang 11

Chính sách của chính quyền Shinzo Abe cho thấy sự thiếu quan tâm đến việc chủ động tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và xây dựng hòa bình nói chung Điều này thể hiện một trở ngại tiềm ẩn đối với lĩnh vực hợp tác an ninh đang phát triển giữa EU và Nhật Bản Trên thực tế, dưới thời chính quyền Shinzo Abe, Nhật Bản đã áp dụng “chủ nghĩa hòa bình thụ động” khi nói đến việc gìn giữ và xây dựng hòa bình, theo định nghĩa đầu tiên của Kamiya về “chủ nghĩa hòa bình thụ động”: một sự thất bại trong việc chủ động, tích cực đóng góp cho hòa bình Để so sánh, các chính phủ trước đây của Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) áp dụng chủ nghĩa hòa bình tích cực hơn so với chính quyền LDP của ông Abe, mặc dù nhiệm kỳ của họ ngắn hơn đáng kể Trong 3 năm 4 tháng cầm quyền, chính phủ DPJ đã bắt đầu 2 nhiệm vụ giữ gìn hòa bình mới của Liên Hợp Quốc, ở Haiti và Nam Sudan, và duy trì nhiệm vụ thứ 3 là Cao nguyên Golan (do một thủ tướng xã hội chủ nghĩa khởi xướng vào năm 1995) DPJ cũng duy trì sứ mệnh chống cướp biển ở Vịnh Aden và vùng biển ngoài khơi bờ biển Somali Để so sánh, chính quyền Abe, trong 5 năm đầu cầm quyền đã không triển khai các hoạt động giữ gìn hòa bình mới của Liên Hợp Quốc (PKOs) và chấm dứt sự tham gia của Nhật Bản vào tất cả các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc: những nhiệm vụ ở Haiti và Cao nguyên Golan ngay sau khi Abe nhậm chức, và Nam Sudan vào giữa năm 2017 Chính quyền Abe cũng không tham gia bất kỳ nhiệm vụ nào khác, mặc dù 15 nhiệm vụ giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc yêu cầu 110,000 cá nhân tham gia (United Nations Peacekeeping, 2017), không thiếu các hoạt giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc cần sự đóng góp của binh lính Nhật Bản, những nhiệm vụ mà Lực lượng Phòng vệ đáng lẽ ra đã có thể hợp tác chặt chẽ với quân đội EU Hoạt động triển khai mới duy nhất của Lực lượng Phòng vệ ở nước ngoài mà chính quyền Abe đã cho phép là các hoạt động triển khai ngắn hạn để cứu trợ thiên tai, bao gồm một hoạt động triển khai quy mô lớn tới Philippines sau cơn siêu bão Haiyan.

Các trí thức chính sách đối ngoại, những người hình thành niềm tin đầu não trên thực tế cho chính quyền Abe, chẳng hạn như Ito và Kamiya, đã liên tục nhấn mạnh “yêu cầu của cộng đồng quốc tế” đối với Nhật Bản để đóng góp nhiều hơn cho an ninh quốc tế, sự thụ động của chính quyền Abe trong việc phản hồi “những yêu cầu” là nổi bật hơn cả Đáng chú ý, chính quyền Abe đã bỏ qua một vài cơ hội quan trọng để triển khai Lực lượng Phòng vệ ở nước ngoài cho các nhiệm vụ phi chiến đấu có ý nghĩa góp phần đảm bảo an ninh toàn cầu Đầu tiên, vào năm 2014, Văn phòng thủ tướng

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w