Do đó, nghiêncứu về giải pháp chính trị của Hồ Chí Minh đối với vấn đề độc lập dân tộc nói chung và ở giai đoạn 1945 - 1946 nói riêng vẫn là cơ sở lý luận, phương pháp luận dé chúng ta x
Trang 1NGÔ THỊ PHƯƠNG THẢO
GIẢI PHÁP CHÍNH TRỊ CỦA HÒ CHÍ MINH DOI VỚI VAN DE ĐỘC LẬP DAN TỘC O VIỆT NAM
GIAI DOAN 1945 - 1946
LUAN AN TIEN Si CHINH TRI HOC
Hà Nội - 2022
Trang 2NGÔ THỊ PHƯƠNG THẢO
GIẢI PHÁP CHÍNH TRỊ CỦA HÒ CHÍ MINH
DOI VỚI VAN DE DOC LAP DAN TỘC Ở VIỆT NAM
GIAI DOAN 1945 - 1946
Chuyén nganh: Chinh tri hoc
Mã số : 62 3102 01
LUAN AN TIEN Si CHINH TRI HOC
NGUOI HUONG DAN KHOA HOC:
PGS.TS Nguyén Linh Khiéu
Hà Nội - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép bất
cứ công trình nào đã được công bố Các kết quả nghiên cứu được trình bày trongluận án là trung thực, khách quan Các số liệu, thông tin sử dụng phân tích trong
luận án được trích dẫn, có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án
Ngô Thị Phương Thảo
Trang 4MỤC LỤC
„71008 ÔỎỎ 4
1 Tính cấp thiết của đề tài :- + s22 E221E21221211211211211211 1111111111111 re.4
2 Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - 55555 5+ *+<++sscs+eexs+ 7
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án . ¿-2¿©++-s++zx+s+ze: 8
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án - «+ «+++9
5 Dong Op cla WAN AN ooo cece eee 10
6 Y nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án o.ceeeccceeccsessecsssessesessesesesssesseseesesesees 10
7 Kết câu của luận án -.-¿-:- St St+tE St SEEEEEESEEEEEESEEEEEESEEEEEETEEEEEETESEEEEEkrkrrrrrrke 10
Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN
LUẬN AN cccssssssssssssssssssssssesesssssssccssssssssssssssssssssssnssninssnnnsssssssssssesesssseseeeeeeeeesesssssensasssasann 11
1.1 Tình hình nghiên Cứu - SG 22c 2213231313551 Eerrkrrrkrree 11
1.1.1, Công trình nghiên cứu về van dé chính trị và giải pháp chính trị 111.1.2 Công trình nghiên cứu về vấn đề độc lập dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 1945
x.® 13 1.1.3 Công trình nghiên cứu nội dung và giá trị của những giải pháp chính trị của
Hồ Chi Minh đối với vấn dé độc lập dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1946 221.2 Đánh giá tình hình nghiên cứu và những hướng chính luận án cần tiếp
tue MgHIEN CUU 8818 a4 37
1.2.1 Đảnh giá tinh hình nghiÊH CUU vecececceccsecsesesseesessesesessesesecsesecseseneeseseeeeseteeeeseees 37
1.2.2 Những hướng chính luận án cân tiếp tục nghiên cứu - -: 39Tiểu kết chương 1 -©©222EEEEEEEEEEEEEEEEE.EEEE111111122122222211111 40Chương 2 GIẢI PHÁP CHÍNH TRI CUA HO CHÍ MINH DOI VỚI VẤN ĐÈĐỘC LAP DÂN TỘC Ở VIỆT NAM GIAI DOAN 1945 - 1946: MỘT SO VAN DE
LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN -ccE+tt222222222 111111111 re 4I
"tan 4I
QLD GiGi phdip CHINN na nẽốnố.ốốốỐốỐốỐốỐố.ố 41
2.1.2 Vấn dé độc lập dân OC ceecsesecsssssssssssssessssssessesssssssssuesesssusssesssessssssuesssssieesessseeees 462.1.3 Giải pháp chính trị của Hồ Chí Minh đối với vấn dé độc lập dân tộc 48
1
Trang 52.2 Van đề độc lập dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1946 51
2.2.1 Vấn đê nhận there cesscccssssssssssssssvssssssssssssscsssssssssecsssssssisesssssssiessessssuesseesssseessees 522.2.2 Vain dé tharc tiem 0888008086878 —=HẬH), 60Tiểu kết chương 2 oi ccececcccsssssescsssssssssescssssssssesscssssssssssecsssssssssssssssssssesssssssseesessssssseesessesssees 81
Chuong 3 NOI DUNG GIAI PHAP CHINH TRI CUA HO CHi MINH DOI VOI
VAN DE DOC LAP DAN TỘC Ở VIỆT NAM GIAI DOAN 1945 - 1946 82
3.1 Công khai khang định quyền độc lập dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 1945
3.4.1 Đối với lực lượng Trung Hoa Dân quỐc .-: -c©ccce+ccse+eccsesccced 1213.4.2 DOL VOI PRGD Tam 1293.4.3 Đối với các lực lượng khác ceesssssssscssssssssssessssssesessssesessssessesssueesessseseessseseessses 138Tiéu két Chong cố R—Äd 142Chương 4 GIA TRI GIẢI PHAP CHÍNH TRI CUA HO CHÍ MINH DOI VỚIVAN DE ĐỘC LAP DAN TỘC O VIỆT NAM GIAI DOAN 1945 - 1946 144
4.1 Giải pháp chính trị của Hồ Chi Minh là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân
COC VA THOT Mad 00010Ẽ787 a A 144
4.1.1 Giải pháp chính trị của Hồ Chi Minh là sự tiếp noi văn hóa giữ nước của
dân tộc Viet ÏN(I - - - +5 5+5 St EkEkE HH TT TT TT rớt 144
Trang 64.1.2 Giải pháp chính trị của Hồ Chí Minh góp phan làm phong phú thêm cho chủnghĩa Mác - Lênin về quyên dân tỘC tue qMHYẾT, 2-©ccz+2+se+EE+eetErsesrrreeee 1474.2 Giải pháp chính trị của Hồ Chí Minh góp phần giải quyết van đề độc lập
dân tộc trong giai đoạn 1945 - 1946 c St k+ SH re 149
4.2.1 Tạo lập va phổ biến hình ảnh một nước Việt Nam xứng đáng được độc lập
4.2.2 Thực lực quốc gia được củng có, chuẩn bị về nhân lực, vật lực cho cuộckháng chiến chống thực dân Pháp -e-©©ce+©++e++E++e+EEtee+Erxerrrrsesrrreeee 1514.2.3 Loại bỏ được kẻ thà nguy hiểm dé tập trung doi phó với thực dân Phdp 1574.3 Gợi mở những giải pháp cho Việt Nam trong giải quyết những vấn đề
độc lập dân tộc trong giai đoạn hiện nay -.- - ĂSssssseirerererese 158
4.3.1 Luôn xác định và đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đâu 1604.3.2 Phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, kết hợp chặt chẽ hiệu quả giữa kinh té,văn hóa, xã hội, và đối ngoại với quốc phòng, an ninh va quốc phòng, an ninh với
kinh tê, văn hóa, xã hội, và doi ngoại; két hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời L/IPEEEEERERSEEAR 166
4.3.3 Linh hoạt trong xác định đối tác - đối [ỢH veseseesesessesessecesesesesseecsesseeeseeeeees 171Tiểu kết chương 4 -©22222+++1222212111111121112222271111111111 100001111 ccerrrrrrr 171KET LUAN 07 ôÔ 178DANH MỤC CÔNG TRINH KHOA HỌC CUA TÁC GIÁ LIÊN QUAN DEN
TÀI LIỆU THAM KHAO oiieicccccscscsccssssssssssssssssssssssssssssssnsnssssssssssesssessesesesesessessessseen 182
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tàiChính trị là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt của con người, liên quan đến vận
mệnh của hàng triệu con người Đó là những quan hệ, hoạt động phức tạp và nhạy
cảm trong xã hội Nói đến chính trị là nói đến vấn đề quyền lực chính trị, quyền lựcnhà nước, cách thức tổ chức quyền lực nhà nước Do đó, việc tìm hiểu những van déchính trị trong lịch sử và tiếp tục có những kiến giải thoả đáng, khoa học về mộtthời kỳ đầy biến động trong lịch sử dân tộc Việt Nam, cụ thê là giai đoạn 1945 -
1946, đặc biệt dưới cách tiếp cận chính trị học, với những công cụ tư duy mới, qua
đó tìm kiếm những gợi mở cho hiện tại và tương lai, luôn là một việc làm có ýnghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc Đó là lý do chủ yếu khiến tôi chọn vấn đề: “Giảipháp chính trị của Hồ Chí Minh đối với vấn đề độc lập dân tộc ở Việt Nam giaiđoạn 1945 - 1946” Một cách cụ thé hơn, có thé luận giải lý do cho việc lựa chọnthực hiện đề tài nói trên như sau:
Thứ nhất, trong tiễn trình lịch sử Việt Nam, khoảng thời gian từ tháng 9 - 1945đến tháng 12 - 1946 là một giai đoạn đặc biệt Khởi đầu giai đoạn này là sự kiện HồChí Minh thay mặt toàn thể nhân dân Việt Nam đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, khaisinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuyên bố với nhân dân thế giới về nềnđộc lập của dân tộc: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực
đã thành một nước tự do và độc lập Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tỉnhthần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” [92,tr.3] Khép lại giai đoạn này là sự kiện Hồ Chí Minh ra: “Lời kêu gọi toàn quốckháng chiến ” với tình thần: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịumat nước, nhất định không chịu làm nô lệ” [92, tr.534], khang định ý chí kiên
cường của nhân dân ta trước nhiệm vụ bảo vệ độc lập, tự do - thành quả vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Mặc dù chỉ có 474 ngày, nhưng đây là giai đoạn với nhiều sự kiện, nhiều biến
cô lớn Mặc dù, chính quyền đã về tay nhân dân nhưng vận mệnh dân tộc vẫn
4
Trang 8“từng ngày, từng giờ bi de dọa, có lúc như ngàn cân treo sợi tóc” [54, tr.639] do sự
chống phá của thù trong, giặc ngoài Có thể nói, chưa bao giờ trên đất nước ViệtNam lại có nhiều kẻ thù cùng lúc như vậy: “các quân đội nước ngoài từ bốnphương cũng dồn dập kéo tới Bọn ở gần, bọn ở xa Chúng khác nhau về màu da,
về tiếng nói nhưng rất giống nhau ở dã tâm: muốn thôn tính đất nước ta, muốn daychúng ta trở về với cuộc sống nô lệ” [54, tr.42] Trong lúc này, Việt Nam chưanhận được sự công nhận và giúp đỡ của các nước trong phe dân chủ trên thế giới,làm cho tình hình khó khăn chồng chất khó khăn Tình thế cách mạng đặt ra vấn đềđộc lập dân tộc vô cùng khó khăn và cấp bách, đòi hỏi cần có những giải phápchính trị dé giải quyết nhằm củng cố và giữ vững độc lập dân tộc, bảo vệ thành quảcủa cuộc Cách mạng Tháng Tám, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực danPháp, đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi
Thứ hai, trong tiễn trình phát triển của lịch sử mỗi dân tộc, lãnh tụ có vai tròquan trọng, đó là người nắm bắt xu thế của dân tộc, quốc tế và thời đại, tô chức lựclượng, giáo dục thuyết phục quần chúng, thống nhất ý chí và hành động của quầnchúng nhằm hướng vào giải quyết những mục tiêu cách mạng đề ra Hồ Chí Minh là
lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam,
đặc biệt giai đoạn 1945 - 1946 đã khẳng định vai trò to lớn, tầm ảnh hưởng và sự
nhạy bén chính trị sâu sắc của Người
Sau Tuyên ngôn Độc lập 2 - 9 - 1945, tình hình chính trị quốc tế và trong nướctrở nên phức tạp hơn bao giờ hết, đặt ra nhiều khó khăn, thử thách cho dân tộc ViệtNam trong công cuộc giữ vững độc lập dân tộc Đây là giai đoạn mà tình thế đòi hỏimột sự lãnh đạo hết sức sáng suốt và vô cùng nhạy bén: “Tan công, thoái thủ nênthần tốc,/ Chân le, tài cao at thắng người” [91, tr.326] Trong thử thách ngặt nghèocủa lịch sử, tài năng và đức độ của Hồ Chí Minh được tỏa sáng Với sự mẫn tiệp vềchính trị, Hồ Chí Minh đã cùng với Đảng và Chính phủ đề ra những giải pháp chínhtrị sáng tạo, linh hoạt dé giữ vững nền độc lập cho dân tộc Việt Nam Những giảipháp chính trị này đã đáp ứng yêu cầu của cách mạng, của dân tộc trong thời kì lịch
sử đầy biến động, đồng thời trở thành những kinh nghiệm quý, điển hình dé Dang
5
Trang 9Cộng sản Việt Nam tiếp tục bổ sung, phát triển và vận dụng sáng tạo trong quá trìnhlãnh đạo cách mạng Đây cũng là sự bổ sung và làm phong phú cho lý luận chủnghĩa Mác - Lênin về van đề độc lập dân tộc từ thực tiễn Việt Nam.
Thứ ba, trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Việt Nam bước vào thời kỳ đâymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, với hai nhiệm vụ chiến lược
là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong tình hình quốc tế có nhiều biến động Trên thếgiới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song đứng trước nhiều khókhăn, trở ngại Tình hình chính trị, an ninh, kinh tế thé giới có những biến động lớn,nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung
đột cục bộ tiếp tục diễn ra phức tạp, quyết liệt; chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa
dân túy, cường quyền nước lớn trong quan hệ quốc tế gia tăng Toàn cầu hóa tiếp tụctiến triển nhưng gặp nhiều trở ngại, luật pháp quốc tế và các thé chế đa phương toàncầu đứng trước những thách thức lớn Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư tạo ra
cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc Cạnh tranh kinh tế, chiến tranhthương mại giữa các nước, các nền kinh tế ngày càng quyết liệt Nhiều van đề an ninhtruyền thống, phi truyền thống như: an ninh mạng, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môitrường, thiên tai, dịch bệnh trở thành những thách thức lớn trên quy mô toàn cầu,tác động trực tiếp đến sự phát triển đất nước Đại dịch Covid -19 làm đảo lộn, Suythoái nghiêm trọng kinh tế thế giới
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á là khuvực cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn, tiềm an nhiều bat ổn Tranh chấp chủquyền lãnh thổ, biển, đảo căng thắng, phức tạp ASEAN có vai trò quan trọng trongduy trì hòa bình, 6n định, thúc đây hợp tác trong khu vực, nhưng đứng trước nhiều
khó khăn, thách thức.
Ở trong nước, sau hơn 35 năm đôi mới đất nước ta chưa bao giờ có được cơ
đồ, tiềm lực, vị thé và uy tín quốc tế như ngày nay Tuy nhiên, kinh tế - xã hội pháttriển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và còn nhiều khókhăn, thách thức Bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra vẫn tồn tại, có mặt gay gắt hơn,đặc biệt các thế lực thù địch tiếp tục chống phá Đảng, Nhà nước, xâm phạm độc lập,
6
Trang 10chủ quyền, toàn vẹn lãnh thé, biển dao của đất nước Trong bối cảnh đó, bảo vệ độc
lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình ồn định
là những thách thức không nhỏ đặt ra với nước ta hiện nay Đại hội Đại biểu toànquốc lần thứ XIII của Đảng, trong định hướng phát trién đất nước giai đoạn 2021 -
2030 đã chỉ rõ: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủquyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thé của Tổ quốc, lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệĐảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa" [43, tr.331] Do đó, nghiêncứu về giải pháp chính trị của Hồ Chí Minh đối với vấn đề độc lập dân tộc nói
chung và ở giai đoạn 1945 - 1946 nói riêng vẫn là cơ sở lý luận, phương pháp luận
dé chúng ta xem xét, giải quyết thắng lợi những van dé đang đặt ra hết sức phức tạptrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay
Thứ tư, đến nay, đã có nhiều công trình khoa học của các tác giả trong vàngoài nước nghiên cứu về Hồ Chí Minh và giai đoạn 1945 - 1946 với nhiều cáchtiếp cận khác nhau, ké cả Chính trị học và Hồ Chí Minh học Tuy nhiên, hầu nhưchưa có công trình nào vận dụng cách tiếp cận chính trị học dé nghiên cứu, luận giải
về những giải pháp chính trị của Hồ Chí Minh trong giai đoạn này, cũng như, vậndụng giải pháp chính trị nói trên dé tìm kiếm những gợi mở cho Việt Nam hiện nay.Bởi vậy, luận án sẽ kế thừa kết quả nghiên cứu của các học giả đi trước, kết hợp vàgóp phan luận giải giải pháp chính trị của Hồ Chí Minh đối với van đề độc lập dântộc ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1946 trên cơ sở cách tiếp cận chính trị học, đểđóng góp thêm những hiểu biết sâu sắc, toàn diện hơn, khách quan hơn và làm nỗibat hơn tư duy chính tri, bản lĩnh chính tri của Hồ Chí Minh trong giai đoạn lịch sửđặc biệt của cách mạng Việt Nam Đồng thời, luận án cũng góp phần gợi mở nhữnggiải pháp cho Việt Nam trong giải quyết những vấn đề độc lập dân tộc hiện nay
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục dich nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở luận giải một số vấn dé lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài,luận án làm rõ nội dung và giá trị những giải pháp chính trị của Hồ Chí Minh đối
Trang 11với van đề độc lập dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1946 và gợi mở những giảipháp cho Việt Nam trong giải quyết vấn đề độc lập dân tộc giai đoạn hiện nay.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận an
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ đó chỉ ra những vấn
đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ
Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giải pháp chính trị của Hồ ChíMinh đối với van đề độc lập dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1946, dưới cáchtiếp cận chính tri học
Làm rõ nội dung các giải pháp chính trị của Hồ Chí Minh đối với vấn đề độc
lập dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1946.
Lam rõ giá trị của các giải pháp chính trị của Hồ Chí Minh đối với van dé độc
lập dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1946.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những giải pháp chính trị của Hồ Chí Minh đốivới van dé độc lập dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1946
3.2 Phạm vi nghién cứu
Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian của luận án đối với cácgiải pháp chính trị của Hồ Chí Minh bắt đầu tính từ ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946 (bắt đầu toàn quốc kháng chiến) Các giá trị gợi mở của giải pháp chínhtrị của Hồ Chí Minh đối với hiện nay được xem xét gắn với những vấn đề độc
lập dân tộc được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định trong các văn kiện Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
Về nội dung: Luận án đặt trọng tâm nghiên cứu về nội dung những giải phápchính trị của Hồ Chí Minh đối với vấn đề độc lập dân tộc ở Việt Nam giai đoạn
1945 - 1946 Bao gồm các vấn đề: Công khai khăng định quyền độc lập dân tộc ởViệt Nam giai đoạn 1945 - 1946; xác lập cơ sở chính trị - pháp lý vững chắc củanền độc lập dân tộc ở Việt Nam; xây dựng, củng cé thực lực quốc gia và quan hệngoại giao của Việt Nam với các chủ thể quốc tế nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc
§
Trang 12Các giá trị của giải pháp chính trị của Hồ Chí Minh đối với vấn đề độc lập dân tộc ở
Việt Nam giai đoạn 1945 - 1946 được xem xét trên các phương diện lý luận và thực
tiễn, trực tiếp đối với giai đoạn 1945 - 1946 và những gợi mở hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên co sở lý luận của chủ nghĩa Mac - Lénin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về: chính trị, độc lập dân tộc vàđối ngoại
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lénin: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Luận án đồng thời sử dụng một số phương pháp chuyên ngành và phươngpháp liên ngành của khoa học xã hội nhân văn trong từng chương dé giải quyết các
nhiệm vụ của luận án đặt ra.
Luận án sử dụng phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử nhằm phân tích,luận giải vấn đề độc lập dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 194ó, từ đó hệ thốnghóa những giải pháp chính trị của Hồ Chí Minh đối với vấn đề độc lập dân tộc ở
Việt Nam trong những năm 1945 - 1946; ngoài ra, phương pháp này thông qua
những sự kiện lịch sử đúc rút ra những giải pháp tất yêu mà Hồ Chí Minh - chủ thê
chính trị đã thực hiện.
Luận án còn sử dụng các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, quynạp, diễn dịch, so sánh, phương pháp tông kết thực tiễn, phương pháp văn bản học,phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê trong trình bày các vấn đề, phùhợp với các yêu cầu của nội dung của luận án nhằm làm rõ vấn đề cần nghiên cứunhư: thực chất vấn đề độc lập dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1946, cơ sở củaquyền độc lập dân tộc của Việt Nam, thực lực quốc gia trong giai đoạn này; nhữnggiải pháp chính trị và giá trị của những giải pháp này đối với giai đoạn 1945-1946
và hiện nay.
Trang 135 Đóng góp của luận án
Luận án hệ thống hóa các tư liệu, phân tích luận giải làm sáng tỏ vấn đề độc
lập dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1946 dưới góc nhìn chính trị học.
Góp phần luận giải một cách có hệ thống những giải pháp chính trị của Hồ ChíMinh đối với van đề độc lập dân tộc ở Việt Nam (1945 - 1946) dưới góc nhìn chính
trị học.
Rút ra giá trị của các giải pháp chính trị của Hồ Chí Minh trong việc giữ vững
độc lập dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1946 cũng như trong giai đoạn hiện
nay Qua đó, góp phần hiểu đúng và sâu sắc hơn nữa về tầm vóc trí tuệ và nhữngthành tựu của Hồ Chí Minh đối với công cuộc giữ nước
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án6.1 Ý nghĩa lý luận
Với những kết quả nghiên cứu đạt được, luận án góp phần đóng góp thêm vào
hệ thống lý luận về van dé dân tộc, độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh nói riêng và
Việt Nam nói chung.
6.2 Ý nghĩa thực tiễnGóp phần khăng định giá trị của di sản tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn
lịch sử dân tộc.
Giá tri các giải pháp chính tri của Hồ Chí Minh đối với van đề độc lập dân tộc
ở Việt Nam (1945 - 1946) có thé góp phan giải quyết một số van đề cho các hoạtđộng thực tiễn trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Luận án có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy vànghiên cứu lĩnh vực: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhập môn Hồ Chí Minh học, Văn hóachính trị Hồ Chí Minh, Chính sách đối ngoại của Việt Nam, Chính trị học pháttriển, V.V
7 Kết cau của luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục các công trìnhkhoa học của tác giả, nội dung của luận án được kết cau thành 4 chương 11 tiết
10
Trang 14những nội dung của luận án.
Trước hết phải kế đến những tác phâm của C.Mác, Ph.Angghen, V.I.Lênin vềchính trị và những tác phâm bàn về chính trị Mác xít có liên quan đến luận án như:
“Tuyên ngôn của Dang Cộng sản” của C.Mác, Ph.Angghen [23], “Bàn về quyénuy” của Ph.Angghen [155], “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhanước ” của Ph.Angghen [156], “Nhà nước và cách mạng ” của V.I.Lênin [207], “Tưtưởng chính trị của C.Mác, Ph.Angghen, V.LLênin và Hô Chí Minh” của tác giả LêMinh Quân [164], “Chính trị - tu quan điểm Mác - Lénin đến thực tiễn Việt Namhiện nay” của tác giả Trần N gọc Linh, Lê Thanh Tuấn, Lê Kim Việt [138] Nhữngtác phẩm này củng cô thêm nhận thức của tác giả về các vấn đề chính trị liên quanđến luận án theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
Liên quan đến phương pháp luận chính trị học, lý luận chung về chính trị học,
có một số công trình như: “Phân tích triết học những vấn đề cơ bản về chính trị vàkhoa học chính tri” của Nguyễn Hữu Khién [116], “Suy nghĩ thêm về quyên lực như
một phạm trù khoa học ” [165] và “Mối quan hệ giữa quá trình chính trị với quá
trình dân tộc trong lịch sử Việt Nam” của Bùi Thanh Quất [166], “Thiết chế chínhtrị, di sản và kế thừa ” của Phan Huy Lê [134], “Dinh chế chánh trị và tổ chức côngquyên Việt Nam” của Phan Văn Tường [190], “Triết lý chính trị Hồ Chí Minh”[115] của Lại Quốc Khánh Đặc biệt là công trình: “Các chuyên dé bài giảng chính
trị học: Dành cho cao học chuyên Chính trị hoc” [170], “Lý thuyết xung đột xã hội
và quan lý giải toa xung đột xã hội ở Việt Nam” [171] của Phan Xuân Sơn Với
11
Trang 15công trình này, tác giả đã làm rõ một số vấn đề liên quan đến xung đột xã hội, xungđột chính trị cũng như cách xử lý điểm nóng chính trị - xã hội Theo tác giả: Xungđột xã hội là hiện tượng không tránh khỏi trong đời sống xã hội, là một thuộc tínhcủa quá trình phát triển Giải quyết, giải toa và quan lý tốt xung đột xã hội theo xuhướng phát triển khách quan thì xung đột xã hội không sinh ra những điểm nóng xãhội hoặc điểm nóng chính trị - xã hội.
Những tài liệu liên quan trực tiếp đến các vấn đề chính trị như: quyền lựcchính trỊ, hệ thống chính trị, Đảng chính tri, con người chính trị và thủ lĩnh chính tri,tình huống chính trị và xử lý tình huống chính tri, là những tài liệu được khai thácnhiều cho luận án Những tư liệu này chủ yếu là các giáo trình Chính trị học, Giáotrình lý luận chung về nhà nước và pháp luật của các trường đại học, các học viện ởViệt Nam như: “Tap bài giảng Chính trị học” [76], “Giáo trình cao cấp lý luậnchính trị, Chính trị học ” [78] của Viện Chính trị học - Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh “Giáo trình quyền lực chính trị” [35] của Khoa Khoa học Chính trị,trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội “Chính
trị học Việt Nam ” [79], “Chính trị học đại cương (Lưu hành nội bộ)” [80] của Khoa
Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Ngoài ra còn có: “Giáo trình
Chính trị học ” [117] của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình lý luậnchung về nhà nước và pháp luật [81], Giáo trình Chính trị học [82] của Học viện
Hành Chính
Cùng liên quan đến nội dung này, còn có công trình của các tác giả tiêu biểu
như: Giáo trình chính trị hoc nâng cao [1] của tác giả Lưu An, Chính trị học
-Những van dé lý luận và thực tiễn” [103] của tác giả Nguyễn Văn Huyên, “Chính
tri học ” [32] của tác giả Nguyễn Đăng Dung, “Giáo trình Chính trị học (Tài liệu
hướng dẫn nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn)” [181] của tác gia Trần Dinh Thao,
“Tuyển tập Chính trị hoc” [144] của tác giả Nguyễn Thế Nghĩa
Mặc dù đề cập đến nhiều vấn đề chính trị, đặc biệt là vấn đề xung đột chính tri
và giải quyết xung đột chính trị được tiếp cận như một phương diện của giải phápchính trị Nhưng cho đến nay, thực tế cho thấy, chưa có công trình nào bàn trực tiếp
12
Trang 16về van đề “giải pháp chính trị” Day là “khoảng trống” cho tác giả trong quá trìnhnghiên cứu triển khai luận án của mình.
1.1.2 Công trình nghiên cứu về van dé độc lập dân tộc ở Việt Nam giai
đoạn 1945 - 1946
1.1.2.1 Công trình nghiên cứu về vấn dé nên độc lập dân tộc bị de doa bởicác thể lực ngoại xâm (1945 - 1946)
Cuốn: “Lich sử một cuộc chiến tranh bản thiu” [192] của Trần Trọng Trung.
Tác giả đã xây dựng lại quá trình thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâmlược ở Việt Nam từ 1945 - 1954, với những tư liệu sưu tầm được từ cả hai phía,trong đó có nhiều tư liệu nước ngoài, đặc biệt là từ phía Pháp Cuốn sách tập trunglàm rõ các nội dung về: lý do Pháp vội vã đem quân quay trở lại xâm lược ĐôngDương khi nhân dân Việt Nam đã khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước từtay phát xít Nhật và đã trở thành người chủ của một quốc gia độc lập, thống nhất?Tác giả chỉ rõ: ngay từ khi Pháp còn đang bị phát xít Đức chiếm đóng thì De Gaulle
đã sớm trù tính “giải phóng” Đông Dương Giải phóng ở đây có nghĩa là gianh lại
Đông Dương từ tay phát xít Nhật và đặt ách thống trị thực dân trên bán đảo này.Giải phóng là dùng bạo lực để ép buộc nhân dân Đông Dương chấp nhận những
“quyên tự do” theo kiểu Pháp như hồi trước chiến tranh” [192, tr.32] Theo tác giả,với việc: “Dé quốc Anh nối giáo cho giặc” [192, tr.52], nap sau cờ dé quốc Anh
[192, tr.62], thực dân Pháp chính thức quay trở lại xâm lược Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Mạnh Hà, với bài viết: “Pháp trở lại Đông Dương như thếnào ” [55] đã phân tích lý do khiến Pháp quyết tâm quay trở lại xâm lược Việt Nam,chỉ rõ chính sách của De Gaulle về Đông Dương và mối quan hệ Pháp - Nhật, quanđiểm của Mỹ, Anh về việc Pháp trở lại Đông Dương, Việt Nam và những chuẩn bị
về mặt quân sự, chính trị của Pháp cho việc trở lại đó trong khoảng thời gian từ năm
Trang 17Pháp nham nhanh chóng áp đặt trở lại chế độ thống trị thực dân đối với Việt Nam,chỉ ra những nguyên nhân thất bại của chính sách chính trị, quân sự của thực dânPháp trong chiến tranh xâm lược Việt Nam Tác giả nêu rõ: chủ nghĩa đề quốc, thực
dân, vì lợi ích của mình, không bao giờ tự nguyện trao trả độc lập cho các nước
thuộc địa Vì thế, để giành được hòa bình, độc lập là điều vô cùng khó khăn, phảimềm dẻo, linh hoạt trong sách lược và kiên định mục tiêu đã lựa chọn
Bài viết: “Bối cảnh quốc tế cua ba bản Hiệp định trong hai cuộc khángchiến cứu nước (1945 - 1975)” [222] của Vũ Dương Ninh Tác giả đã tái hiện bốicảnh quốc tế dẫn đến tới việc kí kết ba bản Hiệp định trong đó có bản Hiệp định
Sơ bộ Việt - Pháp năm 1946 - Nội dung liên quan trực tiếp đến luận án Nhìn từbối cảnh quốc tế, tác giả đã cho người đọc thấy rõ hơn những nhân tố bên ngoàitác động vào tiến trình dau tranh của Việt Nam cũng như đối sách của Dang vaNhà nước trước những tình huống cực kỳ khó khăn của cách mạng Theo tác giả,
sự thoả hiệp giữa các cường quốc đã mở đường cho thực dân Pháp quay lại xâmlược Việt Nam Với bối cảnh quốc tế sau năm 1945, tác giả nhận định: “rất bat lợiđối với cách mạng Việt Nam” [222] Do vậy, cách mạng Việt Nam nhằm mục tiêunội tại là bảo vệ nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc” [222]
Cùng tác giả Vũ Dương Ninh còn có bài viết, “Hà Nội tháng 12 - 1946,
những toan tính từ phía bên kia” [148] đăng trên Tạp chí Lịch sử Quân sự Trong
bài viết, tác giả khăng định: việc tái chiếm Việt Nam của thực dân Pháp là một ý
đồ không hề thay đổi Âm mưu của Pháp đã rõ ràng, kế hoạch tác chiến đã đượchoạch định, thời khắc gây sự cũng đã được dự liệu [148]
Bên cạnh đó, các bài viết: “Quá trình dẫn đến cuộc chiến tranh Pháp - Việt
(1945-1954)” [124] của tác giả Vũ Như Khôi; Vai tro của Anh trong quá trình
Pháp tái chiếm Đông Dương (9-1945 đến 3-1946) [143] của tác giả Nguyễn Thị Trà
My, “Thái độ cua Mỹ đối với việc thực dân Pháp tái chiếm Đông Dương 1946)” [67] của tác giả Nguyễn Thị Mai Hoa, Về chính sách của Trung Hoa Dânquốc đối với Việt Nam (1945-1946) [187] của tác giả Nguyễn Thanh Tiến, Thdi độcủa đông mình với Việt Nam sau ngày 19 tháng Tám năm 1945” [120] của tác giả
(1945-14
Trang 18Nguyễn Văn Khoan đã khái quát quá trình, những toan tính chính trị, quân sựcủa Pháp để trở lại Việt Nam, cũng như thái độ của Mỹ và Trung Hoa Dân quốc,các nước lớn đối với van đề độc lập của Việt Nam ở những mức độ và cách tiếp cận
khác nhau.
Không chỉ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước; nhiều nhà khoa học,phóng viên chiến trường, tướng lĩnh nước ngoài theo các thế giới quan, phươngpháp luận khác nhau cũng quan tâm đến vấn đề này
Cuốn sách: “Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương” [216] của tác gia YvesGra Cuốn sách bao gồm bốn phần: Phần thứ nhất - Cuộc chiến tranh đang hìnhthành (tháng 9-1945 đến tháng 12-1946); Phần thứ hai - Cuộc chiến tranh thuộc địa(tháng 1-1947 đến 6-1950); Phần thứ ba - Cuộc chiến tranh nhằm chống chủ nghĩaCộng sản; Phần thứ tư - Cuộc đụng đầu cuối cùng Trong đó, phần thứ nhất, tác giảtập trung trình bày chủ trương của Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đếntrước ngày 19 - 12 - 1946; tình hình nước Pháp, thái độ của các nước Đồng minh,Liên Xô, Trung Quốc xung quanh vấn đề Pháp quay trở lại Đông Dương, diễntiến các cuộc đàm phán thương lượng giữa Pháp với các lực lượng ở Việt Nam, đặcbiệt với Chính phủ Hồ Chí Minh Băng các sự kiện lịch sử cụ thé, theo tiến trìnhthời gian, toàn bộ cuộc chiến được tác giả tái hiện lại tương đối khách quan, trong
đó có những nhìn nhận, đánh giá độc lập, có những phân tích cụ thê về bối cảnh tìnhhình, nguồn gốc thực chất của cuộc chiến, nguyên nhân thất bại của Pháp và thắnglợi của Việt Nam đặc biệt tác giả đề cập trách nhiệm của cả Pháp và Việt Nam trong
sự kiện ngày 19-12-1946.
Là một nhà báo viết về chiến tranh Đông Dương, sau trở thành giáo sư chuyên
ngành Việt Nam học tại Pháp, tác giả Philippe Devillers đã tìm tòi trong các kho lưu
trữ của Pháp những bằng chứng dé giải thích nguồn gốc dẫn đến cuộc chiến tranh ViệtNam Cuốn: Histoire du Vietnam de 1940 à 1952 (Lịch sử Việt Nam từ 1940 đến1952) [235], và “Pari - Saigon - Hanoi, tài liệu lưu trữ về cuộc chiến tranh 1944 -1947” [157] đã chỉ ra căn nguyên cuộc chiến tranh Việt - Pháp Tác giả chỉ ra nhữngbiện hộ sai trái của giới thực dân hiếu chiến phản động Pháp về âm mưu khôi phục lại
15
Trang 19chế độ thuộc địa ở Đông Dương, vạch rõ rằng: cuộc chiến tranh ở Đông Dương xảy rakhông phải do “ngẫu nhiên” mà do sự “vụng về”, hoặc “tính toán sai của một vài người
mà sự xảo trá hai mặt và cái nhãn quan “cận thị” đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh
giữa nước Việt Nam và nước Pháp” [157, tr.31] Day là công trình có sự phong phú và
chính xác về tư liệu, được trình bày rõ ràng, lôgíc phản ánh một mức độ hiểu biết sâu
rộng, một ý thức tích cực bảo vệ sự công bằng, chân lý lịch sử, đồng thời sự trung thực,
thang than trong những mối quan hệ quốc tế Việt - Pháp
Cuốn sách: “Sw mù quáng của tướng De Gaulle đối với cuộc chiến ở ĐôngDuong” [161] của tác giả Pierre Quatrepoint Với nguồn tư liệu phong phú từ kho tưliệu của nước Pháp, từ lời ké lại của những người trong cuộc, cách trình bày khoa học,trích dẫn có chọn lọc, lôgíc các sự kiện lịch sử của cả hai phía, tập trung ở thời điểmnhững năm 1945 - 1946, tác giả đã chỉ ra, phê phán những quyết định sai lầm của DeGaulle - người từng một thời là cứu tinh, một thần tượng của cả nước Pháp Tác giảcho rằng: “Những sai lầm ngoài sức tưởng tượng của ông là nguồn gốc của những chếtchóc vô nghĩa đối với hàng ngàn đồng bào ta (người Pháp), cũng như những đauthương vô bờ bến của các dân tộc Đông Dương ” [161, tr.188] Với những luận chứngphong phú, sát thực, tác giả đã không ngần ngại buộc tội, quy kết De Gaulle đã để xảy
ra chiến tranh cùng những hậu quả nặng nề của nó, trách nhiệm làm bùng nỗ cuộcchiến thuộc về những người Pháp Cuốn sách đã góp phần luận giải khách quan nguồngốc cuộc chiến tranh, bác bỏ luận điệu cho rằng cuộc chiến là do phía Việt Nam gây ra
và có thể tránh được cuộc chiến tranh này
Cuốn sách: “De Gaulle và Việt Nam (1945-1969)” [162] của tác giả PierreJournoud Được kết câu thành 7 chương, ngoài phần mở dau, kết luận, tác giả đã ghi lạimột thời kỳ lịch sử phức tap, quan trong của Việt Nam (1945 - 1969) thông qua sự hiểubiết sâu rộng, cách xử lý tư liệu khoa học, lôgíc, sử dụng kết hợp phương pháp sử họcvới phân tích chính trị quốc tế của mình Đồng thời, tác giả cũng góp phần lý giảinguồn gốc của cuộc chiến tranh Pháp - Việt (1945 - 1954) Đây không phải là mộtcông trình thông sử, trình bày chuyên sâu về cuộc chiến tranh Đông Dương, khôngphân tích chỉ tiết, tỉ mỉ về các bên tham chiến, nhưng qua việc phân tích quan điểm,
16
Trang 20đường lối của De Gaulle, tác giả đã lý giải âm mưu khi Pháp quay trở lại xâm lượcĐông Dương, nguồn gốc xảy ra chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn này.
Cuốn sách: “Why Vietnam? ”(Tại sao Việt Nam?) [3] của Archimede L.A.Patti
- từng là sĩ quan tình báo Mỹ đã cùng đồng đội tham gia phong trào Việt Minh từchiến khu Việt Bắc cho đến khi về Hà Nội Dành phần thứ III trong cuốn sách vớitiêu đề “Hà Nột”, tác giả đã ghi lại thời kì sôi động của cách mạng Việt Nam sau
cách mạng Tháng Tám, với việc nảy sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc
lập đầu tiên và những vấn đề sau khi ra đời, sự thất bại trong mưu toan của ngườiPháp định trở lại kiểm soát Đông Dương, sự chiếm đóng tàn phá của Trung Hoa Cuốn sách đã giúp người đọc có thêm tư liệu về những khó khăn của cách mạngViệt Nam trong giai đoạn này nhằm kiến thiết và giữ gìn nền Cộng hòa Dân chủ còn
1946, làm rõ trách nhiệm của Pháp, lột tả bản chất, thái độ, quyết tâm của quanchức Pháp tại Đông Dương và cung cấp nhiều tư liệu quý khi nghiên cứu về giai
đoạn 1945 - 1946.
Cuốn sách: “Gidi phẫu mot cuộc chiến tranh” [49] của tác giả Gabriel Kolko.Gabriel Kolko là Giáo sư sử học người Mỹ Ông bắt đầu nghiên cứu, viết cuốn sáchnày từ năm 1964 và đến năm 1985 được xuất bản tại New York Dựa vào những tài
liệu mới và sự khai thác những năm quan sát tại chỗ ở Oasinhtơn, Paris và những
chuyến thăm Việt Nam, Gabriel Kolko đã phân tích chỉ tiết, sâu sắc về diễn biếnquá trình chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam Cuốn sách được kết cau thànhsáu nội dung: những nguồn gốc của chiến tranh cho đến năm 1960; cuộc khủnghoảng ở Việt Nam và sự can thiệp của Mỹ, 1961 - 1965; chiến tranh tổng lực, 1965
17
Trang 21- 1967 và sự biến đổi của Nam Việt Nam; Cuộc tiến công Tết và các sự kiện năm1968; Chiến tranh và ngoại giao, 1969 - 1972; Cuộc khủng hoảng của Việt Namcộng hòa và sự kết thúc chiến tranh, 1973 - 1975 Đây là một công trình rất sinhđộng và hấp dẫn về một cuộc chiến tranh có tác động sâu sắc đến toàn thế giới Bất
cứ nhà nghiên cứu nghiêm túc nào về cuộc chiến tranh Đông Dương cũng cần phải
đọc nó.
Cuốn sách: “Lich sử Đông Nam A hiện dai” của tác giả Daniel George Edward
Hall [27] Theo trình tự thời gian, tác giả trình bày khái quát tình hình các nước
trong khu vực từ thuở ban đầu cho tới khi người châu Âu xuất hiện ở khu vực này,cho đến khi cuộc đấu tranh quật khởi của các dân tộc ở Đông Nam Á trong cuộcdau tranh giành độc lập nửa đầu thé kỷ XX Theo tác giả, nửa đầu thé kỷ XX, sựthức tỉnh của tinh thần dân tộc đã làm bừng lên một cao trào đấu tranh yêu nước,dẫn tới sự ra đời của nhiều quốc gia độc lập ở Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thếgiới thứ IL, trong đó có Việt Nam Với công trình này, tác giả đã cung cấp cái nhìntong thé về lich sử của khu vực biến động, phức tạp này Mặc dù còn có nhiều ýkiến khác nhau với những nhận định của tác giả trong cuốn sách, nhưng đây cũng làtài liệu tham khảo khá hữu ích đối với tác giả khi nghiên cứu về tình hình Việt Nam
ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ II
1.1.2.2 Công trình nghiên cứu về vấn dé thực lực của cách mạng Việt Nam
(1945-1946)
Cuốn hồi ức: “Chiến đấu trong vòng vây” của tác giả Võ Nguyên Giáp [52]
do Hữu Mai thé hiện Hồi ức được kết cấu thành 12 nội dung trong đó chương mở
đầu: Nguyễn Ái Quốc - Việt Minh - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; chương 1: 19
tháng 12 năm 1946 đã tái hiện một cách chỉ tiết, cụ thể về giai đoạn 1945 - 1946,đặc biệt là những khó khăn của cách mạng Việt Nam những ngày đầu giành độc lậpvề: kinh tế, tài chính, quân sự, ngoại giao Thù trong, giặc ngoai đã đặt vận mệnhdân tộc trước tình thế cực kì hiểm nghèo
Cũng là hồi ức của tác giả Võ Nguyên Giáp còn có cuốn: “Những chặngđường lịch sử" [53] Cuỗn sách gồm hai tập: “Từ nhân dân mà ra và Những năm
18
Trang 22tháng không thể nào quên” Với hơn 600 trang, cuốn sách đã đề cập đến hai thời kỳđấu tranh cách mạng có quan hệ đến sự tồn vong của dân tộc đó là: chuẩn bị giànhchính quyền và năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám 1945 của nước Việt NamDân chủ Cộng hòa Là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng ở thời
điểm ay, tác giả đã tai hiện giai đoạn lịch sử đầy khó khăn, thử thách dân tộc, một
giai đoạn cách mạng mà có lúc vận nước như “ngàn cân treo sợi tóc”, nền độc lậpdân tộc vừa gianh được đã phải bước vào cuộc đấu tranh quyết liệt cho sự tồn tại
của mình.
Cuốn: “Công cuộc bảo vệ và xây dựng chính quyền nhân dân ở Việt Nam
trong những năm 1945 - 1946” [199] của Nguyễn Tố Uyên Tác giả di sâu phântích tình hình đất nước sau ngày độc lập trên cả phương diện thuận lợi và khó khăn.Trong đó, tác giả đặc biệt nhắn mạnh về những khó khăn chồng chất của cách mạngViệt Nam trên các mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và đối ngoại Chính điều này đã làm cho tình hình đất nước trở nên căng thăng hơn bao giờ hết,tác động trực tiếp đến nền độc lập của dân tộc
Cuốn: “Kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc bảo vệ các
thành quả cách mạng giai đoạn 1945 - 1946 [176] của Hoang Thi Kim Thanh.
Dành một dung lượng khá lớn trong cuốn sách, tác giả đã khái quát tình hình Việt
Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 Bên cạnh chỉ ra những thuận lợi cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này, tác giả cũng phân tích, làm rõ muôn van
khó khăn, thử thách đe dọa trực tiếp tới nền độc lập dan tộc vừa giành được, đó là:các thé lực dé quốc de dọa trực tiếp đến nền độc lập dân tộc, sự chống phá của cácđảng phái phản động trong nước, những khó khăn gay gắt về kinh tế - tài chính,
chưa có lực lượng vũ trang chính quy, cách mạng Việt Nam chưa có sự ủng hộ và
giúp đỡ của cách mạng thế giới, hoàn toàn tự vệ Những khó khăn trên đặt chínhquyền cách mạng và vận nước trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
Cuốn: “Hòa hoãn với kẻ thù, sách lược sáng tạo của Đảng thời kỳ 1946” [123] của Vũ Như Khôi Tác giả cũng làm rõ tình thế hiểm nghèo của cách
1945-mạng Việt Nam sau khi cách 1945-mạng Tháng Tám (1945) thành công Không chỉ phải
19
Trang 23chống với kẻ thù dé quốc và các lực lượng phan động đông và mạnh, với những
âm mưu chống phá cách mạng điên cuồng mà cách mạng còn gặp phải những khókhăn chồng chất như: chính quyền cách mạng còn non trẻ, khối đại đoàn kết dântộc chưa được củng cố, lực lượng vũ trang còn ít, trang bi thiếu thốn, nền kinh tếvốn đã nghẻo nàn lạc hậu lại bị chiến tranh và thiên tai tàn phá, tệ nạn xã hội dochế độ cũ đề lại Theo tác giả, một cuộc cách mạng nào khi mới thành công cũngđều gặp phải những khó khăn to lớn Nhưng những khó khăn của cách mạng Việt
Nam trong giai đoạn này là khó khăn, thử thách đặc biệt nghiêm trọng, gây cản trở cho việc bảo vệ thành quả cách mạng [123, tr.23].
Cuốn: “Đại cương lịch sử Việt Nam, tập IIT’ [60] do tác giả Lê Mau Han chủ
biên Cuốn sách được kết cầu thành 3 phần với 10 chương, tương ứng với ba giai
đoạn của cách mạng Việt Nam (1945 - 1954, 1954 - 1975, 1975 - 2006) Trong đó,
phần I với nội dung: Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâmlược và xây dựng nền Dân chủ Cộng hòa (1945 - 1954), tác giả đã tái hiện một cáchday đủ, chi tiết về tình hình cách mạng Việt Nam sau năm 1945 Đặc biệt, côngcuộc giữ vững độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam được diễn ra trong bối cảnhtình hình trong nước có nhiều khó khăn, phức tạp Từ những phân tích đó, tác giả đãkhang định: “giặc trong, thù ngoài, khó khăn chồng chất khó khăn dé nặng lên đấtnước ta, đặt chính quyền cách mạng non trẻ trước một tình thế “ngàn cân treo sợi
tóc” Vận mệnh độc lập, tự do của dân tộc vừa mới giành được đang đứng trước
nguy cơ mat còn” [60, tr 12]
Cuốn: “Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1950 (tập 10) [25] do tác giả
Đinh Thị Thu Cúc chủ biên Cuốn sách đã trình bày một cách tương đối toàn diện,phác họa rất rõ nét lịch sử Việt Nam trong những năm 1945 - 1950 Trong chươngI: Việt Nam từ thành lập nền Dân chủ Cộng hòa đến Kí hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp,tác giả làm rõ những khó khăn, thử thách khiến cho nền độc lập dân tộc có nguy cơ
bị phá hoại Từ đó, tác giả khăng định: rõ ràng tất cả các lĩnh vực quan trọng nhất
của một dat nước: chính tri, quân sự, kinh tê, văn hóa - xã hội, ngoại giao đêu dang
20
Trang 24gặp những lực cản lớn Cách mạng Việt Nam đang đứng trước những thử thách
nghiêm trọng [25, tr.29].
Cuốn: Quan hệ chính trị quốc tế giai đoạn 1945-1946 và tác động đến Việt
Nam [126] của Phùng Chí Kiên Cũng với cách tiếp cận chính trị học quốc tế, tác
giả làm rõ khó khăn của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1945 - 1946 do tác
động bắt lợi từ tình hình chính trị trong nước và quốc tế mang lại Có thé thấy ởmột số khó khăn như: nền độc lập dân tộc bị đe dọa bởi thế lực ngoại bang; tìnhhình chính trị đất nước trở nên phức tạp với nhiều đảng phái chính trị cùng tồn tại,trong đó có nhiều Đảng đối lập với Đảng Cộng sản, việc xây dựng và hoàn thiện
bộ máy nhà nước gặp nhiều khó khăn, khối đại đoàn kết dân tộc phải đối mặt vớinhiều thử thách, tình hình an ninh - trật tự với nhiều bất 6n đe dọa tới sự tồn vongcủa chế độ Tất cả đã đây dân tộc Việt Nam vào một khoảng thời gian khó khăn,phức tạp nhất trong lịch sử dân tộc [126, tr.140]
Cuốn: “Nghệ thuật tập hop lực lượng cua Đảng và Chủ tịch Hà Chí Minh
thời kỳ 1945 - 1946” [195] của tác giả Nguyễn Văn Trường Dé làm rõ nội dungthé hiện rõ nét nghệ thuật tập hợp lực lượng của Dang va Chủ tịch Hồ Chí Minh,nhằm tạo ra sức mạnh to lớn thực hiện thăng lợi sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc
của dân tộc, tác giả di sâu phân tích tình hình trong nước và thái độ của các giai
tầng sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Theo tác giả, “cùng với những thuậnlợi, thì cách mạng Việt Nam đang phải đối mặt với một tình thế hết sức hiểmnghèo như”ngàn cân treo sợi tóc” với những khó khăn chồng chất, đe dọa trực tiếpđến sự ton tại của chính quyền” [195, tr.24]
Bên cạnh đó bài viết, “Bác Hồ với Hà Nội năm 1946, năm thế nước “ngàn cântreo sợi tóc” [129] của tác giả Vũ Kỳ đăng trên tạp chí Lịch sử Đảng cũng là nguồn
tư liệu tham khảo, bổ sung và hỗ trợ quan trọng cho quá trình tiếp cận nghiên cứuvấn đề thực lực của cách mạng Việt Nam (1945 - 1946) trong luận án
Qua việc khảo cứu các tài liệu giai đoạn 1945 - 1946, các công trình nói trên
đã góp phần xác định hệ vấn đề độc lập dân tộc của Việt Nam Có thé thay, su de
dọa trực tiép của các thé lực đê quôc, thực luc quôc gia còn non yêu với những khó
21
Trang 25khăn trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, ngoại giao là những vấn đềtác động trực tiếp đến nền độc lập ở Việt Nam Đặt ra yêu cầu cần giải quyết dé giữ
vững thành quả cách mạng đó.
1.1.3 Công trình nghiên cứu nội dung và gid tri của những giải pháp chính tri
của Hồ Chí Minh đối với van dé độc lập dan tộc ở Việt Nam giai đoạn 1945 - 1946
1.1.3.1 Công trình nghiên cứu về nội dung và thành tựu những giải phápchính trị của Hồ Chi Minh
Giai đoạn 1945 - 1946 là giai đoạn rất đặc biệt của cách mạng Việt Nam, vớinhững hoạt động không mệt mỏi của Hồ Chí Minh nhằm giữ vững độc lập dân tộc.Nghiên cứu về nội dung cũng như thành tựu những giải pháp chính trị của Hồ ChíMinh trong giai đoạn này, có một số công trình nghiên cứu như sau:
Công trình nghiên cứu về nội dung và thành tựu giải pháp về ngoại giao
(1945-1946)
Cuốn: “Ngoại giao Việt Nam phương sách và nghệ thuật đàm phán” [105]của tác giả Nguyễn Khắc Huỳnh Qua khảo sát, tác giả đưa ra nhận xét chung vềbiện pháp ngoại giao (1945 - 1946) là: Đề cao chủ quyền, thế hợp pháp và sức mạnhcủa chính quyền cách mạng Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ các lực lượng thùđịch, kiềm chế, hòa hoãn với Tưởng, tập trung sức chống Pháp Tác giả đặc biệtnhắn mạnh tới van đề pháp lý quốc gia trong đấu tranh và đặt sức mạnh hợp phápnày lên hàng đầu trước khi nói về các biện pháp ngoại giao khác
Tác giả Bùi Dinh Phong trong cuốn: “Ban lĩnh chính trị Hồ Chi Minh” [158]khẳng định, ngoại giao Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh những năm
1945 - 1946 là: thêm bạn bớt thù, “hòa dé tiễn”; phân hóa kẻ thù; đưa cách mạngViệt Nam vượt qua thử thách hiểm nghèo; tiếp tục tiền lên; “kiên quyết đi đôi với
êm dịu”; kiên trì quyền độc lập dân tộc, sự thống nhất toàn vẹn lãnh thé của Tổquốc [158, tr.108-113] Day là những quan điểm phân tích khá chi tiết về những
biện pháp ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn này.
Tác giả Nguyễn Phúc Luân trong cuốn: “Wgoại giao Hồ Chí Minh lấy chí nhânthay cường bao” [140] đã làm rõ hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh trong suốt
22
Trang 26giai đoạn 1945 - 1946 Với chiến lược “hòa dé tiễn”, Hồ Chí Minh đã triển khai hoạtđộng ngoại giao cụ thé như: nhanh chóng triển khai các cuộc tiếp xúc ở cấp Chính
phủ với các lực lượng Đồng Minh và trên cơ sở đó kip thời giải quyết các cuộc đụng
độ Tiến hành đấu tranh, chống lại hành động xâm lược ở Nam Bộ, đạt được thỏathuận ngừng bắn tạm thời với Anh, Pháp, góp phần kiềm chế mưu đồ tiến nhanh,thăng nhanh của chúng, tạo ra một thời gian nhất định dé ta kịp xây dựng, củng cé lựclượng, di vào cuộc đấu tranh chính trị, vũ trang lâu dài Sáng tạo và linh hoạt trongviệc đề ra và thực hiện chủ trương biến những hiệp định tay đôi Anh - Pháp, Hoa -
Pháp thành thỏa thuận tay ba với sự tham gia của Việt Nam [ 140, tr.32-37].
Tác giả Vũ Khoan trong cuốn: “Chiu tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoạigiao” [121] khi nhận định về hoạt động ngoại giao Hồ Chí Minh 1945 - 1946 đãkhăng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàngngũ đối phương, thực hiện phương châm “thêm bạn bớt thù”, tranh thủ trunggian, cô lập kẻ thù chủ yếu trong từng thời điểm, tranh thủ cho được thời gianhòa bình dé củng cé lực lượng, chuẩn bi cho trận quyết chiến không thể tránh
khỏi” [121, tr.137].
Cuốn: “Vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng, nghệ thuật ngoại giao HồChí Minh trong tình hình mới” [197] của Trần Minh Trưởng Tác giả chỉ rõ: Biệnpháp ngoại giao của Hồ Chí Minh là nghệ thuật hòa hoãn với Tưởng và Pháp Bêncạnh đó, việc hiểu được mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương, từ đó biết phân hóa
dé có đối sách đấu tranh ngoại giao phù hợp với các đối tượng cũng là điều nổi bậttrong ngoại giao thời gian này [197, tr.109] Cụ thé riêng đối với Pháp phải tậptrung đấu tranh, còn Anh, Mỹ, Tưởng “thì tránh xung đột, giao thiệp thân thiện”
[197, tr.109].
Khi khảo sát ngoại giao Hồ Chí Minh trong thời gian 1945-1946, tác gia DinhXuân Lý trong cuốn: “Đối ngoại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (1945 - 2012)”[141] cho rằng: tất cả những hoạt động ngoại giao cụ thể lúc bấy giờ, như: “HoaViệt thân thiện”, “hòa đề tiến”, “còn nước còn tát”, chọn thời cơ [141, tr.22] đềuthé hiện tinh than “di bat biến, ứng vạn biến”
23
Trang 27Tác giả Võ Nguyên Giáp trong cuốn: “Những chặng đường lịch sử” [53] đãnhận xét giá trị trong ngoại giao Hồ Chí Minh thời gian này, đó là: “mỗi sách lược
cụ thê, khi đã được hoạch định rõ ràng, lại trở thành yếu tố bất biến, kiên quyết thựchiện” [53, tr.273] Quan điểm này của Võ Nguyên Giáp là một sự bé sung rất quantrọng chiến lược ngoại giao “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh Ngoài ra,tác giả còn đóng góp những nhận xét khác về sách lược ngoại giao rất quan trọngcủa Hồ Chí Minh như: “phải biết kiên nhẫn chịu đựng, giữ hòa hoãn” “dé có thé tập
trung mũi nhọn vào kẻ thù chính” [53, tr.273], “phải dùng những phương pháp - dù
là những phương pháp đau đớn - dé cứu van tình thế” [53, tr.282],
Tác giả Đặng Văn Thái trong cuốn: “Hoat động đối ngoại của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong kháng chiến chong thực dân Pháp” [175] đã phân tích rat cụ thé vàchi tiết các chính sách ngoại giao: “thêm bạn bớt thù”, lợi dụng mâu thuẫn, phân
hóa đối phương, “tích cực mở rộng hoạt động đối ngoại, tìm kiếm bạn đồng minh,
sự ủng hộ và công nhận của quốc tế” [175, tr.31] bằng cách kết hợp “két hợp ngoạigiao song phương với ngoại giao đa phương” [175, tr.31-32] là biện pháp rất quantrọng trong hoạt động ngoại giao Hồ Chí Minh thời gian này
Tác giả Đặng Đình Quý trong bài viết: “Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộnghòa trước toàn quốc kháng chiến - bài học cho công tác đối ngoại giai đoạn hiệnnay” [226] cho rằng, hai phương châm được Hồ Chí Minh sử dụng cho ngoại giao(1945-1946) là “di bất biến, ứng vạn biến”; và hòa hiếu “thêm bạn bớt thù” [226]
Từ hai phương châm chỉ đạo đó, vận dụng vào thực tiễn ngoại giao, Hồ Chí Minh
đã khôn khéo, tận dụng mâu thuẫn nội bộ đối phương, kiềm chế và hòa hoãn với
Tưởng dé tập trung chống thực dân Pháp trở lại nước ta
Tác giả Nguyễn Thị Mai Hoa trong bài viết: “Chính sách đối ngoại của Đảngnhững năm sau cách mạng tháng Tám” [67] đưa ra ba chính sách đối ngoại đượccoi là độc đáo cho Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám gồm có: Đối thoại, thươnglượng hòa bình vì sự tồn vong của chế độ mới Nỗ lực thương lượng vãn hồi nềnhòa bình mong manh Trên nền tảng hòa bình, hợp tác hữu nghị, tích cực phá vây,
tìm bạn bên ngoài [67, tr.15 - 19] Như vậy, tác gia đưa ra một góc nhìn mới cho
24
Trang 28biện pháp ngoại giao Hồ Chí Minh (1945 - 1946) nổi trội là vấn đề thương lượng
ngoại giao dưới cách phân tích riêng của mình.
Tác gia Vũ Dương Ninh với bài viết: “Quan hệ đối ngoại Việt - Nam trên
chặng đường 70 năm (1945-1975) ” [150] cũng đưa ra cách nhìn riêng khi đưa ra ba
nhân tố giúp Việt Nam có thé đi qua chặng đường đầy khó khăn 1945-1946 Đó là:
Dự báo đúng những khả năng, lường trước những tình huống biến động trên chínhtrường quốc tế Nắm rõ mâu thuẫn của đối phương và lượng sức của mình để giảibài toán phức tạp, nhân nhượng dé chuẩn bị tiến công Ta đã nắm chính quyền vàlàm chủ đất nước, tuyệt đại bộ phận nhân dân tin tưởng vào cách mạng, đặc biệt làniềm tin tuyệt đối vào Chủ tịch Hồ Chí Minh [150, tr.35 - 41] Quan điểm này théhiện rõ cái riêng của tác giả khi đề cập và đánh giá cao khả năng dự báo chính trịcủa Hồ Chí Minh và lực lượng lãnh đạo
Nhìn chung, di bắt biến, ứng vạn biến; hòa dé tiễn; thêm bạn bớt thù; lợi dụngmâu thuẫn là quan điểm tương đối phổ biến trong các tài liệu phân tích nội dunggiải pháp về ngoại giao của Hồ Chí Minh giai đoạn 1945 - 1946 Song, những giảipháp ngoại giao cụ thê được Hồ Chí Minh tiến hành thì cho tới nay vẫn chưa thấy
có sự thống nhất trong các công trình Do đó, vẫn cần có thêm những cách nhìn,những quan điểm mới bổ sung nhằm làm rõ hơn nữa hoạt động ngoại giao cụ thécủa Hồ Chí Minh thời gian này nhằm bảo vệ độc lập dân tộc
Đánh giá những thành tựu ngoại giao giai đoạn này có một số công trình tiêubiểu như:
Cuốn: “Chi tịch Ho Chí Minh - Trí tuệ lớn lao của nên ngoại giao Việt Namhiện dai” [139] của Nguyễn Phúc Luân Tác giả chỉ rõ về những thành tựu nỗi bậtcủa ngoại giao Hồ Chí Minh, đó là: việc giải quyết được các cuộc xung đột khiếnđối phương thất bại ý đồ gây mat ổn định nhằm làm suy yếu chính quyền cáchmạng; đạt được những thỏa thuận quan trọng kiềm chế mưu đồ đánh nhanh thắngnhanh của đối phương nên đã giành được một khoảng thời gian quan trọng xâydựng và củng cé lực lượng; biến “những hiệp định tay đôi Anh - Pháp, Hoa - Phápthành thỏa thuận tay ba với sự tham gia của Việt Nam” [139, tr.30]; làm thay đôi
25
Trang 29tương quan lực lượng toàn cục, duy trì thế đứng của nhà nước dân chủ mới; mởrộng quan hệ quốc tế; “tháo gỡ bước đầu hận thù dân tộc được bọn thực dân phảnđộng gieo rắc giữa các dân tộc Việt Nam - Đông Dương với nước Pháp và dân tộc
Pháp” [139, tr.30].
Trong cuốn: “Vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng, nghệ thuật ngoại giao
Hồ Chí Minh trong tình hình mới” [197], tác giả Trần Minh Trưởng đánh giá rằng
“các hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành được những thắng
lợi quan trọng trong việc khẳng định một bước chủ quyền độc lập dân tộc và thong
nhất đất nước của dân tộc ta, nâng cao vi trí của dân tộc Việt Nam trên trường quốctế” [197, tr.100]; và “nghệ thuật đấu tranh ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong thời kỳ này đã làm phong phú thêm nghệ thuật ngoại giao Việt Nam” [197,
tr.101] Những nhận định này cho thấy, ngoại giao lúc đó đạt được thành tựu to lớn
xét trong mối quan hệ với quốc tế và trong mối quan hệ với lịch sử phát triển ngoạigiao quốc gia
Tác giả Vũ Duong Huân trong cuốn: “Góp phần tìm hiểu tư tưởng Ho ChíMinh về ngoại giao” [101] cho rằng thành quả ngoại giao giai đoạn này là: hòa vớiPháp đem lại hai điều lợi lớn cho Việt Nam, đó là: Phá được mưu mô của Tàu trắng,
của phát xít và bọn Việt gian, bảo toàn được thực lực; giành được giây phút nghỉ
ngơi chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới [101, tr.168]
Còn tác giả Lê Huy Bình trong cuốn: “Chi tich Hồ Chí Minh với sách lượcngoại giao Hoa - Việt thân thiện ” thời kỳ 1945 - 1946” [16] dé cao thành tựu ngoạigiao lúc đó là giành được thời gian và điều kiện tương đối thuận lợi [16, tr.69] déquốc gia xây dựng được lực lượng chống thực dân Pháp xâm lược [16, tr.70] Ngoài
ra, thành tựu cũng rất quan trọng nữa là những kinh nghiệm ngoại giao quý giá cholịch sử đấu tranh cách mạng Việt Nam đối với các đối thủ cường quốc như Tưởng
và Pháp [16, tr.77].
Tác giả Nguyễn Khắc Huỳnh trong cuốn: Ngoại giao Việt Nam phương sách
và nghệ thuật đàm phán [105] cũng khang định rằng giải pháp về ngoại giao Hồ ChíMinh trong những năm 1945-1946 đã đảm nhiệm rất tốt vai trò cứu khốn phò nguy
26
Trang 30và để lại những mẫu mực rất giá trị cho nền ngoại giao Việt Nam như: mẫu mực vềkết hợp đấu tranh ngoại giao với quân sự, đối nội với đối ngoại, phương pháp dau
mở chiến dịch cứu đói, phát động tăng gia sản xuất, giải quyết nạn khan hiếm tàichính, phát hành đồng bạc Việt Nam, thanh toán nạn mù chữ, xây dựng nền văn hóa
- giáo dục mới, bước đầu xây dựng chính quyền nhân dân, đấu tranh chống thùtrong giặc ngoài dé bảo vệ chính quyền tinh thé của đất nước Việt Nam đến tháng12-1946 không còn là tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của những tháng cuối năm
1945 Tình thế này đã chuyền sang tình thế đứng vững, mạnh lên và có khả năngđánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp Thành công đó chỉ rõ:Việt Nam là nước thuộc địa đầu tiên giành độc lập và là quốc gia đầu tiên thuộc thếgiới thứ ba có một chính quyền do Đảng Cộng sản lãnh đạo giữa vòng vây trùngđiệp của chủ nghĩa dé quốc [199, tr.219]
Trong cuốn: “Kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc bảo vệ
các thành quả cách mạng giai đoạn 1945 - 1946” [176] cua tác giả Hoang Thị Kim
Thanh Dành chương 2, tác giả làm rõ những chủ trương, biện pháp cấp bách củaĐảng nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, bao gồm: kiên quyết chống thực dân Phápxâm lược; tran áp bọn phản động cách mạng trong nước; triệt để lợi dụng mâu thuẫntrong hàng ngũ kẻ thù; xây dựng, củng cố và hoàn thiện cơ sở pháp lý của chínhquyền nhân dân, phát triển sản xuất, chống đói, chống nạn mù chữ, cải thiện đời sốngnhân dân, xây dựng xã hội mới, đời sống mới Những việc làm đó vừa hết sức cấpthiết lúc bay giờ, vừa tạo nền tang lâu dài dé đưa cách mạng tiến lên Kết quả củanhững biện pháp đó không chỉ làm cho cách mạng vượt qua được giai đoạn hiểm
27
Trang 31nghèo, mà còn làm cho nhân dân vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, ra sức bảo vệ
thành quả cách mạng đạt được.
Cuốn: “Hoa hoãn với kẻ thù, sách lược sáng tao của Đảng thời kỳ 1945
-1946” của Vũ Như Khôi [123] Theo tác gia, với những biện pháp hòa hoãn, nhân
nhượng có nguyên tắc (với Pháp và Tưởng) của Đảng đứng đầu là Hồ Chí Minh, cáchmạng Việt Nam có thời gian dé giải quyết những khó khăn như: giải quyết nạn đóicứu sông hàng triệu người, giải quyết nạn mù chữ mở mang dân trí cho nhân dân, giảiquyết tình trạng tài chính kiệt qué, tổ chức Tổng tuyên cử bầu Quốc hội, xây dựng lựclượng vũ trang cách mạng Những biện pháp đó đã góp phần tạo ra những thànhquả lớn lao trong thời kì 1945-1946, đó là: ta đuôi được quân Tưởng và bọn tay sai,loại bớt một kẻ thù trực tiếp nguy hiểm, dồn lực lượng chống Pháp Thắng lợi quantrong đó là chúng ta có gần một năm hòa bình dé xây dựng lực lượng căn bản Kinh
tế, tài chính, lực lượng vũ trang đều đạt được những kết quả khả quan, lực lượng vũtrang được quan tâm đây mạnh Chính vì xây dựng được lực lượng căn bản và dựachắc vào lực lượng ấy, cách mạng Việt Nam đã đối phó thắng lợi với âm mưu của kẻthù, vượt qua tình thế hiểm nghèo, tạo cơ sở ban đầu cho cuộc kháng chiến
Luận án Tiến sĩ: Hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945 - 1954),[69] của Trần Thị Quang Hoa Theo tác giả, hoạt động của hệ thống chính trị giai
đoạn 1945-1946 như: chuẩn bị nhân lực, vật lực để bước vào cuộc kháng chiến; xây
dựng và củng có chính quyền nhân dân tạo thé đứng hợp pháp, hợp hiến cho Chínhphủ; giảm tô, giảm tức nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp nói riêng và kinh tế nóichung, bước đầu ồn định đời sống nhân dân; xây dựng được một nền văn hóa mới,xây dựng cơ sở vững chắc cho nền dân chủ, đã đem lại những thành quả to lớn chocách mạng Với những hoạt động nói trên, trong điều kiện rất khó khăn và chỉ trongmột thời gian ngăn, Dang, Nhà nước đứng đầu là Hồ Chí Minh đã tăng cường đượcthực lực cách mạng, cũng có chính quyền, bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám,chuẩn bị lực lượng và điều kiện bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp [69, tr.77]
Cuốn: “Lịch sử Quốc hội Việt Nam”, tập I: Lịch sử Quốc hội Việt Nam
(1946-1960) [200], và: “Lich sử Chính phú Việt Nam”, tập I: Lịch sử Chính phủ Việt
28
Trang 32Nam (1945-1955) [5] đã khái quát lại những chặng đường với những bước đi đầutiên trong lịch sử hình thành và phát triển của Quốc hội và Chính phủ Việt Namtrong những ngày đầu thành lập Mặc dù đây là hai bộ thông sử nhưng qua đóngười đọc vẫn thấy được vai trò của Hồ Chí Minh - Chủ tịch nước, Chủ tịch Chínhphủ, trong việc tổ chức, kiến tạo nên một Quốc hội toàn dân, một bản Hiến phápdân chủ, một Chính phủ nhân dân rộng rãi, sáng suốt.
Cuốn: “Nhà nước cách mạng Việt Nam những năm 1945-1946: Những sángtạo của Hồ Chí Minh” [183] của tác giả Lê Phương Thảo Công trình đã dựng lạiquá trình khảo cứu, tìm tòi và thử nghiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xâydựng mô hình nhà nước kiêu mới ở Việt Nam, đồng thời chỉ ra tư duy chính trị độclập của Người về xây dựng nhà nước kiểu mới; những sáng tạo trong tổ chức và
hoạt động của nhà nước giai đoạn 1945-1946.
Cuốn: “Hồ Chí Minh với Quốc hội (1946 - 1969)” [142] của tác giả Văn ThịThanh Mai Cuốn sách đã đi sâu làm rõ nhận thức của Hồ Chí Minh với Quốc hội,
hệ thống quan điểm của Người về việc xây dựng Quốc hội trong tổ chức bộ máyNhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1946 đến 1969 Từ đó, tác giả luậngiải, làm rõ vai trò của Hồ Chí Minh trong quá trình sáng lập, hoạt động của Quốchội - cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, có quyền Lập pháp Cuộc tôngtuyên cử bầu Quốc hội đầu tiên, Chính phủ và bản Hiến pháp năm 1946 ra đời gắnliền với vai trò của Hồ Chí Minh
Cuốn: “Sức mạnh dân tộc cua cách mạng Việt Nam dưới anh sang tu tưởng
Hồ Chi Minh” [61] của tác giả Lê Mậu Hãn Trong đó có các bải viết: “Hô ChíMinh với sự ra đời của cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủCộng hòa”, “Quốc hội dau tiên cua Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Quốc hội dântộc thống nhất” Ngoài ra còn có: “Thang lợi của Ho Chí Minh về việc kiến lập cơquan quyên lực nhà nước cao nhất của Việt Nam Dân chủ Cộng hoa” [59] đã làm
rõ hoạt động và vai trò của Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt
Nam sau năm 1945.
29
Trang 33Cuốn: “Cách mạng tháng Tám xây dựng và củng cố chính quyên 1945-1946;Văn kiện Đảng và Nhà nước” [173] do tác giả Thào Xuân Sùng chủ biên Cuốnsách là tập hợp các tài liệu lưu trữ và thông tin về hoạt động cũng như vai trò lãnhđạo của Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh trong việc xây dựng chính quyền nhànước dân chủ nhân dân, bảo vệ hòa bình và độc lập cho đất nước.
Cuốn: “Bảo vật quốc gia: Tập sắc lệnh của Chủ tịch Chính phú Lâm thờinước Việt Nam Dân chu Cộng hoà 1945 - 1946” [70] của tác giả Trần Việt Hoa.Đây là một công trình công phu, tập hợp 117 sắc lệnh được ban hành từ ngày 30 -8-1945 đến ngày 28 - 2 - 1946 được xuất bản đưới hình thức chụp lại nguyên văn từcác sắc lệnh gốc, và một số hình ảnh hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, biên bảnhọp Hội đồng Chính phủ đã thể hiện chính sách, biện pháp của Chính phủ Lâmthời đứng đầu là Hồ Chí Minh nhằm củng cố và xây dựng chính quyên, kinh tế, vănhoá, tổ chức Nhà nước ngay sau khi Chính phủ ra mắt quốc dân đồng bào
Luận án Tiến sĩ: “Quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minhtrong kháng chiến chong thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)” [66] của KhuấtThị Hoa Tác giả đã làm rõ chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh trước nhiệm vụmới của cách mạng Việt Nam Đặc biệt trong tiết 2 chương II, tác giả dành khánhiều dung lượng dé phân tích qua trình lãnh dao toàn dân tộc thực hiện chiến lượcđại đoàn kết dân tộc của Đảng và Hồ Chí Minh Tác giả khăng định: đây là nguyênnhân quan trọng và quyết định để đưa đất nước thoát khỏi vòng vây quân thù, tiếptục đưa công cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc tiến lên
Cuốn: “Nghệ thuật tập hợp lực lượng cua Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thời
kỳ 1945 - 1946” [195] của Nguyễn Văn Trường Tác giả đi sâu phân tích, làm rõnghệ thuật tập hợp lực lượng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn1945-1946 Nhờ đó, cách mạng Việt Nam đã tạo ra sức mạnh to lớn để vượt quagiai đoạn “ngàn cân treo sợi tóc”, thực hiện thắng lợi sự nghiệp kháng chiến, kiếnquốc của dân tộc Nghệ thuật tập hợp lực lượng của Đảng và Hồ Chí Minh có giá tri
lịch sử và hiện thực sâu sắc.
30
Trang 34Có thê thấy, trong những năm 1945 - 1946 là khoảng thời gian vô cùng quantrọng cho vận mệnh quốc gia, đặt nền độc lập dân tộc vào tình thế “nguy hiểm”.Song đây cũng là giai đoạn thé hiện rõ nhất bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh Nhữnggiải pháp chính trị của Người thực hiện và chỉ đạo, tổ chức thực hiện đã góp phần
giữ vững độc lập dân tộc trong 474 ngày Do đó, cách mạng có thời gian xây dựng
củng cé thực lực, chuẩn bị những điều kiện thiết yếu về nhân lực va vật lực chocuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
1.1.3.2 Công trình nghiên cứu đánh giá về Hô Chí Minh (1945 - 1946)
"Không có gì quý hơn độc lập, tự do" [98, tr.130] đó là lý tưởng, là lẽ sống mà
cũng là học thuyết chính trị - đạo đức của Hồ Chí Minh Sainteny nhận xét: “Phải
khắng định không chút hoài nghi là Hồ Chí Minh chỉ có một mục đích thật sự, mộtmục đích cuối cùng, đó là: Độc lập của Việt Nam” [111, tr.225] Suốt đời mình,Người đã chiến đấu không ngừng nghỉ vì mục tiêu độc lập, tự do cho không chỉ chodân tộc Việt Nam mà còn cho cả nhân loại cần lao Tờ New York Times, số ra ngày4-9-1969 cũng khang định: “Trong số các chính khách của thé kỷ XX, ông Hồ ChíMinh là nhân vật nổi bật về tính bền bi, déo dai và lòng kiên nhẫn trong việc tìmkiếm mục tiêu độc lập cho Việt Nam và thành công trong việc dung hòa Chủ nghĩa
Cộng sản với Chủ nghĩa dân tộc” [220].
Nghiên cứu những đánh giá về vai trò của Hồ Chí Minh trong những năm1945-1946, có một số công trình tiêu biểu như:
Bài viết: “Liệu có thể tránh được cuộc chiến này không?” [151] của tác giả VũDương Ninh Với ba thời điểm: trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945; từ Cáchmạng Tháng Tám đến Hiệp định Sơ bộ (từ 19-8-1945 đến 6-3-1946); từ sau Hiệpđịnh Sơ bộ đến kháng chiến toàn quốc (từ 6-3 đến 19-12-1946), tác giả đã lần lượtđưa ra các minh chứng lịch sử thể hiện quan điểm, sự lựa chọn của cả hai bên ViệtNam, Pháp xoay quanh vấn đề xác lập vị trí của Pháp tại Việt Nam, từ đó trả lời câuhỏi liệu có tránh được cuộc chiến tranh Pháp - Việt kéo dài suốt 9 năm không? Bàiviết chỉ ra những hành động thể hiện thiện chí mong muốn hòa bình, thành thật hợptác với Pháp của Việt Nam Tác giả thống kê chỉ trong hơn 6 tháng (tính từ sau 6-3-
31
Trang 351946), đã có 6 sự kiện ghi nhận sự tiếp xúc giữa hai bên Pháp - Việt, những cuộctiếp xúc ấy: “chính là cơ hội dé giải quyết hòa bình vấn đề Việt Nam nếu phía Phápthực sự có thiện chí” [151, tr.31] Sau hàng loạt các dẫn chứng cụ thể cùng sự luậngiải khoa học, tác giả đi đến nhận xét: “Những giải pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh
đưa ra trước và sau Cách mạng Tháng Tám vừa đem lại hòa bình cho Việt Nam,
vừa bảo đảm quyền lợi của nước Pháp” [151, tr.33] và “ Cuộc chiến đã có thétránh được nhưng do sự ngoan cố của phía Pháp, đã trở nên không thể tránh
được ” [151, tr.33].
Cuốn: “Ho Chí Minh với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp” [46] của tác
giả Nguyễn Minh Đức Trong công trình nghiên cứu này, tác giả không tập trung trình
bày lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hay những hoạt động của Hồ ChíMinh trong cuộc kháng chiến, mà tập trung vào chủ đề chính là Hồ Chí Minh đã thamgia hoạch định và chỉ đạo thực hiện đường lỗi kháng chiến và kiến quốc trên nhiều lĩnhvực; kết quả, tác dụng, vai trò của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến
và bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay Tác giảkhăng định: “Một trong những nhân tố cơ bản, quyết định thắng lợi của cuộc khángchiến chống thực dân Pháp là đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta.Đường lối ấy đã góp phần làm cho cuộc chiến tranh nhân dân ở Việt Nam phát triểnthang loi Sự ra đời và thực hiện đường lối kháng chiến của Dang đi đến thăng lợi gắnliền với công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh” [46, tr.7]
Cuốn: “Hồ Chí Minh chiến sĩ cách mạng quốc tế” [135] của tác giả PhanNgọc Liên, Trịnh Vương Hồng Cuốn sách trình bày bao quát về cuộc đời, tư tưởng,hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, trong đó, làm bật lên khát vọng và nỗ lựckhông mệt mỏi vì độc lập, hòa bình cho dân tộc của Hồ Chí Minh không chỉ đối vớiViệt Nam mà còn với thé giới Đặc biệt, ở mục V, các tiểu tiết: 3, Kiên trì đường lốihoà bình trong giải quyết nguy cơ bùng né chiến tranh với Pháp; 4, Dau tranh ngoạigiao nhằm tìm kiếm hoà bình trong chiến tranh; 5, Mở rộng quan hệ quốc tế trongthời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (từ trang 300 đến 335) đã trình bày, đánh
32
Trang 36giá những hoạt động của Hồ Chí Minh nhăm tranh thủ mọi khả năng có thé dé đâylùi nguy cơ chiến tranh, giữ vững độc lập dân tộc.
Tác giả Đỗ Hoàng Linh trong cuốn: “Hồ Chí Minh 474 ngày độc lập: Giai đoạn
1945 -1946” [137] đã ghi lại những sự kiện, hoạt động vô cùng phong phú, sôi động
của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong 16 tháng cam go từ ngày độc lập đầu tiên 2-9-1945đến ngày toàn quốc kháng chiến 19-12-1946 Qua 474 ngày đối phó với thù trong, giặcngoài, sự lãnh đạo kiệt xuất, trí tuệ thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thê
hiện rõ nét, sinh động và trở thành nhân tố quyết định thắng lợi cho chiến lược trường
kỳ kháng chiến, bảo vệ nền độc lập non trẻ của Việt Nam
Hồ Chí Minh là lãnh tụ của nhân dân Việt Nam, tuy nhiên quá trình lãnh đạocách mạng của Người đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn bè quốc tế,vượt khỏi phạm vì quốc gia, mang tam vóc quốc tế Chính vì vậy, việc nghiên cứu về
Hồ Chí Minh (1945-1946) được các nhà khoa học, kể cả các chính khách nướcngoài quan tâm sâu sắc, với những lập trường quan điểm khác nhau Có thê kê đếnmột số công trình tiêu biểu như:
Cuốn: “Hồ Chí Minh - Biểu tượng độc lập cua Việt Nam” [85] Trong phần
mở đầu cuốn sách, Người giải phóng - người dẫn dắt - một biểu tượng, đã đánh giá:
“Hồ Chí Minh đã thúc day công cuộc giải phóng đất nước vào năm 1945, và trongsuốt hai thập niên sau đó, là người cầm đuốc soi đường, người cầm lái, người mà cảdân tộc hướng về, là sự trông cậy cuối cùng Ông là người khôi phục đất nước, conngười bat khuất trong số những bậc tiền bối nỗi tiếng trong nghìn năm độc lập [85,tr.14] Thông qua bài viết được sắp xếp theo thứ tự thời gian từ năm 1945-1975,cuốn sách tái hiện cơ bản con người và hoạt động của Hồ Chí Minh qua từng giaiđoạn lịch sử quan trọng của Việt Nam, qua đó nhắn mạnh đóng góp của Người đốivới nền độc lập dân tộc Với Hồ Chí Minh: công nhận quyền độc lập của Việt Nam
là cơ sở của mọi cuộc đàm phán.
Cuốn: “Ho Chi Minh A life” [236] của tác giả William J.Duiker Công trình đãthê hiện rõ nét vai trò của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1945 - 1946 Theo tác giả,
Hồ Chí Minh là một nhà lãnh đạo “quyền biến” kiên định đến cùng mục đích độc
33
Trang 37lập dân tộc, thống nhất đất nước”, nhưng lại hết sức linh hoạt, mềm dẻo trongphương thức thực hiện, luôn gan cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với su biếnđộng không ngừng của tình hình thé giới dé từng bước thực hiện thang lợi mục
“Những lời nói của ông, những cử chỉ của ông, thái độ của ông, con người thật của
ông, tat cả đều khang định ông không muốn giải quyết vấn dé bằng biện pháp bạolực” [111, tr.225]; “Ông muốn giành độc lập cho đất nước của mình và cũng muốnchính nước Pháp tự trao nền độc lập cho Việt Nam” [111, tr.227]; “ cũng phải
khẳng định không chút hoài nghi là Hồ Chí Minh chỉ có một mục đích thật sự, một
mục đích cuối cùng, đó là: Độc lập của Việt Nam” [111, tr.225]; va “Ông khôngngần ngại cho Pháp những nhượng bộ vì thành thật nghĩ rằng, thương lượng vẫn ítthiệt hại hơn xung đột đẫm máu” [1 11, tr.229].
Cuốn: “Đồng chí Hồ Chí Minh” [47] của tác giả F.Côbêlép Có cách viết nhẹnhàng, nhưng thé hiện một tình cảm vô cùng tôn kính với Hồ Chí Minh, tác giả E.Côbêlép cung cấp cho người đọc những tư liệu chính xác, sự hiểu biết về cuộc đời,thân thé, sự nghiệp của Hồ Chí Minh Với dung lượng hơn 500 trang, tác gia đãtruyền tải một cách sinh động cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh gan bó mật thiết vớilịch sử dân tộc Việt Nam, trong đó dành nhiều trang viết tái hiện bức tranh cuộc
34
Trang 38kháng chiến chống thực dân của nhân dân Việt Nam (1945-1954) mà ở đó, Hồ ChíMinh đã nỗ lực không ngừng, không từ bỏ hy vọng trong bất cứ hoàn cảnh nào,bang moi cách và những hoạt động thực tiễn dé có thé ngăn cản, hạn chế chiến tranhxảy ra nhằm giữ vững nền độc lập dân tộc Đặc biệt, cuốn sách có những trang viết
(trang 400 - 405), phân tích, liên hệ, so sánh về những nhân nhượng, nỗ lực van hồi
hoà bình của Hồ Chí Minh trong những thời điểm khó khăn của cách mạng như giai
đoạn 1945-1946, với sách lược nhân nhượng, hoà hoãn của V.I.Lênin ở nước Nga
Xô Viết trong thời kỳ trước và sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Từ đó,đánh giá, nhận xét về chủ trương, sách lược, nỗ lực không mệt mỏi vì độc lập dântộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cuốn: “Việt Nam năm 1946, chiến tranh bắt dau như thế nào? [172] của SteinTonnesson người Na Uy Tác giả đi sâu phân tích, làm rõ các vấn đề dẫn đến sựkiện ngày 19-12-1946, dựng lại bức tranh khởi đầu cuộc chiến tranh đầy phức tạp
và kịch tính Trong đó: Chương 7, với tựa đề Giá như , tác giả đặt ra các giả thiết
và câu hỏi từ các sự kiện đã diễn ra: liệu có tránh được cuộc chiến tranh này haykhông và những con người nào có thé thay đổi được lich sử? Phần kết của chương,tác giả ké lại lần cuối cùng được gặp Dai tướng Võ Nguyên Giáp (tháng 10 - 2005),trong đó, Đại tướng cho rằng:“đã có những người trong Chính phủ Pháp nhìn thấytrước viễn cảnh một cuộc chiến tranh tăm tối chống Việt Nam, nhưng lời của họ chỉnhư nước đô lá khoai: “Chủ nghĩa dé quốc đỉnh ninh rang họ dé dàng đánh bại cácquốc gia nhỏ yêu bằng vũ lực” [172, tr.474] và “sau ngày 19 tháng Mười hai, Chủtịch Hồ Chí Minh vẫn không từ bỏ hy vọng van hồi hòa bình Chủ tịch Hồ Chí Minhkhông bao giờ bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào có thé giúp lập lại hòa bình, vì lợi ích của hai
dân tộc” [172, tr.475] Đây là công trình khảo cứu công phu của một học giả nước
ngoài về giai đoạn 1945 - 1954, qua đó khang định vai trò của Hồ Chí Minh tronggiai đoạn này Đây là một tài liệu hữu ích cung cấp nhiều tư liệu quý cho nghiên
cứu sinh.
Tác giả Daniel Hemery trong cuốn: “Hồ Chí Minh từ Đông Dương đến ViệtNam” [26] đã khang định vai trò của Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam từ
35
Trang 39cuộc chiến tranh nay đến cuộc chiến tranh khác, trong đó nhấn mạnh: trong sự rốiloạn của chiến tranh, dân tộc Việt Nam đã vùng lên Tổ quốc được giành lại giữamột Đông Dương đầy khói lửa, sau một cuộc cách mạng dài nhất thế kỷ, cuộc cáchmạng không thê tách rời nhân vật, đó là Hồ Chí Minh.
Cuốn: “Thé giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chủ tịch” [215] của XôlômenxépM.X Cuốn sách là sự tổng kết những đánh giá về cống hiến lớn lao của Hồ ChíMinh với cách mạng Việt Nam và thế giới vì mục tiêu độc lập - tự do - hạnh phúc.Những cống hiến ấy to lớn ấy làm cho Hỗ Chí Minh không chỉ trở thành lãnh tụ viđại của dân tộc Việt Nam ma còn là người chiến sĩ quốc tế lỗi lạc được nhân dân thếgiới ca ngợi và khâm phục Trong bức điện chia buồn của Đảng và Chính phủ Cu-
Ba đã khang định: "hiém có một nhà lãnh đạo nào, trong những giờ phút thử thách,lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm một cáchphi thường như vậy" [215, tr.76] “Chúng tôi vô cùng xúc động vi đã mat đi mộtchiến sĩ đấu tranh bất khuất cho nền độc lập của nhân dân Việt Nam” [215, tr.76].Cuộc đời Hồ Chí Minh chính là tắm gương sáng chói những phẩm chất cách mạngnhân đạo và cao cả nhất
Là nhà báo, nhà sử học người Pháp, tác giả Alain Ruscio đã dành phần lớncuộc đời nghiên cứu về lịch sử chủ nghĩa thực dân Pháp, Đông Dương, Việt Nam vàđặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh Cuốn: Hồ Chí Minh - Những bài viết và nhữngcuộc tranh đầu [2] đã có những đánh giá bao quát toàn bộ hành trình sự nghiệp cáchmang của Người theo trình tự thời gian ké từ khi Người đặt chân đến nước Pháp(năm 1919) cho đến khi Người di xa (02-9-1969), đặc biệt giai đoạn 1945-1946,trên cơ sở cơ sở tông hợp những bài viết của chính Chủ tịch Hồ Chí Minh và những
tư liệu quý được lưu trữ tại cơ quan lưu trữ của Pháp.
Ngoài ra, còn một số các bài báo và tạp chí viết về vấn đề này đáng chú ý như:
“Quan hệ Pháp - Mỹ - Hoa những ngày tháng 8 - 1945” [29] và “Vận động ngoại
giao của Pháp năm 1945 dé thực hiện kế hoạch quay trở lại Việt Nam” [30] củaDavid G.Marr Đây là một đoạn trong chương 8 của cuốn sách “Việt Nam năm1945: cuộc tranh đoạt chính quyền” của David G.Marr xuất bản năm 1995, phản
36
Trang 40ánh những hoạt động khôn khéo của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đứng
đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh để bảo vệ nền độc lập non trẻ trong bối cảnh quan hệquốc tế phức tạp những năm 1945 - 1946
Các công trình nói trên đã đánh giá, phân tích khá sâu sắc vai trò; tài năng, sựnhanh nhạy và bản lĩnh chính trị của Hồ Chí Minh trước thực tiễn cách mạng ViệtNam đặt ra đặc biệt là giai đoạn 1945 - 1946 Thông qua các nghiên cứu này, có thểthấy vai trò của Hồ Chí Minh trên cương vị là lãnh tụ chính trị, cùng với Đảng Cộngsản đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam vượt qua chặng đường gian nan, trong nhữngtình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của cách mạng, nhằm giành và giữ nền độc lập dântộc, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng tháng Tám vừa giành được
1.2 Đánh giá tình hình nghiên cứu và những hướng chính luận án cầntiếp tục nghiên cứu
1.2.1 Đánh giá tình hình nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã cung cấp nguồn tư liệuphong phú, cho phép nghiên cứu sinh kế thừa những thành quả quan trọng Thôngqua các công trình nghiên cứu tác giả đã đề cập ở trên, bước đầu có thé đưa ra một
số tổng hợp như sau:
Nghiên cứu về giai đoạn này, không chỉ các công trình nghiên cứu trong nước
mà còn có các công trình nghiên cứu nước ngoai, chính điều này đã cho tác giảphông kiến thức đa chiều, với nhiều dit liệu lịch sử, khách quan trong việc nhìnnhận, đánh giá Các công trình nghiên cứu đã công bố và tổng hợp được rất nhiều tưliệu quý liên quan đến vấn đề độc lập dân tộc, giải pháp chính trị của Hồ Chí Minhtrong những năm 1945 - 1946 Đây là chất liệu nghiên cứu rất cần thiết, đem lạihiểu biết rất quan trọng về những giải pháp của Hồ Chi Minh đã thực hiện trong giaiđoạn này Chỉ có thông qua những tư liệu mang tính sự kiện này, mới có cơ sở đểminh chứng cho những lập luận mang tính khái quát đánh giá về giải pháp chính trịcủa Hồ Chí Minh đối với vấn đề độc lập dân tộc ở Việt Nam (1945 - 1946)
Trên cơ sở các tư liệu nói trên, các công trình đã phân tích rộng và sâu về một
số nội dung căn bản trong giải pháp chính trị của Hồ Chí Minh Những phân tích,
37