Việc làm thêm hiện nay đã không còn là hiện tượng cá biệt mà đã trở thành một xu thế, gắn chặt với cuộc sống học hành, sinh hoạt của sinh viên ngay khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
Trang 1BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHOA QUẢN LÍ KINH TẾ
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
VẤN ĐỀ VIỆC LÀM THÊM ĐỐI VỚI SINH VIÊN HIỆN NAY TẠI THÀNH
PHỐ HÀ NỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ HỒNG
HỌ VÀ TÊN: HOÀNG MINH HẰNG
LỚP: 2305KTEC
Trang 2MÃ SINH VIÊN: 2305KTEC018
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội ngày nay vấn đề việc làm đang là vấn đề nóng hổi, thu hút không những báo giới, các cơ quan ban ngành, các nhà doanh nghiệp quan tâm mà nó đã
ăn sâu vào tâm trí của rất nhiều sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế giảng
đường đang không ngừng trau dồi tri thức, kỹ năng nhằm đáp ứng được mục
tiêu nghề nghiệp của họ trong tương lai Xét về năng lực nghề nghiệp, sinh viên là một phần quan trọng trong độ tuổi lao động Họ có thể lực, trí lực vô cùng phong phú
Xét về mục tiêu, sinh viên đi học là muốn có kiến thức để có thể lao động và việc làm sau khi ra trường
Hiện nay, đại đa số sinh viên nói chung đã nhận thức được rằng có rất nhiều cách thức học khác nhau và càng ngày càng có nhiều sinh viên lựa chọn cách thức học
ở thực tế Đó là đi làm thêm Việc làm thêm hiện nay đã không còn là hiện tượng
cá biệt mà đã trở thành một xu thế, gắn chặt với cuộc sống học hành, sinh hoạt của sinh viên ngay khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường Sinh viên đi làm thêm không chỉ vì thu nhập, họ luôn mong muốn tích luỹ thêm nhiều kiến thức mới, học tập thực tiễn nhiều hơn nữa Và vì vậy việc làm thêm hiện nay đã trở thành một
xu thế là tất yếu đối với sinh viên, đặc biệt khi sống trong xã hội cạnh tranh như hiện nay, kiến thức xã hội và kiến thức thực tiễn quyết định rất nhiều về khả
năng tư duy cũng như khả năng việc làm của họ sau tốt nghiệp
Với mong muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề trên, chúng tôi đã chọn đề tài "Vấn để việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay" làm đề tài nghiên cứu của mình
Trang 32 Tổng quan nghiên cứu
Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc làm thêm của sinh viên đang trở thành một xu hướng phổ biến trong xã hội hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối với Xã hội, Doanh nghiệp: có sự quan tâm đặc biệt cho thế hệ sinh viên; có
sự quản lí, phối hợp với Nhà trường để giúp cho sinh viên có thêm cơ hội học tập, giao lưu, trải nghiệm; khai thác tối ưu tiềm năng trí tuệ trong sinh viên
- Đối với Nhà trường, tổ chức Đoàn, Hội: kết hợp giảng dạy lý thuyết với thực tế, mang đến cho sinh viên có những trải nghiệm học tập mới, đồng thời tạo ra nhiều sân chơi bố ích cả về bề nồi và bề sâu
- Đối với sinh viên: chỉ ra những ưu điểm cũng như hạn chế của việc làm thêm cho sinh viên, giúp sinh viên có sự định hướng nghề nghiệp đúng đắn, phát triển tâm lý chủ động giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
4 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên trường Học viện Hành chính Quốc gia
Phạm vi nghiên cứu: tại lớp 2305KTEC
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài có sự kết hợp giữa phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua việc điều tra nghiên cứu về vấn đề việc làm thêm trong phạm vi một trường Đại học trên địa bàn Hà Nội
Trang 46 Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Đề tài gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay Chương 2: Thực trạng việc làm thêm đôi với sinh viên hiện nay
Chương 3: Giải pháp nhằm khuyến khích và quản lí việc làm thêm đối với Sinh viên hiện nay
Trang 5Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM THÊM ĐỐI VỚI SINH VIÊN
HIỆN NAY
1 Quan niệm về việc làm thêm đối với sinh viên
Với quan niệm “Việc làm thêm” qua thu thập những thông tin thứ cấp, tôi xin đưa
ra một số quan niệm như sau:
Theo ông Đinh Văn Hưởng, chủ nhiệm Khoa Báo chí ở một trường tại Hà Nội:
"Việc làm thêm đối với sinh viên theo quan niệm của tôi có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫn đang học ở trường tại các công ty, các tổ chức, các đon vị, các hộ gia đình với mục đích có thêm thu nhập hoặc với mục tiêu học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, cọ sát hơn với thực tế cuộc sống "[1]
Anh Quách Minh Cường, quản lý nhân sự công ty TV Plus lại cho rằng: "Việc làm thêm theo quan điêm của tôi chỉ đơn giản chính là các bạn sinh viên chủ động tham gia các hoạt động xã hội ở các tổ chức trong và ngoài trường để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân" [2]
Và theo bạn Linh Hương, cộng tác viên Ban Tuyên huấn - Văn phòng Đoàn tại một trường Đại học ở Hà Nội: “…với riêng tôi, được làm cộng tác viên Ban tuyên huấn, được viết các bài báo cho Bản tin cũng là một cách làm thêm, vừa có dịp nâng cao các kĩ năng viết lách, vừa biết cách tổ chức và hoạt động của một tờ báo, lại có một khoản tiền nho nhỏ để tiêu pha" [3]
1 “ Việc làm cho SV và quan hệ từ ba phía”, Báo Sinh viên Việt Nam, số 11, năm 2005
2 https://vnexpress.net/ , “Diễn đàn sinh viên – việc làm”, 10/02/2005, 12:04 AM
3 “ Sinh viên làm thêm”, Báo Tuổi trẻ, số 03, năm 2004.
Trang 6Trên đây là một vài quan niêm về việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay, từ đó,
có thể rút ra quan niệm chung về việc làm thêm như sau: Việc làm thêm đối với sinh viên có nghĩa là sự tham gia làm việc ngại khi vẫn đang học ở trường tại các công ty, các tổ chức, các đơn vị, các hộ gia đình mà không bị pháp luật ngắn cấm, không làm ảnh hưởng nhiều đến học tập với mục đích có thêm thu nhập hoặc với mục tiêu học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, cọ sát hơn với thực tế cuộc sống
2 Nguyên nhân vì sao Sinh viên phải đi làm thêm
Hiện tượng các Sinh viên thi nhau đi làm thêm giờ đây không còn xa lạ hay hiếm gặp nữa Làm thêm gần như đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống Sinh viên Có rất nhiều ngành nghề phù hợp với Sinh viên như: marketing, bán hàng, kế toán, Bình thường không phải tất cả Sinh viên muốn đi làm thêm,
lý do họ đi làm thêm là nhiều hơn một số lý do khác là cách cải thiện tình hình cuộc sống, phụ giúp một phần nào cho bố mẹ Ngoài ra không phải chỉ nhằm lấy tiền học hành mà làm thêm cũng là một cách thử thách mình trong thực tại Từ chỗ được bao cấp đầy đủ, sinh viên thời nay buộc phải bươn chải để tự nuôi sống mình nếu không muốn làm kẻ tụt hậu
Đã qua cái thời Sinh viên đi học chỉ biết có mỗi một việc ngồi học bài mà coi việc nuôi mình ăn học là nhiệm vụ hiển nhiên của Nhà nước và gia đình Thời nay đã qua Xã hội đã thay đổi kéo theo nó là hàng loạt những thay đổi quan niệm nhận thức về cuộc sống cách học và cách tìm việc làm Hàng ngày Sinh viên phải đối diện với nhiều vấn đề nan giải, đó là nỗi lo về chi phí sinh hoạt đang ngày một leo thang, nỗi lo về học phí, và vô số các loại chi phí không mang tên khác Đã có một
số lượng không nhỏ các Sinh viên mới chân ướt chân ráo vào trường đã phải vội
vã chạy ra ngoài tìm việc làm nhằm nuôi lấy "cái sự học" và vì thể tiềm tàng trong Sinh viên nhất là đối với các các Sinh viên ở tỉnh khác lên học ở các thành phố lớn một nỗi lo đó là nỗi “lo tăng giá”.Trong số hàng trăm nghìn tân Sinh viên nhập học
Trang 7mỗi năm có hàng trăm Sinh viên trúng tuyển nhưng không có tiền theo học hoặc đăng ký nhập học rồi lại xin rút hồ sơ vì không kham nổi tiền trường theo qui định,hoặc giả định là gia đình có xoay xở được học phí nhưng cuộc sống Sinh viên dài đằng đẵng các Sinh viên không thể trông đợi mãi vào sự trợ giúp của gia đình được thế là bắt đầu một cuộc trường chinh đi tìm việc làm,đó là giải pháp tất yếu
để lấy ngắn nuôi dài
Nhưng Sinh viên đi làm thêm không chỉ để kiếm tiền ăn học mà đây còn là cơ hội
cọ xát với cuộc sống với xã hội.Sẽ là hơi ngoa nếu cho rằng cái “định lý ngược”
mà Sinh viên vẫn truyền tụng “việc làm trước , học hành sau” đã trở thành một hiện tượng cực kỳ cấp thiết ở tất cả các trường Đại học Cao đẳng.Nhưng rõ ràng nhu cầu đi làm thêm của Sinh viên không chỉ còn là làn sóng ngầm lẻ tẻ tự phát mà trở thành xu hướng tất yếu của giới trẻ năng động Ngày nay không còn mối quan
hệ “xin việc – cho làm” như trước mà thay vào đó là sự lựa chọn sòng phẳng giữa người lao động và nhà tuyển dụng Nhưng muốn bình đẳng trong quan hệ ấy mỗi Sinh viên phải tự khẳng định mình bằng cách dấn thân vào cuộc sống , chịu va đập ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường để có vốn sống , kinh nghiệm thực tế ,
để nhanh chóng bắt kịp guồng quay đầy sức ép của công việc ngay khi tốt nghiệp Không phải ngẫu nhiên mà các nhà tuyển dụng lớn đều đòi hỏi các ứng cử viên phải có nhiều kinh nghiệm Lý do rất đơn giản là những ai mạnh bạo ham xê dịch , sẵn sàng lăn lộn ở những vùng đất mới lạ sẽ là những người thích ứng với công việc nhanh nhất , phản ứng tốt nhất khi có nhiều thay đổi , tát nhiên không thể loại trừ yếu tố trình độ cơ bản Mà những kinh nghiệm đó Sinh viên chỉ có thể thu thập được khi va chạm với cuộc sống những lúc lặn ngụp làm việc part-time.Vì thế mà Sinh viên không thể không đi làm thêm ngay cả những Sinh viên xuất thân từ những gia đình khá giả , điều này xuất phát từ quyền lợi của mỗi Sinh viên sau này , gia đình không thể theo họ suốt cuộc đời họ phải tự đứng trên đôi chân của mình
Trang 83 Sinh viên đi làm thêm những mặt thuận lợi và khó khăn
3.1 Những thuận lợi:
Điều kiện thuận lợi trước tiên dễ nhận ra nhất đối với Sinh viên đó là không bị gò
bó về mặt thời gian bởi vì đa phần họ đều là Sinh viên ở các tỉnh thành khác theo học nên dễ dàng lựa chọn thời gian học linh động sao cho phù hợp với thời khoá biểu và thời gian biểu của mình Thêm nữa ở tất cả các trường Đại học Cao đẳng chỉ phải học nửa buổi tất yếu thời gian còn lại Sinh Viên sẽ nghĩ ngay đến việc làm thêm Dường như đối với Sinh viên không có bất kỳ công việc nào là đáng sợ miễn là lương thiện Thế là xuất hiện các công việc làm bán thời gian hay làm thêm do Sinh viên lựa chọn Chính điều kiện thuận lợi này đã cổ vũ cho Sinh viên làm thêm nhiều hơn nữa
Mục đích sau cùng của các Sinh viên là khi ra trường có một việc làm tốt Từ chỗ được bao cấp các Sinh viên thời nay buộc phải chạy đua để tự học và khẳng định mình Họ phải cố gắng và trải qua thử thách mới có thể cầm trên tay tấm bằng Đại học, tuy nhiên điều kiện để có một việc làm tốt không chỉ đơn thuần là tấm bằng Đại học mà chỉ là điều kiện cần, quan trọng là Sinh viên phải nắm bắt được những kỹ năng mà công việc đòi hỏi, đó còn là sự am hiểu đối với công việc kinh nghiệm khi giải quyết công việc và chỉ có thông qua làm thêm Sinh viên mới hội tụ được tất cả các yếu tố các điều kiện cần và đủ để nộp hồ sơ tìm việc Không phải ngẫu nhiên mà trên bảng yêu cầu tuyển dụng lại có thêm yêu cầu: "phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm trở lên " Đây là một thế mạnh mà những Sinh viên không năng động hoặc không đi là gì không có
Hơn nữa khi đã tìm được một công việc ổn định, phù hợp đồng nghĩa với mỗi tháng Sinh viên có được một khoản thu nhập đáng kể ngoài tiền của bố
mẹ gửi định kỳ Từ đó các bạn sẽ không bị phân tâm nhiều bởi các mối bận tâm tài chính vì các bạn đã biết trân trọng đồng tiền, chi tiêu có kế hoạch và hợp lý hơn
Trang 93.2 Khó khăn
Bên cạnh những lợi ích dễ dàng nhìn thấy khi đi làm thêm Sinh viên cũng phải đối diện với vô vàn các khó khăn khác và đây là những tác động trực tiếp đối với Sinh viên
Ngay từ tên gọi "việc làm thêm" đã nói lên khó khăn mà Sinh viên gặp phải, bởi lẽ nhiệm vụ chủ yếu của Sinh viên là học tập nghiên cứu Thế mà giờ đây các bạn lại phải dành một nửa số thời gian học tập để có thể đi làm thêm kiếm tiền Nhưng không có nhiều Sinh viên tìm được công việc đúng với năng lực, phần lớn họ làm trái với chuyên ngành mà họ đang học tập nghiên cứu ở trường Không
có trường lớp nào đào tạo ra người "thợ rửa bát", "người giữ xe", hay thậm chí làm thợ hồ, họ đều phải làm việc tay chân nặng nhọc mới có được một khoản phụ cấp mỗi tháng Đặc biệt khá là vất vả đối với những Sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường đang phải hoàn thiện bài làm luận văn của mình, chi phí cho giai đoạn nước rút không phải là ít và một lần nữa những cử nhân tương lai lại phải gồng mình lên làm việc gấp đôi để hoàn thành việc học của mình, vừa soạn luận văn vừa làm bài tập và cầu nguyện cho từng giọt mồ hôi mình đổ ra sẽ không vô ích
Thêm vào đó là phương tiện đi lại, khó khăn này thật sự là rất lớn với những Sinh viên không có phương tiện đi lại Bởi có công việc mà nhà tuyển dụng yêu cầu người làm phải chủ động hoặc có phương tiện đi lại riêng Nửa Sinh viên sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt sẽ không bảo đảm được sự chính xác của công việc, và còn xe đạp thì đã không thể nào theo kịp được với nhịp độ cuộc sống hiện tại nữa rồi Không có cha mẹ nào mà lại mong muốn con chểnh mảng việc học tập mà đi làm, tuy nhiên nếu không đi làm sau khi ra trường Sinh viên sẽ vấp phải chướng ngại cực lớn đó là "Kinh nghiệm thực tế" trên con đường xin việc Các "chú gà công nghiệp" mải học mà không chú ý đến cuộc sống thường ngày sẽ trở nên nhút nhát, rụt rè và rất khó hoà đồng
Trang 10Trên đây chính là một vài khó khăn hay gặp trong cuộc sống Sinh viên khi đi làm thêm giờ Những khó khăn còn nhiều hơn nữa không phải ai cũng giải quyết được tất cả tuỳ thuộc vào điều kiện của Sinh viên từng gia đình Điều đáng buồn là cho dù vừaphải học vừa phải làm việc chăm chỉ theo đúng nghĩa của
nó, mỗi năm vẫn có vài nghìn Sinh viên tốt nghiệp loại giỏi Có một Sinh viên
đã trả lời khi được hỏi: “Sinh viên mà , ngại khổ thì không phải là Sinh viên”
4 Những hạn chế hiện nay của sinh viên, tân cử nhân xung quanh vấn đề việc làm
Thực tế hiện nay sinh viên hay các tân cử nhân khi tham gia phỏng vấn xin việc làm còn bộc lộ rất nhiều hạn chế Dưới đây xin nêu một số hạn chế điển hình hiện nay của sinh viên, cử nhân về vấn đề trên
- Thái độ thờ ơ, cẩu thả:
Bà Đỗ Thị Xuân Phương - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội, Phó trưởng ban tổ chức Hội chợ việc làm Thành phố Hà Nội lần thứ 3 cho biết: "đến hội chợ lần này chủ yếu là sinh viên chưa hoặc mới tốt nghiệp đại học, cao đẳng Một thực tế khá buồn: Người lao động đến hội chợ tìm việc nhưng với thái độ thờ ơ, cẩu thả, không chuẩn bị kỹ về tâm lý, các loại giấy tờ hồ sơ cũng không đầy đủ Trong số 400 hồ
sơ mà VINACONEX (Hà Nội) nhận được, không có bộ hồ sơ nào đủ giấy tờ cần thiết (thiếu bằng tốt nghiệp, thiểu giấy khám sức khỏe ) Bởi vậy trong 3 ngày Hội chợ, Tồng Công ty đã không thể tiến hành phòng vấn, tuyển dụng trực tiếp như kế hoạch" [4]
Cũng giống như trên, tại "Ngày tuyền dụng 12/3" của một trường Đại học tổ chức khác, so với 1640 điểm tuyển người của 67 nhà tuyển dụng con số 214 người lao động tìm được việc là rất nhỏ bé Điều này không những khiến người lao động tiếc
4 “Hội chợ việc làm lần 3-thành phố Hà Nội”, trang 4, Tiền phong, số 171, 26/8/2004 LĐ & ĐK