MỤC LỤC
Trong trường hợp này, nếu không xem xét một cách toàn diện tính chất ảnh hưởng của việc thị hành công vụ đến hành vi gây thiệt hại, buộc công chức đang thi hành công vụ phải trực tiếp bồi thường cho người bị thiệt hai theo nguyên tac BTTH ngoài hợp đồng thông thường ma không áp dụng dạng TNVC của công chức (trách nhiệm BTTH đặc biệt đối với công chức dang thi hành công vụ) thì sẽ là không công bảng đối với công chức đang thi hành công vụ. Hơn nữa, "việc nhà nước qui định trách nhiệm pháp lý của mình hoàn toàn không phải là hạn chế quyền lực hay chủ quyền trong mối quan hệ với công dân, mà chính việc nâng cao trách nhiệm của nhà nước, là biện pháp bảo đảm cho các quyền tự do của công dân, bảo đảm thực thi những chủ trương, chính sách pháp luật mang tính cải cách trong xã hội, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của nhà nước, làm tang sự tin tưởng của công dân vào bộ máy nhà nước" [2, tr.
Nếu coi TNVC đối với công chức là một dạng trách nhiệm BTTH đặc biệt mà chủ thể gánh chịu chỉ là công chức thi hành công vụ đã gây thiệt hại, theo đó TNVC đối với công chức có những nguyên tắc riêng cho việc xác định mức BTTH, phân biệt nó với dạng trách nhiệm BTTH khác và TNVC đối với công chức được nhìn nhận là dạng trách nhiệm nội bộ trong hoạt động của bộ máy nhà nước do pháp luật hành chính qui định, thì hoạt động truy cứu TNVC là hoạt động hành chính, do các chủ thể có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước tiến hành, thủ tục truy cứu TNVC sẽ là thủ tục hành chính. Nếu coi TNVC đối với công chức là dạng trách nhiệm BTTH thông thường, xác định nghĩa vụ của công chức gây thiệt hai trong khi thi hành công vụ phải BTTH theo nguyên tắc ngang bằng giá trị, không xét đến tính chất của hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại do công chức thực hiện trong khi thi hành công vụ, thì TNVC đối với công chức không tách riêng khỏi trách nhiệm BTTH dân sự và sẽ được truy cứu theo thủ tục tư pháp, do Tòa án giải quyết vụ án BTTH theo thủ tục do luật tố tụng dân sự quy định.
Quan điểm này, được đặt ra trên cơ sở quan niệm về TNVC đối với công chức ở góc độ là dạng trách nhiệm BTTH đặc biệt, áp dụng trong trường hop vi phạm pháp luật do công chức thực hiện gắn liền với việc thi hành công vụ và không phải là tội phạm, mục đích chính của TNVC không phải là trừng phạt hay bù đắp thiệt hại, mà chủ yếu nhằm giáo dục ý thức ky luật, nâng cao đạo đức công vu. Mat khác, xét về khả năng tài chính của nhà nước thì những thiệt hại về tài sản bị mất mát, hư hỏng do hành vi vi phạm pháp luật chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình su của công chức gây ra sẽ không đến mức làm ảnh hưởng đến khả năng tài chính của nhà nước, do đó không cần đặt ra thiệt hại gián tiếp để yêu cầu công chức phải bồi thường giống như trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng thông thường.
Với cách lập luận như vậy, công chức vị phạm pháp luật gây thiệt hai trong khi thi hành công vụ thì trước hết nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại còn việc xử lý đối với công chức đến đâu là thuộc về nhà nước với vai trò người sử dụng lao động đối với công chức - người lao động làm công ăn lương. Pháp luật quy định cụ thể về dạng TNVC đối với công chức trong trường hợp công chức thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản, chủ yếu nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của công chức trong khi thi hành công vụ, giáo dục ý thức kỷ luật công vụ, tôn trọng tài sản của nhà nước và của các chủ sở hữu hợp pháp khác.
Nhận xét này biểu hiện cụ thể trong Điều 8 của Nghị định 195-CP "Những người vi phạm kỷ luật lao động do cố ý hoặc vì thiếu trách nhiệm mà làm thiệt hại lớn đến tài sản, kế hoạch của nhà nước, đến sức khỏe và sinh mệnh của người khác thì ngoài việc xử lý kỷ luật do điều lệ quy định còn có thể bị truy tố trước Tòa án”. Nghị định này đã quy định cụ thể về nguyên tắc chung, căn cứ, mức bồi thường và phương thức bồi thường cũng như thủ tục áp dụng trách nhiệm BTTH của "công nhân, viên chức do vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm mà gây ra thiệt hai" (cụm từ sử dung trong Nghị định 49-CP ngày 9-4-1968 ban hành chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân, viên chức đối với tài sản của nhà nước).
Điều | khoản | của Nghị định 118/2006/ ND-CP đã qui định gián tiếp về vi phạm pháp luật dan đến TNVC đối với công chức, thông qua qui định về phạm vi áp dụng của Nghị định: "Nghị định nay qui định về xử lý trách nhiệm vat chất đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm các qui định của pháp luật, làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự". Hiện nay, cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan của bộ máy nhà nước, như các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và các tổ chức hành chính - các tổ chức tham mưu, hoạch định thể chế, chính sách và tổ chức thừa hành, thực thi pháp luật thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ bao gồm: các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra, Văn phòng Bộ, và các tổ chức có tên gọi khác; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.
Sô liệu khảo sát ý kiến của công chức trên đây thể hiện phần đông cán bộ, công chức ủng hộ quan điểm về khu vực hoạt động công vụ phục vụ xã hội của công chức là trong các cơ quan nhà nước, mặc dù pháp luật hiện hành qui định cán bộ, công chức hiện nay có thể làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và trong các đơn vị sự nghiệp do cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội thành lập và cả trong một số doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có phần vốn góp nhà nước. Qua số liệu điều tra thấy rằng có hai xu hướng chính, thể hiện mong muốn của cán bộ, công chức về việc qui định mức xử lý bồi thường trong TNVC đối với công chức gây thiệt hai trong khi thi hành công vụ là: những người cho rằng nguyên nhân chủ yếu của việc công chức gây thiệt hại trong khi thi hành công vụ là do trình độ, năng lực yếu và không thận trong thì mong muốn pháp luật qui định theo xu hướng mức bồi thường được giảm nếu gây thiệt hai do lỗi vô ý, công chức có nhân thân tốt.
Trong Nghị định số 84/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 qui định về BITH, xử lý kỷ luật, xử phat vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, có phân biệt TNPL của cán bộ, công chức vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong khi thi hành công vụ và trường hợp vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không gắn với thi hành công vụ, nhưng trong Nghị định này chỉ dùng khái niệm "trách nhiệm bồi thường thiệt hại" đối với cán bộ, công chức mà không dùng khái niệm TNVC đối với cán bộ, công chức. Trong bối cảnh hiện nay, Đảng và Nhà nước tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, thì hoàn thiện pháp luật về TNVC đối với công chức theo hướng ban hành một văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao, có độ bao quát chung điều chỉnh việc xử lý TNVC trong các lĩnh vực của quản lý nhà nước là điều cần thiết, nhằm góp phần xây dựng đội ngũ công chức vững mạnh, trong sạch, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước.
Phỏp luật TNVC cần phải được hoàn thiện theo hướng xỏc định rừ cỏc biện pháp chế tài đối với người có thẩm quyền xử lý TNVC mà không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình và đối với công chức vi phạm pháp luật gây thiệt hai trong khi thi hành công vụ đã cố ý trì hoãn không thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo chế độ TNVC nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm công vụ của công chức. Pháp luật về công chức nói chung và pháp luật về TNVC đối với công chức nói riêng được hoàn thiện sẽ là yếu tố quan trọng để tiến hành cải cách hành chính, xây dựng đội ngũ công chức trong sạch, vững mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập các mối quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới và trong khu vực.
Bên cạnh việc đổi mới các quy định pháp luật nhằm củng cố và tăng cường hoạt động quản lý vĩ mô của nhà nước, cần thiết phải xây dựng một cơ chế hữu hiệu để thực hiện có hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với các đối tượng quản lý, kịp thời phát hiện tiêu cực, và những hành vi vi phạm pháp luật làm thiệt hại tài sản của nhà nước trong các quá trình quản lý kinh tế, văn hóa - xã hội. Nếu pháp luật TNVC đối với công chức chỉ quan tâm đến việc bảo vệ toàn vẹn tài sản của nhà nước mà đặt ra các qui định về bồi thường đối với công chức quá khat khe, dựa trên nguyên tắc bồi thường toàn bộ của luật dân sự thì một vấn đề tất yếu sẽ xảy ra, đó là không tránh khỏi tâm lý lo ngại về việc phải gánh chịu TNVC mà hạn chế đi lòng nhiệt tình, sự năng động, công chức không còn muốn tìm tòi sáng tạo trong thi hành công vu.
Để khẳng định pháp luật TNVC đối với công chức là một chế định pháp laật về BTTH đặc biệt, có những điểm khác cơ bản với chế định BTTH ngoài 1ợp đồng của luật dân sự, thì pháp luật cần xác định phạm vi áp dung của prdp luật TNVC hay cơ sở làm phát sinh TNVC đối với công chức chỉ là những vi phạm pháp luật gây thiệt hại tài sản do cán bộ, công chức thực hiện trong chi thi hành công vụ. Khi tài sản thuộc sở hữu của cơ quan, tổ chức đó bị thiệt hại, thì cơ quan, tổ chức sẽ giải quyết vấn đề bồi thường theo qui định đã được thống nhất của cơ quan, tổ chức đó hoặc theo nguyên tắc chung của BLDS mà không cần bắt buộc phải theo nguyên tắc quyết định hành chính trên cơ sở thành lập các hội đồng giải quyết bồi thường như pháp luật hiện hành đang qui định về việc xử lý TNVC đối với công chức.
Trước đây, theo Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17-11-1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và TNVC đối với công chức, tuy không phân biệt rừ ràng căn cứ để xột mức bồi thường và căn cứ để xột miễn, giảm bồi thường, nhưng tại Điều 23 có qui định chung: "Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, tính chất hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại tài sản thực tế và cần xét đến thực trạng hoàn cảnh gia đình, nhân thân của công chức gây thiệt hại". Qui định cụ thể, rừ ràng về căn cứ để xột miễn, giảm bồi thường trong trường hợp gây thiệt hai do lỗi vô ý trong khi thi hành công vụ, gồm các yếu tố về nhân thân như hoàn cảnh kinh tế, thâm niên công tác, quá trình cống hiến của công chức cũng là một trong những điều kiện đảm bảo cho pháp luật TNVC đối với cán bộ, công chức có tính trừng phạt nhưng không ảnh hưởng tiêu cực đến tính nang động, sáng tạo của cán bộ, công chức thi hành công vụ, đồng thời hướng đến mục đích chính là giáo dục nâng cao đạo đức công vụ.