MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận 3 6. Kết cấu của tiểu luận 3 PHẦN NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 4 1.1. Cơ sở hình thành về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 4 1.1.1. Cơ sở lý luận từ lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về thời kỳ quá độ 4 1.1.2. Quan điểm của MácLênin về thời kỳ quá độ 4 1.1.3. MácLênin luận giải hai hình thức quá độ 5 1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 8 1.2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 8 1.2.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về đặc điểm, mâu thuẫn, nhiệm vụ, nội dung thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 9 1.2.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về bước đi thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 11 1.2.4. Cách thức và biện pháp về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 12 1.3. Ý nghĩa luận điểm 13 CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG NƯỚC TA HIỆN NAY 14 2.1. Giữ vững mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội 14 2.2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nội lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 14 2.3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại 15 2.4. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện cần kiệm xây dựng Chủ nghĩa xã hội 16 2.5. Nhiệm vụ quan điểm chính kiến để khẳng định sự phát triển trong tương lai của nước mình 18 PHẦN KẾT LUẬN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Việt Nam là một trong số những quốc gia phải gánh chịu nhiều sự tàn phá, xâm lược từ các nước lớn mạnh trên Thế giới vì sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, khoáng sản dồi dào. Nhưng cũng vì thế Việt Nam chúng ta đã chứng minh được cho Thế giới thấy được tinh thần yêu nước vĩ đại ẩn sâu trong từng thớ thịt của dân tộc, trong từng giọt máu đã thấm xuống mặt đất từ những chiến binh, chiến sĩ anh dũng ngã xuống vì chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Và Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của toàn nhân dân người cùng với dân tộc đấu tranh giành lấy Độc lập, Tự do, Hạnh phúc cho Tổ quốc, đã tìm tòi học hỏi, tiếp thu được những tư tưởng văn minh, đặt biệt là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin về chủ nghĩa xã hội, từ đó đưa ra nhiều kiến giải nhằm phù hợp với thực tế đất nước Việt Nam. Sau khi kế thừa, phát triển tư tưởng mà chủ nghĩa Mác Lênin đem lại, Hồ Chí Minh đã hình thành những tư tưởng, khẳng định thông qua những thực trạng của Nhà nước, người đã dẫn dắt Đất nước từ những bước đi cơ bản, những bước đi chập chững đầu tiên của cả một Tổ quốc hướng đến chế độ chủ nghĩa xã hội hay còn gọi là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Qua từng bước đi đó, Người đã xây dựng nên một Đất nước như hiện nay tạo cho chúng ta điều kiện để có thể thấy được những tư tưởng đầy tiến bộ của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Như Napoleon Hill đã từng nói rằng “Vàng được khai thác từ tư duy của con người nhiều hơn từ mặt đất”, cho chúng ta thấy được sự thay đổi lớn lao về mặt tư duy, cách nhìn nhận về vấn đề, xử lý sự việc sẽ làm thay đổi không đơn thuần là một cá nhân mà còn có thể là cả một xã hội, một quốc gia. Cũng như Việt Nam, việc Hồ Chí Minh dìu dắt Đất nước hướng đến một nền chủ nghĩa xã hội thông qua những tư tưởng và những tiếp thu từ chủ nghĩa Mác – Lênin đã đưa Việt Nam từ một nước với nền kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu đã phát triển lên thẳng lên chủ nghĩa xã hội, đây là một bước tiến nhằm xây dựng Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phát triển thịnh vượng như ngày nay. Học tập, tìm hiểu, suy luận về tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, và vận dụng những quan điểm đó chúng ta có thể góp phần vào công cuộc của ông cha ta, những vĩ nhân đã bỏ lại xương và máu trên chiến trường cùng với sự dẫn dắt sáng suốt của Hồ Chí Minh để xây dựng nên một Đất nước ấm no, hạnh phúc, một nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tự lực, tự cường, vững mạnh. Với những lý do đã nêu trên nhóm chúng chúng em quyết định lựa lựa chọn đề tài: “Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong nước ta hiện nay” là một hướng nghiên cứu và học tập cực kỳ có ýnghĩa về mặt lý luận và cũng như về mặt thực tiễn trong bối cảnh đất nước Việt Nam của chúng ta hiện nay. 1 2.Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận 2.1. Mục đích của tiểu luận Tìm hiểu và làm rõ hơn về quan điểm của Hồ Chí Minh qua các đặc trưng bản chất, mục tiêu cơ bản và động lực của chủ nghĩa xã hội. Nghiên cứu và đánh giá về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, và chỉ ra được nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ và các nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời cho thấy được bước đi và các biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong quan niệm của Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó áp dụng những tư tưởng Hồ Chí Minh vào công cuộc quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đồng thời là quá trình đổi mới của Nhà nước hiện nay. Trên những cơ sở đó tổng hợp được những thành tựu, chỉ ra những mâu thuẫn mà Hồ Chí Minh đã nhìn nhận được về thực trạng của nước ta lâm thời trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 2.2. Nhiệm vụ của tiểu luận Để bài tiểu luận có thể đạt được những mục đích đã nêu trên cần phải có những nhiệm vụ cụ thể như sau: Trình bày một cách rõ ràng những quan điểm, những đặc trưng vốn có đã được Hồ Chí Minh phát hiện ra của chế độ chủ nghĩa xã hội. Trình bày một cách có cơ sở về những mục tiêu ban đầu và những động lực để có thể thực hiện những mục tiêu. Đồng thời chỉ ra được những mục tiêu tiên quyết của quốc gia. Thiết lập một hệ thống về những nhiệm vụ và hướng đi nhằm xây dựng Đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Rút ra được những kinh nghiệm từ quá trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, đề xuất ra những giải pháp nhằm xây dựng một Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tiểu luận hướng nghiên cứu đến những tư duy và sự tiếp thu của chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và công cuộc quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta, chỉ ra những nội dung cơ bản về đặc điểm, tính chất của chế độ chủ nghĩa xã hội, đồng thời nghiên cứu sâu về những phương án bước đi xây dựng con đường hướng đến chủ nghĩa xã hội và vận dụng vào quá trình xây dựng Nhà nước hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu về giai đoạn chuyển mình lên chuyển mình lên từ một nước nền nông nghiệp lạc hậu lên thẳng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa Tư bản hay còn gọi là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận 2 Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cải cách đất nước, kết hợp với vấn đề dân tộc, đất nước, chủ trương lãnh đạo của Nhà nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Tiểu luận đã áp dụng hai phương pháp nghiên cứu chính đó là phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin và các quan điểm có giá trị phương pháp luận của Hồ Chí Minh. Phương pháp cụ thể: vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết, phương pháp nghiên cứu lịch sử thuộc về phương pháp nghiên cứu lý thuyết, bên cạnh đó nhóm chúng em còn sử dụng phương pháp phân tích – tổng kết kinh nghiệm đối với việc nghiên cứu thực tiễn và ứng dụng. 5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận Tiểu luận được xây dựng nhằm mục đích giúp đỡ của một số cá nhân có nhu cầu tìm hiểu những vấn đề về tư tưởng của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm rõ được những vấn đề và nội dung cơ bản trong những chính sách và hướng đi của Hồ Chí Minh nói riêng và Đảng Nhà nước nói chung nhằm xây dựng Đất nước lên chủ nghĩa xã hội. Đánh giá được những giá trị vĩ đại và phản ánh được những mâu thuẫn tồn đọng trong thời kỳ quá độ, từ đó có khả năng tổng hợp được những kinh nghiệm để có thể góp phần đưa ra những ý kiến nhằm xây dựng và phát triển Đất nước. Tiểu luận còn có thể là một tài liệu tham khảo tìm hiểu về những khía cạnh trong tư tưởng của Hồ Chí Minh bên cạnh các vấn đề khác như vấn đề về dân tộc, nguồn gốc về quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, … 6.Kết cấu của tiểu luận Bài tiểu luận bao gồm phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và đồng thời phần nội dung bao gồm có 2 chương: Chương 1: Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong nước ta hiện nay. 3 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1.1. Cơ sở hình thành về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 1.1.1. Cơ sở lý luận từ lý luận của chủ nghĩa MácLênin về thời kỳ quá độ Theo C. Mác(1), cạnh tranh tự do thúc đẩy nhau cùng phát triển cùng gia tăng trong giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản và tư hữu lớn. Những người sản xuất nhỏ bị chúng phủ định về sở hữu cá nhân. Vào giữa thế kỷ XIX khi đạt được đến mức độ cao trào, chính tư hữu lớn và sự cạnh tranh tự do trở thành xiềng xích trói buộc đại công nghiệp. Lúc này công hữu và quản lý mang tính kế hoạch của toàn xã hội sẽ phủ định chúng. Khi đó chủ nghĩa tư bản phải chuyển sang giai đoạn quá độ để thực hiện “phủ định cái phủ định” mang tính biện chứng cách mạng đối với tư hữu lớn tư bản chủ nghĩa, “khôi phục lại sở hữu cá nhân”, xác lập công hữu toàn xã hội… Ph. Ăngghen (2)và C. Mác cho rằng, xã hội loài người chúng ta đã và sẽ tuần tự trải qua năm hình thái kinh tế xã hội từ thấp cho đến cao, trong đó hình thái cuối cùng là hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa, tiến bộ nhất trong lịch sử loài người. Thời kỳ quá độ chính là sự chuyển tiếp giữa các hình thái kinh tế xã hội. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga sau Cách mạng tháng mười Nga vào năm 1917 được V.I. Lênin (3)vận dụng lý luận của C. Mác và Ph. Ăngghen, ông đã phát triển lý luận về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Theo Lênin, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu và khách quan với mọi nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng đối với những nước có lực lượng sản xuất phát triển đã cao thì thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có nhiều thuận lợi hơn, có thể là ngắn hơn so với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội mà bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. 1.1.2. Quan điểm của MácLênin về thời kỳ quá độ Theo quan điểm của các nhà lý luận chính trị, giai đoạn thấp của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa tương đương với chủ nghĩa xã hội hay xã hội chủ nghĩa. Còn về giai đoạn cao của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa tương ứng là chủ nghĩa cộng sản hay xã hội cộng sản chủ nghĩa. Mác và Ăngghen đưa ra quan điểm rằng: từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản có một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia, một thời kỳ quá độ về chính trị, …chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản và đó là “những cơn đau đẻ kéo dài”. C. Mác viết trong Phê phán Cương lĩnh Gôta: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ 1C. Mác: Karl Heinrich Marx (551818 – 1431883). 2Ph. Ăngghen: Friedrich Engels (28111820 – 581895). 3V.I. Lênin: Vladimir Ilyich Lenin (2241870 2141924) là một nhà cách mạng, chính khách, nhà lý luận chính trị người Nga. 4 quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”. Theo quan điểm của các ông thì thời kỳ quá độ từ xã hội tư bản chủ nghĩa sang xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ xuất hiện ở các nước tư bản chủ nghĩa đã phát triển lên cao nhất. Để thực hiện bước quá độ này tất yếu cần thực hiện cuộc cách mạng vô sản và thiết lập chuyên chính vô sản. Thực chất đây là sự quá độ trực tiếp từ những nước tư bản đã phát triển hết mức trong khuôn khổ hình thái kinh tế xã hội của nó. Theo Lênin, “Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định. Thời kỳ đó không thể không bao gồm những đặc điểm hoặc đặc trưng của cả hai kết cấu kinh tế xã hội ấy. Thời kỳ quá độ ấy không thể nào lại không phải là một thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cách khác giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, và chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh nhưng vẫn còn rất non yếu”. Thời kỳ này là thời kỳ mà trong lĩnh vực kinh tế “có những bộ phận, những thành phần, những mảnh của chủ nghĩa xã hội lẫn chủ nghĩa tư bản”. Lênin đã phân chia quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa cộng sản thành 3 giai đoạn chính: Giai đoạn (1) là “những cơn đau đẻ kéo dài”, tức “thời kỳ quá độ” từ chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa xã hội; Giai đoạn (2) là giai đoạn đầu của xã hội chủ nghĩa, hay gọi là giai đoạn thấp, tương ứng là xã hội chủ nghĩa; Giai đoạn (3) chính là giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa, chính là xã hội cộng sản chủ nghĩa (hay chủ nghĩa cộng sản) đã ở mức độ hoàn toàn đúng bản chất của nó. Vậy theo quan điểm từ các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, là có hai con đường quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội: Một là con đường quá độ trực tiếp đi lên chủ nghĩa xã hội từ các nước tư bản phát triển ở trình độ cao. Hai là quá độ gián tiếp tiến lên chủ nghĩa xã hội từ những nước chủ nghĩa tư bản đang phát triển còn thấp hoặc các nước tiền tư bản. 1.1.3. MácLênin luận giải hai hình thức quá độ MácLênin luận giải hình thức quá độ gián tiếp Thời kỳ quá độ đã bỏ qua giai đoạn phát triển của Tư bản chủ nghĩa và cùng với sự phát triển lịch sử của một xã hội theo chiều dọc thời gian, tuần tự do trải qua các hình thái do sự mâu thuẫn bên trong, C. Mác cũng đã đề cập đến vấn đề này về sự phát triển đồng đại theo chiều ngang không gian do sự tương tác qua lại giữa các xã hội. Ông chú ýđến trường hợp đặc biệt đó chính là hai xã hội thời cổ đại tác động qua lại làm nảy sinh ra một cái gì mới, một sự tổng hợp, kết hợp cả hai cùng phát triển sản xuất và cùng tiến lên một hình thái kinh tế xã hội cao hơn. Trường hợp là người Giécmanh từ xã hội công xã nguyên thủy bỏ qua xã hội nô lệ, cùng với người La Mã đi lên xã hội phong kiến. Từ khi người Giécmanh bắt đầu lấn át người La Mã vào thế kỷ thứ II và đã đánh đổ chế độ nô lệ vào thế kỷ thứ V, họ chỉ mất 300 năm để từ cuối công xã nguyên thủy 5 bỏ qua chế độ nô lệ để lên chế độ phong kiến. Nếu vẫn còn tồn tại riêng biệt, thì để có được sự phát triển đó thì họ phải trải qua xã hội nô lệ cả hàng nghìn năm. Từ cách tiếp cận này của C. Mác cũng đã chỉ ra rằng khi một số nước Tư bản chủ nghĩa ở châu Âu có trình độ công nghiệp khác nhau mà tác động qua lại lẫn nhau thì mâu thuẫn giữa lao động sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước có trình độ thấp hơn thì vẫn có thể gây xung đột chính trị gay gắt, khiến cho cách mạng vô sản sớm bùng nổ ra. Khi quan tâm đến tình hình nước Nga Sa hoàng đương thời đó, theo C. Mác và Ph. Ăngghen đã cho rằng, không chỉ nước Tư bản chủ nghĩa tiên tiến phương Tây có thể làm cách mạng vô sản thành công mới bước vào thời kỳ quá độ, mà nước Nga và các nước tư bản chủ nghĩa khác nói chung cũng có thể thực hiện điều đó. Điều kiện quan trọng nhất ở đây là các nước này được nước phương Tây phối hợp và cùng làm cách mạng vô sản thành công, tiếp tục giúp đỡ về mặt vật chất khi bước vào thời kỳ quá độ. Lúc ấy nước phương Tây thực hiện thời kỳ quá độ trực tiếp. Nước được giúp đỡ không phải trải qua giai đoạn phát triển thời kỳ quá độ, rút ngắn được tiến trình đi lên Chủ nghĩa xã hội, có nghĩa là rút ngắn chính lịch trình vận động, phát triển của xã hội tư bản chủ nghĩa. Nhưng nó vẫn phải thực hiện thời kỳ quá độ từ tiền đề vật chất không tự tạo ra ở bên trong, mà được giúp đỡ từ bên ngoài. Chính vì thế, thời kỳ quá độ này không hoàn toàn trực tiếp, mà chỉ là nửa trực tiếp. Thời kỳ quá độ bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa, theo V.I. Lênin, từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa xã hội có nhiều chuyển biến rất quan trọng như là độc quyền thay thế cạnh tranh, việc mở mang thị trường Thế giới đã đạt đến giới hạn địa lý toàn cầu. Mâu thuẫn giữa các nước phương Tây ngày càng trở nên gay gắt. Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã bùng nổ và xuất hiện nhiều cơ hội cho cách mạng Xã hội chủ nghĩa có thể thắng lợi ở một nước riêng biệt không phải là nước tiên tiến nữa, và đó cũng chính là nước Nga. Tiếp theo, nước này có thể bước vào thời kỳ quá độ gián tiếp lên Chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa. Thời kỳ quá độ gián tiếp có một nội dung chủ yếu đó chính là dưới sự kiểm soát, bảo đảm của nhà nước Xã hội chủ nghĩa, cần phải sử dụng, phát triển kinh tế Tư bản chủ nghĩa để xây dựng lao động sản xuất. Sau đó, tiếp tục chuyển sang thực hiện nhiệm vụ của thời kỳ quá độ trực tiếp chính là xây dựng cơ sở ban đầu cho Chủ nghĩa xã hội. Sau Cách mạng Tháng Mười vào năm 1917, V.I. Lênin cho rằng các nước lạc hậu còn phụ thuộc thuộc địa vào ở phương Đông cũng có thể thực hiện cách mạng Xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ khi liên minh với nước Nga Xô Viết. Trong tư tưởng của V.I. Lênin thì đương nhiên thời kỳ quá độ này sẽ khó khăn hơn nếu diễn ra đơn độc riêng lẻ một mình. Nhưng dù có thực hiện được sự liên minh thì thời kỳ quá độ ấy cũng vẫn chỉ là gián tiếp và ở trình độ thấp hơn nhiều so với thời kỳ quá độ gián tiếp ở nước Nga. Ngoài ra, phải phân biệt tư tưởng đó của V.I. Lênin với một ý kiến khác vì chính ông cho rằng, nếu được giai cấp vô sản các nước tiên tiến giúp đỡ, thì các nước lạc hậu có thể đi lên Chủ nghĩa xã hội mà không phải trải qua giai đoạn phát triển Tư bản chủ nghĩa. Đây chính là tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen về thời kỳ quá độ nửa trực tiếp, không giống thời kỳ quá độ gián tiếp mà V.I. Lênin mới nêu lên. 6 Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XIX, khi xem xét tình hình thuộc địa Ailen và chính quốc Anh, C. Mác và Ph. Ăngghen đã từng nêu lên khả năng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa bùng nổ, kết hợp và thúc đẩy cách mạng vô sản trong chính quốc. Nhưng trong tư tưởng của các ông thì thời kỳ quá độ ở Ailen là nửa trực tiếp. Bởi vì sau cách mạng vô sản, nước Anh sẽ bước vào thời kỳ quá độ trực tiếp, nên nó có đầy đủ điều kiện để giúp đỡ các nước lạc hậu hơn để thực hiện thời kỳ quá độ nửa trực tiếp. Chính vì trên các cơ sở đó những tư tưởng này của Mác Ăngghen Lênin, từ năm 1920, vị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc của chúng ta đã chỉ rõ ra vai trò rất quan trọng, tích cực chủ động của cách mạng giải phóng dân tộc, gắn liền cuộc cách mạng này với cách mạng Xã hội chủ nghĩa. MácLênin luận giải hình thức quá độ trực tiếp Theo C. Mác, quá độ chính trị của Chủ nghĩa xã hội không phải chỉ là sự thể hiện ra ở một hay một số cuộc cách mạng chính trị mà là cả một thời kỳ quá độ chính trị lâu dài và khó khăn, đi lên từ Chủ nghĩa tư bản phát triển cao trực tiếp lên Chủ nghĩa xã hội. Đây là một quá trình cách mạng không ngừng nghỉ việc thực hiện không chỉ một điểm quá độ, mà là cả một giai đoạn quá độ tất yếu. Và trong đó, chính trị là điều kiện tiên quyết để thực hiện quá độ trong mọi lĩnh vực khác nhau của xã hội. Theo V.I. Lênin, thì từ xã hội phong kiến lên Chủ nghĩa xã hội, ngay trong giai đoạn quá độ đã được hình thành cả lao động sản xuất lẫn những tổ chức kinh tế mới và những hình thức quan hệ Tư bản chủ nghĩa. Đến giai đoạn quá độ chính trị, mới sinh thành chế độ chính trị Tư bản chủ nghĩa. Nhưng ở thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội trước hết sinh thành nhà nước Xã hội chủ nghĩa, nhờ đó mới phát triển dần lao động sản xuất và quan hệ sản xuất của Chủ nghĩa xã hội. Cho nên thấy được thời kỳ quá độ không dễ dàng, không chóng vánh. Chiều dài của nó có thể được tham chiếu từ các giai đoạn nhiều trăm năm hình thành từ các xã hội nô lệ, phong kiến, Tư bản chủ nghĩa. Về bản chất của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội đó chính là sự giao thoa giữa Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội. Đến Chủ nghĩa xã hội, Chủ nghĩa tư bản chỉ còn lại những dấu vết trên mọi phương diện về kinh tế, đạo đức, tinh thần. Đây cũng chính là giai đoạn đầu của sự trưởng thành, cùng thuộc về xã hội Cộng sản chủ nghĩa nói chung như giai đoạn cao đã phát triển trên những cơ sở của chính nó. Cho nên Chủ nghĩa xã hội cũng mang bản chất của Cộng sản chủ nghĩa. Sau khi đã phân biệt rõ ràng rành mạch giai đoạn đầu và giai đoạn cao của Chủ nghĩa cộng sản, thì C. Mác cũng nói thời kỳ quá độ ở giữa Tư bản chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa. Có nghĩa là nó đã vượt qua giai đoạn cuối của Chủ nghĩa tư bản, nhưng chưa đi vào “giai đoạn đầu” của Cộng sản chủ nghĩa, càng không thể tới ngay được giai đoạn cao. Do đó, thời kỳ quá độ chỉ có thể là từ Chủ nghĩa tư bản lên “giai đoạn đầu”. Theo V.I. Lênin vào năm 1917 đã gọi giai đoạn đầu là Chủ nghĩa xã hội và xác định, thời kỳ quá độ không phải là Chủ nghĩa xã hội hoàn chỉnh. Chúng có bản chất khác nhau rõ rệt về thời kỳ quá độ và không thể có đầy đủ thuộc tính của Cộng sản chủ nghĩa, 7 nhưng Chủ nghĩa xã hội đã thể hiện bản chất này nói chung và phản ánh xu hướng đi tới Chủ nghĩa cộng sản. Sự phân biệt rõ ràng thời kỳ quá độ với chủ nghĩa xã hội về mặt lý luận là việc nhận thức theo đúng đắn tư tưởng của Mác Ăngghen Lênin đã cho rằng, thời kỳ quá độ khác chủ nghĩa xã hội, không phải là vấn đề hàn lâm kinh viện đơn thuần và không thiết thực. Trái lại với nó có ý nghĩa thực tiễn to lớn, vừa quan trọng, cơ bản, lâu dài, vừa thường xuyên, trực tiếp, và cấp bách. Mô hình Xô Viết do độ đồng nhất thời kỳ quá độ với Chủ nghĩa xã hội, hoặc ngộ nhận một xã hội ở thời kỳ quá độ là Chủ nghĩa xã hội, hoặc lầm tưởng thời kỳ quá độ ở trình độ thấp (gián tiếp) là thời kỳ quá độ ở trình độ cao (trực tiếp), nên đã xác lập quan hệ sản xuất Xã hội chủ nghĩa một cách hình thức, thiếu cơ sở kinh tế kỹ thuật tiên tiến cần thiết, tất yếu và phù hợp tương ứng. Việc vội vã xây dựng quan hệ sản xuất mới vượt quá quy mô, trình độ thực tế của lao động sản xuất khi còn thấp, khiến cho chính ở những nơi có sự bất cập, hụt hẫng, chênh lệch ấy, quan hệ sản xuất này không tránh khỏi bị biến dạng và biến chất. Ở Liên Xô trước đây, sở hữu tập thể, quốc doanh đã dần bị tha hóa thành bởi các hình thái trá hình của tư hữu. Tại những vùng có điểm xuất phát thấp, có lúc, có nơi còn tái hiện cả kiểu sở hữu nhà nước chuyên chế cổ trung đại của phương thức sản xuất châu Á, phương Đông mà C. Mác đã từng nói đến. 1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 1.2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh đã kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về cách mạng không ngừng và quá độ lên chủ nghĩa xã hội xuất phát từ đặc điểm và điều kiện của Việt Nam, cho rằng thời kỳ quá độ là dân chủ mới từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Hình thức quá độ gián tiếp với đặc điểm quan trọng nhất của một nước nông nghiệp lạc hậu là tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà không phải trải qua giai đoạn phát triển. Đặc điểm này của chủ nghĩa tư bản chi phối và tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từng bước xóa bỏ tàn dư của chế độ thực dân, phong kiến, đồng thời từng bước gieo mầm cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội trong tương lai, đó là một tất yếu. Theo đó, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài chứ không thể một sớm một chiều. Chúng ta cần thay đổi những thói quen và định kiến lâu đời và chuyển đất nước chúng ta từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp. Nhưng muốn đi lên chủ nghĩa xã hội thì không phải ngồi chờ chủ nghĩa xã hội làm chủ. Nếu toàn dân ta hăng hái thi đua xây dựng thì thời kỳ quá độ có thể được rút ngắn. Thời kỳ quá độ ở nước ta là quá độ gián tiếp vì: Sau khi cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Bắc thành công, nước ta bước ngay vào giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, cả trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và trong đấu tranh. Đồng thời, phương nam đã hợp thời. mâu thuẫn sâu sắc hơn mà hệ thống xã hội tất yếu sẽ bị thay thế. Chủ nghĩa xã hội Thế giới. Chủ nghĩa tư bản 8 không phải là tương lai của nhân loại. Chàng. Đây là xu hướng khách quan phù hợp với lịch sử. Nhà nước ta đã làm rõ điều này trên quan điểm: Bỏ qua chủ nghĩa tư bản tức là bỏ qua việc xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, mà tiếp thu những thành tựu mà loài người đã đạt được dưới chủ nghĩa tư bản. Đất nước ta vẫn còn non yếu, còn nhiều dấu vết của hệ thống xã hội cũ và chiến tranh, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, vì vậy cần phải có thời gian để cải tạo xã hội, tạo điều kiện vật chất và tinh thần cho chủ nghĩa xã hội. Và sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta đã có đủ điều kiện quá độ lên tư bản chủ nghĩa, đó là những điều kiện sau đây: Nhân dân đoàn kết tin tưởng vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Chính quyền thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Có sự giúp đỡ của các nước tiên tiến, các nước xã hội chủ nghĩa anh em và phong trào cách mạng tiến bộ của Thế giới. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã chọn. Đó là con đường phát triển tất yếu, khách quan và thường xuyên theo tiến trình phát triển của lịch sử tự nhiên của cách mạng Việt Nam, vận dụng đúng đắn và rực rỡ. Sáng tạo ra Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với Việt Nam, con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội không còn chế độ tư bản chủ nghĩa mà là con đường phát triển tất yếu, khách quan và hợp quy luật. Và về cơ bản đó chính là con đường phát triển. Rút ngắn bằng phương thức chuyển đổi gián tiếp nhằm mang lại những thay đổi về chất lượng trong xã hội trên mọi lĩnh vực nhằm phát triển nhanh lực lượng sản xuất và xây dựng nền kinh tế hiện đại. 1.2.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về đặc điểm, mâu thuẫn, nhiệm vụ, nội dung thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Đặc điểm thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh đồng ý với các nhà kinh điển, nhấn mạnh hình thức “rút ngắn” tạm thời được áp dụng cho Việt Nam. Khi bước vào thời kỳ cần tính đến quy luật chung và đặc điểm lịch sử cụ thể của từng quốc gia. Quá độ: Tuỳ theo hoàn cảnh mà các dân tộc phát triển theo những con đường khác nhau ... có nước tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, có nước đi theo chế độ dân chủ mới thì đi lên chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao gồm những nội dung trọng tâm và nội dung cơ bản nhất trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác Lênin. Đó chính là những luận điểm về thực chất, mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội, sự cần thiết và mục tiêu của thời đại còn quá là mơ hồ về đặc điểm, nhiệm vụ lịch sử, nội dung, hình thức và bước đi của nó, và các biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hệ tư tưởng này đã trở
Trang 1VỀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ QUÁ
ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG NƯỚC TA HIỆN NAY.
1
Trang 2ĐIỂM SỐ
ĐIỂM
NHẬN XÉT
Ký tên
Trang 3BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận 3
6 Kết cấu của tiểu luận 3
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 4
1.1 Cơ sở hình thành về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 4
1.1.1 Cơ sở lý luận từ lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kỳ quá độ 4
1.1.2 Quan điểm của Mác-Lênin về thời kỳ quá độ 4
1.1.3 Mác-Lênin luận giải hai hình thức quá độ 5
1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 8
1.2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 8
1.2.2 Quan điểm Hồ Chí Minh về đặc điểm, mâu thuẫn, nhiệm vụ, nội dung thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 9
1.2.3 Quan điểm Hồ Chí Minh về bước đi thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 11
1.2.4 Cách thức và biện pháp về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 12
1.3 Ý nghĩa luận điểm 13
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG NƯỚC TA HIỆN NAY 14
2.1 Giữ vững mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội 14
2.2 Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nội lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 14
2.3 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại 15
Trang 52.4 Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnhđấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện cần kiệm xây dựng Chủnghĩa xã hội 162.5 Nhiệm vụ quan điểm chính kiến để khẳng định sự phát triển trong tương lai củanước mình 18
PHẦN KẾT LUẬN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một trong số những quốc gia phải gánh chịu nhiều sự tàn phá, xâmlược từ các nước lớn mạnh trên Thế giới vì sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, khoáng sảndồi dào Nhưng cũng vì thế Việt Nam chúng ta đã chứng minh được cho Thế giới thấyđược tinh thần yêu nước vĩ đại ẩn sâu trong từng thớ thịt của dân tộc, trong từng giọtmáu đã thấm xuống mặt đất từ những chiến binh, chiến sĩ anh dũng ngã xuống vìchiến đấu bảo vệ Tổ quốc Và Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của toàn nhân dân ngườicùng với dân tộc đấu tranh giành lấy Độc lập, Tự do, Hạnh phúc cho Tổ quốc, đã tìmtòi học hỏi, tiếp thu được những tư tưởng văn minh, đặt biệt là những nguyên lý cơbản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội, từ đó đưa ra nhiều kiến giải nhằmphù hợp với thực tế đất nước Việt Nam
Sau khi kế thừa, phát triển tư tưởng mà chủ nghĩa Mác - Lênin đem lại, Hồ ChíMinh đã hình thành những tư tưởng, khẳng định thông qua những thực trạng của Nhànước, người đã dẫn dắt Đất nước từ những bước đi cơ bản, những bước đi chập chững đầu
tiên của cả một Tổ quốc hướng đến chế độ chủ nghĩa xã hội hay còn gọi là thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Qua từng bước đi đó, Người đã xây dựng nên một Đất
nước như hiện nay tạo cho chúng ta điều kiện để có thể thấy được những tư tưởng đầy tiến
bộ của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Như Napoleon Hill đã từng nói rằng “Vàng được khai thác từ tư duy của con
người nhiều hơn từ mặt đất”, cho chúng ta thấy được sự thay đổi lớn lao về mặt tư
duy, cách nhìn nhận về vấn đề, xử lý sự việc sẽ làm thay đổi không đơn thuần là một
cá nhân mà còn có thể là cả một xã hội, một quốc gia Cũng như Việt Nam, việc HồChí Minh dìu dắt Đất nước hướng đến một nền chủ nghĩa xã hội thông qua những tưtưởng và những tiếp thu từ chủ nghĩa Mác – Lênin đã đưa Việt Nam từ một nước vớinền kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu đã phát triển lên thẳng lên chủ nghĩa xã hội, đây
là một bước tiến nhằm xây dựng Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Namphát triển thịnh vượng như ngày nay
Học tập, tìm hiểu, suy luận về tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội, và vận dụng những quan điểm đó chúng ta có thể góp phần vào công cuộccủa ông cha ta, những vĩ nhân đã bỏ lại xương và máu trên chiến trường cùng với sự dẫndắt sáng suốt của Hồ Chí Minh để xây dựng nên một Đất nước ấm no, hạnh phúc, một nhànước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tự lực, tự cường, vững mạnh
Với những lý do đã nêu trên nhóm chúng chúng em quyết định lựa lựa chọn đề tài:
“Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội trong nước ta hiện nay” là một hướng nghiên cứu và học tập cực kỳ có
ý nghĩa về mặt lý luận và cũng như về mặt thực tiễn trong bối cảnh đất nước Việt Namcủa chúng ta hiện nay
Trang 72 Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận
2.1 Mục đích của tiểu luận
Tìm hiểu và làm rõ hơn về quan điểm của Hồ Chí Minh qua các đặc trưng bảnchất, mục tiêu cơ bản và động lực của chủ nghĩa xã hội
Nghiên cứu và đánh giá về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,
và chỉ ra được nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ và các nội dung xây dựng chủnghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời cho thấy được bước đi và các biện pháp xây dựngchủ nghĩa xã hội trong quan niệm của Hồ Chí Minh
Bên cạnh đó áp dụng những tư tưởng Hồ Chí Minh vào công cuộc quá độ lên chủnghĩa xã hội và đồng thời là quá trình đổi mới của Nhà nước hiện nay Trên những cơ sở
đó tổng hợp được những thành tựu, chỉ ra những mâu thuẫn mà Hồ Chí Minh đã nhìnnhận được về thực trạng của nước ta lâm thời trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
2.2 Nhiệm vụ của tiểu luận
Để bài tiểu luận có thể đạt được những mục đích đã nêu trên cần phải có nhữngnhiệm vụ cụ thể như sau:
- Trình bày một cách rõ ràng những quan điểm, những đặc trưng vốn có đã được Hồ Chí Minh phát hiện ra của chế độ chủ nghĩa xã hội
- Trình bày một cách có cơ sở về những mục tiêu ban đầu và những động lực để có thểthực hiện những mục tiêu Đồng thời chỉ ra được những mục tiêu tiên quyết của quốcgia
- Thiết lập một hệ thống về những nhiệm vụ và hướng đi nhằm xây dựng Đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
- Rút ra được những kinh nghiệm từ quá trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh vềchủ nghĩa xã hội, đề xuất ra những giải pháp nhằm xây dựng một Nhà nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận hướng nghiên cứu đến những tư duy và sự tiếp thu của chủ tịch HồChí Minh về chủ nghĩa xã hội và công cuộc quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta,chỉ ra những nội dung cơ bản về đặc điểm, tính chất của chế độ chủ nghĩa xã hội, đồngthời nghiên cứu sâu về những phương án bước đi xây dựng con đường hướng đến chủnghĩa xã hội và vận dụng vào quá trình xây dựng Nhà nước hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu về giai đoạn chuyển mình lên chuyểnmình lên từ một nước nền nông nghiệp lạc hậu lên thẳng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ
nghĩa Tư bản hay còn gọi là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
2
Trang 8Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin kếthợp với tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cải cách đất nước, kết hợp với vấn đề dântộc, đất nước, chủ trương lãnh đạo của Nhà nước.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận đã áp dụng hai phương pháp nghiên cứu chính đó là phương phápluận khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin và các quan điểm có giá trị phương pháp luậncủa Hồ Chí Minh
Phương pháp cụ thể: vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic,phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết, phương pháp nghiên cứu lịch sử thuộc vềphương pháp nghiên cứu lý thuyết, bên cạnh đó nhóm chúng em còn sử dụng phươngpháp phân tích – tổng kết kinh nghiệm đối với việc nghiên cứu thực tiễn và ứng dụng
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận
Tiểu luận được xây dựng nhằm mục đích giúp đỡ của một số cá nhân có nhucầu tìm hiểu những vấn đề về tư tưởng của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội, làm rõ được những vấn đề và nội dung cơ bản trong những chính sách vàhướng đi của Hồ Chí Minh nói riêng và Đảng Nhà nước nói chung nhằm xây dựng Đấtnước lên chủ nghĩa xã hội
Đánh giá được những giá trị vĩ đại và phản ánh được những mâu thuẫn tồnđọng trong thời kỳ quá độ, từ đó có khả năng tổng hợp được những kinh nghiệm để cóthể góp phần đưa ra những ý kiến nhằm xây dựng và phát triển Đất nước
Tiểu luận còn có thể là một tài liệu tham khảo tìm hiểu về những khía cạnhtrong tư tưởng của Hồ Chí Minh bên cạnh các vấn đề khác như vấn đề về dân tộc,nguồn gốc về quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, …
6 Kết cấu của tiểu luận
Bài tiểu luận bao gồm phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và đồng thời phần nội dung bao gồm có 2 chương:
Chương 1: Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong nước ta hiện nay
Trang 9PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1 Cơ sở hình thành về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
1.1.1 Cơ sở lý luận từ lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về thời kỳ quá độ
Theo C Mác(1), cạnh tranh tự do thúc đẩy nhau cùng phát triển cùng gia tăngtrong giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản và tư hữu lớn Những người sản xuấtnhỏ bị chúng phủ định về sở hữu cá nhân Vào giữa thế kỷ XIX khi đạt được đến mức
độ cao trào, chính tư hữu lớn và sự cạnh tranh tự do trở thành xiềng xích trói buộc đạicông nghiệp Lúc này công hữu và quản lý mang tính kế hoạch của toàn xã hội sẽ phủđịnh chúng Khi đó chủ nghĩa tư bản phải chuyển sang giai đoạn quá độ để thực hiện
“phủ định cái phủ định” mang tính biện chứng cách mạng đối với tư hữu lớn tư bảnchủ nghĩa, “khôi phục lại sở hữu cá nhân”, xác lập công hữu toàn xã hội…
Ph Ăngghen (2)
và C Mác cho rằng, xã hội loài người chúng ta đã và sẽ tuần tựtrải qua năm hình thái kinh tế - xã hội từ thấp cho đến cao, trong đó hình thái cuốicùng là hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, tiến bộ nhất trong lịch sử loàingười Thời kỳ quá độ chính là sự chuyển tiếp giữa các hình thái kinh tế - xã hội
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga sau Cách mạng tháng mười Ngavào năm 1917 được V.I Lênin (3)vận dụng lý luận của C Mác và Ph Ăngghen, ông đãphát triển lý luận về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Theo Lênin,thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu và khách quan với mọi nước xây dựng chủnghĩa xã hội, nhưng đối với những nước có lực lượng sản xuất phát triển đã cao thì thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có nhiều thuận lợi hơn, có thể là ngắn hơn so với các nước
đi lên chủ nghĩa xã hội mà bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
1.1.2 Quan điểm của Mác-Lênin về thời kỳ quá độ
Theo quan điểm của các nhà lý luận chính trị, giai đoạn thấp của hình thái kinh tế
-xã hội cộng sản chủ nghĩa tương đương với chủ nghĩa -xã hội hay -xã hội chủ nghĩa Còn vềgiai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa tương ứng là chủ nghĩacộng sản hay xã hội cộng sản chủ nghĩa Mác và Ăngghen đưa ra quan điểm rằng: từ chủnghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản có một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang
xã hội kia, một thời kỳ quá độ về chính trị, …chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản
và đó là “những cơn đau đẻ kéo dài” C Mác viết trong Phê phán Cương lĩnh Gôta: “Giữa
xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ
xã hội nọ sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ
1 C Mác: Karl Heinrich Marx (5/5/1818 – 14/3/1883).
2 Ph Ăngghen: Friedrich Engels (28/11/1820 – 5/8/1895).
3 V.I Lênin: Vladimir Ilyich Lenin (22/4/1870 - 21/4//1924) là một nhà cách mạng, chính khách, nhà lý luận
chính trị người Nga.
4
Trang 10quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nềnchuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”.
Theo quan điểm của các ông thì thời kỳ quá độ từ xã hội tư bản chủ nghĩa sang
xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ xuất hiện ở các nước tư bản chủ nghĩa đã phát triển lêncao nhất Để thực hiện bước quá độ này tất yếu cần thực hiện cuộc cách mạng vô sản
và thiết lập chuyên chính vô sản Thực chất đây là sự quá độ trực tiếp từ những nước
tư bản đã phát triển hết mức trong khuôn khổ hình thái kinh tế - xã hội của nó
Theo Lênin, “Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tưbản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định Thời kỳ đó không thểkhông bao gồm những đặc điểm hoặc đặc trưng của cả hai kết cấu kinh tế xã hội ấy.Thời kỳ quá độ ấy không thể nào lại không phải là một thời kỳ đấu tranh giữa chủnghĩa tư bản đang giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cáchkhác giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, và chủ nghĩacộng sản đã phát sinh nhưng vẫn còn rất non yếu” Thời kỳ này là thời kỳ mà tronglĩnh vực kinh tế “có những bộ phận, những thành phần, những mảnh của chủ nghĩa xãhội lẫn chủ nghĩa tư bản”
Lênin đã phân chia quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa cộng sảnthành 3 giai đoạn chính: Giai đoạn (1) là “những cơn đau đẻ kéo dài”, tức “thời kỳ quáđộ” từ chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa xã hội; Giai đoạn (2) là giai đoạn đầu của xãhội chủ nghĩa, hay gọi là giai đoạn thấp, tương ứng là xã hội chủ nghĩa; Giai đoạn (3)chính là giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa, chính là xã hội cộng sản chủnghĩa (hay chủ nghĩa cộng sản) đã ở mức độ hoàn toàn đúng bản chất của nó
Vậy theo quan điểm từ các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, là có haicon đường quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội:
- Một là con đường quá độ trực tiếp đi lên chủ nghĩa xã hội từ các nước tư bản pháttriển ở trình độ cao
- Hai là quá độ gián tiếp tiến lên chủ nghĩa xã hội từ những nước chủ nghĩa tư bảnđang phát triển còn thấp hoặc các nước tiền tư bản
1.1.3 Mác-Lênin luận giải hai hình thức quá độ
Mác-Lênin luận giải hình thức quá độ gián tiếp
Thời kỳ quá độ đã bỏ qua giai đoạn phát triển của Tư bản chủ nghĩa và cùng với sựphát triển lịch sử của một xã hội theo chiều dọc thời gian, tuần tự do trải qua các hình thái
do sự mâu thuẫn bên trong, C Mác cũng đã đề cập đến vấn đề này về sự phát triển đồngđại theo chiều ngang không gian do sự tương tác qua lại giữa các xã hội Ông chú
ý đến trường hợp đặc biệt đó chính là hai xã hội thời cổ đại tác động qua lại làm nảy sinh
ra một cái gì mới, một sự tổng hợp, kết hợp cả hai cùng phát triển sản xuất và cùng tiếnlên một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn Trường hợp là người Giécmanh từ xã hội công
xã nguyên thủy bỏ qua xã hội nô lệ, cùng với người La Mã đi lên xã hội phong kiến Từkhi người Giécmanh bắt đầu lấn át người La Mã vào thế kỷ thứ II và đã đánh đổ chế độ nô
lệ vào thế kỷ thứ V, họ chỉ mất 300 năm để từ cuối công xã nguyên thủy
Trang 11bỏ qua chế độ nô lệ để lên chế độ phong kiến Nếu vẫn còn tồn tại riêng biệt, thì để cóđược sự phát triển đó thì họ phải trải qua xã hội nô lệ cả hàng nghìn năm Từ cách tiếpcận này của C Mác cũng đã chỉ ra rằng khi một số nước Tư bản chủ nghĩa ở châu Âu
có trình độ công nghiệp khác nhau mà tác động qua lại lẫn nhau thì mâu thuẫn giữa laođộng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước có trình độ thấp hơn thì vẫn có thể gây xungđột chính trị gay gắt, khiến cho cách mạng vô sản sớm bùng nổ ra
Khi quan tâm đến tình hình nước Nga Sa hoàng đương thời đó, theo C Mác và
Ph Ăngghen đã cho rằng, không chỉ nước Tư bản chủ nghĩa tiên tiến phương Tây cóthể làm cách mạng vô sản thành công mới bước vào thời kỳ quá độ, mà nước Nga vàcác nước tư bản chủ nghĩa khác nói chung cũng có thể thực hiện điều đó Điều kiệnquan trọng nhất ở đây là các nước này được nước phương Tây phối hợp và cùng làmcách mạng vô sản thành công, tiếp tục giúp đỡ về mặt vật chất khi bước vào thời kỳquá độ Lúc ấy nước phương Tây thực hiện thời kỳ quá độ trực tiếp Nước được giúp
đỡ không phải trải qua giai đoạn phát triển thời kỳ quá độ, rút ngắn được tiến trình đilên Chủ nghĩa xã hội, có nghĩa là rút ngắn chính lịch trình vận động, phát triển của xãhội tư bản chủ nghĩa Nhưng nó vẫn phải thực hiện thời kỳ quá độ từ tiền đề vật chấtkhông tự tạo ra ở bên trong, mà được giúp đỡ từ bên ngoài Chính vì thế, thời kỳ quá
độ này không hoàn toàn trực tiếp, mà chỉ là nửa trực tiếp
Thời kỳ quá độ bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa, theo V.I Lênin, từ cuối thế kỷXIX, chủ nghĩa xã hội có nhiều chuyển biến rất quan trọng như là độc quyền thay thếcạnh tranh, việc mở mang thị trường Thế giới đã đạt đến giới hạn địa lý toàn cầu Mâuthuẫn giữa các nước phương Tây ngày càng trở nên gay gắt Chiến tranh Thế giới thứnhất đã bùng nổ và xuất hiện nhiều cơ hội cho cách mạng Xã hội chủ nghĩa có thểthắng lợi ở một nước riêng biệt không phải là nước tiên tiến nữa, và đó cũng chính lànước Nga Tiếp theo, nước này có thể bước vào thời kỳ quá độ gián tiếp lên Chủ nghĩa
xã hội, bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa Thời kỳ quá độ gián tiếp có một nội dung chủyếu đó chính là dưới sự kiểm soát, bảo đảm của nhà nước Xã hội chủ nghĩa, cần phải
sử dụng, phát triển kinh tế Tư bản chủ nghĩa để xây dựng lao động sản xuất Sau đó,tiếp tục chuyển sang thực hiện nhiệm vụ của thời kỳ quá độ trực tiếp chính là xâydựng cơ sở ban đầu cho Chủ nghĩa xã hội
Sau Cách mạng Tháng Mười vào năm 1917, V.I Lênin cho rằng các nước lạchậu còn phụ thuộc thuộc địa vào ở phương Đông cũng có thể thực hiện cách mạng Xãhội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ khi liên minh với nước Nga Xô Viết Trong tư tưởngcủa V.I Lênin thì đương nhiên thời kỳ quá độ này sẽ khó khăn hơn nếu diễn ra đơnđộc riêng lẻ một mình Nhưng dù có thực hiện được sự liên minh thì thời kỳ quá độ ấycũng vẫn chỉ là gián tiếp và ở trình độ thấp hơn nhiều so với thời kỳ quá độ gián tiếp ởnước Nga Ngoài ra, phải phân biệt tư tưởng đó của V.I Lênin với một ý kiến khác vìchính ông cho rằng, nếu được giai cấp vô sản các nước tiên tiến giúp đỡ, thì các nướclạc hậu có thể đi lên Chủ nghĩa xã hội mà không phải trải qua giai đoạn phát triển Tưbản chủ nghĩa Đây chính là tư tưởng của C Mác và Ph Ăngghen về thời kỳ quá độnửa trực tiếp, không giống thời kỳ quá độ gián tiếp mà V.I Lênin mới nêu lên
6
Trang 12Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XIX, khi xem xét tình hình thuộc địa Ailen
và chính quốc Anh, C Mác và Ph Ăngghen đã từng nêu lên khả năng cách mạng giảiphóng dân tộc ở thuộc địa bùng nổ, kết hợp và thúc đẩy cách mạng vô sản trong chínhquốc Nhưng trong tư tưởng của các ông thì thời kỳ quá độ ở Ailen là nửa trực tiếp.Bởi vì sau cách mạng vô sản, nước Anh sẽ bước vào thời kỳ quá độ trực tiếp, nên nó
có đầy đủ điều kiện để giúp đỡ các nước lạc hậu hơn để thực hiện thời kỳ quá độ nửatrực tiếp Chính vì trên các cơ sở đó những tư tưởng này của Mác - Ăngghen - Lênin,
từ năm 1920, vị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc của chúng ta đã chỉ rõ ra vai trò rất quantrọng, tích cực chủ động của cách mạng giải phóng dân tộc, gắn liền cuộc cách mạngnày với cách mạng Xã hội chủ nghĩa
Mác-Lênin luận giải hình thức quá độ trực tiếp
Theo C Mác, quá độ chính trị của Chủ nghĩa xã hội không phải chỉ là sự thểhiện ra ở một hay một số cuộc cách mạng chính trị mà là cả một thời kỳ quá độ chínhtrị lâu dài và khó khăn, đi lên từ Chủ nghĩa tư bản phát triển cao trực tiếp lên Chủnghĩa xã hội Đây là một quá trình cách mạng không ngừng nghỉ việc thực hiện khôngchỉ một điểm quá độ, mà là cả một giai đoạn quá độ tất yếu Và trong đó, chính trị làđiều kiện tiên quyết để thực hiện quá độ trong mọi lĩnh vực khác nhau của xã hội
Theo V.I Lênin, thì từ xã hội phong kiến lên Chủ nghĩa xã hội, ngay trong giaiđoạn quá độ đã được hình thành cả lao động sản xuất lẫn những tổ chức kinh tế mới vànhững hình thức quan hệ Tư bản chủ nghĩa Đến giai đoạn quá độ chính trị, mới sinhthành chế độ chính trị Tư bản chủ nghĩa Nhưng ở thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hộitrước hết sinh thành nhà nước Xã hội chủ nghĩa, nhờ đó mới phát triển dần lao động sảnxuất và quan hệ sản xuất của Chủ nghĩa xã hội Cho nên thấy được thời kỳ quá độ không
dễ dàng, không chóng vánh Chiều dài của nó có thể được tham chiếu từ các giai đoạnnhiều trăm năm hình thành từ các xã hội nô lệ, phong kiến, Tư bản chủ nghĩa
Về bản chất của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội đó chính là sự giao thoagiữa Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội Đến Chủ nghĩa xã hội, Chủ nghĩa tư bảnchỉ còn lại những dấu vết trên mọi phương diện về kinh tế, đạo đức, tinh thần Đâycũng chính là giai đoạn đầu của sự trưởng thành, cùng thuộc về xã hội Cộng sản chủnghĩa nói chung như giai đoạn cao đã phát triển trên những cơ sở của chính nó Chonên Chủ nghĩa xã hội cũng mang bản chất của Cộng sản chủ nghĩa
Sau khi đã phân biệt rõ ràng rành mạch giai đoạn đầu và giai đoạn cao của Chủnghĩa cộng sản, thì C Mác cũng nói thời kỳ quá độ ở giữa Tư bản chủ nghĩa và Cộng sảnchủ nghĩa Có nghĩa là nó đã vượt qua giai đoạn cuối của Chủ nghĩa tư bản, nhưng chưa đivào “giai đoạn đầu” của Cộng sản chủ nghĩa, càng không thể tới ngay được giai đoạn cao
Do đó, thời kỳ quá độ chỉ có thể là từ Chủ nghĩa tư bản lên “giai đoạn đầu” Theo V.I.Lênin vào năm 1917 đã gọi giai đoạn đầu là Chủ nghĩa xã hội và xác định, thời kỳ quá độkhông phải là Chủ nghĩa xã hội hoàn chỉnh Chúng có bản chất khác nhau rõ rệt về thời kỳquá độ và không thể có đầy đủ thuộc tính của Cộng sản chủ nghĩa,
Trang 13nhưng Chủ nghĩa xã hội đã thể hiện bản chất này nói chung và phản ánh xu hướng đitới Chủ nghĩa cộng sản.
Sự phân biệt rõ ràng thời kỳ quá độ với chủ nghĩa xã hội về mặt lý luận là việcnhận thức theo đúng đắn tư tưởng của Mác - Ăngghen - Lênin đã cho rằng, thời kỳ quá
độ khác chủ nghĩa xã hội, không phải là vấn đề hàn lâm kinh viện đơn thuần và khôngthiết thực Trái lại với nó có ý nghĩa thực tiễn to lớn, vừa quan trọng, cơ bản, lâu dài,vừa thường xuyên, trực tiếp, và cấp bách Mô hình Xô Viết do độ đồng nhất thời kỳquá độ với Chủ nghĩa xã hội, hoặc ngộ nhận một xã hội ở thời kỳ quá độ là Chủ nghĩa
xã hội, hoặc lầm tưởng thời kỳ quá độ ở trình độ thấp (gián tiếp) là thời kỳ quá độ ởtrình độ cao (trực tiếp), nên đã xác lập quan hệ sản xuất Xã hội chủ nghĩa một cáchhình thức, thiếu cơ sở kinh tế - kỹ thuật tiên tiến cần thiết, tất yếu và phù hợp tươngứng Việc vội vã xây dựng quan hệ sản xuất mới vượt quá quy mô, trình độ thực tế củalao động sản xuất khi còn thấp, khiến cho chính ở những nơi có sự bất cập, hụt hẫng,chênh lệch ấy, quan hệ sản xuất này không tránh khỏi bị biến dạng và biến chất ỞLiên Xô trước đây, sở hữu tập thể, quốc doanh đã dần bị tha hóa thành bởi các hìnhthái trá hình của tư hữu Tại những vùng có điểm xuất phát thấp, có lúc, có nơi còn táihiện cả kiểu sở hữu nhà nước chuyên chế cổ - trung đại của phương thức sản xuất châu
Á, phương Đông mà C Mác đã từng nói đến
1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
1.2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh đã kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạngkhông ngừng và quá độ lên chủ nghĩa xã hội xuất phát từ đặc điểm và điều kiện củaViệt Nam, cho rằng thời kỳ quá độ là dân chủ mới từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.Hình thức quá độ gián tiếp với đặc điểm quan trọng nhất của một nước nông nghiệplạc hậu là tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà không phải trải qua giai đoạn phát triển.Đặc điểm này của chủ nghĩa tư bản chi phối và tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, từng bước xóa bỏ tàn dư của chế độ thực dân, phong kiến, đồng thời từng bướcgieo mầm cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội trong tương lai, đó là một tất yếu
Theo đó, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phứctạp, gian khổ và lâu dài chứ không thể một sớm một chiều Chúng ta cần thay đổinhững thói quen và định kiến lâu đời và chuyển đất nước chúng ta từ một nước nôngnghiệp sang một nước công nghiệp Nhưng muốn đi lên chủ nghĩa xã hội thì khôngphải ngồi chờ chủ nghĩa xã hội làm chủ Nếu toàn dân ta hăng hái thi đua xây dựng thìthời kỳ quá độ có thể được rút ngắn
Thời kỳ quá độ ở nước ta là quá độ gián tiếp vì:
Sau khi cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Bắc thành công, nước ta bước ngayvào giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, cả trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miềnBắc và trong đấu tranh Đồng thời, phương nam đã hợp thời mâu thuẫn sâu sắc hơn
mà hệ thống xã hội tất yếu sẽ bị thay thế Chủ nghĩa xã hội Thế giới Chủ nghĩa tư bản
8