1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Luật học: Trách nhiệm vật chất đối với công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay

258 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách Nhiệm Vật Chất Đối Với Công Chức Theo Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Trần Thị Hiền
Người hướng dẫn PGS.TS Thái Vĩnh Thang
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 258
Dung lượng 57,21 MB

Nội dung

Xác định được các đặc điểm và mục đích ý nghĩa của TNVC với tích cách là một dạng trách nhiệm bồi thường thiệt hại đặc biệt, áp dụng đối với công chức vi phạm pháp luật gây thiệt hai tro

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRAN THỊ HIEN

TRÁCH NHIEM VAT CHAT DOI VOI CONG CHUC

THEO PHAP LUAT VIET NAM HIEN NAY

Chuyên ngành : Lý luận và lịch su nhà nước và pháp luật

Mã số : 62 38 01 01

LUAN AN TIEN SI LUAT HOC

Người hướng dan khoa học: PGS.TS Thái Vĩnh Thang

2203

HÀ NỘI - 2008

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình

nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêutrong luận án là trung thực Những kết luận

khoa học của luận án chưa từng duoc aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Trần Thị Hiền

Trang 3

Các yếu tố pháp lý cần thiết cho sự hình thành trách nhiệm vật

chất đối với công chức

Cơ sở thực tế làm phát sinh trách nhiệm vật chất đối với công chức

Mối liên hệ giữa trách nhiệm bồi thường nhà nước và trách nhiệm

vật chất đối với công chức

Chương 2: THỤC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH

NHIEM VAT CHAT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC VÀ THUCTIỀN ÁP DỤNG

Sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về trách

nhiệm vật chất đối với công chức

Thực trạng pháp luật về trách nhiệm vật chất đối với công chức

Thực trạng nhận thức và áp dụng pháp luật trách nhiệm vật chất

đối với công chức

Đánh giá chung về pháp luật trách nhiệm vật chất đối với công

chức và thực tiễn tổ chức thực hiện

Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM

VẬT CHẤT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC

Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm vật chất

đối với công chức

Quan điểm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm vật chất đối với

công chức

Giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật

về trách nhiệm vật chất đối với công chức

KẾT LUẬN

NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

147 160 160 164 Vy

205 208 209 216

Trang 4

BLDS BTTH TNPL

Xã hội chủ nghĩa

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Duy trì công bang xã hội là diéu nên làm và buộc phải làm của một nhà nước dân chủ, chân chính Người gây ra thiệt hại phải boi thường cho người bị thiệt hại, điều đó phù hợp với đạo lý, với phong tục tập quán của

người Việt Đương nhiên, công chức không nằm ngoài quỹ đạo đó, nhưng tìm

ra phương thức xử lý đối với công chức gây thiệt hại trong khi thi hành công

vụ sao cho phù hợp, vừa thể hiện công bằng, vừa thể hiện chính sách bảo hộ chế độ công vụ giúp công chức yên tam, chủ động, mạnh dan trong thực thi công vụ là điều cần thiết Xã hội muốn phát triển bền vững, phải được tao

dựng bởi những con người hết lòng trung thành, có trí tuệ và năng lực Pháp

luật trách nhiệm vật chất (TNVC) đối với công chức là một trong những yếu

tố góp phần nâng cao tinh than trách nhiệm của công chức

Tuy nhiên, hiện nay vấn đề TNVC đối với công chức gây thiệt hại trong

khi thi hành công vụ chưa được đánh giá đúng mức Quan niệm về TNVC đối với

công chức tương đối mờ nhạt, chưa phân biệt rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại

(BTTH) dân sự với TNVC đối với công chức Vấn đề TNVC đối với công chức

ít được quan tâm, nghiên cứu Pháp luật thực định về TNVC đối với công chức

lại chủ yếu xuất phát từ những nguyên lý của luật Dân sự, chưa tính đến các yếu tố ảnh hưởng của nên công vụ Điều này thể hiện rõ nét trong pháp luật,

đó là sự thiếu rành mạch trong các quy định của pháp luật và còn thiếu quánhiều quy định cụ thể làm cơ sở pháp lý cho việc truy cứu TNVC Vì vậy, pháp

luật TNVC mang tính hình thức, hầu như không được áp dụng trong thực tế.

Hoàn thiện pháp luật về TNVC đối với công chức đang là vấn đề có tính cấp thiết Trên cơ sở nhận thức, một hệ thống pháp luật hoàn thiện phải được ban hành trên nền tri thức khoa học pháp lý phát triển và mong muốn

làm sáng tỏ các vấn dé lý luận, tìm hiểu pháp luật hiện hành về TNVC đối với

Trang 6

nước ti, tôi chon vấn đề: "Trách nhiệm vat đối với công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay" làm đề tài nghiên cứu.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trách nhiệm vật chất đối với công chức là một nội dung của pháp luật

về côrz chức Khi nghiên cứu về TNVC đối với công chức cần đặt nó trong

mối liên hệ với tổng thể các quy định pháp luật về cán bộ, công chức, đặc biệt là

đặt troig mối liên hệ với vấn đề trách nhiệm bồi thường của nhà nước Vấn đề TNVC đối với công chức đã được nhiều tác giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu

như: Kenneth F Warren — Professor of political Science and Public Policy St Louis Jniversity, tac gia cuốn Administrative Law in the political system (Luật

Hanh :hính trong hệ thống chính tr); Sir William Wade va Christopher Forsyth

là hai ác giả cuốn Administrative Law (Luật Hanh chính) giảng day tại Trường Đại hcc Cambridge và Trường Dai học Oxfoord của Anh; Jean - Michel DeForges - Giáo sư Trường Dai học Tổng hợp nước Pháp tác giả cuốn Luật hành

chính Luật sư Nguyễn Diệu Cơ biên dịch); Alekhin A.P (AlexuH A.P) va

Karmdisky A.A hai tác giả cuốn giáo trình Luật Hành chính được giảng day

tại Trường Đại học Tổng hợp Lô-mô-nô-xốp Những công trình khoa học

của cé tác giả này đã đề cập đến nhiều vấn dé của nền hành chính công,

trong «6 có vấn đề trách nhiệm bồi thường của công chức gay thiệt hại khi thi

hành công vụ Vấn đề trách nhiệm bồi thường của công chức được nghiên cứu

từ gócđộ thực tiên thông qua các án lệ và hiện nay là kết hợp với sự thừa nhận

của ngni viện thông qua các qui định của pháp luật Trách nhiệm vật chất đối với côig chức được xem xét có sự phân biệt giữa lỗi công vụ và lỗi cá nhân Tuy niên, trong các công trình khoa học này, vấn đề trách nhiệm BTTH đối

với côig chức gây thiệt hại trong khi thi hành công vu, mới chỉ được nghiên

cứu ở nức độ tổng quát trong rất nhiều nội dung của nền hành chính công

Trang 7

Pháp luật Việt Nam về cán bộ, công chức được nhiều tác giả trong nước nghiên cứu ở các mức độ và phạm vi khác nhau, trong lĩnh vực này có thể kể đến một số tác giả cùng với công trình khoa học của họ như: Tô Tử Hạ: Công chức và vấn đê xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, 1998 Day là cuốn sách giới thiệu tổng quan về pháp luật công chức

Việt Nam trong đổi mới, đồng thời có so sánh phạm vi khái niệm công chức ở

Việt Nam và một số nước khác trên thế giới Đặc biệt mảng pháp luật về nghĩa

vụ, quyền lợi của công chức và tuyển dụng đào tạo công chức được tắc giả nghiên cứu đưa ra những nhận xét cụ thể, xác đáng Có thể nói, đây là cuốn sách chứa đựng nhiều thông tin tư liệu về kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của một số nước trên thế gới và quá trinh hình thành, phát triển đội ngũ cán

bộ, công chức Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng tám đến những năm 1990;

Cuốn sách thứ hai phải kể đến là cuốn Công vụ, công chức nhà nước, Nxb Tư

pháp, Hà Nội, 2004 của PGS.TS Phạm Hồng Thái đã tập trung nghiên cứu về phạm vi khái niệm hoạt động công vụ và phân tích, đánh giá về pháp luật công

chức ở nước ta Trong tác phẩm này, còn tìm thấy các quan niệm về công chức ở nước ta trong các giai đoạn, được phân chia theo mốc thời gian ban hành các văn

bản pháp luật cơ bản về công chức Qua đó, tác giả đưa ra cách nhìn nhận của cá

nhân về nén công vụ kiểu mới Đặc biệt, phải kể đến Luận án tiến sĩ luật học của

Ngô Hải Phan: Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Luận án

đã phản ánh trung thực về thực trạng pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm pháp lý (TNPL) đối với công chức (đến năm 2004) đồng thời so sánh phân tích mối tương quan giữa các dạng TNPL được áp dụng đối với công chức vi phạm pháp luật.

Gần đây, phải kể đến đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường - Trường Đại học

Luật Hà Nội, 2006: Trách nhiệm pháp lý - những vấn đề lý luận và thực tiên ở Việt

Nam do TS Lê Văn Long, chủ nhiệm đề tài Các tác giả tham gia nghiên cứu đã

phân tích khái niệm TNPL từ góc độ lý luận và thực tiễn Trong đó, có chuyên đề Trách nhiệm vất chất đối với công chức của Thạc sĩ Tran Thị Hiên đã nghiên cứu

Trang 8

chức cia Việt Nam và các nước như: cuốn Chế độ công chức và luật côngchức cla các nước trên thế giới, Nxb Chính tri quốc gia, 1993 của Trung tâm

Nghiên cứu Khoa học và Thông tin, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ; cuốnTìm hiểu về tuyển dụng, thử việc, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất

của cán bộ công chức và người lao động, Nxb Lao động, 1999 của các tác giảĐào Thanh Hải, Mai Chúc Anh, Trần Văn Sơn Giáo trình giảng dạy mônLuật Fành chính của các cơ sở đào tạo luật trong nước, cũng đề cập đến nộidung rháp luật về TNVC đối với cán bộ, công chức, song mới chỉ dừng ở mức

độ giớ thiệu chung về dang TNPL này Bên cạnh đó, cũng có mot số bài viết

về phá› luật công chức nói chung, đăng trên các tạp chí Luật học, tạp chí Nhànước và Pháp luật, tạp chí Dân chủ

Các công trình khoa học kể trên, chủ yếu xoay quanh vấn đê xây dựngđội ngũ cán bộ, công chức với tính cách là một nội dung của chương trìnhtổng thể cải cách hành chính Vấn dé TNVC đối với công chức, được bàn đến

trong các công trình này với dung lượng không đáng kể và chưa toàn diện.

Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu cơ bản, toàn diện và có

tính hé thống về vấn đề TNVC đối với công chức theo pháp luật Việt Nam

3 Mục đích, nhiệm vu và phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật thực định, phân tích, đánh giá các quan

điểm, quan niệm trong khoa học pháp lý hiện nay về TNPL, về trách nhiệmvật chất đối với công chức, luận án làm sáng tỏ vấn đề TNVC đối với côngchức cưới góc độ lý luận, lich sử nhà nước và pháp luật Từ đó, xây dựng cơ sokhoa lọc cho việc đánh giá thực trạng pháp luật về TNVC đối với công chức,

dé xuit phương hướng và giải pháp để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về

TNV(C đối với công chức trong giai đoạn hiện nay.

Trang 9

* Nhiệm vụ của luán án

Nghiên cứu những van đề lý luận về TNPL nói chung và TNVC nóiriêng, nhằm xây dựng được khái niệm mang tính khoa học về TNVC đối vớicông chức Xác định được các đặc điểm và mục đích ý nghĩa của TNVC với

tích cách là một dạng trách nhiệm bồi thường thiệt hại đặc biệt, áp dụng đối

với công chức vi phạm pháp luật gây thiệt hai trong khi thi hành công vụ.

Xác định được các yếu tố cần thiết cho sự hình thành TNVC, phân tíchvai trò của các yếu tố đó làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật

về TNVC, từ đó xác định pháp luật TNVC đối với công chức cần phải đượcdây dựng trên những nguyên tắc khác biệt với pháp luật về bồi thường thiệt hại

dân sự.

Khang định vi phạm pháp luật gây thiệt hại trong khi thi hành công vụ;thiệt hại thực tế; lỗi của công chức; mối quan hệ nhân quả là cơ sở thực tế làm

phát sinh TNVC đối với công chức

Phân tích một số quan niệm cơ bản về trách nhiệm bồi thường nhà

nước, chỉ ra mối liên hệ giữa trách nhiệm bồi thường nhà nước hay trách nhiệmcủa nền công vu khi có thiệt hại xảy ra với TNVC đối với công chức Từ đó, rút

ra những điểm hợp lý, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về TNVC

Khái quát được quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt

nam về TNVC đối với công chức; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật vàthực tiễn áp dụng pháp luật TNVC đối với công chức, đưa ra nhận xét cá nhân

về những điểm tích cực, những điểm hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện nay

về TNVC đối với công chức và thực tiễn tổ chức thực hiện, dựa trên cơ sởnghiên cứu pháp luật và số liệu khảo sát thực tế đảm bao độ tin cậy cao

Phân tích để thấy rõ sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện pháp luật

về TNVC đối với công chức; đưa ra quan điểm hoàn thiện pháp luật về TNVC;

đề xuất giải pháp có tính khả thi cho việc hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực

hiện pháp luật về TNVC đối với công chức.

Trang 10

với công chức, đặt nó trong mối liên hệ với TNPL nói chung và trách nhiệm bồithường nhà nước, nhằm tìm ra những đặc trưng cơ bản của dạng TNPL này;

Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về

TNVC đối với công chức từ năm 1945 đến nay có liên hệ với trách nhiệm bồithường của quan lại trong nhà nước phong kiến Việt Nam; phân tích, đánh giá

toàn diện về pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam hiện hành về

TNVC đối với công chức;

Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu cho việc hoàn thiện phápluật và tổ chức thực hiện pháp luật Việt Nam về TNVC đối với công chức

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những nhiệm vụ dat ra, luận án được thực hiện trên cơ so

phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lénin, trong đó có sự van dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để thấy được tiến trình

hình thành và phát triển của pháp luật TNVC đối với công chức ở Việt Nam

Các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, lôgíc được sử dụng để

lý giải các vấn dé về lý luận, giúp cho mỗi vấn đề nghiên cứu được nhìn nhận

từ nhiều góc độ Do đó, có thể thấy được những điểm hợp lý, không hợp lý của

mỗi quan điểm, quan niệm mà luận án đã dẫn chứng phục vụ mục đích nghiên

cứu, nhằm đưa ra những kết luận có tính khoa học.

Đặc biệt, phương pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp thống kê vàphương pháp điều tra xã hội học được sử dụng tích cực đã thu được kết quả tốttrong việc nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ của luận án Với số liệu điều tratrung thực được tổng hợp, thống kê, phân tích đã cho thấy một bức tranh toàn

diện về thực trạng pháp luật và thực tế áp dụng pháp luật TNVC đối với công

chức ở Việt Nam Kết quả này, là cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị hoàn thiệnpháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật TNVC có tính thực tiễn và khả thi

Trang 11

5 Những đóng góp khoa hoc của luận án

Luận án là công trình đầu tiên, nghiên cứu một cách hệ thống và tươngđối toàn diện ở góc độ lý luận và thực tiễn về vấn đề TNVC đối với công chứctheo plap luật Việt Nam hiện nay.

Trên cơ sở những triết lý khoa học về TNVC đối với cán bộ, công chức

được pian tích, đánh giá một cách hợp lý, luận án đã đưa ra góc nhìn mới về

TNPL, vẻ TNPL của công chức và xây dựng hoàn chỉnh khái nệm TNVC đối

với cérg chức.

Luận án đã khắc họa rõ nét những đặc trưng cơ bản của dạng TNVCđối vớicông chức, nhằm chứng minh đây là một dạng trách nhiệm BTTH đặcbiệt Cic yếu tố: Vị phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ; thiệt hại thựctế; lỗi sha công chức; mối quan hệ nhân quả được phân tích kỹ lưỡng với tinhcách là cơ sở thực tế làm phát sinh TNVC đối với công chức

Xác định được những tiêu chí để đánh giá tính phù hợp của pháp luật

về TN’C đối với công chức, trên cơ sở phân tích vai trò của các yếu tố pháp lí

Lý giải có căn cứ về tinh trạng pháp luật TNVC không được áp dung

trong tực tiễn, dé xuất được các giải pháp có tính khả thi, nhằm hoàn thiện

pháp hật và tổ chức thực hiện pháp luật về TNVC đối với công chức

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, phát triển lý luận về

TNVC đối với công chức, giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhìn nhậnmột ch toàn diện về chế độ TNVC đối với công chức Việt Nam Đặc biệt là các

Trang 12

bảo vệ tài sản nhà nước và tài sản của các chủ sở hữu hợp pháp khác.

Các kết luận dựa trên số liệu khảo sát trung thực về thực trạng phápluật, thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật TNVC, giúp ích cho các nhà quản lý

trong công tác tuyên truyền, chỉ đạo thực hiện pháp luật TNVC.

Luận án là tài liệu tham khảo, phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạynhững vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật công chức

7, Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

nội dung của luận án gồm 3 chương, 11 tiết.

Trang 13

Chương 1

LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC

1.1 QUAN NIỆM VỀ TRÁCH NHIỆM VAT CHẤT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC

1.1.1 Trách nhiệm vật chất đối với công chức - một dạng tráchnhiệm pháp lý

Xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển trên cơ sở có sự ổn định về trật tu

xã hội Trật tự đó được tạo lập bởi hệ thống các loại qui phạm rất phong phú,

đa dạng điều chỉnh các quan hệ xã hội hết sức phức tạp, đan xen và luôn Ở

trạng thái vận động Trong các mối quan hệ xã hội đó, bất kì chủ thể nào cũng

bị chi phối bởi nhiều loại qui phạm và đều phải gánh chịu những trách nhiệm

nhất định Có rất nhiều dang trách nhiệm xã hội khác nhau, tương ứng với mỗi

loại quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi một loại qui phạm sẽ có một loại tráchnhiệm xã hội nhất định như trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm chính trị, tráchnhiệm pháp lý (TNPL) Giữa các dạng trách nhiệm xã hội có mối liên hệ tácđộng qua lại Vì vậy, khi nghiên cứu về trách nhiệm vật chất đối với công

chức (trách nhiệm vật chất) cần đặt TNVC trong mối liên hệ đó, nhàm có

được tính toàn điện trong việc nghiên cứu Điều đó, cho phép tìm ra sự hợp lýtrong cơ chế điều chỉnh của mỗi loại qui phạm nhằm "kết hợp những khả năng

của pháp luật với khả năng của các qui phạm xã hội khác, hạn chế được những

chỗ yếu của pháp luật” [67, tr 28].

Trong tiếng Việt, thuật ngữ "trách nhiệm” rất gần nghĩa với thuật ngữ

"nghĩa vu" Trách nhiệm, đó là “điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhậnlấy về mình" [73, tr 1678] Nghĩa vụ được hiểu là "bổn phận phải làm đổi với xãhội hoặc với người khác” [73, tr 1196] Một người làm tròn bổn phận của mình,

thực hiện đây đủ nghĩa vụ của mình trong các mối liên hệ với người khác và xãhội thì được coi là người có trách nhiệm Thực tế rất nhiều trường hợp hai thuật

ngữ này được sử dụng với nghĩa tương đồng và có thể thay thế cho nhau Nghĩa

Trang 14

vi và trách nhiệm đều là những quan hệ xã hội được thiết lập giữa các cá nhân

hoặc tổ chức mà nội dung được xác định là cách xử sự của chủ thể này buộc phải

thực hiện đối với chủ thể kia Ở góc độ chung nhất, có thể hiểu trách nhiệm là sự

ràng buộc trong các mối liên kết của con người, trong đó cá nhân hoặc tổ chức

phải thực hiện các nghĩa vụ vì người khác hoặc vì cộng đồng Như vậy, trách

nhiệm luôn gắn liền với những nghĩa vụ có tính bắt buộc phải thực hiện

Về phương điện đạo đức xã hội, trách nhiệm là sự ràng buộc cá nhân,

tổ chức phải thực hiện những nghĩa vụ nghiêng về bổn phận mang tính luân lí

đạo đức Ở phương điện này, trách nhiệm của con người được bảo đảm thực

hiện bằng các qui phạm đạo đức Trách nhiệm gắn liền với lương tâm, đạođức, trình độ văn hóa nếu không làm đúng trách nhiệm sẽ bị cộng đồng lên

án Các quan hệ xã hội giữa con người có sự ràng buộc bởi các trách nhiệm,

nghĩa vụ đối với nhau, đòi hỏi mỗi cá nhân phải biết lựa chọn cách xử sự sao

cho phù hợp Những cách xử sự được cộng đồng chấp nhận là cách xử sự phù

hợp với quan niệm đạo đức hiện hành của cộng đồng

Ở phương diện đạo đức, trách nhiệm của công chức là khái niệm nằm

trong phạm trù đạo đức công vụ Tất nhiên, phạm trù đạo đức công vụ ở Việt

Nam được quan niệm trên nền tảng triết lí: Nhà nước là của dân, do dân, vì

dân; nhân dân là chủ, cán bộ, công chức là công bộc của dân, vì vậy giá tri cao

nhất của đạo đức công vụ là phục vụ nhân dân Trách nhiệm công chức ở đâyđược hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của công chức phải có ý thức về vị trí củamình trong bộ máy nhà nước, có thái độ tinh thần làm việc tận tụy, quán triệt

tinh thần lấy nhân dân làm mục đích phục vu Từ đó, công chức có cách xử sự phù hợp với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình không tham những tham 6 tài

sản của nhà nước và của nhân dân, thực hiện công vụ với thái độ không đòi hỏi,sách nhiễu, gây khó khăn cho tổ chức và nhân dân Trách nhiệm của công chứcthể hiện ở tinh thần hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp cùng thực hiện công vụ,biết tập hợp và phát huy trí tuệ, sức mạnh tập thể Người công chức có trách

nhiệm là biết nhận việc khó về mình, không công thần, luôn cố gắng để hoàn

Trang 15

thành tốt nhất công vụ được giao Trách nhiệm cua công chức xét ở góc độ đạođức, suy cho cùng đó là sự kết hợp của hai yếu tố có tính bát buộc đối với công

chức là ky luật công vu và tinh than phục vụ nhân dân Duong nhiên, trong khái

niệm trách nhiệm của công chức ở góc độ này, kỷ luật công vụ và tinh thần phục

vụ nhân dân không phải được công chức thực hiện một cách thụ động, máy móc

mà đòi hỏi phải có tính sáng tạo trong tư duy, phong cách và phương pháp thi

hành công vụ của mỗi công chức.

Về phương điện pháp lý, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức phát sinhtrên cơ sở pháp luật, được bảo đảm thực hiện bằng pháp luật và được gọi làtrách nhiệm pháp lý.

Có nhiều cách thức tiếp cận và nhiều quan điểm khác nhau về kháiniệm TNPL Một trong những quan điểm được nhiều nhà khoa học quan tâm,

đó là quan điểm về TNPL theo cách thức tiếp cận từ góc độ vai trò điều chỉnhcủa pháp luật.

Trong xã hội hiện đại, pháp luật không chỉ có vai trò bảo vệ các quan

hệ xã hội mà còn có vai trò điều chỉnh tích cực, tác động đến các quan hệ kinh tế,văn hóa, chính trị - xã hội thúc đẩy các quan hệ xã hội phát triển theo hướngphù hợp với lợi ích chung của cộng đồng Bên cạnh việc qui định các chế tài, tức

là dự liệu các biện pháp cưỡng chế có tinh chất trừng phạt những đối tượng viphạm pháp luật, pháp luật còn điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng cách xác địnhcác quyền và nghĩa vụ có mối quan hệ tương hỗ với nhau cho các chủ thể quan hệ

pháp luật Ví dụ, quy phạm pháp luật quy định: "Cơ quan, tổ chức có thẩm

quyền quản lý cán bộ, công chức có quyền biệt phái cán bộ, công chức đếnlàm việc có thời hạn ở một cơ quan, tổ chức khác theo yêu cầu nhiệm vụ, côngvu" [70, Điều 29], hoặc "cán bộ, công chức có nghĩa vu tận tụy phục vụ nhân

dân, tôn trọng nhân dân; có nếp sông lành mạnh trung thực, cần kiệm, liêm chính chí công vô tư, không được quan liêu, hách dịch cửa quyền, tham những" [70, Điều 6].

Trang 16

điêu pháp luật yêu cầu phải làm trong hiện tại và tương lai Theo nghĩa tiêu cực, TNPL là sự trừng phạt, là sự phản ứng tiêu cực của nhà nước đối với các

chủ thể vi phạm pháp luật [62, tr 489-490].

Ngược lại, cũng có tác giả cho rằng, không nên quan niệm những nghĩa

vụ gắn liền với bổn phận cùng với thái độ tích cực thực hiện những quyền,

nghĩa vụ pháp lý bát buộc là TNPL, và đề nghị "nên thay khái niệm trách nhiệm bằng khái niệm nghĩa vụ trong văn bản qui phạm pháp luật khi qui định

về bổn phận, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, công dân trong việc thực hiện

pháp luật" [21, tr 208].

Theo chúng tôi, nếu dựa vào mục đích và cơ sở phát sinh nghĩa vụ pháp

lý đối với các chủ thể, thì khái niệm TNPL có thể được nhìn nhận theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng: TNPL là nghĩa vụ thực hiện tất cả các yêu cầu của pháp luật, bao gồm nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu gắn liên với bổn phận tích cực thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý bat buộc nhằm duy trì sự tồn tại, phát

triển của xã hội và nghĩa vụ gánh chịu hậu quả bất lợi, khi cá nhân hoặc tổ

chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Theo đó, TNPL được xác định trong cả hai trường hợp: có vi phạm pháp luật và không có vi phạm pháp luật Mọi cá nhân, tổ chức đều có

trách nhiệm tích cực thực hiện những hành vi được pháp luật cho phép thực

hiện, khuyên khích thực hiện hoặc buộc phải thực hiện, tránh không thực hiện những hành vi bị pháp luật ngăn cấm, đồng thời phải gánh chịu hậu quả bất lợi, nếu thực hiện vi phạm pháp luật.

Theo nghĩa rộng này, khái niệm TNPL của công chức được hiểu trùng

với khái niệm trách nhiệm công vu được định nghĩa trong Tw điển giải thích thuật ngữ luật học Theo đó, TNPL của công chức là "nghĩa vu của cán bộ,

Trang 17

công chức hành động phù hợp với qui định của pháp luật, lựa chọn phương ánhành động tối ưu và hợp lý nhất, báo cáo về kết quả hoạt động và gánh chịunhững hậu quả của việc không thực hiện hay thực hiện không đúng các nghĩa

vụ của mình" [59, tr 122] Trách nhiệm này có nguồn gốc phát sinh từ quan

hệ lao động giữa công chức và nhà nước, đồng thời nằm trong mối liên hệ chặt

chẽ với trật tự quản lý nhà nước và đạo đức công vụ Do đó, TNPL của công chức

là mối quan hệ pháp luật không hoàn toàn được quyết định bởi sự thỏa thuận của

các bên mà bị chi phối mạnh bởi ý chí của nhà nước TNPL của công chức cũng

là bổn phận, nghĩa vụ của công chức tạo nên mối liên hệ ràng buộc giữa công chức

và nhà nước nhưng chỉ là những nghĩa vụ, bổn phận do pháp luật qui định và bảođảm thực hiện Chính sự qui định của pháp luật đã tạo nên sự khác biệt giữa bổn

phận, nghĩa vụ về đạo đức với bổn phận, nghĩa vụ là TNPL của công chức

Theo nghĩa hẹp, TNPL được hiểu là sự gánh chịu hậu quả pháp lý bất

lợi, phát sinh trên cơ sở có vi phạm pháp luật, đồng thời có hoạt động áp dụng

các biện pháp cưỡng chế được xác định trong chế tài pháp luật, thể hiện sự

phan ứng của nhà nước đối với những đối tượng đã thực hiện hành vi vi phạm

pháp luật Hiện nay, quan niệm về khái niệm TNPL theo nghĩa này còn đượcgọi là TNPL tiêu cực hay thụ động Ở đây, TNPL cũng là nghĩa vụ của cá

nhân hoặc tổ chức, nhưng chỉ giới hạn là nghĩa vụ buộc phải thực hiện nhữngđiểm hạn chế nhất định về vật chất hoặc tình thần do pháp luật xác định khi cánhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội

được pháp luật bảo vệ Ở góc độ này, giáo trình Lý luận nhà nước và phápluật Trường Dai học Luật Hà Nội đưa ra khái niệm:

Trách nhiệm pháp lý là trừng phạt đối với chủ thể vi phạm

pháp luật, thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với chủ thể

vị phạm pháp luật, được pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đóchủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi,những biện pháp cưỡng chế được qui định ở chế tài các qui phạm

pháp luật [62, tr 492].

Trang 18

Ủng hộ quan điểm nhìn nhận khái niệm TNPL theo nghĩa này, cũng có

tác gia đưa ra định nghĩa về TNPL như sau:

Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt

giữa nhà nước (thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) và

chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó nhà nước có quyền áp dụng cácbiện pháp cưỡng chế có tính trừng phạt được qui định ở các chế tàicủa qui phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật và các chủthể vi phạm pháp luật có nghĩa vụ phải gánh hậu quả bất lợi do hành

vi của mình gây ra [40].

Tuy nhiên, theo nghĩa hẹp đã dé cập, thì các khái niệm TNPL trên đâychưa bao quát hết các dạng TNPL được nhìn nhận với ý nghĩa là sự gánh chịu hậu

quả bất lợi Khái niệm này, chỉ đúng trong trường hợp chủ thể vi phạm pháp

luật phải gánh chịu TNPL trước nhà nước Tức là, trong trường hợp quan hệ

TNPL có một bên chủ thể bắt buộc là nhà nước, có quyền sử dụng sức mạnh

quyền lực nhà nước để áp dat ý chí đơn phương buộc các chủ thể vi phạm

pháp luật phải gánh chịu hậu quả bất lợi Các chủ thể vi phạm pháp luật buộcphải gánh chịu hậu quả bất lợi đó, mà không thể có lựa chọn nào khác Đối

chiếu với pháp luật hiện hành, khái niệm TNPL trên đây chỉ đúng với cácdang trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật

Ở khía cạnh nhất định, khái niệm TNPL theo nghĩa hẹp với ý nghĩa là

sự gánh chịu hậu qua bất lợi mà chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu, can

được mở rộng bao hàm cả những trường hợp mà chủ thể vi phạm không chịutrách nhiệm trước nhà nước và việc truy cứu trách nhiệm được áp dụng bởinhững biện pháp do các bên thỏa thuận, lựa chọn nhưng không trái với pháp

luật Đó là dang trách nhiệm BTTH đặt ra khi chủ thể vi phạm pháp luật, gây

thiệt hại cho các chủ thể không phải là nhà nước hoặc trách nhiệm BTTH đặt

ra trong trường hợp vì không thực hiện hay thực hiện không đúng, không đây

đủ nghĩa vụ theo thỏa thuận của hợp đồng, nên đã gây thiệt hại cho phía bên

kia Trong những trường hợp này, pháp luật cho phép các chủ thể tự thỏa

Trang 19

thuận về sự gánh chịu hậu quả bất lợi và tự thỏa thuận lựa chọn chủ thể có

thẩm quyền giải quyết cơ quan được lựa chọn để giải quyết có thể không phải

là cơ quan nhà nước, nhưng quyết định giải quyết của các cơ quan này được

nhà nước bảo đảm thực hiện.

Nhà nước càng dân chủ, càng quan tâm đến việc bảo đảm cho côngdân thực hiện các quyền của mình, trong đó có các quyền dân sự Hiện nay,pháp luật của bất kì quốc gia nào trên thế giới cũng qui định và thừa nhận cácquyền và nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể pháp luật Quyền và nghĩa vụ dân

sự được xác lập trên cơ sở qui định của pháp luật, hoặc theo sự thỏa thuận củacác bên, không trái với pháp luật, được pháp luật thừa nhận Khi nghĩa vụ dân

sự đã được xác lập, các bên phải thực đúng nội dung của nghĩa vụ đó Nếu bênnào không thực hiện, tức là đã vi phạm pháp luật về nghĩa vụ và phải gánh

chịu những hậu quả bất lợi do pháp luật dự liệu hoặc được các chủ thể thỏa

thuận trước (không trái pháp luật) Như vậy, trong xã hội dân sự, quyền và

nghĩa vụ của các chủ thể được phát sinh kể từ khi quan hệ pháp luật về nghĩa

vu được xác lập, nhưng TNPL sẽ xuất hiện khi có hành vị vi phạm pháp luật

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, chưa có qui định

cụ thể giải thích thuật ngữ TNPL, nhưng thuật ngữ này vẫn được sử dụng.Thực tế, khái nệm TNPL trong văn bản pháp luật đã được sử dụng theo cả hai

nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp Tùy từng trường hợp cụ thể, thuật ngữ "trách

nhiệm" có thể được sử dụng trong trường hợp qui định về quyền, nghĩa vụ củacác chủ thể trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật hoặc được sử dụngtrong trường hợp qui định về nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức buộc phải gánhchịu những điểm hạn chế nhất định khi thực hiện vi phạm pháp luật Ví dụ:

"Thủ trưởng các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân và tổ

chức việc tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo" [44, Điều 74] hoặc

"Sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân cólỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý của người đótheo qui định của pháp luật" [69, Điều 6]

Trang 20

Ngoài quan niệm trên còn có quan niệm cho ràng, "trách nhiệm pháp

lý là sự áp dụng và thực hiện chế tài pháp luật, bao gồm các biện pháp phạt và

các biện pháp khác" [54] Ở đây, khái niệm TNPL có liên quan đến quan niệm

thế nào là chế tài pháp luật Theo quan niệm này, chế tài pháp luật gồm các

biện pháp phạt và các biện pháp cưỡng chế khác Chúng tôi cho rằng, nên

phán biệt chế tài pháp luật với các biện pháp cưỡng chế khác Về hình thức,chế tài là một bộ phận cấu thành qui phạm pháp luật Về nội dung, chế tài lànhững biện pháp cưỡng chế nhà nước phần lớn mang tính trừng phạt, được dự

liệu để áp dụng đối với những chủ thể thực hiện vi phạm pháp luật, thể hiện sự

phản ứng của nhà nước Các biện pháp cưỡng chế nhà nước không phải 1a chếtài thì không được áp dụng trên cơ sở có vi phạm pháp luật, không mang tínhtrừng phạt, chúng được áp dụng trong những trường hợp pháp luật qui định,nhằm các mục đích khác nhau như: ngăn chặn, phòng ngừa Mặt khác, nếucho rằng TNPL là sự áp dụng và thực hiện chế tài pháp luật thì đã đồng nhấtTNPL với hoạt động truy cứu TNPL Theo chúng tôi, bản thân TNPL khôngphải là hoạt động áp dụng pháp luật của nhà nước mà là sự gánh chịu nhữnghau quả do pháp luật qui định trong trường hợp vi phạm pháp luật Tuy nhiên,truy cứu TNPL có mối liên hệ với TNPL Trong mối liên hệ đó, truy cứu TNPL

là việc xác định ai là chủ thể bị chịu TNPL và buộc họ phải có nghĩa vụ gánhchịu hậu quả pháp lý bất lợi vì đã thực hiện vi phạm pháp luật.

Một quan niệm khác có nhiều nét tương đồng với quan niệm trên, đó

là quan niệm cho rằng, TNPL là nghĩa vụ phải gánh chịu các biện pháp cưỡng

chế nhà nước Như vậy theo quan niệm này, những nghĩa vụ pháp lý đặt ra cho

các chủ thé mà không do việc áp dụng cưỡng chế nhà nước thi không được gọi

là TNPL Ở góc độ nhất định, không thể phủ nhận điểm hợp lý của khái niệm

TNPL theo quan điểm này, bởi lẽ khi bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhànước thì đã làm phát sinh những nghĩa vụ ngoài ý muốn của chủ thể, các chủthể bị áp dụng cưỡng chế phải gánh chịu và bị buộc phải thực hiện nhữngnghĩa vụ đó Song, chúng tôi nghiêng về quan điểm nhìn nhận cưỡng chế nhà

Trang 21

nước là phương tiện tác động xã hội nghiêm khác, được dựa trên sức mạnh có tổ

chức, tao khả năng bảo đảm sự xác định vô điều kiện ý chí của nhà nước [52].Như vậy, cưỡng chế nhà nước là bạo lực có tổ chức, là phương tiện đảm bảothực hiện quyền lực nhà nước nhằm duy trì trật tự xã hội vì lợi ích chung của

cả cộng đồng, chống lại tình trạng vi phạm pháp luật Trong những trường hop cần thiết, cưỡng chế nhà nước được áp dụng không trên cơ sở vi phạm pháp luật,

nhằm bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng hoặc vì lý do an ninh quốc gia

Do đó, cưỡng chế nhà nước là một khái niệm rộng, gồm nhiều nhómbiện pháp cưỡng chế khác nhau, như: Nhóm biện pháp cưỡng chế nhà nước

mang tính trừng phạt được áp dụng khi có vi phạm pháp luật, thể hiện sự phản

ứng của nhà nước đối với chủ thể vi phạm pháp luật và được qui định trongchế tài pháp luật; nhóm biện pháp cưỡng chế nhằm ngăn chặn vi phạm phápluật và bảo đảm việc áp dụng chế tài pháp luật; nhóm các biện pháp cưỡng chếnhà nước được áp dụng vì mục đích đảm bảo lợi ích chung của cộng đồnghoặc vì lý do an ninh quốc gia Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhànước mang tính trừng phat do chế tài xác định, sé dat ra TNPL theo nghĩa hẹp

Do là dat ra các nghĩa vụ pháp ly, bắt buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải

gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần

Từ những phân tích trên đây, có thể rút ra nhận xét:

Ở bình điện chung, về phương diện đạo đức xã hội hay phương diện

pháp lý thì thuật ngữ trách nhiệm déu được hiểu là sự gánh vác những nghĩa

vụ nhất định, mà bản chất là các quan hệ xã hội có nội dung xác định chủ thể

này phải thực hiện những hành vi nhất định đối với chủ thể phía bên kia Chủ

thể của TNPL phải gánh chịu trách nhiệm trước nhà nước hoặc trước chủ thể

có quyền theo qui định của pháp luật TNPL có thể phát sinh do hai nguồngốc: Phát sinh ngoài ý chí của chủ thể, trên cơ sở qui định của pháp luật hoặcphát sinh theo sự thỏa thuận ý chí của các bên trong quan hệ pháp luật vềTNPL nhưng không trái với pháp luật và được nhà nước bảo đảm thực hiện

396)

Trang 22

Xét về phương diện pháp lý, Theo nghĩa hẹp với ý nghĩa là sự gánh chịu hậu quả bất lợi do vi phạm pháp luật và bị áp dụng các biện pháp chế tài thì trách nhiệm pháp lý được chia thành hai loại là trách nhiệm vật chất và trách

nhiệm tinh than Trong đó, trách nhiệm tinh than được hiểu là loại trách nhiệm

mà chủ thể gánh chịu trách nhiệm pháp lý phải thực hiện những hành vi nhằmđáp ứng nhu cầu phi vật chất của chủ thể phía bên kia, hoặc phải bị hạn chế vềquyền tự do cá nhân Trách nhiệm vật chất là mối quan hệ tài sản mà chủ thể

này buộc phải dùng tài sản (hoặc được qui thành tài sản) của mình, làm

phương tiện để thực hiện nghĩa vụ đối với chủ thể phía bên kia

Như vậy, về phương diện pháp lý và theo nghĩa hẹp thì TNPL duoc

định nghĩa như sau:

Trách nhiệm pháp lý là sự gánh chịu hậu quả bất lợi do vi phạm phápluật, thể hiện mối quan hệ được pháp luật xác lập và điều chỉnh Trong đó,chủ thể vi phạm pháp luật bị hạn chế về vật chất hay tinh than do bị áp dungcác biện pháp cưỡng chế được dự liệu trong chế tài pháp luật hoặc các biệnpháp do các bên thỏa thuận nhưng không trái với pháp luật và được nhà nướcbdo dam thực hiện

Ở góc độ này, TNPL của công chức được hiểu như sau:

Trách nhiệm pháp lý của công chức là hậu quả pháp lý bất lợi về vật

chất hoặc tinh than mà công chức phải gánh chịu trước nhà nước, do thực hiện vi

phạm pháp luật có liên quan đến công vụ, bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế

nhà nước được xác định trong chế tài pháp luật.

Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm

pháp luật do công chức thực hiện ma công chức đó sẽ bị gánh chịu các dạng

TNPL khác nhau Cần xác định, công chức là chức danh của những người laođộng phục vụ nhà nước Ở Nhà nước Việt Nam, công chức có thể làm việc

trong các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, nhưng lao động của họ van làphục vụ nhà nước thông qua các tổ chức mà họ trực tiếp làm việc Quan hệ lao

Trang 23

đông của công chức có đực điểm là bao giờ một bên chủ thể cũng là nhà nước

Nếu công chức vi phạm pháp luật thì luôn luôn phải chịu trách nhiệm trước nhà nước và hậu quả bất lợi mà công chức phải gánh chịu bao giờ cũng là những hạn chế về vat chất hoặc tinh thần được dự liệu trong chế tài pháp luật.

Nói cách khác, TNPL của công chức luôn gắn liền với những biện pháp cưỡngchế được qui định trong chế tài pháp luật Từ điển "giải thích thuật ngữ luật

học” đã định nghĩa TNPL của công chức là "nghĩa vụ của công chức gánh chịu những hậu quả của việc không thực hiện hay thực hiện không đúng

những yêu cầu của pháp luật và đền bù (trong khả năng có thể) thiệt hại gây

ra" [59, tr 124].

Luận án đề cập đến TNVC đối với công chức là loại TNPL theo cách

nhìn nhận ở nghĩa hẹp đã phân tích trên đây và thuộc loại TNPL mà chủ thể là

công chức, phải dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước do

vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại tài sản của nhà nước hoặc của các chủ sở hữu hợp pháp khác Day là loại trách nhiệm BTTH đặc biệt,

phát sinh trên cơ sở hành vi trái pháp luật, có lỗi của công chức trong khi thì

hành công vụ Ở góc độ này, TNVC đối với công chức được định nghĩa như sau:

TNVC doi với công chức là hậu quả pháp lý bất lợi về tài sản, mà công

chức phải gánh chịu trước nhà nước do thực hiện vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại tài sản của nhà nước hoặc cua người khác nhưng chua đến mức bi coi là tội phạm.

TNVC đối với công chức là một dang TNPL đặc biệt về BTTH TNVC

đối với công chức chỉ được xác định khi có thiệt hại xảy ra, tài sản bị thiệt hại

do hành vi trái pháp luật của công chức gây ra trong khi thi hành công vụ có

thể là tài sản của nhà nước hoặc tài sản của bất kì chủ sở hữu hợp pháp nàokhác được pháp luật bảo vệ Có thiệt hại xảy ra là một trong những yếu tốquan trọng để xác định có TNVC đối với công chức hay không, nếu không có

thiệt hại xảy ra sẽ không có TNVC đối với công chức Song, chỉ khi nào giữa

việc thi hành công vụ và thiệt hại xây ra có mối liên hệ nhất định với nhau mới

Trang 24

xác định trách nhiệm BTTH đó là dang TNVC đối với công chức Nếu công

chức gây thiệt hại về tài sản mà thiệt hại đó không liên quan đến việc thi hành công vụ thì trách nhiệm BTTH trong trường hop này không được xác định là

dạng TNVC đối với công chức, mà sẽ là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo qui định của pháp luật dân sự Pháp luật về TNVC đối với công chức là

cơ sở pháp lý để bảo vệ tài sản của nhà nước và tài sản của các chủ sở hữu hợppháp khác Khẳng định quan điểm của nhà nước không phân biệt thành phần,đẳng cấp trong xã hội, bất kì ai vi phạm pháp luật đều phải gánh chịu TNPL

tương xứng với tính chất hành vi vi phạm của mình.

Bản chất là BTTH, nhưng TNVC có sự khác biệt cơ bản với trách nhiệm

BTTH dân sự Đặc trưng trong quan hệ BTTH dân sự là tính bình đẳng, thỏa

thuận giữa người bị thiệt hại và người gây thiệt hại Chủ thể gây thiệt hại vàchủ thể bị thiệt hại hoàn toàn có thể thỏa thuận để xác lập phương thức BTTHtheo ý chí của họ Ngược lại, quan hệ bồi thường tai sản trong TNVC đối vớicông chức phải được đặc trưng bởi tính hành chính, chế độ bồi thường trongTNVC đối với công chức phải thể hiện được đặc tính bảo vệ công vụ Tuy

nhiên, công bằng là một giá trị xã hội quan trọng được pháp luật ghi nhận và

bảo vệ, pháp luật hành chính không nằm ngoài nguyên tác đó Khi quy định

về TNVC, công bằng xã hội là một trong những mục đích mà pháp luật hành chính hướng tới Mac dù quan hệ BTTH giữa nhà nước và công chức gây thiệt hại trong TNVC được đặc trưng bởi tính hành chính, nhưng việc quyết định

mức bồi thường hoàn toàn không thể theo ý chí chủ quan của cơ quan quản lý,

sử dụng công chức mà phải dựa vào thiệt hại thực tế, mức bồi thường không

thể lớn hơn thiệt hại thực tế

Một câu hỏi được đặt ra là vì sao chế độ TNVC đối với công chức chỉ

được áp dụng trong trường hợp công chức vị phạm pháp luật nhưng chưa đến

mức bị coi là tội phạm Câu trả lời chỉ có thể xuất phát từ chính sách đối với

vấn dé bảo vệ chế độ công vụ Do tính chat cua vi phạm pháp luật dan đến

công chức phải gánh chịu TNVC có liên quan đến việc thi hành công vụ, nên

Trang 25

pháp luật về TNVC đối với công chức phải có những qui định riêng, khác biệt

với pháp luật BTTH thông thường về căn cứ xác định mức bồi thường và căn cứ

miễn, giảm bồi thường mới đảm bảo sự công bằng cần thiết Chính điều này làm cho pháp luật về TNVC đối với công chức thể hiện mục đích bảo vệ công vu Trường hợp hành vi của công chức nguy hiểm đến mức bị coi là tội phạm thì

pháp luật cần phải thể hiện rõ sự phản ứng nghiêm khắc của nhà nước, tính

trừng phạt phải ở mức độ cao, công chức phải bồi thường toàn bộ theo nguyên

tắc của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.

Mặt khác, chúng tôi cũng cho rằng, khi pháp luật thừa nhận TNVC đối

với công chức, thì trách nhiệm đó luôn là dang trách nhiệm pháp lý trước nha nước Vấn đề này được lý giải như sau:

Công chức thi hành công vụ, vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại có thể

xảy ra hai trường hợp là: gây thiệt hại tài sản của nhà nước hoặc gây thiệt hại

tài sản của các chủ sở hữu hợp pháp khác Đối với trường hợp tài sản bị thiệt

hại là tài sản nhà nước thì đương nhiên công chức phải gánh chịu TNVC trước nhà nước Vấn đề còn lại chỉ là trường hợp tài sản bị thiệt hại là tài sản của các chủ sở hữu hợp pháp khác, do công chức gây ra trong khi thị hành công vụ.

Trường hợp công chức thi hành công vụ, vi phạm pháp luật gây thiệt

hại tài sản của các chủ sở hữu hợp pháp khác, về quan hệ BTTH cho người bị

thiệt hại có thể đặt ra hai khả năng

Thứ nhất: Công chức trực tiếp bồi thường cho người bị thiệt hại.

Thứ hai: Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại và

công chức phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về phần lỗi của mình trong

việc đã gây ra thiệt hại cho người khác.

Quan điểm ủng hộ khả năng thứ nhất cho rằng, bản thân công chức là

những người có đủ năng lực hành vị dân sự hơn nữa họ còn có thể đảm nhiệm những chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước, được nhà nước trao quyền để

thực hiện chức năng nhiệm vụ, được nhà nước trả lương cho hoạt động công

Trang 26

vụ nên hon ai hết họ phải là những người hiểu biết pháp luật, có tinh than kỷ

luật lao động và phải gánh chịu trách nhiệm cá nhân cho những hành vi của mình Khi gây thiệt hại, dù là trong khi thi hành công vụ họ cũng phải chịu

trách nhiệm cá nhân và BTTH theo quy định chung giống như các công dânkhác Chúng tôi cho rằng quan điểm này không hợp lý bởi lẽ:

- Nếu công chức trực tiếp đứng ra để thực hiện nghĩa vụ BTTH cho

người bị thiệt hai thì quan hệ BTTH này hoàn toàn là một quan hệ BITH ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự Theo đó, công chức gây thiệt hai và người bi

thiệt hại sẽ bình đẳng, thỏa thuận về mức bồi thường, phương thức thực hiệnnghĩa vụ bồi thường Trong quan hệ BTTH này không cần có vai trò của cơ

quan quản lý, sử dụng công chức Cơ quan quản lý, sử dụng công chức sẽ là

người đứng ngoài cuộc Cách giải quyết bồi thường này không phản ánh được

bản chất pháp lý của hành vị thi hành công vụ của công chức Khi công chức

thi hành công vụ là họ đang đại điện cho nhà nước để thực hiện các chức trách

nhiệm vu do nhà nước giao phó Quan hệ giữa công chức dang thi hành công

vụ với cá nhân, tổ chức khác không còn là các quan hệ mang tính cá nhân

công chức với tư cách công dân nữa.

- Nếu công chức trực tiếp đứng ra thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho

người bị thiệt hại theo nguyên tắc của chế độ BTTH ngoài hợp đồng do Bộluật Dân sự (BLDS) qui định, thì sẽ không đảm bảo công bằng trong việc truy

cứu trách nhiệm BTTH đối với công chức đang thi hành công vu, gây ra thiệt

hại cho người khác Bởi lẽ, khi đó sự ảnh hưởng của việc thi hành công vụ đến

hành vi gây thiệt hại sẽ không được nhìn nhận mot cách toàn diện Trong khi thực tế, có những trường hợp, việc thi hành công vụ có ảnh hưởng trực tiếpđến hành vi gây ra thiệt hai Ví du, để phòng chống lây lan dịch bệnh cúm gà

(H5N1), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn của tỉnh chủ trì, thực hiện quyết định cưỡng chế hành

chính có nội dung "buộc tiêu hủy gia cẩm trong vùng dich, gây hại cho sức

khỏe con người" Công chức nhận nhiệm vụ, do trình độ yếu, xác định không

Trang 27

chính xác vùng lân cận ảnh hưởng, đã chi đạo tiêu hủy số gia cam nhiều hơn

số lượng cần thiết phải tiêu hủy, gây thiệt hại cho nông dân Trong trường hợp

này, nếu không xem xét một cách toàn diện tính chất ảnh hưởng của việc thị hành công vụ đến hành vi gây thiệt hại, buộc công chức đang thi hành công vụ

phải trực tiếp bồi thường cho người bị thiệt hai theo nguyên tac BTTH ngoài hợp đồng thông thường ma không áp dụng dạng TNVC của công chức (trách nhiệm BTTH đặc biệt đối với công chức dang thi hành công vụ) thì sẽ là không

công bảng đối với công chức đang thi hành công vụ Vì lẽ đó, không thể đồngnhất TNVC của công chức với trách nhiệm BTTH dân sự Không thể không có

những quy định về dạng TNVC đối với công chức trong pháp luật hành chính.

S% hop lý, nếu áp dung kha nang thứ hai, tức là nhà nước có trách nhiệm

đứng ra bồi thường cho người bị thiệt hại và tùy từng trường hợp có thể xác

định công chức phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về phần lỗi của mình trong việc đã gây thiệt hại cho các chủ sở hữu hợp pháp khác Như vậy sẽ khắc phục

những điểm bất hợp lý của trường hợp áp dụng khả năng thứ nhất như đã phân

tích trên đây Mặt khác, công chức là cầu nối trong quan hệ giữa nhà nước và

công dan, công dân thông qua các cán bộ, công chức dang thi hành công vụ đểtham gia vào quan hệ pháp luật với nhà nước Trong các quan hệ pháp luật đó,chủ thể được xác định một bên là nhà nước, bên kia là công dân hoặc tổ chức.Công chức chỉ là người đại điện cho nhà nước để thực thi quyền lực nhà nước

Từ góc độ cơ cấu tổ chức, công chức là một bộ phận cấu thành của bộ máy

nhà nước, là nhân tố quyết định mọi hoạt động của nhà nước Hoạt động công

vụ của công chức đảm bảo sự vận hành của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc

thống nhất quyền lực, cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh của cấp trên Vì

vậy hành vi thi hành công vụ của công chức phải được coi là hành vi cua nhà

nước, các quyết định của công chức thi hành công vụ là quyết định của nhà

nước Trong trường hợp các hành vi hay các quyết định của công chức khi thi

hành công vụ có tính trái pháp luật hay không hợp lý dẫn đến gây thiệt hại cho

công dân hoặc tổ chức khác, thì các sai phạm đó cũng phải được coi là sai

Trang 28

pham của nhà nước và nhà nước phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình

trước người bị thiệt hại.

Hơn nữa, "việc nhà nước qui định trách nhiệm pháp lý của mình hoàn

toàn không phải là hạn chế quyền lực hay chủ quyền trong mối quan hệ với công

dân, mà chính việc nâng cao trách nhiệm của nhà nước, là biện pháp bảo đảm cho

các quyền tự do của công dân, bảo đảm thực thi những chủ trương, chính sách pháp luật mang tính cải cách trong xã hội, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của nhà nước, làm tang sự tin tưởng của công dân vào bộ máy nhà nước" [2, tr 53].

Nhà nước với tư cách là một tổ chức quyền lực công, đứng ra thực hiện

hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật, có quyền yêu cầu công dân phải thực

hiện các nghĩa vụ nhằm duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước, đồng thời nhà

nước cũng phải thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với công dân, bảo đảm và

tạo điều kiện để công dân thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích hợp pháp

của công dân Ngoài ra, nhà nước còn phải chịu trách nhiệm trước công dân về

những hành vi của mình, mà cụ thể là chịu trách nhiệm về hành vi thi hành

công vụ của công chức Theo đó, nhà nước phải chịu trách nhiệm BTTH cho

công dân, tổ chức nếu công chức đại điện cho nhà nước thi hành công vu đãgây ra thiệt hại về tài sản của họ Các chủ thể kể cả nhà nước, khi tham gia

vào quan hệ pháp luật, nhằm đáp ứng các nhu cầu của mình đều phải tuân thủ

pháp luật, tôn trọng và không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích hợp phápcủa các chủ thể khác, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường Điều đó phù hợp

với quan niệm đạo đức và nguyên tắc chung của pháp luật bồi thường thiệt hại.

Mặt khác, nhà nước trực tiếp bồi thường trong trường hợp công chức

thi hành công vụ gây thiệt hại tài sản của các chủ sở hữu hợp pháp khác là hợp

lý Bởi lẽ, xét về khả năng tài chính của công chức và nhà nước thì nhà nước

mới là chủ thể có khả năng thực hiện nghĩa vụ bồi thường toàn bộ thiệt hại,nhanh chóng, kip thời nhằm giảm tối đa những trở ngại do có thiệt hại đã xảy

ra, On định cuộc sống của người bị thiệt hại, không phụ thuộc vào mức độ bồithường là bao nhiêu Hiện nay, quan điểm nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi

Trang 29

thường cho người bị thiệt hại trong trường hợp công chức gây thiệt hại chongười khác trong khi thi hành công vụ cũng được chấp nhận ở rất nhiều nước

trên thế giới, như: Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Tuy nhiên, ở những quốc gia này việc chấp nhận trách nhiệm bồi thường của nhà nước đã chải qua một quá

trình tiến triển từ việc hoàn toàn không chấp nhận trách nhiệm của nhà nước

theo thuyết "Miễn trừ quốc gia" đến việc chấp nhận trách nhiệm của nhà nước

theo thuyết " Miễn trừ hạn chế” Đến nay, vấn đề trách nhiệm bồi thường củanhà nước đã được thừa nhận rộng rãi Ví du, Tại pháp, trường hợp thiệt hại xảy

ra do lỗi công vụ thì người bị kiện bồi thường là nhà nước và được giải quyếttại Tòa Hành chính Trách nhiệm của nhà nước được xác định ngay cả trongtrường hợp thiệt hại xảy ra trong khi thi hành công vụ là do lỗi cá nhân Việcphân bổ trách nhiệm bồi thường giữa nhà nước và công chức trong trường hợpthiệt hại xảy ra trong khi thi hành công vụ là rất hạn chế Một trong những lý

do để xác định trách nhiệm của nhà nước phải bồi thường, đó là đảm bảo lợi

ích được chi trả của các nạn nhân [30, tr 374-377].

Tuy nhiên, xem xét tính hợp lý của việc xác định trách nhiệm bồithường của nhà nước, trong trường hợp công chức gây thiệt hại tài sản chocông dân hoặc tổ chức khác trong khi thi hành công vụ, không có nghĩa công

chức không phải gánh chịu bất kì trách nhiệm gì trong việc đã gây ra thiệt hại Nếu chỉ xác định trách nhiệm của nhà nước đối với người bị thiệt hại mà không xác định TNVC của công chức trước nhà nước trong trường hợp công chức thi

hành công vụ gây thiệt hại cho người khác, thì rất có thể sẽ là tạo điều kiện để

công chức thực hiện những hành vi sách nhiễu, tư lợi làm mất uy tín của nhànước Hiện nay, pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới có quy định về trách

nhiệm BTTH của công chức đối với trường hợp gây thiệt hai trong khi thi hành công vụ Tuy nhiên, các quốc gia qui định về vấn đề này có sự khác nhau.

Việc xác định công chức gánh chịu TNVC trước nhà nước hay trước

người bị thiệt hại là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đây là cơ sở đểban hành những quy định cụ thể, rõ ràng về trình tự, thủ tục truy cứu TNVC đối

Trang 30

với công chức đồng thời xác định những biện pháp bảo đảm thi hành quyếtđịnh BTTH khi áp dụng chế độ TNVC đối với công chức.

1.1.2 Đặc điểm trách nhiệm vật chất đối với công chức

TNVC đối với công chức là một dạng TNPL, giữa TNVC và TNPL nói chung có mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng Việc nghiên cứu, đánh giá

về TNVC đối với công chức cần thiết phải đặt trong mối liên hệ đó để thấyđược điểm chung và điểm khác biệt giữa TNVC với TNPL nói chung và vớicác dang trách nhiệm BTTH khác.

* TNVC đối với công chức có các đặc điểm chung của TNPL như:

- TNVC đối với công chức do pháp luật qui định và bảo dam thực hiệnĐây là đặc điểm mang lại sự khác biệt căn bản giữa TNPL với các

dạng trách nhiệm xã hội khác Là một dạng TNPL cụ thể, do đó cơ sở pháp lýlàm phát sinh TNVC đối với công chức là các qui phạm pháp luật quy định về

hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ, quy định về các biệnpháp chế tài, về thẩm quyền áp dụng các chế tài pháp luật Các quy phạm phápluật là cơ sở để ban hành các van bản áp dụng pháp luật nham truy cứu TNVCđối với những công chức đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong khi thihành công vụ Nói một cách khái quát, các quy phạm pháp luật đóng vai tròđịnh dạng loại TNPL được áp dụng trong trường hợp cụ thể, các quyết định ápdụng pháp luật có vai trò là một trong những điều kiện trực tiếp làm phát sinh,thay đổi các TNPL đã được quy phạm pháp luật định dạng

- TNVC đối với công chức phát sinh trên cơ sở có vi phạm pháp luậtĐặc điểm này xác định căn cứ thực tế làm phát sinh TNVC của công

chức là hành vi vi phạm pháp luật Nếu TNPL được nhìn nhận từ góc độ là hậu

quả pháp lý bất lợi thì chỉ phát sinh khi đã có hành vi vi phạm pháp luật xảy

ra Tức là đã có hành vi được thực hiện bằng hành động hay không hành động

trái với các yêu cầu của pháp luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp

Trang 31

luật bảo vệ, do các chủ thể có nang lực chịu TNPL thực hiện Khi pháp luật

quy định những hành vi bi coi là vi phạm pháp luật và dự liệu những biện pháp cưỡng chế sẽ áp dụng đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có

nghĩa là đã quy định về TNPL Song, TNPL đó mới chỉ được xác định chung

trong các quy phạm pháp luật TNPL cũng như TNVC đối với công chức sẽ

được xác định cụ thể nếu vi phạm pháp luật đã xảy ra trong thực tế

- TNVC đối với công chức chỉ được đặt ra khi có lỗi

Công chức thực hiện hành vi trái pháp luật bị coi là có lỗi nếu tại thờiđiểm thực hiện hành vi, công chức thực hiện hành vi có khả nang nhận thứcđược hoặc pháp luật buộc phải nhận thức được tính trái pháp luật của hành vi,

nhận thức được hậu quả do hành vi gây ra hoặc có thể gây ra, đồng thời có khả

năng lựa chọn cách xử sự đúng pháp luật nhưng công chức đã lựa chọn cách

xử sự trái pháp luật Trong trường hợp công chức thực hiện hành vi được xácđịnh là không có lỗi thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm, điều đó cũng cónghĩa là TNVC đối với công chức không được đặt ra

- TNVC đối với công chức là sự gánh chịu hậu quả bất lợi do pháp luật

xác định.

Công chức thực hiện hành vi phạm pháp luật trong khi thi hành công

vụ bị gánh chịu TNVC thực chất là họ bị buộc phải chịu hậu quả bất lợi về tàisản Việc truy cứu TNVC đối với công chức do các chủ thể có thẩm quyền ápdụng Các chủ thể có thẩm quyền ở đây phải được trao quyền lực nhà nước,nhân danh nhà nước để thực hiện việc áp dụng dạng TNVC đối với công chức.Quyết định áp dụng chế tài pháp luật nhằm truy cứu TNVC đối với công chức

được ban hành đơn phương, nhưng có tính bắt buộc thi hành đối với công chức

bi truy cứu TNVC và được nhà nước bao dam thi hành.

* TNVC đối với công chức có những đặc điểm riêng như sau:

Thứ nhất: Chủ thể gánh chịu TNVC là công chức gây thiệt hại trong

khi thi hành công vụ.

Trang 32

cho những quyền hạn nhất định để thực hiện công vụ phục vụ nhân dân Thựchiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được nhà nước giao phó là bổn phận, nghĩa vụmang tính pháp lý của công chức Công chức không thực hiện đúng bổn phận,nghĩa vụ pháp lý của mình, vi phạm những điều pháp luật ngăn cấm trong hoạt

động công vu thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm sé bị truy cứu các dạng TNPL nhất định Nếu trong khi thi hành công vụ, công chức thực

hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của nhà nước hoặc củangười khác, sẽ bị gánh chịu TNVC nhằm khắc phục, bù đắp thiệt hại đã xảy

ra, tạo sự ổn định và đảm bảo sự phát triển bình thường cho các quan hệ xã hội

đã bị xâm hại.

Chỉ công chức mới là đối tượng chịu TNVC đối với công chức, điều đókhông có nghĩa dấu hiệu "công chức” là một dấu hiệu ưu đãi hay giảm nhẹtrong việc truy cứu TNVC và cũng không phải là dấu hiệu để tăng nặng hình

thức, mức độ BTTH Do đặc tính riêng của việc thi hành công vụ, pháp luật có

thể quy định miễn, giảm mức độ BTTH trong TNVC đối với công chức, nhưngviệc miễn, giảm mức BTTH này không phải vì lý do công chức là chủ thể bị

truy cứu trách nhiệm mà do tính chất của công vụ, nhiệm vụ Hơn nữa trong

timg trường hợp cụ thể, việc miễn, giảm mức BTTH phải căn cứ vào hình thức,mức độ lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

Thu hai: TNVC đối với công chức phát sinh trên co sở vi phạm pháp luật, gay thiệt hại về tài san được thực hiện trong khi thi hành công vụ.

Đây là dấu hiệu đặc trưng có vai trò quyết định tính chất của việc

BTTH sẽ là TNVC đối với công chức hay việc BFTH theo các dạng TNPL khác.

Hành vi vi phạm pháp luật của công chức trong hoạt động công vụ rat đa dạng

vẻ hình thức biểu hiện Nó có thể là các hành vi vi phạm nghĩa vụ công chức,

vì phạm các điều pháp luật cấm, vi phạm do kéo dai việc giải quyết các vấn đề

Trang 33

Thứ ba: TNVC đối với công chức là loại TNPL trước nhà nước.

Nếu can cứ vào chủ thể trong mối quan hệ TNPL thì có TNPL trước nhànước và TNPL trước chủ thể khác có quyền hoặc lợi ích hợp pháp bị hành vi viphạm pháp luật xâm hại TNVC đối với công chức là loại TNPL trước nhà nước

Công chức gánh chịu TNVC phải chịu trách nhiệm trước nhà nước cho dù tài sản

bị thiệt hai do hành vi trái pháp luật của công chức gây ra trong khi thi hành công

vụ là tài sản của nhà nước hoặc tài sản của người khác Điều này xuất phát từnguyên tắc: công chức phải chịu trách nhiệm về hành vi công vụ của mình trước

nhà nước Công chức được giao những quyền hạn nhất định để hoàn thành chức

trách nhiệm vụ của mình, phải có nghĩa vụ hoàn thành một cách tốt nhất công vụđược giao Nếu trong khi thi hành công vụ, công chức đã thực hiện hành vi tráipháp luật gây thiệt hại về tài sản mà hành vi đó được thực hiện do lỗi của công

chức thì công chức đã có lỗi trong quan hệ lao động đối với nhà nước, do đó công

chức phải gánh chịu trách nhiệm trước nhà nước Mặt khác, khi công chức thi

hành công vụ là công chức đang đại diện cho nhà nước để thực hiện những hoạt

động vì mục đích chung của cộng đồng, của xã hội Nếu trong khi thi hành công

vụ, công chức gây thiệt hại về tài sản của người khác, nhà nước sẽ đứng ra bồi

thường cho người bị thiệt hại Do đó, không còn quan hệ bồi thường trực tiếp giữa

công chức với người bị thiệt hại, mà công chức sẽ phải chịu TNVC về phần lỗi

của mình trước nhà nước.

TNVC đối với công chức là loại trách nhiệm trước nhà nước, do đó

hậu quả bất lợi mà công chức bị gánh chịu trước nhà nước không thể là những

biện pháp do công chức và chủ thể có thẩm quyền truy cứu TNVC tự thỏa

Trang 34

thuận, mà phải là những biện pháp cưỡng chế được dự liệu trong chế tài pháp luật Mức BTTH phải được quyết định bởi quyết định áp dụng pháp luật mang

tính nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định trên cơ sở pháp

luật Điều đó cũng có nghĩa là nguyên tắc BTTH trong TNVC đối với công

chức không thể là nguyên tắc thỏa thuận, tự định đoạt như nguyên tắc BTTHtrong giao dịch dân sự, mà phải là nguyên tắc quyết định hành chính dựa trên

cơ sở thiệt hại thực tế, kết hợp xem xét các yếu tố nhân thân công chức Sở di phải áp dụng nguyên tắc đó vì công chức với nghĩa là người hoạt động phục

vụ công quyền, nhà nước là thiết chế chính trị đại diện cho dân chúng, tài sản

nhà nước là tài sản của toàn dân Nếu áp dụng nguyên tắc thỏa thuận, tự định

đoạt mức BTTH trong TNVC đối với công chức sẽ không đảm bảo tính khách quan, không đặc quyền đặc lợi của công chức Mặt khác, nếu áp dụng nguyên tác thỏa thuận, tự định đoạt mức BTTH trong TNVC đối với công chức còn có

thể tạo điều kiện cho việc lạm dụng quyền lực nhà nước để trục lợi cá nhân

Thứ tu TNVC đối với công chức thường được áp dụng đồng thời với

trách nhiệm kỷ luật.

Môi hành vi vị phạm pháp luật có thể đồng thời xâm hai đến nhiều

khách thể khác nhau, có nghĩa là đồng thời xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội

được pháp luật bảo vệ Trong những trường hợp như vậy, người thực hiện hành

vị vị phạm pháp luật, sẽ có thể đồng thời phải gánh chịu nhiều dạng TNPL

khác nhau có tính trừng phạt của nhà nước Hành vi vi phạm pháp luật gây

thiệt hại tài sản do công chức thực hiện trong khi thi hành công vụ luôn đồng

thời xâm hại đến quan hệ sở hữu và quan hệ kỷ luật công vụ, do đó công chức thường đồng thời bị truy cứu TNVC và trách nhiệm kỷ luật Tuy nhiên, công

chức không thể đồng thời phải gánh chịu TNVC và trách nhiệm BTTH dân sự

vì bản chất của hai đạng TNPL này đều là BTTH Công chức không thể đồng

thời gánh chịu hai lần bồi thường cho một vi phạm pháp luật gây thiệt hại.

Do hành vi trái pháp luật thực hiện khi công chức thị hành công vu gây

thiệt hại về tài sản luôn đồng thời xâm hại đến quan hệ sở hữu và trật tự công

Trang 35

vụ, nên TNVC đối với công chức có đặc điểm thường áp dụng đồng thời với

trách nhiệm kỷ luật Do đó có quan điểm cho rằng, TNVC đối với công chức là

một biện pháp cưỡng chế nằm trong trách nhiệm ky luật đối với công chức Theo chúng tôi, không nên coi chế tài buộc công chức phải BTTH là một biện pháp

cưỡng chế nằm trong trách nhiệm kỷ luật, mà nó là hậu quả pháp lý bất lợi có đủcác yếu tố cấu thành một loại TNPL độc lập với các đặc điểm chung riêng

Trong những trường hợp nhất định, nếu hành vi gây thiệt hại không xâm hại

trật tự công vụ đến mức bị truy cứu trách nhiệm kỷ luật thì TNVC có thể được

áp dụng độc lập không đi cùng với trách nhiệm kỷ luật

Thứ năm: TNVC đối với công chức được xem xét trên cơ sở thiệt hại

thực tế, lỗi và các yếu tố miễn, giảm bồi thường.

Xét về khía cạnh công bằng xã hội thì người thực hiện hành vi có lôi,gây ra thiệt hại, phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường một khoản tiền bằng giátrị thiệt hại đã xảy ra, nhằm khắc phục thiệt hại được xem là công bằng Tuynhiên, công bằng không có nghĩa là bằng nhau trong mọi trường hợp Trong

nhiều trường hợp, yếu tố công bằng lại được đảm bảo bởi sự không "bằng

nhau” TNVC đối với công chức gây thiệt hai trong khi thi hành công vụ là

một trường hợp cụ thể mà yếu tố công bằng cần được bảo đảm bởi sự không

bằng nhau giữa thiệt hại và mức bồi thường Tuy nhiên, mức độ không "bằng

nhau" đó phải được xem xét trên các yếu tố thiệt hại thực tế, tính chất củahành vi gây thiệt hại và lỗi Chính điều này đã cho phép có được sự công bằng

phù hợp với dạng trách nhiệm BTTH đặc biệt - TNVC đối với công chức.

Đối với TNVC, việc quyết định mức bồi thường ngoài việc căn cứ vào

thiệt hại thực tế, cần căn cứ vào các yếu tố lỗi, tính chất của hành vi gây thiệthại là điều cần thiết, nhằm đạt được các mục đích của TNVC đối với công chức.Không phải bao giờ công chức gây thiệt hại cũng phải bồi thường toàn bộ thiệthại Trường hợp công chức thi hành công vụ vi phạm pháp luật với lỗi cố ý gâythiệt hại, hoặc nhằm mục đích vụ lợi thì việc bồi thường đối với công chức được

quyết định trên nguyên tắc buộc bồi thường toàn bộ, trường hợp công chức gây

Trang 36

thiệt hai do vô ý trong khi thi hành công vu cần có su cân nhac, xem xét đếncác yếu tố là căn cứ giảm mức bồi thường Đặc điểm này xuất phát từ vấn đề

hành vi gây thiệt hại của công chức gắn liền với việc thi hành công vụ Tuy

nhiên, cần phân biệt các yếu tố là căn cứ lượng mức bồi thường khác với các yếu

tố là căn cứ để xét giảm mức bồi thường trong chế độ TNVC đối với công chức

Chính việc quyết định mức BTTH có dựa trên các yếu tố trên đây góp

phần đảm bảo truy cứu TNVC đối với công chức được khách quan, công bang,

hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến tính chủ động của công chức

trong thi hành công vụ Xác định đặc điểm này của TNVC đối với công chức

rất có ý nghĩa trong hoạt động xây dựng pháp luật, tránh hiện tượng xây dựng

pháp luật về TNVC đối với công chức quá thiên về khía cạnh bồi thường tài

sản ngang bằng, dân đến tình trạng vì quá e ngại phải chịu TNVC mà công

chức nảy sinh tư tưởng thụ động đối với việc thi hành công vu.

Xác định các đặc điểm của TNVC đối với công chức có tác động tích

cực đến việc ban hành pháp luật về TNVC, giúp cho pháp luật phù hợp với thực tiễn, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.

1.1.3 Mục đích của trách nhiệm vật chất đối với công chức

Xác định mục đích của một loại TNPL cần xuất phát từ chính vai trò của nó đối với xã hội, đồng thời căn cứ vào đối tượng áp dụng của loại TNPL

đó TNVC đối với công chức là loại TNPL áp dụng trong hoạt động công vụ

của nhà nước với vai trò chính là nhằm nâng cao trách nhiệm và kỷ luật công vụ,hoàn thiện đội ngũ công chức Hành vi công vụ của công chức nhằm thiết lập,

duy trì trật tự xã hội Khi thi hành công vụ, công chức với danh nghĩa đại diện

cho nhà nước để thi hành quyền lực công Trong quá trình đó, không thể loại trừtuyệt đối khả năng xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác

một cách vô tình hay hữu ý Vấn đề quan trọng là nhà nước phải có phương thức

để khắc phục, sửa chữa, ngăn chặn việc lợi dụng quyền lực nhà nước để thực

hiện những hoạt động vì mục đích cá nhân Pháp luật về TNVC đặt ra nghĩa

Trang 37

vụ đối với công chức phải BTTH, trong tường hợp thi hành công vụ gây thiệt

hại tài sản của nhà nước hoặc tài sản của các chủ sở hữu hợp pháp khác là một

cách thức hữu hiệu cho việc tự hoàn thiện đội ngũ công chức nhà nước TNVC

đối với công chức được đặt ra nhằm hướng đến những mục đích sau:

Thứ nhất: TNVC đối với công chức có mục đích giáo dục nhằm nang

cao đạo đức công vụ.

TNVC đối với công chức hướng vào mục đích chính là nhằm giáo dục

ý thức bảo vệ tài sản nhà nước, tài sản của các chủ sở hữu hợp pháp khác và nâng cao đạo đức công vụ của công chức Đây là mục đích có tính chất xác định đặc tính riêng của TNVC đối với công chức về phương thức bồi thường

và mức BTTH Mục đích giáo dục của TNVC phụ thuộc rất lớn vào mục dich

trừng phạt có phù hợp hay không Ca hai thái cực của sự trừng phạt là quá

nhiều hoặc quá ít đều dan đến triệt tiêu tính giáo dục của TNVC Với mức độtrừng phat hợp lý, TNVC đối với công chức sẽ tác động đến nhận thức củacông chức, tạo ra sự thay đổi về thói quen tâm lý trong thi hành công vụ, công

chức sẽ thận trọng hơn, có ý thức tôn trong hơn đối với tài sản nhà nước và tài san của các chủ sở hữu hợp pháp khác trong hành vi thi hành công vụ TNVC

có tính giáo dục đối với chính công chức đã vi phạm pháp luật đồng thời có

tính giáo dục, phòng ngừa chung đối với công chức thi hành công vu.

Thứ hai: TNVC đối với công chức nhằm mục đích khắc phục thiệt hạibảo vệ tài sản nhà nước.

Mac dù mục đích khác phục thiệt hại của TNVC đối với công chức trong

nhiều trường hợp thể hiện không rõ nét, do mục đích giáo dục thể hiện nổi trội

Song, với ban chất là dạng trách nhiệm BTTH thì TNVC đối với công chức không

thể không có mục đích tu thân là nhằm khắc phục thiệt hại Việc bảo vệ tài san nhanước trong quá trình thực thi công vụ là nguyên tắc bắt buộc đối với công chức

Do đó, mục đích khắc phục thiệt hai của TNVC không thể không dat ra Tuy nhiên

tính chất yêu cầu khắc phục thiệt hại có sự ảnh hưởng khác nhau đến việc giải

Trang 38

quyết bồi thường trong từng trường hợp cụ thể và phụ thuộc vào tính chất mức độ

gây thiệt hại của hành vi vi phạm pháp luật, mức độ lỗi của công chức gây thiệt hai.

Thứ ba: TNVC đối với công chức có mục đích bảo vệ công vụ.

"Công vụ là hoạt động mang tính nhà nước, nhằm thực hiện các chức

năng của nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, lợi ích chính đáng của các

tổ chức và cá nhân” [63, tr 198] Hoạt động công vụ chủ yếu được thực hiện bởi

đội ngũ công chức Đội ngũ công chức là một trong những nhân tố đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhà nước Hoạt động của bộ máy nhà nước có hiệu quả

hay không, phần lớn phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ, công chức Một đội ngũ cán

bộ, công chức có trình độ chuyên môn cao, có năng lực, đạo đức tốt, có ý thức kỷ

luật và lòng nhiệt tình, trung thành với chính quyền sẽ là cơ sở vững chắc quyếtđịnh moi su thang lợi trong hoạt động của nhà nước Chính vì lẽ đó, hơn bao giờ

hết pháp luật về TNVC đối với công chức cần chú ý đúng mức đến sự ảnh hưởng

của hoạt động công vụ đối với công chức trong trường hợp gây thiệt hại trong khi

thi hành công vụ, nhằm đảm bảo công bằng, khách quan khi áp dụng chế độ

TNVC Yếu tố tâm lý của công chức, tin tưởng vào sự bảo vệ của pháp luật đối với người thi hành công vụ là một động lực thúc đẩy lòng nhiệt tình, củng cố ý

chí và sự trung thành với chế độ, với nhà nước.

Suy đến cùng, việc áp dụng TNVC đối với công chức là nhằm mục đích

bảo vệ công vụ, bảo vệ trật tự công vụ tránh khỏi sự xâm hại của vi phạm pháp

luật Chính điều đó đòi hỏi pháp luật về TNVC đối với công chức phải đảm bảo tính hợp lý để có thể đồng thời đảm bảo tính răn đe, giáo dục nhưng không

gây ra ảnh hưởng xấu đến tính chủ động, tích cực của công chức khi thi hành

công vụ Pháp luật về TNVC đối với công chức không nên mang nặng tính truy phạt, mà cần xác định mức bồi thường trên cơ sở kết hợp đánh giá thiệt hại thực tế, tính chất mức độ lỗi và yếu tố nhân thân công chức gây thiệt hại.

Pháp luật TNVC đối với công chức cần cân nhắc để xác định cụ thể

những yếu tố là điều kiện áp dung TNVC khi công chức gây thiệt hại Dac

biệt yếu tố "công vụ” phải được quy định cụ thể Pháp luật phải xác định được

Trang 39

những tiêu chí để đánh giá hành vi gây thiệt hại của công chức như thế nào là

thực hiện trong khi dang thi hành công vụ Trên cơ sở quy định của pháp luật,

chủ thể có thẩm quyền truy cứu TNVC sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc

thi hành công vụ đến hành vi gây thiệt hại, đánh giá mức độ lỗi của công chức để

quyết định mức bồi thường, bồi hoàn thiệt hại Nếu tính chất công vụ ảnh hưởng quá lớn đến hành vị gây thiệt hại hoặc vì lý do thi hành công vụ mà công chức

không thể có sự lựa chọn nào khác thì công chức không phải chịu trách nhiệm

đối với thiệt hại xảy ra Nếu vi phạm pháp luật, gây thiệt hại chưa đến mức bị coi là tội phạm thi công chức phải bồi thường theo chế độ TNVC Ngược lai,

nếu công chức lợi dụng tính chất thi hành công vụ để thực hiện hành vi trái

pháp luật, mưu cầu lợi ích cá nhân, bất chấp thiệt hại xảy ra thì cần phải xử lý

nghiêm khắc Trong trường hợp đó, ngoài việc chịu trách nhiệm bồi thường toàn

bộ thiệt hại, tùy theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp

luật, công chức sẽ bị truy cứu các dạng TNPL có tính trừng phạt nghiêm khắc.

Muốn đạt được mục đích của TNVC đối với công chức đòi hỏi pháp

luật phải dam bảo được tính nghiêm minh của pháp luật, nhưng không làm ảnh hưởng đến tính chủ động của công chức trong khi thi hành công vụ Việc giảm mức BTTH so với thiệt hại thực tế trong TNVC đối với công chức phải dam bảo một tỷ lệ hợp lý, tùy thuộc vào tính chất từng vụ việc Nếu mức bồi

thường giảm quá nhiều TNVC đối với công chức sẽ mất đi thuộc tính vốn có của một dang TNPL đó là tính trừng phạt, pháp luật sẽ bị coi thường và chế định

TNVC đối với công chức sẽ trở thành hình thức Ngược lại, nếu luôn luôn áp

dụng nguyên tac bồi thường toàn bộ thì TNVC sẽ không còn mang tính đặc thù của dang TNPL được áp dụng đối với công chức gây thiệt hai trong khi thi

hành công vụ Pháp luật TNVC đối với công chức sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến tính chủ động trong việc thực thi công vụ của công chức.

Để ngăn ngừa lợi dụng tính chất đặc thù của chế định TNVC đối vớicông chức, pháp luật cần quy định cụ thể điều kiên để áp dụng TNVC đối với

công chức Theo chúng tôi các điều kiện cần được xác định là:

Trang 40

không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của nhà nước hoặc của người khác.

- Mức bồi thường chi được xét miễn, giảm trong trường hợp lỗi vô ý đối với thiệt hại và các điều kiện về nhân thân công chức do pháp luật qui định

Nếu hành vi vi phạm của công chức không đáp ứng một trong các điêu

kiện trên thì không thể áp dụng BTTH theo chế độ TNVC đối với công chức

Mục đích của chế định TNVC đối với công chức được đảm bảo, sẽ không làm

mất đi tính nghiêm khắc của pháp luật đồng thời giải tỏa tâm lý lo ngại phảigánh chịu TNVC ảnh hưởng tiêu cực đến việc thi hành công vụ, tạo điều kiện

để công chức yên tâm thi hành công vụ và việc BTTH của công chức sẽ được

giải quyết khách quan.

Thu tu: TNVC đối với công chức có mục đích trừng phạt.

Tính trừng phạt được xem như một thuộc tính vốn có của TNPL Là

một dạng TNPL, TNVC đối với công chức không nằm ngoài đặc tính đó Tínhtrừng phạt của TNVC được hiểu theo nghĩa là nhà nước đã hạn chế, tước bỏ

quyền tài sản của công chức vị phạm pháp luật Nội dung TNVC đối với công

chức là biện pháp cưỡng chế nhà nước buộc công chức phải BTTH, thể hiện sự

phan ứng của nhà nước đối với công chức thực hiện hành vi trái pháp luậttrong khi thi hành công vụ gây ra thiệt hại về tài sản Ở góc độ này TNVC có

mục đích trừng phạt để bảo vệ pháp luật Nhìn nhận nội dung TNVC là biệnpháp cưỡng chế nhà nước, buộc công chức phải BTTH đã thể hiện TNVC có

tính trừng phạt là buộc công chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi Với tính

chất là một biện pháp cưỡng chế thể hiện bằng bạo lực nhà nước có tổ chức,chống lại sự vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ Mục đích trừng

phạt của TNVC suy cho cùng xuất phát từ chức năng bảo vệ trật tự xã hội nói chung và trật tự công vụ nói riêng của pháp luật.

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số liệu trên cho thấy, nhận thức của cán bộ, công chức về pháp luật TNVC đối với công chức là rất thấp, ngay cả những cán bộ, công chức hoạt động chuyên về pháp luật hoặc làm việc tại các cơ quan được xã hội đánh giá là hiểu biết pháp luật, thì ti lệ - Luận án tiến sĩ Luật học: Trách nhiệm vật chất đối với công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Bảng s ố liệu trên cho thấy, nhận thức của cán bộ, công chức về pháp luật TNVC đối với công chức là rất thấp, ngay cả những cán bộ, công chức hoạt động chuyên về pháp luật hoặc làm việc tại các cơ quan được xã hội đánh giá là hiểu biết pháp luật, thì ti lệ (Trang 142)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w