1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa chính trị cho sinh viên trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa chính trị cho sinh viên
Tác giả Phạm Thị Hạnh
Người hướng dẫn TS. Lờ Thị Hoa
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Hồ Chí Minh học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 25,23 MB

Nội dung

việc xây dựng văn hóa chính trị cho sinh viên ở Trường Đại họcTài Nguyên và Môi Trường Hà Nội còn tồn tại những hạn chế như: nhận thức mohồ về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

PHẠM THỊ HẠNH

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH TRONG XÂY

DỰNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÒ CHÍ MINH HỌC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ HẠNH

Ngành: Hồ Chí Minh học

Mã số: 8310201.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÒ CHÍ MINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Thị Hoa

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi khăng định rằng Luận văn này là sản phẩm của công trình nghiên cứu

cá nhân của tôi và tất cả các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được

sử dụng tai bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây Tat cả các ví dụ, số liệu

và trích dẫn được sử dụng trong Luận văn đều được bảo đảm về tính trung thực,tin cậy và chính xác.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Phạm Thị Hạnh

Trang 4

LOI CAM ON

Đề hoàn thành nghiên cứu và đạt được mục tiêu trong đề tài này, tôi đã được

hỗ trợ và động viên từ phía cơ quan và nhiều cá nhân khác nhau Quá trình thựchiện luận văn được tạo điều kiện thuận lợi từ Khoa và giảng viên hướng dẫn Cụthể, tôi đã chủ động nghiên cứu và rút kinh nghiệm từ các nghiên cứu liên quan,

cũng như từ các tạp chí chuyên ngành của nhiều tác giả đến từ các trường Đại học

va các tô chức nghiên cứu Sự đóng góp đặc biệt của cán bộ giáo viên từ Đại học

Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội cùng với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình này Sự hỗ trợ và sự chia sẻ kiến thức từ

họ đã làm phong phú thêm nội dung và chất lượng của luận văn, góp phần quantrọng vào sự thành công của đề tài nghiên cứu này

Lời đầu tiên, tôi xin giành sự cảm ơn sâu sắc đến cô Tiến sĩ Lê Thị Hoa, làngười hướng dẫn trực tiếp tôi, đã bỏ thời gian, trí tuệ, công sức giúp đỡ, giúp địnhhướng tư duy, cũng như truyền đạt những tư tưởng quý báu, trong suốt quá trìnhthực hiện nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, ban lãnh đạo khoa Lý luận chínhtrị Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã tạo điều kiện, và phốihợp làm nghiên cứu, giúp tôi thu thập dữ liệu thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả.Những kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của những đồng nghiệp cũng là tư liệuquan trọng giúp tôi hoàn thiện kiến thức và kỹ năng

Tôi xin tran trong cảm ơn các sinh viên Trường Đại học Tài Nguyên và Môi

Trường Hà Nội đã bỏ thời gian thực hiện khảo sát, hỗ trợ quá trình nghiên cứu.

Dù đã cố gắng hạn chế và khắc phục những sai sót trong quá trình nghiêncứu, nhưng trong Luận văn vẫn còn ton tại thiếu sót, hạn chế Kính mong nhận được

sự đóng góp và hỗ trợ từ Quý thầy cô, các chuyên gia, cũng như những người quantâm đến đề tài, nhằm nâng cao chất lượng và hoàn thiện đề tài này

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

(97.105 3

1 Tính cấp thiết của đề tài -:- + Ss tt E2 1E 1E 1211011211211211 1111111111111 1erre 3 2 Tinh hinh nghién uu 0 Ổ 4

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - 5 2< 3221311311311 E915 1 9111 11H ng ng cư 6 4 Đối tượng, phạm vi nghiên COU ¿- £+ESE9SE+EE+EE2EE£E£EEEEEEEEEEEEEESErrrrrrrkrred 7 5 Hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 2-2 2 2 £+E££E+£E+EE£E++EEzEezErxees 7 6 Đóng góp mới của luận văn - - 5 5 s13 TH TH ng nh nh Hàng 8 7 Ý nghĩa ly luận và thực tiễn của luận VAN eeceeccecsessesssessessessesssessessecsscssessesseesseaseens 8 8 Kết cấu để tài ch HH HH 8 )ï9)8))00 01 ag 9

CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE VĂN HÓA CHÍNH TRI, TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ XÂY DỰNG VĂN HÓA CHÍNH TRI CHO SINH VIÊN - 2: 52+SE2EESEEEEEEEEE2EEEEEEEEErrkrrred 9 1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài -2- 2-52 2+++£E+£E2EE+EEeEEerxerrerrxee 9 LLL Vain WO — 9

V1.2 Chink i0 4 11

1.1.3 Văn hóa chính tT] - - + 22 E211 221 11223118 9318 931 1 23 1E 9 1n kg rưy 12 1.1.4 Câu trúc của văn hóa chính tr| -¿- - + St +k+EE+E£EE+EEEEEEEEEEErkerkrkerkrkerkeee 14 1.1.5 Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa chính trị -¿52s2 s2 18 1.2 Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa chính trị . 21

1.2.1 Tam quan trong của văn hóa chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh 21

1.2.2 Nội dung, phương châm, phương pháp văn hóa chính trị Hồ Chí Minh 26

Tidu ket Chung aN 31

CHUONG 2 THUC TRANG VAN DUNG TU TUONG HO CHi MINH VE XAY DỰNG VĂN HÓA CHÍNH TRI CHO SINH VIÊN TRUONG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VA MOI TRƯỜNG HÀ NỘI TRONG GIAI DOAN HIEN NAY 32

2.1 Khái quát về Trường Dai học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội 32 2.2 Thực trạng xây dựng văn hóa chính trị cho sinh viên Trường Đại học Tài

Nguyên và Môi trường Hà Nội theo tư tưởng H6 Chí Minh - 2 2-52¿ 33

Trang 6

2.2.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân ¿ s+SE+EE+E++EE+E££EeEEeEEeEEerkrrerree 332.2.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chỀ - 2 2 + +£+£+££+£x+zxzxzzzeerxees 56

II 8c 8ó), Nha 59

CHƯƠNG 3: GIẢI PHAP NANG CAO HIEU QUA XÂY DỰNG VAN HOA

CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI

TRƯỜNG HÀ NỘI - 2-5522 E2 EEEE2112112712711211211211 1111121111111 tee 60

3.1 Tăng cường vai trò lãnh đạo Đảng ủy, Ban Giám hiệu của Đại học Tài Nguyên

va MGi 86010):1505i80)/010212177öö: 60

3.2 Nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa chính trị đối với sinh viên Dai hoc Tài

Nguyên va Môi Trường Hà jNỘI - - G5 + TH TH HH HH ng nưệt 63

3.3 Phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên Đại học Tài Nguyên và Môi

Trường Hà Nội trong nhận thức, vận dụng tri thức văn hóa chính trỊ - 67

3.4 Tạo môi trường văn hóa chính trị thuận lợi cho sinh viên Đại học Tài Nguyên

va MGi Truong Ha NOL ec na 693.5 Cải thiện văn hóa chính trị cho sinh viên trên cơ sở tham nhuan ba tư tưởng cơ

bản nhất về xây dựng văn hóa theo Tư tưởng Hồ Chí Minh 2-2 52¿ 71

3.6 Nâng cao chất lượng giáo dục van hóa chính trị cho sinh viên Dai học Tai

Nguyên Môi Trường Hà Nội theo Tư tưởng Hồ Chi Minh về giáo dục thế hệ trẻ 723.7 Day mạnh hon nữa công tác hoc tập va làm theo tư tưởng, dao đức, phong cách

H6 Chi Minh 0057 74

3.8 Tăng cường tinh than đoàn kết trong văn hóa chính tri của sinh viên theo tư

tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 2-2 2 2 £+++E+£x+£++Eszzzxezsez 713.9 Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đối với việc xây

dựng văn hóa chính tri của sinh VIÊH - - <1 1k1 E911 1 111 1 1 11H ng ngư 78II) 8‹ 79) cãN 81

KẾT LUAN 0ooeccccccccceccsssssessessscsssssessvssvsssessecsecsnsssessvcsessussssesssesssessessessesssessesseeseaseesees 82

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO W 0o.oecccccceccecccsecsceseessessessesssesesseesesssesseesees 85PHU LUC ooecceccccccecccsssesssessssssesssesssecsusssecssecssecsuessusssesssessssssesssecsuessusssvsesecsueesuessesssecsees 90

Trang 7

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tàiVăn hóa chính trị là yếu tố cốt lõi quyết định tính chất và hiệu quả của hoạtđộng chính trị Muốn xã hội phát triển thì các chủ thé chính trị phải có trình độ vănhóa chính trị nhất định, không chỉ các nhà lãnh đạo, các nhà hoạt động chính trichuyên nghiệp, mà mọi giai cấp, tầng lớp, mọi thành phần xã hội, mọi cá nhân sốngtrong đời sống chính trị nói chung đều cần có văn hóa chính trị Xây dựng văn hóachính trị trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh xác định rõ:

“Phải đem văn hóa lãnh dao quốc dân dé thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ”[50,

tr.470].

Trong tang lớp trí thức, sinh viên đóng một vai trò quan trọng, họ là tiền thâncủa lực lượng lao động có chất lượng cao trong tương lai, một phần trong số họ sẽtrở thành những cán bộ, công chức nhà nước, thậm chí sẽ là lực lượng lãnh đạo

nòng cốt, do đó, họ cũng cần được trang bị những kiến thức và năng lực chính trị

nhất định Chính vì thế việc nghiên cứu văn hóa chính trị của sinh viên là một yêucầu quan trọng trong sự nghiệp cách mạng hiện nay

Ngày nay, mặt trái cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, sự chống phá của

các thé lực thù địch và sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện của một bộ phận thanh niên đã

và đang ảnh tác động tiêu cực tới xây dựng văn hóa chính trị cho thế hệ trẻ, trong đó

có đội ngũ sinh viên Trong Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư

về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công.tác giáo dục lý tưởng cách mạng,đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030 đã chỉ rõ: “Một bộ

phận giới trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng,thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Lợi dụng sự thiếuhiểu biến và lòng tham của con người, các tô chức chống phá cách mạng và nhà

nước đã đưa ra những lợi ích kinh tế và lôi kéo được một bộ phận nhỏ thanh niên

Tinh trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới trẻ diễn biến phức tạp”[26, tr.2]

Bên cạnh những kết quả đạt được về giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ

nghĩa xã hội; tuyên truyền những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách

pháp luật của nhà nước; xây dựng niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý

Trang 8

của nhà nước việc xây dựng văn hóa chính trị cho sinh viên ở Trường Đại họcTài Nguyên và Môi Trường Hà Nội còn tồn tại những hạn chế như: nhận thức mo

hồ về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước của một bộ phận sinh viên; trong hiệp

đồng công tác quản lý, giáo dục chưa đồng bộ và thống nhất, còn còn coi nhẹ việc

rèn luyện nhân cách của sinh viên Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất

lượng đào tạo của Nhà trường; đặc biệt hơn nữa, với đặc thù đào tạo những ngànhnghề có liên quan đến những tài nguyên quan trọng của quốc gia nếu phát sinh tiêu

cực sẽ dé lại những hậu quả hết sức nghiêm trong cho đất nước về nhiều mặt Vì

vậy, học viên Phạm Thị Hạnh lựa chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minhtrong xây dựng văn hóa chính tri cho sinh viên Trường Dai học Tai nguyên va Môitrường Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” để làm luân văn Thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứuVấn đề vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phân tích áp dụng cho nhữngvấn đề hiện nay là một vấn đề không mới Cùng với đó, văn hóa chính trị nói chung

và văn hóa chính trị trong sinh viên nói riêng cũng là đề tài thu hút nhiều sự quan

tâm của các nhà nghiên cứu, có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu có liên

quan sau đây:

Lê Thi Hoa (chủ biên) (2022) “Xây dựng văn hóa chính tri của sinh viên Daihọc Kinh Tế Quốc Dân” Đây là một đề tài nghiên cứu khoa học công phu, do tácgiả cùng các cộng sự thực hiện, có đối tượng nghiên cứu là sinh viên đang theo họctại Trường Kinh Tế Quốc Dân Với hướng tiếp cận chính trị học, đề tài đã hệ thốngkhái quát được khái niệm văn hóa chính trị, cùng với đó là đưa ra thực trạng tại

trường đại học Kinh Tế Quốc Dân từ đó đề ra được nhưng biện pháp phù hợp với

CƠ so nay.

Tran Công Dương (2018) “Xây dựng văn hóa chính tri của sinh viên Dai họcThái Nguyên trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay” Với mong muốn xây dựngvăn hóa chính tri trong giai đoạn hiện nay tai Đại học Thái Nguyên, tac gia cũng đãxây dựng những khung lý thuyết khái quát, và đề ra được một số phướng án xâydựng văn hóa chính tri tại Dai học Thái Nguyên.

Trang 9

Nguyễn Minh Khoa (2016) “Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh với việc xâydựng văn hóa chính trị Việt Nam” Cuốn sách cung cấp những khái niệm và phântích nội dung về văn hóa chính trị Hồ Chí Minh, ngoài ra tác giả còn trình bày bốicảnh quốc tế, tình hình trong nước từ đó nêu yêu cầu phải xây dựng văn hóa chínhtrị Việt Nam, tac giả cũng nêu định hướng và những nội dung, giải pháp xây dựng

văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay.

Đặng Xuân Ký (chủ biên) (2005) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển vănhóa con người” Nội dung sách phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển vănhóa con người, nhóm tác giả khăng định đây là một tư tưởng nhân văn đặc sắc,góp phan to lớn vào dao tạo những con người ưu tú cho dân tộc, đưa đất nước

qua cơn phong ba.

Phạm Ngọc Quang (chủ biên) (1999) “Văn hóa chính trị và việc bồi dưỡngđội ngũ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay” Chủ biên cùng nhóm tác giả đã đưa

ra những nội dung quan trọng, về khái niệm văn hóa chính trị, lịch sử phát triển và

thực trạng, phương hướng cơ bản để nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ nhằm

đáp ứng nhu cầu của thời đại

Nguyễn Hồng Phong (1998) “Văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống vàhiện nay” Đây là công trình được coi là đầu tiên ở nước ta nghiên cứu có hệ thốngvăn hóa chính trị Việt Nam Nỗi bật trong tác phẩm là phân tích được sự kế hợp haikhía cạnh quan trong của văn hóa chính trị là truyền thống và hiện đại

Trên các tạp chí chuyên ngành cũng xuất hiện nhiều bài viết về văn hóa

chính trị như:

Hoàng Chí Bảo (2015), “Xây dựng văn hóa trong chính tri: Quan niệm vagiải pháp thực hiện”, đăng trên báo chính phủ, số đăng 02/2015

Nguyễn Việt Hà (2018), “Một số vấn đề về văn hóa chính trị Việt Nam hiện

nay”, đăng trên chuyên trang của trường chính trị Phú Thọ, số đăng 07/2018

Trần Đình Huỳnh (2020), “Một số nội dung cơ bản về xây dựng văn hóachính trị”, đăng trên tạp chí Mặt Tran, SỐ đăng 05/2020

Phạm Duy Đức (2018), “Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vănhóa trong chính trị”, đăng trên Tạp chí Tuyên giáo, số đăng 05/2018

Trang 10

Các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra hệ thống lý thuyết tương đối đadạng, từ đó làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến các nội dung về văn hóa chínhtrị và văn hóa chính tri trong tư tưởng Hồ Chí Minh Các khía cạnh của văn hóachính trị được các nhà nghiên cứu liệt kê phân tích và làm rõ về khái niệm, các

thành phần, vai trò, đặc điểm của văn hóa chính trị Sự hình thành, lịch sử phát

triển, các yếu tố ảnh hưởng, quan niệm về văn hóa chính trị trong tư tưởng Hồ ChiMinh Những nghiên cứu này không chỉ đóng vai trò là khung lý thuyết mà còn là

cơ sở cho việc hiểu rõ hơn về cách Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn nhận và định hình vănhóa chính trị Các công trình nghiên cứu này đã góp phần quan trọng vào việc khámphá và giải thích các khía cạnh của tư tưởng Hồ Chi Minh về văn hóa chính trị, làm nổibật vai trò quan trọng của văn hóa trong xây dựng và phát triển đất nước Tuy nhiên,đối với Trường đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, thực tế đang yêu cầu cấpthiết phải có một nghiên cứu về xây dựng văn hóa chính trị cho sinh viên cấp cơ sở,trong đó cần có những biện pháp đề giải quyết những van đề còn tồn tại, bằng phương

pháp vận dụng Tư tưởng Hồ Chi Minh về văn hóa chính trị

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu

Với mong muốn từ những cơ sở lý luận về văn hóa chính trị nói chung và tưtưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa chính trị nói riêng, kết hợp với nghiên cứu thựctrạng văn hóa chính tri của sinh viên Dai học Tai Nguyên và Môi Trường, luận văn

đề xuất những giải pháp cơ bản từ việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóachính tri, sao cho phù hợp với đặc thù va tình hình cu thể của trường, từ đó mongmuốn nâng cao hiệu quả xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên Đại học TàiNguyên và Môi Trường.

3.2 Nhiệm vụ

Dé hoàn thành được mục tiêu dé cập ở trên, đề tài nghiên cứu cần tập trung

giải quyết vào những nhiệm vụ, sau:

- Phan tích những cơ sở lý luận về văn hóa chính trị và tư tưởng của Hồ Chí

Minh đối với văn hóa chính trị

- Khao sát dé nắm bắt thực trạng về văn hóa chính trị của sinh viên tại Trường

Đại học Tài Nguyên và Môi Trường giai đoạn hiện nay.

Trang 11

- _ Nghiên cứu đề xuất các biện pháp cơ bản nhằm cải thiện hiệu suất trong việc

phát triển văn hóa chính trị của sinh viên tại Đại học Tài Nguyên và MôiTrường trong giai đoạn sắp tới Các giải pháp này được xây dựng dựa trênviệc áp dụng tư tưởng về văn hóa chính trị của Hồ Chí Minh

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu làm văn hóa chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa chính trị

- Thực trạng công tac xây dựng văn hóa chính trị tại trường Dai học Tai Nguyên và Môi Trường Hà Nội giai đoạn hiện nay.

- Các biện pháp cải thiện xây dựng văn hóa sinh viên trường Đại học TàiNguyên và Môi Trường, từ vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa chính trị

4.2 Pham vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu vận dung dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng

văn hóa chính tri của sinh viên trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường giai đoạn 2022-2023.

- Phạm vi không gian: Trường Dai học Tài Nguyên và Môi Trường Ha Nội.

- Phạm vi thời gian: Từ năm 2022 đến năm 2023

- Phạm vi đối tượng: Khảo sát sinh viên đại học chính quy trường Đại học

Tài Nguyên và Môi Trường khóa 10,11 năm học 2022-2023 Đây là nhóm sinh viên

đang ở năm học thứ 3 và 4, họ đã tiếp cận đầy đủ các công tác chính trị của nhà

trường, nhằm xây dựng văn hóa chính trị cho sinh viên Từ đó có sẽ phản ánh đúngnhất thực trạng xây dựng văn hóa chính trị tại cơ sở, giúp nâng cao hiệu quả củanghiên cứu.

5 Hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu5.1 Hướng tiếp cận:

Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của

Nhà nước về văn hóa chính trị

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình thực hiện luận án tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu củachủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phương pháp luận và phương pháp Hồ

Trang 12

Chí Minh học Ngoài ra, tác giả còn kết hợp với một số phương pháp: phương pháplogic - lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê - so sánh, v.v

Phương pháp logic - lịch sử, được sử dụng trong quá trình nghiên cứu cácquan điểm văn hóa chính trị, phân tích, luận giải nội dung quan điểm của H6 ChíMinh về văn hóa, làm rõ những đặc điểm văn hóa chính trị của Hồ Chí Minh

Phương pháp phân tích - tổng hợp được tác giả sử dụng dé làm rõ tổng quantình hình nghiên cứu liên quan đến luận án, từ đó rút ra những vấn đề đã đượcnghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Phương pháp thống kê - so sánh để hệ thống hóa, khái quát hóa quan điểm

Hồ Chí Minh về văn hóa chính trị, làm rõ thực trạng văn hóa chính tri của sinh viênTrường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội hiện nay Vận dụng phương

pháp luận nghiên cứu khoa học của chủ nghĩa Mac - Lénin là chủ nghĩa duy vật

biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

6 Đóng góp mới của luận văn

- Luận văn có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy vànghiên cứu văn hóa chính trị cấp cơ sở

- Nhận diện rõ hơn thực trạng và những vấn đề đặt ra trong xây dựng văn hóachính trị cho sinh viên tại Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội.

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Về lý luận: Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hệ thống lại các

cơ sở lý thuyết về văn hóa chính trị nói chung và văn hóa chính trị trong tư tưởng

Hồ Chí Minh nói riêng

- Về thực tiễn: Vận dụng kết quả nghiên cứu là nguồn tham khảo các phương

pháp, giúp cải thiện công tác xây dựng văn hóa chính trị cho sinh viên tại Trường

Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, góp phần đạt được các mục tiêu mà

ban lãnh đạo nhà trường đã đề ra về xây dựng văn hóa chính trị cho sinh viên và

các công tác chính tri liên quan.

8 Kết cấu đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luậnvăn gồm 3 chương, 12 tiết

Trang 13

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE VĂN HÓA CHÍNH TRI, TƯTƯỞNG HO CHÍ MINH VE VAN HÓA CHÍNH TRI VÀ XÂY DUNG VANHÓA CHÍNH TRI CHO SINH VIÊN

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1 Văn hóa

Văn hóa của một dân tộc chính là nền tang tinh thần của dân tộc đó,

nó không chỉ phản ánh bản sắc, truyền thống lịch sử dân.tộc mà còn thé hiện sứcsống mãnh liệt, sức sáng tạo to lớn, sức đề kháng mạnh mẽ được tích lũy lại quahàng ngàn năm mở nước dựng nước giữ nước của dân tộc Sinh thời, Chủ tịch HồChí Minh quan điểm rằng: “Van hóa soi đường cho quốc dân đi”[50, tr.470] Trongdòng chảy lịch sử của dân tộc, đất nước ta đã trải qua quá trình dựng nước, giữ nướcgian nan với hơn 1000 năm Bắc thuộc và hơn 100 năm chống dé quéc thuc dan, nho

có tinh than dân tộc mạnh mẽ, lòng yêu nước, khát vọng hòa bình và khát vọng tự

do mãnh liệt, toàn dân đã cùng nhau đứng lên đánh đuôi giặc ngoại xâm, mang lại

độc lập, tự do cho dân tộc Trong quá trình dựng nước và giữ nước, trải qua hơn

1000 năm Bắc thuộc nhưng người Việt Nam không bị đồng hóa mà vẫn giữ nguyênbản sắc văn hóa của dân tộc, có tiếng nói và chữ viết của riêng mình, từ đó hìnhthành nên những giá trị văn hóa truyền thống mà thé giới phải nề phục, đó chính là

ý chí không bao giờ khuất phục trước kẻ thù.Văn hóa là nền tảng tinh thần của xãhội, đồng thời là mục tiêu của sự phát triển

Văn hóa, là một khái niệm phức tạp, được hình thành và có sự liên kết chặt

chẽ với con người và đời sống xã hội Từ lâu, văn hóa đã trở thành đối tượng của

nhiều nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học khác nhau Các nhà văn hóa và cácnhà nghiên cứu văn hóa trên khắp thế giới và cả Việt Nam đã đưa ra rất nhiều cácđịnh nghĩa về văn hóa với những cách tiếp cận khác nhau Sự đa nghĩa của kháiniệm văn hóa đã làm nên sự phong phú của các khái niệm này.

Ở phương Tây, thuật ngữ Văn hóa bắt đầu từ một động từ tiếng Latinh

“Cultura” với nghĩa gôc ban đâu chỉ sự cay cây, vun trông cây côi trong nông

Trang 14

nghiệp, sau được chuyền nghĩa chỉ sự vun trồng trí tuệ, tinh thần và quá trình giáodục, hình thành nhân cách con người Cicero, nhà hùng biện cua La Mã (196-43tr.CN) quan niệm: Triết học là văn hóa của gieo trồng trí tuệ cho con người Vềbản chat, sự phát triển của con người luôn gan liền với trí tuệ và đạo đức, trong đóvăn hóa chính là gieo trồng trí tuệ con người Ở phương Đông, trong ngôn ngữTrung Quốc cổ đại, văn hóa có hai ý nghĩa: “Nhân văn giáo hóa” và “văn tri giáohóa” “Văn trị giáo hóa” tức là lấy cái đẹp để giáo dục, đưa con người vào phéptắc, kỷ cương, lễ nghĩa mà tô chức, quản lý, cai trị họ “Nhân văn giáo hóa” tức là

đem cái đẹp để cải hóa, giáo hóa con người, làm cho con người trở nên tốt đẹphơn Nếu “nhân văn giáo hóa” là đem văn hóa tác động trên từng cá nhân, biến

sinh thể người thành con người xã hội thì “văn trị giáo hóa” là đem văn hóa tácđộng vào cộng đồng dé tổ chức cộng đồng, tô chức xã hội

Tập thé các tác giả cuốn “Từ điền chính trị rút gọn” của Liên Xô quan niệm

rằng: “Văn hóa là trình độ phát triển lịch sử nhất định của xã hội, là sức sáng tạo và

khả năng của con người biểu hiện trong các phương thức tổ chức đời sống và hoạtđộng sáng tao của con người, cũng như trong các giá trị vat chất và tinh thần do con

người sáng tạo nén”[38, tr.190] Các định nghĩa định nghĩa đề cập đến một dang

thức khác nhau của văn hóa rất đa dạng Nguyễn Trọng Chuẩn: “Văn hóa chính làtrình độ phát triển lịch sử của xã hội và của con người biểu hiện trong các kiểu,

trong các cách thức tổ chức đời sống và hành động của con người, cũng như trong

tổ hợp các giá trị vật chất, các giá trị tinh thần cùng các chuẩn mực hành vi do con

người sáng tạo ra dé điều chỉnh hành vi con người và được tích lũy lại, được làmphong phú thêm trong quá trình con người tương tác với thiên nhiên va trong quan

hệ với nhau trong xã hội”[38, tr.191].

Trong tuyên bố chung của UNESCO về tính đa dạng văn hóa, Tổ chức Giáo

dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc, nêu ra rằng: “Văn hóa nên được đề cập

đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức vả xúc

cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội va nó chứa đựng, ngoai văn

học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống gia tri, truyén

thống và đức tin”

10

Trang 15

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng cũng như thực hiện công cuộcđôi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh vai trò đặc biệt của văn hóa.Nghị quyết Trung ương Dang khang định rõ vai trò của văn hóa trong quá trìnhdựng nước, giữ nước và phát triển của đất nước Trong Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VHD, Đảng xác định 10 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng, phattriển nền văn hóa dân tộc, bao gồm: xây dựng con người, xây dựng môi trường vănhóa; phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn và phát huy các di sản vănhóa; phát triển sự nghiệp giáo dục — dao tạo và khoa học — công nghệ; phát triểnthông tin đại chúng; bảo ton, phat huy va phat triển văn hóa các dân tộc thiểu số;chính sách văn hóa đối với tôn giáo; mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa, củng có,xây dựng, hoàn thiện thể chế văn hóa, nhằm phát triển dan tộc Việt Nam khí phách,bản lĩnh.

Như vậy, có thé thấy: Văn hóa là tổng thé sống động các hoạt động sáng tạo,

lưu giữ, truyền bá và tiếp nhận, thưởng thức văn hóa; thé hiện năng lực, trình độ và

khát vọng hướng đến giá trị chân, thiện, mỹ của các cá nhân và cộng đồng trong quá

trình tồn tại và phát triển.

Khái niệm xây dựng, phát triển văn hóa ở đây được xác định đó là xây dựng,

giúp kiến tạo các thành tố trong mối quan hệ văn hóa — xã hội với, các thành tố vănhóa theo hướng tiên tiến, đậm ban sắc dân tộc, dua trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa

Mac - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lỗi văn hóa của Đảng nhằm phát triểncon người.và môi trường văn hóa, tạo động lực để thực hiện thành công sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tô quốc xã hội chủ nghĩa Xây dựng, phát triển văn hóa lay xâydựng, phát triển con người làm trung tâm

1.1.2 Chính trịChính trị là một lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội kể từ khi phân chia

xã hội thành giai cấp và hình thành nhà nước đến nay Chính trị là quá trình giành

và quản lý quyền lực của nhà nước Nó là sự nghiên cứu và thực hành về cách

giành, giữ, và thực thi quyền lực chính tri, với mục tiêu dat được lợi ich cho giaicấp, quốc gia, và dân tộc Chính trị có vai trò ngày càng tăng trong đời sống xã hội,

là một phạm trù nhạy cảm nhất và phức tạp nhất Chủ nghĩa Mác - Lênin đã trình

11

Trang 16

bày những quan điểm chính trị khá toàn diện: chính trị là lợi ích, là quan hệ lợi ích,

là đấu tranh giai cấp trước hết vì lợi ích giai cấp Việc tổ chức quyền lực nha nướcđồng nghĩa với việc tham gia vào các hoạt động và công việc của nhà nước Nógiúp định rõ hướng di và mục tiêu cua nhà nước, xác định cả hình thức và nội dung

nhiệm vụ co bản trong lĩnh vực chính trị Chính tri là lĩnh vực phức tạp nhất, nhạy

cảm nhất, vì vậy giải quyết những vấn đề chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ

thuật Đảng chính trị của giai cấp cầm quyền thông qua cương lĩnh, đường lối của

minh, bang những biện pháp khác nhau dé thực hiện mục tiêu chính trị của mình

Dé giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị một cách hiệu quả, đảng cam quyềncần có một nền văn hóa chính trị

1.1.3 Văn hóa chính trịVăn hóa chính trị là một phần quan trọng, không thể tách rời trong thực thiquyền lực chính trị Mà ở đó, văn hóa là kết tinh toàn bộ giá tri vật chất và tinh thầncủa nhân loại Nên mục tiêu của chính trị, cách t6 chức quyền lực, cơ chế chính trị,

và hành vi chính trị của một chủ thê chính trị hướng đến việc đánh giá mức độ nhânvăn, nhân bản, cũng như tính chân, thiện, mỹ Hoặc điều này liên quan đến việcxem xét liệu văn hóa chính trị có đang đóng góp vào sự tiễn bộ của con người và xãhội loài người hay không Văn hóa chính trị, như một dạng của văn hóa, mô tả sựthấm thấu và xâm nhập của văn hóa vào lĩnh vực chính tri, cũng như tính chất vănhóa có trong chính trị.

Từ thời cổ đại, các nhà tư tưởng Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc đã chú ý tới

mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa và chính tri Tuy nhiên, đến những năm 1950

văn hóa chính tri mới được xuất hiện với tư cách là một lĩnh vực nghiên cứu độclập Đến năm 1956 thuật ngữ “Văn hóa chính trị” lần đầu tiên được sử dụng trongkhoa học chính trị, gắn với tên tuổi hai học giả Hoa Kỳ là G.Almond và Sverby Hocoi hành vi chính tri là một phần của hành vi xã hội, vi vậy khi phân tích hành vichính trị, cần phải xem xét kỹ hơn các yếu tô văn hóa, tâm lý của cá nhân và toàn xãhội “Văn hóa chính trị là tập hợp các lập trường và các xu hướng cá nhân củanhững người tham gia trong một hệ thống nào đó, là lĩnh vực chủ quan làm cơ sởcho hành động chính tri và làm cho hành động chính trị có ý nghia”[43, tr.216].

12

Trang 17

Ở nước ta, văn hóa chính trị được các học giả chính trị trong nước tiếp cận

và phát triển theo quan niệm Mác xít, đó là cách nhìn văn hóa chính trị trong điềukiện nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, có nghĩa là xây dựng một văn hóachính trị cho sự phát triển chung của toàn dân tộc, không phân biệt thành phần hay

giai cấp, tất cả vì lợi ích chung của toàn dân tộc chứ không phải vì lợi ích cá nhân

của những người nam quyên lực chính trị

Văn hóa chính trị bản thân nó là một khái niệm rất riêng, chứ không phải sựkết hợp đơn giản của hai lĩnh vực lớn của xã hội loài người là văn hóa và chính trị.Văn hóa chính trị thể hiện ở hai phương diện:

Một là, chính trị là chính trị dân chủ và tiến bộ, cần đặt ra mục tiêu tối cao làphục vụ lợi ích chung của con người Chính trị có văn hóa hướng đến việc giảiphóng con người, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, cũng như tạo điều kiệnthuận lợi để con người có thể tự do phát triển Quan trọng nhất, chính trị phải theođuổi sự hài hòa và toàn diện trong mọi khía cạnh, nhằm đảm bảo rằng mọi thành tựu

và phúc lợi đều được phân phối công bằng và bền vững cho toàn bộ cộng đồng

Hai là, những tư tưởng chính trị tốt đẹp không chỉ là những ý niệm trừu

tượng, mả còn cần phải trở thành hiện thực, cụ thể và có khả năng ứng dụng vào

cuộc sống hàng ngày Sự biểu hiện của chúng có thé được nhận biết thông qua các

chiến lược và chính sách thực hiện bởi Đảng cầm quyền và nhà nước Điều nàyđược thấy rõ trong cách nhà nước ứng xử và triển khai các kế hoạch cụ thể nhằmphát triển xã hội và đáp ứng nhu cầu của cá nhân và cộng đồng xã hội Những ý

tưởng chính trị không chỉ là lý thuyết mà còn là sức mạnh động viên cho sự phát

triển và cải thiện chất lượng cuộc sống của moi người

Các yếu tố cốt lõi tạo nên nội hàm của văn hóa chính trị có: tri thức chính trị,

ý thức chính trị, niềm tin chính trị, tình cảm chính trị, kinh nghiệm chính tri va nănglực hành động chính trị Các yếu tố tiêu biểu và cốt lõi này có mối quan hệ chặt chẽ

với nhau, chúng bổ sung lẫn nhau tạo thành nhân cách, phẩm chất, tạo sự thúc đây

tu dưỡng bản thân và năng lực chính trị của mỗi cá nhân, mỗi tô chức, mỗi đảngphái chính trị; đồng thời, chúng cũng góp phần để giúp một cá nhân hay một tổchức hiện thực hóa các mục đích chính trị của mình.

13

Trang 18

Văn hóa chính trị không những là mục tiêu ma còn là động lực, đồng thời nócũng là phương tiện để hoàn thiện và phát triển của bất kỳ nền chính trị nào Nếumuốn hướng tới một hệ thống chính trị phát triển với nhiều giá trị tích cực thực sự,chúng ta cần xem xét văn hóa trong bối cảnh là văn hóa chính trị - một hệ thong van

hóa đặc trưng của quyền lực và là nguồn động viên cho chính trị Văn hóa ở đây

không chi là một khía cạnh văn hóa thông thường ma còn là văn hóa quyền lực, nơi

quyền lực được thực thi và thé hiện Nền văn hóa cần được đặt trong bối cảnh của

con người, với sự ưu tiên cho quyền tự do dân chủ và quyền lực chính trị thuộc vềtoàn bộ cộng đồng lao động Trong ngữ cảnh này, nhân dân lao động trở thành chủ

thể quan trọng nhất, là người làm chủ xã hội Điều này phản ánh cam kết của chính

trị đối với quyền lực và tự do dân chủ, nơi sức mạnh chính trị nằm trong tay cộng

đồng lao động, chính là chủ nhân thực sự của xã hội

1.1.4 Cấu trúc của văn hóa chính trị

Văn hóa chính trị có một cấu trúc phức tạp, cau thành bởi sự thống nhất vàtác động qua lại của nhiều nhân tố cơ bản, theo cách tiếp cận Mác xít, câu trúc củavăn hóa chính trị bao gồm một số thành tố sau:

- Tri thức chính trị: là yếu tố nền tảng, là yếu tố hạt nhân của văn hóa chính

trị, là sự hiểu biết chính trị của người nắm quyên lực chính trị Tri thức chính trịchính là bộ phận tri thức nói chung; nó giống với các tri thức khác ở chỗ đều là sự

hiểu biết của con người, được tích lũy và phát triển trong tiễn trình lịch sử - xã hội,

để đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội của con người Không giống với các loại hình

tri thức khác, tri thức chính trị có tính đặc thù chính trị, biểu hiện ở trình độ học

van, sự hiểu biết về chính trị, kinh nghiệm và những trải nghiệm chính trị của mỗi

cá nhân Tri thức chính trị bao gồm cả tri thức lý luận chính trị và tri thức kinh

nghiệm chính trị, hai lĩnh vực cơ bản này có mối quan hệ biện chứng, thống nhất và

tác động qua lại lẫn nhau, từ đó tạo nên cấu trúc của tri thức chính trị Trong bối

cảnh hiện nay, Đảng xác định nâng cao tri thức chính trị đóng vai trò quan trọngtrong việc xây dựng thế hệ công dân hiểu biết và tích cực tham gia xã hội và chính

trị, từ các chương trình đào tạo, hay thông quan các hoạt động đảo tạo cán bộ, công

14

Trang 19

tác tuyên truyền, những tri thức chính trị được phố biến rộng khắc đến các tang lớpnhân dân.

- Lý tưởng chính tri: được coi là mục tiêu cao cả trong lĩnh vực chính tri của

mọi chủ thể Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình quyết định về cách thức vàphương tiện hoạt động chính trị Tri thức chính trị là cơ sở quyết định lý tưởngchính trị Tri thức chính tri đúng đắn sẽ là cơ sở, là nền tảng cho sự lựa chọn Lý

tưởng chính trị sáng suốt Đổi lại, những lý tưởng chính trị định hướng tư tưởng,

tình cảm, ý chí chính trị vào hoạt động chính trị Một nên chính trị nhân dao chỉ cóthé đạt được khi có một lý tưởng chính trị nhân đạo dẫn đường Cho nên lý tưởngchính trị là yếu tố chỉ đạo của văn hóa chính trị Lý tưởng chính trị ở Việt Nam hiệnnay, được xây dựng dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lénin và tư tưởng Hồ ChíMinh, thông qua ý chí và mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với tình hình trong thời đại mới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải cócon người xã hội chủ nghĩa”[59, tr.604] Tư tưởng đó của Hồ Chi Minh thé hiện rõ

vai trò của văn hóa chính trị trong xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa Thuan nhuan

và quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo, Đại hội XI

của Dang khang định: “Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế Chú trọng

chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thê;coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vữngmạnh”[10, tr.128].

- Niềm tin chính trị: là trạng thái tâm lý công nhận sự đúng đắn đối với một

đối tượng, một lý tưởng chính trị Đó là niềm tin có cơ sở khoa học, dựa trên sự

hiểu biết, làm cho mỗi cá nhân giữ được sự kiên định, không dao động trước nhữngkhó khăn, thất bại nhất thời Niềm tin chính trị là kết quả của công tác giáo dụcchính trị của chủ thể đối với đối tượng và quá trình tự giáo dục của mỗi cá nhân, nó

được hình thành từ quá trình thực tiễn của các phong trào hành động chính trị, các

hoạt động thực tế có ý nghĩa trong đời sống xã hội mà ca nhân được tac động đến vàđược trực tiếp tham gia trải nghiệm

15

Trang 20

Niềm tin chính tri được biểu hiện trong sự trung thành tuyệt đối với chủnghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chi Minh; quyết tâm và kiên định con đường cáchmạng do Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn Những phẩm chất chính trị của mỗi

công dân được thê hiện tập trung nhất ở lòng yêu nước, lòng trung thành, niềm tin

tưởng tuyệt đối vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo Với bốicảnh hiện nay, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang không ngừngphát tán, tuyên truyền những quan điểm xuyên tạc, sai trái muốn làm suy yếu niềmtin của quần chúng nhân dân đối với Đảng Đối mặt với những luận điểm sai trái,

thù địch ấy, mỗi người công dân Việt Nam không chỉ cần có trình độ lý luận chínhtrị vững vàng, nhãn quang sáng suốt, mà còn phải có kinh nghiệm chính trị day dặn,

dé bao đảm giữ vững sự tin tưởng và kiên định lập trường chính trị Tuy nhiên, hiện

nay có một số cá nhân đã rời bỏ lập trường chính trị đúng đắn, quay lưng lại với lịch

sử, với cách mạng, họ ra sức bôi nhọ, bóp méo sự thật lịch sử cách mạng, tự đứngvào hang ngũ của những kẻ chống đối chế độ, họ đi ngược lại với lợi ích dân tộc

Đối với những đối tượng này, đội ngũ cán bộ Đảng viên và chính mỗi công dân cần

phải kiên quyết phê phán, đấu tranh, để góp phần bảo vệ, giữ vững niềm tin chínhtrị, đồng thời thực hiện trách nhiệm nêu gương, định hướng và lan tỏa những quanđiểm, lập trường chính trị đúng đắn của Dang, Nhà nước ta tới đông đảo quanchúng nhân dân.

- Gia trị chính tri: là những đặc điểm tích cực, chính xác, có ý nghĩa và nhận

được sự chấp nhận rộng rãi từ cộng đồng, các giá trị chính trị thường mang đặc

điểm chủ quan, phản ánh từ truyền thống hoặc được hình thành thông qua thực tế

chính trị Các giá trị chính trị này thường thể hiện tính 6n định và bền vững trong

đời sống cộng đồng, ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân và nhóm trong cộng đồng.Tại Việt Nam, nhiều giá trị chính trị tốt đẹp luôn luôn mang vai trò tối quan trọngtrong văn hóa chính trị Việt Nam, đây đã và đang là yếu tố nền tảng tạo nên nhữngthành công to lớn trong mọi mặt đời sống của nhân dân Việt Nam

- Hệ tư tưởng chính trị: là hệ thống các quan điểm chính trị được trình bày

có hệ thống, logic, là sự thé hiện trình độ lý luận trong thực hiện các hoạt động

chính trị của cá nhân, tổ chức Nó cũng phản ánh khái quát lợi ích cũng như

16

Trang 21

phương thức, con đường để thực hiện lợi ích cơ bản của giai cấp cầm quyền Hệ

tư tưởng chính trị Việt Nam là hệ tư tưởng hướng đến lợi ích của toàn thể nhân

dân, với mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, và văn minh Đó là

sự kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về độc lập, tự do,hạnh phúc cho nhân dân, tình yêu quê hương và tinh thần đoàn kết và đồng lòng

trong xây dựng đất nước.

Tư tưởng chính trị đúng đắn là ánh sáng soi đường, là kim chỉ nam cho

mọi hành động chính trị đúng đắn Trong bối cảnh hiện nay, các thế lực thù địch

xung quanh luôn tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và đất nước ta, đượcxem là một trong bốn nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ, thì việc xácđịnh rõ và kiên định tư tưởng, lập trường chính trị là yêu cầu và nhiệm vụ hếtsức quan trọng, cấp thiết

- Hanh vi của các chủ thé chính trị: đó là hành động, việc làm; là lối sống,nhân cách; là phương pháp, phong cách lãnh đạo, quản lý, trong giao tiếp, ứng

xử, của các chủ thé chính trị Tùy thuộc vào đối tượng, tô chức hay cá nhân thì

nhu cầu và mục đích riêng mà đối tượng tham gia hành động chính trị khác nhau và

ở các lĩnh vực khác nhau.

Dé có năng lực hành động chính trị, mỗi công dân trước hết cần có năng lực

lý luận chính tri, mà cụ thể đó là khả năng nắm vững và vận dụng nhuan nhuyén thé

giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác — Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh,chủ trương, đường lối của Đảng Đây là “kim chỉ nam”, đồng thời là phương tiện

cho mỗi cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình Vấn đề này, Đại hộiXIII của Dang nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới việc học tập, quán triệt nghị quyết củaĐảng bảo đảm thiết thực, hiệu quả Đổi mới căn ban chương trình, nội dung,

phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo phương châm khoa học, thực tiễn, sáng

tao và hiện dai’”[25, tr.182- tr.183]

Nhu vay, văn hóa chính tri cua một giai cấp hoặc một chế độ xã hội được

hình thành thông qua một logic vận động đó là: tri thức chính trị tích lũy được biếnthành niềm tin, thành lý tưởng của giai cấp; từ niềm tin chính trị biến thành hành

động chính trị thực tiễn, kết quả của những hành động đó tạo thành những chuẩn

17

Trang 22

mực chính trị, truyền thống, nếp sống, thói quen trong việc ứng xử trước các tìnhhuống chính trị khác nhau Do đó, trong hoạt động chính trị, cần phải tuyên truyền

và cô động rộng rãi đến các đoàn thé chính trị và quan chúng nhân dân

1.1.5 Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa chính trị

Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng lỗi lạc, là nhà văn hóa kiệt xuất của dântộc, dé lại cho thế hệ sau một di sản tư tưởng vô cùng quý báu về nhiều lĩnh vực,bao gồm cả lĩnh vực văn hóa chính trị Để hiểu được văn hóa chính tri theo quanniệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước tiên cần phải tìm hiểu tư tưởng của Hồ ChíMinh về văn hóa Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của

cuộc sông, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,

pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt

hang ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo vàphát minh đó là văn hóa”[48, tr.431] Với cách hiểu này từ quan điểm của Hồ ChíMinh, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo ra

Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh chưa đềcập trực tiếp đến khái niệm “văn hóa chính trị” Nhưng nhờ nghiên cứu tư tưởng vềchính trị, những bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh với cán bộ chiến sĩ, với đồng bàodân tộc và qua những hoạt động cách mạng thực tiễn của Hồ Chi Minh, tư tưởng vềvăn hóa chính trị của Hồ Chí Minh đã được thé hiện rõ ràng

Trong quá trình đi tìm con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã giác ngộ Chủnghĩa Mác — Lénin, nhận thấy được giá trị tư tưởng Lênin về “Quyền tự quyết của

các dân tộc” và Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng tháng MườiNga năm 1917 Điều đó đã thúc day Người sớm định hình những quan điểm chính

trị đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp của cách mạng nước ta Trước hết, Chủtịch Hồ Chí Minh đã mở rộng và phát triển những lập luận của Chủ nghĩa Mác —

Lénin về chính tri được đề cập đến nhiều van đề, bao gồm: nhận thức, quan niệm về

chính trị và những vấn đề chính trị trong thực tiễn như đường lối cách mạng ViệtNam, những van đề xây dựng Đảng, giành giữ chính quyền, xây dựng chế độ mới,

xây dựng va thực thi quyền làm chủ của nhân dân, vấn đề cán bộ, đạo đức cách

` ⁄

mạng Các tác phẩm của Hồ Chí Minh về chính trị mang nội dung phong phú và ý

18

Trang 23

nghĩa về nhiều mặt, trong đó có văn hóa chính trị Thông qua nghiên cứu các tácphẩm của Hồ Chí Minh như: Đường Kách mệnh, Chánh cương van tắt của Dang,Điều lệ tóm tắt của Đảng và điều lệ Đảng, Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ,Sửa đổi lối làm việc, Dân vận, Di chúc, Ngoài những tư tưởng, lý luận của Hồ Chí

Minh bàn về cách mạng (về giải phóng dân tộc, về chiến lược, giải pháp cách mạng,

về con người cách mạng va đạo đức cách mang, về hoạch định và thực hiện cácchính sách xã hội; về rèn luyện và giáo dục con người v.v ) ta nhận ra đây cũngchính là một trong những nền tảng quan trọng hình thành nên văn chính trị Việt

Nam, con người chính trị của dân tộc Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng:

“Văn hóa soi đường cho quốc dân di”[50, tr.470] Văn hóa là người lãnh đạo quantrọng giúp quốc dân thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ Theo tinh thần của Hồ Chí

Minh, văn hóa nói chung, văn hóa chính trị nói riêng phải lấy dân làm gốc Gốc cóvững cây mới bên

Hồ Chí Minh nói “Đảng ta là đạo đức, là văn minh/Là thống nhất, độc lập, là

hòa bình ấm no”[50, tr.400-tr.401] là nói tới văn hóa chính trị, tập trung ở đây là

văn hóa Đảng Đảng cầm quyền và mỗi cán bộ, đảng viên trong nhà nước phảimang trong mình một sự ham muốn, ham muốn tột bậc đó là làm sao cho đất nước

ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toan tự do, đồng bao ta ai cũng cócơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành Đảng phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự,lương tâm của toàn dân tộc Việt Nam Đảng phải luôn luôn trau déi tư cách của mộtĐảng cách mạng chân chính mà ở đây ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốcthì Đảng không còn có lợi ích gì khác Đảng cầm quyền phải xa lạ với sự áp đặtquyền lực theo kiểu Dang trị của một tô chức làm quan phát tài Đảng cần phải làmtròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh; đồng bảo cả nước

ấm no, hạnh phúc

Ngay tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất cách đây 79 năm, trong lờikhai mạc, Hồ Chủ tịch nêu quan điểm văn hóa mà nội dung được hiểu là những khía

cạnh tiêu biểu của văn hóa chính trị Theo Người, phải làm thế nao cho văn hóa vào

sâu trong tâm lý quốc dân, dé sửa đổi được sự tham nhũng, sự lười biếng, phù hoa,

xa xỉ Văn hóa phải làm thế nào cho mỗi cá nhân ai cũng có những lý tưởng tự chủ,

19

Trang 24

độc lập, tự do Từ cái gốc đó của tâm lý quốc dân, văn hóa phải làm cho ai cũng cótinh thần vì nước quên mình, vì lợi ich chung mà quên lợi ích riêng mình Văn hóacòn có sứ mệnh cao cả là làm cho mỗi người hiểu bổn phận, trách nhiệm của mình

và biết hưởng hạnh phúc mà mình nên được hưởng

Văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh được thé hiện rõ nét qua văn hóa chínhtrị Chủ tịch Hồ Chi Minh từng nói: Văn hóa soi đường cho quốc dân di Theo tinhthần của Hồ Chí Minh, văn hóa nói chung, văn hóa chính trị nói riêng phải lấy dân

làm gốc Gốc có vững cây mới bền Giải phóng cho dân tộc và nhân loại là mụcđích hoạt động chính tri của Hồ Chí Minh Khi hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh

nhận được sự tín nhiệm gần như tuyệt đối của đồng bào cả nước Nhưng Hồ ChíMinh chỉ xác định mình “như một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra mặt trận.Bao giờ đồng bào cho tôi lui, tôi rất vui lòng lui Riêng phần tôi thì làm một cái nhànho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc dé câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn cùngvới các cụ gia hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính liu gì với danh lợi”{49, tr.187].

Cả cuộc đời chính trị của Hồ Chí Minh là như vậy Trong định nghĩa về chính trị,

Hồ Chủ tịch đặc biệt nhắn mạnh: “Doan kết và thanh khiết”[50, tr.404]

Người căn dặn thanh niên, tuổi trẻ phải có hoài bão, khát vọng làm việc lớn

vì dân vì nước Thanh niên cần phải luôn tự hỏi mình đã làm gì cho Tổ quốc chứkhông bao giờ đòi hỏi Tổ quốc đem lại cho mình những gì mà Đó chính là đức hy

sinh, sự quên mình, là ý thức sâu sắc về bốn phận và nghĩa vụ của mỗi thanh niênViệt Nam Người có 6 điều dạy cán bộ chiến sĩ công an mà nghĩ kỹ ra là dạy tất cả

mọi người, đặc biệt là những thanh niên, những sinh viên — là chủ nhân tương lai

của đất nước: Với tự mình, phải cần kiệm, liêm, chính; với công việc phải tận tụy;với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép; với chính phủ, phải tuyệt đối trung thành;với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ; với địch, phải cương quyết, khôn khéo”[50, tr

406 - tr.407].

Chính trị Hồ Chí Minh đề cao tuyệt đối chữ Dân, Đảng và Nhà nước vì dân

mà tổn tại, vi dân mà phục vụ Chỉ làm điều có lợi cho dân, tránh mọi điều có haitới dân, khi cách mạng thành công, quyền hành được trao về tay dân chúng Vănhóa chính trị được Hồ Chí Minh thé hiện rất rõ qua thực hành văn hóa trong Dang,

20

Trang 25

trong Nhà nước, trong các đoàn thé, trong thé chế, bộ máy, trong con người và quahành vi, lấy dân làm hệ quy chiếu văn hóa chính trị Hồ Chí Minh là loại hình vănhóa nổi bật trong văn hóa Hồ Chí Minh, mà ở đó chính người là một tam gương cao

đẹp về đạo đức chính trị

1.2 Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa chính trị

1.2.1 Tam quan trọng của văn hóa chính trị trong tư trởng Hồ Chi Minh

Theo Hồ Chí Minh, văn hóa chính trị có vai trò vô cùng quan trọng đối với

việc xây dựng con người mới, xã hội mới Ý thức được điều đó, Hồ Chí Minh đã

thường xuyên quan tâm văn hóa chính trị cho cán bộ, đảng viên, Người chỉ rõ: “Tất

cả các đảng viên phải cố gắng học tập, coi việc học tập lý luận và chính tri là một

nhiệm vụ quan trọng cua mình”[60, tr 17] Tầm quan trọng của văn hóa chính trịnói chung, được thé hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, văn hóa chính trị có vị trí rất quan trọng trong toàn bộ hoạt độngcủa Đảng Nhận thức điều đó, Hồ Chí Minh khang định: “Đảng muốn vững thì phải

có chủ nghĩa làm cốt, trong Dang ai cũng phải hiểu, ai cũng phải làm theo chủ nghĩa

ấy Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất,

chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”[9, tr.24] Khang định rõ lậptrường là “phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lénin”[47, tr.304] Trên cơ sở xácđịnh rõ vị trí, tầm quan trọng của văn hóa chính trị, Người khuyến cáo phải thườngxuyên chống thói coi thường lý luận và xem nhẹ việc học tập lý luận, “Vi vậy, hoctập chủ nghĩa, dùi mài tư tưởng, nâng cao lý luận, là những việc cần kíp củaĐảng ”[52, tr.33].

Thứ hai, văn hóa chính trị tích cực giúp cho người học xác định niềm tin vàokhoa học Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước Hồ Chí Minh cho rằng: “Làm mà không có lý luận thìkhông khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp Có lý luận thìmới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào dé chủ trương cho đúng, làm

cho đúng”[51, tr.357] Thông qua văn hóa chính trị giúp cho người học có sự hiểu

biết sâu sắc, đầy đủ, toàn điện hơn về sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường macách mạng đã lựa chọn, vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật

21

Trang 26

của Nhà nước; củng cố niềm tin và bản lĩnh chính trị, ý thức giai cấp và tinh thầnyêu nước cho cán bộ, đảng viên; từ đó thúc đây cán bộ, đảng viên tự giác, tựnguyện, hăng hái hành động, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề

ra Văn hóa chính trị là ngọn hải đăng soi đường, chỉ lối; là “kim chỉ nam” cho mọi

hoạt động của Đảng và cán bộ đảng viên Bởi vậy, nếu không có văn hóa chính trị

tốt, sẽ dẫn đến coi thường lý luận, không đủ sức bảo vệ chính mình và dễ tiếp thu tưtưởng tiêu cực, phản động của các thế lực thù địch

Thứ ba, thông qua văn hóa chính trị, người cán bộ Đảng viên trở nên kiên

định trong cuộc đấu tranh tư tưởng của Đảng Họ đối mặt và chống lại những quan

điểm sai trái, cơ hội, và phản động, đồng thời bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, cũng như chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhànước Việc này giúp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đồngthời chiến đấu chống lại tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo

đức, lối sống, bệnh cơ hội, giáo điều, bảo thủ, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu,tham nhũng Qua đó, cán bộ đảng viên vận dụng có hiệu quả những cốt lõi của văn

hóa chính trị vào việc giải quyết những van đề thực tiễn đặt ra, là cam nang dé giúpmỗi người thâm nhập, đi sâu vào quần chúng, gần dân, hiểu dân và trọng dân, trởthành người lãnh đạo gương mẫu, người đồng hành tin cậy, người công bộc tận tụycủa nhân dân; đồng thời, kiểm nghiệm tri thức, tư tưởng, hành vi qua thực tiễnkhách quan và cập nhật, năm bắt tình hình dé chủ động, kịp thời hành động đúngđắn, góp phần hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao phó

Thứ tư, văn hóa chính tri giúp mở mang va nâng cao trình độ lý luận cho cán

bộ, đảng viên Hồ Chí Minh đã dạy: “Làm nghề gì cũng phải học, vậy làm cáchmạng cũng phải học Nếu không giáo dục cho đảng viên làm cách mạng mà cứ yêucầu họ làm cách mạng thì họ không làm tròn được nhiệm vụ”[50, tr.294] Làm cáchmạng cũng là một nghề, hơn nữa đây là một nghè đặc biệt - nghề lãnh đạo, quản lý,nghề phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, hướng dẫn nhân dân làm cách mạng,

xây dựng xã hội mới thì càng phải học, càng phải được đảo tạo, bồi dưỡng một cách

cơ bản và có hệ thông những kiên thức liên quan đên lĩnh vực công tác của cán bộ.

22

Trang 27

Tam quan trọng của công tác giáo dục văn hóa chính trị cho sinh viên theo tưtưởng Hồ Chi Minh nói riêng, được thé hiện ở những điểm sau:

Vấn đề giáo dục trong xây dựng văn hóa chính trị cho thế hệ trẻ nói chung và

cho sinh viên nói chung được Hồ Chí Minh, nhận định rằng: “Phải ra sức học tập

nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật ”[ó, tr.337] Đảng cộng sảnViệt Nam đặc biệt quan tâm, cụ thể tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIIL

Văn hóa chính trị của sinh viên mà Việt Nam xây dựng là văn hóa dân chủ.

Hồ Chí Minh kết luận: Văn hóa phải có nội dung xã hội chủ nghĩa và mang hình

thức dân tộc hoặc nền văn hóa “với nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân

tộc”[51, tr.224] Thực hành văn hóa dân chủ cũng có nghĩa là thực hành văn hóa

tranh luận, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp trong thực tiễn chính trị, nhằm góp

phần hình thành văn hóa công dân và văn hóa chính trị của sinh viên để hình thànhnên nhân cách công dân, nhân cách người chủ của đất nước Đặc biệt, ngày24/7/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1331/QĐ-TTg về Chiến lược

phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030 Trong đó, mục tiêu 6, phat

huy vai trò của thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ

quốc với những mục tiêu gắn liền với xây dựng văn hóa chính trị cho thanh niên nói

chung và sinh viên nói riêng[75, tr 232].

Mục đích của phát triển văn hóa chính trị của sinh viên là hướng tới xây

dựng xã hội tốt đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh và là nền tảng để xã hội phát

triển bền vững Giống như Hồ Chí Minh đặc biệt đánh giá cao vai trò của thanh

niên, của sinh viên trong công cuộc đưa xã hội phát triển: “Nước nhà thịnh hay suy,yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”[50, tr.216] Nghị quyết Trungương 9, khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng

yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam khang dinh: Xay

dựng và phát huy lối sống mỗi người vi mọi người, mọi người vì mỗi người; hìnhthành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp

luật, bảo vệ môi trường; kết hợp hai hòa tính tích cực cá nhân và tính tích cực xãhội; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội Tôn vinh cái

đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng, đồng thời khuyến kích nhân rộng các giá trị

23

Trang 28

cao đẹp, nhân văn Đây chính là những định hướng quan trọng trong xây dựng văn hóa chính tri của sinh viên hiện nay Công tác xây dựng văn hóa chính tri của sinhviên là hoạt động chiến lược và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trong phát triển bềnvững đất nước Tính đến năm 2020, cả nước có khoảng 3,36 triệu sinh viên đại học,

cao đăng với 319 trường đại hoc, 225 trường cao dang Sinh viên là tầng lớp xã hội

đặc thù, đang trong quá trình định hình nhân.cách, đạo đức, lỗi sống Đồng thời, họ

tràn đầy sức sống, có hoài bão, ước mơ, năng động, sảng tạo, được đào tạo một cách

cơ bản, toàn diện theo tất cả các chuyên ngành, nhạy bén với cái mới, tiếp thu nhanhcác thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, nắm trong tay tri thức thời đại, chìa khóa

cho sự phát triển bền vững của đất nước Nghị quyết Trung ương 7, khóa X đã

khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đấtnước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, một trong nhữngnhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”[73, tr.2]

Xây dựng văn hóa chính trị cho sinh viên cũng là lá chắn giúp sinh viên ngăn

ảnh hưởng đến từ những tiêu cực và sai lệch tư tưởng do xã hội phát triển gây ra

Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trường học, gia đình và đoàn thé thanh niên cần phải chú ýđến giáo dục tư tưởng, thái độ, hoạt động và sinh hoạt hăng ngày của thanh niên dékip thoi khuyén khích, uốn nắn, sửa chữa”[54, tr.266] Dưới anh hưởng của toàncầu hóa trên thế giới, do tiếp cận lối sống phương Tây, sinh viên Việt Nam đã chủđộng, tự lập, dám nghĩ, dám làm hơn Song, sự thâm nhập lối sống đó cũng manglại những ảnh hưởng tiêu cực, làm cho lối sống con người ngày càng xa dần các giátrị, đạo lý, thuần phong mỹ tục của dân tộc tác động của mặt trải kinh tế thịtrường, sinh viên có biểu hiện một số lệch lạc, như: thực dụng, không có lý tưởng,

ăn mặc phản cảm, ứng xử không hợp với đạo lý truyền thống, ít tham gia vào cáchoạt động cộng đồng Một bộ phận giới trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấphành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹpcủa dân tộc Nhưng về cơ bản bản chất của thanh thiếu là tích cực phần lớn họ tintưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sống có trách nhiệm, có ước mơ, họ cần định

hướng và được tiép cận giáo dục từ sớm.

24

Trang 29

Chủ thé xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên tại các trường đại học cóthé được phân loại thành bốn nhóm cụ thê:

- Nhóm chủ thé lãnh đạo, quản lý: chỉ đạo và kiểm tra có vai trò quan trọng

và có ý nghĩa quyết định trong việc xây dựng chương trình đảo tạo, biên soạn giáotrình và tổ chức vận hành nó trong quá trình cung cấp những kiến thức về xây dựng

van hóa chính tri của sinh viên.

- Nhóm chủ thê tham mưu: gắn với vị trí, vai trò khác nhau nhưng cùng cótrách nhiệm quản lý sinh viên, tiếp nhận và xử lý, giải quyết, triển khai các chủtrương, chính sách, chỉ thị của Trung ương, của Chính phủ và của Bộ Giáo dục và

Đào tạo về xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên

- Nhóm chủ thé trực tiếp: thực hiện truyền đạt kiến thức và xây dựng văn

hóa chính tri của sinh viên có vai trò đặc biệt quan trọng, họ là những người trực

tiếp truyền đạt kiến thức về xây dựng văn hóa chính trị cho sinh viên và quyết địnhtrực tiếp đến xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên

- Nhóm chủ thé phối hợp, hỗ trợ: Các tô chức Hội sinh viên, Công đoàn, các

tổ chức xã hội trong nhà trường và gia đình là nhóm chủ thé có điều kiện thuận lợi

nhất dé góp phần tham mưu, tư vấn, hỗ trợ xây dựng văn hóa chính trị của sinh

viên, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, các phong trào vừa có chiều sâu, vừa cótính lan rộng, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bốn chủ thê này, trong đó bao gồm vai tròlãnh đạo và quản lý của Đảng, Đoàn và Ban Giám hiệu Trong bản Di chúc, Hồ Chí

Minh đã viết: “Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xungphong, không ngại khó khăn, có chí tiễn thủ Dang cần phải chăm lo giáo dục đạo

đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa

xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là mộtviệc rất quan trọng va rất cần thiết.”[60, tr.612], đây là phát biểu đại diện cho chủ

trương của Dang và nhà nước cho công tác phát triển thé hệ trẻ Công tác giáo duc

văn hóa chính trị cho thanh niên sinh viên nói riêng được khẳng định là công việccủa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thê chính trị - xã hội, gia đình,nhà trường và toàn xã hội.

25

Trang 30

Tại đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam đưa ra một SỐ quanđiểm cơ bản về thanh niên và văn hóa chính trị của thanh niên và sinh viên là tỉnhanh trong đó là:

- Thứ nhất, xây dựng văn hóa chính trị cho cán bộ và thanh niên đóng vai tròquan trọng trong quá trình phát triển đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị tại Việt

Nam.

- Thứ hai, xây dựng văn hóa chính trị cho thanh niên và sinh viên, hình thành

lớp người "vừa hồng vừa chuyên" theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đặt ra trách nhiệmlớn cho cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Trong quá trình này, Đoàn

thanh niên Cộng sản Hồ Chi Minh đóng vai trò quan trọng, được coi là yếu tổ quyết

định đến sự thắng lợi

- Thứ ba, xây dựng văn hóa chính trị cho thanh niên, sinh viên phải kết hợpgiữa giáo dục và tự giao duc, trong đó tự giáo dục giữ vai trò quan trọng.

- Thứ tư, trong xây dựng văn hóa chính trị của thanh niên, sinh viên cần kết

hợp chặt chẽ giữa xây và chống, trong đó lấy xây là chính Đây là những quan điểm

chỉ đạo đúng đắn của Đảng đối với hoạt động xây dựng văn hóa chính trị của sinh

viên mà các chủ thé làm công tac này cần phải quán triệt

12.2 Nội dung, phương châm, phương pháp văn hóa chính trị Hồ Chí Minh

* Nội dung xây dựng văn hóa chính trị

Một là, giáo dục chủ nghĩa Mác —Lénin Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến

việc giáo dục những nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá trình văn hóa chính

trị cho cán bộ, đảng viên “Trước hết phải lấy những tài liệu về chủ nghĩa

Mác-Lénin làm gốc”[ð5l, tr.359] Bởi lý luận Mac - Mác-Lénin có vi thế quan trọng trong việc

thành lập, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và vận dụng đúng đắn lý luận đó vào điều

kiện cụ thể của nước ta để đưa cách mạng đến thắng lợi Theo Hồ Chí Minh: “Chủ

nghĩa Mác - Lênin soi phương hướng, đường lối cho chúng ta đi Có phương hướng

đúng thì làm việc mới đúng Hết lòng hết sức phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ

quốc; bất kỳ việc to việc nhỏ cũng nhằm mục đích ấy”[55, tr.290] Hồ Chí Minh chỉ

rõ Đảng phải luôn được tăng cường về mặt tư tưởng, kiện toản về mặt tổ chức vàtăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực Chủ nghĩa Mác - Lênin là tiền

26

Trang 31

dé dé có lập trường giai cấp vững vàng, bởi “Không có lý luận về chủ nghĩa xã hộikhoa học thì không thé có lập trường giai cấp vững vàng”[60, tr.1 13].

Hai là, giáo dục phẩm chất đạo đức Trong văn hóa chính trị , Hồ Chí Minh

đặc biệt coi trọng giáo duc đạo đức cách mạng, Người coi dao đức là gốc, nên tảng

của con người: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông

cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức,không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”[50,tr.292] Theo Người, người cách mạng trước hết phải giác ngộ cách mạng, muốn

giác ngộ cách mạng phải giác ngộ đạo đức cách mạng Vì thế cách mạng trước hết

phải xây dựng được văn hóa chính trị và đạo đức cách mạng thật tốt cho cán bộ,

đảng viên.

Giáo dục đạo đức cách mạng cho lực lượng tham gia cách mạng là nguyên

tắc nhất quán của Hồ Chí Minh, qua đó giúp cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trungthành với lý tưởng cách mạng, giáo dục chí khí cách mạng, không sợ khó khăn, hysinh gian khổ và cầu tiến bộ, kiên cường bất khuất, nâng cao lòng yêu nước, yêu Tổquốc, yêu nhân dân, gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội; sẵn sàng vượt qua mọi khó

khăn thử thách vì lý tưởng cách mạng, đấu tranh xây dựng một nước Việt Nam giàu

mạnh, văn minh và hạnh phúc.

Ba là, giáo dục đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng và chính sách,

pháp luật của Nhà nước Đây là những nội dung không chỉ định tính trong nhận thức lý luận cho cán bộ, đảng viên mà còn định hướng, định lượng cho cán bộ, đảng

viên hành động Hồ Chí Minh viết: “Những chính sách và nghị quyết của Đảng đều

vì lợi ích của nhân dân Vì vậy, đạo đức cách mạng của người đảng viên là bất kỳkhó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết củaĐảng”[56, tr.607].

Giáo dục văn hóa chính trị thông qua giáo dục đường lối, chính sách, nghịquyết của Dang và chính sách, pháp luật của Nha nước đòi hỏi người di giáo dục -

những giảng viên lý luận chính trị, trước hết, phải có sự hiểu biết sâu rộng, có hệthống về các lĩnh vực này; đồng thời phải biết được những van dé mới nhất củađường lỗi, chính sách, pháp luật của Dang và Nhà nước vào trong bài giảng chuyên

27

Trang 32

ngành của mình Với nội dung giáo dục này đòi hỏi nhà trường phải kip thoi quántriệt những văn kiện mới nhất của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước tớiđội ngũ cán bộ, giảng viên và học viên một cách thiết thực và sâu sắc Với ngườihọc cũng đòi hỏi phải học tập và trao đối với tư cách người cán bộ đi học phải nắm

vững nội dung của đường lối, chính sách và pháp luật và vận dụng kinh nghiệm của

bản thân và của địa phương, cơ sở dé làm sáng tỏ nội dung dang học tập, chuẩn bivốn hiểu biết rộng hơn, sâu hơn đề thực hành tốt hơn sau khi học tập

* Về phương châm xây dựng văn hóa chính trị

Đề thực hiện được những nội dung trong xây dựng văn hóa chính trị, Hồ ChíMinh đã chỉ ra phương châm xây dựng văn hóa chính trị:

Lý luận gắn liền với thực tiễn: Người khẳng định: “trong lúc học tập lý luận,chúng ta cần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực té”[57, tr.647] Người chứngminh răng ở nơi nào và khi nào kết hợp chặt chẽ được hai yếu tố lý luận và thực tiễnmột cách chặt chẽ thì ở nơi đó và khi đó cách mạng sẽ giành được thắng lợi, phong

trào phát trién; ngược lại, thì phong trào sé gap khó khăn, thậm chi tốn that, cách

mang lâm vào thoái trào, thậm chi thất bại.

Học đi đôi với hành theo Hồ Chí Minh: “Học mà không hành thì học vô ích

Hành mà không học thì hành không trôi chay”[51, tr.361] Học lý luận không phải

chỉ dé nghiên cứu, nam van dé mà van dé là phải áp dụng vào giải quyết những van

đề thực tiễn đặt ra Hồ Chí Minh viết “Lúc học rồi, họ có thé tự mình tìm ra phươnghướng chính trị có thể làm những công việc thực tế, có thê trở nên người tổ chức vàlãnh đạo Thế là lý luận thiết thực, có ích”[50, tr.311-312] Hồ Chí Minh dé caonguyên tắc giáo dục này, vì nó thiết thực, phù hợp với phép biện chứng của chủnghĩa Mác — Lénin.

* Về phương pháp xây dựng văn hóa chính trịĐối với người giảng dạy, tuyên truyền: Hồ Chí Minh cho rằng, phải có khả

năng tự học tập, cập nhật tri thức phục vụ giảng dạy, tuyên truyền Gang viên có thể

thuyết phục được học viên và trở thành “kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức,lối làm việc cần phải “học thêm mãi thì mới làm được công việc huấn luyện củaminh”[51, tr.356] Do tính chất và đặc thù công việc nên đã làm công tác văn hóa

28

Trang 33

chính trị thì phải luôn cầu thị, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi để làm giàu trí tuệ củamình, đồng thời, cần đưa ra cách dạy phù hợp, để “Thầy dạy tốt, trò học tốt”[55,tr.291] Đồng thời, các phương pháp áp dụng phải phù hợp, bảo đảm thiết thực, cụthể và sát với từng đối tượng Phải biết khéo lợi dụng kinh nghiệm, không được bắtchước một cách rập khuôn, máy móc Đồng thời, “Phải kiên quyết chống bệnh chủ

quan, bệnh hẹp hòi, bệnh ba hoa vì nhận thấy ta thường mắc phải và các bệnh này

rất có hại cho công tác, rất hại cho Đảng”[55, tr.3 12]

Đối với người học: Theo Hồ Chí Minh, phương pháp cơ bản trong xây dựng

văn hóa chính trị là “phải nâng cao và hướng dẫn việc tự hoc”[51, tr.360]; Người

cũng nhắn mạnh khi học tập phải “Lay tự hoc làm cốt Do thảo luận va chi đạo giúp

vào”[50, tr.312] Phải luôn nêu cao tinh thần học tập mọi lúc, mọi nơi, học tập suốt

đời như Người nhấn mạnh: “Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốtđời”[60, tr.113] Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng, có tinhthần cầu thị, tích cực tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm Khi tiếp cận, nghiên cứu từng

vấn đề cụ thê “đều phải đặt câu hỏi “vì sao?”, đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có

hợp với thực tế không, có thật là đúng lý không”[56, tr.98-99].

* Về điều kiện môi trường xây dựng văn hóa chính trị

Theo Hồ Chí Minh điều kiện có ý nghĩa quyết định hiệu quả công tác vănhóa chính trị là đội ngũ và chất lượng giảng viên làm công tác đào tạo Đội ngũ này

phải đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, phải được lựa chọn cần thận, đòi hỏi

phải được đào tạo cơ bản, có hệ thống, được bồi dưỡng thường xuyên, được tổ chức

và quản lý chặt chẽ; nghĩa là phải đảm bảo về pham chat đạo đức va năng lựcchuyên môn Đặc trưng phẩm chat của người giảng day các môn lý luận chính trị làphải luôn học hỏi, không có thái độ kỳ thị, biết kết hợp và luôn làm giàu trí tuệ củamình Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu

biết quý báu của các đời trước dé lại, theo Hồ Chí Minh, đó là: “kiểu mẫu về mọimặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc”[48, tr.356]

Chuẩn bị tốt các phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy

và học tập của đội ngũ giảng viên và sinh viên của trường (tài liệu, giáo khoa, giáotrình, lớp học, bàn ghế, đồ dùng day học, ) là điều kiện quan trọng trong giảng dạy

29

Trang 34

LLCT cho sinh viên Theo Hồ Chí Minh, những tài liệu đó “Trước hết phải lấynhững tài liệu về chủ nghĩa Mác - Lénin làm géc”[51, tr.359]; là những kinhnghiệm do những người đi học mang đến, kinh nghiệm thành công cũng như kinhnghiệm thất bại Bên cạnh đó, phương tiện, vật chất phục vụ xây dựng văn hóachính trị: Hồ Chí Minh ý thức rất rõ vai trò của nguồn lực tài chính cho giáo dục nói

chung, văn hóa chính trị nói riêng Người cho rằng “không nên bun xin về các

khoản chi tiêu trong việc huấn luyện”150, tr.3 13]

30

Trang 35

Tiểu kết chương 1Văn hóa chính trị không chỉ là một phần của văn hóa hay chính trị mà còn làmột mục tiêu mà con người hướng tới trong quá trình hoạt động chính trị: chính trị

có văn hóa, văn hóa thâm thấu vào chính trị Trong một điều kiện lịch sử cụ thé, vănhóa chính trị chính có thê trở thành một thước đo tri thức, trong đó năng lực sángtao trong hoạt động chính tri của con người được thể hiện rõ ràng nhất Dưới chế độ

xã hội chủ nghĩa, mục tiêu mà văn hóa chính trị hướng tới là sự phát triển của cánhân và xã hội, đó là chính trị nhân văn và dân chủ tiễn bộ

Tư tưởng Hồ Chi Minh về văn hóa chính trị là một nội dung quan trọng trong

hệ thống tư tưởng của Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh đề cập nhiều đến văn hóa, từkhái niệm đến nhiều phương diện của văn hóa, kết hợp với các khăng định và cáchoạt động chính tri của Hồ Chí Minh, văn hóa chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minhđược bộc lộ rõ nét Hệ thống quan điểm đó có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọngvới cách mạng Việt Nam, góp phần làm nên những thắng lợi của sự nghiệp cách

mạng Những tư tưởng đó tiếp tục định hướng công tác xây dựng văn hóa chính trị,

làm cho nền chính trị, xã hội được ổn định, đóng góp quan trọng trong sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay

31

Trang 36

CHƯƠNG 2 THỰC TRANG VAN DUNG TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH VE

XÂY DỰNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI

HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1 Khái quát về Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội định vị mình như là một

trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên sâu về quản lý tài nguyên

và môi trường Trọng tâm của trường không chỉ là việc truyền đạt kiến thức, mà còn

là việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu ứng dụng, và chuyền giaocông nghệ trong lĩnh vực này Điều này nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của sựnghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế vàthách thức từ biến đổi khí hậu Tầm nhìn đến năm 2035 của Trường là trở thànhtrung tâm đại học hàng đầu về tài nguyên và môi trường, không kém cạnh các đạihọc tiên tiến trong khu vực và gần gũi với các cơ sở dao tạo uy tín quốc tế Đồngthời, trường cam kết đặt sự quan tâm hàng đầu vào việc đảo tạo sinh viên, tạo ranhững cá nhân có phẩm chất đạo đức và tài năng, sẵn sàng đóng góp cho sự pháttriển bền vững của đất nước

Sinh viên đến từ nhiều miền của Tổ quốc, đăng ký học tại Trường Đại học

Tài nguyên và Môi trường Hà Nội với đa dạng điều kiện và môi trường sống Sựkhác biệt này đồng nghĩa với việc trình độ nhận thức và khả năng hiểu biết của sinh

viên không đồng đều Một số ít sinh viên tỏ ra phong phú về kiến thức, có tư duy lýluận sắc bén, khả năng năm bắt vấn đề nhanh chóng và hiểu biết sâu sắc Ngược lại,

đa số sinh viên thường hạn chế về nhận thức về các vấn đề mới, tư duy lý luận còn

trìu tượng, và còn thiếu thuật ngữ khoa học Sự tập trung trong bài giảng trên lớpcòn có thê cải thiện Tuy nhiên, đáng chú ý là hầu hết sinh viên đã chọn ngành tải

nguyên vả môi trường do đam mê Điều này tạo điều kiện thuận lợi dé họ tích cực

học tập và sáng tạo Tình yêu thích này không chỉ là động lực mạnh mẽ cho việc

học tập mà còn là động lực để họ đóng góp cho sự phát triển của đất nước khi tốtnghiệp.

32

Trang 37

Sinh viên trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng như sinh

viên cả nước nói chung, phần lớn đều là học viên đang trong giai đoạn phát triển và

hoàn thiện tâm, sinh lý Sinh viên đã biết suy nghĩ đến tương lai của mình, của đấtnước và có ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ công dân; trăn trở trước vận hội đấtbước, tỏ rõ vai trò của mình trong xã hội góp phan đáng kê vào sự phát triển xã hội

và bản thân.

Nhận thức chính trị của sinh viên đang trải qua sự chuyền biến tích cực, théhiện qua tinh thần tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội Lỗi song cua sinhviên đang trở nên hiện dai hóa, điều chỉnh dé phản ánh tác phong lao động côngnghiệp và văn minh đô thị Da số sinh viên duy trì những giá trị tích cực trong lỗisống, nếp sống, và tiếp tục quan tâm và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp củabản sắc văn hóa dân tộc Tinh thần xung phong, tình nguyện, và tính tích cực xã hộivẫn được sinh viên duy trì và phát triển

Tuy nhiên, với đặc điểm của lứa tuôi trưởng thành, một số sinh viên vẫn

chưa hoàn toàn chín mudi trong tâm ly và nhận thức Những thái độ hưởng thụ, lười

biếng, và sự thiếu suy xét có thé tác động đáng kể đến quá trình phát triển nhân

cách Do đó, xây dựng văn hóa chính trị cho sinh viên trở thành một yếu tố quan

trọng, giúp định hình bản lĩnh và đóng góp vào sự phát triển đa chiều về lĩnh vựcchính trị cho sinh viên Mục tiêu là tạo ra những công dân mang những tố chất vănhóa chính trị tích cực, có ý thức trách nhiệm cao và có khả năng chuyên môn, dapứng day đủ yêu cầu của thời đại đổi mới và hiện đại hóa đất nước

2.2 Thực trạng xây dựng văn hóa chính trị cho sinh viên Trường Đại học Tài

Nguyên và Môi trường Ha Nội theo tư tướng Hồ Chí Minh

2.2.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân

Dé đánh giá đúng thực trạng về xây dung văn hóa chính trị của sinh viên tại

Trường Đại học tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội trong bối cảnh hiện nay, tác giả

dé tài đã tiến hành điều tra xã hội học: Tìm hiểu thực trạng tự học của sinh viên năm

3 và năm 4 của Trường, trên cơ sở phiếu điều tra dùng bảng hỏi trực tiếp, tổng số

phiếu là 300 phiếu Dưới sự hướng dẫn cũng như giám sát, phiếu điều tra đánh giá

về tính hình xây dựng văn hóa chính trị của sinh viên Trường Đại học tài Nguyên và

Môi Truong Hà Nội giai đoạn hiện nay, tac giả sẽ căn cứ vào những kêt quả điêu tra

33

Trang 38

này, làm mẫu số chung cho đánh giá và nghiên cứu vấn đề của đề tài, vì kết quả

tương ứng với điều tra phiếu

Đầu tiên, với mong muốn hiểu rõ về thực trạng về mức độ quan tâm của sinhviên Trường đến đời sống chính trị nước nhà, tác giả đưa câu hỏi “Mức độ quan tâmcủa bạn đên tình hình chính tri - xã hội của dat nước?”

Mức độ quan tâm của bạn đến tình hình chính trị - xã hội của đất nước?

Điều này thể hiện mức độ quan tâm của sinh viên đối với tình hình chính trị

-xã hội, những diễn biến chính trị trong nước và quốc tế là khá tốt Nhưng tat cả cácsinh viên được hỏi trả lời rằng họ không xem chương trình “Thời sự” trên TV Thayvào đó, mức độ tiếp cận thông tin thời sự chính trị, văn hóa xã hội của sinh viêntrong tháng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng cũng phản ánh một

phần sự quan tâm đến chính trị của sinh viên Trường Đại học Tài Nguyên và Môi

Trường Hà Nội, thể hiện ở chỗ phương tiện báo mạng điện tử được sinh viên tiếpcận nhiều,loại hình mạng xã hội (facebook, youtube ) mặc dù không phải là truyền

34

Trang 39

thông chính thống nhưng được sinh viên tiếp cận nhiều nhất với mức độ thườngxuyên chiếm 50%, mức độ rất thường xuyên chiếm tới 45% Trong khi đó, báo in

và phát thanh thì lại ít được chú ý Thực trạng này cũng phản ánh đúng thực tế hiệnnay khi công nghệ thông tin phát triển như vũ bão thì con người được tiếp cận thôngtin mọi lúc, mọi nơi.

Với khảo sát “Mức độ quan trọng của các thông tin thời sự, chính tri, văn hóa

- xã hội đối với bản thân bạn như thé nao?” có hơn 53% trả lời là quan trọng vahơn 36% cho rằng rất quan trọng, khi được hỏi thêm “Bạn có hiểu biết về mục

tiêu phát triển đất nước không?”, có chưa đến 10% nói rằng họ không hiểu, hơn90% hiểu trong đó hon 50% hiểu rất rõ Câu hỏi này thé hiện sự trau đồi kiến

thức chính trị của sinh viên Có thể nói sinh viên Trường Đại học Tài Nguyên vàMôi Trường Hà Nội, có một trình độ tri thức chính trị nhất định, được biểu hiện

ở những hiểu biết cơ bản về quan điểm chính trị, hệ tư tưởng chính tri, thiết chếchính trị, tổ chức Dang, hay những kinh nghiệm chính trị Có được những pham

chất đó là do môi trường tác động rất lớn từ những môn học, và những hoạt động

chính trị của nhà Trường.

Khi được hỏi về sự quan tâm đến chủ trương, đường lối của Đảng, chúng tôi

đã nhận được 168 phiếu (chiếm 56%) quan tâm, 31 phiếu (chiếm 11%) ít quan

tâm.

Đối với chính sách, pháp luật của Nhà nước, có 121 phiếu (chiếm 41%)

trả lời rất quan tâm, 150 phiếu (chiếm 50%) quan tâm, 29 phiếu (chiếm 9%) ít

quan tâm Từ đó thấy được thực tế là sinh viên khá quan tâm đến đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước, đó là cơ sở để cải tiến phương pháp tuyêntruyền chủ trương, đường lỗi của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước sao

cho hiệu quả nhất

35

Trang 40

Bạn có quan tâm đến các chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước không?

— Rất không quan tam — Không quan tâm 8 Ít quan tâm @ Quan tâm

Biểu đồ 2.2: Mức độ quan tâm đến các chủ trương, đường lối, của Dang, chính

sách, pháp luật của Nhà nước

Ngoài ra, khi hỏi “Bạn có hiểu biết nhiều về lịch sử hình thành và phát triển

của Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội không?”

Bạn có hiểu biết nhiều về lịch sử hình thành và phát triển

của Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội không?

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN