1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về đại diện người sử dụng lao động ở Việt Nam : luận văn thạc sĩ luật học / Bùi Thị Kim Anh ; TS. Đỗ Thị Dung hướng dẫn

113 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Đại Diện Người Sử Dụng Lao Động Ở Việt Nam
Tác giả Bùi Thị Kim Anh
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Dung
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 72,04 MB

Nội dung

Nội dung của bài báo chỉxuay quanh việc nghiên cứu về vị trí pháp ly của tổ chức đại điện NSDLD cũng nhưvai trò của tô chức này trong QHLD và đưa ra một số biện pháp chủ yếu bao đảm vait

Trang 1

BUI THI KIM ANH

DE TAI

_ PHÁP LUAT VE DAI DIỆN

NGƯỜI SỬ DUNG LAO DONG Ở VIỆT NAM

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Ha Nội - 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

BÙI THỊ KIM ANH

ĐÈ TÀI

PHÁP LUẬT VẺ ĐẠI DIỆN

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐỖ THI DUNG

Hà Nội - 2017

Trang 3

giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứutrong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn thạc sĩ.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Dao tạo,

Khoa Sau Đại học, các thầy cô trong tô Bộ môn Luật Lao động, khoa Pháp luật Kinh

tế, trường Đại học Luật Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiếnthức quý giá trong suốt quãng thời gian học tập sau đại học tại trường

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã tạo điều kiện thuận

lợi và ủng hộ tôi hoàn thành luận văn này.

Do kiến thức của bản thân và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên luận vănkhông tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý

báu của các thây, các cô đê luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cam on./.

Ha Noi, ngay 11 thang 8 nam 2017

Hoc vién

Bui Thi Kim Anh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trìnhnào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được tríchdẫn đúng theo quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận van này.

Tác giả luận văn

BÙI THỊ KIM ANH

Trang 5

: Người lao động : Nguoi sử dụng lao động : Quan hệ lao động

: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam : Liên Minh Hợp tác xã Việt Nam

: Hiệp hội các Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

: Thỏa ước lao động tập thê

Trang 6

MỤC LỤC

P90080,006)7 10000 |

0/0 11 7

MOT SO VAN DE CHUNG VE ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DUNG LAO ĐỘNG VA PHÁP LUẬT DAI DIEN NGƯỜI SỬ DUNG LAO ĐỘNG 55s: 7 1.1 Đại diện người sử dụng lao động - - - - E1 1112 1S vn rry Ỷ LI Khái niệm dai diện người sử dụng lao đỘng cĂĂẰ«ie«es 7 1.1.2 Vai trò của dai diện người sw dụng lao động trong quan hệ lao động L0 1.1.3 Các loại dai diện người sử dung lao đỘng, - ccẶẶSSSssseeeeeees 12 1.2 Pháp luật về đại diện người sử dụng lao động - 2s 5 2c: 14 1.2.1 Khái niệm pháp luật đại diện người sw dụng lao động 14

1.2.2 Nguyên tắc của pháp luật về đại diện người sử dung lao động 16

1.2.3 Nội dung pháp luật về đại diện người sử dung lao động - 17

1.2.3.1 Thành lập tổ chức đại điện người sử dụng lao động -. - 17

1.2.3.2 Quyền và trách nhiệm của tô chức đại điện NSDLĐ - 19

1.2.3.3 Những bao dam pháp ly cho hoạt động của tô chức dai điện người sử dụng lao động - 11 1112110991111 9111 9 1111 HH re 25 1.2.4 Ý nghĩa của pháp luật đại diện người sử dung lao động 27

lô) .727 ỀẦỀỀẦ.Ầ 30

QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH - 30

VE ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DUNG LAO ĐỘNG - 2 5 5cccccccererrrxee 30 2.1 Quy định về thành lập tổ chức đại diện người sử dung lao động 30

2.1.1 Quy định nguyên tắc thành lập tổ chức đại diện người sử dụng lao động ¬ 30

2.1.2 Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cầu tổ chức của tổ chức đại diện người sử dụng LAO (ỘN - Gv rrt 32 2.1.2.1 Phong Thương mai và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - a2 2.1.2.2 Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA) eee eeceeceeeseeeeeeseeesseeeeseeeees 34 2.1.2.3 Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) 36

Trang 7

dtm2 xen lun EL TES EEE TS xousss nggnruetntsnh ta SH0280005-IEL.00080005027718.ã06.E07N112000/708Gã.188.3E0100Gn00ESEý 41 2.2.2.2 Linh vurc tha 0n 43 2.2.2 Dai diện người sw dung lao động trong quan hệ lao động 47

2.2.2.1 Dai diện người su dụng lao động trong đối thoại xã hội, thương lượng

2.2.2.6 Trong lĩnh vực tuyên truyền, vận động các đơn vị sử dụng lao động

thực hiện pháp luật, bảo đảm quyền lợi cho người lao động -. - 642.3 Những bảo đảm cho tổ chức đại diện người sử dụng lao động hoạt động

0000:0007 65

2.3.1 Bảo đảm về tự do gia nhập tổ chức đại diện NSDLĐ 5-55: 652.3.2 Bảo đảm về mặt pháp lý của tổ chức đại diện NSDLĐ se 662.3.3 Bảo đảm về tai chính của tổ chức dai diện NSDLĐ -cse- 67

CHƯNH TỐT sass cosa ssa a RK ES SH PR A -R 69

THỰC TIEN THUC HIỆN PHÁP LUAT ĐẠI DIỆN -2- 252 scsscs2 69NGƯỜI SU DUNG LAO DONG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 693.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật đại diện người sử dung lao động 693.1.1 Những kết quả nổi bật đã dat đưỢC - - 5 - St ke EeErrrrkererred 69n6 n6 p n Ặ 7]3.1.3 Nguyên nhân của những ton fqï - - 5-5 EEEEEEEEEEEEEErkererree 73

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật

về đại diện người sử dụng lao động ở Việt Nam hiện nay -5¿ 753.2.1 Yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiệnpháp luật về đại diện người sử dung lao động ở Việt Nam hiện nay 75

Trang 8

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại diện người sử dụng lao động ở Việt

\//0 7/20, 2000050588 81

3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đại diện người sử

dung lao động ở Việt Nam hién nay Gv ve ry S6

KẾT LUẬN - 2 -S2S212 121521215 21511211121111112111111111111 1121111 11111111 xe erre 90DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2© ESSE£EE+E£EEEEEEEEEEEerkerkrrers |

Trang 9

Nhăm phát triển hài hòa, ôn định quan hệ lao động luôn cần phải có sự hợp

tác giữa cả hai bên người lao động và người sử dụng lao động Tuy nhiên quan hệ lao

động có thé xác lập giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động thôngqua việc ký kết hợp đồng lao động hoặc thông qua giữa đại diện các bên với nhau.Mục đích quan hệ giữa đại diện các bên với nhau nhằm làm cho quan hệ lao độngtrong đơn vi sử dụng lao động hoặc ở phạm vi lớn hơn hài hòa, ồn định Vì vậy, cácnước trên thế giới cũng như ở Việt Nam rất chú trọng đến đại diện các bên trong

quan hệ lao động.

Trên thé giới, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng có nhiều công ước về van

dé tổ chức đại điện NSDLĐ Trên cơ sở quy định của ILO, pháp luật một số quốc giacũng quy định về van dé này Cùng với bên đại diện NLD thì đều coi trọng đến bênđại diện của NSDLĐ Cùng với tô chức đại điện NLD (công đoàn) thì tổ chức đạidiện NSDLĐ ra đời và phát triển từ rất lâu Ví dụ như nhiều quốc gia như Pháp, Đức,Philippine đã và đang duy trì các quy định về tô chức đại điện NSDLĐ nhằm bảo

vệ quyên và lợi ich của NSDLĐ Điều đó đảm bảo sự bình dang trong mối quan hệgiữa các bên nên quan hệ lao động trên thế giới rất phát triển Tuy nhiên, tùy vàođiều kiện cũng như hoàn cảnh của mỗi nước mà pháp luật của họ có những quy định

khác nhau.

Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của thị trường lao động, quan hệ lao động

ở nước ta cũng được hình thành và có những bước phát triển nhất định Tuy nhiên,mối quan tâm chủ yếu và được chú trọng trong quan hệ lao động luôn hướng vềngười lao động kèm theo đó tô chức đại diện NLD là tổ chức công đoàn Bởi trênthực tế và trong những quy định của pháp luật lao động, người ta thường quan tâm vàbảo vệ quyền và lợi ich NLD hơn do quan niệm NLD là đối tượng yếu thé, dé bị batlợi hơn so với NSDLĐ Hiện nay, do nhu cầu đảm bảo quyền và lợi ích của các bêncũng như để duy trì QHLĐ ổn định trong nền kinh tế thị trường thì tương ứng với

bên đại diện NLD là đại diện của NSDLD

Dé khang định vi tri, vai trò của tổ chức đại diện NSDLD, nhà nước đã banhành các văn bản pháp luật quy định về các vấn đề có liên quan Hệ thống văn bảnpháp luật đã tạo hành lang pháp ly cho tổ chức đại diện NSDLD thực hiện chức năngcủa mình, góp phần duy trì quan hệ lao động hài hòa, 6n định, ngăn ngừa và hạn chế

Trang 10

các tranh chấp lao động phát sinh, khang định vị thế bình đăng của NLD và NSDLĐ

trong QHLĐ.

Tuy nhiên, trên thực tế, các tổ chức đại điện NSDLĐ bảo vệ các đơn vị sửdụng lao động tham gia tổ chức đó, hoạt động riêng lẻ và chưa có sự thống nhấttrong vấn đề bảo vệ quyền lợi chung cho bên giới sử dụng lao động trong mối tươngquan với tổ chức đại điện NLD là tổ chức công đoàn Vì vậy, quyền lợi của NSDLD

chưa được bảo đảm một cách hiệu quả Nguyên nhân chính là do các quy định pháp

luật nước ta về vấn đề tô chức, hoạt động cũng như việc thục tế hóa quy định củapháp luật của tô chức đại diện NSDLĐ còn nhiều bất cập Trong tiễn trình hội nhậpngày càng sâu rộng đòi hỏi sự tương thích nhất quán giữa pháp luật quốc gia và phápluật quốc tế trong các quy định về tổ chức đại diện của NSDLĐ

Do đó việc nghiên cứu các van đề lý luận về đại điện NSDLĐ và pháp luật đạidiện NSDLĐ; thực tiễn thực hiện quy định này từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiệnpháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đại diện NSDLĐ là rất cầnthiết

Chính vì từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Pháp luật về đại diệnngười sử dụng lao động ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu ở bậc luận văn thạc sĩcủa mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đại diện NSDLĐ và pháp luật về đại điện NSDLĐ là vấn đề mới Vì thế, ở

trong nước đã có các công trình nghiên cứu sau đây:

Sách tham khảo “Vận dụng cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp laođộng ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Xuân Thu, Nxb Lao động — xã hội năm 2009.Luận án này đề cập tới cơ chế ba bên giữa nhà nước, đại diện NLD, đại diện NSDLDtrong việc giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam Theo đó có đề cập khái quát

về tổ chức đại điện NSDLD là một bên trong mối quan hệ ba bên trong vấn đề giảiquyết tranh chấp chứ chưa nghiên cứu độc lập và đầy đủ về tổ chức đại diện

NSDLĐ.

Tài liệu dùng cho hội thảo “bảo đảm quyền tự do lập hội theo Hiến pháp2013” của tác giả Vũ Công Giao (chủ biên), Nxb Hồng Đức, Hà Nội — tháng 7/2016.Bài viết đề cập đến nội dung xác định mọi NLĐ cũng như NSDLĐ đều có quyềnthành lập va gia nhập các tô chức mà họ lựa chọn mà không phải xin phép Đồng

Trang 11

Nhưỡng đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 5/2007 Nội dung của bài báo chỉxuay quanh việc nghiên cứu về vị trí pháp ly của tổ chức đại điện NSDLD cũng nhưvai trò của tô chức này trong QHLD và đưa ra một số biện pháp chủ yếu bao đảm vaitrò của tô chức đại điện NSDLD mà chưa đi sâu vào nghiên cứu quy định pháp luật

về tô chức đại diện NSDLD;

Bài viết: “Tổ chức đại điện người sử dụng lao động trong quan hệ lao độngtheo pháp luật hiện hành của tác giả Đào Thị Hằng đăng trên tạp chí Luật học số

10/2014 Nội dung của bài tạp chí đã nghiên ở khía cạnh các quy định của pháp luật

về quyền và trách nhiệm nhất định của tổ chức đại diện NSDLD trong các lĩnh vựckhác nhau của quan hệ lao động mà chưa đánh giá hết những hạn chế, bat cập trongquy định của pháp luật; thực tiễn thực hiện pháp luật và đưa ra những đề xuất nângcao hiệu quả thực hiện pháp luật về đại diện NSDLĐ;

Bài viết: “Thâm quyền đại diện của tô chức đại diện người sử dụng lao độngtrong các quan hệ pháp luật của tác giả Nguyễn Hằng Hà đăng trên tạp chí Luật học

số 3/2016 Nội dung bai báo đi sâu nghiên cứu về mỗi quan hệ giữa tổ chức đại diệnNSDLĐ với tô chức đại diện NLD và trong mối quan hệ với nhà nước

Bên cạnh đó còn có một số bài viết nghiên cứu khác có liên quan trực tiếp đếnmột số khía cạnh về lĩnh vực đại diện NSDLĐ

Các công trình nghiên cứu đã phân tích và đánh giá vai trò, quyền hạn của tôchức đại diện NSDLD trong một số lĩnh vực cụ thé và một số bảo đảm về mặt pháp

lý cho tô chức đại diện NSDLĐ hoạt động một cách hiệu quả Tuy nhiên, chưa cócông trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, các vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật

và thực tiễn thực hiện pháp luật, đánh giá những hạn chế còn tồn tại của các quy địnhpháp luật về vấn đề này Trên cơ sở kế thừa kế thừa kết quả nghiên cứu của các côngtrình trước đó, hoặc đó mới chỉ là các nghiên cứu ở một góc cạnh, một mức độ nhấtđịnh mà chưa đề cập đầy đủ và toàn diện

Như vậy, cho đến thời điểm này chưa có công trình nào nghiên cứu một cách

có hệ thống những van dé lý luận cũng như thực trạng pháp luật và kiến nghị hoànthiện quy định của pháp luật về đại điện người sử dụng lao động theo BLLD năm

2012 ở cấp độ luận văn Theo đó nghiên cứu toàn diện các van dé về lý luận phápluật từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện hé thống pháp luật Việt Nam về lĩnh vực

Trang 12

này trong giai đoạn hiện nay, cho nên luận văn là công trình nghiên cứu không trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu trước đó.

Do hạn chế về mặt thời gian cũng như khó khăn về ngôn ngữ nên tác giả cũngchưa có thời gian để khảo cứu các công trình nước ngoài Hi vọng với các công trìnhnghiên cứu sau này ở bậc cao hơn, tác gia sẽ có điêu kiện nghiên cứu sâu rộng hơn.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu pháp luật về đại điện NSDLĐ ở Việt Nam chủ yếu tậptrung nghiên cứu ba tô chức bao gồm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

(VCCI), Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA), Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ va vừa Việt Nam (VINASME), được quy định trong pháp luật lao động Việt Nam hiện

hành Trong đó chủ yếu là BLLĐ năm 2012 và các văn bản hướng dẫn Dé làm sâuvan đề này, tô chức đại điện NSDLD còn được thể hiện trong các luật khác như Luậtbảo hiểm xã hội năm 2015, Luật việc làm năm 2013, Luật an toàn, vệ sinh lao động

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Xuất phát từ những đặc điểm của thị trường lao động, từ mô hình của quan hệlao động Việt Nam và những yêu cau thực tiễn về mối quan hệ pháp luật giữa NLD

và NSDLD, việc nghiên cứu của luận văn về đại diện NSDLĐ nhằm thực hiện bamục tiêu cơ bản: nghiên cứu một số vấn đề lý luận về đại diện NSDLĐ; thực trạngquy định của pháp luật Việt Nam về đại điện NSDLĐ; từ những vấn đề bất cập trongquy định của pháp luật, luận văn đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật và nângcao hiệu quả thực hiện pháp luật về đại diện NSDLĐ ở Việt Nam trong bối cảnh hội

nhập hiện nay.

Trang 13

pháp ly, bao gồm các van dé: quan niệm về đại diện NSDLD, phân loại đại diện

NSDLĐ, vai trò cua đại diện NSDLD trong quan hệ lao động đặc biệt nghiên cứu

pháp luật về đại diện NSDLD trên cơ sở khái quát từ quy định của ILO và của một sốquốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam

Hai là, danh giá thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về đạidiện NSDLD Chỉ ra những ưu điểm, bat cập và những van đề còn tồn tại trong quy

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của học thuyết Mác —

Lê Nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; quan điểm của Đảng vànhà nước về quan hệ lao động và pháp luật đại diện NSDLĐ trong nên kinh tế thi

trường.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn gồm: phương

pháp lịch sử, phân tích, so sánh, so sánh luật học, chứng minh, dự báo khoa học.

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Y nghĩa khoa học: luận văn nghiên cứu có hệ thong một số khái niệm, vai trò

về đại diện NSDLĐ; pháp luật về đại diện NSDLĐ; đánh giá khách quan về thựctrạng quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành; đề xuất một số kiến nghị hoànthiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đại diện NSDLĐ ở Việt

Nam hiện nay trong tương quan với đại diện NLD.

Y nghia thuc tiễn: luận văn nhằm cung cấp kiến thức một cách toàn diện về

pháp luật đại diện NSDLĐ cho những ai quan tâm; là tài liệu tham khảo cho học

viên, sinh viên khi nghiên cứu pháp luật lao động nói chung, pháp luật về đại diệnNSDLĐ nói riêng: là tài liệu tham khảo cho những người làm trong các tổ chức đại

diện NSDLD.

Trang 14

Tác giả cũng hy vọng luận văn có ý nghĩa cho những nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng những quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, phùhợp với luật pháp quốc tế và là cơ sở cho việc áp dụng ở Việt Nam Những kiến nghịcủa luận văn hy vọng sẽ là một trong những cơ sở cho việc xây dựng, sửa đôi, bổsung các quy định pháp luật của Việt Nam nhằm mục đích vừa thực hiện đúng cáccam kết quốc tế vừa bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, lợi ích của NSDLĐ vừa bảo

vệ được lợi ích chính đáng của NLD.

7 Bố cục của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận vănkết cầu gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Một số van dé chung về đại diện người sử dụng lao động và pháp

luật đại diện người sử dụng lao động.

Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về đại diện người sử

dụng lao động.

Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật đại diện người sử dụng lao động và

giải pháp hoàn thiện.

Trang 15

1.1 Dai diện người sử dung lao động

1.1.1 Khái niệm dai diện người sw dung lao động

Quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường gồm nhiều mô hình khác nhau,trong đó có quan hệ lao động giữa cá nhân NLĐ với NSDLĐ và QHLĐ giữa tập thêNLD với NSDLĐ QHLD cá nhân chỉ liên quan đến van dé thỏa thuận quyền và lợiich của từng cá nhân trên cơ sở thực hiện hợp đồng lao động QHLD tập thé đượchiểu là quan hệ giữa tập thé lao động với NSDLD về các van đề phát sinh liên quanđến tập thê lao động Theo đó, chủ thê của quan hệ lao động tập thể này có một bên

là tập thể lao động đó là tô chức công đoàn hoặc đại diện của NLD NLD họ tự cử rađại điện cho mình nhất là trong những đơn vị chưa có tô chức công đoàn

Trong quan hệ lao động tập thể tại một đơn vị sử dụng lao động, chủ thể củamỗi quan hệ này cũng bao gồm hai bên, bao gồm: một bên là đơn vị sử dụng lao

động, hay gọi cách khác là người sử dụng lao động hay người thuê lao động và một

bên là đại diện cho tập thể người lao động làm thuê cho chủ sử dụng lao động đó

Theo quan niệm truyền thống, trong quan hệ lao động, NLD thường ở vi trí

yếu thế, lệ thuộc vào NSDLĐ, sự phụ thuộc này có thể ở những mức độ khác nhaunhưng tôn tại trong tất cả các giai đoạn phát triển Sự tiễn bộ của loài người chỉ cóthé giảm bớt những phụ thuộc quá mức cần thiết, giải phóng NLD dé họ được tự do

và hưởng quyền con người một cách đầy đủ chứ không thé xóa bỏ nó một cách hoàntoàn Yếu tổ phụ thuộc này được NLD và NSDLD mặc nhiên thừa nhận và xem như

một tồn tại khách quan vì yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất luôn chịu sự chi phối

của quan hệ sở hữu Chính vì thế nhu cầu tập hợp, liên kết giữa những NLĐ với nhauthông qua việc thành lập, gia nhập tô chức công đoàn để tạo nên sức mạnh tập thể,tạo ra sự cân băng ở mức tương đối với NSDLĐ dé đại diện va bảo vệ họ một cáchhiệu quả Tuy vậy, dù NSDLĐ được coi là phía mạnh hơn nhưng họ cũng có nhu cầuliên kết băng việc thành lập hoặc tham gia một hoặc một số tô chức của họ thiết lập

để tham gia vào quá trình đàm phán, củng cố quyền quản lý, phát triển tại đơn vị sửdụng lao động và thúc đây quan hệ lao động, được bảo vệ quyền và lợi ích chính

đáng, đặc biệt khi các quyền, lợi ích đó vượt ra ngoài đơn vi sử dụng lao động như ở

cấp độ ngành, khu vực hay cấp quốc gia Trong mối quan hệ tập thể với nhà nước

Trang 16

hoặc với đại điện tập thể lao động ở cấp độ ngoài doanh nghiệp, đặc biệt trong cơ chế

ba bên, từng NSDLĐ không thé tham gia một cách đơn lẻ mà cần thiết phải có sựhiện diện của tổ chức đại diện NSDLĐ để đại diện cho họ Điều này càng trở nênquan trọng và cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Theo Từ điển tiếng Việt, đại diện là “thay mặt cho cá nhân hoặc tập thể”hoặc “người được cử thay mặt cho cá nhân hoặc tập thé”' nên đưới góc độ ngôn ngữ

có thé hiểu đại điện NSDLD là sự thay mặt cho cá nhân NSDLĐ hoặc tô chứcNSDLĐ Tổ chức có tính đại diện là tổ chức có thê thay mặt được cho tất cả cácthành viên của mình Xuất phat từ sự đông đảo của NSDLD trên cả nước nên tổ chứcNSDLĐ chỉ có tính đại diện nếu thu hút được tất cả NSDLĐ trong các ngành, cáckhu vực, thành phan kinh tế hoặc là một tổ chức liên hiệp các tổ chức của gidi SỬdụng lao động Tính đại diện được xem là tiêu chí cơ bản của tổ chức đại diệnNSDLĐ vì như vậy mới đảm bảo phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của tất cảNSDLĐ Nếu không, chức năng của nó đơn thuần chỉ giống như một tô chức củaNSDLD, không thé tham gia cùng với nhà nước và tổ chức đại diện NLD tham giagiải quyết các vấn đề phát sinh trong QHLĐ

Trên thế giới, pháp luật quốc tế rất chú trọng đến QHLD tập thể cũng như rấtchú trọng đến bên đại diện của NLD va đại diện của NSDLĐ để hài hòa, cân bằng lợi

ích giữa các bên.

Vai trò đại diện cho giới sử dụng lao động rất được ILO coi trọng Theo ILO,trong các công ước và khuyến nghị dé điều chỉnh QHLĐ toàn cầu đã có nhiều côngước liên quan đến vấn đề về lao động ILO định nghĩa thì “Quan hệ lao động lànhững moii quan hệ cá nhân và tập thể giữa những người lao động và người sử dụng

lao động tại nơi làm việc, cũng như các moii quan hệ giữa các dai diện lao động cua

”* Cũng có quan điểm tiếp cận quan hệ lao động theo nghĩa rộng va

họ với nhà nước

xác định quan hệ lao động là “quan hệ giữa người với người trong lao động” Bên

cạnh đó, quan hệ lao động cũng được hiéu là “một hệ thong bao gồm nhiêu chủ thé

tương tác lẫn nhau trong quá trình lao động sản xuất”

' Hoàng Phê (Chủ biên) (2013), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.372, 373.

? Nguyễn Tiệp (2008), Giáo trình Quan hệ lao động, Nxb Lao động — Xã hội, Hà Nội, tr.10.

3 Phạm Công Trứ (Chủ Biên) (2005), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Dai học Quoc gia Hà Nội, Ha

Nội, tr.6.

4 Nguyễn Tiệp (2008), Giáo trình Quan hệ lao động, Nxb.Lao động — Xã hội, Hà Nội, tr.11.

Trang 17

Từ năm 1920, ở cấp độ quốc tế, tổ chức này đã ra đời với tên gọi: Tổ chứcquốc tế của người sử dụng lao động (International Organisation of Employers — IOE)với vai trò hỗ trợ và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trên toàn thế giới trong laođộng và chính sách xã hội, với mục đích: thúc đây kinh tế, việc làm và chính sách xãhội, tạo môi trường cần thiết dé duy trì và phát triển các doanh nghiệp và nền kinh tếthị trường, cung cấp diễn đàn quốc tế dé liên kết với nhau, đại diện và thúc day lợiich của các tô chức và các thành viên của tổ chức sử dụng lao động quốc gia trêntoàn thé giới trong tất cả các van đề lao động và chính sách kinh tế - xã hội; hỗ trợ,

tư vấn đại diện và cung cấp dịch vụ có liên quan và thông tin cho các thành viên,thiết lập, duy trì liên lạc giữa họ, phối hợp quyền lợi NSDLĐ ở cấp quốc tế, thúc đây

và hỗ trợ sự tiễn bộ, tăng cường các tổ chức độc lập và tự chủ sử dụng lao động,nâng cao năng lực cho các thành viên; thông tin cho công luận, thúc đây sự hiểu biết

về các đơn vị sử dụng lao động: tao điều kiện và thúc day sự trao đôi, chuyển giaothông tin, kinh nghiệm thực tiễn giữa các thành viên”

Ở Việt Nam, trước đây chưa hề đề cập đến van đề về đại diện NSDLD Hiệnnay, quy định tại khoản 5 Điều 3 BLLĐ năm 2012 định nghĩa: “Tổ chức đại diệnngười sử dụng lao động là tô chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động” Từ đó

có thé thấy quy định của pháp luật Việt Nam là phù hop với tinh thần của ILO, đãbao quát định nghĩa day du vé tinh hop phap khi thanh lap, muc dich thanh lap, pham

vi hoạt động cua tô chức đại diện NSDLD

Qua đó, đại diện NSDLD là một thực thé xã hội đặc thù, khi được pháp luậtquy định thì tạo thành một chế định riêng của luật lao động với đặc trưng cơ bản:

Một là, đại điện NSDLD thé hiện quyền của NSDLD, một trong những quyềncon người được Đại hội đồng liên hợp quốc ghi nhận” Việt Nam là một trong cácquốc gia đã phê chuẩn công ước này đảm bảo thực thi quyền đại điện NSDLĐ trênthực tế khi tham gia vào các QHLĐ

” Nguyễn Hang Hà, “Tham quyền của tô chức đại diện người sử dụng lao động trong các quan hệ pháp luật”,

Tạp chí luật học SỐ 3/2016 Ộ ¬ ;

° Điều 23 Tuyên bố chung của Đại Hội đông Liên Hợp quôc vê quyên con người thông qua ngày 10/12/1948.

Trang 18

Hai là, đại diện NSDLD phan ánh ý chí tự do, tự nguyện của NSDLD trongviệc: tự do tô chức, thành lập, gia nhập tô chức đại diện; thông qua điều lệ hoạt độngcủa tô chức; hoạt động theo pháp luật mà không chịu sự can thiệp của đối tác xã hội

khác.

Ba là, đại diện NSDLD sắn với QHLD, được nhà nước va tô chức lao độngkhác thừa nhận, như một quyền năng pháp lý và có những cơ chế đảm bảo thực hiện

1.1.2 Vai trò của đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động

Trong mối quan hệ lao động, tô chức đại điện NSDLD có vai trò bảo vệ các

thành viên là những NSDLĐ, là một trong những yêu cau quan trọng hang dau của tổchức đại điện NSDLD Vai trò của tổ chức đại điện NSDLD được thé hiện qua các

phương diện:

Thứ nhát, đại diện NSDLĐ thực hiện hoạt động bảo vệ thông qua việc thamgia hoạch định chính sách, pháp luật nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi chocác hoạt động của các thành viên của mình Với khả năng phản ánh đầy đủ, chính

xác và kịp thời những tâm tư, nguyện vọng của NSDLĐ ở các đơn vị sử dụng lao

động, tổ chức đại diện NSDLD có vai trò phối hợp cùng với chính phủ và tổ chức dai

diện NLD tham gia xây dựng các chính sách pháp luật trong các lĩnh vực lao động.

Tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi, công bằng cho các hoạt động của các thành viêncủa tổ chức mình Chức năng này được gọi như chức năng bảo vệ từ xa, mang tínhchiến lược và lâu dài

Thứ hai, đại điện NSDLĐ thực hiện các hoạt động bảo vệ NSDLP trong

OHLD Các hoạt động này chủ yếu được tiễn hành khi có yêu cầu hoặc tô chức đạidiện NSDLĐ cho là cần thiết hoặc theo quy tắc nội bộ, theo các quy định của phápluật Vai trò này đồng nghĩa với việc tô chức đại điện NSDLĐ bảo vệ lợi ích choNSDLD thông qua các hoạt động thực tế của mình như: cung ứng dịch vụ đào tạo và

tư vẫn cho NSDLD trong việc xây dựng các điều khoản của hợp đồng lao động, kỹnăng tuyên chọn lao động, quan lý và sử dụng nguồn lao động hiệu quả trong đơn vị

sử dụng lao động, phối hợp cùng tổ chức công đoàn tuyên truyền, giáo dục chínhsách pháp luật cho NSDLD cũng như cho ca NLD Chức năng bảo vệ trực tiếp của

tổ chức đại điện NSDLĐ đặc biệt thé hiện rõ ở việc đại diện của tô chức này là thànhviên của Hội đồng trọng tài lao động dé trực tiếp tham gia vào việc giải quyết tranhchấp lao động Theo đó, tổ chức đại điện NSDLĐ luôn đồng hành cùng các doanhnghiệp trên con đường phát triển của họ, hỗ trợ và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệpmột cách kịp thời và hiệu quả nhất

Trang 19

Thứ ba, vai trò của đại điện NSDLĐ còn thể hiện ở sự liên kết giữa các thànhviên và liên kết với các chủ thể khác Cụ thê:

Một là, quan hệ giữa tổ chức đại diện NSDLĐ với tô chức đại diện NLD Đây

là sự liên kết bên ngoài của tô chức đại diện NSDLĐ Mối quan hệ hai bên thể hiện

rõ nét nhất là cùng nhau xây dựng các thỏa thuận khung hay các thỏa thuận chỉ tiết

về các van đề của QHLD ở việc hợp tác xây dựng các thỏa ước lao động tập théngành, tiêu chuẩn lao động và các điều kiện lao động Bên cạnh đó, hai bên còn phốihợp với nhau nhằm chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết các vấn đề phát sinh trongQHLĐ ’ Trong quan hệ này, nếu không có Nhà nước làm trung gian hoặc sự canthiệp của Nhà nước, phía NLD đương nhiên sẽ chịu nhiều bat lợi khi mọi quyền lựckinh tế đều do NSDLD nắm giữ Nếu giải quyết tốt mối quan hệ giữa hai chủ thé nàyđồng thời với sự can thiệp của Nhà nước làm giảm bớt sự bat đồng, bat bình đăng sẽgóp phan tạo dựng môi trường lao động công khai, minh bạch, 6n định

Hai là, quan hệ giữa tổ chức đại diện NSDLĐ với Nhà nước Nhà nước luôn

là chủ thê đặc biệt trong những mối quan hệ cùng với đặc điểm và quyền năng riêng

Ở Việt Nam, quy định về tổ chức đại điện NSDLĐ là bước đột phá lớn không chỉtrong pháp luật mà còn trong cả nhận thức xã hội dù vẫn bó hep vai trò của tổ chứcnày trong QHLĐ Tổ chức đại diện NSDLĐ ra đời trong bối cảnh đang ở thế mạnh

về quyền quản lý lao động lại có vị trí yếu thế trong mối quan hệ không chỉ đối vớiNhà nước mà cả trong mối quan hệ với tổ chức đại diện NLĐ do không được côngnhận là một bộ phận trong hệ thống chính trị quốc gia

Tuy nhiên, sự liên kết cao nhất, có vai trò quan trọng nhất là việc tô chứcNSDLD, tổ chức đại diện tập thé lao động và Nhà nước kết hợp trong cơ chế ba bênnhằm xúc tiễn các hoạt động vì một môi trường lao động văn minh, hiệu quả, xâydựng và duy trì mối quan hệ lao động hài hòa, 6n định

Ba là, sự liên kết giữa các tô chức đại diện NSDLD trong việc đại điện, bảo vệ

và cung cấp các dich vụ cho thành viên của tổ chức này Bat kỳ tổ chức nào đượcthành lập đều nhằm mục đích đại diện bảo vệ thành viên tham gia tô chức của mình

Múi quan hệ giữa tô chức đại diện NSDLĐ trong việc đại diện, bảo vệ và cung cấp

các dịch vụ cho thành viên của tô chức này là sự liên kết bên trong; sự liên kết nàyđược tiến hành va duy trì, phát triển giữa các thành viên đại diện sử dụng lao động

tA A A ` A AS ` 2 “4 PA 3 A r a Pe 8

Kiêu liên két nay tao nên nội luc va ban sac riêng của tô chức đại diện NSDLĐ'.

7 Lưu Bình Nhưỡng, “Tô chức đại diện người sử dụng lao động”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 97/2007.

* Lưu Binh Nhưỡng, “Tổ chức đại diện người sử dụng lao động”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 97/2007.

Trang 20

Bốn là, về đối ngoại Tổ chức đại điện NSDLD thay mặt giới sử dụng laođộng ở Việt Nam dé tham gia các hội nghị của Tổ chức lao động quốc tế, bao gồmviệc báo cáo tình hình hoạt động trọng nước và tham gia xây dựng đóng góp ý kiến.Ngoài ra, đây cũng là chủ thé chính tham gia các cuộc hội thảo của tô chức giới sửdụng lao động như: tô chức giới chủ thế giới, tô chức giới chủ khu vực Đông Nam Á,Liên minh Hợp tác xã quốc tế, Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa thế giới

Chức năng của một tổ chức là lý do dẫn tới sự ra đời, ton tại và duy trì hoạtđộng của tổ chức đó Từ chức năng, các nhiệm vụ sẽ được cụ thể hóa và cơ cấu tổchức cũng sẽ dần được hình thành đề phù hợp với việc thực hiện chức năng đó

1.1.3 Các loại dai diện người sw dụng lao động

Theo quy định của pháp luật quốc tế, có các loại đại điện NSDLD chủ yếu:

- Thứ nhất, căn cứ vào tính chất của loại đại diện người sử dụng lao động cóthể chia ra các loại :

Một là, đại diện người sử dụng lao động trực tiếp

Đây là hình thức, loại đại điện NSDLĐ do tổ chức hoặc người được bầu, cử rathay mặt NSDLĐ can thiệp ý chí trực tiếp với các chủ thể hữu quan (cơ quan nhànước, tô chức đại điện NLD) thông qua đó, các quyền và lợi ích chính đáng củaNSDLĐ được bảo vệ một cách tối ưu

Hai là, đại điện người sử dụng lao động gián tiếp

Đây là hình thức, loại đại điện do tô chức hoặc người được bầu, cử ra thaymặt người sử dụng lao động can thiệp ý chí một cách gián tiếp với các chủ thé hữuquan (nhà nước, người lao động) nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng củaNSDLĐ Hình thức đại diện gián tiếp thể hiện qua việc tham gia đóng góp ý kiến xây

dựng chính sách, pháp luật lao động.

Đại diện NLD, tô chức đại diện NSDLĐ tham gia cùng với cơ quan nhà nướcxây dựng quan hệ lao động hài hoà, ôn định và tiến bộ; giám sát việc thi hành các

Trang 21

quy định của pháp luật về lao động: bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao

động, người sử dụng lao động”

- Thự hai, căn cứ vào cấp độ và phạm vi đại điện người sử dụng lao động cóthể chia làm các loại:

Một là, đại diện người sử dụng lao động cấp quốc tế

Đại diện NSDLĐ cấp quốc tế được xem là loại đại điện có cấp độ cao nhấttrong các cấp độ đại diện lao động, được thành lập trên cơ sở sự liên kết của các tổchức đại điện NSDLĐ các quốc gia trên cơ sở bình đăng, độc lập, cùng phan đấu chomục tiêu chung Đại diện NSDLĐ ở cấp quốc tẾ có phạm vi ảnh hưởng đến đại diệncác quốc gia là thành viên và tổ chức đại diện của các quốc gia khác trên toàn thégiới; không chịu sự chi phối, ràng buộc bởi các thiết chế chính trị cũng như sự canthiệp của các đảng phái chính trị Đại điện NSDLĐ cấp quốc tế hoạt động hướng đếnviệc bảo vệ quyền lợi của cộng đồng NSDLĐ, định hướng trong việc thúc đây quan

hệ lao động hài hòa, bền vững, hợp tác, đối thoại cùng phát triển Tổ chức quốc tếcủa NSDLD (IOE) là mạng lưới lớn nhất của khu vực tư nhân trên thế giới, với hơn

150 tô chức kinh doanh và tô chức đại diện sử dụng lao động Trong cuộc hội thảo vềchính sách xã hội và lao động đang diễn ra tại ILO, Liên Hợp quốc, hệ thống đaphương và các quy trình kết nối khác, IOE có tiếng nói được công nhận trong kinh

doanh'?

Hai là, đại điện người sử dụng lao động cấp quốc gia

Đây là loại đại diện NSDLĐ do nhà nước thừa nhận, quy định hoặc do tô chứcNSDLD hiệp thương cử ra Phạm vi đại diện NSDLD cấp quốc gia có quy mô và tamảnh hưởng sâu rộng đến các loại đại điện NSDLĐ khác đặc biệt là đại diện NSDLĐcấp vùng, ngành Hầu hết các quốc gia đều thành lập tổ chức đại diện NSDLĐ cấpquốc gia Tổ chức đại điện NSDLĐ thay mặt NSDLD thé hiện ý chí của mình trongviệc tham gia vào các lĩnh vực xây dựng chính sách, pháp luật về lao động Ngoài ra,

tô chức đại điện NSDLĐ tham gia vào diễn đàn của ILO, báo cáo thực hiện các côngước của đã được phê chuẩn

Ba là, đại điện người sử dụng lao động cấp vùng, ngành

Đây được xem là loại đại điện NSDLĐ mang tính chất nghề nghiệp, địaphương với chức năng bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLD trong một lĩnh vực ngànhnghề cụ thể hoặc phạm vi khu vực, địa phương cụ thể Loại đại diện này là sự thống

? Khoản 2 Điều 7 BLLD năm 2012

'° http://ioe-emp.org/

Trang 22

nhất về lợi ích, quyền lợi của những NSDLD trong cùng một ngành nghề hoặc mộtkhu vực nhất định Mức độ ảnh hưởng từ phía nhà nước hay đại diện lao động đến

loại đại diện NSDLĐ này không cao Loại đại diện NSDLĐ này không bao phủ,

thong nhất giữa những ngành nghề còn lại cũng như không có vai trò ảnh hưởng lớn,trực tiếp đến loại đại điện NSDLĐ cấp đơn vi sử dung lao động

Bốn là, đại điện người sử dụng lao động cấp đơn vi su dung lao động

Đây là loại đại diện NSDLD tại đơn vi sử dụng lao động chu yếu là doanhnghiệp mà tô chức đại diện tham gia với NLD trong phạm vi doanh nghiệp dé bảo vệquyền lợi cho doanh nghiệp

1.2 Pháp luật về đại diện người sử dụng lao động

1.2.1 Khái niệm pháp luật đại diện người sw dụng lao động

Trên thực tế đã xảy ra trường hợp có sự nhằm lẫn rằng nếu có tổ chức đại diệncho người lao động thi dứt khoát phải có t6 chức đại diện cho người sử dung laođộng tương ứng và vai trò của hai tổ chức này quan trọng như nhau Vấn đề khônghoàn toàn như vậy vì QHLD được dé cập ở đây là QHLD tập thể Khi NLD liên kếtlại và cử ra đại diện của minh thi đại diện đó được gọi là đại diện của NLD ma hầuhết các nước gọi đó là tổ chức công đoàn Nếu không có tô chức đại diện của NLDthì không tồn tại QHLĐ tập thể, mà chỉ có một tập hợp của các QHLD cá nhân Cònnếu không có tô chức đại diện cho người sử dụng lao động thì vẫn tồn tại QHLĐ tậpthê, ít nhất là ở cấp doanh nghiệp

Khi QHLĐ vượt qua ranh giới của một doanh nghiệp thì khi đó giới chủ mới

có nhu cầu liên kết và hình thành nên tô chức đại diện cho người sử dụng lao động.Như vậy, để có sự vận hành bình thường của QHLĐ tập thể, dứt khoát phải có tổchức đại điện cho người lao động Còn sự cần thiết của tô chức đại điện cho người sửdụng lao động chỉ ở mức độ vừa phải, không phải tiên quyết Chính vì vậy, luậtQHLĐ của một số nước thậm chí chỉ có quy định về công đoàn mà không có quyđịnh về tổ chức người sử dụng lao động Nhiều nước nhập Luật Công đoàn và Luật

QHLD làm một.

Ở Việt Nam, bên cạnh các tô chức đại điện cho NSDLĐ, Việt Nam còn tổn tạicác hiệp hội như Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hà Nội, Hiệp hội doanh nghiệpdược, Hiệp hội cao su Việt Nam các tô chức này có vai trò: một là đại diện chogiới chủ trong việc đề xuất, tham gia ý kiến vào chính sách, pháp luật với các cơquan nhà nước có thâm quyền nhưng chủ yếu là liên quan đến yếu tố quyền kinh

doanh, thuế, hải quan, xuất nhập khẩu ); hai là, hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên thúc

Trang 23

day và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp và NSDLD,xúc tiễn và hỗ trợ các hoạt động thương mại, hợp tác, đầu tư khoa học — công nghệ

và các hoạt động kinh doanh khác của các thành viên.

Trên thực tế, việc thành lập hay công nhận sự hiện diện của tô chức đại diệnNSDLD ở các quốc gia có sự khác nhau Da số các quốc gia tôn trọng quyên tự dothành lập và gia nhập tổ chức này của NSDLĐ nhưng cũng có không ít quốc gia chỉđịnh tổ chức đại diện Đồng thời, tên gọi của tô chức này ở các quốc gia cũng có sự

khác nhau như: Liên đoàn sử dụng lao động Jamaica (JEF); Liên minh các nha công

nghiệp và doanh nhân Nga (RSPP); Liên đoàn công nghiệp Anh (CBI); Hội đồng sử

dụng lao động Canada (CEC); Phòng thương mại va công nghiệp Australia (ACCI);

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI); Liên đoàn các nhà tuyên dụngThái Lan (ECOT)'"

Pháp luật quốc tế quy định về đại điện NSDLĐ được đề cập trong giới hạncác văn bản của ILO vi đây là một tổ chức thành lập với mục đích co bản là giảiquyết các vấn đề lao động phát sinh ở các quốc gia trong mối tương quan với sự pháttriển toàn cầu, một trong những vấn dé quan trọng hướng tới là van dé lao động vàcông bang xã hội Theo đó, pháp luật về đại diện NSDLĐ có thé được hiểu là mộtchế định trong hệ thống pháp luật quốc tế bao gồm các quy phạm pháp luật ghi nhậnquyền của NSDLĐ tông qua ý chí của mình tham gia thành lập và gia nhập vào tổchức đại diện NSDLĐ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NSDLD

Tổ chức lao động quốc tế là cơ quan liên Chính phủ nhưng thành phan của cácnước thành viên tham gia bao gồm đại diện của cả ba bên: đại diện cho Chính phủ,

đại diện cho giới người lao động, đại diện cho giới sử dụng lao động.

Đại diện NSDLĐ là một vấn đề đang dần được quan tâm và chú trọng hơntrong quan hệ lao động, trong mối quan hệ hai bên cũng như ba bên Hiệu quả củađại diện NSDLD chính là mức độ tham gia của tổ chức đại diện đối với NLD cũngnhư đối với nhà nước dé bảo vệ quyên lợi cho NSDLĐ Mức độ tham gia được phápluật về đại điện NSDLĐ quy định và đảm bảo thực hiện trên thực tế

Như vậy, pháp luật về đại điện NSDLĐ là một chế định trong hệ thống phápluật quốc tế hoặc trong từng quốc gia nhất định, bao gồm các quy phạm pháp luật do

cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinhtrong quá trình thành lập, tổ chức hoạt động, quyền và nghĩa vụ cũng như việc quyđịnh về các điều kiện cần thiết bảo đảm cho hoạt động của tô chức đại diện NSDLD

!! http://www.ioe-emp.org/ioe-members/

Trang 24

1.2.2 Nguyên tắc của pháp luật về đại diện người sử dụng lao động

Các nguyên tắc của pháp luật là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo cơ bản có

tính định hướng cho hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật cho toàn bộ

cơ chế điều chỉnh đối với các quan hệ xã hội cụ thể, có tính chất xuất phát điểm, thêhiện tính toàn diện, linh hoạt, quyết định nội dung và hiệu lực của pháp luật

Nguyên tắc pháp luật là nền tảng của hệ thống pháp luật Một hệ thống phápluật từ đơn giản đến phức tạp đều được thiết lập dựa trên hệ thống các nguyên tắcpháp luật Do đó, nguyên tắc pháp luật như hệ thống giá đỡ cho toàn bộ hệ thốngpháp luật Trong hệ thống pháp luật luôn tồn tại những nguyên tắc pháp luật

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật gồm: tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềnhân dân; nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa; nguyên tắc nhân đạo; bảo đảm sựthống nhất giữa quyền và nghĩa vụ của các bên; nguyên tắc công bang"

Từ đó có thé thay nguyên tắc pháp luật về đại điện NSDLĐ là những quanđiểm, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt và chi phối toàn bộ quá trình xây dựng, thực hiệnpháp luật về thành lập và tô chức đại điện NSDLD, pháp luật về dia vị pháp lý của tổchức đại diện NSDLĐ và pháp luật về bảo đảm pháp ly cho tổ chức đại điện

NSDLĐ.

Là một bộ phận của pháp luật lao động, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật

về đại diện NSDLĐ phải thé hiện đường lối của Dang va Nhà nước, bảo vệ quyền lợi

hợp pháp chính đáng cho người lao động, người sử dụng lao động, xây dựng quan hệ

lao động hài hòa, ôn định và tiến bộ (khoản 2 Điều 7 BLLD năm 2012)

Với tư cách là một bộ phận của pháp luật lao động, pháp luật về đại diệnNSDLD cũng sử dụng những nguyên tắc của luật lao động bao gồm nguyên tắc địnhhướng (nguyên tắc kinh tế, nguyên tắc chính trị; nguyên tắc xã hội; nguyên tắc phápchế; nguyên tắc tư tưởng văn hóa) và những nguyên tắc đặc thù (nguyên tắc nhànước quản lý thống nhất các quan hệ lao động và quan hệ liên quan đến quan hệ laođộng; nguyên tắc bảo vệ người lao động, nguyên tắc bảo vệ người sử dụng lao động:nguyên tắc kết hợp chính sách kinh tế và chính sách xã hội)

Trong phạm vi điều chỉnh của mình, pháp luật về đại điện NSDLĐ có nhữngnguyên tắc cơ bản sau:

Một là, nguyên tắc đảm bảo tính tự nguyện

” GS.TS Dinh Văn Mậu, GS.TS Phạm Hồng Thái, GS.TS Nguyễn Hữu Khién (Chủ biên), Nà nước và

pháp luật, Phân I (2011), Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr.90-94.

Trang 25

Tổ chức đại điện NSDLĐ là tổ chức xã hội, mang tính quần chúng, bày tỏkhách quan ý chí của các thành viên tham gia tô chức vì thế nó hoàn toàn được ra đời

trên cơ sở tự nguyện.

NSDLD được tự do ý chí và tự quyết trong việc gia nhập và hoạt động của tổchức đại diện NSDLĐ NSDLĐ thông qua tô chức đại diện của mình dé phản ánh

tâm tự nguyện vọng của mình khi tham gia vào quan hệ lao động NSDLĐ không bị

bắt kỳ chủ thể nào ép buộc gai nhập vào một tô chức đại diện NSDLD cu thé nào.

Hai là, nguyên tắc bảo dam tính độc lập

Là tô chức xã hội nên tổ chức đại điện NSDLĐ mang nguyên tắc xã hội, độc

lập với nhà nước, độc lập với bat ky tổ chức xã hội nào khác Dai điện NSDLD là

một bên trong QHLD nên nó phải độc lập với nhà nước, độc lập với NLD Nó phải

độc lập, phải vững mạnh thì mới đủ khả năng bảo vệ thành viên của tổ chức mình

Điều này thé hiện ở việc t6 chức đại điện NSDLĐ có quyền thiết lập điều lệriêng của tổ chức mình quy định về các nguyên tắc, hoạt động riêng Tổ chức đạidiện NSDLĐ không chịu bat kỳ sự chi phối hay can thiệp nào từ các tổ chức nàocũng như các thiết chế khác trong hệ thống chính trị Các bên có liên quan hợp tác,phối hợp nhau cùng vì mục tiêu chung trong việc đảm bảo và cân bằng lợi ích

1.2.3 Nội dung pháp luật về đại diện người sử dụng lao động

Xuất phát từ vai trò của đại diện NSDLĐ, nhiều quốc gia trên thế giới đã quyđịnh và thừa nhận tô chức đại diện NSDLĐ Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, chínhtrị, xã hội của từng nước khác nhau nên đã có những quy định khác nhau Song điểmchung về pháp luật đại diện NSDLĐ các nước trên thế giới đều chú trọng và hướngđến các vấn đề về việc thành lập tô chức đại diện, quyền và nghĩa vụ của các bên,bảo đảm hoạt động của tổ chức đại điện NSDLĐ

1.2.3.1 Thành lập tổ chức đại diện người sử dụng lao động

NSDLĐ có quyền tự do liên kết thành lập tô chức đại điện NSDLĐ của mình.Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tôn trọng và thừa nhận nguyên tắc độc lập,bình dang trong quá trình hoạt động

Mot là, quyên thành lập tổ chức đại diện NSDLD mang tính tự do, tu nguyện.Việc tham gia tô chức đại diện hay không do NSDLD tự quyết định Day được xem

là yếu tổ cơ bản góp phần thực thi quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và các loạiquyền khác Thừa nhận quyền tự do lập hội là một loại quyền của tat cả mọi người và

được pháp luật công nhận.

Trang 26

Theo tinh than của Công ước số 87 của ILO thì NSDLD không phải xin phéptrước mà vẫn có quyền hợp thành những tổ chức theo sự lựa chọn của mình, cóquyền tham gia tổ chức đó với một điều kiện duy nhất là theo đúng điều lệ của tổchức hữu quan và ghi nhận: “Các 6 chức của NSDLĐ có quyên lập ra diéu lệ, nhữngquy tắc quan ly, tự do bau đại diện, tổ chức việc diéu hành hoạt động và soạn thảo

các chương trình hoạt động của mình Các nhà chức trách phải tranh mọi sự can

thiệp có tính hạn chế và can trở quyền đó” và quyền được tô chức bảo vệ: “moi nướcthành viên mà tại đó công ước có hiệu lực, cam kết áp dụng mọi biện pháp thích hợp

dé dam bảo cho NSDLĐ được tự do thi hành quyên được tổ chức” Dù phê chuanhay chưa phê chuẩn công ước thì khi đã gia nhập ILO, các quốc gia thành viên đềuphải tôn trọng nguyên tắc tự do liên kết

NSDLD có quyền tự do kết giao, tô chức các nhóm, hội, hiệp hội với mụcđích xúc tiến và bảo vệ những lợi ích của mình Bang tuyên bố về những nguyên tắc

và quyên cơ bản tại nơi làm việc năm 1998, ILO đã xác định quyền tự do lập hội quyđịnh trong Công ước số 87 cùng với quyền tổ chức và thương lượng tập thé quy địnhtại Công ước số 98 năm 1949 là một trong bốn nhóm nguyên tắc và quyền cơ bản tạinơi làm việc Các quốc gia thành viên của ILO đã phê chuẩn hay chưa phê chuẩn haicông ước này vẫn phải đảm bảo tôn trọng thực hiện các quy định của công ước

Hai là, tổ chức đại điện NSDLĐ hoạt động độc lập Tổ chức đại diện NSDLDphải tự tồn tại, hoạt động không phụ thuộc cũng như chịu sự can thiệp hay chi phốicủa tổ chức nào khác Tính độc lập của tô chức đại điện NSDLD ghi nhận khi quyđịnh: “Các nhà chức trách phải tránh mọi sự can thiệp có tính hạn chế và cản trởquyên đó” (khoản 2 Điều 3 Công ước số 87) Không chỉ dừng lại ở đó, công ướccũng khẳng định t6 chức đại diện NSDLĐ có sự độc lập với Nhà nước nói chung

cũng như các cơ quan hành chính nói riêng Nội dung này được quy định rõ tại

Điều 4 Công ước số 87 như sau: “Các t6 chức của người sử dung lao động không thé

bị bất cứ một cơ quan hành chính nào buộc phải giải tan hoặc đình chr’ Tổ chức đại

diện NSDLĐ được thành lập và hoạt động dựa trên quy định của pháp luật quy định

về thủ tục và những điều kiện cho việc thành lập tổ chức và có thể bị giải thể khinhững điều kiện cho việc tồn tại của tổ chức không còn nữa mà trong quá trình hoạt

động không chịu bất kỳ sự can thiệp của cơ quan nhà nước nảo Tổ chức đại diện

NSDLD có quyền hoạt động theo điều lệ riêng được tô chức lập ra

Bên cạnh đó, Công ước số 98 của ILO còn yêu cầu Chính phủ của các nướcphải bảo đảm rằng quyền liên kết phải được bao đảm bằng các biện pháp thích hợp:

Trang 27

“các tổ chức của NLD và NSDLĐ phải được hưởng sự bảo vệ thích dang chong lạihành vi của những phải viên hay thành viên của mỗi bên dé can thiệp vào việc tổchức diéu hành và quản lý nội bộ của bên kia” và “nếu cân thiết phải thiết lập những

cơ cấu phù hợp với điều kiện quốc gia dé đảm bảo cho việc tôn trọng quyên tổ chức”(khoản 1 Điều 2 Công ước số 98)

1.2.3.2 Quyên và trách nhiệm của tổ chức đại điện NSDLD

Quyền và trách nhiệm của tô chức đại diện NSDLĐ chính là nội dung trongchức năng nhiệm vụ của tô chức này để nó thực hiện hoạt động của tô chức mình.Muốn dé đại diện NSDLĐ hoạt động hiệu quả thì pháp luật phải quy định về quyền

và trách nhiệm cụ thê trong việc bảo vệ các thành viên trong tô chức của nó

Trong việc tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng chính sách, pháp

luật và trong moi quan hệ với đại điện NLD và với Nhà nước

Muốn giải quyết hiệu qua và triệt dé các van đề về lao động thì cần có sựtham gia đóng góp ý kiến của đại điện NSDLĐ ILO là cơ quan Liên hợp quốc “babên” duy nhất trong đó tập hợp các đại diện của Chính phủ, NSDLĐ va NLD dé

cùng nhau hình thành các chính sách và các chương trình trong QHLĐ.

Năm 1976, ILO thông qua Công ước số 144 về sự tham khảo ý kiến ba bênnhằm xúc tiến việc thi hành các quy phạm quốc tế về lao động đã dành riêng choviệc tăng cường tham gia ý kiến ba bên cấp quốc gia Yêu cầu sự tham khảo ý kiến

hiệu quả giữa Chính phủ, đại diện NLD và NSDLD ở mọi giai đoạn của các hoạt

động liên quan đến tiêu chuẩn của ILO, từ giai đoạn xác định chương trình nghị sựcho hội nghị lao động quốc tế thông qua các công ước quốc tế đến việc bải bỏ cáccông ước của ILO Trong đó xác định “#Š chức đại diện là tổ chức mang tính đạiđiện nhất của NSDLĐ” (Điều 1 Công ước sô 144), được hưởng quyền tự do liên kết:

“moi nước thành viên của tổ chức lao động quốc tế phê chuẩn công ước này cam kếttiễn hành những thủ tục dam bảo sự tham gia y kiến hữu hiệu giữa đại diện Chínhphủ, của NSDLĐ và NLD về các van dé thuộc hoạt động của tô chức lao động quốctế” (khoản 9 Điều 2 Công ước số 144) Các vấn đề cần được tham khảo ý kiến baogồm: “các van dé thuộc chương trình nghị sự của Hội nghị lao động quốc tế, việc đệtrình Công ước hoặc khuyến nghị mới được thông qua lên cơ quan có thẩm quyên,xem xét lại những Công ước chưa được phê chuẩn và những khuyến nghị chưa đượcphat huy tác dung nhằm đề xúc tiến việc phê chuẩn hoặc thực hiện các văn bản đó,báo cáo cho văn phòng lao động quốc tế, đề nghị bãi bỏ các Công ước đã phê

chudn’’.

Trang 28

Quyền của NSDLĐ được xúc tiến, thành lập, gia nhập các tô chức của mìnhđược nhà nước tôn trọng và bảo hộ, việc lay y kiến của tổ chức NSDLD rat được coitrọng Cùng với nhà nước và đại diện NLĐ trong cơ chế ba bên mang lại nhữngchính sách lao động hiệu quả, khả thi, giải quyết hợp lý các van đề liên quan trongQHLĐ nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo 6n định QHLD

Khi thừa nhận co chế ba bên cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận vi tri, vai tròcủa tô chức đại diện giới sử dụng lao động trong cả nước và các quốc gia đã thừanhận tô chức đại điện NSDLĐ trong các văn bản pháp luật của quốc gia mình Day là

cơ sở pháp lý dé t6 chức đại diện NSDLĐ thực hiện các hoạt động đại diện bảo vệquyền lợi cho các thành viên; tham gia đóng góp ý kiến cho chính phủ trong việc xâydựng chính sách pháp luật Một số quốc gia thông qua việc phê chuẩn Công ước số

144 đã áp dụng cơ chế ba bên và ghi nhận nó trong Hiến pháp, pháp luật lao độngcủa nước mình như: An Độ, Malaysia, Thái Lan, Philippine’

BLLD của Philippine có quy định cụ thé về cơ chế ba bên, hội nghị ba bên.Tại mục A có đề cập, cơ chế ba bên trong QHLD từ nay được coi như là một chính

sách của Nhà nước mà theo chính sách này NLD và NSDLD sẽ có đại diện, theo yêu

cầu thực tế, trong các cơ quan vạch ra chính sách và ra quyết định của Chính phủ:

“Bộ trưởng Bộ lao động và việc làm hoặc các đại diện được ủy quyền hợp pháp cóthé triệu tập bat kỳ lúc nào các cuộc hội nghị ba bên cấp quốc gia, cấp khu vực, cấpngành bao gồm đại diện của Chính phủ, đại diện NLD và NSDLD dé xem xét thôngqua các quy tắc được thiết lập một cách tự nguyện nhằm khuyến trợ công nghiệp dựatrên cơ sở công bằng xã hội, hoặc làm cho QHLĐ phù hợp với những ưu tiên về pháttriển kinh tế xã hội Dé triệu tập những Hội nghị như vậy, Bộ trưởng Bộ lao động vàviệc làm có thể tham khảo ý kiến với các đại biểu được chỉ định của NLĐ và

NSDLĐ”.

Một số nước khác cũng có những quy định tương tự về địa vị pháp lý của tôchức đại điện NSDLĐ như Singapore có quy định Hội đồng quốc gia ba bên trong đó

có tô chức đại diện cho giới sử dung lao động

Trong tham gia giải quyết tranh chấp lao động: ở một sô nước, tổ chức đạidiện NSDLĐ trong cơ chế ba bên tham gia cả vào khi xét xử tranh chấp lao động tạo

Tòa án ví dụ như Cộng hòa liên bang Duc; Malaysia, Singgapore, đại diện

3 Đã Viết Tiến, Dia vị pháp lý của giới sử dụng lao động trong cơ chế ba bên ở Việt Nam, khóa luận tốt

nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội năm 2003.

Trang 29

NSDLD tại Hàn Quốc thông qua cơ chế ba bên tham gia tất cả các phương thức giảiquyết tranh chấp lao động kê cả hòa giải.

Sự tồn tại một cách độc lập của các tô chức đại diện của NSDLĐ va NLD lànên tảng trong cơ chế ba bên của ILO và sự tham gia của họ trong các hoạt động vàcác chính sách của ILO xúc tiến tự do hiệp hội một cách trực tiếp và gián tiếp ILOtham gia vào việc xúc tiến tự do hiệp hội một cách thường xuyên từ công tác tư vancho các cơ quan chính phủ về luật pháp lao động đến cung ứng giáo dục và đào tạocho các tổ chức công đoàn và các đại diện NSDLD

Ủy ban về tự do hiệp hội của ILO được thành lập năm 1951 dé kiểm tra việc

vi phạm quyền tổ chức của NLD và NSDLD, ủy ban hoạt động theo cơ chế ba bên vàgiải quyết các khiếu nại của các nước thành viên của ILO cho dù họ đã phê chuẩnhoặc chưa phê chuẩn các công ước về tự do hiệp hội Thông qua ủy ban về tự do hiệphội và các cơ chế quản lý khác, ILO thường xuyên bảo vệ quyền của các tổ chứccông đoàn và các tô chức đại diện của NSDLD Trong rất nhéu trường hợp, các tổchức nay đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình chuyển đổi dân chủ của các

nước.

Trong đối thoại xã hội, thương lượng tập thể

Theo ILO thì đối thoại xã hội bao gồm tất cả các hình thức thương lượng,tham vấn hoặc chỉ đơn giản là sự trao đổi thông tin giữa đại diện của chính phủ,NSDLD va NLD về những van đề lợi ích chung liên quan đến các chính sách kinh tế

xã hội Đối thoại xã hội là một công cụ linh hoạt giúp các cơ quan chính phủ và tổchức đại diện NSDLD va NLD quan ly sự thay đôi và đạt được các mục tiêu kinh tế

xã hội.

Điều hết sức quan trọng trọng hoạt động của ILO là sự phối hợp hoạt độnggiữa các cơ quan của chính phủ và các tô chức đại điện NSDLĐ va NLD trong việcthúc đây sự phát triển kinh tế xã hội Đối thoại giữa các cơ quan chính phủ và hai đốitác xã hội xúc tiến sự đồng tâm hiệp lực và tham gia một cách dân chủ của các đốitác xã hội dựa trên các nguyên tắc sống còn trong công việc

Trong cơ cấu tổ chức của ILO, nơi mà NSDLĐ, NLĐ và chính phủ có tiếngnói bình dang trong các hội đồng quản trị, thé hiện rất rõ hoạt động đối thoại xã hội,bảo các quan điểm của các đối tác xã hội được phản ánh một cách đầy đủ trong cácchương trình, chính sách và tiêu chuẩn lao động quốc tế của ILO Tổ chức đại diệnNSDLĐ có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực thông qua thương lượng tập thể

Trang 30

động và soạn thảo chương trình hoạt động của mình Các nhà chức trách không được

can thiệp nhằm hạn chế hoặc cản trở quyền đó

Công ước số 98 là một công ước quan trọng liên quan đến việc tô chức và hoạtđộng thương lượng tập thé Một trong những nội dung chủ yếu của công ước nay là

sự được bảo vệ thích ứng chống lại mọi phân biệt đối xử, chống lại sự can thiệp vào

nỗ lực của NSDLĐ trong việc tổ chức và xúc tiễn thương lượng tập thẻ

Ngoài ra, Công ước số 154 năm 1981 về xúc tiến thương lượng tập thé, ILO

đã đưa ra khái niệm về thương lượng tập thé Công ước này cũng xác định việc xúctiến thương lượng tập thể phải có biện pháp thích hợp với hoàn cảnh quốc gia vànhằm mục tiêu: thương lượng tập thé phải có khả năng tiến hành cho mọi NSDLD vàmọi NLD, nội dung thương lượng tập thé phải được mở rộng dan , khuyến khíchphát huy những nguyên tắc mà các bên trong QHLĐ đã thỏa thuận Công ước 154cũng đi vào xác định mục đích cũng như cách thức xúc tiến thương lượng tập thểtrong thực tế Theo điều 2 Công ước 154 thương lượng tập thé áp dụng nhằm: i) quyđịnh những điều kiện lao động và điều kiện sử dụng lao động: ii) giải quyết nhữngmối quan hệ giữa NSDLĐ với NLD; iii) giải quyết những mối quan hệ giữa NSDLDhoặc các tô chức của họ với một hoặc nhiều tổ chức của NLĐ Điều 2 Công ước số

154 quy định: “Thương lượng tập thé áp dung cho mọi cuộc thương lượng giữa một

bên là một người sử dụng lao động, một nhóm người sử dụng lao động hoặc một hay

nhiều tổ chức của người sử dụng lao động và một bên là một hay nhiều tô chức củangười lao động để: quy định những điều kiện lao động và sử dụng lao động; giảiquyết những mối quan hệ giữa những người sử dụng lao động với những người laodong; giải quyết những mối quan hệ giữa những người sử dụng lao động hoặc các tổchức của họ với một hoặc nhiều tô chức của người lao động”

Từ quy định của ILO, thương lượng tập thê được tiến hành ở hầu hết các nướctrên thế giới tùy vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước

Các nước tiến hành thương lượng tập thể ở cấp trung ương không nhiều,nhưng những kinh nghiệm của họ rất đáng nghiên ctru.Dién hình là ở Scandinavia vànổi bật là thỏa ước Na Uy giữa liên đoàn giới chủ cấp trung ương với Tổng công

Trang 31

đoàn toàn quốc Na Uy vào năm 1935 và đó là một thời kỳ lịch sử rất khó khăn trong

quan hệ lao động vì chịu ảnh hướng của thập kỷ lao động trước đó Do đó, thỏa ước

nay trở thành kinh nghiệm quốc gia và từ đó rút ra thực tiễn là nếu giữa các tổ chứccủa NSDLĐ và của NLD ở cấp trung ương có sự nhất trí thì sẽ góp phần vào 6n địnhkinh tế và xã hội của đất nước Lợi thế lớn nhất mà thỏa ước Na Uy mang lại là nótao ra một nền tảng quan hệ vững chắc giữa cá nhân NSDLĐ và tô chức công đoàntrong doanh nghiệp, từ đó giảm bớt các tranh chấp có thé xảy ra

Thương lượng tập thé tiến hành ở cấp trung ương theo mô hình như ở Na Uychỉ diễn ra ở một vài nước Phổ biến hơn cả là tiến hành thương lượng ở cấp xínghiệp Nếu Na Uy không có một tổ chức công đoàn cấp trung ương va một tô chứccủa NSDLD ở cấp tương ứng thì không thê tiến hành thương lượng tập thé theo cáchtập trung được Ở hầu hết các nước thành viên của ILO lại không có các tổ chức cấptrung ương như vậy; hoặc nếu có thì quyền hạn và nguồn lực lại rất hạn chế; hoặc lại

có tới vài tổ chức cấp trung ương cạnh tranh với nhau Vì một trong những lý do nay,thương lượng tập thé can diễn ra ở cấp dé dàng nhất, đó là trong nhà máy, xí nghiệp

Vì tính thuận tiện, dễ dàng thực hiện nên thương lượng tập thể ở cấp xí nghiệp trởthành cách lựa chọn tự nhiên của các bên ở các nước đang phát triển Thậm chí ở một

số nước lớn như Mỹ và Nhật cũng lựa chọn mô hình thương lượng này

Pháp luật Jamaica đã quy định về thương lượng tập thể tại Phần I Luật Quan

hệ lao động và tranh chấp lao động năm 1975"* của nước nay, theo đó “thương lượngtập thé có nghĩa là thương lượng giữa một hoặc nhiều tổ chức đại diện cho người laođộng và một hoặc nhiều người sử dụng lao động, một hoặc nhiều tổ chức đại diệncho người sử dụng lao động, hoặc kết hợp của một hoặc nhiều người sử dụng laođộng và một hoặc nhiều tổ chức dai diện cho người sử dụng lao động” Trên cơ sở

đó, theo quy định của quốc gia này thì thỏa ước lao động tập thể có nghĩa là bất kỳthỏa thuận nào được tạo ra dưới bất kỳ hình thức nào giữa một hoặc nhiều tổ chứcđại diện cho NLD và NSDLD hoặc tổ chức đại diện cho NSDLD

Thực tiễn thương lượng tập thé dam bảo rằng NSDLD va NLD có tiếng nóibình đăng trong các cuộc đàm phán Thương lượng tập thể cho phép cả hai bên đàmphán một mối quan hệ công băng công bằng và ngăn ngừa các tranh chấp laođộng Thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các quốc gia với việc thương lượngtập thể có phối hợp cao có khuynh hướng ít có sự bất bình đăng về tiền lương, tỷ lệ

thât nghiệp thâp và ít liên tục, và ít hơn và ngăn hơn so với các nước mà thương '4 Labour Relations and Industrial Disputes Act 1975.

Trang 32

lượng tập thể ít được thiết lập Việc thiết lập các tập quán thương lượng tập thê làmột yếu tố cho phép Hàn Quốc vượt qua cuộc khủng hoảng tai chính châu A trongnhững năm 1990 và cho phép Nam Phi tiến hành một cuộc chuyên đổi tương đối yênbình vào kỷ nguyên thời hậu chiến Các tiêu chuẩn của ILO thúc đây thương lượngtập thé và giúp đảm bảo rang các mối quan hệ lao động tốt sẽ dem lại lợi ích cho moingười Ý

Nhìn tong thé, có thé thấy rang không có hệ thống nào là hoàn hảo, mỗi hệthống đều phù hợp với nhu cầu của từng loại lao động và không loại trừ khả năngthay đổi hệ thống thương lượng khi nhu cầu thay đổi Chính vì vậy, việc tham giacủa tô chức đại diện NSDLĐ trong lĩnh vực này tại mỗi quốc gia cũng khác nhau

Trong lĩnh vực tiễn lương

Tiền lương là lĩnh vực khá nhạy cảm trong QHLĐ và dễ động chạm đếnquyền và nghĩa vu của các bên và cũng là van đề dé phát sinh tranh chấp Cho nênpháp luật nước nào cũng đều chú trọng đến vấn đề đại diện của các bên trong lĩnhvực tiền lương dé đảm bảo tiền lương hợp lý cho NLD ở phạm vi chung Trên cơ đó,NLD và NSDLD tự thỏa thuận thương lượng tiền lương cụ thể Chính vì vậy, ở ViệtNam cũng như các nước có Hội đồng lương có sự tham gia cua đại diện NSDLD,

trong đó quy định mức lương chung áp dụng cho phạm vi cả nước hoặc áp dụng cho một ngành.

Trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động liên quan đến lĩnh vực bảo vệ sức khỏe cho NLDcũng như những đảm bảo dé NLD tham gia quá trình lao động an toàn, hiệu quả KhiNSDLĐ không thực hiện hoặc hiện thiện chưa hiệu quả các quy định về an toàn, vệsinh lao động sẽ ảnh hưởng đến van đề về tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp đối vớiNLĐ, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của NSDLĐ trong vẫn đề này Vì thế, khihoạch định chính sách về vệ sinh, an toàn lao động bao giờ cũng có sự tham gia của

tô chức đại điện NSDLD va đại diện NLD Đặc biét, khi ban hành danh mục bệnhnghề nghiệp đều có sự tham gia của đại điện các bên

Trang 33

trong những chính sách lớn của nhà nước và không ngừng được sửa đổi bồ sung phùhợp với từng thời ký phát triển của đất nước.

Ở một số nước đặc biệt là các nước Châu Âu, những quỹ tương trợ đã đượchình thành và sau này dần được áp dụng nhân rộng và phát triển thành chính sáchBHXH ở mỗi quốc gia như hiện nay

Có thể nói, sự hình thành quỹ BHXH xuất phat từ nhu cầu thực tế của cả NLD

và NSDLD, liên quan đến thu nhập của cả hai bên nhưng trong đó liên quan đếntrách nhiệm của NSDLD là cơ bản, vì thế nhiều khi NSDLD trốn tránh không đóngBHXH Pháp luật phải bảo đảm quyền lợi của NLD cũng như quy định đại diệnNSDLD tham gia hoạch định chính sách, theo dõi, quản lý các vấn đề khi NSDLD

tham gia BHXH.

Ở Việt Nam, việc quản lý sự nghiệp đối với quỹ BHXH do BHXH Việt Namtrực tiếp quản lý, tổ chức thu, chi, đầu tư quỹ Hội đồng quản lý BHXH trong đó cóthành viên tham gia là tổ chức đại diện NSDLD, có vai trò giúp Chính phủ, Thủtướng Chính phủ chỉ đạo, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách thu, chi quỹBHXH Một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á cũng áp dụng mô hình quản lý quỹtương tự như ở Việt Nam.

1.2.3.3 Những bao dam cho hoạt động của tổ chức đại diện người sử dụng

lao động

Trong quá trình thực hiện chức năng đại diện, tô chức đại diện NSDLD có thégặp những khó khăn, cản trở nhất định từ những điều kiện khách quan, từ phía bấthợp tác của NLD, gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức Chính vì vậy,trong công ước quốc tế cũng như trong hệ thống pháp luật từng quốc gia đều quyđịnh cụ thể vấn đề này qua những cách tiếp cận khác nhau phụ thuộc hệ thống phápluật của từng quốc gia

Pháp luật bảo đảm pháp lý cho hoạt động của tô chức đại điện NSDLD là tổnghợp các quy phạm pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm về nhân sự, bảo đảm vềtài chính và các điều kiện cần thiết khác cũng như cách thức Nhà nước sử dụng nhamtạo ra cơ chế cho tổ chức đại điện NSDLD thực hiện chức năng của mình

Bất kỳ hành động nào nhằm trực tiếp hay gián tiếp cản trở việc thành lập vàhoạt động của các tô chức đại diện của người sử dụng lao động và các hiệp hội của

NSDLĐ, cũng như can thiệp vào việc thực hiện các chức năng và quá trình đạt được

các mục tiêu được quy định cho tổ chức này và liên kết của họ trong luật pháp và các

điêu khoản của hiệp hội déu bi cam.

Trang 34

Thứ nhất, bảo đảm về nhân sự

Đây là một trong những đảm bảo pháp lý cho hoạt động của tổ chức đại điệnNSDLD Các công ước quốc tế cũng quy định các biện pháp chống lại sự phân biệtđối xử khi những NSDLD tham gia vào hoạt động đại diện NSDLD, các hành vi gâycản trở từ các chủ thé khác

Trên cơ sở các quy định của Công ước số 98 và Công ước số 87, NSDLDkhông phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào vẫn có quyền tô chức và gia nhập các tổchức theo sự lựa chọn của mình và các tổ chức của NSDLĐ phải được hưởng sự bảo

vệ thích đáng chống lại mọi hành vi của những phái viên hay thành viên của bênkhác can thiệp vào việc tham gia tô chức của họ Cho dù NSDLĐ có là bên có thémạnh hơn NLD trong QHLD nhưng ho vẫn cần được bảo về, chính vì thế, pháp luậtcác quốc gia cũng có những chính sách riêng nhằm cân băng và điều hòa lợi ích của

hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, chịu sự quản lý của nhà nước, hoàn toàn tự

quản, tự trang trải, độc lập về tài chính và có thê được nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt

nghị của Hội đồng quản trị và được xem xét lại sau mỗi năm (Điều 11) ý

'6

http://www.ioe-emp.org/fileadmin/ioe_documents/publications/Statutes/EN/_2014-01 IOE Statutes_as_amended_and_adopted_by_the_ 2http://www.ioe-emp.org/fileadmin/ioe_documents/publications/Statutes/EN/_2014-013 General_Council web_.pdf.

Trang 35

Tại Mục 5 Luật tô chức của người sử dụng lao động và luật của hội của Latviacũng quy định các tổ chức của NSDLĐ và hiệp hội quả họ phải độc lập trong hoạt

động của họ.

Ở Việt Nam, pháp luật quy định các bảo đảm cho hoạt động của tô chức daidiện NSDLD về nhân su; bảo đảm về tài chính và bảo đảm về mặt pháp lý cũng nhưviệc được các tô chức khác thừa nhận

Nhìn chung, pháp luật điều chỉnh về các đảm bảo pháp lý cho hoạt động của

tổ chức đại diện NSDLD trong từng quốc gia khác nhau thì mức độ điều chỉnh khácnhau và thường được ghi nhận trong điều lệ hoạt động của từng tô chức

1.2.4 Ý nghĩa của pháp luật đại diện người sử dung lao động

Có thê thấy rằng, mục tiêu hướng tới của bất kỳ hoạt động đại diện, quản lýnào cũng đều nhằm đạt được lợi ích, hiệu quả cao nhất và việc đại diện cho NSDLĐtrong quá trình sản xuất kinh doanh cũng vậy Khi đã được điều chỉnh bằng phápluật, quyền của tổ chức đại điện NSDLĐ trong lĩnh vực lao động là căn cứ déNSDLD tổ chức lao động có hiệu quả, lợi ich thu được ngày càng tăng khi đó họ sẽ

có điều kiện thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước cũng như các chính sáchphù hợp dam bảo cuộc sống ổn định cho người lao động Mục dich an sinh xã hộicủa đất nước cũng vì thé mà dat được Chính vi thế, pháp luật quy định vẻ đại diệnNSDLD là thực sự can thiết và có ý nghĩa không chỉ đối với tổ chức này mà còn có ýnghĩa đối với xã hội

Một là, pháp luật đại diện người sử dụng lao động là công cụ để bảo vệ quyềnlợi của người sử dụng lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh

Chính từ sự phát triển của kinh tế thị trường, xu thế hội nhập thế giới tạo độnglực thúc day hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, sức cạnh tranh trong môitrường tự do kinh doanh Bản thân NSDLĐ luôn phải thay đổi theo hướng tích cực

để theo kịp xu hướng phát triển chung của nên kinh tế nhiều thành phần và mở rộngnhư hiện nay Điều đó đặt ra nhu cầu cần bảo vệ NSDLĐ thông qua việc thành lập tôchức đại diện của họ để tranh những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường.Pháp luật đại điện NSDLĐ quy định cơ cấu tổ chức, địa vị pháp lý, nguyên tắc hoạtđộng cũng như những bảo đảm cho tô chức đại diện NSDLĐ hoạt động hiệu quả

Hai là, pháp luật đại điện NSDLĐ là cơ sở để xây dựng và phát triển cơ chế

ba bên trong quan hệ lao động.

QHLD trong nền kinh tế thị trường là quan hệ được xác lập trên nguyên tắc tự

do, tự nguyện, thỏa thuận và bình đăng NSDLĐ và NLĐ bình đăng với nhau về

Trang 36

quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế

thị trường (lợi nhuận, sự mất cân đối về cung — cầu sức lao động) đã làm mối quan

hệ này thực sự không bình đăng khi NLĐ bị đặt trước nguy cơ bị chèn ép buộc phảichấp nhận những điều kiện lao động không có lợi cho mình Tuy nhiên, cần nhìnnhận van dé này ở góc độ toàn diện tông quát dé thấy rằng trong bối cảnh đó thiệtthoi không chỉ thuộc về NLD bởi trường hợp NLD lợi dụng việc mình là bên yếu thétrong QHLĐ, được pháp luật ưu tiên bảo vệ dé thực hiện những hành vi làm ảnhhưởng và gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của NSDLĐ là hoàn toàn có thể xảy

ra Khi đó việc bảo vệ NSDLD là điều cần thiết Đại điện NSDLĐ, NLD cùng vớinhà nước trong cơ chế ba bên với mục đích tìm ra các giải pháp tốt nhất có thé, có lợinhất cho QHLĐ Bằng cách xác lập và vận hành cơ chế ba bên, NSDLĐ có thê bày

tỏ quan điểm, nguyện vọng của mình thông qua tổ chức đại diện mà họ đã tham gia.Khi đó, cơ chế ba bên sẽ được hoàn thiện và ngày càng phát triển

Ba là, pháp luật đại diện người sử dụng lao động là cơ sở dé xây dựng quan hệlao động hài hòa, phát triển

NLD là một bên trong quan hệ lao động và việc bảo vệ NLD là nguyên tắc cơbản của luật lao động Bảo vệ NSDLĐ cũng là cách để bảo vệ NLĐ Khi quyền vàlợi ich của NSDLD trong đó quan trong là pháp luật về đại diện NSDLD được bảo vệthì sẽ tạo điều kiện dé NSDLD bao đảm việc làm và thu nhập cho NLD Từ đó góp

phần giảm bớt căng thăng, mâu thuẫn giữa NLD và NSDLD, xây dựng quan hệ lao

động hai hòa, phát trién

Việc luật hóa các quy định về đại diện người sử dụng lao động là cần thiết vàmang nhiều ý nghĩa đối với NSDLD, nâng cao vị thé của NSDLD trong quan hệ laođộng Thanh lập tổ chức đại điện NSDLĐ là nhu cầu khách quan, đáp ứng yêu cầucủa đa số các đơn vị sử dụng lao động trong cả nước Trong quan hệ lao động, NLD

đã có tô chức công đoàn thì giới sử dung lao động cũng cần có tổ chức đại điện củamình để tạo vị thế cân bằng khi tham gia giải quyết các vấn đề của QHLĐ Trong

QHLĐ, NSDLD thực chất cũng chịu rất nhiều áp lực trong một thị trường cạnh tranh

gay gắt vì thé việc ghi nhận địa vị pháp ly của tổ chức đại điện NSDLD là thực sucần thiết Điều này sẽ tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng quan hệ lao động hài

hòa.

Trang 37

Kết luận chương 1

Tổ chức đại diện NSDLĐ là tổ chức được thành lập hợp pháp, mang tínhkhách quan, bảo vệ quyền và lợi ích cho NSDLĐ trong quan hệ lao động và có vaitrò rất lớn trong việc cùng với bên đại diện NLD duy trì quan hệ lao động ôn định

Xuất phát từ vai trò quan trọng mà ILO cũng như hau hết các nước trên thégiới đều có quy định về tô chức đại điện NSDLĐ dé cân bằng lợi ích giữa các bên.Đại diện NSDLĐ phản ánh ý chỉ tự do, tự nguyện của NSDLĐ trong việc tự do tôchức, thành lập, gia nhập tô chức đại diện, hoạt động độc lập mà không phải chịu sựcan thiếp từ bat kỳ chủ thé nào Nội dung pháp luật đại điện NSDLD được thê hiệnqua quy định trong việc thành lập tổ chức đại điện NSDLĐ, quyền và trách nhiệmcủa tổ chức trong quan hệ lao động cũng như những bảo đảm pháp lý cho hoạt độngcủa tổ chức đại diện NSDLD diễn ra hiệu quả nhất

Pháp luật đại diện NSDLĐ là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích choNSDLD khi tham gia QHLĐ Thúc day quan hệ lao động ngày càng phát triển vữngchắc.

Trang 38

Chương 2:

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

VE ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

So với pháp luật về đại diện NLD thì pháp luật về đại điện NSDLD ra đờimuộn Ở Việt Nam, tô chức đại diện NSDLD được quy định tại BLLĐ năm 2012 vàmột số văn bản quy phạm pháp luật khác Đặc biệt, lần đầu tiên, khái niệm về tổchức này đã được xác định chính thức trong Bộ luật lao động Theo đó, “t6 chức đại

diện NSDLĐ là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại điện và bảo vệ quyền, lợi ích

hợp pháp của NSDLĐ trong quan hệ lao động” Như vậy, t6 chức đại diện NSDLDtrước hết phải là tổ chức được thành lập hợp pháp Đó là tổ chức tự nguyện củanhững NSDLD được thành lập theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày21/4/2010 của Chính phủ quy định về tô chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định

số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, b6 sung một số điều củaNghị định số 45/2010/NĐ-CP với các tên gọi khác nhau như hội, hiệp hội, liên đoàn,tổng hội, câu lạc b6 T6 chức đại điện NSDLĐ được tô chức và hoạt động theo

nguyên tắc tự nguyện, tự quản, dân chủ, bình đăng, công khai, minh bạch, không vì

mục tiêu lợi nhuận

2.1 Quy định về thành lập tổ chức đại diện người sử dụng lao động

2.1.1 Quy định nguyên tắc thành lập tổ chức đại diện người sử dụng lao

động

Nguyên tắc thành lập và hoạt động của tổ chức đại điện NSDLĐ được quyđịnh trong Điều lệ của tô chức đó, theo đó, pháp luật quy định về nguyên tắc thànhlập hoạt động của tô chức đại diện NSDLD trên cơ sở tự nguyện thành lập, gia nhậphoặc tự nguyện rời khỏi tô chức của mình

Tổ chức đại điện NSDLD là tổ chức xã hội, vì thé cũng phải tuân thủ theo các

nguyên tắc tô chức, hoạt động của hội được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây'”:

nguyên tắc tự nguyện, tự quản; nguyên tắc dân chủ, bình đăng, công khai, minhbạch; nguyên tắc tự bảo đảm kinh phí hoạt động; nguyên tắc hoạt động không vì mụcđích lợi nhuận; nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ hội

Nguyên tắc tô chức hoạt động của tô chức đại diện NSDLĐ được quy định cụthê trong điều lệ của từng tổ chức đó

! Điều 3 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/04/2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quan lý hội.

Trang 39

Tại khoản 3 Điều 4 Điều lệ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam banhành kèm theo Quyết định số 2177/QĐ-TTg ngày 11/11/2016 của Thủ tướng Chínhphủ quy định VCCI được tô chức và hoạt động theo các nguyên tắc: nguyên tắc tựnguyện tự quản; nguyên tắc hiệp thương dân chủ; nguyên tắc bình đăng, công khai,minh bạch; nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ.

Nguyên tắc tô chức, hoạt động của VCA được quy định tại Điều 5 Điều lệLiên minh hợp tác xã Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 105/QĐ-TTg ngày24/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm: nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, phápluật và Điều lệ; nguyên tắc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và quản

lý thống nhất của Nhà nước theo quy định của pháp luật; nguyên tắc tự nguyện, dânchủ, bình đăng, công khai, minh bạch, thống nhất mục tiêu và hành động; nguyên tắchợp tác vì sự phát triển của cộng đồng, của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Còn đối với VINASME, nguyên tắc tổ chức của hiệp hội được quy định tạiĐiều 13 Điều lệ Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ban hành kèm theoQuyết định số 102/2005/QD-BNV ngày 21/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ gồm có:nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải về tài chính và bình đăng giữa các hộiviên; hoạt động tuân thủ theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ

Nhu cầu của việc hình thành tổ chức đại điện cho NLĐ khác nhu cầu hìnhthành tổ chức đại diện cho NSDLĐ Có nghĩa là, không phải ở đâu có tổ chức côngđoàn thì ở đó cũng phải có tổ chức đại diện cho NSDLD

Tại một doanh nghiệp, chỉ cần có đại diện của tập thé NLD là đã hình thànhday đủ chủ thé của quan hệ lao động tập thé tại doanh nghiệp đó, kế cả trường hợpchủ sử dụng lao động không tham gia vào một tô chức đại điện cho NSDLĐ nào.Nghĩa là, để hình thành nên quan hệ lao động tập thê thì tối thiểu phải có đại điện tậpthê NLĐ tại doanh nghiệp, trong khi về phía NSDLĐ lại không có nhu cầu đó.Không phải lúc nao cũng cần phải có tô chức đại điện cho NSDLĐ mà tô chức này

sẽ hình thành khi cần thiết và ở cấp cần thiết, tùy theo nhu cầu của NSDLĐ và theođúng nguyên tắc tự nguyện

Tuy vào từng lĩnh vực hoạt động cụ thể cũng như chức năng nhiệm vụ củatừng tổ chức mà nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức đại diện NSDLD theothứ tự ưu tiên khác nhau Nhìn chung các quy tắc cụ thé của từng tổ chức là phù hợpvới nguyên tắc hoạt động của hội

Tuy nhiên, các tô chức này là các tô chức xã hội, được thành lập trên cơ sởhoàn toàn tự nguyện mà lại hoạt động một phần dựa vào ngân sách nhà nước, phụ

Trang 40

thuộc và bị chi phối bởi nhà nước, mang ý chí của nhà nước Đây là một điểm hanchế trong hoạt động của các tổ chức này

2.1.2 Quy định chức năng, nhiệm vu và cơ cấu tổ chức của tổ chức dai

diện người sử dụng lao động

2.1.2.1 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Hiện VCCI có trên 11.000 doanh nghiệp là hội viên trực tiếp, trên 120.000 làhội viên gián tiếp, 70% GDP của doanh nghiệp trong cả nước đo hội viên của VCCItạo ra Các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trên 100 hiệp hộidoanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng lớn nhất đều là hội viên của VCCIŠ

- Hội viên của VCCI gom:

Ti nhất, “Hội viên chính thức là các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp(hiệp hội ngành nghề có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, hiệp hội doanhnghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hiệp hội, hội doanh nghiệp khác), tôchức kinh tế, tô chức nghề nghiệp phục vụ hoạt động kinh doanh có đăng ký và hoạt

động hợp pháp ở Việt Nam theo quy định của pháp luật;

Tứ hai, Hội viên liên kết là các doanh nghiệp, tô chức kinh tế, hiệp hội doanhnghiệp, hội, tô chức nghề nghiệp phục vụ hoạt động kinh doanh có đăng ký và hoạtđộng hợp pháp ở Việt Nam nhưng không có điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện làm

hội viên chính thức theo quy định của pháp luật;

Tứ ba, Hội viên danh dự là những cá nhân, tổ chức Việt Nam có đóng góp

đặc biệt vào việc thực hiện nhiệm vụ của VCCA.

Khi trở thành viên của VCCI, các doanh nghiệp sẽ được VCCI hỗ trợ về nhiềumặt, doanh nghiệp có cơ hội giao dịch với các bạn hàng trong và ngoài nước; tư vấn

về pháp lý và các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp; tham gia các hội trợ triển lãm, hội nghị, hội thảo và các lớp đào tạo; giảiquyết những tranh chấp có thê nảy sinh trong các quan hệ kinh doanh

- Chức năng, nhiệm vụ của VCCI

VCCI có chức năng đại diện để thúc đây phát triển và bảo vệ quyền lợi hợppháp, chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong các quan hệ trongnước và quốc tế; xúc tiễn và hỗ trợ các hoạt động thương mại, đầu tư, hợp tác khoahọc - công nghệ và các hoạt động kinh doanh khác của cộng đồng doanh nghiệp ở

'3 Lễ kết nạp hội viên VCCI ngày 29/12/2016, diễn đàn doanh nghiệp,

http://enternews.vn/cuoi-nam-veci-ket-nap-them-20-hoi-vien-moi-104863.html.

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w