1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Chính trị học: Xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở Tây Nam Bộ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

222 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Lâm Thị Kho

XÂY DỰNG ĐỌI NGŨ TRÍ THỨC

NGƯỜI DÂN TỘC THIẾU SÓ Ở TÂY NAM BỘ HIỆN NAY

THEO TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIEN SĨ CHÍNH TRI HỌC

Hà Nội - 2021

Trang 2

LUẬN ÁN TIEN SĨ CHÍNH TRI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS Lại Quốc Khánh

XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYÉT NGHỊCUA HỘI DONG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN

Chủ tịch hội đồng đánh giá Người hướng dẫn khoa học

Luận án Tiên sĩ

PGS.TS Phạm Quốc Thành PGS.TS Lại Quốc Khánh

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân

tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của cán bộ hướng dẫn Các tài liệu được sử dụngtrích dẫn trong Luận án chính xác, trung thực, đảm bảo tính khoa học và có dẫn

nguồn rõ ràng Các số liệu được sử dụng trong Luận án chính là kết quả khảo sát

của tôi trong suốt thời gian nghiên cứu luận án.

.

Tác gia

Lâm Thị Kho

Trang 4

LOI CAM ON

Với tat cả sự chân thành và lòng biết on sâu sắc, tac giả Luận án xin gửi lờicảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy hướng dẫn, các thầy cô giảng dạy và các

thầy, cô trong ban lãnh đạo khoa Khoa học Chính trị Xin gửi lời cảm ơn đến các

cô, chú, anh, chị là các cán bộ người dân tộc thiểu số ở các tỉnh, thành Tây Nam Bộ

đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp số liệu thực tế cho Luận án Xin gửi lời cảm ơn đếncác nhà khoa học đã có những đóng góp quý báu về chuyên môn giúp tác giả hoàn

thiện luận án của mình.

Tác giả

Lâm Thị Kho

Trang 5

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 5 5< +25 S22 E + E*EESrErrrerrererrrrrerrree 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2- 2 2 2 +E££E£EEeEEEEE+EzErkerkered 10

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của Luận án 10

5 Những đóng góp mới của Luận á1 - .- + xxx 9 nh re 12

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - 2-2 5s2E2E2EeEEerkerrerrxrred 12

7 Kết cầu của luận án -c:-2++2 v22 2221 EE.tErttrrirrirrrrrie 12

Chương 1 TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN

DEN DE TAL << E+.deEESE 4EEEE.44EE2E2444 E744 EpAA41esnkdreeorrasrtie 13

1.1 Tình hình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và trí thức

người dân tộc thiểu sỐ - se s°©ss©Ss£s£Es£EssESseEseEseEssExsersersersserserserse 13

1.1.1 Tình hình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức 13

1.1.2 Tình hình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức người

dân tộc thiỂU SO ceceseccccscccscssescscsvsvsvsvevevecesssessscsvsvavseuessssssseasssavsvaeeneseasasacstavavevaveevens 161.2 Tinh hình nghiên cứu về trí thức va trí thức người dân tộc thiểu số

Ở VỆ ÏNIT G5 5< 5 9 lọ TT 0 000009000900 18

1.3 Tình hình nghiên cứu xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số

ở Tây Nam Bộ và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ

trí thức người dân tộc thiỂu sỐ - 2-5 s22 se s£ se se sessessessessesersee 301.4 Kết quả đã đạt được và những vấn đề Luận án sẽ đi sâu nghiên cứu 32

1.4.1 Những kết qua nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố

//2.8//71/,8.12,8/7/:1/.8 100n0n0n8n8 32

1.4.2 Những van dé đặt ra cán được giải quyết trong luận áH - 34

TIÊN Ket CHUONG Ï c5 << TH họ TT c0 00 1896 35

Trang 6

Chương 2 TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH VE XÂY DỰNG DOI NGU

TRÍ THỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIEU SÓ 2- s52 ©se©ssecssesse

2.1 Khái niệm và cách tiếp cận tư tướng Hồ Chí Minh về trí thức

người dân tộc thiỂu sỐ s- << s£s£©s£s£Es£EsEEsEsEssEssEseEseEsersessessesse

QLD KUNG ICI nằeeaaDn Ầ

2.1.2 Cách tiếp cận quan điểm của Hồ Chi Minh về xây dựng đội ngũ

trí thức người dân tộc thiỂM SỐ - ++5£+c+t‡EkỀEkỀEE 2121211111111 te.2.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức

GAN Nn Ni 17:87 NT 2.2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vi trí, vai trò của trí thức dân tộc

thiểu số trong sự nghiệp cách MAN vesescecceccsssessesssseesessessessesssssseesesseeseesessesseseseeseess2.2.2 Quan điểm của Hồ Chi Minh về tính đặc thù của đội ngũ trí thức

dân tộc thiỂU SO ceccececcccesecvecsscsvecesesvecesesesesssvscerssvssesssvsuesssvsusasassusasatsvsueatsvsusataveneecaeene2.2.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ thể xây dựng đội ngũ trí thức

dân tộc thiỂU SO ceccececccceseccssssesvecssesvecesesvenssesussessavsuessavsuessavsueasavsusasstsvsusassveueataveneaeaene2.2.4 Quan điểm của Hồ Chí Minh biện pháp xây dựng đội ngũ trí thức

dân tộc thiỂU SO ceccececccceseccevsseseccssesvecssesvenesssvscesssvsuesssvsuessavsusasavssasatsvsueassnsucataveneasavene

Tiểu kết Chương 2 sessecsvessessessvessessesssessessessssssessessssssessesscssssssssscsscsasssssscsscssesssessesseessChương 3 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC

NGƯỜI DÂN TỘC THIẾU SO O TÂY NAM BỘ HIỆN NAY 3.1 Những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng đội ngũ trí thức

người dân tộc thiếu số Tây Nam Bộ c2 2s ssssessesserserssrssesse

3.1.1 Điều kiện tự nhiên vùng Tây Nam ĐỘ Sky

3.1.2 Yếu tổ lịch sử, văn hóa — tin HSWỡïg -©2+©2++5cectccEc+EeEterkerrrsrerred3.1.3 Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

7178/1811 5N ni 3.1.4 Sự phát triển của giáo dục và AGO Í@O cẶcSSStssinisirrerreserseeree

3.2 Thực trạng xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số

ở Tây Nam Bộ giai đoạn (2008 — 2(2(()), 0 G5 s9 9.0.0.0 0 06 5080.ø

3.2.1 Thực trạng ban hành, thực hiện các chính sách đào tạo, bồi dưỡng

và sử dụng trí thức người dân tộc thiểu số ở Tây Nam Bộ :- 2cz©cecs¿

2

Trang 7

3.2.2 Xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số về số lượng 1013.2.3 Xây dựng đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số về chất lượng 107

3.2.4 Xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số VE cơ cấu - 118

3.3 Những van dé đang đặt ra đối với công tác xây dung đội ngũ tri thức

người dân tộc thiểu số ở Tây Nam Bộ hiện nay . - 5 -s©-s©csscsee 122

3.3.1 Hạn chế trong nhận thức của người dân và trí thức dân tộc thiểu số

về vị trí, vai trò của trí thức trong xã hội là một rào GỈH «« «<< +2 122

3.3.2 Nhiều bat hợp lý về số lượng, chất lượng và cơ cấu của đội ngũ

trí thức người dân tộc thiểu s6 ở Te ây Nam Bộ chưa được khắc phục 1253.3.3 Giữa dao tạo và sử dụng đội ngũ trí thức người dan tộc thiểu số

ở Tây Nam Bộ còn thiếu sự giắn kẾL - + +5 ©teSt‡EEEEE2E2E2EEEEEEEEEEEEEEEErree 1303.3.4 Việc ban hành và thực thi chính sách về xây dựng đội ngũ trí thức

người dân tộc thiểu số ở Tây Nam Bộ chưa đáp ứng được yêu cau của thực tién 133Tiểu kết chương 3 vessecsvessecsessssssessessscssessessessecssessecsecsscssessessecsssscssesacsascsucsneeaeesseeses 136

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ

TRÍ THỨC NGƯỜI DAN TỘC THIEU SO Ở TAY NAM BO

HIEN NAY THEO TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH - 5-5 52s 1384.1 Dự báo tình hình và phương hướng xây dựng đội ngũ trí thức dân tộc thiểu

số ở Tây Nam Bộ, tầm nhìn đến năm 2035 -.e- 2-52 ss©ssessesss=see 138

4.1.1 Dự báo tình hình, chiều hướng phát triển của đội ngũ trí thức

NUCL AGN tOC MNiCU 8100000 Ẻnn eaaa ,ÔỎ 138

4.1.2 Phuong hướng xây dựng đội ngũ tri thức người dân tộc thiểu số

ở Tây Nam Bộ, tam nhìn đến năm 203 5 - - 2: e+SE+Et+E+E+E£EEEEEEEESErrrrerree 1414.2 Giải pháp chủ yếu nhằm day mạnh xây dung đội ngũ tri thức người

dân tộc thiểu số ở Tây Nam Bộ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 146

4.2.1 Thống nhất, nâng cao nhận thức toàn hệ thống chính trị và nhân dân

về vị frí, vai trò của đội ngũ trí thức dân tộc thiỂM SỐ veseccecesescecesesvesessevsresesvseeesvene 146

4.2.2 Quy hoạch tạo nguôn, đào tạo di đôi với sử dung tốt người trí thức

dân tộc thiỂM SỐ c+2+ SE tt HH He 1494.2.3 Đổi mới, bồ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách

về xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiỂU SỐ -: - 5c cc+cs+c+cscssce+ 156

3

Trang 8

4.2.4 Tạo động lực dé người tri thức dan tộc thiểu s6 tự vươn lên phát triển

ton Aién nang Luc CA NNGN 88 000nn.ẦẦẮẦa 158

4.2.5 Day mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ, khuyến khích

làm giàu di đôi với xóa đói giảm nghèo vùng dong bào dân tộc thiểu số 159

Tid Két CHWONG 4 NE NA NA Nh “aqaa Ả 165

x00 0057 166

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ

LIEN QUAN DEN LUẬN AN -s-csccsscescssEEsEEseEssEksesserstsrssersrrssre 169

TÀI LIEU THAM KHẢO -°- 2s se ©ss+ssvvssEssEsettserssrssrssrrsrrssrsee 170

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

KHCN Khoa học công nghệ

HS,SV Học sinh, Sinh viên

GD-ĐT Giáo dục — Đào tạo

THPT Trung học phổ thông

NCKH Nghiên cứu khoa học

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Tên hình trangHình 3.1 Lĩnh vực công tác của trí thức DTTS ở Tây Nam Bộ 102Hình 3.2 Trình độ ngoại ngữ và ngôn ngữ nước ngoài được học 113

Hình 3.3 Trình độ học van của trí thức 127Hình 3.4 Nguyên nhân của hạn chế 129

Hình 3.5 Những khó khăn gặp phải trong quá trình công tác 132

Hình 3.6 Đánh giá về lương, thưởng, phúc lợi 135

Trang 11

MO DAU1 Tính cấp thiết của đề tai

Sinh thời, Hồ Chí Minh không có tác pham nào bàn riêng về trí thức ngườidân tộc thiểu số, nhưng qua những quan điểm chung về trí thức, về dân tộc thiêu số,cán bộ DTTS, qua ứng xử của Người với trí thức DTTS đã nói lên tất cả sự quantâm, lo lắng của Người đối với công tác xây dựng đội ngũ trí thức người DTTS ởnước ta Trong thư Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại

Plâycu, năm 1946, Người nhắc nhở: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán,

Gia-rai hay Ê-đê, Xê-đăng hay Ba-na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháuViệt Nam, đều là anh em ruột thịt Chúng ta sống chết có nhau, Sướng khô cùng

nhau, no đói giúp nhau”[75, tr 249] Người luôn dành những tinh cảm quan tâm, ân

cần đối với đồng bao DTTS Với mong muốn mang lại đời sống 4m no cho đồng

bào DTTS, Người đặc biệt coi trọng công tac xây dựng đội ngũ trí thức cho vùng

DTTS Những quan điểm của Người đã đạt đến chiều sâu triết lý, mang tính nhânvăn và thấm tình dân tộc

Trong đội ngũ trí thức nói chung, trí thức người dân tộc thiêu số có đóng góp

nhất định và ngày càng có vị tri quan trọng đối với sự phát triển đất nước Trí thức

người dân tộc thiểu số vừa là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, vừa làmột thành phần của khối liên minh công - nông- trí thức, là cầu nối thắt chặt tìnhđoàn kết dân tộc Trong thời đại ngày nay, sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗiquốc gia không chỉ bắt nguồn từ tài nguyên thiên nhiên hay nguồn lực tài chính, màtrí tuệ của con người mới thực sự là nguồn lực của mọi nguồn lực, tài nguyên củamọi tài nguyên, là nguồn lực nội sinh quyết định sự thịnh vượng của mỗi dân tộc.

Trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chínhsách nhằm xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiêu số phát triển nhanh về sốlượng và nâng lên về chất lượng, phát huy vai trò trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.Xây dựng đội ngũ trí thức nói chung, trí thức người dân tộc thiểu số nói riêng đượccoi là một trong những vấn đề chiến lược của Đảng ta Nghị quyết Trung ương 7khoá X Đảng ta khăng định: “Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếpnâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, Đầu tư xây dựng đội ngũ tríthức là đầu tư cho phát triển bền vững” [35].

7

Trang 12

Đối với khu vực Tây Nam Bộ, xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộcthiểu số không chỉ nhằm phát triển nguồn nhân lực, góp phần phát triển kinh tế - xãhội của khu vực mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với việc xây dựng khối đại đoàn kếtdân tộc, dam bảo an ninh trật tự, ôn định về chính trị.

Những năm qua, công tác xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu sốđã có những thành quả nhất định Tuy nhiên, kết quả việc xây dựng đội ngũ tríthức dân tộc thiểu số còn chậm, đặc biệt đối với các khu vực tập trung đồng bàodân tộc thiểu số như Tây Nam Bộ Hạn chế này là một trong những nguyên nhân

chủ yếu khiến cho đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nhiều vùng ở nướcta van còn cách xa mức sống trung bình của đất nước Khau hiệu miền núi tiến kịp

miền xuôi sẽ khó thực hiện được nếu không có sự góp sức xứng tầm của đội ngũ

trí thức người DTTS.

Xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở Tây Nam Bộ hiện nay làvan đề có ý nghĩa lịch sử, mang tinh cấp thiết nhằm nâng tầm phát triển cho khu

vực Phát triển nguồn lực trí thức dân tộc đa số không thé tách rời phát triển nguồn

lực trí thức dân tộc thiểu số, bởi mỗi nguồn nhân lực có ưu thế riêng do đặc điểm

môi trường, lịch sử, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, tâm lý tộc người, trình độ cũng

như khả năng chi phối Day cũng là van đề quan trọng rat cần được quan tâm dé gópphần giải quyết bài toán hội nhập và phát triển bền vững của vùng Đồng bằng Sông

Cửu Long trong thời gian tới.

Thực tế yêu cầu cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu nhằm phân tích

đúng thực trạng, nhận diện chính xác những vấn đề đang đặt ra trong công tác xâydựng đội ngũ trí thức người DTTS nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc điềuchỉnh và đề xuất những giải pháp hiệu quả trong xây dựng đội ngũ trí thức ngườiDTTS ở Tây Nam Bộ Cho đến nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu về trí

thức nói chung và tư tưởng Hồ Chi Minh về trí thức, Những công trình nghiêncứu đã đạt được nhiều kết quả nhất định Tuy nhiên, về phương diện học thuật thì

vẫn còn rất ít những công trình nghiên cứu chuyên sâu, có tầm cỡ trong nước vàquốc tế về trí thức dân tộc thiêu số, cũng như vẫn chưa có công trình nghiên cứutư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức DTTS và cũng có rất ít những công trình nghiên

Trang 13

cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chi Minh dé xây dựng đội ngũ trí thức người DTTS ởTây Nam Bộ Chính vì lẽ đó, tôi nhận thấy rất cần thiết phải thực hiện một côngtrình nghiên cứu nghiêm túc, đầy đủ và toàn diện về thực trạng, vấn đề và giảipháp nhằm xây dựng đội ngũ trí thức người DTTS ở Tây Nam Bộ dưới góc nhìn

tư tưởng Hồ Chi Minh.

Đó là những lý do để tác giả lựa chọn đề tài: “Xây dựng đội ngũ trí thức

người dân tộc thiểu số ở Tây Nam Bộ hiện nay theo tư trởng Hồ Chí Minh” làmdé tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứuMục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở làm rõ và vận dụng những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí

Minh về xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiéu số, luận án tập trung phântích thực trạng xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở Tây Nam Bộtrong giai đoạn hiện nay, xác định những vấn đề đặt ra, từ đó đề xuất những giảipháp góp phần đây mạnh xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu ở Tây Nam

Bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Đề thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết một số nhiệm

vụ sau đây:

- Làm rõ một số khái niệm cơ bản: trí thức, dân tộc thiểu số, trí thức dân tộcthiểu số, xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số,.v.v., và cách tiếp cận tưtưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức người DTTS.

- Hệ thống hóa và luận giải quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ

Trang 14

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức người DTTS;Quá trình xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở Tây Nam Bộ từ

năm 2008 đến nay, về số lượng, chất lượng và cơ cau;

Những giải pháp gop phan day mạnh xây dựng đội ngũ tri thức người dan tộc

thiểu số ở Tây Nam Bộ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Pham vi nghiên cứu:

Nội dung nghiên cứu: những quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng độingũ trí thức người dân tộc thiêu số; Thực trạng xây dựng đội ngũ trí thức người dântộc thiêu số ở Tây Nam Bộ từ năm 2008 đến nay, những yếu tố tác động và nhữnggiải pháp góp phần đây mạnh xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ởTây Nam Bộ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Không gian nghiên cứu: các tỉnh, thành thuộc khu vực Tây Nam bộ Trongđó, chúng tôi chỉ khảo sát thực trạng đội ngũ trí thức người Khmer, Hoa và Chăm vì

đây là ba dân tộc thiểu số chủ yếu nhất ở vùng Tây Nam Bộ, các DTTS khác chiếm

sỐ lượng rất ít Do đặc điểm đặc thù, đồng bao dân tộc Khmer, Hoa, Chăm định cư

ở khắp 9 tỉnh, thành Tây Nam Bộ, chủ yếu tập trung ở nông thôn và vùng ven(Người Khmer sinh sống nhiều nhất ở 2 tỉnh: Trà Vinh và Sóc Trăng, Người Hoathì có ở nhiều tỉnh nhưng tập trung nhiều ở Sóc Trăng và vùng Tịnh Biên thuộc tỉnhAn Giang: Người Chăm sinh sống nhiều nhất ở An Giang Chính vì vậy, trong giới

hạn không gian nghiên cứu, Luận án tập trung khảo sát đội ngũ trí thức người DTTS

ở tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ.

Thời gian: luận án chủ yếu khảo sát thực trạng xây dựng đội ngũ trí thức

người dân tộc thiêu số ở các tỉnh: An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và thành phố Cần

Thơ từ năm 2008 đến nay, đề xuất phương hướng, giải pháp đến năm 2035.

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của Luận án

Co sở lý luận và thực tiễn của Luận án:

Cơ sở ly luận: Luận an dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác- Lénin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức và xâydựng đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số.

10

Trang 15

Cơ sở thực tiễn: Thực trạng quá trình xây dựng đội ngũ trí thức người DTTS ởTây Nam Bộ từ năm 2008 đến nay; Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhâncủa những hạn chế trong công tác xây dựng đội ngũ trí thức người DTTS ở các tỉnh

thành Tây Nam Bộ.

Nguôn tự liệu phục vụ Luận án: Hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về trí

thức, trí thức người dân tộc thiêu số qua khảo sát bộ Hồ Chí Minh toàn tập (Bộ 15 tập);Các Nghị quyết của Trung ương Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức; Một số đề án, báocáo tổng kết quá trình xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở Tây Nam Bộ

(2008 — 2019); Báo cáo của Vu Dia Phuong III về công tác dân tộc, phát triển đội ngũ

trí thức DTTS; Kết quả điều tra thực tế từ công trình nghiên cứu về trí thức người dântộc thiểu số trên địa bàn Tây Nam Bộ đã được công bố:

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:

Dé thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương phápnghiên cứu chủ yếu sau:

Kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic giúp tác giả trình

bày một cách hệ thống, phân tích và khái quát hóa các quan điểm của Hồ Chí Minh

về xây dựng đội ngũ trí thức người DTTS.

Phương pháp phân tích và tổng hợp được tác giả sử dụng xuyên suốt trongLuận án nhằm thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn tư liệu liênquan đến đề tài luận án, gồm các công trình nghiên cứu, báo cáo, số liệu thong ké,

bài viết của Hồ Chi Minh.

Phương pháp so sánh giúp tác giả có cái nhìn tổng thể về quá trình xây dựng

đội ngũ trí thức người DTTS ở Tay Nam Bộ, qua so sánh các lĩnh vực, các thời ky,

.v.v làm rõ những ưu điểm, hạn chế và nhận diện những van đề đang đặt ra.

Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng đề lấy ý kiến về trí thức DTTS

ở địa bàn được nghiên cứu bằng cách phát phiếu hỏi (tổng số phiếu là 700 phiếu),

nhằm góp phần đánh giá đúng thực trạng cũng như nhận diện những vấn đề đang đặtra đối với công tác xây dựng đội ngũ này Đối tượng được khảo sát là người DTTS

(Khmer, Hoa, Chăm) có trình độ từ cao đăng, đại học trở lên và những tri thức DTTS

do dân bầu gồm những người có uy tín lớn trong cộng đồng, các vị tăng sư, nghệ

11

Trang 16

nhân người DTTS,.v.v Sau khi lấy ý kiến, tác giả sử dung phần mềm thống kê xã hộihọc (SPSS) để xử lý và phân tích các đữ liệu thu được, phân tích mối tương quangiữa các câu trả lời dé làm cơ sở cho việc nhận định, đánh giá đúng thực trạng.

Phương pháp phỏng van sâu được sử dụng dé khai thác thêm dữ liệu thực tếtừ những trí thức DTTS (hiện là Phó, Trưởng các đơn vị thuộc cấp huyện, tỉnh đangtrực tiếp làm công tác dân tộc) Kết quả phóng vấn sẽ được mã hóa thông tin, phântích và tổng hợp để đánh giá thực trạng và gợi mở những giải pháp xây dựng đội

ngũ trí thức người DTTS ở Tây Nam Bộ hiện nay.5 Những đóng góp mới của Luận án

Góp phan hệ thống hóa, khái quát những nội dung cơ bản trong tư tưởng HỗChí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiêu số, đóng góp thêm vàocác công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về DTTS;

Góp phần làm rõ thực trạng xây dựng đội ngũ trí thức DTTS ở Tây Nam Bộ

dưới góc nhìn Chính trị học — chuyên ngành Hồ Chí Minh học; Đề xuất được một

số giải pháp cụ thể, có tính khả thi góp phần đây mạnh xây dựng đội ngũ trí thứcngười DTTS ở Tây Nam Bộ trong bối cảnh hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

6 Y nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Những kết quả đạt được của luận án có thé dùng làm tài liệu tham khảo trong

nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt đối với nghiên cứu liên quan đến tưtưởng Hồ Chí Minh về trí thức và trí thức người DTTS.

Luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa hoc cho việc giải quyếtnhững vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộcthiểu số ở Tay Nam Bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH, an ninh quốc phòng

của vùng Tây Nam Bộ và cả nước; Những giải pháp được bàn luận trong Luận án

góp phần gợi mở cho việc hoàn thiện các chính sách của Đảng ta đối với việc xây

dựng đội ngũ trí thức người DTTS nói riêng và trí thức nói chung.

7 Kết cầu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục các hình,danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc của luận án gồm 4 chương, 11 tiết.

12

Trang 17

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨULIEN QUAN DEN DE TÀI

1.1 Tình hình nghiên cứu tư tướng Hồ Chí Minh về tri thức và tri thức người

dân tộc thiếu số

1.1.1 Tình hình nghiên cứu tư trởng Hồ Chí Minh về trí thức

Công trình nghiên cứu trong nước:

Những công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trí thức và xây dựng độingũ trí thức cũng khá đa dạng Sinh thời, Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc đến vai tròcủa trí thức trong sự nghệp cách mạng và rất quan tâm trọng dụng trí thức Những

quan điểm của Người về trí thức là đề tài khá hấp dẫn đối với giới nghiên cứu Tư

tưởng Hồ Chí Minh Tiếp cận từ Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và phát huy vai

trò của trí thức có thé ké tới các công trình được công bồ như:

Tác phẩm: “Bác Hồ với nhân sỹ trí thức” của tác giả Trần Đương [39]; và tácphẩm: “Hồ Chi Minh trong trái tim trí thức và văn nghệ sĩ” của tác giả Văn ThịThanh Mai, [70] Nội dung chính của hai công trình là những bài viết cảm động vềtình cảm giữa lãnh tụ Hồ Chí Minh với các nhân sỹ, trí thức Việt Nam trong giaiđoạn đầu khi đất nước mới giành được độc lập và trong kháng chiến chống Pháp.Với niềm tin mãnh liệt vào trí thức và thông qua chính sách thực hành dân chủ rộngrãi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thuyết phục và tập hợp được nhiều sĩ phu, trí thức Tây

học tin và đi theo cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Từ đó, các tác giả đã

khang định, những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cho tài năng của trí

thức được phát huy hết mức trong sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Tác giả Dinh Xuân Lâm trong quyên: “Hồ Chi Minh với trí thức ”(trích

Sáng ngời Hồ Chí Minh những bài viết tâm đắc) [49] Đây là công trình đi sâu

nghiên cứu vào nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức trên cảphương diện lý luận và thực tiễn Đồng thời, tác giả đã lý giải hiện tượng đông

dao trí thức di theo cách mạng trên hai khía cạnh: Tinh thần yêu nước, độc lập dân

tộc vốn có của trí thức với tư cách là một bộ phận của con Lạc cháu Hồng; Sức

hấp dẫn mạnh mẽ, khả năng chinh phục lớn lao của Hồ Chí Minh đối với trí thức

13

Trang 18

bằng sự chân thành, cảm thông, tin tưởng và không một chút định kiến Do đó,giữa trí thức với Hồ Chí Minh không dừng lại ở mối quan hệ của Chủ tịch nướcvới nhân dân, mà đó còn là mối quan hệ giữa những người bạn, người đồng chí cócùng mục tiêu cách mạng đó là giải phóng dân tộc và xây dựng, thực hành chế độ

dân chủ nhân dân.

Trực tiếp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, tác giả NguyễnKhánh Bật, Trần Thị Huyền với công trình: “Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đâymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [18], đã nghiên

cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo xây dựng đội ngũ trí thức; tìm

kiếm, trọng dụng trí thức và nhân tài Đồng thời, công trình đã làm nôi bật các chínhsách về dân chủ và thực hành dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với trí thức.Qua đó, công trình đã đánh giá sự vận dụng của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ đôi

mới nhằm tìm ra các giải pháp có hiệu quả nhằm xây dựng và phát huy vai trò của

trí thức theo tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Một công trình khác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức nhân tài:“Chủ tịch Hồ Chí Minh với van đề trọng dụng trí thức và nhân tài” tác giả Phạm TấtDong [29], cũng chỉ rõ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi đội ngũ trí thức là động lựcthúc đây sự nghiệp cách mạng của dân tộc Nhìn về lịch sử của giới trí thức ViệtNam, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ giới trí thức của dân tộc luôn gắn mình với tiến trình

đấu tranh giữ gìn độc lập, phát triển văn hóa, hun đúc những truyền thống dân tộc.Vì vậy, Hồ Chí Minh không chỉ đề ra quan điểm, chủ trương thiết thực trong trọng

dụng nhân tài, trí thức; mà còn thực hiện phương châm: đào tạo trí thức mới; cải tạo

trí thức cũ; công nông trí thức hóa và trí thức công nông hóa trên tinh thần dân chủ.Có thể nhận thấy, các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tríthức, nhân tài khá phong phú Mỗi công trình có hướng tiếp cận khác nhau nhưngchung quy lại đều phân tích làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò củatrí thức, nội dung xây dựng đội ngũ trí thức và các biện pháp nhằm phát huy vai trò

của trí thức trong sự nghiệp cách mạng Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức

không chỉ được các tác giả khai thác dưới góc độ những bài nói, bài viết của Người

14

Trang 19

mà còn thông qua những câu chuyện kể, những cách Người đối đãi với trí thức.Chính qua tình thương yêu, sự trọng dụng đối với trí thức và qua phong cách làmviệc dân chủ của Hồ Chí Minh đã có sức cảm hóa mạnh mẽ đối với nhiều thế hệ tríthức, tập hợp họ về phía cách mạng Với những kết quả đạt được của các công trìnhnghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu cần thiết, là cơ sở cho việc nghiên cứu tư tưởng Hồ

Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức dân tộc thiêu sé.

Công trình nghiên cứu ở nước ngoài:

Tư tưởng, nhân cách và con người của Hồ Chí Minh luôn là nội dung thu hút

sự quan tâm của nhiều học giả trên thé giới Nghiên cứu về Hồ Chi Minh nói chungnghiên cứu về tư tưởng của Người nói riêng được các tác giả ở nước ngoài tiếp cậnở nhiều góc độ khác nhau Cụ thể có thé ké đến những tác gia và tác phầm sau:

David Halberstam: “Ho” [143], tac giả khang định: Chủ tịch Hồ Chí Minh làhiện thân của cách mạng, đôi mới và sáng tạo của dân tộc Việt Nam Trong nhữngnăm tháng khó khăn của đất nước, Hồ Chí Minh đã tập hợp và phát huy sức mạnh

của toàn dân tộc nhằm thực hiện công cuộc giải phóng và xây dựng đất nước ở Việt

Nam Đó một phần là kết quả của việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức quachính sách dùng người khéo léo, tôn trọng thương yêu đối với trí thức của Người

sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

“Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh” của tác giả: Lê Khánh Soa [123] làcông trình tập hợp những bai viết chứa đựng tinh cảm sâu sắc của các nhà chính trị,

nhà cách mạng, nhà báo, nhà văn hóa dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh Công trình

một lần nữa khăng định những đóng góp vĩ đại của Hồ Chí Minh đối với cách mạngViệt Nam và cách mạng thế gidi Đồng thời, cũng thể hiện sự tôn trọng trí thức củaHồ Chi Minh qua việc tiếp và trả lời nội dung phỏng van các nhà báo trên tinh than

dân chủ và bình dang.

W Duiker: “Ho Chi Minh a life” (Hồ Chi Minh một cuộc doi) [145]; Sophia

Quinn — Judge: “Ho Chi Minh — The missing years” (Hồ Chí Minh - Những năm

tháng chưa hè biết đến) [144] Điểm chung của hai công trình nghiên cứu là đã pháchọa lại toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi tìm

đường cứu nước đến trực tiếp lãnh đạo cách mạng Với vốn tư liệu phong phú được

15

Trang 20

tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau, hai công trình đã mang những góc nhìn đa chiềuvề Chủ tịch Hồ Chí Minh Qua phân tích những sự kiện lịch sử, tuy không đề cậptrực tiếp đến trí thức, nhưng ấn sau đó lại là nhận thức, ứng xử và hành động mangtính chất rất nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với trí thức Việt Nam.

Qua các nghiên cứu cho thấy, các tác giả nước ngoài đã chỉ rõ, cùng với việc

xây dựng đội ngũ trí thức, tạo lực lượng cho cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã rất chú trọng tới chính sách đối với trí thức nhằm phát huy tài năng của họ

trong sự nghiệp cách mạng Điều đó được thể hiện qua nhận thức, ứng xử, hành

động và cách giải quyết mang tính thấu đáo của Người trong việc sử dụng và đãi

ngộ trí thức.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chi Minh về trí thức người dân tộcthiểu số

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc thiêu sé, trí thức DTTS,v.v.là những van

đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Vì vậy, thời gian qua đã có nhiều

công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này được công bồ như:

Hoàng Xuân Lương với bài viết: “Suy ngẫm tư tưởng Hồ Chí Minh về công

A 99

tác dân tộc” [67] Ở bài viết nay, tác giả đã khái quát, hệ thống những quan điểm

của Hồ Chí Minh về dân tộc thiểu số, các chỉ dẫn của Người về đào tạo cán bộ, tríthức cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số Mặc dù không nói trực tiếp đến trí thứcdân tộc thiêu số nhưng bài viết đã đề cập đến nhiều quan điểm của Hồ Chí Minh vềdân tộc thiêu số, phát triển cán bộ vùng dân tộc thiểu số đã tạo cơ sở cho việc

nghiên cứu tư tưởng Hồ Chi Minh về trí thức dân tộc thiểu số hiện nay.

Vũ Trường Giang: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về các dân tộc thiểu số ở Việt

Nam” [43] Bài viết đã hệ thống những quan điểm Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộcthiểu số, đem đến cho người đọc cái nhìn tổng quát về những tình cảm, mong muốn

của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với người dân tộc thiểu số ở nước ta Đây có thể coi

là những gợi mở rất có giá trị cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận án.

Trong số ít những công trình nghiên cứu về các dân tộc thiểu số ở nước ta cócông trình: Tư tưởng Hồ Chí Minh với các dân tộc Tây Nguyên của tác giả Pham

16

Trang 21

Văn Bé [19] Đây là công trình nghiên cứu khái quát Tư tưởng Hồ Chí Minh về dântộc thiểu số ở Tây Nguyên, những tình cảm của Hồ Chi Minh đối với đồng bào ở

Tây Nguyên Tuy phạm vi nghiên cứu vùng Tây nguyên nhưng những nội dung của

công trình này rất có giá trị tham khảo đối với luận án Tác giả quyền sách đã đưavào những bài viết dưới dang hồi ký của những tri thức dân tộc thiểu số ở Tây

Nguyên nói về Hồ Chí Minh Qua những lời ké của họ, có thể nhận diện rõ hơn

những quan điểm của Hồ Chí Minh đối với người trí thức dân tộc thiểu sé.

Trong cuốn: “Bác Hồ với Tây Nguyên” của các tác giả: Đỗ Hoàng Linh —

Nguyễn Văn Dương - Luong Thị Lan [68] Công trình đã khái quát những quan

điểm của Hồ Chí Minh đối với các dân tộc thiêu số, những tình cảm của Người đối

với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Đặc biệt, công trình đã tập hợp

những mẫu chuyện kể về những người trí thức dân tộc thiêu số ở Tây Nguyên đãtừng được gặp gỡ Hồ Chí Minh Qua những câu chuyện kề về những người trí thứcDTTS ở Tây Nguyên cho thấy tình cảm, sự quan tâm của Hồ Chí Minh đối với họ

có tác dụng rất lớn, làm thay đôi, chuyển hướng tư tưởng, tình cảm của họ, thôi thúc

họ tham gia phục vụ cho kháng chiến.

Ngoài ra, bàn về trí thức dân tộc thiêu số, còn có nhiều bài viết khác của các

tác giả như: Nguyễn Văn Hiền, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức [50]; Lê Mậu

Hãn, “Hồ Chí Minh trọng dụng nhân tai” [47]; Đức Vuong, “Tư tưởng Hồ ChíMinh về trí thức” [139]; Dang Xuân Kỳ, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển vănhóa và con người” [61]; Nguyễn Thị Xuân, “Kinh tế tri thức và vấn đề phát huynguồn lực con người Việt Nam cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

Có thé nói, các công trình nghiên cứu tu tưởng Hồ Chi Minh về trí thức dân

tộc thiểu số dưới dạng sách chuyên khảo còn khá hiếm, chủ yếu là các công trìnhnghiên cứu đưới dạng bài tạp chí Hầu như không có công trình nào trực tiếp nghiên

cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức DTTS Thực tế cho thấy, cần có một công

trình quy mô hơn nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức DTTS như cách đặt

vân đê của luận án.

17

Trang 22

1.2 Tình hình nghiên cứu về trí thức và trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt NamTình hình nghiên cứu về trí thức:

Việc nghiên cứu chuyên sâu, trực tiếp về trí thức và vai trò của trí thức trongsự nghiệp cách mạng đã được giới chuyên gia, nhà khoa học bàn luận ở nhiều gócđộ khác nhau Trong những năm từ khi bắt đầu thời kỳ đổi mới đến nay, những

công trình nghiên cứu về vấn đề này khá phong phú, đa dạng, có thể chia thành các

nhóm công trình theo nội dung nghiên cứu:

Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu về trí thức nói chung: Có thé ké đếncông trình nghiên cứu do tác giả Pham Tat Dong với tên: “Định hướng phát triển

đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [29] Đây là một

công trình nghiên cứu cấp Nhà nước với sự cộng tác của nhiều nhà khoa học Nộidung chủ yếu của công trình này tập trung vào hai vấn đề chính:

Trình bày khái quát những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước đối với đội ngũ trí thức; Làm rõ vai trò của trí thức trong công cuộcxây dựng, phát triển KT — XH, trí thức đã góp phan sáng tạo các giá trị văn hóa, giữ

vững nền tang tinh thần của xã hội và ban sắc của dân tộc.

Tập trung phân tích cả về mặt lịch sử phát triển và thực trạng phát triển của

đội ngũ trí thức ở nước ta, đồng thời đề xuất những định hướng chính sách về xâydựng đội ngũ trí thức nước nha Nội dung của quyên sách khá phong phú, có nhiều

số liệu nghiên cứu được đưa ra góp phần minh chứng cho các lập luận được trình

bày Đây là một trong những nguồn tài liệu đáng tin cậy hỗ trợ cho nghiên cứu về

đội ngũ trí thức hiện nay.

Trong cuốn: “Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp giảiphóng và xây dựng đất nước” do tác giả Nguyễn Văn Khánh chủ biên [57], đã cónhững nghiên cứu khái quát về đội ngũ trí thức Việt Nam từ hoàn cảnh, điều kiệnhình thành, kết cấu và đặc điểm đến vai trò của họ trong lịch sử, đặc biệt là trong sựnghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Một nội dung của cuốnsách này tập trung phân tích các chính sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng vàNhà nước đối với việc đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ trí thức nhăm đáp ứng

những đòi hỏi của đất nước trong mỗi thời kỳ của cách mạng Đây cũng là một công

18

Trang 23

trình được biên soạn công phu, có giá trị khoa học và thực tiễn sâu sắc, có giá trịtham khảo, là nguồn tài liệu quý đối với đề tài.

Công trình nghiên cứu có tên: “Tri thức Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập”

của tác giả Nguyễn Đắc Hưng [52], đã mang đến bức tranh toàn cảnh về trí thức Việt

Nam trong bối cảnh đầy biến động của thời đại mới Bên cạnh việc trình bày những

vấn đề chung về trí thức, vị trí, vai trò của trí thức và thực trạng của đội ngũ trí thứcViệt Nam, tác giả hướng trọng tâm vào việc phân tích xu thế phát triển của thời đạivới sự biến đổi nhanh chóng của khoa học va công nghệ, sự bùng nồ của xã hội thôngtin và công nghệ thông tin, sự xuất hiện của những thời cơ, thách thức cùng những xuthế phát triển mới của kinh tế tri thức và toàn cầu hóa Trên cơ sở cái nhìn bao quát

đó, tác giả nêu ra những phương hướng và giải pháp có ý nghĩa đề phát triển đội ngũ

trí thức Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, trong đó, xác định van đề cốt lõi là phải chútrọng phát triển giáo dục nhằm nâng cao tầm trí tuệ và nhân cách của đội ngũ trí thứcvà toàn dân tộc, sớm đưa Việt Nam hội nhập vào nên kinh tế tri thức, thu hẹp khoảng

cách tụt hậu với các nước trong khu vực và trên thế gidi.

Công trình: “Tri thức Việt Nam thời xưa” của tác giả Vũ Khiéu [62], góp

phần giới thiệu chân dung các nhà trí thức lớn của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử.Trong cuốn sách này, tác giả đã làm rõ những nét độc đáo về cuộc đời, tư tưởng, sựnghiệp và những điểm sáng nhân cách của 17 nhà trí thức tiêu biéu nhất trong thờikỳ phong kiến ở Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Binh Khiêm, Lê Quý Đôn,

Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu Họ đều có điểm chung là những con người học

rộng, tài cao, suốt đời đem hết tai năng, sức lực của mình phục vụ cho nhân dân,cho đất nước va dé lại dấu ấn cá nhân sâu đậm trong tiến trình đi lên của lịch sử dântộc Qua hơn 400 trang viết, tác giả đã đem đến cho người đọc hình dung cụ thể về

diện mạo nhân cách và trí tuệ của trí thức Việt Nam thời xưa trong một khoảng thời

gian trải dài suốt 5 thế kỷ Từ đó, người đọc có điều kiện để nhận rõ tính liên tụccủa phẩm chất đạo đức, tư duy và hành động trong truyền thống trí thức Việt Nam.

Với công trình: “Thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam

trong sự nghiệp đổi mới đất nước” của tác giả Đức Vượng [141], thông qua khảo

cứu, điêu tra về sô lượng va chat lượng đội ngũ trí thức trên 18 lĩnh vực của đời

19

Trang 24

song xã hội, công trình đã xác định các giải pháp mang tinh tong thé trong xây dựngvà phát huy vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam Đối với sự lãnh đạo của Đảng,công trình đã chỉ rõ, cần chú trọng tới vấn đề dân chủ với tư cách là đặc trưng của

công tác tư tưởng; còn đối với sự quản lý của Nhà nước, cần quán triệt thực hiện

nguyên tắc tập trung dân chủ trên mọi lĩnh vực Đây là những gợi mở quan trọngtrong việc xác định các biện pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của trí thức trong

sự nghiệp cách mạng.

Nghiên cứu về trí thức nói chung, có công trình của tác giả Nguyễn Năng

Nam và Trịnh Vương Cường với tên: “Quan điểm của V.I.Lênin về trí thức và vanđề xây dựng đội ngũ trí thức ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay” [89 ] Bài viếtkhái quát những quan điểm của V.I Lênin về trí thức, những quan điểm của Dang

Cộng sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ trí thức từ Đại hội VI đến Đại hội XII, từđó liên hệ đến thực tiễn xây dựng đội ngũ trí thức ở Việt Nam hiện nay Bài viết

cũng đề cập đến thực trạng xây dựng đội ngũ trí thức ở Việt Nam hiện nay qua cácsố liệu so sánh, chỉ ra những bat cập trong công tác xây dựng đội ngũ trí thức hiện

nay Kết luận bài viết khang định những quan điểm của V.I Lénin về trí thức van

còn nguyên giá trị lý luận, thực tiễn Đứng trước những thời cơ và thách thức mới

do quá trình hội nhập quốc tế mang lại, Việt Nam cần có những giải pháp hiệu quảcho việc nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ trí thức, xây dựng đội ngũ trí thứcViệt vững mạnh, xứng tầm đáp ứng yêu cầu mới của thời đại.

Khảo sát các công trình thuộc loại này cho thấy các công trình đã tập trung

làm rõ quan điểm về trí thức; khái quát quá trình hình thành, phát triển của trí thứcViệt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc và làm rõ vị trí, vai trò của trí thức đối vớisự phát triển xã hội Ngoài ra, các công trình cũng phân tích đặc điểm, thực trạng

đội ngũ trí thức về trình độ chuyên môn, cơ cấu, độ tuổi, giới tính, sự phân bố và ưu

nhược điểm của trí thức Việt Nam Từ đó, đề xuất một số phương hướng, giải pháp

phát triển đội ngũ này Đây là những công trình có giá trị tham khảo ở mức độ nhấtđịnh đối với đề tài luận án.

Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu về trí tuệ, nhân tài, đáng chú ý là sự ra

đời của hai cuốn sách: Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự

20

Trang 25

nghiệp chấn hưng đất nước [58] va Nguồn lực trí tuệ Việt Nam - lịch sử, hiện trạngvà triển vọng [59] do tác giả Nguyễn Văn Khánh chủ biên Từ phương pháp tiếp cậnmang tính liên ngành của triết học, sử học, chính trị học, xã hội học, tâm lý học,khoa học chính sách và khoa học dự báo, các cuốn sách đã tập trung vào việc lý giải

một số vấn đề cơ bản về trí tuệ và nguồn lực trí tuệ; đánh giá nguồn lực trí tuệ Việt

Nam trong suốt chiều dải lịch sử; phân tích quá trình xây dựng và phát huy nguồnlực trí tuệ cũng như các yếu tố thúc đây, cản trở việc phát huy nguồn lực này Từđó, đề xuất những giải pháp và khuyến nghị về mặt chính sách đối với Đảng và Nhànước nhằm phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam, thiết thực phục vụ sự nghiệp chấn

hưng đất nước Bồ sung chặt chẽ cho nhau về nội dung nghiên cứu, hai cuốn sáchnày đã tạo thành một chuyên luận đầy đủ và có hệ thống về nguồn lực trí tuệ Việt

Nam Đây thực sự là nguồn tài liệu tham khảo quý, có giá tri cả về lý luận và thựctiễn đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, các nhà quản lý vànhững ai quan tâm nghiên cứu chủ đề này Chúng tôi kế thừa trong công trình vớinhiều gợi ý quan trọng làm nền tảng cho việc triển khai dé tài luận án, đặc biệt là

những gợi ý về nhóm giải pháp vĩ mô hướng tới quá trình hoạch định chiến lược

dao tạo, bồi dưỡng, sử dụng và phát huy nguồn lực trí thức trong tông thé chung của

nguồn lực trí tuệ Việt Nam.

Một công trình khác có liên quan chặt chẽ tới vấn đề nguồn lực trí tuệ là bài

viết Khái niệm “vốn trí tuệ” và một số kinh nghiệm tham khảo cho tiến trình xây

dựng chiến lược xuất - nhập khẩu nguồn nhân lực trí tuệ của Việt Nam của tác giảPhạm Thái Việt [136] Ở bài viết này, tác giả đã đánh giá sự gia tăng vai trò của vốntrí tuệ từ những năm cuối thế kỷ XX trở lại đây; đưa ra và phân tích một số quanniệm đang được thảo luận về vốn trí tuệ và kết cấu của nó; xác định vị trí của “vốncon người” trong vốn trí tuệ cũng như trình bày phương pháp đo lường vốn trí tuệ;qua đó, đề xuất một vài ý kiến tham khảo cho quá trình xây dựng chiến lược xuất -nhập khẩu nguồn lực trí tuệ của Việt Nam Điểm nhắn ở đây là tác giả đã đưa ramột cách phân loại nguồn lực trí tuệ mới dựa trên phẩm chất của tri thức, cho phéphình dung tốt hơn về cau trúc lôgíc của nguồn lực trí tuệ ở cấp độ quốc gia Nhữngý tưởng mà tác giả trình bày trong bài viết này có thể được xem như những gợi ý

21

Trang 26

quan trọng cho việc tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực trí tuệ ở Việt Nam trong giai

đoạn hiện nay.

Hiện nay, nghiên cứu về nhân tài là một hướng đi được nhiều nhà nghiên cứuở Việt Nam quan tâm và bước đầu gặt hái được những thành tựu nhất định Tiêubiểu cho hướng nghiên cứu này là cuốn: “Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đàotạo và sử dụng nhân tải trong lịch sử Việt Nam” do Phạm Hồng Tung chủ biên

[120] Tiép cận van dé từ goc nhin da chiều của sử hoc, văn hóa hoc va khoa hocchính trị với phương pháp chủ yếu là phương pháp nghiên cứu lịch sử truyền thống,các tác giả đã khảo sát một cách tương đối hệ thống và toàn diện về những mặt tíchcực và hạn chế trong việc phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài của ông cha ta từthời dựng nước cho tới nửa đầu thế kỷ XX Theo đó, dân tộc ta từ rất sớm đã biếttôn vinh, trọng dụng nhân tài Truyền thống ấy được kế thừa và tiếp nối qua các thờikỳ với nhiều hình thức biểu hiện da dạng và phong phú như hệ thống khoa cử Nhohọc của triều đình phong kiến hay tục tôn thờ anh hùng dân tộc, tôn thờ danh nhân,thờ phụng tổ nghề của dân gian Ngoài ra, tác giả cũng đề cập tới những yếu tốđược coi là “rào chắn” cả vô hình và hữu hình cản trở việc phát huy nhân tài như

tâm lý bình quân nông dân, thói đỗ ky, phân biệt xã hội, luật lệ của nhà nước quân

chủ chuyên chế va các giáo điều của thế giới quan Nho gido,.v.v Bên cạnh đó, các

tác giả của quyền sách đã phân tích những điểm mới trong quan niệm về nhân tài và

đào tạo nhân tài ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, về sự xuất hiện của

đội ngũ trí thức Tây học và vai trò của họ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.Đặc biệt, cuốn sách dành một phần dé khái lược con đường tự rèn luyện thành mộtnhân tài xuất chúng của Hồ Chí Minh và những đóng góp của Người trong việc đào

tạo nên thế hệ nhân tài thời dựng Đảng - cứu quốc, đặt nền tảng cho thắng lợi của

cách mạng Mặc dù chưa có điều kiện nghiên cứu và trình bày cặn kẽ những chính

sách, biện pháp cụ thể liên quan tới vấn đề phát triển nhân tài của từng triều đại

cũng như chưa khắc họa được hết chân dung những nhân tài tiêu biểu qua mỗi thời

kỳ, song cuốn sách đã đóng góp nhiều ý tưởng quý báu cho việc hoạch định chiếnlược sử dụng nguồn lực nhân tài ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Trong bài viết: “Nhân tài với phát triển bền vững” [17], của tác giả Hoàng

Chi Bảo đã bàn vê vân đê nhân tài từ nhiêu góc độ khác nhau Đánh giá cao vi tri

22

Trang 27

của nhân tai, tác giả cho rang nhân tài là tinh hoa ưu tú trong cộng đồng, xuất hiện ở

mọi lĩnh vực hoạt động, mọi nghề nghiệp, mọi cấp độ phát triển xã hội Họ là chìa

khóa của phát triển đất nước và hưng thịnh quốc gia Muốn phát triển và hưng thịnh

thì phải có nhiều người tài giỏi, hơn nữa phải sử dụng và trọng đãi họ sao cho xứngđáng, tránh để mai một nhân tài, gây lãng phí cho xã hội Không chỉ dừng lại ở việc

đề cập tới nhân tải một cách chung chung, bài viết còn đi sâu tìm hiểu đặc điểm của

nhân tai trí thức - một bộ phận nòng cốt không thé thiếu cau thành nên đội ngũ nhântài Từ việc nhận diện những đặc điểm cơ bản của nhân tài nói chung, nhân tài tríthức nói riêng, tác giả đưa ra một số khuyến nghị về đổi mới nhận thức và chính

sách đối với công tác nhân tài ở Việt Nam hiện nay, trong đó nhấn mạnh sự cần

thiết phải có một cuộc cách mạng về cả mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo

dục dé tao ra nhiéu nhan tai, hiền tài cho đất nước Xem xét vấn dé nhân tài trongmỗi tương quan với xã hội dân chủ, với nhà nước pháp quyên, công trình đã đem tớimột cái nhìn sâu sắc và có hệ thống về tam quan trọng của van đề nhân tài trong quátrình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Đắc Hưng từng cho xuất bản cuốn: “Nhân tài là báu vật củaquốc gia”, mới đây quyền sách đã tái bản có chỉnh lý bổ sung dưới nhan đề mới là“Nhân tài với tương lai đất nước” [53] Trong công trình này, nhân tài trước hếtđược nhìn nhận, trình bày dưới góc độ lý luận Đề đi đến cách hiểu chính xác vềkhái niệm “nhân tài”, tác giả đưa ra những định nghĩa về tiềm năng, khả năng, nănglực, năng khiếu, tài năng, trí tuệ, sáng tạo Theo tác giả, có rất nhiều quan niệm về

nhân tài nhưng tựu trung lại, “nhân tải là những người có tài năng vượt trội tronglĩnh vực hoạt động nào đó” [53, tr 38], là người vừa có đức, vừa có tài Bên cạnh

việc khảo sát những bài học về thu hút và trọng dụng nhân tải của Việt Nam, tác giả

còn mở rộng nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển nhân tài của Mỹ, Nhật Bản, HànQuốc và Trung Quốc - những cường quốc luôn đặt nhân tài ở vị trí ưu tiên hàng đầutrong chiến lược phát triển của mình Ở chương cuối cùng của cuốn sách, tác giả đãphân tích làm rõ những van dé cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủtrương của Đảng và Nhà nước về phát triển nhân tài Những mục tiêu, nội dung vàhình thức đào tạo, bồi dưỡng tài năng của đất nước như đào tạo học sinh năng

23

Trang 28

khiếu, cử nhân tài năng,v.v được trình bày cụ thể với nhiều số liệu khách quan, có

sức thuyết phục Cuốn sách với khối lượng kiến thức dày đặn và đa dạng là một

nguồn tư liệu tham khảo rat cần thiết khi nghiên cứu nhân tài, dem lại nhiều bài họccó giá trị trong việc phát huy ngày càng tốt hơn vai trò của đội ngũ này với tươnglai đất nước.

Có thé nói, loại công trình về nguồn lực trí tuệ và nhân tài khá đa dạng, đề

cập đến nhiều vấn đề đặc trưng của tài năng, trí tuệ Việt Nam, góp phần không nhỏ

vào việc chỉ ra những bai học kinh nghiệm của lịch sử cũng như hiện trạng của việc

xây dựng, sử dụng và phát triển nguồn lực trí tuệ mà cụ thê là nguồn nhân lực tàinăng ở nước ta Giữa trí thức tinh hoa và nhân tài nói chung có nhiều điểm giaonhau Vì thế, chúng tôi tìm thấy ở loại công trình này nhiều gợi mở cho những vấnđề mà luận án cần quan tâm giải quyết.

Với công trình: “Luận cứ khoa học cho các chính sách nhằm phát huy năng

lực sáng tạo của giới trí thức và sinh viên” do Phạm Tat Dong chủ nhiệm [26] Từviệc trình bày, phân tích một sỐ quan niệm khác nhau về trí thức, qua đó nhấn mạnh

4 chức năng cơ bản của trí thức là: Chức năng sáng tạo văn hoá, sáng tạo và duy trìnhững giá trị cơ bản của xã hội: chân, thiện, mỹ; chức năng phê phán; chức năng

đào tạo lớp trí thức mới và chức năng xã hội Từ đó đề tài đi đến kết luận những dấu

hiệu đặc trưng của trí thức là: Sáng tạo, phô biến và vận dụng văn hoá; thé hiệnđược trình độ, trí tuệ của thời đại; trăn trở với thời cuộc, luôn hướng đến sự nghiệpxây dựng xã hội dân chủ, công bằng, bình dang; có năng lực tư duy sáng tạo, pháthiện và giải quyết van dé, sự say mê, tập trung cao độ, ding cảm theo đuôi côngviệc Công trình cũng đánh giá thực trạng, tình hình cũng như tâm trạng, nhu cầu vàxu thé phát triển của đội ngũ trí thức, từ đó xác định những quan điểm và đề xuấtmột số chính sách đối với đội ngũ trí thức Về quan điểm, tác giả nhấn mạnh: conngười với trí tuệ thời đại là nhân tố quyết định sự phát triển KT-XH; đào tạo và xây

dựng đội ngũ trí thức là một vòng đua tranh của thời đại; lao động trí tuệ là lao động

phức tạp mang lại những giá trị đặc biệt và đầu tư cho việc xây dựng đội ngũ tríthức phải là một ưu tiên Về chính sách: Thực hiện chính sách giáo dục đào tạo; sửdụng và đãi ngộ trí thức; thực hiện đoàn kết và tập hợp rộng rãi đội ngũ trí thức.

24

Trang 29

Gan đây, trên cơ sở tiếp tục nghiên cứu về tri thức nhất là giới trí thức tinhhoa của dân tộc trong thời kỳ đổi mới, tác giả Nguyễn Cam Ngọc với công trình:“Vai trò của trí thức tinh hoa trong thời kỳ đổi mới” [93], đã có những đóng gópmới trong nghiên cứu về trí thức Nồi bật của công trình này là di sâu bàn luận vềđội ngũ trí thức tinh hoa của dân tộc, từ lich sử đến hiện tại; phân tích vai trò của tríthức tinh hoa trong xã hội, đánh giá thực trạng trí thức tinh hoa trong thời kỳ đôimới, từ đó đề xuất những kiến nghị và giải pháp cho việc phát triển đội ngũ nàytrong thời gian tới Đây là công trình đi sâu bàn luận về trí thức tinh hoa ở góc độ

nghiên cứu chính trị học Tuy vẫn còn giới hạn phạm vi nghiên cứu nhưng công

trình cũng gợi mở những hương nghiên cứu mới về trí thức.

Trí thức là một đề tài nghiên cứu khá hấp dẫn đối với các nhà khoa họckhông chỉ ở trong nước mà còn là đề tài được giới nghiên cứu ở ngoài nước đặc biệt

quan tâm.

Trong quyên: “Về trí thức Nga” [94], là tập hợp gồm 12 bài viết của các họcgiả, trí thức lớn người Nga Nội dung các bài viết xoay quanh nhiều chủ đề như: quan

niệm về trí thức, trí thức và nhận thức pháp quyền, mỗi quan hệ giữa trí thức và chủ

nghĩa xã hội, phương hướng và nhiệm vụ của giới trí thức, sứ mệnh của tang lớp trí

thức, phẩm tính của người tri thức,.v.v Đặc biệt, liên quan đến van dé trí thức tinh

hoa, tác giả Aleksandr Solzhenitsyn trong bai “Tang lớp kỹ giả” đã trình bày một vàiý tưởng rất đáng lưu tâm Ông dẫn lại quan điểm của nhà Đông phương học G.Pomerants (Nga) cho rằng phần ưu tú nhất của giới trí thức không phải là một tầnglớp mà chỉ là một nhóm người Trên cơ sở các phân tích về tầng lớp trí thức Nga

đương thời, ông khang định rang từ những cá nhân tinh hoa “đơn độc”, sẽ hình thành

nên tầng lớp tinh hoa có nhiệm vụ tập hợp toàn dân lại với nhau dé từ đó xây dựng

nên một xã hội mà đặc trưng đầu tiên của nó là sự trong sáng của các mối quan hệ.

Có thé nói, cuốn sách đã miêu tả một cách chân thực bối cảnh hình thành và diễn biến

tư tưởng của tầng lớp trí thức Nga trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ

XX Những trăn trở, dồn nén và phản ứng của họ trước thời cuộc gợi lên cho ngườiđọc nhiều suy ngẫm khi nhìn vào thực trạng tầng lớp trí thức nước nhà.

25

Trang 30

Mới đây, một công trình nghiên cứu của tác giả Trịnh Văn Thảo có tựa đề:“Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1954)” [114] Đây là công trình nghiên cứu

lịch sử xã hội do nhóm biên dịch của Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc

Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện Nội dung cơ bản của tác phẩm là nhận diện cácnhóm trí thức Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử trong bối cảnh cuộc chinh phục củathực dân Pháp, tiến trình thực dân hóa và cuộc đối đầu về mọi mặt trong quá trìnhđấu tranh giải phóng dân tộc Ba thế hệ trí thức từ 1862 đến 1954 lần lượt được tácgiả gọi tên theo từng đặc trưng riêng biệt là “trí thức cổ điển”, “trí thức của hai thé

giới” và “trí thức Au hóa” Sử dụng nhuan nhuyễn cách tiếp cận xã hội - lịch sử và

các phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành xã hội học lịch sử, tác giả dành

phần lớn dung lượng tác phâm dé miêu tả kỹ lưỡng tiểu sử và hành trình của ba thé

hệ trên, trong đó trọng tâm là tiểu sử và hành trình của các nhóm trí thức giữ vai tròtinh hoa, nhạy cảm nhất của xã hội như Nguyễn Trường Tộ, Hoàng Diệu, HuỳnhThúc Kháng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chi Minh, Võ Nguyên Giáp,Đặng Thai Mai, Nguyễn An Ninh Từ đó, tác giả rút ra kết luận rằng bên cạnh chủ

nghĩa yêu nước thì truyền thống nho sĩ chính là nhân tố xuyên suốt, là cái đã, đang

và sẽ tiếp tục thắm nhuan vào tang lớp trí thức Việt Nam, quy định cách hành xử xã

hội của họ Bằng việc đưa ra hàng loạt các bảng biểu thống kê dựa trên cơ sở dữliệu chính xác và các phân tích, nhận xét tinh tế về một số nhân vật cũng như từngthế hệ, công trình đã thể hiện sự am hiểu sâu sắc của tác giả về tầng lớp trí thức Việt

Nam, có đóng góp nhất định cho sự phát triển của lĩnh vực xã hội học về trí thức.

Với tác phâm: “Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chanhưng đất nước” của tác giả Thâm Vinh Hoa - Ngô Quốc Diệu (chủ biên) [48], cáctác giả đã khang định được tầm nhìn chiến lược của Đặng Tiêu Bình trong đề xuất

và thực hiện chủ trương “hai tôn trọng” đối với trí thức, nhân tài của Trung Quốc.

Theo các tác giả, thông qua việc tôn trọng và đãi ngộ xứng đáng đã góp phần pháthuy tối đa tính tích cực và năng lực sáng tạo của trí thức trong môi trường thực sự

tự do dân chủ Đây là những kinh nghiệm quý báu, không chỉ đối với Trung Quốcmà con là bài học tham khảo có giá tri đối với Việt Nam trong xây dựng đội ngũ tri

thức Việt Nam.

26

Trang 31

Nghiên cứu về trí thức nói chung là đề tài được nhiều chuyên gia quan tâm,

khai thác Các công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ, chiều cạnh khác nhau, đưa ra

những nhận định về trí thức khác nhau nhưng chung quy lại đều đánh giá cao vị trí,

vai trò của trí thức trong xã hội Các công trình nghiên cứu đã đạt được những thành

công nhất định, tạo nền tảng cho việc nghiên cứu về đội ngũ trí thức ở những lĩnh

vực khoa học khác nhau.

Qua các công trình nghiên cứu, có thể nhận thấy, còn nhiều quan điểm khácnhau về quan niệm, nội dung, vai trò của trí thức Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đều

chỉ ra vai trò vô cùng quan trọng của đội ngũ trí thức nói chung đối với sự phát triển

của xã hội đó là nguồn lực của mọi nguồn lực Trong đó, các công trình đều khẳng

định rằng: tri thức chính là cội nguồn của quyền lực, là chìa khóa để mở ra một thời

đại mới phát triển, dân chủ và tiến bộ của xã hội tương lai Đây chính là một trongnhững cơ sở quan trọng dé triển khai nghiên cứu các nội dung liên quan đến luận án.

Tình hình nghiên cứu về trí thức người dân tộc thiểu số:

Nghiên cứu về dân tộc thiểu số ở góc độ lịch sử, có bài viết của tác giả Phạm

Thị Ái Phương, “Chính sách giáo dục của nhà Nguyễn đối với các dân tộc ít người

ở Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XIX” [98] Trên cơ sở những nguồn tài liệu như:

Đại Nam thực lục chính biên; Đại Nam thống nhất chí; Đại Nam hội điển sử lệ;Minh mệnh chính yếu;.v.v tác giả bài viết đã khái quát khá đầy đủ về các chính

sách giáo dục của triều Nguyễn đối với đồng bào DTTS ở nước ta vào những năm

cuối thé ky XIX Nhà Nguyễn là vương triều dau tiên trong lịch sử trung đại đã cóthực hiện những chính sách giáo dục đối với các DTTS Chính sách này được vuaMinh Mang (1820 — 1840) thiết kế, vua Thiệu Trị (1840 — 1847) và vua Tự Đức(1848 — 1883) triển khai, kế nhiệm và tiếp tục thi hành Bài viết đề cập đến việc

Trang 32

DTTS ở nước ta chứng tỏ các DTTS ở nước ta có vi tri và vai trò quan trọng trong

bộ máy chính quyền từ lịch sử đến hiện tại.

Bài viết với tựa đề: “Quan điểm của Đảng về đào tạo cán bộ dân tộc thiểusố” của tác giả Nguyễn Quốc Pham [95] Đây là một trong số ít các công trìnhnghiên cứu về đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số Bài viết đã hệ thống các quan điểm

của Đảng về đảo tạo cán bộ dân tộc thiểu số: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu

số là nhiệm vụ then chốt trong phát triển miền núi và vùng dan tộc thiêu số; Xâydựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trên tinh thần phát huy truyền thống đoàn kếtdân tộc; Đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số phải gắn với công tác quy hoạch cán bộđồng thời tránh tâm lý tự ti của cán bộ dân tộc thiểu số Dù không bàn trực tiếp vềtrí thức DTTS nhưng nội dung bài viết được xem là nguồn tài liệu tham khảo gần

với nội dung nghiên cứu của luận án.

Công trình nghiên cứu về: “Nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số: Những

phân tích xã hội học” của tác gia Đặng Cảnh Khanh [55] Đây là công trình nghiên

cứu chuyên sâu về dân tộc thiêu số ở góc độ tiếp cận xã hội học Tác giả đã đề cập

đến những van dé đang đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực trẻ dân tộc thiểu sé,trong đó có chú trọng phát triển nguồn lực trí thức DTTS Từ những phân tích xãhội học, công trình đã làm rõ đặc điểm của nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số

sở nước ta, qua đó có cái nhìn toàn diện về nguồn lực trí thức DTTS.

Nghiên cứu trực tiếp về trí thức DTTS phải kê đến hai công trình nghiên cứuvề trí thức DTTS của tác giả Trịnh Quang Cảnh: “Trí thức người dân tộc thiểu số ởViệt Nam trong công cuộc đổi mới” [20]; “Phát huy vai trò đội ngũ trí thức ngườidân tộc thiêu số ở nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay” [21] Nghiên cứudưới góc độ chính trị - xã hội về trí thức DTTS ở Việt Nam với tư cách là một bộphận trong tầng lớp trí thức Việt Nam Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc sử dụngnguồn lực trí tuệ, trí thức người DTTS và tình hình xây dựng đội ngũ trí thức

DTTS, tác giả đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm phát huy, phát triển

tiềm năng trí tuệ của đội ngũ này đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội vùng

núi, vùng DTTS ở nước ta.

28

Trang 33

Ủy Ban Dân tộc, “Điều tra đánh giá thực trạng đội ngũ trí thức người dân tộcthiểu số trong thời kỳ đây mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Báo cáotổng hợp dự án [129] Dự án điều tra thực trạng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu

số do Ủy Ban Dân Tộc quản lý Toàn bộ dự án gồm có 3 phan chính: phan I: một sốvấn đề chung về trí thức, trí thức dân tộc thiểu số; Phần II: thực trạng đội ngũ trí

thức người dân tộc thiểu số hiện nay; Phan III: gai pháp xây dựng đội ngũ trí thứcngười dân tộc thiểu số trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Báo

cáo dự án cũng đề cập đến đội ngũ trí thức DTTS ở Tây Nam Bộ nhưng chỉ trong

giới hạn nghiên cứu ở tỉnh An Giang và Trà Vinh Tuy nhiên, kết quả nghiên cứucủa dự án là một trong những cơ sở khoa học gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo về

trí thức DTTS ở Tây Nam Bộ hiện nay.

Gần đây có bài viết: “Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số”của tác giả Vũ Thanh Sơn [124] Bố cục bài viết gồm 3 nội dung: Một là, khái quát

vai trò của công tác đảo tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiêu SỐ; Hai là, phân tíchthực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay; Ba là, đề

cập đến một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ DTTS trong thời gian tới Từ những con số thực tế của công tác đảo tạo, bôidưỡng cán bộ DTTS trong thời gian qua, tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp tổng thểcho công tác này Trong đó, có đề cập đến giải pháp về coi trọng việc xây dựng kế

hoạch đào tạo cán bộ DTTS theo lộ trình, đa dạng hóa nguồn cán bộ DTTS, hoàn

thiện nội dung đào tạo cho phù hợp với đối tượng, đặc trưng văn hóa và cán bộDTTS ở từng địa phương, cơ sở đào tạo phải gắn với đặc thù của vùng miền,.v.v.Mặc dù không trực tiếp bàn về trí thức DTTS nhưng những giải pháp nâng cao hiệu

quả đạo tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS trong bai viết này là nguồn tài liệu gợi mở cho

Luận án tiếp tục nghiên cứu trí thức DTTS ở Tây Nam Bộ.

Với công trình vừa được công bố có tên: “Kết quả điều tra thu thập thông tinvề thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019” [130] Toàn bộ

công trình gồm 3 nội dung chính: Phan 1, trình bày các nội dung từ chuẩn bị, tổchức thực hiện điều tra 53 dân tộc thiêu số tại các cấp năm 2019: Phần 2, trình bàykết quả khảo sát tương ứng với các nội dung về đặc điểm kinh tế - xã hội của 53 dân

29

Trang 34

tộc thiểu số, dân số và các đặc trưng nhân khẩu học, điều kiện nhà ở sinh hoạt, đờisong vật chat, tinh thần của các hộ DTTS trên cả nước; Phan 3, tổng hợp các bảngbiểu số liệu điều tra dựa trên kết quả điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019 Côngtrình khái quát thực trạng đời sống kinh tế - xã hội của 53 DTTS ở Việt Nam qua

các số liệu điều tra so sánh Các bảng tổng hợp số liệu điều tra cho thấy rõ bức tranh

tổng thể về thực trạng điều kiện KT - XH của các DTTS ở các vùng miền khác nhau

của nước ta.

Nhóm các công trình nghiên cứu về trí thức, nhân tài nói chung khá phongphú, trong khi các công trình nghiên cứu về trí thức DTTS khá ít, chủ yếu là các côngtrình nghiên cứu dưới dạng tạp chí, đề tài khoa học, còn thiếu những công trình

nghiên cứu chuyên sâu Nghiên cứu về đội ngũ trí thức người DTTS ở nước ta còn là

một nội dung mới, có nhiều vấn đề cần được nghiên cứu thấu đáo nhằm hoàn thiệncác chính sách đối với đội ngũ trí thức người DTTS trong thời gian tới.

1.3 Tình hình nghiên cứu xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ởTây Nam Bộ và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thứcngười dân tộc thiểu số

Hoàng Văn Việt với công trình có tên: “Thực trạng đội ngũ cán bộ dân tộc

thiểu số và luận cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách cán bộ dân tộc thiểu số ởĐồng Bằng Sông Cửu Long” [135] Đề tài có khảo sát và điều tra thực tế ở từng địaphương, phân tích, đánh giá số liệu, qua đó làm bật lên được những vấn đề đang đặt

ra đối với công tác phát triển đội ngũ cán bộ người DTTS ở vùng Tây Nam Bộ,

đồng thời xây dựng những luận cứ khoa học cho việc đề xuất những giải pháp xây

Trang 35

Bài viết: “Nâng cao công tác dân tộc trong vùng đồng bào Khmer Tây NamBộ” của tác giả Đặng Phú Thâu [113] Trong bài này, tác giả bàn sâu về thực trạngcông tác dân tộc trong vùng đồng bào Khmer ở Tây Nam Bộ, đề xuất một số giảipháp nâng cao công tác dân tộc trong vùng đồng bào Khmer Tây Nam Bộ hiện nay.

Bùi Thị Ngọc Lan, “Giáo dục, đảo tạo, nâng cao dân trí đối với đồng bảo

Khmer Tây Nam Bộ” [64] Nội dung bài viết đã phản ánh khá rõ về thực trạng đội

ngũ trí thức người Khmer ở Tây Nam Bộ dong thời cũng đề cập đến những giảipháp về giáo dục — dao tạo trong việc nâng cao dân trí cho đồng bào Khmer.

Trong bài: “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở miền Tây Nam Bộ Mấy vấn đề cần quan tâm” của tác giả Nguyễn Thị Ngân [91] Bài viết khái quáttình hình xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nam

-Bộ, công bố một số số liệu về công tác cán bộ người dân tộc thiểu số, chỉ ra những

hạn chế và những vấn đề đang đặt ra đối với việc dao tao nguồn cán bộ DTTS Một

trong những hạn chế của đội ngũ cán bộ người DTTS ở Tây Nam Bộ đó là trình độ

học vấn thấp, tỷ lệ cán bộ DTTS chưa tương xứng với số đân người DTTS trên địa

ban, nhất là thiếu đội ngũ cán bộ DTTS ở cấp Tinh, Huyện Tác giả bài viết cũng đãđề xuất một số kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho công tác đào tạo cán bộ người

DTTS: Từng địa phương cần sớm kiện toản số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộngười DTTS, đảm bảo cân đối tỷ lệ cán bộ người DTTS trong hệ thống chính tri;

Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ DTTS; Đổi mới va nâng cao chất

lượng đảo tạo nguồn cán bộ DTTS,v.v Tuy bàn đến công tác xây dựng đội ngũ cánbộ DTTS nhưng bài viết là một trong số ít công trình nghiên cứu về DTTS ở Tây

Nam Bộ Những vấn đề được đề cập đến là nguồn tư liệu tham khảo cho Luận án.

Ngoài những công trình trên, nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minhvề xây dựng đội ngũ trí thức DTTS có bài viết “Van dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vềvấn đề dân tộc vào thực tiễn công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay”

của tác giả Hau A Lénh [66] Bài viết đã khái quát nội dung và giá trị của tư tưởng

Hồ Chí Minh đối với thực tiễn vận động đồng bào DTTS hiện nay, đảm bảo quyềncủa các DTTS và nâng cao đời sống cho các DTTS, những vấn đề lý luận và thực

31

Trang 36

tiễn cần được nghiên cứu sâu sắc dé có thé đưa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chi Minhvào thực tiễn đời sống, gắn với công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTStrong xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.

Qua khảo sát các công trình nghiên cứu cho thấy: nghiên cứu về DTTS nóichung và xây dựng đội ngũ trí thức dân tộc thiêu số ở Tây Nam Bộ nói riêng đã thu

hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu

về cán bộ DTTS, trí thức người Khmer ở Nam Bộ, vẫn chưa có công trình nghiên cứuvề đội ngũ trí thức người DTTS vùng Tây Nam Bộ cũng như việc vận dụng Tư tưởngHồ Chí Minh trong việc xây dựng đội ngũ này Với những vấn đề chưa được nghiêncứu một cách hệ thống, chuyên sâu về trí thức người DTTS ở vùng Tây Nam Bộ

nhưng với kết quả nghiên cứu của các công trình trên đây là một cơ sở lý luận quan

trọng để tác giả tiếp tục nghiên cứu những nội dung liên quan đến luận án.

1.4 Kết quả đã đạt được và những vấn đề Luận án sẽ đi sâu nghiên cứu

1.4.1 Những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa hoc đã công bố liênquan đến luận án

Nhìn chung, tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy đã có nhiều công trìnhnghiên cứu về trí thức được công bố ở trong và ngoài nước Trí thức được nghiên

cứu dưới nhiều góc độ khác nhau: từ đội ngũ trí thức nói chung đến những trí thứctiêu biểu Các tác giả nghiên nghiên cứu về van dé này cũng đã đặt được những kết

quả nhất định: Làm rõ khái niệm trí thức dưới nhiều lát cắt khác nhau, lập luận vàphản biện về các quan niệm khác nhau về trí thức từ đó đưa ra những nhận định đầyđủ hơn về nội hàm trí thức; Thực trạng đội ngũ trí thức ở Việt Nam trong thời kỳ

đổi mới cũng được nghiên cứu đầy đủ và đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng

đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh; các công trình đã đưa ra những dự báo có tính

định hướng cho việc phát triển đội ngũ trí thức trong tương lai.

Kết quả nghiên cứu của những công trình này sẽ là cơ sở quan trọng cho việc

tiếp cận đối tượng nghiên cứu của luận án Tuy nhiên, do những đặc thù riêng biệt,

những mục đích nghiên cứu khác nhau nên mỗi công trình đều có giới hạn nhất định

vê phạm vi nghiên cứu, đôi tượng nghiên cứu.

32

Trang 37

Về tình hình nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, trí thức dân tộcthiểu số, đã có nhiều công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh và Tư tưởng Hồ ChíMinh trong và ngoài nước Các tác phẩm nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh ởnhiều góc độ khác nhau nhưng tựu chung lại là ca ngợi về Hồ Chí Minh, làm sángtỏ những giá trị của Tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay Có nhiều côngtrình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về DTTS, về cán bộ dân tộc thiểu số nóichung đã đạt được những kêt quả nhất định Tuy nhiên, các công trình chủ yếu khaithác dé tài này dưới góc độ liệt kê những câu nói, bài viết của Hồ Chí Minh có liênquan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu, chưa có công trình nghiên cứu trực tiếp về

trí thức DTTS.

Bên cạnh đó, với các công trình nghiên cứu trí thức dân tộc thiểu số vùngTây Nam Bộ và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức

DTTS cũng khá hiếm Hau hết các công trình nghiên cứu ở dang bài báo trên các

tạp chí ở trong nước Chỉ có một số công trình nghiên cứu về dân tộc thiểu số ở TâyNam Bộ, cụ thê là nghiên cứu trực tiếp về người Khmer ở Nam Bộ, thực trạng giải

pháp giảm nghèo cho đồng bào DTTS ở Tây Nam Bộ,.v.v Tuy nhiên, các công

trình này chỉ đừng lại nghiên cứu về thực trạng công tác cán bộ DTTS ở Tây NamBộ, vẫn còn thiếu những công trình nghiên cứu về xây dựng đội ngũ trí thức người

DTTS trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tóm lại, trên cơ sở tiến hành các bước tổng quan mức độ thành công, hạn

chế của các công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả luận án đã thu nhận được

những gợi mở ở các cấp độ khác nhau về định hướng nghiên cứu đề tài Theo đó,Luận án sẽ kế thừa các nội dung khoa học như sau:

Những quan điểm của các tác giả về khái niệm, vai trò, vị trí của trí thức nóichung, của trí thức DTTS số nói riêng cũng như các bài học kinh nghiệm, phương

hướng và giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở Tây Nam Bộ

trong tình hình hiện nay.

Những quan điểm bàn về trí thức dân tộc thiểu số: khái niệm, vai trò, đặc

điểm của trí thức dân tộc thiêu số; những quan điểm của Hồ Chí Minh gián tiếp ban

vệ trí thức dân tộc thiêu sô;v.v Với những kêt qua đạt được của các công trình

33

Trang 38

nghiên cứu trước đó sẽ là căn cứ dé thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của

luận án này.

Ngoài ra, Luận án cũng kế thừa những điểm mạnh trong cách tiếp cận đachiều và sử dụng những phương pháp nghiên cứu liên ngành của các tác giả, đặc

biệt là của các tác giả nước ngoài Đồng thời, chú trọng hướng tiếp cận chính trị học

dé làm nổi bật tính chính trị học của đề tài luận án này.

1.4.2 Những vẫn đề đặt ra cần được giải quyết trong luận án

Thông qua việc khảo cứu các công trình tiêu biểu như trên, có thể nhận thấyrằng so với các công trình nghiên cứu trong nước, điểm mạnh trong các công trìnhnghiên cứu của học giả nước ngoài thê hiện rõ trong việc đặt vấn đề, trong cách tiếpcận đối tượng nghiên cứu mang tính hệ thống trên cơ sở những phương pháp liên

ngành, so sánh, điều tra xã hội học,v.v Một vài công trình có đối tượng khảo sat

gần với đối tượng nghiên cứu của luận án, song, vẫn còn có những vấn đề chưa

được nghiên cứu, làm rõ:

Thứ nhất, một vấn đề mới cần được nghiên cứu ở luận án đó là những quanđiểm của Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức DTTS Trên cơ sở tiếp cậnnhững quan điểm của Hồ Chí Minh về trí thức nói chung, về dân tộc thiêu số vàcông tác xây dựng cán bộ DTTS, cần khái quát hóa những quan điểm cơ bản của HồChí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức người DTTS làm khung lý thuyết cho toàn

bộ Luận án Từ những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí

thức người DTTS sẽ có nhiều ý nghĩa gợi mở cho công tác xây dựng đội ngũ trí

thức DTTS ở Tây Nam Bộ hiện nay.

Thứ hai, một vẫn đề cần được khai thác, làm rõ đó là thực trạng xây dựng độingũ trí thức DTTS ở Tây Nam Bộ hiện nay, những vấn đề đang đặt ra và sự cầnthiết vận dụng những quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức

DTTS ở Tây Nam Bộ hiện nay.

Thứ ba, trên cơ sở những phân tích đánh giá đúng thực trạng xây dựng đội

ngũ trí thức DTTS ở Tây Nam Bộ và những chỉ dẫn của tư tưởng Hồ Chí Minh, cần

xây dựng hệ thống những giải pháp hiệu quả cho công tác xây dựng đội ngũ trí thức

DTTS ở Tây Nam Bộ trong những năm tới.

34

Trang 39

Tây Nam Bộ là vùng đất mới, chưa có nhiều công trình nghiên cứu, nếu cóthì chủ yếu nghiên cứu về văn hóa và con người Nam Bộ, rất hiếm những công trình

nghiên cứu chuyên sâu về đội ngũ trí thức người DTTS Xây dựng đội ngũ trí thức

DTTS ở Tây Nam Bộ không nằm ngoài quá trình xây dựng đội ngũ trí thức nóichung và quá trình xây dựng, phát triển vùng đất Tây Nam Bộ nói riêng Do đó,

việc nghiên cứu chuyên sâu về xây dựng đội ngũ trí thức DTTS ở Tây Nam Bộ hiện

nay có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của cộng động các DTTS, khu vực

Tây Nam Bộ và cả nước.

Tiểu kết chương 1

Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức nói chung và trí thức ngườiDTTS nói riêng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và đã đạt được những thành

công nhất định Tuy nhiên, nghiên cứu về trí thức người DTTS cũng như vấn đề xây

dựng đội ngũ trí thức người DTTS hiện nay vẫn đang đặt ra những yêu cầu nhiệm

vụ mới Ngoài ra, việc xây dựng đội ngũ trí thức người DTTS nói chung và xâydựng đội ngũ trí thức người DTTS ở Tây Nam Bộ nói riêng đang là nội dung mới

chưa có nhiều công trình nghiên cứu Do đó, cần có thêm những công trình nghiêncứu về trí thức DTTS và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng đội ngũ trí

thức người DTTS ở Tây Nam Bộ.Với mong muốn đóng góp một phần hiểu biết vềvan dé này, Luận án tiếp tục nghiên cứu những vấn đề đang đặt ra bằng phươngpháp tiếp cận chính trị học.

35

Trang 40

Chương 2 TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH VE XÂY DUNG DOI NGUTRÍ THỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIẾU SÓ

2.1 Khái niệm và cách tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức người dântộc thiểu số

2.1.1 Khái niệm

* Khái niệm Trí thức

Thuật ngữ “trí thức” được dùng ở các nước trên thé giới có nguồn gốc từ tiếngLatinh, ra đời cách đây hơn một thế kỷ ở Châu Âu, gan liền với những sự kiện lịch sửkhác nhau Trong tiếng Anh, tiếng Pháp và cả tiếng Việt, thuật ngữ “trí thức” thườngđược hiểu là trí tuệ, thông minh, hiểu biết và do đó những người trí thức thường được

biết đến là những người có trình độ cao về tri thức, thông minh và hiểu biết nhiều.

Trong tiếng Anh — Ngôn ngữ thông dụng hiện nay, có hai từ liên quan đến khái niệm

trí thức là intelligentsia (tang lớp trí thức) va intellectual (người trí thức).

Từ intelligentsia (được cho là có các gốc Latin intelligentia: “sự thấu hiểu”,

“năng lực nhận thức”, “tri thức” và intelligens: “thông minh”, “duy lý”, “uyên

thâm”) xuất hiện ở Nga từ thập niên 1860 do nhà văn, nhà báo Nga P.D Boborykinđề xuất, được dùng dé chỉ riêng một nhóm người có học thức và đạo đức ở mức caođã truyền bá triết học Đức vào Nga với mong muốn cải thiện tình trạng lạc hậu củaxã hội Nga so với thế giới văn minh Tây Âu lúc bấy giờ.

Từ intellectual có nguồn gốc từ nước Pháp (tiếng Pháp: intellectuel), ra đời

trong một sự kiện chống bat công vào năm 1898, khi nhà van Émile Zola viết một

bản kháng nghị có chữ ký của nhiều nhà văn, nghệ sĩ, nhà khoa học nồi tiếng gửicho tổng thống, yêu cầu xét xử lại bản án oan sai mà nhà cầm quyền áp đặt cho mộtsĩ quan Do Thái là Dreyfus Chủ bút của tờ Tia sáng - Tiến sĩ Clemenceau (sau trở

thành Thủ tướng Pháp) - đã sử dụng cụm từ ““Tuyên ngôn của những người trí thức”

(Manifeste des intellectuels) dé mô tả bản kháng nghị này Từ đây, từ intellectuel(người trí thức) trong tiếng Pháp được dùng dé chỉ những người không chỉ có học

vấn cao, làm nghề sáng tạo các giá trị tỉnh thần mà còn sẵn sàng lên tiếng phản biệncác vấn đề bất cập của xã hội và đấu tranh đến cùng cho lẽ phải, cho những giá trị

tôt đẹp của con người.

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w