Nghiên cứu vai trò của văn hóa đối với phát triển
Từ khi đổi mới, trước yêu cầu phát triển đất nước, văn hóa càng có vai trò đặc biệt hơn, vì vậy việc nghiên cứu vai trò của văn hóa đối với phát triển càng trở nên cấp thiết và quan trọng hơn Đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan.
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các học giả nước ngoài có liên quan trực tiếp tới văn hóa và vai trò của văn hóa với phát triển Tiêu biểu như:
Cú sốc tương lai; Thăng tram quyên lực; Chiến tranh và chống chiến tranh;
Sự sống còn của loài người ở buổi bình mình của thế kỷ XXI của Alvin và Heidi Toffler; Chiếc Lexus và cây ôliu và Thế giới phẳng của tác giả Thomas
L Friedman (được dịch và giới thiệu ở Việt Nam năm 2005, 2006) Day là những công trình nghiên cứu dự báo về tương lai ở thế kỷ XXI nỗi tiếng thế giới đã được dịch và giới thiệu tại Việt Nam trong những năm gần đây Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng những nội dung mà những công trình này nêu ra rất cần thiết, đem lại nhiều gợi ý trực tiếp cho đề tài trong việc chỉ ra những nhân tổ tác động và những van dé đặt ra dé nghiên cứu văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Cuốn The Companion to Development Studies (Đông hành với nghiên cứu phát triển) của hai tác giả Vandana Desai and Robert B Potter [174]. Ngoài mười phần giới thiệu biên tập, ấn bản thứ ba xuất bản năm 2014 bao gồm 109 chương, trong đó chương 19 - Văn hóa và phát triển các tác giả đã cho răng: Ngày nay, người ta thừa nhận rộng rãi rằng văn hóa là bản chất của các quá trình kinh tế, chính tri và xã hội; thật vậy, chúng ta không thé hiểu được sự phát triên và thay đôi nêu không tính đên “yêu tô văn hóa” Các tác giả đã đưa ra các cách tiếp cận về vai trò của văn hóa với phát triển, và kết luận rằng: sự phát triển luôn luôn là văn hóa.
Bài viết Culture as the Fourth Pillar of Sustainable Development (Văn hóa là trụ cột thứ tư của phát triển bên vững) của Keith Nurse [172] Mục đích của bài viết này là xây dựng khái niệm văn hóa như là trụ cột thứ tư của sự phát trién bền vững cùng với các khía cạnh xã hội, kinh tế và môi trường.
Thông qua việc đưa ra các cuộc tranh luận xoay quanh khái niệm văn hóa, bai viết đã khẳng định: văn hóa phải được đặt làm trụ cột trung tâm của sự phát triển bền vững và được tích hợp đầy đủ vào các trụ cột khác của kinh tế, xã hội và sinh thái Do đó, người ta đề xuất rằng một cách tiếp cận khác đề phát triển bền vững ưu tiên các giá trị sau: Bản sắc văn hóa (đơn vị phát triển xã hội là một cộng đồng được xác định về mặt văn hóa và sự phát triển của cộng đồng này bắt nguồn từ các giá trị và thé chế cụ thé của nền văn hóa này); Tự lực (mỗi cộng đồng chủ yếu dựa vào sức lực và nguồn lực của mình); Công băng xã hội (nỗ lực phát triển nên ưu tiên cho những người cần nhất); Cân bang sinh thái (các nguồn tài nguyên của sinh quyên được sử dụng trong nhận thức đầy đủ về tiềm năng của các hệ sinh thái địa phương cũng như các giới hạn toàn cầu và địa phương áp đặt cho các thế hệ hiện tại và tương lai
Mặc dù không bàn trực tiếp đến đề tài luận án nhưng các công trình nghiên cứu trên là những gợi ý dé dé tài này nhận định về vị trí vai trò của văn hóa và có những cách tiếp cận về vai trò của văn hóa trong sự nghiệp phát triển.
Một số vấn dé về hình thái kinh tế - xã hội văn hóa và phát triển của Nguyễn Hồng Phong [136] tập hợp các bài viết về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó một phần không nhỏ của cuốn sách đề cập đến các nội dung: văn hóa và sự phát triển nội sinh; văn hóa với sự phát triển xã hội trong thời đại ngày nay; giải pháp văn hóa của sự phát triên Tác giả nhân mạnh: “Một xã hội không thể mượn ở xã hội khác một mô hình chung về sự phát triển Mỗi nước phải tìm mô hình và phong cách riêng của nó tùy theo các nguồn gốc mà nó có, các nhu cầu mà nó nhận thấy, các đặc điểm của nền văn hóa của nó”, “văn hóa trở thành nền tảng của sự phát triển kinh tế, tạo nên sự hài hòa và cố kết của sự phát triển kinh tế.
Cuốn Văn hóa Việt Nam trên con đường giải phóng, đổi mới, hội nhập và phát triển của Đỗ Huy [72] mặc dù không trực tiếp đề cập đến vai trò của văn hóa đối với phát triển, nhưng đã nhận diện những cản trở, những mâu thuẫn, những xung đột trong các nguồn lực văn hóa Việt Nam, đồng thời phân tích những nguyên nhân tạo nên các xung đột, các cản trở và những mâu thuẫn đó trong tiến trình giải phóng, đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước đồng thời cũng hiểu thêm sự vận động phức tạp của xã hội Việt Nam phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ hội nhập hiện nay Qua đó, tac gia nhận định, xây dung nên văn hóa tiên tién đậm đà bản sắc dân tộc, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là một trong những giải pháp trong hành trình giải phóng, đổi mới, hội nhập va phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Qua phân tích vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa trong chiến lược phát triển của Việt Nam, đó là một trong những động lực to lớn, trực tiếp xây dựng nên tang tinh thần của xã hội va sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, trong cuốn Văn hóa trong chiến lược phát triển của Việt Nam, tac giả Dinh Xuân Dũng [18] đã khang định: nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng và cấp ủy đối với lĩnh vực văn hóa là giải pháp hàng dau dé xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Trong cuén Van hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới của Phan Ngọc[123], tác giả đã khăng định “không có một xã hội nào lại không có văn hóa, dù cho xã hội ấy bị lạc hậu, thậm chí “mông muội” đến đâu Mặc dù không trực tiếp đề cấp đến vai trò của văn hóa, nhưng với những nhận định của tác giả, đó là những chỉ dẫn quan trọng cho việc nghiên cứu va khang định vai trò của văn hóa đối với phát triển hiện nay.
Trong cu6n Phat triển văn hóa sức mạnh nội sinh của dân tộc trong diéu kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế [138] của tác giả Phùng Hữu Phú đã đưa ra cơ sở lịch sử, lý luận và thực tiễn dé khang định vai trò của văn hóa là sức mạnh nội sinh quan trọng của dân tộc trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước Thông qua việc đánh giá và nhận thức lại những thành tựu và hạn chế, khuyết điểm, tác giả đề xuất quan điểm, giải pháp có tầm chiến lược và tính đột phá dé xử lý mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa với các thành tố cơ bản của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật nhằm xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Đề đề xuất được các giải pháp phát huy vai trò của văn hóa với tư cách là nền tang tinh than, là nguồn lực của sự phát triển, cuỗn Nhận điện vai trò của văn hóa trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay của Vũ Hồng Vận [166] xem xét văn hóa từ các yếu tố: lối sống, tri thức, sáng tạo và hệ giá trị nên khi nhìn nhận vai trò của văn hóa đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước tác giả nhìn nhận và đánh giá trên các phương diện trên.
Bàn về văn hóa trong mối quan hệ với kinh tế nói riêng và với các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung, tác giả Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh:
“Chúng ta coi văn hóa là nên tảng tỉnh thân của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa dong bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa với phát nioif:i0n1 20777
nên thuận lợi hơn Song mỗi công trình chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu của mình nên vai trò của văn hóa là sức mạnh nội sinh của sự phát triển chưa được thê hiện một cách cụ thể, vì vậy đây là vẫn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
1.2 Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa với phát triển đất nước
Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, tuy nhiên tư tưởng và sự nghiệp văn hóa của Người đã dé lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn bè quốc tế Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu về Hồ Chí Minh đã được các nghiên cứu nước ngoài với lập trường giai cấp khác nhau quan tâm sâu sắc ngay từ khi người con sông.
Một công trình nghiên cứu đã trình bày khá tỉ mỉ những tư tưởng và hoạt
12 động thực tiễn của Hồ Chí Minh dưới góc độ tiếp cận sử học gan liền với bối cảnh cụ thể, đó là H6 Chí Minh - Một cuộc đời [169] của tac giả người Mỹ William J Duiker Cuốn sách được nhà xuất bản Hyperion, New York xuất bản năm 200, và được Phòng Phiên dịch - Bộ ngoại giao Việt Nam dịch sang tiếng Việt năm 2001.
Tác giả Hellmut Kapfenberger đã làm nỗi bật tam vóc những giá trị và đóng góp vĩ đại không thể phủ nhận của Hồ Chí Minh không chỉ ở phạm vi quốc gia mà con trên bình điện quốc tế trong cuốn Hồ Chí Minh một biên niên sử [64] với kết cấu của cuốn sách gồm 25 chương và một biên niên sử về Hồ Chí Minh Mặc dù không đề cập trực tiếp đến tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, nhưng cuốn sách đã cho thấy cuộc đời, nhân cách và tư tưởng Hồ Chí
Minh không chỉ soi đường cho sự nghiệp cách mang của nhân dân Việt Nam mà còn là nguồn cô vũ và khích lệ to lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người trên thế giới.
Cuốn Ho Chí Minh - Nhân văn và phát triển [159] của Nguyễn Dai Trang với 395 trang sách được kết cấu thành 7 chương, tác giả đã làm nôi bật lý tưởng và phương pháp Hồ Chí Minh Mặc dù không trực tiếp đến tư tưởng
Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa, nhưng cuốn sách là tai liệu bố ích về nhân cách Hồ Chí Minh.
Cuốn Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng, danh nhân văn hóa thé giới của Thành Duy [23], tác giả làm rõ những sáng tao và đóng góp to lớn của Hồ
Chí Minh trên phương diện tư tưởng và văn hóa trong nhiệm vụ xây dựng con người mới, xã hội mới và một nền văn hóa mới.
Với những sáng tạo và đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh trên cả phương diện tư tưởng và văn hóa, tác giả Trường Lưu khi nghiên cứu văn hóa Hồ Chí Minh, trong cuốn Hồ Chi Minh và văn hóa Việt Nam [90] đã tập trung làm rõ nội hàm văn hóa Ho Chí Minh, qua đó đánh giá cao vai trò của văn hóa Hồ
Chí Minh đối với sự phát triển văn hóa dân tộc trong thời đại mới; cuốn Hồ Chí Minh văn hóa và phát triển của Pham Ngoc Anh và Bùi Đình Phong [1], các tác gia đã tập trung làm rõ mối quan hệ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với nên văn hóa mới Việt Nam qua đó đánh giá những đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh trong sự phát triển của lĩnh vực văn hóa và với việc hình thành nền văn hóa mới Việt Nam.
Cuốn Đỉnh cao tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá của Bùi Đình Phong [126] giới thiệu các bài viết với những khía cạnh khác nhau về tư tưởng Hồ Chí Minh, phản ánh rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa xuyên suốt cuộc đời cách mạng của Người từ những năm hai mươi đến lúc Người đi xa Tư tưởng đó vừa chứa đựng nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin, vừa gắn liền với dân tộc và quốc tế và những nội dung văn hoá cụ thê.
Với những cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh đối với nền văn hóa Việt
Nam cả trên phương diện lý luận và sự chỉ đạo, hoạt động văn hóa, tác giả Lê
Xuân Vũ trong cuốn Chủ tịch Hồ Chi Minh với nên văn hóa Việt Nam [167] đã phân tích sự vận dụng, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lénin về cách mạng văn hoá từ thực tế Việt Nam trên các phương diện khác nhau: nhà chiến lược văn hóa, một cây bút bậc thầy, nhà chỉ đạo thực tiễn văn hóa
Qua đó, tác giả làm rõ ảnh hưởng, vai trò của văn hóa Hồ Chí Minh trong nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhằm góp phần làm rõ tư tưởng của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hoá trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước tác giả Đỗ Thị Minh Thúy trong cuốn Tv £ưởng Hô Chí Minh với van dé văn hoá trong phát triển [153] đã tập trung phân tích một số nội dung cơ bản như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và xây dựng nên văn hoá tiên tiền, đậm đà bản sắc dân tộc; Tu tưởng
Hồ Chí Minh về mối quan hệ Văn hóa - Chính trị - Kinh tế, về giáo dục; Tư
14 tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng dao đức, lối sống và đời sống văn hóa; Tu tưởng Hồ Chí Minh về đa dạng văn hóa và giao lưu hội nhập quốc tế Tuy nhiên, nhấn mạnh vai trò của văn hóa tác giả mới chỉ dừng lại với quan niệm về vai trò của văn hoá - động lực phát triển của xã hội, định hướng xây dựng con người mới và nên văn hoá tiên tiễn, đậm đà bản sắc dân tộc.
Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của tác giả Song Thành [142], vai trò của văn hóa được nghiên cứu qua cách tiếp cận theo hệ giá trị được thể hiện thông qua các lĩnh vực: văn hóa chính tri, văn hóa đạo đức, văn hóa ứng xử, văn hóa khoan dung, văn hóa ngoại giao Đây không phải là công trình chuyên biệt về vai trò của văn hóa, tuy nhiên bằng những quan niệm rõ ràng về văn hóa Hồ Chí Minh trên phương diện khái niệm cũng như kết cấu, tác giả đã làm rõ những cống hiến của Hồ Chí Minh với một sự nghiệp văn hóa đồ sộ mà Người đã dé lại cho dân tộc và nhân loại.
Khắc họa chân dung của nha văn hóa lớn, còn phải kê đến: Cuốn Ho Chí Minh - Tỉnh hoa và khí phách của dân tộc của Phạm Văn Đồng [51] đã khắc hoa, làm rõ chân dung của một vi lãnh tu vừa gần gũi, vừa vĩ đại, hiện đại và mang tầm vóc thế giới thông qua những câu chuyện trong những năm học tập và hoạt động cách mạng bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh Cuốn Hồ Chí Minh
Nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa
Khái quát kết quả nghiên cứu - 2-5 5 xzceczzzzezceee 23 1.4.2 Những van đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Thứ hai, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
Có nhiều cách tiếp cận ở nhiều phương diện khác nhau khi nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh, có những công trình đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng văn hóa trên các lĩnh vực: văn hóa chính tri, văn hóa đạo đức, văn hóa ứng xử, văn hóa khoan dung, văn hóa ngoại giao, ; cũng có công trình chủ yếu dé cập đến những quan điểm trong xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam; nghiên cứu những sản phẩm văn hóa đặc sắc; hay đề cập đến những giá trị, ý nghĩa của văn hóa Hồ Chí Minh đối với sự phát triển văn hóa dân tộc, nhưng dé phan tich mot cach cu thé va co hé thong vé tu tuong H6 Chi Minh vé vai tro của văn hóa đối với phát triển van cần được nghiên cứu.
Thứ ba, trong các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa được các tác giả phân tích qua hệ thống quan điểm của Người về văn hóa Nội dung này thấm vào mọi lĩnh vực của văn hoá, vừa thé hiện tư tưởng của Người về văn hóa nói chung, về chức năng của văn hóa nói riêng.
Theo đó, các tác giả đã phân tích chức năng động lực và mục tiêu của văn hóa thé hiện thông qua các quan điểm: Văn hóa là một mặt trận; Anh chị em văn nghệ sĩ là chiến sỹ trên mặt trận đó; Văn hóa phải phục vụ quần chúng nhân
23 dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm cơ sở Cùng nội dung về chức năng văn hóa, một số công trình đã phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; một số công trình nghiên cứu có đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hoá thông qua việc nêu ra một số khía cạnh nội dung, biểu hiện của hình thức, mối quan hệ của văn hóa với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hdi, qua đó vận dụng vào sự nghiệp đôi mới ở nước ta hiện nay.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng đi vào làm rõ sự phát triển nhận thức của Đảng về vai trò của văn hóa trong sự phát triển của xã hội; làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa đối với việc xây dựng nền văn hóa
Có thé nói, từ kết quả nghiên cứu cho thay, đề tài “7 tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa với phát triển đất nước và sự vận dụng của Đảng trong sự nghiệp đổi mới ” với mục tiêu nghiên cứu đã xác định mà tác giả lựa chọn không trùng lặp với các công trình đã công bố Kết quả nghiên cứu của dé tài hy vọng sẽ dem lại những đóng góp về mặt khoa học trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa nói riêng, qua đó khang định giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
1.4.2 Những van đề luận án can tiếp tục nghiên cứu Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa với phát triển đất nước Nội dung này được luận án phân tích thông qua các luận điểm sau:
Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần, “soi đường cho quốc dân đi” Day là tư tưởng đề cao vai trò “khai sáng” của văn hoá, đồng thời cũng nhân mạnh tới trách nhiệm cao quý mà văn hoá phải thực hiện trong hoạt động thực tiễn.
Nội dung này được Luận án phân tích thông qua những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực còn lại của đời sống xã hội; về những giá trị văn hóa truyền thống tạo nên bản sắc dân tộc, thông qua đó khăng định vai trò của văn hóa là sức mạnh nội sinh của dân tộc, là đời song tinh thần của dân tộc.
Hai là, văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển đất nước. Luận án làm rõ vai trò của văn hóa thông qua các chức năng: bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao dep; nâng cao dân trí; bồi dưỡng những pham chất tốt đẹp, phong cách lành mạnh, hướng con người tới chân, thiện, mỹ dé không ngừng hoàn thiện bản thân.
Trên cơ sở phân tích những nội dung cơ bản, Luận án đưa ra khái niệm
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa với phát triển đất nước.
Thứ hai: Sự vận dụng và phát triển sáng tao tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng về vai trò của văn hóa đối với phát triển đất nước trong công cuộc đôi mới.
Van đề này được luận án triển khai dựa trên những nội dung chủ yếu sau:
Một là, phân tích thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong việc nhận thức và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa đối với phát triển đất nước trong thời gian tới.
Hai là, khái quát bối cảnh thế giới và đất nước tác động tới việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa đối với phát triển đất nước; trên cơ sở đó chỉ ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về vai trò của văn hóa đôi với phát triên đât nước hiện nay.
Trong những năm gần đây, cùng với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, vai trò của văn hóa ngày càng được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam Các nhà nghiên cứu thống nhất và khăng định văn hóa có vai trò quan trọng, là nền tang tinh than, sức mạnh nội sinh của phát triển, việc phát huy vai trò của văn hóa có tính cấp thiết.
Cách đây hơn 7 thập kỷ, từ những ngày đầu cách mạng mới thành công, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946) Hồ Chí Minh đã nói đến nguyên lý “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”; văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát trién đất nước Quan điểm đó vẫn còn nguyên giá trị. Trên cơ sở phân tích các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đã được công bồ, tác giả luận án đã chỉ rõ những van đề các công trình đã nghiên cứu, đồng thời cũng chỉ rõ những vấn đề các công trình chưa đề cập đến khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chi Minh về vai trò của văn hóa với phát triển đất nước Có thé nhận thấy, cho đến nay việc nghiên cứu một cách cụ thể, sâu sắc và có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, về vai trò của văn hóa với phát triển đất nước vẫn cần được quan tâm.
Quan niệm về văn hóa và tiếp cận về vai trò của văn hóa
Quan niệm về văn hóa ¿- 2-5 Sk‡E‡E‡EEEEEEEEEEEEEEErkerkerrrei 27 2.1.2 Cách tiếp cận về vai trò của văn hóa đối với phat triển 39 2.2 Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa với phát triển đất MUGC 2 £+5£+S£+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkerkerrerred 54
Quan niệm cua các nhà tu tưởng phương Đông, phương Tây trước Mác
Trong đời sống ngôn ngữ của các dân tộc trên thế giới, thường có những từ mang nhiều tầng nghĩa khác nhau Dĩ nhiên, đó không phải là những từ chỉ người, chỉ vật, chỉ sự kiện hay hiện tượng trong tự nhiên và xã hội mà người ta có thé nhận biết bằng trực quan Trái lại, đó là những từ mà con người chỉ có thể hiểu thấu qua cả một quá trình tìm tòi, suy ngẫm bang tư duy trừu tượng lâu dai Văn hóa chính là một từ như thế, thậm chí nó còn là một từ phức tạp nhất trong số những từ phức tạp Việc nhận diện văn hóa, do đó đã diễn ra từ nhiều thế kỷ ở cả phương Đông và phương Tây. Ở phương Đông, từ Lưu Hướng triết gia đời Hán, thế kỷ I tr.CN, thuật ngữ văn hoá đã xuất hiện trong đời sống ngôn ngữ Trung Hoa Lưu Hướng viết lại trong sách Thuyét uyén rang: Thánh nhân cai trị thiên hạ, trước dùng văn đức rồi sau mới dùng vũ lực Phàm dùng vũ lực để đối phó với kẻ bất phục tùng, dùng văn hóa không thay đổi được thì sau đó sẽ chinh phạt [18, tr.12] Như vậy, theo cách hiểu này, văn hóa chính là sức mạnh của những người đứng đầu dé cai trị thiên ha. Ở phương Tây, thuật ngữ Culture (văn hóa) cũng có từ sớm nếu tính từ Ciceron, triết gia Hy Lạp cổ đại (106-43 TrCN) Văn hóa được sử dụng với nghĩa là canh tác, trồng trọt.
Mặc dù có mặt sớm trong đời sống ngôn ngữ ở cả phương Đông và phương Tây, nhưng phải đến thế ky XVIII, từ văn hóa mới được sử dụng như
27 một thuật ngữ khoa học Người đầu tiên sử dụng từ văn hóa trong khoa học là Pufendorf, người Đức Ông cho rằng, văn hóa là toàn bộ những gì được tạo ra do hoạt động xã hội của con người, nghĩa là văn hóa đối lập với trạng thái tự nhiên Sau ông, nhà triết gia Herder xem văn hóa là sự hình thành lần thứ hai của con người Trong khi đó, nhà triết học Kant lại cho rằng, văn hóa là sự phát triển, bộc lộ các khả năng, năng lực và sức mạnh của con người.
Cuối thế kỷ XIX, Edward B Tylor, nhà văn hóa học người Anh, tác giả cuốn “Văn hóa Nguyên thủy” nồi tiếng (1832-1917), vẫn coi văn hóa và văn minh là hai từ đồng nghĩa Nửa cuối thế kỷ XX văn hóa học (Culturology) mới xuất hiện; các bộ môn triết học văn hóa (Philosophy of Culture), xã hội học văn hóa (Sociology of Culture) mới định hình là các ngành nghiên cứu lý thuyết về văn hóa, nhưng vẫn bị coi là lý luận văn hóa (Cutural Theory).
Pitrim Alexandrovich Sorokin - nhà xã hội học Mỹ gốc Nga, người sáng lập ra Khoa Xã hội học Trường Đại học Harwar cho rằng: với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ là tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau.
Quan niệm của các nhà kinh điển Mác - Lênin Trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lénin, chỉ một vài lần
C Mác và Ph Ăngghen trực tiếp bàn đến thuật ngữ văn hóa Tuy nhiên trong đó, một lần văn hóa - culture được hiểu là canh tác, trồng trot, gieo trong.
Trong thư gửi Ph Angghen ngày 25-3-1868, C Mác viết: “Nếu canh tác được tiễn hành một cách tự phát mà không được hướng dẫn một cách có ý thức thì sẽ để lại sau đó đất hoang Ba Tư, Mexopotani , Hy Lap” [93, tr.37] Trong tác pham “Chống Duhring”, khi bàn về sự tiến triển về tư tưởng tự do của loài người, Ph Ăngghen viết: “Mỗi bước tiến lên trên con đường văn hóa là một bước tiến tới tự đo” [93, tr.37] Trong văn cảnh, Ph Angghen
28 phân tích răng, con người trong tiến trình lịch sử của mình, khi ngày càng thoát ra khỏi thế giới động vật, nghĩa là khi ngày càng có văn hóa, thì con người càng tự do hơn, mặc dù tự đo, theo ông, là bản chất của con người.
Tiếp cận văn hóa theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử - quan điểm triết học Mác - Lénin, thì văn hóa là những biến đổi của bản thân con người với tư cách là sự hình thành lịch sử hiện thực của con người, nó được biểu hiện như một quá trình biến con người thành chủ thể của sự vận động lịch sử và trở thành cá nhân toàn vẹn.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đã cho thấy bản chất của văn hóa là có tính người và tính xã hội Tính người của văn hóa được thê hiện ngay trên mặt sinh học người - những phát minh, sáng chế của bộ não, bàn tay, của con người trong quá trình tồn tại, tiễn hóa Trong văn hóa, ban chất của con người bao hàm cơ sở tinh thần hình thành nên, đó là sự kết tinh của tri thức, tư tưởng, tình cảm, ý tưởng, niềm tin, khát vọng, mục đích của con người Bên cạnh đó, bản chất thực sự của văn hóa là biểu trưng của các phương thức hoạt động sống, giao tiếp và sáng tạo của con người theo các chuẩn mực của những quan hệ xã hội, theo trình độ, năng lực con người - xã hội trong tiến trình lịch sử của loài người Trong cách quan hệ xã hội ấy, quan hệ văn hóa lan tỏa vào nhiều lĩnh vực hoạt động sống, hoạt động lao động, hoạt động nghệ thuật, hoạt động chính tri, x4 hội của con người Vì thế, văn hóa là “thiên nhiên thứ hai”, thiên nhiên đó do con người tạo ra bằng lao dong và trí thức của mình.
Còn bản chất xã hội của văn hóa được thể hiện ở tính dân tộc, tính giai cấp và tính nhân loại Nói đến văn hóa là nói đến dân tộc, đến truyền thong dân tộc với các thành tố cơ bản như: ngôn ngữ, biểu tượng, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghệ thuật, Với tính dân tộc, cốt cách dân tộc, mỗi nền văn hóa là chỉnh thê độc đáo, không lặp lại; sự khác nhau của mỗi nên văn
29 hóa do tính dân tộc mà nó đại điện đem lại, đây chính là điều kiện sống còn để mỗi nền văn hóa tồn tại và phát triển Từ đó, trong quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đồng thời khăng định quần chúng nhân dân mới là người sáng tạo chân chính ra văn hóa, là người chủ đích thực của văn hóa và là người có quyền hưởng thụ những thành quả của văn hóa.
Tính giai cấp của văn hóa, trong xã hội có giai cấp, văn hóa luôn mang tính giai cấp Quan tâm đến tính giai cấp của văn hóa là cần thiết đề hiểu sự vận động của văn hóa trong thời kỳ lịch sử có giai cấp, hiểu rõ tính phức tạp của đời sống văn hóa trong xã hội hiện nay Nhưng không nên từ đó mà tuyệt đối hóa tính giai cấp của văn hóa Đây là vấn đề lý luận có ý nghĩa thực tiễn hiện nay, khi mà công cuộc đổi mới đòi hỏi phải đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy về chủ nghĩa xã hội.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin còn cho thấy, nếu chỉ nói đến khía cạnh ý thức hệ của văn hóa, chỉ chú ý đến tính giai cấp thì vô hình chung đã đồng nhất văn hóa với ý thức hệ Văn hóa là khái niệm rộng hơn nhiều so với ý thức hệ Bởi vì, trong bat ky loại hình văn hóa nao, dù là trong khoa học xã hội, trong luân lý, trong nghệ thuật cũng đều chứa đựng một nội dung khách quan, có tính nhân loại Và như vậy, không chỉ nhìn thấy tính giai cấp mà bỏ qua tính nhân loại trong văn hóa Mối quan hệ giữa tính giai cấp, tính dân tộc, tính nhân loại trong văn hóa đang nổi lên như một van đề lớn trong lĩnh vực văn hóa ở thời đại hiện nay, khi vấn đề quốc tế hóa trong đời sống xã hội đang diễn ra một cách mãnh liệt trên phạm vi toàn cầu.
Trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Vì không những năm giác quan bên ngoải ma cả những cảm giác gọi là tinh thần, những cảm giác thực tiễn (ý chí, tình yéu, ), - nói tóm lai, cảm giác của con người, tính nhân loại của cảm giác, - chỉ nảy sinh nhờ có sự ton tại của đối tượng tương ứng, thong qua ban tính đã nhân loại hóa” [97, tr.394].