Pháp luật về XTTM là công cụ hữu hiệu của Nhà nước để ghi nhậnquyền hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân được thực hiện trong bối cảnh tự do thương mại, là hàng rào pháp lý để n
Trang 1NGUYÊN THỊ DUNG
PHAP LUẬT VỀ XUC TIEN THUONG MẠI TRONG NEN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG 0 VIỆT NAM - LÝ LUẬN, THUC TIEN
VÀ GIẢI PHÁP HOAN THIỆN
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số : 62.38.50.01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS LE HONG HANH
| - THƯ VIỆN.
TRƯƠNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘIPHÒNG GV FRA -
HÀ NỘI - 2006
Trang 2lôi xin cam đoan đây là công
trình nghiên cứu của riêng tôi Các số
liéu nêu trong Luận án là trung thực
Những kết luận khoa học của Luận ánchưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
Nguyễn Thị Dung
Trang 3NHUNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
VÀ PHÁP LUẬT VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Một số khía cạnh kinh tế, pháp lý về xúc tiến thương mại
Tổng quan pháp luật về xúc tiến thương mại
Chương 2:
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÚC TIỀN
THƯƠNG MAI
Pháp luật về các hình thức xúc tiến thương mại
Pháp luật về kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại
Pháp luật về xúc tiến thương mại liên quan đến cạnh tranh
và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Chương 3:
HOÀN THIỆN PHAP LUAT VỀ XÚC TIEN THƯƠNG MAI
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Căn cứ của việc hình thành định hướng và giải pháp hoàn
thiện pháp luật về xúc tiến thương mại
Định hướng chủ yếu của việc hoàn thiện pháp luật về xúc
tiến thương mại ở Việt nam
Trang 4Association of South East Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
General Agreement on Tariffs and Trade
Hiép dinh chung vé thué quan va thuong mai
General Agreement on Trade in Services
Hiép dinh chung vé thuong mai dich vu
International Trade CentreTrung tâm thương mai quốc tế
Public RelationsQuan hệ công chúng
Trade Promotion Organizations
Các tổ chức xúc tiến thương mai
Trade Related Aspects of Intellectual Property Rights
Hiệp định về các khía cạnh thương mai liên quan đến sở hữu trí tuệ
Trade Related Investment Measures
Hiệp định về các biện pháp đầu tu liên quan đến thương mại
Xúc tiến thương mại
World Trade Organ1zation
Tổ chức thương mại thế giới
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài
Do đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, thương
nhân ngày càng quan tâm đến các “kỹ thuật thuyết phục” khác nhau nhằm liên
hệ với thị trường và công chúng để XTTM Với hiệu quả đạt được trong tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, XTTM có khả
năng mang lại lợi ích to lớn cho thương nhân, đồng thời có những ảnh hưởngkhông nhỏ đến lợi ích của đối thủ cạnh tranh và của người tiêu dùng
Pháp luật về XTTM là công cụ hữu hiệu của Nhà nước để ghi nhậnquyền hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân được thực hiện trong
bối cảnh tự do thương mại, là hàng rào pháp lý để ngăn chặn những ảnh hưởng
tiêu cực của hoạt động này đối với cạnh tranh, đối với lợi ích của Nhà nước vàcộng đồng Ngoài một số văn bản dưới luật quy định về quảng cáo, về hội chợ,
triển lãm thương mại được ban hành năm 1994, 1995, Luật Thương mại năm
1997 là văn bản luật đầu tiên quy định về khuyến mại, quảng cáo, trưng bày
giới thiệu hàng hoá, hội chợ, triển lãm với tính chất là các hành vi thương mại.
Các văn bản pháp luật này đã được thay thế bằng Luật Thương mại ngày
14/6/2005, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 quy định chỉ tiết Luật
Thương mại về xúc tiến thương mại Ngoài ra, hoạt động xúc tiến thương mại
bằng hình thức quảng cáo của thương nhân còn chịu sự điều chỉnh của Pháp
lệnh Quảng cáo ngày 16/11/2001, Luật Cạnh tranh ngày 3/12/2004 và một sốvăn bản pháp luật khác có liên quan
Cũng giống như pháp luật nhiều nước trên thế giới, đồng thời đáp ứngyêu cầu của thực tiễn hoạt động thương mại, pháp luật Việt Nam điều chỉnhhoạt động xúc tiến thương mại từ ba góc độ: tính thương mại của các hoạtđộng xúc tiến thương mại, tính cạnh tranh và yêu cầu bảo vệ quyền lợi củangười tiêu dùng Tuy nhiên, thực tiễn pháp luật còn khá nhiều vướng mắc, bất
Trang 6quy định về khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng
hoá, hội chợ, triển lãm thương mại chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thực tiễn
hoạt động thương mại, yêu cầu đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và quyền lợicủa người tiêu dùng Pháp luật về xúc tiến thương mại hiện hành cũng còn
thiếu sự thống nhất với pháp luật cạnh tranh, thiếu những quy định cần thiết để
điều chỉnh kịp thời một số dịch vụ xúc tiến thương mại mới phát sinh trong
nền kinh tế Vì những lý do này, thực trạng thi hành pháp luật về xúc tiến
thương mại cũng còn nhiều vấn đề vướng mắc
Về lý luận, pháp luật về xúc tiến thương mại là vấn dé mới được nghiên
cứu trong khoa học pháp lý Việt Nam Trong khi đó, việc nghiên cứu làm sáng
tỏ nội dung của quyền hoạt động xúc tiến thương mại để trên cơ sở đó thể chế
hoá kịp thời và đầy đủ những yêu cầu mà hoạt động xúc tiến thương mại đặt ra
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Vì những lý do trên đây, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về xúc
tien thương mại va pháp luật về xúc tiến thương mại, thực trạng pháp luật vềXúc tiến thương mai ở Việt Nam, định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật
é xúc tiến thương mại là một nhu cầu bức thiết cả về lý luận và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu
Xúc tiến thương mại có thể được tiếp cận nghiên cứu ở góc độ kinh tế
và góc độ pháp lý, với phạm vi và mức độ khác nhau Góc độ kinh tế nghiên
cứu về hoạt động xúc tiến thương mại, góc độ pháp lý nghiên cứu sự điều
chỉnh pháp luật đối với hoạt động xúc tiến thương mại
Ở góc độ kinh tế, đã có một số công trình phân tích kinh tế các hoạt động xúc tiến thương mại như “Áp dụng kinh nghiệm xúc tiến thương mại của
| 2 & ? A7 or ” He
(Nhật ban trong hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam” của TS Phạm Quang Thao doNxb Thanh niên xuất bản năm 1997; “Kinh nghiệm tổ chức và quản lý cơ
|
Trang 7nên kinh tế thị trường” (1999) do Viện Nghiên cứu thương mại biên soạn dua
trên các báo cáo cũng như các ấn phẩm của Trung tâm Thương mại quốc tế
(TTC) Những tài liệu này chủ yếu nghiên cứu ở góc độ kinh tế các biện pháp,
cách thức xúc tiến thương mại của thương nhân, cách thức tổ chức và hoạt
động xúc tiến thương mại của Chính phủ và các tổ chức xúc tiến thương mại
cũng như kinh nghiệm hoạt động xúc tiến thương mại ở các nước trên thế giới
để từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.
Ngoài ra, có những công trình chuyên nghiên cứu về hoạt động xúc tiếnthương mại của Chính phủ nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp như “Xúc tiến xuất
khẩu của Chính phủ cho các doanh nghiệp vừa và nhở” của Viện Nghiên cứu
thương mại, Ban Nghiên cứu thị trường, Viện Tư vấn phát triển kinh tế xã hội
nông thôn và miền núi (CISDOMA) do Nxb Lao động-Xã hội xuất bản năm
2003 Sách tham khảo “Xúc tiến thương mại” của Tiến sỹ Mia Mikie (Uy bankinh tế-xã hội Liên hợp quốc, Khu vực Châu Á Thái Bình Dương) do Viện
Nghiên cứu thương mại (Bộ Thương mại) biên dịch tiếp cận vấn đề xúc tiến
thương mại trong xu thế tự do hoá thương mại để từ đó đặt ra các yêu cầu cần
thiết về chính sách thương mại và xúc tiến thương mai của mỗi quốc gia Công `
trình này cũng giải nghĩa khá nhiều thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong
thương mại quốc tế
Nghiên cứu về hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân, cũng đã
có một số công trình như luận án Tiến sỹ kinh tế “Xúc tién bán hang trongkinh doanh thương mại ở Việt nam” (2001) của Nguyễn Thị Xuân Huong;
sách tham khảo “Xúc tiến thương mại - Lý thuyết và thực hành” của Tiến sỹkinh tế Đỗ Thị Loan do Nxb Khoa học và Kỹ thuật xuất bản năm 2003 Các
công trình này đã phân tích từ góc độ nghiệp vụ kinh doanh các biện pháp,
cách thức xúc tiến thương mại mà thương nhân có thể tiến hành, hiệu quả và
kỹ năng ting dụng các cách thức đó Ở phương diện quản lý Nhà nước, Cục
Trang 8luận được công bố tại Kỷ yếu hội thảo “Hoạt động quảng cáo ở Việt nam-Thực
trạng và hướng phát triển” do Bộ Văn hoá - Thông tin tổ chức tháng 3/2005
Ở góc độ pháp lý, so với nhiều lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật về xúc
tiến thương mại mới bước đầu được nghiên cứu với sự hiện diện của một số ít
công trình như “Các hình thức pháp lý để xúc tiến thương mại ” (1997) - Luận
án thạc sỹ Luật học của Bùi Thị Keng Luận án này được thực hiện khi Luật
Thương mại (1997) vừa được ban hành và chỉ làm rõ một phần nội dung của
pháp luật về xúc tiến thương mại, chưa nghiên cứu nhiều vấn đề có liên quannhư vấn đề kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại, vấn đề cạnh tranh, bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực xúc tiến thương mại Bên cạnh đó, còn
có một số công trình nghiên cứu nội dung cơ bản của pháp luật về xúc tiếnthương mại, nhưng không ở mức độ chuyên sâu Đó là tài liệu giảng dạy đạihọc của các cơ sở đào tạo luật như Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại
học Luật Hà Nội
Có thể nhận thấy, hoạt động xúc tiến thương mại chủ yếu được nghiên
cứu ở góc độ kinh tế và có rất ít công trình nghiên cứu nó ở góc độ pháp lý Đặcbiệt, việc nghiên cứu có hệ thống và tương đối day đủ về cơ sở lý luận và thực
tiễn của vấn đề hoàn thiện pháp luật về xúc tiến thương mại tại Việt Nam, cho
đến nay, vẫn chưa có công trình nào đề cập Qua tra cứu Website của Thư viện
Quốc gia, có thể khẳng định chắc chắn ở Việt Nam, chưa có luận án tiến sỹ luật
học nào nghiên cứu về vấn đề này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án là trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận vàthực tiễn pháp luật về xúc tiến thương mại, đánh giá thực trạng pháp luật của
Việt Nam về xúc tiến thương mại, luận án để xuất các giải pháp cụ thể hoàn
thiện pháp luật về xúc tiến thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Trang 9niệm về xúc tiến thương mại ở góc độ kinh tế và góc độ pháp lý để từ đó xác
định đúng đối tượng điều chỉnh của pháp luật về xúc tiến thương mại;
- Nghiên cứu khái niệm, nội dung của pháp luật về xúc tiến thương mại
và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển về nội dung các quy
định đó;
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về xúc tiến thươngmại; nghiên cứu các quy định về xúc tiến thương mại trong pháp luật một số
nước để rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc hoàn thiện pháp
luật xúc tiến thương mại ở Việt Nam;
- Làm rõ những ưu điểm, hạn chế của pháp luật về xúc tiến thương mại
để có cơ sở đề xuất những kiến nghị mang tính khả thi cao;
- Đề ra các định hướng và giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về xúc
tiến thương mại
4 Phạm vỉ nghiên cứu
Do tính chất đa dạng về chủ thể và nội dung của quan hệ xúc tiến
thương mại, những vấn đề mà luận án đề cập là rất rộng và phức tạp, liên quanđến nhiều chuyên ngành như kinh tế học, luật kinh tế, luật hành chính, luật
quốc tế Tuy nhiên, luận án có phạm vi nghiên cứu là pháp luật điều chỉnhquan hệ thương mại hình thành trong quá trình thương nhân tìm kiếm, thúcđẩy cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thông qua các biện pháp
thông tin, tiếp thị hoặc dành lợi ích cho khách hàng để tác động tới thái độ và
hành vi mua bán của khách hàng Có nghĩa là, luận án chỉ tập trung nghiêncứu sâu vấn đề pháp luật điều chỉnh hoạt động xúc tiến thương mại do thương
nhân tiến hành Đối với một số nội dung cụ thể có liên quan, luận án chỉ đề
cập ở mức độ nhất định, trong mối quan hệ cần thiết nhằm tạo lập cơ sở lý
luận có tính hệ thống cho việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 10Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng vàNhà nước ta về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp
luật thương mại nói riêng
Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã sử dụng các phương pháp phân
tích, tổng hợp, thống kê, phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với thực
tiễn để làm rõ từng nội dung cụ thể của luận án, nhằm đạt được những nhiệm
vụ đã xác định của luận án Luận án cũng sử dụng phương pháp luật học so
sánh để phân tích và so sánh một số khía cạnh trong pháp luật về xúc tiến
thương mại của Việt Nam với một số quy định cùng loại trong pháp luật của
một số nước để từ đó đưa ra những kiến nghị có sức thuyết phục về lý luận và
thực tiễn
6 Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện
pháp luật về xúc tiến thương mại, luận án đã có những đóng góp mới về khoa
học như sau:
+ Đóng góp mới cho khoa học pháp lý, luận án xây dựng được khái
niệm pháp lý về “Xúc tiến thương mại” và khái niệm “Pháp luật về xúc tiếnthương mại” Trước đó, khái niệm “xúc tiến thương mại” mới chỉ được nghiêncứu ở góc.độ kinh tế Luận án cũng xác định nội dung và các yếu tố chi phối
nội dung của pháp luật về xúc tiến thương mại để từ đó khẳng định pháp
luật về xúc tiến thương mại là một bộ phận của pháp luật thương mại Kếtquả nay đặt nền móng cho việc nghiên cứu lý luận, thực tiễn và hoàn thiệnpháp luật về xúc tiến thương mại
+ Luận án nghiên cứu những vướng mắc, bất cập trong pháp luật hiện
hành trước đòi hỏi của thực tiễn hoạt động thương mại và yêu cầu hội nhập, đó
là: Tồn tại các quy định hạn chế quyền của thương nhân gây can trở tự do
Trang 11tiến thương mại; Tồn tại nhiều quy định về xử lý vi phạm đã cũ, lạc hậu nên
không thể có chế tài xử lý đối với nhiều loại vi phạm và nhiều chủ thể vi phạm
trong hoạt động xúc tiến thương mại Trong quản lý nhà nước và điều chỉnh
pháp luật, quảng cáo chưa thực sự được coi là hoạt động thương mại nên tồntại nhiều quy định chồng chéo, trùng lặp, gây hạn chế hiệu quả điều chỉnh của
pháp luật Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khách quan để xác định mục tiêu,định hướng hoàn thiện và những giải pháp cụ thể hoàn thiện XTTM
+ Luận án đề xuất việc huỷ bỏ những văn bản pháp luật không cần thiết,những điều luật không phù hợp với quyền tự do hoạt động xúc tiến thương
mại, dé xuất phương án sửa đổi, bổ sung các quy định phù hợp trong Luật
Thương mại, Luật Cạnh tranh và các văn bản pháp luật có liên quan, coi đó là
những giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về xúc tiến thương mại đáp ứng
yêu cầu của xu thế tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế
+ Luận án cũng chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về lý luậncũng như thực tiễn (hoạt động PR), nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về xúctiến thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
7 Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungluận án gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về xúc tiến thương mại và pháp luật vềxúc tiến thương mại
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về xúc tiến thương mại
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về xúc tiến thương mại trong nền kinh
tế thị trường ở Việt Nam
Trang 12PHÁP LUẬT VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
1.1 MOT SỐ KHÍA CẠNH KINH TẾ, PHÁP LÝ VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
1.1.1 Quan niệm về xúc tiến thương mại
1.1.1.1 Xúc tiến thương mai ở góc độ kinh tế
Xúc tiến thương mại là thuật ngữ xuất hiện trong kinh tế học từ những
năm đầu của thế kỷ 20 cùng với sự hình thành và phát triển của khái niệm
marketing [38, tr 7] Hình thành trong cơ chế thị trường, khái niệm "xúc tiến
thương mai" được sử dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau và với nội hàmkhông đồng nhất Về lý luận cũng như thực tiễn, nội hàm của khái niệm này có
thể bị chỉ phối bởi cách hiểu về “thương mại” cũng như việc người ta tiếp cận
nó ở góc độ kinh tế hay pháp lý, ở tam quốc gia hay phạm vi doanh nghiệp
Trong tiếng Anh, “xúc tiến” (Promotion) có ý nghĩa là sự khuyến khích,
ủng hộ, sự khuyếch trương, thúc đẩy hay sự thăng tiến Vì vay, “Trade
promotion” không chỉ là “xúc tiến thương mại” mà còn có nghĩa là sự
khuyếch trương thương mại, sự thúc đẩy thương mại Cho dù có nhiều ý nghĩa
khác nhau, nhưng thuật ngữ này hàm chứa trong nó mục đích và các biện pháp
khuyến khích, thúc đẩy phát triển thương mại Nếu hoạt động “xúc tiến
thương mại” do thương nhân tiến hành thì việc tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội
thương mại được thực hiện thông qua việc thương nhân sử dụng các kỹ thuật,
nghệ thuật thuyết phục khác nhau để liên hệ với thị trường và công chúng.
Ở góc độ kinh tế, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Thương mại) cho
rằng "xúc tiến thương mại là tất cả các biện pháp có tác động khuyến khích
phát triển thương mai" [69, tr 8], được thực hiện bởi nhiều chủ thể như chính phủ, các tổ chức xúc tiến thương mại và thương nhân.
Trang 13căn ban" đã định nghĩa:
“Xúc tiến là hoạt động thông tin tới khách hàng tiém năng Đó là các
hoạt động trao truyền, chuyển tải tới khách hàng những thông tin cầnthiết về doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp, phương thức phục
vụ và những lợi ích khác mà khách hàng có thể thu được từ việc mua
sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp cũng như những thông tin
phản hồi từ phía khách hàng để từ đó doanh nghiệp tìm ra cách thứctốt nhất nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng” [73, tr 55]
Các nhà nghiên cứu kinh tế Jerome McCathy, William D Perreault
cũng cho cho rằng: xúc tiến thương mại là việc truyền tin giữa người bán vàngười mua hay khách hàng tiềm năng khác nhằm tác động vào hành vi mua và
quan điểm mua hàng Chức năng XTTM chính của nhà quản trị marketing là
mách bảo cho khách hàng mục tiêu biết đúng sản phẩm, đúng chỗ và đúng giá[76] Nghiên cứu khái niệm này, Tiến sỹ kinh tế Đỗ Thị Loan cũng khẳngđịnh: “xúc tiến thương mại là hoạt động trao đổi và hỗ trợ trao đổi thông tin
giữa người bán và người mua hoặc qua khâu trung gian nhằm tác động tới thái
độ và hành vi mua bán, qua đó thúc đẩy việc mua bán, trao đổi hàng hoá và
dịch vụ chủ yếu nhằm mở rộng và phát triển thị trường” [38, tr 8] Các định
nghĩa trên đây đều coi xúc tiến thương mại là các biện pháp liên hệ với thị
trường do thương nhân thực hiện để phát triển thương mại, là nghệ thuật mànhà kinh doanh dùng để thông tin về hàng hoá, tác động tới người mua, lôi
kéo người mua về phía mình và các biện pháp hỗ trợ cho bán hàng
Trong quan hệ thương mại quốc tế, để thâm nhập thị trường hàng hoá,
dịch vụ của các nước, không thể thiếu vai trò của Nhà nước và các tổ chức xúctiến thương mại Điều này luôn được thể hiện rõ ở các nước chưa phát triển, do
năng lực cạnh tranh của thương nhân ở các nước này còn hạn chế Việc ký kết
các hiệp định thương mại song phương, đa phương của chính phủ, việc tiếp
Trang 14cận, khai thác các cơ hội thương mại của các tổ chức xúc tiến thương mại có ý
nghĩa "mở cửa" cho thương nhân và quyết định mức độ thâm nhập thị trường
quốc tế của thương nhân Do vai trò quan trọng trên đây, chính phủ và TPOs
chủ yếu được nhắc tới trong quan hệ thương mại quốc tế với tư cách là chủ thểxúc tiến thương mại (mà hoạt động chính là xúc tiến xuất khẩu) Điều này
cũng tác động nhất định đến cách giải nghĩa về khái niệm xúc tiến thương
mại Trong một tài liệu được biên dich và xuất bản năm 2003, Uy ban kinh
tế-xã hội Liên hợp quốc Khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã định nghĩa: Xúc
tiến thương mại (Trade Promotion) giống như khái niệm xúc tiến xuất khẩu
(Export Promotion), là các hoạt động được thiết kế để tăng thương mại xuất
khẩu của một nước hoặc của một công ty [40, tr 70,74] Như vậy, ở tầm quốc
gia, xúc tiến xuất khẩu là vấn dé được quan tâm hang đầu, thậm chí “vào
những thời kỳ nhất định, ở những không gian nhất định và trong những môi
trường kinh doanh cụ thể, hoạt động xúc tiến xuất khẩu lại được đồng nhất với
hoạt động xúc tiến thương mại” [69, tr 10]
Các biện pháp có tác động thúc đẩy phát triển thương mại được thực
hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào từng loại chủ thể Các biện pháp đó có thể là:
(a) Các biện pháp thông tin, bao gồm: Hoạt động thông tin đến khách
hàng như quảng cáo, trưng bày hàng hoá; hoạt động khai thác thông tin
thương mại để xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh của thương nhân.
(b) Nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị trường và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh; tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại;
(c) Các ưu đãi dành cho khách hàng, đối tác, các hoạt động quản lý mối
Trang 15(g) Tổ chức các sự kiện như hội nghị, hội thảo, văn hoá nghệ thuật kết
hợp khuyếch trương tên tuổi và hàng hoá của thương nhân;
(h) Ký kết, tham gia các điều ước quốc tế để phát triển các quan hệ
thương mại, hoạt động đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài v.v
"Tuỳ từng điều kiện cụ thể, căn cứ vào từng loại mặt hàng dịch vụ cũng
như đặc điểm của thị trường tiêu thụ, các hình thức xúc tiến thương mại là hết
sức đa dạng, tuỳ thuộc vào sự sáng tạo của người kinh doanh" [21, tr 282]cũng như sự sáng tạo, nhạy bén của mỗi quốc gia Do đó, sự liệt kê trên đây
chỉ có tính chất tương đối và chưa phải là đầy đủ Tuy nhiên, có thể khái quát
về các biện pháp xúc tiến thương mại của thương nhân và các chủ thể khác với
sự phân loại như sau:
+ Dựa vào chủ thể của hoạt động xúc tiến thương mại, có thể phân chia
thành hai loại: Các biện pháp xúc tiến thương mại do thương nhân thực hiện
và các biện pháp xúc tiến thương mại do các chủ thể khác thực hiện
Các biện pháp xúc tiến thương mại do thương nhân thực hiện có mụcđích tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội thương mại cho chính thương nhân, bao gồm:quảng cio, triển lãm thương mại, trưng bày hang hóa; các biện pháp dành lợi
ích cho khách hàng để kích thích nhu cầu của khách hàng; tăng cường khả
năng phân phối lưu thông hàng hoá đến thị trường bằng việc mở rộng mạng
lưới đại lý và các kênh tiêu thụ hàng hoá; biện pháp tìm kiếm đối tác liên
doanh, liên kết, nghiên cứu xúc tiến việc mở chỉ nhánh, văn phòng đại diện
Cíc biện pháp XTTM do Nhà nước (chủ yếu là chính phủ) thực hiện, có
mục đích tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội thương mại cho các doanh nghiệp nói
chung Công cụ chính được sử dụng ở nhóm các biện pháp này là chính sách và
thực thi chính sách, cụ thé là: ban hành pháp luật, ký kết các hiệp định, nghị
định thường mại, thành lập các cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài
Ngoài ra, TPOs có thể cung cấp các dịch vụ thông tin thương mại, dịch
vụ đào tạo, tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại
Trang 16+ Dựa vào không gian xúc tiến thương mại, có thể phân chia thành hai
loại: Các hoạt động xúc tiến thương mại diễn ra trong nội bộ đơn vị kinh
doanh và các biện pháp liên hệ với thị trường để xúc tiến thương mại
- Các hoạt động xúc tiến thương mại diễn ra trong nội bộ đơn vị kinhdoanh như quan lý mối quan hệ khách hang (CRM) Hoạt động này về cobản thuộc phạm vi quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, do doanh nghiệp tự
quyết định và tổ chức thực hiện.
- Các biện pháp liên hệ với thị trường để xúc tiến thương mại là những
biện pháp tạo ra và kích thích nhu cầu của khách hàng, diễn ra trong và ngoàiphạm vi quốc gia, bao gồm các hoạt động khuyến mại, quảng cáo, hội chợ
triển lãm, lập văn phòng đại điện ở nước ngoài hoặc việc Nhà nước đàm phán,
ký kết các điều ước quốc tế về thương mại
+ Dựa vào đối tượng, phạm vi tác động của hoạt động xúc tiến, có thể
phân chia thành: xúc tiến mua bán hàng hoá và xúc tiến cung ứng dịch vụ
- Xúc tiến mua bán hàng hoá bao gồm toàn bộ các cách thức, biện pháp
nhằm thúc đẩy khả năng bán hàng, mua hàng của doanh nghiệp Hoạt độngnày có các nội dung chủ yếu: quảng cáo, khuyến mại, tham gia hội chợ triển
lãm, bán hàng trực tiếp và quan hệ công chúng [34, tr L7]
- Xúc tiến cung ứng dịch vụ được thực hiện ở các doanh nghiệp kinhdoanh dịch vụ, nhằm mục đích tăng cường cơ hội kinh doanh cho mình
Thương nhân có thể xúc tiến thương mại để cung cấp các dịch vụ: vận chuyển, giao nhận, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ thuê mua, dịch vụ xúc tiến
thương mại Chính vì vậy, trong từng lĩnh vực chuyên môn hẹp, các khát
niệm xúc tiến ngân hàng, xúc tiến bảo hiểm cũng xuất hiện và được sử dụng
khá phổ biến Về bản chất, các hoạt động này đều là hoạt động xúc tiến cung
ứng dịch vụ, được thực hiện trong các ngành, lĩnh vực khác nhau
Về xúc tiến thương mai trong lĩnh vực đầu tu: Theo các văn kiện củaWTO, Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs)
Trang 17là một trong 13 Hiệp định đa biên về thương mại hàng hoá Trong đối xử quốcgia, việc áp dụng TRIMs phải phù hợp với điều III, XI - GATT 1994 Về vấn
đề thương mại trong đầu tư, TRIMs nhấn mạnh việc không được phép áp dụngcác biện pháp hạn chế như: buộc doanh nghiệp phải mua hoặc sử dụng các sản
phẩm có xuất xứ trong nước hoặc từ một nguồn cung cấp trong nước, giới hạn
việc mua và sử dụng các sản phẩm nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu sản phẩm để phục vụ sản xuất trong nước, hạn chế việc xuất khẩu, nhập khẩu bằng cách
hạn chế khả năng tiếp cận đến nguồn ngoại hối liên quan đến nguồn thu ngoạihối của doanh nghiệp này Như vậy, quan hệ thương mại trong lĩnh vực đầu
tư có bản chất là quan hệ thương mại hàng hoá nhưng các quốc gia thành viên
nhận thấy, việc thực hiện các điều khoản của GATT 1994 có thể liên quan đến
những tác động bóp méo và hạn chế thương mại của các biện pháp đầu tư nên
đã đàm phán xây dựng thêm các quy định thích hợp cần thiết để tránh tác
động có hại đối với thương mại [63, tr 272, 274] Như vậy, cần phải hiểu, xúc
tiến thương mại trong lĩnh vực đầu tư chính là xúc tiến mua bán hàng hoá liên
quan đến hoạt động đầu tư và cũng nên phân biệt nó với khái niệm “xúc tiến
đầu tư”- một khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong đời sống kinh tế.
Mục đích chính của xúc tiến đầu tư là tìm kiếm đối tác đầu tư vốn, liên doanh,liên kết, do đó nội dung của hoạt động xúc tiến đầu tư thường là hoạt độngnghiên cứu thị trường, khai thác thông tin, xác định các nha đầu tư tiềm năng,các đối tác hợp tác kinh doanh; quảng cáo và các dịch vụ hỗ trợ cho các nhàđầu tư tìm kiếm đối tác
Về xúc tiến thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ: Hiệp định TRIPs
có hai chức năng cơ bản: một là định ra những tiêu chuẩn mang tính tối thiểu
về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong hệ thống pháp luật quốc nộicủa mỗi quốc gia thành viên WTO, hai là tạo ra một cơ chế giải quyết tranhchấp nhằm bảo vệ các nước thành viên trước những thiệt hại gây ra bởi chính
sách thương mại của các quốc gia thành viên khác vi phạm các nguyên tắc cơban của TRIPs [44, tr 97] Các văn kiện của WTO tập trung điều tiết những
Trang 18khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, không nêu định nghĩa
về thương mại và cũng không khẳng định sở hữu trí tuệ thuộc nội hàm của khái
niệm thương mai [31, tr 1] Do đó, có thể khẳng định khía cạnh thương mại liên
quan đến sở hữu trí tuệ, suy cho cùng cũng mang bản chất của thương mại hàng
hoá, thương mại dịch vụ, xuất phát từ các lý do:
Một là: Quyên sở hữu trí tuệ mang tính thương mại Điều này thể hiện ở
các khía cạnh: các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản, được
ứng dụng trong thương mại, là yếu tố thể hiện lợi thế trong cạnh tranh Chính do những phẩm chất này mà các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trở thành một
trong các yếu tố cấu thành quan hệ thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ
Hai là: Thương nhân - chủ thể khai thác các lợi ích thương mại từ các đối
tượng sở hữu trí tuệ - có quyền sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyểngiao quyền sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu đáng công nghiệp, nhãn
hiệu hàng hoá Những hợp đồng trên mang bản chất của quan hệ cho thuê
hoặc mua bán tài sản và do đó thuộc lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mạidịch vụ [2, tr 27] Xúc tiến thương mai của thương nhân trong lĩnh vực nay sé
bao gồm những biện pháp nhằm tìm kiếm, thúc đẩy tối đa cơ hội khai thác các
lợi ích thương mại từ quyền sở hữu trí tuệ Các biện pháp này được tiến hành
như việc xúc tiến mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, do đó, về mặt lý luận,không nhất thiết phải hình thành khái niệm xúc tiến thương mại liên quan đến
SỞ hữu trí tuệ
Qua sự phân tích trên đây, có thể nhận diện hoạt động xúc tiến thương
mại ở góc độ kinh tế thông qua các đặc điểm chính như sau:
+ Về tính chất, xúc tiến thương mại chủ yếu là các hoạt động liên hệ với
thị trường nhằm mục đích khuyến khích, thúc đẩy phát triển thương mại.
+ Về phạm vi tác động, hoạt động xúc tiến thương mại có phạm vi tác
động là quan hệ mua bán hàng hoá, quan hệ cung ứng dịch vụ, kể cả quan hệ
thương mại hình thành trong lĩnh vực đầu tư và sở hữu trí tuệ
Trang 19+ Về chủ thể, chủ thể thực hiện xúc tiến thương mại là thương nhân,chính phủ và các tổ chức xúc tiến thương mại.
+ Về không gian thực hiện, hoạt động xúc tiến thương mại được thựchiện ở nhiều không gian khác nhau, trong phạm vi quốc gia và các biện pháp
liên hệ với thị trường khu vực và quốc tế
Tóm lại, ở góc độ kinh tế, xúc tiến thương mại là các hoạt động liên hệ
với thị trường do thương nhân, chính phủ và các tổ chức xúc tiến thương mại
tiến hành nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển thương mại
1.1.1.2 Xúc tiến thương mại ở góc độ pháp lý
Khoa học pháp lý nghiên cứu xúc tiến thương mại với ý nghĩa là quyền của
cá nhân, tổ chức, được ghi nhận trong các quy định của pháp luật Quyền hoạt
động XTTM là một phạm trù pháp lý được hiểu theo nghĩa chủ quan (là quyền
của chủ thể) và theo nghĩa khách quan (là tổng hợp các quy định pháp luật).
+ Theo nghĩa chủ quan, quyền hoạt động XTTM là khả năng thực hiện
một cách có ý thức các biện pháp tìm kiếm, thúc day cơ hội thương mai của cánhân, tổ chức Mục đích trực tiếp khi thực hiện quyền hoạt động xúc tiến
thương mại là tăng cường cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ củathương nhân nhưng lợi ích có được từ hoạt động này không chỉ là lợi ích của
thương nhân mà còn bao gồm lợi ích quốc gia Do đó, chủ thể thực hiện quyền
XTTM là thương nhân, tổ chức XTTM và ở tầm quốc gia là Nhà nước
Cơ hội thương mại mà các chủ thể tìm kiếm, thúc đẩy khi xúc tiến
thương mại là cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ Cơ hội thương
mại có bao gồm cơ hội đầu tư hay không tuỳ thuộc vào việc xác định nội hàm
của khái niệm thương mại, tuỳ thuộc vào bối cảnh không gian, thời gian cụ
thể, ví dụ như trong chính sách kinh tế và quản lý kinh tế của Việt Nam,
thương mại và đầu tư có tính độc lập tương đối Trong xu thế hội nhập, kháiniệm “thương mại” (Trade) được tiếp nhận với nội hàm rất rộng Trong các
điều ước quốc tế, như các hiệp định của Tổ chức Thương mại thế giới, các
Trang 20hiệp định thương mại song phương như Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa
Kỳ, thuật ngữ ““Trade” thường xuyên được sử dụng, vừa có ý nghĩa là kinh
doanh, vừa có ý nghĩa là mua bán hàng hoá, dịch vụ PGS TS Lê Hồng Hạnh
đã khẳng định: Các văn kiện cấu thành khung pháp lý của WTO bao trùm rất
nhiều lĩnh vực như Hiệp định GATT, GATS, TRIMs, TRIPs đã cho phép
xác định hoạt động thương mại không chỉ diễn ra trong quá trình trao đổi
hàng hoá, dịch vụ mà còn liên quan đến hoạt động đầu tư và sở hữu trí tuệ[27,Tr 38] Uỷ ban về Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc cũng giải
thích thuật ngữ thương mại với góc độ tiếp cận này, nhưng theo cách thức liệt
kê các loại hành vi được coi là hành vi thương mại Với nội dung trên, để hỗ trợ, thúc đẩy quá trình kinh doanh (thương mại) không chỉ có hoạt động xúc
tiến bán hàng, xúc tiến cung ứng dịch vụ mà còn bao gồm cả hoạt động xúctiến thương mại liên quan đến đầu tư và sở hữu trí tuệ Do vậy, về lý luận, cơ
hội thương mại mà thương nhân hướng tới có thể bao gồm cơ hội mua bán
hàng hoá, cơ hội cung ứng dịch vụ và cơ hội đầu tư Tuy nhiên, pháp luật thực
định điều chính những quan hệ xúc tiến thương mại nào, lại là vấn dé cần xác định cụ thể.
Đối với thương nhân, quyền hoạt động XTTM cũng có nghĩa là quyền
tự do hoạt động XTTM, với các biểu hiện cụ thể như: Tự đo chọn cách thức tổ
chức hoạt động xúc tiến thương mại (tự tiến hành hay thuê thương nhân kinh
doanh dịch vu), tự lựa chọn các hình thức XTTM phù hợp như khuyên mại
bằng giảm giá, tặng quà, quảng cáo để giới thiệu thông tin về hàng hoá, dịch
vụ, kể cả việc tiến hành đồng thời nhiều hình thức XTTM, lựa chon thời gian,
địa bàn, kinh phí XTTM, lựa chọn hang hoá, dịch vụ được khuyến mại va
hàng hoá dịch vụ dùng để khuyến mại Với nội dung đó, quyền tự do hoại
động XTTM là một bộ phận của quyền tự do kinh doanh, bên cạnh các quyền
tự do sở hữu, tự do thành lập doanh nghiệp, tự do hợp đồng, tự do cạnh tranh Theo nhận định của Tiến sỹ Bùi Ngọc Cường về quyền tự do kinh doanh nói
chung, khi hoạt động XTTM, những khả năng xử sự này “là thuộc tính tự
Trang 21nhiên của cá nhân (hay pháp nhân) chứ không phải do Nhà nước ban tặng”
[18, tr 19] Đối với người kinh doanh, những xử sự này tất yếu diễn ra và kéo
theo nhiều vấn đề phức tạp, mâu thuẫn lợi ích giữa thương nhân XTTM vớingười tiêu dùng, với đối thủ qanh tranh và thậm chí với Nhà nước: Đó là vấn
đề về chất lượng hàng hoá khuyến mại, hàng hoá dùng để khuyến mại, giảm
giá hay bán phá giá để cạnh tranh, về tính trung thực của thông tin (quảng cáo
“thổi phồng” hay quảng cáo gian dối?) Cũng chính vì vậy, quyền tự do hoạt
động XTTM với tư cách là quyền năng chủ thể cũng có những giới hạn nhấtđịnh “Sống trong một xã hội mà lại muốn thoát ra khỏi xã hội ấy để được tự
do, đó là điều không thể được” [39, tr 127], V.I Lênin đã từng chỉ rõ như vậy.
+ Theo nghĩa khách quan, quyền hoạt động XTTM được hiểu là tổng
hợp các quy định pháp luật ghi nhận quyền hoạt động xúc tiến thương mại của
cá nhân, tổ chức Hoạt động xúc tiến thương mại do Nhà nước tiến hành để
tiếp cận thị trường khu vực và quốc tế phải phù hợp luật pháp quốc tế Đối với
hoạt động XTTM của thương nhân, các quy định pháp luật do Nhà nước banhành hay thừa nhận không chỉ là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền năng
chủ thể mà còn quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước,
công chức Nhà nước trong việc tôn trọng và đảm bảo thực hiện quyền hoạtđộng XTTM của thương nhân Theo nghĩa này, quyền hoạt động xúc tiếnthương mại cũng có nghĩa là pháp luật về xúc tiến thương mại
Với tư cách là một khái niệm pháp lý được quy định trong pháp luật
thực định, “xúc tiến thương mại” lần đầu tiên được định nghĩa tại khoản 5,Điều 5 Luật Thuong mại (1997) “là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội
mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại” Định nghĩa này tiếp tục
được ghi nhận lại trong Luật Thương mại (2005), có bổ sung phần liệt kê các
loại hoạt động xúc tiến thương mại Khoản 3, Điều 10 Luật Thương mại
(2005) quy định xúc tiến thương mại “là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội
mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại,quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ,
THU VIE N
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
| PHONG GV a roe
Trang 22triển lãm thương mại [48] Theo quy định nay, xúc tiến thương mai có những
đặc điểm pháp lý chủ yếu như sau:
+ Về bản chất: Xúc tiến thương mại là hoạt động thương mại, có tác
dụng thúc đẩy cơ hội thực hiện các hoạt động thương mại khác như hoạt động
mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi [48], bao
gồm hoạt động sinh lời trực tiếp và hoạt động không có tác dụng sinh lời trực
tiếp Với đặc trưng tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng
dịch vụ thông qua hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mai , xúc tiếnthương mại thuộc nhóm hành vi thương mại không trực tiếp sinh lợi Giá trị
thương mại của các hành vi này thể hiện ở tác dụng kích thích nhu cầu của
khách hàng, tác động tới thái độ và hành vi mua sắm của khách hàng để thông
qua đó, thoả mãn nhu cầu lợi nhuận của thương nhân XTTM không phải là
quan hệ trao đổi hàng hoá, dịch vụ mà chỉ tạo ra cơ hội cho việc mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ TS Pham Quang Thao khi nghiên cứu kinh nghiém
XTTM của Nhật Bản đã đề cập tới một quan niệm về XTTM, coi đó là “các
dịch vụ liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới hành vi mua bán nhưng khôngthuộc hành vi mua bán mà chỉ hỗ trợ nhằm dem lại hiệu quả cao nhất” [53, tr
1] Sự khác biệt nay cho phép phân biệt các khái nệm “bán hàng” và “xúc
tiến bán hàng”, “đầu tu” và “xúc tiến đầu tư”, theo đó, xúc tiến bán hàng,
xúc tiến đầu tư hay xúc tiến cung ứng dịch vụ ở bất cứ lĩnh vực cụ thể nào cũng đều có chung đặc điểm bản chất của hành vi “xúc iến”- đó là tính thúc đẩy cơ hội thực hiện hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ, hoạt động đầu tư.
+ Về chủ thể: Chủ thể thực hiện xúc tiến thương mại là thương nhân,
ngoài ra còn có các tổ chức, cá nhân khác hoạt động liên quan đến thương
mại Theo quy định của Luật Thương mại (2005), tổ chức, cá nhân khác hoạt
động liên quan đến thương mại có thể là tổ chức, cá nhân tham gia vào quan
hệ xúc tiến thương mại do thương nhân tiến hành (ví dụ: cơ quan báo chí trong
quan hệ phát hành sản phẩm quảng cáo thương mại).
Trang 23+ Về mục đích: XTTM nhằm tim kiếm, thúc đẩy co hội mua bán hang
hoá, cung ứng dịch vụ Mặc dù “đầu tư” được coi là một loại hoạt động thươngmại nhưng theo quy định của Luật Thương mại, mục đích của XTTM khôngbao gồm việc tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội đầu tư (khoản 1, khoản 10 Điều 3Luật Thương mại) Điều này có nghĩa là pháp luật thực định không quy địnhxúc tiến đầu tư là một nội dung của xúc tiến thương mại Lý luận và thực tiễn
kinh doanh cũng cho thấy, hoạt động thương mại hàng hoá, thương mại dịch
vụ và hoạt động đầu tư mang đặc điểm khác nhau nhưng các biện pháp, cách
thức để xúc tiến quá trình đó thì có rất nhiều nét tương đồng Trong mọi trường hợp, các biện pháp thông tin thương mại, quảng cáo, triển lãm thương mại nhằm giới thiệu, khuyếch trương cho thương nhân và hoạt động thương
mại của họ đều mang lại hiệu quả phát triển thương mại, bao gồm cả đầu tư
+ Về hình thức pháp lý để xúc tiến thương mại, Luật Thương mại
(2005) quy định các hình thức: Khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm
thương mại và trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
Như vậy, trong khoa học pháp lý và trong pháp luật thực định, nội hàm
của khái niệm xúc tiến thương mại có sự khác biệt, biểu hiện ở các điểm:
Thứ nhất, có nhiều chủ thể hoạt động XTTM nhưng Luật Thương mại
(2005) chỉ quy định về hoạt động XTTM do thương nhân tiến hành
Thứ hai, mục đích của XTTM theo quy định của Luật Thương mại
(2005) là tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ,
trong khi đó, lý luận cũng như thực tiễn kinh doanh không hạn chế muc đích
tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội đầu tư để phát triển thương mại nói chung
Thứ ba, về cách thức xúc tiến thương mại do thương nhân tiến hành,
Luật Thương mại (2005) chỉ quy định các hình thức phổ biến là khuyến mại,
quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại và trưng bày giới thiệu hàng hoá,
dịch vụ Trong khi đó, tuỳ thuộc vào nhu cầu của nhà kinh doanh và mức độ
phát triển của nền kinh tế, có thể có những hình thức khác cũng mang lại tác
Trang 24dụng thúc đẩy cơ hội thương mại cho thương nhân hoặc thương nhân có thể
kết hợp áp dụng đồng thời nhiều hình thức xúc tiến thương mại
Sự khác nhau này là hiện tượng bình thường vì mỗi văn bản luật đều có
đối tượng và phạm vi áp dụng cụ thể, các thuật ngữ được giải nghĩa trong mỗi
văn bản luật chỉ được hiểu và áp dụng trong khuôn khổ luật đó Cũng chính vì
vậy, nghiên cứu lý luận luôn có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện pháp
luật thực định
1.1.2 Chủ thể hoạt động xúc tiến thương mai
1.1.2.1 Thương nhân - chủ thể của quyền hoạt động xúc tiến thương mại Tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội thương mại là nhu cầu và hành động tất yếu
của thương nhân Pháp luật thừa nhận quyền hoạt động XTTM của thương
nhân nhằm điều chỉnh hài hoà lợi ích của các chủ thể liên quan đến việc thực
hiện hoạt động này của họ Những đối tượng nào là thương nhân? Don vị phụthuộc của thương nhân có được hoạt động XTTM hay không? Có những loại
thương nhân nào hoạt động XTTM trong nền kinh tế? Chủ thể hoạt động
thương mại nhưng không phải đăng ký kinh doanh có quyền XTTM haykhông? Đó là những vấn đề cần quan tâm trong cả lý luận và thực tiễn
Thương nhân là tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại một cách
thường xuyên và mang tính nghề nghiệp Để thừa nhận tư cách;thương nhân,
làm cơ sở xác định đối tượng áp dụng pháp luật, pháp luật các nước quy định
một hay một số dấu hiệu cần thiết để nhận diện thương nhân với tư cách là chủ thể của các quan hệ pháp luật Điều 6 Luật Thương mại (2005) của Việt Nam
quy định: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá
nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên và có đăng ký
kinh doanh Theo quy định này, chủ thể kinh doanh được coi là thương nhân khi hội đủ ba dấu hiệu: (i) Là cá nhân hoặc tổ chức thành lập hợp pháp; (ii)
hoạt động thương mại độc lập thường xuyên, trong đó, hoạt động thương mại
được hiểu là mọi hoạt động có mục đích sinh lời điễn ra trong các lĩnh vực
Trang 25mua bán hang hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư (iii) có đăng ký kinh doanh khi
thực hiện các hoạt động thương mại Quy định “mở” về “hoạt động thương
mại” cho phép xác định mọi tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh trong nên
kinh tế đều là thương nhân, đều chịu sự điều chính của Luật Thương mại khi
hoạt động thương mại nói chung và xúc tiến thương mại nói riêng Đây là mộtkhác biệt lớn so với Luật Thương mại (1997), vì luật này xác định tư cáchthương nhân (đối tượng áp dụng của luật) phụ thuộc vào các hành vi thương mai
trong khi các hành vi đó lại chỉ được liệt kê và giới hạn trong 14 hành vi Với
quy định như vậy, nhiều chủ thể kinh doanh có hoạt động thương mại nhưng
không được coi là thương nhân (như ngân hàng, công ty kinh doanh bảo
hiểm ) do hành vi kinh doanh của chúng không thuộc phạm vi điều chỉnh của
Luật Thương mại (1997) và đương nhiên, không thể áp dụng các quy định củaluật này khi các chủ thể đó hoạt động xúc tiến thương mại [19, tr 11,12]
Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân, về nguyên tắc, không
phải là những chủ thể độc lập tham gia quan hệ pháp luật Do vậy, việc thựchiện các hoạt động XTTM căn bản phụ thuộc vào sự uỷ quyền của thương
nhân và thương nhân phải chịu trách nhiệm cuối cùng về hoạt động XTTM
của các chủ thể đó Chi nhánh có chức năng hoạt động kinh doanh nên trong
phạm vi thẩm quyền hoạt động của chi nhánh (thực chất là do thương nhân uy
quyền thường xuyên), pháp luật không giới hạn quyền hoạt động XTTM của
chi nhánh Đối với văn phòng đại diện, do chỉ làm chức năng đại diện cho
thương nhân nên không trực tiếp thiết lập các quan hệ thương mại, kể cả quan
hệ XTTM, trừ khi được thương nhân uỷ quyền theo từng vụ việc cụ thể Phạm
vi, mức độ tham gia quan hệ XTTM của chi nhánh, văn phòng đại diện của
thương nhân sẽ được xác định theo pháp luật thực định về vấn đề này
Thương nhân hoạt động xúc tiến thương mại tại Việt Nam gồm nhiều
loại Phụ thuộc vào quốc tịch của thương nhân, có thể chia thành thương nhân
Việt Nam và thương nhân nước ngoài, trong đó thương nhân nước ngoài làthương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo pháp luật nước ngoài
Trang 26hoặc được phá? luật nước ngoài công nhận [48] Trong khuôn khổ quy định
pháp luật của rước sở tại, thương nhân nước ngoài hoạt động xúc tiến thươngmại thông quachi nhánh, văn phòng đại diện của mình hoặc thông qua hop
đồng dịch vụ ký kết với thương nhân kinh doanh dịch vụ
Phụ thuéc vào mục đích thực hiện quyền hoạt động XTTM, có thé chia
thành hai loại: thương nhân hoạt động XTTM cho mình và thương nhân kinhdoanh dịch vụ XTTM Thương nhân hoạt động XTTM cho mình tự thực hiện
các biện pháp XTTM để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vu cto mình trên cơ sở quyền tự do hoạt động xúc tiến thương mai
được pháp luật ghi nhận Thương nhân kinh doanh dịch vụ XTTM thực hiện
các hoạt động XTTM nhưng nhằm mục dich tìm kiếm, thúc day cơ hội thươngmại cho thương rhân khác trên cơ sở hợp đồng dịch vụ để hưởng thù lao
Cá nhân Foạt động thương mại độc lập, thường xuyên nhưng không
phải đăng ký kirh doanh theo quy định pháp luật cũng có quyền hoạt động
XTTM Do tính :hất nhỏ lẻ của loại chủ thể này, so với thương nhân, quyền
hoạt động XTTN cua chúng có phạm vi hẹp hơn, không được phép thực hiện
những hoạt động XTTM phức tạp, như tổ chức chương trình có tính may rủi, phiếu dự thi, chưng trình khách hàng thường xuyên, tổ chức hội chợ triển lãm
6 trong và ngoà nước (khoản 3, Điều 2, Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày4/4/2006 quy địm chi tiết Luật Thương mại về xúc tiến thương mại)
1.1.2.2 C:c chủ thể có ảnh hưởng hoặc liên quan đến hoạt động xúc
tiến thương mạicủa thương nhân
* Chính piu
Chính phủthực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại thông qua rất
nhiều hoạt độngđa dạng như: đề ra chính sách thương mại, ban hành phápluật, thiết lập cá: quan hệ ngoại giao - thương mại và những hoạt động xúc
tiến thương mại :u thể Về lý luận và thực tiễn, khó có thể dat vấn đề “luật
hoa” các hoạt ding xúc tiến thương mại của chính phủ, bởi vì ngay cả các
Trang 27chuyến công du của các nhà lãnh đạo cấp cao cũng không chỉ nhằm đạt được
các cam kết chính trị mà còn là những cơ hội tiếp thị, xúc tiến thương mại vô
cùng hiệu quả Tổng thống Pháp Jacques Chirac trong chuyến viếng thăm
Trung Quốc đã mang về nước hơn 20 bản hợp đồng trị giá gần 5 tỷ USD
Chuyến công du của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Trung Quốc không
chỉ thành công với dự án dẫn dầu Nga-Trung mà còn thương thảo để nâng traođổi thương mại song phương lên 60 tỷ USD vào năm 2010 so với 20 tỷ USD
của năm 2004 [32, tr 64,65]
Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại của chính phủ thể hiện ở hai
phương diện: quản lý Nhà nước về xúc tiến thương mại và trực tiếp thực hiệncác hoạt động xúc tiến thương mại ở tầm vĩ mô
Để thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động xúc tiến thương mại,
chính phủ thực hiện các hoạt động chủ yếu như xây dựng, hoàn thiện môi
trường pháp lý phù hợp để điều chỉnh hoạt động xúc tiến thương mại, kiểmtra, thanh tra việc thực hiện các quy định đó; xây dựng chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch chương trình xúc tiến thương mại nói chung, xúc tiến xuất khẩu nóiriêng, định hướng và phát triển các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến
xuất khẩu của các cơ quan chính phủ, các TPOs và các doanh nghiệp
Bên cạnh chức năng quản lý Nhà nước các hoạt động XT TM, chính phủ
là chủ thể tổ chức và thực hiện các hoạt động XTTM với các hoạt động cơ
bản: Thành lập các cơ quan XTTM và thực hiện xúc tiến thương mại thông
qua các tổ chíc đó; đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại song
phương, đa phương, tạo điều kiện tiếp cận thị trường rộng hơn cho thương nhân
và sản phẩm của thương nhân; hoạt động thông tin thương mại quốc gia
Các phương diện hoạt động của chính phủ liên quan đến xúc tiếnthương mại cé tác động trực tiếp đến hoạt động thương mại và XTTM của
thương nhân Môi trường pháp lý kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, các hiệpđịnh thương mii song phương, đa phương được ký kết là điều kiện thuận lợi
Trang 28cho thương mân tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội thương mại, thâm nhập mạnh hon
vào thị trườnm thế giới Chẳng hạn, ngay sau khi Hiệp định thương mại Việt —
Mỹ có hiệu ực, xuất khẩu của Việt nam sang Mỹ tăng 45%, đạt 1065,3 triệu
USD (2001) a tiếp tục tăng mạnh vào những năm tiếp theo [69, tr 91, 92]
*Các ổ chức xúc tiến thương mại (TPOs)
Các tếchức xúc tiến thương mại được thành lập để thực hiện các hoạt
động xúc tiéi thương mại Đối với TPOs do Nhà nước thành lập, ngoài một số
chức năng lin quan đến việc hoạch định chính sách và quản lý Nhà nước, tổ
chức xúc tiết thương mại thường thực hiện các hoạt động: (i) nghiên cứu và
phát triển thitrudng; (ii) dich vụ đào tạo, thông tin thương mai và các dịch vu
xúc tiến thueng mại khác ở trong nước và nước ngoài; (iii) các hoạt động daidiện thương nại ở nước ngoài Bên cạnh đó, cũng có những TPOs chỉ thực
hiện cung cáp dịch vụ xúc tiến thương mại cho thương nhân Theo ITC, đểđảm bảo phá huy hiệu quả tìm kiếm, thúc đầy cơ hội thương mại, tổ chức xúc
tiến thương nại chỉ nên cung cấp các dịch vụ thương mại Vai trò hoạch định
và quản lý ctinh sách cần phải được giảm thiểu [66, tr 8]
Ở Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại) là một tổ chức
xúc tiến thương mại được thành lập năm 2000, thực hiện cả hai chức năng:
Quản lý Nhà nước và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại cụ thể
[56] Như vậy, thương nhân có thể sử dụng dich vụ thương mại do TPOs cungcấp, đồng thời chịu sự quản lý Nhà nước của tổ chức xúc tiến thương mại nếu
đó là tổ chức do chính phủ thành lập và được giao thực hiện nhiệm vụ này
* Đối thủ cạnh tranh (thương nhân khác)
Cạnh tranh là lý do và động lực để thương nhân hoạt động XTTM với
mục tiêu tim kiếm và mở rộng thị trường Điều này cũng có nghĩa là lợi ích
kinh tế của các đối thủ cạnh tranh của thương nhân có thể bị xâm hại hoặc có
nguy cơ bị xâm hại do hành vi giảm giá quá mức, hành vi quảng cáo có dấuhiệu dèm pha, nói xấu, so sánh v.v Chính vì vậy, khi điều chỉnh hoạt động
Trang 29xúc tiến thương mại do thương nhân tiến hành, Nhà nước không chỉ ghi nhận
quyền tự do hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân mà còn quan tâm
đến lợi ích của đối thủ cạnh tranh, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh
* Người tiêu dùng (khách hàng)
Người tiêu dùng chính là “thị trường”, là mục tiêu mà thương nhân cần
thu hút trong các chương trình xúc tiến thương mại Do có thể hiểu tiêu dùng
theo nghĩa rộng, bao gồm tiêu dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cho
sinh hoạt nên người tiêu dùng là mọi tổ chức, cá nhân, bao gồm cả tổ chức, cá
nhân kinh doanh (dai lý bán lẻ, thương nhân khác) Ngưòi tiêu dùng là đốitượng tiếp nhận thông tin về hàng hoá, dịch vụ kinh doanh của thương nhân, là
đối tượng được hưởng lợi ích mà thương nhân phát tặng hoặc hứa thưởng Các
hành vi gian lận thương mại, thiếu trung thực của thương nhân đều có thể ảnh
hưởng đến lợi ích của họ Đây là lý do mà pháp luật các nước đều coi trọngvấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi thừa nhận quyền tự do hoạt động
xúc tiến thương mại của thương nhân
*Chu phương tiện thông tin
Chủ phương tiện thông tin bao gồm cơ quan báo chí hoặc chủ sở hữucác phương tiện khác có khả năng truyền tải thông tin đến công chúng như
chủ sở hữu các biển quảng cáo, vật thể di động Chủ phương tiện thông tin có thể không phải là thương nhân, có quan hệ với thương nhân thông qua hợp đồng phát hành sản phẩm quảng cáo thương mại hay những hình thức xúc tiến
thương mại khác có xuất hiện vai trò thông tin của báo chí Tuy nhiên, khôngphải mọi hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân đều có liên quan đến
chủ thể này, ví dụ như hoạt động khuyến mại
1.1.3 Các hình thức xúc tiến thương mại phổ biến do thương nhân
thực hiện
Hình thức xúc tiến thương mại do thương nhân thực hiện là cách thức
mà thương nhân liên hệ với thị trường, được tiến hành thông qua các biện
Trang 30pháp thông tin, tiếp thị hoặc dành lợi ích cho khách hàng để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội thương mại Xuất phát từ mức độ phát triển của nền kinh tế, đặc điểm của các quan hệ thương mại đã và đang hình thành, các hình thức xúc tiến thương mại ở các nước khác nhau có thể có sự khác biệt về cách thức tiến hành, tính phổ biến của từng loại Trong luận án, việc xác định, lựa chọn các
hình thức xúc tiến thương mại để nghiên cứu dua trên ba cơ sé:
Một là, dựa vào đặc điểm kinh tế của các hình thức XTTM: Các hình
thức xúc tiến thương mại do thương nhân thực hiện, có khả năng tăng phát
triển thương mại mà biểu hiện cụ thể của nó là hiệu quả tìm kiếm, thúc đẩy cơ
hội mua bán hàng hoá, cung ứng dich vụ thương mại của thương nhân
Hai là, dựa vào tính phổ biến của các hình thức xúc tiến thương mại:
Các hình thức xúc tiến thương mại được thương nhân lựa chọn áp dụng một
cách phổ biến trong hoạt động thương mại Cơ sở này cho phép loại trừ khỏi
phạm vi nghiên cứu của luận án những cách thức, biện pháp xúc tiến thươngmại chưa được áp dụng thường xuyên và rộng rãi trong đời sống kinh tế
Ba là, dựa vào cơ sở pháp lý của các hình thức xúc tiến thương mại: Các
hình thức xúc tiến thương mại được nghiên cứu là các hình thức được quy định
khá phổ biến trong pháp luật nhiều nước trên thế giới, đã được ghi nhận trong
pháp luật Việt Nam hoặc cần thiết ghi nhận trong pháp luật Việt Nam
Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định các hình thức xúc tiến
thương mại: khuyến mại, quảng cáo thương mại, hội chợ, triển lãm thương
mại, trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ thương mại
Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm
xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách
hàng những lợi ích nhất định Dành cho khách hàng những lợi ích nào đó để
tạo ra điều kiện thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ việc bán hàng và cung ứng dịch
vụ là dấu hiệu cơ bản để phân biệt khuyến mại với các hoạt động XTTM khác.
Ở góc độ ngôn ngữ, “mãi” là mua, “mại” là bán Khuyến mại, khuyến mãi
Trang 31được hiểu là hành vi khuyến khích việc bán hang, khuyến khích việc mua
hàng Do việc mua bán được tiến hành đồng thời nên cả hai thuật ngữ này đều
có thể sử đụng được Tuy nhiên, với góc độ tiếp cận là hành vi của thương
nhân nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát triển việc mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ, thuật ngữ “khuyên mại” được sử dụng trong pháp luậtViệt nam là phù hợp
Quảng cáo thương mại là hoạt động giới thiệu hàng hoá và dịch vụthương mại của thương nhân thông qua các phương tiện quảng cáo như báo
chí, các ấn phẩn, bảng, biển, băng, pa-nô, áp phích Quảng cáo có ý nghĩa
thông tin đến khách hàng về chủng loại, tính năng, tác dụng, giá cả của hàng
hoá, địch vụ để từ đó kích thích nhu cầu mua sắm và sử dụng dịch vụ của
khách hàng
Quảng cáo, xuất phát từ “adverture” trong tiếng La tinh có nghĩa là sựthu hút lòng người, là gây sự chú ý và gợi dẫn Sau này, thuật ngữ trên được sử
dụng trong tiếng Anh là “Advertise” Các dịch giả giải nghĩa “Advertise” là
gây sự chú ý ở người khác, thông báo cho người khác một sự kiện gì đó.Quảng cáo có tính thông tin một chiều, không có đối thoại mà chỉ là độc thoại
của người quảng cáo, thường là tự đề cao mình Đặc điểm này của quảng cáo
có thể mang lại phiền toái cho công chúng trong khi đánh giá tính chính xác,
trung thực của thông tin Nếu luật pháp không có cách thức kiểm soát thoảđáng, thương nhân sẽ sử dụng quảng cáo để phát ngôn tuỳ ý, ảnh hưởng tới lợi
ích của người tiêu dùng và thương nhân khác Với tính chất thong tin đại
chúng, quảng cáo cho phép khẳng định tính chính thức cho sản phẩm và góp phần tạo nên uy tín cho sản phẩm.
Trung bày giới thiệu hàng hoá, dich vụ là hành vi của thương nhân
dùng hàng hoá, tài liệu về hàng hoá, dịch vụ để giới thiệu với khách hàng về
hàng hoá, dịch vụ mà họ có khả năng cung cấp Với cách thức này, thương
nhân sử dụng hàng mẫu đem trưng bày để cung cấp thông tin về hàng hoá
cho khách hàng
Trang 32Nếu như trong quảng cáo, những thông tin bằng hình ảnh, âm thanh,
tiếng nói, chữ viết thể hiện qua các phương tiện như xuất bản phẩm, đài phát
thanh, truyền hình, băng, biển là thông điệp có ý nghĩa giới thiệu về hàng
hoá, dịch vụ mà thương nhân có khả năng cung ứng, thì trong hình thức trưng
bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ, phương tiện có ý nghĩa thông tin đến khách
hàng lại chính là hàng hoá, dịch vụ và tài liệu về hàng hoá, dịch vụ đó Chính
vì vay, cũng có ý kiến cho rằng, trưng bày giới thiệu hàng hóa, dich vụ là cách
thức đặc biệt để quảng cáo hàng hoá, dịch vụ với khách hàng.
Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày giới
thiệu hàng hoá, dich vụ, tài liệu về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc day,
tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
Thông thường, hội chợ là hoạt động mang tính định kỳ được tổ chức tại
địa điểm, thời gian thích hợp, là nơi người bán, người mua trực tiếp thực hiện
hành vi mua bán hàng hoá (bán lẻ tại chỗ) và thiết lập các giao dịch thương
mại Triển lãm có hình thái gần giống hội chợ nhưng mục đích của người tham gia triển lãm chủ yếu là để giới thiệu, quảng cáo và khai thác cơ hội giao
dịch thương mại chứ không nhằm mục đích bán lẻ hàng hoá tại chỗ Khác với
hội chợ, triển lãm thường ít được tổ chức định kỳ, nhưng trong thực tế, hội chợ
và triển lãm thường được tổ chức phối hợp nên gọi chung là hội chợ, triển lãm
Pháp luật thương mại của Việt Nam không có sự phân biệt điều chỉnh đối với
hội chợ và triển lãm thương mại.
Ngoài ra, thương nhân còn áp dụng các hình thức quản trị mối quan hệ
khách hàng (CRM), quan hệ công chúng (PR) để xúc tiến thương mại
nhưng các hình thức này chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam
Quan trị mối quan hệ khách hàng (CRM) là toan bộ các quy trình thu
thập, tổng hợp và phân tích thông tin về khách hàng, hàng bán, hiệu quả của
công tác tiếp thị, khả năng thích nghi của công ty đối với các xu hướng của thị
Trang 33trường nhằm mục đích nang cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mang lại lợi
nhuận cao nhất cho công ty [32, tr1 1]
Theo đánh giá của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại), công cụxúc tiến thương mại được sử dụng hiệu quả nhất tại doanh nghiệp là quản trị
mối quan hệ khách hàng thường xuyên (CRM) Trên cùng một mẫu khảo sát,
32,6% doanh nghiệp Việt Nam đánh giá tốt cho việc đầu tư vào hoạt động
này, trong khi đó quảng cáo thương mại chỉ đạt 8,7% [16]
Quan hệ công chúng (PR): “Public Relations” được hiểu đúng nghĩa là
"quan hệ công chúng", "quan hệ cộng đồng" hoặc quan hệ đối ngoại để phát
triển thương hiệu Hoạt động này được bắt đầu ở Mỹ từ đầu thế kỷ XX Trên
thế giới, PR đã không còn là khái niệm mới và các công ty từ lâu đã coi PR
như một công cụ hữu hiệu để củng cố vị thế sản phẩm, thương hiệu của doanh
nghiệp trong lòng công chúng Khi chi phí quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo
trên truyền hình ngày càng đắt đỏ (chi phí quảng cáo trên truyền hình Việt
Nam năm 2006 là từ 2,5 triệu đến 22,5 triệu VND cho 10 giây quảng cáo[59]), nhiều doanh nghiệp đã tìm kiếm các giải pháp khác rẻ hơn, hiệu quả
hơn để xúc tiến thương mại
Ở Việt Nam, dich vụ mà các công ty PR cung ứng thường là:
- Dịch vụ tổ chức các sự kiện (tổ chức khai trương, khánh thành, lễ bốc
thăm, quay số trúng thưởng và trao giải, các sự kiện tài trợ, từ thiện, chương
trình sủ dụng thử hàng hoá v.v ) Đây là hoạt động PR nổi bật nên nhiềungười còn đồng nhất “PR” với “tổ chức các sự kiện”;
- Dịch vụ giải quyết khủng hoảng, sự cố với khách hàng; quan hệ báo
chí (tổ chúc họp báo giới thiệu sản phẩm mới và lĩnh vực hoạt động của doanhnghiệp; soạn thảo các thông cáo báo chí ) [54] Việc tổ chức một cuộc họp
báo, một cuộc giao lưu trực tuyến, cho đăng tải một phóng sự có khả năng
én định tâm lý, lòng tin của khách hàng Vào tháng 10/2003, do những tin đồn
không xác thực, nhiều khách hàng (dù là khách hàng nhỏ lẻ) đồng loạt yêu
Trang 34cầu Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu cho rút tiền, gây ra khó khăn lớn cho Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Nhiều tin, bài phỏng vấn các khách hàng đang gửi và tiếp tục gửi tiền vào Ngân hàng thương mại cổ phần ÁChâu với thái độ bình tĩnh, tự tin của họ được liên tiếp đăng tải trên các báoviết, báo điện tử Trong các khách hàng đó có bà Trịnh Thi Mỹ Ngọc - Giám
đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Khải Hoàn vừa thực hiện giao dịch gửi số
tiền (hơn một triệu USD và gần 700 triệu VND) vào Ngân hàng thương mại cổ
phầm Á Châu Hoạt động PR trong trường hợp này đã làm an lòng công chúng,
khiếm họ ngừng yêu câu rút tiền, nhờ đó, Ngân hàng thương mại cổ phần A
Châu trở lại hoạt động bình thường [94]
1.2 TONG QUAN PHÁP LUẬT VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MAI
1.2.1 Khái niệm pháp luật về xúc tiến thương mại
1.2.1.1 Pháp luật về xúc tiến thương mại theo nghĩa rộng
Trong nền kinh tế chuyển đổi, nhiều quan hệ kinh tế đã hình thành, phát
triển đa đạng, với tốc độ nhanh và trở thành “cơ bản, điển hình, phổ biến có
liên quan tới đời sống cộng đồng xã hội được pháp luật điều chỉnh” [51,tr523] Các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ xúc tiến thương mại được
ban thanh, có nội dung quy định về hoạt động xúc tiến thương mại của nhiềuchủ thể khác nhau Do tính chất của từng mối quan hệ có nhiều khác biệt, khái
niệm “pháp luật về xúc tiến thương mại” cần được làm rõ ở hai phạm vi khác
nhau: theo nghĩa rộng va theo nghĩa hẹp
Về lý luận, khái niệm pháp luật về xúc tiến thương mại được hiểu theo
nghĩa “rộng” cả về nội dung và hình thức pháp luật Về nội dung, pháp luật về
xúc tiến thương mại là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ xã
hội hình thành trong quá trình Nhà nước, thương nhân và các tổ chức xúc tiến
thương mại thực hiện các biện pháp XTTM Về hình thức, các quy định phápluật wé xúc tiến thương mại được ghi nhận trong nhiều văn bản, thuộc nhiều
lĩnh vực pháp luật khác nhau, trong đó, chủ yếu là lĩnh vực pháp luật thương mại
Trang 35Các quan hệ xã hội cơ bản hình thành trong hoạt động xúc tiến thươngmại rất đa dạng và khác nhau về tính chất Ở mức độ khái quát, có thể minh
họa bằng sơ đồ sau:
Đối thủ Chủ Người
cạnh tranh phương tiện tiêu dùng
thông tin
Hình 1.1 Các mối quan hệ cơ bản hình thành trong hoạt động XTTM
Theo hình 1.1 trên, trong hoạt động xúc tiến thương mại, có rất nhiều
mối quan hệ hình thành giữa các chủ thể, đó là:
- Quan hệ giữa Nhà nước với Nhà nước (1), biểu hiện cụ thể là hoạt
động Chính phủ Việt Nam đàm phán, ký kết hiệp định thương mại với chính
phủ nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế, đàm phán về việc đặt các cơ quan
đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài
- Quan hệ giữa Nhà nước với thương nhân XTTM (2), với thương nhân
kinh doanh dịch vụ XTTM (3) và các tổ chức XTTM (4) Đây là những quan
hệ mang tính chất tổ chức, quản lý, hình thành trong quá trình Nhà nước thực
hiện chức năng quản lý hoạt động thương mại nói chung và XTTM nói riêng;
- Quan hệ giữa thương nhân xúc tiến thương mại với các tổ chức xúctiến thương mại (5) hình thành khi thương nhân sử dung dich vu do các tổ
chức này cung cấp như dịch vụ đào tạo, tư vấn, dịch vụ thông tin thương mại;
Trang 36- Quan hệ giữa thương nhân XTTM với thương nhân kinh doanh dịch vu
X TIM (6) hình thành khi thương nhân xúc tiến thương mại thuê thương nhân
kinh doanh dịch vụ XTTM thực hiện XTTM cho mình theo hợp đồng dich vu;
- Quan hệ giữa thương nhân X TM, thương nhân kinh doanh dịch vu
XTTM với chủ phương tiện thông tin trong quan hệ quảng cáo thương mai (7);
- Quan hệ giữa thương nhân XTTM, thương nhân kinh doanh dịch vuXTTM với người tiêu dùng khi thương nhân sử dụng các biện pháp thông tin,
biện pháp lợi ích để tác động đến thái độ và hành vi mua sắm của họ (8);
Ngoài ra, khi xuất hiện các hành vi XTTM nhằm cạnh tranh không lành
mạnh, còn có thể hình thành quan hệ giữa thương nhân XTTM với thương nhân là đối thủ cạnh tranh để giải quyết các vấn đề lợi ích có liên quan.
Xét về tính chất của các quan hệ xã hội, các mối quan hệ trên đây về cơbản thuộc hai nhóm chính: nhóm các quan hệ thương mại và nhóm quan hệ tổ
chức, quản lý các hoạt động thương mại
Nhóm quan hệ thương mại hình thành trên cơ sở sự thoả thuận, cam kết
giữa các chủ thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ
thương mại (hợp đồng, hiệp định) Quan hệ thương mại cũng phát sinh từ hành
vi pháp lý đơn phương khi thương nhân khuyến mại bằng việc tặng quà, hứa
hẹn trao thưởng để xúc tiến thương mại Quan hệ 1, 5, 6, 7, 8 theo sơ đồ trên
là những quan hệ thương mại Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể, cầnxem xét đến nội dung của mối quan hệ giữa các chủ thể này có liên quan đến
các quyền và nghĩa vụ về thương mại hay không
Nhóm quan hệ tổ chức, quản lý các hoạt động thương mại hình thành
giữa Nhà nước (cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước) với thương nhân và các
tổ chức xúc tiến thương mại Nhóm này có bản chất là quan hệ hành chính, hình thành khi các chủ thể tuân thủ các quy định về xin phép, cấp phép, đăng
ký, thông báo, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động xúc tiến
thương mai Quan hệ 2, 3, 4 theo sơ đồ trên là những quan hệ thuộc nhóm này.
Trang 37Xét về nội dung cơ bản của các quy phạm pháp luật, có thể chia các quyđịnh pháp luật điều chỉnh các quan hệ XTTM trên đây thành 3 nhóm chính:
(1) Các quy định ghỉ nhận quyền tự do hoạt động XTTM cua thương
nhân Nội dung của nhóm này bao gồm quy định về các hình thức pháp lý để
thương nhân xúc tiến thương mại , cách thức thực hiện các hoạt động xúc tiếnthương mại (tự tiến hành hoặc sử dụng dịch vụ do thương nhân kinh doanh
dịch vụ XTTM cung cấp), các quy định liên quan đến cạnh tranh va bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động xúc tiến thương mại Pháp luật
cũng quy định quyền lựa chọn dịch vụ XTTM để kinh doanh của thương nhân.
(2) Các quy định pháp luật dam bảo thực thi quyền tự do hoạt động
xúc tiến thương mại phù hợp với lợi ích của Nhà nước, của thương nhân khác
và của người tiêu dùng Nội dung của nhóm này chủ yếu là các quy định vềquản lý Nhà nước trong hoạt động xúc tiến thương mại, bao gồm các quy
định về thẩm quyên quan lý Nhà nước (của chính phủ, cơ quan thuộc chính
phủ và các cơ quan quản lý ở địa phương), quy định về trình tự, thủ tục tiến
hành các hoạt động xúc tiến thương mại mà thương nhân phải thực hiện, quy
định về giám sát, kiểm tra hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân,
xử ly vi phạm pháp luật về xúc tiến thương mại, quy định về trách nhiệm của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong thực thi quyền tự do hoạt động xúc
tiến thương mại
(3) Các quy định pháp luật có liên quan đến xúc tiến thương mại của
Nhà nước và các tổ chức xúc tiến thương mại Đó là các quy định về chức
năng, nhiệm vụ của chính phủ, cơ quan thuộc chính phủ trong hoạt động xúctiến thương mại, quy định liên quan đến thành lập, hoạt động của các hiệp hội
là tổ chức xúc tiến thương mại, hoạt động đại diện thương mại ở nước ngoài
Tuy nhiên, các quy định trực tiếp về vấn đề này không nhiều do hoạt động xúc
tiến thương mại của chính phủ chủ yếu bị chi phối bởi chủ trương, chính sách
phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, còn hoạt động của TPOs chủ yếu
diễn ra trong khuôn khổ điều lệ hoạt động đã được phê chuẩn
Trang 38Như vậy, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về xúc tiến thương mại
(theo nghĩa rộng) rất đa dạng, bao gồm các quan hệ kinh tế-xã hội diễn ra giữacác Nhà nước, giữa các thương nhân với nhau, giữa thương nhân với kháchhàng, giữa thương nhân với các TPOs, với cơ quan quản lý Nhà nước và nhiều
chủ thể có liên quan khác Trên cơ sở đối tượng điều chỉnh này, có thể hiểu
pháp luật về xúc tiến thương mại theo nghĩa rộng là tổng hợp các quy định
pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại và tổ chức, quản lý hoạt độngthương mại hình thành trong quá trình Nhà nước, thương nhân và các tổ chứcxúc tiến thương mại thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại Đây là mộtchế định pháp luật, bao gồm các quy phạm được quy định trong các văn bảnpháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như luật thương mại, luật
dân sự, luật hành chính, luật hình sự, luật quốc tế
1.2.1.2 Pháp luật về xúc tiến thương mại theo nghĩa hẹp
Theo nghĩa hẹp, pháp luật về xúc tiến thương mại được tiếp cận với tưcách là một bộ phận của pháp luật thương mại, điều chỉnh các quan hệ thươngmại phát sinh trong quá trình xúc tiến thương mại của thương nhân
Có nhiều mối quan hệ kinh tế-xã hội hình thành trong quá trình xúc tiến
thương mại của thương nhân, bao gồm các quan hệ thương mại và quan hệquản lý hành chính sau đây:
- Quan hệ sử dụng dịch vụ hình thành giữa thương nhân có nhu cầu xúctiến thương mại với thương nhân kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại hoặc
TPOs có khả năng cung cấp dịch vu;
- Quan hệ giữa thương nhân với người tiêu dùng, với chủ phương tiệnthông tin khi thương nhân thực hiện các hoạt động khuyến mại, quảng cáo,trưng bày, hội chợ
- Quan hệ giữa thương nhân với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi
thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quản lý Nhà nước về xúc tiến
thương mại.
Trang 39Thương nhân hoạt động xúc tiến thương mại là chủ thể của những quan
hệ này và phải thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ liên quan Tuy nhiên,
trong khoa học pháp lý, khoa học luật hành chính nghiên cứu sự điều chỉnh
pháp luật đối với các quan hệ quản lý hành chính, khoa học luật thương mại
nghiên cứu sự điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ thương mại Chính vìvậy, pháp luật về XTTM theo nghĩa hep được tiếp cận là một bộ phận củapháp luật thương mại và chỉ bao gồm các quy định điều chỉnh các quan hệ
thương mại phát sinh trong quá trình xúc tiến thương mại của thương nhân
Trong khuôn khổ nghiên cứu khái niệm pháp luật về xúc tiến thương
mại (theo nghĩa hẹp), “quan hệ thương mại” được hiểu là quan hệ xã hội hình
thành trong quá trình hoạt động thương mại của thương nhân Quan hệ thương
mại có đặc điểm: (¡) Chủ thể tham gia quan hệ thương mại chủ yếu là thương nhân, trong đó, một bên chủ thể có thể không phải là thương nhân mà chỉ là tổ
chức, cá nhân hoạt động liên quan đến thương mại; (ii) lĩnh vực phát sinh chủyếu là quá trình thương nhân thực hiện các hoạt động XTTM; (iii) có tính chất
tài san; (iv) chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng
Hiểu theo nghĩa này, pháp luật về xúc tiến thương mại điều chỉnh các
quan hệ: (i) quan hệ thương mại hình thành khi thương nhân tự mình tìm
kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thông qua các biện
pháp thông tin, tiếp thị hoặc dành lợi ích cho khách hàng để tác động tới thái
độ và hành vi mua bán của khách hang; (ii) quan hệ sử dụng dịch vụ hìnhthành giữa thương nhân có nhu cầu xúc tiến thương mại với thương nhân kinhdoanh dịch vụ xúc tiến thương mại hoặc tổ chức xúc tiến thương mại có khả
năng cung cấp dịch vụ; (11) quan hệ giữa thương nhân xúc tiến thương mại vớingười tiêu dùng, với chủ phương tiện thông tin Pháp luật về xúc tiến thương
mại cũng đóng vai trò đảm bảo tính lành mạnh của hành vi cạnh tranh trongquá trình xúc tiến thương mại của thương nhân
Như vậy, nội dung chủ yếu của pháp luật về xúc tiến thương mại theonghĩa hẹp bao gồm các nhóm quy định:
Trang 40Thứ nhất: Các quy định về hình thức xúc tiến thương mại Ra đời do sự
sáng tạo của thương nhân, các hình thức XTTM thực sự rất phong phú, đa dang
Nhằm đảm bảo lợi ích của thương nhân phải phù hợp với lợi ích chung của toàn
xã hội, pháp luật chỉ điều chỉnh các hình thức XTTM có kha năng gây ảnh
hưởng tới lợi ích của Nhà nước và nhiều chủ thể khác như hoạt động khuyếnmại, quảng cáo thương mại, hội chợ, triển lãm thương mại, trưng bày giới thiệu
hang hoá, dịch vụ Quy định về các hình thức XTTM hoàn toàn không hạn chế
sự sáng tạo của thương nhân, bởi nó không cấm đoán thương nhân thực hiện
các hình thức XTTM khác mà pháp luật chưa có quy định cụ thể.
Thứ hai: Quy định về kinh doanh dịch vụ XTTM Các quy định này là
sự thừa nhận loại hình dịch vụ kinh doanh mới xuất hiện trong nền kinh tế thị
trường, thừa nhận quyền kinh doanh từ việc XTTM cho tổ chức, cá nhân khác
để hưởng thù lao Đây cũng là quy định góp phần thực thi quyền tự do lựa
chọn hoạt động XTTM theo hai cách thức: tự thực hiện hoặc thuê dịch vụ
chuyên nghiệp do thương nhân khác cung cấp Điều kiện kinh doanh dịch vụxúc tiến thương mại, hợp đồng dich vụ xúc tiến thương mại, trách nhiệm củathương nhân XTTM và thương nhân kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương maiđối với người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh của thương nhân xúc tiến thươngmại là những vấn dé mà nhóm quy định pháp luật này cần điều chỉnh
Thứ ba: Quy định liên quan đến cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng Trong pháp luật cạnh tranh và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêudùng cũng xuất hiện những quy định liên quan đến XTTM Cùng với các quy
định của luật thương mại, các quy định này điều chỉnh hoạt động XTTM phù
hợp với các chuẩn mực cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp: của người tiêu dùng Hành vi XTTM nào sẽ trở thành hành vi cạnh tranhkhômg lành mạnh, trách nhiệm của thương nhân trong việc bảo vệ quyền lợi
của người tiêu dùng là những vấn đề cần có quy định cụ thể của pháp luật
Trong nền kinh tế thị trường, khi điều chỉnh các quan hệ thương mại,yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về xúc tiến thương mại là phải đảm bảo quyền