1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Chính trị học: Vấn đề nhà nước thế tục ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo

194 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề nhà nước thế tục ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo
Tác giả Vũ Thị Minh Thắng
Người hướng dẫn GS.TS. Đỗ Quang Hưng
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 194
Dung lượng 54,23 MB

Nội dung

Bên cạnh việc tập trung xem xét hệ thống văn bản thể hiện đường lối, chínhsách tôn giáo cũng như các sự kiện xã hội học tôn giáo, liên quan đến thực tiễn tôn giáo, mẫu quan sát chính tro

Trang 1

Vũ Thị Minh Thắng

VAN ĐÈ NHÀ NƯỚC THE TỤC Ở VIỆT NAM

TRONG TIEN TRÌNH DOI MỚI DUONG LOI,

CHINH SACH TON GIAO

LUẬN ÁN TIEN SĨ CHÍNH TRI HỌC

Hà Nội - 2021

Trang 2

Vũ Thị Minh Thắng

VAN DE NHÀ NƯỚC THE TỤC Ở VIET NAM TRONG TIEN TRINH DOI MỚI DUONG LOI,

CHINH SACH TON GIAO

Chuyén nganh: Chinh tri hoc

Mã số: 62310201

LUẬN ÁN TIEN SĨ CHÍNH TRI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS Đỗ Quang Hưng

XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SUA THEO QUYẾT NGHỊ

CUA HỘI DONG ĐÁNH GIÁ LUẬN AN

Chủ tịch hội đồng đánh giá Người hướng dẫn khoa học

Luận án Tiên sĩ

PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân GS.TS Dé Quang Hưng

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sô liệu

trong luận án có nguôn gôc rõ ràng và trung thực Những kêt luận khoa học của luận

án chưa từng được công bô trên bât cứ công trình nào khác.

Tác giả

Vũ Thị Minh Thắng

Trang 4

1 Lý do chọn đề tài - 2c 5c Se+2EEESEE2E122157171121121111111211211 1111.211 1xExcre 6

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 5S 2< S2 * + E+EESrErreerrersrrrrerree 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨu - 2 2 £+E+SE+EE+EE+EE2E£EEEerkerkerxersrrx 8

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên CỨU - 55s + +*Essersexeereserrss 9 b9 0834000 0ì 00 n 10

6 Cấu trúc của luận án - 2 ++++EE2EE2EEEEEEEEE2E12217171121121171 11.21 EtxeE 10

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

DEN DE TÀI LUẬN AN s < se se ©ss£EssErsetxeeEssersetrserksereserserssersee 11

1.1 Tình hình nghiên cứu về thé tục trên thé giới ¿2-2 s2 +2 ++£z+szxze: 12

1.1.1 Một số van dé lý luận chung về chủ nghĩa thé tục, tinh thé tục,

thé tục hóa và Nhà nước thé tc ccc- St Set TS EEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEErrrrrrrree 13

1.1.2 Vấn đề luật pháp tôn giáo -+©-¿ + ©+++E£+E£EE£EEeEEtEEEEkerkerrrrrerrsee 271.1.3 Một số chủ điểm nghiên cứu khác (trường hợp Trung Quốc) - 301.2 Đổi mới đường lối chính sách tôn giáo và van đề thế tục ở Việt Nam 33

1.2.1 Tình hình tôn giáo và quan hệ chính trị-tôn giáo ở Việt Nam 33

1.2.2 Tiến trình đường lỗi, chính sách tôn giáo và luật pháp tôn giáo

Ở VIỆT NGM << 2010301010010 KĐT ng 0 ky 39

1.3 Những van dé cần tiếp tục nghiên cứu của luận án 2z z sec: 45

LBD NAG XEt CRUG an eee.e 45

1.3.2 Những van dé luận án tiếp tục HghiÊH CỨI cĂằccviiiseeeerseeeerres 47

Trang 5

Chương 2 NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VÀ BOI CANH DOI MỚI

DUONG LOI, CHÍNH SÁCH TON GIÁO Ở VIỆT NAM 48

2.1 Khuôn khổ lý thuyết và khái niệm công cụ -2¿- 5¿©2+2z+vcxesrxrsrea 48

2.1.1 Khung lý thuyết nghiên cứu chủ YẾN -. ©-2©22 ++ccc£cc+c+Eterxerrerrseei 482.1.2 Một số khái niệm CONG CU PEPPPPRREh aAA 502.2 Truyền thong và di San ccccceccsssessessesssessessessessessessusssessessussuessessessessusssecsesseesseess 53

2.2.1 Tôn giáo và quan hệ tôn giáo-chính trị ở Việt Nam trước 1945 53

2.2.2 Quan hệ Nhà nước và tôn giáo ở Việt Nam từ 1945 đến trước Đổi mới 572.2.3 Một mô hình Nhà nước thé tục bat đầu thành hình - - 67

2.3 Các thách thức từ đổi mới và toàn cầu hóa - Quan điểm và kinh nghiệm

của Dang và Nhà nước Việt NaIm G1211 12119111 119111111 ng ng re 68

2.4 Đối mới đường lối, chính sách tôn giáo của Dang và Nhà nước 73

2.4.1 Tiến trình đường lối tôn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam 752.4.2 Diễn tiến chính sách tôn giáo của Nhà HƯỚC à cà ằằcsccssevsseexees 54

Tiểu kết Cuong 2 vrcscessssssessesssessessesssssvessesssesssssessssssessssssssssssssssassssssucsssssssssesseeseeass 91Chuong 3 THUC TAI TON GIAO VA CAC CHIEU HUONG

VAN 00) 6 93

3.1 Một trường lực tôn Ø1áO IHỚI << E1 E112 E91 ng ng re 93

3.1.1 Các động năng của trường lực tôn giáo Việt Nam hậu đổi mới 933.1.2 Bức kham tôn giáo Việt Nam - tinh da dạng và đà biến chuyển 99

3.1.3 Bién động địa-tôn giáo: trường hop tôn giáo của người dân tộc

thiểu số và vấn đê “Ba Tiây” - -ceSc St EEEEEEEEEE1E11111211211111111211.1.11 1111k 106

3.1.4 Hiện tượng “tôn giáo mới” và hiểm họa từ “chủ nghĩa bản địa

xuyên quốc PP 1133.2 Sự tham gia của các tôn giáo vào đời sống xã hội -2- 2 se: 119

3.2.1 Sự dé cao tinh thân “đồng hành cùng dân tộc ” -s-escec+xesse+ 119

3.2.2 Yêu câu và đòi hỏi của các tổ chức tôn giáo 5c s+cs+ce+csxesseẻ 130

Tiểu kết CHØïgg 3 veecsessecssessessesssessessessssssessessscssessessssssesscesesssssscsscsseeassssesseeseeaeessees 141

Trang 6

Chương 4 HƯỚNG TỚI MỘT NHÀ NƯỚC THE TỤC VIỆT NAM

KHÔNG NGUNG DOI MỚI VÀ HOÀN THIỆN . -sc-s se 142

4.1 Khuôn khổ nhận dạng van đề Nhà nước thé tục Việt Nam 1434.2 Tiến trình hoàn thiện Nha nước thé tục ở Việt Nam -s:-: 1504.3 Vai trò của các chủ thỂ -¿-s- 5: tt St SESEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEESEEEEEESErrkrkerrer 154Tiểu kết Chương 4 escccsscssessvesssessssssesssesssessscssssssesssesssessessscsssssssssuesasesssesnesssessseeneess 159

00090000757 161DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ

LIÊN QUAN DEN LUẬN AN s-2css©cse©sseEssersetrserssersserserssere 165

TÀI LIEU THAM KHẢO -°- << S2 se se ss£Eszexssessersserssessee 166

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

(Association of South East Asian Nations)

FULRO: Front Unifié pour la Libération des Races Opprimées

NGO: Tổ chức phi chính phủ

(Non Governmental Organization)

NRM: Phong trào tôn giáo mới

(New Religious Movements)

ODP: Chương trình ra di có trật tự

(Orderly Departure Program)

PACOM: Ban điều phối viện trợ nhân dân

(thuộc Liên hiệp các tô chức hữu nghị Việt Nam)WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới

(World Trade Organization)

Trang 8

DANH MỤC CAC BANG BIEU

Bang 3.1 Các tôn giáo được Nhà nước chính thức công nhận

H

Al?

Bang 3.2 Các tôn giáo mới “nhập khâu” vào Việt Nam -

Bang 3.3 Hoạt động từ thiện của Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Nam)

Trang 9

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Ở Việt Nam, xét tới quan hệ chính trị-tôn giáo, Nhà nước có đặc điểm là

phi-tôn giáo, mác-xít vô thần Nhà nước không dựa vào bất cứ một phi-tôn giáo nào, đồng

thời đối xử bình đăng với các tôn giáo Nguyên lý chỉ đạo có tính chất bao trùm chomột thái độ như vậy là vì khối đại đoàn kết dân tộc Còn xét cụ thê thì động lực

cũng như chủ đích là nhằm đảm bảo quan hệ hài hòa giữa các tôn giáo với nhau,

một tinh thần đồng thuận giữa các cộng đồng tôn giáo với toàn thể dân tộc, một sự

gắn kết và chia sẻ giá trị dẫn dắt công cuộc phát triển đất nước theo định hướng xã

hội chủ nghĩa Thêm vào đó, trong quan hệ với các tôn giáo, Nhà nước giữ vai trò

bảo hộ pháp lý, tạo điều kiện dé các lực lượng tôn giáo vừa thực hiện các nghĩa vuvừa thụ hưởng quyền lợi chính đáng của họ, cả ở tư cách tín đồ nói riêng lẫn tư cách

công dân nói chung.

Khi so sánh với những địa bàn nghiên cứu khác, sự phân tách thé giới chínhtrị (Nhà nước) và thế giới tôn giáo, hay có thê nói là sự chọn lựa mô hình nhà nướcthế tục, trường hợp Việt Nam cho thấy những sắc thái riêng nhất định Quan niệm

về thé tục ra đời trước hết ở Việt Nam như là phan ứng trước những đòi hỏi từ thực

tiễn của đất nước Ngay từ buổi ban đầu của chế độ mới Việt Nam dân chủ cộnghòa, đưới vai trò lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh va Đảng cộng sản Việt Nam,

Việt Nam đã chọn lựa một mô hình thế tục có tính thực dụng và phù hợp hơn cả,

theo đó tính đa dạng được đề cao Các tôn giáo có ảnh hưởng lớn nằm dưới sự quản

lý trực tiếp của Nhà nước, những tôn giáo còn lại được tôn trọng

Từ 1945 đến khi Đổi mới bắt đầu nửa cuối những năm 1980, có những giaiđoạn lịch sử hay thực tiễn xã hội-chính trị cụ thể mà ở đó quan hệ chính trị-tôn giáotrong hiện thực không hắn đồng nhất với quan hệ lý tưởng và có tính nguyên tắc kếtrên Đã có lúc, tư tưởng vô thần trở nên thái quá khi có sự áp đặt và can thiệp sâuvào các ý thức hệ tôn giáo, và khi một số cộng đồng và tín đồ tôn giáo trở thành đốitượng của sự nghi ngờ từ phía quyền lực nhà nước Thêm vào đó, trường lực tôngiáo [champ religieux, religious field] ở Việt Nam trong bối cảnh đổi mới đã có

những biên động vô cùng lớn, mở ra nhiêu yêu câu va doi hỏi mới từ phía các tôn

Trang 10

giáo, đồng thời đặt ra nhiều thách thức mới đối với quan lý nhà nước Quá trình đổi

mới đường lối, chính sách tôn giáo ở Việt Nam đã đem lại nhiều thành tựu to lớn,

tạo nhiều cơ hội phát triển và biểu đạt cho các tôn giáo trong đời sống quốc gia.Song cũng trong tiễn trình đó, không phải mọi khiếm khuyết, bất cập đều được giảiquyết hoàn toàn và triệt dé Từ phía chủ thé Nhà nước, yêu cầu hoàn thiện khungpháp lý tôn giáo, đây mạnh công tác tôn giáo, nâng cao năng lực xử lý các xung độtliên quan đến tôn giáo tiếp tục là những chủ đề nghị sự quan trọng và cũng lànhững đòi hỏi thực tiễn cần được giải quyết Còn từ phía bản thân các tôn giáo,khách quan hay chủ quan, thiện chí hay thù địch, có không ít các thực tiễn có thểđược viện dẫn như là cớ thích đáng cho những đề nghị hay yêu sách mới của họ,trong đó nồi bật hơn cả là quyền tự do tôn giáo

Tính “nóng” của các vấn đề lại càng gia tăng khi xem xét Việt Nam trongcác logic và động năng của hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa Mối quan hệ giữa Nhànước và các tôn giáo, xét ở một chừng mực nhất định, không còn đơn thuần đóngkhung trong một khuôn khổ chính trị-pháp lý quốc gia nữa Có nhiều yếu tố mớican thiệp vào quá trình tương tác này: khung luật pháp quốc tế, các tổ chức phichính phủ [Non Governmental Organization - NGO] nước ngoài và/hay quốc tế, cácthế lực thù địch và phản động ở nước ngoài Bên cạnh đó, xét ở phương diện nhậnthức và lý luận, nhiều gợi ý tiếp cận mới có tác động không nhỏ tới các giới côngtác tôn giáo, cán bộ lý luận, nhà nghiên cứu: các mô hình thế tục, lý luận về thế tục

và thế tục hóa, chiều kích xuyên quốc gia, quan hệ tôn giáo và phát triển, tác động

của toàn cầu hóa

Từ đó, mô hình Nhà nước thế tục ở Việt Nam trở thành không chỉ là một câuhỏi mang tính vật chất và kỹ thuật, hiểu theo nghĩa là tập hợp các vấn đề thực tiễncần được giải quyết, mà còn là một đòi hỏi lý luận Vì thế, chúng tôi quyết định

chọn đề tài luận án là “Vấn đề nhà nước thé tục ở Việt Nam trong tiến trình đổi mớiđường li, chính sách tôn giáo”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Như tên đề tài phản ánh, luận án quan tâm làm rõ mô hình Nhà nước thế tụcđược triển khai ở Việt Nam trong logic vận động của tiến trình đổi mới đường lối,

chính sách tôn giáo.

Trang 11

Từ xác định mục đích như vậy, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể bao gồm:

- Tổng hợp phân tích lý thuyết về thế tục, nhà nước thế tục, quan hệ chính

trị-tôn giáo.

- Đề xuất diễn giải về trường lực tôn giáo Việt Nam hiện đại, hiện trạng và

xu hướng vận động của các lực lượng tôn giáo theo tinh thần tôn giáo được xem xét

từ phương diện thực tiễn xã hội-chính trị, như là một lực lượng xã hội.

- Xem xét quá trình vận động đường lối, chính sách tôn giáo ở Việt Nam, đặcbiệt ké từ khi sự nghiệp đổi mới đất nước được bat đầu, làm rõ các nội dung nòng

cốt và các mốc điểm có tính chất bước ngoặt của diễn tiến này

- Lam sáng to van dé nhà nước thế tục ở Việt Nam, cả ở chiều cạnh lý luậncũng như thực tiễn và qua đó có thé rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn Việt Nam

Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu được dé ra như trên, quá trình triểnkhai nghiên cứu cụ thê của chúng tôi được dẫn dắt bởi các đặt vẫn đề mang tính giảthuyết chính sau:

- Trường lực tôn giáo Việt Nam hiện đại biểu hiện vô cùng sinh động và

phức tạp, vừa phản ánh nhiều chiều hướng vận động mang tính phổ quát dưới tác

động của mở cửa và toàn cầu hóa, song đồng thời cũng cho thấy những đặc thù của

riêng Việt Nam, do bối cảnh cụ thé của đất nước, từ các phương diện lịch sử, chính

trị-xã hội va văn hóa.

- Quá trình vận động đường lối, chính sách tôn giáo ở Việt Nam, đặc biệt từ

khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới, không ngừng phải đối mặt nhiều thách thức song có

thể nói là diễn ra theo chiều hướng ngày càng chủ động, tích cực và hoàn bị; mô

hình Nhà nước thé tục Việt Nam hiện đại với các đặc trưng đa nguyên, dân chủ, hài

hòa, đồng thuận và hợp tác vừa giúp dam bảo được sự ôn định và phát triển xã hội

nói chung, đồng thời góp phần tích cực củng cố sức mạnh và tính chính đáng của

vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Vấn đề nhà nước thế tục ở Việt Nam hiện nay, đối tượng nghiên cứu của

luận án, được xem xét đồng thời ở nhiều chiều cạnh: vấn đề lý luận, mô hình lý

tưởng và mô hình hiện thực đang trong diễn tiễn vận động theo nhịp của tiến trình

đôi mới đường lôi, chính sách tôn giáo.

Trang 12

Về phạm vi nghiên cứu, thời gian được xác định từ Đổi mới (1986), haychính xác hơn là từ khi có Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về công táctôn giáo (1990) đến trước thời điểm thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo (2018); cònkhông gian tập trung vào địa bàn Việt Nam song cũng có tính đến yếu tố bên ngoàilãnh thổ khi xem xét ảnh hưởng của hiện tượng tôn giáo Việt Nam toàn cầu hóa và

tác động của nó tới cảnh quan tôn giáo trong nước.

Bên cạnh việc tập trung xem xét hệ thống văn bản thể hiện đường lối, chínhsách tôn giáo cũng như các sự kiện xã hội học tôn giáo, liên quan đến thực tiễn tôn

giáo, mẫu quan sát chính trong nghiên cứu thực địa phục vụ cho nghiên cứu của

luận án gắn với một số hệ phái Tin lành lớn đã được chính thức công nhận

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ

nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản ViệtNam về tôn giáo, và cụ thé hơn là về công tác tôn giáo

Trong chủ nghĩa Mac-Lénin, tôn giáo được đề cập chủ yếu từ góc độ thế giới

quan triết học và chính trị, đặc biệt là qua lăng kính đấu tranh giai cấp Nhận thức

van dé tôn giáo dựa trên quan điểm duy vật mác-xít về lịch sử, theo đó tôn giáo luôngắn với xã hội hiện thực cụ thé với những cơ cau phức tap được tạo thành tr nhiềuyếu tố và nhiều mối quan hệ có liên quan đến cả đời sống vật chất lẫn tỉnh thần củacon người Trong đó, sản xuất vật chất là quan hệ quan trọng nhất, là cơ sở kháchquan quyết định mọi quan hệ và hiện tượng xã hội bao gồm cả hiện tượng tôn giáo

Bên cạnh nhận thức mang tính khoa học về tôn giáo, nguyên tắc chỉ đạo chocác phương thức ứng xử, giải quyết vấn đề tôn giáo cũng được chủ nghĩa Mác-

Lên đặc biệt coi trọng Với đích hướng lâu dài như Lénin đã từng chỉ rõ là “Giáo

hội và Nhà nước hoàn toàn tách khỏi nhau”, “tôn giáo thật sự trở thành việc tư nhân

đối với Nhà nước”, các nhà mác-xít khẳng định việc giữ thái độ thù địch và đả kích

nhằm vào tôn giáo không phải là một giải pháp phù hợp dé giải quyết van dé tôn

giáo Nguyên tắc chỉ đạo đúng đắn là phải thay đối tồn tại xã hội dé có thé thay đôi

ý thức xã hội Tác động vào tôn giáo, đặc biệt là các thành kiến tôn giáo, không thể

chủ quan duy ý chí theo lỗi cấm đoán, truy hại, mà phải mang tính quá trình và cần

Trang 13

cực kỳ thận trọng Ngoài ra, các nhà lý luận mác-xít còn nhấn mạnh tam quan trọngcủa việc coi trọng quyên tự do tôn giáo theo nguyên tắc đảm bảo an ninh và chủquyền quốc gia, khối đại đoàn kết quốc gia-dân tộc.

Hai phương pháp cơ ban được sử dụng trong luận án là phương pháp logic và

phương pháp lịch sử, nhằm phân tích, đánh giá các vấn đề không chỉ trong bối cảnh

thực tại mà còn cả trong tính lịch sử của chúng Chúng tôi cũng chú ý tới phương pháp phân tích nội dung, đặc biệt khi liên quan tới các văn bản pháp lý và văn kiện

chính trị về tôn giáo Ngoài ra, tiếp cận liên ngành và so sánh cũng được quan tâm

Dù chỉ ở một mức độ khiêm tốn, quá trình nghiên cứu thực hiện luận án đã được hỗtrợ bởi một số phương pháp của xã hội học và nhân học (quan sát tham dự, trò

chuyện nhóm, phỏng vấn) So sánh được thực hiện khi xem xét các mô hình thế tục,

cũng như bối cảnh tôn giáo Việt Nam đương đại và một số địa bàn khác, để từ đólàm rõ hơn chủ đề nghiên cứu chính của luận án là vấn đề nhà nước thế tục ở Việt

Nam hiện nay.

5 Đóng góp của luận án

Luận án góp phần một mặt làm sáng tỏ vấn đề nhà nước thế tục ở Việt Nam,

cả ở chiều cạnh lý luận cũng như thực tiễn; mặt khác đề xuất một mô tả cảnh quantôn giáo Việt Nam đương đại từ quan điểm phân tích chính trị học

Ở một mức độ khiêm tốn hơn, luận án đề xuất một dự báo về vận động tôngido-chinh trị ở Việt Nam trong tương lai gần

6 Cau trúc của luận án

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc

theo 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận ánChương 2: Những van dé lý luận và bối cảnh đổi mới đường lối, chính sách

tôn giáo ở Việt Nam

Chương 3: Thực tại tôn giáo và các chiều hướng vận động

Chương 4: Hướng tới một nhà nước thế tục Việt Nam không ngừng đổi mới

và hoàn thiện.

10

Trang 14

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU

LIEN QUAN DEN DE TÀI LUẬN AN

Với lựa chon đề tài Vấn dé nhà nước thé tục ở Việt Nam trong tiễn trình đổi

mới đường lối, chính sách tôn giáo cho luận án tiễn sĩ chuyên ngành chính trị học,

trong quá trình tìm hiểu các công trình liên quan và thực hiện tong quan điểm luận,chúng tôi tập trung sự chú ý vào các công trình khoa học đã công bồ liên quan ba

chủ điểm lớn, gồm: (1) Van dé thé tục và mô hình Nhà nước thế tục; (2) Tiến trìnhđổi mới đường lối, chính sách tôn giáo ở Việt Nam với trọng tâm chú ý là nhữngthảo luận liên quan đến thế tục và sự lựa chọn mô hình Nhà nước thế tục; và (3)Một số vấn đề về tiếp cận và phương pháp nghiên cứu năm trong khuôn khô các chủđiểm nói trên

Khuôn khổ thời gian, có tính tương đối, là từ Đổi mới 1986 ở Việt Nam, hay

cụ thé hơn là từ đầu những năm 1990 Điều nay phù hợp với xác định của đề tàiluận án song không có nghĩa là trước đó không tồn tại những công trình có liên

quan Điều chúng tôi muốn nhẫn mạnh là, bên cạnh việc suy tư khoa học có thể đặt

van dé va đưa ra các dự báo mang tính đi trước thi mặt khác, phổ biến hơn cả vẫn lànghiên cứu của giới chuyên môn trở nên phong phú, có quan hệ tương tác và thể

hiện tư duy phê phán hơn khi thực tiễn được nghiên cứu, và cụ thể hơn là các đối

tượng nghiên cứu, đã trở nên rõ ràng, rành mạch, trở thành các sự kiện xã hội học,

các quá trình xã hội học không ai có thé phủ nhận

Xét về mặt địa bàn của các công trình nghiên cứu được khảo sát, chúng tôi

cô găng tiếp cận không chi các ấn phẩm đã được công bố ở Việt Nam, chủ yếu làcủa tác giả Việt Nam và về căn ban là có thé tiếp cận thuận lợi, mà còn cả các côngtrình của các tác giả nước ngoài và công bố ngoài Việt Nam Với khu vực thứ hainày, sự thiếu đầy đủ là điều không thể tránh khỏi, vì cả điều kiện địa lý - tham khảotại thư viện của các viện nghiên cứu và viện đại học - cũng như điều kiện tài chính -kinh phí cho nguồn sách báo giấy hoặc trực tuyến

Đối với việc đánh giá các công trình đã được công bố có liên quan đến đềtài, yếu tố nhóm nguôn và dang tài liệu được lưu ý song không phải là trọng tâm

Bởi lẽ các điêm luận ưu tiên trước hết nội dung - tức các vân dé, bao trùm các khía

II

Trang 15

cạnh lý luận, lý thuyết và chủ điểm nghiên cứu chính liên quan đến quan hệ chính

trị-tôn giáo, Nhà nước-Giáo hội nói chung và vấn đề thế tục nói riêng, cũng như

các luận điểm nổi bật trong những nghiên cứu cụ thể về Việt Nam liên quan đến

đề tài luận án

Với phân định như vậy, nhóm nội dung lớn thứ nhất dường như không có

liên hệ trực tiếp với đề tài luận án Sự quan tâm này tuy vậy có ý nghĩa với việcthực hiện luận án của chúng tôi xét từ hai phương diện Thứ nhất, có được một hìnhdung về tình hình nghiên cứu trên thế giới hiện nay, đặc biệt ở phương diện lý luận

và lý thuyết Thứ hai, từ một số nghiên cứu trường hợp, phát hiện ra những gợi ýhữu ich dé quay trở lại địa bàn nghiên cứu Việt Nam

Còn về nhóm nội dung lớn thứ hai, trực tiếp liên quan đến Việt Nam, trật tựxem xét sẽ là van dé thế tục được nhìn nhận như thé nao; nhà nước thé tục có vị trí

ra sao trong tư duy cũng như thực tiễn đổi mới về đường lối, chính sách tôn giáo,

đặc biệt là sự hoàn thiện một pháp quyền tôn giáo; trong một hình dung chung vềquá trình tôn giáo với những động năng của nó, có thé đánh giá như thé nào về vai

trò và ảnh hưởng của các lực lượng tôn giáo đến quyền lực nhà nước

Sau khi đã lần lượt điểm luận theo trật tự như trên, chương tổng quan này sẽdành một phần tiêu kết đánh giá chung về những kết quả nghiên cứu đi trước cũngnhư xác định những điểm nghiên cứu mới sẽ được triển khai trong luận án

1.1 Tình hình nghiên cứu về thế tục trên thế giới

Trước hết cần phải khăng định ngay từ đầu là nếu nói tới vấn đề thế tục vàvan đề Nhà nước thế tục - từ tiếp cận nghiên cứu chính trị học - sẽ là bat khả nếumong đợi một tổng quan điểm luận đầy đủ Lý do chủ yếu là vì trong ngành chínhtrị hoc, tùy theo từng tiếp cận chuyên ngành cụ thé thi hai nội dung thế tục và nhà

nước thế tục khi được điểm luận sẽ còn tiếp tục phân hóa theo nhiều nhánh rễ Ví

dụ, chỉ xét riêng về lý luận, có thé đi theo nhiều hướng như triết học chính trị, pháplý-chính trị; còn nếu tiếp cận theo lối quan sát và đo lường thực tiễn thì có thé lànhân học chính trị, xã hội học chính trị, chính trị so sánh Đó là chưa kể đến các

nghiên cứu chuyên sâu tôn giáo học, văn hóa học, lịch sử hay địa lý học tôn giáo cũng vô cùng phong phú và đa dạng.

12

Trang 16

1.1.1 Một số vẫn đề lý luận chung về chủ nghĩa thế tục, tính thế tục, thế tục hóa

và Nhà nước thé tục

* Sự ra đời của hệ niệm thê tục hóa và các lý thuyêt đâu tiên về thê tục hóa

Xét về mặt từ nguyên, thuật ngữ “thế tục hóa” có nghĩa là “trả lại cho thế thế

giới [trần tục]” (saeculum), và chính là theo nghĩa này ma thé tục hóa đã được sửdụng lần đầu tiên trong bối cảnh Cách mạng Pháp dé chỉ việc Nhà nước tịch thu các

tài sản của Giáo hội và chuyên giao chúng cho quyền lực thé tục - quá trình “thế tục

hóa” Vốn ban đầu, theo luật của Giáo hội, thuật ngữ này dùng dé chỉ thủ tục theo

đó một người của Giáo hội, thuộc về tăng lữ “chính quy” [clergé “régulier”] rời

khỏi tu viện [cloitre] để gia nhập thế giới, và như vậy là gắn với tăng lữ “thế tục”

[clergé “séculier”] [213, tr 13] Song cùng với thời gian, các khoa học xã hội đã

chiếm dụng thuật ngữ này, cung cấp các nội hàm mới cho nó dé từ đó dan dan thiết

lập nên không chỉ một mà là nhiều lý thuyết về thế tục hóa

Hau hết các tác giả xã hội học lớn, từ Tocqueville, Comte, Marx đếnDurkheim sau này, đều đặt hiện tượng tôn giáo vào tâm điểm phân tích của mình,

và như vậy có thể nói họ có đóng góp quan trọng đối với quá trình kiến tạo khái

niệm này Còn “cha đẻ của thế tục hóa”, người có công đem lại một định nghĩa khoa

học đầu tiên cho thế tục hóa cũng như cung cấp một sự hệ thống hóa mang tính lý

luận dành cho nó chính là Max Weber [264, tr 119].

Nhà xã hội học người Đức đã phát triển các luận đề về thế tục hóa từ ghinhận của ông về sự “giải ảo thế giới” Weber nhận thấy các xã hội hiện đại tìm cáchlây các giải thích khoa học, thực nghiệm và duy lý thế chỗ cho các giải thích mangtính ma thuật và phi lý tính về thế giới Hệ quả kéo theo là không gian diễn giải của

các giải thích tôn giáo bị rút gọn lại Theo ông, trong các xã hội hiện đại, bên cạnh

quá trình giải ảo kê trên là một tiến trình “ly tính hóa” hay như ông còn gọi là “trítuệ hóa” [intellectualisation] [320, tr 70] Điều cần lưu ý ở đây là Weber khăngđịnh rằng quá trình duy lý hóa của tôn giáo là một yếu tố dẫn tới sự lên ngôi củatính hiện đại Trong quan niệm của Weber, sự giải ảo hay sự duy lý hóa không nhất

thiết kéo theo hệ quả là sự thế tục hóa [Šäkularisarion] Cụ thé, một xã hội có thé

được giải ma thuật, đặc biệt thông qua quá trình duy lý hóa khoa học và kinh tế, màlại không nhất thiết thế tục hóa, ví dụ trong các lĩnh vực đạo đức và chính trị [321]

13

Trang 17

Cần khang định rằng sự phân biệt này của Weber là vô cùng quan trọng cho

các nỗ lực phân tích về diễn tiến cua vị trí của tôn giáo trong lòng xã hội của các

nhà lý thuyết về thế tục hóa sau này Sự đa dạng trong việc diễn giải và phát triểnquan điểm của Weber đã dẫn tới sự ra đời của không phải là một mà là nhiều “ly

thuyết về thế tục hóa” trong những năm 1950-1960, giai đoạn có thể nói là vàng soncủa thế tục cả ở phương diện hiện thực lẫn lý tưởng và lý luận [317]

Trong công trình mang tiêu đề đầy ý nghĩa The Invisible Religion TheProblem of Religion in Modern Society [Tôn giáo vô hình Van đề tôn giáo trong xãhội hiện đại] (1967), Thomas Luckmann cho rằng thé tục hóa được thé hiện trước hếtqua sự mất đi sức ảnh hưởng và kiểm soát của tôn giáo đối với toàn thể các lĩnh vựccủa xã hội Khi phải cạnh tranh với một loạt những nhãn kiến mới mẻ về thé giới, tôngiáo buộc phải “nén mình” trong lĩnh vực của đời sống riêng tư cá nhân, điều được

Luckmann gọi là sự “riêng tư hóa” tôn giáo [privatisation du religieux] [241].

Về phần mình, từ ý tưởng phân tích của Ferdinand Tönnies về quan hệ cộngđồng và xã hội (1887) [314], trong công trình công bố năm 1966 Religion andSecular Society A Sociological Comment [Tôn giáo và xã hội thế tục Một đánh giá

xã hội học], Bryan Wilson lại xem thế tục hóa như là một hệ quả của sự tan vỡ/đứt

đoạn do bước chuyển dịch từ “cộng đồng” [Gemeinschaft] sang “xã hội”

[Gesellschaft] gây ra Chính là trong xã hội mới này mà các tương tác xã hội đã

được quan liêu hóa và khoa học áp đặt như là mô hình giải thích thống trị Nếu nhưtrước kia, sự kiểm soát xã hội chủ yếu là do đạo đức tôn giáo thì giờ đây lại duy lý

hóa và trở thành vô danh/khuyết danh và chủ yếu là mang tính kỹ thuật Chính từ đó

mà Wilson nói đến hệ quả là một sự “tự chủ hóa/độc lập hóa” [autonomisation] củacác lĩnh vực thế tục (chính trị, xã hội, pháp luật, khoa học | trước vai trò giám hộtruyền thống của tôn giáo Theo Wilson, điều này đã làm nên trọng tâm của thé tụchóa, vốn được ông định nghĩa như là “tiến trình qua đó tư duy, các thực hành và cácthiết chế tôn giáo đã mất đi vai trò/ý nghĩa xã hội quan trọng của mình” [266]

Đầu thập niên 1970, Peter Berger trong công trình mau chóng trở thành kinhđiển của ông là The Sacred Canopy: Elements of a Sociological Theory of Religion

14

Trang 18

[Màn trướng thiêng: Các yếu tố của lý thuyết xã hội học về tơn giáo], đã định nghĩathế tục hĩa như là “tiến trình trong đĩ các lĩnh vực của xã hội và của văn hĩa đãthốt khỏi quyền uy của các thiết chế và biểu trưng tơn giáo” [276, tr 174] Berger

đã đề xuất giải thích đa chiều về nguyên nhân dẫn tới thế tục hĩa Trước hết, đĩ là

sự duy lý hĩa của cơng nghiệp hiện đại, điều dẫn tới sự tự chủ hĩa/độc lập của xãhội trước sự kiểm sốt của tơn giáo Nguyên nhân thứ hai ngược lại lại mang tínhtơn giáo, đến từ chính sự duy lý hĩa tơn giáo gốc của Do thái giáo cơ (và sau đĩtruyền tải sang Kitơ giáo), đặc biệt là thơng qua biểu trưng mang tính tiên nghiệm

về Thượng đề vốn là điều khuyến khích sự phân tách thế giới này với thế giới bênkia [264] Như vậy là nguyên nhân dẫn tới thé tục hĩa khơng chỉ là mang tính xã

hội mà cịn mang tính tơn giáo.

* Sự “quay trở lại” của tơn giáo và đặt lại vân đê đơi với sự “thăng thê” của

thế tục

Trong bối cảnh thé giới bước vào một thời kỳ mới kể từ sau sự tan rã củakhối xã hội chủ nghĩa cùng sự trỗi dậy của chủ nghĩa li khai và chủ nghĩa khủng bĩ,

các nghiên cứu về tơn giáo của nhiều chuyên gia uy tín đã tập trung làm sáng tỏ các

khuynh hướng biéu tỏ cũng như tác hành của tơn giáo Khang định đầu tiên và đượcchia sẻ khá rộng rãi, dù rang thái độ và nhận định tùy từng tác giả mang sắc tháiriêng biệt, là thế tục khơng cịn ở thé ưu trội bat khả tư nghị nữa Nĩi cách khác, kê

từ hai thập niên cuối thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến một sự “quay trở lại” của

tơn giáo [7, tr 8; 194, tr 9].

Trong diễn tiến vận động đĩ, một loạt vấn đề và khuynh hướng chủ đạo đã

được chỉ tên va phân tích trên một diện rộng: đa nguyên tơn giáo [religious

pluralism], chế độ/chủ nghĩa thế tục [laicité, secularism], tính thế tục [laicité,lạque], thế tục hĩa [sécularisation, secularization], cá thể hĩa tơn giáo[individualized religion], tồn cầu hĩa tơn giáo [globalisation du religieux], phongtrào tơn giáo mới [new religious movements - NRMJ], tính xuyên quốc gia[transnational] Những van dé và khuynh hướng ké trên đến lượt chúng lại được

đặt trong các động năng cụ thể của tồn cầu hĩa, quan hệ quốc tế và an ninh tồn

câu, dia-chinh tri.

15

Trang 19

Trong công trình tập thé La globalisation du religieux [Toàn cầu hóa tôngiáo] do Jean-Pierre Bastian, Francoise Champion và Kathy Rousselet chi đạo xuấtban và ra mat công chúng năm 2001, có thé nói lần đầu tiên van dé toàn cầu hóa tôn

giáo đã được thảo luận tập trung và kỹ càng với quan điểm mang tính nguyên tắc là,

toàn cầu hóa tôn giáo là hệ quả tất yếu của toàn cầu hóa kinh tế

Các tác giả tập trung thảo luận về các logic của quá trình giải-lãnh thổ củatôn giáo [déterritorialisation du religieux] (từ mô thức truyền thống là truyền đạo

đến thánh chiến và sự bám rễ của một tôn giáo ở một địa bàn mới thông qua cáccộng đồng di cư); mối quan hệ giữa toàn cầu hóa [globalization] và toàn cầu khu

vực hóa [glocalization]'; sự vận động của một số tôn giáo cùng với tiến trình toàn

cầu hóa; các phản ứng của các giáo hội trước toàn cầu hóa (từ khép mình cho tớitriển khai các chiến lược liên kết toàn cầu và tái tổ chức các dòng tu); và cuối cùng

là hiện tượng tôn giáo vượt khỏi vòng kiểm soát truyền thống của Nhà nước-dân tộc(trường hợp Liên minh Châu Âu)

Khi xem xét tôn giáo trong bối cảnh an ninh toàn cầu, không thể bỏ qua

Religion and Security The New Nexus in International Relations [Tôn giáo va an

ninh Những mối liên hệ mới trong quan hệ quốc tế] do Robert A Seiple vaDemnis R Hoover chỉ đạo xuất bản năm 2004 Sau những thảo luận ở phần đầucuốn sách về một thách thức lớn của thế kỷ XXI là tôn giáo gắn liền với an ninh

và mắt an ninh (quan hệ tôn giáo và chiến tranh trong thế kỷ XXI, các chính sáchngược đãi các nhóm tôn giáo thiêu số), trong phan tiếp theo các tác giả đã đề cập

đến các triển vọng của đa nguyên tôn giáo với đặt vấn đề là tạo tác một thế giới an

ninh trong đó sự đa dạng được đảm bảo và tôn trọng (lựa chọn tách biệt hay bao trùm, ngoại giao tôn giáo).

"La kết quả cấy ghép hai khái niệm globalization (toàn cầu hóa) và localization (khu vực hóa) Đây là một

thuật ngữ marketing được dé xuất bởi các nhà kinh tế học Nhật Bản lần đầu xuất hiện trong một ân bản của

Harvard Business Review cuối những năm 1980 Nguồn gốc tiếng Nhật của thuật ngữ này là dochakuka,

trong đó các mẫu tự “do”, “chaku” và “ka” lần lượt có nghĩa là “địa phương”, “đến” và “tiên trình” và với

thuật ngữ này, các tác giả Nhật Bản đề xuất việc năm bắt quá trình qua đó tính toàn cầu phải thích ứng với

những điều kiện địa phương, khu vực Đến năm 1996, tại hội thảo quôc tế về toàn cầu hóa và văn hóa bản địa

[Globalization and Indigenous Culture] được tô chức tại Đại học Kokugakuin (Nhật Bản), nhà xã hội học

Roland Robertson đã làm cho thuật ngữ trở nên phô biên khi mô tả toàn câu khu vực hóa như là “những tác

động có vai trò xoa dịu của các hoàn cảnh tại địa phương trước áp lực toàn cầu” và điều này có nghĩa là sự

tôn tại đông thời của hai xu hướng “phô quát hóa và riêng biệt hóa”.

16

Trang 20

Theo các tác giả, những hiện thực sống động của thế kỷ XXI đã làm suy

giảm uy tín của các luận đề thế tục hoá Đồng thời, chúng cho thấy rõ tôn giáo

không phai mờ, lại càng không “tuyệt chủng” như dự đoán của một số người Tiến

bộ công nghệ, vai trò ngày càng được khang định của các chủ thé phi-Nha nước và

các cá nhân với vô vàn bản sắc đã làm nên một thế giới mới hậu-hiện đại và giúpchúng ta hiểu được mối liên hệ mới mẻ giữa tôn giáo và an ninh Quan niệm về an

ninh ké từ đây cần phản ánh thế giới phức tạp, được bày đặt thành ma trận và tuânthủ logic toàn cầu hoá này bằng cách tính đến cả các chủ thể phi-Nhà nước cũng

như vượt thoát khỏi quan điểm đề cao quan hệ sức mạnh quân sự theo truyền thống

Westphalia và các công cụ ngoại giao lay Nhà nước làm trung tâm Khi tôn giáo trải

qua một sự hồi sinh cả về lượng và chất thì tự do thực hành tôn giáo rõ ràng cần

phải được đảm bảo cho cả các nhóm [cộng đồng] cũng như các cá nhân

Điểm đáng chú ý trong công trình này là ở chương kết luận, Robert A Seiple

đã đưa ra bộ 07 tiêu chí cho một xã hội dân sự tốt đẹp, nơi có thể hòa hợp cả tôn

giáo lẫn an ninh, gồm: lòng trung thành, các giá trị được chia sẻ, tính giải trình,quan tri có trách nhiệm, sự tiết chế, sự tôn trọng, và cuối cùng là tính đa dạng

Một học giả khác có uy tín với các nghiên cứu về tôn giáo và chính trị xét từphương diện quan hệ quốc tế và chính trị quốc tế không thể bỏ qua ở đây là Jeffrey

Haynes, giáo sư Đại học London, với các công trình quan trọng như Religion in

Global Politics [Tôn giáo trong chính trị toàn cầu] (1998), Routledge Handbook ofReligion and Politics [Sô tay về tôn giáo và chính trị] (2009) Haynes nhận thay mối

quan tâm ngày càng gia tăng của giới nghiên cứu đối với sự can dự của tôn giáotrong các quan hệ quốc tế, và điều này theo ông không chỉ là ở các chủ thể Nhà

nước/quốc gia mà còn ở các chủ thé phi-Nhà nước (cá nhân, đoàn thé, NGO ) Sựhồi sinh của tôn giáo diễn ra ở nhiều nền văn hóa, ở nhiều truyền thống đức tin tôn

giáo và ở nhiều quốc gia Đối với phần đông các nhà quan sát, học giả và chính trị

gia, đó là một sự kiện không được mong đợi vì nó thách thức toàn bộ thói quen tư

duy và hiểu biết thông thường về bản chat tự nhiên cũng như ảnh hưởng dài lâu của

thế tục hóa

17

Trang 21

Cùng với tiễn trình hiện đại hóa, các Nhà nước theo nhiều mức độ khác nhauhầu hết đều tham gia Vào tiến trình thế tục hóa Từ đó, hệ quả kéo theo, được xem làhiển nhiên, là tôn giáo bi trục xuất khỏi lĩnh vực công cộng, vừa bị gạt bên lề[marginalised] lại vừa bị quy về lĩnh vực riêng tư/cá nhân [privatised] Tuy nhiên,cùng với sự hồi sinh và “quay trở lại” của tôn giáo trên trường quan hệ quốc tế đã

diễn ra một quá trình giải-tư nhân hóa tôn giáo [deprivatisation] hay còn gọi là sự

tái xuất của tôn giáo [reappearance] và quá trình này gây ra những tác động rõ rệtđối với trật tự quốc tế Những thách thức mà chính trị quốc tế phải đối mặt đến từnhiều thực thé, trong đó nỗi bật nhất là Islam giáo cực đoan Công thức giải thích

quen thuộc hơn cả cho hành động của lực lượng này là do họ đã bị “loại trừ” khỏi

những thụ đắc lợi ích từ toàn cầu hóa vì các lý do văn hóa, lịch sử và địa lý

Liên quan đến những thảo luận về sự “quay trở lại” của tôn giáo, còn cầnphải nhắc tới công trình của học giả người Liban Georges Corm La questionreligieuse au XXIe siècle [Van đề tôn giáo thê kỷ XXI] ra mắt công chúng lần đầunăm 2006 nhưng đến nay vẫn còn giữ nguyên tính thời sự, đặc biệt là liên quan đếnkhuynh hướng chính trị hóa vấn đề dân tộc và tôn giáo Trong điểm luận này, chúngtôi đặc biệt quan tâm đến chương kết luận được Corm đặt tiêu đề dưới dạng câu hỏi

“Hướng tới một khế ước thế tục quốc tế?”, trong đó ông tập hợp và giới thiệu năm

“đòi hỏi cấp bach” dé có thé “dem lại sắc màu cho chủ nghĩa nhân văn”

Yêu cầu đầu tiên Corm nêu ra là phải “chấm dứt việc công cụ hóa tôn giáocũng như việc ra sức sáng chế ra các loại hình dân tộc chủ nghĩa văn hóa” Déchống lại tình trạng biến tôn giáo thành công cụ, Corm dé cao một cái nhìn thế tục

và ngoại đạo [profane] về thế giới Đòi hỏi thứ hai theo Corm là sự tôn trọng luậtquốc tế, điều này có nghĩa là tính nhân bản chung của con người vượt lên trên mọikhác biệt cả về sắc tộc lẫn tôn giáo Điều kiện thứ ba được Corm đề xuất nhằm giảiquyết cơn khủng hoảng của tính hiện dai là sự phục hung tinh thần cộng hòa trênthế giới Tiếp đến là đòi hỏi cấp bách thứ tư, theo đó cần khôi phục vị thế, vai trò vàsức mạnh của Nhà nước vì đây chính là “nguồn của tính/quyền công dân cũng như

là nền tảng của chính bản thân xã hội dân sự” bởi chỉ có Nhà nước mới là công cụduy nhất có thé kháng cự những sức ép kinh tế vốn dẫn [xã hội] tới tình trạng hỗn

18

Trang 22

độn Cuối cùng là địi hỏi mạnh bạo hơn cả của Corm khi ơng đưa ra quan điểm vềmột sự “tái lập thế giới” [refondation du monde] trên cơ sở của “lý tính truyềnthơng” được Jiirgen Habermas phát triển Trong thế giới được tái lập này, hệ niệmchủ lưu là đối thoại [đialogue] và nĩ được xem như là điều kiện duy nhất giúp xácđịnh được các giải pháp cho các van đề đương đại Và ké từ đây, khơng cịn việc

một số người này cĩ thé suy nghĩ và hành động thay cho một số người khác hay

thậm chí là thao túng họ và tr đĩ là làm phát sinh ra các phản ứng bạo lực.

* Diễn giải mới về thé tục và các triển vọng của mơ hình thé tụcVấn đề thế tục cũng như triển vọng của mơ hình thế tục là những chủ đềđược nhiều học giả quan tâm Bên cạnh những sự đặt lại van dé là nhiều diễn giải

mới về thế tục Tương tự như vậy là nhiều quan điểm mới về xu hướng vận độngcủa [các] mơ hình thế tục trong thế giới đương đại

Jean Baubérot là người đi đầu trong phân tích đối sánh hai khái niệm “thếtục” theo hai truyền thống Pháp và Anh-Mỹ qua một loạt cơng trình như: La iạciéquel héritage? De 1789 a nos jours [Đâu là di sản của chế độ thé tục? Từ 1789 tớingày nay] (1990), De la séparation des Eglises et de I'Etat a l'avenir de la laicité[Từ sự phân li giữa các Giáo hội va Nhà nước đến tương lai của chế độ thế tục]

(2005), va Les sept laicités francaises Le modèle francais de laicité n'existe pas

[Bảy loại hình thé tục Pháp Mơ hình Pháp về chế độ thé tục khơng tơn tai] (2015).Trong khi lạcité/lạcisation theo truyền thống Pháp được nhắn mạnh là thế tuc/thé

tục hĩa về mặt định chế, thì secularism/secularization theo truyền thống Anh-Mỹ lại

hàm ý thế tuc/thé tục hĩa nĩi chung và xét về phương diện văn hĩa nĩi riêng Từ

phân biệt như vậy, hệ quả kéo theo đối với các xã hội trong đĩ diễn ra quá trình thếtục hĩa là cĩ các mơ thức vận động và động năng khác nhau về sắc thái Quá trìnhthế tục hĩa kiểu Pháp liên quan chặt chẽ đến những căng thăng, xung đột giữa cáclực lượng chính trị-xã hội, từ đảng chính tri tới các đồn thể xã hội Thành cơng vàthất bại của một đảng chính trị, một thủ lĩnh chính tri, một ứng cử viên trong bầu cử

cĩ quan hệ mật thiết với tư cách, nhãn mác tơn giáo mà tổ chức hay cá nhân này thé

hiện Trong khi đĩ thế tục hĩa kiểu Anh-Mỹ lại là quá trình diễn ra từ từ, cĩ vẻ ơn

hịa, và tiệm tiên đên chơ là tơn giáo giảm dân uy lực và ảnh hưởng xã hội, mà biêu

19

Trang 23

tỏ rõ rệt hơn cả là số lượng không ngừng gia tăng các “nones” - những người tự coimình là không theo bất cứ quy thuộc tôn giáo nào.

Từ quan điểm đặt vấn đề khởi xướng bởi Jean Baubérot, nhiều tác giả khác

đã di sâu nghiên cứu trường hợp và/hoặc nghiên cứu so sánh dé phát hiện và từ đóchỉ ra những đặc điểm thú vị của bức tranh chính trị-tôn giáo đương đại trên thếgiới Ví dụ, Francoise Champion, trong bài nghiên cứu về phân li Giáo hội-Nhà

nước ở Châu Au “Au dela de la séparation des Eglises et de l’Etat, la connivencereligieuse européenne” [Bên kia bờ phân li giữa các Giáo hội và Nha nước, sự đồng

mưu tôn giáo ở Châu Âu] (2007) đã phân biệt hai logic thế tục, logic thế tục kiểuPháp và logic thế tục kiêu Anh-Mỹ, với ví dụ quan sát là một loạt các nước Châu

Âu, trong đó có Đan Mạch Ở quốc gia này, mô hình thế tục được lựa chọn là thế

tục về mặt văn hóa, xã hội dân sự ngày càng thoát ra khỏi ảnh hưởng của tôn giáo

và khăng định vị thế cũng như động năng và sức mạnh của mình Trong khi đó, Tinlành Luther vẫn tiếp tục là quốc giáo, cho thấy thế tục về mặt định chế vắng bóng ởquốc gia này

Một luận điểm khác đáng chú ý về thế tục hóa là sự nhấn mạnh của một số

tác giả về mối liên hệ giữa thế tục hóa và dân chủ, trong đó có Kevin J Hasson

Trong bài viết “Neither Sacred Nor Secular: A Public Anthropology of Human

Dignity, Religious Freedom, and Security” [Không thiêng cũng chăng tục: Mộtnhân học công về phẩm giá của con người, tự do tôn giáo và an ninh] trong côngtrình tập thé Religion and Security The New Nexus in International Relations da

giới thiệu ở trên, thế tục hóa tích cực được Hasson nhấn mạnh là thé tục hóa ghi

nhận tự do tôn giáo, quan tâm chăm dưỡng các tiềm năng tôn giáo ở con người vớiquan điểm xem con người là mang bản chất tôn giáo [homo religious] và coi đâythuộc về phẩm giá của con người Ông cho rằng những điều kiện trên đây đảm bảocho hài hòa, ôn định cũng như an ninh của xã hội

Từ đặt vấn đề như vậy, Hasson phê phán kiểu thế tục mang tính đàn áp và vi

phạm tự do cũng như phẩm giá của con người nói chung và tự do tôn giáo nói riêng

Ví dụ được viện dẫn là Pháp với một thái độ cương quyết bảo vệ cho giá trị thế tục

của Nhà nước cộng hòa - như khang định “thế tục không thé đem ra thương lượng”

20

Trang 24

của Tổng thống Chirac Với quan ngại các biểu trưng tôn giáo, chủ yếu là từ Islamgiáo với khăn trùm đầu của phụ nữ, làm xói mòn tính thế tục của Nhà nước, luậtpháp của Pháp có nhiều quy định cụ thể cắm đoán một số dạng thức phục trangmang tính biểu trưng tôn giáo ở các nơi chốn công cộng, đặc biệt là trường hoc Tuynhiên, van đề đặt ra ở đây là trong khi người Pháp có lý lẽ về bức tường phân li tôn

giáo và Nhà nước thì cái giá phải trả không hắn là nhỏ Mối nguy được điểm danh

và có thê nói là đã được chứng thực là sự “phớt lờ” bản chất tôn giáo của nhân loại,coi như điều này không ton tai thay vì chủ động thừa nhận nó, điều tiết nó và nhất làthúc đây nó theo hướng có lợi cho đời sống chung của toàn thé xã hội Như vậy, thétục kiêu Pháp ở phiên bản cực đoan trở nên mâu thuẫn với phẩm giá của con người

Nó khiến cho những người theo tôn giáo cảm thay mình trở thành đối tượng bi phânbiệt đối xử

Trong khi đó, các cộng đồng tôn giáo theo Hasson lại có sức mạnh nội tạiđặc biệt vì chúng “tiếp cận trái tim và trí óc” của các tín đồ và có vai trò quan trọngđảm bảo cho việc chế độ dân chủ được chấp nhận và có thê tồn tại dài lâu Từ đó,

tác giả đưa ra kết luận, “một Nhà nước biết điều tiết các khát vọng và tinh cảm tôn

giáo của các công dân của mình thì cũng có nghĩa là Nhà nước đó đã và đang xúc

tiến cho 6n định và an ninh vì một lý lẽ hết sức giản đơn: Nhà nước đó công nhận

các công dân của mình như họ là” [223, tr 160].

Nói tới triển vọng của thế tục, không thể bỏ qua một luận đề quan trọng doMarcel Gauchet đề xuất vào giữa thập niên 1980: sự “khu xuất khỏi tôn giáo”

[sortie de la religion)’ Gauchet quan niém, “khu xuất khỏi tôn giáo không có nghĩa

là khu xuất khỏi tín ngưỡng tôn giáo, mà là khu xuất khỏi một thế giới mà ở đó tôngiáo đóng vai trò tạo dựng cấu trúc, là nơi tôn giáo chỉ huy hình thức chính trị của

các xã hội và là nơi nó xác định tính kinh tế của liên hệ xã hội” [292, tr 13] Công

thức này được xây dựng nham thay cho các khái niệm thế tục hóa địnhché/laicisation và thế tục hóa văn hóa/sécularisation Gauchet đã nghiên cứu quátrình thế tục hóa diễn ra ở Phương Tây và trong công trình nổi tiếng

Désenchantement du monde [Sự giải ảo của nhân loại] (1985), ông coi Công giáo là

2 21 an x ` : x At 4A oa

“ Khái niệm nay còn được dich là “ra ngoài tôn giáo”.

21

Trang 25

“tôn giáo của sự khu xuất khỏi tôn giáo”, hay nói cách khác là tôn giáo chủ trương

phải di ra ngoài tôn giáo, tôn giáo đưa con người ra khỏi tôn giáo.

Với khái niệm mới nay, Gauchet nhằm chỉ việc một tôn giáo ấn tàng trong

nó động năng thế tục hóa Thế tục hóa này, hay như Gauchet gọi tên là “giải ảo”,không có nghĩa là chỉ sự cáo chung của các đức tin riêng tư của cá nhân, mà là ké từ

đây tôn giáo không còn giữ vai trò là tác nhân quy định cấu trúc xã hội, hình thức

chính trị của xã hội, liên hệ xã hội Các tôn giáo vẫn tiếp tục tỒn tại, song ở bêntrong một hình thức chính tri và một trật tự tập thé mà chúng không còn giữ vai tròquyết định nữa Đặc biệt, khác với các xã hội truyền thống, tôn giáo sẽ không còn là

“nguồn của luật pháp” [293, tr 19]

Còn một điều đáng chú ý nữa là Gauchet trong công trình La religion dans ladémocratie [Tôn giáo trong chế độ dân chủ] ra mắt năm 1998 đã ghi nhận rằng ngay

từ khoảng những năm 1970, thế giới Phương Tây đã bị lôi cuốn bởi một lực hấp dẫn[của tôn giáo] là cái tiếp tục để nó xoay trong quỹ đạo của thần thánh mà không ýthức về điều đó Một lần nữa, “giải ảo” được khang định không phải đồng nghĩa với

“đứt đoạn” hay “cáo chung”; và vấn đề đặt ra là xem xét ảnh hưởng của tôn giáo kê

từ đây biểu tỏ như thế nào, theo những logic và động năng nào

Không kém phần quan trọng so với các tác giả đã được nhắc tới ở trên vànhất thiết phải được nêu trong điểm luận này là quan điểm của nhà triết học Cônggiáo Canada Charles Taylor với công trình đồ sộ A Secular Age [Kỷ nguyên thế tục]

ra mắt lần đầu năm 2007 và được dich in tiếng Pháp năm 2011

Taylor ghi nhận về sự tồn tại của một thế giới “không tín ngưỡng” hay còngọi là một kiểu “nhân văn chủ nghĩa chuyên nhất” [exclusive humanism] Từ đó,ông thảo luận tỉ mỉ các tiến trình trái ngược nhau của sự thế tục hóa mang tính tríthức, xã hội và chính trị này Cách thức tiễn hành phân tích va thảo luận của ông làđặt các diễn tiến chính trị và tôn giáo vào một viễn cảnh rộng lớn của lịch sử, bắtđầu từ Cải cách mà ông gọi tên là Đại tự sự Cải cách [Reform Master Narrative]

Taylor chỉ rõ trong phần dẫn nhập tình trạng khái niệm thế tục hóa

[secularization], vốn là khái niệm chủ điểm của xã hội học tôn giáo từ những năm

1960, đã bị khuất lap như thé nào trong cái bóng của “thé tục kiểu Pháp” [laicité a la

22

Trang 26

francaIse] Với địa bàn văn hóa và địa lý được giới hạn một cách thận trọng ở khu

vực Bắc Đại Tây Dương, tức Tây Âu và Bắc Mỹ, Taylor phân biệt “ba nghĩa” củatính thế tục [secularity]: thế tục 1 chi sự mat đi tam mức quan trọng của cái tôn giáo

trong không gian chính trị và các không gian công cộng (tín ngưỡng trở thành một

“sự vụ riêng tư/cá nhân”); thế tục 2 chỉ sự tàn cuộc của các đức tin và các thực hành

[tín ngưỡng]; còn thế tục 3 phản ánh các “điều kiện mới của đức tin”

Cho dù phân tích về thế tục hóa của Taylor đã được nhiều nhà nghiên cứu chỉ

ra là có những hạn chế nhất định khi áp dụng vào các vùng địa lý khác, và thêm vào

đó là tính chất “khó đọc” của công trình đồ sộ của vị học giả đã không ngần ngại huy

động xã hội học tôn giáo, lich sử và khoa học chính tri trong nghiên cứu của mình, thì

có một nhận xét chung được chia sẻ rộng rãi từ giới nghiên cứu chuyên môn là, A

Secular Age có tầm quan trọng không kém công trình tiêu điểm của các khoa học xã

hội về tôn giáo của Marcel Gauchet Désenchantement du monde

Trong số những nhà lý thuyết có tinh thần không ngừng cập nhật và đặt lạivan dé trong phát triển lý luận về thế tục, không thé bỏ qua các tên tuổi Peter

Berger, David Martin và José Casanova.

Peter Berger là một trong những nhà lý thuyết đánh dấu bước ngoặt lịch sửcủa lý luận thế tục trên thế giới trong thập niên 1980, khi các lý thuyết thế tục bắt

đầu bị phê phán và trở thành đối tượng của một loạt những sự xem xét lại Ông

không ngần ngại bày tỏ thái độ nhận lỗi khi quay trở lại các đề xuất trước kia củamình và thừa nhận những điểm hạn chế của chúng Trong một bài viết học thuậttrình bày các suy tư về tình hình tôn giáo đương đại, “Reflections on the Sociology

of Religion Today” [Một vài suy nghĩ về xã hội học tôn giáo ngày nay] (2001), ôngbày tỏ: “ Tôi nhận thấy thế giới vẫn mang tính tôn giáo như trong quá khứ, và

thậm chí ở một vài trường hợp thì nó còn [mang tính] tôn giáo hơn trước” Tuy

nhiên, ông cũng khang định “điều này không có nghĩa là thế tục hóa không tôn tại,

mà có nghĩa là thế tục hóa không phải là kết quả duy nhất và tất yếu không thê tránh

khỏi của quá trình hiện đại hóa” [212, tr 445] Di xa hon, Berger thậm chí còn bảo

vệ cho một tiễn trình có vẻ diễn ra theo chiều nghịch đảo, đó là “giải-thế tục hóa”

của các xã hội hiện đại Đúng là ông không xóa sạch các tiên dé lý thuyết thế tục

23

Trang 27

hóa như đã nói tới ở trên khi vẫn thừa nhận các hệ quả nhất định của thế tục hóa đốivới tính hiện đại, song ông nhận thấy rằng tính hiện đại đã sản sinh ra những phongtrào “phản-thế tục hóa” đầy sức mạnh, thể hiện qua các trào lưu toàn thống tôn giáo.

Về phần mình, David Martin là một trong những học giả đầu tiên chống đối

quan điểm về tính hợp thức/hiệu lực thực nghiệm của các lý thuyết thế tục hóa.

Trong các công trình Tongues of Fire: The Explosion of Protestantism in Latin

America [Lưỡi lửa: Sự bùng nô của Tin lành ở Nam MY] (1990) va The Future of

Christianity [Tương lai của Kitô giáo] (2011), cùng với việc sử dụng phương pháp

đối sánh luận, Martin phủ nhận tam mức “phổ quát hóa” của các lý thuyết thé tụchóa Ông cho rằng những lý thuyết này đã không cấu thành một tiến trình tuyến tính

và chắc chắn xảy ra đối với toàn thể các xã hội, dù là hiện đại hay truyền thống.Ngược lại, theo Martin, tầm mức ảnh hưởng và các hệ quả của thế tục hóa biến

thiên tùy theo các bối cảnh xã hội nơi diễn ra quá trình này [243]

Đến José Casanova trong công trình Public Religion in the Modern World[Tôn giáo công cộng trong thế giới hiện đại] xuất bản năm 1994, nhà xã hội học này

đã đưa ra một định nghĩa được tái cập nhật cho khái niệm thế tục hóa Cùng với

việc tiến hành một tong hop các quan niệm hiện ton, ong dé xuat phan biét “ba thoi

điểm” trong lý thuyết về thé tục hóa Thời điểm thứ nhất mang tính trung tâm [core

thesis] đánh dẫu “sự khu biệt hóa và sự giải phóng khỏi các lĩnh vực thế tục - chủyêu là Nhà nước, kinh tế, và khoa học - của lĩnh vực tôn giáo, và quá trình chuyênsâu hóa của tôn giáo trong lòng một lĩnh vực tôn giáo được đổi mới” [213, tr 19].Ông gọi thời điểm này là “chính đề khu biệt hóa” Hai thời điểm khác, ngược lại,

được xem như là các phụ đề, giữ vai trò xác định các hệ quả của thế tục hóa đối với

tôn giáo Một là “phụ đề sự suy tàn của tôn giáo” tiên đoán cho sự suy yếu và đôikhi là sự biến mắt của tôn giáo, và một nữa là “phụ dé sự riêng tư hóa và tình trạng

bi gat ra ngoài 1é của tôn giáo” trong lòng các xã hội hiện đại Casanova kết luậnrằng chỉ dựa trên việc phân biệt ba vấn đề này từ một quan điểm phân tích thì chúng

ta mới có thê năm bắt được tính thích đáng của khái niệm trong quá trình tri nhậnđầy phức tạp hiện thực lịch sử của tính hiện đại [213, tr 20] Di xa hơn nữa,

Casanova xem xét lại “vân dé sự riêng tư hóa” tôn giáo khi đưa ra quan điêm về

24

Trang 28

một sự quay trở lại đích thực của tôn giáo trong các lĩnh vực công cộng của các xã

hội hiện đại Theo ông, ngày nay chúng ta đang chứng kiến một sự “giải riêng tư

hóa của tôn giáo”, được ông định nghĩa như sau: “Cùng với việc sử dụng từ giải

riêng tư hóa, tôi muốn chỉ việc các truyền thống tôn giáo trên khắp thế giới, đã từchối chấp nhận vai trò ít nhiều mang tính bên lề và bị riêng tư hóa của mình, điều

mà các lý thuyết về tính hiện đại và về thế tục hóa đã gán cho chúng” [213, tr 5-6].

Sự giải riêng tư hóa này của tôn giáo được thê hiện qua hiện tượng kép gồm sự “tái

chính trị hóa” lĩnh vực tôn giáo và sự “tái sùng bái” của lĩnh vực chính trị.

Cuối cùng, không thể bỏ qua tên tuổi của một số nhà nghiên cứu người Phápgóp mặt tích cực trong phong trào đổi mới khái niệm thế tục hóa ngày nay Bên

cạnh Jean Baubérot như chúng tôi đã giới thiệu ở trên, còn phải ké đến hai chuyên

gia nghiên cứu tôn giáo có uy tín là Daniéle Hervieu-Léger va Jean-Paul Willaime cùng với nhà nghiên cứu chính tri học Gilles Kepel.

Mặc dù tiếp cận của Daniéle Hervieu-Léger đối với khái niệm thế tục hóakhá gần gũi với tiếp cận của các nhà lý thuyết đầu tiên về thế tục hóa, bà đồng thờinhấn mạnh cần có một “sự phục hồi suy tư” về chủ dé này, chủ đề mà theo bà làkhông nhất thiết phải là thực tại của riêng xã hội học tôn giáo, mà còn phải được

quan tâm bởi các ngành nghiên cứu khác vốn phải đối mặt với các diễn tiễn này của

hiện tượng tôn giáo: khoa học chính tri, luật học, lich sử văn hóa [295].

về phần mình, trong cùng mạch xây dựng các khái niệm xã hội học mới để cóthể tư duy lại về thế tục hóa và quan hệ của nó với tính hiện đại, như trường hợp

“giai-thé tục hóa” hay “giải-riêng tư hóa”, của các đồng nghiệp Hoa Ky, nhà xã hộihọc người Pháp Jean-Paul Willaime đã có phần đóng góp của riêng mình khi ôngphát triển khái niệm “tính siêu hiện đại” [ultramodernité], qua các công trình đượcbiết đến rộng rãi Le retour du religieux dans la sphère publique Vers une laicité de

reconnaissance et de dialogue [Sự quay trở lại của tôn giáo trong lĩnh vực công cộng.

Hướng tới một thế tục định chế mang tinh thần công nhận và đối thoại] (2008), và

Sociologie des religions [Xã hội học tôn giáo] (2010) Tác giả này đã đề xuất khu biệthóa hai giai đoạn của tiễn trình thế tục hóa của các xã hội: giai đoạn thứ nhất được

xem là “tính hiện đại [giữ vai trò] thế tục hóa” [modernité sécularisatrice] chuẩn bị

25

Trang 29

cho sự xuất hiện sau đó của một “tính siêu hiện đại [đã được] thế tục hóa” modernité sécularisée] Chính là trong tính siêu hiện đại sau này đang góp mặt phầnlớn các xã hội công nghiệp hóa Willaime đề xuất định nghĩa của riêng mình cho kháiniệm thế tục hóa: “ trước hết là một sự chuyển giao thâm quyền giám hộ của tôngiáo sang các thâm quyền thé tục và trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau (kinh tế,chính tri, giáo dục, gia đình) Sự thế tục hoa-chuyén giao nay duoc tiép nối bởi mộttiến trình xã hội-văn hóa rộng lớn trong đó quyên lực xã hội của tôn giáo như là lực

[hyper-lượng tạo nên khuôn khổ cho xã hội bị đục rudng, va day chinh la dac điểm của tính

hiện đại [giữ vai trò] thé tục hóa” [322, tr 18]

Không dừng lại ở day, Willaime còn phát triển khái niệm tính siêu hiện dai:

“[ ] tính siêu hiện đại xuất hiện như là một tính hiện đại không còn giữ vai trò thé

tục hóa nữa mà là đã được thé tục hóa, không còn là quá trình thế tục hóa đang triển

khai mà là một quá trình thế tục hóa đã hoàn tất Đó chính là một sự cấp tiến hóacủa thế tục hóa, trong đó nó áp dụng vào mọi lực lượng vốn bản thân chúng [giữ vaitrò] thế tục hóa đó là sự giải ảo của những nhà giải ảo” [322, tr 19] Từ đó, ông

đưa ra một kết luận làm nên tính độc đáo trong tiếp cận của mình: “Chính là sự siêu

thế tục hóa của tính siêu hiện đại đã cho phép diễn ra một sự quay trở lại nhất định

của tôn giáo” [322, tr 26].

Còn về phía nhà nghiên cứu chính trị học so sánh Gilles Kepel, một chuyêngia tên tuổi về Islam giáo và thế giới Ả-rập, trong công trình Revanche de Dieu [Sựphục thù của Thượng dé], ra mắt công chúng năm 1991 và gây ra những chiều phanứng hoàn toàn trái ngược của cộng đồng học thuật và tăng lữ, ông đã giải mã cácphong trào tái khang định các căn tính tôn giáo diễn ra rộng khắp trên thé giới kề từcuối những năm 1960 (đặc biệt ké từ sự cập nhật hoá - aggiornamento được Côngđồng Vatican II khởi xướng) [299] Xét từ nhiều phương diện, sự thất bại của các

mô hình tư tưởng hệ “không tôn giáo” [areligieux] trong thế kỷ XX, và đặc biệt là ởnhững người cộng sản, theo ông đã tiền báo những sự “tái Kitô giáo hóa”, “tái Islamgiáo hóa” hay “tái Do thái giáo hóa” không thê tránh khỏi trong các xã hội hiện đại

Từ nền tảng này, Kepel không ngần ngại dự báo sự lên ngôi của một phong tràotoàn thế giới của sự “phế truất” đối với thé tục hóa, và đặc biệt là khía cạnh pháp lý-

26

Trang 30

thể chế của nó: thế tục định chế Giống như Casanova diễn đạt qua khái niệm riêng tư hóa” của ông, Kepel chỉ ra rằng tôn giáo ngày nay không còn chấp nhận

“giai-việc bi qui gọn vao lĩnh vực riêng tư nữa.

Với nỗ lực điểm luận ngắn gọn và không thể tránh khỏi khiếm khuyết kêtrên, chúng tôi hướng tới việc huy động một số khái niệm cũng như tiếp cận một số

cách đặt vấn dé, ngõ hầu tri nhận và diễn giải được các thé thức vận động của đời

sống tôn giáo cũng như của mối tương tác chính trị-tôn giáo ở Việt Nam Không điđến nhận xét mang tính cực đoan về một sự “an nghỉ” của tôn giáo, chúng tôi chia

sẻ quan điểm phô biến trong các nghiên cứu chính trị học là lý thuyết thế tục hóa đãcấu thành một trục chính yếu cho phân tích các quan hệ giữa các lĩnh vực chính trị

và tôn giáo cũng như diễn tiến mới đây của chúng Song đồng thời chúng tôi cũngđặc biệt ý thức về sự cần thiết của việc không dé bị cuốn theo tinh thần phổ quát

luận ở một số quan điểm lý thuyết về thế tục hóa, của yêu cầu cần tiếp tục làm rõ

tính thích đáng của khái niệm này trong các xã hội hiện đại ngoài Phương Tây, cũng

như tính chất được xem là không thé chia cắt giữa thế tục hóa và hiện đại hóa

1.1.2 Van đề luật pháp tôn giáo

Cũng như đề tài thế tục, đây là một chủ đề thảo luận chuyên môn sâu và khó

Với đặt van đề khiêm tốn là tìm hiểu tiến trình luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam từgóc nhìn quan phương và hình thức, chúng tôi giới hạn điểm luận ở hai nguồn tàiliệu chính từ nghiên cứu quốc tế Thứ nhất là vẫn đề nguyên tắc trung lập của Nhànước thế tục Pháp; và sau đó là tiếp cận so sánh của hai học giả Hoa Kỳ cùng những

thu hoạch có giá tri từ công trình của họ.

* Những thách thức đối với nguyên lý trung lập - từ trường hợp pháp luật tôn

giáo của Pháp

Ở Pháp, Nhà nước và luật pháp mang tính thế tục, tức là Nhà nước giữ thái

độ trung lập, không can thiệp cũng như không khuyến khích các tình cảm tôn giáo.Trung lập không có nghĩa là đàn áp vì cả Nhà nước lẫn luật pháp đều không đàn áp

tôn giáo, luật pháp không được xây dựng vì tôn giáo.

Theo Pierre-Henri Prélot, giáo sư về luật công tại Đại học Cergy Pontoise,trong bài viết chuyên sâu về quyền bình dang của các tôn giáo trong luật pháp của

27

Trang 31

Pháp “Les religions et l'égalité en droit francais” [Các tôn giáo và quyền bình đăng

trong luật của Pháp] (1999), việc không có sự thừa nhận về mặt thể chế đối với các

tôn giáo cũng như sự khăng định cho thái độ trung lập về mặt tôn giáo của Nhànước đã đòi hỏi Nhà nước phải ứng xử một cách bình dang với mọi tôn giáo, không

được ưu ái hay bài xích bất cứ tôn giáo nào Thoạt nghe thì đây quả là những quyđịnh vô cùng đơn giản về mặt nguyên tắc; tuy nhiên trên thực tế chúng chính là

nguyên cớ của hàng loạt vấn đề pháp lý phức tạp Các quy định pháp lý dành chothực hành tự do tôn giáo đôi khi lại tạo ra những phân biệt đối xử với một số tôn

giáo cụ thé Vì những lý do lịch sử, vi trí của Công giáo xét ở một chừng mực nhất

định được ưu ái hơn, và như vậy là đem lại thé bat lợi cho một số tôn giáo bị coi làthiểu số hay mới chỉ bám rễ trong lòng xã hội Pháp gần đây Có ba lý do dẫn đến sựphân biệt đối xử theo hướng có lợi cho Công giáo Pháp: ảnh hưởng của Công giáotrong luật của Pháp, luật phan li 1905, và các căn cứ vì trật tự công cộng chống lại

các tôn giáo không có nhiều tín đồ, nhân danh cuộc đấu tranh chống lại các giáo

phái [sectes] Hiện nay nước Pháp đang đau đầu tìm kiếm các điều kiện đảm bảocho một sự đối xử không phân biệt đối với các tôn giáo Điều này đòi hỏi phải nhận

biết các đặc thù riêng của mỗi tôn giáo và đây chính là xu thế vận động của hệthống luật pháp tại Pháp

Về phần mình, Jean-Marie Woehrling, một luật gia và chuyên gia có uy tínbên cạnh Hội đồng Châu Âu, còn đi xa hơn trong bài viết của ông về những tháchthức đối với nguyên lý trung lập và thé tục của thé chế nhà nước cộng hòa ở Pháp

“Le principe de neutralité confessionnelle de lÉtat” [Nguyên tắc trung lập của Nha

nước đối với [các] đức tin] (2011) Woehrling tập trung phân tích nội dung và ý

nghĩa của nguyên tắc trung lập về tôn giáo của Nhà nước trong trường hợp Pháp vàchỉ ra những thách thức trong việc kết hợp nguyên tắc trung lập với ủng hộ của Nhà

nước về các quan niệm dao đức, văn hoá, hoặc chính tri Tác giả chỉ rõ trong nhiều

trường hợp, không có sự nhất trí hoặc sự chắc chắn về mặt pháp lý trong việc ápdụng nguyên tắc này Từ đó ông kết luận về tính thiếu vững chắc của nguyên tắc

trung lập Trên thực tế, nguyên tắc này chủ yếu chỉ diễn đạt ý tưởng về sự hạn chế

28

Trang 32

từ phía Nhà nước liên quan đến các vấn đề tôn giáo và mối quan tâm của Nhà nước

đối với đa nguyên tôn giáo, chứ hiếm khi thực sự cung cấp được các đường hướng

rõ ràng để giải quyết các vấn đề đương đại liên quan đến quản lý công cộng các

hoạt động tôn giáo.

* Nghiên cứu so sánh pháp luật và tôn giáo

Công trình được chúng tôi quan tâm điểm luận ở đây là Luật pháp và tôngiáo: Tiếp cận so sánh quốc gia, quốc tế của hai tác giả Cole Durham Jr va BrettScharffs, với ban dịch tiếng Việt ra mắt năm 2015 Khang định cần thiết trước hết,đây không chi là một giáo trình mà còn là một “tổng luận” vô cùng có giá trị xét về

nhiều mặt, từ lý luận đến phương pháp cũng như các án lệ mà nội dung tranh chấp

có thé dẫn đến nhiều liên hệ và gợi ý diễn giải cho thực tiễn vận động tôn giáo ở

Việt Nam.

Trước hết, về mặt lý luận và lý thuyết, cuốn sách giới thiệu khái quát về các

lý thuyết chỉ đạo cho việc định nghĩa về tôn giáo, sau đó là cách nhìn nhận tự do tôn

giáo và tín ngưỡng từ quan điểm nhân quyền quốc tế

Về mối quan hệ tôn giáo-Nhà nước, từ tiếp cận so sánh, các tác giả đề xuấtcác loại hình học: từ hai nhánh lớn là “thỏa hiệp”, “phân tách” chia tiếp thành cácphân nhánh nhỏ cụ thé và chỉ tiết Vi dụ, cùng là phân tách có thé có trung lập “vôhại” hay trung lập “thù địch” đối với tôn giáo Điều được các tác giả nhắn mạnh vềgiá trị của sự phân loại hình này là nó giúp dự đoán những thách thức đối với việchiện thực hóa các quyền tự do

Trong những nội dung có giá tri gợi ý, liên hệ cho trường hợp Việt Nam,

không thé bỏ qua các vụ tranh chấp tại tòa án về tài sản của giáo hội, về các dịch vụtâm linh và quyền riêng tư Có thé van đề “quyền riêng tư” còn là điều gì đó “xavời” đối với những người có đạo ở Việt Nam đang ở trong một trạng thái không

thỏa mãn nào đó đối với quyền lực Nhà nước; song hai nguồn dẫn cứ liên quan đến

tài sản của giáo hội và ranh giới công và tư trong lĩnh vực dịch vụ tôn giáo lại cũng

cấp những câu chuyện gần gũi với nhiều người theo tôn giáo ở Việt Nam Chúnggợi ý nhiều hướng giải pháp cho các tranh chấp, đồng thời là cả những cách nhìn

nhận mới, diễn giải mới đối với các van đề vốn tưởng là cũ.

29

Trang 33

1.1.3 Một số chủ diém nghiên cứu khác (trường hợp Trung Quốc)

Liên quan đến các động năng tôn giáo, xét về cả phương diện từng tôn giáo

cụ thé, từng dòng phái cụ thé hay phương diện địa bàn, trong nội bộ một quốc giahay liên khu vực, nhiều công trình đã làm sáng tỏ cơ chế thích ứng, bám rễ, lan tỏa

cũng như các chiến lược phát triển của tôn giáo Đồng thời với đó là cả những suy

thoái, tình trạng thương mại hóa, những biến thể của tôn giáo dưới sức ép của kinh

tế thị trường, khuôn khô chính trị quốc gia hay đơn giản là tính thé tục của đời sống

xã hội vốn vô cùng sinh động và phong phú đa dạng về cơ hội thụ đắc cũng nhưbiéu đạt văn hóa nhờ vào hỗ trợ của công nghệ cùng tính tiệm cận [proximity] dotoàn cầu hóa tạo ra

Trong số những nghiên cứu được triển khai theo hướng này, đặc biệt nhữngnghiên cứu có tác dụng gợi ý thú vị cho tìm hiểu tôn giáo ở Việt Nam đương đại,không thể bỏ qua các công trình về tôn giáo ở Trung Quốc Ở đây, chúng tôi đặc

biệt quan tâm đề xuất diễn giải về thị trường tôn giáo của Fenggang Yang và quan

điểm về sự khu xuất khỏi tôn giáo ở Trung Quốc của Benoit Vermander

* Lý thuyết ba thị trường tôn giáo của Fenggang YangFenggang Yang là người đi đầu trong nghiên cứu về chính sách tôn giáo,

quan hệ Nhà nước-Giáo hội ở Trung Quốc với đề xuất mô hình phân tích ba thị

trường tôn giáo ở Trung Quốc qua một loạt các công trình như State, Market, and

Religions in Chinese Societies [Nhà nước, thị trường và các tôn giáo trong các xã

hội Trung Hoa] (chi đạo xuất bản cùng Joseph B Tamney năm 2005), bài viết “The

Red, Black, and Gray Markets of Religion in China” [Các thị trường tôn giáo đỏ,

xám va đen ở Trung Quốc] (2006) Luận đề trung tâm của Yang là loại hình điều

tiết do Nhà nước Trung Quốc đặt ra đã dẫn tới sự cấu thành ba thị trường tôn giáo(hay sự phân mảnh của thị trường tôn giáo tổng thể thành ba thị trường chuyên

biệt) Các thị trường này được ông gọi tên là “đỏ”, “đen” và “xám”.

Thị trường đỏ bao gồm các tổ chức, những người theo tín ngưỡng và các hoạt

động diễn ra với sự tán thành của Nhà nước và tuân thủ các quy định của Nhà nước.

Thị trường đen là cái đôi xứng với thị trường đỏ, và sự vận hành của nó do vậy bị

30

Trang 34

xem là bất hợp pháp Còn thị trường xám được xác định trước hết và chủ yếu nhấtbởi tính chất mập mờ của khuôn khổ hợp pháp mà trong đó nó vận hành, và đượcchia thành hai tổng thê nhỏ: các hoạt động bat hợp pháp của các tổ chức vốn đượcthừa nhận là hợp pháp (ví dụ như truyền bá Phúc âm tại gia, thường được gọi tên là

“giáo hội tại gia”); các hoạt động tôn giáo diễn ra dưới một lớp vỏ bọc khác, ví dụ

như khoa học hay văn hóa (các hoạt động “văn hóa dân gian”, mang tính đại chúng

hay “hoạt động vì sức khỏe”, việc xây cất lại chùa chiền hay sự tái sinh của các hình

thức tôn giáo truyền thông)

Theo Yang, chính những hạn chế của thị trường đỏ và những mối hiểm họagan với thị trường den tất yếu dẫn đến sự gia tăng của thị trường xám Ông nhìnthấy những bước khởi đầu của sự gia tăng này trong chính tín ngưỡng dành choMao trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, và sau đó là một sự thé hiện đầu tiên trong

cơn sốt của phong trào khí công Yang thậm chí đi tới nhận định có khoảng 100

triệu người tham gia vào thị trường đỏ, 200 triệu vào thị trường đen, va “hàng trăm

triệu” là con số dành cho những thành viên tiềm năng của thị trường xám, nhữngngười này trở thành đối tượng đặc biệt của các phong trào tôn giáo mới một khinhững phong trào này tìm ra được một biểu hiện công cộng

Phân tích của Yang về kinh tế tôn giáo Trung Quốc bị phê phán nhiều nhất ở

chỗ đã giản lược về hai chủ thé duy nhất là cá nhân và Nhà nước cũng như tính chat

quá “thoáng” và như vậy là thiếu đi tính nghiêm cần và chặt chẽ khoa học của địnhnghĩa về “thị trường xám” Tuy nhiên, đề xuất phân tích của ông đã giúp đánh giá

được nhiều hiện tượng, sự kiện và quá trình tôn giáo ở Trung Quốc Ví dụ, những

chiến lược cá nhân ở những người gia nhập Pháp luân công và những thành viêncủa nhiều nhóm khí công khác sau năm 1999 - thời điểm Pháp luân công chính thức

bị coi là bất hợp pháp ở Trung Quốc: bước chuyên sang thị trường đen ở những

người sẵn sàng trả giá cho sự quyết tâm của mình (trường hợp các “đệ tử chânchính”); sự gia nhập thị trường đỏ hay xám của Kitô giáo hay Phật giáo ở một sốngười khác; và cuối cùng là sự tái dựng chậm chạp song chắc chắn của một nhánh

mới của thị trường xám qua sự công nhận dành cho các tổ chức khí công vì sức

khỏe [jianshen qigong].

31

Trang 35

Tiếp cận theo hướng kinh tế tôn giáo này như vậy tạo thuận lợi cho việc tri

nhận tình trạng nghịch lý của Trung Quốc: một mặt, Trung Quốc biết đến một sự

phân mảnh lớn những biểu đạt tôn giáo như là hệ quả của phương thức điều tiết doNhà nước ấn định; song mặt khác cũng cần phải nhìn nhận sự kiện tôn giáo TrungQuốc trong tính liên tục của nó

Hơn nữa, theo phân tích của Yang, thị trường tôn giáo bản thân nó đã bị tập

gộp trong một “thị trường của ý nghĩa” rộng hơn, tức chủ nghĩa dân tộc, quốc học[guoxue], thé thao va nghé thuat Y đồ của Nhà nước trong việc kiểm soát “thịtrường của ý nghĩa” nói trên thông qua “văn minh tinh thần” [jingshen wenming] đãgóp phan tạo ra sự không hài lòng ngày một gia tăng của nguồn cầu trước tình trạngnguồn cung không hiệu quả Đồng thời, những đáp ứng thuần túy tôn giáo đối với

nguôn cầu xã hội này có thé trở nên quá đắt đỏ đối với một số người này, hoặc

không đáp ứng đầy đủ mong đợi của một số người khác và khiến họ thất vọng, hoặcthậm chí đã làm mất đi giá trỊ tương đối khi đối mặt với sự cạnh tranh của nhữngnguồn cung mới, mà làn sóng “quốc học” chính là một vi dụ

* Một sự khu xuất khỏi tôn giáo ở Trung Quốc theo quan điểm của Benoit

Vermander

Trong bài nghiên cứu “Révell religieux et sortie de la religion en Chine

contemporaine” [Thức tinh tôn giáo và sự khu xuất khỏi tôn giáo ở Trung Quốcđương đại] (2009), nhà nghiên cứu Trung Quốc học Benoit Vermander bắt đầu bàiviết của mình bằng cách nhắc lại luận đề nồi tiếng của Gauchet, theo đó các xã hội

mà ở đó Nhà nước đã thành hình cũng chính là những xã hội mà ở đó đã diễn ra quá

trình phân chia lĩnh vực chính trị-nhà nước với lĩnh vực tôn giáo Tiếp theo đó, ôngcho răng chính điều này mở ra một khả năng tri nhận mới đối với sự cấu trúc hóatôn giáo ở Trung Quốc

Nếu tôn giáo là quá trình vận hành mà qua đó một nhóm người gan sự tồn tạicủa mình vào một nền tảng bên ngoài nhóm, và nhóm này không có cách nào tác

động vào nó ngoài phương tiện được đảm bảo bởi nghi lễ hay ma thuật, thì cùng với

sự xuất hiện của Nhà nước đã “diễn ra một quá trình vật chất hóa tính khách quan

bên ngoài của tôn giáo trong không gian tập thể” Sau đó, cùng với sự hình thành

32

Trang 36

Nhà nước hiện đại, “bằng sự chia tách ra khỏi tôn giáo, cái chính trị lộ diện và cóthé nhận dạng được trong chính bản thân nó và cho chính bản thân nó”.

Theo quan điểm này, “cuộc cách mạng của sự khu xuất khỏi tôn giáo” chính

là cuộc cách mạng của “điều kiện chính trị được ý thức” Nói cách khác, sự “khuxuất khỏi tôn giáo” phù hợp với hoàn cảnh của một nhóm tự hiểu mình như là một

cộng đồng có khả năng quyết định phương thức tồn tại của mình và số phận củamình chỉ theo những trung gian được đề ra bởi các lệ luật của thảo luận chính trị,

mà không một hệ quy chiếu thiêng nào có thể cản trở quá trình này

Theo Vermander, nếu như sự ra đời sớm sủa của Nhà nước Trung Hoa ngay

từ buổi ban so đã được bồ trợ bởi biểu đạt xã hội của chức năng tôn giáo đối với các

hình thức chính trị của riêng quốc gia này, thì cũng chính những hình thức chính trị

này sẽ còn duy trì lâu dài nền tảng thiêng của sự đồng-tồn xã hội Dưới lăng kính

này, Trung Quốc chưa bao giờ rơi vao tình trạng “đứt đoạn”; mà trên thực tế, lịch sử

trường kỳ của quốc gia này ghi nhận một sự cấu trúc hóa dần dần của lĩnh vực tôn

giáo - quá trình báo hiệu cho sự phân biệt giữa lĩnh vực của tôn giáo với các lĩnh

vực khác của đời sông xã hội

1.2 Doi mới đường lối chính sách tôn giáo và vấn đề thế tục ở Việt Nam

Trong giới hạn hiểu biết chủ quan của chúng tôi, nếu như thực tiễn đời sốngtôn giáo nói chung và quan hệ chính trị-tôn giáo nói riêng ở Việt Nam đặt ra các vẫn

đề có tính “nóng” cho giới nghiên cứu thì đến vấn đề thế tục và mô hình Nhà nướcthế tục, những quan điểm đưa ra lại không hắn diễn ra theo nghĩa trước hết có một

sự thôi thúc mang tính cấp bách từ hiện thực đối với nhà khoa học mà đúng hơn là

từ suy tư và đặt vẫn đề có tính độc lập của họ Chính là trong quá trình tiếp xúc vàgiới thiệu các nghiên cứu nước ngoài mà giới chuyên môn trong nước có một nguồngợi ý liên quan đến các chủ điểm này Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu phối hợpgiữa giới hoc giả Việt Nam va quốc tế thực sự đã tạo nền móng cho một xu hướngnghiên cứu mang tính tập trung về thé tục ở Việt Nam

1.2.1 Tình hình tôn giáo và quan hệ chính trị-tôn giáo ở Việt Nam

Báo cáo tổng quan Dé án “Chính sách tổng thé về mối quan hệ giữa Nhà

nước với các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam” của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2010

như tên gọi của nó thực sự đã cung cấp một tông quan về tình hình tôn giáo ở Việt

33

Trang 37

Nam, về sự phát triển của đường lối, chính sách về tôn giáo của Dang và Nhà nước.Điểm đáng chú trong báo cáo này là trong đề xuất chính sách tong thể đối với tôngiáo ở Việt Nam, trên cơ sở các dự báo nêu ra, các tác giả báo cáo đã đưa ra các đề

xuất giải pháp cụ thê về chính sách với từng tôn giáo lớn ở Việt Nam

Từ thời điểm báo cáo được thực hiện đến hiện tại, có nhiều điểm nội dung đãđược làm rõ và sâu sắc hơn trong các công bố khác Hơn nữa, bản thân quá trình

luật pháp tôn giáo của Việt Nam cũng đã cán nhiều mốc điểm quan trọng, đặc biệt

là Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 Tuy nhiên, báo cáo có giá trị tham khảo quan trọng ở tính toàn cảnh của nó, và thêm

vào đó là một phần nội dung phong phú về quan hệ chính trị-tôn giáo trên thế giới,một số mô hình Nhà nước thế tục trên thế giới cũng như vấn đề tôn giáo trong luật

và quan hệ quốc tế

Như đã nói ở trên, hiểu biết về quan hệ chính trị-tôn giáo ở Việt Nam kể từ

ban báo cáo năm 2010 của Ban Tôn giáo Chính phủ đã không ngừng được bé túcnhờ vào nhiều công bố khoa học sau đó Trong đó đáng ké hơn cả là chùm các đềtài nghiên cứu do nhà nghiên cứu Đỗ Quang Hung chi đạo cùng với các sản pham

của chúng được phô biến rộng rãi ra công chúng dưới dạng sách chuyên khảo như

Chính sách tôn giáo ở nước ta hiện nay: Lý luận và thực tiễn (2012), và Chính sách

tôn giáo và Nhà nước pháp quyền (2014) Những nghiên cứu này đã tái dựng một

bức tranh tổng thé có thé nói là đầy đủ và chi tiết hơn cả về bối cảnh đời sống tôngiáo ở Việt Nam từ Đổi mới đến nay

Đúng là nguồn các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về từngtôn giáo riêng lẻ là vô cùng phong phú và có giá trị Song xét ở mức độ tổng quan,trong các đề tài nghiên cứu đã triển khai và đã được sản phẩm hóa của mình, tác giả

Đỗ Quang Hưng đã giới thiệu một bức tranh khái quát Sự khái quát này không chỉ

dừng lại ở miêu tả thống kê xã hội học hay mô tả theo truyền thống dân tộc họckhảo tả Thực tế, các tôn giáo lớn được giới thiệu không chỉ theo một tuyến tính lịch

sử nội tại của giáo hội mà quan trọng hơn là cùng với những động năng của chúng,

và những mối tương tác và liên hệ mật thiết của chúng với môi trường xung quanh

(đời sông chính tri quôc gia, các tác nhân toàn câu hóa).

34

Trang 38

Xét về một phương diện nhất định, Chính sách tôn giáo và Nhà nước pháp

quyên có thể được xem là một “bách khoa thư” Trong chương II của công trình,

tác giả cung cấp cho người đọc một toàn cảnh về đời sống tôn giáo Việt Nam dưới

nhãn kính ưu tiên là quan hệ Nhà nước-Giáo hội Không nói tới ở đây những nội

dung cụ thể được trình bày, chúng tôi muốn nhấn mạnh tiếp cận độc đáo của tácgiả khi xem xét biến chuyên của đời sống tôn giáo ở Việt Nam Khác với nhiều ấn

pham chi tập trung mô tả hai thái độ, hai động thái từ hai chủ thé là Nhà nước và

các tôn giáo, Đỗ Quang Hưng đưa ra ba góc nhìn: từ chính bản thân các tôn giáo,

quan điểm quan phương của Nhà nước, và cuối cùng là những tiếp cận và diễn giải

từ giới nghiên cứu.

Chính là từ góc nhìn cuối cùng ké trên mà Chính sách tôn giáo và Nhà nướcpháp quyên còn có giá trị đóng góp quan trọng là dẫn nhập một số đặt vấn đề, diễngiải cũng như tiếp cận mới mẻ cho những người đang tham gia trường nghiên cứuViệt Nam: nhân khẩu học tôn giáo, tái cau hình tôn giáo, va phân khu các thị trườngtôn giáo Đúng là có thé là “cũ người mới ta”, song điều quan trong cần được nhấnmạnh ở đây là, trong một trường nghiên cứu cụ thể là quan hệ chính trị-tôn giáo nói

chung và van đề Nhà nước thé tục ở Việt Nam nói riêng, đóng góp ké trên giúp mở

ra những hướng tri nhận mới về bối cảnh Việt Nam đương đại, phát hiện ra nhữngtính vấn đề mới ở những hiện tượng, sự kiện và quá trình tôn giáo vốn di bị xem là

quen thuộc hay thậm chí là quá quen thuộc.

Trên phông nền của bức tranh về tôn giáo ở Việt Nam, Đỗ Quang Hưng đã

nêu ra dự báo về các xu thế của đời sống tôn giáo Việt Nam đương đại, đáng chú ýhơn cả ở ba điểm: (1) Giành lại vị trí đã mat, đòi hỏi Nhà nước phải đối xử với họ

như là các tôn giáo dân sự; (2) Chấp nhận đồng hành với dân tộc nhưng không nhấtthiết với chủ nghĩa xã hội; và (3) Đòi hỏi sự hiện diện thật sự trên các lĩnh vực như

giáo dục, y tế, từ thiện với tư cách pháp nhân đối với các tổ chức tôn giáo

Bên cạnh hai ấn phẩm tiêu biểu, có cái nhìn bao trùm khái quát về các tôngiáo ở Việt Nam ké trên, có một số lượng lớn các chuyên khảo và đặc biệt là luận

án tiên sĩ, luận văn thạc sĩ thuộc các ngành tôn giáo học, chính tri học, xã hội học,

35

Trang 39

nhân học, dân tộc học, văn hóa học, báo chí học, lịch sử có giá trị đóng góp cho

hiểu biết chung về từng tôn giáo cụ thể trong bối cảnh Việt Nam đổi mới và hội

nhập quốc tế

Ví dụ, luận văn thạc sĩ của Vũ Quốc Đạt Phật giáo Việt Nam trong thời kỳhội nhập quốc tế (2014) đã cung cấp một trình bày chi tiết về tổ chức và hoạt độngcủa Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như những biểu hiện nhập thế của Phật giáoViệt Nam hiện nay Qua các phần trình bày cụ thé về các phương diện hội nhập, từlĩnh vực tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật tới giáo dục, kinh tế, xã hội, chính tri vàbảo vệ môi trường, tác giả dù không trực tiếp xem xét quan hệ Phật giáo-chính trịsong đã cho thay tương tác của các lực lượng Phật giáo như là một tác nhân xã hộitích cực đối với quá trình phát triển của đất nước Đóng góp đó có thê là các hoạt

động từ bác ái, hỗ trợ phát triển kinh tế cho tới đề cao ý thức công dân và ôn định

trật tự xã hội.

Đáng ké hon thời gian gần đây là luận án tiến sĩ Hiện tong “tôn giáo mới”

ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ hiện nay của Vũ Văn Chung (2016) Trước côngtrình này, đã có một số bài báo khoa học cũng như đề tài nghiên cứu về hiện tượngtôn giáo mới Tuy nhiên, luận án có thê xem là một công trình tập trung hơn cả và

xét về mặt thời gian là có tính cập nhật hơn cả

Trong công trình của mình, Vũ Văn Chung sau khi giới thiệu khái quát và hệ

thống về hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới đã tập trung vào trường hợp ViệtNam hiện nay, mà cụ thể là địa bàn đồng băng Bắc Bộ Qua các nghiên cứu thực địatại nhiều tỉnh thành (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định) và với ba nhómđối tượng mẫu chọn tiêu biểu là nhóm thờ cúng Hồ Chí Minh, Long Hoa Di Lặc,

Thanh Hải vô thượng sư, tác giả luận án đã phân tích tác động của “hiện tượng tôn

giáo mới” đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, đạo đức của người dânvùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, từ đó dự báo về xu hướng vận động của cácphong trào này và đề xuất một số khuyến nghị đối với “hiện tượng tôn giáo mới” ở

khu vực này.

Về phía các học giả nước ngoài nghiên cứu về Việt Nam, đáng chú ý trướchết là công trình tập thé do Philip Taylor chỉ đạo xuất bản năm 2007 Modernity and

36

Trang 40

Re-enchantment Religion in Post-revolutionary Vietnam [Hiện dai và tái sting bai:

tôn giáo ở Việt Nam hậu cách mang] Từ tiếp cận nhân học tôn giáo, các tác giả đã

có nhiều đặt van đề và kiến giải giá trị về tình hình tôn giáo ở Việt Nam: Việt Namđang chứng kiến một sự “hồi sinh” của tôn giáo và điều này diễn ra theo nhiềuchiều cạnh; áp lực toàn cầu hóa như là mối nguy đối với bản sắc văn hóa-tôn giáo,

tính cách địa phương đa dạng của tôn giáo; các van đề chính trị và tôn giáo ở Việt

Nam thời kỳ đổi mới đang có những nét mới so với truyền thống tôn giáo và chínhtrị Về động lực của sự “hồi sinh” tôn giáo ở Việt Nam, công trình nhấn mạnh đâychính là sự phản ứng lại chính sách của Nhà nước khi nền kinh tế chuyển đổi theohướng kinh tế thị trường

Trong thời gian gần đây đã xuất hiện một thế hệ học giả trẻ ở nước ngoài

quan tâm nghiên cứu động năng tôn giáo ở Việt Nam qua các trường hợp nghiên

cứu cụ thé Bài viết của Michael Dickhardt về vị trí xã hội của tôn giáo và tâm linh

ở Việt Nam xét trong bối cảnh Châu A hiện đại “The Social Placing of Religion and

Spirituality in Vietnam in the Context of Asian Modernity” [Đặt định xã hội của tôn

giáo va tam linh ở Việt Nam trong bối cảnh tính hiện đại Á châu] (2014) với sửdụng phương pháp nghiên cứu cũng như tiếp cận đối sánh mở rộng ra khu vực của

tác giả cho nhiều gợi ý có giá trị Còn Ngô Thị Thanh Tâm với nghiên cứu chuyên

sâu về cải giáo theo Tin lành ở người Hmong vùng biên giới phía Bắc Việt Nam

“Ethnic and Transnational Dimensions of Recent Protestant Conversion among the

Hmong in Northern Vietnam” [Các chiều kích dân tộc và xuyên quốc gia của hiện

tượng cải giáo theo Tin lành gần đây của người Hmong ở miền Bắc Việt Nam]

(2010) thì đóng góp nỗi bật lại là việc làm rõ tính dân tộc xuyên quốc gia

Ngoài ra, không thể bỏ qua một bài viết với đặt vấn đề theo tiếp cận chính trị về tôn giáo ở Việt Nam của hai nhà nghiên cứu Jérémy James va PaulSorrentino trong sỐ chuyên đề về các vấn đề địa-chính trị Việt Nam của tạp chí

địa-Hérodote “Géopolitique des religions au Vietnam Les voles multipolaires d’une société civile confessionnelle” [Dia-chinh trị tôn giáo ở Việt Nam Các con đường

đa cực của một xã hội dân sự của những người có đạo] (2015) Sau phần giới thiệu

mang tính khái quát vê quan hệ giữa Nhà nước và các tôn giáo ở Việt Nam, các tác

37

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w