1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Chính trị học: Vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong mối quan hệ Việt Nam với các nước lớn thời kỳ đổi mới

187 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS ĐINH XUÂN LÝ

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng

dan của PGS TS Dinh Xuân Lý

Các số liệu trong luận án là trung thực, bảo dam tinh khách quan.

Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đây đủ theo

quy định.

Hà Noi, ngày 03 tháng 12 năm 2021Tác giả luận án

Vũ Thị Hòa

Trang 4

QUY UOC CÁC CHỮ VIET TAT TRONG LUẬN ÁNASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam A

CNH : Công nghiệp hoa

CNH, HDH : Công nghiệp hóa, hiện dai hoaCNTB : Chu nghia tu ban

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

EU :_ Liên minh châu Âu

FTA : Hiệp định Thuong mai tự doHDH : Hiện đại hoa

NXB : Nhà xuất ban

WTO : Tổ chức Thuong mai thé giới

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 5

thời kỳ đổi mới -:- 2 £+S£+EE+EE+EESEEEEEEEEEEE1211211211717171 1.11 xe 221.2 Khái quát tình hình nghiên cứu liên quan dé tài và những van dé sẽ

được giải quyết trong luận án 2-2 2s E+£E££E£+EE2EE2EE+EEerxerxerxerxee 261.2.1 Khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đề tài 26

1.2.2 Những van đề sẽ được giải quyết trong luận án - 27

Chương 2 MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE NGOẠI GIAO VÀ

NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NGOẠI GIAO HO CHÍ MINH 29

2.1 Một số vấn đề lý luận về NZOAL Ø14O - ng 29

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản se ©keSk+E‡E£EEEEEEEEEEErEerkerkerkrre 292.1.2 Van dung tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh 2-2 382.2 Nội dung và giá tri tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh 402.2.1 Nội dung cơ bản tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh 402.2.2 Giá trị tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh -5z 5+: 62

Chương 3 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG NGOẠI

GIAO HÒ CHÍ MINH TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM VỚI CÁC

NƯỚC LON VÀ VAN DE DAT RA s5 cssccssecsserssersserssere 73

3.1 Thực trạng vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong quan

hệ Việt Nam với các nước lớn (1986-2019) - - + + £+x£+Eseeeereereeree 733.1.1 Đường lối đối ngoại của Đảng 2- 52 52222 2 2Eerxerkerxeee 73

Trang 6

3.1.2 Thực tiễn quan hệ Việt Nam với các nước lớn

3.2 Thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong quan hệ Việt

Nam với các Hước lỚN - - - - 6 + xxx v1 nh ng nh trệt

3.2.1 Thành tựu và hạn chế trong quan hệ Việt Nam với các nước lớn

3.2.2 Những vấn đề đặt ra trong quan hệ Việt Nam với các nước lớn

theo tư tưởng Hồ Chí Minh 2-2 2E £E+£E££E2EE£EE£EEeExerxrrxerree

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC VẬNDỤNG TƯ TƯỞNG NGOẠI GIAO HÒ CHÍ MINH TRONG QUAN

HE VỚI CÁC NƯỚC LỚN - 5-2 se s2 ssssEssessessersessersses

4.1 Các nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam với các nước lớn thời

VAN COL ¬n 4

4.1.1 Tác động mới của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tu

4.1.2 Tác động của van đề Biển Đông 2 2 2 s+s+zx+rxersez4.1.3 Tác động từ sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của các nước lớn 4.2 Phương hướng vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong

quan hệ Việt Nam với các nước 16M - + +s+sss++skvsseeereeeeerree

4.3 Giải pháp tiếp tục vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh

00000055 —

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHÁO - s52 ©css©ss2

Trang 7

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngoại giao thời đại Hồ Chi Minh được coi là bước ngoặt lớn của lịchsử ngoại giao Việt Nam Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển sáng tạo ngoạigiao truyền thống dé hình thành nên hệ thống các quan điểm về các van dé thé

giới và thời đại, về đường lối quốc tế, chiến lược sách lược và chính sách

ngoại giao Việt Nam thời hiện đại Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh không

chỉ thé hiện tầm nhìn của một nhà tư tưởng mà còn là một người trải nghiệmthực tiễn Chính vì vậy, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trở thành giá trị bềnvững, là nền tảng tư tưởng cho hoạch định và triển khai đường lối, chính sáchngoại giao Việt Nam phù hợp với những biến chuyền phức tạp của cục diện

chính trị thế giới.

Trong lịch sử nói chung, đặc biệt trong thời hiện đại, moi quan hé voi

các nước lớn có tầm quan trong đặc biệt Sinh thời, Hồ Chi Minh rat quan tâmđến ngoại giao với các nước, trong đó có các nước lớn Người chỉ rõ, cácnước lớn luôn có vị trí và tam ảnh hưởng chi phối đến sự biến đổi, phát triển

của các xu thế quốc tế, tác động trực tiếp đến cục điện chính trị thé giới, thậm

chí quyết định đến chiều hướng quan hệ quốc.

Ngày nay, trong thế giới hội nhập, khi các nước lớn đóng vai trò “nhà

cái” trong việc tao dựng các thiết chế, luật pháp quốc tế, quyết định trật tự thégiới, luật chơi và xu hướng phát triển của thế giới thì quan hệ với các nướclớn càng trở nên quan trọng Trên thực tế đã có không ít trường hợp, các nướclớn tự dàn xếp với nhau để đưa ra các giải pháp có lợi cho mình, đưa đến

những bat lợi cho các nước nhỏ Trong xu thé phát triển chung, bat cứ nướcnào muốn bình én, phát triển cũng đều mong muốn xây dựng quan hệ hữu haovới các nước lớn Việt Nam cũng không năm ngoài quy luật đó.

Trang 8

Trong thời ky đôi mới, mở cửa hội nhập quốc tế, Việt Nam thực hiệnchủ trương đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, làm bạn

với tất cả các nước trên thế giới, trong đó mở rộng, tăng cường quan hệ vớicác nước lớn có vị trí, vai trò quan trọng Thực tiễn cũng cho thấy quan hệViệt Nam với các nước lớn trong thời gian qua đã và đang đặt ra nhiều vấn đềchưa tương xứng với tên gọi đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, vì vậy, cầntạo ra lợi ích đan xen để tăng cường hơn nữa quan hệ với các nước lớn Tuy

nhiên, đây là vấn đề Việt Nam đang còn gặp nhiều khó khăn Bên cạnh đó, xuhướng vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các nước lớn phát triển mạnh, đặc biệtsự thay đổi chiến lược của các nước lớn gây khó khăn cho Việt Nam trongviệc ưu tiên đối tác và cân bằng quan hệ với từng nước lớn Mặt khác, việcgia tăng sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn có thé dẫn đến nguy cơ

các nước lớn bắt tay với nhau, ảnh hưởng đến quyền lợi của Việt Nam; mụctiêu đưa quan hệ với các nước lớn đi vào chiều sâu góp phần bảo vệ chủ

quyền lãnh thổ sẽ khó khăn hơn, tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế bi đe dọathông qua các quan hệ kinh tế, đầu tư thương mại, chuyên giao khoa học công

trong thời gian gần đây, chính quyền Mỹ day mạnh can dự tích cực vào van

đề Biển Đông và khu vực Đông Nam Á; Biển Đông thực sự trở thành nơicạnh tranh địa chiến lược của các nước lớn trên thế giới Tình hình đó đặt ra

nhiều thách thức đối với an ninh và phát triển của Việt Nam, đòi hỏi ViệtNam phải có những giải pháp đúng dan, phù hợp Nghiên cứu tư tưởng ngoại

Trang 9

giao Hồ Chí Minh có thể góp phần tìm ra giải pháp ngoại giao hiệu quả trong

quan hệ với các nước lớn về vân đê Biên Đông.

Đại hội đại biểu lần thứ XII (1 - 2016) của Dang đã xác định: “Daymạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác, nhất là các đối tác chiến lược và các

nước lớn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của đất nước,đưa khuôn khô quan hệ đã xác lập vào thực chất” [38, tr 35] Từ thực tế đóđặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu tư tưởng ngoại giao Hồ Chi Minh dé vận

dụng trong hoạch định và hoạt động ngoại giao với các nước lớn là cần thiết,

nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững hòa bình, ôn định và phát triển đất nước.

Đến nay, dù đã có một số công trình nghiên cứu về ngoại giao Hồ ChíMinh, về vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh nhưng hầu hết cáccông trình nghiên cứu về ngoại giao Hồ Chí Minh chỉ tập trung vào van dé

vận dụng quan điểm của Người vào hoạch định chính sách đối ngoại nói

chung, mà chưa nghiên cứu vận dụng vào quan hệ với các nước lớn.

Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Van dungtư tưởng ngoại giao Hồ Chi Minh trong moi quan hệ Việt Nam với các nướclớn thời kỳ đổi mới ” làm luận án tiễn sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục dich nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng ngoại giao HồChí Minh và thực trạng vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh vào quan

hệ của Việt Nam với các nước lớn (1986-2019), luận án đề xuất phươnghướng và giải pháp tiếp tục vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong

quan hệ với các nước lớn thời gian tới.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan dé tài nhằm làm rõ nhữngvân đê đã được nghiên cứu và những van đề cân phải giải quyét trong luận án.

Trang 10

- Trình bày một số vấn đề lý luận về ngoại giao và nội dung, giá trị củatư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh với ý nghĩa là khung lý thuyết nghiên cứu

dé tài luận án.

- Đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trongquan hệ Việt Nam với các nước lớn (1986-2019).

- Luận giải những vấn đề đặt ra từ thực tiễn quan hệ Việt Nam với các

nước lớn thời kỳ đổi mới.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục vận dụng tư tưởng ngoạigiao Hồ Chí Minh trong quan hệ Việt Nam với các nước lớn thời gian tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng ngoại giaoHồ Chí Minh trong quan hệ với các nước lớn thời kỳ đổi mới.

3.2 Phạm vi nghiên cứu- Phạm vi về nội dung:

Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung co ban trong tư tưởng ngoại

giao Hồ Chí Minh như: Mục tiêu ngoại giao; tập hợp lực lượng ngoại giao;

phương châm, phương pháp và nghệ thuật ngoại giao.

Thực trạng vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong quan hệ Việt

Nam với các nước lớn như: Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Pháp, Anh Việc

sắp xếp các nước theo thứ tự trên là căn cứ vào mức độ tác động của nước lớn đóđối với an ninh và phát triển của Việt Nam Việc xác định đúng vị trí các nước lớnđối với an ninh và phát triển của Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa quan trọng tronghoạt động đối ngoại của đất nước.

Phương hướng và giải pháp tiếp tục vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ

Chí Minh trong quan hệ với các nước lớn.

- Pham vi về không gian:

Trang 11

Nước lớn trong luận án được xác định trước hết là các nước như: TrungQuốc, Mỹ, Nga, Pháp, Anh Đây là năm nước Thường trực trong Hội đồng

Bảo an Liên Hợp quốc, là những nước có tác động lớn đến an ninh, phát triểnViệt Nam Ngoài ra, trong luận án cũng coi Nhật Bản là nước lớn Nhật Bảntuy không phải là nước Thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốcvà về điện tích, dân số cũng là nước trung bình của thế giới, nhưng Nhật Bảnlà nước lớn ở châu A có ưu thế về sức mạnh về kinh té, công nghệ, được xem

là một trong những cường quốc tầm thế giới có vị thế quốc tế và có tác độnglớn đến Việt Nam thời kỳ đổi mới.

- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng vận dụng tư tưởng ngoạigiao Hồ Chí Minh trong quan hệ Việt Nam với các nước lớn từ năm 1986 đến

năm 2019 Trong đó, năm 1986 Việt Nam tiến hành sự nghiệp đổi mới, từngbước thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóaquan hệ đối ngoại, đồng thời tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước lớn.

Nghiên cứu sinh chọn năm 2019 kết thúc vấn đề nghiên cứu, vì năm2019 là năm diễn ra sự đối đầu Mỹ - Trung càng ngày càng gay gắt không chỉvề thương mại đã trở thành “cuộc chiến” giữa hai nước, mà Mỹ cùng với mộtsố nước lớn (chăng hạn như Nhật Bản) bước vào giai đoạn cạnh tranh địa chínhtrị quyết liệt với Trung Quốc ở khu vực Biển Đông Tình hình đó đã tác độngmạnh đến nhiều lĩnh vực như kinh tế, an ninh và phát triển của Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh

hy vọng sẽ đề xuất những giải pháp thiết thực, hữu ích đáp ứng yêu cầu quan

hệ của Việt Nam với các nước lớn.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng, duy vậtlịch sử và phương pháp luận chính tri học.

Trang 12

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện bằng các phương pháp logic và phương pháp

lich sử, kết hợp các phương pháp liên ngành, phân tích, tổng hợp, so sánh,

gan lý luận với thực tiễn Các phương pháp được sử dụng phù hợp yêu cau

của từng nội dung của luận án.

Phương pháp logic được sử dung dé phân tích, luận giải những van dé

lý luận về ngoại giao, luận giải nội hàm các khái niệm cơ bản của đề tài; làmsáng tỏ nội dung cơ bản các quan điểm ngoại giao của Hồ Chí Minh và giá tricủa các quan điểm ngoại giao Hồ Chí Minh.

Phương pháp logic cũng được sử dụng để làm rõ những vấn đề đặt ravà những phương hướng, giải pháp tiếp tục vận dụng tư tưởng ngoại giao HồChí Minh trong hoạt động đối ngoại Việt Nam thời gian tới.

Phương pháp lịch sử được vận dụng để trình bày chủ trương đối ngoại

của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các Đại hội và hội nghị Trung ương Đảngtheo trình tự thời gian, từ Đại hội lần thứ VI (năm 1986) đến năm 2019;phương pháp lịch sử cũng được sử dụng dé đánh giá thực trạng vận dụng tư

tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong hoạt động đối ngoại từ sau năm 1986đến năm 2019 theo tiến trình thời gian trong thời kỳ đổi mới.

Các phương pháp tổng hợp, so sánh nhằm làm rõ thực tiễn phát triển

các quan điểm ngoại giao Hồ Chí Minh của Đảng cộng sản Việt Nam qua các

kỳ Đại hội từ sau năm 1986 và khái quát các thành tựu của ngoại giao ViệtNam trong quan hệ với các nước lớn (1986-2019).

5 Đóng góp mới của luận án

Luận án làm sáng tỏ thêm nội dung tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh

và giá trị tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.

Trang 13

Luận án đóng góp luận chứng và luận cứ cho việc vận dụng tư tưởng

ngoại giao Hồ Chí Minh trong quan hệ Việt Nam với các nước lớn thời gian tới.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án6.1 Ý nghĩa lý luận

Làm rõ thêm nội dung hệ thống ly luận về ngoại giao Hồ Chí Minh.

Luận án bố sung thêm những cơ sở lý luận cho việc hoạch định chínhsách đối ngoại với các nước lớn trong thời gian tới.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận án có thé được tham khảo cho hoạt động ngoại giao của Việt Nam

trong quan hệ Việt Nam với các nước lớn.

Luận án là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập

môn học liên quan đến tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.7 Kết cau của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình khoa học của tácgiả liên quan đến luận án, Danh mục tai liệu tham khảo, Phu lục, nội dungluận án gồm 4 chương, 9 tiết.

Trang 14

Chương 1

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN DE TÀI1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Xuất phát từ tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chi Minh về ngoại giao

đối với cách mạng Việt Nam, thời gian qua đã có nhiều công trình của các tác

giả trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài luận án được công bố.

1.1.1 Nghiên cứu về tư twéng ngoại giao Hồ Chí Minh

Tác giả Vũ Dương Huân trong cuốn Ti ứưởng Hồ Chi Minh về ngoạigiao [72] đã làm sáng tỏ một vài khía cạnh tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoạigiao như: khăng định tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu

thành tư tưởng Hồ Chí Minh; ngoại giao Hồ Chí Minh hình thành, phát triểnvà hoàn thiện cùng với quá trình hoạt động cách mang của H6 Chi Minh và sựphát triển của cách mạng Việt Nam, đồng thời khang định Hồ Chi Minh làngười đặt nền móng cho nền ngoại giao Việt Nam hiện đại Trên cơ sở đó, tácgiả chỉ ra trong mối quan hệ với các nước cần phải nắm cái bất biến để ứng

phó với muôn vàn thay đổi là nội dung cốt lõi của nền ngoại giao Việt Nam

trong thời kỳ đổi mới.

Nghiên cứu về cái “bất biến”, cái “vạn biến” trong tư tưởng ngoại giaoHồ Chí Minh, tác giả Trần Văn Cường trong cuốn Góp phân tìm hiểu tw

tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao [22] cho rằng: nguyên tắc chiến lược không

đổi xuyên suốt nền ngoại giao Việt Nam là độc lập, thống nhất, chủ quyền,toàn vẹn lãnh thé Tác giả cũng nhắn mạnh nghệ thuật ngoại giao “mềm dẻo,linh hoạt” về sách lược của Hồ Chí Minh trong đấu tranh với kẻ thù Bên cạnh

đó, tác giả cũng đánh giá cao yếu tố hòa hiếu, nhân văn, nhân đạo trong tưtưởng Hồ Chí Minh.

10

Trang 15

Tác giả Nguyễn Dy Niên trong cuốn Tw tudng ngoại giao Hô Chi Minh[107] đã hệ thống hóa tư tưởng, phương pháp, phong cách, nghệ thuật ngoạigiao Hồ Chí Minh; các hoạt động thực tiễn quốc tế và đối ngoại phong phú củaHồ Chí Minh; luận giải tính đúng đắn trong nguyên lý, quan điểm, luận điểm

của tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao; tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉnam cho hoạt động quốc tế và ngoại giao của Đảng, Nhà nước [105, tr 13-14].

Tác gia Đỗ Đức Hinh (2007) với cuốn Tu tưởng Hô Chí Minh về đốingoại, mot sỐ nội dung cơ bản [77], trình bay tư tưởng Hồ Chí Minh về đốingoại từ cách nhìn khái quát; cơ sở lý luận và thực tiễn của quan điểm Chủtịch Hồ Chí Minh về đối ngoại: 1) quan điểm xuyên suốt là độc lập dân tộc

gan liền với chủ nghĩa xã hội; 2) quan điểm nên tang là hòa bình, hữu nghị

và hợp tác phát triển; 3) độc lập, tự chủ, dựa vào sức mình là chính, coi

trọng hòa bình đối thoại là quan điểm cơ sở Từ ba quan điểm này tác giả đi

sâu nghiên cứu từng vấn đề, từng hoạt động cụ thê, trong mỗi giai đoạn cách

mạng khác nhau Qua đó rút ra một số nhận xét ban đầu về tư tưởng đối

ngoại Hồ Chí Minh: Tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh là hệ thống các quanđiểm về đấu tranh ngoại giao, hoạt động đối ngoại và hợp tác phát triển baogồm cả đường lối chiến lược, sách lược, phương pháp, nghệ thuật và phongcách Hồ Chí Minh.

Tác giả Trần Thị Minh Tuyết trong cuốn sách Tư tuéng ngoại giao Hồ

Chí Minh [124] trình bày cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng

ngoại giao Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của tư tưởng ngoại giao HồChí Minh và vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong giai đoạn

hiện nay Tác gia khang định tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh gồm có tư

tưởng hòa bình, mở rộng hợp tác hữu nghị với các nước dé cùng phát triển;tư tưởng thêm bạn, bớt thù, tập trung đấu tranh với kẻ thù nguy hiểm nhất;tư tưởng di bất biến, ứng vạn biến; linh hoạt về sách lược dé giữ vững nền

II

Trang 16

độc lập của nước nhà, tư tưởng đoàn kết quốc té trên tinh thần độc lập tựchủ, tư tưởng ngoại giao là một mặt trận và chủ trương đây mạnh công tác

tuyên truyền đối ngoại.

Cùng quan điểm với một số tác giả khác, trong bài viết Tu tưởng HồChí Minh về đối ngoại vẫn còn nguyên giá tri [87], nhà ngoại giao Vũ Khoan

cho rằng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh có một số đặc trưng cơ bản như:

“thêm bạn, bớt thù”, tư tưởng hòa bình, thực hiện sách lược phân hóa đối

phương, coi trọng củng cé lực lượng, “di bat biến, ứng vạn biến” Ngoài ra,tác giả khăng định những đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh trong vấn đề bảovệ lợi ích quốc gia dân tộc.

Theo tác giả E Côbêlép trong cuốn Đồng chí Hồ Chí Minh [41] đãphân tích tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh găn liền với lợi ích dân tộc và lợi

ích quốc tế Hai lợi ích này có mối quan hệ mật thiết với nhau Tác giả chorằng cuộc đời và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chứng minh ngườinào yêu Tổ quốc, yêu nhân dân mình tha thiết thì cũng không khi nào phản

bội lại các lý tưởng của tình đoàn kết quốc tế và ngược lại.

Trong cuốn Chinh sách đối ngoại rộng mở của Việt Nam và quan hệ ViệtNam - Trung Quốc [42] tac giả Furuta Matoo cho rằng: Tư tưởng ngoại giao HồChí Minh đã phát triển quyền lợi con người thành quyền lợi của dân tộc Như

vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình và tất

cả mọi dân tộc có thé và phải thực hiện nên độc lập, tự chủ.

Tác giả Phạm Bình Minh trong bài viết Hồ Chí Minh với phương châm

ngũ tri nước lớn [153] đã phân tích những nội dung đặc sắc trong phươngpháp ngoại giao với các nước lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ trương phảihiểu được các nước lớn, dù là đồng minh hay đối thủ, biết được mối quan tâm

và chiến lược cơ bản của họ Nhận thức được vai trò và vị thế Việt Nam làmột nước nhỏ, Người vận dụng nhuan nhuyễn phương pháp tư duy phương

12

Trang 17

Đông về “Ngũ tri” (năm cái biết - biết mình, biết người, biết thời thế, biếtdừng và biết biến) trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là với các nước lớn Namvững “ngũ tri” và luôn “biết mình, biết người” là một nguyên tắc cơ bản và

xuyên suốt trong ứng xử ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong cuốn Hoat động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1954đến 1969 [120], tác giả Trần Minh Trưởng phân tích những hoạt động đối

ngoại, ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1954-1969 Từviệc phân tích đó tác giả đã làm nổi bật tài năng, phong cách của Hồ ChíMinh trong việc đối phó với Mỹ cũng như với chiến lược đoàn kết quốc tếnhằm tìm kiếm sự ủng hộ của bạn bè thế giới đối với cách mạng Việt Nam,trong đó đặc biệt là việc xử lý khôn khéo mối bat hòa giữa hai nước lớn LiênXô - Trung Quốc.

Nguyễn Khắc Huỳnh trong cuốn Ngoại giao Việt Nam - phương sách

và nghệ thuật đàm phán, [76] tác giả bàn về tu tưởng ngoại giao Hồ Chí Minhnhư: Hiểu địch, hiểu ta, phân hóa cao độ hàng ngũ kẻ thù, kiên trì hòa hoãn

lực lượng thù địch dé tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chính Kiên trì hòa bình,tạo hòa hoãn, biến thời gian thành lực lượng Vừa đánh vừa đàm, tuy lựclượng còn hạn chế nhưng thé đàm phán vẫn vững vàng, ung dung, bình dang.Phát huy sức mạnh chính nghĩa dân tộc, dựa vào sức mạnh toàn dân đoàn kếthỗ trợ ngoại giao, nhưng cũng sẵn sàng dùng chính sách Câu Tiễn, tất cả vìlợi ích dân tộc, vì hòa bình Dùng triết lý, dao lý, pháp lý dé thuyết phục vàchinh phục đối phương, đối tác.

Tác giả Đặng Đình Quý với bài viết Ngoại giao Việt Nam Dân chủ

cộng hoa trước toàn quốc kháng chiến-bài học cho công tác ngoại giao giai

đoạn hiện nay [113] nhân mạnh hai phương châm ngoại giao được Hồ ChíMinh sử dụng trong thời kỳ 1945-1946 là “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; “thêmbạn, bớt thù” Đây là hai phương châm được Hỗ Chí Minh vận dụng khéo léo

13

Trang 18

trong xử lý quan hệ với các nước lớn, nhất là trong vẫn đề tận dụng mâu thuẫnnội bộ của đối phương, kiềm chế, hòa hoãn với Tưởng, tập trung chống thực

dân Pháp trở lại xâm lược.

Phạm Bình Minh với cuốn Dinh hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam

đến 2020 [101] đề cập tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại, trường phái ngoạigiao Việt Nam, về độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế, về định hướng chiếnlược đối ngoại của Việt Nam Nhờ sự đổi mới tư duy về cục diện thế giới

cũng như đường lối phương châm hoạt động trên lĩnh vực đối ngoại, Việt

Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công tác ngoại giao.

Đồng thời tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế của Việt Nam như: chưa đạtđược chiều sâu, thiếu sự gắn kết hài hòa và bé sung, tương hỗ lẫn nhau giữacác lộ trình hội nhập; công tác chỉ đạo, điều hành có khi lúng túng, thiếu nhất

quán và không kịp thời, chưa lường trước được hết hoặc chưa kịp thời xử lýtốt một số vấn đề nảy sinh cũng như tác động tiêu cực của quá trình hộinhập Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhăm nâng cao vị thế của Việt

Nam trên trường quốc tế.

Cuốn Suy ngâm về trường phái ngoại giao H Chi Minh của tác giả VõVăn Sung [116], khăng định sự kết hợp hài hòa những giá trị, những nét vănhóa của dân tộc và nhân loại chính là cơ sở, nguồn gốc hình thành tư tưởngngoại giao Hồ Chí Minh; những dau ấn sâu đậm nhất trong lĩnh vực ngoại

giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh Phân tích những nét ngoại giao độc đáo trong

thời đại Hồ Chí Minh, tác giả cho rằng hai yếu tố: tích cực và chủ động đã

làm nên đặc sắc trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh Người luôn nêu caongọn cờ hòa bình, luôn tìm cách phát triển quan hệ hữu nghị với nhân dân cácnước đối địch; gắn Việt Nam với những giá trị tiến bộ phổ biến của loài

người; đề cao phương châm ngoại giao "Dĩ bất biến ứng vạn biến" Ngoạigiao thời đại H6 Chí Minh luôn nhắn mạnh tam quan trọng của ba mặt trận

14

Trang 19

chính trị - quân sự - ngoại giao Từ đó làm nổi bật lên trường phái ngoại giaoHồ Chí Minh hay còn gọi là “Ngoại giao của tam lòng”.

Tác giả Tạ Quan Phuong với bai viết Phong cách ngoại giao của Hồ

Chí Minh [148], đã đánh giá Chủ tịch Hồ Chí Minh - một lãnh tụ vĩ đại của

nhân dân Việt Nam, không chỉ là nhà cách mạng kiệt xuất của Phong trào

Cộng sản Quốc tế, mà còn là một nhà ngoại giao xuất sắc, với phong cáchngoại giao của Hồ Chí Minh như sau: tư duy độc lập tự chủ mang tính sáng

tạo; phong cách biéu đạt đơn giản ngắn gọn va hàm ý sâu sắc; phong cách đốinhân xử thế mưu trí linh hoạt, bình dị gần gũi.

Nghiên cứu tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và ý nghĩa lịch sử cùngvới giá trị đương đại của tác giả Nguyễn Tiến Dũng [149], đề cập các van đề:

cơ sở của tư tưởng ngoại giao Hồ Chi Minh; nội dung tư tưởng ngoại giao HồChí Minh, qua đó chỉ ra vai trò của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh đối vớicách mạng Việt Nam; những nét đặc sắc trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí

Minh, bao gồm phương pháp, nghệ thuật và phong cách ngoại giao; vai tròlịch sử và giá trị đương đại của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh Tác giả chorằng, trong một thời gian dài giá trị của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh

chưa được giới học thuật trong và ngoài nước quan tâm và nghiên cứu chuyên

sâu Vì vậy, việc nghiên cứu "Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và giá tri

đương dai" có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao dia vi lịch sử và ảnh hưởngcủa tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.

Nhìn chung các nghiên cứu đã phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản

trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh như: Độc lập, tự chủ gắn liền vớiđoàn kết quốc tế; thêm bạn, bớt thù; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh

thời đại; Hòa bình và chống chiến tranh xâm lược; coi trọng quan hệ với cácnước lớn, ưu tiên quan hệ với các nước láng giéng Tuy có sự khác nhau về

cách trình bày vân đê, nhưng các tác giả đã nêu được mục tiêu cơ bản trong

15

Trang 20

quan hệ ngoại giao Hồ Chí Minh, đó là dau tranh cho hòa bình, độc lập dântộc; tư tưởng ngoại giao Hồ Chi Minh chứa đựng tính nhân văn, nhân đạo sâu

sắc, đóng góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ hòa bình; mởra triển vọng mới cho Việt Nam trong quan hệ hữu nghị, hợp tác thân thiệnvới tất cả các nước trên thế giới, vì hòa bình và phát triển đất nước Đồng

thời, khăng định những nội dung trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minhmang tính chính nghĩa của một nền ngoại giao nhân đạo, một nền ngoại giaohòa bình, một nền ngoại giao mang tính nhân dân và mang tính thời đại.

1.1.2 Nghiên cứu về quan hệ Việt Nam với các nước lớn

Cuốn: Góp phần tìm hiểu lich sử quan hệ Việt Nam — Hoa Kỳ của tácgiả Phạm Xanh [135] đã tái hiện lại mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ từthế ky XVIII đến những năm đầu của thé kỷ XXI Tác giả làm rõ những cơ

hội tốt đẹp của hai dân tộc hiểu biết lẫn nhau, làm bạn với nhau trong suốtchiều dài lịch sử hơn 200 năm, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nhữngcơ hội đó đều bị bỏ lỡ Trong hon hai thế ky, hai dân tộc Việt — Mỹ đã vượt

qua những bước thăng tram tạo dựng những cột mốc đáng nhớ trong lich sử

quan hệ hai nước Việt Nam với chủ trương gác lại quá khứ hướng tới tương

lai, cùng Mỹ xây dựng mỗi quan hệ hợp tác trên nguyên tắc hợp tác cùng cólợi, bình đăng, tôn trọng thê chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh

thô Sau sự kiện Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với ViệtNam năm 1995 đến nay, quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển sâuvà đa dạng, mở rộng trao đôi chính trị, đối thoại về nhân quyên, an ninh quốc

phòng, đây mạnh hợp tác về kinh tế Cuốn sách còn làm rõ tư tưởng chủ dao

trong quan hệ ngoại giao của Hồ Chí Minh: Việt Nam muốn làm bạn với tat

cả các nước dân chủ và không gây thù oán với ai và những nỗ lực của Chủ

tịch Hồ Chí Minh về quan hệ Việt Nam — Hoa Kỳ.

16

Trang 21

Cuốn: OSS và Hồ Chí Minh dong minh bat ngờ trong cuộc chiến chongphát xít Nhật (Tư liệu mới của Mỹ lần dau tiên được công bố tại Việt Nam)

của Dixee R Bartholomew — Feis [23] là công trình nghiên cứu về lịch sử

quan hệ Việt Nam — Hoa Kỳ trong Chiến tranh thé giới thứ hai, cung cấp chi

tiết và chân thực nguồn tư liệu cho công tác nghiên cứu quan hệ Việt — Mỹ

ngày nay Chủ tịch Hồ Chí Minh và lực lượng Việt Minh từng liên kết với Cơ

quan Tình báo Chiến lược Mỹ (OSS) - tiền thân của CIA — nhằm thêm sức

mạnh cho Việt Nam trong những ngày đầu thời kỳ giành chính quyền.

Sách Tai sao Việt Nam? của tac giả Archimedes Patti [2], sĩ quan tinh

báo Mỹ, người đã tham gia trực tiếp vào những biến động của lịch sử ViệtNam ở thời điểm bước ngoặt của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

Tác giả hướng đến trả lời câu hỏi “Tại sao nước Mỹ đã từng sát cánh với

những người cách mạng, những người cộng sản Việt Nam trên một trận tuyếnchung chống chủ nghĩa phát xít?” Cuốn sách trình bày khách quan các sự

kiện lịch sử theo trình tự thời gian một cách chân thực Qua những sự việc

được dẫn chứng, người đọc có thé tự đưa ra những đánh giá riêng của mình.

Luận án tiến sĩ Sử học của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung với đề tàiĐảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại thời kỳ 1945 — 1946 [25] đã đánh gia mộtcách toàn diện hoạt động đối ngoại do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh

đạo trong thời gian từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946; làm rõ chủ trương,chính sách của Việt Nam đối với các nước Pháp, Mỹ, và Anh Luận án đãphân tích sâu quan điểm tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ và Liên Hợp quốc nhưgiữ quan hệ với Mỹ và chủ động tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ và Liên hợpquốc đối với nền độc lập của Việt Nam Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ

tịch Hồ Chí Minh, với đường lối đối ngoại đúng đắn, sách lược mềm dẻo linhhoạt, thực hiện phương châm thêm bạn bớt thù, tranh thủ lực lượng để chuẩn

17

Trang 22

bị cho cuộc chiến, nhờ đó cách mạng Việt Nam đã vượt qua khó khăn, mở ranhững bước tiễn mới trong cuộc đấu tranh giành độc lập.

Tác giả Pham Quang Minh trong cuỗn Quan hệ tam giác Việt Nam

-Liên Xô - Trung Quốc trong kháng chiến chong Mỹ (1954-1975) [102] từ góc

độ quan hệ quốc tế đã phân tích sự vận động, mối quan hệ đan xen giữa Việt

Nam - Liên Xô - Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ Tác giả đã

trình bày cơ sở lý luận của quan hệ tam giác chiến lược, đặc trưng cơ bản;

phân tích cơ sở hình thành quan hệ tay ba Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc;tiến trình vận động và kết quả của các quan hệ này qua các giai đoạn của cuộcchiến tranh, qua đó đánh giá tác động của quan hệ tam giác Việt - Xô - Trungđối với cục diện chiến tranh, với mỗi nước, khu vực và thé giới Trong cuộc

chiến đó, mỗi nước đều có mục tiêu, đường lối và phương thức riêng dé đạtđược mục đích cuối cùng của mình Những bat đồng, căng thang trong quanhệ Liên Xô - Trung Quốc gây ra bat lợi, cản trở Việt Nam thực hiện nhiệm vụtranh thủ tối đa sự giúp đỡ của Xô - Trung, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc

kháng chiến chống Mỹ cứu nước Nhận thấy sự phức tạp của quan hệ tamgiác Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc, với bản lĩnh và trí tuệ, cách xử lý tỉnh

táo và khôn khéo, Việt Nam đã bảo vệ được lợi ích dân tộc, đưa cuộc kháng

chiến đến thang lợi Nghiên cứu mối quan hệ Việt — Xô — Trung, tác giả rút ra

bài học sâu sắc: trong hoạt động đối ngoại, phải đặt lợi ích quốc gia lên trênhết, phải có đường lối độc lập tự chủ, khôn khéo, chủ động, cân bằng quan hệ

giữa các nước lớn trên cơ sở phương châm “di bat biến ứng vạn biến”.

Bài viết Dự báo quan hệ giữa các nước lớn và tác động đối voi Việt

Nam của Nguyễn Vũ Tùng [126] phân tích rõ quan hệ giữa các nước lớn có

tác động nhiều chiều đến quá trình vận động phát triển của thế giới cũng nhưcục điện chính trị, kinh tế toan cầu, quan hệ quốc tế và lợi ích của từng quốcgia Tác giả cho răng sự không ổn định trong quan hệ quốc tế sẽ ảnh hưởng

18

Trang 23

đến từng nước và quan hệ các nước lớn sẽ biến đổi đa chiều như: sự điềuchỉnh quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật, Mỹ - Hàn dưới thời Tổng thống

D.Trump; quan hệ nước lớn và nước láng giéng tiếp tục là trọng điểm trongchiến lược đối ngoại của Trung Quốc với mục tiêu đến năm 2049 trở thànhcường quốc thế giới; chính sách của Mỹ đối với Nga có thể có điều chỉnh

nhằm giảm căng thang, tăng cường hop tác giữa hai nước Sự thay đổi này

đều tác động và ảnh hưởng tới quan hệ của các nước, tuy nhiên trong xu thế

phát triển về cơ bản các nước lớn vẫn tiếp tục phối hợp với nhau giải quyếtnhững vấn đề chung mang tính toàn cầu như: khủng bố, biến đổi khí hậu

Trước sự vận động phức tạp, những động thái và diễn tiến mới trong quan hệgiữa các nước lớn thời gian tới, bài viết đưa ra một số dự báo chính sách của

các nước lớn đối với Việt Nam: Trung Quốc tăng cường hợp tác toàn diện

đồng thời theo đuôi lợi ích trên Biển Đông; Nga — Việt thực hiện mối quan hệ

song phương; vai trò của Việt Nam được coi trọng trong chiến lược ở khu vực

Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ Đồng thời phân tích những tác độngthuận nghịch từ quan hệ giữa các nước lớn đến Việt Nam, nhân mạnh Đảng,Nhà nước Việt Nam cần chủ động, có bước đi, sách lược phù hợp với từngnước lớn dé tạo dựng môi trường quốc tế hòa bình, 6n định, phát triển.

Cuốn sách do Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Văn Du (đồng chủ biên):

Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt nam trong haithập niên dau thé ky XXI [114] tập trung nghiên cứu chiến lược đối ngoại của

sáu nước lớn: Mỹ, Trung Quốc, Nga, EU, Nhật Bản và Ấn Độ trong hai thập

niên đầu thế kỷ XXI Sau chiến tranh lạnh, thế cân băng chiến lược trên phạmvi toàn cầu đã thay đổi, trong quan hệ quốc tế lợi ích quốc gia - dân tộc được

đặt lên hàng dau, hầu hết các nước lớn đều điều chỉnh chiến lược đối ngoạicho phù hợp Mâu thuẫn lợi ích, quan hệ lợi ích giữa các cường quốc trong

khu vực trở nên phức tạp, cục diện thay đôi quan hệ giữa các nước tiép tục

19

Trang 24

thay đổi khó lường Mối quan hệ tay đôi, tay ba đan xen nhau trong quan hệđồng minh hợp tác với đối thủ, cạnh tranh Sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại

của một số nước lớn ảnh hưởng sâu sắc đối với hòa bình, an ninh và sự pháttriển của các nước trong khu vực và thế giới, trong đó có Việt Nam Cuốnsách đã đưa ra những dự báo chiến lược đối ngoại của các nước lớn, và những

nhận định đánh giá làm cơ sở tận dụng những cơ hội thuận lợi, giảm thiểunhững yếu tô bat lợi nhăm nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Cuốn sách Quan hệ giữa các nước lớn và đối sách của Việt Nam củatác giả Nguyễn Bá Duong [24], nhân mạnh đến quan hệ các nước lớn và cạnhtranh chiến lược giữa các nước lớn điển hình là Mỹ, Trung, Nga, Nhật, Anh,Pháp Trong điều kiện mới, các nước lớn thực hiện chiến lược cạnh tranh đểchi phối, tranh giành ảnh hưởng các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời

hợp tác với nhau theo hướng có lợi cho mình Vấn đề đặt ra là các nước nhỏ,nước đang phát triển sẽ có đối sách như thé nao dé đảm bảo lợi ích quốc giatrong tiễn trình hợp tác quốc tế Tác giả nêu rõ quan điểm của Đảng, Nhà

nước Việt Nam về các đối sách: thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,hòa bình, hợp tác phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, tích cựcchủ động hội nhập quốc tế; tăng cường hợp tác quốc tế thực hiện nhất quánchủ trương vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm giải quyết bất đồng, tăng sự tin

cậy và hiểu biết lẫn nhau; xây dựng thực lực mạnh với nền kinh tế vững,

chính trị - xã hội 6n định, giữ vững dân chủ, nâng cao đời sống vật chat, tinh

thần; xây dựng và bảo vệ đất nước với nền ngoại giao phòng ngừa, hợp tácquốc phòng an ninh.

Trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quan hệ giữa các nước lớn trong giai

đoạn hiện nay tác động đến Việt Nam và định hướng ứng phó, của Viện Khoahọc Xã hội Nhân văn quân sự Bộ Quốc phòng [19], các bài viết luận giải cơ

sở lý luận và thực tiễn sự điều chỉnh chiến lược, hợp tác và cạnh tranh giữa

20

Trang 25

các nước lớn trong giai đoạn hiện nay Những chính sách về chính trị, kinh tế,văn hóa, đối ngoại, quốc phòng, an ninh do các nước lớn điều chỉnh đều tácđộng thuận nghịch đến Việt Nam Một mặt thúc đây quá trình hội nhập quốc

tế, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độclập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, tăng cường hợp

tác an ninh, quốc phòng, gia tăng sức mạnh tổng hợp, bảo vệ độc lập, chủ

quyên Mặt khác, sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn gây khó khăn

trong ưu tiên lựa chọn đối tác và cân bằng quan hệ với các nước lớn; tháchthức trong giữ vững độc lập, chủ quyền Vì vậy, cần phải xác định những vanđề đặt ra, dự báo tình hình, đề xuất định hướng, giải pháp ứng phó của ViệtNam trước sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn, đặc biệt là xử lý đúng

đắn mối quan hệ của Việt Nam với các nước lớn, tận dụng hiệu quả các cơ hội

thuận lợi, khắc phục những tác động tiêu cực nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia,phat trién bền vững dân tộc.

Các bài viết cho rằng việc xử lý mối quan hệ Việt Nam với các nước

lớn mang lại kết quả tốt đẹp khi Việt Nam nhận thức đúng và giải quyết hợplý từng mối quan hệ với các nước lớn, đồng thời nhắn mạnh: giữ vững độclập, chủ quyên, lợi ích quốc gia - dân tộc trước tác động từ chiến lược của cácnước lớn, của cách mạng công nghệ 4.0 là chủ trương bat biến của Dang và

Nhà nước Việt Nam.

Dưới nhiều góc độ khác nhau, các nghiên cứu đã phân tích, đánh giáquan hệ Việt Nam với các nước lớn, các tác giả đều thông nhất: chiến lượccủa các nước lớn đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, thuận lợi và khó khănđến Việt Nam vì vậy Đảng, Nhà nước ta cần có những đối sách phù hợp, linh

hoạt, khôn khéo trong giải quyết các vấn đề có liên quan đến các nước lớntrên nguyên tắc lợi ích dân tộc đặt lên hàng đầu.

21

Trang 26

1.1.3 Nghiên cứu vận dụng tư tưởng ngoại giao Hỗ Chi Minh trong

thời kỳ đổi mới

Cuốn Tir tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận dụng của Dangtrong thời kỳ đổi mới của tác giả Dinh Xuân Lý [97] đã làm rõ các nội dungcơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại như: mục tiêu đối ngoại, sắpxếp lực lượng, các phương châm đối ngoại, phương pháp và nghệ thuật dau

tranh ngoại giao nhằm giành thắng lợi cho cách mạng Việt Nam Cuốn sáchkhảo cứu quá trình Đảng nhận thức và tiến hành vận dụng tư tưởng đối ngoạicủa Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới Đánh giá các thành tựu hoạt động đốingoại của Việt Nam qua hơn 25 năm đôi mới Những thành tựu hoạt động đốingoại thời kỳ đổi mới đã góp phần mở rộng được quan hệ song phương va đa

phương với các nước và các tô chức quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế quốctế; góp phần đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo bước phát

triển mới cho nên kinh tế Việt Nam Vi thế của Việt Nam được nâng cao trêntrường quốc tế.

Cuốn Vận dung tu tưởng đối ngoại Hô Chi Minh thời kỳ hội nhập quốcté của Bộ Ngoại giao [17] tập hợp những bài viết của các nhà nghiên cứu, đãphân tích, đánh giá một số quan điểm trong tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minhnhư nội dung kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, độc lập tự chủ

gan liền với đoàn kết, hợp tác quốc tế, bảo đảm lợi ích dân tộc trong xử lýquan hệ với các nước lớn Từ đó, cuốn sách trình bày kỹ ba nội dung vậndụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế: 1)Những vấn đề đặt ra cho ngoại giao Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế, vaitrò mới của ngoại giao 2) Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại; 3)

Vận dụng phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.Day là một trong các nhân tố đảm bảo thắng lợi trong công tác ngoại giao của

Đảng và Nhà nước Việc nghiên cứu sâu, toàn diện và đặc biệt là phân tích sự

22

Trang 27

vận dụng sáng tạo tư tưởng, phương pháp, phong cách ngoại giao của Hồ ChíMinh trong bối cảnh mới có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng.

Nghiên cứu vận dụng phương pháp, nghệ thuật ngoại giao Hồ ChíMinh trong ứng xử quan hệ quốc tế, tác giả Trần Minh Trưởng trong cuốn

Vận dung sáng tạo và phat triển tư tưởng, nghệ thuật ngoại giao Hồ ChíMinh trong tình hình mới [121] đã trình bày có hệ thống việc vận dụng vàphát triển sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chi Minh hơn 30 năm qua Cụ thé,

tác giả tập trung phân tích các nguyên tắc ứng xử Hồ Chí Minh trong quan hệquốc tế như: thực hiện ngoại giao độc lập, tự chủ, đặt lợi ích quốc gia dân tộclên trên hết; thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt trong quanhệ với các nước lớn; phương châm ngoại giao thêm bạn bớt thù, dĩ bất biến

ứng vạn biến, ngoại giao phải có thực lực Từ thực tiễn vận động của quan

hệ quốc tế, tác giả cho rằng ngoại giao Việt Nam cần tiếp tục vận dụng vàphát triển tư tưởng, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới.

Đường lối ngoại giao phải hướng tới giữ vững mục tiêu chiến lược hòa bình,

độc lập, tự do, hạnh phúc; vận dụng tư tưởng, nghệ thuật ngoại giao “ngũ tri”

của Hồ Chí Minh, ngoại giao Việt Nam phải nhận thức khách quan, khoa họcvề sự vận động mới trong quan hệ quốc tế hiện nay để xây dựng chiến lượcngoại giao phù hợp Đặc biệt, quán triệt mục tiêu đối ngoại của Hồ Chí Minh

tác giả cho rằng ngoại giao Việt Nam cần thấm nhuan quan điểm: chủ quyềnbiển, đảo là lợi ích quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm trong giải

quyết các tranh chấp về biên, đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay.

Tác giả Dinh Xuân Lý trong bài viết Van dụng phương châm “Di bat

biến, ung vạn biến ” của Chủ tịch Hồ Chi Minh trong đấu tranh bảo vệ chủ

quyên vùng biển Việt Nam hiện nay [100] đi sâu phân tích, làm rõ sự vậndụng phương châm ngoại giao Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ chủquyền quốc gia, biển đảo; Dang, Nhà nước Việt Nam đã quán triệt quan điểm

23

Trang 28

mang tính nguyên tắc: “Chủ quyền vùng biển Việt Nam, là chủ quyền quốcgia Việt Nam trên bién - là lợi ích quốc gia thiêng liêng, bat khả xâm phạm, là

cái bat biến; dé dau tranh bảo vệ lợi ích thiêng liêng đó, phải linh hoạt - ứng

van bién” [tr 22] Tac gia khang định, hiện nay trong sự nghiệp xây dựng va

bảo vệ Tổ quốc việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu sắc quan điểm dĩ bất biến ứngvạn biến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm sáng tỏ những vấn đề thuộc nguyêntắc phương pháp luận giúp Việt Nam bình tĩnh, quan sát tình hình và có

những giải pháp đúng đắn, kịp thời nhằm xử lý các xung đột thông qua hòabình dé giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thé quốc gia.

Cuốn Tw tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác quốc tế va vận dụng trongcông cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay của tác giả Đặng Văn Thái [117] bàn

về những quan điểm cơ bản về hợp tác quốc tế của Hồ Chí Minh, trong đó tưtưởng độc lập, tự chủ trong mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế của Hồ Chí

Minh thống nhất và gan liền với tư tưởng chủ động, tích cực, “tự lực cánh

sinh”; đưa ra những nguyên tắc trong hợp tác quốc tế phải giữ vững nguyên

tắc bình đăng và hai bên cùng có lợi; các nước phải tôn trọng độc lập, chủquyền và lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp nộibộ của nhau Từ những vấn đề lý luận, trên cơ sở nhận định tình hình hiệnnay, cuốn sách cũng đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh

tranh của Việt Nam và đề xuất vấn đề xây dựng hành lang pháp lý về hợp tácquốc tế dựa trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản mà Hồ Chi Minh đã chỉ đạo

Trang 29

một cách hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên

quan và đã ký được các hiệp định chính thức; gia nhập ASEAN và tham giatích cực các tô chức kinh tế quốc tế; thành công trong việc thực hiện chủtrương đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; thu hút được nhiều đầutư nước ngoài, mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ và kỹ thuậtquản lý Về hạn chế, tác giả cho rằng, trong quan hệ với các nước, nhất là cácnước lớn, còn bị động; vẫn chưa hình thành một kế hoạch tổng thể và dài hạn

về hội nhập quốc tế và lộ trình hợp lý cho việc thực hiện cam kết; vị trí trêntrường quốc tế chưa ngang tầm với tiềm năng và thực lực đất nước; chưa cógiải pháp đồng bộ, hữu hiệu dé hạn chế các tác động tiêu cực trong quá trìnhđây mạnh hội nhập quốc tế; đội ngũ cán bộ đối ngoại nhìn chung chưa đáp

ứng được yêu cầu ngoại giao; sự phối hợp giữa thông tin đối nội và đối ngoạichưa đồng bộ, ăn khớp.

Bàn về vận dụng phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh trong bối cảnh

hiện nay, tác giả Nguyễn Thị Minh Thùy trong cuốn Vận dung phương phápngoại giao Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiệnnay [122] đã trình bay hệ thống các phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh; sựvận dụng sáng tạo phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh của Đảng cộng sảnViệt Nam trong việc hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại; đánh giánhững thành tựu, kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đường lối, chính sách

ngoại giao của Đảng Từ đó, phân tích xu hướng vận động, diễn biến mới củakhu vực và thế giới tác động đến đường lối đối ngoại của Đảng; đề xuất mộtsố giải pháp tiếp tục vận dụng sáng tạo phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minhnhư: vận dụng phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh trong việc nắm bắt tình

hình trong nước và thế giới; thực hiện công tác dự báo, vận dụng trong xây

dựng chiên lược ngoại giao, mở rộng hội nhập quôc tê, bảo vệ lãnh thô và giải

25

Trang 30

quyết các tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông, vận dụng trong nâng cao

hiệu quả hoạt động ngoại giao

Những nghiên cứu nêu trên đã làm rõ sự vận dụng các quan điểm,

nguyên tắc, phương pháp, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh trong thời kỳ

đổi mới Đồng thời, chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong quá trình vậndụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới Tuy nhiên, các công

trình chưa đi sâu nghiên cứu vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh với

từng nước lớn trong tình hình hiện nay.

1.2 Khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đề tài và những vấnđề sẽ được giải quyết trong luận án

1.2.1 Khái quát tình hình nghiên cứu liên quan dé tài

Về cách tiếp cận, các công trình đã công bồ tiếp cận tư tưởng ngoại giao

Hồ Chí Minh và vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh dưới những góc độ

khác nhau: Sử học, chính trị học, quan hệ quốc tẾ, với phương pháp nghiêncứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp lịch sử, lôgic, so sánh, tổng hop

trình bày, phân tích các nội dung cơ bản trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh,đúc rút bài học về vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.

Về nội dung, các công trình nghiên cứu đã góp phan làm rõ mục tiêu,phương pháp, nguyên tắc, phong cách, nghệ thuật ngoại giao của Hồ ChíMinh Đồng thời, khăng định những đóng góp của Người đối với nền ngoại

giao Việt Nam hiện đại.

Các công trình nghiên cứu đã đề cập hoạt động ngoại giao của ViệtNam với các nước lớn trong từng thời kỳ lịch sử gắn liền với các hoạt độngngoại giao của Hồ Chí Minh từ năm 1945 đến năm 1969.

Các công trình nghiên cứu vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minhđã bước đầu làm rõ những thành tựu và hạn chế trong việc vận dụng tư tưởng

ngoại giao Hồ Chi Minh; một sô công trình nghiên cứu đã nêu một sô vân đê

26

Trang 31

đặt ra trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước trước những diễnbiến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới.

Kết quả nghiên cứu trên là nguồn tài liệu quan trọng giúp nghiên cứu sinh cócái nhìn toàn diện về các sự kiện liên quan đến nội dung tư tưởng ngoại giao Hồ

Chí Minh và ngoại giao Hồ Chí Minh với các nước lớn.

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu

chuyên sâu hệ thống tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư

tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong quan hệ Việt Nam với các nước lớntrước những diễn biến mới của tình hình khu vực và quốc tế Do đó, việcnghiên cứu vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong quan hệ ViệtNam với các nước lớn góp phần bé sung những “khoảng trống” từ các công

trình nghiên cứu đi trước.

1.2.2 Những vấn dé sẽ được giải quyết trong luận án

Về tiếp cận nghiên cứu:

Luận án tiếp cận nghiên cứu tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận

dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh dưới góc độ Chính trị học, Hồ ChiMinh học dé làm rõ những quan điểm cơ bản trong tư tưởng ngoại giao Hồ ChíMinh và sự vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh với các nước lớn.

Vẻ phương pháp nghiên cứu:

Luận án được thực hiện băng phương pháp đặc trưng của chính trị học

là phương pháp logic với phương pháp lịch sử và kết hợp các phương phápliên ngành khác dé phân tích, luận giải nội dung quan điểm ngoai giao H6 Chi

Minh và đánh giá thực trạng quan hệ của Việt Nam với các nước lớn thời ky

đôi mới.

Về nội dung:

Luận án tập trung thực hiện các van đề dưới đây:

27

Trang 32

Thứ nhất, phân tích, luận giải nội dung cơ bản tư tưởng ngoại giao HồChí Minh và giá trị của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.

Thứ hai, làm rõ chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, đánh giá

khách quan thực trạng quan hệ Việt Nam với các nước lớn giai đoạn (1986

-2019) những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, từ đó xác định những vấn đề

đặt ra trong quan hệ Việt Nam với các nước lớn.

Thứ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục vận dụng tư tưởng

ngoại giao Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả quan hệ Việt Nam với các

nước lớn trong thời gian tới.

Tiểu kết chương 1

Việc khảo cứu những công trình nghiên cứu của tác giả trong và ngoàinước liên quan đến tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, quan hệ Việt Nam vớicác nước lớn và sự vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong quan hệViệt Nam với các nước lớn thời kỳ đôi mới, cho thấy:

Các công trình đã công bố đề cập những nội dung cơ bản của tư tưởngngoại giao Hồ Chí Minh, phương châm, phương pháp, nghệ thuật ngoại giaoHồ Chí Minh dưới những góc độ tiếp cận khác nhau va đạt được những kếtquả có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn Đây là nguồn tài liệu tham khảo

quý cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án.

Từ việc khảo cứu, đánh giá các vấn đề liên quan dé tài luận án đã đượcgiải quyết trong tổng quan làm rõ những vấn đề mà luận án phải tập trung

nghiên cứu như: làm sáng tỏ hơn nội dung và giá trị các quan điểm và giá trị

cua ngoai giao Hồ Chí Minh; đánh giá thực trạng chủ trương và thực tiễn

quan hệ Việt Nam với các nước lớn từ năm 1986 đến năm 2019 Trên cơ sở

đó, đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục vận dụng tư tưởng ngoại giao

Hồ Chí Minh trong quan hệ với các nước lớn thời gian tới.

28

Trang 33

Chương 2

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE NGOẠI GIAO VÀ NOI DUNG

TU TUONG NGOAI GIAO HO CHi MINH

2.1 Một số van dé lý luận về ngoại giao

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

- Ngoại giao

Từ “Ngoại giao” trong tiếng Anh là “Diplomacy”, có nguồn gốc từ

tiếng Hy Lap “diploma”, được dùng dé chỉ việc bảo quản các tư liệu và công

văn chính thức, chủ yếu là các điều ước quốc tế Đến năm 1796, nhà Triết họcngười Anh Edmund Burke đã sử dung cụm từ “double diplomacy” dé phảnánh chính sách ngoại giao nước đôi của Pháp trong chiến tranh vớiNapôlêông, ké từ đó thuật ngữ “diplomacy” được sử dụng rộng rãi gắn liền

với chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia, liên quan đến chính trị quốc tế.

Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm “ngoại giao”,

có thê khái quát thành một số nhóm như sau:

Quan điểm ngoại giao là quan hệ quốc tế.

Quan điểm của nhà nghiên cứu Robert J Moore cho rằng “Ngoại giaolà nghệ thuật tiến hành cái có thé bên ngoài phạm vi địa phương của mình”

hoặc nghệ thuật của nhà ngoại giao” [139, tr 15] Ngoai ra còn có quan niệm

ngoại giao là một nghệ thuật tiến hành trong đàm phán, thương lượng giữanhững người đại diện cho một nhóm hay một quốc gia.

29

Trang 34

“Nói đến ngoại giao là nói đến những hoạt động của một quốc gia vềmặt quan hệ quốc tế, về những vấn đề có quan hệ đến các nước trên thế giới.

Hoạt động đó gan với mục tiêu chính tri của từng thời ky lịch sử, gan VỚI

những đối tượng khác nhau, từ đó chiến lược, sách lược, phương thức,

phương pháp cũng luôn luôn thay đổi” [70, tr 26]; ngoại giao “là việc thựchiện các mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền thông qua liên lạc,

thương lượng, gây ảnh hưởng cũng như điều chỉnh những khác biệt” [153].

Như vậy, ở nhóm quan điểm này, ngoại giao được hiểu như một loạihình quan hệ quốc tế, là vấn đề sách lược, phương pháp, nghệ thuật trongngoại giao, là công cụ liên lạc trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau.

Quan điểm ngoại giao gắn chặt với lợi ích.

Nhóm quan điểm này tập trung nhấn mạnh tới nhiệm vụ của ngoại giaonhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mỗi quốc gia Đại diện tiêu biểucho quan điểm ngoại giao gắn chặt với lợi ích quốc gia, tác giả V.A.Dôrin ởLiên Xô cũ cho rằng: “Ngoại giao là hoạt động của các cơ quan quan hệ đối

ngoại và của các đại diện quốc gia dé thực hiện các nhiệm vụ chính trị đốingoại của quốc gia do quyên lợi của các giai cấp thống trị quyết định, và bảovệ bằng phương pháp hòa bình những quyền hạn và lợi ích của quốc gia ở

nước ngoài” [127, tr 5].

Theo từ điển Politics and Government, ngoại giao “là sự điều hành lợiích của một đất nước đối với đất nước khác” [144, tr 73] Quan điểm này xéttong thé thì ngoại giao vẫn phải phục vụ lợi ích quốc gia.

Ở Việt Nam, Từ điển Tiếng Việt viết “Ngoại giao là sự giao thiệp vớinước ngoài để bảo vệ quyền lợi của quốc gia minh và dé góp phan giải quyết

những van dé chung” [131, tr 683] Có tác giả đã đưa ra quan điểm cho rằng“Ngoại giao là quá trình chính trị trong đó các thực thê chính trị, nhất làquốc gia thiết lập và duy trì các quan hệ với nhau, nhằm thực hiện những

30

Trang 35

chính sách và lợi ích của mình có liên quan tới môi trường quốc tế” [104, tr.

164]; có quan niệm coi ngoại giao là hoạt động của Nhà nước: “ngoại giao là

hoạt động chính thức của nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao là

công cụ quan trọng nhất, công cụ hòa bình thực hiện chính sách hòa bìnhcủa quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính sách đối ngoại củaquốc gia; là tất cả các cơ quan chuyên trách về quan hệ đối ngoại ở Trungương cũng như ở nước ngoài và những cán bộ làm công tác ngoại giao nhà

nước” [122, tr 15].

Như vậy, các quan điểm ở nhóm nay đã đề cập một số nội dung liênquan đến ngoại giao, song cách thức để đạt được mục tiêu ngoại giao chưađược đề cập rõ nét.

Quan điểm ngoại giao gắn chặt với hòa bình.

Một số nhà nghiên cứu cho răng hòa bình và cách thức hòa bình là yếu

tố quan trọng trong hoạt động ngoại giao giữa các quốc gia Tác giả HaroldNicolson đưa ra quan điểm “ngoại giao là việc điều hành mối quan hệ bang

đàm phán giữa các quốc gia độc lập” [139] Đàm phán chính là đặc trưng

riêng phải có trong hoạt động ngoại giao Theo tác gia Aaron thì “ngoại giao

là mọi phương pháp hành vi hòa bình trong xử lý quan hệ giữa các quốc gia”

[132, tr 64].

Khi đề cập đến yếu tố hòa bình trong nén chính trị thé giới, một số tácgiả còn chỉ rõ “đàm phán” là cách thức quan trọng trong ngoại giao, là côngcụ đắc lực dé đạt được hòa bình: “Ngoại giao là một nghệ thuật của những

khả năng, mang tính tong hợp; đó là những hoạt động chính thức của các cơ

quan làm công tác đối ngoại, và đại diện có thâm quyền thực hiện các nhiệm

vụ, chính sách đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của quốc gia,của các cơ quan, tô chức và công dân nước mình, góp phan giải quyết các vanđề băng đàm phán hòa bình” [17, tr 204].

31

Trang 36

Trong giáo trình M6ét số vấn dé cơ bản về nghiệp vụ ngoại giao, Viện

Quan hệ quốc tế đưa ra định nghĩa: “Ngoại giao là một khoa học mang tính

tổng hợp, một nghệ thuật của những khả năng, là hoạt động của các cơ quan

làm công tác đối ngoại và các đại điện có thâm quyền làm công tác đối ngoại,

nhằm thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích,

quyền hạn của quốc gia, dân tộc ở trong nước và trên thé giới, góp phan giải

quyết các vấn đề quốc tế chung, bằng con đường đàm phán và các hình thức

hòa bình khác” [130, tr 19-20].

Như vậy, các nghiên cứu trong nước và ngoài nước đã đưa ra địnhnghĩa về ngoại giao dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau Một số định nghĩa

coi tính nghệ thuật như một đặc tính cơ bản của ngoại giao Một số định nghĩa

không phân biệt rõ giữa ngoại giao với đối ngoại Cũng có định nghĩa nhấn

mạnh ngoại giao là công cụ thuần túy Tuy nhiên, có thé thay một điểm chung

đó là: coi ngoại giao là hoạt động của một quốc gia hướng tới mục tiêu đàm

phán giải quyết các xung đột hoặc thực hiện các hoạt động hợp tác, nhằm bảovệ lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc.

Trong luận án này, tác giả quan niệm: Ngoại giao là hoạt động hiệnthực hóa chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng cam quyền và Nhà nước

nhằm bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của quốc gia; là nghệ thuật đàm phán

để giải quyết các van dé giữa các nước và các van dé quan hệ quốc tế bằngbiện pháp hòa bình.

Ngoại giao là “chiếc chìa khóa” thông qua đó quốc gia có thể mở cánh

cửa dé “tầm ảnh hưởng”, “vi thế” quốc gia thé hiện ra với bên ngoài Đồngthời, ngoại giao có vai trò điều hoà, cân bằng các lợi ích quốc gia, bảo đảm

trật tự thế giới.

- Tư tưởng đối ngoại Hồ Chi Minh

Có ý kiến cho răng: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại là một hệ

thong quan điêm vê các vân đê quôc tê; vê chiên lược, sách lược cách mang

32

Trang 37

trên mặt trận đối ngoại trong quan hệ của Việt Nam với thế giới” [94, tr 341] Quan điểm này thê hiện rõ các đặc điểm cụ thê của đối ngoại thông qua

340-chiến lược, sách lược đối ngoại Ngoài ra, tác giả cũng khang dinh tu tuong

đối ngoại Hồ Chí Minh bao gồm các vấn đề về mục tiêu, phương châm,phương pháp đối ngoại và nghệ thuật đấu tranh ngoại giao Từ đó có thé thay,tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh là nền tảng của đường lối đối ngoại, là tài

sản tinh thần quý báu mà Người dé lại cho Đảng va dân tộc Việt Nam trong

quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cũng có quan điểm cho rằng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại làmột bộ phận hợp thành tư tưởng chính tri, tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh,bao gồm hệ thống các quan điểm, nhận thức, nghệ thuật của Hồ Chí Minh

được thể hiện trong hoạt động lý luận và thực tiễn quan hệ quốc tế.

Ngoài ra, có định nghĩa “Tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh là hệ thốngquan điểm về các vấn đề quốc tế; về chiến lược, sách lược ngoại giao của ViệtNam trong quan hệ với thế giới, được thể hiện qua các nội dung cơ bản: quan

niệm về quốc tế và quan hệ chính trị quốc tế; về mục tiêu đối ngoai; vé taphợp lực lượng trong quan hệ quốc tế; về phương châm đối ngoại, phươngpháp và nghệ thuật ngoại giao ” Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa đốingoại và ngoại giao, có ý kiến cho rằng: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại

là vấn đề lớn, thuộc về hệ thống những quan điểm của cách mạng Việt Namvề quan hệ quốc tế Khi nói về ngoại giao Hồ Chí Minh thì đây là khái niệmdùng dé chỉ nghệ thuật giao tiếp, nghệ thuật ứng xử, phong cách của Hồ Chí

Minh trong các bối cảnh, tình huống cụ thé với bên ngoài, dé thực hiện hiệu

quả mục tiêu đối ngoại” [97, tr 57].

Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau về tư tưởng đối ngoại Hồ Chí

Minh, nhưng các tác giả đều cơ bản thống nhất khái niệm tư tưởng đối ngoạiH6 Chi Minh là hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ quốc té,

33

Trang 38

về đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam; là một bộ phậnquan trọng không thé thiếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Như vậy, có thể khái quát: Tir tng doi ngoại Hồ Chí Minh là một bộphận hữu cơ của đường lối cách mạng Việt Nam, là hệ thong quan điểm về

các van dé quoc té, vé quan hé đối ngoại của Việt Nam, định hướng cho hoạtđộng ngoại giao của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với các nước và cáctổ chức quốc tế.

- Tư tưởng ngoại giao Hô Chí Minh

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra định nghĩa kháiniệm ngoại giao Hồ Chí Minh.

Có tác giả cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao “là hệ thống

các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về khoa học quan hệ quốc tế, đường

lối đối ngoại, chính sách ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta, kết quả sự vận

dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lê nin và khoa học quốc tế vào điều kiện Việt

Nam” [17, tr 16] Ý kiến khác cho răng: tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh “là

hệ thống các quan điểm về đường lối chiến lược và sách lược (bao gồm mụctiêu, đối tượng, lực lượng, tổ chức và phương pháp) đối với các vấn đề quốctế và quan hệ quốc tế, các chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao củaĐảng và Nhà nước ta, là một bộ phận hữu cơ của tư tưởng Hồ Chí Minh về

đường lối cách mạng Việt Nam” [92, tr 133] Có thé hiểu tư tưởng ngoại giao

Hồ Chí Minh là cơ sở quan trọng hình thành và phát triển đường lối, chính

sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam đồng thời là định hướng quan

trọng cho đối ngoại Việt Nam.

Cũng có quan niệm rộng hơn về tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh: “Toàn

bộ những tư tưởng của Hồ Chí Minh về hoạt động ngoại giao, như biết đánh giádự báo tình hình, nắm bắt thời cơ tô chức lực lượng, nhận rõ bạn thù, tranh thủđồng minh, cô lập kẻ thù chủ yếu, kiên định về nguyên tắc, linh hoạt về sách

34

Trang 39

lược, biết thang từng bước để tiến tới thắng lợi hoàn toàn, độc lập tự chủ gan liềnvới đoàn kết quốc tế, là di sản quý báu đối với chúng ta trong hoạt động ngoại

giao dé phục vụ nhiệm vu xây dựng va bao vệ Tổ quốc” [92, tr 132].

Các khái niệm này với cách biểu đạt khác nhau nhưng về cơ bản đềukhẳng định tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh thể hiện qua mục tiêu, đối tượng,

lực lượng, tổ chức và phương pháp trong xử lý các van đề quốc tế, trong hoạch

định chính sách đối ngoại, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạch định và xử lýcác van đề bên ngoài quốc gia Việt Nam.

Tham khảo những cách tiếp cận trên, nghiên cứu sinh quan niệm: Tvtưởng ngoại giao Hồ Chi Minh là hệ thống quan điểm của Hồ Chi Minh vềmục tiêu, doi tượng, lực lượng, phương châm, phương pháp và nghệ thuật

ngoại giao trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thể giới.

Nghiên cứu về khái niệm ngoại giao cần thấy rõ giữa đối ngoại và

ngoại giao có mối quan hệ biện chứng, vừa có khác biệt vừa thống nhất với

nhau Mặt thống nhất thé hiện ở chỗ ngoại giao và đôi ngoại cùng đồng thời

ton tại trong tổng thé phương hướng, hoạt động với bên ngoài Mặt khác biệtthể hiện ở chỗ đối ngoại được cụ thể hóa băng các chiến lược, sách lược ngoại

giao và được hiện thực hóa thông qua hoạt động ngoại giao; còn ngoại giao làcông cụ, phương tiện dé thực hiện mục tiêu đối ngoại.

Đối ngoại và ngoại giao là lĩnh vực nghiên cứu rộng, các nhà nghiên

cứu có nhiều cách hiểu khác nhau và sử dụng khái niệm “đối ngoại” hay“ngoại giao” cũng khá phong phú Dưới góc độ Chính trị học, luận án nghiêncứu tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh nhằm vận dụng vào quan hệ của ViệtNam với các nước lớn hiện nay.

- Quan niệm về nước lớn:

Có ý kiến cho rằng: “Nước lớn là một số cường quốc chủ yếu của thếgiới đương đại” [114, tr 14] Từ điển Tiếng Việt coi Cường quốc là nước

35

Trang 40

mạnh có vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế Liên quan đến khái niệmnước lớn còn có khái niệm “Siêu cường”: Siêu cường là nước lớn và rất mạnhvề chính trị quân sự, kinh tế vượt trội hơn các nước khác Khái niệm nước lớncó nội hàm hẹp hơn khái niệm cường quốc và cường quốc lại hẹp hơn khái

niệm siêu cường, bởi lẽ, trong thực tế, không phải cường quốc nào cũng lànước lớn và không phải nước lớn nào cũng là siêu cường.

Nước lớn là một hiện tượng lịch sử vì vậy phải có quan điểm tông hợp,

toàn diện trong nhận diện các nước lớn, phải đặt trong bối cảnh cụ thể tình hìnhthé giới, khu vực và trong tổng thé các yếu tố tạo thành nước lớn dé nhận diệntừng nước Xác định nước lớn cần căn cứ vào các dấu hiệu sau: quy mô lãnhthổ, dân số; thực lực sức mạnh kinh tế, khoa học, công nghệ, quân sự ; chiến

lược của các nước lớn; vị thế, tầm ảnh hưởng quốc tế và vai trò của các nướclớn trong khu vực và quốc tế; khả năng chi phối “bàn cờ chính trị” thế giới.

Nước lớn có thể chia ra làm hai loại: 1) những nước lớn có ảnh hưởng

đến tình hình chính trị - an ninh thế giới gọi là cường quốc thế giới 2) một sốnước lớn có ảnh hưởng đến một khu vực gọi là cường quốc khu vực Trong đó,

giới nghiên cứu quốc tế cho rằng Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất trên thế giới.

Hiện nay chưa có một định nghĩa chung nào về nước lớn và nhữngquốc gia nao là nước lớn Tuy nhiên, dựa trên các dau hiệu nhận biết có quan

điểm cho răng: Nước lớn là quốc gia có quy mô lãnh thổ và dân số lớn; có

thực lực kinh tế, khoa học và công nghệ, quân sự vượt trội; có chiến lược thểhiện vai trò nước lớn và vi tri quan trọng trong các tô chức, thiết chế khu vực,

thế giới; có khả năng tạo ảnh hưởng, chỉ phối và định hình chính sách và hànhvi của các quốc gia khác trên thế giới cũng như chi phối sự vận động của hệ

thống quan hệ quốc tế, của các xu thế quốc tế và việc giải quyết các vấn đềmang tính toàn cầu [24].

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN