Tổng quan tình hình nghiên cứu của sáng kiến
KN là một trong những vấn đề rất được các quốc gia trên thế giới quan tâm và đầu tư
Có thể kể đến 2 cách tiếp cận khi nghiên cứu về KN là cách tiếp cận về kinh nghiệm KN ở các nước khu vực và cách tiếp cận về nội dung hoạt động KN Có thể thấy, thập kỷ qua đã chứng kiến sự nở rộ của các nghiên cứu theo lý thuyết KN với nhiều góc nhìn khác nhau, đa phần tập trung vào sự quan tâm của SV đối với hoạt động KN, những khó khăn khi KN và các yếu tố ảnh hưởng đến việc KN thành công Tuy nhiên, các nghiên cứu này có một số hạn chế sau:
- Phần lớn đều tập trung chủ yếu tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, với các yếu tố môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp; cùng với đó là sự hình thành đồng bộ và vận hành hiệu quả của các hệ thống kinh tế thị trường, ví dụ như Mỹ, Anh, Australia, Trung Quốc,
- Các nghiên cứu còn thiếu tính hệ thống, chưa xây dựng được một cách đầy đủ và khoa học mô hình các nhân tố tác động đến sự KN thành công của SV
- Các đề xuất đưa ra còn thiếu tính khả thi và khó áp dụng trong tình hình kinh tế hiện nay, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển
Tại Việt Nam nói chug và Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh nói riêng, KN không phải là đề tài mới Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ mới chỉ tập trung vào hai khía cạnh của KN như đưa ra các đề án, cuộc thi, hội thảo KN cho SV; nghiên cứu về sự tác động của một vài nhân tố tới ý định KN Các nghiên cứu về bản chất KN, thực trạng và giải pháp thúc đẩy năng lực và tinh thần KN trong SV còn rất hạn chế Nhìn một cách tổng thể, chúng ta chưa xây dựng được “hệ sinh thái” KN thực sự; đội ngũ SV tham gia KN không nhiều trong khi đây chính là đội ngũ có tính sáng tạo cao nhất Đặc biệt, các ý tưởng KN của SV trong các cuộc thi chưa được phát triển một cách hiệu quả sau khi kết thúc Có nhiều nguyên nhân nhưng điều cốt lõi là SV chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng và thái độ khi KN
SV thường gặp khó khăn về kinh phí, kiến thức, ý chí để hiện thực hóa ý tưởng sau cuộc thi dù ý tưởng được đánh giá cao.
Tính cấp thiết của sáng kiến
KN song hành cùng sáng tạo và hoạt động KN sáng tạo trong Nhà trường phát triển sẽ góp phần tạo ra những SV năng động, thích nghi nhanh với mọi chuyển biến của xã hội cũng như hội nhập vào môi trường làm việc chuyên nghiệp và đầy thử thách khi ra trường Tại Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh hiện nay, các hoạt động KN sáng tạo của SV còn hạn chế Đa số SV chưa có tâm thế sẵn sàng KN; chưa được trang bị chuyên sâu kiến thức, kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực KN Sáng kiến được thực hiện để
-6- góp phần cung cấp giải pháp mang tính chiến lược và bền vững trong việc hỗ trợ xây dựng năng lực và tinh thần KN của SV Trường; một mặt giúp SV có thêm kiến thức, kỹ năng, từng bước hiện thực hoá các ý tưởng KN để phát triển năng lực bản thân, thúc đẩy nội lực từ bên trong để tăng khả năng thành công; mặt khác góp phần đào tạo nguồn nhân lực trẻ, giỏi chuyên môn, sáng tạo, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nguồn lực chất lượng cao của thị trường lao động thời kỳ 4.0 và hội nhập trong giáo dục, đào tạo của Nhà trường.
Mục tiêu của sáng kiến
Sáng kiến hướng đến mục tiêu cốt lõi là đề xuất và thực hiện hệ thống biện pháp hỗ trợ xây dựng năng lực và tinh thần KN trong SV, góp phần khơi dậy và khuyến khích tiềm năng
KN của SV; khuyến nghị Nhà trường đưa ra các quyết định có liên quan trong đào tạo nâng cao tiềm năng KN của SV, từ đó góp phần giúp SV khi ra trường sẽ thích nghi nhanh trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và đầy thử thách thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Cách tiếp cận, phương pháp thực hiện
Sáng kiến sử dụng phối hợp các phương pháp tiếp cận khác nhau, trong đó cách tiếp cận theo hệ thống cấu trúc, lịch sử - logic và đặc biệt là tiếp cận thực tiễn đóng vai trò chủ yếu
Sáng kiến được thực hiện theo định hướng tạo ra giải pháp để áp dụng nhằm giải quyết một vấn đề trong thực tiễn giáo dục Do đó, phương pháp thực hiện trải qua các giai đoạn chính: (1) Xây dựng cơ sở đề xuất hệ thống biện pháp; (2) Xây dựng nguyên tắc đề xuất các biện pháp; (3) Khảo sát tính khả thi của từng biện pháp; (4) Chọn các biện pháp có tính khả thi cao để áp dụng thực nghiệm trong năm học 2021 – 2022; (5) Thống kê kết quả đạt được.
Đối tượng, phạm vi, lĩnh vực áp dụng của sáng kiến
- Đối tượng áp dụng: Áp dụng với toàn thể SV hệ đại học chính quy (bao gồm đại học chính quy chuẩn, đại học chính quy chất lượng cao, quốc tế song bằng) tại Trường Đại học
Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh
- Phạm vi áp dụng: Cấp Trường
- Lĩnh vực áp dụng: Công tác hỗ trợ hoạt động KN sáng tạo trong SV Trường.
NỘI DUNG
Tình trạng công việc khi chưa có sáng kiến và mục tiêu cải tiến
1.1 Thực trạng hoạt động KN sáng tạo của SV trước khi triển khai giải pháp
1.2 Đối chiếu giữa trước và sau ứng dụng giải pháp
1.3 Căn cứ pháp lý để xây dựng giải pháp
1.4 Mục tiêu của giải pháp
1.5 Nguyên tắc xây dựng giải pháp
1.5.1 Đảm bảo tính hệ thống - cấu trúc
1.5.2 Đảm bảo tính thực tiễn
1.5.3 Đảm bảo tính khả thi
Nội dung chi tiết sáng kiến
2.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan
2.2 10 biện pháp thúc đẩy hoạt động KN sáng tạo trong SV Trường
3 Khảo sát tính cần tiết và khả thi của từng biện pháp
4 Tổ chức triển khai các biện pháp mang tính cần thiết và khả thi cao
6 Hiệu quả đạt được trong quản lý – kinh tế
7 Khả năng tiếp tục duy trì, phát triển, mở rộng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 4 năm 2022
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN:
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TRONG SV TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
1 Họ và tên chủ nhiệm sáng kiến: TS Lâm Thị Kim Liên
3 Đơn vị: Phòng Công tác SV
4 Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: Lãnh đạo Phòng Công tác SV thực hiện nhiệm vụ theo chức năng Trực tiếp phụ trách mảng công tác hỗ trợ SV và thực hiện các chế độ, chính sách đối với SV
5 Tên sáng kiến: Giải pháp thúc đẩy hoạt động KN sáng tạo trong SV Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh
6 Nhóm thực hiện sáng kiến:
- Thư ký sáng kiến: Huỳnh Đỗ Bảo Châu - Phó trưởng Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng
Nguyễn Thị Cẩm Phú Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ SV
Hoàng Thị Tuyền Phó trưởng Phòng Công tác SV
Nguyễn Văn Thụy Phó trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh
1 Tình trạng công việc khi chưa có sáng kiến và mục tiêu cải tiến
1.1 Thực trạng hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trong SV Trường trước khi triển khai giải pháp
- Chưa có Trang thông tin hỗ trợ KN
- Số lượng hoạt động KN, số lượng SV tham gia các hoạt động KN thấp
- Số lượng dự án KN cấp Trường, cấp Quốc gia và số thành viên tham gia thấp
- Việc trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ KN và tạo ra các cơ hội KN cho SV còn hạn chế SV thường gặp khó khăn về kinh phí, kiến thức, ý chí để hiện thực hóa ý tưởng sau các
-9- cuộc thi Các ý tưởng KN của SV trong các cuộc thi chưa được phát triển một cách hiệu quả sau khi kết thúc
- Chưa xây dựng được “hệ sinh thái” KN thực sự; đội ngũ SV chính là đội ngũ có tính sáng tạo cao nhất nhưng lại không có nhiều cơ hội để tham gia các hoạt động KN sáng tạo
1.2 Đối chiếu giữa trước và sau ứng dụng thử nghiệm giải pháp (phụ lục đính kèm) Đặc điểm Hoạt động hỗ trợ KN sáng tạo năm 2020
Hoạt động hỗ trợ KN sáng tạo sau khi thử nghiệm các biện pháp
Công cụ Không có Trang thông tin KN HUB
Số lượng hoạt động lớn 02 09
Số lượng SV tham gia các hoạt động KN
Số lượng dự án KN cấp
Trường - Số thành viên tham gia
Số lượng dự án KN cấp
Quốc gia - Số thành viên tham gia
1.3 Căn cứ pháp lý để xây dựng giải pháp
Trên bình diện chung, có thể đề cập đến một số văn bản pháp lý cơ bản sau đây:
- Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”
- Quyết định 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ HS, SV KN đến năm 2025”
- Quyết định số: 1230/QĐ-BGDĐT ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, SV KN đến năm 2025”
1.4 Mục tiêu của giải pháp
- Thúc đẩy nâng chất các hoạt động KN sáng tạo trong SV Trên cơ sở đó, hỗ trợ xây dựng năng lực và tinh thần KN, góp phần khơi dậy và khuyến khích tiềm năng KN của SV
- Khuyến nghị Nhà trường đưa ra các quyết định có liên quan trong đào tạo nâng cao tiềm năng KN của SV, từ đó góp phần giúp SV gia tăng cơ hội có việc làm tốt khi ra Trường,
-10- đồng thời thích nghi nhanh trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và đầy thử thách thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
1.5 Nguyên tắc xây dựng giải pháp
1.5.1 Đảm bảo tính hệ thống - cấu trúc
Những biện pháp cụ thể phải được xây dựng đảm bảo tính hệ thống - cấu trúc, nghĩa là tổ chức thực hiện biện pháp này là cơ sở, nền tảng để thực hiện biện pháp khác và ngược lại Bên cạnh đó, các biện pháp phải đảm bảo thực hiện đồng bộ, không được mâu thuẫn với nhau, phát huy được sức mạnh của nhau; phải có sự liên hệ chặt chẽ, logic, ăn khớp với nhau, tạo thành một thể thống nhất, có sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chung
1.5.2 Đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp đề xuất phải dựa trên thực tiễn về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Bộ, Ngành chủ quản và đặc biệt là nhân lực - vật lực - tài lực của Trường cũng như đặc điểm SV Trường Đồng thời, phải phù hợp với với hoàn cảnh, môi trường học tập cũng như tinh thần KN của SV
1.5.3 Đảm bảo tính khả thi
Mục đích cuối cùng của các biện pháp được lựa chọn là phải tạo ra hiệu quả cao nhất trong những điều kiện thực tế có thể Để đạt được điều này, khi xây dựng từng biện pháp phải đảm bảo quy trình với các bước tiến hành cụ thể, rõ ràng và chính xác từ việc xác định ý nghĩa, nội dung và điều kiện,… nhằm hạn chế tối đa những vướng mắc khi triển khai
2 Nội dung chi tiết sáng kiến
2.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan
Dựa trên sự tổng hợp nhiều quan điểm khác nhau và xuất phát từ thực tiễn; nhóm nghiên cứu đưa ra khái niệm cơ bản như sau:
Hoạt động khởi nghiệp là hoạt động của cá nhân hoặc nhóm tận dụng cơ hội thị trường và năng lực bản thân để tạo dựng một công việc kinh doanh mới, mang tính sáng tạo cao nhằm tạo ra giá trị cho bản thân và xã hội
2.1.2 Cấu trúc của hoạt động khởi nghiệp
Dựa trên sơ đồ cấu trúc hoạt động của A.N.Leontiev (Huỳnh Văn Sơn & các cộng sự, 2017) và sự xem xét KN là một hoạt động, nhóm nghiên cứu xác lập sơ đồ cấu trúc của hoạt động KN như sau:
Hình: Sơ đồ cấu trúc HĐKN
Phân tích cấu trúc hoạt động KN có thể thấy hoạt động KN là sự tác động của người
KN vào thị trường, nắm bắt cơ hội của thị trường để tạo ra sản phẩm KN Bản thân người
KN tiến hành hoạt động KN bao giờ cũng có một động cơ KN thúc đẩy Hoạt động KN được cụ thể hóa bằng nhiều hành động KN khác nhau trong những giai đoạn khác nhau phụ thuộc vào tinh thần và năng lực của người KN Tuy nhiên, mỗi hành động KN đều có một mục đích
KN rõ ràng, xuất phát từ động cơ KN Mỗi hành động KN được thực hiện bằng nhiều thao tác KN và để thực hiện những thao tác KN này cần sự chuẩn bị và sử dụng các phương tiện
KN phù hợp Sản phẩm KN là kết quả cuối cùng mà hoạt động KN mang lại Nó có thể là một công ty hay một doanh nghiệp kinh doanh trong một lĩnh vực bất kỳ