1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên nghiên cứu tại trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

91 6 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,54 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (8)
    • 1.1. Lý do lựa chọn đề tài (8)
    • 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu (9)
      • 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới (9)
    • 1.3. Các nghiên cứu ở Việt Nam (10)
    • 1.4. Khoảng trống nghiên cứu và hướng đi của đề tài (11)
    • 1.5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (12)
      • 1.5.1. Mục tiêu nghiên cứu (12)
    • 1.6. Nhiệm vụ nghiên cứu (12)
    • 1.7. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
      • 1.7.1. Đối tượng nghiên cứu (12)
      • 1.7.2. Phạm vi nghiên cứu (13)
    • 1.8. Phương pháp nghiên cứu (13)
    • 1.9. Ý nghĩa của nghiên cứu (14)
      • 1.9.1. Về mặt khoa học (14)
      • 1.9.2. Về mặt thực tiễn (14)
    • 1.10. Kết cấu của đề tài (14)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (16)
    • 2.1. Các khái niệm nghiên cứu liên quan (16)
      • 2.1.1. Khái niệm hoạt động ngoại khóa (16)
      • 2.1.2. Sự quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa (16)
      • 2.1.3. Trí thông minh xúc cảm (17)
      • 2.1.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề (18)
    • 2.2. Các nghiên cứu nước ngoài liên quan (18)
      • 2.2.2. Lý thuyết hành động hợp lý (18)
      • 2.2.3. Lý thuyết hành vi kế hoạch (19)
      • 2.2.4. Mô hình trí tuệ xúc cảm (19)
      • 2.2.5. Mô hình kết hợp (23)
      • 2.2.6. Công cụ đo lường trí thông minh xúc cảm (26)
      • 2.2.7. Mô hình trí thông minh xúc cảm (27)
      • 2.2.8. Kỹ năng giải quyết vấn đề (27)
      • 2.2.9. Mô hình giải quyết vấn đề của Basadur & cộng sự (28)
    • 2.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam (28)
    • 1. Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
      • 3.1. Quy trình nghiên cứu (33)
      • 3.2. Nghiên cứu định tính (35)
      • 3.3. Nghiên cứu định lượng (37)
        • 3.3.1. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu (37)
        • 3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu (39)
        • 3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu (39)
      • 4.1. Đặc điểm mẫu điều tra (41)
        • 4.1.1. Thống kê mô tả theo đặc điểm mẫu (41)
        • 4.1.2. Thống kê mô tả biến quan sát (43)
      • 4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo (45)
      • 4.3. Phân tích nhân tố khám phá (46)
      • 4.4. Phân tích nhân tố khẳng định (47)
      • 4.5. Kiểm định giả thuyết bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (49)
      • 4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu (51)
  • CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (53)
    • 5.1. Hàm ý tổng quát (53)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Các khái niệm nghiên cứu liên quan

2.1.1 Khái niệm hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa thường được tổ chức trong hai học kỳ chính thức và chương trình học thêm vào kỳ hè Hoạt động ngoại khóa liên quan đến tất cả các hoạt động văn hóa - thể thao - giải trí - xã hội ngoài giờ học chính thức trên lớp Đây được xem là một sân chơi để sinh viên tự nguyện tham gia theo nhu cầu và khả năng của bản thân thông qua đó phát triển các kỹ năng cần thiết Ngoài kiến thức được truyền tải với chương trình chính khóa thì hoạt động ngoại khóa được đánh giá là mang lại lợi ích rất lớn trong việc giúp sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng ứng xử, giải quyết tình huống,… Đối với sinh viên, hoạt động ngoại khóa đóng vai trò rất lớn không chỉ trong quá trình tham gia học tập tại giảng đường đại học mà còn sau khi ra trường

2.1.2 Sự quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa

Lý thuyết ra quyết định (Decision Theory) phát triển từ giữa thế kỷ 20 và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau nhưng đều hướng đến mục đích giải quyết chung một vấn đề là ra quyết định Theo Katarzyna và cộng sự (2021), Lý thuyết ra quyết định là học thuyết chính giúp giải thích sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố đầu vào tác động tới quá trình ra quyết định của người sử dụng thông tin nói chung Quá trình ra quyết định được tiến hành theo 5 bước trong đó thu thập và đánh giá thông tin là những bước quan trọng (Rahman và cộng sự, 2021) Thông tin càng nhiều, càng chính xác thì quyết định được đưa ra càng đúng đắn (Bruch & Feinberg, 2017), cũng như dựa vào mục tiêu và niềm tin về kết quả của việc ra quyết định (Katarzyna & Beyer, 2021; Oberle và cộng sự, 2019), hoặc do tác động bởi yếu tố khác từ bên ngoài, cũng như lợi ích có được từ việc ra quyết định (Schaefer và cộng sự, 2011) và kết quả tích cực từ quá khứ khi quyết định tham gia các hoạt động ngoại khóa (Buckley & Lee, 2021)

Quyết định có thể được xem xét như là một kết quả của quá trình phân tích lựa chọn để tham gia một hoạt động hoặc sự kiện Hành động này hoàn toàn do chủ thể đưa ra khi đã nhận định và xem xét vấn đề thấu đáo

2.1.2.2 Sự quyết định tham gia hoạt động ngoại khoá

Sự quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh là được thể hiện qua một quá trình phân tích lựa chọn và được kết thúc bằng hành động đăng ký chính thức tham gia một hoạt động ngoại khoá nào đó, hành động đăng ký này có thể được thực hiện trực tiếp hay thông qua các kênh điện tử của các đơn vị tổ chức

2.1.3 Trí thông minh xúc cảm

Trí thông minh xúc cảm (emotional intelligence quotient – EI) đã tồn tại khá lâu trước khi các nhà nghiên cứu bắt đầu nghiên cứu sâu và rộng rãi về lĩnh vực này như hiện nay Nhà tâm lý học đầu tiên nghiên cứu về EI là Thorndike (1921), nhưng tại thời điểm đó ông lại đề cập EI như là trí thông minh xã hội (Social intelligence - SI) Khái niệm EI của ông chưa chính xác toàn diện một phần vì sự hiểu biết hiện đại về EI chưa được thiết lập cụ thể, nhưng đây cũng là nền tảng cơ bản cho các nghiên cứu sau này Ông xây dựng khái niệm về EI dựa trên định nghĩa của trí thông minh là “năng lực tổng thể hoặc năng lực chung của cá nhân để hành động có mục đích, để suy nghĩ hợp lý và để ứng phó có hiệu quả với môi trường xung quanh” Vào thời điểm đó, Thorndike và các nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứu về EI và SI với mục đích để hiểu và quản lý con người Qua thời gian, trí thông minh xã hội (SI) được biết đến như trí thông minh xúc cảm (EI) khi mà các nhà nghiên cứu tập trung nhiều hơn về xúc cảm hơn là những tương tác xã hội

Sau này đã có nhiều nhà nghiên cứu và đưa ra nhiều khái niệm về chủ đề này Hai nhà tâm lý học được xem là cha đẻ của khung lý thuyết trí thông minh xúc cảm là Mayer và Salovey (1993) đã đưa ra mô tả về EI là “khả năng đánh giá và biểu hiện cảm xúc, điều chỉnh xúc cảm và sử dụng một cách phù hợp cho các hoạt động” Hai ông đã xác định rằng EI như “khả năng theo dõi cảm giác và xúc cảm của mình cũng như của người khác, phân biệt chúng, và sử dụng thông tin này để dẫn dắt tư duy và hành động của mình” Đến năm 1997, sau nhiều năm nghiên cứu, ông và cộng sự đã cho ra đời quan niệm mới về trí

11 thông minh xúc cảm Cụ thể, hai ông định nghĩa: “Trí thông minh cảm xúc là năng lực nhận thức chính xác, đánh giá và bộc lộ cảm xúc; năng lực tiếp cận và tạo ra xúc cảm khi những xúc cảm này tạo điều kiện thúc đẩy tư duy; năng lực hiểu cảm xúc và có kiến thức về xúc cảm; và năng lực điều chỉnh những xúc cảm để đẩy nhanh sự phát triển xúc cảm và trí thông minh” (Mayer và Salovey, 1997)

Như vậy, đúc kết từ những định nghĩa về trí thông minh xúc cảm hơn nhiều thập qua, nghiên cứu này sẽ lựa chọn định nghĩa của Mayer và Salovey Theo đó, trí thông minh cảm xúc là khả năng nhận biết, hiểu rõ và làm chủ các xúc cảm của chính bản thân; năng lực nhận biết, thấu hiểu cảm xúc của người khác; năng lực vận dụng những thông tin về xúc cảm đề định hướng suy nghĩ, hành động của bản thân trong từng tình huống cụ thể

Mayer & Salovey (1997) định nghĩa “Trí tuệ xúc cảm là một loại năng lực nhận thức thể hiện rõ nét trong đánh giá và bộc lộ xúc cảm; năng lực tiếp cận và tạo ra xúc cảm khi những xúc cảm này tạo điều kiện thúc đẩy tư duy; năng lực hiểu xúc cảm và có kiến thức về xúc cảm; và năng lực điều chỉnh những xúc cảm để đẩy nhanh sự phát triển xúc cảm và trí thông minh”

2.1.4 Kỹ năng giải quyết vấn đề

Các nghiên cứu nước ngoài liên quan

2.2.2 Lý thuyết hành động hợp lý

Martin Fishbein (1967) là người đầu tiên đưa ra Thuyết hành động hợp lý, sau đó Fishbein cùng với Ajzen phát triển và hoàn thiện thêm hai lần lý thuyết này vào các năm

1975 và 1980 Lý thuyết này cho thấy rằng ý định thực hiện hành vi của một người có thể dự đoán được thông qua việc quan sát vào hai nhân tố: 1) Yếu tố Thái độ thể hiện thích hay không thích việc cá nhân muốn làm và sự nhận định là việc sắp làm sẽ mang lại lợi ích hay bất lợi gì cho cá nhân đó hay không 2) Yếu tố Xã hội là những đánh giá của bản thân về ý kiến của những người liên quan thân thiết như người thân gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, gợi ý rằng cá nhân có nên thực hiện một hoạt động nào đó Bên cạnh đó, Friedman & Hechter (1988) đã làm rõ thêm khái niệm “lựa chọn hợp lý”, ở đây sự lựa chọn của một cá phân phụ thuộc vào chính sở thích cá nhân đó hay nói cách khác hai tác giả này nhấn mạnh lý thuyết “lựa chọn hợp lý” tập trung chủ yếu vào vai trò cá nhân hơn là các yếu tố khác khi đưa ra sự lựa chọn

2.2.3 Lý thuyết hành vi kế hoạch

Lý thuyết hành vi kế hoạch hay còn gọi là lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) được phát triển từ thuyết hành động hợp lý của chính tác giả, lý thuyết này thường được sử dụng khá phổ biến để giải thích ý định của một ai đó Lý thuyết này cho rằng ý định thực hiện một hành vi chịu tác động của 3 nhân tố chính đó là thái độ của cá nhân, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi cá nhân Thái độ của cá nhân là việc cá nhân đó cảm nhận như thế nào khi thực hiện hành vi, thái độ này có thể là rất tích cực hoặc ngược lại Quy chuẩn chủ quan lại liên quan đến việc người thân, bạn bè,… Nhận thức kiểm soát hành vi liên quan đến những cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn trong khi thực hiện hành vi

2.2.4 Mô hình trí tuệ xúc cảm

Mayer & Salovey (1990) cho rằng trí tuệ xúc cảm (Emotional intelligence-EI) là sự làm chủ những mối quan hệ giữa con người với nhau và là khả năng của người có trí thông minh xúc cảm cao khi có khả năng quản lý, điều khiển xúc cảm của mình hướng đến giải quyết một vấn đề xã hội hoặc hướng đến đạt một mục đích trong một hoàn cảnh cụ thể và khơi gợi được những phản ứng tích cực từ người khác Mayer & Salovey (1997) đã cập nhật mô hình mới, bao gồm: năng lực nhận biết các cảm xúc, năng lực sử dụng các xúc cảm, năng lực thấu hiểu các xúc cảm, năng lực quản lý các xúc cảm Trong mô hình để xuất mới, hai ông đã đưa khái niệm tập trung vào năng lực trí thông minh và tách biệt

13 nó với những đặc điểm nhân cách xúc cảm xã hội truyền thống Mô hình mới này làm rõ mối quan hệ về mặt cấu trúc tâm lý và đồng thời các nhân tố được trải qua từ kỹ năng cơ bản đến nâng cao Mô hình bốn năng lực xúc cảm này giải thích khá trọn vẹn xúc cảm của con người và được nhiều nhà nghiên cứu về sau kế thừa và phát triển Salovey và John Mayer được xem là những người đầu tiên sử dụng thuật ngữ và đưa ra định nghĩa về Trí tuệ xúc cảm “Emotional Intelligence” Từ định nghĩa về EI như được đề cập ở trên, hai ông đã đưa ra mô hình thuần năng lực về năng lực cảm xúc gồm ba thành phần như sau:

Hình 2-1 Mô hình EI của P Salovey và J Mayer (1990)

Trong bài nghiên cứu của mình, hai ông đã đề cập đến những năng lực mà một người có trí thông minh xúc cảm cao có thể đạt được:

- Hiểu biết về xúc cảm: Khả năng ý thức về cá nhân, đây là khả năng nhận biết và đánh giá chính xác cảm xúc khi chúng sinh ra

- Làm chủ xúc cảm: Khả năng điều khiển, quản lý cảm xúc của mình để có những phản ứng, hành vi phù hợp trong những hoàn cảnh nhất định

- Nhận biết, thấu hiểu xúc cảm của người khác: Khả năng này cho phép các cá nhân có thể xây dựng, duy trì những mối quan hệ trong xã hội một cách hiệu quả

14 Điều chỉnh xúc cảm của bản thân và người khác một cách hiệu quả để đạt được những mục tiêu hiệu quả trong giao tiếp

Việc làm chủ những mối quan hệ con người với nhau là khả năng cao của người có trí thông minh xúc cảm cao khi có khả năng quản lý, điều khiển xúc cảm của mình hướng đến giải quyết một vấn đề xã hội hoặc đạt một mục đích trong một hoàn cảnh cụ thể và khơi gợi được những phản ứng tích cực từ người khác Sau bảy năm nghiên cứu, vào năm

1997 các tác giả Mayer, Salovey và Caruso đã công bố những kết quả nghiên cứu mới cập nhật thêm so với bài nghiên cứu vào năm 1990 của mình Trong mô hình nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đưa khái niệm tập trung vào năng lực trí thông minh và tách biệt nó với những đặc điểm nhân cách xúc cảm xã hội truyền thống như các nhân tố Eysenck PEN, các đặc điểm nhân cách Big Five,… (Dương Thị Hoàng Yến, 2008, tr.45) Mô hình mới này không chỉ có quan hệ về mặt cấu trúc tâm lý mà hơn nữa chúng và được trải qua từ kỹ năng cơ bản đến nâng cao Từ định nghĩa và mô hình này, các nhà nghiên cứu cho rằng đã thỏa mãn tiêu chí quan trọng để xếp EI vào các cấu trúc của trí thông minh nhờ các tiêu chí: khái niệm, tương quan và phát triển Điều này càng thêm chứng minh cho vị trí của EI trong trí thông minh chung của con người

+ Cụ thể, mô hình EI năm 1997 gồm các năng lực:

Năng lực nhận biết các xúc cảm: Là một phức hợp những khả năng để một cá nhân biết cách nhận biết, cảm nhận, thấu hiểu cảm xúc của mình và người khác Thông qua những thông tin mang tính chất ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ mà cá nhân đó có thể nhận biết được cảm xúc của chính mình và người khác, bày tỏ cảm xúc của mình và phân biệt được những cảm xúc của người khác

Năng lực sử dụng các xúc cảm để hỗ trợ và thúc đẩy tư duy: Khả năng một cá nhân trong việc sử dụng cảm xúc để hỗ trợ quá trình phân tích, tư duy; nhận thức và điều khiển, sử dụng những trạng thái cảm xúc nhằm hướng đến sự hiệu quả trong cách nhìn nhận và giải quyết những vấn đề xoay quanh cuộc sống

Năng lực thấu hiểu các xúc cảm và quy luật của xúc cảm: Khả năng của một cá nhân trong việc hiểu rõ những cảm xúc và nguyên nhân, tiến trình phát triển của các loại

15 cảm xúc để từ đó rút ra những quy luật vận hành của các cảm xúc trong mình và ở những người khác

Năng lực quản lý xúc cảm: Khả năng của một cá nhân trong việc kiểm soát, tự điều khiển các cảm xúc của cá nhân, sắp đặt các cảm xúc nhằm hỗ trợ một mục tiêu nào đó, điều khiển cảm xúc của người khác Ở mức độ cao hơn, đây là khả năng một cá nhân có khả năng nhận biết, và lựa chọn phản ứng phù hợp và hiệu quả trong những tình huống cụ thể

Năng lực để cảm xúc phát triển tự do, cả cảm xúc dễ chịu hay khó chịu

Năng lực điều chỉnh cảm xúc của bản thân và những người khác một cách có ý thức

Năng lực loại bỏ hoặc tách biệt cảm xúc một cách ý thức, phụ thuộc vào việc sử dụng cả xúc đó

Năng lực kiểm soát cảm xúc của bản thân và người khác bằng cách điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực và tích cực

Năng lực đặt tên cho cảm xúc và nhận biết mối quan hệ giữa chúng

Năng lực giải thích ý nghĩa của cảm xúc và mối quan hệ giữa chúng

Năng lực thấu hiểu những cảm xúc phức tạp, những cảm xúc yêu ghét đồng thời hay những cảm xúc pha trộn

Khả năng nhận thức được những chuyển đổi cảm xúc có thể xảy ra

Những cảm xúc thúc đẩy suy nghĩ bằng cách hướng sự quan tâm chú ý vào những thông tin quan trọng

Những cảm xúc mạnh mẽ và có sẵn có thể hỗ trợ cho việc đánh giá và ghi nhớ

Những cảm xúc thay đổi quan điểm cá nhân và khuyến khích cách nhìn đa chiều

Hiểu và phân tích cảm xúc; sử dụng những kiến thức cảm xúc

Tạo điều kiểm cảm xúc cho suy nghĩ Điều chỉnh cảm xúc một cách ý thức nhằm tăng cường sự phát triển của cảm xúc và trí thông minh

Những cảm xúc khuyến khích những cách giải quyết vấn đề cụ thể

Hình 2.2 Mô hình trí thông minh xúc cảm (1997) của Mayer và Salovey

Nguồn: Trích từ Dương Thị Hoàng Yến, (2008)

Bên cạnh mô hình năng lực cảm xúc theo thuần năng lực, thì có một số nghiên cứu tiếp cận xây dựng mô hình của trí thông minh xúc cảm theo hướng kết hợp (Mixed Model) giữa các khả năng về xúc cảm và các thuộc tính khác như: tính cách, động cơ, kỹ năng xã hội…Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ đề cập một số nghiên cứu nổi bật như của: Reuven Bar-On, Daniel Goleman, K.V.Petrides và Furham,…

2.2.5.1 Mô hình trí thông minh xúc cảm của Daniel Goleman (1995)

Năm 1995, Goleman và cộng sự của mình đã dựa trên mô hình của Mayer và Salovey (1990) để đưa ra một mô hình trí thông minh xúc cảm gồm có năm phần Đây là đúc kết những lý thuyết đi trước như của Mayer và Salovey (1990) cùng với những năm nghiên cứu thực tế ở các doanh nghiệp, các tập đoàn hàng đầu trên thế giới Ông cho rằng:

- Tự nhận thức: Hiểu được về những điều mà chúng ta đang cảm nhận ở hiện tại, và vận dụng những cảm nhận đó để định hướng cho các quyết định của chúng ta; có một sự đánh giá thực chất về năng lực bản thân và có ý thức rất cơ bản về sự tự tin

Các nghiên cứu tại Việt Nam

Nguyễn (2013) đánh giá thực trạng trí tuệ xúc cảm của giám đốc doanh nghiệp tư nhân Kết quả nghiên cứu đã xác định được 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng và trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao trí tuệ xúc cảm cho các giám đốc doanh nghiệp tư nhân này Nguyễn (2018) ứng dụng mô hình trí tuệ xúc cảm của John mayer và Peter salovey để xác định các yếu tố trí tuệ xúc cảm trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non Nghiên cứu đã xác định cấu trúc trí tuệ xúc cảm trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non, bao gồm: năng lực nhận biết cảm xúc, năng lực sử dụng cảm xúc, năng lực thấu hiểu cảm xúc, năng lực quản lý xúc cảm trong chăm sóc và giáo dục trẻ em Đây là cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trí tuệ xúc cảm trong hoạt động nghề nghiệp cho giáo viên mầm non và xây dựng công cụ đo lường trí tuệ xúc cảm của giáo viên mầm non trong hoạt động nghề nghiệp

Nguyễn (2017) nghiên cứu Ảnh hưởng của trí tuệ xúc cảm đến việc hình thành kĩ năng làm công tác chủ nhiệm lớp của sinh viên, kết luận đã chỉ ra: “Những sinh viên có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao hơn là những sinh viên thành công hơn trong việc hình thành kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp” Sinh viên cần phải có năng lực sử dụng xúc cảm – năng lực sử dụng xúc cảm một cách có ý thức để hỗ trợ cho quá trình tư duy, suy nghĩ, phán đoán,… nhằm đưa ra quyết định công việc

Nguyên, Nghĩa và Trang (2021) thực hiện nghiên cứu tác động của yếu tố trí tuệ cảm xúc đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh Đề tài này được xem là một trong số ít đề tài xem xét sự tác động của các yếu tố trí tuệ xúc cảm SSEIT ảnh hưởng đến hành vi quyết định Kết quả nghiên cứu chỉ ra theo thứ tự mức độ tác động từ cao đến thấp: Quản lý cảm xúc, Thấu hiểu cảm xúc, Nhận biết cảm xúc có tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa, còn yếu tố Sử dụng cảm xúc không có ý nghĩa thống kê, bên cạnh đó Yếu tố ngành học có tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của SV trường Đại học Ngân hàng TPHCM Đánh giá chung là tại Việt Nam và trên thế giới, có rất ít các nghiên cứu về mối quan hệ giữa trí tuệ xúc cảm với hành vi ra quyết định và gần như chưa có nghiên cứu nào về kỹ năng ra quyết định với hành vi ra quyết định

2.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

+ Mối quan hệ giữa nhận biết xúc cảm và quyết định

Nhận biết xúc cảm là khả năng nhận biết chính xác những xúc cảm của chính bản thân sinh viên và của người khác, khả năng bày tỏ xúc cảm của mình và phân biệt được những xúc cảm của người khác (Nguyễn, 2013) Nghiên cứu của Mayer & Salovey (1997) cho rằng: “Nhận biết xúc cảm giúp cá nhân nhận ra và nhập vào các thông tin từ hệ thống xúc cảm dưới hai hình thức có lời và không lời” Các quá trình thu nhận thông tin cơ bản này là điều kiện tiên quyết cần thiết cho quá trình hình thành những thông tin xúc cảm sau này để giải quyết vấn đề Từ nhận định trên ta thấy rằng việc nhận biết xúc cảm vô cùng quan trọng, bởi nó là điều kiện tiên quyết giúp ta nhận ra được những thông tin xúc cảm

23 như thích thú, chán ghét,… từ đó hiểu rõ bản thân đang mong muốn điều gì và đưa ra quyết định giải quyết vấn đề Trên cơ sở đó, giả thuyết sau được đề xuất:

H1: Nhận biết xúc cảm tác động cùng chiều đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa

+ Mối quan hệ giữa sử dụng xúc cảm và quyết định

Sử dụng xúc cảm là khả năng sinh viên sử dụng xúc cảm của mình để hỗ trợ cho quá trình phân tích, tư duy, phán đoán và điều khiển, sử dụng những xúc cảm nhằm hướng đến sự nhận thức và giải quyết các vấn đề (Mayer & Salovey, (1997); Goleman, 1995)

Lý thuyết phán xét xã hội (Social Judgment Theory) của Hovland & Sherif (1980) đã chỉ ra những đóng góp có ý nghĩa của tâm lý học tới lý thuyết hành vi quyết định Lý thuyết này tập trung phân tích về cách thức của các cá nhân trong tổ chức xử lý các tín hiệu trong việc ra các quyết định Lý thuyết phán xét xã hội không tập trung nhiều tới các kết quả có thể xảy ra trong các quyết định Bởi vì, mỗi cá nhân sẽ có các phản ứng lựa chọn các tín hiệu khác nhau hoặc tích hợp chúng một cách theo kiểu riêng Từ đó, ta có thể thấy được rằng mỗi cá nhân thường phải sử dụng xúc cảm để phân tích, xử lý các thông tin liên quan các mặt của vấn đề để từ đó đưa ra quyết định cuối cùng Trạng thái xúc cảm khác nhau sẽ đưa đến việc lựa chọn quyết định khác nhau trong cùng một tình huống Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người cần phải giải quyết rất nhiều công việc và vấn đề phát sinh, cần phải đưa ra quyết định cho mỗi việc đó Trên cơ sở đó, giả thuyết sau được đề xuất:

H2: Sử dụng xúc cảm ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khoá

+ Mối quan hệ giữa thấu hiểu xúc cảm và quyết định

Thấu hiểu xúc cảm là khả năng thấu hiểu các xúc cảm, các trạng thái bên trong cũng như nguyên nhân và tiến trình phát triển của xúc cảm để từ đó rút ra những quy luật vận hành của các xúc cảm trong mình và của người khác (Schutte & cộng sự, 1998; Mayer

& Salovey, 1997) Theo Đoàn (2016), chúng ta dễ dàng nhận ra sinh viên có năng lực thấu hiểu xúc cảm là người có khả năng hiểu được xúc cảm của mình cũng như của người khác, hiểu được quy luật vận hành của xúc cảm và đó là những bước thấu hiểu chính mình và

24 người khác Với năng lực này, sinh viên có khả năng phân tích được những mong muốn, nguyện vọng, khát khao, nhu cầu,… của bản thân Từ đó, sinh viên có thể đưa ra quyết định với hiệu quả cao hơn những người có năng lực thấu hiểu xúc cảm thấp theo Trên cơ sở đó, giả thuyết sau được đề xuất:

H3: Thấu hiểu xúc cảm ảnh hưởng cùng chiều lên quyết định tham gia hoạt động ngoại khoá

+ Mối quan hệ giữa quản lý xúc cảm và quyết định

Quản lý xúc cảm là khả năng của sinh viên trong việc kiểm soát và tự điều chỉnh xúc cảm của cá nhân nhằm thúc đẩy, hỗ trợ đạt một mục tiêu công việc đề ra; khả năng điều khiển/tác động đến xúc cảm của người khác (Mayer & Salovey, 1997) Theo Vũ & Phan (2015) nghiên cứu về tác động của trí tuệ xúc cảm ảnh hướng đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán tại Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng khả năng biết lắng nghe người khác và tập trung chú ý, chế ngự được những xung lực, cảm thấy có trách nhiệm về công việc của bản thân chính là những kỹ năng cần thiết để có được kết quả cao trong công việc Trên cơ sở đó, giả thuyết sau được đề xuất:

H4: Quản lý xúc cảm ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khoá + Mối quan hệ giữa kỹ năng giải quyết vấn đề và quyết định

Theo Heppner & cộng sự (1982), kỹ năng giải quyết vấn đề của một cá nhân thể hiện sự khác biệt quan trọng giữa các cá nhân Khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định một cách sáng tạo đã trở thành điều tối quan trọng đối với sinh viên đại học, vì những kỹ năng này giúp họ nhận biết và đánh giá các tình huống một cách kịp thời (Lindeman, 2000) Kỹ năng giải quyết vấn đề có hiệu quả còn có mối quan hệ với thói quen và thái độ học tập, tự tin hơn vào khả năng ra quyết định (Elliott & cộng sự, 1990) Sinh viên cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để có thể ra quyết định một cách hiệu quả và chính xác nhằm đạt được các mục tiêu học tập của mình Trên cơ sở đó, giả thuyết sau được đề xuất:

H5: Kỹ năng giải quyết vấn đề ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định

Dựa vào mô hình xúc cảm của Mayer & Salovey (1997), mô hình giải quyết vấn đề của Basadur & cộng sự (2013) cũng như tham khảo thêm các mô hình nghiên cứu trước, nhóm tác giả đề xuất mô hình lý thuyết như sau:

Hình 22 Mô hình lý thuyết đề xuất

Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả

- NBXC: Nhận biết xúc cảm

- SDXC: Sử dụng xúc cảm

- THXC: Thấu hiểu xúc cảm

- QLXC: Quản lý xúc cảm

- KNGV: Kỹ năng giải quyết vấn đề

Nội dung chương đã làm rõ hai vấn đề Thứ nhất, có rất ít các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam quan tâm đến sự tác động của các nhân tố trí tuệ xúc cảm (nhận biết xúc cảm; sử dụng xúc cảm; thấu hiểu xúc cảm; quản lý xúc cảm) đến hành vi ra quyết định Thứ hai, Nhân tố Kỹ năng giải quyết vấn đề tác động như thế nào đến hành vi ra quyết định là gần như chưa có nghiên cứu nào đề cập đến, từ các lập luận trên tác giả đã đề xuất mô hình năm nhân tố tác động đến quyết định tham gia các hoạt động ngoại khoá của sinh viên Đại học Ngân hàng (bao gồm 4 nhân tố xúc cảm và một nhân tố kỹ năng giải quyết vấn đề)

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương trước đã nêu lên cơ sở lý thuyết, các mô hình nghiên cứu có liên quan và các nghiên cứu trước Chương này nhằm thiết kế nghiên cứu, xây dựng quy trình nghiên cứu Ngoài ra chương này còn kiểm định thang đo đề xuất ở chương 2 và phát triển thang đo chính thức

3.1 Quy trình nghiên cứu Để đảm bảo tính khoa học cho đề tài, nghiên cứu này đã tiến hành qua 8 bước cụ thể Mỗi bước đảm bảo tính khách quan và tổng quát cho đề tài Các bước này được trình bày chi tiết như sau:

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất

Xác định vấn đề cần nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Xây dựng mô hình và thang đo sơ bộ

- Kiểm định thang đo sơ bộ

- Các khái niệm cơ bản

- Các mô hình nghiên cứu lý thuyết

- Các nghiên cứu có liên quan

- Mục tiêu đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Xây dựng mô hình và thang đo chính thức

- Đánh giá độ phù hợp,

- Đánh giá mô hình cấu trúc SEM

- Kiểm định giả thuyết, kiểm định khác biệt

- Xây dựng thang đo chính thức

- Xây dựng phương pháp xử lý dữ liệu

Kiểm định mô hình và kết quả Đề xuất hàm ý quản trị và kết luận

Bước 1 – Xác định vấn đề cần nghiên cứu: Bước này thực hiện nhằm nêu lên lý do chọn đề tài, đưa ra được bối cảnh nghiên cứu Xác định mục tiêu, đối tượng và phạm vi của nghiên cứu

Bước 2 – Cơ sở lý thuyết: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, các khái niệm nghiên cứu liên quan đến đề tài Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài Qua đó xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất

Bước 3 – Xây dựng mô hình và thang đo sơ bộ: Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính, dựa trên kết quả nghiên cứu định tính để xây dựng mô hình và thang đo nghiên cứu một cách hoàn chỉnh để tiếp tục thực hiện nghiên cứu ở các bước tiếp theo

Bước 4 –Nghiên cứu định tính: Tại bước này, thực hiện phỏng vấn nhóm để đánh giá các khái niệm và thang đo dùng trong nghiên cứu Qua đó xây dựng thang đo sơ bộ dùng trong nghiên cứu Nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn chuyên gia

Bước 5 – Xây dựng mô hình và thang đo chính thức: Thang đo sơ bộ được hiệu chỉnh cho phù hợp với tình hình nghiên cứu tại Đại học Ngân hàng TPHCM, tiến hành khảo sát thử nghiệm với các đối tượng sinh viên ngẫu nhiên sau đó hiệu chỉnh và tiến hành nghiên cứu sơ bộ với cỡ mẫu là 120 mẫu Từ kết quả này, thực hiện đánh giá mức độ phù hợp của các thang đo và biến quan sát Cuối cùng, hiệu chỉnh thang đo chính thức dùng trong nghiên cứu định lượng

Bước 6 – Nghiên cứu định lượng: Tiến hành khảo sát trực tuyến với cỡ mẫu là

550 tại Đại học Ngân hàng TPHCM, dự liệu khảo sát được đưa vào phân tích chính thức

Bước 7 – Kiểm định mô hình và kết quả: Sau khi thu được kết quả từ khảo sát, tiến hành kiểm định và đánh giá mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu Dựa trên phần mềm SPSS 20.0 và AMOS 20.0 cùng với các phương pháp kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định, kiểm định giả thuyết bằng mô hình cấu trúc tuyến tính,…

Bước 8 – Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị: Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất những hàm ý quản trị phù hợp nhằm phát triển các yếu tố cũng như tăng cao định mua hàng của người tiêu dùng Ngoài ra, dềd tài còn đưa ra một số hạn chế của đề tài và định hướng nghiên cứu tiếp theo dựa trên những hạn chế này

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn nhóm với các chuyên gia để tiến hành nghiên cứu định tính Buổi thảo luận được tổ chức trực tiếp tại nơi làm việc của các chuyên gia Để hướng dẫn cuộc thảo luận, tác giả đã sử dụng một dàn bài thảo luận nhóm (phụ lục 1) với các câu hỏi nhằm khám phá thêm về thành phần trí tuệ xúc cảm và ký năng giải quyết vấn đề tác động đến các quyết định của sinh viên, cũng như đề xuất các hiệu chỉnh cho thang đo trong mô hình nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu đã ghi nhận các ý kiến đóng góp và ý kiến thống nhất từ các thành viên tham gia, nhằm bổ sung và hiệu chỉnh các thành phần và thang đo sao cho phù hợp với thực tế Dựa trên kết quả của nghiên cứu định tính, đã xây dựng thang đo nghiên cứu chính thức, điều chỉnh mô hình nghiên cứu và giả thuyết điều chỉnh, và chuẩn bị phiếu khảo sát chính thức để sử dụng trong nghiên cứu định lượng

Trong quá trình thảo luận, các thành viên tham gia đã đồng ý rằng có 4 nhân tố Xúc cảm và 1 nhân tố Kỹ năng giải quyết vấn đề tác động đến Quyết định tham gia các hoạt động ngoại khóa của sinh viên Đồng thời, nghiên cứu định tính cũng đề xuất điều chỉnh một số biến quan sát để đo lường các khái niệm dễ hiểu hơn

Các thang đo được đề xuất để đo lường các khái niệm trong đề tài này sau khi thực hiện nghiên cứu định tính gồm:

Bảng 3.1 Thang đo chính thức

Ký hiệu Biến quan sát Nguồn

Nhận biết xúc cảm (NBXC)

NBXC1 Tôi nhận thức được cảm xúc tức thời của mình ngay khi gặp một ai đó (vd: vui vẻ hay khó chịu, căng thẳng, e ngại )

Schutte và cộng sự (1998) Nguyễn Thị Thanh Huyền (2018) Mayer, Salovey & Caruso (2004) MacCann & Roberts (2008)

NBXC2 Khi cảm xúc của tôi đối với công việc thay đổi (từ hứng khởi sang chán nản hoặc ngược lại ) thì tôi biết rõ lý do tại sao cảm xúc của mình thay đổi như thế.

NBXC3 Tôi dễ dàng nhận biết cảm xúc thật sự của mình một cách tức thời (vui vẻ/khó chịu/căng thẳng )

NBXC4 Tôi luôn nhận ra được ẩn ý đằng sau các cử chỉ và hành động của người khác đối với mình (vd: là họ đang cảm thấy tin tưởng/thất vọng/phẫn nộ/sợ hãi )

NBXC5 Chỉ cần nhìn vào một người tôi có thể biết được cảm giác của họ đang như thế nào.

NBXC6 Tôi có thể nói ra mọi người đang cảm thấy thế nào bằng cách lắng nghe giọng điệu của họ.

Sử dụng xúc cảm (SDXC)

SDXC1 Tôi luôn tin rằng mình sẽ làm tốt mọi việc Schutte và cộng sự

(1998) Nguyễn Thị Thanh Huyền (2018) Mayer, Salovey & Caruso (2004) MacCann & Roberts (2008)

SDXC2 Khi tôi trải nghiệm một cảm xúc tích cực (vui vẻ/lạc quan ), tôi biết làm thế nào để kéo dài tâm trạng đó

SDXC3 Tôi luôn tìm kiếm các công việc đem lại cho mình niềm vui và niềm hứng khởi.

SDXC4 Tôi luôn kiểm soát được cảm xúc của mình trong mọi tình huống

SDXC5 Tôi thúc đẩy/động viên bản thân bằng cách tưởng tượng một kết quả tốt đến nhiệm vụ tôi đang đảm nhận.

SDXC6 Tôi luôn bình tĩnh (không hoang mang) khi đối mặt với những khó khăn/thử thách

Thấu hiểu xúc cảm (THXC)

THXC1 Tôi biết khi nào nên chia sẻ về những vấn đề riêng tư của mình với người khác Schutte và cộng sự

(1998) Nguyễn Thị Thanh Huyền (2018) Mayer, Salovey & Caruso (2004) MacCann & Roberts (2008)

THXC2 Tôi thích chia sẻ cảm xúc của mình với người khác.

THXC3 Khi cần thể hiện bản thân mình với một ai đó Tôi luôn biết cách tạo ấn tượng tốt đối với người đó.

THXC4 Tôi thường khen người khác khi họ làm tốt điều gì đó.

THXC5 Khi một người kể với tôi về một biến cố quan trọng trong cuộc sống của họ, tôi gần như cảm thấy như thể chính tôi đã trải qua tình huống đó.

Quản lý xúc cảm (QLXC)

QLXC1 Khi tâm trạng của tôi thay đổi (từ buồn sang vui ), tôi thấy mình có nhiều nhiệt huyết với công việc Schutte và cộng sự

(1998) Nguyễn Thị Thanh Huyền (2018) Mayer, Salovey & Caruso (2004) MacCann & Roberts (2008)

QLXC2 Cảm xúc là một trong những điều khiến cuộc sống của tôi có ý nghĩa

QLXC3 Khi tôi đang ở trong một tâm trạng tích cực, giải quyết vấn đề là dễ dàng đối với tôi

QLXC4 Khi tôi có tâm trạng tích cực (vui vẻ/hứng khởi ), tôi có thể đưa ra những ý tưởng mới

Nhân tố: Khả năng giải quyết vấn đề (KNGV)

KNGV1 Khi phải giải quyết các vấn đề khó khăn, tôi cảm thấy mình xử lý tình huống nhanh hơn Colley, Bilics &

Shazaitul & Maisarah (2015); Haller, Fisher & Gapp (2007); Shakir (2009)

KNGV 2 Khi phải giải quyết các vấn đề khó khăn, tôi cảm thấy mình luôn tin tưởng và đưa ra các quyết định nhanh hơn.

GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Hàm ý tổng quát

Trí tuệ xúc cảm là một yếu tố quan trọng quyết định thành công trong sự nghiệp cũng như ảnh hưởng đến cách mọi người tham gia vào quá trình ra quyết định nghề nghiệp và giải quyết các tình huống tại nơi làm việc Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố: Nhận biết xúc cảm, Sử dụng xúc cảm, Thấu hiểu xúc cảm, Quản lý xúc cảm và Kỹ năng giải quyết vấn đề ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Đây là cơ sở thực nghiệm để Nhà trường nhận thấy được vai trò của trí tuệ xúc cảm liên quan đến các hoạt động ngoại khóa của sinh viên; từ đó, các đơn vị có trách nhiệm xây dựng các khóa học giúp sinh viên nhận biết, trau dồi và nâng cao trí tuệ xúc cảm, hoàn thiện kỹ năng giải quyết vấn đề Đối với sinh viên, trí tuệ xúc cảm cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề là những nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với quyết định tham gia các hoạt động ngoại khóa để nâng cao trải nghiệm tích cực trong quá trình học, đồng thời là cơ sở để đạt được sự thành công trong công việc và cuộc sống Những người có trí tuệ xúc cảm cao thường được trang bị tốt hơn để xử lý các yếu tố gây căng thẳng và mơ hồ trong công việc, cũng như khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.Sinh viên đại học có cơ hội trải nghiệm việc ra quyết định theo nhóm trong thế giới thực và rèn luyện khả năng tự nhận thức về cảm xúc bằng cách tham gia các hoạt động ngoại khóa Có thể cho rằng những sinh viên tự nhận thức về cảm xúc của mình và cách sử dụng chúng sẽ được trang bị tốt hơn để cộng tác với những người khác trong môi trường làm việc theo nhóm Thấu hiểu và quản lý được cảm xúc của bản thân cũng khuyến khích nỗ lực xây dựng nhóm và kinh nghiệm học tập hợp tác Những sinh viên có trí tuệ xúc cảm cao cũng cảm thấy thoải mái trong môi trường hợp tác, dựa trên nhóm Đặc biệt đối với sinh viên đại học, sự cộng tác theo nhóm tạo điều kiện tự tin khi đưa ra quyết định nghề nghiệp và đối mặt với những vấn đề không chắc chắn trong cuộc sống

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng rất hữu ích cho các nhà giáo dục trên góc độ củng cố nhận thức của họ về định hướng trang bị thêm cho sinh viên những kỹ năng liên quan đến trí tuệ xúc cảm, đây cũng là những yếu tố cần thiết giúp sinh viên dễ hội nhập

47 thành công vào môi trường công việc sau khi tốt nghiệp Có thể thấy các kỹ năng học thuật kỹ thuật trở nên kém hiệu quả hơn do tốc độ thay đổi của môi trường kinh doanh, cũng như sự phát và thâm nhập triển nhanh chóng của công nghệ vào môi trường công việc Các trường đại học cần thiết đào tạo ra những sinh viên tốt nghiệp với sự kết hợp phù hợp giữa năng lực kỹ năng mềm và kiến thức cần thiết để tồn tại và phát triển tốt trong nền kinh tế đang thay đổi

1 5.2 Hàm ý quản trị cụ thể

5.2.1 Đối với các tổ chức

Kết quả từ bài nghiên cứu đã phần nào cung cấp được chứng cứ khoa học cho những nhà lãnh đạo tổ chức mà cụ thể ở đây là tại trường Đại học Ngân hàng nhận ra được vai trò của EI trong việc ra quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa Cụ thể ở đây là năng lực nhận biết cảm xúc, thấu hiểu cảm xúc và quản lí cảm xúc cần được đưa vào đào tạo và huấn luyện nhằm nâng cao được năng lực này ở sinh viên Bên cạnh đó cần phải quan tâm rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên Trước khi các hoạt động được tổ chức cho sinh viên thì cần tăng cường các bài kiểm tra nhu cầu mong muốn của sinh viên hay khóa tổ chức các khóa đào tạo/các buổi Workshop tiền đề sinh viên nhận biết được lợi ích khi tham gia từ đó khả năng thấu hiểu chính mình sẽ tăng cao và đưa ra quyết định nhanh chóng hơn, tiếp theo cần tiến hành các khảo sát kiểm tra kết quả đầu ra của các trải nghiệm của sinh viên nằm đánh giá mức độ hài lòng sau khi tham gia các hoạt động ngoại khoá, đây là cơ sở quan trọng để điều chỉnh các hoạt động xúc tiến, xây dựng và triển khai các hoạt động ngoại khoá

5.2.2 Đối với những cá nhân

Kết quả nghiên cứu cần truyền tải hiệu quả đến đối tượng sinh viên, góp phần giúp cá nhân sinh viên nhận thấy được tầm quan trọng của EI và kỹ năng giải quyết vấn đề Cá nhân nhận biết cảm xúc tốt sẽ dễ dàng nhận diện cảm xúc của bản thân và của người khác, đồng thời sẽ có cách xử lí phù hợp hơn với từng cảm xúc.Thấu hiểu cảm xúc tốt sẽ góp phần giúp cá nhân hiểu được những điều bản thân hay người khác mong muốn Bên cạnh đó, quản lí cảm xúc cũng là khả năng rất quan trọng giúp cá nhân tự kiểm soát, điều khiển những cảm xúc của mình để không làm chi phối đến những quyết định của bản thân, cụ

48 thể như quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa Các khả năng cảm xúc vừa nêu trên đều là những kỹ năng cần thiết trong việc phát triển bản thân Vì vậy mỗi cá nhân cần tự tìm hiểu, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, vận dụng và phát triển EI của chính mình bằng cách trao đổi qua các khóa học hay trao đổi giao tiếp với con người, lắng nghe thấu hiểu chính mình nhiều hơn để đưa ra các quyết định sáng suốt Chỉ số EI phần lớn là do tác động của xã hội mà hình thành nên hoàn toàn có thể cải thiện và giúp bạn thành công

5.3 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Mở rộng các trường trong mẫu nghiên cứu để tăng tính tổng quát, sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để tăng tính đại diện

Xem xét bổ sung vào mô hình nghiên cứu các nhân tố thuộc trí thông minh các nhân tố trung gian để xem xét sự phối hợp tác động giữa trí tuệ thông minh và trí tuệ xúc cảm

Từ cơ sở tổng quan về lý thuyết bài viết đã đề xuất mô hình lý thuyết thể hiện các nhân tố thuộc trí tuệ xúc cảm và kỹ năng giải quyết vấn đề ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh Dữ liệu khảo sát trực tuyến từ 459 sinh viên đang học tập tại trường, sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Trí thông minh xúc cảm đang ngày càng được quan tâm và được nhiều học giả dành thời gian nghiên cứu nhằm xác định được vai trò của trí tuệ xúc cảm đến với các lĩnh vực trong cuộc sống như: giáo dục, quản trị, tâm lý học, hiệu quả công việc, sự hài lòng trong công việc,… Hơn thế nữa khi kết hợp đưa 1 nhân tố kỹ năng giải quyết vấn đề vào trong bối cảnh trí thông minh xúc cảm (4 nhân tố) và tất cả những nhân tố đó ảnh hưởng đến hành vi ra quyết định của sinh viên như thế nào đã tạo nên cách tiếp cận ít bị trùng lặp và khá lý thú Kết quả nghiên cứu đã khẳng định cả 5 nhân tố trên đều có tác động đến quyết định tham gia các hoạt động ngoại khóa của sinh viên Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu đã đề xuất các nhóm hàm ý quản trị cho các tổ chức và cho nhóm đối tượng sinh viên

Dương Thị Hoàng Yến (2008 A) “Về mô hình trí tuệ cảm xúc thuần năng lực của J.Mayer và P Salovey – một đóng góp quan tọng đầu tiên về quan điểm EI là một dạng trí tuệ mới.” Tạp Chí Tâm Lý học, Số 4(109), tr.6-9

Dương Thị Hoàng Yến (2008 B) “Mô hình trí tuệ cảm xúc thuần năng lực chỉnh sửa EI

97 của J.Mayer và P Salovey” Tạp chí Tâm Lý học, Số 8(113), tr.45-51

Dương Thị Hoàng Yến (2010) Trí tuệ cảm xúc của giáo viên tiểu học Luận án Tiến sỹ Tâm lý học Viện Tâm lý học – Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội

Dương Thị Mỹ Dung (2019) Tác động của trí tuệ cảm xúc đến kết quả công việc của cán bộ công chức: trường hợp Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Đinh Đức Hợi (2014) “Quan niệm của một số nhà Tâm lý học trên thế giới về Trí tuệ cảm xúc” Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội, tr.45-49

Goleman, D., (2007) Trí tuệ cảm xúc ứng dụng trong công việc Phương Minh Phương,

Phương Linh dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội

Thủ tướng Chính Phủ (2016) Đề án 844 “ Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”

Tô Thúy Hạnh (2009) Đo lường trí tuệ cảm xúc” Tạp chí Tâm lý học, Số 12(129), tr.45-

Vũ Việt Hằng, Phan Thị Cẩm Linh (2016) “Tác động của trí tuệ cảm xúc đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán tại thành phố Hồ Chí Minh” Tạp chí Khoa học

Trường Đại học Mở TPHCM, số 11(1) Đoàn Văn Điều (2014) “Khảo sát trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh” Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm TPHCM

Nguyễn Thị Hiền (2009) “Ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến việc hình thành kĩ năng chủ nhiệm lớp của sinh viên” Tạp chí Tâm lý học, số 7(124), 7

Bar-On, R (1997) The Bar-On Emotional Quotient Invantory (EQ-i): A Test of Emotional

Intelligence Toronto: Canada: Multi-Health Systems

Bar-On, R., (2000) Emotional and social intelligence: Insight from the Emotional Quotient Inventory In: Handbook of emotional intelligence: The theory and practice of development, evaluation, education, and application at home, school, and in the workplace San Francisco: Jossey-Bass, p 85

Basadur, M.S., Basadur, T.M and & Licina, G (2013) “Simplexity thinking”., Chapter in the Encyclopedia of Creativity, Invention, Innovation, and Entrepreneurship,

Baumberger-Henry, M (2005) “Cooperative learning and case study: does the combination improve students’ perception of problem-solving and decision making skills?” Nurse Education Today, Vol 25( No 3), pp 238-246

Bruch, E & Feinberg F (2017) Decision-Making Processes in Social Contexts Annu Rev

Buckley, P & Lee, P (2021) The impact of extra-curricular activity on the student experience Active Learning in Higher Education, 22(1), 37-48

Byrne, B M (2010) Structural Equation Modeling With AMOS – Basic Concepts, Applications, and Programming Second Edition, Routledge, Taylor & Francis

Group, New York and London

Comrey , A., (1973) A First Course on Factor Analysis London: Academic Press Colley, B M., Bilics, A R., & Lerch, C M (2012) Reflection: A Key Component to Thinking Critically The Canadian Journal for the Scholarship of Teaching and Learning, 3(1), 1-19

D’Zurilla T J & Nezu A M (2010) Problem-solving therapy In Dobson K S (Ed.), Handbook of cognitive-behavioral therapies (3rd ed., pp 197-225) New York, NY:

Elliott, T R., Godshall, F., Shrout, J R., & Witty, T E (1990) “Problem-solving appraisal, self-reported study habits, and performance of academically at-risk college students” Journal of Counseling Psychology, 37(2), 203–207

Fornell, C., & Larcker, D F (1981) “Evaluating structural equation models with unobservable variables and measurement error” Journal of Marketing Research, Vol

Friedman, D and & Hechter, M (1988) “The contribution of rational choice theory to macrosociological research”, Sociological Theory, Vol 6, No 2 (Autumn, 1988), pp 201-218

Goleman, D., (2001) The Emotionally Intelligence Workplace In: C & D Goleman, eds

An EI-based theory of performance Francisco: Jossey - Bass

Gagné, R (1988) Some Reflections on Thinking Skills Instructional Science, 17(4), 387-

Goleman, D & Boyatziz, R (2008) “Social intelligence and the biology of leadership”

Harvard Business Review (September 2008), pp 2-8

Goleman, DanielD (1995) ), Emotional Intelligence , New York: Bantam Books, 1995 Print

Goleman, D (2009) ), Emotional Intelligence: Why It can matter more than IQ , A&C BlackFrom the Library of Unviolent Revolution, BLOOMSBURY

Hair, J F., Hult, G T M., Ringle, C M., & Sarstedt, M (2017) A Primer on Partial Least

Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM) Thousand Oaks: Sage

Hair, J F., Black, W C., Babin, B J & Anderson, R E., (1998) Multivariate Data Analysis - A Global Perspective NewYork: Upper Saddle River

Haller, C., Fisher, R., & Gapp, R (2007) Reflection as a Means of Understanding: Ways in Which Confucian Heritage Students Learn and Understand Organisational Behaviour Multicultural Education & Technology Journal, 1(1), 6-24

Henseler, J., Ringle, C M., & Sinkovics, R R (Eds.) (2009) “The use of partial least squares path modeling in international” Advances in International Marketing, Vol

Heppner, P.P., Hibel, J., Neal, G.W., Weinstein, C.L & Rabinowitz, F.E (1982)

“Personal problem solving: a descriptive study of individual differences” Journal of

Counseling Psychology, Vol 29 No 6, pp 580-590

Icek Ajzen (1991), Theory of Planned Behavior

Jeevanantham, L S (2005) Why Teach Critical Thinking? Africa Education Review,

Katarzyna Kozioł-Nadolna & Beyer, K (2021) Determinants of the decision-making process in organizations Procedia Computer Science, 192 (2021) 2375–2384

Kitchenham, A (2008) The Evolution of John Mezirow's Transformative Learning Theory Journal of Transformative Education, 6(2), 104-123

Kline, R B (2011) Principles and Practice of Structural Equation Modeling, – Third

Edition The Guilford Press, New York – London

Lindeman, C., (2000 ), “The future of nursing education ”, Journal of Nursing Education, Vol 39 (No 1), pp 5–-12

Leeper, R W., (1948) A Motivational Theory of Emotions to Replace Emotions as Disorganized Response Pssychological Review, pp 5-21

MacCann, C., & Roberts, R (2008) New paradigms for assessing emotional intelligence: Theory and data Emotion, 8, 540–551

Martin Fishbein, Icek Ajzen (1967), Theory of Reasoned Action

Mayer, D & Salovey, P (1997), What is emotional Emotional intelligenceIntelligence?

Emotional development Development and emotional Emotional intelligenceIntelligence in Salovey, P & Sluyter, D.J (Eds.), Emotional Development and Emotional Intelligence: Educational Implications, NewYork: Basic

Mayer, J D., & Geher, G (1996) Emotional intelligence and the identification of emotion Intelligence, 22, 89–113

Mayer, J D., Salovey, P., & Caruso, D R (2004) Emotional intelligence: Theory, findings, and implications Psychological Inquiry, 60, 197–215

Matthews, G., Zeidner, M & Roberts, R., (2004) Emotional Intelligence: Science and myth Cambridge

Mayer, J D., Salovey, P & Caruso, D R., (2000) Models of emotional intelliegence

Oberle E, Ji XR, Magee C, Guhn M, Schonert-Reichl KA, Gadermann AM (2019) Extracurricular activity profiles and wellbeing in middle childhood: A population- level study PLoS One, Jul 10;14(7):e0218488

S.R Rahman, Md.A Islam, P.P Akash (2021) Effects of co-curricular activities on student’s academic performance by machine learning Current Research in Behavioral Sciences, 2,100057

Salovey, P., & Mayer, D (1990) “Emotional intelligence” Imagination, cognitionCognition, and personalityPersonality, Vol 9( No 3), pp 185-211

Slaski, M & Cartwight, S., (2003) Emotional intelligence training and its implications for stress, health and performance Stress & Health, pp 187-247

Schaefer DR, Simpkins SD, Vest AE, Price CD (2011) The contribution of extracurricular activities to adolescent friendships: new insights through social network analysis Dev Psychol, 47(4):1141-52

Schutte, N.S., et al (1998) “Development and validation of a measure of emotional intelligence ” Personality and Individual Differences, Vol 25, pp 167-177

Shakir, R (2009) Soft Skills at the Malaysian Institutes of Higher Learning Asia Pacific

Shazaitul Azreen Rodzalan & Maisarah Mohamed Saat (2015) The Perception of Critical Thinking and Problem Solving Skill among Malaysian Undergraduate Students

Procedia - Social and Behavioral Sciences, 172 (2015) 725 – 732, Global Conference on Business & Social Science-2014, GCBSS-2014, 15th & 16th December, Kuala Lumpur

Sherif, M & Hovland, C.I (1980) Social judgmentJudgment: Assimilation and contrast

Contrast effects Effects in communication Communication and attitude Attitude changeChange Westport: Greenwood

Stevenson, M K., Busemeyer, J R., & Naylor, J C (1990) Judgment and decision- making theory In M D Dunnette & L M Hough (Eds.) Handbook of industrial and organizational psychology (pp 283–374) Consulting Psychologists Press

Wong, C S., & Law, K S (2002) ), “The effects of leader and follower emotional intelligence on performance and attitude ”, The Leadership Quarterly, Vol 13( No 3), pp 243-274

Ngày đăng: 08/05/2024, 02:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN