1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Chính trị học: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ 2001 đến nay và tác động đến an ninh quốc gia

255 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

HOANG QUOC CA

HOI NHAP KINH TE QUOC TE

CUA VIET NAM TU NAM 2001 DEN NAYVA TAC DONG DEN AN NINH QUOC GIA

LUẬN AN TIEN SĨ CHÍNH TRI HỌC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOANG QUOC CA

HOI NHAP KINH TE QUOC TE

CUA VIET NAM TU NAM 2001 DEN NAY

Chuyén nganh: Chinh tri hoc

Mã số: 62 31 02 01

LUẬN ÁN TIEN SĨ CHÍNH TRI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 GS.TS Pham Quang Minh2 TS Pham Ngoc Anh

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực tế của cá nhân tôi,

được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Phạm Quang Minh

và TS Phạm Ngọc Anh.

Trong luận án, những thông tin tham khảo từ những công trình nghiên

cứu khác đã được tác giả chú thích rõ nguồn.

Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận ánnay là trung thực và chưa từng được công bố dưới bat cứ hình thức nao Tôi

xin chịu trách nhiệm vê công trình nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

NGHIÊN CỨU SINH

Hoàng Quốc Ca

Trang 4

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VE HỘI

NHAP KINH TẾ QUOC TE VA TÁC ĐỘNG DEN AN NINH

QUOC GIA CUA VIET NAM s-s° 5< ssssvssessesserssrserssessesse 17

1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế của

Viet ÏNAIT G6 G5 99 9.99 99.4 099.0809049 080098.0409990904.0809080890050 17

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngOài + s«sxs++sesseeerseererree 171.1.2 Các nghiên cứu ở trong NƯỚC - - - «+ ss+sxEsskEseeeeseeeseeee 28

1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về an ninh quốc gia trong hội

nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam -e-s-sesse+seessesssessess 35

1.3 Đánh giá kết quả các công trình đã công bố và những vấn đề

luận án cần tiếp tục nghiên cứu -s-s° 5° ssssssessesseessessessess 451.3.1 Đánh giá kết quả các công trình đã công bố - 45

1.3.2 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu . 46

Tiểu kết Chương T se 22s s£ se s£ss+ssEssSssSssessesserserssssssse 47

Chương 2 LÝ LUẬN CHUNG VE HỘI NHAP KINH TE QUOC

TE VÀ TÁC ĐỘNG DEN AN NINH QUOC GIA -° «- 49

2.1 Cơ sở lý luận về hội nhập kinh tế quốc tẾ . -s s 492.1.1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế -2- 2s se: 492.1.2 Tinh tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế -z-: 532.1.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế - 2 2-22 2 s+s2 542.1.4 Hình thức, cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế -2- 58

2.2 Cơ sở lý luận về an ninh quốc gia và tác động của hội nhập

kinh tế quốc tế đến an ninh quốc gia -s s- 5 scsessecssessess 64

2.3.1 Khái niệm an ninh quốc gia 2-2 2 s+x+£E+£xzzzzz+zez 642.2.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến an ninh quốc gia 71

Tiểu kết Chương 2 c cccsssssssssssssssssessesscssccsscsscsscsacseccncsacancsecsscsssenceaceacess 85

Trang 5

Chương 3 QUÁ TRÌNH HỘI NHAP KINH TE QUOC TE CUA

VIET NAM TỪ NAM 2001 DEN NA Y -scsscssccsscsserssesserse 87

3.1 Quá trình phát triển tư duy về hội nhập kinh tế quốc tế của

Việt Nam từ năm 2001 đến nay . << ss©ssssesssssessessessese 87

3.1.1 Giai đoạn 2001-2006 ccsccesseessesssessesssesssssessssssecssecsesssessecssecseeeses 87

3.1.2 Giai đoạn 2006 đến nay o ceecceceecesseesessessessesscsessessessessesseeseeseesees 943.2 Kết quả hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ năm 2001

GEN MAY 8® ¬.ễ 'ễ'''ồễ'ồ.-.- 102

3.2.1 Hội nhập kinh tế song phương + 2 22s+s+zszxzxezsz 1033.2.2 Hội nhập kinh tế đa phương 2-22 2 £2££+££+£x+zxezxzzez 1153.3.2 Han ché va nguyên MNAN - + + k*+kEsseEseeeseersserse 126Tiểu kết Chương 3 -. << sssSsEssEssEssEssexsessexserserssrsscsee 129

Chương 4 TÁC DONG CUA HỘI NHAP KINH TE QUOC TEDEN AN NINH QUOC GIA VIET NAM TU NAM 2001 DEN NAY,

VAN DE DAT RA VA GIẢI PHAP -2- 2s ssecssessessee 1314.1 Tac động của hội nhập kinh tế quốc tế đến an ninh quốc gia

Việt Nam từ năm 2001 đến nay - 2 2s s se sesse=ss=ssesses 131

4.1.1 Tác động tich CỰC - 5 tk vn ng net 1314.1.2 Tác động tIÊU CUC 0 eee eeeenccsseceseeeseeceseeeseeeeeceecsaeeseeeneeesaeenaees 143

4.2 Những van đề đặt ra và các quan điểm co bản cần quán triệtđối với hội nhập kinh tế quốc tế và bảo đảm an ninh quốc gia

trong thời QIAN ẨỚII o œ- << 5< 9 9 9 9 0 0 0.00004000096609 06 152

4.2.1 Những vấn đề đặt ra - ¿5+ tk E2 2E 1212112111 cree 1524.2.2 Các quan điểm cơ bản cần quán triỆt - 555522 156

4.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tếquốc tế và bảo đảm an ninh quốc gia Việt Nam trong thời gian tới

4.3.1 Giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý tập

trung, thông nhat của Nhà nước về kinh tê và an ninh

Trang 6

4.3.2 Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán

bộ, đảng viên và toàn dân - ¿+ +3 3+ 3S EEEssersrerrrrerrreree 164

4.3.3 Phát huy nội lực, xây dựng nén kinh tế độc lập, tự chủ, nâng

cao năng lực cạnh tranhh - - - «+ x1 E1 E E9 vn ngư 165

4.3.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu

cầu phát triển và hội nhập của đất nước -2- 2 s+s+zs+zxzzss 1694.3.5 Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng

Tuc thurc thi phap 10 at eee 172

4.3.6 Tăng cường hợp tác quốc tế về bao đảm an ninh trong hội

¡001 1754.3.7 Xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy,

tinh nhuệ, từng bước hiện địiI - -. 5 + E321 ***E+seEseeesersserse 177

Tiểu kết Chương 4 - << 22s Ss£ se EssEssEssessessesserserserssesse 181„0000077 — 183DANH MỤC CÁC CÔNG TRINH KHOA HỌC CUA TÁC GIÁ 185

LIÊN QUAN DEN LUẬN ÁN s- <5 cs<ccsevssersesssersesssersee 185DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHÁO -s<css©sss©sss 186

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC VIẾT TÁT

ASEAN, Australia, New Zealand Free Trade Agreement

AANZFTA (Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Australia - New

ASEAN - China Free Trade Agreement

ACFTA ¬ ;

(Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quôc)

Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong Economic Cooperation

ACMECS Strategy (Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady

-Chao Phraya - Mê Kông)

ADB The Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển châu Á)

AEC ASEAN Economic Community (Cộng đồng Kinh tế ASEAN)ADB Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển châu Á)

AFTA ASEAN Free Trade Area (Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN)

AHKFTA ASEAN - Hong Kong (China) Free Trade Agreement (Hiệp

định thương mai tự do ASEAN - Hong Kong (Trung Quéc))

AIFTA ASEAN - Indian Free Trade Agreement (Hiệp định thương

mại tự do ASEAN - An D6)

AJCEP ASEAN - Japan Comprehensive Economic Partnership

(Hiệp định Đôi tác Kinh tê Toàn diện ASEAN - Nhat Ban)

ANQG An ninh quốc gia

APEC Asia - Pacific Economic Cooperation(Dién dan Hop tac Kinh té chau A - Thai Binh Duong)

ASEM Asia-Euro Meeting (Hội nghị Thuong đỉnh A-Au)

Association of Southeast Asian Nations

ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam A)

Bilateral Investment TreatiesBIT

(Hiệp định dau tư song phương)

Trang 8

Bilateral Trade Agreement (Hiệp định thương mại song

BTA phương)

CLV Cambodia, ; Laos, and Vietnam

(Tam giác phát trién Campuchia, Lao và Việt Nam)

(Hiệp định thương mại tự do EU-Viét Nam)

FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

FTA Free Trade Agreement (Hiệp định thương mại tự do)

Group of Seven (Dién dan cua 7 đại cường quốc có nền kinhG7 tế công nghiệp phát triển với kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới

bao gôm: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Italia và Canada)

GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

HDI Human Development Index (Chỉ số phát triển con người)HNKTQT | Hội nhập kinh tế quốc tế

IMF International Monetary Fund (Quỹ Tiền tệ Quốc tế)

Mekong - Ganga Cooperation (Hợp tác Mê Kông - Sông

Trang 9

Normal Trade Relations (Quy ché Quan hé Thuong mai Binh

NTR thuong)

ODA Official Development Assistant (H6 tro phat trién chính thức)

Organization of Petroleum Exporting CountriesOPEC ; Cg

(Tô chức các nước xuât khâu dâu mỏ)

RCEP Regional Comprehensive Economic Partnership (Hiệp định

Đôi tác Kinh tê Toàn diện Khu vực)

RER Real Exchange Rate (Tỷ giá hối đoái thực)

Trans - Pacific Partnership Agreement (Hiệp định Đối tác

TPP R es

xuyén Thai Binh Duong)

United Kingdom - Vietnam Free Trade Agreement

UKVFTA ; ; , ;

(Hiệp định thương mại tự do Vuong quôc Anh - Việt Nam)

UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development

(Diễn dan Thuong mai va Phát triên Liên Hop Quoc)

United Nations Development ProgrammeUNDP aoe .

(Chương trình Phát triên Liên Hợp Quôc)

USD United States dollar (Đô La Mỹ)

Viet Nam - Chile Free Trade Agreement

VCFTA

(Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chile)

VJEPA Vietnam Japan Econimic Partnership Agreement (Hiệp định

Đôi tác Kinh tê Việt Nam - Nhật Bản)

Viet Nam - Korea Free Trade Agreement

VKFTA ; ; ; ;

(Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quôc)

WB World Bank (Ngân hàng thế giới)

WTO World Trade Organization (Tổ chức Thương mại thế giới)

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 10

DANH MỤC BANG

Bang 2.1 Các cấp độ hội nhập kinh tế khu vực - 2-2 s2 s52 63

Bang 3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu 1991-2000 88

Bảng 3.2 FDI vào Việt Nam 1988 - 200U - - 51 s12 ksseksseerse s9Bảng 3.3 Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 01/2022 121

Bang 3.4 Số lượng FTA của các nước ASEAN -cs+csccsccxcres 125Bang 3.5 Số lượng BIT của các nước ASEAN - 2 s+csscssrcces 125Bang 4.1 FDI được cấp giấy phép thời kỳ 2001-2021 -: 135

DANH MỤC BIEU DOBiểu đồ 3.1 Kim ngạch thương mai của Việt Nam 1986 - 2000 91

Biểu đồ 3.2 Kim ngạch thương mại Việt Nam - Mỹ 2001-2021 105

Biểu đồ 3.3 Kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc 2001-2021 107

Biểu đồ 3.4 Kim ngạch thương mại Việt Nam - Nhật Bản 2001-2021 109

Biểu đồ 3.5 Kim ngạch thương mại Việt Nam - Hàn Quốc 2001-2021 111

Biểu đồ 3.6 Kim ngạch thương mại Việt Nam - EU 2001 - 2021 114

Biểu đồ 3.7 Kim ngạch thương mại Việt Nam - ASEAN 2001 - 2021 116

Biểu đồ 3.8.` Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam và quốc tế (2007 - 2021) 119

Biểu đồ 4.1 Thương mại của Việt Nam giai đoạn 2001-2021 - 134

Biểu đồ 4.2 Vai trò của FDI đối với nền kinh tế 2001 - 2018 136

Biểu đồ 4.3 Tốc độ tăng trưởng GDP (%) Việt Nam (2001-2021) 137

Biểu đồ 4.5 Chỉ số cạnh tranh toàn cầu năm 2019 của ASEAN 139

Biểu đồ 4.6 Năng suất lao động xã hội của Việt Nam 2011 - 2019 139

Biểu đồ 4.4 GDP bình quân đầu người (2001-2021) -52=52 140Biểu đồ 4.7 Chỉ số HDI Việt Nam và thế giới (2001-2021) - 141

Biểu đồ 4.8 Tỷ lệ % thất nghiệp của lực lượng lao động - 142

trong độ tuổi theo thành thị, nông thôn (2001 - 2021) - -‹+ 142

Biểu đồ 4.9 Cơ cau xuất khâu hàng hóa theo khu vực kinh tế 147

Trang 11

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

HNKTQT là xu thế tất yếu trong sự phát triển của nền kinh tế các quốc

gia và vùng thổ trên thế giới hiện nay Tất cả các nước, du lớn hay nhỏ, mạnhhay yếu, phát triển hay đang phát triển đều đang tham gia vào quá trình này.

Có quốc gia chủ động và tích cực tham gia vì không muốn tự loại mình khỏitrào lưu phát triển của thế giới và muốn tranh thủ tốt nhất những cơ hội phát

triển do HNKTQT đem lại, nhưng cũng có quốc gia bị cuốn hút một cách thụđộng vào quá trình này nên thiếu sự chuẩn bị sẵn sàng Cơ hội và thách thức

do HNKTQT đem lại đối với các quốc gia vì thế cũng khác nhau Thông

thường, những quốc gia phát triển và chủ động chuẩn bị đã đạt được nhiều cơhội hơn trong hội nhập, còn các quốc gia chậm phát triển và thiếu chủ động sẽphải đối điện với nhiều thách hơn khi tham gia quá trình này.

Nắm bắt xu thế phát triển tất yếu khách quan của thời đại, với bản chấtcách mạng và tư duy nhạy bén, ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị Ban Chấp hành

Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW“Về hội nhập kinh tế quốc tế” với mục tiêu “Chủ động hội nhập kinh tế quốctế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lýdé day mạnh công nghiệp hoá, hiện dai hoa theo định hướng xã hội chủ nghĩa,

thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [4].Nghị quyết 07 đã “mở đường” cho Việt Nam tham gia vào quá trình

HNKTQT một cách chủ động và tích cực hon.

Đến nay, sau hơn hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Việt Nam đã đạt được

những thành tựu đáng ghi nhận trong HNKTQT Về quan hệ hợp tác songphương, đến hết năm 2021, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao chính thức

với 189 nước trong 193 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc, quan hệ kinhtế thương mại với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thé, ký kết trên 90 hiệp định

Trang 12

thương mại song phương, gan 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54hiệp định chống đánh thuế hai lần [14, tr 77] Về hợp tác đa phương và khu

vực, Việt Nam tích cực tham gia các tô chức tài chính tiền tệ như ADB, IMF,

WB; đã trở thành thành viên của WTO cũng như tham gia vào nhiều tô chức

kinh tế của khu vực, thế giới như ASEM, APEC Việt Nam đã ký kết vàđang đàm phán nhiều Hiệp định thương mại tự do, trong đó có những hiệpđịnh thế hệ mới với phạm vi rộng, mức độ tự do hóa lớn trên nhiều lĩnh vực.

Từ một trong những quốc gia nghèo nhất thé giới chi được thé giới biết đếnqua lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, đến nay Việt Nam đã có những bước

phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm hàng đầu thế

giới Đồng thời, Việt Nam cũng khăng định được vị thế chính trị trên trườngquốc tế với việc đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trên các diễn đàn, thé chế đa

phương, song phương trong khu vực và quốc tế Cùng với những thành tựu

đạt được, quá trình HNKTQT của Việt Nam thời gian qua cũng nổi lên khôngít những hạn chế, tồn tại đặt ra cần được khắc phục, xử lý Có thể kế đến nhưmối quan hệ với nhiều nước mặc dù đã được thiết lập tuy nhiên còn mang

nặng tính hình thức, chưa đi vào thực chất; HNKTQT chưa gan két chat ché

với quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc

phòng - an ninh, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, môi trường

sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thời gian tới,

HNKTQT của Việt Nam sẽ đi vào chiều sâu, các FTA và thỏa thuận khác đòi

hỏi những cam kết liên quan đến nhiều vấn đề hơn ngoài thương mại và đầutư, do đó cần có những tiếp cận, nghiên cứu thấu đáo.

Những thành tựu và hạn chế trong HNKTQT cũng có tác động tích cựchoặc tiêu cực đến bảo đảm ANQG của các quốc gia tham gia vào quá trình

này Nói một cách khác, HNKTQT có thể giúp một nước tăng cường sức

mạnh, nâng cao vai trò và phát huy ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế,

bảo đảm ANQG hoặc cũng có thé khiến cho nước đó bị lệ thuộc và chịu tác

Trang 13

động nhiều hơn từ bên ngoài Vì thế, tác động của HNKTQT đến ANQG làvan đề đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển và đang trong

quá trình cải cách, mở cửa và hội nhập Đối với Việt Nam, đây là vấn đề cótính đặc thù Việt Nam HNKTOT trên nền tảng một Nhà nước XHCN dưới sự

lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong bối cảnh CNXH trên thế giới đang lâm vàothoái trào, cán cân so sánh lực lượng nghiêng về chủ nghĩa tư bản Bên cạnhnhững yếu tố về mặt kinh tế, HNKTQT còn là quá trình đấu tranh bảo vệ

ANQG Việt Nam trước các âm mưu, hoạt động lợi dụng hội nhập dé tiếnhành “diễn biến hòa bình”, lật đồ từ các thé lực thù địch, de dọa đến sự tồn

vong của chế độ chính trị.

Thực tiễn, quá trình HNKTQT đã có những tác động tích cực và tiêu

cực đến ANQG của Việt Nam Vé mat tích cực, HNKTQT đã giúp Việt Namđánh giá chính xác hơn tiềm lực ANQG; giữ được môi trường hòa bình, ồnđịnh dé bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thé Tổ quốc; xác định

được những nguy cơ đe dọa từ bên trong, bên ngoài lợi dụng quá trình hội

nhập xâm phạm ANQG; tạo những điều kiện thuận lợi trong hợp tác an ninh

khu vực và thé giới Đặc biệt, HNKTQT đã làm tăng khả năng áp dụng khoa

học công nghệ tiên tiễn nhất vào đảm bảo ANQG của Việt Nam Về mặt tiêu

cực, lợi dụng mở cửa và HNKTQT, các thế lực thù địch sẽ gia tăng các hoạt

động chống phá Việt Nam như tình báo, gián điệp, thâm nhập nội bộ, cài cắmnội gián dé tao dựng những nhân tố gây mat ôn định từ bên trong nhằm từngbước thực hiện sự chuyên hóa về chính trị, đây lùi hệ tư tưởng XHCN ra khỏiđời sống chính trị - xã hội, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam; HNKTQT làm cho mọi mặt hoạt động của mỗi quốc gia phụ thuộcnhiều hơn vào yếu tố bên ngoài, là cơ hội để các đối tượng tiến hành hoạtđộng nhằm phá hoại kinh tế, làm phai nhạt bản sắc và truyền thống văn hóadân tộc, tạo thuận lợi cho các hoạt động chống đối, lật đỗ chế độ XHCN

10

Trang 14

Trong những năm qua, việc nghiên cứu HNKTQT của Việt Nam và tác

động của hội nhập đến ANQG đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các

chuyên gia, các học giả trong nước và quốc tế Các công trình này đã có cách

tiếp cận trên nhiều phương diện và đã phác họa được bức tranh tổng thể, khá

đa dạng, phong phú về HNKTQT và tác động đến một số nội dung củaANQG như an ninh kinh tế, biến đổi văn hóa - xã hội Tuy nhiên, chưa cómột công trình nghiên cứu chuyên sâu nao tiếp cận tổng thé HNKTQT cả giai

đoạn dài từ 2001 đến nay và phân tích, lí giải tác động của HNKTQT đến

ANQG nói chung một cách chuyên sâu, dưới “lăng kính” chính trị học.

Xuất phát những ly do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn van đề “Hội

nhập kinh tế quốc té của Việt Nam từ 2001 đến nay và tác động đến anninh quốc gia” làm đề tài luận án tiến sĩ.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về HNKTQT và tác độngđến ANQG, luận án làm rõ thực trạng quá trình HNKTQT của Việt Nam và

tác động của quá trình này đến ANQG từ năm 2001 đến nay Từ đó, xác định

những van đề đặt ra, các quan điểm cần quán triệt và đề xuất một số giải phápnhằm nâng cao hiệu quả HNKTQT và bảo đảm ANQG trong thời gian tới.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục dich tổng thể nói trên, luận án xác định những nhiệm

vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

- Hệ thống hóa, phân tích làm rõ hơn những vấn đề lý luận vềHNKTOT và tác động đến ANQG;

- Phân tích làm rõ những kết quả đạt được và thành tựu, hạn chế trong

quá trình HNKTQT của Việt Nam từ 2001 đến nay;

- Phân tích, làm rõ những tác động của HNKTQT đến ANQG Việt

Nam từ 2001 đến nay, trên cơ sở đó xác định những vấn đề đặt ra, các quan

11

Trang 15

điêm cân quán triệt và đê xuât một sô giải pháp nhăm nâng cao hiệu quảHNKTOT và bao đảm ANQG trong thời gian tới.

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu HNKTQT của Việt Nam trong giai đoạn từ 2001

đến nay và tác động đến ANQG Việt Nam.

nghĩa: (1) HNKTQT là quá trình ký kết và tham gia các định chế, các tổ chức

kinh tế quốc tế, cùng các thành viên đàm phán xây dựng các luật chơi chung

và thực hiện các quy định, cam kết đối với thành viên của các định chế, tổ

chức đó; (2) HNKTQT là quá trình tổng hợp, bên cạnh việc ký kết, tham gia

các định chế kinh tế quốc tế còn tiến hành các công việc cần thiết trong nước

để bảo đảm đạt được các mục tiêu của hội nhập, cũng như thực hiện các quyđịnh - cam kết quốc tế về hội nhập Trong phạm vi nghiên cứu của luận ánnày, HNKTQT được tiếp cận theo nghĩa thứ nhất trong đó tiếp cận ở 2 nộidung chính là hội nhập song phương (với các nước lớn, có ảnh hưởng đến kết

quả HNKTQT của Việt Nam) và hội nhập đa phương (với các tổ chức kinh tếquan trong đối với Việt Nam).

12

Trang 16

Về ANQG, đây là nội dung rất rộng, có nhiều cách tiếp cận khác nhaunhư an ninh trên từng lĩnh vực (chính tri, kinh tế, văn hóa, quân sự ) hoặc anninh truyền thống, phi truyền thống Trong khuôn khổ luận án này, an ninh

quốc gia được tiếp cận trên cơ sở khái niệm được đưa ra tại Luật An ninhquốc gia (2004), dưới 2 góc độ cơ bản là an ninh chính trị và an ninh kinh tế.4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của

Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng

sản Việt Nam về HNKTQT và ANQG.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên

cứu liên ngành và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành chính trị học,

phương pháp logic và lịch sử, cụ thể sau:

- Phương pháp nghiên cứu lịch sự: Day là phương pháp nghiên cứu

truyền thống trong khoa học xã hội Phương pháp này được sử dụng nhằm xácđịnh rõ chặng đường HNKTQT của Việt Nam (từ thay đổi tư duy sang hành

động thực tế), qua đó thấy được tính đúng đăn, những điểm nhất quán trongHNKTQT của Việt Nam qua từng giai đoạn; cũng như những hạn chế trong

nhận thức về thế gidi Đồng thời từ thực tiễn lịch sử, luận án đưa ra được

những đánh giá về tác động của quá trình HNKTQT đến ANQG của Việt

Nam, từ đó chủ động đề xuất những giải pháp phù hợp.

- Phương pháp tổng kết thực tiễn: Phương pháp này được sử dụng đểtong hợp và hệ thống hoá các dữ kiện, từ đó khái quát hoá theo hướng lý luận.

- Phương pháp phân tích chính sách: Đây là phương pháp được sử

dụng để phân tích HNKTQT của Việt Nam thông qua các yếu tố có liênquan như lợi ích quốc gia - dân tộc, tiềm năng, biện pháp và khả năng thực

hiện, các kịch bản tương ứng, các quyết định và hành động cũng như khả

13

Trang 17

năng và điều chỉnh khi cần thiết Phương pháp này giúp phân tích chính sáchnhư một quy trình hoàn chỉnh từ khi hình thành ý tưởng cho đến khi đánhgiá tác động và phản hồi chính sách, hạn chế những yếu tố ngẫu nhiên xảy ratrong quá trình và hiện tượng được nghiên cứu, tách ra những cái điển hình,

bền vững, ổn định trong hiện tượng, trên cơ sở đó nắm lấy cái bản chất của

các hiện tượng.

- Phương pháp tổng hợp, logic, so sánh, đối chiếu: Trên cơ sở thu thập

và tông hợp nhiều nguồn tư liệu khác nhau, nghiên cứu sinh tiến hành phântích làm rõ thực trạng HNKTQT của Việt Nam cùng những vấn đề an ninh

nảy sinh.

- Phương pháp chuyên gia: Day là phương pháp được áp dụng nhiều dé

tranh thủ tri thức của các chuyên gia về đánh giá quá trình HNKTQT của ViệtNam giai đoạn 2001 đến nay và tác động đến ANQG Thông qua đó, luận áncó được góc nhìn khách quan, da dạng, phong phú va sâu sắc hơn về van dé

nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu hệ thống và liên ngành: HNKTQT là van đề

tương đối mới đối với Việt Nam, nhất là về mặt lý luận, đồng thời là lĩnh vực

rat rộng và phức tap Vì vậy, cần có phương pháp tiếp cận tông thé về liên

ngành Phương pháp này giúp thấy được hệ thống các khái niệm trong nghiêncứu HNKTQT và đặc điểm của thế giới ở từng thời kỳ, đồng thời có cái nhìntổng quát về hệ thống quan điểm của Việt Nam về các van đề kinh tế quốc tế.

5 Đóng góp mới của luận án

- Luận án làm rõ các nội dung lý luận liên quan đến HNKTQT và tácđộng của HNKTQT đến ANQG như khái niệm HNKTQT; tính tất yếu củaHNKTQOT; tác động chung của HNKTOQT, các hình thức, cấp độ HNKTOQT;quan niệm về ANGQG, những tác động tích cực, tiêu cực của HNKTQT đến

14

Trang 18

- Luận án luận giải, phân tích quá trình HNKTQT của Việt Nam từ năm

2001 đến nay, làm rõ những thành tựu, hạn chế từ đó xác định những tác động

tích cực, tiêu cực của quá trình này đến ANQG Việt Nam.

- Luận án xác định những van đề đặt ra đối với Việt Nam trong

HNKTQT và bảo đảm ANQG thời gian tới và đề xuất một số giải pháp nhằm

nâng cao hiệu quả HNKTQT và bao đảm ANQG trong thời gian tới.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án- Ý nghĩa lý luận:

Luận án góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý thuyết nghiên cứuvề HNKTQT của Việt Nam, từ đó góp phần củng cô thêm luận cứ cho con

đường đi lên CNXH va bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong bối cảnh mới.

Luận án góp thêm những luận cứ khoa học có giá trị tham khảo ở tầm

vĩ mô cho các nhà hoạch định chính sách đối ngoại nói chung, HNKTQT nóiriêng, đặc biệt lưu ý tới khía cạnh ANQG trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách

mạng công nghiệp 4.0.

- Ý nghĩa thực tiễn:

Luận án có thé được dùng làm tải liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên

cứu, giảng dạy về các môn học liên quan đến HNKTQT; gợi ý một số giải phápđể hạn chế những tác động tiêu cực của HNKTQT ở Việt Nam hiện nay.

7 Kết cầu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án

Trang 19

Chương4 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến an ninh quốc

gia của Việt Nam từ năm 2001 đến nay, những vấn đề đặt

ra và giải pháp

16

Trang 20

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU

VE HOI NHAP KINH TE QUOC TE VÀ TÁC ĐỘNGDEN AN NINH QUOC GIA CUA VIET NAM

1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt NamNhững năm gần đây, hội nhập quốc tế, nhất là HNKTQT đặc biệt thu

hút sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu ở nước ngoài va trong nước.

Khi đề cập vẫn đề này, không ngạc nhiên khi có khá nhiều các công bố khoahọc dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau và trong số đó có không ít liên quanđến định hướng nghiên cứu của đề tài luận án Có thé khái quát những nghiên

cứu liên quan theo hai nhóm sau:

1.1.1, Các nghiên cứu ở nước ngoài

- O'Rourke, Dara (1995), “Economics, Environment, and Equity:

Policy Integration during Development in Vietnam”, Berkeley Planning

Journal (Univ of California), 10, pp 15-35 [98]

Trong công trình nghiên cứu nay, tác gia khang định rang xung đột

giữa phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội là những nỗlực thúc đây phát triển bền vững Tác giả đề xuất một khung đơn giản hóa dé

tích hợp các chính sách kinh tế, môi trường và xã hội nhằm thúc day sự pháttriển bền vững về mặt sinh thái và xã hội Bài viết phân tích các hình thức cụthể mà các lĩnh vực chính sách này đang giả định ở Việt Nam và các lực

lượng chính tri cơ bản (cả bên trong và bên ngoài) thực hiện chính sách thúc

day Phân tích cho thay các mô hình phát triển khó có thé bị thay đổi theo

hướng kết thúc bền vững hon theo các thé chế và luật pháp hiện hành Cuốicùng, bài viết thảo luận về tiềm năng tích hợp các chính sách hiện tại dé đạt

được các mục tiêu bền vững.

- Khan A.R (1998), “Integration into the Global Economy”, in: Griffin

K (eds.), Economic Reform in Vietnam”, (London: Palgrave Macmillan) [97]

17

Trang 21

Tác giả đánh giá từ giữa những năm 1980, Việt Nam nhanh chóng hòa

nhập vào nền kinh tế toàn cau Hai chỉ số chính của sự hội nhập ngày càngtăng vào nền kinh tế thế giới là: (1) sự gia tăng nhanh chóng về khối lượnggiao dịch bên ngoài; (2) thành công trong việc thu hút một lượng lớn nguồn

lực bên ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Nghiên cứu gópphần phân tích các chính sách lý giải sự thành công của Việt Nam trong quátrình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu; đề cập về ảnh hưởng của hội nhập với

nên kinh tế toàn cầu đối với tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập; vàxem xét các điều chỉnh trong các chính sách mà Việt Nam nên thực hiện để có

được lợi thế lớn nhất có thé từ các cơ hội do nền kinh tế thé giới trong bối

cảnh toàn cầu hóa mang lại.

- Rhys Jenkins (2004), “Vietnam 1n the global economy: trade,

employment and poverty”, Journal of International Development, Vol 16,

Iss.1, pp 13-28 [100]

Nghiên cứu khang định Việt Nam đã trải qua một sự thay đổi đáng kétừ một nền kinh tế tương đối khép kín do kết quả của quá trình cải cách bắt

đầu vào cuối những năm 1980 Điều này đã đi liền với tăng trưởng kinh tế

nhanh chóng và giảm nghèo đáng kể trong những năm 1990 Tác giả xem xét

tác động của dòng chảy thương mại quốc tế đối với việc làm tại Việt Nam kétừ đầu những năm 1990 Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, nghiên cứucho thấy sự tăng trưởng của xuất khẩu đã có tac động tích cực đáng kế đến

vẫn đề việc làm ở Việt Nam, trong khi cạnh tranh nhập khẩu gia tăng có tácđộng tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp, bởi việc các nhà sản xuất phải đối mặt

với cạnh tranh nước ngoài.

- Nguyen Manh Hung (2004), “Vietnam: Facing the Challenge ofIntegration”, Southeast Asian Affairs, ISEAS-Yusof Ishak Institute (USA),

Volume 2004, pp 295-311 [94]

18

Trang 22

Trong công trình nghiên cứu này, tác giả khăng định, khi Việt Nam bắtđầu tìm kiếm sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì quá trình này cũng đối

mặt với rất nhiều thách thức đặt ra Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã xác định

tham nhũng là một trong bốn nguy cơ thách thức với Việt Nam va là một van

đề lớn làm cản trở đầu tư nước ngoài và làm suy yếu niềm tin của nhân dânvào Đảng và chính phủ, thậm chí tham nhũng đã trở thành một vẫn đề nóng

trong các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và các nhà tài trợ quốc tế.

- Toh Mun Heng, Vasudevan Gayathri (2004), “Impact of RegionalTrade Liberalization on Emerging Economies: The Case of Vietnam”, ASEANEconomic Bulletin (SEAS-Yusof Ishak Institute), Vol 21, No 2, pp 167-

182 [102]

Công trình nghiên cứu này cung cap một đánh giá về chiến lược hội

nhập tự do hóa thương mại khu vực của Việt Nam Tự do hóa thương mạithông qua việc tham gia Hiệp định thương mại tự do khu vực (FTA), như Khuvực thương mại tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp định thương mại tự do

ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), cũng đã cung cấp cho Việt Nam những bài

hoc và kinh nghiệm hữu ich dé đây mạnh phát triển kinh tế trong nước Sử

dung các mô hình cân bằng chung tính toán, tác giả tiến hành phân tích tác

động định lượng của các dạng thức khác nhau của các khu vực thương mại tự

do khu vực đối với Việt Nam Kết quả chỉ ra rằng việc tham gia nhiều hơnvào các FTA có thé mang lại lợi thế kinh tế lớn hơn và chi phí điều chỉnh thấp

hơn cho những nỗ lực của Việt Nam trong công nghiệp hóa và thúc đâychuyên dịch cơ cấu nền kinh tế.

- Tien Dung Nguyen, Misuo Ezaki (2005), “Regional Economic

Integration and Its Impacts on Growth, Poverty and Income Distribution: The

Case of Vietnam”, Review of Urban and Regional Development Studies,Vol.17, Issue 3, pp 197-215 [87]

19

Trang 23

Trong công trình nghiên cứu nay, hai tác giả đã chi ra được những tác

động của quá trình hội nhập kinh tế khu vực đến Việt Nam, tập trung vào tăngtrưởng, giảm nghèo và phân phối thu nhập Đặc biệt, nghiên cứu đã xây dựngthành công mô hình cân bằng tổng thể tính toán được liên kết toàn cầu và sử

dụng cơ sở dữ liệu của Dự án phân tích thương mại toàn cầu phiên bản 6.0 vàkhảo sát mức sống của Việt Nam Các phân tích cho thấy hội nhập kinh tế

khu vực nói chung có tác động tích cực, vừa giup tăng cường phúc lợi vừa cải

thiện thu nhập - phân phối cho Việt Nam Thu nhập hộ gia đình và tiêu dùngtăng, các nhóm hộ nghèo và nông thôn được hưởng lợi nhiều hơn các nhóm

thu nhập cao ở thành thị.

- Alberto Gabriele (2005), “Strategic Services Policies andInternational Trade Integration in Vietnam”, Journal of Economic Integration,

Vol 20, No 2 (June 2005), pp 263-293 [81]

Trọng tâm của nghiên cứu này là phân tích các chính sách dịch vụ cua

Việt Nam và đánh giá hiệu quả và tính nhất quán của chúng, trong khuôn khổ

HNKTOQT ngày càng tăng của Việt Nam Trong số các lĩnh vực dịch vụ, tác

giả tập trung vào một nhóm nhỏ, cụ thé là dịch vụ chiến lược, đặc biệt là về

năng lượng và viễn thông Trên cơ sở phác thảo một vài sự kiện cơ bản về nềnkinh tế Việt Nam nhắn mạnh vai trò chính của dich vụ chiến lược và mô tacác nguyên lý chính của cải cách kinh tế trong lĩnh vực dịch vụ; tác giả phântích khía cạnh thương mại quốc tế của các chính sách dịch vụ tại Việt Nam,

được đặc trưng bởi việc ký kết Hiệp định thương mại song phương (BTA)gần đây với Mỹ và bởi các cuộc đàm phán đa phương đang diễn ra nhằm tiếpcận WTO; và cuối cùng tập trung vào các chính sách của Việt Nam trong lĩnhvực dịch vụ chiến lược.

- Thai Bao Anh (2005), “Trade and Investment Policy Reform in ViệtNam: Integration to the World Economy and Accession to the World TradeOrganization”, Policy Brief 37 (Univ of Michigan) [82]

20

Trang 24

Tác giả nhận định từ khi tiến hành đổi mới với một mục tiêu chính:chuyển đổi nền kinh tế dần dần từ mô hình tập trung và kế hoạch cao sangđịnh hướng thị trường, với một nên kinh tế tăng trưởng nhanh Trong số cáccải cách chính sách, thương mại và đầu tư là một trong những cốt yếu quan

trọng nhất và đã góp phần tăng trưởng thương mại Việt Nam trong các cácthập kỷ qua Cải cách chính sách thương mại và đầu tư có hai mục tiêu chính.Mục tiêu đầu tiên là để nuôi nền kinh tế thiếu vốn bằng cách tạo ra một môi

trường đầu tư an toàn và lành mạnh dé thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư nước

ngoài và khu vực tư nhân Mục tiêu thứ hai là tự do hóa thương mại trong

nước và thúc đây xuất khẩu Dé đạt được các mục tiêu này, thương mại vàđầu tư được cải cách thông qua bốn quy trình: (1) cải cách thủ tục hành chính,(ii) xóa bỏ các hạn chế về đầu tư và thương mai, (iii) cải thiện tính minh bạchpháp lý va (iv) hài hòa hệ thống pháp luật với các nguyên tắc cơ bản của luậtpháp và thông lệ quốc tế Trong nghiên cứu, tác giả đều thảo luận về bốn cách

thức trên trong quá trình thực hiện cải cách và những vấn đề đặt ra, thách thứcđối với các nỗ lực của chính phủ cho đến nay cùng một số khuyến nghị đối

với công cuộc cải cách dé phù hợp với tiễn trình hội nhập.

- W.D Pfau, M.G.T Long (2007), “Remittances in Vietnam during

Economic Integration: Characteristics and Impacts on Household Welfare”, The

3" VDF-Tokyo Conference on the Development of Vietnam, Proceedings [106]

Ké từ khi hội nhập vào những năm 1990, Việt Nam đã trải qua một sự

tăng trưởng mạnh mẽ trong các dòng chuyên tiền, bao gồm chuyển khoảntrong nước và chuyên từ nước ngoài Đối với nghiên cứu này, nhóm tác giả đã

khảo sát mức sống Việt Nam năm 1992/93 và 1997/98 và khảo sát mức sống

hộ gia đình Việt Nam năm 2002 và 2004 đề nghiên cứu tác động của các dòngchuyền tiền quốc tế đến các hộ gia đình Việt Nam với mục tiêu mô tả cáckhoản thu chuyên tiền quốc tế và sự phát triển của chúng theo thời gian đểxác định chúng đến từ đâu, bao nhiêu phần trăm hộ gia đình nhận được

21

Trang 25

chúng, và phan chi tiêu hộ gia đình mà chúng đại diện Ngoài ra, nhóm tác giảcũng phân tích các đặc điểm kinh tế xã hội và nhân khẩu học của những hộgia đình nhận chuyền tiền quốc tế, cũng như cách người gửi chuyên tiền cóliên quan đến người nhận va cách chi tiêu của các hộ gia đình Nghiên cứu

cũng xem xét hệ quả của mối quan hệ giữa kiều hối và bất bình dang trongbối cảnh hội nhập ngày càng mạnh mẽ hơn ở Việt Nam.

- Bui Thi Lan Huong (2008), “Regional integration and Economic

Growth in the Long Run: A Comparative Case Study of Vietnam and Mexicoin the Asia-Pacific Region”, Journal of International Business Research,

Special Issue 3; Arden Vol 7, pp 1-26 [95]

Tác giả tin rang thập niên 1990 đã chứng kiến một số lượng lớn các

thỏa thuận thương mại khu vực ở nhiều nơi trên thé giới được gọi là làn sóng

thứ hai của chủ nghĩa khu vực hoặc chủ nghĩa khu vực mới Một trong những

đặc điểm nổi bật nhất của chủ nghĩa khu vực mới là hội nhập kinh tế giữa các

nước phát triển và đang phát triển trở nên đáng tin cậy hơn trong mắt các nhàđầu tư nước ngoài trong cuộc đua thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, một yếu

tố quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế đài hạn Kinh nghiệm của hai

nước: Mexico liên quan đến NAFTA và Việt Nam hội nhập vào ASEAN có

thê là trường hợp đáng chú ý của chủ nghĩa khu vực mới Do vậy, nghiên cứunày so sánh và đối chiếu các mô hình thương mại và EDI của Mexico và ViệtNam trong dài hạn và thảo luận về các vấn đề mà các nước đang phát triển

như Mexico và Việt Nam phải đối mặt trong khi tham gia vào một hiệp địnhthương mại không đối xứng Tác giả khăng định thực tiễn sẽ giúp các nhà

hoạch định chính sách Việt Nam học hỏi bài học từ Mexico, thành viên của

NAFTA, với hơn mười năm kinh nghiệm, và là một ví dụ điển hình cho Việt

Nam đê xử lý các vân đê khu vực và toàn câu.

22

Trang 26

- Nguyen Tien Dung (2009), “Vietnam integrating with the regionaleconomy a dynamic simulation analysis”, Forum of International

Development Studies, Japan [86]

Tac gia cho rang với việc tự do hóa thương mai va đầu tư, Việt Nam đã

có quan hệ hết sức ấn tượng về thương mại, đầu tư với các nước Đông Átrong hai thập niên gần đây Sự hội nhập của Việt Nam ngày càng gia tăng vớicác hiệp định thương mại tự do được ký kế Thông qua mô hình phân tích

kinh tế lượng về tác động của hội nhập kinh tế khu vực đối với nền kinh tếViệt Nam, tác giả khang định hội nhập kinh tế khu vực nhìn chung có những

tác động tích cực và quan trọng là những tác động này càng gia tăng cũng tỉ lệ

thuận với việc thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài.

- To Minh Thu (2010), “Regional Integration in East Asia and Its

Impacts on Welfare and Sectoral Output in Vietnam”, BRAAKRRAA

(International Public Policy Studies), OUKA, Osaka Univ., 14(2), pp 112 [104]

197-Tác giả phân tích tác động kinh tế của một số FTA khu vực đối vớiphúc lợi và sản lượng ngành của Việt Nam qua mô hình cân bang tổng thể.

Theo đó, tạo thuận lợi thương mai va năng suất ngành được xác định nội sinh,là một phần của quá trình tự do hóa được đưa vào đánh giá Kết quả cho thấy

lợi ích cận biên của phúc lợi cho Việt Nam và các thành viên khác của FTA.

Lợi ích phúc lợi cho Việt Nam cũng như một số nước ASEAN khác là cao

nhất trong khuôn khổ khu vực mau dich tự do ASEAN-Trung Quốc Kết quả

nghiên cứu cũng cho thấy tầm quan trọng của tự do hóa một số ngành như lúa

gạo, dệt may, da, máy móc

- Bui Trinh, Kobayashi Kiyoshi, Vu Trung Dien (2011), “EconomicIntegration and Trade Deficit: A Case of Vietnam”, Journal of Economics andInternational Finance (Kyoto Univ.), pp 669-675 [84]

23

Trang 27

Trong công trình nghiên cứu này, nhóm tác giả này đã sử dụng phân

tích định lượng để tìm ra lý do gia tăng thâm hụt thương mại liên tục trong

thập niên qua tại Việt Nam Sau một thời gian dài không ngừng tăng trưởng

kinh tế và ôn định kinh tế vi mô, Việt Nam đã trở thành một trong những

điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên,những khó khăn, thách thức cũng xuất hiện từ khi gia nhập WTO Các tác giảgiải thích nhân tố đầu ra và sức mạnh của sự phân tán trong nhập khâu, dựa

trên cấu trúc nền kinh tế thông qua dữ liệu Tổng cục Thống kê và lý thuyếtcủa Leontief và Keynes nhằm mục đích giúp các nhà hoạch định chính sách

và lập kế hoạch ưu tiên các lĩnh vực chính và cấu trúc phù hợp cho nền kinh

tế Việt Nam Công trình nghiên cứu này cũng đưa ra sự so sánh giữa sứcmạnh phân tán trong nhập khẩu và tỷ lệ bảo hộ hiệu quả dé có chính sách kinh

tế phù hợp nhất với các cam kết của WTO.

- Balassa Bela (2011), The Theory of Economic Integration (Oxon:Routledge) [83]

Đây là một trong những nghiên cứu điển hình về lý thuyết HNKTQT,

thành công của tác giả là làm rõ nội dung, bản chất của HNKTQT và hệ thống

thành 5 loại hội nhập cùng những phân tích thực nghiệm cụ thê.

- V Cheang, Y Wong (2012), “Cambodia-Laos-Vietnam: EconomicReform and Regional Integration”, CICP Working paper, Cambodian Institute

for Cooperation and Peace, No 48 [105]

Bài viết này đánh giá sự phát triển và tién bộ của cải cách kinh tế ởCampuchia, Lào và Việt Nam (CLV) từ đầu những năm 1990 và sự hợp tác giữaba nước trong việc thúc day phát triển kinh tế và giảm nghèo Kinh tế thị trườngvà hội nhập kinh tế là chủ đạo của nên kinh tế chính trị phát triển của các nước

CLV Tác giả cho răng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao với độ mởthương mại và thu hút đầu tư, các nước CLV đang vươn lên trở thành những

“ngôi sao mới” bô sung vào nên kinh tê chủ chôt của ASEAN và khu vực châu

24

Trang 28

Á - Thái Bình Dương Tuy nhiên, những thách thức đối với các nước này trongquá trình hội nhập và phát triển là quản trị tốt và năng suất lao động.

- Pham Thi Hong Hanh and Nguyen Thinh Duc (2013), “Foreign DirectInvestment, Exports and Real Exchange Rate Linkages in Vietnam: Evidence

from a Co-Integration Approach”, Journal of Southeast Asian Economies,Vol 30, No 3, pp 250-262 [93]

Các tác gia tin rằng mặc dù đã có một số nghiên cứu, theo lý thuyết

hoặc thực nghiệm, đã phân tích mối liên hệ có thể có giữa đầu tư trực tiếpnước ngoài (FDI) và tỷ giá hối đoái thực (Real Exchange Rate (RER)) hoặcgiữa xuất khâu và RER; tuy nhiên, điều đáng chú ý là mối quan hệ tay ba giữaxuất khâu, FDI và RER vẫn cần được trao đôi kỹ lưỡng Sử dụng dữ liệu từ

Việt Nam, bài báo này cố gắng lấp đầy khoảng trống nghiên cứu này bằngcách điều tra kinh tế lượng các mối liên kết giữa ba biến này trong khuôn khổhợp tác, mà trước tiên là RER có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá xuất khâu

hàng hóa và thứ hai là RER ảnh hưởng gián tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam

thông qua FDI.

- Peterson, Duc Anh Dang (2013), “How Foreign Direct InvestmentPromote Institutional Quality: Evidence from Vietnam”, Journal of

Comparative Economics, Vol 41, Issue 4 [99]

Nghiên cứu từ việc phân tích bức tranh toàn cảnh của dau tư trực tiếpnước ngoài tại Việt Nam trong hai thập niên qua, sử dụng số liệu chính thức

của Tổng cục thống kê, cùng những dữ liệu lập luận khác nhau dé đi đến kếtluận hoạt động FDI đã thúc đây thay đôi, điều chỉnh chất lượng thể chế ở ViệtNam những năm gần đây và những khuyến nghị để nâng cao hơn nữa hiệu

quả của hoạt động này trong lộ trình HNKTQT.

- Thomas Jandl (2013), Vietnam in the Global Economy: The Dynamicsof Integration, Decentralization, and Contested Politics (UK: Lexington

Books) [103]

25

Trang 29

Trong cuốn sách, tác giả phân tích những vấn đề cơ bản về quá trìnhhội nhập, phi tập trung hóa ở Việt Nam trong các thập niên gần đây, cụ thể

làm rõ dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập, Việt Nam đã thực hiện cải

cách kinh tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, vấn đề quan hệ giữa tư bản

và người lao động, sự điều hòa lợi ích, cùng hệ quả của quá trình này Tác giảcũng đặt ra những van dé về chính trị, những tác động đối với quản lý ở cả

trung ương và địa phương.

- S.D Thanh, T.T Bui,T Kiên (2014), “Reforms of Tax Systemin Vietnam: Toward International Integration Commitments Until 2020”, SSRN

mục tiêu đầy tham vọng là đôi mới hệ thống thuế, đây mạnh cải cách quản lý

thuế và tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.Dựa trên khuôn khổ lý thuyết thuế và kinh nghiệm cải cách thuế quốc tế,nghiên cứu hiện tại cho thấy kết quả cải cách thuế ở Việt Nam đã bị xáo trộn;

đến năm 2020, có một số thách thức về cải cách thuế mà Việt Nam cần phải

vượt qua, đó là cải cách cơ cau thuế dé tạo ra một hệ thống thuế dựa trên cơsở rộng, quản lý thuế theo tiêu chuẩn toàn cầu với các thủ tục hành chính đơngiản hơn, lâu dai dé hài hòa đối với hệ thống thuế trong khu vực ASEAN.

- H Herr, E Schweishelm, Truong MHV (2016),“The integration of Vietnamin the global economy and its effects for

Vietnamese economic development”, Global Labour University Working

Paper 44 [91]

26

Trang 30

Các tác giả cho rằng khi Việt Nam bắt đầu Đổi mới vào giữa nhữngnăm 1980, tự do hóa thị trường, hội nhập vào nén kinh tế thế giới và dòng vốnFDI cao đã kích thích tăng trưởng và phát triển Tuy vậy, một thực tế là ViệtNam có nguy co rơi vao thời kỳ tăng trưởng thấp, tăng năng suất thấp và

không hội tụ với các nước phát triển hơn Việt Nam nam ở vị trí thấp nhấttrong chuỗi giá trị toàn cầu trong các sản phẩm công nghiệp và đồng thời phụthuộc vào xuất khâu tài nguyên thiên nhiên “Hiệu ứng tự do hóa” của đôi mớiđã cạn kiệt và không tạo ra sự phát triển đầy đủ hơn nữa, thiếu chính sách

công nghiệp toàn diện, đặc biệt thiếu thé chế có thé lựa chọn, thực hiện, đánh

giá và sửa đối (khi cần) với chính sách công nghiệp Đầu tư trực tiếp nước

ngoài có thê hỗ trợ phát triển, nhưng nó phải được tích hợp trong chính sách

công nghiệp dé tăng năng suất và tạo ra các cụm kinh tế với các mối liên kết

khác nhau mà ở đó các doanh nghiệp nhà nước phải được quản lý theo cách

tốt có thé đóng một vai trò quan trọng Ngoài ra, một quản lý kinh tế vĩ mô tốt

của nền kinh tế và nhất là một mô hình tăng trưởng bao trùm là cần thiết dévươn tới sự hội nhập, phát triển hài hòa và bền vững.

- H.M Nguyen,N.H Bui,D.H Vo (2019), “The Nexus between

Economic Integration and Growth: Application to Vietnam”, Annals of

Financial Economics (World Scientific) Vol 14, No 03 [92]

Trong công trình nghiên cứu nay, nhóm tác giả xem xét mối quan hệgiữa hội nhập kinh tế và mối quan hệ tăng trưởng ở Việt Nam bằng cácphương pháp định lượng mạnh mẽ, cụ thể là độ trễ phân tán tự phát và thử

nghiệm quan hệ nhân quả Công trình nghiên cứu này tập trung vào ba loại

hình hội nhập kinh tế, bao gồm hội nhập tổng thể, hội nhập tài chính và hộinhập thương mại, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ năm

1986 đến 2015 Phát hiện chính từ nghiên cứu này là khi ba loại hình hội nhập

kinh tế được xem xét cùng nhau, hội nhập cùng cấp tác động tích cực đến

tăng trưởng kinh tẾ Ngoài ra, mối quan hệ nhân quả ton tại giữa hội nhập

27

Trang 31

tổng thé và hội nhập tài chính và giữa hội nhập thương mại và hội nhập tàichính Như vậy, hội nhập tài chính là vô cùng quan trọng đối với tăng trưởngkinh tế ở Việt Nam Trên cơ sở những phát hiện này, nhóm tác giả đưa rakhuyến nghị chính phủ Việt Nam cần phác thảo cân thận các chiến lược phát

triển kinh tế xã hội dé duy trì sự ôn định chính trị và thu được lợi ích từ hộinhập kinh tế và toàn cầu hóa.

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước

- Bộ Ngoại giao (2002), Hội nhập kinh tế quốc tế và Việt Nam hội nhậpkinh té trong xu hướng toàn câu hóa: Vấn dé và giải pháp, Nhà xuất banChính trị Quốc gia, Hà Nội [5]

Đây là những nghiên cứu tiên phong về HNKTQT của Việt Nam trongnhững năm đầu thé kỷ XXI trong đó tập hợp các bài viết khang định quan

điểm, chủ trương, chính sách của Việt Nam trong HNKTQT; thực tiễnHNKTQT của Việt Nam trong những năm 90 của thé ky XX và đầu thé kỷ

XXI, rút ra một số kinh nghiệm và các giải pháp quan trọng thúc đâyHNKTQTT của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa.

- Lưu Đạt Thuyết (Chủ biên) (2003), Toàn cau hóa và chính sách hộinhập kinh té quoc tế của Việt Nam, Nha xuất bản Chính tri Quốc gia, Hà Nội.

Đây là công trình nghiên cứu cung cấp những thông tin cơ bản về đặc

điểm, xu thế của toàn cầu hóa; tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với sựphát triển kinh tế của các nước trên thé giới và Việt Nam; quá trình hình thành

và đôi mới chính sách HNKTOQT, những thành tựu đã đạt được của Việt Namtrong kinh tế đối ngoại và bước đầu hội nhập, trên cơ sở đó nêu lên nhữnggiải pháp nhằm đây mạnh tiến trình HNKTQT của Việt Nam Ngoài ra, cuốnsách còn đề cập đến một số các cam kết kinh tế quốc tế của Việt Nam và tiếntrình gia nhập WTO (đến năm 2003) Tuy nhiên vì bối cảnh nghiên cứu diễnra tại thời điểm Việt Nam mới hội nhập, do đó cuốn sách chưa đề cập đến tất

cả các nội dung liên quan đến HNKTQT.

28

Trang 32

- Ngô Văn Điểm (chủ biên) (2004), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhậpkinh tế quốc tế của Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội [27]

Trong nghiên cứu, tác giả cung cấp những cơ sở lý luận cơ bản về toàncầu hóa và HNKTQT, đi sâu vào phân tích quá trình Việt Nam tham gia toàn

cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế Dé làm rõ luận điểm của mình, các tác giảđi sâu vao phân tích ba lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều thành tựu đáng kêtrong HNKTQT, đó là: thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thương mại

và sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.Trên cơ sở đó khăng định HNKTQT là con đường tất yếu đối với nền kinh tếViệt Nam đồng thời đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhăm tăng cường hơnnữa hội nhập trong giai đoạn tiếp theo.

- Hoàng Quốc An (2004), “Kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của

một số nền kinh tế Đông A và những bài học với Việt Nam”, Dé tai nghiêncứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là đề tài nghiên cứu HNKTQT được tiếp cận dưới góc độ kinh tếchính trị Trong đề tài các tác giả đã bước đầu làm rõ những luận cứ khoa học

về HNKTQT; khảo cứu, phân tích quan điểm, tiến trình và chính sáchHNKTQT của một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Đông Á, ĐôngNam Á, trên cơ sở đó rút một số bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trìnhHNKTQT của các quốc gia và vùng lãnh thé nay Đề tài này là một trongnhững nghiên cứu chuyên sâu về HNKTQT, những bài học kinh nghiệm rút

ra từ đề tài có ý nghĩa quan trọng đối với việc đề xuất giải pháp của luận ántại chương 4 Tuy nhiên, những van đề lý luận về HNKTQT được tác giả tiếpcận ở đây còn giản lược, nội dung chủ yếu tập trung vào quá trình HNKTQTcủa các quốc gia khác.

- Tô Xuân Dân, Nguyễn Thành Công (đồng chủ biên) (2006), Tác động

của hội nhập kinh tế quốc tế đến tư duy và đời sống kinh tế-xã hội ở ViệtNam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội [12]

29

Trang 33

Các tác giả cho rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa và HNKTQT, việcnghiên cứu về những tác động của quá trình này đến đời sống kinh tế-xã hội

mặc dù đặc biệt thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu, với nhiều

giác độ tiếp cận khác nhau, nhưng do xuất phát điểm khác nhau và quan điểm,

ý thức hệ có những khác biệt nên vẫn chưa có một công bố nghiên cứu mộtcách chỉnh thé và toàn diện Trên cơ sở trình bày những van dé lý luận chungvề HNKTQT và tác động của HNKTQT đến tư duy và đời sống kinh tế-xã

hội, tập thể tác giả đã có những phân tích tương đối khách quan, đầy đủ vềthực trạng tác động của HNKTQT đến tư duy và đời sống kinh tế-xã hội ởViệt Nam trong những năm gần đây Nghiên cứu cũng đánh giá, dự báonhững tác động của quá trình này trong thời gian tiếp theo và đưa ra một sốnhóm giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới tư duy và thúc day phát triển

kinh tế-xã hội, chủ động, tích cực và nâng cao hiệu quả HNKTQT của ViệtNam trong giai đoạn tiếp theo.

- Nguyễn Xuân Thắng (chủ biên) (2007), Toàn cầu hóa kinh tế và hộinhập kinh tế quốc tế doi với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt

Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội [72]

Nghiên cứu của tác giả chỉ ra những nội dung cơ bản của toàn cầu hóa

và HNKTOIT, phân tích những thời cơ, thuận lợi và thách thức, khó khăn của

quá trình này mang lại, nhất là đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa ở Việt Nam hiện nay Tác giả cũng chi ra những giải pháp cơ bản dé daymạnh hiệu quả vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trước tácđộng của xu thế toàn cầu hóa và HNKTQT.

- Nguyễn Xuân Thắng (2010), “Quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hộinhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới của Việt Nam”, Đề tài cấp Nhà nước,Viện Kinh tế và Chính trị thế giới - Viện Khoa học xã hội Việt Nam [70]

Trong nghiên cứu này các tác giả đã chỉ rõ, HNKTQT là một quá trìnhphát triển tất yếu, là tiễn trình nhất thé hóa nền kinh tế thé giới, tức là xóa bỏ

30

Trang 34

những khác biệt và phân biệt về kinh tế giữa các quốc gia và khu vực.HNKTQT đã trở thành sự lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia dé

phát triển Tuy nhiên, các tác giả cũng cho rằng, HNKTQT không chi đưa lại

những thuận lợi, mà còn mang đến những khó khăn, thách thức Đặc biệt ở

đây các tác giả tập trung vào lý giải mối quan hệ giữa HNKTQT với độc lậpvà tự chủ Mối quan hệ nay là biện chứng, HNKTQT có thê làm giảm cũng cóthé tăng cường độc lập, tự chủ của các quốc gia tham gia vào quá trình này.

- Phạm Quốc Trụ (2011), “Hội nhập quốc tế: Một số van dé lý luận vàthực tiễn”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 85 (6), tr 15-19 [76]

Đây được xem là một trong những bài viết có cách tiếp cận toàn diệnvề hội nhập quốc tế, trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn Tác giả đã

khái quát những cách tiếp cận của các học giả khác nhau ở ngoài nước về hộinhập quốc tế, từ đó chỉ ra lôgic và bản chất của quá trình này Tác giả nhấnmạnh: hội nhập quốc tế vượt lên trên sự hợp tác quốc tế thông thường Nó đòi

hỏi sự chia sẻ và tính kỷ luật cao của các chủ thê tham gia Tác giả chỉ ra bốnlĩnh vực hội nhập quốc tế cơ bản là hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập chính

trị, hội nhập an ninh quốc phòng, hội nhập văn hóa xã hội Trong đó, hội nhập

kinh tế quốc tế là cơ bản nhất trong các quan hệ quốc tế hiện nay Dựa vàonhững nhận định của tác giả Phạm Quốc Trụ trong bài viết này, tác giả luận

án có thê kế thừa một số nội dung hợp lý để luận giải vấn đề dự báo nhân tốtác động đến “vai trò Nhà nước” trong bối cảnh mới - tức bối cảnh hội nhập

kinh tế quốc tế được mở rộng thành hội nhập quốc tế nói chung trên tất cả cáclĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

- Nguyễn Xuân Thắng (2011), Độc lập tự chủ và hội nhập quốc té củaViệt Nam trong boi cảnh mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

Nội [71]

Tác giả tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận, thực tiễn và mối quan hệ

giữa vân đê độc lập, tự chủ và hội nhập quôc tê; môi quan hệ giữa độc lập, tự

31

Trang 35

chủ và hội nhập quốc tế từ góc độ kinh tế; kinh nghiệm xử lý giữa độc lập, tựchủ và hội nhập quốc tế của một số nước trên thế giới; nhận diện bối cảnh quốc

tế, khu vực và trong nước giai đoạn 2011-2020 với tầm nhìn đến năm 2030.

- Đặng Đình Quý (2012), “Bàn thêm về khái niệm và nội hàm “hội

nhập quốc tế” của Việt Nam trong giai đoạn mới”, Tạp chí Nghiên cứu Quốcté, số 12, tr 19-31 [48]

Trong nghiên cứu này, từ quan niệm về hội nhập nói chung, cũng như

thực tiễn và lý luận về hội nhập quốc tế trên thế giới, tác giả đã khái quátthành bốn điểm chung nỗi bật của hội nhập quốc tế Đối với van đề hội nhập

của Việt Nam, tác giả nhắn mạnh thuật ngữ hội nhập bắt đầu được đề cập lần

đầu tiên trong Văn kiện Đại hội VIII của Đảng (năm 1996) Cùng với quátrình đổi mới và mở rộng hợp tác với bên ngoài, tư duy của Đảng Cộng sản

Việt Nam về hội nhập quốc tế đã liên tục phát triển, các hoạt động hội nhậpquốc tế, với HNKTQT là trọng tâm, cũng liên tục phát triển cả về chiều rộng

và chiều sâu Cuối cùng, tác giả kết luận thực chất hội nhập quốc tế của ViệtNam là hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá trình chủ động

chấp nhận, áp dụng và tham gia xây dựng các luật lệ và chuẩn mực quốc tế

nhằm phục vụ tối đa lợi ích quốc gia, dân tộc Không chỉ xây dựng khái niệm

về hội nhập, tác giả còn mở rộng và làm rõ những nội dung chính trong nội

hàm của khái niệm này.

- Nguyễn Thị Hồng Nhung (chủ biên) (2013), Xu hướng hội nhập kinhtế quốc tế giai đoạn 2011-2020, Nhà xuất ban Khoa học xã hội, Hà Nội [45]

Trong công trình nghiên cứu này, trên cơ sở trình bày lý luận và thực

tiễn của quá trình triển khai chủ trương hội nhập kinh tế ở Việt Nam từ khitiễn hành công cuộc đổi mới, tác giả tập trung phân tích rõ các xu hướng, định

hướng và giải pháp của HNKTQT và con đường hội nhập của Việt Nam trong

giai đoạn 2011-2020.

32

Trang 36

- Hoàng Van Châu (chủ biên) (2014), Hiện định đối tác xuyên TháiBình Dương - TPP và vấn đề tham gia của Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia-Sự thật, Hà Nội [11]

Công trình chuyên khảo này được công bố trên cơ sở kết quả nghiên

cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước (KX.01.10/11-15) của nhóm tác giaTrường Đại học Ngoại thương Có thể nói, đây là một trong những nghiêncứu trong nước công phu nhất về Hiệp định tự do thế hệ mới, phân tích những

cơ hội, thách thức đối với Việt Nam cùng hệ thống những quan điểm, định

hướng và giải pháp của Việt Nam khi tham gia hiệp định này Cùng chia sẻ

hướng nghiên cứu về TPP, cũng có thé kế đến chuyên khảo của Hoàng Anh

Tuấn, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tác động tới ViệtNam, Nxb Chính trị Quốc gia-Sự thật, 2015 Trong nghiên cứu, từ việc phân

tích sự hình thành của hiệp định TPP, tác giả đánh gia, làm rõ những tác động

của xu hướng HNKTQT khi TPP xuất hiện đến sự phát triển của Việt Nam,

trên hai khía cạnh tích cực và hạn chế, cũng như đề xuất các giải pháp chủyếu đối với sự phát triển, hội nhập của Việt Nam trong thời gian tiếp theo.

- Bùi Thanh Sơn (chủ biên) (2015), Hội nhập quốc tế và những vấn đề đặtra doi với Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội [52]

Đây là một trong những công trình hết sức có giá trị của tập thê các tácgiả công tác trong lĩnh vực ngoại giao, vừa kế thừa những nghiên cứu từ cáclĩnh vực chuyên biệt, vừa có tính tổng hợp, đi sâu vào lĩnh vực hội nhập quốctế, trong đó có những nhắn mạnh trên lĩnh vực kinh tế Với logic kết nối quabốn chương, cuốn sách cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cần thiết về hộinhập quốc tế ở Việt Nam; làm rõ quá trình phát triển tư duy của Đảng Cộngsản Việt Nam về hội nhập quốc tế, đặc biệt ké từ sau Đại hội VI (12/1986); dự

báo xu hướng phát triển của tình hình thế giới và quan hệ quốc tế đến năm2030, nhất là xu hướng phát triển của các tô chức, các liên kết khu vực và

quôc tê, xu hướng phát triên của các đôi tác quan trọng tác động tới an ninh

33

Trang 37

và phát triển của Việt Nam; kiến nghị những định hướng chính sách hội nhậpcủa Việt Nam hướng đến các mục tiêu kinh tế-xã hội đến năm 2030.

- Nguyễn Thế Bính (2015), “30 năm hội nhập kinh tế quốc tế của VệtNam: Thành tựu, thách thức và những bài học”, Tạp chí Phát triển và hội

nhập, số 22(32), tr 10-13; Nguyễn Tan Vinh (2017), “Nhìn lại quá trình hộinhập kinh tế quốc tế sau 30 năm đổi mới”, Tạp chí Khoa học (Đại học MởTPHCM), số 55(4), tr 254-265 [79]

Các tác giả trong nghiên cứu đã phân tích tiến trình đổi mới tư duy vềHNKTQT của Việt Nam qua hai giai đoạn 1975-1985 va 1985-2015, khangđịnh những thành tựu nồi bật đã đạt được cũng như những hạn chế, thách thứccủa quá trình hội nhập Để con đường HNKTQT của Việt Nam tiếp tục phát

huy hiệu quả trong thời gian tiếp theo, tác giả cũng đánh dấu bằng việc rút ra

những bài học kinh nghiệm có giá tri từ thực tiễn hội nhập.

- Hoàng Khắc Nam (2017), Hợp rác và hội nhập quốc tế - Lý luận và

thực tiễn, Nhà xuất bản Thé giới, Hà Nội [40]

Đây là nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề lý luận của hội nhập, trongđó có HNKTOT Tác giả đã đưa ra cách hiểu khái quát (nghĩa rộng) của hộinhập, đồng thời trình bày những lý thuyết cơ bản về hội nhập, điều kiện hộinhập, phân tích một số van đề nổi bật của hội nhập trên thực tiễn hiện nay.

Trên cơ sở đó, đưa lại cái nhìn tổng quan về hội nhập nói chung.

- Dé Thị Bích Đào (2018), “Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam vàmột số đề xuất”, Tap chí Tài chính, Kỳ 2 số 2, tr.5-7 [25]

Bài viết từ việc khái quát chủ trương HNKTQT của Đảng, đánh giáHNKTQT cùng với nỗ lực cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh từng bước

khăng định được vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và thu hút mạnh mẽcác dòng chảy đầu tư Tác giả cũng tập trung làm nổi bật những kết quả đạtđược từ HNKTQT thời gian qua và đưa ra một số đề xuất nhằm đây mạnh

HNKTQT trong những năm tiếp theo.

34

Trang 38

- Phan Van Ran (2018), Hội nhập quoc tế của Việt Nam hiện nay - Vấndé và các giải pháp đột phá, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội [51]

Đây là một nghiên cứu tổng thể nói chung về hội nhập, trong đó cóHNKTQT Tác giả đã đưa ra cách hiểu tổng thê về hội nhập, các van đề có

liên quan, một số lý thuyết tiếp cận về hội nhập Đồng thời phân tích nhữngthành tố chính về chính sách hội nhập của Việt Nam HNKTQT được tiếp cậntrong nghiên cứu là một trong những nội dung của hội nhập quốc tế, là nhân

tố trung tâm của hội nhập Trong nghiên cứu, tác giả cũng đã đưa ra những dự

báo và đề xuất một số giải pháp dé thúc day hội nhập nói chung và HNKTQT

nói riêng nhằm đạt được mục tiêu ma Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra.

- Đỗ Ngọc Trâm (2019), “Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đốivới kinh tế thương mại Việt Nam”, Tạp chí Công thương, số 8, tr 155-160 [75]

Bài viết phân tích về những tác động của HNKTQT đối với kinh tếthương mại Việt Nam Tác giả cho rằng thực tế, Việt Nam đã và đang từng

bước chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế theo cácthang bậc: Từ hẹp đến rộng về đối tác và lĩnh vực cam kết, từ thấp tới cao về

mức độ cam kết HNKTQT một mặt góp phần quan trọng vào phát triển kinhtế - xã hội của đất nước, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trườngquốc tế, mặt khác cũng đặt ra áp lực không nhỏ đối với nền kinh tế Đề tối ưuhóa những tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của hội nhập

kinh tế đến nền kinh tế trong thời gian tới, theo tác giả cần thực hiện một sốnhóm giải pháp đồng bộ đối với cơ quan quản lý nhà nước, đối với các lĩnhvực đầu tư và đối với các doanh nghiệp.

1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về an ninh quốc gia trong hội nhậpkinh tế quốc tế của Việt Nam

Những năm gần đây giới nghiên cứu, nhất là trong ngành Công an đã

công bố không ít những nghiên cứu có đóng góp giá trị về lý luận và thực

tiên, có thê kê ra một sô công trình tiêu biêu sau:

35

Trang 39

- Nguyễn Quốc Nhật - Nguyễn Văn Ngừng (2001), Hội nhập kinh tế

với vấn dé giữ gin an ninh quốc gia ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc

giữa hai yếu tố trên, mà chủ yếu mới dừng lại ở những dự báo.

- Phan Thanh Long (2004), “Chủ quyền, an ninh quốc gia dưới tácđộng của toàn cầu hóa”, Tạp chí Triết học, số 3(154) [35]

Trong phạm vi bài viết, tác giả quan niệm đối với các xã hội khác nhauvà ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, nhận thức về an ninh không đồng nhất,

mà trái lại, khác nhau về nội dung và bản chất Trong những năm gần đây, dưới

tác động của toàn cầu hóa, khái niệm an ninh được hiểu một cách tổng thể

hơn, bao quát cả những bình diện mang bản chất phi quân sự Nhìn chung, xuhướng chung hiện nay của các quốc gia đều thừa nhận sự cần thiết phải có mộtquan niệm tổng thé về an ninh Là một nước đang phát triển, trong quá trình

hội nhập quốc tế, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội thuận lợi có thể tậndụng dé phát triển nhanh; đồng thời, phải đối mặt với nhiều thách thức to lớnvà không dễ vượt qua Vấn đề quan trọng đặt ra là, một mặt, phải xác định chođược những cơ hội, điều kiện thuận lợi dé tận dụng: mặt khác, phải dự báo sớm

những khó khăn, thách thức sẽ gặp phải Trên cơ sở đó, chủ động xây dựng hệ

thống các phương hướng, giải pháp phù hợp, đảm bảo vừa phát triển kinh tế,

vừa bảo vệ được ANQG trong quá trình HNKTQT.

36

Trang 40

- Lê Văn Cương (chủ biên) (2005), Quan điểm và giải pháp bảo vệ anninh quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Công an

nhân dân, Hà Nội [9]

Đây là một trong những nghiên cứu sâu sắc về công tác bảo vệ ANQG

đối với Việt Nam trước các thách thức đặt ra trong quá trình HNKTQT Điểmnhấn của nghiên cứu là xây dựng một cách có hệ thống về lý luận bảo vệ

ANGQG trước tác động của hội nhập.

- Bùi Ngoc Quynh (2007), “Van đề bao đảm an ninh kinh tế trong quátrình Việt Nam hội nhập WTO”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 11 [49]

Trong nghiên cứu này, tác giả cho rang gia nhập WTO tao ra những cơhội, thuận lợi đáng kể đối với Việt Nam dé tiếp tục đây mạnh công cuộc Đổimới và hội nhập kinh tế Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cũng đặt ra

không ít khó khăn, thách thức đối với Việt Nam trên lĩnh vực bảo đảm anninh kinh tế; phân tích những điểm này, tác giả đề xuất một số nhiệm vụ, giải

pháp quan trọng nhằm bảo đảm an ninh kinh tế của Việt Nam trong quá trình

phòng - an ninh.

37

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:39

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w