1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Luật học: Trách nhiệm của quốc gia trong đảm bảo an toàn hạt nhân theo quy định của pháp luật quốc tế, thực tiễn thực thi ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

252 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luận Án Tiến Sĩ Luật Học: Trách Nhiệm Của Quốc Gia Trong Đảm Bảo An Toàn Hạt Nhân Theo Quy Định Của Pháp Luật Quốc Tế, Thực Tiễn Thực Thi Ở Một Số Quốc Gia Và Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Việt Nam
Tác giả Mạc Thị Hoài Thương
Người hướng dẫn PGS.TS Đoàn Năng
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật quốc tế
Thể loại luận án
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 252
Dung lượng 57,94 MB

Nội dung

Chương 1: TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨUĐánh giá các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Đánh giá các công trình nghiên cứu ở Việt Nam Các van đề cần tiếp tục nghiên cứu và phương pháp

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

MẠC THỊ HOÀI THƯƠNG

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

MẠC THỊ HOÀI THƯƠNG

Chuyên ngành : Luật quốc tế

Mã số : 9380108

LUẬN ÁN TIÊN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Năng

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

lôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án

là trung thực Những kết luận khoa học của luận

án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Mạc Thị Hoài Thương

Trang 4

Chương 1: TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU

Đánh giá các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Đánh giá các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Các van đề cần tiếp tục nghiên cứu và phương pháp giải quyết van dé

Các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Chương 2: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE TRÁCH NHIỆM QUOC

GIA BAO DAM AN TOÀN HẠT NHÂN Khai niém an toan hat nhan

Khai niệm trách nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân

Cơ sở xác định trách nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân

Nội dung trách nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân

Chương 3: PHÁP LUAT QUOC TE VE TRÁCH NHIỆM QUOC GIA

DAM BAO AN TOAN HAT NHAN VA THUC TIEN THI

HANH TAI MOT SO QUOC GIA

Sự hình thành và phát triển các quy định pháp luật quốc tế về trách

nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân

Thực trạng pháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia đảm bảo an

toàn hạt nhân

Thực tiễn thực thi trách nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân

tại một số quốc gia

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chương 4: THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM QUỐC GIA ĐẢM BẢO AN

TOÀN HẠT NHÂN TẠI VIỆT NAM VA MỘT SO KIÊN NGHỊ

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển, ứng

dụng năng lượng hạt nhân

Trang

23

32 33 35

35 42 51 56 64

64

73

94

114 119

119

Trang 5

Trách nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân theo quy định của

pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Thực tiễn thực hiện trách nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân

của Việt Nam

Một số đánh giá về thực tiễn thực hiện trách nhiệm quốc gia đảm

bảo an toàn hạt nhân tại Việt Nam

Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả

thực thi trách nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân ở Việt Nam

KET LUẬN

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CUU LIEN QUAN DEN DE

TÀI ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BÓ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

170

Trang 6

DANH MUC CAC TU VIET TAT

: Cơ quan an toàn hat nhân của Pháp

: An toàn hạt nhân

: Cơ quan năng lượng nguyên tử Trung Quốc

: Công ước an toàn hạt nhân 1994

: Công ước Bồi thường bồ sung đối với thiệt hại hạt nhân năm 1997:Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế

:Tòa án công lý quốc tế

: Ủy ban Pháp luật quốc tế- Liên hợp quốc

: Thang sự kiện hạt nhân quốc té

: Co quan quan ly an toàn hat nhân Nhat Bản

: Nang lượng hat nhân

: Năng lượng nguyên tử

: Cơ quan An toàn hạt nhân Trung Quốc

: Luật về an toàn hạt nhân của Hàn Quốc

: Các tiểu vương quốc Arập thông nhất

: Ủy ban Năng lượng nguyên tử Liên hợp quốc

US.NRA_ :Cơ quan an toàn hạt nhân của Mỹ

Trang 7

DANH MỤC CÁC BANG

Số hiệu Tên bảng Trangbảng

4.1 Hệ thong hoạt động diễn tập thực hành công ước thông báo 147

sớm sự cô hạt nhân của Việt Nam

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu Tên hình Tranghình

3 Hoạt động quan lý của US.NRC 105

Aw Sơ đồ chuyển đổi các tổ chức trong quá trình tái co cấu cơ 106

quan pháp quy hạt nhân của Nhật Bản

4.1 Mô hình văn bản pháp luật và tiêu chuẩn an toàn của Việ Nam 127

Trang 8

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Năng lượng hạt nhân ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnhvực khác nhau của đời sống như: y tế, nông nghiệp, công nghiệp, thăm dò và khaithác khoáng sản Năng lượng hạt nhân là một giải pháp kinh tế, an toàn và lànguồn năng lượng sạch đảm bảo sự phát triển bền vững trong việc thỏa mãn nhucầu điện năng đang tăng mạnh trên thế giới Chính vì vậy, phát triển nguồn nănglượng hạt nhân (NLHN) là sự lựa chọn cần thiết cho sự phát triển kinh tế của nhiềuquốc gia và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ

Tuy nhiên hiện nay, cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt với thách thứclớn trong sử dụng NLHN đó là nguy cơ mat an toàn hạt nhân (ATHN) Một vấn dé

có hữu trong việc sử dụng NLHN là bức xạ không thé nhìn thay được va không ai

có thé ngăn chặn sự lan truyền của nó xuyên qua bầu khí quyền tới các quốc giaxung quanh Do đó, việc sử dụng NLHN có nguy cơ cao sẽ gây ra thiệt hại hạt nhânxuyên biên giới đối với môi trường của quốc gia khác Để đảm bảo ATHN, cộngđồng quốc tế phải có những biện pháp đảm bảo an toàn ngăn ngừa tai nạn hạt nhân

và những hậu quả nguy hại của chúng.

Số lượng lò phản ứng hạt nhân được sử dụng cho các mục đích hòa bìnhngày một tăng, nguy cơ xảy ra sự cô vì vậy cũng sẽ tăng Sau sự cô hạt nhânChernobyl và Fukushima, nhiều quốc gia đã cải cách mạnh mẽ về chính sách sửdụng NLHN, cơ cấu tổ chức cũng như quy trình đảm bảo ATHN Có thé nói, chưabao giờ trên thế giới vấn đề đảm bảo ATHN và trách nhiệm quốc gia đảm bảoATHN lại trở thành chủ đề nóng được bàn thảo với tần suất cao như hiện nay.Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu pháp luật quốc tế, kinh nghiệm các quốc giatrên thế giới và các quy định pháp luật Việt Nam về trách nhiệm đảm bảo ATHN là

vô cùng cấp thiết vì những lý do sau:

Thr nhất, nhăm làm rõ và quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách liênquan đến vấn đề phát trién NLHN vì mục đích hòa bình mà Dang và Nhà nước ta đã

Trang 9

đề ra trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng về Chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010, với định hướng: "Nghiên cứuphương án sử dụng năng lượng hạt nhân" và Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày01/11/2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI vềphát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóatrong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Thứ hai, nghiên cứu hệ thống hóa, làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận và pháp lýcho việc thực hiện trách nhiệm của các quốc gia trong đảm bảo ATHN Xác địnhnguyên lý cơ bản trong xác định trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN, cơ sở xácđịnh trách nhiệm, nội dung trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN

Thứ ba, khắc phục những hạn chế bat cập trong Luật Năng lượng nguyên tử(NLNT) Việt Nam năm 2008 về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN Kế hoạchsửa đổi, bổ sung Luật NLNT đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháplệnh của Quốc hội nhiệm kỳ Khóa XIII (Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày26/11/2011) Việc sửa đổi Luật NLNT đồng thời cũng là một nhiệm vu của Chươngtrình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Hội nghịlần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học vàcông nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Mặc dù Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã bi tam dừng theo Nghị quyết SỐ31/2016/QH14 ngày 22/11/2016 của Quốc hội khóa XI nhưng việc sửa đồi, bổ sungLuật NLNT vẫn là vấn đề bức thiết Bởi lẽ, Việt Nam ngoài điện hạt nhân, NLHN

đã và đang được ứng dụng khá rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau với công nghệ

kỹ ngày càng cao và đa dạng.

Tứ tr, đề xuất những giải pháp tăng cường hiệu qua dam bao ATHN ViệtNam trước xu hướng phát triển điện hạt nhân các quốc gia láng giềng như Malaysia,Indonesia, Trung Quốc Đặc biệt các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc ở gầnlãnh thổ Việt Nam

Từ những lý do trên, với mong muốn có những đóng góp nhất định trongviệc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các quy phạm pháp luật Việt Nam

Trang 10

về ATHN, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: "Trách nhiệm của quốc gia trong đảmbảo an toàn hạt nhân theo quy định của pháp luật quốc tế, thực tiễn thực thi ởmột số quốc gia và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam" làm đề tài nghiên cứucủa mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn

về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN thông qua việc nghiên cứu một cách sâusắc và toàn diện các quy định của pháp luật quốc tế, thực tiễn thi hành tại một sốquốc gia điển hình trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam Trên cơ sở đó đưa ra các

đề xuất, kiến nghị nhăm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm quốc gia đảm bảoATHN tại Việt Nam.

Đề thực hiện mục đích trên, luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:Thứ nhất, làm sâu sắc hơn các vẫn đề lý luận về trách nhiệm quốc gia đảmbảo ATHN như: từ khái niệm trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN như: từ địnhnghĩa trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN, đặc điểm của trách nhiệm quốc giatrong đảm bao ATHN, chỉ ra nội dung và những điểm đặc thù so với trách nhiệmquốc gia ở các lĩnh vực khác

Thứ hai, nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện nội dung các quy định

pháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN Xem xét trách nhiệmquốc gia theo quy định luật quốc tế nhằm ngăn chặn, giảm bớt và khắc phục nhữngthiệt hại do tai nạn hạt nhân gây ra.

Ti ba, tong hợp, phân tích, đánh giá thực tiễn và hiệu qua thi hành phápluật một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm quốc gia đảm bao ATHN, từ đó rút

ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Và cuối cùng, nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về van đềtrách nhiệm quốc gia trong đảm bảo ATHN; đánh giá những ưu điểm, hạn chế vanguyên nhân của những hạn chế của những quy định đó; xác định phương hướng và

dé xuất giải pháp toàn diện nhằm hoàn thiện pháp luật, đồng thời nâng cao hiệu quảthực thi pháp luật Việt Nam về trách nhiệm quốc gia trong đảm bảo ATHN

Trang 11

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm:

- Các văn bản pháp lý quốc tế và văn bản pháp luật của một số quốc gia vềtrách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN

- Thực tiễn thực hiện trách nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân tạimột số quốc gia điển hình trên thé giới

- Thực tiễn thực hiện trách nhiệm quốc gia dam bảo ATHN tại Việt Namhiện nay.

Khác với trách nhiệm của cá nhân và pháp nhân trong đảm bảo ATHN,trách nhiệm quốc gia trong lĩnh vực đảm bảo ATHN là vẫn đề có nội dung rộng vàphức tạp Trong khuôn khổ giới hạn về số trang của luận án, nghiên cứu sinh xácđịnh phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:

Thứ nhất, luận án chủ yêu tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thựctiễn về trách nhiệm đảm bảo ATHN của quốc gia, mà không đi sâu nghiên cứu cácvan dé lý luận về trách nhiệm quốc gia trong lĩnh vực NLNT nói chung

Thi hai, luận án đi sâu nghiên cứu các quy định pháp luật quốc tế về tráchnhiệm quốc gia đảm bảo ATHN trên cơ sở thực hiện trách nhiệm quốc gia theo quyđịnh của các cam kết quốc tế bao gồm: trách nhiệm xây dựng pháp luật, trách nhiệm

tổ chức thực thi pháp luật về đảm bảo ATHN

Thứ ba, luận án làm rõ các quy định pháp luật Việt Nam liên quan tới việcthực hiện trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN Luận án phân tích chỉ ra nhữngbước phát triển, những ưu điểm cần phát huy, đồng thời tìm ra những hạn chế, vànguyên nhân dẫn hạn chế Luận án xác định phương hướng, yêu cầu cụ thể và giảipháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề trách nhiệm quốc gia đảmbảo ATHN.

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận án

Việc nghiên cứu đề tài luận án được thực hiện trên nền tảng phương phápluận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lénin

và quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của Đảng Cộng sảnViệt Nam.

Trang 12

Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khácnhau bao gồm: phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tổng hợp, phươngpháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợpnghiên cứu lý luận với thực tiễn dé đưa ra các giải pháp cụ thé và khả thi.

Trong khuôn khổ luận án, phương pháp phân tích va so sánh là phươngpháp được nghiên cứu sinh sử dụng nhiều va phổ biến ở các chương Trong đó,phương pháp phân tích được áp dụng nhiều ở Chương 2 nhằm làm rõ điểm đặc thùcủa thuật ngữ trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN so với trách nhiệm quốc gia nóichung Phương pháp so sánh được sử dụng nhuan nhuyễn tại Chương 3 và Chương 4nhằm đối chiếu, so sánh các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật một sốquốc gia về van đề trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN

Tương tự, phương pháp nghiên cứu gắn lý luận với thực tiễn cũng đượcnghiên cứu sinh sử dụng trong hau hết các chương nhằm làm rõ nội dung của chếđịnh trách nhiệm pháp lý quốc tế, trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN và thực tiễnthi hành tại các quốc gia

Phương pháp phân tích, tổng hợp và hệ thống được sử dụng để xâu chuỗicác van đề pháp ly và thực tiễn liên quan đến từng nội dung cụ thé của trách nhiệmquốc gia đảm bảo ATHN Qua đó, luận án đánh giá và đưa ra giải pháp cụ thé nhằmtiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHNtrong giai đoạn hiện nay.

5 Kết quả nghiên cứu mới của luận án

Tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, đề tài đã nghiêncứu, phân tích và có một số điểm mới cơ bản như sau:

Vé lý luận: khác những công trình nghiên cứu liên quan ở trong nước vànước ngoài, luận án tiếp cận và phân tích cơ sở lý luận của pháp luật về bảo đảmATHN theo các giai đoạn của chu trình hạt nhân Luận án nghiên cứu xây dựngđịnh nghĩa "Trach nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạt nhân" Luận án xác địnhnhững đặc trưng cơ bản và nội dung của trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN.Những van dé lý luận này đóng vai trò nền tảng cho toàn bộ nội dung nghiên cứucòn lại của luận án mà cụ thể là trong nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật, đề

Trang 13

xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật tăng cường hiệu quả thực thi trách nhiệmquốc gia đảm bảo ATHN.

Về thực tiễn: Luận án đã làm nỗi bật hai góc độ cơ bản của thực trạng phápluật về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN đó là: (i) Thực tiễn quy định pháp luậtquốc tế về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN, đánh giá xu hướng vận động vàphát triển của các quy phạm pháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia đảm bảoATHN (ii) Thực tiễn pháp luật của một số quốc gia điển hình về vấn đề tráchnhiệm quốc gia dam bảo ATHN, trong đó có sự đối chiếu, so sánh, đánh giá những

ưu điểm, hạn chế của pháp luật các quốc gia đó và rút ra bài học kinh nghiệm Kếthợp với việc đánh giá một cách khách quan thực tiễn pháp luật Việt Nam về vấn đềtrách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN, luận án đã đánh giá một cách có hệ thốngnhững thành tựu cũng như những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luậtViệt Nam, nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bat cập đó và luận giải về sự cần thiếtphải hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm quốc gia đảmbảo ATHN.

Về giải pháp: từ những van đề lý luận và thực tiễn nêu trên, luận án đề xuấtphương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm quốc giađảm bảo ATHN Đặc biệt nhắn mạnh tới các giải pháp về xây dựng hệ thống phápluật, tiêu chuẩn an toàn và cơ quan quản lý nhà nước về ATHN và vai trò của hợptác quốc tế trong đảm bảo ATHN

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tai liệu tham khảo và phụ lục, nộidung của luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Chương 2: Một số vẫn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm quốc gia đảm bảo

an toàn hạt nhân.

Chương 3: Thực trạng pháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia đảm bảo

an toàn hạt nhân và thực tiễn thi hành tại một số quốc gia

Chương 4: Thực tiễn thực hiện trách nhiệm quốc gia đảm bảo an toàn hạtnhân của Việt Nam và một sô kiên nghị.

Trang 14

Chương 1

TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Đánh gia các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Trên bình diện thế giới, trong lĩnh vực khoa học pháp lý, vấn đề trách nhiệmquốc gia nói chung và van đề trách nhiệm quốc gia trong lĩnh vực hạt nhân là van đề đãđược nhiều học giả quan tâm nghiên cứu Cho đến nay có khá nhiều công trình nghiêncứu về các khía cạnh pháp lý khác nhau liên quan tới việc sử dụng NLHN vì mục đíchhòa bình Trong số đó, có khá nhiều các công trình nghiên cứu liên quan tới tráchnhiệm quốc gia trong sử dụng NLHN Tiêu biểu là các công trình đã được xuất bảnthành giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo, hoặc được công bố trên các tạp chíkhoa học pháp lý Có thé kê tới các nhóm công trình sau đây

1.1.1 Đánh giá các công trình nghiên cứu về sự hình thành và phát triểncác quy phạm pháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia nói chung, các yếu tổcau thành và bản chất của trách nhiệm quốc gia

Có nhiều công trình nghiên cứu ở các nước về vấn đề này, trong đó điểnhình như:

- Với cuốn sách The Law of International Responsibility (dịch Luật vềtrách nhiệm pháp lý quốc tế) James Crawford, Alain PeLet, Simon Olleson (2010)[84], đã phác họa một bức tranh toàn cảnh về các khía cạnh khác nhau của tráchnhiệm pháp lý quốc tế Cuốn sách phân tích sâu về: định nghĩa trách nhiệm pháp lýquốc tế; mối quan hệ giữa trách nhiệm quốc gia và trách nhiệm bồi thường thiệt hại,lịch sử hình thành và phát triển các quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý; các

học thuyết, nội dung và các hình thức thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế Nội

dung mang tính đột phá của cuốn sách này ở chỗ là nó đã đưa ra nội dung tráchnhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế Nhằm cụ thé hóa các van đề lý luận vềtrách nhiệm pháp lý quốc tế nói chung, cuốn sách đã đưa ra bình luận, đánh giá, vềthực tiễn thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế trong các lĩnh vực cụ thể gồm:quyền con người, thương mại và đầu tư Tuy nhiên, điểm hạn chế của công trìnhnày là không trực tiếp đề cập tới trách nhiệm quốc gia mà tập trung vào trách nhiệm

Trang 15

pháp ly quốc tế (trách nhiệm bồi thường thiệt hai) Trách nhiệm quốc gia được décập trong mối tương quan với trách nhiệm pháp lý quốc tế trong một vài lĩnh vực đó

là quyền con người, trong khuôn khổ WTO, và trong các hiệp định bảo hộ đầu tư

- David Miller (2007), National Responsibility and Global Justice (dich:

Trách nhiệm quốc gia và công lý toàn cầu), Oxford, Oxford University Press [66].Nội dung chính của cuốn sách này là nghiên cứu, làm rõ các nội dung cơ bản củatrách nhiệm quốc gia Băng cách phân tích nội hàm trách nhiệm quốc gia dựa trênnguyên tắc bình đăng về chủ quyền trong một số lĩnh vực: kế thừa, chính sách đốivới người nhập cư, bảo đảm quyền con người Tác giả David Miller minh chứngnhận định: "Quốc Ø1a có quyền đưa ra quyết định thực hiện các hoạt động trên cơ sởchủ quyền quốc gia, đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại phátsinh từ chính những hành động đó Quốc gia có thể phải chịu trách nhiệm bồithường cho những thiệt hai phát sinh tại thời điểm hiện tại do hành vi quốc gia minhgây ra trong quá khứ" Như vậy, cuốn sách có thể là tài liệu tham khảo cho luận ánkhi xây dựng cơ sở, nội hàm khái niệm trách nhiệm quốc gia Tuy nhiên, điểm hạnchế dé nhận thấy của cuốn sách này đó là: nội hàm khái niệm trách nhiệm quốc giamới chỉ được đề cập đánh giá trên cơ sở trách nhiệm quốc gia đối với các chínhsách của quốc gia tập trung trong hai lĩnh vực chính là đi cư và tị nạn Chính vìvậy, nội dung trách nhiệm quốc gia trong cuốn sách này được đánh giá là chưa thực

sự toàn diện.

- René Provost (2002), State Responsibility in International Law (dịch:Trách nhiệm quốc gia trong luật quốc té), Ashgate Publishing [111] Cuốn sách donthuần chỉ là tập hợp các nội dung nghiên cứu độc lập của nhiều học giả về vấn đềtrách nhiệm quốc gia trong vòng 50 năm Do đó, công trình này không thé cung cấpmột cái nhìn toàn diện về trách nhiệm quốc gia Tuy nhiên, cuốn sách lại là nguồn tailiệu tham khảo hữu ích cho luận án Bởi lẽ, thông qua các nghiên cứu, bình luận củacác học giả nổi tiếng về các khía cạnh khác nhau trong cuốn sách đã làm rõ và sâu sắchơn về nhiều khía cạnh quan trọng của pháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia

Nhìn chung, các công trình này đã dé cập tới các khía cạnh khác nhau củapháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia trong lĩnh vực NLHN bao gồm: trách

Trang 16

nhiệm quốc gia và trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia; mối quan hệ giữa chủquyền quốc gia và trách nhiệm quốc gia nói chung Các công trình trên phan nào đãphân tích, đánh giá về những ưu điểm, hạn chế của chế định trách nhiệm quốc gia

hiện hành Tuy nhiên, chưa có bất kỳ công trình nào đặt cụ thê vấn đề trách nhiệm

quốc gia trong lĩnh vực ATHN

1.1.2 Đánh giá các công trình về trách nhiệm đảm bảo an toàn hạt nhâncủa các quốc gia trong quá trình sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình

Về van dé này, nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở các khía cạnh khácnhau chủ yếu đề cập tới hai nhóm nội dung bao gồm:

Nhóm thứ nhất, các công trình nghiên cứu về các vấn đề lý luận, khăngđịnh nguyên tắc sử dụng NLHN vì mục đích hòa bình trong các lĩnh vực kinh tế - xãhội là quyền của các quốc gia xuất phát từ chủ quyền quốc gia Tuy nhiên, nguyêntắc tối cao trong quá trình sử dụng NLHN là trách nhiệm đảm bảo ATHN của tất cảcác chủ thể tổ chức, cá nhân và cả các quốc gia Liên quan trực tiếp tới nội dungnày có thé ké tới các công trình:

- Alexandre Kiss (2008), State responsibility and liability for nuclear damage(dich: Trach nhiém quốc gia và trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với các thiệthại hạt nhân), Published Online [52] Công trình này viết về trách nhiệm quốc gia

và mối quan hệ giữa trách nhiệm quốc gia và trách nhiệm bồi thường thiệt hại Cuỗnsách dựa trên quy định pháp luật quốc tế hiện hành để minh chứng cho nhận định:

"Sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình là quyền của các quốc gia".Trên cơ sở đó, tài liệu tiếp tục phân tích van đề trách nhiệm quốc gia trong phòngngừa thiệt hại hạt nhân theo quy định của pháp luật quốc tế Mối quan hệ giữa tráchnhiệm đảm bảo an toàn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của cácCông ước về bồi thường thiệt hại hạt nhân Ngoài các quy phạm tập quán quốc tế vềtrách nhiệm quốc gia đối với thiệt hại hạt nhân xuyên biên giới, Alexandre Kiss cònphân tích các quy định tại một số điều ước quốc tế bao gồm: Hiệp ước Nam Cựcnăm 1959, Hiệp ước Vũ trụ năm 1967, Hiệp ước toàn diện về cam thử hạt nhân

1996, Công ước Viên năm 1994 về ATHN, Công ước về đánh giá tác động môitrường trong bối cảnh xuyên biên giới năm 1991 và một số Công ước khác liên

Trang 17

quan đến thông báo sớm tai nạn hạt nhân, trách nhiệm bồi thường thiệt hại hạt nhân,

xử lý chất thải hạt nhân Điểm ấn tượng của Alexandre Kiss trong cuốn sách này

đó là ông đã đề cập, phân tích các ý kiến tư vấn của ICJ năm 1996 về các mối đedọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân và Bộ luật của cơ quan NLNT quốc tế (IAEA) vềviệc tiến hành dịch chuyển chất thải phóng xạ giữa các quốc gia Từ những phântích đó, tác giả lập luận và rút ra kết luận: Dự thảo của Ủy ban pháp luật quốc tế vềtrách nhiệm quốc gia là phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế nói chung

và luật quốc tế về năng lượng hạt nhân nói riêng Do vậy, các quốc gia phải có tráchnhiệm bồi thường thiệt hại từ các hoạt động của các cơ sở hạt nhân của quốc gia

- Taylor Burke (2006), Nuclear Energy and Proliferation: Problem, observations,and Proposals (dich: Năng lượng hat nhân và phổ bién năng lượng hạt nhân: Khókhăn, đánh giá và đề xuất), Boston University Jounal of Science and TechnologyLaw [117] Day được đánh giá là công trình nghiên cứu một cách tổng quan van déchính sách NLHN và chống phổ biến vũ khí hạt nhân Tác giả Taylor Burke đã lậpluận và khang định sử dụng NLHN là cần thiết để bù đắp sự gia tăng nhu cầu nănglượng Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng con người không thể dự phòng hết mọinguy cơ xảy ra tai nạn Thêm vào đó, các vấn đề liên quan đến NLHN và vấn đề sảnxuất, sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ không thé cham dứt với khuôn khổ quy định hanchế như hiện nay Do đó, cần có những biện pháp thích hợp tăng cường bảo đảm antoàn và an ninh hạt nhân.

Từ thực tiễn đó là không ít quốc gia trên thế giới có tham vọng tăng cườngquyền lực thông qua việc phát triển vũ khí hạt nhân Nhằm mục đích đảm bảo antoàn và an ninh hạt nhân, cộng đồng quốc tế cần kiểm soát chặt chẽ vấn đề phổ biến

vũ khí hạt nhân Tác giả Taylor Burke cho rằng: Do ranh giới làm giàu uraniumgiữa sản xuất điện và sản xuất vũ khí hạt nhân rất mong manh Chính vì vậy, điệnhạt nhân bên cạnh những lợi ích dễ nhận thay thì mặt trái của nó là có thé làm tăngthêm xác suất dẫn tới chiến tranh hạt nhân Trong khi hậu quả của chiến tranh hạtnhân lại vô cùng nguy hiểm Tác giả Taylor Burke đã nhắn mạnh rằng, mặc dù "giá

trị mong đợi" của NLHN là rất lớn và xác suất xảy ra các tai nạn hạt nhân là thấp

Tuy nhiên, mặc dù xác xuất thấp nhưng hậu quả lại là rất lớn

Trang 18

Tác giả Taylor Burke tiếp tục khang định: không có bat kỳ biện pháp nào cóthé đánh giá chính xác xác suất xảy ra tai nạn hạt nhân Nếu NLHN là một bước cầnthiết để giải quyết nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trên toàn thế giới thì bướctiếp theo không kém phan quan trọng đó là bước đầu tư, quan tâm thích đáng dé bảo

vệ con người khỏi nguy hiểm do tai nạn hạt nhân và nguy co phố biến vũ khí hạtnhân Có thé thay, cuốn sách đã thành công trong việc phác họa và nghiên cứu mộtcách tổng quan về chính sách sử dụng NLHN, nguy cơ phổ biến hạt nhân Tuynhiên, cuốn sách lại chưa đưa ra được các giải pháp cụ thé, tối ưu đảm bảo choquyền sử dụng NLHN vì mục đích hòa bình của các quốc gia

- Ved P Nanda and jon M.Vandyke (2005), Updating international nuclear law

(dich: Cập nhật pháp luật quốc tế về năng lượng hạt nhân), Neuer WissenschaftlicherVerlag Argentiniers [119] Cuốn sách này đề cập tới 4 vẫn đề chính bao gồm: Cáctiêu chuẩn môi trường áp dụng cho các hoạt động hạt nhân; trách nhiệm bồi thườngđối với những thiệt hại tai nạn hạt nhân Trong đó tác giả chủ yếu đề cập tới tráchnhiệm bồi thường thiệt hại hạt nhân theo các điều ước quốc tế hiện hành; sử dụnghạt nhân một cách hòa bình và các quyền con người có liên quan; nghiên cứu luậtcủa một số quốc gia về trách nhiệm của bên thứ ba đối với thiệt hại hạt nhân Nhưvậy, mặc dù không đề cập toàn diện các khía cạnh khác nhau của pháp luật quốc tế

về NLHN cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho luận án về một số nội dungmới của luật pháp quốc tế về NLHN

- Nathalie L.T.J Horbach (1999), Contemporary Developments in NuclearEnergy Law: Harmonising Legislation in Ceec/Nis (dich: Sự phát triển đương daitrong Luật Năng lượng nguyên tử: Hai hoa pháp luật trong CEEC/NIS) (InternationalEnergy & Resources Law and Policy Series Set), Kluwer Law International [99] Cuốnsách này khái quát về các quy định ATHN mới nhất trong khuôn khổ các nướcTrung Âu, Đông Âu (CEEC) và các quốc gia mới độc lập (NIS) Đồng thời kháiquát về các quy định ATHN mới nhất trong khuôn khổ các nước Trung Âu, Đông

Âu (CEEC) và các quốc gia mới độc lập (NIS) Cuốn sách phân tích các sáng kiếnlập pháp, tài chính và kỹ thuật của các quốc gia liên quan Trên cơ sở quy định phápluật quốc tế về ATHN, chế độ bồi thường thiệt hại hạt nhân tác giả đối chiếu thực

Trang 19

tiễn đảm bảo ATHN tại một số quốc gia như Nga, Ukraina và kết luận rút ra kinhnghiệm của các quốc gia đó trong đảm bảo an toàn Như vậy, cuốn sách đơn thuầnkhái quát về các quy định ATHN mới nhất trong khuôn khổ các nước Trung Âu,Đông Âu (CEEC) và các quốc gia mới độc lập (NIS) Tuy nhiên, điểm thành côngcủa cuốn sách đó là đã chỉ ra và phân tích những thành công trong các lĩnh vực lậppháp, tài chính và kỹ thuật của các quốc gia Trung Âu và Đông Âu Đây có thênguồn tài liệu tham khảo cho luận án khi nghiên cứu kinh nghiệm các nước vànghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật cho Việt Nam.

- Charles J Moxley Jr., John Burroughs, va Jonathan Granof (2011), Nuclearweapons and international law (dịch: Vũ khí hạt nhân và luật pháp quốc tế), Ofoxdand Portland oregon [60] Nội dung cuốn sách bao gồm ba phan chính Phan I cuốnsách đã mô tả ảnh hưởng tiêu cực của vũ khí hạt nhân và sự cần thiết giải trừ vũ khíhạt nhân Phần II cuốn sách này đề cập đến quy định luật quốc tế về quyền sử dụngnăng lượng hạt nhân và van đề cắm sử dụng vũ khí hạt nhân Và cuối cùng, Phần IIlàm rõ ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân tới môi trường Đánh giá, so sánh các quyđịnh của các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hạt nhân Từ ba nhóm nội dung đó, cáctác giả đã đưa ra kết luận, sử dụng vũ khí hạt nhân là không phù hợp với luật quốc

tế, các quốc gia chỉ có quyền sử dụng NLHN vì mục đích hòa bình

Các công trình trên đã chỉ ra rằng các quốc gia, phù hợp với Hiến chươngLiên hợp quốc và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế, có quyền sử dụng NLHN, và

có trách nhiệm dé đảm bao rằng các hoạt động đó không gây tôn hại đến con người

và môi trường của quốc gia khác hoặc các khu vực vượt ngoài giới hạn của quyềntài phán quốc gia

Nhóm thứ hai, nhóm các công trình liên quan tới trách nhiệm cụ thé củaquốc gia cụ thé xây dựng khung pháp lý, kiểm soát an toàn đảm bảo ATHN theoquy định của pháp luật quốc tế về sử dụng NLHN vì mục đích hòa bình và nhữnghướng dẫn của IAEA Bao gồm:

- IAEA (2014), Governmental, Legal and Regulatory Framework for Safety(dịch: Cơ quan quản lý nhà nước, pháp luật và tiêu chuẩn an toàn), AEA [77] Cuỗnsách này là tài liệu hướng dẫn an toàn do IAEA xuất bản nhằm cung cấp cho các

Trang 20

quốc gia hướng dẫn cơ bản về luật pháp và quy định ATHN Cuốn sách bao gồm tráchnhiệm quốc gia có cơ sở hạt nhân dựa trên các khía cạnh thiết yêu của pháp luật, vai tròcủa cơ quan quản lý ATHN quốc gia và các yêu tố cần thiết khác để đảm bảo việc quản

lý có hiệu quả, an toàn cơ sở hạt nhân vì mục đích hòa bình Trách nhiệm của các quốcgia khác gồm: trách nhiệm liên lạc, cung cấp thông tin trong chế độ ATHN toàn cầu vàcác dịch vụ hỗ trợ cho an toàn (bao gồm bảo vệ bức xạ), chuẩn bị và ứng phó tình

huống khan cấp, an ninh hạt nhân, và hệ thống kế toán và kiểm soát vật liệu hạt

nhân của Nhà nước cũng được đề cập đến trong cuốn sách này Cuốn sách là tài liệutham khảo hữu ích cho luận án khi nghiên cứu đánh giá nội dung trách nhiệm quốcgia đảm bảo ATHN và mức độ thực hiện trách nhiệm ATHN của các quốc gia

- Helen Cook (2013), Law of Nuclear Energy (dịch: Pháp luật về nănglượng hat nhân), United Kingdom [75] Cuốn sách này có giá trị như cuốn bachkhoa thư về pháp luật trong lĩnh vực hạt nhân Cuốn sách này tập hợp tất cả các khíacạnh của khuôn khổ pháp lý cần thiết cho các dự án điện hạt nhân Cuốn sách cungcấp một cái nhìn toàn diện về luật hạt nhân, tạo nền móng cho các quốc gia nghiêncứu, định hướng phát triển điện hạt nhân

Trên cơ sở đưa ra nội dung, phân tích, đánh giá các quy định pháp luật quốc tế

về sử dụng NLHN vì mục đích hòa bình, các hướng dẫn của Cơ quan NLNT Quốc tế(IAEA) và thực tiễn của các quốc gia, tác giả Helen Cook đưa ra nhận định về xu hướngphát triển cơ sở hạ tầng pháp luật quốc gia cần thiết cho phát triển điện hạt nhân

Trong cuốn sách này, nội dung mà luận án có thé tiếp tục kế thừa là nộihàm của trách nhiệm quốc gia có trong các điều ước quốc tế về NLHN, vấn đề bồithường thiệt hại hạt nhân xuyên biên giới và kiêm soát xuất khâu hạt nhân bao gồm

từ giai đoạn mua sắm xây dựng hạt nhân, quá trình xây dựng và các điều khoản hợpđồng, cấp phép, quản lý hạt nhân

Kết hợp với việc đánh giá những lợi ích đem lại và những thách thức pháp

lý các quốc gia phải đối mặt trong khai thác hạt nhân Xem xét, đối chiếu cách tiếpcận truyền thông và mới đối với NLHN Trên cơ sở đó tác giả Helen Cook đã thànhcông trong việc nhận định xu hướng phát triển của luật hạt nhân, bao gồm phản ứngvới các công nghệ hạt nhân mới và tai nạn Fukushima.

Trang 21

- International Atomic Energy Agency IAEA (2014), Radiation Protection and Safety of Radiation Sources: International Basic Safety Standards (dich: Bao vébức xạ va an toàn của các nguôn bức xạ: Các tiêu chuẩn quốc tế cơ ban về an toàn) [80].

Ấn phẩm nêu quan điểm về bảo vệ an toàn bức xạ, các nguyên tắc an toàn dé thiếtlập ra các yêu cầu được nêu trong các phần còn lại của ấn phẩm Các yêu cầu trongtiêu chuẩn an toàn của IAEA được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm tốt và phốbiến nhất trên thế giới về quản lý an toàn bức xạ và đã được nhiều quốc gia thamkhảo áp dụng Mặc dù, ấn phẩm này đơn thuần giới han van dé an toàn nguồn bức

xạ nên giá trị tham khảo không nhiều nhưng cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữuich cho luận án khi nghiên cứu kinh nghiệm tốt và phố biến nhất trên thé giới vềquản lý an toàn bức xạ và đã được nhiều quốc gia tham khảo áp dụng trên cơ sở đóxem xét cân nhắc đề xuất cho Việt Nam

- IAEA (2013), Safety standards seris, Legal and Governmental

Infrastructure for Nuclear, Radiation, Radioactive Waste and Transport Safety

(dịch: Chuỗi tiêu chuẩn an toàn, Co sở hạ tang pháp luật cho hoạt động hat nhân,bức xa, chat thải phóng xạ và an toàn vận chuyển), IAEA [76] Day cũng là mộttrong những cuốn sách năm trong chuỗi sách hướng dẫn của IAEA Các hướng dantrong cuốn sách này được áp dụng cho các cơ sở hạt nhân, nguồn bức xạ lon hóa,quản lý chất thải phóng xạ và vận chuyên vật liệu phóng xạ Nội dung chính củacuốn sách bao gồm: sự cần thiết đảm bảo an toàn, tiêu chí cụ thể cần đáp ứng củakhuôn khổ pháp lý, của cơ quan quản lý ATHN quốc gia và các biện pháp cần thiếtkhác đề đạt được sự kiểm soát an toàn và hiệu quả

Cuốn sách đề cập đến mọi giai đoạn của chu trình hạt nhân Đối với cơ sởhạt nhân, các giai đoạn được đưa ra bao gồm lựa chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng,vận hành, xử lý chất thải phóng xạ Các trách nhiệm khác cũng được đề cập trongcuốn sách bao gồm trách nhiệm các bên liên quan trong quản lý an toàn và chuẩn bịsẵn sàng trong trường hợp khân cấp

- Carlton Stoiber, Alec Baer, Norbert Pelzer Wolfram Tonhauser (2010),Handbook on nuclear law (dịch: Sổ tay luật hạt nhân), IAEA [59] Cuỗn sé tay này

Trang 22

đặc biệt hữu ích đối với các quốc gia thành viên mới phát triển chương trình hạtnhân trong việc soạn thảo pháp luật Cuốn số tay tập hợp các văn bản mẫu của cácđiều khoản bao gồm tất cả các khía cạnh của luật hạt nhân dưới hình thức hợp nhất.Cuốn sách đưa ra những nội dung chính, nguyên tắc cơ bản đồng thời còn cập nhậtnhững nội dung phát triển mới của luật quốc tế về NLHN.

Cuốn số tay chứa thông tin ngắn gọn và có giá trị tham khảo hữu ích choluận án khi nghiên cứu về các yêu tố cơ bản của một khuôn khổ pháp lý dé quan ly

và điều tiết NLHN Dựa vào đó có thê đánh giá tính đầy đủ của khung pháp lý quốcgia điều chỉnh việc sử dụng NLHN vì mục đích hòa bình

- El Baradei, Edwin Nwogugu (1993), The international law of nuclearenergy: basic documents (dịch: Luật quốc tế về năng lượng hạt nhân: các tài liệu cơbản), Martinus Nijhoff Publish [70] Cuốn sách này là tập hợp các nội dung cơ bảncủa pháp luật quốc tế về NLHN Cuốn sách đã thành công trong việc phân tích đánhgiá bốn nhóm nội dung chính của luật quốc tế về NLHN vì mục đích hòa bình đó là:NLHN chỉ có thé được sử dụng phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn; vật liệu hạtnhân và các cơ sở hạt nhân được bảo vệ chống trộm cắp và phá hoại; các cơ sở hạtnhân không thé bị tan công trong các cuộc xung đột vũ trang; va vật liệu hat nhân

và cơ sở không được sử dụng cho các mục đích quân sự Tuy nhiên, cuốn sách chưalàm rõ mức độ tuân thủ tiêu chuẩn an toàn cần thiết cũng như trách nhiệm của cácbên liên quan trong việc thực hiện các tiêu chuẩn đó

- William E Lee, Michael I OJovan, Carol M Jantzen (2013), Radioactive

Waste Management and Contaminated Site Clean-Up: Processes, Technologies and

International Experience (dich: Quản lý chất thải phóng xạ và lam sạch khu vực 6nhiễm), Elsevier [126] Cuốn sách đã phân tích khá toàn điện các khía cạnh của van

đề xử lý chất thải phóng xạ bao gồm: các nguyên tắc cơ bản của chất thải phóngxạ; Các tiêu chuẩn an toàn quốc tế, đánh giá rủi ro chất thải phóng xạ và xử lý cáckhu vực bị ô nhiễm và quản lý nhiên liệu hạt nhân chiếu xạ cũng được xemxét Điểm ấn tượng hơn cả của cuốn sách đó là nó đã nêu bật tình hình xử lý chấtthải phóng xạ NLHN hiện tại ở Châu Phi, Châu Á, Châu Âu và Bắc Hoa Kỳ Kinhnghiệm ở Nhật Bản, với một chương cụ thể về Fukushima cũng được đề cập

Trang 23

đến Cuối cùng, phần ba đánh giá, nghiên cứu việc dọn sạch các địa điểm bị ônhiễm bởi các chương trình hạt nhân của Hoa Kỳ và Liên Xô cũ.

- Elena Molodstova (1994), Nuclear Energy and Environmental Protection: Responses of international law (dịch: Năng lượng hat nhân và bảo vệ môi trường:Những phản ứng của luật pháp quốc tê), Pace Environmental Law Review [71] Baiviết này phân tích các quy định của pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường từ bức

xạ hạt nhân Tác giả bài viết tập trung vào các quy định của Cơ quan NLNT quốc tế

và Cộng đồng NLNT châu Âu Bài viết đã đưa ra sự phân biệt giữa các quy định về:bảo vệ bức xạ gan liền với các tiêu chuân về định lượng phóng xạ, và ATHN, baogồm các tiêu chuẩn thiết kế và hoạt động dé ngăn ngừa tai nạn hat nhân Bai viếtnày đưa ra đánh giá về mức độ phù hợp giữa bối cảnh công nghệ hạt nhân ngày càngtiên tiến với thực tế là các quy định ATHN quốc tế mới đang ở giai đoạn khởi đầu

Thành công của công trình này đó là đã làm rõ những điểm mạnh và điểmyếu của các cơ chế quốc tế về NLHN và thực tiễn thực thi các tiêu chuẩn ATHN tạimột số quốc gia Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra các khuyến nghị cho sự phát triểntương lai của các quy định pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường từ bức xạ hạtnhân Ngoài ra, tác giả đã đưa ra cách tiếp cận môi trường đối với các quy định củaluật quốc tế về sử dụng NLHN Hai van đề được tác gia đề cập chính đó là quy định

để bảo vệ con người khỏi bức xạ và vấn đề bảo vệ môi trường từ nguy cơ mất antoàn và an ninh hạt nhân Tác giả nhắn mạnh vai trò luật pháp quốc tế về sử dụnglượng hạt nhân trong giải quyết cả hai vấn đề trên một cách hài hòa

Tóm lại, các công trình trên đã phác họa một cách toàn diện hệ thống quyđịnh và tiêu chuẩn an toàn theo quy định của LAEA và một số tô chức khác, sự pháttriển của hệ thống các tiêu chuẩn an toàn và trách nhiệm cụ thể của các quốc gia baogồm: trách nhiệm đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn đảm bảo ATHN (thiết lập khungchính sách, chiến lược lâu dài quốc gia đảm bảo ATHN trên cơ sở phù hợp với hoàncảnh quốc gia và các quy định của pháp luật quốc tế) dé đạt được sự an toàn cơ bản.Trách nhiệm quốc gia xây dựng các quy định pháp luật đầy đủ về vấn đề ATHN trong

đó thường bao gồm các nội dung cơ bản, bắt buộc như: Các nguyên tắc an toàn để bảo

vệ con người; Các loại giây phép cân thiệt cho hoạt động của các cơ sở hạt nhân;

Trang 24

Xác định trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh cho các bên liên quan cho ngườihoặc tổ chức chịu trách nhiệm cho các cơ sở và hoạt động; Vấn đề thành lập một cơquan quản lý ATHN quốc gia; Dự phòng chuẩn bị cho sự cố hạt nhân; Trách nhiệmđối với việc cung cấp tài chính cho các quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu đãqua sử dụng, và cho ngừng hoạt động cơ sở hạt nhân.

Xây dựng quy định pháp luật và các tiêu chuân đảm bảo an toàn và việcthực thi nó là trách nhiệm của quốc gia, được chia sẻ bởi các nhà vận hành và các tôchức, cá nhân có liên quan Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu tập trung phântích các vấn đề liên quan đến điện hạt nhân mà chưa đề cập đến các van đề hạt nhân

ở các ứng dụng khác Và các công trình trên hầu như chưa làm rõ ranh giới tráchnhiệm đảm bảo ATHN của quốc gia với trách nhiệm của các tô chức, cá nhân tronglĩnh vực sử dụng NLHN, đặc biệt trong vẫn đề xử lý sự cô hạt nhân

1.1.3 Nhóm công trình nghiên cứu về liên quan tới nội dung trách nhiệmbôi thường thiệt hại khi xảy ra sự cô hạt nhân của quốc gia

- Duncan E J Currie (2006), The problems and gaps in the nuclear liability conventions and an analysis of how an actual claim would be brought under thecurrent existing treaty regime in the event of a nuclear accident (dịch: Các vấn đềton tại và khoảng trồng trong các Công ước về trách nhiệm bôi thường thiệt hai hạtnhán và các yêu cẩu có thé được đưa ra khi xảy ra tai nạn hạt nhân), DenverJournal Law and Policy [68] Tác giả Duncan E J Currie đã chỉ ra những vấn đềthiếu sót trong các điều ước quốc tế hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hạihạt nhân Trên cơ sở phân tích tóm tắt trạng thái hiện tại của chế độ trách nhiệm bồithường thiệt hại hạt nhân, tác giả chỉ ra điểm hạn chế lớn nhất đó là các quốc giatham gia không đầy đủ và phức tạp Trong khi việc sửa đổi Công ước Viên và Côngước Paris mang nhiều tính dự báo Những Công ước này đang mang nặng tính bảo

hộ với nhiều quy định về các trường hợp ngoại lệ Về cơ chế liên quan trong việcyêu cầu bồi thường thiệt hại do một tai nạn hạt nhân, Tác giả Currie đã làm rõ nhữngbất cập của hệ thống bao gồm việc thiếu một tòa án trung lập, yêu cầu chung mà cácbên tranh chấp nộp đơn khiếu nại trong các tòa án nơi các nhà máy hạt nhân vậnhành, và lo ngại về tính trung lập của tòa án và hạn chế về việc bồi thường thiệt hại

Trang 25

Trong một phần riêng biệt của công trình, Duncan E J Currie đánh giá chỉtiết Công ước Viên năm 1963, Nghị định thư năm 1997, Công ước năm 1960 vàNghị định thư Paris nam 2004 So sánh Nghị định thư năm 1997 với Công ước Viênnăm 1963, thảo luận cụ thé định nghĩa tai nạn hạt nhân và thiệt hại hạt nhân, và đặcbiệt những tổn that, thiệt hại kinh tế, suy thoái môi trường, và các biện pháp phòngngừa Tương tự như vậy, tác giả so sánh Công ước Paris và Công ước Viên sửa đổiliên quan đến một số van dé, chang hạn như thâm quyền, hạn chế trong thời gian,thường trực, và các ngoại lệ Currie cũng phân tích pháp luật một số quốc gia vềtrách nhiệm bồi thường thiệt hại hạt nhân như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Nga,

Ukraina, Trung Quốc, Áo và Chile Ông đề cập đến sự cần thiết phát triển chế định

trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhằm thúc day tuân thủ pháp luật quốc tế Cuối cùng,tác giả khuyến cáo các quốc gia nên xem xét việc gia nhập Công ước Paris hay Côngước Viên, xây dựng các quy định, tiêu chuẩn nhăm thiết lập chế độ trách nhiệm hiệu

quả và toàn diện.

- Proefschrift (2012), State responsibility and liability for environmentaldamage caused by nuclear accident (dich: Trách nhiệm quốc gia và trách nhiệm boithuong thiét hai đối với những thiệt hại về môi trường do tai nan hạt nhân gáy ra),Tilburg [105] Đây là cuốn sách dày 643 trang về trách nhiệm quốc gia và tráchnhiệm bồi thường thiệt hại môi trường do thiệt hại hạt nhân theo quy định của luậtquốc tế Cuốn sách bao gồm bốn phần và được chia thành mười chương phân tíchcác khía cạnh khác nhau của trách nhiệm quốc gia đối với thiệt hại môi trường do

các hoạt động hạt nhân vì mục đích hòa bình gây ra Phan I, phan tich mối quan hệ

giữa thiệt hại môi trường xuyên biên giới do tai nạn hạt nhân với trách nhiệm pháp

lý quốc tế Phân tích thực tiễn và mô tả các vụ tai nạn hạt nhân điển hình Phan II,phân tích nội dung trách nhiệm quốc gia nhằm ngăn ngừa và giảm thiêu thiệt hại hạtnhân về môi trường Cuốn sách đi sâu phân tích làm rõ nguyên tắc phòng ngừa làmột nguyên tắc tập quán của luật quốc tế Nội dung trách nhiệm quốc gia được đềcập trong phần này bao gồm: trách nhiệm của quốc gia trước khi xảy ra tai nạn hạtnhân và trách nhiệm của quốc gia sau khi xảy ra tai nạn hạt nhân Phan III, giảiquyết trách nhiệm của quốc gia và trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với những

Trang 26

thiệt hại môi trường do tai nạn hạt nhân gây ra Phần này xem xét bản chất của trách

nhiệm bồi thường thiệt hại hạt nhân Cuối cùng, Phần IV, đưa ra kết luận tóm tắt rút

ra từ các phần trên và đưa ra các khuyến nghị

Cuốn sách có giá trị tham khảo cao đối với luận án, tuy nhiên, cuốn sáchchủ yếu chỉ tập trung vào trách nhiệm quốc gia đối với các thiệt hai môi trườngxuyên biên giới Và có lẽ, đáng tiếc hơn cả đó là cuốn sách chưa đề cập tới nội dungthực tiễn thực hiện những trách nhiệm đó tại các quốc gia

- Mehmet Suat Kayikei (2011), The International Civil Liability Regime for

Nuclear Energy: How Would it Respond to a Chernobyl Disaster of 2011? (dich:

Chế độ trách nhiệm dân sự quốc tế lĩnh vực năng lượng hạt nhán: Làm cách nào déứng pho với thảm hoa Chernobyl nếu nó lại xảy ra vào năm 2011?), Energy MarketRegulatory Authority of Turkey [96] Nghiên cứu này đưa ra cái nhìn tông quan vềchế độ trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực NLHN dựa trên hai Công ước chính vềbồi thường thiệt hại hạt nhân

Điểm thú vị của nghiên cứu này đó là đã phân tích và chỉ ra được mức độphù hợp của chế độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại hạt nhân trong việc phòngngừa và phản ứng lại thảm họa Chernobyl bằng cách giả định tai nạn này xảy ra lầnnữa vào năm 2011 Nghiên cứu bắt đầu với một cái nhìn tổng quan về chế độ tráchnhiệm dân sự Chế độ bồi thường thiệt hại hiện hành với những đặc điểm chính củachế độ này Tiếp đó, nghiên cứu nêu ngắn gọn các sự kiện của Chernobyl năm 1986

và xem xét chế độ trách nhiệm pháp lý hiện tại sẽ đáp ứng như thế nào nếu giả định

sự cô như Chernobyl lại xảy ra

Tuy nhiên, như đã phân tích, nghiên cứu này đánh giá sự phù hợp của chế độtrách nhiệm dân sự trong lĩnh vực hạt nhân dựa trên giả định sự cô Chernobyl lại xảy

ra Thiết nghĩ, những kết luận và đánh giá của nghiên cứu này chưa thực sự toàn diệnbởi lẽ thực tế cho thấy có rất nhiều tai nạn hạt nhân đã xảy ra Công nghệ hạt nhân ngàycàng phát triển, mức độ phức tạp ngày càng cao Nguyên nhân của các tai nan hạt nhânrat đa dạng Nên việc dựa vào giả định dé đánh giá tính phù hợp của chế độ dân sự vềbồi thường thiệt hai hạt nhân có phần không chắc chắn và không toàn diện

Trang 27

- M P Ram Mohan (2015), Nuclear Energy and Liability in South Asia: Institutions, Legal Frameworks and Risk Assessment within SAARC (dich: Nănglượng hạt nhán và trách nhiệm bồi thường thiệt hại hạt nhân ở Nam Á: Các thể chế,khuôn khổ pháp lý và đánh giá rủi ro trong SAARC), Spinger [98] Cuốn sách này làcông trình điển hình cho cách nghiên cứu và tiếp cận khu vực Cuốn sách đã kết hợpnghiên cứu quy định luật quốc tế về trách nhiệm hạt nhân với nghiên cứu phân tíchcác chương trình NLHN của các quốc gia Nam Á Đánh giá mức độ rủi ro kỹ thuật

dé xác định mức độ nguy cơ xảy ra thiệt hại hạt nhân xuyên biên giới ở Nam A Quanđiểm, mối quan tâm trong chính sách pháp luật của các quốc gia này Từ những nộidung đó, lập luận đưa ra triển vọng của việc áp dụng cách tiếp cận khu vực đối vớitrách nhiệm bồi thường thiệt hại hạt nhân so với chế độ toàn cầu hiện nay

Cuốn sách kết hợp việc rà soát các quy định của pháp luật quốc tế về tráchnhiệm hạt nhân với một phân tích các chương trình NLHN của Nam Á Một nghiêncứu đánh giá rủi ro kỹ thuật tiến hành dé xác định mức độ nguy cơ hạt nhân xuyênbiên giới ở Nam Á Sau đó là các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia và các nhàhoạch định chính sách để đánh giá mức độ sẵn sàng của cộng đồng Hiệp hội cácnước Nam Á về Hợp tác khu vực (SAARC) để đáp ứng với mỗi quan tâm chungcủa khu vực này.

Tóm lại, nhóm các công trình kể trên đã phân tích các luật lệ được thôngqua bởi Ủy ban Pháp luật Quốc tế của Liên hợp quốc (ILC) về trách nhiệm quốc giađược áp dụng đối với các hành vi vi phạm tập quán và các điều ước quốc tế liênquan đến các hoạt động hạt nhân và những thiệt hại gây ra bởi các hoạt động này.Ngoài các nguyên tắc tập quán quốc tế về trách nhiệm quốc gia gây hại xuyên biêngiới, cuốn sách còn phân tích các quy định của một số hiệp ước, bao gồm Hiệp ướcNam Cực năm 1959, Hiệp ước Vũ trụ, Hiệp ước Mặt trăng, Hiệp ước toàn diện vềcắm thử hạt nhân 1996, Công ước Viên năm 1994 về ATHN, Công ước về đánh giátác động môi trường trong xuyên biên giới năm 1991, Các công trình trên đều cóđiểm chung đó là chỉ ra điểm hạn chế của chế độ trách nhiệm hạt nhân hiện hànhnhư mức trách nhiệm tối đa được xác định theo quy định hiện tại còn quá thấp chưađáp ứng được những tốn hại hạt nhân trong trường hợp xảy ra sự cô nghiêm trọng,

Trang 28

việc quốc gia nơi có cơ sở hạt nhân được trao quyên tài phán tuyệt đối làm giảmkhả năng lựa chọn cơ quan tô tung có thâm quyền xét xử va ảnh hưởng tới sự côngbăng trong quá trình xét xử đối với các nạn nhân trong nước và nạn nhân ở nướcngoài Và các công trình này đều khăng định sự cần thiết sự hợp tác cấp quốc giahoàn thiện chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại hạt nhân.

Bên cạnh đó, các công trình trên còn đánh giá rất chi tiết Công ước Viênnăm 1963 về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân; Nghị định thư năm 1997

và Công ước Paris nam 1960 về trách nhiệm của bên thứ ba trong lĩnh vực NLHN;Công ước Bồi thường bồ sung đối với thiệt hại hạt nhân năm 1997 (CSC)

1.1.4 Nhóm công trình nghiên cứu về thực tiễn và kinh nghiệm pháp luậtcủa các quốc gia trong quá trình sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình

Nội dung này được đề cập trong những bài viết đơn lẻ về pháp luật của mộtvài quốc gia như:

- Xu Yi-chong (2010), The Politics of Nuclear Energy in China (Energy,Climate and the Environment) {dich: Yếu tô chính tri trong chính sách năng lượng hạtnhân ở Trung Quốc (Nang lượng, Khí hậu và Môi trường)}, Palgrave Macmillan [121].Cuốn sách viết về lịch sử hình thành và phát triển NLHN ở Trung Quốc Xác địnhnhững thuận lợi và thách thức của Trung Quốc khi phát triển NLHN trên 5 lĩnh vựcchính: chính trị, kinh tế, môi trường, chuyên giao công nghệ và chu trình nhiên liệu hạtnhân Cuốn sách nhân mạnh những thách thức chính tri trong việc phat triển một loạtcác chiến lược quốc gia dài hạn để đảm bảo phát triển NLHN nhanh chóng và an toàn

Cuốn sách chỉ có giá trị tham khảo nhất định đối với luận án bởi lẽ cuốn sáchthiên về các yếu tổ chính trị nhiều hơn pháp lý khi nghiên cứu các van đề liên quantới chính sách phát triển hạt nhân của Trung Quốc Cuốn sách dé cập không đáng kê tớiviệc đánh giá sự phù hợp trong việc quyết định chính sách hạt nhân của Trung Quốc

so với hệ thống quy định pháp luật quốc tế về sử dụng NLHN vì mục đích hòa bình

- Jane Nakano (2013), The United States and China: Making Nuclear EnergySafer (dịch: Hoa Kỳ và Trung Quốc: Lam cho năng lượng hạt nhân an toàn hon),Fellow, Energy and National Security Program Center for Strategic and InternationalStudies [85] Bai viết này đi sâu phân tích chính sách phat trién NLHN của Trung

Trang 29

Quốc, những điểm hạn chế của quy định pháp luật hạt nhân Trung Quốc hiện hành.Vai trò, nội dung và phạm vi hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân giữa Trung Quốc vàHoa Kỳ Mối quan hệ hợp tác song phương có nhiều mặt và thực sự có lợi trong khuvực an ninh hạt nhân có thê dẫn đến một quan hệ đối tác mới giữa hai nước trongviệc tăng cường quy định và tiêu chuẩn an toàn trên toàn thế giới.

- William J Nuttall và John E Earp (2014), Nuclear Energy in the UK: SafetyCulture and Industrial Organisation (dịch: Năng lượng hat nhân ở Vương quốcAnh: Văn hóa an toàn và tổ chức công nghiệp), Korea Development Institute [127].Bài viết này viết về sự hình thành, phát triển các chương trình hạt nhân của Anh.Các quy định của Anh liên quan tới ATHN Vai trò của việc thiết lập văn hóa antoàn Thực tiễn hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân giữa Anh và các quốc gia khác Cơ

chế bồi thường thiệt hại hạt nhân ở Anh Đưa ra một SỐ khuyến nghị đối với chính

sách phát triển hạt nhân

- Yu E GorlinskiiV A Kut'kovV N LystsovV I MakarovN V MurzinV Pavlov (2009), Securing the radiological safety of people and the environment at all stages of the life cycle of floating nuclear heat-and-power plants (dich: Bao dam antoàn bức xa của con người va môi trường ở tat cả các giai đoạn của vòng đời nhàmáy nhiệt điện hạt nhân), Springer [122] Cuỗn sách này viết về nền tảng pháp lý củaNga liên quan đến NLHN Quyền con người được sống trong môi trường trong lànhkhông bị nhiễm phóng xạ và vấn đề bồi thường thiệt hại hạt nhân theo pháp luật Nga

- Hchong Nam (2014), New Nuclear Power Industry Procurement Markets:International Experiences (dich: Thị trường điện hạt nhân moi: kinh nghiệm quốc té),Development Institute (South Korea) [81] Cuốn sách này phân tích van dé phát triểncông nghiệp điện hạt nhân ở Hàn Quốc, Pháp và Anh Mặc dù cả ba quốc gia đã cơ cầulại ngành điện, nhưng chúng khác biệt đáng kê trong lịch sử ngành công nghiệp điệnhạt nhân, quyền sở hữu và quản trị của các doanh nghiệp trong ngành, và cơ sở hạ tầnghợp pháp liên quan Các kết luận của cuốn sách nay là nguồn tài liệu tham khảo cácyếu tố ảnh hưởng đến an toàn và hiệu quả của thị trường điện hạt nhân và hướng điđúng cho cải cách Trên cơ sở nghiên cứu này có thể góp phần gợi mở cho chính sáchphát triển NLHN của Việt Nam trong nội dung đưa ra các kiến nghị của luận án

Trang 30

Nhìn chung, các bài viết này đã đề cập tới hệ thống các quy định pháp luậtcủa một số quốc gia về hạt nhân, kinh nghiệm của các quốc gia khi xảy ra các sự cốhạt nhân, định hướng phát triển hạt nhân tại một số quốc gia Tuy nhiên, các côngtrình này nghiên cứu một cách đơn lẻ, chưa có sự đối chiếu, so sánh ưu nhược điểm

và cũng chưa nghiên cứu cụ thé các quy định về trách nhiệm đảm bảo ATHN củacác quốc gia đó và chưa có sự phân tích, và đánh giá những kinh nghiệm có thê ápdụng tại Việt Nam.

1.2 Đánh giá các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, NLHN được sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp, nôngnghiệp và y tế từ rất sớm và đem lại nhiều lợi ích cho kinh tế - xã hội; nghiên cứuứng dụng điện hạt nhân cũng bắt đầu được quan tâm Cho tới nay, Việt Nam đãtham gia hầu hết các điều ước quốc tế cơ bản trong lĩnh vực NLHN

Tuy nhiên cho đến nay, ở nước ta chưa có bất kỳ công trình nào nghiên cứumột cách toàn diện, sâu sắc các van dé trách nhiệm của quốc gia trong bảo đảmATHN Một số khía cạnh của vấn đề này đã được đề cập ở những góc độ khác nhaukhi nghiên cứu một vài điều ước quốc tế cụ thể Đặc biệt chưa có công trình naođánh giá thực tiễn thực hiện trách nhiệm của quốc gia bảo đảm ATHN cũng như đềxuất cụ thé phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật trong van dé này

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập tới các nội dung

cụ thé như sau:

Tim nhất, quá trình hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế và phápluật nước ngoài về sử dụng NLHN vì mục dich hòa bình; tình hình phát triển điệnhạt nhân trên thế giới và giới thiệu chính sách phát triển hạt nhân của một số nước

Đề xuất cơ chế, chính sách và biện pháp cần thiết cho chương trình phát triểnNLNNở Việt Nam Cụ thể bao gồm:

- Viện NLNT Việt Nam (1995), Đề án Nghiên cứu phát triển khoa học kỹthuật và năng lượng hạt nhân ở Việt Nam [43] Đề án đã nghiên cứu tình hình điệnnguyên tử trên thế giới, so sánh với các nước khác Trên cơ sở đó dự báo điện năng

và công suất của Việt Nam Nêu một số nhận định, quan điểm chung về điện nguyêntử; vê an toàn của nhà máy điện nguyên tử; vê vân đê môi trường; các vân đê tài

Trang 31

chính và cách giải quyết của một số nước; van dé nhân lực, chon lò, nhiên liệu vàđịnh hướng địa điểm.

- Nguyễn Trường Giang (2011), Luật pháp quốc tế về năng lượng hạt nhân,Nxb Chính trị quốc gia [21] Đây là cuốn sách chuyên khảo phân tích khá đầy đủcác nội dung của pháp luật quốc tế về NLHN Ngoài việc phân tích nội dung quyđịnh của pháp luật quốc tế về NLHN, cuốn sách còn đưa ra những đánh giá, nhậnxét về nội dung và thực tiễn áp dụng các quy định đó Cuốn sách còn đưa ra nhữngthách thức mà nhân loại phải đối mặt khi khai thác các ứng dụng hạt nhân

- Phạm Gia Chương (2015), Pháp luật quốc tế về sử dụng năng lượng nguyên

tử vì mục đích hòa bình, Luận án Tién sĩ [18] Đây là công trình khoa học nghiêncứu về các quy định pháp luật quốc tế về sử dụng NLHN vì mục đích hòa bình.Trong khuôn khổ luận án này, tác giả đã phân tích một cách hệ thống pháp luật NLNTcủa các quốc gia điển hình Trên cơ sở đó, với tình hình phát triển ứng dụng hạtnhân, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị cho Dự án điện hạt nhân NinhThuận, tác giả đã đưa ra các kiến nghị góp phan hoàn thiện luật NLNT Việt Nam

- Dinh Ngoc Lân (2004), Năng lượng nguyên tử và đời sống, Nxb Van hóathông tin [27] Đây là cuốn sách tham khảo đề cập tới các thuyết về nguyên tử từthuyết nguyên tử thô sơ đến thuyết phân tử và nguyên của thế kỷ XIX Cuốn sách giớithiệu các nội dung cơ bản về NLHN như: Khoa học nguyên tử của thế kỷ 20 Hiệntượng phóng xạ tự nhiên và hiện tượng phóng xạ nhân tạo Giải phóng năng lượngtrong lòng hạt nhân nguyên tử; công nghiệp điện hạt nhân; ATHN và chất thải phóng

xạ; ứng dụng các chất đồng vị phóng xạ phục vụ sản xuất và đời sông: vũ khí hạt nhân;

khoa học nguyên tử trong thế kỷ 21 và phân tích tình hình sử dụng NLNT ở Việt Nam

- Nguyễn Thọ Nhân (2011), Năng lượng hạt nhân - chiến tranh và hòabình, Nxb Tri thức [31] Cuốn sách là một "bức tranh toàn cảnh năng lượng hạtnhân được trình bày một cách chi tiết và chính xác với mọi vấn đề: khoa học cơ bản

về hạt nhân, kỹ thuật hạt nhân và công nghệ hiện đại của những nhà máy điện hạtnhân, lich sử con người từng bước khám phá ra NLHN tiềm ẩn trong thé giới vi mô,thân phận và quan điểm của những nhà khoa học hiến mình vì công cuộc đó ".Cuốn sách dày gần 400 trang, được chia thành hai phần đối xứng là Chiến tranh và

Trang 32

Hòa bình Cuốn sách có thé coi như cuốn bách khoa từ điển đầy đủ nhất hiện nay vềNLHN, cần thiết cho mọi độc giả muốn tìm hiểu NLHN.

- Phạm Duy Hiển (2015), An toàn điện hạt nhán, Nxb Khoa học kỹ thuật [23].Cuốn sách xuất phát từ lịch sử phát triển vật lý hạt nhân bắt nguồn từ phát minh rahiện tượng phóng xạ trong khoáng uraniumum từ dau thé ky 20 (chương I), nguồngốc phóng xạ trong tự nhiên (chương II) và nền phông phóng xạ nhân tạo còn lưu lại từcác cuộc thử vũ khí hạt nhân ào at trong khí quyền hồi đầu thập kỷ 1960 (chương IID)dẫn dắt tới cấu trúc lò phản ứng năng lượng và cơ chế vật lý dẫn đến tai nạn điện hạtnhân cũng như hậu quả thoát chất phóng xạ ra môi trường (chương V) Cuốn sách phântích an toàn điện hạt nhân theo phương pháp tất định và xác suất (chương VỊ) là haiphương pháp luận cơ bản trong an toàn điện hạt nhân Tiếp theo, ba tai nạn ThreeMile Island, Chernobyl va Fukushima (chương VII, VIII, EX) được minh họa tương đốichi tiết Cuối cùng là câu chuyện hậu Fukushima (chương X) trình bay hiện trangđiện hạt nhân trên thé giới và triển vọng của các lò thé hệ mới có khả năng sử dụngphế thai hạt nhân ngay trong lò, và có thé được thương mai hóa trong vài thập kytới Như vậy, cuốn sách này mới chỉ đơn thuần tiếp cận van đề ATHN của nhà máyđiện hạt nhân chủ yếu ở đưới góc độ kỹ thuật mà không dé cập dưới gốc độ pháp ly

Ngoài ra, nội dung này còn được đề cập ở nhiều bài viết tạp chí như:

- Phan Xuân Dũng (2008), Mét số vấn đề xây dựng luật phát triển nănglượng nguyên tử ở nước ta, Tạp chí Cộng sản, số 3/2008 [19];

- TS Dinh Ngọc Lân (2014), Tir điện hạt nhan Hàn Quốc nghĩ về điện hạtnhân của nước ta, Tạp chí Thông tin khoa học và công nghệ, số 41, thang 12/2014 [28];

- PGS.TS Vương Hữu Tan (2014), Chính sách và quy phạm nhà máy điệnhạt nhân, quan b> chat thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dung, Tậpsan thông tin pháp quy hạt nhân, số 7/2014 [38];

- Vương Hữu Tan (2009), Phat triển và ứng dụng năng lượng nguyên tử ởViệt Nam, Tạp chí kinh tế và dự báo [37];

- ThS Dinh Ngọc Quang (2014), Hoạt động xây dung văn bản pháp luậttrong lĩnh vực năng lượng nguyên tử - hiện trạng và những van dé đặt ra, Tập santhông tin pháp quy hạt nhân, số 5/2014 [35];

Trang 33

- Lê Doãn Phác (2013), Hop tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên

tử của Việt Nam, Tạp chi Công Thương [33];

- Nguyễn Việt Hùng (2007), Xây dung Luật năng lượng nguyên tử, Tap chíTia sáng, số 21/2007 [25];

Nhìn chung các công trình này đã nêu và phân tích các nội dung khoa học

cơ bản về hạt nhân, kỹ thuật hạt nhân và công nghệ hiện đại của những nhà máyđiện hạt nhân, lịch sử con người từng bước khám phá ra NLHN tiềm an trong thếgiới vi mô, thân phận và quan điểm của những nhà khoa học hiến mình vì công

cuộc đó, những bi kịch mà NLHN gây nên và trải qua, những thành tựu to lớn mà

NLHN đạt được, ảnh hưởng của NLHN đối với chính trị, luật pháp, kinh tế toàncầu, và cả những van dé to lớn mà NLHN đặt trước nhân loại Khăng định việctìm ra và chế ngự NLHN là một kỳ tích của con người trong lịch sử khoa học vàtrong lịch sử tiến hóa của loài người

Thứ hai, sự hình thành, phát triển và nội dung của hệ thống quy định phápluật điều chỉnh van dé sử dụng NLHN vì mục dich hòa bình, chính sách phat triểnNLHN của Việt Nam Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam vềvan đề NLHN Các công trình nghiên cứu trực tiếp về van đề này có thể ké tới:

- Bộ Khoa học và Công nghệ (2005), Dé án Nghiên cứu làm rõ các van déliên quan đến phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam [3] Đây là công trình nghiên cứutrình khoa học thuộc chương trình trọng điểm cấp nhà nước Đề án tập trung nghiêncứu phân tích làm rõ 7 vấn đề liên quan đến phát triển điện hạt nhân ở Việt Nambao gồm: Sự cần thiết phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam; lựa chọn công nghệ hạtnhân; vẫn đề đảm bảo ATHN; xử lý và quản lý chất thải phóng xạ; đào tạo nguồnnhân lực; nhiên liệu hạt nhân và vẫn đề lưu trữ năng lượng; cơ chế, chính sách vàcác biện pháp cần thiết cho chương trình điện hạt nhân ở Việt Nam

- Bộ Khoa học và Công nghệ (2016), Dé án Nghiên cứu xây dung yêu cầu vềnội dung và hướng dân thâm định kế hoạch bảo vệ thực thé cho việc cấp phép nhà máyđiện hạt nhân [13], Đề án nghiên cứu pháp luật quốc tế và các quy định hiện có trong

hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam có liên quan Trên cơ sở đó đưa

ra các đề xuất trong xây dựng dự thảo thông tư quy định và hướng dẫn các yêu cầu về

Trang 34

đánh giá địa điểm liên quan đến kế hoạch bảo vệ thực thé; xây dựng dự thảo thông tưyêu cầu và hướng dẫn tiêu chí đánh giá về kế hoạch bảo vệ thực thé nhà máy điện hạtnhân trong giai đoạn thiết kế; xây dung dự thảo thông tư yêu cầu và hướng dẫn thẩmđịnh về kế hoạch bảo vệ thực thé trong cấp phép xây dung nha máy điện hạt nhân.

- Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Đề án Nghiên cứu luận cứ khoa họccho việc xây dựng các quy định về bồi thường thiệt hại hạt nhân cua Việt Nam [11],

Đề án đã nghiên cứu tong quan về bồi thường thiệt hại hạt nhân; giới thiệu quy địnhcủa pháp luật quốc tế về bồi thường thiệt hại hạt nhân như: Công ước viên sửa đôi

1997, Công ước bô sung, Công ước Paris, nghị định thư chung về việc áp dụng

Công ước viên và Công ước Paris; đánh giá thực trạng các quy định pháp luật của

Việt Nam và kinh nghiệm điều chỉnh pháp lý của một số quốc gia về bồi thườngthiệt hại hạt nhân; đề xuất, kiến nghị việc tham gia Công ước quốc tế và xây dựngvăn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về bồi thường thiệt hại hạt nhân

- Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Đề án Nghiên cứu kinh nghiệm quốc

té trong việc kiện toàn hệ thong quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử sau sự

cô Fukushima dé dé xuất áp dụng cho Việt Nam [12] Công trình nghiên cứu về côngtác hoàn thiện kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước; cải thiện khung pháp luật hạt nhân;nâng cao năng lực chuẩn bị và ứng phó quốc tế, trao đồi thông tin, phối hợp trợ giúpquốc tế Trên cơ sở đó tổng hợp phân tích chỉ ra những hạn chế về tô chức, khung pháp

lý, chuẩn bị và ứng phó sự có của Nhật Bản Từ đó đưa ra những đề xuất phù hợp ápdụng cho Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu cho Dự án điện hạt nhân của Việt Nam

- Bộ Khoa học và Công nghệ (2013), Đề án Nghiên cứu cơ sở ly luận và thựctiễn dé hoàn thiện các quy định về cấp phép xây dung nhà máy điện hạt nhân [10],

Đề án đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng các văn bản pháp luật của Việt Nam vềcấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân; nghiên cứu các quy định chung của quốc

tế và cơ quan NLNT quốc tế; nghiên cứu quá trình xây dựng Dự thảo thông tưhướng dẫn quy trình đảm bảo chất lượng trong quá trình xây dựng nhà máy Từ đóđưa ra đề xuất hoàn thiện các quy định về cấp phép nhà máy điện hạt nhân

- Th§ Lê Doãn Phác (2014), Quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượngnguyên tử [34], Tài liệu khóa học bồi dưỡng về phát triển điện hạt nhân dành cho

Trang 35

cán bộ quản lý Tài liệu này cung cấp nội dung khái quát về quản lý nhà nước tronglĩnh vực NLNT, các yêu cầu của IAEA và mô hình quản lý của Việt Nam hiện nay.

Ngoài ra, các nội dung này còn được nêu và phân tích khá đa dạng ở cáckhía cạnh khác nhau trong các công trình, bài viết như:

- Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Tài liệu hội thảo Sơ kết ba năm thihành luật năng lượng nguyên tử [5];

- Thy Anh (2008), Tim hiểu nội dung Luật Năng lượng nguyên tử, Nxb Laođộng - Xã hội [1];

- Lê Doãn Phác (2013), Hợp tdc quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên

tu của Việt Nam, Tap chi Công Thương [33];

- Nguyễn Việt Hùng (2007), Xây dung Luật năng lượng nguyên tử, Tạp chíTia sáng, số 21/2007 [25];

- Phan Xuân Dũng (2008), Mét số vấn dé xây dựng luật phát triển nănglượng nguyên tử ở nước ta, Tạp chí Cộng sản, số 3/2008 [19];

- TS Dinh Ngọc Lân (2014), Từ điện hạt nhan Hàn Quốc nghĩ về điện hatnhân của nước ta, Tạp chí Thông tin khoa học và công nghệ, số 41, tháng 12/2014 [28];

- PGS.TS Vương Hữu Tan (2014), Chính sách và quy phạm nhà máy điệnhạt nhân, quản b> chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dung, Tậpsan thông tin pháp quy hạt nhân, số 7/2014 [38];

- ThS Dinh Ngọc Quang (2014), Hoạt động xây dựng văn bản pháp luậttrong lĩnh vực năng lượng nguyên tử - hiện trạng và những van dé đặt ra, Tập sanThông tin pháp quy hạt nhân, số 5/2014 [35]

Các công trình trên chủ yếu phân tích nội dung, thành tựu và bất cập của LuậtNLNT của Việt Nam 2008, kiến nghị sửa đổi góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam

về NLHN nói chung mà chưa nghiên cứu cụ thê về nội dung trách nhiệm quốc gia đảmbảo ATHN và trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có sự cố hạt nhân do mat ATHN

Tim ba, tình hình tham gia các điều ước quốc tế trong lĩnh vực NLHN củaViệt Nam; thực tiễn thực thi các điều ước quốc tế về hạt nhân; sự tương thích, khảnăng tham gia các điều ước quốc tế về hạt nhân của Việt Nam Về nội dung này cóthê kể tới các công trình:

Trang 36

- Bộ Khoa học và Công nghệ (2010), Dé án Nghiên cứu dé xuất tham giaCông ước Viên về bôi thường thiệt hại hạt nhân [4] Đề án nghiên cứu cụ thể về nộidung Công ước Viên, đánh giá khả năng tham gia của Việt Nam và đề xuất lộ trình,cách thức tham gia phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam Tuy nhiên Đề ánchưa nghiên cứu phân tích cụ thể các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, chưađánh giá mức độ tương thích và chưa có đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam chophù hợp Công ước.

- Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Đề án Nghiên cứu cơ sở khoa học choviệc tham gia các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hạt nhân [7] Đề án tập trungnghiên cứu quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên khi tham gia Công ước vàcách thức triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam khi trở thành thành viên Côngước Tuy nhiên Đề án mới chỉ nghiên cứu trong phạm vi các Công ước Viên màchưa đặt chúng trong tổng thé các điều ước quốc tế về bồi thường thiệt hại hạt nhân

- Bộ Tư pháp (2012), Đề án Khả năng tham gia Công ước Viên về tráchnhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân 1963 và nghị định thư sửa đổi Công ướcViên [15] Đề án này cũng chỉ tập trung nghiên cứu nội dung các Công ước, đánhgiá nhận xét và đề xuất ý kiến mang tính định hướng về sửa đổi quy định bồithường hạt nhân trong nước.

- Phạm Gia Chương (2011), Van đề Việt Nam tham gia điều ước quốc tế vé nănglượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9/2011 [17];Bài viết tác giả đề cập tới sự cần thiết gia nhập các điều ước quốc tế trong lĩnh vựcNLNT, thực tiễn và định hướng về việc tham gia các điều ước quốc tế tiếp theo

Các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu quyền lợi và trách nhiệmcủa các nước thành viên khi tham gia các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hạt nhân

và trách nhiệm của Việt Nam khi ký kết, gia nhập Công ước, vai trò và phân côngtrách nhiệm giữa các bộ, ngành [7] mà chưa có sự nghiên cứu hệ thống về trách

nhiệm quốc gia trong lĩnh vực ATHN và trách nhiệm bồi thường thiệt hại hạt nhân,

chưa đánh giá được mối tương quan giữa các điều ước quốc tế cũng như chưa đưa

ra bức tranh tổng thể các quy định pháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia tronglĩnh vực ATHN.

Trang 37

Thứ tư, các quy định về ATHN của Co quan NLNT quốc tế, các tiêu chuẩn

an toàn của một số quốc gia về ATHN Các tiêu chuan ATHN của Việt Nam liênquan đến an toàn trong xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân Nội dung nàyđược đề cập tới trong một số công trình như:

- Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học choviệc xây dựng các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân trong khảo sát địa điểm và thiết kếnhà máy điện hạt nhân [6]:

- Bộ Khoa học và Công nghệ (2004), Dé tài Nghiên cứu làm rõ các vấn déliên quan đến phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam [3];

- Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Báo cáo hàng năm về công tác quản

ly nhà nước an toàn bức xạ và hạt nhân [8Ì];

- ThS Lê Doãn Phác (2014), Quan lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượngnguyên tử, Tài liệu khóa học bồi đưỡng về phát triển điện hạt nhân dành cho cán bộquản lý [34];

- Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Tài liệu hội thảo Sơ kết ba năm thihành luật năng lượng nguyên tu [5];

- TS Dinh Ngọc Lân (2014), Từ điện hạt nhân Hàn Quốc nghĩ về điện hatnhân của nước ta, Tạp chí Thông tin khoa học và công nghệ, số 41, tháng 12/2014 [28];

- PGS.TS Vương Hữu Tan (2014), Chính sách và quy phạm nhà máy điệnhạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dung, Tậpsan Thông tin pháp quy hạt nhân, số 7/2014 [38];

- Vương Hữu Tan (2009), Phat triển và ứng dụng năng lượng nguyên tử ởViệt Nam, Tạp chí Kinh tế và dự báo [37]:

Các công trình trên chủ yếu đề cập tới các tiêu chuẩn ATHN theo quy địnhcủa pháp luật quốc tế, tiêu chuẩn tại một số quốc gia và chính sách phát triển, tiêuchuân ATHN của Việt Nam, qua đó đánh giá và đưa ra đề xuất nhăm hoàn thiện cácquy định, tiêu chuẩn kỹ thuật về ATHN tại Việt Nam Tuy nhiên, các công trìnhtrên mới dừng lại ở việc phân tích và đánh giá chung chung về các quy định của luậtNLNT nói chung tuy nhiên chưa có bat kỳ công trình nào nghiên cứu chỉ tiết, cụ thé

về trách nhiệm của quốc gia đảm bảo ATHN

Trang 38

Thứ nam, van đề trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia trong dam bảoATHN Rất ít công trình ở Việt Nam đề cập về vấn đề này Đối với các vấn đềmang tính chat lý luận cơ bản chủ yếu được dé cập ở các giáo trình, chuyên khảo vềluật quốc tế như:

- Giáo trình Luật quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công annhân dân, 2013 [42] Giáo trình đưa ra những nội dung cơ bản nhất về trách nhiệm pháp

lý quốc tế: Khái niệm, cơ sở xác định, hình thức thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế

- Lê Vương Long, Dương Tuyết Miên (2008), Trach nhiệm pháp lý - một sốvan dé lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay, Nxb Công an nhân dân [29] Cuốnsách ngoài những nội dung lý luận chung nhất về trách nhiệm pháp lý quốc tế đềcập tới khái niệm trách nhiệm pháp lý của cá nhân trong phạm vi lãnh thổ quốc gia

- TS Nguyễn Lan Nguyên (2013), Trach nhiệm pháp lý về bồi thường thiệthai hạt nhân trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, Tạp chi Kiém sát, sô 12/2013 [30].Bài viết phân tích nội dung trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các điều ướcquốc tế về bôi thường thiệt hại hạt nhân

- TS Lê Văn Bính (2012), Trach nhiệm pháp lý quốc tế, Tạp chí Khoa học,Đại học Quốc gia Hà Nội, số 28/2012 [2] Đây là bài tạp chí phân tích các vấn đề lýluận chung nhất về trách nhiệm pháp lý quốc tế, các học thuyết, bản chất và nộidung chế độ trách nhiệm pháp lý quốc tế

- ThS Nguyễn Thanh Hải (2010), Bàn về trách nhiệm quốc gia trong quan

hệ quốc té, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 82 (9/2010) [22] Bài viết nhân mạnh đếnnhững nghĩa vụ mà quốc gia phải thực hiện trên cơ sở các chuẩn mực pháp ly và đạođức được thừa nhận rộng rãi va vì những lợi ích chung của cộng đồng quốc tế Tinhthần trách nhiệm đòi hỏi các quốc gia phải xác định lợi ích quốc gia một cách chínhđáng, trong đó phải nhận thức rõ được các luật chơi chung, những khuôn khổ phápluật hợp lý, những lợi ích chung cần bảo vệ Từ đó, quốc gia sẽ có các chính sách vàhành động phù hợp với các chuẩn mực, các khuôn khô pháp lý và đóng góp phù hopvới khả năng để giải quyết các van dé, mối đe dọa chung với khu vực và toàn thế giới

Các công trình này nhìn chung đã đề cập tới khái niệm trách nhiệm quốcgia nói chung, hình thức thực hiện, thực tiễn thực hiện trách nhiệm pháp lý nói

Trang 39

chung Tuy nhiên, các công trình này chưa đề cập một cách trực tiếp tới vấn đề thựctrạng các quy định pháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN vàthực tiễn thực hiện trong giai đoạn hiện nay và cũng chưa có bất kỳ công trình nào

đề cập trực tiếp tới trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia trong lĩnh vực ATHN

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam, hoặc chỉ dừng lại ởviệc nghiên cứu một số điều ước cụ thé trong lĩnh vực trách nhiệm bồi thường thiệthại hạt nhân, hoặc nghiên cứu các quy định của luật NLNT của các quốc gia, có liên

hệ tới thực tiễn ở Việt Nam nhưng chưa có sự nghiên cứu, đánh giá một cách tổng

thé các quy định của pháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN,trách nhiệm bồi thường thiệt hại hạt nhân khi xảy ra sự cỗ mat ATHN; kinh nghiệm

và quy định pháp luật về trách nhiệm đảm bảo ATHN và trách nhiệm pháp lý quốc

tế đặt ra khi xảy ra sự cô hạt nhân do không đảm bảo ATHN của các quốc gia điểnhình trên thế giới đặc biệt là các quốc gia đã xảy ra các sự cô hạt nhân do matATHN, đề xuất xây dựng các quy định về bồi thường thiệt hại hạt nhân của ViệtNam Đặc biệt, ở cấp độ tiễn sĩ luật học chưa có bat kỳ công trình nào nghiên cứumột cách toàn diện về vấn đề lý luận và thực tiễn trách nhiệm quốc gia đảm bảoATHN và có liên hệ cụ thé tới Việt Nam

1.3 Các van đề cần tiếp tục nghiên cứu và phương pháp giải quyết van đềTrên cơ sở nghiên cứu, đánh giá, kế thừa những kết quả đã đạt được của cáccông trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài, luận án xác định sẽ tiếp tục nghiêncứu và làm rõ thêm một số vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn đồng thời đề xuấtphương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật quốc gia cũng như quốc tế về tráchnhiệm quốc gia đảm bảo ATHN như sau:

Thi nhất, về lý luận

- Xây dựng, làm rõ định nghĩa trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN, đặcđiểm, nội dung của chế độ trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN Trên cơ sở kháiniệm trách nhiệm quốc gia nói chung, đặc điểm của trách nhiệm quốc gia trong lĩnhvực NLHN, luận án sẽ đề xuất định nghĩa trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN,các đặc điểm cơ bản của loại trách nhiệm này và chỉ ra sự khác biệt với các loạitrách nhiệm quôc gia trong các lĩnh vực khác.

Trang 40

- Trên cơ sở nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển các quy địnhpháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia, xu hướng phát triển của các quy phạmpháp luật về sử dụng NLHN vì mục đích hòa bình, luận án sẽ có những đánh giánhất định về xu hướng vận động và phát triển của các quy phạm pháp luật quốc tếtrong lĩnh vực trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN trong thời gian tới.

Thứ hai, về thực tiễn

- Làm sáng tỏ thực tiễn pháp luật của một số quốc gia điển hình về van đềquy định và thực hiện trách nhiệm đảm bảo ATHN của quốc gia, trong đó có sự đốichiếu, so sánh, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của pháp luật các quốc gia đó vàrút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá một cách khách quan thực tiễn pháp luật Việt Nam vềvấn đề trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN Trên cơ sở đối chiếu so sánh với yêucầu của các quy định pháp luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN,luận án đánh giá một cách có hệ thông những thành tựu cũng như những hạn chế,bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến hạn ché,bất cập đó và luận giải về sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luậtViệt Nam trong lĩnh vực trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN

- Trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc tế, kinh nghiệm của một số quốcgia trên thé giới, thực tiễn, điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, quan điểm của Dang vàNhà nước, luận án đề xuất các ý kiến cá nhân về phương hướng và giải pháp hoànthiện các quy định pháp về trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN

1.4 Các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

1.4.1 Câu hỏi nghiên cứu

1 Luật quốc tế quy định trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN gồm nhữngnội dung gì? Hệ thống quy định của pháp luật quốc tế về ATHN đã toàn diện chưa?Pháp luật quốc tế về an toàn hạt nhân có những thành công và hạn chế như thế nào?

2 Thực tiễn thực hiện trách nhiệm quốc gia đảm bảo ATHN của các quốcgia trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Có những ưu điểm, hạn chế

gi và nguyên nhân của những hạn chê đó?

Ngày đăng: 16/04/2024, 22:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w