HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAOTIỂU LUẬN CUỐI KỲCHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM 2Nhận thức về hình ảnh và vị thế của đất nước Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM 2
Nhận thức về hình ảnh và vị thế của đất nước Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020 của Việt Nam: Thành tựu và Hạn chế
Trang 2RUBRICS CHẤM TIỂU LUẬN MÔN CSĐN VIỆT NAM cứu, nêu đượccâu hỏi nghiêncứu phù hợp vớiyêu cầu môn học
Xác định vấn đề,đối tượng nghiêncứu, nêu đượccâu hỏi nghiêntượng nghiên cứu, nêu đượccâu hỏi nghiên cứu, giả địnhlời được câuhỏi nghiên cứu chẽ, cân đối, sáng tạo,chứng minh được giả định
nghiên cứu, trả lời tốt câuhỏi nghiên cứu, có áp dụngsáng tạo lý luận vào nghiêncứu, có liên hệ thực tiễnChính sách đối ngoại Việt
Nam hiện nay
Trang 3MỤC LỤC
TÓM TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, NHẬN THỨC VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA VÀ HÌNH ẢNH, VỊ THẾ QUỐC GIA
I Khái niệm và nhận thức về Ngoại giao văn hóa
1 Khái niệm Ngoại giao văn hóa
1.1 Khái niệm về Ngoại giao
1.2 Khái niệm về Văn hóa
1.3 Khái niệm về Ngoại giao Văn hóa
2 Nhận thức về Ngoại giao Văn hóa của các quốc gia trên thế giới
2.1 Mỹ
2.2 Hàn Quốc
2.3 Trung Quốc
3 Nhận thức của Việt Nam về Ngoại giao Văn hóa
II Khái niệm về hình ảnh và vị thế quốc gia
1 Khái niệm hình ảnh quốc gia
2 Khái niệm vị thế quốc gia
III Nhận thức của Việt Nam về hình ảnh và vị thế quốc gia qua Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2: HÌNH ẢNH VÀ VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM THAY ĐỔI QUA KẾT QUẢ CỦA VIỆC TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO VĂN HÓA ĐẾN NĂM 2020
I Kết quả của việc triển khai Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020 của Việt Nam
Trang 4TÓM TẮT
Nghiên cứu của Nhóm 5 về đề tài "Chiến lược Ngoại giao văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020," đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 14/02/2011, với mục tiêu tăng cường hoạt động ngoại giao văn hóa để quảng bá hình ảnh và nâng cao vị thế quốc gia Bài nghiên cứu được chia thành hai chương, trong đó Chương I tập trung vào việc thảo luận về cách nâng cao hình ảnh và vị thế quốc gia thông qua ngoại giao văn hóa.
Trong bối cảnh thế giới và quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam, ngoại giao văn hóa đã trở thành một chủ đề được quan tâm, và quốc gia đã đưa ra nhiều cải tiến trong lĩnh vực này Nghiên cứu này đặt sự chú ý vào ngoại giao văn hóa cùng với hình ảnh và vị thế quốc gia Nhóm nghiên cứu đã hiểu rõ về hai khái niệm này và đồng thời nhận thức về tầm quan trọng của chúng đối với hoạt động đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là qua kỳ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Chúng cũng xác định và triển khai chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020.
Chương II của nghiên cứu tập trung vào phân tích chiến lược Ngoại giao văn hóa giai đoạn 2011-2020, bao gồm nội dung, mục tiêu, và chính sách ngoại giao văn hóa với các khía cạnh như chủ thể, đối tượng, cấp độ triển khai, biện pháp thực hiện, và những cơ hội, thách thức đặt ra trong quá trình triển khai chính sách Cuối cùng, nghiên cứu tổng hợp kết quả nổi bật, bao gồm các thành tựu và hạn chế sau 10 năm triển khai chiến lược ngoại giao văn hóa.
Trang 5ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lý do chọn đề tài
Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2020, tình hình thế giới và khu vực xảy ra nhiều diễn biến phức tạp và khó đoán Trong tình hình hợp tác và phát triển vẫn là xu hướng chủ đạo trong quan hệ quốc tế và các luật pháp, chuẩn tắc quốc tế hạn chế việc đe dọa sử dụng vũ lực, nhiều quốc gia không có điều kiện phát triển nền ngoại giao pháo hạm đã lựa chọn phát triển nền ngoại giao văn hóa như một cách để nâng cao hình ảnh và vị thế quốc gia.
Trong phần tiểu luận của nhóm 5, các thành viên đã đề cập đến việc Việt Nam xây dựng và nâng cao hình ảnh và vị thế quốc gia thông qua Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020 Thông điệp chủ đạo xuyên suốt trong bài là sự thay đổi trong hình ảnh và vị thế quốc gia của Việt Nam trong thời gian triển khai chiến lược thông qua các biện pháp về mặt lý luận và cả thực tiễn Việc triển khai chiến lược này đã đem lại những tác động không hề nhỏ, giúp cho hình ảnh của Việt Nam trong mắt công chúng ngày một tốt đẹp hơn, thúc đẩy đất nước ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, nhóm mới chỉ dừng lại ở việc phân tích sơ qua chứ chưa đi sâu phân tích về kết quả trong quá trình triển khai Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020 của Việt Nam Việc mở rộng nghiên cứu về những điểm trên sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về kết quả của Chiến lược và nhìn ra được những cơ hội và thách thức phía trước cho quá trình triển khai ngoại giao văn hóa ở các thời kỳ sau.
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của bài tiểu luận này là đưa ra một góc nhìn chi tiết hơn về những thành tựu và hạn chế trong quá trình triển khai Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020 trong việc nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam.
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu trên, tôi đã đặt ra những câu hỏi nghiên cứu như sau:
Trang 6a) Thế giới hiểu ngoại giao văn hóa như thế nào? Việt Nam nhận thức về ngoại giao văn hóa như thế nào?
b) Hình ảnh và vị thế của Việt Nam được thay đổi ra sao qua kết quả của việc triển khai Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020?
3 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là sự thay đổi về hình ảnh và vị thế của Việt Nam qua những thành tựu và hạn chế của Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020.
4 Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài bao gồm: Phương pháp nghiên cứu và thu thập tài liệu; Phương pháp so sánh.
5 Giả thuyết đặt ra:
Các giả thuyết tôi đặt ra trong quá trình nghiên cứu là:
a) Hình ảnh và vị thế của Việt Nam trong mắt người dân và bạn bè quốc tế đã được nâng cao đáng kể qua việc triển khai Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020.
b) Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng với những thành tựu đạt được, Việt Nam có thể làm tốt hơn nữa trong công tác ngoại giao văn hóa để giúp hình ảnh đất nước trở nên ngày càng tốt đẹp hơn.
6 Nguồn tài liệu nghiên cứu:
Bài nghiên cứu sử dụng chủ yếu các nguồn tài liệu thứ cấp là các bài phân tích của các học giả qua sách chuyên khảo đã được xuất bản cũng như các tài liệu số được lưu hành trên các trang thông tin điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ, các cơ quan, ban ngành khác trong và ngoài nước Ngoài ra tôi cũng sử dụng nguồn tài liệu sơ cấp là các Văn kiện của Đảng để củng cố thêm luận điểm cho bài làm của mình.
Trang 7NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, NHẬN THỨC VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA VÀ HÌNH ẢNH, VỊ THẾ QUỐC GIA.
I Khái niệm và nhận thức về Ngoại giao văn hóa 1 Khái niệm Ngoại giao văn hóa
1.1 Khái niệm về Ngoại giao
Trong tiếng Anh, thuật ngữ “ngoại giao” được gọi là “diplomacy” Mặc dù có rất nhiều khái niệm được đua ra cho cụm từ này nhưng có một cách hiểu phổ biến nhất là “việc thực hiện các mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền thông qua liên lạc, thương lượng, gây ảnh hưởng cũng như điều chỉnh những khác biệt” 1.
1.2 Khái niệm về Văn hóa
Từ “văn hóa” đã ra đời từ rất sớm ở các quốc gia phương Đông Vào khoảng năm 77-6 trước Công nguyên, ở Trung Quốc đã có Lưu Hướng là người sử dụng từ “văn hóa” với nghĩa là phương thức giáo dục con người Bên cạnh đó, tại Châu Âu, người Nga dùng từ “culture” có gốc Latinh là “cultus animi”, nghĩa là “trồng trọt tinh thần”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nêu quan điểm của mình về văn hóa cách đây hơn nửa thế kỷ rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa” 2
Nhìn chung, mối quan hệ giữa ngoại giao và văn hóa là mối quan hệ bền chặt và bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.
1 Hồng, Đào Minh, and Lê Hồng Diệp Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế TP HCM, Việt Nam, 2013
2 Minh, Hồ Chí Hồ Chí Minh Toàn Tập, tr 458 T.3 Hà Nội, Việt Nam: NXB Chính trị Quốc gia Sự thật,
Trang 81.3 Khái niệm về Ngoại giao Văn hóa
Trên thế giới, thuật ngữ ngoại giao văn hóa ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong chính sách đối ngoại và được nhìn nhận là một công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho các mục tiêu đối ngoại, hoạt động ngoại giao của quốc gia.
Theo như sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế do tác giả Đào Minh Hồng và Lê Hồng Diệp chủ biên, ở góc độ quan hệ quốc tế, có thể khái quát ngoại giao văn hóa như sau: Ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại giao thông qua công cụ văn hóa để thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại nhằm đạt được các mục tiêu lợi ích cơ bản của quốc gia là phát triển, an ninh và ảnh hưởng
Bên cạnh đó, trong cuốn sách “Ngoại giao và công tác ngoại giao” xuất bản năm 2009 của Vũ Dương Huân cũng đã bàn tới khái niệm ngoại giao văn hóa dưới góc nhìn chính trị học và văn hóa học: Ngoại giao văn hóa là lĩnh vực đặc biệt của hoạt động ngoại giao, liên quan đến việc sử dụng văn hóa như là đối tượng và phương tiện nhằm đạt những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại của quốc gia, tạo hình ảnh tốt đẹp của đất nước, quảng bá văn hóa và ngôn ngữ quốc gia.
Ngoài cách hiểu trên, các học giả và quốc gia trên thế giới có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau với định nghĩa này do ảnh hưởng bởi đặc điểm lịch sử, văn hóa cũng như mức độ phát triển của quốc gia đó.
Nhiều học giả hiện nay đồng thuận với quan điểm của Milton C Cummings Jr thuộc Trung tâm Nghệ thuật và Văn hóa Mỹ tại Washington định nghĩa nhìn từ góc độ văn hóa học thì ngoại giao văn hóa là sự giao lưu những tư tưởng, trao đổi thông tin, nghệ thuật, lối sống, hệ giá trị, truyền thống, tín ngưỡng và các phương diện khác của văn hóa nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia và dân tộc 3
3 Cummings, M (2003) Cultural diplomacy and the United States government: A Survey Washington DC
Trang 92 Nhận thức về Ngoại giao Văn hóa của các quốc gia trên thế giới 2.1 Mỹ
Đối với Mỹ, chính phủ nước này coi ngoại giao văn hóa là một bộ phận quan trọng trong tổng thể chính sách ngoại giao công chúng (public diplomacy -1 trong 7 mảng công tác đối ngoại chính của Mỹ) và đặt mục tiêu tạo ra ảnh hưởng "tâm lý" lan rộng trên khắp thế giới, duy trì "Giấc mơ Mỹ” mà không cần dùng đến sức mạnh quân sự hay kinh tế Ngoại giao văn hóa Mỹ được triển khai ở hai cấp độ là cấp độ nhà nước và cấp độ nhân dân với nhiều loại hình khác nhau để giúp đưa ảnh hưởng của văn hóa Mỹ tiếp tục giữ vị trí đầu bảng trên toàn thế giới.
2.2 Hàn Quốc
Ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc được thể hiện rõ nhất qua “Làn sóng Hallyu” - Làn sóng Hàn Quốc hay còn gọi là trào lưu Hàn Quốc – một thuật ngữ được dịch từ tiếng Hàn là Hallyu (한류), có nghĩa là sự thịnh hành những giá trị văn hóa của Hàn Quốc ở nước ngoài.4
Chính phủ Hàn Quốc đặc biệt coi trọng ngoại giao văn hóa dựa trên nhận thức thế kỷ XXI là “thế kỷ của văn hóa” bằng việc đẩy mạnh các hoạt động giao lưu và tuyên truyền văn hóa Hàn Quốc ra bên ngoài, coi văn hóa là một ngành công nghiệp cần nâng cao tính cạnh tranh và xây dựng cơ sở của một cường quốc văn hóa Bộ Ngoại giao Hàn Quốc từng nhấn mạnh: “Sức mạnh mềm đang ngày càng trở nên quan trọng, văn hóa đã được nâng thành một thành tố không thể tách rời của sự cạnh tranh và nguồn lực kinh tế của quốc gia và thực sự tạo ra giá trị gia tăng Để bắt kịp nhịp độ của thế giới, Hàn Quốc đã áp dụng chính sách ngoại giao văn hóa như là một cực mới của tổng thể ngoại giao quốc gia" 2.3 Trung Quốc
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc cũng ưu tiên việc triển khai ngoại giao văn hóa và định hình ngoại giao văn hóa giữ vai trò quan trọng trong việc
4 Hùng, Nguyễn Tuấn, Vũ Lê Quỳnh, Đặng Thị Thanh Tâm, and Mạnh Tiến “Ngoại Giao Văn Hóa Hàn Quốc – SỰ Ảnh Hưởng ‘Làn Sóng Hallyu’ Đến Việt Nam.” Nghiên Cứu Lịch Sử, 12/9, 2021
Trang 10https://nghiencuulichsu.com/2021/09/12/ngoai-giao-van-hoa-han-quoc-su-anh-huong-lan-song-hallyu-den-viet-xây dựng “Giấc mộng Trung Hoa”, thúc đẩy “quyền lực mềm” Nước này đã vận dụng ngoại giao văn hóa một cách chủ động nhằm xây dựng hình ảnh quốc gia qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, khoa học kỹ thuật với nhiều hình thức đa dạng.
3 Nhận thức của Việt Nam về Ngoại giao Văn hóa
Tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo của Đảng và dựa vào tình hình thực tế của quốc tế, ngoại giao Việt Nam đã tích cực tham gia xây dựng một số cơ sở lý luận và pháp lý quan trọng về ngoại giao văn hóa Điều này được thể hiện qua một số văn kiện Đại hội Đảng, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các hoạt động đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao văn hóa nhằm phục vụ các mục tiêu hòa bình, an ninh và tăng cường vị thế đất nước Hội nghị Ngoại giao lần thứ 23 (2001), nhấn mạnh vai trò của ngoại giao văn hóa "cùng với kinh tế đối ngoại, chính trị đối ngoại, văn hóa đối ngoại tạo thành kiềng ba chân vững chãi cho đất nước vươn ra hòa nhập với thế giới" Tiếp đó, để cụ thể hóa và triển khai Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 25 (2006) đề ra chính sách ngoại giao dựa trên ba trụ cột: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa Trong thế chân kiềng đó, ngoại giao văn hóa có vai trò quan trọng, vừa là "nền tảng tinh thần", vừa là biện pháp và mục tiêu của chính sách đối ngoại Việt Nam; kết hợp và bổ trợ hữu hiệu cho các trụ cột khác, tạo thành một chỉnh thể chính sách đối ngoại toàn diện nhằm phát huy tốt nhất sức mạnh dân tộc, kết hợp hiệu quả với sức mạnh thời đại Việc điều chỉnh, bổ sung và nâng cao hơn về nhận thức, quan điểm, chủ trương và yêu cầu, nhiệm vụ đối với đối ngoại và văn hóa trong các văn kiện của Đảng đã tạo điều kiện cho ngoại giao Việt Nam nói chung và ngoại giao văn hóa nói riêng có những bước tiến mới trong nhận thức và triển khai đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó hướng đến các mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo những điều kiện quốc tế ngày càng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc; củng cố, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong bối cảnh tình hình quốc tế ngày càng biến động phức tạp và khó lường.
Trang 11II Khái niệm về hình ảnh và vị thế quốc gia 1 Khái niệm hình ảnh quốc gia
Hình ảnh quốc gia được định nghĩa là “những hình ảnh liên tưởng của người nước ngoài về quốc gia đó, về chính sách kinh tế, chính trị, đầu tư, đặc tính sản phẩm, bản sắc văn hóa và tính cách con người… của đất nước đó”
Trong cuốn sách “Measuring a multi-dimensional construct: Country image”, hai tác giả là Martin và Eroglu đã nhận định rằng hình ảnh quốc gia là “tất cả các niềm tin dựa trên mô tả, suy luận và thông tin mà một người có được về một đất nước cụ thể”
Tác giả Ying Fan, nguyên giáo sư trường Đại học Queen Mary (Anh), cũng cho rằng, hình ảnh quốc gia “được định nghĩa bởi người ở ngoài quốc gia đó và nhận thức của họ bị ảnh hưởng bởi khuôn mẫu, truyền thông cũng như trải nghiệm cá nhân”
Từ đó, theo nghĩa rộng, hình ảnh quốc gia là bức tranh tổng thể của một quốc gia trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và là những niềm tin, ấn tượng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố mà người ngoài quốc gia đó có về quốc gia đó Theo nghĩa hẹp, hình ảnh quốc gia được thể hiện ở những lĩnh vực nổi trội mà quốc gia đó gắn liền.
2 Khái niệm vị thế quốc gia
Vị thế quốc gia có thể được hiểu là chỗ đứng và uy tín của quốc gia đó trong khu vực và thế giới Theo Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, vị thế quốc gia được quyết định bởi năm nhân tố: nhân tố tự nhiên (vị trí địa lý của quốc gia đó có tầm ảnh hưởng như thế nào đối với khu vực và thế giới), nhân tố lịch sử (dân tộc đó có những đóng góp gì cho sự phát triển của xã hội loài người), nhân tố kinh tế (trình độ phát triển kinh tế của quốc gia đó), quân sự (sức mạnh quân sự của nước đó mạnh hay yếu) và đường lối chính sách (đường lối chính sách đối nội và đối ngoại của quốc gia đó có hợp lòng dân và xu thế thế giới hay không).5
5 Hoa, Nguyễn “Tạp Chí Cộng Sản.” Tạp chí Cộng sản, 12/12, 2020