1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Pháp luật về khu công nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

191 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Khu Công Nghiệp Ở Việt Nam Trong Điều Kiện Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
Tác giả Cấn Văn Minh
Người hướng dẫn PGS TS Trần Ngọc Dũng
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại luận án
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 191
Dung lượng 47,16 MB

Nội dung

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮTAEM Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN AFTA Khu vuc Thuong mai Tu do ASEAN APEC Diễn dan Hop tác Kinh tế Chau A - Thái Bình Duong ASFAN Hiệp hội Các nước Đông Na

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

CẤN VĂN MINH

PHAP LUẬT VỀ KHU CONG NGHIỆP 0 VIỆT NAM TRONG DIEU KIEN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

CHUYÊN NGANH: LUẬT KINH TẾ

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trungthực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình

nào khác

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Cấn Văn Minh

Trang 3

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

AEM Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN

AFTA Khu vuc Thuong mai Tu do ASEAN

APEC Diễn dan Hop tác Kinh tế Chau A - Thái Bình Duong ASFAN Hiệp hội Các nước Đông Nam Á

BCH TƯ Ban chấp hành trung ương

BCC Hợp đồng hợp tác kinh doanh

BOT Xây dựng kinh doanh chuyển giao

BQL Ban quản lý

BT Xây dựng chuyển giao

BTA Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

CH XHCNVN Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

CNH, HDH Công nghiệp hoá, hiện đại hoa

CSHTKCN Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

ĐTNN Đầu tư nước ngoài

ĐTTN Đầu tư trong nước

IEAT Cục Quản lý các KCN Thái Lan

KCN Khu công nghiệp

KCNC Khu công nghệ cao

KCX Khu chế xuất

KD Kinh doanh

KKĐTTN Khuyến khích đầu tư trong nước

KKT Khu kinh tế

QLDN Quản lý doanh nghiệp

QLĐT Quản lý đầu tư

QLLĐ Quản lý lao động

QLQH&MT Quan lý quy hoạch và môi trường

TNHH Trach nhiệm hữu han

TULDTT Thỏa ước lao động tap thể

UBND Uy ban nhân dân

VBPL Van ban pháp luật

VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

XHCN Xã hội chủ nghĩa

XNK Xuất nhập khẩu

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ PHAP

LUẬT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ

QUỐC TẾ

Khái niệm, đặc điểm và vai trò của khu công nghiệp đối với sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về khu công nghiệp

và pháp luật về khu công nghiệp

Hệ thống pháp luật điều chỉnh việc tổ chức, quản lý khu công nghiệp

Pháp luật về tổ chức, quản lý khu công nghiệp ở một số nước và bài học

cho Việt Nam

Kết luận chương 1

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Các quy định về Ban quản lý khu công nghiệp

Các quy định về doanh nghiệp trong khu công nghiệp

Các quy định pháp lý đặc thù cho khu công nghiệp

Các quy định về quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp

Thực tiễn thi hành pháp luật về khu công nghiệp ở Việt Nam -\

Kết luận chương 2

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ

QUỐC TẾ

Những yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật về khu công nghiệp

trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế

Phương hướng hoàn thiện pháp luật về khu công nghiệp

Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về khu công nghiệp

a2,

68

70 70

85

100

123135

145

147

147152

168 183

184

186

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Với những ưu điểm nổi trội của mô hình KCN trong công cuộc CNH,

HĐI đất nước, các KCN ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua.

Nan 1991, KCX Tân Thuận là KCX đầu tiên được thành lập tại thành phố Hồ

Chí Minh Đến tháng 9-2008 cả nước đã có 194 KCN được thành lập trên tổng diện tích 46.600 ha Các KCN đã thu hút được trên 3.300 dự án DTNN với tổng

số vốn đăng ky đạt 39,3 ty USD va 3.400 dự án DTTN với tổng số vốn đăng ký

là 250.000 tỷ đồng [40, tr.54]

Các KCN đã đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

qua việc: a) Phát huy hiệu quả của sự tập trung nguồn lực cho sản xuất, tạo điều

kiện thuận lợi để thu hút đầu tư; b) Thúc đẩy công nghiệp phát triển, tăng GDP,

góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷtrọng công nghiệp; c) Góp phần giải quyết một số vấn đề bức xúc của xã hộinhư giải quyết việc làm, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các

vùng, miền trong cả nước; d) Tạo nên môi trường sản xuất công nghiệp tiên tiến,

có điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam học tập kinh nghiệm sản xuất và

quản lý của các nền kinh tế phát triển trên thế giới; e) Góp phần bảo vệ môi

trường sống, bảo đảm phát triển bền vững.

Tuy nhiên, nếu thiếu một sự điều tiết hợp lý, việc phát triển các KCN cũng có thể

dẫn tới những hệ quả kinh tế - xã hội tiêu cực, như: a) Lãng phí lớn về tài nguyên,đất đai và vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư của Nhà nước, nếu như không thu hútđược đầu tư, không lấp đầy được các KCN; b) Môi trường sẽ bị xuống cấp nếu

phát triển các KCN mà không quan tâm đến các tiêu chí bảo vệ môi trường; c)

An ninh lương thực quốc gia bị đe doạ nếu không chú ý quy hoạch phát triển

KCN

Pháp luật về KCN ở Việt Nam thời gian qua đã được Nhà nước xây dung

từng bước và hoàn thiện thường xuyên để đáp ứng đòi hỏi thực tế phát triển của

các KCN Tuy nhiên, trong quá trình thành lập, hoạt động của các KCN còn nảy

sinh một số bất cập về pháp lý làm hạn chế sự phát triển và hiệu quả hoạt động

Trang 6

của KCN Những bất cập về mặt pháp lý là: a) Bất cập trong quy định về cơ chếquản lý và cơ quan quản lý các KCN; b) Bất cập trong các quy định pháp lý về

công ty kinh doanh hạ tang KCN; c) Bất cập trong các quy định đặc thù về địa vị

piháp lý của doanh nghiệp trong KCN; d) Bất hợp lý trong các quy định pháp lý

vé xuất khẩu, nhập khẩu, về chế độ kế toán thống kê, về sử dụng lao động của

các doanh nghiệp trong KCN Những bất cập này cần phải được nhận biết một

cách day đủ, kịp thời và cần có giải pháp khắc phục ngay để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạnh mẽ các KCN.

Từ năm 2000 đến nay, nước ta hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh

tế quốc tế Hội nhập kinh tế đòi hỏi Việt Nam phải cải cách mạnh mẽ, sâu rộnghơn nữa hệ thống pháp lý

Xuất phát từ những đòi hỏi thực tế trong quá trình thành lập, hoạt động và

phát triển của các KCN, từ những bất cập về mặt pháp lý cũng như những đòi hỏi

mới của quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật về KCN ở ViệtNam cần phải được nghiên cứu và hoàn thiện nhằm hoàn thiện môi trường pháp

lý, chính sách khuyến khích và bảo hộ đầu tư, đóng góp thiết thực vào việc bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người lao động cũng nhưcủa Nhà nước, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với các KCN, phù hợpvới luật lệ và các quy định pháp lý của các nước có nền kinh tế thị trường phát

triển

Để góp phần vào việc nghiên cứu và đề xuất các phưng hướng, giải pháp

hoàn thiện các quy định pháp lý điều chỉnh việc tổ chức và quản lý các KCN ở

Việt Nam, NCS đã chọn vấn đề “Pháp luật về khu công nghiệp ở Việt Namtrong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài luận án tiến sĩ Luật hoccủa mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đến nay, pháp luật về KCN ở Việt Nam vẫn còn là một vấn đề mới Chưa

có những công trình lớn nghiên cứu pháp luật KCN, mà mới chỉ có một số công

trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của KCN dưới góc độ kinh tế Một số bài

viết mới dừng lại ở việc mô tả luật thực định về KCN, chưa có công trình nghiêncứu so sánh luật về KCN, đặc biệt là chưa có công trình đánh giá thực tiễn về

Trang 7

pháp luật KCN Có một số bài viết được dang tải trên tạp chí “Thong tin khu

công nghiệp Việt Nam” của các tác giả, đa phần là cán bộ của Bộ Kế hoạch và

Đầu tư Một số bài viết khác đăng tải trên các tạp chí như “Đầu tư”, “Nghiên cứukinh tế”, “Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài” cũng chỉ đề cập đến hoạt động và

phát triển của các KCN.

Một số tác giả nước ngoài cũng đã có một số công trình nghiên cứu về

KCN; tuy nhiên các công trình này chủ yếu là nêu các kinh nghiệm tổ chức, hoạt

động của KCN

Năm 2002 tác giả đã bảo vệ luận văn Thạc sĩ với đề tài "Chế độ pháp lý về

KCN, KCX -Thuc trang và phương hướng hoàn thiện” Nhưng luận văn nay mới

chỉ chủ yếu tập trung nghiên cứu chính sách và pháp luật đối với các doanh

nghiệp trong KCN, KCX Hiện nay, việc phát triển các KCN đang gia tăng mạnh

mé, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng có những đòi hỏi bức xúc,

những bất cập về pháp lý ngày càng bộc lộ rõ Cần phải có những thay đổi để đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và để phát triển mạnh mẽ các

KCN theo đúng tiềm nang và ưu thế vốn có của nó

Trong số các luận án tiến sĩ Luật học đã được bảo vệ và công bố, cho tới

nay vẫn chưa có luận án nào nghiên cứu pháp luật về KCN một cách toàn điện vađáy đủ

3 Pham vi nghiên cứu của luận án

Luận án nghiên cứu các cơ sở lý luận, những căn cứ pháp lý cho việc tổ

chức, quản lý nhà nước đối với các KCN ở Việt Nam Trên cơ sở khảo sát và

đánh giá thực tiễn áp dung các quy định pháp luật về KCN hơn 17 năm qua,luin án chỉ ra một số khiếm khuyết, bất cập và đề xuất các phương hướng, giải

pháp nhằm tháo gỡ các vướng mắc, hoàn thiện các quy định pháp lý về KCN,dép ứng yêu cầu hoàn thiện pháp luật trong điều kiện HNKTQT Cụ thể, luận ánlựa chọn và dé cập tới những nội dung nghiên cứu cụ thể dudi đây:

- Vai trò và tầm quan trọng của KCN đối với sự nghiệp CNH, HĐH của ViệtNam

- Cơ chế tổ chức và quản lý KCN ở Việt Nam bằng pháp luật

Trang 8

- Nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và hoàn thiện pháp luật vềKCN.

- Nghiên cứu các quy định pháp ly về tổ chức, quan lý các KCN

- Nghiên cứu dia vi pháp ly của các doanh nghiệp trong KCN

- Nghiên cứu cơ chế quản lý nhà nước đối với KCN

- Nghiên cứu thực trạng thi hành pháp luật về KCN

- Nghiên cứu phương hướng và giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật về

KCN

4 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Luận án được thực hiện nhằm mục đích nêu ra những phương hướng vàgiải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về KCN trong bối cảnh nước ta ngày cànghội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế

Để thực hiện mục đích trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ cu thể sau: 1)Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tổ chức và quản lý KCN bằng pháp luật; 2)

Đánh giá, nhận xét kinh nghiệm của một số nước trong việc xây dựng và hoànthiện pháp luật về KCN; 3) Nghiên cứu thực trạng pháp luật về KCN, chỉ ra

những ưu điểm, thành công cũng như những bất cập trong các quy định về tổ

chức và quản lý KCN; 4) Đánh giá, nhận định về việc thi hành các quy địnhpháp luật về KCN trên thực tế; 5) Nêu ra những phương hướng và giải pháp

nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về KCN

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận được sử dụng khi nghiên cứu đề tài luận án là biện chứng

duy vật Luận án cũng thể hiện việc nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác

-Lê nin, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về mở cửa, hội nhập kinh

tế quốc tế trong nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo địnhhướng XHCN ở nước ta

Tác giả luận án đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể khi nghiên

cứu đề tài, như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh Sử dụng phươngpháp phân tích, tổng hợp, luận án làm sáng tỏ các khái niệm, đưa ra những nhậnxét, đánh giá về những ưu điểm, thành công cũng như những khiếm khuyết, hạn

Trang 9

cihế trong các quy định pháp lý về tổ chức và quản ly KCN Phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp được sử dụng để nghiên cứu pháp luật về khu công

nghiệp của các nước khác trong mối liên hệ với các quy định tương ứng của phápluật Việt Nam, qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và hoàn

thiện pháp luật về KCN ở Việt Nam Phương pháp phân tích, tổng hợp cũng được

sử dụng khi tác giả luận án đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn

thiện pháp luật về KCN ở Việt Nam Phương pháp nghiên cứu dữ liệu, khảo sát

thực tế, phỏng vấn chuyên gia được tác giả luận án sử dụng để đánh giá việc thực

thi pháp luật trong các KCN

6 Những kết qua và đóng góp mới của luận án

Luận án là một công trình nghiên cứu tổng thể pháp luật về KCN ở Việt Nam Những điểm mới của công trình này so với những kiến thức khoa học pháp

lý đã có được thể hiện ở những đóng góp dưới đây:

1) Luận án đã nêu bật được vai trò và tầm quan trọng của KCN đối với sựnghiệp CNH, HĐH của Việt Nam

2) Luận án đã tập hợp, phân tích tính đúng đắn của các đường lối, chínhsách của Đảng và Nhà nước về thành lập và phát triển các KCN ở Việt Nam

3) Luận án đã phân tích và làm rõ hệ thống, vi trí, vai trò, chức năng củapháp luật về KCN ở Việt Nam

4) Luận án đã nêu, phân tích một số kinh nghiệm của các nước khác trong

việc xây dựng pháp luật về KCN và tổng hợp thành một số bài học cho Việt Nam

trong việc hoàn thiện pháp luật về KCN

5) Luận án đã trình bày, phân tích được thực trạng pháp luật về KCN ở

Việt Nam với những ưu điểm, thành công nhược điểm, bất cập cụ thể của nó.

6) Luận án đã trình bày được những yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp

luật về KCN ở Việt Nam và lập luận về những phương hướng, giải pháp nhằm

hoàn thiện pháp luật về KCN ở Việt Nam

Trang 10

7 Cơ cấu của luận án

Luận án có Lời nói đầu, ba chương, phần Kết luận, Danh mục tài liệu

tham khảo, Danh mục những công trình của tác giả liên quan đến đề tài luận án

đã được công bố Ba chương của luận án là:

Chương | Những vấn dé lý luận về khu công nghiệp và pháp luật về khucông nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 2 Thực trạng pháp luật về khu công nghiệp ở Việt Nam

Chương 3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về khu công

nghiệp ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 11

Chương |

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT

VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ

QUỐC TẾ

Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện CNH, HĐH đất nước nhằm thực

hiện mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho CNXH Do vị trí quan trọng

cua CNH, HDH trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo mục tiêu

ổn định chính trị của đất nước, qua các kỳ đại hội, Đảng Cộng sản Việt Nam

luôn xác định: CNH, HĐH là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời ky quá độ lên

CNXH Đại hội Dang lần thứ IX tiếp tục xác định “Xây dung nước ta trở thànhmột nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,

quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,

đời sống vật chất và tỉnh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc, dân giàu

nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn mình Từ nay đến năm 2020 ra sức

phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp ” (11, tr 36] Day

là cơ sở, căn cứ lý luận quan trọng nhất cho việc thành lập các KCN, cũng như

các quy định pháp lý cho tổ chức và quản lý các KCN ở Việt Nam

CNH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất,

kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công làchính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương

tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và

tiến bộ khoa học- công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao Quan niệm

này khẳng định tính tất yếu khách quan của quá trình CNH, HDH trong thời kỳ

quá độ, đồng thời cho chúng ta thấy được vai trò vô cùng quan trọng của việc

phát triển công nghiệp và khoa học, công nghệ nhằm thực hiện thành công sự

nghiệp CNH, HDH đất nước

Thực tiễn việc thực hiện CNH, HĐH ở nước ta cho thấy để thực hiện thành

công sự nghiệp này, Đảng và Nhà nước ta đã chọn con đường đi tắt, đón đầu,bằng nhiều phương thức khác nhau, trong đó việc xây dựng và phát triển KCN là

một phương thức quan trọng

Trang 12

Để tổ chức, quản lý hoạt động của các KCN, pháp luật về KCN có vai trò

cực kỳ quan trọng Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về KCN luôn là mộtđòi hỏi cấp bách và là một trong những nhiêm vụ trọng tâm của Nhà nước trongviệc xây dựng và hoàn thiện pháp luật phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế — xã

hội 6 nước ta

Những vấn đề lý luận về tổ chức, quản lý KCN, KCX bằng pháp luật trongđiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là những nội dung chính được tìm hiểu nhằm

khẳng định tính đúng đắn của việc phát triển KCN cũng như sự đáp ứng ngày

càng đầy đủ hơn của các quy định pháp lý cho sự tổ chức và quản lý các KCN ở

Việt Nam

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VA VAI TRO CUA KHU CÔNG

NGHIỆP ĐỐI VỚI SU NGHIỆP CONG NGHIỆP HOÁ, HIEN ĐẠI HOA

TRONG DIEU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TE.

1.1.1 Khái niệm khu công nghiệp

Trước đây, vào những năm 60, sớm thấy lợi thế của các KCN tập trung đối

với việc thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, nước ta đã xây dựng được một số

KCN, như Khu công nghiệp Thượng Dinh (Hà Nội), Khu gang thép Thái

Nguyên (Thái Nguyên), Khu công nghiệp hoá chất Việt Trì (Vĩnh Phúc) Ở miềnNam, KCN Biên Hoà (Đồng Nai) cũng đã được xây dựng Tuy nhiên, việc thành

lập các KCN chưa có tính chiến lược và chưa được hoạch định thành chính sách,

kể hoạch dài hạn, rõ ràng

Khi Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diện, nhất là đổi mới về kinh tế,nhu

cầu phát triển KCN được mở ra Tháng 9-1991 KCX Tân thuận, khu chế xuất

đầu tiên trong cả nước, được thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh Tuy vậy, khái

niệm KCN trên các VBPL chỉ được đưa ra đầy đủ lần đầu tiên cùng với việc

ban hành Quy chế KCN, KCNC kèm theo Nghị định số 36/NĐ/CP ngày

24-4-1997 của Chính phủ Nghị định này quy định: “KCN là khu tập trung các doanhnghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụcho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân sinh sống,

Trang 13

do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phi quyết định thành lập Trong khu công

nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất”.

Khái niệm KCN đã thể hiện một cách đầy đủ những đặc trưng cũng như

yêu cầu chủ yếu đối với KCN Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta phân

biệt KCN và các mô hình sản xuất, kinh doanh tập trung khác Theo quy chếKCN thì “KCN phải là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hangcông nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, hàng côngnghiệp và dịch vụ cho sản xuất công nghiệp ” Với tiêu chí là sản xuất hàng hoá

với số lượng và quy mô lớn phục vụ cho thị trường, phương thức sản xuất trong

KCN khác hẳn với phương thức sản xuất thủ công, sản xuất tự cung tự tiêu của

một số vùng, một số ngành trước đây ở nước ta

Khái niệm KCN chỉ rõ: KCN phải có ranh giới địa ly xác định, không códan cu sinh sống, do Chính phú hoặc Thủ tướng quyết định thành lập Điều này

cho phép các doanh nghiệp trong KCN có điều kiện phát triển thuận lợi nhất, cóđiều kiện tốt nhất trong việc tiết kiệm chỉ phí sản xuất và bảo vệ môi trường

Để đảm bảo việc phát triển KCN theo kế hoạch và định hướng của Nhànước, việc Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập các KCN có tác dụng

đảm bảo một sự tập trung thống nhất về quản lý các KCN, tránh tình trạng các

tinh thi nhau lập các KCN, gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa

phương Đây là một cách để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của ngành vàvùng lãnh thổ trong việc phát triển KCN

Quy định “Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất” là

một quy định “mở” tạo thêm sự năng động cho KCN, tạo điều kiện cho KCN đadạng thêm về loại hình doanh nghiệp trên thực tế, quy định này đã phát huy

được tính tích cực của nó, tạo sự hấp dẫn đặc biệt đối với một số doanh nghiệpchế xuất Đây cũng là yếu tố hấp dẫn các nhà ĐTNN

Các quy định về KCN trong Nghị định số 36/CP ngày 24-4-1997 của

Chính phủ đã khá tương thích với các quy định của các nước trên thế giới về

KCN và cũng dam bao được sự thống nhất quan lý nhà nước đối với hoạt động

của các KCX Nhà nước cho phép, tập hợp và quản lý hoạt động sản xuất, kinh

Trang 14

do¿nh của các doanh nghiệp trong KCX và tạo ra sự hấp dẫn các nhà đầu tư bằngnhững chính sách ưu đãi đầu tư đành cho KCN.

Trên thế giới, xuất phát từ nhu cầu thu hút đầu tư và phát triển côngnghiệp, nhiều nước cũng đã thành lập các KCN nhằm tạo điều kiện tập trung cácnhè đầu tư vào nơi có điều kiện hạ tầng tốt, được hưởng một số chế độ ưu đãi về

thus, về sử dụng đất

Từ cuối thế kỷ XIX, các KCN bắt đầu được hình thành và phát triển Năm

1896, KCN đầu tiên trên thế giới được thành lập ở Trafford Park thành phố

Manchester, nước Anh Tiếp theo, một loạt nước cũng thành lập KCN, như Hoa

Kỳ (1899), Italia (1904), Puerto Rico (1947) Sau những năm 50 thì sự gia tăng

các KCN bat đầu bùng nổ Nếu như năm 1940 ở Mỹ mới có 33 KCN thì đến nam

1959 con số này là 452; đến năm 1970, số KCN của Mỹ là 2.400 Ở Châu Á, KCN đầu tiên được thành lập ở Singapore vào năm 1951, ở Malaysia 1954, Ấn

Độ 1955 Hiện nay, ở khu vực Châu Á có trên 1.000 KCN đang hoạt động [42,

tr 27].

Các nước Châu Á, trong đó có các nước Đông Nam Á, cũng đã phát triểnmạnh mẽ các KCN trong thời gian qua Trong nhiều mô hình KCN, mỗi nướcđều có những cách phát triển KCN khác nhau Trung Quốc chủ trương phát triển

các KCN nằm trong các đặc khu kinh tế và khu vực phát triển kinh tế kỹ thuật(khu Khai Phát, khu Thâm Quyến) Thông thường, việc xây dựng và phát triểnKCN là cơ sở để xây dựng đặc khu kinh tế (khu công nghiệp nhẹ Thượng Lộ sau

khi xây dựng đã trở thành động lực chiến lược để phát triển đặc khu kinh tế

Thâm Quyến) Thái Lan lại cho phép thành lập hai loại KCN: KCN tập trung và

KCN hỗn hợp Việc các doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi của Nhà nước lạiđược phân theo vùng lãnh thổ, lấy Băngkôc làm tâm Malaysia thành lập các

KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu được gọi là Khu Mậu dich tự do (Free

Trade Zone) [3, tr 89 ]

Điểm chung của KCN tại các nước trong khu vực và trên thế giới thể hiện

ở mục đích phát triển của nó: KCN là một mô hình kinh tế năng động; là một

giải pháp để thu hút đầu tu, dé phát triển nhanh kinh tế và tập trung xử lý môi

Trang 15

trường Tuỳ theo điều kiện kinh tế-xã hội cũng như hướng phát triển của mỗiquốc gia mà các quốc gia có các quy định riêng về cách thức tổ chức và quản lý

KCN: Trong KCN có hay không có dân cư sinh sống; thành lập hay không thành

lập riêng KCN hoặc doanh nghiệp chế xuất (chuyên sản xuất hàng xuất khẩu).

Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, KCN là một khu sản xuất công nghiệp; trongkhu vực có nhiều doanh nghiệp có tư cách pháp nhân khác nhau, có năng lực sảnxuất khác nhau, có nhu cầu sử dụng các nguồn lực khác nhau, nhưng các doanh

nghiệp lại chịu nhiều quy định pháp lý ràng buộc giống nhau Các doanh nghiệp,không phân biệt quy mô, nghành nghề, phương thức sản xuất, kinh doanh đều

phải tuân thủ các quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân như nhau trong

các quan hệ pháp lý Như vậy, KCN là một mô hình sản xuất công nghiệp mà

nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đang áp dụng nhằm thực hiện

CNH, HĐH và phát triển lực lượng sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư xã hội Mô

hình sản xuất công nghiệp này chứa đựng rất nhiều các quan hệ xã hội, quan hệ

kinh tế, quan hệ quốc tế do vậy có rất nhiều quy định pháp lý điều chỉnh việc tổ

chức và quản lý các KCN

1.1.2 Vai trò của khu công nghiệp trong việc phát triển kinh tế - xã

hội và hội nhập kinh tế quốc tế

Trong quá trình HNKTQT, việc thành lập và phát triển các KCN được

xem như mot giải pháp để tích cực chủ động hội nhập Bằng việc phát triển KCN

chúng ta có thể rút ngắn và đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH đất nước Tìm hiểu,

đánh giá đúng vai trò và tam quan trọng của KCN trong sự nghiệp CNH, HDHđất nước có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng Trong thời gian qua, vai trò

to lớn của các KCN trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam được thểhiện qua những điểm sau:

1) Các KCN có vai trò thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển

bền vững

Hai mươi năm qua, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng và

Nhà nước đã và đang đề ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội

đúng đắn, do vậy đã tạo điều kiện, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ Trong

Trang 16

các chủ trương đó, phải kể đến chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần,huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước, trong đó có việc thu hút vốn đầu

tư trong và ngoài nước Việc thành lập KCN và KCX là một trong những giải

pháp quan trong để thu hút vốn đầu tư phát triển, đặc biệt là vốn ĐTNN để đẩy

mạnh CNH, HĐH đất nước

Tính đến cuối tháng 9-2008, 56 tỉnh, thành phố trong cả nước đã có 194KCN (28, tr.23] Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong

KCN ổn định và có tốc độ tăng trưởng khá Các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh của

các KCN luôn đạt tăng trưởng cao Trong năm 2007, các doanh nghiệp KCN đã

đạt doanh thu 22,4 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2006 Kim ngạch xuất khẩu

của các doanh nghiệp KCN đạt 10,8 tỷ USD, tăng 31,7% so với năm 2006 và

chiếm 22% giá trị xuất khẩu của cả nước, đã nộp ngân sách 1,2 tỷ USD [25,tr.10] Trong 6 tháng đầu năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp của các doanhnghiệp hoạt động trong các KCN của cả nước đạt khoảng 14 tỷ USD, tăng 18%

so với cùng kỳ năm 2007; Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN đạt

7 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2007 Một số tỉnh, thành phố có KCN

đạt tỷ lệ tăng trưởng cao là Hà Nội, Cần Tho, Bình Dương [41,tr 56]

2) Vai trò của KCN trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước.

Sự ra đời của các KCN gắn liền với đường lối đổi mới, chính sách mở cửa

do Đại hội Đảng lần thứ VỊ (1986) khởi xướng Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm

kỳ khoá VII của Dang năm 1994 đã dé ra yêu cầu: "Quy hoạch các vùng, trướchét là các địa bàn trọng điểm, các KCX, khu kinh tế đặc biệt, KCN tập trung".Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng cũng xác định phương hướng

là: "Phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả các KCN" Nhà nước chủ trươngtập trung phát triển công nghiệp vào các KCN theo quy hoạch đã được xác định

Phát triển KCN nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH tạo ra tiền dé vững chắc cho

phát triển lực lượng sản xuất trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá là một chủ

trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta

Trang 17

Phát triển KCN trở thành mội trong những phương thức huy động vốn và

khai thác có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, vốn khoa học công nghệ, trình độ tổ

chức, quản lý của các nhà đầu tư quốc tế vào quá trình phát triển kinh tế ở ViệtNam ĐTNN đã tạo bước ngoặt cho sự phát triển trong thời gian qua, đồng thời

thực hiện được những bước đi quan trọng trong giai đoạn CNH, HDH đất nước

Thực tế qua hơn 17 năm, kể từ ngày nước ta xây dựng KCX đầu tiên đến

nay, các KCN đã thể hiện vi trí và vai trò quan trọng trong quá trình CNH, HDH

cho sự nghiệp CNH, HĐH được tiến hành với tốc độ nhanh cần phải có cơ chế

chính sách và biện pháp huy động được nguồn vốn nhiều nhất, quản lý và sửdụng vốn có hiệu quả nhất KCN đi liền với nó là một hệ thống các cơ chế chính

sách thu hút đầu tư tương đối đồng bộ, trong những năm qua đã huy động đượcmột lượng vốn rất lớn cho nền kinh tế KCN huy động được những nguồn vốn

lớn từ nền kinh tế trong nước Đây là nguồn vốn có tính chất quyết định, là nhân

tố nội lực Những năm đầu xây dựng KCN, do chưa nhận thức được tầm quan

trọng của KCN trong việc huy động nguồn vốn trong nước nên đã có sự xem nhẹ

việc thu hút doanh nghiệp trong nước đầu tư vào KCN Điều này cho thấy rõ ở số

dự án và đồng vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước vào KCN trong

thời gian đầu là rất hạn chế Chỉ trong những năm gần đây, việc thu hút vốn củacác thành phần kinh tế trong nước mới được chú trọng, nên dòng vốn của các

thành phần kinh tế trong nước đổ vào các KCN ngày mội tăng

b) KCN huy động được vốn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Trong điều kiện tích luỹ nội bộ của nền kinh tế còn thấp thì việc thu hútđược nhiều vốn DTNN là rất quan trọng Việc thành lập các KCN là một giảipháp tích cực, có hiệu quả nhằm huy động vốn của các doanh nghiệp có vốnDTNN Thực tế từ khi xây dung KCN cho đến nay, số dự án va tổng vốn ĐTNN

Trang 18

vào KCN không ngừng gia tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn ĐTNNtrong cả nước Có thể nói KCN là nơi có chính sách ưu đãi đối với khu vực cóvốn DTNN được thể hiện rõ nét nhất Các nhà DTNN nhìn chung thấy yên tâmkhi đầu tư vào KCN, bởi lẽ trong KCN có một hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại,

một môi trường pháp lý thuận lợi và thống nhất, là nơi có cơ chế “một cua, tại

ché" được thực thi rõ ràng nhất Day chính là những lợi thế chủ yếu để thu hút

các nhà DTNN vào KCN.

c) KCN là nơi các nhà đầu tu nước ngoài chuyển giao phương pháp quan

lý, công nghệ sản xuất, kinh doanh hiện đại cho các doanh nghiệp Việt Nam

KCN là nơi tập trung sản xuất và gia công hàng xuất khẩu, là nơi sản xuất

được tập trung hoá cao độ Ở đó, cán bộ, công nhân Việt Nam được tiếp nhận

các phương pháp quản lý hiện đại, vận hành sản xuất trên các dây chuyền côngnghiệp hiện đại của các đối tác nước ngoài Qua quá trình sản xuất, kinh doanh,

các cán bộ, công nhân Việt Nam học tập được phương pháp quản lý hiện đại, vận

hành sản xuất khoa học, tiên tiến của các đối tác

Các dự án DTNN tại các KCN thực sự là những kênh chuyển giao công

nghệ một cách nhanh chóng Muốn thực hiện CNH, HDH đất nước phải có

những bước đi tắt, đón đầu Việc tiếp nhận công nghệ từ các dự án đầu tư nước

ngoài trong các KCN là một bước đi thích hợp

d) Các KCN góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, tăng trưởng kinh

tế, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liên với phát triển đô thị, tạo bướcchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến phục

vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước

Các KCN góp phần thúc đẩy mạnh quá trình chuyền biến cơ cấu sản xuất

công nghiệp theo hướng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu một cách có hiệu quả;

nâng dần tỷ trọng các mặt hàng đã qua chế biến, hạn chế đến mức thấp nhất xuất

khẩu nguyên liệu thô.

Các doanh nghiệp trong các KCN trong những năm qua đã có những đóng

góp to lớn cho tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp cả nước Các KCN đã

đóng góp đáng kể vào việc tăng trưởng công nghiệp và nâng cao tỷ trọng ngành

17 STWR ` A AT Nia

RU ING ©\ rare LUA HA NC |

Trang 19

công nghiệp trong GDP Đây là biểu hiện rõ nét nhất về mặt lượng của việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

Phần lớn các doanh nghiệp trong các KCN, nhất là các doanh nghiệp có

vốn DTNN, đều sản xuất hang công nghiệp phục vụ xuất khẩu Đến tháng12/2007, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp này là 10,8 tỷ USD Cácdoanh nghiệp trong KCN đã đạt tổng doanh thu là 22,4 tỷ USD, đóng góp 27%

GDP, trên 35% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 22% tổng kim ngạch xuất khẩu

và trên 30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của cả nước [40, tr.15]

e) Việc phát triển các KCN tạo ra được nhiều việc làm mới.

Đến cuối thang 12-2008 các KCN đã tạo ra việc làm cho hơn 1,3 triệungười làm việc trực tiếp và khoảng 2,2 triệu người làm việc gián tiếp cho KCN

Việc các KCN tạo ra được việc làm cho những người lao động nông nghiệp cũng

là một mục tiêu của công cuộc ƠNH, HĐH đất nước Người nông dân dành đất

xây dung KCN cần phải có việc làm thường xuyên và ổn định Lao động nôngnghiệp thuần tuý đã và đang chuyển dần sang lao động công nghiệp Việcchuyển người lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp đã

được các cấp, các ngành quan tâm Người lao động nông nghiệp được hỗ trợ vàđược đào tạo nghề Hiện nay, cứ 1 ha đất KCN tạo ra khoảng 150 việc làm, trong

đó, lao động trực tiếp là 81 người, lao động gián tiếp là 69 người [27, tr.16]

g) Việc xây dựng các KCN góp phan tích cực vào việc bảo vệ môi trường

Do KCN là nơi tập trung các cơ sở sản xuất nên có điều kiện thuận lợi

trong việc kiểm soát, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường KCN cũng là địa điểm tốt để thu hút các cơ sở sản xuất công nghiệp chuyển đến từ nội thành,

phục vụ mục tiêu phát triển bền vững Trong thiết kế cũng như trong quá trìnhtriển khai xây dựng, vận hành, hầu hết các KCN đều có sự chú ý đến việc thu

gom và xử lý nước thải công nghiệp và có các cơ sở hạ tầng xử lý rác thải công

nghiệp

3) Vai trò của KCN trong chuyển dịch cơ cấu của nên kinh tế quốc dân.

Phát triển các KCN là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà

nước ta nhằm xây dựng một mô hình kinh tế mới thúc đẩy sự nghiệp CNH, HDH

Trang 20

đất nước, trong đó, nội dung cơ bản là chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân và

lao động xã hội

CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản

xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý xã hội và tâm lý sử dụng lao động thủ côngsang sử dụng ao động với tay nghề cao, có công nghệ và phương pháp tiên tiến,

hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp, tiến bộ khoa học và công nghệ,

tạo ra năng suất lao động cao KCN có vai trò to lớn trong việc thực hiện quá

trình chuyển đổi này trong công cuộc CNH, HĐH đất nước

Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được sửa đổi (1998), những

tiền dé của các KCN được tạo lập Sự xuất hiện của các KCN, KCX đánh dấu sự

hình thành một mô hình kinh tế mới nhằm thu hút ĐTNN vào Việt Nam Mô

hình mới với sự hấp dẫn của các chính sách ưu đãi đầu tư, đã nhanh chóng trụ

vững, phát triển và tăng dần theo thời gian cả về số lượng và chất lượng Việc sử

dụng đất, lao động, công nghệ, nguyên nhiên vật liệu trở nên phong phú vàhiệu quả hơn so với sản xuất ngoài KCN

Khi các KCN mọc lên, các điều kiện vật chất, nhất là cơ sở hạ tầng được

tạo lập cho sự phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương và của các vùng, từ

đó thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Các

KCN phát triển mạnh mẽ tại các vùng ven đô, vùng nông thôn thuộc các tỉnh Đồng bằng Nam Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải Miền Trung đã góp phần đổi mới công nghệ, tăng dịch vụ, thay đổi nông thôn và tác động trực tiếp đến việc

chuyển dich cơ cấu kinh tế nông thôn và lao động nông nghiệp Bộ mặt kinh tế

của cả nước, kể cả các vùng nông thôn, vùng trung du, miền núi, vùng xa, vùng

sâu ngày càng đổi mới theo hướng văn minh, tiến bộ Cơ cấu lao động và nghề

nghiệp ở các vùng nông thôn thuần nông trước đây đã được chuyển dịch theo

hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Thu

nhập của các tầng lớp nhân dân được cải thiện đáng kể.

Cuộc sống của nhân dân được cải thiện trong gần hai mươi năm phát triển

KCN đã chứng minh những đóng góp quan trong của các KCN trong tăng trưởng

và chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân, cơ cấu lao động xã hội theo hướng tiến

Trang 21

bộ Tác động tích cực của các KCN đối với chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội chủ

yếu được thể hiện rõ ở các mặt sau đây:

a) Việc thành lập các KCN đã góp phần làm cho nền kinh tế đất nước sốngđộng hơn, biến tiềm năng đất đai, lao động, nguồn nước, nguyên nhiên vật liệu

thành của cải vật chất cụ thể, làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.

b) Các KCN đã tao ra môi trường và điều kiện để thu hút các nhà DTNN

đến Việt Nam làm ăn lâu dài Nhờ có tác động của các dự án DTNN nên công

nghiệp, dịch vụ phát triển nhanh, nông nghiệp, thuỷ sản chuyển dịch theo hướng

sản xuất hàng hóa gắn liền với công nghiệp và xuất khẩu từ đó thúc đẩy quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH

Năm 2005, khu vực ĐTNN chiếm 45% giá trị sản xuất công nghiệp, tăng trưởng

20,9% (khu vực DNNN chỉ tăng 8,7%) góp phần chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng từ 40,21% năm

2004 lên 45,4% năm 2007 [18, tr.63] Mô hình KCN là mô hình tập trung san

xuất hiện đại, chứa đựng nhiều điều kiện, tiền đề để tạo ra các yếu tố liên kết các

doanh nghiệp công nghiệp DTNN tại Việt Nam, cũng như các doanh nghiệp Việt

nam theo hướng hiện đại về kỹ thuật, khoa học về quản lý và có điều kiện xử lý

môi trường để phát triển bền vững.

c) các KCN đã góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hoá quy trình sản

xuất công nghiệp thông qua việc ứng dụng máy móc, thiết bị mới, công nghệhiện đại vào sản xuất, đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động

d) Việc thành lập các KCN còn góp phần thúc đẩy sự phát triển và hoànthiện của ba vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam với nhịp độ nhanh hơn Điềunày thể hiện trước hết ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với tứ giác kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Vũng Tàu và Bình Dương Những năm

1996 - 2005 vùng kinh tế này được coi là vùng kinh tế động lực của cả nước, cótốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu

Trang 22

kinh tế ở địa phương va cả nước theo hướng CNH và HDH hoá nông thôn Việt

Nam Các KCN được xây dựng phổ biến tại các vùng còn nhiều đất đai, tại nông

thôn ven đô thị Do đó, sau khi các KCN ra đời, nhiều ngành nghề mới trên địa

bàn đã xuất hiện, nhất là các ngành công nghiệp dịch vụ, thương mại phục vụ

sản xuất và đời sống, tạo ra thị trường thu hút vốn của các thành phần kinh tế,

tạo thêm nhiều chỗ làm mới, thúc đẩy quá trình chuyển dich cơ cấu lao động

nông thôn theo hướng tiến bộ

e) Các KCN con là những trung tâm tạo việc làm mới, đào tao và nâng cao

tay nghề cho lực lượng lao động xã hội Lao động trong các KCN được các

doanh nghiệp quan tâm đã đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh

doanh của doanh nghiệp

KCN có vai trò to lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chỉ có phát

triển các KCN mới đáp ứng được nhu cầu CNH với mục tiêu của cơ cấu nền kinh

tế Việt Nam đến năm 2020 với công nghiệp trên 50%, dịch vụ 40% và nông lâmnghiệp và thủy sản dưới 10% [5, tr.76]

4) Vai trò cua KCN trong việc nâng cao trình độ công nghệ, hiện đại

lý doanh nghiệp nước ngoài, trình độ tay nghề của công nhân theo các tiêu

chuẩn, chuẩn mực quốc tế được áp dụng tại Việt Nam Đây là nhân tố quan trọng

để các doanh nghiệp Việt Nam học tập và phát triển và cũng là yêu cầu, cơ hội

để nước ta chủ động hội nhập nền kinh tế quốc tế

KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới

Cùng với dòng vốn DTNN đầu tư mạnh mẽ vào các dự án sản xuất, kinh doanh

trong các KCN, các nhà DTNN còn đầu tư vào Việt Nam những dây chuyền san

xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại, kỹ thuật cao

Các dự án đầu tư vào KCN tập trung chủ yếu là vào các ngành công

nghiệp nhẹ như đệt may, da giầy, công nghiệp chế biến thực phẩm (chiếm trên

Trang 23

50% tổng số dự án) Đây là các dự án thu hút nhiều lao động, có tỷ lệ hàng xuất

khẩu cao và đã góp phần hiện đại hoá các ngành này về dây chuyền công nghệ,

về chất lượng sản phẩm và phương thức quản lý Các KCN cũng đã thu hútđược nhiều dự án có quy mô vốn lớn, công nghệ cao như dầu khí, hoá dầu, sảnxuất ô tô, xe máy, dụng cụ cơ khí chính xác; dụng cụ văn phòng, vật liệu xây

dựng

Các doanh nghiệp trong KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn DTNN,

đã góp sức đào tạo đội ngũ lao động công nghiệp sử dụng vận hành thành thạo

các trang thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất, nắm vững công nghệ, có tác độnglan toả, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ lao động Việt Nam lên một bước

Một lượng đáng kể người lao động Việt Nam được đảm nhận các vị trí quản lý

doanh nghiệp, được tiếp xúc với phương thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến,

hiện đại, kỹ năng marketing, quản lý tài chính, tổ chức nhân sự Việc được trực

tiếp làm việc trong môi trường có kỹ thuật cao, yêu cầu tay nghề cao, đã rènluyện người lao động Việt Nam nắm được những kỹ năng và bản lĩnh làm việc,giúp họ thích ứng được một nền sản xuất công nghiệp tiên tiến, hiện đại

Để phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện CNH, HĐH đất nước, phát triển

KCN là một nhu cầu cần thiết, là một giải pháp quan trọng, đặc biệt là đối vớiViệt Nam - một nước thực hiện CNH từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lựclượng sản xuất còn nhỏ bé, chưa phát triển Có thể thấy, phát triển KCN vừa là

một giải pháp tổng hợp, mang tính toàn diện để giải quyết đồng thời các yêu cầu

của CNH về vốn, lao động, khoa học công nghệ, trình độ quan lý, vừa là conđường tối ưu để tiến tới mục tiêu trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho đất nước

phát triển mạnh mẽ trong xu thế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới

1.1.3 Thành lập và phát triển khu công nghiệp trong bối cảnh Việt

Nam hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.3.1 Tác động của hội nhập KTQT - Cơ hội và thách thức đối với Việt

Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động vô cùng sâu sắc và toàn diện đến

việc phát triển kinh tế — xã hội nói chung và đến sự phát triển cúa các KCN Việc

Trang 24

tìm hiểu những tác động của HNKTQT đối với việc hoàn thiện pháp luật về KCN

là một yêu cầu bát buộc cần thiết

Từ nửa cuối thé ky XX, toàn cầu hoá và hội nhập KTQT đã trở thành xu

thế mạnh mẽ Hội nghị lần thứ 29 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos

(Thuy Sỹ) từ 28/1 đến 2/2/1999) đã khang định toàn cầu hoá không còn là xu thé

nữa mà đã trở thành một thực tế

Xu thế này cuốn hút tất cả các nước, từ giàu đến nghèo, từ lớn đến nhỏ hội

nhập vào nền kinh tế thế giới Hội nhập là một điều kiện và nguyên tắc cho sự

phát triển Nước nào không hội nhập thì không có cơ hội phát triển Những nước

hội nhập tốt, hội nhập sâu rộng thì phát triển tốt

Việt Nam đã bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm pháttriển kinh tế Quyết tâm của Đảng và Chính phủ chọn con đường HNKTQT đã

được khẳng định rõ ràng, liên tục trong các Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng,

trong các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, trong Nghị quyết số 7 của

Bộ Chính trị và trong các kế hoạch, chương trình hành động của Chính phủ

a) Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế:

Hội nhập KTQT là trình độ cao của quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế Hội

nhập có nghĩa là gia nhập, tham gia vào những tổ chức chung, những trào lưuchung của quốc tế, mỗi quốc gia trở thành một bộ phận trong một tổng thể Hội

nhập KTQT có nhiều mức độ khác nhau Tuy tham gia vào hội nhập KTQT, mỗiquốc gia vẫn tồn tại với tư cách là quốc gia độc lập, tự chủ Các quốc gia có

quyền tự nguyện lựa chọn các lĩnh vực và tổ chức quốc tế thích hợp để hội nhập.

Đương nhiên là khi đã tham gia HNKT thì các nước đều phải tuân thủ cácnguyên tắc chung, phải thực hiện day đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của các thànhviên và bắt buộc phải điều chỉnh chính sách, pháp luật của mình cho phù hợp với

"Luật chơi chung”

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng toàn cầu cho nên nó có tác độngđến mỗi nước Ngay cả những nước chưa tham gia vào quá trình hội nhập cũng

bị ảnh hưởng, bị tác động Thực tế trong thế giới ngày nay cho thấy tuyệt đại bộ

phận các nước đều “mở cửa, hội nhập” nên tác động của hội nhập rất rộng lớn

Trang 25

Kinh tế là nền tảng của một quốc gia Hội nhập KTQT sẽ tác động toàn

diện đến các mặt chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước Bất kể nước nào tham

gia hội nhập kinh tế quốc tế đều phải điều chỉnh chính sách, luật lệ của mình để

có thể hội nhập thành công và đạt được hiệu quả cao Về phương diện kinh tế,

hội nhập KTQT có những tác động chủ yếu sau đây:

Chính sách “mở cửa”, “đổi mới” nhằm hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế

quốc tế đòi hỏi mỗi nước phải “mở cửa” nền kinh tế, thực hiện tự do hoá thương

mại và khuyến khích đầu tư Bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển sang nền kinh tế

thị trường định hướng XHCN, Việt Nam xác định thu hút và khuyến khích đầu

tư và đẩy mạnh xuất khẩu là hai động lực để tăng trưởng kinh tế Vì vậy, Việt

Nam áp dụng đường lối đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá, muốn làm bạn

với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, không phân biệt chế độ chính trị, vì

hoà bình và phát triển.

Để hội nhập mỗi nước phải hình thành chính sách kinh tế của mình theo

hướng mở cửa tự do hoá hai lĩnh vực quan trọng là đầu tư và thương mại Đây lànhững chính sách tiền đề, điều kiện cho hội nhập, đồng thời cũng là chính sách

thúc đẩy hội nhập

Hội nhập ngày nay mang tính chất toàn cầu, theo xu hướng toàn cầu hoá

Tuy nhiên để tiến tới hội nhập toàn cầu, vài chục năm nay đã xuất hiện xu hướng

hội nhập khu vực, mặc dù tự do hoá theo khu vực được định hướng theo các

nguyên tắc tự do hoá và hội nhập toàn cầu

Quá trình hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá thể hiện nhiều nhất, rõ nét nhất ở

việc thành lập WTO WTO được thành lập vào ngày 1/1/1995 là kết quả của

vòng đàm phán Uragoay kéo dài trong 8 năm (1986 - 1994) WTO ra đời nhằm

đáp ứng yêu cầu phát triển của thương mại thế giới trong xu thế toàn cầu hoá và

là sự kế thừa của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) Từ 124

thành viên năm 1995, đến năm 2006 WTO có 149 thành viên và khoảng 30 nướcđang xin gia nhập Trong khi đó, Liên hiệp quốc hiện có 191 thành viên Sau hơn

một thập kỷ đàm phán, ngày 11/1/2007, Việt Nam đã chính thức bước vào “sân

chơi” chung với 149 nước trên thế giới, trở thành thành viên thứ 150 của WTO

Trang 26

Hội nhập kinh tế cũng tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh hơn, gay gắt hơn.

Thuận lợi hoá, tự do hoá thương mại tạo ra nhiều đối tác cạnh tranh trên cùngmột thị trường, ngay ca trong thị trường nội địa

Hội nhập với nền kinh tế quốc tế có nghĩa là không thể duy trì nền kinh tế

khép kín, tự lực cánh sinh, tự túc mọi mặt, mà phải tích cực tham gia vào quátrình phân công, hợp tác quốc tế Tuỳ theo lợi thế và hiệu quả kinh tế, mỗi nước

tập trung đầu tư vào sản xuất những sản phẩm có sức cạnh tranh cao, phát triển

những ngành nghề có ưu thế, có tiềm năng Vì vậy các nước phải cơ cấu lại nềnkinh tế, từ cơ cấu ngành nghề, cơ cấu kỹ thuật đến cơ cấu các thành phần, kinh

tế Hội nhập KTQT còn tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực liên quan như dich

vụ, thương mại dịch vụ, bản quyền, sở hữu trí tuệ, môi trường, vệ sinh an toàn

thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ con người Mỗi một vấn đề nên trong điều kiện ngàynay đều mang tính quốc tế, đều được toàn cầu hoá mà mỗi quốc gia hội nhập đềuchịu tác động Đối với các nước đang phát triển thì đó lại là những vấn đề mới

mẻ, phức tạp, là những rào cản rất khó vượt qua

b) Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong hội nhập KTQT

Hội nhập KTQT tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta vừa tạo ra cơ

hội vừa có cả những thách thức đối với sự phát triển của đất nước Đối với các

KCN, hội nhập KTQT mở ra cho các doanh nghiệp nhiều điều kiện để phát triển

sản xuất, kinh doanh nhưng cũng đặt ra những thử thách lớn, đặc biệt là khả

năng cạnh tranh.

Cơ hội của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế:

a) Tiến hành hội nhập, chúng ta tạo ra môi trường hoà bình và hợp tác, tạo

ra điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế đấtnước Sau khi chuyển sang kinh tế thị trường chúng ta triển khai nhiệm vụ CNH,HĐH đất nước, lấy phát triển kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm Vì vậy, môi

trường hoà bình, hợp tác trong khu vực và trên thế giới là vô cùng quan trọng để

thực hiện CNH, HDH đất nước Môi trường đó tạo nhiều điều kiện thuận lợi chocông cuộc xây dựng và phát triển kinh tế

b) Hội nhập KTQT còn tạo thế va lực cho nền kinh tế nước ta trên trườngquốc tế Viêc gia nhập các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế tạo vị thế bình

Trang 27

đẳng của nước ta với các nước khác Việt Nam đóng góp tiếng nói xây dựng

“luạt chơi chung” cũng như được hưởng quyền lợi của các thành viên và các

tranh chấp thương mại được xử lý theo nguyên tắc bình đẳng, không bị phân biệt

đối xử

Việc hội nhập KTQT đã tạo điều kiện cho Việt Nam có một vị thế mới,

khắc phục được tình trạng bị phân biệt đối xử trong những thị trường trọng yếu

Việt Nam có điều kiện khai thác những lợi thế riêng của mỗi tổ chức để phát

triển quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài

Hội nhập KTQT cho phép hàng hoá và dịch vụ của nước ta được đối xử bình

đẳng trên thị trường quốc tế và có cơ hội để nâng cao khả năng cạnh tranh

c) Hội nhập KTQT tạo cơ hội mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá

và dịch vụ.

d) Hội nhập KTQT, Việt Nam đã tăng cường thu hút DTNN, việc thực

hiện các cam kết quốc tế làm cho môi trường kinh doanh của nước ta dần dầnphù hợp với thông lệ quốc tế, làm tăng sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài,

tăng hỗ trợ tài chính, tín dụng cho phát triển kinh tế Việt Nam Đầu tư FDI vào

Việt Nam không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường trong nước mà còn nhằm

tận dụng vị thế xuất xứ hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam để hưởng các ưu đãi cho

vị thế một nước đang phát triển

e) Hội nhập tạo cơ hội tiếp thu khoa học, công nghệ mới, tiếp thu kiếnthức quản lý kinh tế mới

Hội nhập KTQT không chỉ tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư mà còn tạo cơ hội

cho chúng ta tiếp cận các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại Quan trọnghơn, chúng ta còn tiếp thu được những kiến thức mới, những kinh nghiệm quý

báu về quản lý kinh tế, những ý tưởng về cải cách kinh tế, kỹ thuật, những ý

tưởng về chiến lược phát triển, những hiểu biết về nền kinh tế tri thức

f) Hội nhập KTQT mở ra môi trường thuận lợi cho việc đào tạo nhân lực

Hội nhập tạo ra cơ hội để chúng ta cải cách hệ thống giáo dục, đẩy mạnh chiến

lược đào tạo nhân lực cho CNH, HĐH, đào tạo nhân lực cho nền kinh tế Hộinhập với nền kinh tế thị trường thế giới cũng tạo điều kiện cho việc đào tạo và sử

Trang 28

dụng nhân tài, tạo ra môi trường thuận lợi cho nhân tài phát triển Suy cho cùng

thì sự hưng thịnh của mọi nền kinh tế đều phụ thuộc vào nhân tố con người Vì

vậy, việc đào tạo, sử dụng nhân lực và nhân tài có ý nghĩa quyết định cho sự phát

triển kinh tế-xã hội của đất nước

Thách thức đối với Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế:

Hội nhập KTQT tạo ra nhiều cơ hội đồng thời cũng đặt ra nhiều tháchthức lớn, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực vượt qua mới có thể tận dụng các cơ hội đểphát triển Xuất phát điểm của chúng ta thấp, nền kinh tế nước ta vừa yếu kém,lạc hậu lại đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nên các

rào cản và thách thức trong hội nhập là rất lớn Những thách thức chủ yếu ở đây

là:

a) Nhận thức của các doanh nghiệp, của xã hội về hội nhập KTQT còn hạnhẹp.

b) Hội nhập vào các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới,

chúng ta phải thực hiện nghĩa vụ của một thành viên, phải thực hiện các cam kết

quốc tế Điều này đòi hỏi chúng ta phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh chính sách,

pháp luật, cho phù hợp với “luật chơi chung” Mặc đù đã tích cực điều chính

pháp luật trong những năm qua, nhưng nước ta vẫn còn nhiều đạo luật và hàng

trăm văn bản đưới luật phải sửa đổi, điều chỉnh và ban hành mới để tạo cơ sở

pháp lý cho quá trình hội nhập

c) Hội nhập tạo cơ hội để có sự lựa chọn đúng và thúc đẩy việc xác lập cơ

cấu kinh tế mới Tuy nhiên, việc đầu tiên là phải cải tạo, chuyển đổi cơ cấu kinh

tế cũ, lạc hậu, không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường nhiều thành phầnđang mở cửa, hội nhập Cơ cấu lại nền kinh tế luôn là công việc cực kỳ khó khăn

phức tạp, đụng chạm đến nhiều lĩnh vực như thể chế điều hành, tài chính, công

nghệ, công ăn việc làm Những yếu tố này buộc phải thay đổi từ cơ sở hạ tầng

đến kiến trúc thượng tầng

đ) Hội nhập là tham gia sâu rộng vào “sân choi” chung công khai, bình

đẳng, việc thành bại là tuỳ sức của mình Vì vậy, để chiến thắng trên thị trường

hội nhập thì năng lực cạnh tranh phải cao Tuy nhiên, Việt Nam mới bước đầu

Trang 29

xây dựng nền kinh tế thị trường, bước đầu hội nhập nên sức cạnh tranh còn yếukém trên cả ba cấp độ: Cạnh tranh của quốc gia, cạnh tranh của doanh nghiệp,

cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ

Hội nhập, mở cửa thị trường tác động đến nhiều lĩnh vực quan trọng, giảm

thuế quan lập tức ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách Cần phải tìm ra những

nguồn thu mới để bù đắp cho ngân sách nhà nước khi chúng ta phải giảm thuế

nhập khẩu Chủ trương “mở cửa” tạo thuận lợi cho thương mại Điều này tác

động đến hệ thống quản lý cửa khẩu, đến XNK hàng hoá Cần phải bảo đảm saocho vừa có tự do, thông thoáng, vừa kiểm soát được giao lưu hàng hoá, chống

được gian lận thương mại Khi chúng ta mở rộng cửa, hàng ngoại tràn vào thì

việc điều tiết, bình ổn thị trường không còn đơn giản nữa, không thể chỉ trôngcậy vào các biện pháp tổ chức, hành chính Tự do hoá thương mại tăng áp lực

cạnh tranh là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước

Việc tham gia vào sân chơi thương mại toàn cầu đang mang lại nhiềuthuận lợi nhưng cũng không ít thách thức cho Việt Nam, đặc biệt khi nền kinh tếcòn chưa có nhiều kinh nghiệm tham gia thương mại quốc tế Là thành viên

WTO có mặt trên “sân chơi” toàn cầu, Việt Nam có cơ hội để nâng cao vị thế

của mình trên trường quốc tế Trở thành thành viên của WTO với một hệ thống

pháp luật minh bạch rõ ràng, dễ dự đoán là sự đảm bảo của Việt Nam đối với cácnhà đầu tư về một môi trường đầu tư thuận lợi Hệ thống pháp luật của Việt Nam

phải công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế Điều này sẽ thúc đẩy

hơn nữa dòng vốn ĐTNN, đặc biệt là đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia

(chiếm 1/3 thương mại toàn cầu) Các tập đoàn này đang rất quan tâm đến thịtrường với trên 82 triệu dân của Việt Nam và các thị trường khu vực, quốc tế củaViệt Nam Việt Nam đã ký hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 46nước, ký hiệp định đánh tránh thuế hai lần với 40 nước [ 24, tr.98]

Chúng ta đã rà soát và đang tiến hành chương trình điều chính pháp luậtcho phù hợp tiến trình hội nhập KTQT Pháp luật về KCN cũng được đặc biệt quan

tâm hoàn thiện, đặc biệt là các quy định về đầu tư, các quy định về thuế, các quyđịnh về sử dụng các tiện ích công cộng Các doanh nghiệp trong KCN chịu tácđộng mạnh mẽ của hội nhập KTQT trên ca hai phương diện: cơ hội và thách thức

Trang 30

Pháp luật về KCN cũng như hệ thống pháp luật Việt Nam phải có sự điều chỉnh chodần phù hợp với các quy địnhvà thông lệ quốc tế, đặc biệt trên hai lĩnh vực đầu tư và

thương mại

1.1.3.2 Một số cam kết hội nhập KTOT của Việt Nam có tác động trựctiếp đến việc thành lập và hoạt động của các KCN, đặc biệt là đến các doanhnghiệp trong KCN.

a) Cam kết trong khuôn khổ các khu vực mậu dịch tự do (AFTA)

Theo quy định của Hiệp định các nước thành viên, ASEAN sẽ thực hiện

lịch trình cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hoá của mình xuống 0 - 5% với lộ trình

15 nam (bat đầu từ 1/1/1993 và hoàn thành vào 1/1/2008)

b) Cam kết trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Hiệp định Thuong mại Việt Nam - Hoa Ky (BTA) có hiệu lực từ

10/12/2001 Trong khuôn khổ BTA Việt Nam cam kết:

- Cất giảm thuế quan đối với 246 dòng thuế theo lộ trình khác nhau

- Ap dụng nguyên tắc NT đối với hang hoá của Hoa Kỳ Việt Nam cam

kết xoá bỏ các biện pháp trái với nguyên tắc NT sau 3 năm

+ Bỏ phụ thu xăng dầu, phân bón, sắt thép.

+ Bỏ phân biệt đối xử của thuế tiêu thụ đặc biệt (thuốc lá và ô tô dưới

12 chỗ)

- Áp dụng tính thuế nhập khẩu theo hoá đơn: Sau 2 năm

- Bỏ lệ phí Hải quan có tính chất như thuế: sau 2 năm

- Áp dụng thống nhất phí Hải quan và thuế nhập khẩu: sau 2 năm.

- Xoá bỏ các hàng rào phi thuế được thực hiện thu những lộ trình cụ thểđối với các sản phẩm nhập khẩu từ Hoa Kỳ

c) Cam kết trong khuôn khổ hợp tác APEC.

Mục tiêu của APEC là đến 2010 (đối với các nước phát triển) và năm 2020

(đối với các nước đang phát triển) sẽ thực hiện tự do hoá thương mại hoàn toàn

giữa các thành viên

d) Các cam kết trong khuôn khổ WTO

Các thành viên WTO thường yêu cầu các nước xin ra nhập phải cam kết:

Trang 31

1) Rang buộc mức trần cho tất cả các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu

của mình

2) Chi dùng thuế nhập khẩu làm công cu bảo hộ.

3) Tại cửa khẩu, ngoài thuế nhập khẩu, không sử dụng phí, lệ phí và các

khoản thu khác nhằm mục đích thu ngân sách

e) Một số cam kết của Việt Nam với WTO về chính sách đầu tư - kinhdoanh.

1) Minh bạch hoá chính sách đầu tư, kinh doanh

- Nhà đầu tư, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tựchủ đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm

và được quyết định hình thức, địa điểm đầu tư, tỷ lệ góp vốn, thị trường tiêu thụ

sản phẩm Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy

định khác.

- Danh mục lĩnh vực đầu tư, kinh doanh có điều kiện hoặc cấm đầu tư,kinh doanh sẽ được định kỳ rà soát nhằm xác định những quy định còn chồngchéo hay mâu thuẫn để xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc loại bỏ

- Việc sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ danh mục các lĩnh vực, ngành nghề

cấm đầu tư, kinh doanh hoặc đầu tư, kinh doanh có điều kiện sẽ tuân thủ hoàn

toàn các nghĩa vụ của Việt Nam với WTO, kể cả những nghĩa vụ về minh bạch

hoá, nghĩa vụ theo Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) và Biểu cam

kết cụ thể của Việt Nam về dịch vụ Ý kiến của doanh nghiệp, cá nhân và tổ

chức có liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung các Danh mục này trong quá trình

soạn thảo sẽ được công khai hoá phù hợp với Luật Ban hành các văn bản quyphạm pháp luật

2) Cam kết về điều kiện và thủ tục cấp phép:

Việt Nam bảo đảm áp dụng các điều kiện và thủ tục cấp phép theo nguyên

tắc không tạo ra các rào cản độc lập về tiếp cận thị trường; cụ thể là:

Thủ tục và điều kiện cấp phép phải được công bố trước khi có hiệu lực và

phải xác định rõ thời hạn để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cấp

phép

Trang 32

3) Cam kết về mở cửa thị trường đầu tư trong các ngành dich vụ:

Việt Nam đã cam kết mở cửa 11/12 ngành với 110 phân ngành dịch vụtheo quy định của WTO, gồm: (i) Các dịch vụ kinh doanh; (ii) Các dịch vu thông

tin (chuyển phát, viễn thông, nghe nhìn); (iii) Dich vụ xây dựng và các dich vụ

kỹ thuật có liên quan; (iv) Dịch vụ phân phối (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng

quyền thương mại); (v) Các dich vụ giáo dục (giáo dục phổ thông co sở, giáo dục

bậc cao, giáo dục cho người lớn, các dịch vụ giáo dục khác); (vi) Các dịch vụ

môi trường (xử lý nước thải, rác thải, khí thải, đánh giá tác động môi trường);(vii) Các dịch vu tài chính (bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán); (viii) Các dich

vụ y tế (bệnh viện, nha khoa và khám bệnh); (ix) Các dịch vụ du lịch

4) Cam kết về hình thức đầu tu (hiện diện thương mại) và điều kiện góp

vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Trừ khi có quy định khác trong Biểu cam kết về dịch vụ, nhà cung cấp

dịch vụ nước ngoài được phép hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình

thức: (i) Hợp đồng hợp tác kinh doanh; (ii) Doanh nghiệp liên doanh; và (iii)Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

5) Cam kết về điều kiện và phương thức thông qua quyết định của doanh

nghiệp:

Việt Nam cam kết cho phép các doanh nghiệp tự thoả thuận trong điều lệcác điều kiện và phương thức thông qua mọi quyết định của mình, đồng thời bảo

đảm để cam kết này có hiệu lực pháp lý ngay trong quá trình phê chuẩn Nghị

định thư gia nhập WTO.

6) Cam kết về chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước:

Việt Nam cam kết đảm bảo tính minh bạch của tiến trình cổ phần hoá

Theo đó, từ thời điểm gia nhập WTO cho đến khi chương trình cổ phần hoá còn

tồn tại, Việt Nam sẽ cung cấp cho các thành viên WTO báo cáo hàng năm về tinh

hình thực hiện chương trình cổ phần hoá và cải cách doanh nghiệp nhà nước

7) Cam kết về quyền kinh doanh - quyền hoạt động - nhập khẩu

Trang 33

Kể từ ngày 11/1/2007, mọi doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài đều được

quyền hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá như doanh nghiệp, cá nhân Việt

Nam, trừ một số mặt hàng chỉ được nhập khẩu thông qua doanh nghiệp thương

mại do Nhà nước chỉ định (như xăng đầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa)

8) Cam kết về trợ cấp dưới hình thức uu đãi đầu tư

Kể từ ngày 11/1/2007, Việt Nam cam kết không áp dụng bất kỳ chương

trình trợ cấp mới nào bị cấm theo quy định của WTO về trợ cấp và các biện phápđối kháng (gồm các trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp nhằm khuyến khích xuất khẩu

hoặc sử dụng hàng nội địa thay thế hàng nhập khẩu )

f) Các cam kết về hoạt động của các KCN, KCX, KCNC và KKT:

Việt Nam cam kết áp dụng các quy định về thành lập và hoạt động của các

khu kinh tế cũng như hoạt động của doanh nghiệp tại các khu này phù hợp với

nguyên tắc của WTO và các cam kết về trợ cấp công nghiệp, thuế nội địa và cácquy định khác; cụ thể là:

- Không áp đặt điều kiện xuất khẩu đối với các doanh nghiệp hoạt độngtrong các khu kinh tế, kể cả KCX

- Áp dụng thủ tục hải quan và các ưu đãi thuế đối với hàng hoá xuất, nhập

khẩu từ các khu này như quy định đối với hàng hoá nhập khẩu vào khu vực khác(ngoài các khu này) trên lãnh thổ Việt Nam

Trên đây là những cam kết của Việt Nam khi HNKTQT Những cam kết

này có giá trị bắt buộc cho tất cả các doanh nghiệp, các nhà đầu tư hoạt động

trong KCN Trong quá trình hoàn thiện các quy định pháp lý về KCN phải đảm

bảo không được vị phạm các cam kết đã nêu trên

1.2 DUONG LOI, CHÍNH SÁCH CUA DANG CONG SAN VIỆT NAM

VE KHU CONG NGHIEP VA PHAP LUAT VE KHU CONG NGHIEP.

Nghị quyết Dai hội Dang toàn quốc lần thứ VI (1986) đã định hướng cho

việc chuyển từ chủ trương thực hiện mô hình CNH theo kiểu cũ sang xây dựng

mô hình CNH theo kiểu mới, phù hợp với điều kiện của đất nước và yêu cầu của

thời đại Đây là sự điều chỉnh cơ bản nhất trong chiến lược phát triển công

Trang 34

nghiệp của Việt Nam [15, tr 84] Việc tăng cường vốn đầu tu từ nguồn vốn

không thuộc ngân sách nhà nước là kết quả bước đầu rất quan trọng của chínhsách mới Việc kiên trì thực hiện chính sách này sẽ đảm bảo được việc mở rộng

quy mô, tăng đầu tư chiều sâu cho CNH, HDH đồng thời cũng tạo nên sự ảnh

hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước

Với Dai hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6-1991), lần đầu tiên ở Việt Nam

có Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dai han, trong đó dé cập đến vấn dé

CNH trong tổng thể quan điểm mới về xây dựng và phát triển kinh tế Mối quan

hệ gắn bó giữa việc tiếp tục quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, hộinhập kinh tế thế giới với CNH, HDH nền kinh tế theo cách mới ngày càng rõ

hơn Chỉ đặt phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế trong quá trình chuyển

sang nền kinh tế thị trường và hội nhập vào nền kinh tế thế giới mới có thể cóquan niệm mới và nhất quán về hiệu quả, về cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng

lãnh thổ, về các nguồn lực và phương thức huy động, sử dụng các nguồn lực ấy

cũng như về vai trò quan trọng của Nhà nước đối với quá trình CNH, HDH

Một bước tiến lớn và nổi bật các quan điểm và chủ trương của Đảng về

phát triển các KCN được thể hiện tập trung trong Nghị quyết của Hội nghị đại

biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Dang (tháng 1-1994)

Nghị quyết của Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII (1994) đã đề ra yêu cầu

"Quy hoạch các vùng, trước hết là các địa ban trọng điểm, các KCX, khu kinh tế

đặc biệt, KCN tập trung” [42, tr 13] Sau khi có KCN Tân Thuận, nhìn nhận sâusắc mô hình, quy mô và hiệu quả kinh tế xã hội do KCN tạo nên, chính sách của

Đảng phát triển các KCN càng sâu sắc cụ thể Muốn phát triển có hiệu quả các

KCN, việc đầu tiên là phải tập trung làm tốt “quy hoạch các vùng”, “các KCNtập trung” Từ những yêu cầu phát triển của các vùng, miền đất nước đến việc

xác định xây dựng vùng kinh tế, khu kinh tế, KCN, việc tập trung làm tốt khâu

“quy hoạch”, đưa quy hoạch trở thành yếu tố then chốt cho sự phát triển kinh tế

vùng, miền đã tạo nên những sắc thái vừa đa dạng vừa hài hoà trong phát triểncác KCN trong giai đoạn nay.

Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng cũng xác định phương

hướng là: “Phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả các KCN" [40 tr 16] Nhà

Trang 35

nước chủ trương tập trung phát triển công nghiệp vào các KCN theo quy hoạch

đã được xác định Chủ trương rất đúng đắn và kịp thời này của Đảng đã hạn chế

sự phát triển 6 ạt của các KCN do sự nóng vội của các địa phương, thành lập

nhiều KCN khi chưa xem xét đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế- xã hội,

gay nên sự lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước Việc tập trung thu hút đầu tưcho các KCN đã có nhằm nhanh chóng cho thuê hết diện tích đất đã có hạ tầngtrong KCN và tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp trong các KCN hoạt

động sản xuất, kinh doanh là cách làm tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động của KCN

Việc thành lập và phát triển các KCN là một trong những nội dung cơ bản

của quyết sách CNH, HĐH đất nước mà Dai hội Dang lần thứ VIII đã đề ra cho

thời kỳ phát triển tiếp theo của nước ta Nhằm thể chế hoá đường lối phát triển

KCN của Dang trong các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đất nước, các kế

hoạch phát triển kinh tế năm năm và các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàngnăm, các chỉ tiêu phát triển KCN đều được đề cập Sự phát triển của công nghiệp

giai đoạn 1991 - 2005 đã đạt được những thành tựu to lớn Tốc độ tăng trưởng

bình quân hàng năm của công nghiệp đạt trên 12%, đóng góp đáng kể vào tốc độ

tăng trưởng GDP hàng năm của cả nước Những năm gần đây, nhất là từ năm

1999 đến nay, tỷ trọng của công nghiệp trong GDP không ngừng tăng lên, trongkhi nền kinh tế vẫn giữ được mức tăng trưởng cao hàng năm Điều đó làm chomức đóng góp của các ngành công nghiệp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả

nước lớn hơn sự đóng góp của khu vực nông nghiệp và dịch vụ Sự phát triển củacác KCN đã thúc day sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH, HDH

Sau 15 năm, tỷ trọng công nghiệp từ 23,79% GDP (năm 1991) đã tăng lên41,03% GDP (năm 2005) Các KCN đã đóng góp trên 1/3 giá trị sản xuất côngnghiệp của cả nước [45, tr 27]

Nghị quyết Hội nghị BCH TƯ Đảng lần thứ tư khoá VỊII cũng chỉ rõ:

“Phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả các khu chế xuất, khu công nghiệp

Nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ở

Trang 36

những địa ban ven biển có đủ điều kiện" [40, tr.16] Day là sách lược phát triển

KCN rất đúng đắn của Đảng

Phát triển KCN là một giải pháp quan trọng nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư

kinh doanh, tiết kiệm nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần thúc đẩy

phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Về đường lối phát triển các KCN, Đảng và Nhà nước cũng chỉ rõ: Chúng

ta cần đa dạng hoá các loại hình KCN, không chỉ quan tâm các KCN lớn và

tương đối lớn ở đô thị và ven đô thị mà còn phải chú trọng cả các KCN quy mô

nhỏ ở các vùng nông thôn để thúc đẩy CNH, HDH nông nghiệp và nông thôn,thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng Đi đôi với việc tích cực xây dựng

các KCN theo quy hoạch, cần đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư vào những KCN

đã được hình thành, thường xuyên rút kinh nghiệm để không ngừng nâng cao sứchấp dẫn và phát huy hiệu quả đầu tư của các KCN

Nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của các KCN trong sự nghiệp CNH, HDH

đất nước, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Dang đã đề ra phương hướng

phát triển KCN là: “Cải tao các KCN hiện có về kết cấu hạ tang và công nghệ

san xuất Xây dựng mới một số KCN, phân bố rộng trên các vùng” [11, tr 8]

Đồng thời, mục tiêu, chương trình phát triển công nghiệp của Đảng cũng xác

định: “Hình thành các khu công nghiệp tập trung (bao gồm cả khu công nghiệp

và khu công nghệ cao) tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công

nghiệp mới Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị Ở các thành

phố, thị xd, nâng cấp, cải tạo các cơ sở hiện có, đưa các cơ sở không có khảnăng xử lý ô nhiễm môi trường ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng cơ sởcông nghiệp mới xen lẫn với khu dân cu’ [11, tr.26]

Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Dang lần thứ VIII về phát triển KCN,

trong buổi làm việc với lãnh đạo các Bộ, lãnh đạo một số KCN và lãnh đạo cácTổng Công ty lớn của Nhà nước, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã có ý kiến chỉ đạo về

phát triển các KCN với nội dung cơ bản như sau:

+ Việc hình thành và phát triển các KCN là một trong những nội dung cơ

bản của quyết sich CNH, HDH mà Dai hội Dang lần thứ VIII đã đề ra cho thời

Trang 37

kỳ phát triển mới của cách mạng nước ta Qua mấy năm xây dựng và phát triển,

KCN đã thu được kết quả bước đầu góp phần làm sáng tỏ đường lối của Đảng về

CNH, HĐH mà Đại hội Dang lần thứ VIII đã dé ra cho thời kỳ phát triển mới

của cách mạng nước ta Cần nghiên cứu tổng kết ở một số KCN như Tân Thuận,

Sài Đồng B để rút kinh nghiệm cho việc xây dựng và phát triển các KCN trong

Cả nước

+ Tiếp tục thúc đẩy phát triển KCN trong một môi trường pháp lý thuậnlợi và ổn định; cần phải xây đựng Luật Khu công nghiệp

+ Luôn coi việc cải tiến cơ chế quản lý và chính sách là động lực để phát

triển kinh tế nói chung và KCN nói riêng Về cơ chế quản lý đối với KCN, tiếp

tục hoàn chỉnh cơ chế quan lý “một cửa”

+ Ban chấp hành Trung ung Dang thông qua chủ chương thành lập BQLcác KCN Việt Nam và ở cấp tinh là BQL các KCN cấp tinh, đồng thời tạo dựng

cơ chế dịch vụ “một cửa ” cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của KCN

+ Xem xét và quy hoạch phát triển KCN theo hướng có trọng tâm, trọng

điểm, không dàn hàng ngang Quan trọng nhất trong việc hình thành KCN là

việc lựa chọn địa điểm và xây dựng dự án đúng, có hiệu quả sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho việc triển khai các công việc tiếp theo

+ Nâng cao chất lượng thu hút đầu tư vào KCN với những ngành nghề,công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển trong từng thời kỳ, phù hợp với quy hoạch

phát triển kinh tế của ngành và lãnh thổ, không gây cạnh tranh với sản xuất trongnước, vừa bổ sung, vừa thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển

+ Gấp rút đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và tay nghề cho côngnhân nhằm nhanh chóng đáp ứng yêu cầu hoà nhập với thị trường khu vực và thế

giới thúc đẩy sự nghiệp hợp tác, đầu tư với nước ngoài theo nguyên tắc giữ vững

độc lập chủ quyền của Việt Nam, bình đẳng và cùng có lợi [42, tr.24]

Phát triển KCN nhằm đẩy mạnh CNH, HDH tao ra tiền dé vững chắc chophát triển lực lượng sản xuất trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá là một chủ

trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta

Phát triển KCN trở thành một trong những phương thức huy động vốn và

khai thác có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, vốn khoa học công nghệ, trình độ tổ

Trang 38

chức, quản lý của các nhà đầu tư quốc tế vào quá trình phát triển kinh tế ở ViệtNam DTNN đã tạo bước ngoặt cho sự phát triển trong thời gian qua, đồng thời

thực hiện được những bước di quan trọng trong giai đoạn CNH đất nước

CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động san

xuất kinh doanh, dịch vụ, quản lý xã hội và tâm lý sử dụng lao động thủ công là

chủ yếu sang sử dụng một cách phổ biến lao động với tay nghề cao, có công

nghệ và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghệ,

tiến bộ khoa học-kỹ thuật, tạo ra năng suất lao động cao

Lộ trình và định hướng phát triển các KCN đã được chỉ ra và xuyên suốt

qua các kỳ Đại hội Đảng trong thời kỳ đổi mới: “Phát triển từng bước và nâng

cao hiệu quả các KCN” Đây cũng là định hướng quan trọng của Đảng và Nhà

nước về xây dựng và phát triển các KCN Tỉnh thần ấy tiếp tục được Báo cáo

chính trị của BCH TU Đảng khoá VIII tại Dai hội lần thứ IX của Đảng về chiến

lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2005 khẳng định: "Quy hoạch và phân bố

hợp lý công nghiệp trên cả nước; phát triển có hiệu quả các KCN, xây dựng một

số khu công nghệ cao, hình thành các cum công nghiệp lớn và khu kinh tế mở”

[19, tr 26]

Đến Đại hội Đảng lần thứ X (2006), đường lối phát triển KCN được tiếp tục khẳng định: "Hoàn chỉnh quy hoạch, phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước, hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm " [13, tr.

29].

Có thể thấy đường lối của Dang về phát triển các KCN là rất rõ ràng vanhất quán Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, chuyển đổi tư duy về pháttriển các KCN, Đảng đều thể hiện sự nhận thức đầy đủ về vị trí, tầm quan trọngcủa các KCN Quan điểm, chủ trơng của Đảng vừa có ý nghĩa như một "khung"định hướng, lại vừa hoạch định lộ trình và bước đi cụ thể, vừa có cội nguồn lý

luận, vừa mang hơi thở sống động của thực tiễn Chủ trương, đường lối đó của

Đảng trở thành nền tảng lý luận cho việc thành lập và phát triển hệ thống các

KCN trong cả nước

Trang 39

1.3 HE THỐNG PHÁP LUẬT DIEU CHỈNH VIỆC TỔ CHỨC, QUAN

LÝ KHU CÔNG NGHIỆP.

1.3.1 Hệ thống pháp luật về tổ chức, quản lý khu công nghiệp.

1.3.1.1 Hệ thống các văn bản pháp luật về tổ chức, quản lý KCN

Thành quả đạt được trong việc phát triển các KCN ở Việt Nam trong thời

gian qua là rất to lớn và rõ nét Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành

công của việc phát triển các KCN là việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về

KCN Cơ sở lý luận về pháp luật KCN cần được tìm hiểu kỹ va thống nhất nhậnthức, đây là cơ sở quan trọng cho việc hoàn thiện pháp luật về KCN

Có thể khẳng định: Việc tổ chức và quản lý các KCN liên quan đến hầu

hết các lĩnh vực kinh tế, các mối quan hệ kinh tế — xã hội, các chính sách của

nhà nước Việt Nam Pháp luật về KCN không phải là một đạo luật riêng biệt đểđiều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, xã hội nảy sinh trong quá trình tổ chức vàquản lý các KCN Pháp luật về KCN là toàn bộ các văn bản pháp lý quy địnhviệc thành lập các KCN; quy định việc tiếp nhận các doanh nghiệp vào KCN;quy định hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN cũng như quy định về

quản lý nhà nước đối với các KCN

Pháp luật về KCN được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở lý luận khoahọc, xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu CNH, HĐH đấtnước Muốn phát triển đất nước, phải tiến hành xây đựng và phát triển KCN Để

phát triển KCN phải có các quy định pháp luật phù hợp với thực tiễn phát triển

của kinh tế-xã hội Việt Nam và từng bước phù hợp với các thông lệ quốc tế

Cơ sở lý luận của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về KCN là đường

lối phát triển KCN của Đảng, các chính sách của Nhà nước Việt Nam về thu hút

đầu tư, hình thành và phát triển các KCN Việc nghiên cứu cơ sở lý luận của việcxây dựng và hoàn thiện pháp luật về KCN là một nhiệm vụ quan trọng, nhằm

khang định đường lối đúng đắn về phát triển KCN của Dang và Nhà nước; đồng

thời, cũng chỉ ra những mặt hạn chế trong lý luận cũng như trong thực tiễn xâydựng và hoàn thiện pháp luật về KCN ở Việt Nam trong thời gian qua, phương

hướng hoàn thiện các quy định pháp lý về KCN trong thời gian tới

Trang 40

Trong xã hội, pháp luật là phương tiện quan trọng bậc nhất không thể thay

thế để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tổ chức, quản lý đời sống xã hội, bảo damcho xã hội ổn định, phát triển, phù hợp với những mục đích mà Nhà nước đặt ra.Điều 12, Hiến pháp (1992) cũng quy định “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp

luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” Nghị quyết số

51/2001/QH10 ngày 25-12-2001 của Quốc hội nước CH XHCN Việt Nam quy

định: “Nhà nước CH XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dan”

Pháp luật là sự thể chế hoá các đường lối, chính sách của Đảng Để thực

hiện đường lối, chính sách của Đảng về phát triển KCN, thực hiện CNH, HĐH

đất nước, trong những năm qua, Nhà nước đã tập trung xây dựng và hoàn thiện

các quy định pháp luật về KCN

Để nghị quyết của Đảng được thể chế hoá và đi vào cuộc sống, Chính phủ

đã thông qua các công cụ quản lý vĩ mô của mình để quản lý, chỉ đạo các bộ,

ban, ngành từ trung ương đến địa phương thống nhất thực hiện nghị quyết của

Đảng về phát triển KCN

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, các cơ quan nhà nước đã thể chế hoá chủtrương của Đảng về phát triển KCN, ban hành các VBQPPL, tạo khung pháp lýngày càng đây đủ và hoàn thiện cho việc tổ chức và quản lý các KCN, đó là phápluật về KCN Có thể nêu một cách khái quát rằng: Pháp luật về KCN là hệ thống

các quy định pháp luát do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh việc tổ chức, quản lý các KCN, điều chỉnh việc tổ chức, hoạt động của các doanh nghiệp

trong KCN.

Hệ thống các VBPL về KCN bao gồm những quy định về bảo đảm vàkhuyến khích đầu tư, các quy định về các quyền, các nghĩa vụ của nhà đầu tư khiđầu tư vào KCN được phi nhận trong Hiến pháp nước CH XHCN Việt Nam Các

quy định bất buộc khi thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật điều

chỉnh trong Luật Doanh nghiệp (2005), Trong Luật Đầu tư (2005), trong LuậtHợp tác xã (2003) Khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, các nhà đầu

tư còn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế theo quy định của Luật Thuế thu

Ngày đăng: 27/05/2024, 13:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN