1 9 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT II Lớp Khóa Tổ chức tại TIỂU LUẬN MÔN HỌC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH “KIỆM” TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC.
Trang 1TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT II
Lớp:
Khóa:
Tổ chức tại:
TIỂU LUẬN MÔN HỌC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH “KIỆM” TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Họ và tên học viên:
Đơn vị công tác:
Trang 2MỤC LỤC Trang
Chương 1 Cơ sở lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh về tiết kiệm 2 1.1 Khái niệm tiết kiệm theo tư tưởng Hồ Chí Minh 2 1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của tiết kiệm 2 1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung của tiết kiệm 3
Chương 2.
Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
“kiệm” trong quản lý tài chính tại Bệnh viện Y Dược thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
6
Chương 3.
Giải pháp nâng cao thực hành tiết kiệm trong quản
lý tài chính tại Bệnh Viện Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
9
3.1
Giải pháp nâng cao thực hành tiết kiệm trong quản lý tài chính tại Bệnh Viện Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
9
Trang 3Phần I: MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh là lãnh tụ đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức mới của con người Việt Nam Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có sắc thái riêng biệt Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có tư tưởng về tiết kiệm Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiết kiệm có giá trị khoa học
và nhân văn to lớn Giá trị đó thể hiện rõ nét ở sự giải thích mới của Người
về vai trò, nội dung của tiết kiệm, về đối tượng và giải pháp thực hành tiết kiệm Trong bối cảnh sự lãng phí tràn lan hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh
về tiết kiệm càng trở nên giá trị và mang tính thời sự
Nói về thực hành tiết kiệm, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương mẫu mực tuyệt vời, một tấm gương sáng ngời cho các thế hệ noi theo Ở Người không chỉ thấy trong lời nói, mà ngay cả trong hành động và sinh hoạt hằng ngày từ ăn, ở, mặc, đi lại, làm việc, đều toát lên một lối sống vô cùng giản dị, dù Người đang ở cương vị Chủ tịch nước Trong những năm qua, việc học tập theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm đã diễn ra rộng khắp ở mọi nơi, mọi tầng lớp khác nhau Thực hiên theo Sở Y tế ban hành Kế hoạch số 4518/KH-SYT về triển khai tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành y tế của Thành phố Hồ Chí Minh Trong những năm qua Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đúng quy định pháp luật về thực hành tiết kiệm, tuy nhiên trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước hạn hẹp, khó khăn, đôi khi vẫn còn hiện tượng chưa hoặc không tiết kiệm, gây lãng phí trong việc sử dụng ngân sách Việc xử lý giải quyết các vấn đề đặc thù liên quan đến chi tiêu có lúc còn lúng túng Mặt khác, quy định phân bổ nguồn thu nhập tăng thêm cuối năm từ nguồn kinh phí tiết kiệm tự chủ hiện nay chưa đủ sức hấp dẫn để khuyến khích động viên cán bộ, công chức, người lao động phấn đấu thực
hành tiết kiệm Từ những lý do trên tác giả chọn đề tài tiểu luận: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh “kiệm” trong quản lý tài chính tại Bệnh viện
Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh” có ý nghĩa cả về lý luận và thực
tiễn
Trang 4Phần II: NỘI DUNG
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TIẾT KIỆM
1.1 Khái niệm tiết kiệm theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi" Nhắc đến tiết kiệm, Người căn dặn chúng ta phải tiết kiệm tiền bạc, của cải và thời cơ, không phải chỉ biết tiết kiệm cho mình mà phải tiết kiệm cho người khác nữa Người nói: "Thời giờ cũng phải tiết kiệm như của cải Tiết kiệm thời giờ của mình, lại phải tiết kiệm thời giờ của người Không nên ngồi lê, nói chuyện phiếm, làm mất thời giờ người khác" Bởi vì: "Của cải nếu hết, còn có thể làm thêm Khi thời giờ đã qua rồi, không bao giờ kéo nó trở lại được" Người nhấn mạnh: "Tiết kiệm không phải là bủn xỉn Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng Như thế mới đúng là kiệm Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm" Chúng ta cần hiểu đầy đủ về chữ kiệm của Bác nêu ra là như thế Tìm hiểu tấm gương tiết kiệm của Người cũng phải hiểu đầy đủ như thế Và học tấm gương tiết kiệm của Người là học tinh thần cơ bản chứ không phải học một cách máy móc
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của tiết kiệm
Nếu Nho giáo và văn hóa Việt Nam truyền thống coi vai trò chủ yếu của tiết kiệm là tạo ra sự tích lũy của cải vật chất cho từng cá nhân, thì Hồ Chí Minh đánh giá vai trò của tiết kiệm ở nhiều khía cạnh và phạm vi khác nhau, không chỉ ở phạm vi cá nhân mà còn ở phạm vi quốc gia, dân tộc.Bất kể quốc gia nào muốn phát triển cũng phải có tiềm lực kinh tế, trong đó tiền vốn là yếu tố hàng đầu Một số nước huy động vốn chủ yếu bằng cách vay mượn nước ngoài, một số nước thậm chí huy động vốn chủ yếu bằng cách cướp bóc thuộc địa và bóc lột nhân dân lao động trong nước Chúng ta không thể huy động vốn bằng cách cướp bóc thuộc địa và bóc lột nhân dân lao động trong
Trang 5nước Chúng ta có thể huy động vốn bằng cách vay mượn nước ngoài nhưng không coi đó là cách chủ yếu để huy động vốn Cách huy động vốn chủ yếu của chúng ta chỉ có thể là tăng gia sản xuất và tiết kiệm Đặc biệt, trong giai đoạn vừa kháng chiến vừa kiến quốc, chúng ta càng không được làm lãng phí nguồn lực vốn đã ít ỏi của mình Ngoài mục tiêu kinh tế, tiết kiệm còn hướng tới mục tiêu chính trị là để giữ vững sự độc lập, tự chủ Hồ Chí Minh nói:
“Mỗi một người dân phải hiểu: có tự lập mới độc lập, có tự cường mới tự do” [3, tr.553] Trong quan hệ quốc tế, muốn có độc lập thực sự mỗi quốc gia phải dựa vào nội lực của mình, nội lực đó được tạo dựng bằng cách đẩy mạnh sản xuất và thực hành tiết kiệm
Hồ Chí Minh hết sức chú trọng vai trò của tiết kiệm trong việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân Đối với mỗi cá nhân, kiệm là một trong chuỗi phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính” Có kiệm thì mới có liêm, có liêm thì mới có chính Kiệm là tiền đề, điều kiện để con người vươn tới liêm và chính Đối với cả dân tộc, tiết kiệm là sức mạnh mềm - sức mạnh của văn hóa
và đạo đức Bởi vì, “một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm là một dân tộc giàu
về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh và tiến bộ” [4, tr.128] Vị thế, sức hấp dẫn của một dân tộc trên trường quốc tế cũng phụ thuộc vào việc dân tộc đó có thấm nhuần tinh thần tiết kiệm hay không Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tiết kiệm là nhân tố đảm bảo sự phát triển bền vững, sự thành công, sự giàu mạnh về mọi mặt không chỉ cho từng cá nhân như trong quan niệm truyền thống, mà còn cho cả dân tộc
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung của tiết kiệm
Nội hàm chữ “kiệm” trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng, bao gồm những nội dung sau:
Thứ nhất, là tiết kiệm của cải vật chất Kế thừa tư tưởng của ông cha,
Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng, tiết kiệm trước hết là tiết kiệm của cải vật chất Việt Nam là một nước nghèo, ngân khố quốc gia hạn hẹp nên Nhà nước phải có chính sách tài khóa phù hợp để dồn tiền chosản xuất, đặc biệt cho những ngành quan trọng đối với quốc kế, dân sinh Nước nghèo thì đại bộ phận dân
Trang 6chúng cũng nghèo nên mỗi người và mỗi gia đình vừa phải cần cù vừa phải tiết kiệm Tiết kiệm trong chi tiêu để vừa đảm bảo sinh hoạt tối thiểu, vừa có tích lũy, để dần dần từ nghèo thành đủ ăn, từ đủ ăn thì thành khá giàu, từ khá giàu thành giàu thêm Như vậy, tiết kiệm của cải suy cho cùng là chi tiêu hợp
lý, chi tiêu phải thấp hơn so với khả năng cho phép để tạo ra sự tích lũy vật chất cho cá nhân cũng như xã hội
Khi bàn về tiết kiệm của cải, tiền bạc, Hồ Chí Minh nói rõ: “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu Khi có việc đáng làm, việc lợi ích cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng” [4, tr.123] Nếu việc đáng tiêu mà không tiêu, luôn “coi tiền to như cái nống” thì đó là bủn xỉn, chứ không phải là tiết kiệm Hồ Chí Minh khẳng định rằng dân chỉ thấy giá trị của độc lập tự do khi được ăn no, mặc ấm
Thứ hai, là tiết kiệm thời gian Đối với Hồ Chí Minh, tiết kiệm còn là
tiết kiệm thời gian Thời gian cũng chính là tiền bạc, thậm chí thời gian còn quý hơn tiền bạc Thời gian và sự làm việc tích cực sẽ đẻ ra tiền bạc, nhưng tiền bạc vẫn không thể mua được thời gian, không thể kéo thời gian quay trở lại Người viết: “ai đưa vàng bạc vứt đi là người điên rồ Ai đưa thời giờ vứt
đi là người ngu dại” [4, tr.123] Mỗi người cần phải tiết kiệm thời gian của mình cũng như thời gian của người khác Để tiết kiệm thời gian phải giữ vững
kỷ luật lao động trong 8 giờ vàng ngọc, phải sắp xếp công việc một cách khoa học, phải hạn chế việc họp hành kéo dài mà không hiệu quả
Thứ ba, là tiết kiệm sức dân Nếu trong xã hội cũ, giai cấp bóc lột
thường nghĩ ra trăm phương ngàn kế để bóc lột sức dân (dẫn đến thảm cảnh
“thành xây xương lính, hào đào máu dân”) thì Hồ Chí Minh cho rằng, trong
xã hội vốn quý nhất làcon người Từ đó, Người nhấn mạnh việc tiết kiệm sức
dân Hồ Chí Minh viết: “Phải biết quý trọng sức người là vốn quý nhất của ta.
Chúng ta cần hết lòng chăm sóc sức khỏe và sử dụng thật hợp lý sức lao động của nhân dân ta” [4, tr.70] Tiết kiệm sức dân có nghĩa là phân công lao động hợp lý, tổ chức dây chuyền sản xuất khoa học (để chẳng hạn 5 người có thể
Trang 7đảm đương được công việc của 10 người).Tiết kiệm sức dân còn có nghĩa là không phô trương hình thức, không làm những công trình chưa thực sự cần thiết Tiết kiệm sức dân đòi hỏi phải xóa bỏ tư tưởng “nước sông, công lính”
-tư -tưởng của những kẻ tự cho mình quyền “ăn trên, ngồi trốc”, cai trị nhân dân
Thứ tư, là tiết kiệm nhân tài Kế thừa quan điểm “hiền tài là nguyên khí
quốc gia” của ông cha, Hồ Chí Minh chủ trương tiết kiệm nhân tài bằng cách phân công công việc đúng sở trường của từng người và vận động mọi nhân tài
ra gánh việc nước Vì mỗi con người đều có sở trường và sở đoản nên người lãnh đạo phải tuỳ tài mà dùng người, tránh dùng người theo kiểu thợ rèn thì
bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao Hồ Chí Minh yêu cầu: “Tài to ta dùng việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì ta đặt ngay vào việc ấy” [2, tr.43] Trong nhân dân không thiếu người tài, vấn đề là ở chỗ người lãnh đạo có muốn dùng và có đủ tâm đức quy tụ người tài hay không,
có vượt qua căn bệnh hẹp hòi để sử dụng người tài hay không Tư tưởng tiết kiệm nhân tài, trọng dụng nhân tài không chỉ là biểu hiện của sự khôn ngoan chính trị của Hồ Chí Minh, mà còn là biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn sâu sắc của Người
Thứ năm, là tiết kiệm lời Tiết kiệm đốivới Hồ Chí Minh còn là tiết
kiệm lời Phương châm hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh là “nói thì phải làm”, “nói ít, làm nhiều, chủ yếu là hành động” Đó là biểu hiện của tư tưởng tiết kiệm lời Yêu cầu tiết kiệm lời được Hồ Chí Minh đặt ra với từng
cá nhân cũng như toàn bộ tổ chức Đảng Với mỗi cá nhân, Hồ Chí Minh yêu cầu: “nói ít, bắt đầu bằng hành động” [1, tr.457] Với các cơ quan đoàn thể, Người khuyên không nên họp nhiều, phải hết sức tránh “tình trạng là hội mà không nghị, nghị mà không quyết, quyết rồi mà không làm” [7, tr.139] Nếu coi hành động là biểu hiện của đạo đức thì có thể coi sự tiết kiệm lời (chỉ nói những điều thiết thực nhất) là biểu hiện của đức tính cẩn trọng, trung tíncủa con người
Trang 8Chương 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “KIỆM” TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
2.1 Kết quả đạt được
Quán triệt và thực hiện chữ "Kiệm" theo lời dạy của Bác Hồ, trong những năm vừa qua, Ban lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nhiều hoạt động thực hành tiết kiệm cụ thể, thiết thực Thực hiện theo Sở Y tế ban hành Kế hoạch số 4518/KH-SYT về triển khai tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành y tế của Thành phố Hồ Chí Minh Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định rõ yêu cầu, nội dung, biện pháp cần phải tiến hành tiết kiệm trong quả lý tài chính của Bệnh viên và đã đạt được những kết quả nhất định như:
Công khai, minh bạch nguồn ngân sách được cấp, được thẩm định và quyết toán hàng năm Chủ động rà soát điều chỉnh các nhiệm vụ chi, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chi tiêu, áp dụng các biện pháp, giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả trong công tác tiết kiệm
Quản lý và sử dụng tiết kiệm kinh phí hoạt động thường xuyên trong
dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng định mức chi tiêu và và chế độ tài chính hiện hành Quản lý chặt chẽ các khoản thu và nội dung chi từ nguồn thu, đồng thời thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo đúng quy định hiện hành tại bệnh viện
Trong những năm qua, để đảm bảo yêu cầu tiết kiệm tối đa trong sử dụng kinh phí, nhất là các khoản chi như: Tổ chức lễ hội, hội nghị, tập huấn, tiếp khách ; thực hiện các biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiết kiệm triệt để chi phí mua vật tư tiêu hao, thuốc men, văn phòng phẩm, trang thiết
bị sử dụng điện, nước, điện thoại, xăng xe ô tô, công tác phí, tàu xe đi phép, chế độ đi học, khen thưởng, chế độ ưu đãi và các chi phí khác đều được công khai một cách minh bạch Được thông qua các cấp có thẩm quyền và
Trang 9có sổ sách thu – chi tài chính của trường Phòng Tài chính - Kế toán, phối hợp phòng tham mưu hành chính tham mưu cho Ban Giám đốc chỉ đạo các Khoa, Phòng thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện quy chế dân chủ trong đã quy định tại trường Bệnh viện thực hiện mua thuốc men, dụng cụ, vật tư tiêu hao, trang thiết bị y tế thông qua Hội đồng thuốc và điều trị của đơn vị để xác định chính xác nhu cầu, khi đã xác định chủ trương mua thông qua kết quả trúng thầu chung của Sở Y tế, nếu mua ngoài danh mục trúng thầu thì thực hiện đúng nguyên tắc đấu thầu công khai, chào giá cạnh tranh để tiến hành mua theo đúng qui định
Tăng cường công tác tự kiểm tra tài chính nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng ngân sách Nhà nước Khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có ý thức và đem lại kết quả trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Phê bình, kiểm điểm, áp dụng các hình thức chế tài đối với những cá nhân, tập thể vi phạm quy chế sử dụng tài sản công, gây lãng phí Bệnh viện đã xây dựng định mức thông qua ý kiến thống nhất từ tập thể tất cả các khoa, phòng, bộ phận đảm bảo đánh giá, dự trù số lượng đúng nhu cầu thực tế, với tinh thần tiết kiệm tối đa; Bệnh viện
đã xây dựng qui trình mua sắm vật tư y tế, văn phòng phẩm và quy trình thanh toán,… để tăng cường công tác quản lý mua sắm, thuốc men, vật tư y
tế tiêu hao, văn phòng phẩm một cách chặt chẽ
Ngoài ra, để chủ trương thực hành tiết kiệm trong quản lý tài chính tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh được thường xuyên, liên tục, đi vào thực chất Ban lãnh đạo bệnh viện đã làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức lồng ghép các nội dung thực hành tiết kiệm vào trong các buổi sinh hoạt, hội họp để trao đổi, thảo luận nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, công chức hình thành nên thói quen tiết kiệm, nâng tầm
“tính tiết kiệm” trở thành “văn hóa tiết kiệm” trong sinh hoạt và làm việc của mọi người Xây dựng kế hoạch, triển khai rộng rãi chương trình hành động về
Trang 10công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và yêu cầu cán bộ, công chức nghiêm túc thực hiện
Để đạt được hết quả trong quan lý tài chính như trên Trong những năm qua Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thực hành tiết kiệm, đặc biệt tiết kiệm trong quản lý tài chính; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, tăng cường công tác tổ chức thực hành tiết kiệm trên các hoạt động của trường; đẩy mạnh thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả giám sát thực hành tiết kiệm; kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm trong thu, chi, quản lý tài chính của trường; đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý; gắn thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng…
2.1 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Bệnh viện chưa mạnh dạn trong việc thu hút vốn đầu tư và vay vốn nên không có kinh phí để cải thiện; các bác sĩ ra trường còn gặp nhiều khó khăn trong kinh nghiệm công tác
Hiện nay bệnh viên vẫn chủ yếu tập trung vào chuyên môn, chưa thực
sự sát sao trong quản lý tài chính, do vậy, chưa đáp ứng những yêu cầu mà
cơ chế tự chủ tài chính đặt ra Khi được trao quyền tự đảm bảo chi phí hoạt động vẫn còn những lỗ hổng gây thất thoát nguồn thu
Việc thanh quyết toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế có khi chưa đảm bảo tiến độ, gây khó khăn cho các bệnh viện trong vấn đề về quản lý tài chính hiện nay của bệnh viện
Vẫn còn tình trạng phát sinh những vấn đề như: sử dụng các thiết bị y
tế chưa khoa học, vẫn chưa tận dụng tối đa các thiết y tế trong bệnh viện
- Nguyên nhân của những hạn chế
Việc giao dự toán chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế còn chưa phù hợp với một số bệnh viện, giá dịch vụ y tế chưa tính đúng, tính đủ chi phí trong khi các bệnh viện phải tự chủ kinh phí chi thường xuyên nên ảnh hưởng đến việc cân đối thu – chi của bệnh viện