Hoàn thiện Hệ thống Pháp luật về Xúc tiến thương mại ở Việt Nam trong bối cảnh Kinh tế thị trường

MỤC LỤC

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MAI VÀ PHÁP LUẬT VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

MOT SỐ KHÍA CẠNH KINH TẾ, PHÁP LÝ VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Về vấn đề thương mại trong đầu tư, TRIMs nhấn mạnh việc không được phép áp dụng các biện pháp hạn chế như: buộc doanh nghiệp phải mua hoặc sử dụng các sản phẩm có xuất xứ trong nước hoặc từ một nguồn cung cấp trong nước, giới hạn việc mua và sử dụng các sản phẩm nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu sản phẩm để phục vụ sản xuất trong nước, hạn chế việc xuất khẩu, nhập khẩu bằng cách hạn chế khả năng tiếp cận đến nguồn ngoại hối liên quan đến nguồn thu ngoại hối của doanh nghiệp này. Về xúc tiến thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ: Hiệp định TRIPs có hai chức năng cơ bản: một là định ra những tiêu chuẩn mang tính tối thiểu về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong hệ thống pháp luật quốc nội của mỗi quốc gia thành viên WTO, hai là tạo ra một cơ chế giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ các nước thành viên trước những thiệt hại gây ra bởi chính sách thương mại của các quốc gia thành viên khác vi phạm các nguyên tắc cơ ban của TRIPs [44, tr 97].

THU VIE N

Chủ thể hoạt động xúc tiến thương mai

    Để thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động xúc tiến thương mại, chính phủ thực hiện các hoạt động chủ yếu như xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý phù hợp để điều chỉnh hoạt động xúc tiến thương mại, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định đó; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chương trình xúc tiến thương mại nói chung, xúc tiến xuất khẩu nói riêng, định hướng và phát triển các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu của các cơ quan chính phủ, các TPOs và các doanh nghiệp. Bên cạnh chức năng quản lý Nhà nước các hoạt động XT TM, chính phủ là chủ thể tổ chức và thực hiện các hoạt động XTTM với các hoạt động cơ bản: Thành lập các cơ quan XTTM và thực hiện xúc tiến thương mại thông qua các tổ chíc đó; đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương, tạo điều kiện tiếp cận thị trường rộng hơn cho thương nhân và sản phẩm của thương nhân; hoạt động thông tin thương mại quốc gia.

    TONG QUAN PHÁP LUẬT VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MAI

    Giống như các bộ phận khác của pháp luật thương mại, pháp luật xúc tiến thương mại chủ yếu quy định khung khổ cho thương nhân thực hiện quyền tự do hoạt động xúc tiến thương mại (chủ yếu đóng vai trò hướng dẫn hoạt động kinh doanh), trong khi đó pháp luật cạnh tranh tiếp cận hành vị cạnh tranh nói chung và cạnh tranh thông qua xúc tiến thương mại nói riêng từ mặt trái của nó (tức là quy định các hành vi vi phạm bị coi là cạnh tranh không lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh). Khác với điều này, pháp luật xúc tiến thương mại của Việt Nam ngoài các quy định cấm đoán, hạn chế đối với thương nhân còn có nhiều quy định mang tính chất hướng dẫn hành vi của thương nhân trong hoạt động kinh doanh (hướng dẫn họ được làm như thế nào để xúc tiến thương mại) và vai trò quản lý Nhà nước đối với các hoạt động xúc tiến thương mại thể hiện khá đậm nét thông qua cơ chế kiểm tra giám sát bằng những thủ tục hành chính khá chặt chế mà đôi khi trở thành rào cản của tự do thương mại.

    Hình 1.1. Các mối quan hệ cơ bản hình thành trong hoạt động XTTM
    Hình 1.1. Các mối quan hệ cơ bản hình thành trong hoạt động XTTM

    THUC TRANG PHAP LUAT VIET NAM VE XUC TIEN

    PHAP LUAT VỀ CAC HÌNH THỨC XÚC TIEN HƯƠNG MAI

      (iii) Quy định về han mức thời gian thực hiện giảm giá: Thời gian thực hiện giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 90 ngày/năm và một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45. Hạn mức này chỉ áp dụng đối với hình thức giảm giá để khuyến mại. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng địch vụ là hình thức khuyến mại theo đó khách hàng được sử dụng phiếu mua hàng có mệnh giá cụ thể để thanh toán cho những lần mua sau trong hệ thống. bán hàng của thương nhân. Tương tự như vậy, phiếu sử dụng dịch vụ cho phép sử dụng dịch vụ miễn phí hoặc với giá rẻ theo điều kiện do nhà cung ứng dịch vụ đưa ra. Cũng giống như “giảm giá”, ở hình thức khuyến mại này, giá tri vật chất dùng để khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại trước thời gian khuyến mại và tổng giá trị của hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại) Tuy nhiên,. Đặc thù của mỗi hình thức, cho phép phân biệt chúng với nhau chính là ở chỗ: khuyến mại sử dụng cách thức dành cho khách hàng những lợi ích nhất định; quảng cáo giới thiệu thông tin về hàng hoá dịch vụ tới khách hàng thông qua sản phẩm quảng cáo và phương tiện quảng cáo; trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ giới thiệu thông tin về hàng hoá, dịch vụ tới khách hàng thông qua chính hàng hoá, dịch vụ và tài liệu về hàng hoá dịch vụ được trưng bày; hội chợ, triển lãm thương mại trưng bày, giới thiệu hàng hoá dịch vụ tại một thời gian địa điểm nhất định, có mục đích khai thác giao dịch thương mại, ngoài ra hội chợ thương mại còn phân biệt với các cuộc triển lãm thương mại ở đặc điểm có hoạt động bán lẻ hàng hoá tại chỗ.

      PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ XÚC TIEN THƯƠNG MAI

        Điều này thể hiện ở các quy định: (i) không hạn chế việc kinh doanh chuyên nghiệp một loại dịch vụ xúc tiến thương mại mà cho phép khả năng tự quyết định của nhà đầu tu; (ii) không bắt buộc phải lựa chọn một loại hình doanh nghiệp nào đó để kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mai; (iii) không cấm kinh doanh những dịch vụ xúc tiến thương mại mới hình thành và phát triển trong nền kinh tế cho đù luật pháp chưa có quy định cụ thé; (iv) xoá bỏ một số giấy phép không cần thiết như giấy phép kinh doanh dịch vụ quảng cáo, giấy phép kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm, góp phần tạo sự thông thoáng cho môi trường pháp lý kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại. Trong quan hệ dịch vụ quảng cáo, Điều 113, 114 Luật Thương mại (2005) chỉ quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ có quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ quảng cáo cung cấp thông tin quảng cáo trung thực, chính xác, quyền nhận thủ lao dịch vụ và có nghĩa vụ thực hiện sự lựa chọn của bên thuê quảng cáo về người phát hành quảng cáo, hình thức, nội dung, phương tiện quảng cáo, phạm vi, thời gian quảng cáo thương mại, có nghĩa vụ tổ chức quảng cáo trung thực, chính xác về hàng hoá, dịch vụ thương mại theo thông tin mà bên thuê quảng cáo cung cấp, nghĩa vụ thực hiện các thoả thuận khác trong hợp đồng.

        PHÁP LUẬT VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI LIÊN QUAN ĐẾN CẠNH TRANH VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

        Tồn tại chủ yếu trong thực trạng pháp luật về xúc tiến thương mại là: () Còn thiếu các quy định kiểm soát tính trung thực của thương nhân trong hoạt động khuyến mại trong khi đó lại có những quy định không cần thiết hạn chế quyền tự do hoạt động thương mại của thương nhân, không phù hợp với lợi ích của thương nhân xúc tiến thương mại và tính khả thi của nó không cao; (ii) quan niệm về quảng cáo thương mại và quảng cáo phi thương mại (thực chất là cỏc hoạt động thụng tin tuyờn truyền) chưa được làm rừ kộo theo nhiều bất cập trong ban hành, thực thi pháp luật về quảng cáo, trong quản ly Nhà nước về quảng cáo nói chung và xúc tiến thương mại nói riêng: (iii) thiếu các quy định điều chỉnh một số hoạt động xúc tiến thương mại mới hình thành và đang trở nên phổ biến trong nền kinh tế; (iv) chưa đủ quy định cần thiế: để kiểm soát các hoạt động thương mại diễn ra tập trung như hội chợ, trién lãm thương mại; (v) chưa có sự thống nhất với các quy định về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động xúc tiến thương mại v.v. Nguyên nhân của thực trạng này ngoài việc thương nhân thiếu ý thức tuân thủ pháp luật còn có nguyên nhân về luật pháp do: (i) Còn nhiều quy định về thủ tục hành chính rườm rà, (11) Còn tồn tại những quy định có tinh khả thi không cao do thiếu cu thể, dẫn đến khó xác định vi phạm như quy định về quảng cáo so sánh, hạn mức tối đa giá trị vật chất dùng để khuyến mai, (iii) Quy định về xử lý vi phạm cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn như chỉ xác định chủ thể vi phạm pháp luật về khuyến mại, quảng cáo là thương nhân sản xuất (có lhàng hoá khuyến mại, quảng cáo) mà chưa tính đến người vi phạm là thương nhân kinh doanh dịch vụ XTTM, nhiều hành vi vi phạm chưa có quy định xử lý hoặc quy định xử lý không còn phù hợp.

        HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XÚC TIẾN THUONG MAI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

        CĂN CỨ CỦA VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

          Về các quy định có liên quan: Ngoài các quy định trực tiếp điều chỉnh hoạt động thương mại và chủ thể hoạt động thương mại (thương nhân), hoạt động thương mại của thương nhân còn phải tuân thủ nhiều quy định có liên quan về xử 'ý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại của luật hành chính, về xủ lý vi phạm hình sự trong hoạt động thương mại của luật hình sự, về cạnh tram và xử lý vi phạm về cạnh tranh của luật cạnh tranh, các quy định liên quan đén bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng v.v. Biểu hiện của sự liên quan đó là: (i) Sự xuất hiện các quy định pháp luật về vấn dé này ở cả ba luật, cùng có hiệu lực điều chính hoạt động XTTM của thương nhân; (ii) xuất phát từ tính chất, đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh của mỗi luật, các quy định có thể nhằm những mục đích chủ yếu khác nhau nhưng đều liên quan đến việc bảo vệ lợi ích của thương nhân, của đối thủ cạnh tranh, của người tiêu dùng và bao trùm lên các lợi ích đó là lợi ích của quốc gia.

          ĐỊNH HƯỚNG CHỦ YEU CUA VIỆC HOÀN THIEN PHÁP LUẬT VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MAI Ở VIET NAM

          + Nhà nước cần thiết quy định một số cấm đoán đối với thương nhân nhằm ngăn ngừa họ gây tổn hại cho lợi ích của quốc gia, của thương nhân khác va của người tiêu dùng: (i) Cấm thương nhân thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại gây hại cho lợi ích cộng đồng (như cấm quảng cáo những hàng hoá dịch vụ hạn chế kinh doanh); (ii) cấm thương nhân thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, gây hạn chế cạnh tranh; (iii) cấm thương nhân thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại làm thiệt hại đến quyền lợi của người tiêu dùng. (iv) Nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt đành cho các nước thành viên đang phát triển và/hoặc đang trong quá trình chuyển đổi. Khi WTO ra đời, đây được coi là nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hệ thống thương mại đa biên. Theo đó GATS/WTO dành cho các nước đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi sự đối xử đặc biệt và khác biệt nhằm giúp họ tăng cường năng lực cạnh tranh trong thương mại dịch vụ, cho phép họ mở cửa lĩnh vực nào thì liệt kê lĩnh vực đó trong Danh mục cam kết cu thể, còn lại là những lĩnh vực không cam kết. Trong khi đó, các nước phát triển phải áp dụng. phương pháp loại trừ: Không mở cửa lĩnh vực nào thì liệt kê trong Danh mục cam kết cụ thể, các lĩnh vực còn lại đều phải mở cửa).

          CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ

          Thứ nhất, chấm đứt sự tồn tại đồng thời hai loại văn bản pháp luật về quảng cáo, xoá bỏ tình trạng trùng lặp của nhiều quy định pháp luật, như các quy định về sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo, các hạn chế, cấm đoán trong quảng cáo, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quá trình quảng cáo.., xoá bỏ tình trạng thương nhân hoạt động quảng cáo thương mại phải chịu sự điều chỉnh của cả hai nhóm văn bản về quảng cáo, phải tự rà soát và tuân thủ cả hai loại văn bản pháp luật về quảng cáo và quảng cáo thương mại, kể cả những điều kiện, giấy phép được coi là “rào can” của tự do€6. Một trong những giải pháp tháo gỡ vướng mắc này trong quá trình thực thi pháp luật, đó là phải định nghĩa lại khái niệm quảng cáo/quảng cáo thương mại với những đặc thự của nú theo hướng phõn biệt rừ với hoạt động “trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ”, cụ thể là Điều 102 Luật Thương mại cần sửa kại thành: “Quảng cáo thương mai là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân dùng sản phẩm quảng cáo và phương tiện quảng cáo để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình”.

          TIẾNG ANH

          Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương(1995), Các hình thức và biện pháp khuyến khích cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong nên kinh tế thị trường, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (2001)- Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay-Nxb Công an nhân dân, Hà Nội (trang 241, phần bài viết của TS Nguyễn Như Phát).