1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh: Anh chị hãy phân tích luận điểm sau của Hồ Chí Minh: Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

Anh chị hãy phân tích luận điểm sau của Hồ Chí Minh: “Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mình" (Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2011, tr15, tr.611)

Anh chị suy nghĩ như thể nào về vai trò của đoàn kết dân tộc trong bối cảnh hiện nay?

SINH VIÊN : Nguyễn Thị Ngọc Ly

MÃ SINH VIÊN : 20100257 – K9 RHM

-HÀ NỘI,

Trang 2

2021-MÔN HỌC : Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 3

MỤC LỤC

Phân tích luận điểm sau của Hồ Chí Minh: “Đoàn kết là truyền thống cực kỳ

quý báu của Đảng và của dân ta Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần

phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mình” 2

Phân tích văn học luận điểm 2

1.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Ðảng và của dân tộc 2

1.2 “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mình” 3

Bài học đúc kết từ những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 4

2.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ mục tiêu và kết quả của đoàn kết 4

2.2 Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra kế sách lâu dài để giữ gìn và phát huy đoàn kết trong Ðảng 4

Vai trò của đoàn kết dân tộc trong bối cảnh hiện nay 6

Vai trò của đoàn kết dân tộc 6

1.1 Vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc trong lịch sử giành và giữ chính quyền 6

1.2 Tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 7

Minh chứng đoàn kết dân tộc những năm gần đây 9

2.1 Sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trước bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông 9

2.2 Trong bão lũ, giá trị nhân văn của dân tộc được phát huy mạnh mẽ 11

2.3 Đoàn kết là sức mạnh trong cuộc chiến chống COVID-19 12

Kết luận 15

Trang 4

Phân tích luận điểm sau của Hồ Chí Minh: “Đoàn kết là truyền thống cực kỳ

quý báu của Đảng và của dân ta Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mình”

Phân tích văn học luận điểm

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là điểm mấu chốt, điểm này mà thực hiện tốt thì mọi việc đều thành công Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự sống chết của mỗi cá nhân và cả cộng đồng dân tộc đều gắn với cách mạng

“có cách mạng thì sống, không có cách mạng thì chết”1 Từ đó Người đặt câu hỏi cách mạng trước hết phải có cái gì? Câu trả lời là: Cách mạng trước hết phải có Ðảng

Cũng với quan điểm trước hết cần có Ðảng, khi viết Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí

Minh “trước hết nói về Ðảng” Ðặc biệt là ngay sau cụm từ “Trước hết nói về Ðảng”,

Người đi thẳng vào vấn đề đoàn kết trong Ðảng, với những quan điểm lớn có ý nghĩa phương pháp luận sâu sắc:

1.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Ðảng và của dân tộc

“Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta”

Đó là bài học cũng là lời gửi gắm đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn

mạnh trong bản Di chúc Người đã khẳng định:“Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”

Truyền thống đó được bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước, được Đảng ta kế thừa và phát huy trong giai đoạn lịch sử mới Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho thấy: thời kỳ nào mà nhân dân ta đoàn kết “trên dưới một lòng” thì hưng thịnh, ở thời kỳ nào mà: lòng dân ly tán, chia rẽ và loạn ly là lúc mà dân tộc ta suy vong, thì thù trong giặc ngoài, có nguy cơ mất nước

Cũng chính từ sự thấm nhuần ấy, Người sớm thấy rõ sức mạnh của tinh thần đoàn kết, nhất là sự đoàn kết, thống nhất trong một đảng cầm quyền, trong hạt nhân lãnh đạo Đoàn kết, thống nhất là quy luật tồn tại, trưởng thành và phát triển của Đảng Cộng sản Đảng Cộng sản có đoàn kết thành một khối thống nhất mới đủ sức mạnh để đánh đổ các thế lực áp bức bóc lột vốn nắm trong tay sức mạnh vật chất to lớn Đảng Cộng sản có đoàn kết thành một khối thống nhất mới đủ sức lôi cuốn, tập hợp đông đảo quần chúng cần lao vào trận tuyến cách mạng, lật đổ chế độ cũ, xây dựng chế độ xã hội mới, như lời Người trong Di chúc: “Cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài viết bàn về truyền thống đoàn kết của dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước Ðảng Cộng sản là đội tiền phong của giai cấp

1Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, tập 3, tr 9

Trang 5

công nhân và của dân tộc, là đạo đức là văn minh, phải biết kế thừa, phát huy đoàn kết

“truyền thống cực kỳ quý báu” mà biết bao thế hệ người Việt Nam bằng công sức, trí tuệ và xương máu đã tạo dựng nên Với quan niệm truyền thống “giàu đôi con mắt”, Bác đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến cơ sở “cần phải giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí của Ðảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” Với cách so sánh này,

Bác đã khẳng định trong sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết thì việc tạo dựng khối đoàn kết trong Ðảng là quan trọng nhất

1.2 “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết

nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mình”.

Cha ông ta từng nói “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” Giữ gìn con mắt được

trong sáng là giữ gìn cửa ngõ tâm hồn, giữ gìn con ngươi của mắt cũng chính là giữ gìn cái thiêng liêng, quý giá nhất của mỗi con người Thông qua hình ảnh ví von ấy, Người muốn nhấn mạnh rằng mỗi cán bộ Đảng viên phải giữ gìn sự đoàn kết vì nó vô cùng thiêng liêng, cao cả Tuyệt đối không gây mất đoàn kết trong Đảng, vì như vậy là tự mình làm hại đến sức mạnh và truyền thống của Đảng

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết là một chính sách dân tộc và trước hết, quan trọng hơn bao giờ hết là đoàn kết trong Ðảng Trong Ðảng có đoàn kết thống nhất mới tạo nên sức mạnh cho cả hệ thống chính trị, mới xây dựng được đoàn kết toàn dân tộc, mới được nhân dân tin tưởng, ủng hộ để xây dựng đất nước Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của đoàn kết, quy tụ những người Việt Nam yêu nước, tạo nên sức mạnh vô địch của khối đoàn kết toàn dân tộc, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và đói nghèo Chân lý mà Người đưa ra về đại đoàn kết dân tộc là triết lý nhân sinh, là đường lối cách mạng hàng đầu của Ðảng và dân tộc ta

Những lời căn dặn của Người và thực tiễn lịch sử cho thấy, đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc có giá trị tinh thần to lớn, là động lực chủ yếu có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong những điều kiện mới, để phát huy truyền thống quý báu ấy, để nhân lên giá trị tinh thần to lớn ấy là việc không dễ Vì thế, trước khi về với tổ tiên, trong những lời căn dặn cuối cùng về Ðảng,

Người nhắc nhở: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Ðảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”

Trang 6

Bài học đúc kết từ những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

2.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ mục tiêu và kết quả của đoàn kết

Ðoàn kết của những người cộng sản khác về chất với đoàn kết theo kiểu phe nhóm, phường hội Người từng căn dặn, sức mạnh của Ðảng là ở sự đoàn kết nhất trí,

những người cộng sản liên kết chặt chẽ với nhau để “một lòng, một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc” Nhớ lại hồi năm 1951, trong bài phát biểu kết thúc buổi ra mắt của Ðảng Lao động Việt Nam, Người nói: “Mục đích của Ðảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: Ðoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”2 Chính sự đoàn kết chặt chẽ của những người cộng sản vì mục tiêu cao cả

thiêng liêng đó là nhân tố quan trọng nhất để cách mạng Việt Nam “tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác” Những thắng lợi không chỉ có ý nghĩa dân tộc, mà mang tầm

vóc quốc tế, dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam Năm 1945, lần đầu tiên trong lịch sử các dân tộc thuộc địa, một Ðảng mới 15 tuổi, với khoảng năm nghìn đảng viên đã lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành công, đã nắm chính quyền trong toàn quốc

Nhờ đoàn kết chặt chẽ, qua chín năm kháng chiến gian khổ (1945 - 1954) với

chiến thắng Ðiện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” nhân dân Việt

Nam đã góp phần to lớn vào việc xóa đi một vết nhơ trong lịch sử loài người là chủ nghĩa thực dân

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta còn phải hy sinh nhiều của, nhiều người, có thể kéo dài mấy năm nữa nhưng điều chắc chắn là nhân dân ta nhất định thắng lợi, đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta, Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà

2.2 Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra kế sách lâu dài để giữ gìn và phát huy đoàn kết trong Ðảng

Kế sách ấy xuất phát từ những nguyên tắc tổ chức hoạt động của những người cộng sản Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ, cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất trong Ðảng là: Thực hành dân chủ rộng rãi

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ là dân là chủ, dân làm chủ Dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Dân chủ từ trong gia đình đến ngoài xã hội, từ dân

2Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr 183.

Trang 7

tộc đến quốc tế Xuất phát từ quan điểm cách mạng trước hết cần có Ðảng, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh “trong Ðảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình”

Chủ tịch Hồ Chí Minh có rất nhiều bài viết về tự phê bình và phê bình trong Ðảng Người coi đây là việc làm thường xuyên như rửa mặt hằng ngày, và chính Người là một tấm gương sáng, tấm gương lớn về tự phê bình và phê bình để mỗi chúng ta học tập và làm theo

Ðiều quan trọng nhất để có được dân chủ rộng rãi trong Ðảng trên thực tế, cũng

như tự phê bình và phê bình mang lại hiệu quả thiết thực, những người cộng sản “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” Ðiều cần nhấn mạnh là Di chúc được Chủ tịch

Hồ Chí Minh viết, sửa chữa kéo dài trong 5 năm Năm 1966, sau nhiều lần cân nhắc, suy nghĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ viết thêm một câu gồm chín chữ trên bổ sung vào phần đoàn kết trong Ðảng Câu đó là: "Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau" Một câu thôi, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cân nhắc rất kỹ khi viết, bởi đó là điều rất quan trọng để thực hiện đoàn kết trong Ðảng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói, hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là cái gì cao xa mà sống với nhau cho có nghĩa, có tình cũng là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin Bởi vậy, câu bổ sung trên cho thấy sự nhất quán trong triết lý sống mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên và Người thật sự làm gương sống với nhau có tình, có lý

Thấm nhuần sâu sắc lời căn dặn của Bác về đoàn kết trong Ðảng ngay tại Lễ Truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng 10/09/1969, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Ðảng và những người tham dự đã thề trước anh linh Người: Hết lòng, hết sức giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Ðảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình, tăng cường sức chiến đấu của Ðảng làm hạt nhân cho khối đoàn kết toàn dân, bảo đảm cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp và dân tộc Việt Nam hoàn

toàn thắng lợi

Quán triệt tư tưởng đoàn kết Chủ tịch Hồ Chí Minh và lời thề đoàn kết cách đây 40 năm, trong những Ðại hội Ðảng gần đây, vấn đề đoàn kết đã trở thành một chủ đề lớn tại Ðại hội IX - Ðại hội mở đầu thế kỷ 20 diễn ra với chủ đề: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Tại Ðại hội X "Phát huy sức mạnh toàn dân tộc" được đặt ở vị trí trung tâm: Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Ðảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển

Ðưa vấn đề phát huy sức mạnh đoàn kết thành chủ đề của các Ðại hội Ðảng thể hiện tư duy chiến lược của Ðảng Cộng sản Việt Nam Ðó là sự quán triệt và thực hiện tư tưởng đoàn kết trong Ðảng được Người thể hiện trong Di chúc

40 năm qua, nhiều lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc đã được toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân tâm niệm làm theo Ở thời điểm toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta đang phấn đấu nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn thách thức, đẩy mạnh công cuộc CNH, HÐH đất nước càng bừng sáng ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Di chúc nói chung, vấn đề đoàn kết trong Ðảng nói riêng

*Tài liệu tham khảo :

https://by.com.vn/sugxPn

Trang 8

Vai trò của đoàn kết dân tộc trong bối cảnh hiện nay

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là nội dung mang tính chiến lược trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam Bài học đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng mang tính thời sự, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ để đón nhận những cơ hội cùng thách thức lớn của quá trình hội nhập ngày một sâu, rộng

Vai trò của đoàn kết dân tộc

Đại đoàn kết toàn dân tộc - di sản vô giá, truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước Đại đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam Tinh thần yêu nước, trọng nhân nghĩa, khoan dung, sự cố kết, đùm bọc yêu thương nhau đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người dân, trở thành lẽ sống, chất kết dính gắn bó các thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam Lịch sử mấy ngàn năm tồn tại và phát triển của dân tộc ta đã chứng minh truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng đều kết thành sức mạnh vô địch, đưa Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kỳ tích vẻ vang Nhờ tinh thần đoàn kết, nhân dân ta đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, giữ vững non sông bờ cõi, viết nên những trang sử vàng hào hùng của dân tộc

1.1 Vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc trong lịch sử giành và giữ chính quyền

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và trong suốt 90 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã được phát huy cao độ với quyết tâm “mang sức ta giải phóng cho ta”, “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng kiên quyết giành cho được độc lập”, khi thời cơ đến, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn 20 triệu người dân Việt Nam đã đứng dậy giành chính quyền làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vĩ đại, đem lại nền độc lập cho dân tộc và quyền tự do cho nhân dân Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại suốt 2000 năm trong lịch sử Việt Nam

Trong kháng chiến chống Pháp, với khẩu hiệu: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ…” và sự đồng lòng của toàn dân tộc: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc… ” đã phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân vừa kháng chiến, vừa kiến quốc để làm nên thắng lợi Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trường kỳ, gian khổ với khát vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” đã được vận dụng một cách sáng tạo, phát huy tới đỉnh cao với nhiều hình thức phong phú trong điều kiện lịch sử mới với khẩu hiệu

Trang 9

hành động: “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ, xâm lược”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, các tổ chức đoàn thể đều có phong trào: “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, “Tay cày, tay súng”, “Tay búa, tay súng”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” đã lôi cuốn đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền núi, từ biên giới đến hải đảo hăng hái thi đua vừa chiến đấu vừa lao động sản xuất Tất cả những hành động đó đã biểu thị tinh thần đoàn kết của toàn thể 31 triệu người dân Việt Nam tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Do vậy, nhân dân Việt Nam phát huy tối đa sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để đánh thắng một cường quốc quân sự hùng mạnh nhất thế giới để thống nhất đất nước

1.2 Tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Trong quá trình đổi mới, thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, đất nước ta đang đứng trước nhiều vấn đề mới đặt ra, tác động đến tư tưởng, tình cảm, đời sống của nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ tới sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Đó là sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội ngày càng gay gắt; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, xâm phạm quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân còn diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận cùng với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục chĩa mũi nhọn tấn công, hòng phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Thực tế này đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân, trở thành thách thức đối với mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Thực tiễn đòi hỏi phải tiếp tục củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh to lớn của toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tiếp tục thực hiện tốt các phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động như: cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”; Phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”; phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”; và ngày đại đoàn kết toàn dân tộc ngày 18/11 hàng năm qua đó góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở Đồng thời, để tiếp tục phát huy sức mạnh phải thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:

Một là, tiếp tục thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết nhằm phát huy sức mạnh đại

đoàn kết toàn dân tộc như Nghị quyết số 23-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Nghị quyết số 20-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đai hóa đất nước; Nghị quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm khơi dậy, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong thời kỳ mới

Trang 10

Hai là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” gắn với “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII; xây dựng các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh Qua đó, củng cố, tăng cường lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước

Ba là, đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp “gần dân,

hiểu dân, học dân, trọng dân và có trách nhiệm với dân”, gương mẫu, tận tụy với công việc, nói đi đôi với làm, thực sự là công bộc của nhân dân Đề cao vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là những người có chức, có quyền Kiên quyết chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền vi phạm quyền dân chủ của nhân dân Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong Đảng và trong bộ máy công quyền trên cơ sở làm rõ trách nhiệm cá nhân đối với những hành vi coi thường và làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước

Bốn là, quan tâm chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của nhân dân;

kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của toàn xã hội; huy động sức dân đi đôi với bồi dưỡng sức dân; phát huy dân chủ gắn liền với giữ nghiêm kỷ cương, phép nước, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí Thực hiện hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân phát huy trách nhiệm công dân, đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp, xây dựng sự đồng thuận xã hội và đề cao ý thức trách nhiệm cộng đồng, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tích cực, chủ động tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa phương Thường xuyên đối thoại, lắng nghe, tiếp thu, tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc, bức xúc, nguyện vọng chính đáng của người dân; xử lý nghiêm minh các vụ việc tiêu cực, tham nhũng; giải quyết ổn định những vụ việc khiếu kiện đông người, không để kéo dài, phức tạp Chủ động định hướng dư luận và đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch, phản động, kẻ xấu hòng gây mất đoàn kết trong nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Năm là, tiếp tục thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân

tộc, miền núi và vùng đồng bào có đạo; rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện những chính sách đã có và nghiên cứu ban hành những chính sách mới để đáp ứng yêu cầu phát triển các vùng dân tộc, vùng tôn giáo và thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc, công tác tôn giáo trong tình hình mới Quan tâm chăm lo từng hộ dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vận động và giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc

Phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào các dân tộc, chức sắc tôn giáo trong việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn Qua đó, tăng cường đoàn kết các dân tộc và sự đồng thuận giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo với những người không tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; đồng thời,

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w