1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ môn chính sách đối ngoại việt nam từ 1975 đến nay định vị nhân tố việt nam trong chính sách tái cân bằng của mỹ ở khu vực châu á – thái bình dương từ 2011 2017

50 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Định Vị Nhân Tố Việt Nam Trong Chính Sách Tái Cân Bằng Của Mỹ Ở Khu Vực Châu Á – Thái Bình Dương Từ 2011-2017
Tác giả Lưu Thị Thanh Mai, Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Hà Chi, Nguyễn Mai Khanh, Dương Thị Minh Nga, Lê Mai Linh, Hà Văn Giáp, Đỗ Thu Hằng
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Chính sách đối ngoại
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 6,92 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (9)
  • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài (10)
  • 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (13)
  • 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (13)
  • 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (14)
  • 7. Kết cấu của tiểu luận (14)
  • CHƯƠNG 1. Tổng quan về chính sách tái cân bằng của Mỹ từ 2011-2017 (0)
    • 1.1. Khái niệm và nguồn gốc của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (15)
    • 1.2. Khái niệm chính sách tái cân bằng của Mỹ (16)
    • 1.3. Nguồn gốc chính sách tái cân bằng của Mỹ ở khu vực CATBD (17)
    • 1.4. Lợi ích và mục tiêu chung của Mỹ khi triển khai chính sách này ở CATBD. .14 CHƯƠNG 2. Vị trí của Việt Nam trong chính sách tái cân bằng của Mỹ từ 2011- 2017 (21)
    • 2.1. Lợi ích mà Việt Nam mang lại cho Mỹ khi chính sách xoay trục được triển khai (23)
    • 2.2. Xác định vị trí của Việt Nam trong chính sách tái cân bằng của Mỹ từ 2011- 2017 (25)
  • CHƯƠNG 3.Tác động của chính sách xoay trục tới quan hệ Việt-Mỹ từ 2011-201733 3.1. Lĩnh vực Kinh tế (0)
    • 3.2. Lĩnh vực Chính trị (41)
    • 3.3. Lĩnh vực An ninh-quốc phòng (42)
  • KẾT LUẬN (44)

Nội dung

Việc trở thành thành viên của TPP đã đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho Việt Nam và tạo điều kiện cho Việt Nam được tham gia vào các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.Để làm rõ sự ảnh

Tình hình nghiên cứu đề tài

Để tìm hiểu về chính sách xoay trục của Mỹ và vị trí của Việt Nam trong chính sách này , ta cần tìm hiểu về ba vấn đề: Chính sách tái cân bằng của Mỹ dưới thời kỳ Barack Obama, vị trí của Việt Nam trong chính sách tái cân bằng của Mỹ từ 2011 – 2017 và tác động của chính sách ấy tới quan hệ Việt - Mỹ Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đã tìm được một số nghiên cứu trong nước nổi bật sau:

2.1 Nguyễn Hà Trang 2017 Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời “ Tổng thống Barack Obama” Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Luận án xác định vị trí Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Obama, phân tích các nhân tố tác động đến quá trình định hình vị trí Việt Nam trong nhận thức chiến lược; làm rõ vị trí, ưu thế, tiềm năng của Việt Nam trong đánh giá chiến lược từ phía Mỹ; đồng thời phân tích nội dung cơ bản của chính sách và quá trình triển khai trên thực tiễn những mục tiêu chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trên các phương diện chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh – quân sự…Bản chất của vấn đề cần nghiên cứu chính là “tư duy và thực tiễn triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ đối vớiViệt Nam nhằm phục vụ cho lợi ích quốc gia của Mỹ trong một giai đoạn cụ thể” Tuy nhiên, luận văn chưa đề cập tới vị trí của Việt Nam trong chính sách của Mỹ đối vớiTrung Quốc - một siêu cường đang trỗi dậy mạnh mẽ.

2.2 Nguyễn Nhâm 2016 “Mỹ đẩy nhanh tiến độ “Tái cân bằng” khu vực CATBD” Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 3(106) 40- 50.

Bài báo đề cập đến vấn đề về chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực CATBD, đồng thời đánh giá thực trạng chiến lược “Tái cân bằng CATBD” của Mỹ, dẫn ra một số thách thức tại khu vực và khuyến nghị của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đối với chính quyền Mỹ Tuy nhiên, bài báo vẫn chưa đi quá sâu vào phân tích tác động của chính sách “Tái cân bằng" tới quan hệ Việt-Mỹ.

2.3 Ngô Hữu Toàn Chiến lược xoay trục CATBD của Mỹ dưới thời Tổng thống Barack “ Obama (2011- 2016) Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2018 – 2019

Tác giả chỉ ra bối cảnh ra đời của chiến lược “xoay trục”; mục tiêu và quá trình triển khai chiến lược “xoay trục” trên ba phương diện chính là kinh tế, quân sự và ngoại giao. Tác giả cũng chỉ ra các mục tiêu của Mỹ lần lượt theo các lĩnh vực Về mặt kinh tế, mục tiêu của nước Mỹ là thoát khỏi khủng hoảng và suy thoái kinh tế, tiếp tục là đầu tàu kinh tế của khu vực và thế giới Về mặt quân sự, đối phó với việc tăng cường sức mạnh quân sự của các cường quốc trong khu vực, nhất là Trung Quốc, hỗ trợ cho các đồng minh thân cận duy trì sức mạnh vượt trội về quân sự và răn đe tiến công các nước là mục tiêu mà nước Mỹ hướng tới Về mặt ngoại giao, mục đích chính là tăng cường củng cố quan hệ với các đồng minh để tạo sự cân bằng chiến lược giữa Đông và Tây, giữa châu Âu, châu Á, châu Mỹ, giữa nước Mỹ với các trung tâm quyền lực chính trị, sức mạnh kinh tế, quân sự trên thế giới; thu hút các nước khác đi theo Mỹ làm đối trọng với các nước trong khu vực, trước hết là hình thành các liên minh mới để bao vây, làm đối trọng với Trung Quốc, sau đó là Nga… Cuối cùng, tác giả đánh giá kết quả của chiến lược xoay trục thời Tổng thống Obama là không nhất quán Tuy đã đưa ra một số giải pháp, gợi ý cho định hướng phát triển của Việt Nam trong bối cảnh Mỹ triển khai chiến lược xoay trục, tác giả vẫn chưa đề cập đến tác động của chính sách này tới quan hệ hai nước.

Bên cạnh những nghiên cứu trong nước, nhóm còn tìm được một số công trình quốc tế sau:

2.4 Kurt Mcampbell Xoay trục - Tương lai nghệ thuật lãnh đạo của Mỹ ở châu Á 2017 NXB Trẻ

Dưới lăng kính của của một chính trị gia, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương, đồng thời là kiến trúc sư trưởng chính sách xoay trục sang châu Á của chính quyền Obama, MCampbell đã mô tả một cách toàn diện diễn biến của chính sách hướng sang châu Á của Mỹ, chỉ ra vai trò trung tâm của châu Á đối với tương lai nước Mỹ Tác giả đã đưa ra quan niệm, định nghĩa về xoay trục, tái cân bằng; luận bàn về nguồn gốc, kết quả và các phê phán chính về điều đó phân tích bối cảnh chiến lược xoay trục, những tiền để của chiến lược xoay trục từ thời cận đại, luận giải những đặc điểm chính trong chiến lược của Mỹ đối với châu Á, giải thích các xu thế cốt lõi các thời kỳ gián đoạn và các xu thế tái diễn của chiến lược này; luận bàn về những vấn đề mà CATBD đang phải đối mặt từ đó đề xuất một kế hoạch cho chiến lược xoay trục, tái cân bằng của Mỹ đối với khu vực này, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hiện thực hóa chính sách của Mỹ đối với khu vực.

2.5 Zack Cooper et al 2016 “Asia Pacific Rebalance 2025: Capabilities, Presence, and Partnerships” CSIS https://csis-website-prod.s3.amazonaws.com/s3fs- public/legacy_files/files/publication/160119_Green_AsiaPacificRebalance2025_Web_0.p df

Công trình này đã phân tích và nhận định tình hình thế giới, khu vực và đưa ra những khuyến nghị chính sách cho chính phủ Mỹ nhằm thực hiện chiến lược “tái cân bằng” tại khu vực CATBD đạt hiệu quả Đồng thời, công trình cũng đưa ra những dự báo về chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ cho đến năm 2025.

2.6 Colonel Bryan P Truesdell “Balance within the rebalance: The supporting role of the U.S military in the Asia-Pacific region" https://dkiapcss.edu/nexus_articles/balance-within-the-rebalance-the-supporting-role-of- the-u-s-military-in-the-asia-pacific-region/

Bài nghiên cứu đã tập trung phân tích những động thái cụ thể về quân sự của Mỹ tại một số quốc gia trong khu vực CATBD, từ đó chỉ ra vai trò hỗ trợ về quân sự của Mỹ đối với các quốc gia này.

Chiến lược tái cân bằng của Mỹ tại khu vực CATBD là đề tài được nghiên cứu phổ biến, thu hút nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước hầu như chưa đi sâu phân tích việc triển khai chiến lược tái cân bằng theo quan hệ song phương một cách cụ thể Bên cạnh đó, nhóm nhận thấy các tài liệu vẫn chưa đề cập đến vị trí của Việt Nam trong Chiến lược tái cân bằng của

Mỹ ở khu vực CATBD Do đó, dựa trên cơ sở các tài liệu đã tham khảo và phân tích, đề tài sẽ tập trung vào vị trí của Việt Nam trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở khu vựcCATBD và tác động của chiến lược đến quan hệ Việt-Mỹ

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu của bài tiểu luận là làm sáng tỏ vị trí của Việt Nam trong chính sách tái cân bằng của Mỹ từ 2011-2017 cũng như xác định chính sách xoay trục ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, bài tiểu luận có những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Tìm hiểu khái niệm, nguồn gốc, lợi ích và mục tiêu chung của Mỹ khi triển khai chính sách này ở CATBD

- Phân tích tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách tái cân bằng của Mỹ

- Đánh giá tác động của chính sách xoay trục tới quan hệ Việt-Mỹ

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên mục tiêu nghiên cứu và tình hình nghiên cứu của nhóm, nhóm đưa ra câu hỏi nghiên cứu: Việt Nam có vị trí như thế nào trong chính sách xoay trục của Mỹ và chính sách này có tác động như thế nào đến quan hệ Việt-Mỹ từ 2011-2017?

Từ câu hỏi nghiên cứu trên, nhóm đưa ra bốn giả thuyết nghiên cứu có thể xảy ra:

Giả thuyết 1: Việt Nam có vị trí quan trọng trong chính sách xoay trục của Mỹ ở hai mặt chính là kinh tế, chính trị Đặc biệt, Việt Nam cũng là một con bài quan trọng để Mỹ kiểm chề sự ảnh hưởng của Trung Quốc.

Giả thuyết 2: Chính sách xoay trục của Mỹ có thể giúp quan hệ hai nước đi theo chiều hướng tích cực ở các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, an ninh-quốc phòng Chính sách này của

Mỹ nhằm mục tiêu tăng cường sự hiện diện của mình ở Đông Nam Á nên Mỹ có thể tận dụng mục tiêu này để quan hệ với Việt Nam nhiều hơn Điều này không chỉ giúp Mỹ hoàn thành được mục tiêu của mình mà còn giúp Việt Nam khẳng định ảnh hưởng của mình khi có thể phát triển mối quan hệ tốt đẹp với cường quốc như Mỹ.

Giả thuyết 3: Chính sách xoay trục của Mỹ có thể khiến Việt Nam lo ngại trong việc quan hệ với Mỹ vì khi Mỹ triển khai chính sách này, Mỹ sẽ sử dụng Việt Nam để hoàn thành mục đích của mình: kiềm chế Trung Quốc và thay đổi vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Chính vì thế, Việt Nam có thể sẽ cân nhắc về việc phát triển quan hệ với Mỹ tránh trường hợp bị lợi dụng và ảnh hưởng đến đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Giả thuyết 4: Chính sách xoay trục của Mỹ có thể khiến Việt Nam lo ngại trong việc tạo dựng mối quan hệ với Mỹ song quan hệ hai nước vẫn phát triển khi điều chỉnh lợi ích lẫn nhau Mặc dù chính sách xoay trục của Mỹ có thể khiến Việt Nam rơi vào cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung hay có sự gia tăng trong viêc khác nhau về ý thức hệ, hai nước vẫn có những chuyến thăm cấp cao để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, giúp xoá bỏ những nghi kị và tiếp tục phát triển quan hệ.

Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu trên, bài tiểu luận sẽ vận dụng phương pháp khai thác tài liệu Đồng thời, bài tiểu luận sẽ áp dụng phương pháp phân tích nội dung kết hợp với phương pháp định tính nhằm phân tích nội dung các tài liệu kể trên,diễn giải và tổ chức nội dung đúc kết được theo cấu trúc nghiên cứu.

Kết cấu của tiểu luận

Ngoài lời mở đầu và kết luận, phần chính của luận văn bao gồm ba chương:

Chương 1: Tổng quan về chính sách tái cân bằng của Mỹ từ 2011-2017 có nhiệm vụ cung cấp khái niệm và nguồn gốc của chính sách tái cân bằng Mỹ; chỉ ra mục đích và mục tiêu chung của Mỹ khi triển khai chính sách này ở CATBD

Chương 2: Vị trí của Việt Nam trong chính sách tái cân bằng của Mỹ từ 2011-2017 là phần trọng tâm của bài tiểu luận, phân tích vị trí của Việt Nam ở khu vực CATBD và đi sâu phân tích vị trí của Việt Nam trong chính sách tái cân bằng của Mỹ.

Tổng quan về chính sách tái cân bằng của Mỹ từ 2011-2017

Khái niệm và nguồn gốc của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, khái niệm CATBD xuất hiện Đây là khu vực địa lý chiếm một phần ba thế giới Số dân cư chiếm khoảng một nửa hành tinh Khu vực CATBD tập trung nhiều quốc gia có nền văn hóa đa dạng, được thừa hưởng nhiều nền văn minh lâu đời nhất như Trung Quốc, Ấn Độ Đây cũng là cái nôi của một số tôn giáo lớn như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở đây còn là vùng đất phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, đưa đến sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống thực dân cũ Giành được độc lập, CATBD đã nhanh chóng trở thành khu vực năng động nhất trên thế giới khi chứng kiến sự phát triển vượt trội như: Nhật Bản với nền kinh tế phát triển “thần kỳ”; sự xuất hiện của bốn con rồng kinh tế Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore; sự phát triển của ASEAN trong thập kỷ 80 và sự ra đời của các diễn đàn trong khu vực sau đó (ARF năm 1994, APEC năm 1989, ); Sau mười năm đầu tiên của thế kỉ XIX, châu Á đã dựng lên một chu trình phát triển kinh tế mới, nâng tầm quan trọng nền kinh tế của CATBD vượt qua các khu vực khác trên thế giới Nhờ sự phát triển vượt trội và tiềm năng, khu vực CATBD đã được đánh giá là tương lai của thế giới trong thế kỷ XIX.

Vào năm 1900, cố Ngoại trưởng John Hay tuyên bố “Địa Trung Hải là đại dương của quá khứ, Đại Tây Dương là của hiện tại, và Thái Bình Dương là đại dương của tương lai” Trong một cuộc phỏng vấn sau khi bản Báo cáo quốc phòng của Bộ Quốc phòng Mỹ được ban hành 30/9/2002, Đô đốc Dennis C.Blair, Tư lệnh Thái Bình Dương khẳng định vị trí thứ nhất hiện nay thuộc về Đông Á, Tây Nam ở vị trí thứ hai và Châu Âu là vị trí thứ ba trong chính sách an ninh của Mỹ Có thể nói, Hoa Kỳ sớm đã nhận ra được tiềm năng của khu vực CATBD Năm 1995, bản báo cáo về “Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ” khẳng định khu vực này “có ý nghĩa ngày càng tăng đối với nền an ninh và sự tồn tại của Hoa Kỳ” Bên cạnh đó, Mỹ luôn coi mình là một quốc gia thuộc CATBD Tổng thống Obama từng tuyên bố trước Quốc hội Australia ở Canberra “Hoa Kỳ là cường quốc Thái Bình Dương và chúng tôi sẽ mãi hiện diện ở đây”

Nhiệm kỳ của Tổng thống Obama bắt đầu khi nền kinh tế Mỹ gặp cuộc khủng hoảng nặng nề, quân đội Mỹ sa lầy tại hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan Nội bộ nước Mỹ và thế giới đang dần biến đổi phức tạp và ẩn chứa nhiều yếu tố bất định Trọng tâm kinh tế và địa - chính trị của thế giới dần dịch chuyển về khu vực CATBD Đồng thời, khu vực này cũng có những thách thức với vị trí siêu cường của Hoa Kỳ khi quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc đang dần trỗi dậy Trước những biến động, khủng hoảng của thế giới thì sự phát triển không ngừng của Châu Á như một điểm sáng để Mỹ hướng tới Trong quá trình điều chỉnh trọng tâm chiến lược về khu vực CATBD, nước Mỹ liên tục khẳng định mình là một quốc gia của khu vực này Trước đây sự quan tâm của Mỹ không ổn định nhưng giờ đây các nhà ngoại giao Mỹ luôn cố gắng chứng tỏ họ chưa bao giờ bỏ rơi khu vực này và CATBD rất quan trọng trong những chiến lược tiếp theo của Mỹ Mỹ tuyên bố “Đối với Mỹ, không có khu vực nào quan trọng hơnCATBD và không có khu vực nào khác có tầm quan trọng như thế đối với Mỹ trong thế giới mới” Từ đó, chiến lược “Xoay trục - tái cân bằng” được ra đời.

Khái niệm chính sách tái cân bằng của Mỹ

“Xoay trục - tái cân bằng” là việc Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược từ châu Âu sang khu vực CATBD, biến khu vực này càng quan trọng đối với tương lai nước Mỹ Với chiến lược toàn diện về mọi mặt (chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự) - “xoay trục - tái cân bằng” tại khu vực CATBD được triển khai bởi Tổng thống Obama cùng những mục tiêu rõ ràng, có trọng điểm.

Nguồn gốc chính sách tái cân bằng của Mỹ ở khu vực CATBD

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (CATBD) hiện nay là đại bàn triển khai các chiến lược quan trọng của các nước lớn trên thế giới như: “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” (IPS) của Mỹ; “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) của Trung Quốc; “Chính sách hướng Đông” của Nga, “Chủ nghĩa hoà bình tích cực của Nhật Bản;

“Hành động phía Đông” của Ấn Độ;… Việc Mỹ thực hiện chính sách hướng sang Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là dưới thời Tổng thống Barack Obama vào những năm đầu thập niên thế kỷ XXI, đã mang lại nhiều thành công song chặng đường thực hiện đó còn nhiều chông gai và thách thức

Từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ vẫn coi châu Âu là trọng điểm chiến lược toàn cầu Từ khi Tổng thống G W.Bush lên cầm quyền đã điều chỉnh chiến lược toàn cầu hướng sự chú ý sang khu vực CATBD với mục đích to lớn là duy trì vị thế siêu cường trong thế kỷ mới Nhưng chiến lược đối với khu vực CATBD bắt đầu rõ nét hơn dưới thời của Tổng thống B.Clinton Trong bản Báo cáo “Đánh giá chiến lược tái cân bằng của Mỹ tại CATBD” vào năm 2013, Winston Lord đã trình bày trước Uỷ ban Đối ngoại thượng viện: “Đối với Mỹ, không có khu vực nào quan trọng hơn CATBD và không có khu vực nào khác có tầm quan trọng như thế với Mỹ trong thời gian tới” (Thuỷ 2013)

Cho tới khi dưới thời chính quyền Obama vẫn tiếp tục kế thừa chính sách đối với khu vực CATBD của các chính quyền tiền nhiệm với chiến lược “xoay trục” bao gồm các mục tiêu, biện pháp chiến lược và quá trình thực hiện toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự và ngoại giao Kể từ khi Mỹ thực hiện triển khai chính sách xoay trục sang CATBD quan hệ Mỹ và các nước khu vực cũng như là tình hình thế giới bước sang một trang mới.

Tháng 10/2011, Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lần lượt tuyên bố Chiến lược “xoay trục” Nằm trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, chiến lược xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương có vai trò là để đảm bảo và duy trì vai trò lãnh đạo thế giới của nước Mỹ, trong đó nổi bật là kiềm chế Trung Quốc (Thuỷ 2013)“việc Trung Quốc ngày càng tăng cường quyền lực và ảnh hưởng ở Đông Á ở mức độ nhất định đe doạ lợi ích của Mỹ trong khu vực” Chiến lược “xoay trục” đã phản ánh tầm quan trọng của khu vực CATBD trong nền kinh tế toàn cầu và chính trị quốc tế Mỹ luôn quan tâm khu vực địa chiến lược, địa chính trị này về vấn đề liên quan tới các thể chế khu vực và bảo vệ các nguyên tắc và luật pháp quốc tế

Sau khi công bố chiến lược Xoay trục tái cân bằng sang CATBD, chính quyền Tổng thống Barack Obama tập trung thực thi 6 nội dung chính bao gồm: (1) Củng cố quan hệ với các đồng minh truyền thống (Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan, Australia); (2) Tăng cường quan hệ với các nước bạn bè, các quốc gia đang trên đà đi lên (Ấn Độ, Singapore, Indonesia,…); (3) Tham gia xây dựng cấu trúc khu vực một cách tích cực tại các hội nghị, diễn đàn như: Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Sáng kiến Hạ lưu Sông Mê Kông (LMI), Hội nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+); (4) Tăng cường việc hiện diện quân sự, chú trọng vào việc luân chuyển quân tới khu vực (Singapore, Australia, Philippines,…) thông qua các cuộc diễn tập quân sự song phương và đa phương; (5) Thúc đẩy sự hợp tác kinh tế tại khu vực: đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ủng hộ APEC, Sáng kiến gắn kết kinh tế mở rộng với ASEAN (E3); (6) Tiếp tục truyền bá, cố suý giá trị dân chủ, nhân quyền,… (Châu 2022)

Trước khi xuất hiện chính sách xoay trục, tình hình thế giới cũng như nước Mỹ được đánh giá là không mấy tươi sáng và hầu như liên tục rơi vào các cuộc khủng hoảng đến khiến Mỹ buộc phải thay đổi các hướng đi của mình trong chiến lược

Thứ nhất, sau tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã gây tổn thất không nhỏ đến kinh tế Mỹ Trong hoàn cảnh nền kinh tế suy yếu, theo thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ đã giảm liên tục từ năm 2007 – 2009 Đáng kể đến là những hành động đơn phương của Mỹ (đặc biệt là dưới thời kỳ chính quyền G W.Bush) đã trực tiếp dính líu đến cuộc chiến ở Afghanistan gây ra sự tổn hại về uy tín cũng như sức mạnh nước Mỹ trên trường quốc tế

Thứ hai, Học thuyết G W.Bush với 4 trụ cột: bành trướng dân chủ, chủ nghĩa đơn phương, quyền bá chủ của người Mỹ, đe doạ và chiến tranh ngăn chặn đã không tìm ra được phương thức biến nước Mỹ thành siêu cường và thiết lập trật tự thế giới mới Chính sách đối ngoại và cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ đang lún sâu vào không mang lại những kết quả tốt đẹp

Thứ ba, Việc Mỹ dính líu trực tiếp đến cuộc chiến chống khủng bố, cụ thể là là thực hiện chính sách can dự và bành trướng tác động lớn tới sự đảm bảo an toàn cho đất nước. Tong 8 năm dưới thời Tổng thổng G W.Bush, nước Mỹ bị sa lầy vào 2 cuộc chiến tranh vô cùng tốn kém; nợ nần quốc gia tăng vùn vụt một cách chóng mặt, nền kinh tế rơi vào trạng thái suy thoái Điều khủng khiếp nhất là sự suy sụp của nền tài chính Mỹ gây ra cuộc khủng khoảng tài chính chưa từng có cho lịch sử nhân loại và làm cả thế giới bị ảnh hưởng

Giữa tình hình không mấy tươi sáng của Mỹ, nền kinh tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn đang trên đà phát triển tốt mặc cho tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu tương đối lớn Tuy nhiên, các nền kinh tế năng động mới nổi như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, ASEAN đã và đang thách thức chính quyền nước Mỹ cần thay đổi trong tư duy trong chính sách đối ngoại tại khu vực châu Á Lúc bấy giờ các nhà kinh tế phương Tây dự đoán rằng khu vực châu Á – Thái Bình Dương là “cỗ máy của nền kinh tế toàn cầu” (Khanh 2017) Khu vực CATBD được xem là một thị trường đầy tiềm năng để có thể thúc đẩy phát triển và giúp phục hồi nền kinh tế Mỹ Và chỉ khi nắm được khu vực này mới có thể nắm sự thống trị kinh tế thế giới.

Câu chuyện tái cân bằng của Mỹ thực chất là vấn đề đặt trọng tâm và ưu tiên đối với khu vực châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á – nơi có vị trí rất quan trọng trong cuộc chạy đua Mỹ - Trung Địa bàn này là nơi Trung Quốc sử dụng để vươn ra thế giới, có vai trò là trung tâm trong việc duy trì hoà bình, ổn định và thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực CATBD Chính quyền Obama đã xây dựng chính sách xoay trục dựa trên nền tảng của các mối quan hệ sẵn có giữa Mỹ và châu Á (Vũ 2017)

Ngay sau khi Tổng thống Barack Obama lên nắm quyền, Mỹ đang lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất kể từ 80 năm trở lại đây, khiến cho sức mạnh quyền lực tuyệt đối của Mỹ bị suy giảm đáng kể Trong khi đó, Trung Quốc đang ngày càng thể hiện sức mạnh của mình và trỗi dậy mạnh mẽ, đã thách thức vai trò lãnh đạo của

Mỹ Trước tình hình như vậy, chính quyền Obama đã thúc đẩy chiến lược “quay trở lại ĐNA” thông qua chính sách ngoại giao “thông minh” và “linh hoạt” (Khanh 2017) Do tình hình cục diện thế giới và khu vực có nhiều chuyển biến, buộc Mỹ phải có những thay đổi trong chính sách đối ngoại, lợi ích cốt lõi trước kia của Mỹ ở châu Âu sẽ chuyển sang châu Á trên các phương diện kinh tế, chính trị, quân sự Những bước điều chỉnh chiến lược xoay về CATBD của Mỹ có mục đích nhằm đảm bảo lợi ích cốt lõi của Mỹ và duy trì vị thế của mình tại khu vực cũng như thế giới

Mỹ cũng đã thực hiện các phương cách mang tính “phòng ngừa” nhằm chống lại sự gia tăng về sức mạnh quân sự cũng như việc tuyên bố chủ quyền đối với các khu vực đang tranh chấp ở vùng biển lân cận Vào năm 2010, trước sự dự đoán về việc bổ sung lực lượng quân sự của Mỹ ở khu vực CATBD, hải quân Hoa Kỳ đã thực hiện thuỷ chiến của mình khi 3 tàu ngầm mang tên lử đạn đạo đã được thiết lập cho các cuộc tấn công tại các vùng biển Diego Garcia (Ấn Độ Dương), Busan (Hàn Quốc) và vịnh Subic (Philippines) (Thompson 2010)

Lợi ích và mục tiêu chung của Mỹ khi triển khai chính sách này ở CATBD .14 CHƯƠNG 2 Vị trí của Việt Nam trong chính sách tái cân bằng của Mỹ từ 2011- 2017

Với chiến lược toàn diện về mọi mặt (chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự) - “xoay trục - tái cân bằng” tại khu vực CATBD được triển khai bởi Tổng thống Obama cùng những mục tiêu rõ ràng, có trọng điểm

Trước mắt, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì lợi ích kinh tế, quyền lực chính trị, văn hóa, sức mạnh quân sự và ngoại giao tại CATBD Bên cạnh đó, Mỹ cũng kiềm chế các nước thách thức vai trò của Mỹ trong khu vực này và trên thế giới Các mục tiêu trước mắt được đề ra trên nhiều lĩnh vực: (1) Kinh tế: Mỹ cần thoát khỏi sự khủng hoảng và suy thoái về kinh tế, ổn định và phát triển để tiếp tục là cường quốc số một về kinh tế trên thế giới;

(2) Chính trị: Mỹ muốn duy trì và có thêm sự uy tín, sức ảnh hưởng của mình tại các diễn đàn, tổ chức, liên kết để củng cố trí nước lớn của mình; (3) Văn hóa: Mỹ tiếp tục lan truyền các giá trị, tư tưởng về tự do, dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo Xuất khẩu văn hóa Mỹ tới các nước trong khu vực; (4) Quân sự: Mỹ cần hạn chế việc tăng cường quân sự của các nước đang trỗi dậy trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc Hỗ trợ các đồng minh thân cận có sức mạnh vượt trội về quân sự, tiến đến răn đe các nước khác; (5). Ngoại giao: Mỹ tăng cường và củng cố quan hệ với các nước đồng minh để tạo sự cân bằng giữa phương Đông và phương Tây, giữa các châu lục, giữa Mỹ với các trung tâm quyền lực khác trên thế giới Gia tăng sự ảnh hưởng, thu hút các nước khác làm đối trọng với nhau và đi theo Mỹ

Về cơ bản, lâu dài: Mỹ đưa các nước vào quỹ đạo tư bản do Mỹ đứng đầu, khôi phục vị thế siêu cường duy nhất, tiến đến làm bá chủ thế giới Tổng thống Obama nêu rõ mục tiêu lâu dài: (1) Tăng cường mối quan hệ đồng minh an ninh với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philipin, Oxtraylia Đồng thuận về chính trị, bảo đảm quan hệ đồng minh linh hoạt để đối phó với những khó khăn, thách thức song song việc tận dụng thời cơ mới; bảo đảm an ninh, phòng thủ luôn trong tư thế sẵn sàng và răn đe mọi thách thức; (2) Mỹ chú trọng tăng cường quan hệ với các quốc gia mới nổi và tiềm năng trong khu vực: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Singapore, Malaysia, các quốc đảo ở Thái Bình Dương,…; (3) Vai trò của mình bằng cách tham gia các tổ chức khu vực như ASEAN, APEC, EAS, đóng vai trò tích cực trong các diễn đàn này; (4) Mỹ mở rộng quan hệ, thương mại và đầu tư trong khu vực thông qua APEC, G20, TPP nhằm thúc đẩy mở cửa thị trường, giảm rào cản và tăng sự minh bạch, công bằng thương mại; (5) Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực Một mặt tiến hành “hiện đại hóa” các mối quan hệ quân sự tại Đông Bắc Á Mặt khác tăng cường sự hiện diện tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương; (6) Mỹ thúc ép cá nước tiến hành cải cách nhằm tăng cường bảo vệ dân chủ, nhân quyền và tự do chính trị theo kiểu Mỹ và phương Tây (Nguyễn Thị Quế & Nguyễn Thị Thuý 2016). Đồng thời, khi triển khai chính sách xoay trục, Mỹ đã nhận được những lợi ích ở khu vực CATBD thông qua các lĩnh vực chính trị, ngoại giao; kinh tế và an ninh quốc phòng.

Về lĩnh vực chính trị, ngoại giao, chính sách xoay trục đã giúp Mỹ đã tăng cường được “đồng minh”, “đối tác” bằng cách duy trì quan hệ với nhiều quốc gia tại khu vực.

Mỹ đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam (2013), Malaysia (2014), và Lào (2016); nâng cấp quan hệ thành đối tác chiến lược với Indonesia (2016) Bên cạnh đó,

Mỹ đã mở rộng phạm vi hợp tác trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ và Singapore (Châu 2022) Bên cạnh đó, Mỹ đã tích cực và chủ động hơn trong việc thúc đẩy các chương trình nghị sự của EAS, ARF, ADMM+, thể chế hoá cơ chế gặp cấp cao

Mỹ - ASEAN, đưa cơ chế này thành thường niên từ năm 2013 Quan hệ với ASEAN được nâng cấp lên đối tác chiến lược vào năm 2015, và đã nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2022

Về kinh tế, Mỹ trở thành thị trường chủ chốt của khu vực, với tổng giá trị nhập khẩu hàng năm trên 3000 tỉ USD Chính quyền Obama vẫn duy trì là nhà đầu tư nước ngoài quan trọng tại Đông Á và Đông Nam Á với tổng số vốn đầu tư trên 1000 tỉ USD.

Mỹ trở thành đối tác quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu và lợi ích đầu tư của ASEAN. (Châu 2022)

Về quốc phòng, Mỹ đã có thể thể tăng cường thúc đẩy quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia – những đồng minh truyền thống quan trọng của Mỹ Các nước đồng minh đóng vai trò chính trong các vấn đề khu vực, như: thực hiện chính sách với Trung Quốc, tăng ngân sách quốc phòng, mua sắm trang, thiết bị quân sự tối tân và tích cực tham gia vào các mặt trân song phương và đa phương Mỹ cùng với Anh và Australia (Bộ

Tứ Kim Cương – liên minh an ninh AUKUS) cùng có chung hướng về mục tiêu xây dựng an ninh tập thể trong khu vực và liên kết các đồng minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á

Lợi ích lớn nhất của Mỹ tại CATBD ở thời điểm này chính là sức ảnh ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực Nước Mỹ đã từng trải qua những giai đoạn sụt giảm tương đối trong lịch sử, tuy nhiên, nhiều nước trong khu vực, trong đó có một số quốc gia Đông Nam Á – các nước đồng minh của Mỹ đã từng hợp tác với Mỹ và hy vọng Mỹ sẽ vẫn là đối tác giúp duy trì cân bằng chiến lược tại khu vực

CHƯƠNG 2 Vị trí của Việt Nam trong chính sách tái cân bằng của Mỹ từ 2011-2017

Lợi ích mà Việt Nam mang lại cho Mỹ khi chính sách xoay trục được triển khai

Việt Nam mang lại cho Mỹ những lợi ích đáng kể khi đất nước này thực hiện chính sách xoay trục Có nhiều nhân tố để chứng minh cho điều này như địa lý, chính trị và kinh tế.

Xét về địa lý, Việt Nam là đất nước sở hữu vị trí địa lí mang tính chiến lược, có nhiều tiềm năng về hàng hải, được khai thác theo hai hướng: Một là “cửa ngõ” ra biển của lục địa Châu Á; hai là làm “đầu cầu” trên đất liền của con đường giao thương - trên biển Ngoài ra, những ý nghĩa về mặt chiến lược và địa chính trị của Biển Đông cũng là một cơ sở quan trọng góp phần nâng cao ý nghĩa địa chiến lược của Việt Nam trong nhận thức của các cường quốc, đặc biệt là Mỹ Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên Trong khu vực Đông Nam Á có khoảng 536 cảng biển, trong đó có hai cảng vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng Singapore và Hồng Kông Thương mại và công nghiệp hàng hải ngày càng gia tăng ở khu vực (Biển Đông: Địa chiến lược và tiềm năng kinh tế 2014) Trong chính sách xoay trục, Mỹ có thể tận dụng những ý nghĩa địa lý của Việt Nam cho việc di chuyển, trao đổi buôn bán các mặt hàng, triển khai quân sự Việt Nam cũng sẽ giúp Mỹ dễ dàng kết nối với các nước Đông Nam Á hơn.

Việt Nam có những vị trí ngày càng trở nên quan trọng về mặt chính trị trong quan hệ với các quốc gia, tổ chức trong khu vực và trên thế giới, điều này làm nâng cao vị trí của Việt Nam trong nhận thức chiến lược đối ngoại của Mỹ Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 188/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, đồng thời cũng là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực; thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 16 nước, đối tác toàn diện với 13 nước, quan hệ thương mại với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, và 98 cơ quan đại diện tại các quốc gia và vùng lãnh thổ ở các châu lục (NguyễnNhâm 2016, 42) Tại Châu Á, Việt Nam và khối ASEAN đang dần trở thành một tiếng nói quan trọng có tầm quyết định đối với nhiều vấn đề tầm cỡ thế giới Tại Liên hợp quốc, tổ chức đa phương toàn cầu lớn nhất, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nổi bật đánh dấu sự trưởng thành của ngoại giao đa phương, mở đầu bằng sự kiện Việt Nam được quốc tế tín nhiệm bầu với số phiếu rất cao và đã đảm nhiệm thành công vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2008-2009) Sau đó, ViệtNam liên tục và đồng thời được các nước tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng như: thành viên Hội đồng Nhân quyền (nhiệm kỳ 2014- 2016), Hội đồng Kinh tế-Xã hội (ECOSOC) (nhiệm kỳ 2016-2018), thành viên Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) (nhiệm kỳ 2013-2015) và là Chủ tịch Hội đồng Thống đốc IAEA trong 2 năm 2013-2014 `(Đỗ Thùy Dương 2017) Trong chính sách “tái cân bằng” với CATBD, chính quyền tổng thống Obama tiếp tục củng cố các mối quan hệ liên minh và thúc đẩy quan hệ với các nước khác để hạn chế sự xáo trộn quyền lực tại khu vực, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy Là một siêu cường trên thế giới, thực hiện mục tiêu duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu, đảm bảo trật tự và triển khai hiệu quả chính sách tại khu vực, thì Mỹ cần có thêm nhiều đối tác thân thiện và có năng lực tại khu vực. Trong đó, Việt Nam được Chính phủ Mỹ đánh giá rất cao với nhiều tiềm năng và được xem là một đối tác mới trong tổng thể chiến lược của Mỹ đối với khu vực CATBD có nhiều biến chuyển nhanh chóng Phát triển mối quan hệ với Việt Nam, Mỹ sẽ có thêm được nhiều sự ủng hộ từ các quốc gia khác đặc biệt là từ khối ASEAN

Về mặt kinh tế, Mỹ đánh giá Việt Nam là một đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đặc biệt từ sau đổi mới năm 1986, tốc độ phát triển của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), ASEAN, Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 01/01/1996 Năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu(ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào APEC Năm 2010, Việt Nam đã là là một thành viên sáng lập của TPP (Việt Nam chính thức bước vào kỷ nguyên CPTPP 2019) Mỹ có thể nắm bắt cơ hội để đầu tư vào một đất nước đang có nhiều tiềm năng như Việt Nam, từ đó nhận về các lợi ích kinh tế trong chiến lược xoay trục của mình Các hiệp định và qui chế thương mại ưu đãi của Mỹ đã tạo điều kiện cho hàng hóa của hai nước thâm nhập nhiều hơn vào thị trường của nhau: kim ngạch buôn bán giữa hai nước năm 1994 đạt 220 triệu USD nhưng đến năm 2015 con số này là 45,1 tỉ USD Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 13 vào thị trường Mỹ và nước nhập khẩu lớn thứ

37 của hàng hóa Mỹ Một điểm đáng chú ý là Việt Nam luôn xuất siêu vào thị trường Mỹ.

Về đầu tư, tính đến năm 2014 Mỹ trở thành nhà đầu tư lớn tứ 7 ở Việt Nam với 11 tỉ USD trong 725 dự án (Michael F Martin 2016)

Với những thành tựu nói trên, Việt Nam đóng một tiếng nói không nhỏ trong tiến trình phát triển của khu vực, ngày càng thể hiện vai trò là một nước tích cực trong các vấn đề chung trên toàn cầu Cộng hưởng những lợi thế này của Việt Nam tại khu vực, khi thực hiện chính sách xoay trục, Mỹ sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với một thị trường rộng lớn và tiềm năng trong lĩnh vực kinh tế và đi sâu hơn các lĩnh vực văn hóa-xã hội khác (Hoàng Vũ 2017, 51)

Xác định vị trí của Việt Nam trong chính sách tái cân bằng của Mỹ từ 2011- 2017

CATBD là một khu vực có vị thế địa - chính trị và địa - kinh tế quan trọng và có khả năng gây ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của nhiều quốc gia khác Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực CATBD nên quốc gia hình chữ S cũng mang trong mình một tiềm năng phát triển vô cùng lớn Việt Nam nằm ở khu vực địa lý tiếp giáp nhiều đại dương, là cửa ngõ nối liền nhiều quốc gia lớn với thế giới; đồng thời với lợi thế đông dân và nằm trong khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn, Việt Nam càng khẳng định được sự quan trọng của mình đối với các nước khác trong khu vực và trên thế giới Xét dưới góc độ địa

- kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 21 nước thành viên khu vực CATBD chiếm 54% tổng GDP thế giới và dịch vụ thương mại chiếm 44% thế giới Cùng với lợi thế tổng số dõn chiếm khoảng ẵ dõn số thế giới, bước vào thế kỷ XXI, sức mạnh chớnh trị và tốc độ phát triển kinh tế của khu vực đã tăng lên vô cùng nhanh chóng và trở thành một khu vực có nhiều tiềm năng phát triển, có vai trò và vị trí quan trọng không chỉ với lợi ích của các nước lớn như Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Việt Nam nằm giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á, đồng thời có đường lãnh hải dài và chung đường biên giới trên bộ với Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia Điều ấy cho thấy quốc gia với hơn 4000 năm lịch sử này nằm ở vị trí trung tâm của các hoạt động kinh tế diễn ra trong khu vực CATBD Nhờ điều này, Việt Nam sẽ nhận được những lợi ích từ sự phát triển của các nước lớn trong khu vực nhờ vai trò cầu nối giữa khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á Trong những năm lịch sử Việt Nam, quốc gia của chúng ta cũng đã nỗ lực và tham gia, đóng góp vào sự phát triển chung của khu vực nói riêng và thế giới nói chung Năm 1996, chỉ một năm sau sự gia nhập chính thức của Việt Nam vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp caoASEAN; sau đó là rất nhiều các Hội nghị quốc tế lớn khác như Hội nghị cấp cao Cộng đồng Pháp ngữ 1997, Chủ tịch ASEAN năm 1998, Hội nghị cấp cao APEC-16 năm 2006,Hội nghị cấp cao ASEM năm 2007 và đặc biệt là gánh vác vai trò Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 bao gồm cả trọng trách 2 lầnChủ tịch luân phiên của Hội đồng và Chủ tịch Hội nghị Giải trừ quân bị của Liên hợp quốc khóa 2009 Vai trò và tiếng nói của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế được tiến lên một tầm cao mới khi Việt Nam tổ chức thành công APEC-16, là thành viên của WTO năm 2007 và vai trò chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào năm 2008, Trong bối cảnh thế kỷ 21 có nhiều cơ hội và đan xen cả những thách thức, khu vựcCATBD sẽ luôn là khu vực có sự phát triển năng động và thu hút nhiều sự quan tâm của các cường quốc trên thế giới Là một quốc gia thuộc khu vực đông dân và năng động này, Việt Nam cần nỗ lực đổi mới, hội nhập quốc tế, kinh tế toàn cầu để tiếp tục duy trì vị thế và vai trò quan trọng của mình trong khu vực Ngoài việc tận dụng những lợi thế có sẵn, Việt Nam cũng cần cẩn trọng trước những nguy cơ và thách thức có thể xảy đến trong quá trình hội nhập quốc tế.

2.2.2 Xác định vị trí của Việt Nam trong chính sách tái cân bằng của Mỹ từ 2011- 2017

2.2.2.1 Việt Nam- một nước đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế tại Đông Nam Á

Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á nổi tiếng với lịch sử lâu đời và văn hóa đa dạng Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, từ chiến tranh độc lập cho đến thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã trở thành một thành viên quan trọng trong cộng đồng quốc tế Với vị trí địa lý chiến lược và dân số đông đảo, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh và ổn định khu vực Đông Nam Á Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có nhiều đóng góp to lớn vào các hoạt động hợp tác kinh tế, chính trị và xã hội trong khu vực cũng như trên thế giới

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một thành viên tích cực trong cộng đồng ASEAN, một tổ chức chính trị và kinh tế có 10 quốc gia thành viên Việt Nam đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển ASEAN, bao gồm cả các hiệp định thương mại tự do với các nước khác Trong thời gian gần đây, với tư cách là mô œt thành viên của ASEAN, Việt Nam đã thể hiện vai trò quan trọng của mình trong quan hệ quốc tế tại khu vực Đông Nam Á bằng cách tham gia đóng góp tích cực vào các cơ chế hợp tác Chính trị

- An ninh, Kinh tế và Văn hoá – Xã hô œi trong khu vực

Trong lĩnh vực Chính trị – An ninh, ngay từ sau thành lâ œp cho tới nay, hợp tác chính trị an ninh luôn được xem là mô œt trong những nô œi dung hàng đầu của khu vực Ban đầu,ASEAN đã lựa chọn hợp tác bằng cách tiếp cận từ việc xây dựng và chia sẻ chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia trong khu vực với nhau Những chuẩn mực này bao gồm các nguyên tắc như không can thiệp vào công việc nội bộ, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình Đây là bước khởi đầu quan trọng để mở ra sự gắn kết ngày càng chặt chẽ, toàn diện trên các lĩnh vực của ASEAN Từ đó, Việt Nam đã tiên phong đi đầu thúc đẩy đối thoại và hợp tác trong một số lĩnh vực nhất định, nhất là tăng cường về thể chế, cơ chế được thể hiện trong Hiến chương ASEAN; Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN; xây dựng Tuyên bố Tầm nhìn ARF và hoàn tất Kế hoạch hành động Hà Nội 2010, cải tiến nâng cao hiệu quả bộ máy hoạt động của các cơ quan ASEAN, v.v Và điều đặc biệt, Việt Nam đã chủ động thúc đẩy thành công một số vấn đề quan trọng giúp ASEAN bảo đảm vai trò trung tâm ở khu vực cũng như nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam, nhất là quyết định mở rộng Hội nghị Cấp cao Đông Á, với sự tham gia của cả Nga và Mỹ; đưa ra sáng kiến và chủ trì thành công Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN với các đối tác lần đầu tiên tại Hà Nội Ngoài ra, Việt Nam thúc đẩy quan hệ đối ngoại của ASEAN, làm sâu sắc quan hệ hợp tác chính trị - an ninh ASEAN với các đối tác; trong đó, đã đảm nhiệm thành công vai trò điều phối quan hệ ASEAN - Trung Quốc (giai đoạn 2009 - 2012), ASEAN - EU (giai đoạn 2012 - 2015) và hiện tại là ASEAN - Ấn Độ (Lê Hoài Trung 2016).

Trong lĩnh vực Kinh tế, Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều chính sách cải cách kinh tế, đưa ra những quy định để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời tăng cường cải cách hành chính và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để phát triển năng lực cạnh tranh và tăng cường hiệu quả hội nhập kinh tế khu vực

Những nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập kinh tế khu vực đã đạt được nhiều thành tựu, giúp tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư với các quốc gia trong khu vực, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước trong khu vực Đông Nam Á Tích cực chủ động trong hội nhập kinh tế khu vực từ năm 1995, Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN và kể từ đó đã liên tục tham gia vào các hiệp định kinh tế, thương mại và đầu tư của khu vực Năm 2010, Việt Nam đã gia nhập WTO, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Ngoài các hiệp định với ASEAN, Việt Nam còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các đàm phán và ký kết các FTA với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trong khu vực Hiện nay, Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định FTA, trong đó có CPTPP và RCEP – các hiệp định thương mại quan trọng nhất khu vực Việt Nam đã thúc đẩy, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đã được triển khai để giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận tài nguyên và công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nâng cao năng lực sản xuất và các mă œt hàng xuất khẩu Ở giai đoạn 2011-2017, trong lĩnh vực thương mại, Việt Nam đã chủ động tham gia vào các cuộc đàm phán về thương mại tự do và khu vực đối tác kinh tế với các nước

ASEAN và các đối tác khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand Đă œc biệt, Việt Nam đã làm tốt vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2010, đưa ra các sáng kiến mới để thúc đẩy hợp tác kinh tế và phát triển khu vực, cũng như đối phó với những thách thức bất định trên thế giới Việt Nam đã chủ động thúc đẩy hợp tác với các đối tác kinh tế khác như Mỹ, Nhật Bản và châu Âu, đóng góp vào việc nâng cao tầm quan trọng của ASEAN trong khu vực và trên thế giới

Cùng với việc tham gia tích cực trong các hiệp định thương mại tự do và cơ chế hợp tác kinh tế khu vực như AFTA, ACFTA, RCEP, Việt Nam đã cùng với các nước ASEAN phối hợp để thúc đẩy quá trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) Trong khuôn khổ AEC, Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp chế biến, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, khoa học công nghệ đã giúp cho Việt Nam trở thành một trong những đầu tàu về xuất khẩu trong khu vực

Như vậy, vai trò của Việt Nam trong hợp tác, liên kết ASEAN trong lĩnh vực kinh tế giai đoạn 2011-2017 đã được thể hiện rõ qua việc đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, tăng cường năng lực cạnh tranh và hỗ trợ doanh nghiệp, đẩy mạnh các quan hệ thương mại và tham gia vào các dự án hợp tác kinh tế quan trọng trong khu vực

Trong lĩnh vực Văn Hoc – Xã hô di, Việt Nam đã tham gia đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác thiết thực hướng tới người dân sau khi ASEAN được thành lâ œp với việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN, ý tưởng ban đầu chỉ tập trung vào hai trụ cột chính đó là: An ninh - Chính trị và Kinh tế, còn trụ cột Văn hóa-Xã hội được triển khai sau đó Việc đề xuất trụ cột văn hóa xã hội có đóng góp quan trọng từ Việt Nam để đến khi tiến hành xây dựng cộng đồng, chúng ta có 3 trụ cột chính hiện nay (Lê Quân 2020) Ngoài ra, Việt Nam cũng đề xuất nhiều sáng kiến về phúc lợi Một trong những sáng kiến đó là Chương trình Văn hóa, Giáo dục và Du lịch ASEAN Trong giai đoạn 2011-2017, Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong hợp tác và liên kết ASEAN trong lĩnh vực văn hóa và xã hội Việt Nam đã đưa ra nhiều đóng góp quan trọng cho các hoạt động của ASEAN trong lĩnh vực này Ví dụ, trong lĩnh vực văn hóa, Việt Nam đã đề xuất thành lập Quỹ Văn hóa ASEAN để hỗ trợ cho các hoạt động văn hóa của ASEAN Quỹ này được thành lập vào năm 2013 với tổng số vốn góp từ các nước thành viên là 5 triệu USD Quỹ này đã được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động như Festival Văn hóa ASEAN và Triển lãm Văn hóaASEAN

Với tầm nhìn chiến lược, Việt Nam đã nỗ lực để trở thành một đối tác quan trọng trong nhiều hoạt động quốc tế đă œc biê œt đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế tại Đông Nam Á thông qua nỗ lực tham gia vào các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh và văn hóa của ASEAN, đóng góp tích cực vào các hoạt động chung của khu vực và quốc tế. Việt Nam đã chủ động tham gia vào các cuộc đối thoại và thương lượng để giải quyết các vấn đề an ninh và chính trị trong khu vực, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực

Trong chính sách tái cân bằng của Mỹ, Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng và được xem là một vị trí chiến lược để thúc đẩy sự ổn định và tăng cường hợp tác khu vực. Với tầm quan trọng địa lý và kinh tế của Đông Nam Á đã trở thành một phần không thể thiếu trong chính sách tái cân bằng của Mỹ đối với khu vực CATBD Vị trí địa lý đặc biệt của Đông Nam Á, nằm ở giao điểm giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ thương mại, hợp tác quốc tế và an ninh khu vực.

động của chính sách xoay trục tới quan hệ Việt-Mỹ từ 2011-201733 3.1 Lĩnh vực Kinh tế

Lĩnh vực Chính trị

Trong thời kỳ tổng thống Obama, quan hệ Việt-Mỹ đã được tiếp tục phát triển, mở rộng và mang lại chiều sâu trong tất cả các lĩnh vực, mang lại nhiều lợi ích cho cả hai nước Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Hà Kim Ngọc từng nhận định, hợp tác quan hệ Việt – Mỹ hiện đã diễn ra ở ba cấp độ: song phương, khu vực và toàn cầu, vững chắc như “kiềng ba chân” (Thanh, 2016).

Vào ngày 7/7/2015, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm chính thứcHoa Kỳ đầu tiên kể từ khi kết thúc chiến tranh, đánh dấu một “nấc thang cao hơn” trong khuôn khổ quan hệ “Đối tác toàn diện” được xác lập bởi hai nước vào năm 2013 Chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2015 cũng là thời điểm chuẩn bị kỷ niệm 20 năm bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, là dấu mốc minh chứng sự phát triển liên tục và sâu rộng trong quan hệ song phương thông các kênh đối thoại được thiết lập giữa hai nước với mục đích xây dựng lòng tin cũng như xử lý các vấn đề còn khác biệt Từ chỗ ban đầu chỉ có duy nhất một cơ chế đối thoại về tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh (POW/MIA), đến năm 2015, hai nước đã thiết lập được trên mười cơ chế đối thoại, trong đó có những cơ chế rất quan trọng như Đối thoại thường kỳ cấp Bộ trưởng, Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng, Đối thoại về Chính sách quốc phòng, Đối thoại về CATBD, Đối thoại nhân quyền (Bài viết của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nhân kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 2015).

Bên cạnh việc phát triển quan hệ song phương, Mỹ và Việt Nam luôn phối hợp kết hợp chặt chẽ trong những vấn đề mang tính toàn cầu và khu vực, hợp tác ngày càng hiệu quả tại các diễn đàn đa phương như APEC, ARF, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), LMI, Hội nghị cấp cao Đông Á và Liên hợp quốc. Việt Nam xác định được tầm quan trọng chiến lược quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ, đối với hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và ngược lại, Hoa Kỳ xác định Việt Nam là một trụ cột trong hợp tác của Hoa Kỳ với ASEAN, coi ASEAN và Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong chính sách tái cân bằng, duy trì an ninh, hòa bình, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á nói riêng và CATBD nói chung Chính vì thế trong thời kỳ tổng thốngObama, cả hai nước đều phát triển mối quan hệ theo hướng tích cực với những chính sách có lợi cho cả hai bên.

Lĩnh vực An ninh-quốc phòng

Gỡ bỏ cấm vận vũ khí, tăng cường mối quan hệ.

Nhiệm kỳ của Tổng thống Obama đã chứng kiến nhiều tiến bộ trong quan hệ Mỹ-Việt Nam, đặc biệt trong quan hệ an ninh-quốc phòng Từ ngày 16 đến ngày 20/7/2014,theo lời mời của Mỹ, Việt Nam đã cử quan sát viên đầu tiên tới cuộc tập trận lớn nhất thế giới do Mỹ triển khai mang tiên RIMPAC (Oanh, 2012)- được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1971 theo sáng kiến của Mỹ và là cuộc tập trận hàng hải quốc tế lớn nhất thế giới,diễn ra hai năm một lần Ngày 20/6/2013, Mỹ đón Tổng Tham mưu trưởng QĐND đầu tiên của Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ tới thăm hữu nghị chính thức Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (TỔNG THAM MƯU TRƯỞNG ĐỖ BÁ TỴ THĂM HOA KỲ, 2013).Ngày 02/10/2014, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố cho biết Chính phủ Mỹ gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam trong việc bảo vệ biển đảo Và đến 23/5/2016, Mỹ công bố gỡ bỏ cấm vận vũ khí hoàn toàn đối với Việt Nam.Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định rằng việc này cho thấy quan hệ hai nước đã được bình thường hoá hoàn toàn (Luân, 2016)

Mỹ sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông

Trong giai đoạn trước, hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt chỉ dừng lại ở hoạt động đi tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA), giải quyết hậu quả chiến tranh và một số chuyến thăm kết hợp công tác từ thiện của hải quân Mỹ Khi chính sách xoay trục được triển khai, một trong những lĩnh vực quan trọng trong chính sách này là hợp tác quân sự, quốc phòng Bộ Quốc phòng Mỹ có vẻ là đã sẵn sàng cho tập trận chung với quân đội Việt Nam bằng cách cung cấp cho Việt Nam nhiều viện trợ hơn về mặt quân sự, đặc biệt là trên biển bởi Việt Nam là một phần quan trọng trong chính sách xoay trục của

Mỹ và mối quan hệ hai nước càng ngày càng trở nên tốt đẹp.

Trong ngày 1/6/2015, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashon Carter đã có chuyến viếng thăm Hà Nội và đã ký một bản “Tuyên bố tầm nhìn chung” về quan hệ quốc phòng song phương (Anh, 2015) Đây cũng được coi là một thoả thuận lớn vì nó cập nhật thêm cho bản ghi nhớ năm 2011 về hợp tác quốc phòng song phương và có thể dẫn đến việc đồng sản xuất các hệ thông vũ khí Trong khuôn khổ của cuộc thoả thuận, ông Carter cho biết

Mỹ sẽ đào tạo Việt Nam tham gia các hoạt động gìn giữ hoà bình toàn cầu (Mehta, 2015). Carter cũng đã đến thăm một căn cứ hải quân ở Hải Phòng và thông báo sẽ cung cấp 18 triệu đôla giúp cho Hà Nội mua các tàu tuần tra Hoa Kỳ (Anh, 2015).

Trong vấn đề Biển Đông, từ trước đến nay Trung Quốc chỉ muốn giải quyết vấn đề này bằng đường bằng đường lối song phương theo cách có lợi cho Trung Quốc và luôn chỉ trích Mỹ muốn quốc tế hóa vấn đề mà Trung quốc cho là vấn đề khu vực Song đối với các quốc gia còn lại, trong đó có Việt Nam, sự quan tâm đến khu vực này hơn của Mỹ là cơ hội để họ thực thi chính sách ngoại giao bình đẳng giữa các nước lớn, theo đuổi tối đa hóa lợi ích an ninh và kinh tế

Biển Đông đã được hai nước lớn Mỹ, Trung ngầm khẳng định là một phần chiến lược giúp hai nước tiến đến vị trí cường quốc biển Trong khi Trung Quốc có những căng thẳng gay gắt trong việc tranh chấp chủ quyền biển Đông và chỉ trích Mỹ muốn quốc tế hóa vấn đề mà Trung quốc cho là vấn đề khu vực thì các quốc gia khác trong đó có Việt Nam lại cho rằng, sự quan tâm ngày càng tăng của Mỹ đối với khu vực này là cơ hội để họ có thể thực hiện chính sách đối ngoại bình đẳng giữa các nước lớn, theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi ích an ninh và kinh tế.

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w