nên chiến thang cho dân tộc.Vì thế, chúng tôi chọn nghiên cứu Chức năng tác động của ngôn ngữ thơ Trường hợp thơ Tổ Hữu, Chế Lan Viên làm đề tài luận án tiến sĩ nhằm tìm hiểu hiệu qua mà
Trang 2Người hướng dẫn khoa học: _
1.PGS TS Nguyễn Thị Phương Thùy
2 PGS.TS Đào Thanh Lan
giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quoc gia Việt Nam
- Trung tam Thông tin - Thư viện, Dai học Quoc gia Hà Nội.
Trang 3MỞ DAU
1 Lí do chọn luận án
Hiện nay, việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm,
bởi vì ngôn ngữ nghệ thuật chính là sự mã hóa từ ngôn ngữ đời sống “Quá trình mã
hóa này là một quá trình phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yêu tô văn
hóa, tư duy của từng dân tộc và của mỗi thời đại” [16, tr.15] Chúng tôi lựa chọn đề tài
này dựa trên ba cơ sở sau:
Thứ nhất, mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu về ngôn ngữ thơ, song đề tài của
chúng tôi hướng tới việc đánh giá hiệu ứng, công năng ngữ nghĩa thơ với tư cách là
một thông điệp mà người viết muốn chuyền tải Thơ là hình thức nghệ thuật dùng ngônngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc ngôn từ cũng như tô hợp của chúng được sắp xếpdưới hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thâm mỹcho người tiếp nhận Về bản chất ngôn ngữ thơ mang tính siêu ngôn ngữ bởi nó rấtgiàu tính biểu cảm và tính hình tượng Thơ chính là ngôn từ được tô chức một cách đặcbiệt đề thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà thơ trong một giai đoạn lịch sử nhất định
Thứ hai, ngôn ngữ thơ nhìn từ chức năng tác động, làm thay đổi nhận thức và
hành vi của con người Thơ thường dùng như hình thức bộc lộ cảm xúc trữ tình, hoặc
tình cảm xúc động trước hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, như khi người ta đứng
trước phong cảnh đẹp, hoặc đứng trước cảnh tượng đau xót Sự tương tác g1ữa tình cảm
con người và hoàn cảnh tạo nên những cảm nghĩ mà người ta muốn bày tỏ với một
cách chắt lọc, tinh khiết, không rườm rà, song có mức thông tin cao, cô đọng và khúc
chiết Nghiên cứu về chức năng tác động của ngôn ngữ thơ là một hướng đi còn khá
mới mẻ, chưa có công trình chuyên sâu đi trước tìm hiểu về vấn đề này Có thể nói,
nghiên cứu về chức năng tác động của ngôn ngữ thơ chính là cách lượng hóa hiệu quả
tiếp nhận ở người đọc Ngôn ngữ thơ được tiếp nhận bằng tâm hồn, thâm thấu vào ý
thức và đi đến hành động Quá trình đó diễn ra trừu tượng Ngôn ngữ thơ thực hiện sứ
mệnh tác động của mình thông qua con đường đi từ trái tim đến trí tuệ
Thứ ba, việc lựa chọn hai tác giả Tó Hữu, Chế Lan Viên là đã có sư cân nhắc,
không chỉ vì đây là hai tác giả nổi tiếng có sự đóng góp lớn trên thi đàn Việt Nam mà
còn vì ngữ liệu thơ của hai tác giả này phù hợp với hướng khai thác của luận án Tố
Hữu, Chế Lan Viên đã có nhiều đóng góp trên thi đàn Việt Nam giai đoạn 1930 đến
1975 Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc, hai nhà thơ
đã góp phần không nhỏ trong việc vận động, tuyên truyền cách mạng Thơ Tố Hữu,Chế Lan Viên không chỉ khơi dậy tình yêu đất nước, lòng căm thù quân giặc mà cònthức tỉnh con người về trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước Có thể nói, hai nhà thơ nay
đã thực hiện thành công sứ mệnh cách mạng của minh Hai nha thơ nay đã góp phan to
lớn vào việc bồi dưỡng tình cảm và đạo đức cách mạng cho nhân dân ta, góp phần làm
Trang 4nên chiến thang cho dân tộc.
Vì thế, chúng tôi chọn nghiên cứu Chức năng tác động của ngôn ngữ thơ
(Trường hợp thơ Tổ Hữu, Chế Lan Viên) làm đề tài luận án tiến sĩ nhằm tìm hiểu hiệu qua mà thơ tác động và giúp con người ta thay đôi về nhận thức và hành động Chúng tôi chọn thơ Tố Hữu và thơ Chế Lan Viên - những tác phẩm của hai nhà thơ tiêu biểu của gian đoạn thơ Việt Nam 1930 -1988 làm cứ liệu Chúng tôi mong muốn
kết quả của luận án sẽ góp phan chỉ ra giá trị tác động của ngôn ngữ thơ và góp thêm
hướng đi mới trong việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ nhìn từ góc độ ngôn ngữ học.
2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: chức năng tác động của ngôn ngữ thơ
Phạm vi nghiên cứu của luận án: những sáng tác thơ của Tố Hữu và Chế LanViên Cu thé là như sau:
Tố Hữu: tập thơ Từ ấy (1946); Việt Bắc (1954); Gió lộng (1961); Ra trận (1972);
Máu và hoa (1977); với tổng số 245 bài thơ
Chế Lan Viên: Điêu tàn (1937); Sau điêu tàn (1947); Gửi các anh (1954); Ánh
sáng và phù sa (1960); Hoa ngày thường, chim báo bão (1967); Những bai thơ đánh
giặc (1972 - trường ca); Đối thoại mới (1974); Hoa trước lăng người (1976); Hái theo
mùa (1977); Hoa trên đá | (1984); Ta gửi cho mình (1986); Hoa trên đá 2 (1988) với
tổng số 269 bài thơ.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án tìm hiểu chức năng tác động của ngôn ngữ thơ trên các bình diện như: tổ
chức thông điệp, quan hệ liên nhân dé thay được giá tri tac động và hiệu quả của việc sử
dụng ngôn ngữ của hai nhà thơ tác động đến sự tiếp nhận của người đọc Trên cứ liệu những
bài thơ được khảo cứu, luận án đưa ra những số liệu cụ thé dé minh chứng cho những nội
dung trên.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận án xây dựng hệ thống cơ sở lí luận gồm những vấn đề như chức năng tácđộng của ngôn ngữ thơ theo quan điểm truyền thống và theo quan điểm của Jakobson,
lí thuyết chức năng hệ thống của Haliday, lí thuyết diễn ngôn, lí thuyết hành động ngôn
từ Từ cơ sở lí luận này chúng ta thấy răng con đường để có thé tác động đến tư duy
và nhận thức của người đọc chính là dựa trên quan hệ liên nhân và thơ là một tổ chức
siêu ngôn ngữ.
- Luận án nghiên cứu chức năng tác động của ngôn ngữ thơ qua thơ Tố Hữu vàthơ Chế Lan Viên trên bình diện tô chức thông điệp
- Luận án nghiên cứu chức năng tác động của ngôn ngữ tho qua thơ Tổ Hữu và
thơ Chế Lan Viên trên bình diện liên nhân.
Trang 54 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp sau:
-Phương pháp Phân tích diễn ngôn: phương pháp này nghiên cứu thơ trong mỗi
liên hệ đa chiều giữa thơ và người sáng tác, người tiếp nhận với ngữ cảnh, môi trường giao tiếp , môi trường ton tại của tho, nghiên cứu vấn đề liên kết và mạch lạc, phương thức liên kết trong thơ.
- Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng để miêu tả các cáchthức tổ chức thông điệp thơ và hành động ngôn từ của hai nhà tho Từ việc mô tả địnhlượng dé có những kết quả định tính về các quan hệ, phương thức tô chức và giá trị tạo
lập ngôn ngữ thơ.
- Thủ pháp thống kê: chúng tôi sử dụng thủ pháp này để thống kê các nội dung
liên quan, đưa ra tần số xuất hiện của chúng dé từ đó xác định giá tri tác động của ngônngữ thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên
- Thủ pháp so sánh: so sánh các sử dụng ngôn từ của hai nhà thơ.
5 Đóng góp của luận án
Với công trình nghiên cứu này, luận án sẽ có ý nghĩa cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn
a) Về mặt lí luận
- Luận án góp phần nghiên cứu sâu rộng chức năng tác động của ngôn ngữ thơ qua
thơ Tố Hữu và thơ Chế Lan Viên, một van đề đã được các nhà nghiên cứu đề cập nhưng
chưa đi sâu vào khai thác, tìm hiểu Vì vậy luận án này góp phần bổ sung vào lý thuyết nghiên cứu thơ trên bình diện ngôn ngữ học Tức là luận án góp phần mở rộng việc nghiên
cứu ngôn ngữ thơ trên bình diện: tổ chức thông điệp, quan hệ liên nhân
b) Về mặt thực tiễn
- Luận án góp phần chỉ ra con đường tác động của thơ là đi từ cảm xúc đến nhận
thức và hành động Điều này minh chứng cho vai trò của văn chương nghệ thuật trong
đời sống của nhân dân
- Luận án cũng góp phan đổi mới cách dạy môn Văn cho học sinh ở các cấp phdthông, đồng thời bé sung nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho việc giảng dạy, nghiên
cứu ngôn ngữ thơ cho sinh viên theo học các chuyên ngành ngôn ngữ học, văn học,
sáng tác thơ tại Việt Nam.
Chương 2: Chức năng tác động của ngôn ngữ thơ ở bình diện tổ chức thông điệp
Chương 3: Chức năng tác động của ngôn ngữ thơ ở bình diện quan hệ liên nhân.
Trang 6CHƯƠNG ITỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ THUYET LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ thơ
Trên thế giới, nghiên cứu thơ từ góc độ ngôn ngữ thường gắn với lí thuyết ân dụ
tri nhận Nhận thức thi pháp cũng dựa trên lý thuyết nguyên mẫu E Rosch và lý thuyết
an dụ ý niệm và hoán dụ (Rosch 1977, Lakoff và Johnson 1980) Trong lý thuyết củaphép ân dụ G Lakoff, M Johnson và M Turner đã chỉ ra răng ân dụ ý niệm giúp chúng
ta hiểu các khái niệm trừu tượng qua những kinh nghiệm cá nhân và đánh giá cao vai
trò của quá trình nghiệm thân trong việc xây dựng cách chúng ta nhìn thế giới
Ngoài ra, trên thế giới, còn có nhiều công trình nghiên cứu về thơ từ góc độ thểloại Trong công trình, tác giả tổng hợp những kiến thức về lịch sử các thê thơ Trong
đó mối quan hệ giữa thơ văn xuôi và các thé loại thơ khác cũng được nghiên cứu khá
kĩ lưỡng.
1.1.1.2 Tình hình nghiên cứu chức năng cua ngôn ngữ thơ
Ở Việt Nam quan điểm nghiên cứu của những nhà khoa học nước Nga có ảnh
hưởng sâu sắc Tựu chung lại, các công trình nghiên cứu đều thống nhất ở điểm cho rằng ngôn ngữ thơ có khả năng giáo dục, tham mĩ và giải trí Jakobson đã đưa ra chức năng của ngôn ngữ thơ gồm 6 chức năng Việc đưa ra 6 chức năng trong ngôn ngữ thơ
là kết quả của quá trình nghiên cứu về hiệu quả tác động, các giá trị mà ngôn ngữ có
thể đem lại.
1.1.1.3 Tình hình nghiên cứu chức năng tác động cua ngôn ngữ thơ
Nói về sự tác động của thơ, trong công trình Tâm lý học nghệ thuật, Vugotxki
thừa nhận “Trong nghệ thuật, hành vi cảm thụ cảm tính mới chỉ là bắt đầu chứ tất nhiên
chưa phải là kết thúc của phản ứng, và vì vậy tâm lý học nghệ thuật phải được bắt đầu
không phải từ các chương thường có liên quan tới những rung động thâm mỹ sơ đăng
mà phải từ các van đề khác: cảm xúc và tưởng tượng”
M.AR.NAU.DOP trong công trình nghiên cứu Tam lý học sáng tạo nghệ thuật
thừa nhận tưởng tượng và liên tưởng là nhân tố không thể thiếu trong cơ chế của sự tác động
mà ngôn ngữ thơ mang lại.
Trên thế giới có nhiều hướng nghiên cứu và nhiều công trình nghiên cứu về ngônngữ thơ, song những nghiên cứu trực tiếp về chức năng tác động của ngôn ngữ thơ thì còn
chưa nhiều Điều đó cho thay chức năng tác động của ngôn ngữ thơ là một van dé xứng
đáng được nghiên cứu chuyên sâu.
Trang 71.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ thơ
Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ thơ còn mới và chưa phong phú
bằng việc nghiên cứu về thơ.
Trong công trình Van tho Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ hoc, tác giả Mai Ngọc Chừ đã xem xét hiện tượng gieo vần trong thơ Việt Nam từ góc độ ngôn ngữ
học Tác giả Nguyễn Phan Cảnh đã xem xét ngôn ngữ thơ từ góc độ ngôn ngữ giao tế
nghệ thuật, trong đó xem xét cách nhà thơ tư duy trên chất liệu ngôn ngữ Tác giả dành
nhiều chương nghiên cứu sâu về các tín hiệu đơn, cách tổ chức kép các lượng ngữnghĩa, nhạc thơ, ngưỡng âm tiết, tất cả đều cho thấy ngôn ngữ thơ có khả năng tạo
ra nhiều hơn một bình diện ngữ nghĩa
Trong công trình Xu hướng tự do hóa ngôn ngữ thơ Việt Nam thé ki XX, tác giảNguyễn Thị Phương Thùy nghiên cứu sâu về sự cách tân trong ngôn ngữ thơ Tác giảchỉ ra rằng “Việc nghiên cứu sự cách tân ngôn ngữ thơ sẽ góp phần chỉ rõ sự cách tân
tư tưởng thơ, nội dung thơ một cách có cơ sở khoa học” [47].
Tất cả đều ít nhiều đặt ngôn ngữ thơ như một đối tượng chứ không bị nhập vào dòngnghiên cứu về thơ như truyền thống vốn có bấy lâu nay
1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu chức năng của ngôn ngữ thơ
Nghiên cứu từ góc độ thi pháp chỉ ra rằng thơ có thể giáo dục con người và
hướng con người tới những điều tốt đẹp Chức năng đó được thê hiện ở phương thức
tổ chức văn bản thơ mà thi pháp học chính là tat cả những gi liên quan đến việc xây
dựng, tô chức, làm nên kết cau một văn bản thơ
Nghiên cứu từ góc độ thể loại cũng chỉ ra rằng loại hình của thơ là một trong
những yếu tố thể hiện chức năng ngôn ngữ thơ Đó là khả năng tạo sự đồng cảm, tạomối tương liên giữa người đọc và tác giả
Nghiên cứu từ góc độ tác giả chỉ ra phong cách chức năng của nhà thơ Mỗi nhà
thơ có một phương thức riêng dé biéu đạt tư tưởng, tình cảm và tìm kiếm sự đồng
cảm ở người đọc Vậy phong cách thơ chính là một trong những con đường dé théhiện chức năng tác động của ngôn ngữ thơ.
Nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ cho thấy phương tiện ngôn từ đã được sử dụng
như thế nào dé làm nên hiệu quả tác động Thơ cũng được tạo nên từ chất liệu ngôn
ngữ Thơ vi thé là tiếng nói tâm h6n tình cảm của cá nhân nhưng có tinh đại điện cho
cộng đồng, cho dân tộc.
1.1.2.3 Tình hình nghiên cứu chức năng tác động của ngôn ngữ thơ
Công trình “Nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 - 1975
từ phương diện truyền thông xã hội” của tác giả Lê Thị Phượng là một luận án khá gầnvới nội dung luận án của chúng tôi, tuy nhiên khác về góc độ khai thác:
Trang 8Tác giả luận án nghiên cứu vai trò, chức năng tác động của thơ kháng chiến đối
với xã hội dưới góc nhìn của truyền thông xã hội trên cơ sở các lí thuyết ngôn ngữ học,
nhận diện các đặc trưng của ngôn ngữ truyền thông trên ba bình diện của kí hiệu học
(kết học, nghĩa học, dụng học) trong mối quan hệ với các bài thơ kháng chiến có tính
truyền thông xã hội cao.
Tóm lại, trong rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ, việc nghiên cứu trực tiếpvào chức năng tác động của thơ còn đang là một khoảng trống để ngỏ Vì thế, luận án
này sẽ tiếp nối khoảng trống dang còn dé ngỏ đó trên cơ sở tiếp thu những thành tựu
khoa học đã có.
1.2 Cơ sé lí thuyết của luận án
1.2.1 Chức năng tác động của ngôn ngữ
1.2.1.1 Chức năng cơ bản cua ngôn ngữ
Hầu hết các nhà khoa học đã thống nhất về 3 chức năng cơ bản của ngôn ngữ là
chức năng làm công cụ giao tiếp, chức năng làm công cụ tư duy và chức năng làm nhân
tố cầu thành văn hóa và lưu giữ truyền tải văn hóa
1.2.1.2 Lí thuyết chức năng hệ thống của Halliday
Theo lí thuyết chức năng hệ thống của Halliday có ba chức năng: chức năng biêu
hiện (thông qua cấu trúc chuyên tác), chức năng liên nhân (thông qua cấu trúc thức) và
chức năng văn bản (thông qua cấu trúc đề thuyết và cấu trúc thông tin) Ba siêu chức
năng ngữ pháp mà Halliday đề cập đến đều có ý nghĩa trong việc nghiên cứu khả năng
tác động của ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ thơ nói riêng.
Thơ là một kiểu diễn ngôn đặc biệt vì vậy quan điểm của Haliday cho phép
chúng ta hiểu và nhận thức cụ thé hơn về chức năng tác động của ngôn ngữ thơ trêncác bình diện như liên nhân, văn bản, siêu văn bản,
1.2.1.3 Chức năng tác động của ngôn ngữ theo quan điểm của luận án
Thứ nhất, đó là sự tác động đến tư duy.
Thứ hai, ngôn ngữ có chức năng liên nhân thé hiện ở chỗ nó có khả năng liên
kết con người với nhau.
Thứ ba, ngôn ngữ tạo nên sự thay đồi theo con đường từ nhận thức đến hành động
1.2.2 Ngôn ngữ thơ và chức năng tác động của ngôn ngữ thơ
1.2.2.1 Đặc điểm của ngôn ngữ thơ
Trước hết, ngôn ngữ thơ thường rất giàu cảm xúc.
Đặc điểm thứ hai là ngôn ngữ thơ rất giàu nhạc tính
1.2.2.2 Chức năng của ngôn ngữ thơ theo quan điểm Jakobson
Jakobson đã cung cấp cho chúng ta những hiéu biết về ngôn ngữ và thi học Ông
đã xây dựng thành một so đồ những thành tố chức năng của ngôn ngữ tho Cụ thé là
Trang 9Chức năng Thé hiện
Chức nang thi ca
Chức năng biểu cảm Chức năng tác động
Chức năng tiếp xúc
Chức năng siêu ngôn ngữ
(Nguồn: Bài “Ngôn ngữ học va Thi hoc” Cao Xuân Hạo dịch đăng trong Tap
chí Ngôn ngữ số 14/2001)
+ Chức năng thể hiện gồm sự nhận thức, khả năng biểu nghĩa của ngôn từ+ Chức năng biểu cảm
+ Chức năng thi ca
+ Chức năng tác động, chức năng này hướng tới người nhận
+ Chức năng siêu ngôn ngữ
+ Chức năng tiếp xúc, chức năng này có tác dụng liên kết người nói với người nghe thành một khối nhằm đảm bảo cho sự giao tiép luôn liên tục.
1.2.2.3 Chức năng tác động của ngôn ngữ thơ theo quan điểm của luận án
Chức năng tác động của ngôn ngữ thơ thé hiện ở 3 bình diện: tư tưởng, liên nhân
và văn bản Trong đó tư tưởng được thê hiện qua thông điệp nên luận án sẽ nghiên cứu
trên bình diện tô chức thông điệp chức năng tư tưởng và chức năng văn ban ở chương
2; chương 3 nghiên cứu chức năng tác động qua bình diện quan hệ liên nhân, tức là tập
trung nghiên cứu về các từ xưng hô và hành động ngôn từ Nghiên cứu văn bản thơ
dưới góc độ hành động ngôn từ là nghiên cứu sự tương tác trực tiếp giữa người nói với
người nghe, chính là quan hệ liên nhân.
1.2.4 Lí thuyết phân tích diễn ngôn
Luận án tập trung phân tích các tác phẩm thơ tồn tại dưới dạng văn bản Diễnngôn là một khái niệm còn phân tích diễn ngôn là phân tích các yếu tố ngôn ngữ trong
Trang 101.2.5 Lí thuyết hành động ngôn từ
Hành động ngôn từ nghiên cứu các phương thức biéu hiện hành động nói trongmối quan hệ giữa ngôn ngữ với người sử dụng ngôn ngữ Hành động ngôn từ gồm:
- Hành động tạo ngôn (locutionary act) là hành động nói nhằm tao ra một chuỗi
các âm thanh có nghĩa làm thành nội dung mệnh đề (nội dung đàm phán) trong lời Từ
đó ý nghĩa của lời được xác lập.
- Hành động ngôn trung (illocutionary act) là hành động nói được thực hiện bang
một lực thông báo của một phát ngôn (lực ngôn trung) thể hiện mục đích giao tiép nhat
định của lời (đích ngôn trung) như: trần thuật, hỏi, cầu khiến làm nên ý nghĩa ngôn
trung.
- Hành động dụng ngôn (perlocutionary) là sự tác động vào tâm li/hanh vi người
nghe một hiệu quả giao tiếp nhất định: xúc động, yên tâm, bực mình, phan khởi,
Trong đó hành động ngôn trung là đối tượng chính của lí thuyết hành động ngôn
từ mà luận án hướng tới.
Nghiên cứu ngôn ngữ thơ dưới góc độ hành động ngôn từ chính là tìm hiểu
về quan hệ giữa người nói và người nghe Sự tương tác thể hiện qua tác động của lực
ngôn trung là biểu hiện của quan hệ liên nhân Vì vậy có thé khang định răng hành
động ngôn từ có quan hệ liên nhân Đây cũng là một chức năng của ngôn ngữ vì chức
năng giao tiếp là một trong những chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ Sự tương
tác có thé trực tiếp hoặc gián tiếp và mục đích chính là hướng tới độc giả Ví dụ cầu
khiến, hỏi là sự tương tác trực tiếp, cho nên nó có ý nghĩa tac động mạnh mẽ
1.3 Vài nét về hai nhà thơ
- Chủ đề lớn trong thơ Tố Hữu thường là Nhân dân, Đất nước, Đảng, Lãnh tụ.Những chủ đề ấy có sức mạnh lan tỏa rất lớn
- Ngôn ngữ trong thơ Tố Hữu thường giàu tính chất biéu tượng, khái quát nên
bức tượng đài về Dat nước Thơ Tố Hữu là tư tưởng, tình cảm được nâng lên thành trítuệ, gan liền với những vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc, cụ thê là cuộc chiếntranh vệ quốc vĩ đại Chính vì vậy mà hiệu quả tác động của thơ Tố Hữu rất lớn
1.3.2 Nhà thơ Chế Lan Viên
- Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa
"trường tho loan".
Trang 11- Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã hướng tới cuộc sống nhân dân và đấtnước, thâm nhuan ánh sáng của cách mang
- Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào
hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên dan trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa điện và vĩnh hằng của đời sống".
- Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo Thơ ông là sức mạnh trí
tuệ được biéu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lý "chất suy tưởng triết lý
mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một
ngòi bút thông minh, tài hoa".
Trang 12CHƯƠNG 2CHỨC NĂNG TÁC ĐỘNG CUA NGON NGỮ THO
Ở BÌNH DIỆN TỎ CHỨC THÔNG ĐIỆP
2.1 Tác động qua cách xây dựng chủ đề bài thơ
Thơ Tố Hữu và Chế Lan Viên tập trung vào những chủ đề cơ bản sau: yêu nước,
chiến tranh giữ nước, lao động sản xuất Khảo sát thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên cho kết
quả như sau:
Bảng 2.1 Thống kê số lượng các bài thơ theo chủ đề trong thơ Tố Hữu,
Chế Lan Viên
Tố Hữu Chế Lan Viên STT | Chủ đề Số lượng Ví dụ về Số lượng | Ví dụ về tên bài
bài thơ tên bài thơ bài thơ thơ
1 Lòng yêu 83/245 Quang vĩnh Tổ 97/269 Tổ quốc bao giờ
nước Quôc chúng ta đẹp thê này chăng?
Chiến 2_ | tranh giữ 95/245 Tranh dau 99/269 | Đêm ra trận
nước
Lao động " he ` 4k
3 „ h 67/245 Tiêng chôi tre 73/269 Tàu đên
sản xuât
Qua thông kê khảo sát, các bài thơ có nội dung tập trung vào những chủ đề cơ
bản chiếm số lượng lớn Các chủ đề thơ Tố Hữu và Chế Lan Viên luôn phản ánh những
van đề nóng hồi của thời cuộc Nội dung tư tưởng của thơ cũng luôn được bộc lộ thông
qua chủ đề của tác phẩm Các chủ đề này có tác dụng liên kết toàn bộ mạch vận động
của thơ cũng như tổ chức các yêu tố ngôn từ dé làm rõ tư tưởng của thơ
2.2 Tác động qua cách xây dựng hình tượng thơ
Khao sát thơ Tố Hữu và Chế Lan Viên, chúng tôi thấy xuất hiện những hình tượng
thơ tiêu biểu là đất nước, Bác Hồ, người lính, nhân dân Đây là những hình tượng thơ có
tầm khái quát, có sức biéu cảm và tác động mạnh mẽ đến tinh than yêu nước, tinh thần chiến
dau của nhân dân ta lúc đó Kết quả khảo sát như sau:
Tố Hữu Chế Lan Viên
Trang 13Kết quả khảo sát cho thấy số lần hình tượng đất nước nói chung được nhắc đến
nhiều nhất, trong thơ Tố Hữu và thơ Chế Lan Viên Đất nước là một khái niệm lớn có
tính bao trùm Như vậy, rõ ràng trong thế giới ý niệm của Tố Hữu và Chế Lan Viên, đất nước là một khái niệm thiêng liêng, đẹp đẽ.
2.3 Tác động qua thể loại thơ và nhịp thơ
Khảo sát thơ của Tố Hữu và Chế Lan Viên, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bang 2.2 Thống kê thé thơ trong thơ Tổ Hữu và thơ Chế Lan Viên
Sự Thể thợ Tô Hữu Chế Lan Viên
sô lượng sô lượng
| Thơ năm chữ 29 66
3 Tho luc bat 43 18
4 Tho song that luc bat 1 0
Tự do về sô tiéng trong cau | 48 76
Kết quả khảo sát cho thay có hai thé loại thơ chiếm tỉ lệ ít nhất là tho song thất
lục bat và thơ bốn chữ Li giải về điều này, chúng tôi cho rằng thé loại thơ song thấtlục bát có niêm luật khá chặt chẽ.
Hình thức nghệ thuật trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên có hai xu hướng:
- Thứ nhất là kế thừa các hình thức dân gian, dân tộc.
- Thứ hai là tự do hóa hình thức thơ.
Thể tho đi cùng với nó là nhịp thơ cũng là một vũ khí sắc bến dé thé hiện nội dung tư tưởng va dé tác động đến tư tưởng, tình cảm của người đọc Chức năng tác
động của thơ vì thế thường được cộng hưởng từ nhiều yếu tô từ hình thức đến nội dung.Hai nhà thơ đã lựa chọn những thể thơ phù hợp với việc biểu đạt nội dung thơ, cảm
xúc thơ của mình nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho việc cảm nhận trách nhiệm của
mỗi người dân Việt Nam đối với đất nước
2.4 Tác động qua kết cấu bài thơ
Trong thơ Tổ Hữu, Chế Lan Viên có những kiêu kết câu phổ biến thường lặp đi
lặp lại Các kiểu mô hình kết cấu ấy thé hiện trong bảng sau:
11