1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế tác động của chủ nghĩa dân tộc ở anh đến sự kiện anh rời liên minh châu âu (eu

28 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

-TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUAN HỆ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:

TÁC ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ở ANH ĐẾN SỰKIỆN ANH RỜI LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Nhóm sinh viên thực hiện: Lê Nguyễn Quỳnh Anh – QHQT48C1-0784

Đỗ Thị Khánh Linh – QHQT48C1-0981 Lê Phương Linh – QHQT48C1-0983 Nguyễn Thị Thu Trang – NNA48C1-0742Lớp: PPNCQHQT(3)

Trang 2

Hà Nội – 01/2023MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do lựa chọn đề tài 3

2 Tính cấp thiết và tính mới của đề tài 3

3 Tổng quan tình hình nghiên cứu 4

3.1 Nghiên cứu về Chủ nghĩa dân tộc nói chung 4

3.2 Nghiên cứu về Chủ nghĩa dân tộc ở Anh 5

4 Cấu trúc tiểu luận 6

CHƯƠNG I: CHỦ NGHĨA DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ở ANH 71 Khái niệm thuật ngữ “Chủ nghĩa dân tộc” 7

2 Chủ nghĩa dân tộc ở Anh 8

2.1 Sự hình thành 8

2.2 Đặc điểm 9

CHƯƠNG II: BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC ANH TRONG MỐIQUAN HỆ VỚI EU TRƯỚC BREXIT 12

1 Đứng ngoài Eurozone 12

2 Không tham gia Schengen 13

3 Không tham gia khắc phục những vấn đề của EU 14

3.1 Khủng hoảng nợ công (2008) 14

3.2 Khủng hoảng di cư (2015) 15

Trang 3

CHƯƠNG III: SỰ TRỖI DẬY CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ở ANHTRONG MỐI QUAN HỆ VỚI EU TRONG TIẾN TRÌNH BREXIT 161 Sơ lược về Brexit 16

1.1 Cơ chế 161.2 Vấn đề mâu thuẫn lợi ích giữa Anh và EU và mong muốn khôi phụcchủ quyền trong Châu Âu của nước Anh trước Brexit 17

2 Chủ nghĩa dân tộc ở Anh trong quan hệ với EU trong tiến trình Brexit .18KẾT LUẬN 21TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài

Sau cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào ngày 23 tháng 6 năm 2016, nước Anh đã khiến Châu Âu và cả thế giới bàng hoàng trước quyết định rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) của mình Sự kiện này đã tạo ra những ảnh hưởng, tác động nhất định tới hệ thống chính trị của EU Nhiều nguyên nhân, giả thiết được đưa ra để lý giải cho sự kiện này, và trong đó được nhắc đến nhiều nhất là sự trở lại mạnh mẽ của Chủ nghĩa dân tộc ở toàn Châu Âu nói chung và ở Anh nói riêng trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.

Chủ nghĩa dân tộc đã sớm xuất hiện ở Châu Âu từ khoảng thế kỉ XV và được biết đến như là một tư tưởng dân tộc hay tình cảm dân tộc Trên cơ sở gắn kết quốc gia, Chủ nghĩa dân tộc có những tác động nhất định đến quan hệ quốc tế Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, Chủ nghĩa dân tộc cũng chính là tiền đề của chủ nghĩa ly khai xuất hiện ở Đông Âu vào cuối thập niên 70 của thế kỉ XX do xu hướng tuyệt đối hóa giá trị của dân tộc mình chi phối mạnh mẽ đến chính sách đối ngoại của các quốc gia Đông Âu.

Tuy nhiên, đến thế kỉ XXI, trước xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, sự xuất hiện của Liên minh Châu Âu cùng mục tiêu nhất thể hóa khu vực đã làm suy yếu Chủ nghĩa dân tộc Sự kiện Brexit đã đánh dấu sự trở lại của Chủ nghĩa dân tộc ở ngay nội tại của một chủ thể quan hệ quốc tế tưởng như bền vững nhất thế giới.

2 Tính cấp thiết và tính mới của đề tài

Mặc dù Vương quốc Anh là quốc gia đầu tiên đưa ra ý tưởng về một hợp chủng quốc Châu Âu và là một trong ba trụ cột kinh tế của EU, phải sau hơn hai thập kỷ từ khi EU thành lập, nước Anh mới chính thức gia nhập tổ chức này Anh cũng luôn bị đánh giá là một thành viên chưa thực sự hội nhập với Liên minh, vẫn 3

Trang 5

bộc lộ rõ tính dân tộc của mình Chủ nghĩa dân tộc là một trong những nhân tố quan trọng chi phối quan hệ giữa Anh và EU Bài nghiên cứu sẽ phân tích biểu hiện của Chủ nghĩa dân tộc ở Anh trong quan hệ Anh với EU đã dẫn đến sự kiện Brexit đầy chấn động.

Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu về Chủ nghĩa dân tộc nói chung, tuy nhiên đi sâu vào nghiên cứu Chủ nghĩa dân tộc ở Anh để làm rõ tác động của nó đối với quan hệ Anh - EU thì vẫn còn khá mới Chính vì vậy, việc đánh giá lại ảnh hưởng của Chủ nghĩa dân tộc ở nước Anh trong quan hệ với Liên minh Châu Âu là cần thiết.

3 Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu về Chủ nghĩa dân tộc nói chung

John T Rourke đã đánh giá phương hướng chính trị truyền thống lấy nền tảng là Chủ nghĩa dân tộc trong cuốn “International Politics on the world stage” (tạm dịch: Chính trị quốc tế trong bối cảnh thế giới) (1996) Ông cho rằng Chủ nghĩa dân tộc là động lực phát triển đất nước dựa trên chủ nghĩa xuyên quốc gia, nhấn mạnh vào liên kết quốc tế, đồng thời chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực về sự phát triển của Chủ nghĩa dân tộc mang lại cho mỗi quốc gia, dự đoán vai trò của Chủ nghĩa dân tộc trong tương lai.

“The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order” (tạm dịch: Sự va chạm của các nền văn minh và sự thiết lập lại trật tự thế giới) (1996) của Samuel Huntington đã đưa ra mối lo ngại Chủ nghĩa dân tộc quá khích gây ra các phong trào tôn giáo cực đoan, chủ nghĩa khủng bố hay những tranh chấp về tư tưởng, tôn giáo, sắc tộc trên thế giới.

Những nghiên cứu về hệ tư tưởng đại diện liên quan đến dân tộc và Chủ nghĩa dân tộc hầu như được tái xây dựng từ những công trình nghiên cứu được xuất bản vào đầu thập niên 1980, tiêu biểu là ba công trình cùng xuất hiện trong 4

Trang 6

năm 1983, bao gồm: “Nations and Nationalism” (tạm dịch: Dân tộc và Chủ nghĩa dân tộc) của Ernest Gellner, “Nations and Nationalism since 1780” (tạm dịch: Dân tộc và Chủ nghĩa dân tộc từ năm 1780) của Eric Hobsbawm và “Imagined community” (tạm dịch: Các cộng đồng tưởng tượng) của Benedict Anderson Ngoài ra, vẫn còn một số tác phẩm khác cũng đáng chú ý như “Nations before Nationalism” (tạm dịch: Dân tộc đi trước Chủ nghĩa dân tộc) của J A Armstrong, “Nationalism and The state” (tạm dịch: Chủ nghĩa dân tộc và nhà nước) của John Breuilly, hay “Nationalism and the ethnic conflict: Threats to European security” (tạm dịch: Chủ nghĩa dân tộc và mâu thuẫn sắc tộc: Mối đe dọa đối với an ninh Châu Âu) do Stephen Iwan Griffiths biên soạn và xuất bản năm 1993.

3.2 Nghiên cứu về Chủ nghĩa dân tộc ở Anh

Trong “Nationalism: Five roads to modernity” (Chủ nghĩa dân tộc: 5 con đường đến sự hiện đại) (1992), Liah Greenfield đã chỉ ra Anh là quốc gia đầu tiên hình thành ý thức dân tộc và quốc gia này đã vận dụng Chủ nghĩa dân tộc và các thể chế chính trị từ sớm, xuyên suốt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.

Gerald Newman đã viết tổng quan về lịch sử và bối cảnh hình thành nên thuật ngữ Chủ nghĩa dân tộc ở Anh, đồng thời cung cấp những kiến thức cần thiết về sự khác biệt giữa khái niệm Chủ nghĩa dân tộc và lòng yêu nước nhằm bổ sung cho những lập luận của ông về Chủ nghĩa dân tộc xuất hiện ở Anh từ giữa thế kỷ XVIII trong cuốn “The Rise of English Nationalism: A Cultural History,

1740 - 1830” (tạm dịch: Nguồn gốc của Chủ nghĩa dân tộc ở Anh: Một lịch sử văn hóa, 1740-1830) (1997) Những phân biệt của Newman giúp người đọc hiểu được đầy đủ sự phức tạp của Chủ nghĩa dân tộc tại Anh thời điểm đó Đặc biệt, tác giả lập luận rằng: “Chúng ta cần giữ những khái niệm cơ bản của Chủ nghĩa dân tộc trong tay như một chiếc la bàn”.

5

Trang 7

Trong “Empire and English Nationalism” (tạm dịch: Đế quốc và Chủ nghĩa dân tộc ở Anh) (2006) của Krishan Kumar trên tạp chí “Nation and Nationalism” đã phân tích về hai khái niệm “đế quốc” và “dân tộc”, sự khác biệt trong tương quan của hai khái niệm này dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc và Chủ nghĩa dân tộc Tác giả đã phân tích và lập luận rằng Chủ nghĩa dân tộc ở Anh mang nhiều ảnh hưởng từ chủ nghĩa đế quốc và chính điều này tạo nên sự khác biệt của Chủ nghĩa dân tộc ở Anh so với một số quốc gia khác.

Luận văn thạc sĩ “English Nationalism and Brexit: Past, Present and Future” (Chủ nghĩa dân tộc Anh và Brexit: Quá khứ, Hiện tại và Tương lai) (2017) của Harry Brown đã đưa ra những quan điểm của các học giả đi trước về Chủ nghĩa dân tộc ở Anh, qua đó cho thấy ngoài các yếu tố về kinh tế, nhập cư, Chủ nghĩa dân tộc có tác động nhất định đến quyết định bỏ phiếu cho Anh rời khỏi EU của đa số cử tri Anh.

4 Cấu trúc tiểu luận

Chương 1: “Chủ nghĩa dân tộc và Chủ nghĩa dân tộc ở Anh” sẽ đưa ra khái niệm cơ bản và khái quát về Chủ nghĩa dân tộc nói chung và những ảnh hưởng của nó đối với quan hệ quốc tế, đồng thời phân tích sự ra đời và những đặc điểm của Chủ nghĩa dân tộc ở nước Anh nói riêng.

Chương 2: “Biểu hiện của Chủ nghĩa dân tộc Anh trong mối quan hệ với EU trước Brexit” sẽ phân tích những biểu hiện cụ thể của Chủ nghĩa dân tộc ở Anh tồn tại trong mối quan hệ đối ngoại với Liên minh Châu Âu trước khi diễn ra sự kiện Anh rời khỏi EU.

Chương 3: “Sự trỗi dậy của Chủ nghĩa dân tộc ở Anh trong mối quan hệ với EU trong tiến trình Brexit” sẽ nói về cơ chế của sự kiện Anh rời khỏi EU và phân tích vấn đề mâu thuẫn lợi ích giữa Anh và EU tạo động lực cho sự trỗi dậy của Chủ 6

Trang 8

nghĩa dân tộc ở Anh, đồng thời chỉ ra và làm rõ ảnh hưởng của Chủ nghĩa dân tộc ở Anh đối với quyết định bỏ phiếu rời EU của người dân tại quốc gia này.

CHƯƠNG I: CHỦ NGHĨA DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ở ANH1 Khái niệm thuật ngữ “Chủ nghĩa dân tộc”

Trước khi đến với thuật ngữ "Chủ nghĩa dân tộc", cần phải hiểu thuật ngữ “dân tộc" để lý giải nguồn gốc đầu tiên hình thành Chủ nghĩa dân tộc "Dân tộc" (nation) là thuật ngữ có nguồn gốc từ từ Latin cổ “natio" - dùng để chỉ dân cư của một nhà nước hay một thành bang cổ kết với nhau thông qua việc có chung nguồn gốc hoặc một chủng tộc, quần cư trên một khu vực hoặc một vùng lãnh thổ xác định Trên thực tế, khái niệm “dân tộc" đã được rất nhiều học giả đưa ra các định nghĩa riêng Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến nhất của dân tộc là cộng đồng người hình thành trong lịch sử có chung một lãnh thổ, có chung huyết thống, hình thái cơ thể, có chung một ngôn ngữ, và có chung một nền văn hóa với một số đặc trưng và tính cách khi xã hội phân chia giai cấp và hình thành nhà nước

Chủ nghĩa dân tộc (nationalism) được hiểu là ý thức về sự khác biệt giữa các nhóm dân tộc, sắc tộc khác nhau hay tư tưởng chi phối đến các hành động vì quyền lợi dân tộc Chủ nghĩa dân tộc là một hiện tượng chính trị có nhiều cách hiểu, được biểu hiện dưới nhiều hình thái và mức độ khác nhau trong mỗi bước ngoặt hay từng giai đoạn lịch sử biến động của mỗi quốc gia Theo George Orwell thì Chủ nghĩa dân tộc hoặc “tinh thần dân tộc” là “thói quen đồng nhất mình với một dân tộc hoặc một đơn vị duy nhất nào đó khác, đặt nó cao hơn thiện ác và không công nhận một nghĩa vụ nào khác ngoài thúc đẩy các quyền lợi của nó" Định nghĩa về Chủ nghĩa dân tộc của Anthony D Smith cũng tương đồng như George Orwell cho rằng Chủ nghĩa dân tộc là một sức mạnh tổng thể và giải phóng, được thể hiện qua năm khía cạnh: toàn bộ quá trình hình thành và duy trì các quốc gia; một về ý thức dân tộc; một ngôn ngữ hoặc biểu tượng của dân tộc; một ý thức hệ hay một phong 7

Trang 9

trào chính trị và xã hội nhằm đạt được mục tiêu quốc gia và hiện thực hóa ý chỉ quốc giao Trong quan hệ quốc tế, James G Kellas cho rằng Chủ nghĩa dân tộc là một trong những nguyên nhân gây ra những xung đột, sự đối lập với hệ thống nhà nước hiện tại, với các thể chế quốc tế, siêu quốc gia hay xu hướng hợp tác, là một yếu tố quyết định quyền lực của nhà nước trong các vấn đề quốc tế

Chủ nghĩa dân tộc đã dần phát triển như một hiện tượng tự nhiên khó lòng thay đổi Chủ nghĩa dân tộc không phải là một khái niệm nổi trội nhất trong lý thuyết quan hệ quốc tế nhưng nó đã chứng tỏ được sự ảnh hưởng của mình đến mối quan hệ giữa các quốc gia thông qua các thực tiễn lịch sử

2 Chủ nghĩa dân tộc ở Anh 2.1 Sự hình thành

Nhờ sự kết hợp giữa địa lý và tôn giáo, Chủ nghĩa dân tộc Anh đã xuất hiện kể từ khi Henry VIII tuyên bố rằng “This realm of England is an empire” (Tạm dịch: “Vương quốc Anh này là một đế chế”), không phải cúi đầu trước một giáo hoàng nước ngoài

Nguồn gốc chính của những người sinh sống ở Quần đảo Anh là những người dân tộc thiểu số - chẳng hạn như người Anh, người xứ Wales, người Scotland hoặc người Ireland Đạo luật Liên hiệp (1707) giữa Anh và Scotland dẫn đến sự hình thành của “Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland” có nghĩa là Anh có thể áp đặt ảnh hưởng của mình lên Scotland Văn hóa đặc trưng của Scotland và các thể chế chính trị đã bị đàn áp một cách có hệ thống Người Cao nguyên Scotland bị cấm nói tiếng Gaelic hoặc mặc trang phục dân tộc của họ và một số lượng lớn bị buộc phải rời khỏi quê hương của họ Người Anh đã giúp những người theo đạo Tin lành ở Ireland thiết lập sự thống trị của họ đối với một quốc gia phần lớn là người Công giáo Các cuộc nổi dậy của Công giáo chống lại sự thống trị của Anh đã bị đàn áp Ireland bị buộc sáp nhập vào Vương quốc Anh 8

Trang 10

năm 1801 Các biểu tượng của nước Anh mới - cờ Anh, quốc ca, ngôn ngữ Anh đã được quảng bá tích cực và các quốc gia cũ chỉ tồn tại với tư cách là đối tác cấp dưới trong liên minh này

Do đó, Chủ nghĩa dân tộc Anh chịu nhiều sự ảnh hưởng của tôn giáo của nó hơn nhiều so với các Chủ nghĩa dân tộc sau này nổi lên sau quá trình thế tục hóa đã đạt được nhiều tiến bộ hơn Tuy nhiên, Chủ nghĩa dân tộc của thế kỷ 18 mang tính chất tự do, nhân đạo, với sự nhấn mạnh của nó đối với các quyền cá nhân và đối với cộng đồng loài người như trên tất cả các bộ phận quốc gia Sự trỗi dậy của Chủ nghĩa dân tộc Anh đồng thời với sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu buôn bán người Anh

Chủ nghĩa dân tộc cổ điển của Anh mang tính văn hóa hơn là chính trị Bên cạnh vấn đề bùng nổ của Ireland, Anh là một quốc gia hội nhập được phân chia theo giai cấp Tuy nhiên, ở dạng hiện đại của Chủ nghĩa dân tộc hiện đang tồn tại, tư tưởng đó được hình thành từ ba tác nhân chính, đánh mạnh vào tâm lý quốc gia Đầu tiên là sự mất mát của đế chế - nguyên nhân mang lại những sắc thái chủ đạo: Một cảm giác bi thương về sự mất mát trước quá khứ vĩ đại cùng sự giận dữ trước quyền lực đã bị cướp đi Thứ hai là sự trỗi dậy của Chủ nghĩa dân tộc Scotland và xứ Wales, thứ mà đã giành được ghế nghị viện của các quốc gia nhỏ hơn Chủ nghĩa dân tộc Scotland và chủ nghĩa hoài nghi châu Âu đã khai sinh ra Chủ nghĩa dân tộc mới của Anh

2.2 Đặc điểm

Tuy là một quốc gia thuộc Châu Âu, Vương quốc Anh lại có hai đặc điểm khác biệt với các quốc gia Châu Âu lục địa khác

Đầu tiên, Vương quốc Anh được thành lập từ bốn vương quốc độc lập: Anh (England), Scotland, xứ Wales và bắc Ireland Do vậy, Chủ nghĩa dân tộc ở Anh được biết đến theo hai cách: một Chủ nghĩa dân tộc dân tộc của Vương quốc Liên 9

Trang 11

hiệp Anh và Bắc Ireland trong các vấn đề đối ngoại và Chủ nghĩa dân tộc Anh (English nationalism) đối với các xứ khác trong các vấn đề đối nội

Thứ hai, Vương quốc Anh có vị trí địa lý vô cùng đặc biệt so với các quốc gia Châu Âu lục địa khác Nằm ở phía Tây Bắc của châu lục, Anh là một quốc đảo tách rời hẳn so với đất liền Trong lịch sử, bởi vị trí địa lý đặc biệt hẻo lánh và nằm cách xa trung tâm nên Anh quốc đã từng bị “bỏ rơi” so với các quốc gia khác trong lục địa Có thể thấy vị trí địa lý là một bất lợi lớn đối với Vương quốc Anh Quốc gia này được coi như một vùng nông thôn hẻo lánh, một “xứ sở sương mù” không ai ngó ngàng đến của Châu Âu Điều này làm người Anh thực sự muốn thay đổi nhận thức của Châu Âu và thế giới, họ muốn chứng minh sự tồn tại của mình, khẳng định vị thế của quốc gia Do đó, ngay từ khi còn rất sớm, người dân Anh đã ý thức được tư tưởng dân tộc và ngấm sâu vào tư duy của họ đến tận ngày nay

Lịch sử đã chứng minh một Anh quốc đã vươn mình trỗi dậy để trở thành một quốc đảo hùng mạnh khiến cả thế giới phải ngước nhìn Từ vị trí “rìa” của Châu Âu, Anh đã biến mình thành một trung tâm kinh tế, chính trị khiến cả Châu Âu phải để tâm đến Trong vấn đề đối nội, Chủ nghĩa dân tộc Anh đã vận động, phát triển để tiến tới thể hiện được sự công bằng và linh loạt Người Anh không còn đàn áp các xứ khác mà luôn tôn trọng sự độc lập của mỗi xứ Điều này được thể hiện rõ trong bộ máy nhà nước của Anh Mỗi xứ Scotland, Wales và Bắc Ireland có chính phủ hay cơ quan hành pháp riêng, do một Thủ Hiến lãnh đạo, và một nghị viện nhất thể được phân quyền Anh không có các cơ quan hành pháp hoặc lập pháp phân quyền như vậy và được chính phủ và quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland quản lý trực tiếp về hành pháp và tư pháp trong toàn bộ các sự vụ Mỗi quốc gia tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có hệ thống phân chia hành chính và địa lý riêng, thường có nguồn gốc từ trước khi thành lập Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland không có hiến pháp thành văn và các vấn đề hiến pháp không nằm 10

Trang 12

trong số các quyền lực được phân cấp cho Scotland, Wales hay Bắc Ireland Không chỉ công bằng trong vấn đề tổ chức bộ máy, Chủ nghĩa dân tộc Anh còn rất linh hoạt Điển hình là trường hợp khi Scotland muốn tách khỏi Vương quốc Anh dù người Anh không muốn Scotland ra đi, lãnh đạo của ba chính đảng lớn nhất Anh là Thủ tướng David Cameron (đảng Bảo thủ cầm quyền), Ed Miliband (Công đảng đối lập) và Nick Clegg (Dân chủ tự do) đã cùng ký vào một bức thư đăng trên trang nhất tờ Daily Record, kêu gọi dân Scotland nói “Không” với độc lập và đổi lại London sẽ trao thêm nhiều quyền tự quyết cho Nghị viện Edinburgh Bộ trưởng Tài chính George Osborne từng cam kết, Chính phủ Anh sẽ dành nhiều quyền độc lập về tài chính hơn cho Scotland Có thể thấy được sự linh hoạt trong cách người Anh ứng phó với vấn đề ly khai của Scotland là họ không ngần ngại chia sẻ những lợi ích, gia tăng quyền tự quyết để giữ Scotland ở lại vì lợi ích dân tộc lớn hơn của cả Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Hơn bất cứ ai, chình quyền Anh hiểu được những thiệt hại lớn lao của cả vương quốc nếu Scotland ly khai Chủ nghĩa dân tộc Anh đã thể hiện được sự linh hoạt này trong các chính sách quốc gia Trong công cuộc đối ngoại, bởi vị trí địa lý tách biệt và với một khát khao luôn khẳng định dân tộc, Chủ nghĩa dân tộc của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland luôn đặt lợi ích và chuyển quyền dân tộc lên hàng đầu - mang đậm bản sắc dân tộc Anh

Trong lịch sử của mình, thế giới đã biết nhiều đến Chủ nghĩa dân tộc Anh với những câu nói kinh điển như: “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh” hay “nước Anh nói đúng là đúng mà nói sai là sai” Với Vương quốc Anh, Chủ nghĩa dân tộc được coi như một học thuyết quan trọng trong tư duy chính trị Chủ nghĩa dân tộc Anh trước hết muốn mong muốn bảo vệ biên giới, chủ quyền quốc gia Anh, thúc đẩy sự thống nhất văn hóa người Anh Anh cho rằng quốc gia mình phải thể hiện được tinh thần trách nhiệm “đạo nghĩa” trong các công việc quốc tế Mục tiêu lý tưởng của Chủ nghĩa dân tộc Anh là thực hiện “hội nhập kết hợp giữa 11

Trang 13

các giá trị và lợi ích” để trở thành “công dân tốt” của cộng đồng quốc tế Vương quốc Anh phải xác định được vai trò, vị trí của mình trong thời đại đầy biến động này để trên cơ sở đó bảo vệ và mở rộng lợi ích của Anh “Giữ vai trò “lãnh tụ tinh thần” của thế giới phương Tây chính là lợi ích hiện thực hết sức to lớn đối với Anh”

CHƯƠNG II: BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC ANH TRONG MỐIQUAN HỆ VỚI EU TRƯỚC BREXIT

1 Đứng ngoài Eurozone

Dù cho Vương quốc Anh gia nhập đã gia nhập EU nhưng quốc gia này vẫn quan ngại quá trình hội nhập sâu vào liên minh sẽ làm mất đi những giá trị truyền thông lâu đời, bản sắc đáng tự hào của Anh cũng như làm giảm đi những lợi ích kinh tế to lớn của Anh Đầu tiên là ảnh hưởng của sự chênh lệch tỷ giá giữa Bảng Anh và đồng Euro sẽ tác động mạnh mẽ đến xuất khẩu của Anh Thứ hai, Bảng Anh là niềm tự hào, biểu tượng văn hóa của đất nước này Trên các đồng Bảng (tiền giấy và kim loại) thường in hoặc khắc hình nhân vật trong Hoàng gia Anh, liên tục từ 1960, 1963, 1970, 1971 và 1990, Ngân hàng Trung ương Anh đã khắc những bộ trang phục với những góc độ khác nhau Không những thế, hình ảnh Nữ hoàng Anh qua mỗi độ tuổi khác nhau đều được lưu giữ lại trên đồng Bảng Bởi vậy chính phủ Anh quyết định khước từ việc gia nhập Khu vực đồng Euro

Trước lập trường quyết liệt của Anh, các nước EU buộc phải chấp nhận một điều khoản phụ cho phép Anh không nhất thiết phải gia nhập khu vực đồng tiền chung vào năm 1999 trong Hiệp ước Liên minh Kinh tế và tiền tệ, mặc dù Anh đã ký kết Hiệp định trên Khi Khu vực đồng tiền chung được hình thành, Anh đứng trước những trăn trở với áp lực từ hai phía: những người ủng hộ và những người phản đối việc Anh gia nhập Liên minh Kinh tế và Tiền tệ (EMU) Đây là thời điểm 12

Trang 14

mà ta có thể thấy rõ biểu hiện của Chủ nghĩa dân tộc Người Anh coi yếu tố dân tộc là trên hết và họ không muốn hình ảnh Nữ Hoàng tôn kính của họ không còn trên đồng tiền nữa Vì vậy mà, dù các doanh nghiệp Anh có ủng hộ việc Anh gia nhập EMC nhưng các cuộc thăm dò cho thấy kết quả số lượng này không thể vượt quá số lượng người dân ủng hộ việc đứng ngoài đồng Euro (tỷ lệ người Anh ủng hộ việc duy trì đồng Bảng Anh so với việc thay thế bằng đồng Euro là 2:1)

Gia nhập vào Eurozone đồng nghĩa với việc Anh hội nhập sâu vào kinh tế với EU Hội nhập kinh tế châu Âu có thể mang lại cho nước Anh nhiều lợi ích kinh tế Các đối tác thương mại hàng đầu của Anh từ trước đến nay vẫn luôn là các nước thành viên EU với tỷ trọng chiếm 55% toàn bộ xuất khẩu Tuy nhiên, việc liên kết sâu về kinh tế sẽ kéo theo liên kết sâu về mặt chính trị và điều này luôn khiến nước Anh cảm thấy bị đe dọa về mặt chủ quyền Vì vậy, từ chối hội nhập quá sâu sắc vẫn luôn là lập trường được người dân cũng như chính phủ Anh ủng hộ Thêm vào đó, Chủ nghĩa dân tộc với việc không hội nhập quá sâu sắc cũng giữ cho Anh đứng ngoài những rắc rối của EU mà một trong số đó là khủng hoảng đồng Euro Đồng Bảng Anh vẫn giữ được giá trị của mình khi đồng Euro bị mất giá

2 Không tham gia Schengen

Hiệp ước Schengen ký ngày 14/6/1985 - mục đích chính là xóa bỏ ranh giới quốc tế và kiểm soát trong phạm vi khu vực Schengen - là để phối hợp kiểm soát ranh giới bên ngoài hoặc các nước ngoài khu vực Schengen Với hiệp ước này, công dân các nước có quyền tự do đi lại giữa các nước tham gia không cần visa Hiện nay có tổng số 27 nước tham gia ký kết hiệp ước này Anh là một thành viên chủ chốt trong EU nhưng cũng không tham vào Hiệp ước này bất chấp những lợi thế mà Schengen tạo ra Sở dĩ, Anh từ chối tham gia Hiệp ước này nhận thấy một thực tế rằng những lỗ hổng trong việc kiểm soát biên giới đã và đang và sẽ ngày càng gây ra nhiều hệ lụy về tội phạm xuyên quốc gia, nhập cư trái phép hay thất 13

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN