1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Chất lượng sinh hoạt chi bộ tại Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

101 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 697,14 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ (14)
    • 1.1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI BỘ VÀ SINH HOẠT CHI BỘ (14)
      • 1.1.1. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chi bộ (14)
      • 1.1.2. Vai trò của sinh hoạt chi bộ (19)
      • 1.1.3. Nội dung, tính chất, hình thức sinh hoạt chi bộ (22)
    • 1.2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG SINH HOẠT CHI BỘ (28)
      • 1.2.1. Chất lƣợng sinh hoạt chi bộ và những tiêu chí đánh giá chất lƣợng sinh hoạt chi bộ (0)
      • 1.2.2. Các nhân tố tác động chủ yếu đến chất lƣợng sinh hoạt chi bộ (0)
  • Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (35)
    • 2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH TRƯỜNG, ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (35)
      • 2.1.1. Đặc điểm, tình hình trườngĐại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (35)
      • 2.1.2. Đặc điểm, tình hình Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí (36)
    • 2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (0)
      • 2.2.1. Ưu điểm về chất lượng sinh hoạt chi bộ tại trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (46)
      • 2.2.2. Hạn chế về chất lượng sinh hoạt chi bộ tại trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (60)
      • 2.3.1. Nguyên nhân của những ƣu điểm (66)
      • 2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém (69)
    • 2.4. NHỮNG KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SINH HOẠT CHI BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ (71)
  • Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SINH HOẠT CHI BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (79)
    • 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (79)
      • 3.1.1. Nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của các chi uỷ viên và đảng viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chất lƣợng sinh họat chi bộ (79)
      • 3.1.2. Nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ cần kết hợp giữa sự chủ động, sáng tạo của chi bộ và cơ sở đảng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cấp trên; giữa tổ chức đảng với chuyên môn (0)
      • 3.1.3. Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện về sinh hoạt chi bộ (82)
      • 3.1.4. Thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng trong sinh hoạt (84)
    • 3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG (85)
      • 3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cấp trên đối với sinh hoạt của các chi bộ thuộc Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí (85)
      • 3.2.2. Nâng cao chất lƣợng điều hành trong sinh hoạt chi bộ (0)
      • 3.2.4. Tăng cường sinh hoạt chuyên đề (90)
      • 3.2.5. Nâng cao chất lƣợng đảng viên (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (95)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ

CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI BỘ VÀ SINH HOẠT CHI BỘ

Về cơ bản, những vấn đề lý luận về chi bộ và sinh hoạt chi bộ đƣợc thể hiện qua vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của chi bộ; vai trò của sinh hoạt chi bộ và nội dung, tính chất, hình thức sinh hoạt chi bộ

1.1.1 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chi bộ

Trong hệ thống tổ chức Đảng, chi bộ nằm ở cấp cơ sở nhƣng có vai trò vô cùng quan trọng Nói về vị trí, vai trò của chi bộ với tính cách là tổ chức nền móng của Đảng, C.Mác và Ph.Ăngghen - những người sáng lập chủ nghĩa cộng sản và chính đảng độc lập của giai cấp vô sản, cho rằng: Các chi bộ của Liên đoàn những người cộng sản được thành lập dưới hình thức bí mật của các hiệp hội công nhân, nếu các chi bộ này bị buông lỏng về mặt tổ chức sẽ dẫn đến cắt đứt liên lạc với Ban Chấp hành Trung ƣơng, làm cho Đảng mất chỗ dựa vững mạnh và duy nhất Vì thế các ông nhấn mạnh: phải ra sức củng cố tổ chức chi bộ, biến mỗi chi bộ thành một trung tâm hạt nhân của các hiệp hội công nhân trong đó lập trường và lợi ích của của giai cấp công nhân được đưa ra thảo luận phải độc lập với những ảnh hưởng của giai cấp tƣ sản

Trong điều kiện Liên đoàn chuyển từ bí mật sang công khai, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng khẳng định, phải tổ chức lại Liên đoàn mà khâu đặc biệt quan trọng là củng cố chi bộ, biến mỗi chi bộ thành trung tâm và hạt nhân của các hiệp hội công nhân, là mắt xích quan trọng, là chỗ dựa vững chắc của Đảng

Kế thừa và phát triển những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về xây dựng Đảng Cộng sản, V.I.Lênin đặc biệt quan tâm xây dựng tổ chức cơ sở của Đảng Người chỉ ra rằng, việc thành lập các tổ chức cách mạng trong các xí nghiệp, nhà máy là nhiệm vụ đầu tiên, cấp bách của Đảng Công nhân dân chủ -xã hội Nga, mỗi xí nghiệp, nhà máy phải là thành trì của Đảng; là nơi rèn luyện, phân công công tác, quản lý, sàng lọc đảng viên để họ luôn luôn là chiến sĩ tiên phong của giai cấp Chi bộ còn là nền tảng, là hạt nhân chính trị của các tập thể lao động

Khi Đảng cầm quyền, tiến hành xây dựng CNXH, các tổ chức đảng tăng về số lượng, đa dạng về chức năng, nhiệm vụ, nội dung, phương thức hoạt động, V.I Lênin chỉ ra rằng: “Những chi bộ ấy liên hệ chặt chẽ với nhau và với Trung ƣơng đảng, phải trao đổi kinh nghiệm lẫn cho nhau, phải làm công tác cổ động, tuyên truyền, công tác tổ chức phải thích ứng với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với tất cả các loại và mọi tầng lớp quần chúng lao động, mỗi chi bộ ấy phải thông qua công tác muôn hình muôn vẻ để mà rèn luyện bản thân mình, rèn luyện đảng, giai cấp, quần chúng một cách có hệ thống” 1 Người khẳng định mỗi chi bộ và mỗi ủy ban công nhân của Đảng phải là một điểm tựa để tiến hành công tác tuyên truyền, cổ động và tổ chức thực hiện trong quần chúng, tức là nhất định phải đi đến nơi mà quần chúng đi và trong mỗi bước đi phải cố gắng làm cho ý thức quần chúng hướng về chủ nghĩa xã hội

Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng hết sức coi trọng vị trí, vai trò của chi bộ Người viết: “Chi bộ là nền móng của

1 V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 232 - 233

11 Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt” 2 Chi bộ là gốc rễ của Đảng Ngay từ khi thành lập Đảng, Điều lệ Đảng đã qui định: “Ở mỗi xưởng máy, hầm mỏ, xí nghiệp, cơ quan, trường học, đường phố, đại đội - có 3 đảng viên trở lên thì lập một chi bộ Chi bộ là đồn lũy của Đảng chiến đấu trong quần chúng” 3

“Mỗi cơ sở là hạt nhân lãnh đạo của quần chúng của cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy trí tuệ và lực lƣợng vĩ đại của quần chúng” 4 “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng, tác dụng của chi bộ là cực kỳ quan trọng vì nó là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng” 5

Theo Hồ Chí Minh, nhiệm vụ của chi bộ là luôn luôn tuyên truyền cho nhân dân, để thực hiện khẩu hiệu và chính sách của Đảng, luôn luôn chú ý đến tư tưởng và nhu cầu của nhân dân và kịp thời báo cáo cho cấp trên biết rõ; luôn quan tâm đến đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa của nhân dân, đồng thời giáo dục nhân dân, tổ chức nhân dân để giải quyết các vấn đề cho nhân dân Chi bộ cần làm đầy đủ những công việc ấy thì Đảng mới liên hệ chặt chẽ với quần chúng

Nhƣ vậy, cả trong quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và tƣ tưởng Hồ Chí Minh đều khẳng định vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng của chi bộ, là nền tảng của Đảng, hạt nhân chiến đấu của Đảng, nơi tuyên truyền, cổ động quần chúng, giáo dục thức tỉnh quần chúng và tổ chức cho quần chúng đấu tranh cách mạng; chi bộ là tế bào của Đảng; là cầu nối, sợi dây chuyền liên hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân Chi bộ mạnh thì Đảng mạnh,

2 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 92

3 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 242

4 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 23

5 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 23

12 chi bộ yếu thì Đảng yếu Vì vậy, chăm lo xây dựng chi bộ đảng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của công tác xây dựng Đảng Đối với Đảng ta, ngay từ thời kỳ đầu thành lập, trong Điều lệ đầu tiên của Đảng ghi rõ: “Căn bổn tổ chức của Đảng là chi bộ (lò máy, công sở, nhà buôn, trường học…” 6

Trong điều kiện hoạt động bí mật, Đảng ta chú trọng tổ chức, phát triển các chi bộ cộng sản ở các khu công nghiệp tập trung đông công nhân, những vùng nông thôn và trong học sinh, sinh viên, trí thức nhằm tuyên truyền, cổ động và tổ chức quần chúng đứng lên đấu tranh giành chính quyền Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương (25-28/2/1943) đã đề ra nhiệm vụ cần ra sức tổ chức chi bộ xí nghiệp, đó là phương pháp chính làm cho cơ sở của Đảng được vững và thành phần của Đảng đƣợc tốt đẹp Vì vậy đảng bộ nào cũng phải đƣa đồng chí của mình vào những xí nghiệp lớn nơi mình hoạt động gây ra phong trào công nhân hóa theo khẩu hiệu: "Đi vào xí nghiệp, chiếm lấy xí nghiệp”, phải làm cho các chi bộ đảng có sinh hoạt thực tế theo chỉ thị về sinh hoạt chi bộ Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960) quyết định hệ thống tổ chức đảng gồm 4 cấp: Trung ƣơng, tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ƣơng), huyện (thị xã, khu) và cơ sở đảng, hệ thống đó đƣợc duy trì cho đến nay Do đó chi bộ trở thành tổ chức đảng trực thuộc đảng ủycơ sở Tuy nhiên, các chi bộ trong các xí nghiệp, cơ quan, trường học, khu phố và trong quân đội đã được củng cố một bước, các chi bộ trở thành những đơn vị lãnh đạo và chiến đấu bảo vệ tổ quốc và xây dựng CNXH

Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam đƣợc trình bày tại Đại hội lần thứ IV của Đảng đã tổng kết 5

6 Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 121

13 bài học kinh nghiệm về xây dựng tổ chức cơ sở đảng đã khẳng định phải nắm chắc khâu trung tâm của công tác củng cố cơ sở đảng là chi bộ, thường xuyên giữ vững chế độ và nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ, làm cho chi bộ, tổ chức tế bào đầu tiên của Đảng thực sự là hạt nhân lãnh đạo chính trị, là đơn vị chiến đấu ở cơ sở và là trường học giáo dục, rèn luyện đảng viên

Trong các Điều lệ Đảng từ Đại hội IV đến nay đều có qui định riêng về vị trí, nhiệm vụ của chi bộ dưới đảng ủycơ sở: Chi bộ là tổ chức tế bào cơ bản của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo và chiến đấu của Đảng trong quần chúng, là trường học giáo dục, rèn luyện mọi đảng viên, nơi kết nạp đảng viên và thi hành kỷ luật đối với đảng viên, phân công và kiểm tra công tác đảng viên Điều 27, Điều lệ Đảng thông qua Đại hội VII xác định: “Chi bộ là nơi trực tiếp nối liền Đảng với quần chúng, đƣợc tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của đảng viên Chi bộ có nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện, quản lý, phân công và kiểm tra công tác của đảng viên, kết nạp đảng viên mới và thi hành kỷ luật đảng viên, lãnh đạo việc thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi đơn vị” Điểm 2 Điều 24 của Điều lệ Đảng thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ VIII, lần thứ IX qui định: Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, thi hành kỷ luật đảng viên; thu, nộp đảng phí

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG SINH HOẠT CHI BỘ

1.2.1 Chất lượng sinh hoạt chi bộ và những tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ

*Quan niệm chất lượng sinh hoạt chi bộ

Chất lƣợng sinh hoạt chi bộ là tổng hợp những đặc điểm, tính chất và hoạt động thể hiện năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một tổ chức đảng, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị đƣợc giao trong từng thời kỳ cách mạng Chất lượng sinh hoạt chi bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các quyết định chính trị của các tổ chức đảng, đến chương trình hành động của đảng viên, đến việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của chi bộ Sinh hoạt chi bộ có chất lượng sẽ làm cho đường lối, chính sách của Đảng đƣợc quán triệt, nhiệm vụ của chi bộ đƣợc triển khai, trí tuệ và trách nhiệm của đảng viên đƣợc nâng cao, kỷ luật của Đảng đƣợc tăng cường, mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng được củng cố và phát triển

Chất lƣợng sinh hoạt chi bộ là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chi bộ Sinh hoạt chi bộ có chất lƣợng mới đảm bảo đƣợc vai trò lãnh đạo chính trị của chi bộ, đối với việc tổ chức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng tham gia vào quá trình xây dựng và triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của đơn vị

* Những tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ

Tiêu chí đánh giá chất lƣợng sinh hoạt chi bộ là những dấu hiệu, những tính chất để dựa vào đó mà nhận biết và đánh giá đƣợc chất lƣợng sinh hoạt đáp ứng đƣợc những yêu cầu mục tiêu phát triển của tổ chức đảng Đánh giá chất lƣợng sinh hoạt chi bộ phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây:

- Về nội dung sinh hoạt chi bộ

Sinh hoạt chi bộ phải đề ra đƣợc nội dung cụ thể, thiết thực, sát với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của chi bộ Đây là dấu hiệu quan trọng để đánh giá chất lƣợng sinh hoạt chi bộ Để sinh hoạt chi bộ đạt chất lƣợng, ban chi ủy, bí thƣ chi bộ phải lựa chọn đúng nội dung, xác định nội dung trọng tâm, trọng điểm cho từng thời kỳ để chi bộ thảo luận và quyết định Nếu nội dung sinh hoạt chi bộ đề ra không phù hợp, thiếu cụ thể và thiết thực thì không những việc thảo luận sẽ thiếu tập trung, thống nhất mà việc ra các quyết định lãnh đạo cũng sẽ kém hiệu lực, ít hiệu quả

Trong quá trình sinh hoạt, nội dung nêu ra phải đƣợc thảo luận sôi nổi, đúng hướng và phải đi đến những kết luận đúng đắn, đề ra được những quyết định phù hợp, khả thi

- Về hình thức sinh hoạt chi bộ

Nội dung sinh hoạt chỉ đƣợc quán triệt đầy đủ, kích thích tính tích cực, sáng tạo và biến thành hành động thực tế của đảng viên khi nó đƣợc thể hiện với những hình thức phù hợp Ngƣợc lại, hình thức đơn điệu, khô khan, nhàm chán, ít đổi mới sẽ làm cho sinh hoạt trở nên tẻ nhạt, nặng nề, không gây ra đƣợc hứng thú thu hút đảng viên tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến Do đó khi xem xét chất lƣợng sinh hoạt chi bộ phải xem xét tính hợp lý, hấp dẫn và phong phú của các hình thức sinh hoạt

- Thực hiện các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng

Sinh hoạt đảng là nơi thể hiện các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt cơ bản của Đảng, nhƣ nguyên tắc tập trung, dân chủ; tự phê bình và phê bình Việc thực hiện hay không thực hiện, thực hiện đúng hay không đúng là điều kiện quan trọng để xem xét chất lƣợng sinh hoạt Những chi bộ yếu kém, cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống thì nguyên nhân trực tiếp là thực hiện chƣa tốt, chƣa nghiêm các nguyên tắc về

25 tổ chức và sinh hoạt đảng Ngƣợc lại, những chi bộ vững mạnh là những đơn vị trong các hoạt động nói chung và sinh hoạt đảng nói riêng quán triệt và thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt

- Thực hiện qui trình sinh hoạt

Sinh hoạt chi bộ thực chất cũng là quá trình hoạt động nhận thức và tổ chức thực tiễn, đó là hoạt động mang tính khoa học Hiệu quả của cuộc sinh hoạt phụ thuộc vào việc thực hiện qui trình sinh hoạt có bài bản, khoa học hay không Cho nên các cấp uỷ cần nắm vững và thực hiện đúng qui trình sinh hoạt chi bộ mới đảm bảo chất lƣợng sinh hoạt

- Số lƣợng và thái độ của đảng viên tham gia sinh hoạt chi bộ

Số lƣợng đảng viên tham gia sinh hoạt đầy đủ là dấu hiệu không chỉ cho thấy ý thức tổ chức, kỷ luật, tính tích cực, tự giác của đảng viên mà còn thể hiện sự vững mạnh của tổ chức, sự nền nếp trong sinh hoạt của chi bộ Những chi bộ có đông đảng viên thường xuyên tham gia sinh hoạt, đảng viên tích cực đóng góp ý kiến có chất lƣợng, có tinh thần xây dựng thì nhất định tổ chức đảng đó sẽ có đƣợc những quyết định đúng đắn, có tính khả thi cao hơn là những chi bộ, đảng bộ có ít đảng viên tham gia, sinh hoạt chuệch choạc, thiếu tích cực, tự giác

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ của chi bộ

Sinh hoạt chi bộ, đảng bộ xét đến cùng là phải đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị Chất lƣợng sinh hoạt chi bộ phải đƣợc khẳng định ở kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị đƣợc giao, đây là tiêu chí thể hiện chính xác chất lƣợng sinh hoạt chi bộ Đánh giá chất lƣợng sinh hoạt cần phải phân tích đầy đủ các mặt nêu trên Tuy nhiên, kết quả cuối cùng của việc nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ thể hiện ở kết quả toàn diện, tổng hợp của các tiêu chí trên, đó là sinh hoạt chi bộ góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức

26 chiến đấu của tổ chức đảng; nội bộ Đảng đƣợc xây dựng trong sạch, vững mạnh; cán bộ, đảng viên có điều kiện để trưởng thành và phát huy khả năng của mình; tổ chức đảng thực hiện tốt vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở và đƣợc quần chúng nhân dân tín nhiệm

Những tiêu chí đánh giá chất lƣợng sinh hoạt chi bộ đồng thời cũng là sự thể hiện những yêu cầu cần phải làm để đảm bảo sinh hoạt chi bộ đạt chất lƣợng cao, do vậy, sinh hoạt chi bộ có chất lƣợng phải đảm bảo đƣợc tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu cao

1.2.2 Các nhân tố tác động chủ yếu đến chất lượng sinh hoạt chi bộ

Chất lƣợng sinh hoạt chi bộ cao hay thấp, hiệu quả hay yếu kém phụ thuộc nhiều vào nhân tố chủ quan và khách quan

- Đảng viên, đội ngũ đảng viên, cấp ủy và tổ chức đảng là nhân vật trung tâm quyết định đến chất lƣợng sinh hoạt đảng nói chung và sinh hoạt chi bộ nói riêng Vì thế, để lý giải chất lƣợng sinh hoạt đảng tốt hoặc chƣa tốt, phải nghiên cứu từ đảng viên, cấp ủy, tổ chức đảng

Chất lượng đội ngũ đảng viên cũng là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến chất lƣợng sinh hoạt chi bộ Nếu đảng viên có trình độ lý luận, có kiến thức, chuyên môn, nghiệp, có phẩm chất chính trị, đạo đức thì sẽ phát huy tốt vai trò của mình trong sinh hoạt, đảm bảo chất lƣợng lãnh đạo của chi bộ Trong những tổ chức đảng yếu kém, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu kém, đội ngũ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng thì chất lƣợng sinh hoạt đảng sẽ rất thấp

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH TRƯỜNG, ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

2.1.1 Đặc điểm, tình hình trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM nguyên là Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng – cơ sở II, đƣợc thành lập ngày 16/12/1976, tại đặt tại thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho Hệ thống Ngân hàng và các Định chế tài chính khác Ngày 03/05/1980 Thủ tướng Chính phủ cho phép Trường đào tạo đại học hệ chính qui tập trung chuyên ngành ngân hàng tạo thành phố Hồ Chí Minh

Theo quyết định 169/NH-QĐ ngày 29/11/1986 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trường mang tên Trường Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1997, trường mang tên là Trung tâm Đào tạo và nghiên cứu khoa học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh Ngày 09/02/01998, theo Quyết định số 30/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trường mang tên Học viện Ngân hàng – Phân viện thành phố Hồ Chí Minh Đến ngày 20/08/2003 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 174/2003/QĐ-TTg thành lập trường ĐHNH Tp.HCM (Trường)

Về cơ cấu tổ chức, Trường có 28 đơn vị chức năng trực thuộc, trong đó có 12 Khoa, Bộ môn, 11 phòng chức năng, 03 Trung tâm, 02 Viện Gần

45 năm hình thành và phát triển, Trường đã đào tạo một lực lượng cán bộ đông đảo, từ cao đẳng, đại học đến thạc sĩ và tiến sĩ, đáp ứng các nhu cầu của xã hội Bối cảnh hiện nay, Trường đẩy mạnh hoạt động đối ngoại trong

31 nước, hợp tác quốc tế để nâng cao vị thế, danh tiếng và tạo lập nguồn thu cho Trường Trường đã xúc tiến, thiết lập và phong phú hóa quan hệ hợp tác với hàng loạt đối tác trong nước là các ngân hàng, doanh nghiệp có vị thế, có tên tuổi trên thị trường như Nam Á Bank, Vietcombank, Vietinbank, Techcombank, Tập đoàn Thành Thành Công, Học viện Ngân hàng Hà Nội , cơ quan chủ quản và các bộ/ngành trung ương (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Giáo dục & Đào tạo), chính quyền địa phương trên địa bàn Trường đóng trụ sở Nhà Trường đã tổ chức nhiều chuyến thăm, làm việc, công tác, ký kết hợp tác với các đối tác các trường đại học, các tổ chức quốc tế ở Châu Âu, Châu Á nhƣ: Học viện Ngân hàng Lào, Đại học Adelaide (Australia), Đại học Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia Cao Hùng (Đài Loan – Trung Quốc), Đại học Quốc gia Đài Bắc (Đài Loan – Trung Quốc), Trường Đại học Công nghệ Malaysia (UTM), Trường Đại học Toulon (Pháp), Trường Đại học Bolton (Anh)

Thích ứng với sự thay đổi và cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, Trường đã phát triển mạnh mẽ các loại hình chương trình liên kết đào tạo từ cử nhân đến tiến sỹ, vừa tạo điều kiện mang lại nguồn thu ổn định vừa tạo điều kiện để mở rộng, phát triển hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học thông qua các cơ hội ra nước ngoài để trau dồi năng lực chuyên môn, tri thức khoa học chuyên ngành cũng nhƣ các hoạt động huấn luyện, đào tạo nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ cán bộ, viên chức, giảng viên và người học của Trường

2.1.2 Đặc điểm, tình hình Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh Đảng bộ Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh tính đến tháng 3 năm 2020 có 286 đảng viên với 25 Chi bộ trực thuộc, trong đó khối giảng dạy có 11Chi bộ (khoa Ngân hàng; khoa Tài chính; khoa Quản trị kinh

32 doanh; khoa Hệ thống thông tin; khoa Kế toán - Kiểm Toán; khoa Kinh tế Quốc tế; khoa Luật kinh tế; khoa Ngoại ngữ; khoa Lý luận Chính trị; Bộ môn Toán kinh tế; khoa Sau đại học) Khối phòng ban, các trung tâm, viện nghiên cứu có 12 Chi bộ (Văn phòng; phòng Tổ chức cán bộ; phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng; phòng Đào tạo; phòng Thanh tra; phòng Công tác sinh viên; Viện Nghiên cứu khoa học và công nghệ ngân hàng; phòng Công nghệ thông tin; Thư viện; phòng Tài chính kế toán; phòng Quản trị tài sản; Trung tâm đào tạo) và hai Chi bộ khối Sinh viên (Sinh viên 1 và Sinh viên 2)

Trong thời gian vừa qua, Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo các cấp ủy tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Đảng ủy các cấp Đảng ủy trường Đại học Ngân hàng đã đoàn kết, thống nhất lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Nhà trường Trong đó, tập trung chỉ đạo các cấp ủy tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Đảng ủy các cấp, trong đó có Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2015 – 2020, trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Trường, đó là hoàn thành các mục tiêu trong việc lãnh đạo thực hiện chiến lược phát triển trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Đảng bộ đã tiếp nhận 03 đồng chí đảng viên từ Đảng bộ khác (có quyết định nhận công tác của Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh) về sinh hoạt tại Đảng bộ 9 ; đã tiến hành hoàn thiện 12 hồ sơ công nhận đảng viên chính thức; tiến hành hoàn thiện và chuyển sinh hoạt đảng về nơi cư trú cũng như nơi làm việc cho đảng viên là 18 trường hợp; hoàn thiện 04 hồ sơ đề nghị trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng 10 ; đã tiến hành hoàn thiện các thủ tục đề nghị Đảng ủy cấp trên cấp thẻ Đảng cho 28

9 Đồng chí Lê Thị Ánh Tuyết, chi bộ khoa Kinh tế quốc tế; Đồng chí Phan Ngọc Huy, chi bộ Bộ môn Toán kinh tế; Đồng chí Hồ Xuân Thắng, chi bộ khoa Luật Kinh tế

10 Đồng chí Đoàn Võ Việt, chi bộ Phòng Thanh tra; Đồng chí Hồ Xuân Thắng, chi bộ Bộ môn Toán Kinh tế; Đồng chí Lê Mạnh Hƣng, chi bộ Khoa Tài chính; Đồng chí Lê Đình Hạc, chi bộ khoa Sau Đại học

33 đảng viên chính thức trong toàn Đảng bộ; hoàn thiện thủ tục cấp thẻ đảng cho

01 trường hợp bị mất thẻ; giải quyết cho ra khỏi đảng 01 trường hợp Đảng viên tự nguyện xin ra khỏi Đảng 11

Bảng công tác phát triển đảng viên mới

Kết nạp đảng viên Lớp bồi dƣỡng đảng viên mới

Tổng số Nữ Sinh viên

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của văn phòng Đảng – đoàn thể Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh có 02 chi bộ sinh viên, với số lƣợng 106 đảng viên (6/2020) Quá trình hoạt động, chi bộ sinh viên thuộc Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh thực sự là nơi tập hợp lực lƣợng, trung tâm đoàn kết, lãnh đạo các phong trào của sinh viên (SV), nơi quản lý, rèn luyện đảng viên SV, giúp các đảng viên SV có cơ hội phát huy tính tiền phong gương mẫu, thể hiện năng lực của mình Việc hình thành và hoạt động của các mô hình chi bộ SV tại Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh đã thúc đẩy công tác tạo nguồn kết nạp đảng viên

11 Đảng viên Huỳnh Lưu Đức Toàn, chi bộ khoa Tài chính

34 trong SV trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

Với Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, chi bộ sinh viên có những đặc thù nhất định, chúng ta có thể kể đến là: (i), đảng viên có tuổi đời và tuổi đảng trẻ; ít vốn sống và thiếu kinh nghiệm công tác đảng (ii) chi bộ sinh viên liên tục có sự thay đổi về số lƣợng do sự biến động giữa tỷ lệ sinh viên đƣợc kết nạp và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp phải chuyển đảng

Bên cạnh đó, các chi bộ sinh viên Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng

TP Hồ Chí Minh còn thể hiện đƣợc vị trí, vai trò, tầm quan trọng của mình thông qua các việc là hạt nhân chính trị lãnh đạo SV thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ nhà trường là cầu nối trực tiếp giữa Đảng và SV Với những đảng viên trẻ, nhiệt tình và ham hiểu biết, chi bộ SV 01 và SV 02 đã phát huy vai trò nòng cốt nổi bật trong các phong trào học tập, rèn luyện của SV, trong các hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên, góp phần thiết thực vào rèn luyện, thử thách, bồi dưỡng cán bộ trẻ của khoa, của trường và trong công tác tạo nguồn phát triển đảng viên Đặc biệt, vai trò đảng viên trong chi bộ SV 01 và

SV 02 luôn đƣợc đánh giá về học tập, đi đầu trong các hoạt động của SV Hai chi bộ SV giữ đƣợc định kỳ mỗi tháng sinh hoạt một lần, để đảm bảo lịch học, các chi bộ SV đa phần đều sinh hoạt ngoài giờ để không ảnh hưởng đến công việc học tập

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

chi bộ ghép ít đảng viên thì chất lượng sinh hoạt thường không cao do khó giữ nền nếp sinh hoạt Các chi bộ đông đảng viên, việc giữ nền nếp sinh hoạt và đảm bảo số lƣợng đảng viên tham gia sinh hoạt cũng khó hơn; đảng viên ít có thời gian thảo luận, đóng góp ý kiến Với những chi bộ ghép từ nhiều đơn vị chức năng, nhiệm vụ chuyên môn chỉ dừng ở phương hướng chung, ít bàn đến những biện pháp cụ thể Đối với các chi bộ sinh viên, đảng viên sinh viên luôn biến động, bộ phận sinh viên ra trường còn lưu sinh hoạt theo qui định thường tham gia sinh hoạt có tính chất hình thức, chiếu lệ, số lƣợng đảng viên sinh hoạt ít khi đầy đủ, phê bình và tự phê bình yếu Sinh hoạt chi bộ ghép, chi bộ thuộc các khoa, các đơn vị thường tổ chức ngoài giờ hành chính, hoặc kết hợp với sinh hoạt chuyên môn, nên dễ bị bớt xén thời gian, sơ sài về nội dung, đơn điệu về hình thức và đôi khi trùng lặp với nhiệm vụ chuyên môn

Về trình độ lý luận, nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh là khá cao Công tác chuyên môn và đời sống của cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cơ bản tương đối ổn định Tuy nhiên, hầu hết thời gian, công sức cán bộ đảng viên tập trung vào công tác chuyên môn, nên việc quan tâm đến công tác đảng, đội ngũ cấp ủy có năng lực chuyên môn cao nhƣng ít kinh nghiệm và hạn chế về công tác đảng

2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG SINH HOẠT CHI BỘ TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

2.2.1 Ưu điểm về chất lượng sinh hoạt chi bộ tại trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

* Nền nếp sinh hoạt; ý thức tổ chức kỷ luật của đảng viên đối với sinh hoạt chi bộ được duy trì đều đặn, có tính tự giác cao

Nền nếp sinh hoạt chi bộ của đa số các chi bộ thuộc Đảng bộ trường

42 Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh và duy trì đều đặn

Phần lớn các chi bộ duy trì nền nếp sinh hoạt hàng tháng Một số chi bộ đã xây dựng lịch sinh hoạt chi bộ từ ngày mùng 01 đến ngày mùng 05 hàng tháng Tuy chƣa duy trì thành nền nếp việc sinh hoạt chi bộ vào ngày cố định đầu tháng, song các chi bộ đã duy trì thành nền nếp việc thực hiện lịch sinh hoạt chi bộ, đảm bảo tốt việc tổ chức sinh hoạt chi bộ thường kỳ do Điều lệ Đảng quy định

Trên cơ sở nhiệm vụ chính trị của chi bộ và đặc điểm đặc thù của chi bộ, tính chất hoạt động của các đơn vị trong Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, các chi uỷ đã chọn thời điểm tổ chức sinh hoạt chi bộ thích hợp Phần lớn chi bộ chọn thời gian sinh hoạt chi bộ cùng ngày với sinh hoạt chuyên môn, tạo thuận lợi về việc sắp xếp thời gian cho các đảng viên sinh hoạt đầy đủ, đúng giờ

Các chi bộ đều duy trì đều đặn chế độ sinh hoạt chi bộ và thường tổ chức sinh hoạt chi bộ vào những ngày đầu của tháng Các chi uỷ đã chủ động nắm chắc khả năng tham gia sinh hoạt chi bộ của đảng viên Xuất phát từ điều kiện cụ thể của chi bộ trong tháng, một số chi uỷ đã tổ chức sinh hoạt chi bộ vào tuần đầu tiên của tháng và duy trì đúng thời gian quy định dành cho một buổi sinh hoạt chi bộ Ví dụ: Chi bộ Văn phòng, Chi bộ phòng Công nghệ thông tin, Chi bộ Thƣ viện Từ yêu cầu giải quyết những vấn đề nảy sinh của cơ quan, chi bộ đã tổ chức các cuộc sinh hoạt bất thường theo đúng quy định của Điều lệ Đảng và sự chỉ đạo của đảng ủycấp trên Ở Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất quy định và thực hiện nghiêm chỉnh việc tổ chức sinh hoạt chi bộ định kỳ hằng tháng sau ngày cuộc họp Đảng ủyhoặc Đảng ủymở rộng của nhà trường Quy định này đã được các chi bộ thuộc Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố

Hồ Chí Minh thực hiện nghiêm chỉnh và có tác dụng lớn đối với chất lƣợng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Những chủ trương của Ban Thường vụ, của Đảng uỷ nhà trường về lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động trong tháng, những vấn đề trọng tâm trong hoạt động lãnh đạo của đảng uỷ cấp trên, những vấn đề bức xúc nảy sinh trong thực tiễn ở các cơ quan, đơn vị, ban ngành của ngành, của Thành phố, của Bộ GĐ&ĐT, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, xã hội trong nước nói chung và một số vấn đề quốc tế được Đảng ủytrường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh định hướng về tư tưởng đã kịp thời được triển khai trong sinh hoạt chi bộ và trở thành một nội dung của sinh hoạt chi bộ thường kỳ

Nhiều chi bộ đã xác định chính xác và quy định rõ ngày tổ chức sinh hoạt chi bộ thường kỳ Điều này, vừa đảm bảo thời gian cần thiết cho chi ủy chuẩn bị nội dung và các điều kiện cần thiết cho sinh hoạt chi bộ, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên sắp xếp công việc để tham gia sinh hoạt chi bộ; góp phần quan trọng vào việc nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của chi ủy và mỗi đảng viên đối với sinh hoạt chi bộ; nắm chắc thời điểm tổ chức sinh hoạt chi bộ, từng đảng viên đã chủ động sắp xếp công việc để tham gia sinh hoạt chi bộ, kiểm điểm những công việc đƣợc chi bộ phân công thực hiện trong tháng để báo cáo trước chi bộ và chuẩn bị ý kiến phát biểu trong sinh hoạt chi bộ Những đảng viên không tham gia sinh hoạt chi bộ phải báo cáo đầy đủ lý do và đƣợc chi uỷ hoặc đồng chí bí thƣ của chi bộ đồng ý

Ngoài việc tổ chức sinh hoạt thường kỳ, các chi bộ trong Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh còn tổ chức sinh hoạt đột xuất hoặc sinh hoạt ngoài đơn vị (Chi bộ văn phòng sinh hoạt chuyên đề tại Côn Đảo; Chi bộ Phòng QL CNTT sinh hoạt chuyên đề tại tỉnh) để thảo

44 luận tìm giải pháp giải quyết những vấn đề bức thiết của cơ quan đơn vị, những vấn đề trọng tâm về công tác xây dựng Đảng và giải quyết những vấn đề khác theo yêu cầu của cấp ủy cấp trên Quá trình sinh hoạt, các chi bộ có thực hiện việc điểm danh đảng viên đi họp đầy đủ đúng giờ, ghi rõ trong sổ họp của chi bộ theo biểu mẫu và hướng dẫn của Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Về thời gian dành cho các buổi sinh hoạt chi bộ thường kỳ thường khoảng từ 1 tiếng đến 2 tiếng Bên cạnh đó, những cuộc sinh hoạt chi bộ để thảo luận, giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh của các đơn vị và các công tác chuyên môn khác liên quan đến đảng, chính quyền; tổng kết hoạt động của chi bộ hằng năm, đánh giá và phân loại đảng viên, thường kéo dài hơn, có đơn vị, do số lƣợng đảng viên đông và cách điều hành của chi bộ, bí thƣ nên có thể tiến hành sinh hoạt cả buổi Ý thức tổ chức kỷ luật của đảng viên ở các chi bộ đối với sinh hoạt chi bộ tại Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng cao Đảng viên tham gia sinh hoạt tại các chi bộ thuộc Đảng bộ nhà trường ngày càng đủ, đúng giờ, trung bình mỗi buổi sinh hoạt chi bộ có số lƣợng đảng viên tham gia sinh hoạt đạt trên 80% so với tổng số đảng viên của chi bộ Có chi bộ, số lượng đảng viên thường xuyên tham gia sinh hoạt đạt tỷ lệ 100%

Một số chi bộ trong Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố

Hồ Chí Minh, do có đảng ủy viên là Ban Giám hiệu cùng sinh hoạt chung nên đã giúp chi bộ tháo gỡ kịp thời những khó khăn, hoặc báo cáo kịp thời với cấp uỷ cơ sở và Đảng ủy nhà trừng để tìm những giải pháp đúng đắn, giải quyết có hiệu quả Ví dụ nhƣ các chi bộ: Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng tài chính – kế toán; Khoa Tài chính

Chi bộ thuộc Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh có số lƣợng đảng viên dự sinh hoạt đảm bảo trung bình đạt trên 80%, đảng viên vắng mặt báo cáo lý do; chi ủy truyền đạt nội dung, nghị quyết, kết luận của chi bộ cho đảng viên biết và thực hiện Đa số các chi ủy, bí thƣ chi bộ, đảng viên đã nhận thức rõ và thực hiện tốt ba tính chất của sinh hoạt chi bộ, đó là tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ

Thực hiện Quy định số 76-QĐ/TW ngày 15-6-2000 của Bộ Chính trị, đảng ủytrường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các chi bộ trực thuộc tăng cường công tác quản lý đảng viên, tổ chức cho đảng viên tham gia sinh hoạt theo Quy định này; chi bộ đều đề nghị chi uỷ nơi đảng viên cư trú nhận xét đảng viên ở nơi cư trú về chấp hành đường lối chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các quy định của địa phương Đặc biệt là cuối năm xin ý kiến nhận xét của chi ủy nơi đảng viên cƣ trú để làm cơ sở đánh giá chất lượng đảng viên cuối năm hay trong trường hợp bổ nhiệm cán bộ của nhà trường cũng xin ý kiến đánh giá cán bộ đảng viên được bổ nhiệm của chi ủy nơi cư trú về chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy của địa phương

* Công tác chuẩn bị cho sinh hoạt chi bộ của bí thư, chi ủy, đảng viên ngày càng chủ động đảm bảo phục vụ tốt cho các buổi sinh hoạt, bám sát vào điều kiện thực tiễn của nhà trường và của đơn vị Để chuẩn bị nội dung và những điều kiện cần thiết cho sinh hoạt chi bộ, chi ủy thường tố chức họp chi uỷ trước mộ vài ngày hoặc một buổi, trước khi cuộc họp chi bộ diễn ra để thông qua nội dung sinh hoạt chi bộ do bí thƣ hoặc phó bí thƣ chi bộ chuẩn bị và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng chi ủy viên nhƣ: chuẩn bị tài liệu và những vấn đề cần thiết liên quan đến nội

46 dung sinh hoạt chi bộ; xây dựng chương trình sinh hoạt chi bộ; chuẩn bị các điều kiện vật chất cho sinh hoạt chi bộ

NHỮNG KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SINH HOẠT CHI BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ

HOẠT CHI BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

Thứ nhất, quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ thị, hưởng dẫn của Đảng và của Thành uỷ, Đảng ủy Khối, tranh thủ sự giúp đỡ của cấp ủy cấp trên về nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ là nhân tố quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ của các chi bộ thuộc Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Thực tế cho thấy, những chi bộ tổ chức sinh hoạt đạt chất lƣợng cao là những chi bộ đã tổ chức nghiên cứu sâu sắc và thường xuyên quán triệt các chỉ thị của Đảng và hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, trước hết là trong chi uỷ, tiếp đến là toàn thể đảng viên của chi bộ, coi đó là cẩm nang trong tổ chức và nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ Các chi bộ ấy đã tập trung quán triệt sâu sắc các chỉ thị, hướng dẫn của Đảng về nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ trong những năm gần đây, nhất là Hướng dẫn số 57-HD/BTCTW ngày 16-3-2006 của Ban Tổ chức Trung ƣơng về một số vấn đề nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ; Chỉ thị

10-CT/TW ngày 30-3-2007 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và Hướng dẫn 05-HD/BTCTWW ngày 25-5-

2007 của Ban Tổ chức Trung ương; Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 02/3/2012 của Ban Tổ chức Trung ƣơng về nội dung sinh hoạt chi bộ, về thực hiện Chỉ thị này và các văn bản hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên về vấn đề này Qua đó, nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung, quy trình, phương pháp tổ chức buổi sinh hoạt chi bộ và vận dụng đúng đắn, phù hợp

Thứ hai, nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng của các chi bộ xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tập trung thảo luận, ra nghị quyết đúng đắn của chi bộ; coi trọng sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề và nâng cao ý thức, trách nhiệm của đảng viên đối với sinh hoạt chi bộ để tập trung thảo luận ra đƣợc nghị quyết đúng đắn của chi bộ

Nếu trong một cuộc sinh hoạt chi bộ thảo luận nhiều nội dung, không xác định rõ trọng tâm, trọng điểm thì dễ sa vào thảo luận những vấn đề vụn vặt, không xác định đƣợc giải pháp khả thi giải quyết vấn đề trọng tâm, trọng điểm trong nhiệm vụ của chi bộ trong tháng đó thì chất lƣợng sinh hoạt chi bộ thấp Nhiều đảng viên nhận thấy vai trò của sinh hoạt chi bộ không đƣợc phát huy và thể hiện rõ đối với hoạt động của chi bộ, dần dần kém thiết tha với sinh hoạt chi bộ, không tích cực phát biểu ý kiến, và chất lƣợng sinh hoạt chi bộ thường sẽ thấp

Trước mỗi cuộc sinh hoạt chi bộ, chi uỷ nghiên cứu, xác định nội dung sinh hoạt phù hợp yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ, khắc phục tình trạng nội dung sinh hoạt chung chung, cuộc sinh hoạt chi bộ tháng này gần giống cuộc sinh hoạt chi bộ tháng trước Nghị quyết của chi bộ cần cần thể hiện rõ ràng, cụ thể những giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trong tháng, giải quyết dứt điểm khâu yếu, mặt yếu, những vấn đề nảy sinh của cơ quan đơn vị mình Chi uỷ căn cứ vào sự chỉ đạo của cấp ủy đảng cấp trên và tình hình cụ thể của cơ quan đơn vị mính, để xác định nội dung sinh hoạt phù hợp, hướng trọng tâm vào vận dụng, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên, tự phê bình và phê bình làm rõ những mặt yếu kém của chi bộ, những hạn chế của đảng viên, làm rõ kết quả thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của chi uỷ, từng chi uỷ viên và đảng viên trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện nghị

69 quyết của chi bộ, chỉ ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục khuyết điểm, yếu kém

Cần coi trọng tổ chức sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề Việc chọn chuyên để tiến hành sinh hoạt chi bộ, cần bám sát vào tình hình thực tiễn của đơn vị, ban ngành mình quản lý lãnh đạo, những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cấp ủy cấp trên trong từng thời gian, những vấn đề đang nổi lên của cơ quan đơn vị và những đặc điểm đặc thù của chi bộ Chi ủy hoặc bí thƣ chi bộ đầu tƣ trí tuệ, tham khảo những kinh nghiệm của các chi bộ khác; suy nghĩ, trao đổi với các tổ chức, đoàn thể cơ quan, đơn vị để lựa chọn một số nội dung cần đƣa vào sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề Chi uỷ phân công người chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề đã được xác định Nhiều chi bộ đã khá thành công trong tổ chức sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề về: công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác kết nạp đảng viên; đổi mới nội dung sinh hoạt các đoàn thể

Làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, tạo điều kiện cho đảng viên học tập quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước Thường xuyên phổ biến cho đảng viên tình hình và các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cơ quan, ban ngành, đơn vị giúp đảng viên nâng cao kiến thức, có đủ thông tin… Từ đó có khả năng trao đổi, thảo luận và biểu quyết nghị quyết của chi bộ là nhân tố đặc biệt quan trọng để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thuộc Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố

Thứ ba, chọn và bố trí đúng bí thƣ chi bộ là nhân tố có tính quyết định nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ

Bí thư chi bộ là người đứng đầu chi uỷ và chi bộ, có vai trò đặc biệt quan trọng và có tính quyết định nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ Bí thƣ chi bộ là người trực tiếp chuẩn bị nội dung, tổ chức trao đổi, thảo luận trong chi uỷ và tổ chức sinh hoạt chi bộ Nếu bí thƣ chi bộ có đủ trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm, dành nhiều thời gian chuẩn bị kỹ nội dung, cách thức tiến hành sinh hoạt chi bộ, bàn bạc thảo luận dân chủ trong chi uỷ, phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng đồng chí chi uỷ viên, thống nhất ý chí và hành động trong tổ chức và nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ thì chất lƣợng thì sinh hoạt chi bộ sẽ đạt kết quả cao

Vai trò quan trọng hàng đầu của bí thƣ chi bộ đối với chất lƣợng sinh hoạt chi bộ còn thể hiện trong điều hành sinh hoạt chi bộ, đảm bảo cho sinh hoạt chi bộ đi đúng hướng, sôi nổi, thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, ra đƣợc nghị quyết đúng đắn, khả thi thì chất lƣợng sinh hoạt chi bộ sẽ cao Ở nhiều nơi, chất lƣợng sinh hoạt chi bộ thấp, khi thay đổi bí thƣ chi bộ, chất lƣợng sinh hoạt đã đƣợc cải thiện rõ rệt Bởi vậy, một vấn đề rất quan trọng để nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ cần coi trọng kiện toàn bí thƣ chi bộ

Thứ tư, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng trong sinh hoạt chi bộ, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ; tự phê bình và phê bình; đoàn kết thống nhất trong Đảng

Thực tế cho thấy, để thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, người chủ trì cuộc sinh hoạt chi bộ phải nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung sinh hoạt chi bộ, chủ động điều hành sinh hoạt chi bộ một cách khoa học Tuỳ theo nội dung và hình thức sinh hoạt chi bộ, người chủ trì cuộc sinh hoạt cần lựa chọn phương pháp điều hành thích hợp, coi trọng phát huy dân chủ, tập trung thảo luận làm sáng tỏ những vấn đề nêu ra, gợi ý thảo luận những vấn đề còn có ý kiến khác nhau Mọi đảng viên tự phê bình và phê bình với động cơ đúng đắn, tránh hiện tƣợng phê bình chung chung, ngại va chạm, không lợi dụng phê bình để gây mất đoàn kết Tự phê bình, phê bình phải gắn với đề xuất các giải pháp phát huy ƣu điểm, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm

Việc mở rộng dân chủ trong sinh hoạt chi bộ, làm cho tư tưởng của đảng viên thông suốt, tạo điều kiện cho đảng viên nói thẳng, nói thật trong sinh hoạt chi bộ Bí thư, chi ủy viên phải gương mẫu, lắng nghe ý kiến đóng góp của đảng viên Trong sinh hoạt chi bộ phải đề cao tính tự phê bình, phê bình, thẳng thắn nhận khuyết điểm nếu có vi phạm Công tác đấu tranh tự phê bình, phê bình trong chi bộ phải làm thường xuyên thì chất lượng sinh hoạt chi bộ sẽ đƣợc nâng lên

Thứ năm, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của cấp uỷ cấp trên là nhân tố rất quan trọng nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ thuộc Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh là trách nhiệm là của toàn thể đảng viên, trước hết và trực tiếp là của đồng chí bí thƣ chi bộ và các chi uỷ viên Song, sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của cấp ủy cấp trên, có vai trò không nhỏ Vì vậy, cần tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên đối với nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ, nhất là đối với những chi bộ yếu kém

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SINH HOẠT CHI BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

Căn cứ vào tình hình thực tế các chi bộ thuộc Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, xuất phát từ thực trạng, cũng nhƣ yêu cầu của thực tiễn cần nâng cao chất lƣợng công tác sinh hoạt chi bộ trong thời gian tới tại Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Các phương hướng cần tập trung vào bao gồm:

3.1.1 Nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của các chi uỷ viên và đảng viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chất lượng sinh họat chi bộ

Tạo chuyển biến về nhận thức và đề cao trách nhiệm của các bí thƣ chi bộ, các chi uỷ viên và đảng viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tổ chức cơ sở đảng và của chi bộ nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ, đảng bộ và đội ngũ cán bộ, đảng viên

Quán triệt việc thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30-3-2007 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ và Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 2/3/2012 của Ban Tổ chức Trung ương về nội dung sinh hoạt chi bộ, Hướng dẫn số 11-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ƣơng về tiến hành kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khoá XI) đã xác định mục đích, yêu cầu nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ gắn trong những năm tới: “chấn chỉnh tổ chức, nâng cao năng lực lãnh

75 đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ; thực hiện nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình”, cũng như các văn bản chi đạo của Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng thành phố Hồ Chí Minh về đảm bảo đúng nguyên tắc, quy trình, chất lƣợng trong sinh hoạt đảng, nhằm thực hiện có chuyển biến chất lƣợng sinh hoạt chi bộ trong toàn Đảng bộ

Việc tham gia sinh họat chi bộ cũng đƣợc coi là một trong những tiêu chí để xem xét đánh giá tư cách của người đảng viên Vì vậy cần quán triệt vị trí vai trò của chi bộ và tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ để mọi đảng viên hiểu rõ, tự giác thực hiện tốt trách nhiệm của người đảng viên đối với hoạt động của chi bộ Mỗi đảng viên phải có ý thức và trách nhiệm cao đối với sinh hoạt chi bộ Tham gia sinh hoạt chi bộ là nhiệm vụ và trách nhiệm của đảng viên, đƣợc Điều lệ Đảng quy định Song, không phải mọi đảng viên đều luôn ý thức đƣợc điều này Bởi vậy, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đảng viên về vị trí, tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ Làm cho mỗi đảng viên ý thức đƣợc đối với sinh hoạt chi bộ, chủ động trong công việc và việc gia đình để tham gia sinh hoạt chi bộ đầy đủ; tích cực chuẩn bị ý kiến để phát biểu trong sinh hoạt chi bộ, thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng trong sinh hoạt chi bộ; có thái độ tôn trọng ý kiến của các đảng viên và thái độ cầu thị; thẳng thắn, chân tình, thương yêu đồng chí khi tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ

Mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức rõ vị trí, vai trò của chi bộ, tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ; thường xuyên thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh "chi bộ là gốc rễ của Đảng"; nâng cao nhận thức chính trị, ổn định tƣ tưởng, giữ vững và phát huy tính tiên phong gương mẫu trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao Thể hiện vai trò trách nhiệm của người đảng viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Từ đó cùng tập thể chi bộ đoàn kết

76 thống nhất thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đề ra Gắn sinh hoạt chi bộ với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Đặc biệt là đối với các đồng chí trong ban chi ủy, các đồng chí trong chi ủy là hạt nhân lãnh đạo của chi bộ, chỉ khi bí thƣ, chi ủy ý thức rõ ràng vai trò, tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ thì việc chuẩn bị cho buổi sinh hoạt, cũng nhƣ điều hành, chủ trì cuộc họp chi bộ mới có chất lƣợng hiệu quả cao

Chi ủy, đứng đầu là đồng chí bí thƣ cần có nghiệp vụ vững vàng về công tác đảng, có năng lực tổ chức, điều hành cuộc họp chi bộ Song song với đó là sự quan tâm, là nhận thức đúng về tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ, chỉ có vậy buổi sinh hoạt mới có chất lƣợng, hiệu quả Nếu nhƣ bí thƣ chi bộ, ban chi ủy và mỗi đồng chí trong chi bộ đều xem nhẹ sinh hoạt chi bộ, coi đó chỉ là việc cần phải làm theo quy định của Đảng thì hẳn nhiên không bao giờ các buổi sinh hoạt chi bộ đạt đƣợc hiệu quả, mà chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ Đảm bảo cho các buổi sinh hoạt chi bộ đúng định hướng, thiết thực và hiệu quả là trách nhiệm không chỉ của Bí thƣ chi bộ, ban chỉ ủy mà còn là của tất cả đảng viên trong chi bộ Cần phát huy tinh thần tự chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của chi bộ đối với mỗi đảng viên, đặc biệt là bí thƣ chi bộ, ban chi ủy

3.1.2 Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ cần kết hợp giữa sự chủ động, sáng tạo của chi bộ và cơ sở đảng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cấp trên; giữa tổ chức đảng với chuyên môn

Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của các cấp ủy, của đội ngũ đảng viên trong việc tổ chức sinh hoạt chi bộ tại đảng bộ nhà trường là điều mang tính tấy yếu khách quan Phải chú trọng từ việc lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp, thiết thực, đến việc điều hành, hướng dẫn đảng viên trao đổi, thảo

77 luận đề ra các quyết định đúng đắn, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, đảm bảo tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu trong sinh hoạt đảng Để khắc phục tình trạng vừa chồng chéo giữa công tác Đảng với công tác chuyên môn, tổ chức đảng lấn sâu vào công việc của chính quyền, của chuyên môn, vừa buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác của chính quyền và chuyên môn, các chi ủy, đảng ủy cần phải nắm vững Qui định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của các chi bộ, đảng bộ trong các cơ quan và đơn vị sự nghiệp, để xác định rõ nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền và chuyên môn Đây là cơ sở để vừa đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, sâu sát của tổ chức đảng, vừa phát huy vai trò của chính quyền và chuyên môn, cùng nhau phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị đƣợc giao

Sinh hoạt chi bộ trong Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố

Hồ Chí Minh cần tập trung vào thực hiện những nhiệm vụ có tính đột phá liên quan đến đến nhiệm vụ chức năng của đơn vị mình và mục tiêu của nhà trường, hướng đến nâng cao hơn nữa chất lượng đào tại, giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

3.1.3 Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện về sinh hoạt chi bộ Đổi mới hình thức sinh hoạt chi bộ gắn với việc tăng cường sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề Ngoài việc áp dụng hình thức sinh hoạt chi bộ tập trung do đồng chí bí thƣ hoặc phó bí thƣ làm chủ tọa đƣợc, các chi bộ cần mạnh dạn áp dụng các hình thức sinh hoạt chi bộ mới nhƣ : Các hình thức sinh hoạt theo kiểu hội thảo, toạ đàm; hình thức sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề nhằm dần dần khắc phục đƣợc sự buồn tẻ, ít thiết thực trong sinh hoạt ở một số chi bộ nhƣ trong thời gian vừa qua

Chi ủy, bí thƣ chi bộ chọn nhiệm vụ trọng tâm, khâu khó, những vấn đề nổi cộm, bức xúc, những vấn đề cán bộ, đảng viên, quần chúng đặc biệt quan tâm gắn với điều kiện đặc thù của chi bộ và cơ quan để đƣa vào sinh hoạt chuyên đề

NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG

3.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cấp trên đối với sinh hoạt của các chi bộ thuộc Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố

Hồ Chí Minh Để hoạt động sinh hoạt chi bộ đảm bảo đúng định hướng, vừa thiết thực, hiệu quả thì cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cấp trên Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cấp trên đối với hoạt động sinh hoạt đảng, sinh hoạt chi bộ đƣợc thể hiện ở chỗ: cấp ủy quan tâm đến hoạt động sinh hoạt, có kế hoạch tới dự các buổi sinh hoạt chi bộ, tạo điều kiện về địa điểm và các điều kiện vật chất khác cho sinh hoạt chi bộ Cuối mỗi buổi sinh hoạt chi bộ, đồng chí cấp ủy sẽ thay mặt cấp ủy cấp trên đánh giá chất lƣợng, hiệu quả; chỉ ra những mặt đƣợc, mặt hạn chế của buổi sinh hoạt để chi bộ rút kinh nghiệm cho các buổi sinh hoạt sau đƣợc tốt hơn Ngoài ra, cấp ủy cấp trên có thể thông qua các ban tham mưu của mình, tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ cho chi bộ, cho đồng chí bí thƣ chi bộ, các đồng chí trong chi ủy về công tác đảng, về sinh hoạt đảng, sinh hoạt chi bộ Đây chính là một điều kiện hết sức quan trọng giúp cho chi bộ tổ chức các buổi sinh hoạt một cách khoa học, vừa

81 đảm bảo đúng định hướng của cấp ủy cấp trên, vừa đảm bảo phù hợp, thiết thực với chi bộ, với đảng viên trong chi bộ

Mỗi đồng chí cấp ủy cấp trên cần xây dựng kế hoạch dự sinh hoạt với chi bộ trên địa bàn đƣợc phân công để nắm bắt tình hình thực tế nhằm chỉ đạo, giúp đỡ các chi bộ sinh hoạt đảm bảo đúng quy định của Điều lệ Đảng Sau các buổi dự sinh hoạt với chi bộ, chủ động tổ chức rút kinh nghiệm với chi ủy chi bộ để thống nhất cách thức tổ chức cho phù hợp nhất

3.2.2 Nâng cao chất lượng điều hành trong sinh hoạt chi bộ Để nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ, yếu tố đầu tiên đó là chất lƣợng của đội ngũ cấp ủy viên và bí thƣ chi bộ; qua đại hội phải lựa chọn đội ngũ cấp ủy viên có phẩm chất, năng lực có uy tín và tín nhiệm cao, có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình; bí thƣ chi bộ ngoài các tiêu chí nêu trên còn phải thể hiện đƣợc vị trí, vai trò của mình trong chi bộ, có thời gian kinh qua công tác đảng, công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại địa phương, cơ quan, đơn vị Đổi mới phương thức lãnh đạo, đề cao vai trò của cấp ủy các cấp, duy trì nghiêm nền nếp, chế độ sinh hoạt định kỳ Thực hiện tốt quy chế dân chủ, trong sinh hoạt dành thời gian để đảng viên phát biểu thể hiện chính kiến của mình, đồng chí chủ trì phải công tâm, khách quan, lắng nghe ý kiến và gợi ý những vấn đề quan trọng để đảng viên thảo luận Đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng

Bí thƣ Chi bộ phải bố trí lịch sinh hoạt hợp lý; chuẩn bị kỹ nội dung sinh hoạt; phải trăn trở suy nghĩ và nêu cao trách nhiệm bản thân, phải dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, không ngại va chạm, dám bày tỏ chính kiến, dám ủng hộ cái đúng, dám phê phán cái sai

Trong sinh hoạt phải tạo cho đƣợc không khí cởi mở, thân thiện, gần gũi, quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau bằng việc thực hiện dân chủ trong Đảng, dân chủ ở cơ sở, từ đó chi bộ mới lắng nghe đƣợc hết các ý kiến của đảng viên Có nhƣ vậy, cuộc họp chi bộ mới thực sự là đợt sinh hoạt chính trị bổ ích, đảng viên có cảm giác hứng thú khi đi họp để đƣợc đóng góp, đƣợc xây dựng, đƣợc tôn trọng, đƣợc cống hiến trí tuệ của mình cho Đảng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh từ cơ sở

Chi ủy, trước hết là bí thư chi bộ phải chuẩn bị kỹ nội dung sinh hoạt chi bộ, đồng thời thông báo trước nội dung, thời gian, địa điểm cho đảng viên biết để chủ động bố trí thời gian dự sinh hoạt và chuẩn bị ý kiến phát biểu Chi ủy cần xác định và chọn những việc cụ thể thiết yếu liên quan đến thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ và quyền lợi của đảng viên, quần chúng, nhất là những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để đưa ra thảo luận, bàn biện pháp khắc phục Kịp thời biểu dương, động viên những đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nhắc nhở, giúp đỡ những đảng viên có mặt hạn chế, khuyết điểm

3.2.3 Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ theo hướng phù hợp, thiết thực

Nội dung sinh hoạt chi bộ được thực hiện theo hướng dẫn số 09- HD/BTCTW, ngày 2/3/2012 về nội dung sinh hoạt chi bộ Thực hiện sinh hoạt đảng, sinh hoạt chi bộ theo đúng tinh thần hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ƣơng nhằm đảm bảo đúng tính đảng, tính chiến đấu, tính giáo dục trong sinh hoạt chi bộ, đảm bảo sự lãnh đạo của đảng theo định hướng của cấp ủy cấp trên Tuy nhiên, để sinh hoạt đảng không trở lên nhàm chán, các chi bộ cũng cần biết đổi mới nội dung sinh hoạt sao cho vừa đảm bảo tính định hướng của đảng, vừa phù hợp, thiết thực đối với chi bộ với đảng viên, để tạo sự hứng thú cho buổi sinh hoạt

Do đó, đổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ là vấn đề rất cần thiết Điều này luôn được đảng ta quan tâm và đề ra các chủ trương giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức đảng thực hiện Tại đại hội X, Đảng ta tiếp tục quan tâm đến nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ và nhấn mạnh: “Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt đảng bộ, chi bộ” Việc đổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ không đƣợc xa rời nguyên tắc tính đảng, đó là nguyên tắc bất di bất dịch, nếu xa rời nguyên tắc này thì sinh hoạt chi bộ sẽ chỉ đơn giản là sinh hoạt tập thể, sinh hoạt chuyên môn, nhằm đáp ứng nguyện vọng nhu cầu lợi ích của mọi người mà quên đi mục tiêu lý tưởng của Đảng

Các chi bộ thuộc Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cần tích cực đổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ theo hướng: nội dung sinh hoạt chi bộ phải gắn chặt với việc góp phần giải quyết có hiệu quả nguyện vọng, lợi ích chính đáng, hợp pháp của cán bộ đảng viên và những vấn đề nảy sinh mà đông đảo cán bộ công chức quan tâm Để xác định nội dung sinh hoạt chi bộ phù hợp cần:

- Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo, hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng của cấp ủy cấp trên; xuất phát từ nhiệm vụ chính trị đã đƣợc đại hội chi bộ xác định; kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ và những vấn đề nổi lên ở cơ quan đơn vị, chú ý đến những đặc điểm đặc thù của chi bộ để xác định nội dung sinh hoạt chi bộ, bảo đảm cho nội dung có tính khả thi Ngoài ra cần đổi mới theo hướng tập trung hơn vào phát huy trí tuệ, kinh nghiệm của đảng viên, góp phần xây dựng, hoàn chỉnh chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, vận dụng trí tuệ, kinh nghiệm của đảng viên trong giải quyết những vấn đề xuất hiện trong từng cơ quan đơn vị

- Trao đổi, thảo luận dân chủ trong chi uỷ về nội dung sinh hoạt chi bộ và đề cao vai trò, trách nhiệm của bí thƣ chi bộ trong chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi bộ

Bí thƣ chi bộ cần đầu tƣ thời gian để xem xét, tổng hợp những vấn đề nảy sinh trong tháng để chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi bộ cho tháng tiếp theo Bí thƣ chi bộ cần trao đổi những nội dung đã chuẩn bị trong sinh hoạt chi uỷ Khi nội dung sinh hoạt chi bộ đã đƣợc chi uỷ thống nhất, cần phân công chi uỷ viên chuẩn bị nội dung chi tiết cụ thể Bí thƣ chi bộ có thể chuẩn bị toàn bộ nội dung chi tiết của nội dung sinh hoạt chi bộ, có thể chuẩn bị từng phần, sau đó thông qua chi uỷ Đối với nội dung của cuộc sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề, cần có thời gian cần thiết để chuẩn bị một cách chu đáo Có thể phân công một số đảng viên có năng lực, trình độ về nội dung đó cùng chi uỷ chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi bộ và phân công một số đảng viên chuẩn bị ý kiến phát biểu; phân công chi uỷ viên phụ trách từng công việc; cần tranh thủ ý kiến của đồng chí uỷ viên ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp phụ trách chi bộ và mời đại biểu của cấp ủy cấp trên tham dự và phát biểu ý kiến trong sinh hoạt chi bộ

Hình thức sinh hoạt chi bộ cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên chất lƣợng sinh hoạt chi bộ Song song với đổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ, các chi bộ cũng cần nghiên cứu để đổi mới, cải tiến hình thức sinh hoạt chi bộ sao cho nâng cao chất lƣợng hiệu quả buổi sinh hoạt chi bộ Đổi mới hình thức sinh hoạt chi bộ của tổ chức cơ sở đảng trực thuộc thuộc Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cần được các chi bộ, trước hết là chi uỷ quan tâm Bởi vì, hình thức sinh hoạt chi bộ phù hợp với nội dung sinh hoạt chi bộ sẽ thể hiện tốt nội dung sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chi bộ sẽ đa dạng, phong phú, tăng tính hấp dẫn, và chất lƣợng sinh hoạt chi bộ sẽ đƣợc nâng lên Kinh nghiệm thực tiễn về đổi mới hình thức sinh hoạt của nhiều chi bộ cho thấy, kết hợp sinh hoạt chuyên đề với sinh hoạt chính trị hoặc sinh hoạt học tập thường đem lại chất lượng cao hơn

Các chi bộ thuộc Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh có đặc thù riêng của từng đơn vị Các đảng viên trong chi bộ đều là cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên cùng công tác trong một cơ quan đơn vị, có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ cao Do đó việc vận dụng các hình thức sinh hoạt theo hướng đổi mới sẽ dễ thực hiện Các chi bộ này có thể áp dụng hình thức sinh hoạt đảng kết hợp với sinh hoạt chuyên môn ở mức độ nhất định, vì bản chất nhiệm vụ chuyên môn cũng là thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng viên của chi bộ

3.2.4 Tăng cường sinh hoạt chuyên đề

Ngày đăng: 08/05/2024, 00:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng công tác phát triển đảng viên mới - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Chất lượng sinh hoạt chi bộ tại Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng c ông tác phát triển đảng viên mới (Trang 38)
Bảng thống kê lớp bồi dƣỡng nhận thức đảng - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Chất lượng sinh hoạt chi bộ tại Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng th ống kê lớp bồi dƣỡng nhận thức đảng (Trang 41)
Bảng thống kê quy mô đào tạo năm học 2018-2019 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Chất lượng sinh hoạt chi bộ tại Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng th ống kê quy mô đào tạo năm học 2018-2019 (Trang 42)
Bảng thống trình độ chuyên môn, trình độ LLCT của đảng viên - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Chất lượng sinh hoạt chi bộ tại Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng th ống trình độ chuyên môn, trình độ LLCT của đảng viên (Trang 56)
Bảng thống kê tổ chức chính trị - xã hội - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Chất lượng sinh hoạt chi bộ tại Đảng bộ trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng th ống kê tổ chức chính trị - xã hội (Trang 69)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w