Trong quá trình phát triển và hội nhập sâu, rộng của EU, nhiều thành tựu cũng như chính sách chung đã phát huy tác dụng, góp phần lớn vào sự phát triển của thế giới nói chung cũng như cá
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
-TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU EU VỚI CÁC QUỐC GIA KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG
Họ và tên: Nguyễn Hồng Phúc
Mã sinh viên: 2056140033
Lớp: Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu (CLC) K40
Giảng viên hướng dẫn:
TS Phạm Lê Dạ Hương Th.S Nguyễ Thị Thu Hà
Hà Nội, tháng 6 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CHUNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU 3
1 Sự ra đời chính sách đối ngoại chung Châu Âu 3
2 Nội dung chính sách đối ngoại và an ninh chung của EU 4
2.1 Mục tiêu và nguyên tắc của CFSP 4
2.2 Cơ cấu hoạt động của CFSP 6
CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA EU ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG 8
1 Bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay 8
1.1 Bối cảnh quốc tế 8
1.2 Bối cảnh Liên minh Châu Âu 10
1.3 Bối cảnh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 14
2 Chính sách đối ngoại của EU đối với các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 16
2.1 Chính sách đối ngoại của EU với Trung Quốc 18
2.2 Chính sách đối ngoại của EU với Nhật Bản 20
2.3 Chính sách đối ngoại của EU với ASEAN 21
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Liên minh Châu Âu (EU) là một chủ thể quan hệ quốc tế có vai trò hếtsức quan trọng trong nền chính trị thế giới EU cũng là một trụ cột vững chắccủa nền kinh tế thế giới Trong quá trình phát triển và hội nhập sâu, rộng của
EU, nhiều thành tựu cũng như chính sách chung đã phát huy tác dụng, gópphần lớn vào sự phát triển của thế giới nói chung cũng như các lĩnh vực cụ thểnhư: hòa bình, ổn định, chính sách đối ngoại, hợp tác phát triển, kinh tế,thương mại, đầu tư, tài chính, phát triển xã hội, quyền con người, giáo dục vàđào tạo nói riêng Đặc điểm nổi bật của EU là đóng góp vào sự phát triểncủa các hoạt động chính trị, ngoại giao, hợp tác phát triển với các chủ thể quốc
tế khác Chính sách đối ngoại chung của EU ra đời và phát triển đã góp phầnquan trọng vào quá trình thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vớicác đối tác trên thế giới Quan hệ đối tác phát triển của EU và Châu Á - TháiBình Dương có truyền thống lâu đời với từng đối tác và toàn khu vực, đã đạtđược nhiều thành tựu to lớn, giúp các bên liên quan cùng hưởng lợi và pháttriển, hài hòa với lợi ích của mỗi bên
Xu hướng chính trong chính trị thế giới là hòa bình và hợp tác giữa các bên phát triển mạnh mẽ Hợp tác giữa các quốc gia và các chủ thể đã đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của thế giới trong việc duy trì và phát triển hòa bình, phát triển kinh tế, xã hội và các lĩnh vực nhân văn khác Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế và khu vực rất khác nhau Bầu cử ở các nước lớn trên thế giới có ý nghĩa nhất định đối với chính sách đối ngoại song phương, đa phương và hợp tác quốc tế Mỗi chủ thể, mỗi quốc gia đều có những thay đổi về chính trị nội bộdẫn đến sự điều chỉnh khác nhau trong quan hệ hợp tác phát triển giữa các quốc gia cho phù hợp với thực tế mới
Nhận thức toàn diện về chính sách đối ngoại của EU, đặc biệt là chính
Trang 4luận và thực tiễn to lớn đối với Việt Nam Việc Việt Nam hội nhập ngày càng tích cực, sâu rộng và mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực và thế giới cũng đòi hỏi phải có những điều chỉnh hợp lý để phối hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và các đối tác cụ thể trong bối cảnh quốc tế.
2 Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia làm 2 chương cụ thể như sau:
- Chương 1: Chính sách đối ngoại chung của Liên minh Châu Âu
- Chương 2: Chính sách đối ngoại của EU đối với khu vực Châu Á – TháiBình Dương
2
Trang 5NỘI DUNG CHƯƠNG I: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CHUNG
CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
1 Sự ra đời chính sách đối ngoại chung Châu Âu
Ngay từ khi hình thành Cộng đồng Than và Thép châu Âu (ECSC), nhiều
ý tưởng liên minh chính trị, chính sách đối ngoại chung đã được đưa ra trong quá trình nhất thể hóa châu Âu Sau chiến tranh lạnh, đặt nền móng cho sự khởi đầu thống nhất châu Âu phù hợp với những biến động trên thế giới và trong khuvực, các nước thành viên đã nhất trí đưa Chính sách An ninh và Đối ngoại chung (CFSP) vào Hiệp ước Maastricht năm 1992 Hiệp ước Maastricht đã khẳng định: “Các nước thành viên sẽ cố gắng cùng nhau xây dựng và thực hiện một chính sách đối ngoại chung cho Châu Âu”, nhưng quy định trong Hiệp ước xác định bằng những thuật ngữ chung chung: “nhằm bảo vệ những giá trị chung, lợi ích cơ bản và sự độc lập của Liên minh”, “nhằm phát triển và củng cốnền dân chủ và nhà nước pháp quyền, đề cao quyền con người và những quyền
tự do cơ bản” Khó khăn ở đây đó là sự “bất đồng ý kiến” giữa các quốc goa 1thành viên và thiếu đi “một văn bản pháp lí chung cho toàn EU” 2
Một bước tiến có ý nghĩa quan trọng là việc 27 quốc gia thành viên đã cùng nhau kí kết Hiệp ước Libson vào tháng 12/2007 Hiệp ước Libson đã sửa đổi những thiếu sót của Hiệp ước Maastricht và những bản Hiệp ước sau đó nhưviệc có thêm chức danh “Đại diện cao cấp về chính sách đối ngoại và an ninh” hay gia tăng các lĩnh vực chính sách cần được Nghị viện châu Âu thông qua vớimột số vấn đề nhạy cảm như an ninh, tư pháp và nhập cư
1Đặng Minh Đức (2015), “Chính sách an ninh và đối ngoại chung của Liên minh Châu Âu
và một số gợi ý cho xây dựng cộng đồng an ninh – chính trị ASEAN”, Viện nghiên cứu Châu
Âu, số 177, tr.20
Đinh Công Tuấn (2010), “Một số vấn đề chính trị - kinh tế nổi bật của Liên minh Châu Âu
Trang 62 Nội dung chính sách đối ngoại và an ninh chung của EU
2.1 Mục tiêu và nguyên tắc của CFSP
Sự kiện Hiệp ước Libson được kí kết và có hiệu lực vào tháng 12 năm
2009 đóng vai trò pháp lý gắn kết các quốc gia Châu Âu, là tiền đề quan trọng tạo cơ hội thực hiện những kế hoạch đầy tham vọng của liên minh này và giúp
nó vươn mình ra thế giới Chính sách đối ngoại và an ninh chung được xây dựng nhằm mục tiêu:
Thứ nhất, là bảo vệ các giá trị chung, lợi ích cơ bản và độc lập của EU
Việc CFSP ra đời đã “khẳng định một Châu Âu thống nhất toàn diện hơn về mọimặt, tạo ra một không gia kinh tế - chính trị, dân chủ, ổn định và phát triển” 3Điều này nhằm mục đích nâng cao vị thế chính trị trên trường quốc tế, tọ ra sự cân bằng hơn với Mỹ ở Châu Âu
Thứ hai là tăng cười môi trường an ninh của toàn Liên minh Yếu tố quân
sự đã được thêm vào CFSP với tên gọi Chính sách an ninh quốc phòng Châu Âu(CSDP) vào năm 1999 nhằm nâng cao cơ chế phối hợp hiệu quả trong lĩnh vực
an ninh Ngày nay, những nguy cơ mới trực tiếp đe dọa đến an ninh mà Liên minh đang tập trung đối phó đó là khủng bố, an ninh năng lượng và bất ổn hậu khủng hoàng
Thứ ba là duy trì hòa bình và đảm bảo an ninh quốc tế Đây được được
coi là nghĩa vụ quốc tế của một chủ thể trong quan hệ quốc tế dựa trên nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc – “bình đẳng về chủ quyền giữa các nước, tôn trọng và làm tròn nghĩa vụ quốc tế, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc
tế, từ bỏ dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế”
Thứ tư là tăng cường hợp tác quốc tế Đây là một mục tiêu quan trọng vì
trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể tăng lên
3 Tạ Chí Hiển (2014), Chính sách Đối ngoại và An ninh chung của liên minh châu Âu trong giai đoạn hiện nay, Luận văn cử nhân Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại Giao , Hà Nội.
4
Trang 7đáng kể Hợp tác là để phát triển kinh tế, ổn định an ninh – chính trị, và qua đó
để mở rộng tầm ảnh hưởng ra toàn cầu
Trên phương diện nguyên tắc hoạt động, về cơ bản những nguyên tắc chính xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của EU là phát triển và mở rộng, hướng tới sự tiến bộ trên toàn thế giới như là: dân chủ, nhà nước pháp quyền, sựphổ biến và bất khả xâm phạm của các quyền con người và các quyền tự do cơ bản, tôn trọng giá trị của con người, những nguyên tắc của sự bình đẳng và đoànkết lẫn nhau, tôn trọng quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc cũng như luậtpháp quốc tế Những nguyên tắc này hầu như không thay đôiỉ xuyên suốt từ năm 1957 đến Hiệp ước Libson năm 2009 và trở thành kim chỉ nam cho đường lối đối ngoại của EU, góp phần giúp Liên minh này trở thành một quyền lực quychuẩn trong chính trị thế giới Cụ thể, các nguyên tắc đó là:
- Các thành viên cam kết tham khảo ý kiến lẫn nhau và cùng hợp tác trong các vấn đề về chính sách đối ngoại để có thể đưa ra được ý kiến thống nhất và tiến hành được hoạt động chung
- Các thành viên tham khảo lẫn nhau trước khi thông qua lập trường quốcgia về những vấn đề chính sách đối ngoại cùng quan tâm
- Đưa ra các quyết định phải có sự nhất trí giữa các thành viên
- Đảm bảo nguyên tắc tin cậy lẫn nhau trong tham khảo ý kiến
- Thiết lập mối tiếp xúc trực tiếp giữa các bộ ngoại giao của các nước thành viên một cách nhanh nhạy và linh hoạt
Những mục tiêu và nguyên tắc hoạt động trên chính là nền tảng vững chắc cho quá trình xây dựng và phát triển của CFSP Nó đã giúp cho CFSP nângcao được sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên để tạo ra một cộng đồng thống
Trang 8nhất, tăng cường vị thế của Liên minh Châu Âu trên trường quốc tế đặc biệt trong những vấn đề an ninh khu vực4
2.2 Cơ cấu hoạt động của CFSP
Các cơ quan nhiệm vụ và vai trò quan trọng trong việc thực thi các hoạt động của CFSP bao gồm: Hội đồng Châu Âu, Hội đồng ngoại trưởng, Ủy ban chính trị, Ủy ban đại diện thường trực và Nhóm phối hợp công tác Cụ thể:
- Hội đồng châu âu thực hiện các chức năng : Đặt ra các nguyên tắc và định hướng chung của CFSP; Đưa ra các quy định cần thiết cho việc xác định
và thực thi CFSP trên cơ sở những định hướng chung được cộng đồng thống nhất;
- Hội đồng ngoại trưởng: Gồm bộ trưởng ngoại giao của các nước thành viên, đại diện cho lợi ích của nước mình Hội đồng họp thường kì ít nhất 1 lần/
1 tháng và chức chủ tịch được luân phiên đảm nhiệm bởi từng nứơc trong thời gian 6 tháng Hội đồng có chức năng thảo luận những vấn đề và định hướng mà hội đồng châu Âu đề ra Sau đó, hội đồng sẽ quyết định trên nguyên tắc bỏ phiếu nhất trí trước khi có quyết định của “Hành động chung”
- Uỷ ban chính trị: Gồm các vụ trưởng chính trị của các Bộ Ngoại giao của các nước thành viên Uỷ ban họp thường kỳ hàng tháng và có thể họp bất thường khi cần Uỷ ban có nhiệm vụ chuẩn bị các công việc cần thiết cho Hội đồng Ngoại trưởng, thực hiện các yêu cầu của Hội đồng cũng như giám sát việc thực hiện CFSP của các nước thành viên, giám sát tính liên tục các hoạt động vềhợp tác chính trị châu Âu Uỷ ban chính trị có chức năng như là một cơ quan thực thi các quyết định của Hội đồng ngoại trưởng
- Uỷ ban đại diện thường trực: Là một tổ chức giống như đại sứ quán bao gồm những đại diện cao cấp của các quốc gia thành viên, phải chịu trách nhiệm
4 Bùi Hồng Hạnh (2005), Liên minh Châu Âu từ hợp tác chính trị đến một chính sách đối ngoại chung 1952-1992, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 4.
6
Trang 9chuẩn bị và chi tiêu cho các công việc của hội đồng cũng như các hoạt động củaCFSP
- Nhóm phối hợp công tác: Bộ Ngoại giao của mỗi Quốc gia thành viên
cử một quan chức tham gia Nhóm Vai trò đặc biệt của nhóm này là chủ trì thực hiện hợp tác trong lĩnh vực ngoại giao và an ninh chung, đồng thời giám sát việc thực hiện hợp tác CFSP và các tổ chức chung Để thống nhất hoạt động giữa các quốc gia thành viên, EU đề xuất hai giải pháp Một là thiết lập
sự hợp tác có hệ thống: Các nước thành viên sẽ thông báo và thảo luận với nhau về tất cả các vấn đề CFSP mà hai bên cùng quan tâm trong khuôn khổ Hội đồng Bộ trưởng Châu Âu Các quốc gia thành viên phải gắn chính sách quốc gia của mình với lập trường chung của EU Các quốc gia thành viên cũng
có trách nhiệm duy trì lập trường chung này tại các hội nghị quốc tế Thứ hai
là thiết lập các hành động chung: Hội nghị ngoại trưởng quyết định các hành động chung, bao gồm thiết lập lập trường chung và hành động phù hợp với lậptrường đó Chủ tịch EU sẽ thực hiện các hoạt động chung với tư cách là đại diện của EU, thể hiện lập trường chung của EU tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế Hai phương pháp trên được áp dụng sau khi Hiệp ước Maastricht có hiệu lực nhằm tạo ra một CFSP mạnh mẽ Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện thì mọi thứ không hề đơn giản Các ưu tiên thường khác nhau của các nước thành viên là nguyên nhân khiến các hoạt động đối ngoại của EU gặp nhiều trởngại trong quá trình triển khai.4
Trang 10CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA EU ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG
1 Bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay
1.1 Bối cảnh quốc tế
Xu hướng toàn cầu hóa, tự do thương mại, đầu tư cùng hợp tác giữa các quốc gia ở các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư diễn ra mạnh mẽ ngay saukhi đại dịch COVID-19 được đẩy lùi Việc mở lại biên giới và các chuyến bay quốc tế giúp phục hồi đầu tư xuyên biên giới, giao dịch thương mại cũng như hợp tác trên các lĩnh vực khác nhau Dù rằng các biến chủng mới của viruss Corona có thể khiến nhiều người lo lắng về việc mở cửa lại, nhưng hoạt động phân phối vắc xin ngày càng rộng rãi và việc các quốc gia tăng cường đầu tư cho y tế sẽ hứa hẹn có thêm vắc xin và thuốc điều trị COVID-19 để có thể khiếncăn bệnh này trở thành bệnh đặc hữu Chính điều đó đã góp phần giúp các chủ thể kinh tế quốc tế được thuận lợi, tự do trong việc hợp tác, kinh doanh ở hầu khắp các thị trường thế giới trong khuôn khổ luật pháp của các nước và luật định quốc tế Hoạt động hợp tác xã hội, nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ lương thực và vắc xin giữa các quốc gia diễn ra mạnh mẽ Hoạt động văn hóa, giáo dục không có giới hạn về biên giới, thúc đẩy nâng cao trình độ kiến thức,
kỹ năng cho các công dân ở những nước kém phát triển Hoạt động thể thao, văn hóa, truyền thông, truyền được đẩy mạnh sau 2 năm phải tạm dừng vì dịch bệnh Người dân trên toàn được hiểu nhiều lợi ích của việc toàn cầu hóa, tự do thương mại, đầu tư Xu hướng chung là hợp tác, cùng phát triển và đem lại điều tốt đẹp cho nhân loại Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem đến cho thế giới nhiều phát minh mới, kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, công nghệ mới về vật lý, sinh hóa đem đến cho con người nhiều thành tựu tốt đẹp Cuộc các mạng công nghiệp này cũng đồng thời đưa ra thách thức lớn đối với mọi quốc gia, dân tộc,
cá nhân trong việc chuyển mình kì diệu của tiến bộ khoa học mới
8
Trang 11Tuy nhiên, trong bối cảnh hòa bình, hợp tác, phát triển diễn ra mạnh mẽ, vẫn có những cuộc xung đột xảy ra ở khắp các khu vực trên thế giới, chính điều
đó đã gây ra khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế làm ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia, chủ thể kinh tế trên thế giới Cạnh tranh chiến lược, xung đột diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và gay gắt hơn Xu hướng đề cao sự tương đồng lợi ích đóng vai trò chi phối; tính đối tác, đối tượng trong quan hệ quốc tế đan xen, chuyển hóa linh hoạt, trên từng lĩnh vực cụ thể: “Tình hình tập hợp lực lượng, liên kết, cạnh tranh lợi ích giữa các nước diễn ra phức tạp, vừa mang lại cơ hội, vừa đặt các nước khác, nhất là các nước vừa và nhỏ trước nhiềukhó khăn, thách thức Những biểu hiện của chỉ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền áp đặt, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa bảo hộ ngày càng nổi lên trong quan hệ quốc tế” Các nước ngày càng có xu hướng thực dụng 5trong chính sách đối ngoại vì lợi ích quốc gia – dân tộc Lịch sử quan hệ giữa các quốc gia đã chứng minh, lợi ích quốc gia – dân tộc là mục tiêu cơ bản và nhân tố quyết định trong việc hoạch định chính sách đối ngoại Vì lợi ích của quốc gia – dân tộc mình, các nước lớn có thể thương lượng, điều hòa lợi ích với nhau bằng cách “bật đèn xanh” hay làm ngơ cho những hành động xâm lấn bằng các hình thức, thậm chí dùng sức mạnh kinh tế, quân sự…bất chấp luật pháp tiến hàng xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nước…khiến luật pháp quốc tế và các thể chế đa phương toàn cầu đứng trước những thách thức lớn
Trong một số trường hợp, vì lợi ích trước mắt hoặc lâu dài của mình, nhiều nước không chỉ im lặng không lên án, phản đối hành động sai trái, mà cònlên tiếng ủng hộ những hành động sai trái, vi phạm luật pháp quốc tế…Trong giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị của thế giới, khu vực, một số nước đã thay đổi lập trường, quan điểm từ đồng thuận, ủng hộ sang quan điểm trung dung, im lặng và thậm chí là đối lập, từ đó làm thay đổi cục diện trong tương
Bộ Quốc Phòng: Quốc phòng Việt Nam 2019, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,
Trang 12quan so sánh lực lượng, đẩy nước khác vào thế bị động, bất ngờ và bị cô lập Đặc biệt nguy hiểm hơn là các nước lớn có thể biến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước nhỏ trở thành “vật trao đổi” lợi ích của họ trong bàn cờ chính trị thế giới…hoặc sử dụng tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự vượt trội,tiến hành các hoạt động chèn ép về kinh tế, chính trị, ngoại giao, răn đe về quân
sự, thậm chí là ngang nhiên, trắng trợn xâm lấn biên giới, vi phạm chủ quyền quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước khác, bất chấp luật pháp quốc tế
1.2 Bối cảnh Liên minh Châu Âu
Liên minh Châu Âu hiện nay gồm 27 nước thành viên, tổng dân số gần
500 triệu người, là một chủ thể quan hệ quốc tế lớn của thế giới Liên minh có tất cả lợi thế của một khu vực thương mại lớn, thống nhất nhưng vẫn có xung đột chính trị giữa các quốc gia thành viên EU đang cố gắng khác phục điểm yếu này thông qua một loạt các thỏa thuận và đàm phán thương mại Điều đó giúp EU ngày càng phát triển trở thành một khu vực mạnh mẽ, sâu rộng, bình đẳng cao cho mọi công dân, nâng cao vị thế của EU trên trường quốc tế Người dân EU cũng theo đó được hưởng nhiều thành quả ngọt ngào của liên kết, hội nhập sâu rộng giữa các quốc gia thành viên Ngôi nhà chung EU có thể nói rằng
là một hình mẫu lý tưởng cho các khu vực khác trên thế giới học tập, noi gương
vì những lợi ích mà liên minh này mang lại cho người dân về việc làm, thu nhập, tự do di chuyển, cư trú, học tập và làm việc theo sở nguyện của bản thân trong khuôn khổ hợp lý của luật định Ngoài chức danh chính thức về hoạt độngđối ngoại chung của EU, một cơ quan chuyên trách về quốc phòng của EU đã được thành lập, với một số hoạt động thực tiễn như có quân số chung, diễn tập chung giữa một số nước EU Các hoạt động này của EU độc lập với chê chế hợptác của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) Như vậy, hoạt động liên kết, hội nhập của EU diễn ra rất mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu to lớn giúpcho Liên minh này có vai trò và tiếng nói quan trọng trên bàn cờ chính trị, an ninh thế giới
10