1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận:Một vài nét về quan hệ Việt Nam- TRung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI (từ 2001 đến nay)

13 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Vài Nét Về Quan Hệ Việt Nam – Trung Quốc Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ XXI (Từ 2001 Đến Nay)
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Chính Sách Đối Ngoại
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 278,2 KB

Nội dung

Chính vì vậy, trong những năm gần đây, bên cạnh việc mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trên thế giới, Trung Quốc đã đặc biệt ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng theo phương châ

Trang 1

MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI II

– TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (TỪ

2001 ĐẾN NAY)

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Anh Lớp A33

Trang 2

MỘT VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (TỪ 2001 ĐẾN NAY)

MỞ ĐẦU 2

I NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT – TRUNG TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 3

1 Môi trường khu vực và quốc tế 3

2 Nhu cầu thúc đẩy hợp tác để phát triển đất nước 3

3 Sự gần gũi về địa lý và nhân tố lịch sử truyền thống 5

4 Hai nước có nhiều điểm tương đồng 6

II THÀNH TỰU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI 6

1 Thành tựu quan hệ Việt – Trung 6

2 Một số tồn tại 9

III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 9

KẾT LUẬN 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

MỞ ĐẦU

Sau gần 30 năm cải cách, mở cửa và phát triển kinh tế, Trung Quốc hiện đang là một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục và cao nhất thế giới, trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các trung tâm kinh tế thế giới

Sự phát triển kinh tế – xã hội và yêu cầu đạt được các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc đặt ra cho Trung Quốc những nhu cầu rất cao về nguyên liệu, nhiên liệu, về thị trường xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư, về môi trường hòa bình ổn định trong khu vực và thế giới Chính vì vậy, trong những năm gần đây, bên cạnh việc mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trên thế giới, Trung Quốc đã đặc biệt ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng theo phương châm “thân thiện với láng giềng” và “đẩy mạnh quan hệ kinh tế - thương mại”

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông”, hai dân tộc Việt – Hoa có mối quan hệ truyền thống láng giềng trải qua mấy nghìn năm lịch sử đầy thăng trầm Chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam và chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc có thể thay đổi qua mỗi thời kỳ, song nó không thể thay đổi được thực tế về “quan hệ láng giềng” giữa hai nước

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc được củng cố và phát triển theo phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần

4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” mà đã được lãnh đạo hai nước đề ra và nhiều lần khẳng định

Bài tiểu luận sẽ tập trung đánh giá mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI, từ đó đưa ra một số kiến nghị đối với Việt Nam nhằm tận dụng những cơ hội và hạn chế những tác động tiêu cực trong quan hệ với Trung Quốc trong giai đoạn tới

Trong phạm vi bài viết, những phân tích dưới đây sẽ không tránh khỏi

sơ sài và thiếu sót Kính mong thầy, cô giáo và các bạn góp ý, chỉ bảo

Trang 4

I NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT – TRUNG TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

1 Môi trường khu vực và quốc tế

Bước vào thế kỷ 21, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn trong quan hệ quốc tế, các nước lớn tiếp tục duy trì quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh Sau sự kiện 11/9/2001, quan hệ giữa các nước, đặc biệt là quan hệ giữa các nước lớn có xu hướng đi vào hòa dịu hơn và nhấn mạnh đến lợi ích chung là chống khủng bố đã tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác và phát triển kinh tế Bên cạnh đó, toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan lôi cuốn các quốc gia tham gia vào quá trình này, tạo ra những cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức lớn cho các nước Cùng với toàn cầu hóa kinh tế,

xu thế liên kết, hợp tác kinh tế song phương và khu vực cũng ngày càng tăng, tạo nên diện mạo mới cho nền kinh tế thế giới

Trong bối cảnh đó Việt Nam và Trung Quốc đều tập trung vào nhiệm

vụ bảo vệ sự phát triển của nền kinh tế đất nước - một trong những yếu tố quan trọng của nền an ninh quốc gia trong thời kỳ mới Cả Việt Nam và Trung Quốc cần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế với các quốc gia láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó có quan

hệ song phương giữa hai nước Ngoài ra, sự phát triển của quan hệ Việt – Trung trong những năm đầu thế kỷ XXI được đặt ra trong bối cảnh Việt Nam

và Trung Quốc cùng thực hiện chính sách đối ngoại mở cửa, đa dạng hóa và

đa phương hoá

2 Nhu cầu thúc đẩy hợp tác để phát triển đất nước

Do yêu cầu của công cuộc Đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện

đại hoá đất nước với mục tiêu “đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một

nước công nghiệp theo hướng hiện đại” như đã đề ra, Việt Nam rất coi trọng

việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại “hai bên cùng có lợi” với các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, nước láng giềng lớn ở phía Bắc Việt Nam, một nước đã thu được những thành tựu quan trọng và những kinh nghiệm quý báu trong cải cách kinh tế mở cửa đối ngoại

Trang 5

Trung Quốc là một trong những thị trường rộng lớn và tiềm năng nhất trong khu vực và trên thế giới Hơn nữa, đối với Việt Nam, Trung Quốc còn là một thị trường tương đối dễ thâm nhập Trong công cuộc đổi mới của Việt Nam,

mà trọng tâm là đổi mới kinh tế, thì rõ ràng không thể không coi trọng thị trường Trung Quốc

Với Trung Quốc, Việt Nam là nước láng giềng chung đường biên giới trên bộ lẫn trên biển và nằm trên Bán đảo Đông Dương nối các nước Đông Nam Á hải đảo với phần lục địa Việt Nam được coi là tấm bình phong bảo đảm an ninh phía Nam của Trung Quốc và là cửa ngõ trong chiến lược đi xuống phía Nam từ đó vươn ra châu Ấ – Thái Bình Dương và thế giới của Trung Quốc

- Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những nước ngày càng có uy tín và đóng vai trò quan trọng trong ASEAN mà Trung Quốc

có thể tranh thủ quan hệ để tác động tới các tổ chức và diễn đàn theo hướng

có lợi cho mình

- Trong quan hệ với các nước lớn, Việt Nam chiếm vị trí quan trọng trong chính sách đối với khu vực của Mỹ, Nhật Bản, Nga Những nước lớn này đang tìm cách lôi kéo và tăng cường quan hệ với Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả chính trị và an ninh Do vậy, Trung Quốc có lợi ích trong phát triển quan hệ với Việt Nam, không để Việt Nam chịu ảnh hưởng chi phối của một nước lớn khác

- Việt Nam tiếp giáp với các tỉnh kém phát triển phía Tây Nam của Trung Quốc nên hợp tác phát triển kinh tế với Việt Nam, đặc biệt là với các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam giáp với Trung Quốc sẽ rất hiệu quả cho

kế hoạch phát triển miền Tây của Trung Quốc Việt Nam là một thị trường đông với hơn 80 triệu dân, giao thông đi lại rất thuận tiện cả về đường bộ lẫn đường biển và có cơ cấu kinh tế mang tính bổ sung cao cho nền kinh tế Trung Quốc nhờ giàu các loại tài nguyên thiên nhiên và nông sản như gạo, mủ cao

su, rau quả, quặng bô-xít, kim loại màu, than nên việc khai thác thị trường

Trang 6

này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Trung Quốc trong quá trình đẩy mạnh chiến lược đi ra ngoài

3 Sự gần gũi về địa lý và nhân tố lịch sử truyền thống

- Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới trên bộ dài khoảng

1400 km, chạy qua bảy tỉnh của Việt Nam (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng,

Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên) và hai tỉnh Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc

- Trên Biển Đông, Việt Nam và Trung Quốc có chung nhau vịnh Bắc

Bộ, một trong những vịnh lớn ở Đông Nam Á và thế giới, có diện tích khoảng 126.250 km2 Đó là vịnh nửa kín do bờ biển của hai nước Việt Nam và Trung Quốc bao bọc Vịnh có vị trí chiến lược quan trọng đối với Việt Nam và Trung Quốc cả về kinh tế và an ninh quốc phòng Vịnh là nơi chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng: nhiều dự báo cho thấy đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của Vịnh có trữ lượng đáng kể về dầu mỏ và khí đốt; đây là nơi cung cấp nguồn thủy hải sản quan trọng, là vùng đánh cá truyền thống của hai nước Việt – Trung; Vịnh còn là cửa ngõ giao lưu lâu đời của Việt Nam ra thế giới, với nhiều tiềm năng to lớn về phát triển các tuyến vận tải biển của cả hai nước Việt Nam – Trung Quốc

- Người Việt Nam có câu: “bán anh em xa, mua láng giềng gần” nên hết sức coi trọng quan hệ với các nước láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc – nước láng giềng lớn bên cạnh Việt Nam Trải qua quá trình lịch sử hàng ngàn năm, nhân dân hai nước đã thiết lập được mối quan hệ hữu nghị gắn bó với nhau

- Dù quan hệ Việt – Trung đã trải qua nhiều bước thăng trầm, đã từng

có lúc là đồng minh và có lúc là kẻ thù của nhau trong những giai đoạn lịch sử nhất định, song nhìn một cách tổng thể, hai nước đã thực sự thiết lập được mối quan hệ hữu nghị truyền thống Có thể nói, truyền thống quan hệ giữa hai nước cùng với sự gắn bó về lịch sử - địa lý luôn là một nhân tố quan trọng thúc đẩy quan hệ hai nước sau khi bình thường hoá

Trang 7

4 Hai nước có nhiều điểm tương đồng

- Việt Nam và Trung Quốc là hai nước “đồng văn” vì có chung một nền văn hoá Đông Á, là “đồng chí” vì cùng có Đảng Cộng sản lãnh đạo, cùng chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa

- Bước vào thế kỷ XXI, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về tình hình và hoàn cảnh đất nước, về đường lối phát triển, về thời cơ và thách thức Từ đó, hai nước càng có điều kiện trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc phát triển kinh tế, xử lý các vấn đề chính trị -

xã hội nội bộ hoặc chia sẻ các mối quan tâm lo ngại chung Đó là thuận lợi cơ bản thúc đẩy quan hệ Việt – Trung ngày càng phát triển theo chiều sâu và toàn diện

II THÀNH TỰU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI

1 Thành tựu quan hệ Việt – Trung

a) Về quan hệ chính trị

Hàng năm, các nhà lãnh đạo cao cấp nhất (Thủ tướng, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư ) đều tiến hành các chuyến thăm lẫn nhau Việc trao đổi đoàn và đối thoại chính trị cấp cao đã trở thành việc làm thường xuyên giữa hai nước Bên cạnh việc trao đổi các đoàn cấp cao, còn có sự trao đổi, viếng thăm, kết nghĩa với nhau của nhiều đoàn đại biểu các ngành, các đoàn thể, các địa phương hai nước

Hai bên xây dựng khuôn khổ quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác lâu dài Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tháng 2/1999, lãnh đạo cấp cao hai nước xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện,

ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" Dịp Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Trung Quốc tháng 12/2000, hai bên ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới, cụ thể hoá phương châm 16 chữ đó thành những biện pháp cụ thể phát triển quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực Năm 2005, hai bên thoả thuận đưa quan hệ hai nước trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt,

Trang 8

đồng chí tốt, đối tác tốt” Đặc biệt, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng

Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5/2008, hai bên nhất trí phát triển “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, đồng thời nhất trí thiết lập đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước tạo

cơ sở cho quan hệ hai nước phát triển ổn định, lâu dài trong thời gian tới

b) Về thương mại

- Giai đoạn 2001-2008 là giai đoạn quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc phát triển mạnh mẽ Trong 5 năm (2001-2006), kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng hơn 3,4 lần, từ 3.047 triệu USD vào năm 2001 lên 10.421 triệu USD vào năm 2006

- Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản và Mỹ trở thành đối tác thương mại số 1 của Việt Nam và là thị trường trọng điểm hàng đầu của Việt Nam Trung Quốc đã cung cấp một cách có hiệu quả những mặt hàng nhiên liệu, nguyên liệu có tính chiến lược đối với nền kinh tế Việt Nam

- Năm 2007, kim ngạch mậu dịch hai nước đạt gần 16 tỷ USD, hoàn thành trước 3 năm mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai nước đạt 15 tỷ USD vào năm 2010 Năm 2008, kim ngạch mậu dịch song phương đạt 20,1 tỷ USD, tăng 40% so với năm 2007

c) Về hợp tác đầu tư và du lịch

- Tính đến hết tháng 12/2008, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam 628

dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 2,197 tỷ USD, đứng thứ 16/84 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam

- Trong những năm qua, Trung Quốc không ngừng tăng qui mô tín dụng ưu đãi dành cho Việt Nam Hiện hai bên đang triển khai một số dự án hợp tác kinh tế lớn Hai bên cũng nhất trí tăng cường thúc đẩy các doanh nghiệp của hai nước hợp tác trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác, tăng cường hợp tác các dự án trong khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai kinh tế" và các dự án lớn khác

Trang 9

- Ngoài tín dụng ưu đãi, Chính phủ Trung Quốc còn hỗ trợ Việt Nam nhiều khoản viện trợ không hoàn lại dùng vào việc tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội ở Trung Quốc; trao đổi thanh thiếu niên; đầu tư trang thiết bị cho một số bệnh viện tại Việt Nam

- Trung Quốc là thị trường nguồn du lịch lớn nhất của Việt Nam Năm

2008 có hơn 650 ngàn lượt khách Trung Quốc đi du lịch Việt Nam

d) Về biên giới lãnh thổ

- Về biên giới trên đất liền: ngày 31/12/2008 tại Hà Nội, Việt Nam và Trung Quốc đã ra Tuyên bố chung về việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc Đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong quan hệ Việt – Trung: lần đầu tiên Việt Nam và Trung Quốc có một đường biên giới trên đất liền hoàn chỉnh (dài khoảng 1.400 km

từ Tây sang Đông), được thể hiện rõ ràng trong các văn bản pháp lý được hai bên thống nhất và trên thực địa, tạo điều kiện tăng cường giao lưu hữu nghị và phát triển hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai nước

- Về Vịnh Bắc Bộ: hai Hiệp định về Vịnh Bắc Bộ (Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ) được triển khai tương đối thuận lợi, công tác quản lý đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi dần đi vào

nề nếp Hai bên thỏa thuận tiếp tục thực hiện tốt hai Hiệp định này, thực hiện tốt công tác điều tra liên hợp nguồn thủy sản trong Vùng đánh chung và tuần tra chung giữa hải quân hai nước ở Vịnh Bắc Bộ, đẩy nhanh việc thực hiện

"Thỏa thuận khung về hợp tác dầu khí trong vùng thỏa thuận tại Vịnh Bắc Bộ", thúc đẩy đàm phán về phân định khu vực ngoài cửa Vịnh (đã tiến hành 5 vòng đàm phán)

- Về vấn đề biển Đông: hai bên nhất trí kiên trì thông qua đàm phán hoà bình để giải quyết các tranh chấp nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được, trên cơ sở Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử ở biển Đông (DOC)

ký giữa Trung Quốc và ASEAN Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong

Trang 10

các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, môi trường biển, tìm kiếm cứu nạn, khí tượng thủy văn

2 Một số tồn tại

- Thứ nhất, sự khác biệt về lợi ích và chiến lược giữa nước lớn và

nước nhỏ khi Trung Quốc là một cường quốc khu vực và thế giới

- Thứ hai, trong quan hệ chính trị vẫn còn một số khác biệt trong nhận

thức và quan điểm của lãnh đạo cấp cao hai nước, ví dụ như sự khác nhau trong nhận thức về con đường phát triển, về quan hệ với các nước và vùng lãnh thổ khác, về lập trường của hai bên trong việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại

- Thứ ba, hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa tương

xứng với tiềm năng của hai nước Đặc biệt đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam vẫn rất hạn chế, số lượng chưa nhiều, quy mô chưa lớn và hiệu quả chưa cao, tính đến hết năm 2008 Trung Quốc mới chỉ đứng thứ 16/84 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam

- Thứ tư, mặc dù quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc

không ngừng phát triển song vẫn còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết như cơ cấu mặt hàng trao đổi giữa hai nước bất đối xứng và Việt Nam nhập siêu tương đối lớn từ phía Trung Quốc

- Thứ năm, trong số các vấn đề do lịch sử để lại trong quan hệ hai

nước, vấn đề Biển Đông vẫn chưa được giải quyết, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Việt Nam là một nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” với Trung Quốc, là “cửa ngõ” và là “cầu nối” quan trọng để Trung Quốc tiến vào Đông Nam á Việt Nam cần phải thấy rằng việc mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc qua Việt Nam vào Đông Nam Á là một tất yếu khách quan của một nền kinh tế lớn, một thị trường lớn đang trên đà phát triển mạnh mẽ Điều quan trọng không phải là tìm ra đối sách để ngăn chặn sự mở rộng ảnh hưởng

Ngày đăng: 14/02/2024, 05:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN