Công chức hành chính là những công dân được tuyểndụng, bổ nhiệm vào một vị trí trong bộ máy hành chính nhà nước; được sửdụng quyền lực nhà nước trong thực thi công vụ để quản lý các lĩnh
Trang 1BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
-BÀI TIỂU LUẬN KIỂM TRA HỌC PHẦN
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨC CÔNG VỤ
Tên đề tài: Đánh giá về Quy định quyền lợi của công chức và nêu những khó khăn trog việc thực hiện quyền lợi của công chức ở Việt Nam hiện nay
Lớp : LH8.TN2 Khóa 8
Ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Giảng viên dạy : TS Lê Cẩm Hà
Đắk Lắk, tháng 10 năm 2021
Trang 2BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
-BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ HỌC PHẦN: TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYỀN HÀNH PHÁP
Tên đề tài: Bằng lý luận và thực tiễn hãy chứng minh: Quyền hành pháp là
quyền có nhiều quyền lực nhất và dễ bị tha hóa nhất.
Đắk Lắk, tháng 10 năm 2021
Trang 3MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu 1
Phần II: Nội dung chính 2
1 Khái niệm và đặc điểm của Công chức: 2
1.1 Khái niệm về công chức: 2
1.2 Đặc điểm của công chức: 2
2 Quyền lợi của công chức: 4
2.1 Quy định về quyền lợi của công chức hiện nay: 4
2.2 Đánh giá về quy định Quyền lợi của công chức hiện nay: 6
3 Những khó khăn trong việc thực hiện quyền lợi của công chức ở Việt Nam hiện nay: 8
4 Phương hướng nhằm thực hiện tốt quyền lợi của công chức trong thời gian tới 10
PHẦN III: Kết luận 14
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 4Phần I: Mở đầu
Nền hành chính nhà nước là hệ thống các yếu tố hợp thành một thiết chế về
tổ chức bộ máy, nguồn lực công và cơ chế hoạt động để thực thi quyền hành pháp Theo đó, cấu trúc nền hành chính của mỗi quốc gia được thiết lập trên
cơ sở các yếu tố: 1) Thể chế hành chính nhà nước; 2) Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; 3) Đội ngũ công chức hành chính; 4) Nguồn lực tài chính và
cơ sở vật chất kỹ thuật Công chức hành chính là những công dân được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một vị trí trong bộ máy hành chính nhà nước; được sử dụng quyền lực nhà nước trong thực thi công vụ để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm việc hiện thực hóa các mục tiêu định hướng của đảng cầm quyền Đội ngũ cán bộ, công chức là lực lượng vận hành bộ máy nhà nước, giúp cho hoạt động của Nhà nước thông suốt từ Trung ương đến địa phương
Ở Việt Nam, công chức hành chính đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự, kỷ cương và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của tổ chức, công dân theo quy định của pháp luật Công chức “là công bộc của dân” có trách nhiệm xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân Đội ngũ công chức hành chính có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội phù hợp với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Để giúp công chức thực hiện tốt chức trách của mình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tập trung vào những nội dung như: hoàn thiện hệ thống thể chế về công chức, xây dựng kế hoạch và quy hoạch đội ngũ công chức, tuyển dụng công chức, đào tạo, bồi dưỡng công chức, bố trí, sử dụng công chức hành chính nhà nước, đảm bảo các điều kiện làm việc và thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức
Trang 5Phần II: Nội dung chính
1 Khái niệm và đặc điểm của Công chức:
1.1 Khái niệm về công chức:
Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008 sửa đổi bổ sung năm
2019 quy định: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
1.2 Đặc điểm của công chức:
Về tính chất công việc:
Công chức là người làm việc thường xuyên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhất định và có tính chuyên môn nghiệp vụ rõ rệt Tính thường xuyên thể hiện ở việc tuyển dụng là không giới hạn về thời gian Tính chuyên môn nghiệp vụ được thể hiện bằng việc được xếp vào một ngạch Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Ngạch bao gồm: chuyên viên cao cấp và tương đương; chuyên viên chính và tương đương; chuyên viên và tương đương; cán sự và tương đương; nhân viên Như vậy, công chức là chuyên viên cao cấp tương đương có thứ bậc về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ là cao nhất, thứ bậc đó giảm dần cho đến nhân viên
Về con đường hình thành:
Có hai con đường hình thành là thông qua tuyển dụng và bổ nhiệm Việc tuyển dụng do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được giao
Cơ quan thực hiện việc tuyển dụng bao gồm những cơ quan đó là: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước; Văn
Trang 6phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội Các cơ quan này đều tiến hành tuyển dụng trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý Ví dụ: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành tuyển dụng trong các Văn phòng Ủy ban nhân dân, các sở, các đơn
vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân…
Người được tuyển dụng phải là người đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2019 và không phải những người được quy định tại khoản 2 Điều
36 Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện người được tuyển dụng phải trải qua kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định của pháp luật Thi tuyển là một phương thức tuyển dụng, trong đó, hình thức, nội dung thi tuyển phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ
và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng
Bên cạnh đó, đối với những người thỏa mãn các điều kiện tuyển dụng và cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển Người được tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định của Chính phủ
Hết thời gian tập sự, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người đó; nếu đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý công chức quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch Bên cạnh việc bổ nhiệm vào một ngạch sau khi người được tuyển dụng hoàn thành chế độ tập sự thì bổ nhiệm còn là một con đường trực tiếp hình thành công chức
Đó là việc công chức được bổ nhiệm để giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý Việc bổ nhiệm công chức giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức
Trang 7lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan
có thẩm quyền Ví dụ: chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền bổ nhiệm giám đốc sở Như vậy, con đường hình thành công chức là tuyển dụng
và bổ nhiệm, trong đó, tuyển dụng là con đường đặc thù
Về nơi làm việc:
Nơi làm việc của Công chức rất đa dạng Nếu như cán bộ là những người hoạt động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Tổ chức chính trị – xã hội
ở Trung ương, ở Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, ở Huyện, Quận, Thị
xã, Thành phố trực thuộc Tỉnh thì Công chức còn làm việc ở cả Cơ quan, Đơn
vị thuộc Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, trong bộ máy lãnh đạo, quản
lý của đơn vị sự nghiệp công lập
Ví dụ: Khoản 2 Điều 11 Nghị định 06/2010/NĐ – CP quy định Công chức
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập như sau: “Người
đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ”.
Về thời gian công tác:
Công chức đảm nhiệm công tác từ khi được bổ nhiệm, tuyển dụng cho tới khi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động mà không hoạt động theo nhiệm kì như cán bộ (Điều 60 – Luật cán bộ, công chức năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2019 ) Chấm dứt đảm nhiệm chức vụ khi đến tuổi nghỉ hưu: Nam
đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi (Quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 73 – Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014)
Về chế độ lao động:
Công chức được biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (Điều 12 – Luật cán bộ, công chức năm 2008); đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
2 Quyền lợi của công chức:
2.1 Quy định về quyền lợi của công chức hiện nay:
Trang 8Tại Luật cán bộ công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định như sau:
Điều 11 Quyền của cán bộ, công chức đượcbảo đảm các điều kiện thi hành công vụ
1 Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ
2 Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật
3 Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao
4 Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ
5 Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ
Điều 12 Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
1 Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp
và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật
2 Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật
Điều 13 Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động Trường hợp do yêu cầu nhiệm
vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ
Điều 14 Các quyền khác của cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà
Trang 9ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để
công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2.2 Đánh giá về quy định Quyền lợi của công chức hiện nay:
Quyền của cán bộ, công chức phải đi đôi với nghĩa vụ, là điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện tốt các nghĩa vụ Quyền của cán bộ, công chức bao gồm quyền hạn, quyền lợi và các điều kiện bảo đảm thi hành công vụ Quyền của cán bộ, công chức là các quy định liên quan đến chính trị, tinh thần và vật chất khi thi hành công vụ, cụ thể như các quy định về việc tham gia hoạt động chính trị theo quy định của pháp luật; được khen thưởng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sắc công vụ; được hưởng chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và các chính sách ưu đãi Bên cạnh các quyền về vật chất và tinh thần, trong thi hành công vụ, cán bộ, công chức còn được giao quyền hạn tương xứng với nhiệm vụ, được pháp luật bảo vệ, được cung cấp các điều kiện làm việc theo quy định để thực thi công vụ ở các quốc gia, quyền lợi của công chức được bảo đảm và cung cấp với chế độ cao Việc quy định quyền của công chức là
sự thể hiện thái độ, sự quan tâm của Nhà nước và nhân dân đối với đội ngũ công chức trong nền hành chính nhà nước Đồng thời, nhấn mạnh "quyền" của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ không phải là "vô hạn" mà gắn liền với nghĩa vụ, bổn phận phục vụ nhân dân Trong khi mọi người dân được làm những việc mà pháp luật không cấm thì cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép Chấp nhận sự hạn chế về "quyền" (quyền hạn) là yêu cầu chủ yếu của cán bộ, công chức trong hoạt động công
vụ - theo quan điểm "chấp nhận sự thiệt thòi về phía Nhà nước (công chức) để đem lại lợi ích cho xã hội"Quyền của công chức là cơ sở bảo đảm, là điều kiện và phương tiện để công chức thực thi có hiệu quả chức phận được giao, tận tâm tận lực với công vụ mà không bị chi phối bởi những lo toan về cuộc sống thường ngày; là cơ sở bảo đảm cho công chức về sự thăng tiến, yên tâm trong công vụ và là động lực thúc đẩy công chức phấn đấu vươn lên Hiện
Trang 10nay, về quyền của cán bộ, công chức đã thể hiện được sự chăm lo, quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công chức thông qua các nội dung: - Hưởng lương tương xứng với nhiệm vụ, công vụ được giao, từng bước được hưởng các chính sách về nhà ở, điều kiện làm việc, đi lại Cán bộ, công chức làm việc ở vùng sâu, miền núi, vùng cao, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc làm những việc có hại cho sức khoẻ đều được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi do Chính phủ quy định - Các quyền lợi về nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng; các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí, chế độ tử tuất; quyền lợi đối với cán bộ, công chức nữ theo quy định của Luật Lao động - Được quyền tham gia hoạt động chính trị, xã hội theo quy định của pháp luật; được tạo điều kiện
để học tập nâng cao trình độ, được quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác; được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao - Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ - Được xét công nhận là liệt sĩ nếu hy sinh khi làm nhiệm vụ, công vụ - Được hưởng các quyền lợi khác do pháp luật quy định… Có thể khẳng định rằng, thực tế hầu hết các quyền lợi của cán bộ, công chức nước ta đã được bảo đảm về cơ bản như các quốc gia khác, tuy nhiên do điều kiện nền kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước nên mức
độ đãi ngộ còn chưa cao, điều này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức của nước ta Kế thừa những quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức về quyền của cán bộ, công chức, Luật Cán bộ, công chức vừa qua đã bổ sung và hoàn thiện thêm một số nội dung mới liên quan đến quyền của cán bộ, công chức, bao gồm: - Về quyền được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ: + Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ, công vụ + Được bảo đảm trang thiết bị
và các điều kiện làm việc theo quy định + Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao Đây là những vấn đề cần được khẳng định, luật pháp hoá để cán bộ, công chức có thể hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao - Về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
đã được bổ sung thêm quy định về việc thanh toán lương làm thêm giờ, lương