1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Luật học: Điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới

213 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Tạ Thị Minh Lý

DIEU CHINH PHAP LUẬT VE TRỢ GIÚP PHÁP LYỞ VIET NAM TRONG DIEU KIEN DOI MỚIChuyên ngành : Ly luận và Lich sử Nha nước va Pháp luật

Mã số :6238 01 01

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUAT HOC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 TS Nguyễn Đình Lộc

2 PGS.TS Thái Vĩnh Thang

Hà Nội - 2008

Trang 2

Tôi xin cam đoan day là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu nêu trong luận an là trung thực.

Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ngườikhác công bé trong bat kỳ công trình nào khác.

TÁC GIA LUẬN ÁN

Tạ Thị Minh Lý

Trang 3

BLHS : — Bộ luật Hình sự

BLTTHS : Bo luật Tố tụng hình sự

BTP : Bộ Tư pháp

CCHC : — Cải cách hành chínhCCTP : — Cải cách tư phápCNXH : Chủ nghĩa xã hộiCỌNN : Cơ quan nhà nước

CQTHTT : Co quan tiễn hành tổ tụng

CTV : Cộng tác viênDCCH : Dân chủ cộng hoàDCND : Dan chủ nhân dân

DCPL : _ Điều chỉnh pháp luật

DLS : Doan Luật sưHĐND : Hội đồng nhân dân

HTPL : _ Hệ thống pháp luậtNxb : Nha xuất bản

QHPL : Quan hệ pháp luậtQHXH : Quan hệ xã hộiQLNN : Quản lý nhà nướcQLXH : Quan lý xã hội

QPPL : Quy phạm pháp luậtTAND : Toa án nhân dân

NNPQ : Nha nước pháp quyềnMTTQ : Mat trận Tổ quốc

TGPL : Tro giúp pháp lý

TVPL : Tuvan pháp luật

UBND : Uy ban nhân dân

UNDP : Co quan phát triển Liên hợp Quốc

VPPL : Vi phạm pháp luậtXHCN : — Xã hội chú nghĩa

Trang 4

MỞ DAU

Chương 1.

Chương 2.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA DIEU CHỈNH PHÁP LUẬT VE

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ 10Khái niệm điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý 10

Vai trò của điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý trong điều

kiện đổi mới ở nước ta 39

THỰC TRẠNG DIEU CHỈNH PHÁP LUAT VE

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM 69Thực trạng nội dung điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý = 69

Thực trạng chủ thé điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý | 91

Thực trang về phương pháp điều chỉnh pháp luật về trợ giúp

pháp lý 117

Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với các hoạt động trợ giúp

pháp lý 124

Những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập của điều chỉnh

pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian qua 130PHƯƠNG HƯỚNG VA CÁC GIẢI PHAP DOI MỚI DIEU

CHỈNH PHÁP LUẬT VẺ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG

DIEU KIỆN HIEN NAY 138Những phương hướng co ban dé tiếp tục đổi mới điều chỉnhpháp luật về trợ giúp pháp lý trong điều kiện hiện nay 138Các giải pháp để tiếp tục đổi mới điều chỉnh pháp luật về trợ

giúp pháp lý trong giai đoạn hiện nay 154190

DANH MỤC MỘT SÓ CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIÁ ĐÃ CÔNG BÓCÓ LIÊN QUAN ĐÉN ĐÈ TÀI LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

Trong bối cảnh đổi mới hiện nay ở nước ta, Nhà nước đã ban hành nhiềuvăn bản pháp luật và thực hiện nhiều giải pháp để các quyền của công dânđược bảo đảm nhằm kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyếtcác van đề xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xây dựng Nhà nướcpháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Với quan điểmlay con người làm nhân tổ trung tâm, mọi người có điều kiện phát triển toàndiện, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công băng, dân chủ, văn minh,Nhà nước vừa hoản thiện HTPL vừa đây mạnh CCHC, CCTP để bảo đảm

thực thi các quyên và nghĩa vụ của công dân.

Tuy nhiên, cũng như các quốc gia khác, những khiếm khuyết của nền

kinh tế thị trường, của HTPL, những hành vi thực thi pháp luật chưa đúng

là nguyên nhân của nhiều khiếu kiện, phần nào làm giảm lòng tin của nhândân vào pháp luật và bản chất tốt đẹp của chế độ Những năm qua, Đảng vàNhà nước ta có nhiều chủ trương nhằm tăng cường tính phục vụ và minh bạchhoá hoạt động công vụ, đôi mới các biện pháp bảo đảm tư pháp (trong đó cóquyền bao chữa và quyền khiếu kiện của công dân), thực hiện bồi thường oansai, khuyến khích phát triển nghề luật sư Trước tình trạng phân hoá giàu

nghèo ngày càng lớn, một bộ phận dân cư không có cơ hội để hưởng các ưuđãi do không hiểu biết pháp luật và thường bị thiệt thòi khi có tranh chấp,

vướng mac pháp luật, Dang ta đã chỉ đạo xây dựng nhiều chính sách hỗ trợngười nghèo và nêu yêu cầu “mở rộng loại tư van pháp luật phổ thông, đápứng nhu cầu rộng rãi, đa dạng của các tầng lớp nhân dân, nhằm góp phần

nâng cao ý thức pháp luật và ứng xử theo pháp luật của công dân trong quan

hệ đời sống hàng ngay ; cần nghiên cứu lập hệ thống dịch vu tu van phápluật không lấy tiền để hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp

Trang 6

24 tr 1-2] A r ` r A , ˆ z A ,

n4 1-2] và “tổ chức hình thức tư van pháp luật cho các cơ quan, tổ chứcluật

và nhân dân, tạo điều kiện cho người nghẻo được hưởng dịch vụ tư vẫn pháp

luật miễn phi”? **), Quan điểm này đã đặt nền móng hình thành tô chức thựchiện TGPL, tạo cơ chế bảo đảm công bằng trong tiếp cận pháp luật cho người

nghèo, hướng dẫn họ sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Thực tiễn triển khai TGPL mười năm qua đã khang định đường lối đúngđắn của Đảng về một chính sách hợp lòng dân, thể hiện đạo lý của dân tộc,bản chất tốt dep của chế độ XHCN và phù hợp với xu thế của thời đại Quacác hoạt động tư vấn, bào chữa, đại diện hoàn toàn miễn phí, TGPL đã

giúp được cho hàng trăm ngàn người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người

tan tật, trẻ em giải tỏa vướng mắc pháp luật, bảo vệ được quyên, lợi ích hợppháp, được bảo đảm công bằng trong xử lý các tranh chấp, khiếu kiện, qua đónâng cao hiểu biết pháp luật để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, gópphần bảo vệ lợi ích Nhà nước và xã hội Từ chỗ bảo vệ quyền con người, đặc

biệt là nhóm công dân nghèo, TGPL đã góp phan làm yên lòng dân, củng có

lòng tin của người dân vào chế độ, đồng thời nâng cao được ý thức và trách

nhiệm công vụ, giữ ôn định trật tự xã hội, thúc đây kinh tế phát trién.

Do TGPL mới hình thành ở Việt Nam nên chúng ta có điều kiện rút kinh

nghiệm về hoạt động này của nhiều quốc gia Tuy nhiên, hiện nay, các yếu tôcủa đời sống pháp luật thường có biến động nhanh và đang bị chi phối mạnh

mẽ bởi giai đoạn chuyền giao cơ chế quản lý kinh tế nên đã và đang phát sinh

nhiều vấn đề bức xúc, đòi hỏi phải được đánh giá về thực tiễn và giải quyết về

lý luận Việc nghiên cứu để giải đáp nhu cầu thực tiễn và dự báo định hướng

phát triển TGPL giai đoạn tới là yêu cầu khách quan Bởi lẽ đã gần một thập

kỷ trôi qua nhưng các vấn đề cơ bản về lý luận, về khái niệm và các đặc trưng

cơ bản của mô hình TGPL, hình thức, phương thức TGPL ở Việt Nam, đặc

biệt là từ góc độ ĐCPL - một phạm trù mang tính lý luận nên tảng vẫn chưa

được nghiên cứu Việc chậm trễ này có nhiêu nguyên nhân, một mặt, do

Trang 7

sinh từ sự bất bình đăng xã hội (do nghèo đói, do thiếu kiến thức và thông

tin), do khiếm khuyết của nên hành chính, của nền tư pháp, chậm phát triển

nghề luật sư và thị trường dịch vụ pháp ly Vì vậy, việc nghiên cứu, làm rõcơ sở lý luận của ĐCPL về TGPL đòi hỏi phải có thời gian nhất định.

Hiện nay, TGPL đang ngày càng phát triên và được xã hội đón nhận nhưmột yếu tố không thé thiếu của đời sống pháp luật, vì pháp luật được banhành ngày càng nhiều, nhiều tang nac, khó vận dụng Trong khi nền kinh tếthị trường đòi hỏi mọi công dân phải hiểu biết pháp luật dé khi tham gia vào

các QHXH không vi phạm pháp luật, không bị thua thiệt Thời gian qua, pháp

luật TGPL đã góp phần quan trọng trong việc tạo dựng mô hình TƠPL ở ViệtNam, nhưng vì nhiều quy định còn mang tính tình thé, thí điểm nên ngày càngbộc lộ nhiều bất cập, chưa giải đáp được những vướng mắc phát sinh từ thực

tiễn Mặc dù, Luật TGPL đã được ban hành, giải quyết được nhiều vẫn đề như

các nguyên tắc, cơ chế tổ chức và hoạt động nhưng vẫn còn những vấn đề

lý luận chưa được giải quyết, còn để ngỏ hoặc giải quyết còn chung chung,chờ thực tiễn hoặc chờ văn bản hướng dẫn Do vậy, việc nghiên cứu có hệthống và mang tính lý luận cơ bản về ĐCPL về TGPL có ý nghĩa đặc biệtquan trọng để định hướng phát triển TGPL phù hợp với tình hình mới, nhằm

tiếp tục hoàn thiện HTPL điều chỉnh toàn diện về TGPL và huy động đượccác nguồn lực bảo đảm thực thi pháp luật TGPL, đáp ứng yêu cầu của việcđưa pháp luật vào cuộc sống Nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề mang tính lý

luận sẽ giúp tránh được những sai sót, va vấp cụ thê trong thực tiễn để TGPL,đáp ứng kịp thời, có chất lượng nhu cầu giúp đỡ pháp luật ngày càng đa dạng,phong phú của người dân trong xu thế tiến bộ chung của thế giới Vì vậy, việcnghiên cứu đề tài “Điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trongđiều kiện đổi mới” là thiết thực cả về phương diện lý luận và thực tiễn.

Trang 8

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

DCPL là một phạm trù mang tinh lý luận quan trọng và rất phức tạp,được nhiều nhà khoa học pháp lý ở Liên Xô trước đây nghiên cứu, như:

GS.TS A.V Malko, GS.TS L.S lavich, GS.TS S.S Alecxeev đã giải

quyết cơ bản về khái niệm DCPL, cơ chế DCPL, hiệu quả DCPL Gan đây,vấn đề ĐCPL nói chung và ĐCPL trên từng lĩnh vực cụ thể ở Việt Nam cũngđã được nghiên cứu ở nhiều góc độ, thể hiện trong một số giáo trình lý luậnvề Nhà nước và pháp luật ở bậc đại học, các tạp chí chuyên ngành luật, cácluận án tiến sỹ Trong số đó có các tác giả như GS.TSKH Đào Trí Úc,GS.TS Lê Minh Tâm, GS.TS Trần Ngọc Đường và ba luận án tiến sỹnghiên cứu về ĐCPL ở lĩnh vực pháp luật cụ thé: “Cơ chế DCPL trong lĩnhvực đâu tư trực tiép nước ngoài tại Việt Nam”) của TS Hoàng Phước Hiệp,

“Cơ chế DCPL Việt Nam””*! của TS Nguyễn Quốc Hoan, và “Pháp luật điềuchỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ đổi

mới và hội nhập” của TS Nguyễn Hồng Bắc.

TGPL với tư cách là đối tượng nghiên cứu của khoa học pháp lý được

nhiều học giả nước ngoài quan tâm, nhất là tại các nước TGPL phát triển nhưMỹ, Anh, Đức, An Độ, Nhiều công trình được công bố như: “Cẩm nang về

TGPL” do Uy ban TGPL của Anh quốc xuất bản năm 1995 đã dựa vào thựctiễn TGPL ở Anh, Australia, Canada theo tiêu chuẩn ISO 9.000 dé phân tíchvề các lĩnh vực hoạt động TGPL ở Anh, vai trò của Uỷ ban, của các tô chứcđiều hành ở vùng, các đạo luật có liên quan (TGPL về hình sự, dân sự, hànhchính, về tư vấn, về trẻ em ), các quy định mang tính đạo đức của nghề luậtvà Bộ quy tắc nghề nghiệp của Hiệp hội luật sư Anh và xứ Wale; “Cácphương thức da dang trong cung ứng dịch vụ pháp luật” của GS.TS.Gillian Bull, GS.TS John Seargean (Anh) gồm các bài viết phân tích về sự đadạng của nhu cầu TGPL dẫn đến sự đa dạng về dịch vu và nguồn lực cungứng, sự lồng ghép các dịch vụ mang tính pháp lý và dịch vụ xã hội, trách

Trang 9

vướng mắc về kế hoạch cung ứng dịch vụ, chớnh sỏch cụng, van đề khảo sỏtnhu cầu, TGPL cho người ty nạn , xu thế chung về sự phỏt triển của TGPL,cỏc trào lưu mang tớnh cải cỏch và đổi mới về dịch vụ và chất lượng; “Trợ

giỳp phỏp lý ở Hồng Kụng” do Hội đồng dịch vụ TGPL xuất bản năm 2006

phõn tớch vẻ lịch sử phỏt triển, ý nghĩa của TGPL đối với xó hội, vai trũ củaChớnh phủ và cộng đồng, xu hướng phỏt triển, cỏc nguyờn tắc, hỡnh thứcTGPL, nghĩa vụ xó hội của luật sư; “Trợ giỳp phỏp lý, quyền con người tớicụng lý”Ù'đè của TS Sujan Singh Law (Ấn Độ) nờu lờn quỏ trỡnh hỡnh thànhTGPL, vai trũ đối với tiến bộ xó hội, cỏc trào lưu và đặc thự TGPL ở cỏc nước(từ gúc độ so sỏnh giữa Anh, Mỹ, Canada với An éộ), cỏc gúc nhỡn về TGPLmang tớnh văn hoỏ, kinh tế, xó hội và Hiến phỏp; “Vấn đề đúi nghốo và trợgiỳp phỏp lý - Tiếp cận cụng lý tư phỏp hỡnh su”!!**! của TS S Muralidhar(An Độ) nờu rừ phỏp luật bảo vệ “tài san” cho người giau, vụ tỡnh đó làm chongười nghốo khụng được bảo hộ, khang định vai trũ của TGPL trong bảo vệquyền con người và XDGN, trong xột xử ỏn hỡnh sự, trong việc đưa phỏp luậtvào cuộc song; “Lý luận và thực tiễn về chế độ trợ giỳp phỏp lý ở TrungQuốc””! của GS Nghiờm Quốc Hưng đề cập về quỏ trỡnh hỡnh thành, phỏttriển của TGPL của một số quốc gia, phõn tớch TGPL như một bộ phận cauthành của NNPQ, cỏc tiờu chớ va ảnh hưởng của TGPL trong đời sống phỏpluật, vai trũ của Nhà nước, của luật sư trong TGPL Cú cụng trỡnh dộ cập đếnTGPL như một chớnh sỏch, một giải phỏp dộ XĐGN, hoặc như một biện phỏptiếp cận cụng lý, 6n định xó hội, hoặc coi TGPL như một bộ phận của CCHC,của CCTP, của Nhà nước phỏp quyờn Tuy nhiờn, chưa cú tỏc phẩm nào đề

cập một cỏch toàn diện, chuyờn sõu về ĐCPL đối với TGPL.

Ở Việt Nam, đó cú nhiều tỏc giả cụng bố một số cụng trỡnh nghiờn cứu

trong cỏc tạp chớ luật học ở phương diện đơn lẻ như: chớnh sỏch TGPL, khỏi

Trang 10

niệm TGPL, người thực hiện TGPL, người được TGPL (PGS.TS Thái Vĩnh

Thăng, TS Trần Huy Liệu ) Đề tài: “Dịch vụ pháp ly ở Việt Nam: Thực

trạng, nhu cầu và định hướng phát triển” của Viện Khoa học pháp lý, BTPP

hai đề tài khoa học cấp Bộ: “Mô hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý,

phương hướng thực hiện trong điều kiện hiện nay”! và “Luận cứ khoa hoc

và thực tiễn của việc xây dựng Pháp lệnh Trợ giúp pháp ly”?! do Cục TGPLvà Viện Khoa học pháp lý, BTP phối hợp thực hiện, “Trợ giúp pháp lý ở Việt

Nam: Thực trạng và định hướng hoàn thiện”??Ì do TS Uông Chu Lưu chủ

biên, giới thiệu kết quả khảo sát về TGPL (nêu các số liệu khảo sát sâu) ởViệt Nam của UNDP Các công trình này đã giải quyết một phần về lý luậndé tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn TGPL trên phương diện ứng

dụng nhưng chưa đưa ra được các luận cứ khoa học từ phương diện DCPL.

Mặc dù Luật TGPL đã được ban hành, nhưng đến nay, ở Việt Nam vẫn chưacó công trình khoa học nghiên cứu chuyên khảo đổi với “Điều chỉnh pháp luật

về trợ giúp pháp ly ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới”.

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài

Mục đích của luận án là nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thốngnhững van đề lý luận cơ bản của ĐCPL về TGPL để xây dựng cơ sở khoa học

nhằm đánh giá thực tiễn ĐCPL về TGPL ở Việt Nam, làm sâu sắc hơn về nộidung các QHXH cần điều chỉnh, mức độ điều chỉnh, phát triển các luận cứkhoa học dé đưa ra các đề xuất, kiến nghị phương hướng tiếp tục déi mớiĐCPL về TGPL, đáp ứng yêu cầu xã hội trong điều kiện hiện nay.

Thực hiện mục đích trên, luận án có nhiệm vụ: thứ nhất, làm rõ các vấnđề lý luận của ĐCPL về TGPL; thứ hai, đánh giá thực trạng ĐCPL về TGPL

ở Việt Nam trong thời gian vừa qua; thứ ba, làm rõ các yêu cầu, phươnghướng và giải pháp đôi mới ĐCPL về TGPL trong thời gian tới.

Trang 11

các vấn đề mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ, các tác động mang tính chính trị,kinh tế, xã hội cụ thể mà tập trung phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề lý luậncơ bản thuộc nội dung điều chỉnh của pháp luật, các QHXH cần điều chỉnh;

phân tích thực trạng, vai trò ĐC)'1, về TGPL; các yếu tổ còn khiếm khuyết; cơ

sở chính trị, kinh tế, xã hội của các giải pháp đổi mới ĐCPL về TGPL.

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về bảo đảm giúpđỡ pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách Luận án sử dụng cácphương pháp nghiên cứu chủ yếu như phân tích, so sánh, điều tra xã hội học,khảo sát thực tiễn, khoa học lịch sử, hệ thông khái quát Luận án sử dụng

các văn kiện của Đảng, các văn bản pháp luật, các tài liệu nghiên cứu, các báocáo, kết quả khảo sát TGPL, kế thừa chọn lọc các công trình nghiên cứu đãcông bồ cua tác giả về một sô van dé cụ thê.

5 Những đóng góp mới của luận án

Đây là một công trình đầu tiên đề cập và giải quyết một cách hệ thống,toàn diện vấn đề TGPL từ góc độ điều ĐCPL mà từ trước đến nay chưa đượcgiải quyết một cách triệt để hoặc chỉ giải quyết ở một khía cạnh nào đó củavấn đề Luận án đã phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản của

ĐCPL về TGPL, bao gồm các khái niệm công cụ (như: TGPL, ĐCPL về

TGPL), các đặc trưng cơ bản của ĐCPL về TGPL (như: nội dung điều chỉnh,mục đích, phương pháp, cách thức, phạm vi và mức độ điều chỉnh, cơ chếđiều chỉnh) và vai trò của ĐCPL về TGPL trong điều kiện đổi mới ở nước tahiện nay từ các góc độ chính trị - pháp lý, kinh tế - xã hội cũng như trong hoạt

động tư pháp và bảo đảm công lý cho công dân khi họ rơi vào những trường

Trang 12

hợp nhất định (có vướng mắc pháp luật hoặc kiện cáo); qua đó so sánh, phântích dé làm rõ vị trí, vai trò của pháp luật với các công cụ điều chỉnh xã hộikhác trong quá trình điều chỉnh các QHXH có tính chất TGPL Trên cơ sở đó,luận án đưa ra các luận giải khoa học về phạm vi, lĩnh vực, hình thức và cácnguyên tắc hoạt động TGPL trong tương quan với dịch vụ pháp lý nói chung.

Luận án đánh giá một cách khái quát thực trạng ĐCPL về TGPL qua cácgiai đoạn lich sử, gắn với những điều kiện chính trị, kinh tế — xã hội nhất định,trên nền tảng những giá trị truyền thống và xu hướng phát triển của các môhình TGPL trên thế giới Trên cơ sở đó làm rõ những đặc trưng của ĐCPL vềTGPL trong từng giai đoạn lịch sử va khang định ĐCPL về TGPL ở Việt Namkhông chỉ mang tính lịch sử mà còn là sản phẩm tất yếu của quá trình vậnđộng, hình thành, phát triển, kiểm nghiệm tính đúng đắn trong điều kiện thựctiễn Việt Nam, vừa mang tính kế thừa, vừa không ngừng phát triển cho phùhợp với điều kiện đổi mới của đất nước và xu hướng phát triển của TGPL trênthế giới Trên cơ sở đối chiếu, so sánh với ĐCPL về TGPL của một số nước,

luận án đã làm nỗi bật những đặc thù về các loại QHXH, về chủ thể, về QHPL

và cơ chế vận hành, những thành tựu cũng như tồn tạn, hạn chế của ĐCPL về

TGPL ở Việt nam trong điều kiện hiện nay.

Phân tích những yêu cầu của điều kiện đổi mới hiện nay ở nước ta có tácđộng trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống pháp luật nói chung và các QHXHphát sinh trong lĩnh vực TGPL nói riêng (mà trọng tâm là yêu cầu xây dựngNhà nước pháp quyền XHCN, phát triển nền kinh tế thị trường định hướngXHCN, hội nhập kinh tế quốc tế), từ góc độ ĐCPL, xuất phát từ bản chất củaNhà nước và pháp luật XHCN, trên nền tảng văn hoá truyền thống của dân tộc,luận án luận giải những định hướng, xu thế mới để từ đó đưa ra các giải pháp

đổi mới ĐCPL về TGPL, mà trước hết là đổi mới về nhận thức, về phương

pháp truyền thông, về trách nhiệm của chủ thể và cơ chế bảo đảm thực hiện

pháp luật Luận án cũng dựa trên luận diém vê quyền con người trong xã hội

Trang 13

QHXH có tính chất TGPL theo hướng pháp điển hoá, đa dạng hoá chủ thể vàhình thức TGPL; xác định cơ chế bảo đảm và xây dựng nguồn lực trong điều

kiện đây mạnh xã hội hoá, ghi nhận vai trò của luật sư; xác định cơ chế bồi

thường, tiêu chuẩn đạo đức nghiệp vụ, tiêu chí chất lượng dịch vụ pháp lýtrong bảo đảm thực hiện quyền được TGPL của công dân, nhất là các giảipháp về định hướng phát triển n:› hình TGPL trong thời gian tới thông quaviệc dé xuất xây dựng Chiến lược phát triển TGPL trong điều kiện đổi mới củaViệt Nam Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án đã lần lượt công bốtừng phần các công trình để rộng đường tranh luận trong giới học thuật cũngnhư đặt ra những hướng nghiên cứu mới nhằm thu hút sự quan tâm của cácnhà khoa học, những người làm công tác thực tiễn để tìm kiếm những sángkiến, giải pháp hữu ích cho việc hoàn thiện mô hình TGPL ở Việt Nam.

6 Kết cau của luận án

Luận án bao gôm: phân mở đâu; phân nội dung với ba chương, 9 mục;

phan kết luận; danh mục các công trình đã công bồ và tài liệu tham khảo.

Trang 14

1.1 Khái niệm điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý

1.1.1 Khái niệm điều chỉnh pháp luật và khái niệm trợ giúp pháp lýKhái niệm điều chỉnh pháp luật:

ĐCPL là một khải niệm cơ ban của khoa học ly luận về Nhà nước và

pháp luật Ban chất của DCPL, theo Lénin, thé hiện tính thống nhất của pháp

luật với thực tiễn đời sống pháp luật Việc nghiên cứu ĐCPL rất quan trọng

bởi lẽ, tính thực tiễn của pháp luật là một trong những yếu tô cơ bản của thực

hiện pháp luật XHCN và DCPL Lênin đánh giá ý nghĩa thực tiễn của phápluật XHCN chính là vai trò điều chỉnh các QHXH ở phạm vi mà các quy định

pháp luật được viết ra thực sự tác động đến, vận hành và “trở thành thực tế”.

Người viết: những gi mà chúng ta đã từng phê phan, chúng ta còn chưa tin

tưởng đầy đủ về cuộc sống, và nhiệm vụ quan trọng của tinh thế hiện tại chính

là tập trung tất cả sức lực cho công việc thực hiện trong thực tế những gì đã

được trở thành luật pháp (mà chưa trở thành hiện thực)Š " '3Ì DCPL có ý

nghĩa to lớn đến sự phát triên QHXH của xã hội XHCN, và chính sự hình

Trang 15

pháp luận đối với việc tiếp cận các hiện tượng pháp lý từ góc độ hệ thống, tạođiều kiện “ nghiên cứu các hiện tượng pháp ly ở trang thái động tránh đượccách nhìn xơ cứng, siêu hình ”É?- © %1,

ĐCPL là một loại hình điều chỉnh xã hội rất phức tạp, hiện đã và dangđược nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Từ góc độ chức năng, ĐCPLlà hệ thống các phương tiện pháp lý tác động đến các QHXH thông qua chủthe?" 4Ì, Từ góc độ tâm lý, ĐCPL là sự tác động đến ý chí của con ngườinhằm tao ra cách xử sự thích hợp (với QPPL) ở chủ thé! " 84-435! Từ gócđộ quản lý, ĐCPL là hoạt động có mục đích, có định hướng, có tổ chức vàđược thực hiện thông qua một hệ thống các phương tiện, quy trình pháp lý(thông qua cơ chế ĐCPL) Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “điều chỉnhpháp luật” là việc Nhà nước dùng pháp luật, dựa vào pháp luật để điều chỉnhcác QHXH, tác động theo những hướng nhất định vào các QHXH DCPL làhoạt động của Nhà nước thể hiện trong việc định ra luật, ban hành luật pháp

dé đáp ứng nhu cầu mà pháp luật cần điều chinh!*? " 8! ĐCPL có đặc điểmlà sự tác động trực tiếp bằng pháp luật của Nhà nước vào hành vi của con

người trong các QHXH theo những định hướng nhất dinh'* " #% - 89%] Bangcác quy tắc xử sự được quy định thành pháp luật, Nhà nước hướng dẫn cáchoạt động của mọi chủ thể (cá nhân, tập thể, CQNN) bảo đảm cho mọi hoạtđộng theo đúng ý chí của Nhà nước và uốn nắn những hoạt động sai trái chođúng với đường lối, chính sách của đảng cầm quyền, pháp luật của Nhà

nuéc!: tr 154] ;

Cũng có quan niệm cho rang “điều chỉnh pháp luật” là việc “Nha nước

dựa vào pháp luật, sử dụng các phương tiện pháp ly đặc thù (QPPL, van bản

áp dụng pháp luật, QHPL, hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý) đểđiều chỉnh các QHXH, tác động đến các QHXH theo phương hướng nhất

Trang 16

định”É° "7! Với nghĩa này, ĐCPL gan liền với một cơ chế - cơ chế DCPL.Vì thế, DCPL có tính định hướng, tính tô chức và tính quy phạm, được thựchiện thông qua một hệ thống các phương tiện pháp ly cơ bản, đặc thù Dé thựchiện ĐCPL, Nhà nước phải xây dựng HTPL hoàn chỉnh bao gồm các ngànhluật với các chế định pháp luật cụ thẻ, hợp lý và phù hợp với điều kiện phát

triển kinh tế - xã hội, trong đó xác định rõ đỗi tượng điều chỉnh, phạm vi điều

chỉnh, phương pháp điều chỉnh, cơ chế điều chỉnh của pháp luật Nổi cộmnhất hiện nay là mức độ điều chỉnh các QHXH của các văn bản luật và dưới

luậtU!9? = 43] Vì vậy, quá trình ĐCPL chính là quá trình xác định đối tượng,

phạm vi, phương pháp và cơ chế DCPL nói chung và các ngành luật cụ thé

nói riêng.

Theo GS.TS Đào Trí Úc, ĐCPL “là việc Nhà nước dùng pháp luật, dựavào pháp luật dé điều chỉnh các QHXH, tác động theo những hướng nhất địnhvào các QHXH”!!!* 317] HCPL còn có nghĩa là “dùng pháp luật dé tác độngvào ý thức dé con người thay đổi hành vi của mình, theo những mục đích nhất

định của Nhà nước”U'* 3Ì Như vậy, ĐCPL như một hình thức tác động có

mục đích của pháp luật vừa vào QHXH, vừa vào chủ thể của QHXH, “là quátrình tác động có tổ chức, mang tính quy phạm của Nhà nước đối với cácQHXH thông qua hành vi của các chủ thể nhằm đạt được những mục đích

nhất định”U# #' !3- 141,

Qua tiếp cận ĐCPL dưới các góc độ khác nhau như trên, có thể rút ra kếtluận: ĐCPL la quá trình tác động có hệ thống, có tổ chức, mang tính quyphạm doi với các QHXH cơ bản thông qua hành vi chủ thé nhằm điều tiết,

định hướng cho các QHXH vận hành để duy trì, thúc day hoặc loại trừ, hanchế sự phát triển theo một trật tự nhát định, phù hợp với ý chỉ của Nhà nước,

với lợi ích và thực tiên xã hội.

Trang 17

lý” hoặc “legal aid” trong cụm từ “legal aid scheme” được dịch là “kế

hoạch bảo hộ tư pháp” là kế hoạch nhằm trả những chỉ phí pháp lý từ công

quỹ cho những ai không thé tự mình trả nổi“ " *°?!_ Như vậy, TGPL là việc

cho những người không có điều kiện về tài chính hoặc có hoàn cảnh đặc biệt

được hưởng dịch vụ pháp lý mà không phải chi trả thù lao hoặc được giảm

một phan thù lao Ở đây, khách thé trợ giúp không phải là “vật chất” như nhaở, tiền, gạo mà là “pháp luật” Pháp luật càng đầy đủ, càng phức tạp và phạmvi điều chỉnh càng rộng thì khách thể TGPL càng cần được phát triển tươngxứng Với nghĩa đó, TGPL được tiếp cận dưới góc độ kinh tế, góc độ công lý

và góc độ nhân đạo, lấy sự yếu thé, ban cùng hoặc bất bình dang cua nhom

đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt (người nghèo, đối tượng dé bị tốn thương),lấy tính phức tạp của pháp luật làm căn cứ cho sự ra đời, tồn tại và phát triểncủa mình Vì vậy, đối tượng được TGPL thường là người không có điều kiệnvề tài chính hoặc kém năng lực hiểu biết pháp luật, không thể tự mình bảo vệquyên, lợi ích hợp pháp va chủ thé bảo đảm cho dịch vụ này trước hết và chủ

yêu là Nhà nước.

Theo học giả Trung Quốc - GS Nghiêm Quốc Hưng, trong TGPL, mặcdù Nhà nước lấy sự giúp đỡ về kinh tế (giảm, miễn phí) cho người đượcTGPL làm bản chất nhưng có mục đích lớn hơn, đó là bảo đảm quyền lợi hợp

pháp mà pháp luật dành cho mọi công dân được thực hiện đầy đủ, hoàn thiện

một chế độ pháp luật quốc gia “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” Nó

là biện pháp quan trọng dé NNPQ hiện nay thực hiện sự công bang tư pháp vađảm bảo quyền cơ bản của con ngườiÊ® " !Ì_ Quan niệm này dựa trên luận

điểm Nhà nước muốn bảo đảm các quyền lợi mà pháp luật dành cho công dânđược thực hiện một cách thiết thực trong đời sống thực tại thông qua chế độmiễn, giảm phí dịch vụ pháp lý hoặc miễn, giảm chi phí tố tụng với những

Trang 18

nhóm người cần sự giúp đỡ của pháp luật đề bảo vệ quyền lợi theo quy địnhcủa pháp luật hoặc của đương sự trong một số vụ án đặc biệt vì lý do công lý.Như vậy, TGPL là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm bảo đảm để pháp luậtđược tôn trọng trong thực tế và mọi người đều bình đăng trước pháp luật Cóxây dựng được chế độ TGPL hoàn thiện, quy củ hay không, vừa là mốc quantrọng để đánh giá pháp chế có kiện toàn hay không; cơ chế đảm bảo quyềncon người về tư pháp có hoàn thiện hay không, vừa là thước đo trọng yếu đểxem xét trình độ tiễn bộ, văn minh xã hội" “ '!, Với cách tiếp cận này, TGPLđược hiểu là quyền co bản của công dân, là một bộ phận trong tổng thé các

biện pháp thực thi pháp luật, có thuộc tính chính trị - pháp lý, tính nhân dao

và tính kinh tế - xã hội Nghĩa là bất cứ công dân nào khi rơi vào những hoàn

cảnh cần được giúp đỡ về pháp luật, nếu có nhu cầu thì được bảo đảm cung

ứng từ phía Nhà nước và xã hội.

Khái niệm TGPL được quy phạm hoá trong pháp luật, là một bộ phận

cấu thành của ĐCPL về TGPL Cách thể hiện có thể khác nhau nhưng nộidung tương đối đồng nhất Theo Luật đại diện và tư vấn pháp lý năm 1995

của Singapore, TGPL là việc đại diện cho khách hàng trước Toà án nhằm

giúp đỡ những người không có khả năng chỉ trả cho các dịch vụ pháp lý (Điều2) Luật về TGPL năm 1997 của Nepal quy định: “TGPL là giúp đỡ pháp lý

cho người nghèo, được áp dụng trong tư vấn và các dịch vụ pháp lý khác nhưthực hiện thay cho người nghèo những việc bào chữa tương xứng và các thủtục tại Toà án hoặc tại các Văn phòng luật” (Điều 2) Luật về TGPL năm1988 của Anh quy định: TGPL là “sự trợ giúp trong việc sử dụng bất kỳ biện

pháp nào mà một người có thể sử dụng, gồm cả các biện pháp đối với thủ tụctô tụng, liên quan đến việc áp dụng pháp luật”(Điều 2) Đạo luật số 26 củaMalaixia về bảo trợ tư pháp năm 1971 (đã được sửa đổi, b6 sung năm 1992)quy định: TGPL là hoạt động giúp đỡ pháp luật dành cho những đối tượngnhất định không có khả năng chỉ trả về tài chính Theo Luật về hành nghề luật

Trang 19

B.E.2528 năm 1985 của Thái Lan, TGPL là việc tu van và đưa ra ý kiến; soạnthảo các hợp đồng: cung cấp các dịch vụ pháp lý phục vụ hoạt động tranhtụng cho những người nghèo và người bị đối xử bất công Theo Luật hànhchính năm 1987 và Thông tư số 05/1997 của Philippine, TGPL là đại diện

miễn phí cho người nghèo và trực hệ của họ trong mọi vụ án dân sự, hành

chính và hình sự sau khi đối tượng này đã được xác minh và quyết định đủđiều kiện hưởng TGPL trên cơ sở phục vụ công lý Điều 1 Luật TGPL năm2002 của Phần Lan quy định TGPL bao gồm TVPL, các biện pháp cần thiết,

việc đại diện trước Tòa án và các cơ quan khác và việc miễn trừ chi phí giải

quyết vụ việc (Điều 4 quy định về miễn phí hoặc giảm phí luật sư, phí phiên

dịch, phí nhân chứng, phí đi lại của đối tượng, án phí ) Ngoài ra, các đạo

luật TGPL của Ailen năm 1962, các đạo luật của các bang thuộc Australia

trong thập kỷ 70 của thế kỷ XX, An Độ năm 1987, Nam Phi năm 1969 - sửađôi năm 1999, Hàn Quốc năm 1995, Lithunia năm 2000 và một số nước kháccũng có khái niệm TGPL tương tự”°?Ì Như vậy, từ góc độ pháp luật thực định

cho thấy, khái niệm TGPL của các nước hướng tới liệt kê các hình thức hoạt

động cụ thể (tư vấn, giải đáp pháp luật, bào chữa, đại diện miễn phí hoặc việcmiễn chi phí tố tụng) Pham vi TGPL rộng, hẹp có khác nhau nhưng đều có

nội hàm là để giúp đỡ pháp luật cho nhóm người cụ thể Nhóm đối tượng này

được thụ hưởng các giá trị mà dịch vụ pháp lý mang lại nhưng không phải chitrả thù lao dịch vụ Việc đưa ra khái niệm như vậy mới mang tính hình thức,

vẫn chưa thé hiện đầy đủ nội dung các QHXH được điều chỉnh, vị trí pháp lý

và tác động xã hội của QHXH về TGPL, chủ thé và mục đích của QHXH về

TGPL, chưa làm sáng tỏ các thuộc tính thể hiện bản chất, cũng như chưa phân

biệt QHXH về TGPL với các QHXH có tinh chất tương đồng khác.

Ở Việt Nam, theo nghĩa rộng, TGPL được hiểu là sự cung cấp dịch vụpháp lý của Nhà nước và xã hội cho người nghèo, đối tượng chính sách vàđồng bào dân tộc thiểu số thông qua các hình thức: TVPL, đại diện, bào chữa

Trang 20

nhằm bao đảm cho mọi công dân đều bình dang trước pháp luật và thực hiệncông bằng xã hội Theo nghĩa hẹp, TGPL là sự giúp đỡ của các tô chức thựchiện TGPL của Nhà nước cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bàodân tộc thiểu số tiếp cận với các dịch vụ pháp lý (TVPL, đại diện, bào chữa),nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều bình dang trước pháp luật và thực hiệncông bang xã hội” " *Ì, Hướng tiếp cận này được tiếp tục phát triển và hoànthiện trong những năm gần đây Theo đó, TGPL là việc thực hiện các dịch vụ

pháp lý miễn phí của Nhà nước và xã hội cho người nghèo, người được

hưởng chính sách ưu đãi và một số đối tượng khác do pháp luật quy định

thông qua hoạt động TVPL, đại diện, bào chữa, kiến nghị giải quyết Vụ viéc

và tham gia thực hiện phố biến, giáo dục pháp luật nhằm bao đảm cho mọicông dân bình đăng trong tiếp cận pháp luật, góp phần thực hiện công bằng xã

hội Theo nghĩa hẹp, TGPL là việc thực hiện các dịch vụ pháp lý miễn phí của

các tổ chức thực hiện TGPL cua Nhà nước cho người nghéo, người được

hưởng chính sách ưu đãi và một số đối tượng khác theo lĩnh vực, phạm vi trợgiúp do pháp luật quy định”? "2",

Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng “TGPL là việc giúp đỡ pháp lý(TVPL, hoà giải, đại diện, bào chữa, kiến nghị) miễn phí của Nhà nước và xãhội cho người nghèo và đối tượng chính sách theo quy định của pháp luậtnhằm giải tỏa vướng mắc pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật để họ tự mìnhbiết cách ứng xử phù hợp với pháp luật, thực hiện pháp luật, bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của mình, góp phần tăng cường pháp chế XHCN, bảo đảmcông bằng xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và xây

dựng NNPQ của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dan’! "641 Trong quá

trình nghiên cứu, làm rõ khái niệm này để phục vụ cho việc xây dựng phápluật về TGPL, có quan niệm cho rằng “TGPL là việc giúp đỡ pháp luật miễnphí cho người nghèo và đối tượng chính sách để họ có điều kiện tiếp cận và

sử dụng pháp luật bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình”,

Trang 21

Các quan niệm trên đây về TGPL của giới khoa hoc pháp lý nước nhàkhi phân tích, làm rõ nội hàm của khái niệm TGPL đều vận dụng có chọn lọc,kế thừa những điểm chung trong quan niệm về TGPL trên thế giới Mặc dù ở

phương diện nào đó, các khái niệm đó chưa mang tính bao quát, toàn diện và

còn ở góc nhìn thực tiễn và rất hẹp về TGPL nhưng các hướng tiếp cận nàyphần nào đã thể hiện được một số thuộc tính của TGPL Những quan niệmnày mặc dù đều xây dựng khái niệm TGPL thông qua việc chỉ rõ các dạngQHXH về TGPL đang ton tại nhưng có hạn chế là chưa chỉ ra được các khíacạnh, thuộc tính bản chất, điển hình Luật TGPL đã thé hiện tương đối day đủnội hàm của khái niệm nhưng lại thiên nhiều về ý nghĩa và vai trò của TGPL,chưa làm rõ các loại chủ thé của QHPL (chủ thé chịu trách nhiệm và chủ thé

thực hiện).

Đề định nghĩa TGPL, cần chi ra những thuộc tinh cơ bản, chỉ ra các quyluật cơ bản nhất trong hệ thống các quy luật tạo thành bản chất.

Thuật ngữ "trợ giúp pháp ly" được hiểu là sự giúp đỡ về pháp lý cho một

cá nhân (người) hoặc một tổ chức đang cần chính sự giúp đỡ này từ phía các

chủ thể có kiến thức, hiểu biết pháp luật Như vậy, TGPL có thể được nhìnnhận như một chính sách pháp luật mang tính nhân đạo và kinh tế (hỗ trợ cả

về mặt tinh than, tài chính, nghề nghiệp) nhưng đối tượng điều chỉnh lại mangtính chính trị - pháp lý (vì mục tiêu bình đăng, minh bạch, công lý) Nội hàmkhái niệm TGPL thể hiện qua các góc độ sau đây:

Thư nhất, từ góc độ nghề nghiệp, TGPL là dịch vụ pháp ly thuộc phạmtrù nghề luật - nghề của các chuyên gia pháp luật Vì vậy, người thực hiện

TGPL là: luật sư nhà nước (luật sư công), luật sư hành nghề tự do, chuyên giapháp lý, người hành nghé luật bán chuyên (para - legal) ở Việt Nam gọi làcộng tác viên Tính chất nghé luật thé hiện ở chỗ, TGPL lay pháp luật làmcông cụ và có đối tượng là các vụ việc pháp luật Nếu thiếu pháp luật, pháp

⁄/247

Trang 22

luật không day đủ, không quy định thì không có khách thé dé tro giúp Hìnhthức TGPL là tư vấn, đại diện, bào chữa trong phạm vi và theo trình tự luậtđịnh Từ góc độ này tạo thành mặt khách quan của QHPL về TGPL là phạm vilĩnh vực pháp luật được TGPL Phạm vi nay có thể rộng, hẹp khác nhau (nhưchỉ TGPL về pháp luật hình sự, hoặc cả dân sự, lao động v.v ).

Thư hai, từ góc độ chính trị, TGPL là một phương thức tô chức thực hiệnđường lối của Dang cam quyền đã được thé chế hoá thành pháp luật, thôngqua việc vận dụng pháp luật vào từng trường hợp cụ thé của công dân, nhằmgóp phan thực hiện đúng các quy định về quyền và lợi ích của công dân, duytrì trật tự pháp luật Qua đó, đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào cuộcsống, khắc phục sự bat cập trong hoạt động công vụ, tăng niềm tin của dânchúng vào pháp luật, là cơ chế để phát huy vai trò và tính đúng đắn của đường

lối, chính sách đã được luật hoá Ngoài ra, do công dân là chủ thé thực sự của

quyền lực nha nước nên khi một bộ phận chủ thé này bị rơi vào tinh thé canđược bảo đảm về mặt pháp lý thi Nhà nước phải tổ chức thực hiện dé họ đượchưởng công bằng trong giải quyết tranh chấp, khiếu kiện hoặc xét xử Qua

TGPL, Nhà nước điều tiết, giải quyết các mối QHXH cụ thể đang có sự bấtén, nhằm khắc phục tinh trạng bat cập của công vụ hoặc tinh trạng quan bach

phải tự “xử lý”, phải “chạy chọt” tốn kém do thiếu hiểu biết dễ gây mất ônđịnh Ở góc độ này, TGPL là công cụ chính trị góp phần khắc phục sự bất

bình đăng do phân tầng giàu nghèo, làm giảm bớt mâu thuẫn giai cấp, từ đó

thiết lập sự 6n định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ và định

hướng các QHXH theo ý chí của Nhà nước.

Thứ ba, từ góc độ kinh tế, TGPL là việc Nhà nước và xã hội tạo cơ chếđể một người được nhận TVPL, được đại diện, bảo vệ quyền lợi hoặc đượcbào chữa miễn phí hoặc giảm phí (không phải trả chi phí hoặc trả chi phí thấphơn giá trị thực tế của dịch vụ) Để thực hiện TGPL, Nhà nước có thể lựachon: cấp kinh phí cho tổ chức nghề nghiệp (Văn phòng luật sư, Công ty

Trang 23

để có mô hình hỗn hợp Sự cung ứng tài chính này của Nhà nước thực tế cogiá trị xã hội và lợi ích kinh tế lớn khi góp phan giữ 6n định trật tự xã hội,tránh được chi phí giải quyết khiếu kiện không cần thiết để người dân yên tâmlao động sản xuât tạo ra nhiêu của cải, vật chât cho xã hội.

Từ các góc độ trên đây, TGPL có các thuộc tính cơ bản như sau:

Một là, TGPL là hoạt động chứa đựng (huộc tính chính trị - pháp ly do

khách thể của quan hệ TGPL là dịch vụ pháp lý và có mục đích là bảo đảmcông bằng trong tiếp cận pháp luật của công dân, bảo đảm công lý Vì đểQLXH và giải quyết các vấn đề của xã hội, Nhà nước phải ban hành pháp luậtvà phải có trách nhiệm tạo ra các cơ chế giúp người dân hiểu biết pháp luật,

sử dụng và tuân thủ pháp luật Từ đó, trật tự xã hội mới được bảo đảm duy trì

6n định và không có nội biến Đây cũng là một trong những thành quả củatiền bộ xã hội (thời La Mã, người dân phải tự tìm hiểu và biết luật dé tuân thủ,

nếu vi phạm không được lay lý do không biết luật và phải chịu hình phạt).Tuy nhiên, khi đã xác định TGPL là quyền của công dân sẽ phát sinh tráchnhiệm bảo đảm thực hiện quyền này từ phía Nhà nước Nhà nước đóng vai tròlà người điều phối chung, xây dựng lực lượng của Nhà nước, đồng thời huyđộng lực lượng xã hội tham gia (việc tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xãhội và luật sư tham gia TGPL ở mức độ và phạm vi nào, đóng góp nhiều hayít cho hoạt động này phụ thuộc vào sự điều tiết thông qua QPPL của Nhànước).

TGPL có thuộc tính chính trị vì nó thé hiện quyền lực của nhân dân ngay

trong bản thân pháp luật và việc thực hiện quyền được bảo vệ, quyền tư pháptrên cơ sở pháp luật mà Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng và bảo đảm Nhànước nào cũng xác định TGPL là một nhiệm vụ của mình đê tranh thủ sự ủng

Trang 24

hộ, đồng tình, tin cậy vào chính sách, pháp luật của nhóm người yếu thế cũng

như của người dân nói chung Ở một số nước, TGPL thể hiện bản chất củapháp luật, được coi như rường cột của hệ thông tư pháp (Canada)!''5Ì haythước đo về nhân quyền (Trung Quốc) hoặc để dung hoà quyền lợi chính tricủa các giai cấp, giảm bớt sức ép phân tầng giàu nghèo, mâu thuẫn giai cấp,hạn ché bất bình dang và bất 6n xã hội, bảo đảm c!.o công dân yếu thé khôngchỉ bình đăng trên phương diện vật chat mà còn được bình đăng về tinh than,danh dự, nhân phẩm Thực tế cho thấy, “dù ở triều đại, thời đại nào; dù dướichế độ xã hội nào, “người nghèo” vẫn thường phải được sự “cứu giúp” và

cộng đồng GS.TS Lê Minh Tâm có nhận xét: “Thực hiện tốt chức năng bảođảm trật tự và an toàn xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện cácchức năng khác và trong con mắt của người dân đó là biểu hiện rất cụ thé, rõ

ràng về sức mạnh và uy tin của Nhà nước”.

Hai là, TGPL chứa đựng thuộc tính kinh tế khi Nhà nước và xã hội thựchiện giúp đỡ pháp luật miễn phí cho công dân (vì tình trạng tài chính, pháp lý,

khiếm khuyết của nhân thân hoặc hoàn cảnh xã hội) khi những người này bịkém so với công dân bình thường, không có khả năng tự mình thực hiện hoặc

sử dụng dịch vụ có thu phí của luật sư TGPL bảo đảm cho họ có cơ hội đượcthụ hưởng những giá trị pháp lý của dịch vụ cộng đồng ngang bằng với những

người khác mà không phải trả chỉ phí Vì vậy, TGPL là hoạt động cần có sựđầu tư tài chính của Nhà nước và nguồn lực từ xã hội Về phần mình, bộ phận

cộng đồng được nhận TGPL là một lực lượng lao động xã hội, khi vướng

mắc, tranh chấp, khiếu kiện đã được giải tỏa, được xử lý công bằng, họ lạiyên tâm trở về lao động sản xuất và đã ít nhiều được trang bị thêm kiến thứcpháp luật, có thêm hiểu biết pháp luật, có ý thức xã hội cao hơn.

Ba la, TGPL là hoạt động mang tinh dich vụ, nghề nghiệp đòi hỏi cường

độ lao động trí tuệ cao, có lịch sử ra đời và phat trién gan liên với nghê luật

Trang 25

chuyên gia pháp luật để đại diện trong việc bảo vệ an toàn cho bản thân, tài

sản) Nghề luật sư không phát triển thì khó có thể khởi động và phát triểnTGPL, trừ khi Nhà nước có đủ điều kiện về nhân lực cung ứng Chất lượngTGPL phụ thuộc chủ yêu vào nguồn nhân lực có chất lượng nên đòi hỏi ngườithực hiện TGPL có trình độ pháp lý, kỹ năng hành nghề cao, chuyên nghiệphoá, chuyên môn hoá lĩnh vực pháp luật, có đạo đức nghề nghiệp, có thời giantích luỹ kinh nghiệm và uy tín nghề nghiệp nhất định.

Như vậy, qua các đặc điểm và thuộc tính nêu trên, có thể rút ra địnhnghĩa: TGPL là các dịch vụ pháp lý miễn phí hoặc có giảm phí và các hoạtđộng giúp đỡ pháp luật khác do Nhà nước và xã hội tổ chức thực hiện chonhững người do điều kiện tài chính, pháp lý, hoàn cảnh xã hội hoặc năng lựccả nhan không thé tự mình hoặc nhân danh mình thực hiện, nhằm bảo damcho họ công bằng trong tiếp cận và sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyên vàlợi ích hợp pháp của bản thân, đồng thời góp phan bảo vệ lợi ích của cộng

dong và xã hội.

1.1.2 Khái niệm điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý

Vận dụng lý luận về ĐCPL vào các quan hệ TGPL cho thấy việc nghiêncứu ĐCPL về TGPL có ý nghĩa rất quan trọng vì nó xác định giới hạn, phạmvi sự can thiệp của Nhà nước bằng pháp luật vào các QHXH phát sinh tronghoạt động TGPL để định hướng cho sự phát triển TGPL Về mặt nghiên cứulý luận thi mọi QHXH về TGPL đều chịu sự tác động, chi phối và được điều

chỉnh bởi các quy phạm xã hội khác nhau (quy phạm đạo đức, chính trị, tôn

giáo, phong tục, tập quán, nội quy, hương ước, điều lệ, pháp luật ) Đó làtông thể các quy tắc, chuẩn mực tạo thành hệ thống các công cụ điều chỉnh xãhội có định hướng, tác động lên các QHXH về TGPL đang ton tại tạo thành

Trang 26

t2 t9

các điều chỉnh tương ứng Các quy phạm xã hội có vai trò duy trì trật tựQHXH nói chung và về TGPL nói riêng, định hướng cho sự vận động và pháttriển của TGPL Chúng có mối quan hệ mật thiết, b6 sung, chuyển hoá, anhhưởng lẫn nhau Tuy mỗi loại điều chỉnh có một vị trí độc lập tương đối trongđiều chỉnh QHXH nhưng DCPL vẫn giữ vị trí trung tâm, mặc dù, không phảimọi QHXH về TGPL đều được pháp luật điều chỉnh Pháp luật chỉ điều chỉnhcác QHXH cơ bản, phố biến, tương déi ôn định, điển hình khi liên quan đếnquyền và nghĩa vụ của các chủ thé mà pháp luật phải bảo vệ Vì pháp luật làdo Nhà nước ban hành, tạo khuôn mẫu, quy tắc xử sự chung cho các QHXHphổ biến liên quan đến toàn thể cư dân, thể hiện chủ quyền quốc gia và đượcbảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước Pháp luật bao gồm các QPPL(có quy định, giả định, chế tài) có quy định quyền và nghĩa vụ chủ thé để điềuchỉnh các QHXH về TGPL, định hướng cho hành vi chủ thể của các QHXHnhất định, tạo ra các QHPL về TGPL Qua quá trình vận động của các QPPL,này trong đời sống xã hội, pháp luật đã thể hiện vai trò điều chỉnh của mìnhđối với các QHXH về TGPL.

Dé nhận thức day đủ khái niệm ĐCPL về TGPL, cần có sự nhận diện các

đặc trưng cơ bản của nó như sau:

- ĐCPL về TGPL là bộ phận của ĐCPL, chứa đựng tính tô chức, tính hệthong, tính quy phạm và tính định hướng doi với các QHXH thuộc nội dung

điều chỉnh của pháp luật về TGPL.

ĐCPL về TGPL được thực hiện bởi Nhà nước, vì chỉ Nhà nước mớiđược điều chỉnh xã hội bằng pháp luật và pháp luật chỉ do Nhà nước ban hànhhoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện trên thực tế bằng quyền lực nhà nước.Nhà nước thực hiện ĐCPL về TGPL vì “pháp luật ra đời và tồn tại nhằm điều

chỉnh các QHXH theo những mục đích cụ thể xác định, nói cách khác, khi

ban hành pháp luật, Nhà nước luôn mong muốn đạt được những mục đích,

Trang 27

ĐCPL về TGPL xuất phát từ chính vai trò quan trọng, chung nhất, hiệu quảnhất của bản thân pháp luật Do TGPL gắn với các QHXH có vị trí quan trọngnhư quyền bình đăng, công bằng tư pháp, quyên và lợi ích hợp pháp của côngdân, các QHXH thuộc các lĩnh vực hoạt động của công quyên: quan hệ tố

tụng, quan hệ hành chính, quan hệ dân sự ; các QHXH giữa Nhà nước với

dân, giữa dân với các tô chức v.v Do đó, ĐCPL về TGPL là bộ phận cấuthành của ĐCPL nói chung ĐCPL về TGPL cũng giống ĐCPL nói chung làquá trình Nhà nước dùng pháp luật điều chỉnh các QHXH, qua đó tác động,điều tiết, định hướng hành vi của các thành viên trong xã hội hoặc nhóm đốitượng xác định nhằm xác lập, bảo vệ và định hướng phát triển cho các QHXHtiến bộ, hạn chế và loại bỏ các QHXH lạc hậu phat sinh trong TGPL Mục

tiêu của nó là bảo đảm TGPL được phát triển có tính tổ chức, tính hệ thống,

tính quy phạm và tính định hướng nhằm cung ứng dịch vụ pháp lý có chất

lượng, giúp người nghèo và người có hoàn cảnh đặc biệt bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp trong phạm vi Luật định va có hiệu quả.

- DCPL về TGPL có nội dung điều chỉnh rất đặc thù, xác định phạm vicác QHXH thuộc đối tượng điều chính mang tinh riêng biệt.

Việc xác định nội dung ĐCPL về TGPL chính là tìm ra phạm vi nhóm

các QHXH thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật TGPL và làm rõ tính

chất, đặc điểm của các QHXH đó Nội dung DCPL về TGPL được làm rõ cóý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở dé Nhà nước thực hiện quản lý đối với hoạt

động TGPL, đưa các QHXH phát sinh trong hoạt động TGPL đang trong qua

trình vận động vào trật tự, phát triển phù hợp với quy luật chung, với yêu cầucủa thực tiễn, bảo đảm lợi ích xã hội, trong đó có lợi ích cho người dân, nhất

là người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt Vận dụng lý luận ĐCPL vào các

quan hệ TGPL có thể thấy, đối tượng của DCPL về TGPL chính là các

Trang 28

QHXH chứa đựng tính chất TGPL Đó là các QHXH chứa đựng quá trình tô

chức thực hiện QPPL về TGPL QHXH về TGPL gắn với nhóm đối tượng

nhất định, trong những điều kiện, hoàn cảnh mà pháp luật xác định, xuất pháttừ trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân, cũng như trách nhiệm nghềnghiệp của luật sư đối với xã hội, trách nhiệm của tổ chức xã hội đối vớithành viên, hội viên của mình Các QHXH có tính chất TGPL có thể được

phân theo các nhóm như sau:

+ Nhóm quan hệ chủ đạo, bao gồm các QHXH phát sinh giữa chủ théthực hiện TGPL là tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL với chủthể là người được TGPL Đây là những quan hệ chủ đạo trong hệ thống cácQHXH được pháp luật về TGPL điều chỉnh và có tính cơ sở để các QHXHkhác phát sinh hoặc làm ảnh hưởng đến các QHXH khác đang tồn tại (QHXHtrong hoạt động tố tụng, trong quản lý hành chính nhà nước ) Các QHXHnày phát sinh bởi một sự kiện pháp lý là người được TGPL có yêu cầu TGPL,t6 chức thực hiện TGPL và người thực hiện TGPL chấp nhận yêu cau Các

QHXH này thé hiện thông qua các hình thức nhất định (trực tiếp đến dé nghị

với các tô chức thực hiện TGPL, gửi đơn yêu cầu TGPL v.v được tổ chức

thực hiện TGPL của Nhà nước hoặc của tổ chức đoàn thé xã hội hoặc cá nhân

luật sư chấp nhận việc TGPL) Các QHXH trở thành QHPL về TGPL đượcquy phạm hoá, được điều chỉnh bởi pháp luật và làm phát sinh các quyền vànghĩa vụ pháp lý, chúng tồn tại và phát triển trong suốt quá trình các tô chứcthực hiện TGPL, các cơ quan, tổ chức, cá nhân tiễn hành TGPL và chấm dứt

khi vụ việc TGPL đã được hoàn thành.

+ Nhóm quan hệ mới được hình thành là QHXH được quy phạm hoá théhiện mối quan hệ giữa cơ quan QLNN với tổ chức thực hiện TGPL và ngườithực hiện TGPL (QHXH trong hoạt động quản ly, chỉ đạo, điều hành) Quanhệ này phát sinh trong quá trình các chủ thể QLNN thực hiện các hành vithuộc nội hàm của QLNN về TGPL như: ban hành thể chế, chính sách TGPL,

Trang 29

cho phép thành lập, định ra nguyên tắc hoạt động và tổ chức thực hiện cácquy định đó trên thực tế; bảo đảm về tô chức, bộ máy, nguồn lực, hỗ trợ tăngcường năng lực và cơ sở vật chất; kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luậtvề TGPL từ góc độ các cơ quan, tổ chức, cá nhân, (mà trước hết và chủ yếu làtô chức thực hiện TGPL với người thực hiện TGPL); hoạt động thu thập, đánhgiá thông tin về việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về TGPL thông

qua công tác thong kê, báo cáo và các hoạt động xử lý đổi với các hành vi vi

phạm pháp luật về TGPL.

+ Nhóm các QHXH phái sinh trong quá trình vận dụng QPPL về TGPL,

bao gồm: quan hệ giữa người được phân công thực hiện TGPL và người được

TGPL; quan hệ phối hợp giữa tô chức thực hiện TGPL với các CQNN có liênquan khi thực hiện TGPL; quan hệ phối hợp giữa các tổ chức thực hiện TGPL

với nhau trong quá trình thực hiện TGPL; quan hệ phổi hợp giữa tổ chức thực

hiện TGPL với các tổ chức xã hội; quan hệ nội tại của hoạt động TGPL; cácquan hệ hình thức như trình tự, thủ tục tiếp nhận yêu cầu và quá trình thực

chỉnh nhưng lại thể hiện đầy đủ tính chất TGPL Đó là các trường hợp khi

người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thuộc diện án phải chỉ định người bào chữa

theo Điều 57, BLTTHS, CQTHTT phải yêu cầu Đoàn Luật sư phân công Vănphòng luật sư cử luật sư tham gia bào chữa hoặc đề nghị Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử BCVND tham gia bàochữa cho thành viên, hội viên của mình Ngoài ra, các CQTHTT cũng có théyêu cầu tổ chức thực hiện TGPL cử người bào chữa cho người thuộc diện

Trang 30

được TGPL Xét về bản chất, đây là biện pháp thực thi nguyên tắc bảo đảmquyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và thực thi nguyên tắcsuy đoán vô tội Các QHXH nay hình thành biện pháp bảo đảm quyền tư phápcho nhóm chủ thể đặc thù là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo khi bị truy cứutrách nhiệm hình sự về tội phạm theo khung hình phạt là tử hình, hoặc làngười chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất Bào

chữa miễn phí chỉ được thực hiện khi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc

người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa và không từ chỗi

người bào chữa do CQTHTT chỉ định.

Hai là, các QHXH trong dịch vụ pháp lý có miễn, giảm thù lao cho

khách hàng do luật sư và tổ chức hành nghề luật sư thực hiện khi hành nghềtheo quy định của pháp luật về luật sư, Điều lệ DLS hoặc Quy chế của tổ chứchành nghề luật sư Dịch vụ pháp lý giảm phí, miễn phí như soạn thảo đơn từ,

tư vấn, đại diện, bào chữa của luật sư không chỉ trên cơ sở quy định của

Nhà nước mà còn do quy chế nội bộ của tổ chức hành nghề luật sư hoặc do

các luật sư tự quyết định thực hiện tình nguyện xuất phát từ ý thức hoặc nghĩavụ xã hội của luật sư.

Ba là, các QHXH về TVPL miễn phí của Trung tâm TVPL thuộc các tô

chức xã hội dành cho thành viên, hội viên được điều chỉnh bởi pháp luật về

TVPL Ngoài hoạt động TVPL có thu phí, thực hiện TVPL miễn phí cho

thành viên, hội viên, Nhà nước cũng khuyến khích các tổ chức này tham giaTGPL miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách theo quy định củapháp luật về TGPL Xét về bản chất, việc TVPL miễn phí cho hội viên, thành

viên xuất phát từ điều lệ nội bộ của tô chức để bảo vệ quyền, lợi ích của hội

viên, thành viên Day là các tổ chức xã hội (tổ chức phi Chính phủ) đượcthành lập và hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự bảo đảm về kinh phí, cơsở vật chat nhưng thực chất vẫn do Nhà nước cấp kinh phí hoạt động và cho

Trang 31

Bon là, các QHXH khác có cùng đặc điểm, tính chất TGPL bao gồm:

+ Hoạt động hướng dẫn, giải thích pháp luật cho công dân của cán bộ,

công chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn (cán bộ địa chính trả lời vướngmắc về luật đất đai, cán bộ tiếp dân của Toà án giải đáp về việc gửi đơn kiện,cán bộ tô chức giải thích về hợp đồng lao động, về mức lương );

+ Hoạt động trả lời đơn thư bạn nghe đài, xem truyền hình, hộp thư công

dân, đường dây điện thoại nóng, giải đáp pháp luật trên các phương tiện

truyền thông, báo chí, phố biến, giáo dục pháp luật chuyên đề;

+ Hoạt động nghiên cứu, hỗ trợ pháp luật của cơ sở nghiên cứu, dao tao

luật cũng có một số QHXH (legal clinic, hỗ trợ pháp luật môi trường ) mànội dung và hình thức thuộc đối tượng của ĐCPL về TGPL;

+ Hoạt động hoà giải các tranh chấp lao động, dân sự, khiếu kiện ở cơ sở

của Công đoàn, phụ nữ và hoạt động hoà giải của Tô hoà giải cơ so.

- ĐCPL về TGPL thiết lập tinh chất đặc thù của các QHPL về TGPL,

trong đó đại diện cho một bên trong quan hệ luôn luôn là Nhà nước và mộtbên là người được TŒPL.

Điểm đặc thù trong các QHPL về TGPL là ở chỗ, trong quan hệ này, Nhànước luôn luôn là chủ thé chủ đạo gánh vác nghĩa vụ cung ứng miễn phí dịchvụ pháp lý, còn công dân luôn luôn là chủ thể được thụ hưởng quyền và lợiích từ dịch vụ Nói Nhà nước luôn luôn là chủ thể QHPL để gánh vác nghĩavụ, không có nghĩa là Nhà nước trực tiếp làm hoặc làm tất cả, các chủ thểkhác (phi Nhà nước) không có nghĩa vụ thực hiện TGPL Van dé là ở chỗ,dau là cá nhân hay tổ chức nào thực hiện nghĩa vụ TGPL (do miễn phí hoàn

toàn) thì cuôi cùng Nhà nước cũng phải gánh chịu trách nhiệm và hậu quả của

Trang 32

việc TGPL Chất lượng tốt hay xấu của việc cung cấp dịch vụ pháp lý chongười được TGPL từ chủ thể là Nhà nước hay không phải là Nhà nước thìcuối cùng hậu quả pháp lý cũng thuộc về Nhà nước, Nhà nước phải gánh chịutrách nhiệm xử lý trong các trường hợp phát sinh khiếu nại, khiếu kiện hoặctrách nhiệm kinh tế Trách nhiệm và uy tín của TGPL gan chat với tráchnhiệm và uy tín của chủ thể Nhà nước mà không chuyển được cho bất ky ai.Hay nói theo ngôn ngữ kinh tế, "thương hiệu" của dịch vu TGPL là Nhà nước.Vì thế, chất lượng của việc TGPL phụ thuộc vào trách nhiệm của Nhà nướcva vai trò nòng cốt của Nhà nước trong tổ chức thực hiện Các chủ thể nhưMặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tô chức thành viên, tổ chức hành nghề luật

sư và luật sư, cơ quan, tô chức, cá nhân khác được Nhà nước khuyến khích và

tạo điều kiện tham gia thực hiện hoặc đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động TGPL.Ở góc độ này, Nhà nước có trách nhiệm tạo cơ sở pháp lý, cơ chế hỗ trợ (tàichính) vì TGPL là miễn phí Tất nhiên, việc đóng góp tự nguyện của xã hội

đối với TGPL cũng đòi hỏi trách nhiệm của Nha nước về việc kiểm tra, đánh

giá về chất lượng Như vậy, để nâng cao uy tín và lòng tin của công dân vàoNhà nước, một phần không kém quan trọng là cần nâng cao chất lượng của

việc cung cấp các dịch vụ pháp lý (từ bất kỳ chủ thể cung ứng nào mà Nhànước cho phép hoặc khuyến khích) cho những người được TGPL.

Tính chất đặc thù của QHPL về TGPL còn thể hiện ở chỗ, đây là loạiQHPL không tách rời của quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật

của Nhà nước vào cuộc sống Vì thế, sẽ phiến diện nếu có quan niệm QHPL

về TGPL thuần tuý chỉ là QHPL mang hình thức giúp đỡ kinh tế cho ngườinghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt trong xã hội TGPL khác về bản chất vớicứu tế xã hội và trợ giúp kinh tế dé đơn thuần XDGN (cung ứng cơm ăn, áomặc ) Do đó, TGPL không phụ thuộc nhiều vào sức mạnh kinh tế của chủthé trợ giúp mà chủ yếu phụ thuộc vào năng lực, trách nhiệm thực hiện và tôchức thực hiện của chủ thể QHPL về TGPL Như vậy, nâng cao năng lực và

Trang 33

nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

Như vậy, nhóm các QHXH thuộc phạm vi ĐCPL về TGPL đã được quyphạm hoá thành QHPL đặc thù, có vị trí rất quan trọng trong hệ thống cácQHPL thuộc phạm vi DCPL nói chung QHPL về TGPL chính là các quan hệthuộc phạm trù chức năng xã hội và mang tính đối nội của Nhà nước khi Nhànước là một chủ thé đặc biệt, vừa là chủ thé quyền năng vừa là chủ thé nghiavụ Từ phương diện QHPL cho thấy vai trò của chủ thé Nha nước và kháchthé pháp luật cũng như mặt khách quan là việc tổ chức thực hiện pháp luậttrong đời sống Nhà nước và đời sống xã hội: khi Nhà nước không thực hiệnđầy đủ vai trò chủ thé đặc biệt của QHPL về TGPL sẽ dẫn đến xem thườnghoặc hạ thấp vai trò của pháp luật trong QLNN, trong việc bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của công dân - một sai lầm mắc phải trong CNXH hiện thực.

Vì thế, QHPL về TGPL xác định chức năng và nghĩa vụ chủ thể của Nhànước, Nhà nước phải tổ chức thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình.

- ĐCPL về TGPL có phương pháp điều chỉnh rất đặc thù, xuát phát từđặc thù của các QHXH thuộc đối tượng điều chỉnh của nó, bao gôm cácphương pháp chủ yếu là quy định cho phép, mệnh lệnh - định hướng; thỏa

thuận - tham gia; cam đoản và phôi hợp - chê ước.

+ Phương pháp quy định, cho phép, mệnh lệnh - định hướng: Phương

pháp này thể hiện trong QPPL và vận dụng pháp luật, thường được sử dụngdé điều chỉnh các QHXH có liên quan giữa chủ thé đặc biệt là Nhà nước, cơquan QLNN với tổ chức thực hiện TGPL và người thực hiện TGPL; quan hệgiữa tổ chức thực hiện TGPL của Nhà nước với người được TGPL Phuong

pháp mang tính cho phép không mang tính mệnh lệnh nhưng mang tính định

hướng khi cho phép tổ chức xã hội thành lập tô chức thực hiện TGPL, huy

Trang 34

động nguồn lực v.v Phương pháp quy định, cho phép, mệnh lệnh - địnhhướng thé hiện rõ nét ở tính chất không bình đăng giữa người được TGPL vatô chức thực hiện TGPL Người được TGPL chỉ được yêu cầu thụ lý vụ việcvà được hưởng TGPL khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định.Nếu họ không đủ điều kiện, vụ việc của họ sẽ bị tổ chức thực hiện TGPL vàngười thực hiện TGPL từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện TGPL Ngoài ra,trong hoạt động QLNN, chủ thé có thắm quyền quan lý vĩ mô ban hành cácvăn bản về tiêu chuẩn, điều kiện để các chủ thể có đủ điều kiện được thựchiện TGPL và văn bản chỉ đạo cơ quan quản lý cấp dưới; cơ quan quản lý vimô triển khai, chỉ đạo điều hành cụ thể; yêu cầu thông kê, báo cáo, thực hiệnkiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với tô chức thực hiện TGPL, ngườithực hiện TGPL; giải quyết các khiếu nại, tố cáo phát sinh trong quá trìnhtriển khai TGPL Khi được phân công thực hiện vụ việc TGPL, người thựchiện TGPL phải giải quyết các yêu cầu TGPL đó theo đúng các quy định củapháp luật và tuân thủ đầy đủ các quy trình luật định Đồng thời có quyền xem

xét những yêu cau, kiến nghị và các tình tiết có liên quan đến vụ việc dé đưara ý kiến pháp ly của mình mà không bị lệ thuộc vào bat cứ chủ thể, yếu tốnào khác.

Ngoài ra, phương pháp này còn được thé hiện rõ nét trong điều chỉnh cácquan hệ giữa các chủ thể QLNN với các chủ thể bị quản lý, còn trong quan hệgiữa chủ thể cung ứng với các đối tượng thụ hưởng thì phương pháp điềuchỉnh này thé hiện không rõ nét Khi thực hiện TGPL, tổ chức thực hiện

TGPL và người thực hiện TGPL không được ban hành các mệnh lệnh, chỉ thị

hoặc đặt ra những quy tắc bắt buộc đối với người được TGPL Họ cũng khôngthé tiến hành kiểm tra, giám sát người được TGPL trong việc họ có lựa chọnvà sử dụng lời tư vấn của TGPL hay làm khác đi, vì nội dung tư vấn khôngmang tính bắt buộc đối với người được TGPL mà chỉ có giá trị tham khảo(TVPL mang tính vạch đường, chỉ lối về tính chất pháp lý của vụ việc, hậu

Trang 35

quả pháp ly sẽ nay sinh và hướng dẫn việc vận dụng pháp luật trong điềukiện, hoàn cảnh, vụ việc cụ thé dé người được TGPL tự lựa chọn, có thể sử

dụng hoặc không sử dụng nội dung được tư vẫn) Đối với hình thức TGPL là

đại diện, bào chữa, người thực hiện TGPL được phép đưa ra quan điểm pháplý, trên cơ sở nhận thức về tính chất của vụ việc và việc áp dụng pháp luật vàogiải quyết các QHXH cụ thể có liên quan để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp

pháp cho người được TGPL, còn việc xem xét, giải quyết vụ việc thuộc chức

năng của CQNN có thấm quyên Tuy nhiên, trong các trường hợp này, ý chícủa người được TGPL vẫn là yếu tố quyết định (họ phải đề nghị có người bàochữa, đại diện hoặc lựa chọn người thực hiện) Tính chất định hướng còn thể

hiện ở chỗ, nội dung TGPL (kết quả của việc thực hiện TGPL) chỉ dựa vào sự

phân tích, nhận định tình tiết của vụ việc trên cơ sở pháp luật và trong khuônkhổ pháp luật chứ không phụ thuộc vào sự thoả thuận hay mong muốn của

các bên.

+ Phương pháp thoả thuận - tham gia: Phương pháp này điều chỉnh cácQHXH phát sinh giữa chủ thể cung ứng TGPL với chủ thé trực tiếp thực hiện

TGPL theo một thoả thuận xác định Thường thì đó là các QHXH phát sinh

giữa tổ chức thực hiện TGPL với CTV về điều kiện và yêu cầu, mức trả phí khi họ thực hiện TGPL theo yêu cầu của tổ chức thực hiện TGPL Tính chất

tham gia thé hiện rõ nét nhất ở đây là CTV đang làm chuyên gia pháp lý của

các cơ quan, tổ chức xã hội, luật sư của các tổ chức hành nghề luật sư tìnhnguyện tham gia TGPL Họ thực hiện TGPL nhân danh CTV của tô chức nhànước mà không nhân danh chính mình hoặc các cơ quan, tổ chức mình Sựtham gia của các CTV này là tự nguyện nhưng nằm trong khuôn khổ của pháp

luật và phụ thuộc vào ý chí của CTV và của Nhà nước (quy phạm hoá tiêu

chuẩn CTV, điều kiện tham gia) Các CTV này hoạt động trong phạm vi, theo

hình thức, thủ tục và trình tự luật định nhưng trên cơ sở tự thoả thuận thamgia của họ Nhà nước thực hiện kiêm tra, giám sát hoạt động chuyên môn của

Trang 36

các cơ quan CQNN khác về cung cấp thông tin, tư liệu liên quan đến vụ việc

TGPL cũng như xây dựng pháp luật, chính sách hoặc phối hợp thực hiện vụviệc TGPL Tính chất chế ước thể hiện trong quá trình kiến nghị TGPL củacác tô chức thực hiện TGPL và giải quyết các kiến nghị này của cơ quan, tôchức có thẩm quyền Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết

vụ việc không đúng pháp luật hoặc có VPPL, gây thiệt hại cho người được

TGPL thì té chức thực hiện TGPL được quyền kiến nghị để yêu cầu chủ thécó thẩm quyền phải xem xét giải quyết lại vụ việc theo đúng quy định củapháp luật Các chủ thể này phải giải quyết và trả lời kiến nghị của tô chức

thực hiện TGPL trong một thời hạn xác định, nếu không trả lời và giải quyết

vụ việc thì tổ chức thực hiện TGPL được kiến nghị lên cấp trên trực tiếp của

cơ quan, tô chức, người có thấm quyền đó dé chỉ đạo giải quyết, bảo đảmquyền và lợi ích hợp pháp của người được TƠPL.

+ Phương pháp cam đoán: Phương pháp này được thé hiện trong mốiquan hệ giữa chủ thể đặc biệt là Nhà nước với các chủ thể khác (chủ thê thựchiện TGPL: tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL; chủ thé đượcTGPL: người được TGPL; các chủ thể có liên quan khác) Phương pháp cắmđoán trong DCPL thé hiện thông qua quy định tại QPPL va là phương pháp,cách thức dé bảo đảm loại trừ hành vi của các chủ thé có thé làm sai lệch mụctiêu của ĐCPL về TGPL Tính chất cắm đoán phát sinh trong trường hợp khi

Trang 37

khi chủ thé thực hiện TGPL tiết lộ thông tin bí mật về vụ việc của chủ thé

được trợ giúp; hoặc từ chối thực hiện hoặc lợi dụng việc thực hiện TGPL để

trục lợi v.v Tính chất cắm đoán cũng thé hiện khi chủ thể thực hiện TGPL

định lợi dụng hoặc kích động người được TGPL thực hiện hành vi sai trái như

gây mat trật tự, khởi kiện sai pháp luật, có hành vi làm ảnh hưởng đến thuần

phong mỹ tục, đạo đức v.v Đối với chủ thể được TGPL thì bị nghiêm cắm

các hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của chủ thê thực hiện TGPL (nhưlăng nhục, chửi bới, có hành vi thô bạo, dùng vũ lực v.v ); các chủ thể là cáccơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan bị nghiêm cắm các hành vi tương tựhoặc bị nghiêm cam có các hành vi có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng trợgiúp (cung cấp thông tin sai lệch, lợi dụng trợ giúp để gây rối, v.v )

- ĐCPL về TGPL được thực hiện qua các giai đoạn: xác định nhiệm vụ,mục đích của ĐCPL; định ra các QPPL về TGPL; tổ chức thực thi pháp luật;

tác động dé tạo ra các QHPL (bao gồm cá kiểm tra, giám sát việc thực hiệnpháp luật về TGPL, kịp thời đánh giá tác động của pháp luật TGPL đối vớiQHXH về TGPL trong thực tiễn, kiến nghị sửa đổi, bồ sung QPPL hoặc biện

pháp, cơ chế thực hiện).

+ Xác định nhiệm vụ, mục dich cua DCPL về TGPL Đây là giai đoạnđầu tiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình điều chỉnh Trong giaiđoạn này, cần nghiên cứu sâu sắc, toàn diện các quy luật, các hiện tượng và

các QHXH đã, đang và dự báo phát sinh trong hoạt động TGPL, chỉ ra quyluật vận động chung của các QHXH đã được tác động trong mối quan hệ vớinhững QHXH khác có nhiều đặc điểm tương đồng nhưng chưa được điều

chỉnh bằng pháp luật Cần nghiên cứu động thái của các loại hành vi pháp luậttrong lĩnh vực này, bao gồm cả hành vi hợp pháp và hành vi không hợp pháp

dé từ đó thay được diễn biên của hành vi trong điêu kiện trước điều chỉnh,

Trang 38

hiện nay và khả năng vận động của các hành vi đó trong quá trình điều chỉnhở tương lai Thông qua quá trình nghiên cứu này đề thực hiện việc đánh giákhái quát hiệu quả TGPL trên các mặt kinh tế, xã hội, chính trị do ĐCPL vềTGPL mang lại so với trước khi chưa thực hiện điều chỉnh Có nghĩa là, cầnnghiên cứu những QHXH phát sinh trong hoạt động TGPL nội tại, đang tồntại với tính “tự thân”, cũng như tác động và ảnh hưởng của QPPL đối vớichúng Như vậy, phải chỉ ra được những kết quả, những hạn chế, những khókhăn, vướng mắc; xác định các hậu quả bất hợp lý hoặc không hiệu quả doviệc điều chỉnh đem lại trong quá trình các chủ thể pháp luật vận dụng cácQPPL về TGPL vào giải quyết các QHXH có liên quan Cũng như cần nghiêncứu, so sánh về kinh nghiệm điều chỉnh các QHXH cùng loại ở các nước khácnhau trên thế giới dé từ đó chỉ ra xu hướng vận động của các QHXH trong

TGPL ở nước ta.

+ Thiết lập các QPPL điều chỉnh các QHXH có tinh chất TGPL Đây là

quá trình mô hình hoá, pháp lý hoá các QHXH, đồng thời quyết định chính

sách, thực hiện quy phạm hoá để các chính sách này được áp dụng, bảo đảm

thực thi trong điều kiện, hoàn cảnh xác định Việc quy phạm hoá các QHXH

có tính chất TGPL để làm khuôn mẫu cho hành vi xử sự của các chủ thê khitham gia vào các QHXH này, xác lập các QHPL về TGPL trong thực tiễn,trong đó có tư cách chủ thể, địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của các bên,các hành vi bị cam được định rõ và chuẩn hoá trong các QPPL Cần xác địnhrõ các QHPL về TGPL mang tính chủ đạo và dự liệu các QHPL phái sinh, cơsở phát sinh, tồn tại, biến đổi hoặc chấm dứt Tuy nhiên, đặc tính quan trọngcủa các quy phạm là ở tính khái quát cao, điển hình lớn, phố biến nên đôi khi

chưa thé hiện hết những đặc thù của cái riêng, những vẫn đề cụ thể, nhất là

trong điều kiện các tiền đề chính trị, kinh tế, xã hội luôn biến động NhữngQPPL này được hình thành từ những đòi hỏi khách quan của thực tiễn hoạtđộng TGPL (tồn tại xã hội) và là kết quả của quá trình mô hình hoá, pháp điển

Trang 39

hoá, khái quát hoa những QHXH vốn rất da dang, phong phú dang diễn ratrong xã hội thành những chuẩn mực, những quy tắc làm khuôn mẫu xử sựcho các chủ thé pháp luật Các quy tắc, khuôn mẫu đó được thiết kế thông quaquá trình quy phạm hóa của các nhà “lập pháp”, “lập quy” và được thể hiệndưới hình thức văn bản QPPL hoặc dưới dạng những tập quán pháp hoặc tiềnlệ pháp như ở một số quốc gia khác Nói đúng hơn, đây là quá trình đưa cácQHXH, đưa hiện tượng xã hội điển hình, phổ biến của tôn tại xã hội trongthực tiễn TGPL sinh động, phong phú vào khuôn khổ pháp luật, quy phạmhoá chúng thông qua kỹ thuật lập pháp, lập quy nhất định.

+ TỔ chức thực thi pháp luật và kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp

luật về TGPL Đây là giai đoạn quan trọng, lâu dai và liên quan đến tat cả cácchủ thé có nghĩa vụ tô chức thực thi pháp luật Việc tổ chức thực thi pháp luậtvề TGPL đòi hỏi có sự cung ứng nguồn lực phù hợp, có bảo đảm về conngười, vật chất và kỹ thuật Các chủ thể của QHPL về TGPL phải có nănglực, nhận thức đầy đủ quyền, nghĩa vụ pháp lý và xử lý đúng đắn các mốiquan hệ đa dạng, phong phú thông qua các hành vi hợp pháp thé hiện thành

các QHPL Giai đoạn này giữ vai trò quyết định đến hiệu qua của DCPL về

TGPL, vì pháp luật TGPL chỉ có thể phát huy được vai trò QLXH khi nó

được tô chức thực hiện một cách có hiệu quả trong cuộc song Giai doan nay

bao dam cho các QPPL về TGPL đi vào vận hành trong hiện thực, trở thànhhành vi thực tế của chủ thé pháp luật, được thực hiện dưới các hình thức như:các chủ thể QHPL biết và thực hiện quyền chủ thể của mình (người thuộcdiện biết, yêu cầu và được TGPL; biết về việc được khiếu nại về hành vi

TGPL; tổ chức thực hiện TGPL thực hiện các hành vi TGPL; chủ thể quản lý

cung ứng nguồn lực kiểm tra việc thực hiện ); các chủ thể pháp luật kiềmchế không thực hiện các hành vi mà pháp luật TGPL ngăn cắm (thực hiệnTGPL khi yêu cầu TGPL trái pháp luật và đạo đức xã hội; thu phí của ngườiđược TGPL ); các chủ thé quan lý và chủ thé là tổ chức thực hiện thực hiện

Trang 40

nghĩa vụ pháp định của mình bằng hành vi tích cực (quyết định thành lập tổ

chức thực hiện TGPL) hoặc ra các quyết định làm phát sinh, đình chỉ hoặc

chám dứt những QHPL cụ thé (cap thé CTV hoặc đình chỉ sự tham gia thực

hiện TGPL; lựa chọn người có đủ năng lực; tham gia cộng tác, tự nguyện làmCTV ).

Việc kiểm tra quá trình thực hiện pháp luật có vị trí rat quan trong để kịpthời đánh giá tác động của pháp luật TGPL đối với thực tiễn, qua đó điều tiếthoặc kìm hãm QHXH (uốn nắn, chắn chỉnh kịp thời các hành vi sai lệch), duy

trì, cho tồn tại, thúc đây QHXH (kiến nghị để thể chế hoá, áp dụng kinhnghiệm điển hình) và đánh giá chất lượng vụ việc (phòng ngừa thiệt hại cho

người được TGPL, tránh phải đền bù ), từ đó phát huy hiệu quả ĐCPL đối

với hoạt động TGPL Thông tin, kết quả khác nhau thu được trong quá trình

DCPL về TGPL ở từng thời điểm phải được nghiên cứu dé đưa ra các chỉ sốhiệu quả tác động đến kinh tế - xã hội của các QPPL về TGPL nói chung vàhiệu quả của điều chỉnh quan hệ TGPL cho người được TGPL nói riêng.Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có VPPL thì phải tiến hành ngăn chặnhoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể VPPL, bảo đảm cho

quá trình ĐCPL được vận hành đúng đắn, pháp luật về TGPL được thi hành

triệt để có hiệu quả Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là cần thiết khi hành vi

VPPL đã phá vỡ trật tự pháp luật nói chung và trật tự pháp luật về TGPL nóiriêng Với việc phá vỡ này, nó có thể gây ra những thiệt hại về vật chất hoặctỉnh thần cho các chủ thể khác, xâm hại đến các QHXH mà Nhà nước bảo vệhoặc làm ảnh hưởng đến yếu tố nội tại của nó (ví dụ: việc cấp thẻ CTV chomột người không có trình độ pháp luật theo quy định, gây sai sót trong TVPL;

hành vi phân biệt đối xử; hành vi đòi thu phí của đối tượng ) Việc truy cứu

trách nhiệm pháp lý đúng, một mặt bảo vệ các QHXH trong hoạt động TGPL

phát triển, thé hiện tính nghiêm minh của pháp luật, mặt khác có tác dụng

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w